Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tin tưởng kinh tế VN sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp, mặc dù dự đoán của WB về mức tăng trưởng cả năm 2009 của VN chỉ ở mức 5,5%, hoặc thấp hơn 2% so với trung bình của các năm trước.
"Có thêm cơ sở ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận tiền như thế nào"
(VTC News) - Trên cơ sở hồ sơ mà phía cơ quan điều tra Nhật Bản cung cấp liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận tiền thế nào thì cũng đã xem xét, đến nay cũng thấy có cơ sở.
Đền bù theo kiểu “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia”
– Bức xúc trước cách làm của UBND quận Thanh Xuân và UBND phường Phương Liệt, nhiều hộ dân sống tại ngõ 155 đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nằm trong dự án thoát nước Hà Nội – dự án II đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng.
Xuất khẩu lao động: Lối đi – về buồn hiu
Chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở ĐBSCL lại ảm đạm như 2 năm trở lại đây. Nếu như nhiều tỉnh, thành phía bắc mỗi năm có vài ngàn người đi làm việc ở nước ngoài là chuyện bình thường, thì năm 2009 đã sắp khép lại, song tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL con số này vẫn chưa đạt tới 100...
TT - Lễ khánh thành hai ngôi mộ tháp lớn (sai phép) đã được chủ đầu tư công trình “Tôn tạo chùa Đồng Cổ và bảy ngôi mộ tháp” (Tuổi Trẻ ngày 4-11) tổ chức khá tưng bừng vào ngày 1-11-2009.
Cần sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên
Ông Trịnh Lê Nguyên - giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN và là người đề xuất ý tưởng đi điều tra về việc “tấn công vào rừng cấm” - nói: “Nhìn nhận một cách khách quan từ thực tế và các văn bản liên quan đến vụ việc này, chúng tôi thấy bản thân các cơ quan chức năng của huyện Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc chưa hiểu rõ thẩm quyền của mình trong việc xử lý.
Những quyết định “bật đèn xanh” của UBND huyện Tam Đảo và UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên thực tế đã vượt khỏi thẩm quyền quyết định của chính họ vì VQG Tam Đảo thuộc quản lý của Chính phủ, không nằm trong giới hạn quyết định của chính quyền địa phương.
VQG Tam Đảo cũng đã nỗ lực để thực thi nhiệm vụ khá quyết liệt cũng như giải trình với phía các cơ quan chức năng địa phương và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên là Cục Kiểm lâm. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên của VQG Tam Đảo trong sự việc này.
Bên tổ chức xây dựng công trình này (đại đức Thích Thanh Toàn) lẽ ra không nên quá nóng vội trong việc triển khai dự án khi chưa hoàn thành thủ tục theo trình tự pháp luật. Phật giáo là tôn giáo luôn khuyến khích con người sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ những sinh linh được sinh ra trên mặt đất. VQG Tam Đảo là kho tài nguyên vô giá bảo vệ sự sống của muôn loài.
Vì thế, dù là công trình phục vụ tâm linh thật sự thì cũng cần cân nhắc để không những thể hiện sự tôn trọng luật pháp mà còn đảm bảo cho những sinh linh khác có quyền được sống an hòa trong thiên nhiên”.
Choáng váng với Mường Nhé !
Phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng
Bài 3, bài cuối:
Cuộc chiến bi hài !
5 năm trước, tôi đã tận mắt chứng kiến những trảng rừng nho nhỏ bị chặt trụi thùi lụi, rồi người ta phóng lửa, gỗ tươi, lá tươi cháy như một món ăn dạng nướng thơm tho do những kẻ “ăn thịt rừng” đang chế biến. Nhưng, bà con khi ấy di cư như một cái thói quen, một phong tục không có lợi cho bảo tồn thôi, cơ sự đó chưa đủ để đặt tất cả các lực lượng hữu quan ở Mường Nhé, Điện Biên phải ngồi trên đống lửa như gần đây. Những bức ảnh người di cư thấp thểnh trèo núi, lúc lỉu cõng toàn bộ gia sản đi “di động” tôi chụp hồi đó, giờ vẫn còn giữ. Họ đi qua những cánh rừng nguyên sinh giàu có, tôi đi trong rừng, ngỡ mình như con nai con hoẵng rợn ngợp trước sự giàu có của thiên nhiên Hoa Quả Sơn của Tây Du Ký.
Bây giờ, rừng bị cạo, người phá rừng lập bản công khai chống lại các lực lượng kiểm lâm, công an, biên phòng, ông Bí thư, ông Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé gặp lại tôi, ai cũng có cả kho chuyện “lạ lùng” để kể về “cuộc chiến” bi hài kia.
“Cháy nhà mới ra mặt chuột”
Ông Vi Văn Thuy, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé, vừa chân ướt chân ráo nhậm chức. Những cánh rừng rêu xanh mượt, ủ trong sương mù sậm sịt, những thân gỗ to ba bốn người ôm, những ngọn thác trắng trời từ cõi của Giàng rót xuống, quanh thác, dây leo chằng chịt như mãng sà… - các cái điều rất thực đó bản thân ông Thuy cũng chưa có dịp diện kiến bao giờ. Ông và các cộng sự cũng chẳng biết rừng mình đang giữ bị rỗng ruột bao nhiêu phần trăm. Thế nên, Bí thư huyện ủy Mường Nhé, ông Pờ Diệp Sàng băn khoăn lắm về cái lý của việc người ta đã cạo sạch rừng ở quê ông. Vừa rồi nhà nước quy hoạch lại, diện tích của Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn 45.000ha, trước đây, suốt bao nhiêu năm, người ta quy hoạch quá mênh mông (310.000ha), trải dài từ Quảng Lâm, sang tận Mù Cả của Mường Tè, ôm cả dòng sông Đà khúc thượng lưu; trong khi đó lại không hề có đến cả một cái… Quyết định thành lập khu bảo tồn! Nghĩa là quy hoạch rồi bỏ đấy.
Nên mới xảy ra tình trạng, khi chúng tôi hỏi lãnh đạo kiểm lâm Mường Nhé là: rừng bị phá thì ai chịu trách nhiệm, họ ngơ ngác không biết trả lời thế nào. Chủ tịch UBND huyện Giàng A Dình nói một câu buồn tê tái: Mới đây, khi cuộc chiến nóng bỏng nhất, chúng tôi huy động “tổng lực” đẩy đuổi thì người ta cãi lại: “Các ông nói chúng tôi phá rừng bảo tồn, thế văn bản nào quy định rừng này là bảo tồn, đưa ra cho chúng tôi xem!”. Nghe xong giật mình, tôi (chủ tịch huyện) lên hỏi Bí thư huyện, hỏi Giám đốc Sở, hỏi cả đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo chống di cư tự do ngoài tỉnh Điện Biên, rằng cái chỗ chúng tôi đang huy động tổng lực chiến đấu suốt đêm ngày để giữ rừng kia, nó có phải là rừng bảo tồn không? Không ai giả nhời được.
Lãnh đạo huyện Mường Nhé thừa nhận: có nhiều kẻ lợi dụng “chính sách mở đường, làm “công trình” để phá rừng. Trả lời phỏng vấn chúng tôi, người dân và nhiều công nhân đang thi công các “dự án” đều thẳng thắn bày tỏ sự bức xúc về những gì họ nhìn thấy: rừng bị phá tàn ác, xe chở gỗ nườm nượp ra khỏi rừng suốt ngày đêm. Cháy nhà mới ra mặt chuột, khi các công nhân “dọn” đất để trồng cao su theo một dự án khổng lồ, thì họ “vớ” phải vô số những thân gỗ lớn nằm rạp giữa đất trống. Những gì thu dọn được từ chiến trường do lâm tặc để lại đã đủ để tất cả chúng ta hình dung ra bản chất của câu chuyện chọc tiết rừng. Tôi đứng trên đống gỗ lớn, những thân gỗ “tận thu” to bằng một hai vòng tay người ôm ở đầu huyện lỵ Mường Nhé, nghĩ: dù viện ra bất cứ lý do nào, thì sự thật là rừng đã bị thảm sát. Đồng chí lãnh đạo huyện Mường Nhé “lẩy” một chi tiết sắc sảo. Rằng, có lần, ông Bí thư Đảng ủy xã Mường Toong, trong cuộc họp, bức xúc chất vấn: thế gỗ nó mọc cánh nó bay đi được à? Vừa mấy năm trước rừng nhiều, tôi biết, dân tôi biết. Giờ “mở đường” xong thì chẳng còn cây gỗ nào cả, chúng tôi hỏi thì các vị ấy bảo, trước đây, ở bãi đất trống này, làm gì có cây gỗ nào! Vị cán bộ huyện tâm huyết nhấn mạnh: những người mở đường vào các xã của Mường Nhé, họ có giấy phép tận thu gỗ; nhưng thay vì tận thu ở ven đường, họ lại tấn công tít mãi trong rừng sâu mà đẵn hết cả gỗ chở ra ngoài. Khi chúng tôi cho lực lượng kiểm tra, thì có giấy phép quá hạn vài tháng rồi, họ vẫn dùng làm “chìa khoá” tiền trảm hậu tấu, đẵn rừng và chở gỗ đi”..
Cán bộ ra ruộng rẫy để bà con đừng... cày cuốc
“Cuộc chiến” khổ ải đánh bật những toán người di cư tự do liều lĩnh nhất, bất chấp pháp luật nhất, phá rừng lập bản với tốc độ và phương thức thiện chiến dữ dằn nhất…- bất ngờ thay, nó lại thật bi hài. Sau nhiều lần bị người ta vẫy tay chào thân ái rồi “hẹn gặp lại ở cánh rừng nguyên sinh khác”, các lực lượng chống phá rừng - di dân tự do có vẻ rất dè chừng khi đối mặt với mưu ma chước quỷ của những kẻ “nhảy dù”. Các đối tượng sẵn sàng chỉ mặt cán bộ nói: tôi đố anh dám lôi tay tôi ra khỏi rừng đấy. Chỉ to tiếng một tý thôi là họ rút điện thoại di động ra quay phim vu vạ lực lượng vũ trang “đàn áp” người thiểu số nghèo.
“Sự thật là họ đã đem các hình ảnh quay được đi kiện ở tận Trung ương, hơn một lần, các đoàn cán bộ và nhà báo đã phải lên để điều tra rồi” - Chủ tịch Giàng A Dình cho biết. Năm 2006, xảy ra vụ kiện cáo, tôi đã phải cùng lực lượng quân sự, công an, biên phòng và cán bộ các xã vào rừng giải quyết. Căng thẳng lắm. Năm sau, người ta lại tiếp tục kéo vào khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, chỗ Si Ca Khồ của xã Chung Chải. Với khoảng 30 hộ dân, họ đi xe máy, xé nhỏ lẻ lực lượng ra, dùng điện thoại di động bày binh bố trận nên rất khó kiểm soát. Huyện, xã, đồn biên phòng thành lập ngay đoàn cán bộ “dập lửa” ở điểm nóng mới phát sinh. Chúng tôi huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hương. Một tuần cực nhọc ăn rừng ngủ rú, kết quả là: dân có hiện tượng chống đối, kiên quyết không ra khỏi rừng. Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí, trong khi đang rối mù giải quyết, thì có hai phát súng nổ vang đe dọa.
Đến khi thấy tình hình ở hiện trường quá căng thẳng, chúng tôi tiếp tục có thư lên cầu “viện binh” từ xã Sín Thầu (xã ở xa, chưa có người di cư tự do), cầu cứu từ các đồn biên phòng 405, đồn 317. Xã Sín Thầu huy động tổng lực được 30 dân quân thiện chiến nhất, đồn biên phòng 317 A Pa Chải có 10 chiến sỹ có kinh nghiệm làm dân vận, thêm mấy chục người của hai cánh quân sẵn, chúng tôi dàn quân rà soát tất cả các khoảnh rừng, đi vào các khu vực có người “nhảy dù” để... vận động. Tối hậu thư của các nhà quy hoạch bảo tồn được đọc rõ rằng: bà con đã sai, rừng này là rừng bảo tồn, bằng mọi giá bà con phải ra khỏi rừng. Đọc “thư kêu gọi” xong, bà con vẫn không chịu rời các cánh rừng. Các lực lượng vẫn bám trụ, nhất cử nhất động của những người nhảy dù vào rừng lõi đều được kiểm soát, một ngày “chiến tuyến” báo cáo về cơ quan chỉ huy 4 lần. Anh Dình tiếp tục thuyết phục những người cùng dân tộc với mình: luật pháp thì ai cũng phải tuân thủ. Dù bất kỳ giá nào, chúng tôi cũng phải đưa bà con ra khỏi rừng, nếu bà con ốm, chúng tôi sẵn sàng khiêng bà con ra, gà lợn nhiều quá thì... chúng tôi cõng hộ. Chúng tôi sẽ bố trí xe đón ở tận Leng Su Sìn, bà con ở tỉnh nào, huyện nào chúng tôi sẽ đưa về rất chu đáo.
… Bà con giở cái “lý” của mình ra, cũng rất bài bản. Họ bảo: chúng tôi nghĩ, quê hương Mường Nhé còn rộng, trời đất này không ở đâu rừng cưu mang con người no ấm được bằng Mường Nhé. Chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi xin vào khu đất chưa có người ở của Việt Nam mình để sống. Không giết người, không ăn trộm ăn cắp, điều đó có gì là sai? Vả lại, Mường Nhé mới thành lập, toàn bộ huyện lỵ và trung tâm các xã, có bao nhiêu người Kinh sinh sống, buôn bán, họ cũng từ nơi khác đến, tại sao họ được phép ở đó còn chúng tôi thì không (?). Các anh đã đối xử không công bằng với chúng tôi!
Tất nhiên đó chỉ là cái lý của người… ở rừng, cái lý cãi cùn. Bằng chứng là sau quá trình đấu tranh bảo vệ rừng kiên quyết, dòng người hướng tới “rừng vàng” cuối cùng còn sót lại ở Mường Nhé đã tạm thời không “cuồn cuộn” nữa. Nhưng, thảm cảnh di dân tự do tàn sát rừng thì vẫn còn đó: ngổn ngang các cây gỗ, xập xệ các tụp lều và những phận người tội tình khôn xiết kể. Bi kịch nữa: lực lượng chốt chặn, đẩy đuổi người di cư tỏ ra quá mệt mỏi. Bởi đi bộ 8 tiếng trong rừng, lập lều lán ở cả tuần cả tháng ngay cạnh các khu lều “lâm tặc” chỉ để giám sát xem họ có ngả thêm gỗ, đốt thêm rừng nữa hay không... - đó là một việc làm quá tuyệt vọng và… hơi nực cười. Tại sao chúng ta không chốt chặn, đẩy đuổi quyết liệt và thượng tôn luật pháp để cho những kẻ quá khích không có cơ hội “được đằng chân lân đằng đầu”? Trung tá Nguyễn Ngọc Vinh (sỹ quan của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên), là người đã có 26 năm đồn trú ở Tây Bắc, là người từng nhiều lần trực tiếp đi giải quyết các điểm nóng di cư ở Mường Nhé, kể: có cây gỗ đường kính gần 2m bị chặt hạ, có những cánh rừng ngã đổ cháy đen mà ai nhìn cũng tứa nước mắt. Nhưng, khi áp sát cái bản vừa lập, đoàn cán bộ chỉ biết… vận động bà con “xin” họ hãy đi ra khỏi rừng thôi. Không biết (không dám) phải làm gì nữa. Ví dụ, ngay cả khi bỏ qua vấn đề di cư, chỉ “xử” cái tội làm “lâm tặc” phá rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn thôi - thì liệu ở nước ta, có lâm tặc nào được đối xử dịu dàng như ở Mường Nhé chưa nhỉ? Có khi người ta đào hố, chặt rừng, cuốc đất để “bám rễ xanh cây” ở bản “nhảy dù”, thì cán bộ ngồi vào luống đất để xin bà con đừng… cuốc vào đầu.
Những câu chuyện bi hài kia, nó phản ánh những điều gì? Có lẽ tôi không tiện lắm để tự nói ra ở đây những điều tôi đang nghĩ. Chỉ biết, các cánh rừng vẫn biến mất hằng ngày hằng giờ, cán bộ địa phương hầu như không tài nào biết được trong bụng thiên nhiên Mường Nhé đang có bao nhiêu người tự do xông vào vào “ăn gan uống máu rừng” - đó là điều không thể chấp nhận được. Chúng ta cần xem lại cách ứng xử với rừng, với vấn đề nóng bỏng hãi hùng (di dân tự do) mà Mường Nhé đang phải đối mặt – dù thế nào, không thể đổ hết hệ luỵ đó lên mạng sống của những cánh rừng!
Đỗ Doãn Hoàng ...
Phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng
Bài 3, bài cuối:
Cuộc chiến bi hài !
5 năm trước, tôi đã tận mắt chứng kiến những trảng rừng nho nhỏ bị chặt trụi thùi lụi, rồi người ta phóng lửa, gỗ tươi, lá tươi cháy như một món ăn dạng nướng thơm tho do những kẻ “ăn thịt rừng” đang chế biến. Nhưng, bà con khi ấy di cư như một cái thói quen, một phong tục không có lợi cho bảo tồn thôi, cơ sự đó chưa đủ để đặt tất cả các lực lượng hữu quan ở Mường Nhé, Điện Biên phải ngồi trên đống lửa như gần đây. Những bức ảnh người di cư thấp thểnh trèo núi, lúc lỉu cõng toàn bộ gia sản đi “di động” tôi chụp hồi đó, giờ vẫn còn giữ. Họ đi qua những cánh rừng nguyên sinh giàu có, tôi đi trong rừng, ngỡ mình như con nai con hoẵng rợn ngợp trước sự giàu có của thiên nhiên Hoa Quả Sơn của Tây Du Ký.
Bây giờ, rừng bị cạo, người phá rừng lập bản công khai chống lại các lực lượng kiểm lâm, công an, biên phòng, ông Bí thư, ông Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé gặp lại tôi, ai cũng có cả kho chuyện “lạ lùng” để kể về “cuộc chiến” bi hài kia.
“Cháy nhà mới ra mặt chuột”
Ông Vi Văn Thuy, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé, vừa chân ướt chân ráo nhậm chức. Những cánh rừng rêu xanh mượt, ủ trong sương mù sậm sịt, những thân gỗ to ba bốn người ôm, những ngọn thác trắng trời từ cõi của Giàng rót xuống, quanh thác, dây leo chằng chịt như mãng sà… - các cái điều rất thực đó bản thân ông Thuy cũng chưa có dịp diện kiến bao giờ. Ông và các cộng sự cũng chẳng biết rừng mình đang giữ bị rỗng ruột bao nhiêu phần trăm. Thế nên, Bí thư huyện ủy Mường Nhé, ông Pờ Diệp Sàng băn khoăn lắm về cái lý của việc người ta đã cạo sạch rừng ở quê ông. Vừa rồi nhà nước quy hoạch lại, diện tích của Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn 45.000ha, trước đây, suốt bao nhiêu năm, người ta quy hoạch quá mênh mông (310.000ha), trải dài từ Quảng Lâm, sang tận Mù Cả của Mường Tè, ôm cả dòng sông Đà khúc thượng lưu; trong khi đó lại không hề có đến cả một cái… Quyết định thành lập khu bảo tồn! Nghĩa là quy hoạch rồi bỏ đấy.
Nên mới xảy ra tình trạng, khi chúng tôi hỏi lãnh đạo kiểm lâm Mường Nhé là: rừng bị phá thì ai chịu trách nhiệm, họ ngơ ngác không biết trả lời thế nào. Chủ tịch UBND huyện Giàng A Dình nói một câu buồn tê tái: Mới đây, khi cuộc chiến nóng bỏng nhất, chúng tôi huy động “tổng lực” đẩy đuổi thì người ta cãi lại: “Các ông nói chúng tôi phá rừng bảo tồn, thế văn bản nào quy định rừng này là bảo tồn, đưa ra cho chúng tôi xem!”. Nghe xong giật mình, tôi (chủ tịch huyện) lên hỏi Bí thư huyện, hỏi Giám đốc Sở, hỏi cả đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo chống di cư tự do ngoài tỉnh Điện Biên, rằng cái chỗ chúng tôi đang huy động tổng lực chiến đấu suốt đêm ngày để giữ rừng kia, nó có phải là rừng bảo tồn không? Không ai giả nhời được.
Lãnh đạo huyện Mường Nhé thừa nhận: có nhiều kẻ lợi dụng “chính sách mở đường, làm “công trình” để phá rừng. Trả lời phỏng vấn chúng tôi, người dân và nhiều công nhân đang thi công các “dự án” đều thẳng thắn bày tỏ sự bức xúc về những gì họ nhìn thấy: rừng bị phá tàn ác, xe chở gỗ nườm nượp ra khỏi rừng suốt ngày đêm. Cháy nhà mới ra mặt chuột, khi các công nhân “dọn” đất để trồng cao su theo một dự án khổng lồ, thì họ “vớ” phải vô số những thân gỗ lớn nằm rạp giữa đất trống. Những gì thu dọn được từ chiến trường do lâm tặc để lại đã đủ để tất cả chúng ta hình dung ra bản chất của câu chuyện chọc tiết rừng. Tôi đứng trên đống gỗ lớn, những thân gỗ “tận thu” to bằng một hai vòng tay người ôm ở đầu huyện lỵ Mường Nhé, nghĩ: dù viện ra bất cứ lý do nào, thì sự thật là rừng đã bị thảm sát. Đồng chí lãnh đạo huyện Mường Nhé “lẩy” một chi tiết sắc sảo. Rằng, có lần, ông Bí thư Đảng ủy xã Mường Toong, trong cuộc họp, bức xúc chất vấn: thế gỗ nó mọc cánh nó bay đi được à? Vừa mấy năm trước rừng nhiều, tôi biết, dân tôi biết. Giờ “mở đường” xong thì chẳng còn cây gỗ nào cả, chúng tôi hỏi thì các vị ấy bảo, trước đây, ở bãi đất trống này, làm gì có cây gỗ nào! Vị cán bộ huyện tâm huyết nhấn mạnh: những người mở đường vào các xã của Mường Nhé, họ có giấy phép tận thu gỗ; nhưng thay vì tận thu ở ven đường, họ lại tấn công tít mãi trong rừng sâu mà đẵn hết cả gỗ chở ra ngoài. Khi chúng tôi cho lực lượng kiểm tra, thì có giấy phép quá hạn vài tháng rồi, họ vẫn dùng làm “chìa khoá” tiền trảm hậu tấu, đẵn rừng và chở gỗ đi”..
Cán bộ ra ruộng rẫy để bà con đừng... cày cuốc
“Cuộc chiến” khổ ải đánh bật những toán người di cư tự do liều lĩnh nhất, bất chấp pháp luật nhất, phá rừng lập bản với tốc độ và phương thức thiện chiến dữ dằn nhất…- bất ngờ thay, nó lại thật bi hài. Sau nhiều lần bị người ta vẫy tay chào thân ái rồi “hẹn gặp lại ở cánh rừng nguyên sinh khác”, các lực lượng chống phá rừng - di dân tự do có vẻ rất dè chừng khi đối mặt với mưu ma chước quỷ của những kẻ “nhảy dù”. Các đối tượng sẵn sàng chỉ mặt cán bộ nói: tôi đố anh dám lôi tay tôi ra khỏi rừng đấy. Chỉ to tiếng một tý thôi là họ rút điện thoại di động ra quay phim vu vạ lực lượng vũ trang “đàn áp” người thiểu số nghèo.
“Sự thật là họ đã đem các hình ảnh quay được đi kiện ở tận Trung ương, hơn một lần, các đoàn cán bộ và nhà báo đã phải lên để điều tra rồi” - Chủ tịch Giàng A Dình cho biết. Năm 2006, xảy ra vụ kiện cáo, tôi đã phải cùng lực lượng quân sự, công an, biên phòng và cán bộ các xã vào rừng giải quyết. Căng thẳng lắm. Năm sau, người ta lại tiếp tục kéo vào khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, chỗ Si Ca Khồ của xã Chung Chải. Với khoảng 30 hộ dân, họ đi xe máy, xé nhỏ lẻ lực lượng ra, dùng điện thoại di động bày binh bố trận nên rất khó kiểm soát. Huyện, xã, đồn biên phòng thành lập ngay đoàn cán bộ “dập lửa” ở điểm nóng mới phát sinh. Chúng tôi huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hương. Một tuần cực nhọc ăn rừng ngủ rú, kết quả là: dân có hiện tượng chống đối, kiên quyết không ra khỏi rừng. Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí, trong khi đang rối mù giải quyết, thì có hai phát súng nổ vang đe dọa.
Đến khi thấy tình hình ở hiện trường quá căng thẳng, chúng tôi tiếp tục có thư lên cầu “viện binh” từ xã Sín Thầu (xã ở xa, chưa có người di cư tự do), cầu cứu từ các đồn biên phòng 405, đồn 317. Xã Sín Thầu huy động tổng lực được 30 dân quân thiện chiến nhất, đồn biên phòng 317 A Pa Chải có 10 chiến sỹ có kinh nghiệm làm dân vận, thêm mấy chục người của hai cánh quân sẵn, chúng tôi dàn quân rà soát tất cả các khoảnh rừng, đi vào các khu vực có người “nhảy dù” để... vận động. Tối hậu thư của các nhà quy hoạch bảo tồn được đọc rõ rằng: bà con đã sai, rừng này là rừng bảo tồn, bằng mọi giá bà con phải ra khỏi rừng. Đọc “thư kêu gọi” xong, bà con vẫn không chịu rời các cánh rừng. Các lực lượng vẫn bám trụ, nhất cử nhất động của những người nhảy dù vào rừng lõi đều được kiểm soát, một ngày “chiến tuyến” báo cáo về cơ quan chỉ huy 4 lần. Anh Dình tiếp tục thuyết phục những người cùng dân tộc với mình: luật pháp thì ai cũng phải tuân thủ. Dù bất kỳ giá nào, chúng tôi cũng phải đưa bà con ra khỏi rừng, nếu bà con ốm, chúng tôi sẵn sàng khiêng bà con ra, gà lợn nhiều quá thì... chúng tôi cõng hộ. Chúng tôi sẽ bố trí xe đón ở tận Leng Su Sìn, bà con ở tỉnh nào, huyện nào chúng tôi sẽ đưa về rất chu đáo.
… Bà con giở cái “lý” của mình ra, cũng rất bài bản. Họ bảo: chúng tôi nghĩ, quê hương Mường Nhé còn rộng, trời đất này không ở đâu rừng cưu mang con người no ấm được bằng Mường Nhé. Chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi xin vào khu đất chưa có người ở của Việt Nam mình để sống. Không giết người, không ăn trộm ăn cắp, điều đó có gì là sai? Vả lại, Mường Nhé mới thành lập, toàn bộ huyện lỵ và trung tâm các xã, có bao nhiêu người Kinh sinh sống, buôn bán, họ cũng từ nơi khác đến, tại sao họ được phép ở đó còn chúng tôi thì không (?). Các anh đã đối xử không công bằng với chúng tôi!
Tất nhiên đó chỉ là cái lý của người… ở rừng, cái lý cãi cùn. Bằng chứng là sau quá trình đấu tranh bảo vệ rừng kiên quyết, dòng người hướng tới “rừng vàng” cuối cùng còn sót lại ở Mường Nhé đã tạm thời không “cuồn cuộn” nữa. Nhưng, thảm cảnh di dân tự do tàn sát rừng thì vẫn còn đó: ngổn ngang các cây gỗ, xập xệ các tụp lều và những phận người tội tình khôn xiết kể. Bi kịch nữa: lực lượng chốt chặn, đẩy đuổi người di cư tỏ ra quá mệt mỏi. Bởi đi bộ 8 tiếng trong rừng, lập lều lán ở cả tuần cả tháng ngay cạnh các khu lều “lâm tặc” chỉ để giám sát xem họ có ngả thêm gỗ, đốt thêm rừng nữa hay không... - đó là một việc làm quá tuyệt vọng và… hơi nực cười. Tại sao chúng ta không chốt chặn, đẩy đuổi quyết liệt và thượng tôn luật pháp để cho những kẻ quá khích không có cơ hội “được đằng chân lân đằng đầu”? Trung tá Nguyễn Ngọc Vinh (sỹ quan của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên), là người đã có 26 năm đồn trú ở Tây Bắc, là người từng nhiều lần trực tiếp đi giải quyết các điểm nóng di cư ở Mường Nhé, kể: có cây gỗ đường kính gần 2m bị chặt hạ, có những cánh rừng ngã đổ cháy đen mà ai nhìn cũng tứa nước mắt. Nhưng, khi áp sát cái bản vừa lập, đoàn cán bộ chỉ biết… vận động bà con “xin” họ hãy đi ra khỏi rừng thôi. Không biết (không dám) phải làm gì nữa. Ví dụ, ngay cả khi bỏ qua vấn đề di cư, chỉ “xử” cái tội làm “lâm tặc” phá rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn thôi - thì liệu ở nước ta, có lâm tặc nào được đối xử dịu dàng như ở Mường Nhé chưa nhỉ? Có khi người ta đào hố, chặt rừng, cuốc đất để “bám rễ xanh cây” ở bản “nhảy dù”, thì cán bộ ngồi vào luống đất để xin bà con đừng… cuốc vào đầu.
Những câu chuyện bi hài kia, nó phản ánh những điều gì? Có lẽ tôi không tiện lắm để tự nói ra ở đây những điều tôi đang nghĩ. Chỉ biết, các cánh rừng vẫn biến mất hằng ngày hằng giờ, cán bộ địa phương hầu như không tài nào biết được trong bụng thiên nhiên Mường Nhé đang có bao nhiêu người tự do xông vào vào “ăn gan uống máu rừng” - đó là điều không thể chấp nhận được. Chúng ta cần xem lại cách ứng xử với rừng, với vấn đề nóng bỏng hãi hùng (di dân tự do) mà Mường Nhé đang phải đối mặt – dù thế nào, không thể đổ hết hệ luỵ đó lên mạng sống của những cánh rừng!
Đỗ Doãn Hoàng ...
HANOI - AT LEAST 90 people have been killed in flooding in central Vietnam sparked by Tropical Storm Mirinae, which slammed into the country after pummelling the Philippines, officials said on Wednesday.
A further 22 people were reported missing after the storm struck on Monday, destroying hundreds of homes, according to regional officials who asked not to be named and local reports.
A further 22 people were reported missing after the storm struck on Monday, destroying hundreds of homes, according to regional officials who asked not to be named and local reports.
VIT - Theo như kết quả điều tra được tiến hành bởi Reuters và của công ty Ipsos MORI (Anh), đa số những người Mỹ được hỏi đều cho rằng quan hệ của Mỹ và Trung Quốc là một phần quan trọng trong các chính sách ngoại giao của hai nước, tuy nhiên có 56% những người Mỹ được hỏi lại cho rằng Trung Quốc là kẻ thù lớn nhất của họ.