Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Kinh Tế cuối tuần (từ 02.11 – 08.11.2009): Viễn ảnh kinh tế hiện nay

Kinh Tế cuối tuần (từ 02.11 – 08.11.2009): Viễn ảnh kinh tế hiện nay

MartianMobile (Thành viên X-cafevn)
Lấy $787 tỉ dollar để cứu 640,329 công việc, trong khi đó thất nghiệp vãn gia tăng, chính phủ Mỹ còn có rất nhiều việc phải làm và họ nên có cách giải thích khác hay hơn là quảng cáo việc tốn $323,739.83 để tạo ra một công việc.

Hai dấu hiệu quan trọng nhất về kinh tế được tung ra trong tuần là GDP và Consumer Spending. Thật buồn là hai chỉ số mâu thuẫn này làm cho các kinh tế gia lắc đầu và lo ngại.


Theo bài tường trình hôm thứ Năm thì GDP lên 3.5%, đây là dấu hiệu tốt, vượt quá sự mong đợi của nhiều người. Theo Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì kinh tế Mỹ tăng trưởng cao trong quý III, đây là tỉ lệ cao nhất mà Hoa Kỳ có trong hai năm qua, phần lớn của tăng trưởng này đa số nhờ được qua quỹ trợ giúp của chính phủ liên bang. Từ chương trình trợ giúp $4,000 mua xe mới "Cash For Clunkers Program" cho đến chương trình "tax credit first time home buyer" theo đó người mới mua nhà lần đầu tiên sẽ được hưởng $8,000 tiền hoàn trả lại (rebate) của chính phủ. Tin tức tốt đẹp này của GDP đẩy Thị Trường Chứng Khoáng đi lên gần 200 điểm.

Mặc dầu có những tín hiệu tốt từ GDP hôm thứ Năm và một số công ty lớn báo cáo lợi tức hơn dự đoán như hãng Proctor & Gamble, Kellogg, AutoNation, hay Microsoft trong tuần cũng không đủ để trấn an Thị Trường Chứng Khoán hôm thứ Sáu khi báo cáo về chỉ số của Consumer Spending của tháng Chín rơi xuống 0.5% được công bố. Chưa kể các yếu tố về chỉ số thất nghiệp và con số gia tăng về số lượng người không trả được tiền nợ nhà, tất cả đã xóa tan toàn bộ số điểm đi lên hôm thứ Năm. Hôm thứ Sáu khi đóng cửa thì Thị Trường Dow Jones xuống -249.85 điểm, giảm con số cho cả tuần của Thị Trường này xuống -259.45 điểm.

Mặc dù The FED chưa bao giờ công nhận chính thức là họ có chương trình mua cổ phần của các công ty trong Thị Trường Chứng Khoán nhưng gần như ai cũng đoán được như vậy. Đây là động cơ chính đã đẩy Thị Trường Chứng Khoán đi lên trong 8 tháng nay và có vẻ chính nó đang bắt đầu có triệu chứng giảm lại và có thể The FED sẽ đóng cửa chương trình này. Ngay cả các Trái Phiếu của Ngân Khố Hoa Kỳ trong tuần cũng tương tự. Số lượng bán Trái Phiếu trong tuần qua đã là một trong những đợt bán ra cuối cùng của Ngân Khố Hoa Kỳ ngoại trừ Quốc Hội Mỹ gia tăng số tiền nợ của nước Mỹ hay Quốc Hội phải ban ra một khoản tiền cứu trợ kinh tế mới. Tại Mỹ muốn gia tăng tiền nợ phải có chấp thuận của Quốc Hôi, hiện nay Quốc Hội và hành pháp đang được kiểm soát bời đảng Dân Chủ nhưng với sự đoàn kết chặt chẽ của đảng thiểu số Cộng Hòa và cuộc bầu cử tuần tới sẽ có thể sẽ buộc đảng Dân Chủ vào thế rất khó khăn khi muốn gia tăng số tiền nợ của nước Mỹ hay ban ra một đạo luật mới cho đợt cứu trợ thứ hai, trong khi đó tiên đoán hiện nay của Bộ Lao Động Hoa Kỳ thì thất nghiệp nước Mỹ sẽ lên trên 10% trong năm 2010.

Nhiều chuyên gia kinh tế tiên đoán là The FED sẽ phải tăng giá phân lời trong năm 2010. Điều này được thấy rõ khi người buôn bán về Trái Phiếu 10 năm trong tuần quyết đinh là đẩy phân lời đi lên 0.30%, và lúc đóng cửa hôm thứ Sáu Trái Phiếu 10 năm mua bán với phân lời là 3.39%. Theo Kevin Giddis, đứng đầu nhóm mua bán Trái Phiếu của hãng Morgan Keegan & Co. tiên đoán là cuối năm con số này là 4%, Trái Phiếu 2 năm sẽ đi lên tới 1.25% - 1.5% trong khi hiện nay phân lời của nó là 0.905%. Không cứ chỉ có Kevin Giddis tiên đoán như vậy mà một chuyên gia về Trái Phiếu là Joe Balestrino, giám đốc portfolio của hãng Federated Investments lo sợ là đầu năm 2010, phân lời của Trái Phiếu 10 năm sẽ phải hơn 4%.
Điều này có nghĩa là các người đầu tư như chúng ta không nên mua Trái Phiếu dài hạn, không nên mua Bond fund trong các quỹ hưu và chuẩn bị tinh thần cho việc rút tiền đầu tư trong Thị Trường Chứng Khoán sang tiền mặt khi thấy The FED có những dấu hiệu là họ sẽ gia tăng phân lời.

Mặc dầu chính phủ Mỹ từ đảng Dân Chủ cho đến Cộng Hòa, Tổng Thống nào cũng tuyên bố là họ luôn ủng họ đồng "dollar Mỹ mạnh" nhưng không một ai có một hành động nào để bảo vệ đồng dollar, ngược lại họ cố tình đẩy đồng dollar xuống thấp hơn nhằm phục vụ ý đồ chính là trả lại món nợ Trái Phiếu rẻ hơn và sản phẩm Hoa Kỳ sẽ rẻ đi để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Với hơn cả ngàn tỉ The FED bơm vào hệ thống kinh tế và chính quyền Mỹ tiếp tục gia tăng ngân sách để theo đuổi một ngân sách "nuôi" nước Mỹ chứ không phải thúc đẩy kinh tế, đồng dollar đang đi xuống đến một tình trạng là nếu đẩy ngược cho nó đi lên trở lại sẽ tạo ra một tình trạng thiếu quân bình tiền tệ thế giới. Từ khi The FED không chịu cho biết con số về tiền tệ M3, thì nhiều người trong cộng đồng kinh tế đi theo biểu đồ model không chính thức của ông Paul van Eeden, Tổng giám đốc công ty Cranberry Capital, Inc. và ông van Eeden’s Actual Money Supply (AMS) cho biết là số lượng tiền tệ gia tăng trung bình một năm khoảng 8.44%. Con số này có thể gọi là chỉ số lạm phát của đồng dollar.

Kinh tế tiền tệ thế giới hiện nay là vẫn tiếp tục theo đuổi đồng dollar như Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, ... để tiếp tục cơ hội bán đồ rẻ sang Thị Trường Mỹ nhưng mặt khác họ không thể dùng dollar để mua bán commodites như dầu thô, ngũ cốc vì commodities tiếp tục lên giá nếu dùng đồng dollar để trao đổi. Trung Quốc đang dùng biện pháp là tiếp tục duy trì tiền tệ của họ "peg" đi theo và đánh cặp với đồng dollar nhưng khi trao đổi với các nước khác họ đang dùng đồng Yuan Renminbi để mua bán trực tiếp hay dùng hàng hóa để trao đổi. Tương tự nhưng với biên pháp khác là Brazil đánh thuế 2% nếu các người nước ngoài đầu tư vào Trái Phiếu và Cổ Phần của Brazil, chính quyền Rio dùng biên pháp này để tránh tình trạng đồng tiền Real trở nên đắt hơn đồng US dollar và không cạnh tranh và bán được sản phẩm của họ sang Mỹ, theo lời bộ trưởng Thương Mại Finance Minister Guido Mantega.
Lần đầu tiên trong lịch sử của đảng Cộng Sản Trung quốc cho phép người dân mua bán vàng trong năm. Có phải đảng Cộng Sản tự nhiên trở nên thương xót cho dân chúng họ? Không hẳn như vậy, để chống lại đồng dollar, Trung Quốc thay đổi biện pháp tiền tệ trong đó họ tích trữ vàng thật nhiều, không cứ chỉ có chính phủ tích trữ mà họ còn muốn người dân tham dự thêm. Theo họ thì đây là kế hoạch có thể dùng vàng để bảo vệ đồng Yuan, sau đó dùng đồng Yuan của họ để mua commodities mà không phải qua đồng dollar. Nếu biện pháp này thành công thì Trung Quốc hy vọng có thể đánh gục được đồng dollar đang ảnh hưởng kinh tế thế giới.

Giá thực sự của dầu thô và commodities không đi lên, nó đi lên chỉ vì giá trị của đồng dollar đi xuống. Đồng dollar đi xuống không phải mới đây, nó trở nên bất ổn từ triều đại của The FED Greenspan cầm quyền. Có rất nhiều yếu tố tạo ra và quan trọng nhất là suy luận căn bản sai lầm của Greenspan (Greenspan chính thức nhìn nhận sự sai lầm này trong buổi điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ trong mùa hè năm nay). Từ thời bong bóng dot-com, cho đến bong bóng nhà cửa, ngân hàng trung ương dùng phương pháp cần bẩy trong biện pháp cứu chữa kinh tế, ngân hàng tư thiếu minh bach trong giấy tờ đầu tư, có quá nhiều tài sản xấu, tiêu xài quá trớn của chính phủ Hoa Kỳ, nước Mỹ nợ nần quá nhiều, chính sách ghìm phân lời xuống còn gần zero của The FED, quốc tế dùng phương pháp carry-trade để trục lợi, và The FED thiếu đạo đức trong việc tiếp tục in tiền hiện nay tạo ra tình trạng đồng dollar mất giá hiện nay. Do đó không thể nào chê trách các quốc gia khác như Trung Quốc muốn thoát ra khỏi đồng dollar thiếu kiểm soát này.

Đồng dollar của Hoa Kỳ chỉ có thể thoát ra khỏi tình trạng nghiêm trọng hiện nay nếu nước Mỹ có một chính phủ thực sự muốn giải quyết việc này. Các triều đại chính phủ Hoa Kỳ trong quá khứ và hiện nay chỉ phục vụ những nhu cầu và lợi ích của chính bản thân họ và đảng của họ. Nếu tất cả những khó khăn gì mà họ có thể đẩy được cho các chính phủ khác trong những nhiệm kỳ kế tiếp, chắc chắn họ sẽ dùng thủ đoạn này. Ngày nào mà người dân Mỹ có thể bầu được một chính phủ dám săn tay hành động cho nước Mỹ chứ không phải cho đảng của họ thì ngày đó đồng dollar Mỹ mới có viễn ảnh tưới sáng. Nếu không, chúng ta có thể phải chứng kiến ngày tàn của một đế quốc mà chúng ta đã thường nghe thấy trong lịch sử của con người.


Đừng bắt học sinh Thủ đô đi nhặt rác!
Ngày 30/10 vừa qua, trên một tờ báo của Hà Nội có đăng tin “Học sinh Thủ đô thấy rác là nhặt”. Theo tờ báo này thì một Phó GĐ Sở GD-ĐT, phụ trách mảng học sinh, sinh viên cho biết ý tưởng mở cuộc vận động "Học sinh Thủ đô thấy rác là nhặt" là một phần trong kế hoạch động viên toàn ngành tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, chống tệ đổ rác ra đường.

Tổng số lượt xem trang