TP - Chiều 3-12, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh cho biết, liên quan đến vụ hai ngư dân Việt Nam bị hai người Trung Quốc đánh đập, đẩy xuống biển và cướp tàu cá trên vùng biển Quảng Ninh vào ngày 27-11, đến nay cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa có thông báo trả lời theo yêu cầu của BĐBP Quảng Ninh.
Theo trình báo của hai ngư dân Lê Đình Hiền (SN 1989) và Lê Đức Ngọc (SN 1985, cùng trú Yên Hưng, Quảng Ninh), khoảng 7 giờ ngày 27-11, khi hai anh đang sử dụng tàu QN – 3213TS trọng tải 3,2 tấn đánh bắt cá tại khu vực sông Bắc Luân thuộc chủ quyền Việt Nam thì bị hai người Trung Quốc đi trên một bè tre áp sát tàu.
Sau khi lên tàu, hai người Trung Quốc đã dùng gậy đánh và đẩy hai ngư dân Hiền và Ngọc xuống biển, rồi cướp tàu chạy về hướng Trung Quốc. Ngoài chiếc tàu, tài sản bị cướp còn có 10 triệu đồng, hai máy định vị, một tivi, 90 lít dầu và nhiều vật dụng khác.
Sau khi xác minh, ngày 29-11, BĐBP Quảng Ninh đã có thư thông báo sự việc cho Cục Công an – Biên phòng Đông Hưng (Trung Quốc), đề nghị phối hợp điều tra, truy tìm hai người cướp tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Quân đội có vai trò đặc biệt quan trọng
TT - Hội nghị quân chính toàn quân năm 2009 đã khai mạc ngày 5-12 tại Hà Nội. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến dự và phát biểu khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt niềm tin mãnh liệt vào quân đội. Quân đội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vận mệnh đất nước.
Lê Trần Luật – Điều 79 Bộ Luật Hình sự, sự thay đổi luật sư và một vài nhận định
Theo tin tức mấy ngày qua, luật sư Lê Công Định và thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung sẽ sớm được đưa ra xét xử. Tội danh cũng bị chuyển từ “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88) sang “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), một tội danh được xem là nặng hơn. Bản thân các anh cũng từ chối luật sư mà gia đình đã thuê. Xung quanh việc này, nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra:
1. Về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”
Điều 79, khoản 1, Bộ Luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì bị phạt như sau: Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả ngiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Theo điều luật mô tả thì người bị xem là phạm tội này, điều kiện cần là phải có một trong hai hành vi: thành lập hoặc tham gia, điều kiện đủ là tổ chức đó phải có “âm mưu lật đổ”. Hiện nay, cũng như trước kia các giáo trình được giảng dạy tại các trường đại học luật ở Việt Nam không đi sâu phân tích các khái niệm trong tội danh này. Bản thân Tòa án Tối cao cũng chưa bao giờ giải thích. Rất khó cho thẩm phán cũng như luật sư khi nhận định về tội danh này. Theo điều luật thì chỉ cần dừng lại ở mức độ “âm mưu” cũng đã phạm vào tội này. Điều này mâu thuẫn với với Điều 8 BLHS: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…” Nếu chỉ dừng lại ở mức độ “âm mưu” thì rõ ràng chưa có hành vi được biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan của các tổ chức, và do đó chưa thể nói là các tổ chức này gây nguy hiểm cho xã hội được, như vậy không thể xem hành vi thành lập hoặc tham gia là hành vi phạm tội được.
Mặt khác để chứng minh các tổ chức này có “âm mưu lật đổ” là rất khó. Các tổ chức được thành lập với mục đích đấu tranh cho các giá trị dân chủ và nhân quyền không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ” vì mục đích của loài người là hướng đến các giá trị này. Các tổ chức này nếu lấy “bất bạo động” làm phương pháp đấu tranh cũng không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ” vì bản thân phương pháp bất bạo động không chứa đựng sự lật đổ. Các hoạt động nhằm thay thế sự lãnh đạo của một đảng phái cũng không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ”. Hoạt động thay thế sự lãnh đạo của một đảng phái là hoạt động hết sức bình thường trong đời sống chính trị của các nước dân chủ đa nguyên. Ngay cả ở các nước độc đảng thì việc thay thế sự lãnh đạo cũng không thể xem là tội phạm vì đơn giản hành vi đó không nguy hiểm cho xã hội và tổ chức đảng không thể đồng nhất với chính quyền nhân dân.
Vấn đề tiếp tục được đặt ra là: chính quyền như thế nào thì được gọi là “chính quyền nhân dân”? Dựa trên ngữ nghĩa của các từ, có thể tạm hiểu chính quyền nhân dân là chính quyền của dân, ở đó quền lực thực sự thuộc về nhân dân. Một chính quyền được gọi là của nhân dân khi và chỉ khi cơ chế bầu cử thực sự dân chủ, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu phải được tôn trọng triệt để. Bản thân các chế độ độc đảng, không có sự lựa chọn thứ hai thì không thể nói cơ chế bầu cử là dân chủ và quyền lực thực sự đã thuộc về nhân dân.
Còn rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong nôi tại của điều luật này mà lẽ ra Tòa án Tối cao phải giải thích. Ví dụ như: việc gây hậu quả nghiêm trọng được định lượng như thế nào? Đồng phạm là người nước ngoài được xử lý ra sao? V.v…
2. Về sự thay đổi luật sư
Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) cho bị can, bị cáo quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc bị khởi tố về tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải cử luật sư cho bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo không tự nhờ luật sư (Điều 56, 57 BLTTHS). Việc tiến hành tố tụng trong các trường hợp nêu trên, nếu không có luật sư tham gia là vi phạm nghiên trọng pháp luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp bị can, bị cao không nhờ luật sư, đồng thời từ chối luôn luật sư chỉ định thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải thích. Trong trường hợp bị can, bị cáo vẫn kiên quyết từ chối thì các cơ quan này phải lập biên bản ghi nhận sự từ chối và tiến hành quá trình tố tụng mà không cần có sự tham gia của luật sư.
Theo hướng dẫn của Tòa án Tối cao và Bộ Công an thì việc chỉ định luật sư phải tiến hành trong giai đoạn điều tra, từ khi khởi tố vụ án. Hồ sơ tiến hành điều tra bị xem là vi phạm nghiên trọng về tố tụng nếu không có sự tham gia của luật sư. Quy định này xung đột với Điều 58 BLTTHS: “trong trường hợp giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện Kiểm sát quyết định để luật sư tham gia sau khi kết thúc điều tra”.
Bị can, bị cáo có thể thay đổi hoặc từ chối luật sư trong bất cứ giai đoạn nào và cơ quan tiến hành tố tụng của giai đoạn đó phải chỉ định luật sư khác trong các trường hợp của Điều 57 BLTTHS nêu trên.
3. Một vài nhận định
Theo thông tin gia đình anh Định cung cấp thì anh đã từ chối luật sư, hiện nay Tòa án đang chờ ý kiến của anh để chỉ định luật sư. Nếu anh bị xét xử ở Điều 88 BLHS thì rõ ràng Tòa án không phải chỉ định luật sư. Kết hợp thông tin từ gia đình anh Trung, có thể khẳng định các anh sẽ bị xét xử ở Điều 79 BLHS. Việc thay đổi tội danh cho thấy sự thiếu chắc chắn của cơ quan an ninh, và đặt biệt cho thấy sự mâu thuẫn trong “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây với các tình tiết khác và với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo lập luận này thì rõ ràng tại thời điểm đó, bản thân các cơ quan tố tụng chưa xác định được chính xác tội danh thì làm sao các anh lại biết mình có tội để nhận và xin khoan hồng? Nếu công nhận mình có tội thì các anh phải nhận rằng: “tôi đã có âm mưu lật đổ chính quyền”, có như vậy mới phù hợp với tội danh hiện nay. Sự mâu thuẫn này cho thấy có cơ sở để tin rằng: “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây là không đúng sự thật hoặc không xuất phát từ nhận thức của các anh mà từ sự tác động bên ngoài. Nếu không đúng sự thật hoặc không xuất phát từ nhận thức thì không còn ý nghĩa, kể cả khi Tòa án phán quyết rằng có tội.
Hãy tin rằng mình vô tội và đừng nghĩ “lời nhận tội và xin khoan hồng” là một tình tiết giảm nhẹ. Đó là cách thức chúng ta vượt qua thử thách.
Sài Gòn ngày 05/12/2009
© 2009 Lê Trần Luật
© 2009 talawas blog
Đề nghị sửa đổi quy trình vận hành của các hồ thủy điện Dân Trí
Sau những thiệt hại nặng nề về người và của vừa qua khiến Tỉnh ủy Quảng Nam, lần đầu tiên, tổ chức Hội nghị chuyên đề phát triển thủy điện hôm 4/12. Tham dự có đại diện một số cơ quan chức năng của các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ...
Tận diệt cá trên đồngThanh Niên
Một tỉnh có 50 thủy điện: ghê quá!Tuổi Trẻ
Được thủy điện, hại dân sinhBáo Đất Việt
cand.com -Người Lao Động -Lao động
Sau những thiệt hại nặng nề về người và của vừa qua khiến Tỉnh ủy Quảng Nam, lần đầu tiên, tổ chức Hội nghị chuyên đề phát triển thủy điện hôm 4/12. Tham dự có đại diện một số cơ quan chức năng của các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ...
Tận diệt cá trên đồngThanh Niên
Một tỉnh có 50 thủy điện: ghê quá!Tuổi Trẻ
Được thủy điện, hại dân sinhBáo Đất Việt
cand.com -Người Lao Động -Lao động
(VietNamNet) - Xây dựng kho ngoại quan ở nước ngoài để hỗ trợ xuất khẩu.
Cả Mỹ lẫn Anh từng có con số nợ công khủng khiếp hơn bây giờ nhiều, nhưng hai quốc gia này vẫn vượt qua được. Vấn đề không nằm ở các biện pháp kích thích kinh tế.
Tư nhân có thể tiếp cận vốn ODA
Cung - cầu ngoại tệ sẽ sớm gặp nhau
Tư nhân có thể tiếp cận vốn ODA
Về các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong năm 2010, tập trung cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn và dành ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cung - cầu ngoại tệ sẽ sớm gặp nhau
Hiện nếu ngân hàng nào có trạng thái ngoại hối âm 5% trở xuống sẽ được Ngân hàng Nhà nước bán lại ngoại tệ.
Còn cá nhân tôi, xin mượn entry này để trả lời các bạn nào còn thắc mắc về câu hỏi tôi có tham dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài, câu trả lời là: “không có”.
NVT
Có thật "trung thực" xếp hạng chót?
Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt nam vừa công bố kết quả khảo sát 1.200 HS SV về “những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”. Theo đó, "trung thực trong kinh doanh" và "yêu lao động" xếp bét bảng.Tuy nhiên, có thể thấy khái niệm về 22 tiêu chí, chuẩn mực trong cuộc khảo sát có nhiều sự chồng chéo, khiến cho tính chính xác của kết quả là điều cần phải bàn.Ai dám nhận mình là “đức độ”? Kết quả khảo sát đáng suy nghĩ
Mặc dù có những sai lệch trên trong bộ tiêu chí, từ cách trả lời của 1.200 HS-SV, chúng ta vẫn có thể rút ra được một số nhận xét sau đây:
Trung thực (tiêu chí 14) và yêu lao động (tiêu chí 12) được HS - SV chấm đồng hạng thứ 19 là điều đáng báo động. Nó cho thấy, sự gian dối trong xã hội đã trở nên phổ biến, chai lỳ. Trong đó, có hiện tượng “phấn đấu” để có bằng cấp thật, kiến thức giả, chạy đua bằng mọi giá vào cơ quan nhà nước.
Kết quả cũng cho thấy sự mâu thuẫn của HS - SV ngày nay. Tại sao “yêu nước” được xếp thứ nhất trong khi “xả thân vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” lại được “chấm” ở vị trí thứ 10? Về nguyên tắc thì hai điều đó phải là một. Phải chăng, chính cái sai trong cách đề ra tiêu chí đã khiến SV bối rối khi lựa chọn?
Bên cạnh đó, phẩm chất “Thông minh, năng động sáng tạo”, “sẵn sàng vượt qua khó khăn”, “thuỷ chung” chỉ chiếm vị trí 12, 11 và 18. Điều này đã phản ánh rất rõ rằng những phẩm chất quan trọng nhất của thanh niên như tinh thần đi đầu, xung kích, tin rằng thách thức là cơ hội, sự chung thuỷ, trước sau…, đã bị coi nhẹ đến mức đáng buồn.
Đây là điều khiến các nhà hoạch định giáo dục phải suy nghĩ nghiêm túc, kỹ càng.
Đặc biệt, rất nhiều giá trị đạo đức quan trọng không được đề cập đến trong bộ câu hỏi là điều khó chấp nhận. Chẳng hạn tính độc lập, dám chịu trách nhiệm, biết lắng nghe phản biện, …, là những chuẩn mực đạo đức không thể thiếu.
Mặt khác, nếu cứ lượng hoá, chính trị hoá đạo đức bằng cách hỏi về “tinh thần quốc tế vô sản” (tiêu chí 22) thì quả là chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi tư duy bao cấp, giáo điều.
Cách giáo dục đạo đức chung chung, trừu tượng không thể tạo nên chất lượng sống tốt đẹp
TT (TP.HCM) - Chiều 5-12, Thành ủy TP.HCM thông báo Hội nghị lần 18 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VIII đã kết thúc. Theo đó, hội nghị đánh giá năm 2009 thành phố đã ổn định được sản xuất kinh doanh, từng bước phục hồi kinh tế. An sinh xã hội được đánh giá ổn định và giải quyết việc làm mới cho người lao động...
TT - Đã có dấu hiệu thương mại hóa trong xét tuyển viên chức khi Phòng Nội vụ TP Bắc Ninh đưa ra điều kiện bổ sung, đồng thời tổ chức lớp học và tuyển dụng những người đáp ứng các điều kiện bổ sung này.
Kho bạc Nhà nước phát hiện 42 nghìn khoản chi sai
Theo tin từ Bộ Tài chính, trong 11 tháng đầu năm nay, hệ thống kho bạc nhà nước đã thực hiện kiểm soát khoảng 222.000 tỷ đồng chi thường xuyên từ ngân sách qua Kho bạc Nhà nước.
Tư liệu đặc biệt về hậu duệ Thánh Dóng: Giúp vua Hùng giữ ngôi báu
Giadinh.net - Không chỉ có công trị thủy, hậu huệ đời thứ 13 của Đổng Sóc Thiên Vương – Thánh Dóng còn có công rất lớn trong việc giúp Vua Hùng giữ ngôi báu. Mời độc giả thưởng thức tiếp phần III của bộ thần phả về đức Đổng Vĩnh huyền thoại.
Trang web bán vé của Indochina Airlines đóng cửa
Trang web chuyên bán vé máy bay của Hãng Hàng không Indochina Airlines đã ngừng hoạt động khi ông chủ Hà Hùng Dũng trả chiếc máy bay cuối cùng cho đối tác nước ngoài.> Giấc mơ bay của Hà Dũng
Chuẩn bị những chính sách, pháp luật mới cho vấn đề di dân |
22:49 | 03/12/2009 |
(ĐCSVN) - Ngày 3/12, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, đại biểu Quốc hội và các nhóm nghiên cứu độc lập khu vực phía Nam đã gặp nhau tại TP Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội để cùng thảo luận, nêu kiến nghị về vấn đề di dân.
Đây là bước cải tiến của Quốc hội để chuẩn bị những chính sách, pháp luật mới đối với vấn đề di dân, đặt ra ngay sau khi kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 được công bố.
|
“Cá bé” Trung Quốc nuốt “cá lớn” Tây Âu
Có lẽ khó ai có thể tưởng tượng tưởng tượng được Adidas, Nike, Giorgio Armani, Lacoste đang phải lùi bước trước những Li Ning, Tebu, Xingquan hay Hongxing Baihuo.
Arrests made under martial law in Philippines--- CNN
Troops in the southern Philippines early Sunday took advantage of martial law to hunt down those believed responsible for last week's killings there.
Martial law declared in province where 57 were murdered
Koronadal City, Philippines - Philippine President Gloria Macapagal Arroyo Saturday declared martial law in a southern province where 57 people
Campuchia xác nhận có người tị nạn Duy Ngô Nhĩ
Campuchia xác nhận có người tị nạn Duy Ngô Nhĩ
Vì là thành viên tham gia ký kết công ước quốc tế về người tị nạn chính trị, Campuchia hiện không chỉ là nơi ẩn náo của người Khmer Krom, người Thượng và những người bất đồng chính kiến Việt Nam, mà người Duy Ngô Nhĩ, ở tận Tân Cương xa xôi bên Trung Quốc, cũng đến nước này xin tị nạn chính trị.
Báo chí Trung Quốc chỉ trích chính sách tiền tệ của Mỹ
Một số tờ báo lớn của Trung Quốc trong một dịp hiếm hoi đã đồng loạt chỉ trích chính sách đồng USD yếu của Mỹ.
VIT - “Đàm phán với Trung Quốc còn tồi tệ hơn cả IMF”, Tổng thống Ecuador Rafael Correa hôm qua phát biểu sau khi bác bỏ điều kiện dành cho khoản vay 1,7 tỷ USD của Trung Quốc nhằm xây dựng một nhà máy thủy điện.
Triều Tiên đóng cửa các cửa hàng thanh toán bằng ngoại tệ
VIT - Một bài báo hôm thứ Bảy (5/12) cho hay, Bắc Triều Tiên vừa cho đóng cửa tất cả các cửa hiệu, nhà hàng có thanh toán bằng ngoại tệ theo một đợt cải cách tiền tệ đột ngột.
Mỹ trang bị máy bay vận tải không người lái cho Hải quân
Mỹ: Tàu ngầm hạt nhân SSN-780 sắp gia nhập Hải quân
Mỹ trang bị máy bay vận tải không người lái cho Hải quân
VIT - Theo tạp chí Flightglobal hôm 04/12, lực lượng Hải quân Đánh bộ Mỹ (USMC) đã tiết lộ kế hoạch chiến lược mới về việc triển khai một loại máy bay không người lái (UAS) chuyên sử dụng vào mục đích tiếp vận cho các căn cứ tác chiến tiền phương.
Mỹ: Tàu ngầm hạt nhân SSN-780 sắp gia nhập Hải quân
VIT - Theo tạp chí công nghiệp hải quân ngày 04/12, tàu ngầm USS Missouri (SSN-780) chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Virginia của Hải quân Mỹ sẽ chính thức đi vào hoạt động năm 2011.
Clifford Coonan – Họ đi tìm công lý nhưng kết cuộc lại bị ném vào tù
Bắc Phong dịch
Bản phúc trình của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) tiết lộ làm thế nào những công dân Trung Quốc khiếu kiện lại bị bịt miệng trong những nhà tù chính phủ tuyên bố không hề hiện hữu.
Họ vượt cả nghìn dặm tới Bắc Kinh để trình với chính phủ những vấn đề oan ức – bị chiếm đất, ăn hiếp, đuổi nhà hay lạm dụng bởi các quan chức địa phương. Nhưng thay vì đạt được công lý, một bản phúc trình mới làm sửng sốt người đọc tiết lộ nhiều người khiếu kiện đã bị ném vào những “hắc ngục” (”black jails”) nhơ bẩn bất hợp pháp; ở đó họ bị ngược đãi, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, cướp bóc, bị tước đoạt miếng ăn, giấc ngủ và săn sóc thuốc men.
Chính phủ Trung Quốc nói loại nhà tù như thế là một huyền thoại. “Những thứ như thế làm gì có ở Trung Quốc,” một quan chức bộ ngoại giao nói hồi tháng Tư năm 2009. Đến tháng Sáu chính phủ tái xác định lập trường của mình khi một quan chức tuyên bố: “Không có những hắc ngục trong nước.” Thế nhưng việc công bố những bằng chứng tràn ngập về các vụ xử tệ lén lút ở trung tâm hệ thống cai trị ngay đêm trước ngày ông khách Barrack Obama viếng thăm Trung Quốc sẽ làm gia chủ mất mặt nặng nề.
Nhiều người sống sót tại các hắc ngục đã khai ra chi tiết những điều khủng khiếp mà họ phải trải qua ở đó. Li Ruirui năm 20 tuổi đi từ tỉnh Anhui để thỉnh nguyện với chính phủ về chuyện cô bị các bạn đồng lớp và giáo sư ngược đãi. Nhưng thay vì được trình bày thỉnh nguyện, cô kể mình bị nhốt vào một nhà kho dơ bẩn với những người khiếu kiện khác dưới sự canh chừng của một băng đảng du côn; một đứa trong bọn đã cưỡng hiếp cô.
“Lý do chính tôi tới Bắc Kinh để khiếu kiện là vì tôi bị mấy đứa cùng lớp và giáo sư của tôi nhạo báng ở trường,” cô kể. “Tôi bị ép đến khách sạn Juyuan… [ở đó] tôi sống với hơn 10 người trong một phòng ăn. Đàn ông đàn bà sống chung. Chúng tôi ngủ trên những cái giường tầng… Giường và phòng rất bẩn thỉu và bừa bãi. Bọn canh gác cấm chúng tôi ra ngoài.”
Một phụ nữ 46 tuổi đến từ tỉnh Jiangsu cách thủ đô 100 cây số khóc trong sợ hãi và tuyệt vọng khi bà nhớ lại chuyện mình bị bắt cóc. “Hai đứa nắm tóc tôi lôi đi và tống vào một cái xe,” bà kể. “Hai tay tôi bị trói không cử động gì được. Rồi [lúc quay trở lại Jiangsu] chúng nhốt tôi vào một căn phòng, ở đó hai mụ đàn bà lột quần áo tôi… [và] đập đầu tôi [và] đạp lên thân tôi.”
Một phụ nữ khác 43 tuổi ở cùng tỉnh bôn ba đến Bắc Kinh để khiếu nại chuyện bị đuổi nhà bất hợp pháp. Căn nhà sau đó bị phá sập. Bà bị 4 người đàn ông không tiết lộ danh tánh chặn trên xe lửa. “Họ bảo tôi phải hợp tác với họ nhưng chẳng cho biết hợp tác việc gì. Bà kể bị ép sống 36 ngày trong một hắc ngục ở Jiangsu.
Từ nghìn năm trước, thường dân Trung Quốc muốn có công lý từng lặn lội đến thủ đô để khiếu kiện quan quyền. Truyền thống này tiếp tục tồn tại thời kỳ chuyển sang thể chế cộng sản và những xáo trộn 50 năm qua. Trong nhiều năm, dân khiếu kiện được nghe giải bày ở Nghị hội Quốc dân (National People’s Congress), nghị hội thường niên của Trung Quốc. Hành động này vẫn được những nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân tán dương trước công chúng. Vào tháng 3 năm 2009, thủ tướng Ôn Gia Bảo ca tụng hệ thống này như một “cơ cấu nhằm giải quyết những xung đột xã hội, và hướng dẫn quần chúng trình bày nguyện vọng và quyền lợi của họ qua các cửa ngõ hợp pháp.”
Nhưng trong bản phúc trình Hành lang địa ngục (An Alleyway in Hell), Tổ chức Giám sát Nhân quyền tiết lộ thay vì được xét xử công bằng các vấn đề của họ, người dân khiếu kiện lại bị ném vào những phòng giam chế từ mấy kho chứa bẩn thỉu trong những khách sạn rẻ tiền, phòng của nhà trọ chính phủ, nhà dưỡng lão, hay bệnh viện tâm thần. Công chức, cảnh sát và đám côn đồ đánh thuê đã bắt, nhốt, và đe dọa để họ phải bỏ cuộc trong chuyện đi tìm công lý.
Bà Sophia Richardson, Giám đốc phân vụ Á Châu của Tổ chức Giám sát Nhân quyền tuyên bố: “Sự hiện hữu của những hắc ngục ngay trung tâm Bắc Kinh là một sự nhạo báng những biện bác của chính phủ Trung Quốc về sự cải thiện nhân quyền và trọng pháp. Chính quyền cần hành động nhanh chóng để đóng cửa, điều tra ai là người điều hành, và cần giúp đỡ những người bị lạm dụng trong những nhà tù này.”
Nguyên nhân cho việc nhốt những người khiếu kiện rõ ràng là để làm giảm lưu lượng người đi, làm nản lòng người khác, và ngăn họ gây rắc rối cho những quan chức địa phương. Những lời khai của các nạn nhân đọc thấy đau lòng.
“Mấy tên canh gác bước vào phòng túm lấy tôi không nói một lời,” một cựu tù nhân kể. “Chúng lên gối vào ngực rồi đấm liên tục vào bụng dưới tôi cho đến khi tôi ngất xỉu. Xong trận, tôi nằm đau đớn, nhưng chúng lại không để dấu vết gì trên thân tôi.”
Những than phiền của dân khiếu kiện bao gồm từ chuyện chiếm đất bất hợp pháp, chính quyền tham nhũng, đến công an tra tấn. Cửa quan đầu tiên họ gõ là những văn phòng “Nhận thư và Tiếp dân” (”letters and visits” offices) ở tỉnh lỵ. Nếu không hài lòng với quan chức địa phương, những người khiếu kiện sẽ nhắm hướng Bắc Kinh để đạo đạt trường hợp của mình. Nhưng trong mấy năm gần đây, thực hành này đã trở nên nguy hiểm. Chẳng hạn, bất cứ người khiếu kiện nào lai vãng Thiên An Môn cũng có thể bị tóm cổ và ném vào những trung tâm giam giữ còn được gọi một cách hoa mỹ là những “khách sạn cho người khiếu kiện”.
Những hắc ngục mọc lên khi chính quyền Trung Quốc bãi bỏ việc bắt giam tùy tiện đám du thủ du thực và những người vào thành phố không có giấy phép cư ngụ. Chính quyền địa phương cũng bị áp lực phải chặn dân khiếu kiện đến Bắc Kinh và những thành phố khác đòi công lý, và họ phải chịu những trừng phạt cơ quan khi có lưu lượng lớn dân khiếu kiện đến từ địa phương của họ. Vì thế họ sung sướng khi thấy dân khiếu kiện bị nhốt và hăm dọa.
Mặc dầu chính quyền phủ nhận sự hiện hữu của các nhà tù này, cơ quan truyền thông nhà nước lại công bố tường trình về chúng. Đa số những người từng bị giam trong hắc ngục được Tổ chức Giám sát Nhân quyền phỏng vấn đã bị bắt không dựa trên cơ sở pháp luật nào và không được thông báo tại sao họ bị bắt. Một người trong họ nói: “Tôi hỏi họ tại sao bắt tôi, thế là cả bọn [canh gác] nhào vào đấm đá và đòi giết tôi. Tôi la to kêu cứu nên họ ngừng lại, nhưng từ đó, tôi hết dám [liều bị đòn].”
Một người từng bị giam, một cô gái 15 tuổi đã bị bắt cóc từ đường phố Bắc Kinh trong lúc khiếu kiện thay cho ông bố tàn tật; cô bị nhốt trong một nhà dưỡng lão ở tỉnh Gansu hơn hai tháng và trở thành nạn nhân của những trận đòn tàn nhẫn. Bà Richardson tuyên bố, “Gieo thêm sự ngược đãi này trên những người đã từng bị xử sai bởi hệ thống luật pháp thì thật đúng là đỉnh cao của đạo đức giả.”
Nguồn: They come in search of justice – but end up thrown into jail; by Clifford Coonan; The Independent; 12-November-2009.
Bản tiếng Việt © 2009 Bắc Phong
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
Bắc Phong dịch
Nhà ngoại giao Anh hiện đã về hưu Tim Collard làm việc ở Trung Quốc và Đức gần suốt quãng đời nghề nghiệp của mình. Ông hiện vẫn là đảng viên đảng Lao động Anh.
Dân Trung Quốc thường phải kiềm chế để không nổi giận khi nghe người Tây phương than phiền về những vi phạm nhân quyền ở nước họ, một phần vì nhiệt tình ái quốc, nhưng phần nhiều từ niềm tin sâu xa là dân Tây phương chỉ nhắc lại như vẹt những cáo buộc cách đây 30 năm, và không thấu triệt những thay đổi cho thường dân Trung Quốc kể từ khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về khía cạnh tự do cá nhân đơn thuần nữa.
Cuộc hôn nhân của tôi là một thí dụ. Cho đến khoảng năm 1984, vợ tôi có thể bị bắt đi tù vì tội “li tong wai guo” – liên hệ với ngoại nhân. Ngày nay, chẳng ai để ý đến việc bạn nói chuyện, hẹn hò, hay lập gia đình với ai. Tự do phát biểu cá nhân thì gần như hoàn toàn; không có những mật báo viên với cặp mắt cú vọ ngồi lê la trong các quán rượu hay tiệm ăn. Trừ khi bạn có danh tánh trong loại sổ đen nào đó, loại sổ bạn chỉ thực sự dính tên nếu bạn tính lập tổ chức đối kháng. Tự do lập hội vẫn còn là một điều vượt ngoài khả năng của bạn.
Chuyện nhà nước dành nguồn nhân lực lớn để tuần cảnh internet cũng chính xác. Tôi tin chắc Đảng nhận ra nỗ lực này cuối cùng sẽ thất bại vì những lý do kỹ thuật và cũng vì sự phát triển kinh tế đòi hỏi mở rộng việc tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, hiện tại họ vẫn ra sức bóp nghẹt các thành phần đối kháng có tổ chức, cốt nhằm duy trì tính chính thống của diễn ngôn quốc gia, ngăn chặn một số ý tưởng ngay từ khi còn trong trứng.
Vì thế, chúng ta cần nhìn lại một chút vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc: những gì chúng ta ở phương Tây lo ngại thực ra không quá tệ như chúng ta tưởng. Guồng máy bạo lực của nhà nước có đàn áp thô bạo một số người, nhưng chỉ là số nhỏ, và, như nhiều người Trung Quốc lập luận, sự đàn áp này chỉ ảnh hưởng những người cố tình hoạt động nổi trội.
Những vấn đề nghiêm trọng nhất về lãnh vực nhân quyền nằm ở chỗ khác. Tờ Independent tường thuật những vấn đề này đã được trưng ra trong một báo cáo mới đây của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Right Watch). Bản báo cáo này đề cập một việc mà người Trung Quốc hay làm từ thời còn các vương triều – đó là việc khiếu kiện của hàng trăm người dân Trung Quốc, phần lớn xuất phát ở các tỉnh đến thủ đô để tìm công lý từ chính phủ trung ương sau khi họ bị quan chức địa phương bạc đãi và tuyệt vọng trong việc đòi công lý từ băng đảng chính quyền gắn bó sở tại. Ở thủ đô, tất nhiên họ là những phiền phức chết tiệt, và là đối tượng của hai nguy cơ: (a) chính quyền địa phương gửi bọn côn đồ theo bắt họ về, và (b) bị đám du côn hành động gần như công an chìm ở Bắc Kinh bắt giam tùy tiện. Tổ chức Giám sát Nhân quyền nhắc đến sự hiện hữu của những “hắc ngục” (black jails) ở thủ đô, nơi dân oan bị ném vào đó không qua qui trình, không hồ sơ bởi những tên khủng bố không chịu phép ai, bọn sẵn sàng đánh đập và ngay cả cưỡng hiếp những tù nhân của chúng.
Chính quyền phủ nhận dứt khoát sự hiện hữu của những nhà tù này, trừ những người dân Trung Quốc. Hành động của đám côn đồ, cái đám được miễn tố vì chúng thường đứng về phía chính phủ nhưng chẳng lệ thuộc ai và dễ phủ nhận thì rõ như ban ngày ở Trung Quốc cũng như ở Zimbabwe. Tệ nhất là những cuộc bắt bớ dã man này thường trùng hợp với những ngày trọng đại quốc gia, chẳng hạn như chuyến viếng thăm sắp đến của tổng thống Obama. Họ muốn đám dân oan hạ cấp biến khỏi những đường phố dành cho các đoàn xe hộ tống và máy quay phim truyền hình. Vài chuyện có thể đã không xảy ra nếu không vì thánh Barrack thăm viếng.
Sự miễn tố là mẫu số chung trong mọi khía cạnh của vấn đề vi phạm nhân quyền – các viên chức sở tại nhỏ nhen có thể làm xáo trộn đời bạn và sau khi moi tiền xong không thấy quay lại, rồi quan địa phương to hơn luôn luôn hỗ trợ chúng, làm cho bạn thấy việc cần thiết đầu tiên là phải đi thỉnh nguyện chính phủ trung ương, và rồi hệ thống “hắc ngục” vồ bạn (theo đúng bài bản) khi bạn đến nơi, tất cả là những thành tố của cùng một hiện tượng. Đây mới là điều biểu trưng cho vấn đề vi phạm nhân quyền đích thực ở Trung Quốc, không phải những trại tập trung hay công an chìm, hay những vụ bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến đang hoạt động.
Điều này ăn sâu vào nếp nghĩ. Vợ tôi hay ngồi bên cạnh lúc tôi viết bài, lòng băn khoăn. “Chắc chắn ông không thể viết như thế – ông sẽ bị lụy phiền!” Tôi diễn thuyết như thường lệ về một gã người Anh, khi không phạm công luật, phải được thanh thản làm những gì gã muốn. “Nhưng họ sẽ không cấp chiếu khán lần tới ông muốn viếng Trung Quốc.” Để coi. Ngày mai tôi đến tòa Lãnh sự ở Manchester nộp đơn. Tôi sẽ cho bà biết tôi có bị lãnh cùi chỏ hay không.
Nguồn: Impunity, not formal state oppression, is the real human rights problem in China; Telegraph.co.uk; November 13, 2009.
Bản tiếng Việt © 2009 Bắc Phong
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog