THE WALL STREET JOURNAL
Vì sao Bức tường Berlin sụp đổ- Từ Truman cho tới Reagan, những lợi ích của sự rành rẽ về đạo lýNgày 9-11-2009
Trong cuộc tranh luận quanh vấn đề xem ai xứng đáng được ghi danh trong việc đã gây nên sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào đêm mùng 9 tháng Mười một năm 1989, nhiều cái tên đã hiện diện trong tâm trí mọi người, cả ở cấp cao lẫn cấp thấp.
Có Günter Schabowski, phát ngôn viên của bộ chính trị Đông Đức khi tình tình trở nên hỗn loạn, người tham gia vào một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp vào buổi tối hôm đó với việc loan báo bất ngờ rằng những hạn chế đi du lịch của nước này đã được dỡ bỏ “ngay tức khắc”. Có Mikhail Gorbachev, người đã tuyên bố rõ rằng Liên Xô sẽ không đàn áp khốc liệt sức mạnh của nhân dân tại các nước chư hầu như nó đã từng làm trong những thập kỷ trước tại Czechoslovakia và Hungrari. Có những người anh hùng trong phong trào công đoàn Đoàn Kết Ba Lan, ít nhất là có Giáo hoàng John Paul II, người đã làm được nhiều điều để phơi bày sự phá sản hoàn toàn về đạo đức của chủ nghĩa cộng sản.
Và có Ronald Reagan, người đã tin rằng công việc của nghệ thuật quản lý nhà nước phương Tây là tập trung tài lực tinh thần, chính trị, kinh tế và quân sự để không chỉ đơn giản là ngăn chặn khối Số Viết, mà còn phải chôn vùi nó. “Những gì tôi đang mô tả lúc này là một kế hoạch và một niềm hy vọng cho dự tính lâu dài – cuộc tuần hành vì tự do và dân chủ sẽ ném chủ nghĩa Marx-Lenin vào đống tro tàn lịch sử,” ông đã tuyên bố như vậy năm 1982, trước sự ngạc nhiên và chế nhạo của những người chỉ trích mình. Giờ đây, có một niềm hy vọng táo bạo.
Tất cả các nhân vật này đã đóng vai trò riêng của mình, khi họ là thế hệ những nhà lãnh đạo đi trước từng khẳng định rằng phương Tây có một bổn phận đạo lý để bảo vệ cho vùng đất tự do nhỏ nhoi lọt thỏm giữa Berlin.
Việc làm trọn bổn phận đó đã phải trả một cái giá – 71 quân nhân Anh và Mỹ đã hy sinh cuộc đời mình trong thời gian thực hiện cuộc Không vận khẩn cấp vào Berlin * – mà những nhà chính trị “thực dụng” hơn có lẽ đã từ bỏ một cách vui vẻ trước lời hứa có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người Sô Viết. Không phải chỉ có một ít các tướng lĩnh trong Khối NATO đã nghĩ rằng việc bảo vệ Berlin đã làm lộ ra một cách không cần thiết các lực lượng quân sự của họ tại một vị trí không thể chống giữ được về quân sự, khi đem tới cho người Nga một cơ hội tống tiền phương Tây như họ đã từng chủ động thực hiện tại địa điểm có ý nghĩa sống còn hơn về chiến lược, đặc biệt là Cuba.
Tuy nhiên, nếu như lập trường của phương Tây ở Berlin giải thích mọi điều, thì có nghĩa là lời cam kết đạo lý có một cách gặt hái những cổ tức chiến lược vượt thời gian. Bằng cách ra lệnh tổ chức cuộc không vận khẩn cấp vào năm 1948, Harry Truman đã cứu được một thành phố đang chết đói và bất chấp hành động bắt nạt của Liên Xô. Để có ý nghĩa quan trọng, ông đã cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi Âu châu lại cho những kẻ chuyên trả thù, như nó đã từng có sau cuộc Đệ nhất Thế chiến, vì vậy mà Hoa Kỳ đã giúp mở đường cho việc thành lập khối quân sự NATO vào tháng Tư năm 1949.
Với việc giữ vững trong 40 năm qua, Truman và những người kế vị ông đã biến đổi những gì được cho là điểm yếu nhất của khối liên minh Đại Tây Dương thành thứ vững mạnh nhất của nó. Để biết về những gì mà phương Tây đã phải chịu đựng trong hầu hết quãng thời gian của những năm đó, người ta đã phải tới Berlin, nhìn thấy Bức tường, xém xét mục đích của nó, và quan sát những sự tương phản giữa khung cảnh phồn vinh đầy sức sống ở bên này thành phố với trạng thái đơn điệu buồn tẻ trong cảnh bị áp bức ở phía bên kia.
Những tương phản đó thậm chí còn rõ ràng hơn đối với những người Đức mắc kẹt lại bị giam hãm bên kia Bức tường. Dây thép gai, những khu quân sự khép kín và cỗ máy tuyên truyền cộng sản có thể giữ cho khung cảnh thịnh vượng của phía Tây không lọt vào tầm nhìn của hầu hết người dân sống bên phía đông của Bức Màn Sắt. Song điều đó không đúng đối với người dân Đông Berlin, nhiều người trong số họ chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ nhà mình là hiểu được mức độ vô nghĩa và vô đạo lý ra sao trong những lời hứa hẹn về chủ nghĩa xã hội so với thực tế của hệ thống thị trường tự do.
Tuy nhiên điều này lại nảy sinh sự khơi gợi rằng thậm chí những thực tế chính trị hiển nhiên đó lại lờ mờ khó hiểu đối với nhiều người dân từng sống trong xã hội tự do và họ cần phải được biết rõ hơn nữa. “Bất chấp những gì mà nhiều người Mỹ suy nghĩ, hầu hết người Liên Xô không thấy khát khao chủ nghĩa tư bản hay nền dân chủ theo hình mẫu phương Tây,” đó là nhận xét của Dan Rather của đài CBS chỉ hai năm trước khi Bức tường sụp đổ. Và khi Reagan đọc bài phát biểu lịch sử của ông kêu gọi ông Gorbachev hãy “kéo đổ bức tường này,” ông đã làm như vậy sau khi được các cố vấn cao cấp của mình cảnh báo rằng cách diễn đạt đó “không phải là với cương vị tổng thống,” và sau khi hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành trên khắp phía Tây Berlin với thái độ đối lập.
Nó là một thứ tặng vật cho phẩm hạnh và quyết tâm chiến lược của Reagan, như với bất cứ ai khác từng tham dự phần mình vào việc hạ bệ Bức tường, rằng họ có thể hiểu thấu những lời lẽ ngụy biện của các tuyên truyền viên Sô Viết, những gã du khách phương Tây của họ, và những bè lũ ăn nói đạo lý lập lờ và những kẻ xã giao xảo trá và đơn giản là hãy mở to mắt mà nhìn vào Bức tường.
“Để nhìn vào những gì ngay trước mũi của mình thì cần có một nỗ lực không ngừng,” George Orwell đã từng nói. Đó là những gì mà những người anh hùng của năm 1989 đã làm một cách bình thản với lòng trung thực và can đảm trong nhiều năm liên tục cho đến, ít nhất, là khi Bức tường đổ nhào.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
* The Berlin Airlift – còn được gọi là The Berlin Blockade (24 June 1948 – 12 May 1949): là chiến dịch bao vây phong tỏa Tây Berlin của Liên Xô, dẫn tới cuộc không vận khẩn cấp của Hoa Kỳ, một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh (wikipedia)