Tàu chiến Trung Quốc ghé Việt Nam: Tàu hải quân Trung Quốc cập cảng Hải Phòng (QĐND 4-12-09) -- Chinese naval forces visit Vietnam (People's Daily 5-12-09) -- Báo Tàu cho biết là hạm trưởng cũng là chỉ huy phó của Hạm Đội Nam Hải của TQ, báo VN không cho biết chi tiết này. (Báo Tàu cũng có hình lính thuỷ VN thổi kèn chào mừng tàu TQ)
Biên giới: Thác Bản Giốc - báu vật muôn đời - Kỳ 1: Cột mốc 836 (TT 5-12-09) -- Kỳ 2: Khởi thức cho những giấc ngủ dài (TT 5-12-09)
Biển Đông: Đi tìm giải pháp biển Đông: Nhiều cách tiếp cận (TT 5-12-09)
Biển đảo Việt Nam (bauxite).– Bày trò khảo cổ ở Hoàng Sa: mưu kế sao mà vụng về (bauxite).
Đi tìm giải pháp biển Đông: Nhiều cách tiếp cận (TTrẻ).
Phạm Thanh Nghiên ra tòa ngày 17/12--- BBC
Tin cho hay cô Phạm Thanh Nghiên, một trong các nhân vật đối kháng, sẽ ra tòa tại Hải Phòng vào ngày 17/12 tới.
Nông nghiệp cần một cuộc đổi mới nữa! (TT 5-12-09) -- P/v TS Bùi Chí Bửu
- Giá đôla tự do lại rục rịch tăng (PLTP)
- Cá tra xuất khẩu: Nghịch lý 1,5 tỉ USD (TNiên)
- Cà phê Việt Nam: Uy tín giao dịch thấp (TPhong).
- Áo quần đề mốt nhập khẩu ép hàng nội địa (SGTT)
- Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói về cổ phần hoá tập đoàn nhà nước: Chấp nhận chậm mà chắc (SGTT)
- Goldman Sachs: GDP của Việt Nam sẽ tăng 8,2% năm 2010 (VNEconomy).
- Điều gì ‘mở cửa’ cho chạy chức, chạy quyền? (VNN).
- Ai bán quyền qua cầu Thăng Long? (LĐCT)
- Giáo sư Mỹ sẽ giảng dạy tại Đại học Ngoại thương (TTXVN)
- Trong mắt người nước ngoài: Đừng xem thường kiến thức trong trường học (TTrẻ)
- TIỀN GIANG: Nợ giáo viên hơn 18 tỉ đồng (PLTP/TT).
- Ngôi trường của sáu cô giáo về hưu (PLTP)
Hiểu chiến tranh để biết giá của hòa bình (TN 4-12-09)
- Cảnh giác với những “ý tưởng” lớn (TuanVN)
QUÁN VEN ĐƯỜNG.
- Phóng sự ảnh: Xem để thức tỉnh (TTrẻ).
- Bạo lực gia đình: Nạn nhân cam chịu, chính quyền thờ ơ (LĐXH).
- Thâm nhập “vương quốc” sư giả: Về “vương quốc” giả sư (Giadinh.net.vn)
- TP HCM:Lo tang gia, “hiệp sĩ” vẫn bắt cướp giữa đường (VNN).
- Di dân phố cổ Hà Nội: Giãn dân chứ không nhằm thu đất (TTrẻ).
- Phát triển Web trên máy ảo với Virtualbox (phần 1) (TTCN).
- Cái giá kinh hoàng mà dân nghèo Trung Quốc phải trả cho tham vọng siêu cường về kinh tế của Trung Nam Hải (bauxite).
- Phải chăng Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa có một chiến lược bá quyền vĩ đại ? * Does the PRC have a Grand Strategy of Hegemony ? (bauvinal)
- Bernanke xếp đầu danh sách 100 nhà tư tưởng (BBC)
- Hạ thổ khí CO2, một giải pháp cho vấn đề khí hậu ? (RFI)
Dubai kiềm duyệt: Confidence will never return in Dubai (London Times 5-12-09) -- Dubai cấm bài này vì nó chỉ trích mấy người cai trị Dubai (cho rằng không ai tin họ nữa!). Vậy thì mình đọc chơi!
Điểm sách: "How Markets Fail" của John Cassidy (FT 5-12-09)
- China Reassures on Dollar Strategy (Wall Street Journal).
China: Don’t Panic, We’ll Keep Buying Tons Of Dollars (The Business Insider).
Triều Tiên ban bố lệnh giới nghiêm (Vit).
- Triều Tiên: Chính phủ lệnh cho lính biên phòng bắn chết người vượt biên (Vit).
- Bắc Triều Tiên đóng cửa các nhà hàng giao dịch bằng ngoại tệ (SGTT).
- Malaysia dự định mua 2 tàu tuần tra (Vit)
- Luật chống biểu tình mới tại Trung Quốc thu hút nhiều cuộc biểu tình (Đại Kỷ nguyên)
- Nghị viện Mỹ Latinh đình chỉ tư cách thành viên của Honduras (SGGP)
- Anti-China opposition gains ground in Taiwan local election (AFP).
Taiwan’s China – Friendly Party on Test In Local Poll (Reuters/ New York Times).
- China activist speaks out from inside ‘black jail’ (AP/ Google News).
- Ðức Ðạt Lai Lạt Ma gặp lãnh đạo đảng Lao động New Zealan (VOA)
- Another Clue to How China Managed Obama’s Visit (The New York Times).
- Nga và Mỹ không đạt được thỏa thuận về cắt giảm vũ khí chiến lược (RFI)
- Một nhóm blogger kêu gọi biểu tình ở các thủ đô Tây phương đòi thủ tướng Ý từ chức (RFI)
Kế hoạch Bí mật của Richard Nixon nhằm đem tới Hòa bình cho Việt Nam
Bài của Jersmi Suri
Ngày 25-2-2008 Tuyệt mật
Các tài liệu dưới đây đưa ra bằng chứng bổ sung cho kế hoạch đã được ngấm ngầm chuẩn bị bởi Richard Nixon và Henry Kissinger nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam bằng cách nguỵ tạo một cuộc tấn công hạt nhân vào Liên Xô.
· Giác thư gửi Tổng thống
· Thư cho Colonel Haig
· Bản ghi nhớ về Tình huống Sẵn sàng Được gia tăng, tháng Mười-1969
Vào buổi sáng ngày 27-10-1969, một phi đội 18 chiếc B-52 – những phi cơ ném bom chiến lược loại 8 động cơ tua-bin và sải cách dài 185 feet [khoảng 60m] – bắt đầu phóng đi từ miền tây Hoa Kỳ trực chỉ biên giới phía đông Liên Xô. Các phi công phải bay liên tục 18 giờ đồng hồ không nghỉ, lao như điên về hướng các mục tiêu với tốc độ 500 dặm giờ. Mỗi phi cơ mang một lượng vũ khí hạt nhân lớn gấp hàng trăm lần những gì đã xóa sạch hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Những chiếc B-52, được biết dưới biệt danh Pháo đài bay Chiến lược (Stratofortresses), chỉ giảm tốc độ một lần, dọc theo bờ biển Canada gần mũi cực bắc băng giá. Tại đây, những chiếc KC-135 – thuộc chủng loại 707 được mang đầy nhiên liệu – cẩn trọng tiếp cận các oanh tạc cơ. Chúng áp dần từng tí để nối kết các phi cơ với nhau, tiếp nhiên liệu qua đường ống dài và nhỏ. Chỉ một rủi ro do gió, hay lắc giật do thiếu kiểm soát, là một phi cơ chứa 150 tấn nhiên liệu có thể đâm sầm vào một chiếc khác mang đầy vũ khí hạt nhân.
Các phi cơ được chỉ dẫn nhắm hướng Moscow, song mục tiêu thực sự là làm thay đổi chiến tranh tại Việt Nam. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình một năm trước đó, Richard Nixon đã hứa hẹn sẽ chấm dứt cuộc xung đột này. Nhưng hơn 4500 người Mỹ đã chết tại đây trong sáu tháng đầu năm 1969, trong đó có 84 binh sĩ chết trong trận đại bại tại Đồi Thịt Băm. Trong khi đó, những cuộc hòa đàm tại Paris mà rất nhiều người mong đợi có thể giúp chấm dứt xung đột lại đã bị đổ vỡ. Người Việt Nam đã tuyên bố rằng họ sẽ chỉ ngồi ở đó, không chấp nhận một điều gì, “cho tới khi những cái ghế mục nát.” Nản chí, Nixon quyết định cố đưa ra cái gì đó mới mẻ: đe dọa Liên Xô về một cuộc tấn công hạt nhân và làm cho các nhà lãnh đạo nước này nghĩ rằng ông đang điên cuồng tới mức sẽ thực hiện lời đe doạ này. Hy vọng của ông là Liên Xô sẽ lo sợ về những khả năng mất kiểm soát đối với Hà Nội bằng sức mạnh, để rồi yêu cầu Bắc Việt Nam hoặc bắt đầu có những nhượng bộ tại bàn thương lượng hoặc sẽ gặp nguy cơ mất đi sự viện trợ quân sự của Liên Xô.
Với mật danh Ngọn giáo Khổng lồ, kế hoạch của Nixon là cực điểm của một chiến lược điên rồ được dự tính mà ông đã triển khai cùng với cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger. Chi tiết của sự kiện này đã được giữ trong vòng bí mật suốt 35 năm và đã không bao giờ được nói ra toàn bộ. Giờ đây, nhờ việc những tài liệu đã được giải mật thông qua đạo Luật Tự do Thông tin, nó làm rõ rằng Ngọn giáo Khổng lồ là một ví dụ hàng đầu cho những gì đã đưa các sử gia đến việc nhắc tới cái “học thuyết thằng khùng”: ý niệm của Nixon đã ngụy tạo, như trò đặt tay lên cò súng là có thể làm cho Liên Xô hoảng sợ.
Nixon và Kissinger đưa kế hoạch vào thực hiện từ ngày 10 tháng 10, gửi tới Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược một nhiệm vụ khẩn cấp là phải chuẩn bị cho một cuộc đụng đầu có thể xảy ra: họ yêu cầu các vũ khí nhiệt hạch mạnh nhất trong kho vũ khí của Hoa Kỳ phải sẵn sàng cho tình huống cần sử dụng tức thì để chống lại Liên Xô. Nhiệm vụ bí mật tới mức ngay cả các quan chức quân sự cấp cao đang thực thi nó – gồm chính tướng chỉ huy lực lượng SAC– cũng không được biết mục đich thực sự của nó.
Hai tuần sau, các phi cơ đã được chuẩn bị và các toán công nhân tại căn cứ Không quân ở tiểu bang Washington và Nam California bắt đầu chuẩn bị cho trận đánh – họ nạp các vũ khí nặng nề và cồng kềnh trong một tâm trạng điên khùng. Những công nhân này lâu nay không được huấn luyện kỹ càng, và điều này có thể xảy ra một sự cố gây nổ. Trước đó không lâu cũng đã có vụ suýt trở thành thảm hoạ. Chỉ một năm trước thôi, một chiếc Pháo đài bay đã đâm sầm xuống Greenland và đã gây rò rỉ nguyên liệu phóng xạ.
Sau khi chúng được đưa vào hoạt động, những chiếc B-52 đã gây sức ép lên không phận Liên Xô trong ba ngày. Chúng lượn lờ quanh vùng lãnh thổ kẻ thù, thách thức hệ thống phòng thủ và chọc tức phi cơ Liên Xô. Các phi công luôn sẵn sàng, chuẩn bị bỏ bom khi có mệnh lệnh. Người Liên Xô có vẻ hiểu về mối đe dọa dường như đang thành hiện thực. Hệ thống rada của họ đã phát hiện các phi cơ từ sớm trên đường bay, và gián điệp của họ đã giám sát các căn cứ không quân của người Mỹ. Họ biết rằng các oanh tạc cơ đã được nạp vũ khí hạt nhân, do họ có thể xác định rõ sức nặng của các phi cơ này khi chúng cất cánh khỏi phi đạo và khi tiếp nhiên liệu. Trong những năm trước, Hoa Kỳ đã duy trì hoạt động thường xuyên của các phi cơ trang bị vũ khí hạt nhân trên bầu trời như là một giải pháp ngăn chặn khả dĩ chấp nhận được (nếu như người Liên Xô oanh kích tất cả các căn cứ quân sự của chúng ta trong một cuộc tấn công bất ngờ, thì chúng ta vẫn có thể đáp trả). Song vào năm 1968, Ngũ Giác Đài đã công khai cấm hoạt động đó – nên Liên Xô không thể cho rằng 18 phi cơ kia là một phần của hoạt động tuần tra như trước. Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, người phản đối hoạt động này, đã lo ngại rằng những nhà lãnh đạo Sô Viết hoặc có thể hiểu chiến dịch Ngọn giáo Khổng lồ như là một hành động tấn công, là căn nguyên dẫn tới thảm hoạ, hoặc coi đó như một trò lừa gạt, sẽ làm cho Washington bị coi như kẻ yếu hèn. Trước đó Hoa Kỳ đã đi tới bờ vực của hiểm hoạ cuộc chiến hạt nhân: Trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, các lực lượng hạt nhân quốc gia đã ở tư thế sẵn sàng chuẩn bị đáp trả những hành động của Liên Xô. Và trong một số lý do, phi cơ mang vũ khí hạt nhân đã bị rơi; những lần khác, các trạm rada đã nhận diện nhầm những đàn chim bay đi di trú thành ra một cuộc tấn công trước của Liên Xô. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1969 thì khác. Đây là một khoảnh khắc duy nhất mà chúng ta hiểu về thời điểm một vị tổng thống đã quyết định tạo nên một ý nghĩa chiến lược nhằm giả vờ phát động cuộc Thế chiến thứ Ba.
Cái tấn trò của Nixon điên khùng và Ngọn giáo Khổng lồ được đặt trên nền tảng của lý thuyết trò chơi, một phép toán trong môn toán học sử dụng những phép tính đơn giản cộng với lối suy luận chặt chẽ giúp cho việc hiểu được bằng cách nào mà người ta đã có được những lựa chọn – tựa như ta có lao bừa tới khi gặp đèn đỏ ở ngã tư không hay có đáp trả một hành động khiêu khích quân sự với một cuộc tấn công của kẻ nào đó hay không. Ví dụ nổi tiếng nhất là trong tình huống khó xử của một tù nhân [Prisoner’s Dilemma-một phép toán ma trận]: Nếu hai kẻ tình nghi tội phạm được giam trong hai buồng giam cách biệt, liệu họ có giữ im lặng hay sẽ phản bội nhau ? (Trả lời: Họ cần giữ im lặng, song tựa như những diễn viên có tính tư lợi, hành động mà họ sẽ thực hiện là phản bội lẫn nhau và cùng kéo nhau ra tòa.) Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, “trò chơi” là những sự mô phỏng chiến tranh và trò mà cả thương lượng cực kỳ rắc rối. Liệu rằng chúng ta cứ giữ tên lửa ở đó hay ngược lại, rút bỏ đi, thì sẽ làm tăng thêm nhiều khả năng người Liên Xô sẽ tấn công Tây Âu ?
Kissinger đã nghiên cứu lý thuyết trò chơi khi còn là một giảng viên trẻ đồng thời là lý thuyết gia chiến lược tại Harvard. Vào đầu thập kỷ 1960, ông là thành viên trong một nhóm các cựu binh Đệ nhị Thế chiến, những người đã trở nên có uy tín hoặc phất lên “như diều gặp gió” trong kỷ nguyên hạt nhân. Làm việc tại những viện nghiên cứu mới được hình thành và các nhóm chuyên gia cố vấn, như RAND Corporation, họ thuyết giáo rằng cách thích hợp để giải quyết sự tồn tại của vũ khí hạt nhân không phải là chuyện ra tay một khi tình huống đã trở nên tồi tệ tới mức mà không ai còn có thể bàn bạc với nhau được về việc có nên sử dụng nó hay không; đó là khái niệm về phương cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Đây là quan điểm bị chế nhạo bởi Stanley Kubrik trong cuốn Dr. Strangelove, trong đó RAND được hé lộ chút ít dưới vỏ bọc mờ nhạt như là một trong những xuất phát điểm trong lý thuyết trò chơi Chiến tranh Lạnh là học thuyết “trả đũa ồ ạt” được đề xướng bởi Tổng thống Eisenhower: Washington chắc hẳn đã đáp trả một cách dữ dội trước mọi cuộc tấn công vào Hoa Kỳ hay các đồng minh của mình. Điều này, những ý kiến đã được đưa ra, chứng tỏ đã tạo nên nỗi sợ hãi đủ mức để ngăn sự xâm lăng của kẻ thù. Nhưng Kissinger tin rằng chính sách này có thể sẽ khích lệ kẻ thù của chúng ta và hạn chế sức mạnh của chúng ta. Liệu Hoa Kỳ có thực sự tấn công hạt nhân Moscow nếu như người Liên Xô tài trợ cho những phiến quân cộng sản ở Angola hay tiếp quản một khu vực nào đó ở Iran ? Tất nhiên là không. Cũng tựa một kết quả, các kẻ thù sẽ khởi sự một “chiến thuật xúc xích Ý,” bóc tách ra từng lợi ích một của người Mỹ, tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ không đáp trả.
Tòa Bạch Ốc cần một phạm vi rộng lớn hơn những lựa chọn quân sự. Nhiều khả năng chọn lựa hơn, như các ý kiến đã được đưa ra, có thể cho phép chúng ta tránh được một số xung đột từ việc nổ ra, giành được thế đòn bẩy trong mặc cả với kẻ khác, cho tới tạm dừng trò leo thang của đối phương. Tính hợp lý của lý thuyết-trò chơi chính là sự kiến tạo nên điều đã trở thành luận thuyết “đáp trả linh hoạt” của những thập kỷ ’60 và ’70: Wasshington sẽ phải đáp trả những mối đe doạ nhỏ theo những chừng mực nhỏ và đe doạ lớn bằng biện pháp có quy mô lớn.
Lý thuyết thằng khùng là một sự mở rộng của luận thuyết đó. Nếu như bạn sẽ tin cậy vào cái tác dụng đòn bẩy thì ắt nhận được điều mà từ đó bạn có khả năng đáp trả bằng những phương cách mềm dẻo khác nhau – từ những vụ ám hại trong đêm tối lặng lẽ cho tới những đòn trả đũa hạt nhân – bạn cần thuyết phục các đối thủ của mình rằng ngay cả một chọn lựa cực đoan nhất cũng sẽ trở thành hiện thực một khi nó được đặt lên bàn. Và phương cách để thực hiện điều đó là làm sao cho chúng nghĩ rằng bạn là một kẻ điên rồ.
Hãy nghĩ về một trò chơi mà lý thuyết gia Thomas Schelling đã miêu tả cho các học sinh của ông ở Harvard vào những năm 1960: Các bạn đang đứng bên bờ vực thẳm, bị xích cổ chân vào nhau. Chẳng mấy chốc một trong số các bạn sẽ gào lên kêu cha khóc mẹ, rồi tất cả các bạn sẽ được giải thoát, nhưng người nào mà giữ được im lặng thì sẽ được một giải thưởng lớn. Bạn sẽ làm gì ? Bạn không thể đẩy một người khác ra khỏi cái miệng vực đó, bởi vì bạn cũng sẽ chết. Nhưng bạn có thể nhảy nhót và bước gần tới miệng vực. Nếu như bạn sẵn sàng chứng tỏ rằng mình cóc sợ những thứ mạo hiểm đó, đối tác của bạn có thể sẽ đồng tình – và bạn sẽ giành được giải thưởng. Nhưng nếu bạn thuyết phục đối thủ của mình rằng bạn đang rất điên cuồng và có khả năng sẽ phóng đi ngay bất cứ khi nào theo bất cứ một hướng nào đó, hắn sẽ kêu cha khóc mẹ ngay tức thì. Nếu như Hoa Kỳ đã tỏ ra liều tĩnh, nổi nóng, thậm chí như mất trí, đối phương có thể sẽ chấp nhận đi vào mà cả rằng họ sẽ phải từ bỏ những điều kiện ở dưới mức bình thường. Trong trường hợp lý thuyết trò chơi, một trạng thái thăng bằng mới có thể sẽ nổi lên khi những nhà lãnh đạo ở Moscow, Hà Nội, và Havana suy tính về mức độ ghê gớm có thể xảy ra nếu như họ kích động tình trạng thiếu kiểm soát nơi tổng thống của chúng ta dẫn tới một cuộc thử nghiệm những vũ khí kinh khủng tùy theo sự lựa chọn của ông.
Những chuyến bay B-52 được trang bị vũ khí hạt nhân gần lãnh thổ Liên Xô có vẻ như là một ứng dụng trực tiếp cho loại lý thuyết trò chơi này. H.R. Halderman, đứng đầu ban trợ tá của Nixon, đã viết trong cuốn nhật trình của ông rằng Kissinger đã tin là dấu hiệu có vẻ như mất lý trí của Hoa Kỳ có thể sẽ “gây chấn động đối với Liên Xô và Bắc Việt Nam”. Nixon đã khuyến khích Kissinger mở rộng cách tiếp cận này. “Nếu vấn đề Việt Nam nổi lên” trong các cuộc đàm luận với Moscow, Nixon khuyên, Kissinger phải “lắc đầu và nói, ‘Tôi rất tiếc, thưa Ngài Đại sứ, nhưng [tổng thống] đã không còn kiềm chế được nữa’.” Nixon đã nói với Haldeman: ”Tôi muốn Bắc Việt Nam tin rằng tôi đã đạt được tới một điểm để tôi có thể làm được mọi điều nhằm chấm dứt chiến tranh. Chúng ta sẽ chỉ nhả ra những lời lẽ với họ rằng vì Chúa, các vị hiểu là Nixon bị ám ảnh về chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi không thể kiềm chế ông ấy khi ông ấy nổi điên – và ông ta có quyền bấm nút hạt nhân – và rồi đích thân Hồ Chí Minh sẽ phải có mặt ở Paris trong vòng hai ngày để cầu xin hòa bình.”
Dobrynin cảnh báo các nhà lãnh đạo Sô Viết rằng “Nixon không thể tự kiềm chế được mình ngay cả trong một cuộc chuyện trò với một vị đại sứ nước ngoài.” Ông còn bình luận cả về “tính đa cảm đang ngày càng tăng lên” và “khó giữ thăng bằng” của tổng thống.
Điều này chính xác là đã gây cái ấn tượng rằng Nixon và Kissinger đã cố gắng tu luyện xảo thuật. Sau cuộc họp, Kissinger rất khoái chí với thành công của họ. Ông viết cho tổng thống: “Tôi nghi ngờ cái nhiệm vụ căn bản của Dobrynin là kiểm chứng tính chất nghiêm trọng của lời đe doạ.” Nixon đã, theo Kissinger, “đóng vai rất lạnh lùng với Dobrynin, đáp trả mỗi khi ông ta văng ra mấy lời.” Kissinger đã khuyên Tòa Bạch Ốc “tiếp tục khuyến khích những lời đe doạ cùng với các động thái quân sự hiện thời của chúng ta.”
Ngày 30 tháng 10, Nixon và Kissinger đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch Ngọn giáo Khổng lồ, và những chiếc B-52 quay đầu hướng về căn cứ. Sự kết thúc bất lình lình đã củng cố thêm cho cái bộ dạng kẻ khùng. Nixon và Kissinger có thể đã cố gắng để cho người Sô Viết thấy là họ có thể khởi sự những hành động đe dọa mà không cần cảnh báo và rồi khôi phục các hoạt động trở lại “bình thường” theo những cách không thể đoán trước được tương tự vậy. Điều này cũng làm cho Kremlin phải dò đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, ngạc nhiên không hiểu liệu Hoa Kỳ có sớm lôi cả hai nước ra khỏi bờ vực thẳm hay không.
Trên một giác độ hiển nhiên nhất, nhiệm vụ này đã thất bại. Nó có thể đã làm cho ban lãnh đạo Sô Viết lo sợ, nhưng nó lại không thúc ép họ chấm dứt những trợ giúp cho Hà Nội, và Bắc Việt Nam dĩ nhiên đã không nhào tới Paris để cầu xin hòa bình. Nixon và Kissinger đã tin tưởng, dường như, rằng những đe doạ của họ đã mở ra cái cánh cửa cho thỏa thuận kiểm soát vũ trang vào đầu những năm 1970. Theo luận cứ này, những nhà lãnh đạo Moscow đã thừa nhận sau tháng 10 năm 1969 rằng họ đã tích cực hơn trong đàm phán với Washington, trên những điều kiện chiều theo các lợi ích của người Mỹ.
Hơn 35 năm sau kế hoạch Ngọn giáo Khổng lồ, tôi đã hỏi Kissinger về nó trong một bữa trưa tại Four Seasons Grill ở New York. Tại sao, tôi hỏi, họ lại dám liều hậu thuẫn một cuộc chiến hạt nhân vào tháng Mười năm 1969 ? Ông ta ngừng ngay khi đang nhai dở miếng salad, tỏ ra ngạc nhiên rằng tôi đã biết quá nhiều về giai đoạn này, và rồi ông thận trọng từng từ một. “Có cái gì đó phải được thực hiện,” ông giải thích, nhằm duy trì những mối đe doạ mà Hoa Kỳ đã thực hiện và gây áp lực lên việc người Số Viết đã giúp đỡ Việt Nam. Kissinger đã đề nghị một số phương án sử dụng vũ khí hạt nhân để cho tổng thống có được nhiều lực đòn bẩy cho các cuộc thương thuyết. Đó là một lối phát âm của lý thuyết trò chơi mà ông ta đã học được trước khi đi tới được quyền lực. “[Người Liên Xô] sẽ làm cái gì ?” Kissinger hỏi lại một cách cục cằn.
Nhưng nếu như mọi việc trở thành một điều khủng khiếp thì sao – nếu như người Liên Xô phản ứng quá dữ dội, nếu một chiếc B-52 bị rơi, nếu một trong những đầu đạn hạt nhân được lắp đặt vội vàng gây kích nổ ? Kissinger tỏ ra ngập ngừng. Phủ nhận rằng đã từng có một lý thuyết gã khùng trong hành binh, ông nhấn mạnh rằng Ngọn giáo Khổng lồ được tính toán cho một cảnh báo, không phải là một trò khiêu khích gây chiến. Sự vận hành đã được toan tính một cách an toàn. Và trong mọi tình huống, ông ta nói, sự quyết đoán là điều thiết yếu cho việc đề ra chính sách.
Jeremi Suri (suri@wisc.edu), là giáo sư sử học của Trường Đại học Wisconsin, tác giả cuốn Henry Kissinger và Kỷ nguyên Mỹ.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008