Luận về một vài khía cạnh của dân chủ Lê Nguyên Hồng
Từ hàng trăm năm nay, khi xã hội loài người không ngừng phát triển tới những tầm cao trí tuệ mới, thì các vấn đề về dân chủ luôn là điều quan tâm của tất cả mọi người dân cũng như của bộ máy chính quyền tại những quốc gia tiến bộ trên thế giới. Một đất nước nào đó muốn được coi là văn minh, thì ngoài việc quốc gia đó phải là một nước giàu, công nghệ phát triển hiện đại, dân trí cao, thì quốc gia đó còn phải là một thể chế dân chủ. Vậy những biểu hiện của dân chủ ở các quốc gia dân chủ ấy như thế nào? Kết quả của dân chủ là gì? Lợi ích của dân chủ dành cho ai? Vv…
Một số ý kiến cho rằng dân chủ đã có từ rất sớm ở Athena – Hy Lap (năm 508 TCN). Nhưng thực ra đó mới chỉ là những hình thái dân chủ cục bộ của một nhóm người. Vì Hy Lạp thời đó đang vận hành một xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ, phụ nữ không có bất cứ một quyền hạn nào trong gia đình và xã hội, nhất là quyền ứng cử, bầu cử. Đối với Ấn Độ, La Mã cổ đại cũng không hơn gì Hy Lạp thời đó.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem dân chủ là gì? Xã Hội dân chủ là gì?
Dân chủ là sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp được công nhận rộng rãi của mỗi bên (mỗi chủ thể), mỗi công dân và mọi công dân với nhau, mỗi công dân với nhà nước, và ngược lại. Như vậy dân chủ không chỉ thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ tương tác giữa nhà nước cầm quyền đối với người dân, mà nó còn hiện diện trong các mối quan hệ quốc tế, gia đình, bạn bè, vợ chồng, hội nhóm, tổ chức vv…
Một số nhà nghiên cứu lý luận chính trị xã hội cho rằng: “Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó nhân dân là nguồn gốc của quyền lực thông qua hệ thống bầu cử tự do”. Nghĩa là họ mặc nhiên thừa nhận dân chủ chỉ thể hiện trong chính trị xã hội của một quốc gia mà thôi. Qua quan điểm trên, người ta có quyền hiểu rằng, dân chủ chỉ được dùng để mô tả cho một loại hình chính trị và phương cách tối ưu thiết lập nên thiết chế chính trị ấy. Như vậy là họ đã bỏ qua vấn đề dân chủ trong những quan hệ bình thường khác của xã hội. Những quan điểm nói trên chỉ chính xác trong việc xem xét khía cạnh chính trị của một nền dân chủ trên mỗi quốc gia riêng biệt mà thôi. Và thật là thiếu sót khi ta không nhắc đến dân chủ quốc tế, mà điển hình ngày nay là dân chủ trong những hoạt động của các quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc, và trong quan hệ nội bộ của một nhóm các quốc gia nào đó như Khối NATO, EU, ASEAN vv…Tất cả các tổ chức quốc tế này đều lấy biểu quyết và phiếu bầu để chọn kết quả đồng thuận cho một hay nhiều vấn đề trên thế giới, hoặc khu vực…
Dân chủ là người dân (công dân) tự làm chủ mọi hành vi của mình, có quyền tự quyết định những vấn đề liên qua đến bản thân mình, có quyền được tôn trọng để tham gia vào những vấn đề của gia đình và xã hội tùy theo khả năng của mình. Nếu một con người sống độc lập trong hoàn cảnh bị biệt lập thì không cần có dân chủ, vậy dân chủ chỉ cần trong mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, giữa con người với con người, giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác và ngược lại mà thôi.
Như vậy, dân chủ hiện diện ở rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, chứ nó không phải là một sản phẩm từ ý thức, dành riêng cho chính trị xã hội. Có thể tạm chia ra hai “trường phái” dân chủ, đó là dân chủ thành văn, tức là có tổ chức, có nguyên tắc, ví dụ như quy định tỉ lệ đồng thuận trong biểu quyết hay phiếu bầu, nó thường dành cho quan hệ nội bộ của một tập thể, một nhóm người, hay nhiều tập thể với nhau. “Trường phái” này theo xu hướng lý tính, áp dụng quảng đại.
“Trường phái” thứ hai là dân chủ bất thành văn dành cho các quan hệ gia đình, bạn bè, họ hàng vv.., nó chỉ thực hiện trong một phạm vi nhất định nào đó. “Trường phái” này nặng về tình cảm chứ không theo bất kỳ quy định chuẩn mực nào. Nhưng nó vẫn theo hướng tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của mỗi người trong cuộc. Ở “trường phái” này đôi khi chỉ cần một ý kiến không đồng thuận, thì tất cả các ý kiến đã đồng thuận khác cũng tự thay đổi theo ý kiến của số ít không đồng thuận…
Tự do và dân chủ liệu có giống nhau hay không? Chúng có tách rời nhau không?
Đôi khi người ta lầm lẫn giữa tự do và dân chủ, trên thực tế thì tự do đã có từ khi ý thức con người còn sơ khai. Tự do như là một cái gì vốn có, tự nhiên có, theo triết lý của triết gia Locke thì “tự do là người ta có quyền làm bất cứ việc gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ một cản trở nào”. Tuy nhiên, dân chủ không phải là như vậy, dân chủ hàm chứa một thể loại tự do có sự kiểm soát và dẫn dắt hành vi bởi ý thức thông qua nhận thức. Dân chủ vừa thỏa mãn các đòi hỏi về tự do mang tính bản năng của con người, vừa hướng dẫn tự do bản năng trở thành tự do có ý thức. Như vậy dân chủ không phải là một thứ tự do trong khuôn khổ pháp luật như thuyết lý của Cộng Sản, mà dân chủ đích thực đã hàm chứa một thứ tự do có ý thức.
Nhà triết học Hegel cho rằng “tự do là cái thiết yếu được nhận thức”, trong đó ông suy luận cái thiết yếu như là các quy luật tự nhiên, và người đọc sẽ hiểu cụm từ “nhận thức” này là những nhận thức đúng đã được nhiều người công nhận. Như vậy ông đã không công nhận sự tự do mang tính bản năng nguyên thủy của con người. Thực tế tự do vẫn hiện diện kể cả trong trường hợp không có nhận thức đúng. Triết gia Hegel là người chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng tâm linh tôn giáo Thiên Chúa Giáo, mà chủ trương của giáo hội Thiên Chúa Giáo là giáo dục nhận thức qua đức tin. Cho nên khái niệm tự do của ông được suy luận từ cái thiết yếu, dường như là những khuôn phép chuẩn mực.
Nghiễm nhiên tự do trong tư tưởng của Hegel là tự do có điều kiện, tự do trong khuôn khổ của nhận thức.
Một số quan điểm nhận định, dân chủ dường như chỉ có trong loại hình trực tiếp, trong khi ở loại hình gián tiếp thì họ lại dùng chữ “cộng hòa ” theo nghĩa lấy kết quả hòa trộn từ cộng đồng. Trên thực tế thì “cộng hòa” trong thể chế chính trị chỉ biểu hiện một khía cạnh của dân chủ mà thôi…
Thông thường, và luôn được quan tâm sâu sắc là vấn đề dân chủ trong một quốc gia. Nhưng để làm tiền đề cho mọi quốc gia đều có dân chủ, mọi công dân trong mỗi quốc gia đều được tôn trọng như nhau, người ta đã lập ra Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền để thể hiện bằng văn bản rành mạch rõ ràng, chính xác các quyền căn bản của con người. Vậy một quốc gia được coi là quốc gia dân chủ chỉ khi, ít nhất mọi quyền căn bản của con người được pháp luật bảo vệ và xã hội tôn trọng. Như vậy hình thái xã hội dân chủ trong một quốc gia là nơi mà các khái niệm về dân chủ được áp dụng một cách khoa học vào thực tiễn của đời sống, trong đó đặc biệt coi trọng quyền con người.
Theo như phát biểu của cựu tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson thì dân chủ là “được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Dân chủ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống. Thế nhưng thường chỉ khi mất dân chủ, mất tự do, người ta mới cảm nhận được giá trị của dân chủ. Vì vậy để hiểu được giá trị của dân chủ chính là phải nhờ sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Trong đó ý nghĩ điều khiển hành vi và hành vi thực hiện quyền tự do của mỗi cá nhân.
Một xã hội muốn có dân chủ thì cần những điều kiện gì?
Trước hết là mọi người dân cần có nhận thức thông qua các kiến thức về khoa học, văn hóa xã hội, trong đó trình độ chuyên môn tốt, học vấn cao, không hẳn đã là một yếu tố quyết định về nhận thức cũng như ý thức xã hội. Dân chủ là người dân làm chủ, làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Nhưng muốn làm được điều này một cách đúng đắn, không lạm dụng quyền hạn của nó, thì người ta phải có kiến thức tổng hợp ở một chuẩn mực tương đối nào đó. Người ta gọi kiến thức đó là dân trí. Vậy muốn thực hiện dân chủ thì trước hết phải có dân trí ở một mức độ nào đó, đủ để mọi người ý thức được lẽ phải và sự bình đẳng.
Ngoài yếu tố dân trí là then chốt thì ý thức là một yếu tố không kém phần quan trọng tác hợp vào dân trí. Nhưng ý thức của con người có từ đâu? Trước hết ý thức của một con người có được chính là nhờ giáo dục. Môi trường giáo dục đó là gia đình, nhà trường, và xã hội, trong đó tôn giáo là một cái nôi đào tạo ý thức đặc biệt quan trọng. Vậy muốn có một xã hội gồm tất cả những con người có dân trí tốt, có ý thức cao, thì nhà nước cầm quyền của xã hội đó phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến những môi trường học tập, sinh hoạt rèn luyện nên ý thức con người. Chúng ta đã nhận ra mối quan hệ mật thiết để có được môi trường dân chủ, đó là một vòng khép kín: Nhà nước cầm quyền quan tâm đầu tư vào giáo dục, khuyến khích tự do tôn giáo, thúc đẩy mọi hoạt động văn hóa xã hội để tạo ra những công dân có ý thức xã hội tốt. Những công dân đó lại chung tay xây dựng, và đồng thời là họ có quyền trực tiếp tham gia vào một nhà nước cầm quyền, gồm tất cả thành viên là những người có ý thức và kiến thức tốt về dân chủ. Tất nhiên, dù chỉ như vậy thì chưa phải là một nhà nước cầm quyền lý tưởng, nhưng đảm bảo rằng, đó sẽ là một nhà nước tốt đẹp, dân chủ, do những công dân ưu tú của cộng đồng lãnh đạo.
Những biểu hiện nào thể hiện một quốc gia dân chủ hiện đại?
Một quốc gia dân chủ hiện đại là một quốc gia mà trong đó mọi người, mọi tổ chức biết tự tôn trọng mình và đồng thời cũng biết tôn trọng người khác, tổ chức khác. Nhà nước pháp quyền biết tôn trọng người dân, lắng nghe tiếng nói của người dân, thông qua tiếp xúc trực tiếp và thông qua các loại hình thông tin gián tiếp khác. Người dân biết tôn trọng chính phủ bằng cách nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ công dân với tổ quốc. Người dân cần thực hiện và chấp hành các quy định về pháp luật như luật hình sự, dân sự, và các quy định hành chính khác, thông qua các văn bản của nhà nước. Các văn bản nói trên được xây dựng theo hình thức công khai soạn thảo, được quyết nghị tán thành của quốc hội lập hiến, đồng thời những điều khoản quan trọng phải được lấy ý kiến của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý. Cũng cần nhấn mạnh rằng cái nhà nước pháp quyền ấy phải được lập ra từ một cuộc bầu cử lành mạnh, có nguồn gốc từ sự đa nguyên và vì vậy nó có khả năng tự kiểm soát bởi một cơ chế mở đó là cơ chế đa đảng nắm quyền, Tam Quyền Phân Lập.
Hệ quả của dân chủ chính là lợi ích của người dân (kể từ tổng thống đến dân thường), đều được tôn trọng cùng với lợi ích của đất nước, của cộng đồng. Cựu tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã từng phát biểu rằng: “Một xã hội dân chủ là một xã hội của dân, do dân và vì dân”.
Một quốc gia dân chủ không hẳn đã là một nước giàu, nhưng nó dứt khoát phải là một nước văn minh, mà nếp sống văn hóa phải được đặt lên hàng đầu. Vai trò của công nghệ và khoa học kỹ thuật ứng dụng của nước đó phải ưu tiên phục vụ đại chúng cho con người. Người ta dễ dàng nhận ra dân chủ trong cách sử dụng và điều phối hoạt động giao thông, sản xuất và mua bán hàng hóa, học tập, phân công lao động vv… Trong các hoạt động sống ấy thì quyền lợi của mọi người dân trong cộng đồng đều được tôn trọng một cách đúng đắn. Vì vậy dân chủ luôn gắn liền với nhân quyền, và trong một phạm vi nào đó thì nó chính là việc tôn trọng nhân quyền.
Một nước có dân chủ được thể hiện trong các quyền công dân, lược ý như sau:
1. Người dân có quyền lực tối thượng.
2. Người dân có quyền chỉ trích những sai sót của chính quyền mà họ đã bầu ra, và có quyền kiểm soát việc làm của chính quyền ấy.
3. Chính quyền các cấp phải lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân.
4. Người dân phải được trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động chính trị xã hội.
5. Mỗi công dân đều có những quyền căn bản bất khả xâm phạm mà nhà nước có trách nhiệm bảo vệ.
6. Người dân có quyền nói ra, viết ra những suy nghĩ của mình, bày tỏ chúng một cách ôn hòa trên mọi loại hình thông tin.
7. Không ai có quyền cưỡng ép một người nào đó phải tin gì, nghĩ gì, viết gì, nói gì, và ngược lại không làm các điều trên.
Trong một quốc gia có xã hội dân chủ đích thực, luật pháp dùng để bảo vệ công dân, duy trì trật tự và giới hạn quyền lực của nhà nước cầm quyền. Chính vì vậy thì ngoài những mảng hoạt động độc lập như truyền thông, báo chí, thì tòa án các cấp của quốc gia đó cũng phải có quyền hoạt động độc lập với nhà nước cầm quyền. Đối với tòa án thì chính phủ và các thành viên của chính phủ ấy, kể cả từ tổng thống trở xuống, đều không có quyền chi phối gây áp lực lên tòa án. Không những thế chính phủ và các thành viên của nó cũng phải nằm trong vòng điều chỉnh của luật pháp thông qua hệ thống tòa án. Một xã hội dân chủ thì không có ai, không có tổ chức nào trở thành vùng cấm đối với tòa án…
Có nhiều loại hình dân chủ, tất nhiên là trước hết phải loại bỏ cái gọi là “dân chủ tập trung” của CNCS, vì nó không có mảy may điều gì là dân chủ cả. Người ta chỉ đặc biệt chú ý đến hai loại hình dân chủ, đó là Dân Chủ Trực Tiếp và Dân Chủ Gián Tiếp (một loại hình giống như Dân Chủ Nghị Viện).
Dân Chủ Trực Tiếp là người dân có quyền lựa chọn một điều gì đó không qua bất kỳ một trung gian nào. Ví dụ trong một cuộc bầu cử hay một cuộc bỏ phiếu thông thường, người ta lựa chọn trực tiếp ra một người đứng đầu cộng đồng, hay một cá nhân xuất sắc để được nhận một giải thưởng nào đó. Tập thể chỉ việc lấy kết quả ý kiến của đa số và loại trừ ý kiến thiểu số. Công việc này thường chỉ áp dụng trong một phạm vi hạn chế về số lượng người tham gia. Trong trường hợp số lượng người tham gia ý kiến quá đông, nhất là trong một xã hội hiện đại phức tạp, thì người ta buộc phải nghĩ ra cách khác. Đó chính là loại hình Dân Chủ Gián Tiếp.
Dân Chủ Gián Tiếp là nhiều nhóm trong một phạm vi giới hạn về số lượng người tham gia, hoặc để khắc phục giới hạn về khoảng cách không gian. Người ta lựa chọn ý kiến, chọn lựa ra một quyết định (kết quả) chung (theo đa số) của nhóm đó rồi lại đưa kết quả này gộp lại cùng những kết quả khác, từ các nhóm khác để tiếp tục chọn lựa lần tiếp theo, Tùy theo yêu cầu chọn lựa là duy nhất một kết quả, một cá nhân, hay nhiều kết quả cho nhiều cá nhân được chọn với mục đích lập ra một nhóm những cá nhân xuất sắc. Ví dụ trong một cuộc bình chọn cá nhân tiêu biểu nào đó, như chọn diễn viên được yêu thích nhất, chọn người dẫn chương trình hay nhất, chọn nhóm nhạc ấn tượng vv… Điều đó cũng gần giống trong trường hợp bầu cử quốc hội hay là bầu tổng thống…
Trong thể chế chính trị cộng sản thì khái niêm dân chủ được đưa ra như là một công cụ cai trị. “Dân chủ tập trung” thực chất là một thứ dân chủ trá hình, trong đó việc tập trung quyền lực vào trong một nhóm độc tài là mục đích chính của chế độ. Nó chỉ khác với chế độ độc tài Phong Kiến ở chỗ, thay vì tập trung quyền lực cho riêng một người (vua chúa), thì nó tập trung quyền lực cho một nhóm người (trong một đảng) mà thôi. Bởi vậy, dù cho chế độ CS cố gắng ngụy biện đến đâu thì họ cũng không thể nào thỏa mãn được 7 điều (đã dẫn ở trên) của các quyền dân sự và chính trị.
Trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa của CS thì các thế lực chính trị đối lập không có chỗ đứng, cho dù đó là những thế lực đối lập tốt, đối lập trung thành. Mà đối lập tốt đối lập trung thành là một yếu tố đa nguyên dân chủ quan trọng cân bằng không những trong đời sống chính trị, mà còn làm cân bằng đời sống xã hội nói chung. Nguyên nhân căn bản của mất dân chủ trong xã hội CS, là việc người dân không được nhà cầm quyền CS tôn trọng và bảo vệ các quyền tối thượng của con người, mà đối lập là một trong các quyền tối thượng đó.
Một hệ thống dân chủ của một đất nước sẽ góp phần làm ổn định nền chính trị của quốc gia ấy. Tại sao lại nói như vây?
Vì xã hội có dân chủ đích thực cho phép người dân có quyền và có phương cách hữu hiệu để thực hiện quyền tước bỏ quyền lực của nhà nước cầm quyền mà không cần phải thay đổi hiến pháp và hệ thống pháp luật. Nó làm cho người dân dù đang rất ủng hộ chính sách của nhà nước cầm quyền nhưng họ cũng sẽ phản đối, thậm chí là có đủ cơ chế để loại bỏ chính sách đó khi nó không thực tế hoặc đi ngược lại lợi ích của người dân. Điều đó sẽ hứa hẹn những thay đổi mang tính ôn hòa có sự trợ giúp của luật pháp, thay vì người dân phải sử dụng mọi hình thức bạo lực để loại bỏ một thế lực chính trị cầm quyền khi thế lực đó không còn có ích cho đại chúng nữa…
Nói tóm lại, dân chủ và xã hội dân chủ là mục tiêu cần thiết, dứt khoát phải có cho một đất nước được coi là văn minh và tiến bộ. Hơn thế nữa nó còn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và mọi mặt của xã hội. Muốn đạt được điều đó thì mỗi người dân trong một đất nước chưa có dân chủ phải ý thức được trách nhiệm của mình trước tương lai của đất nước, trước tương lai của chính bản thân mình. Họ cần nhận thức được rằng mình cần phải làm gì để cho mục tiêu đó trở thành hiện thực, một hiện thực mà họ có thể nắm bắt trong tay bằng quyền lực và sức mạnh của tập thể.
Alexis de Tocqueville – Nhà sử học, nhà xã hội học, và đồng thời là nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng nước Pháp, cách nay hơn 2 thế kỷ đã viết trong tác phẩm có tên là Về Dân Chủ rằng: “Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp bách phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước muốn có dân chủ”.
Bài do tác giả gửi đăng
Từ hàng trăm năm nay, khi xã hội loài người không ngừng phát triển tới những tầm cao trí tuệ mới, thì các vấn đề về dân chủ luôn là điều quan tâm của tất cả mọi người dân cũng như của bộ máy chính quyền tại những quốc gia tiến bộ trên thế giới. Một đất nước nào đó muốn được coi là văn minh, thì ngoài việc quốc gia đó phải là một nước giàu, công nghệ phát triển hiện đại, dân trí cao, thì quốc gia đó còn phải là một thể chế dân chủ. Vậy những biểu hiện của dân chủ ở các quốc gia dân chủ ấy như thế nào? Kết quả của dân chủ là gì? Lợi ích của dân chủ dành cho ai? Vv…
Một số ý kiến cho rằng dân chủ đã có từ rất sớm ở Athena – Hy Lap (năm 508 TCN). Nhưng thực ra đó mới chỉ là những hình thái dân chủ cục bộ của một nhóm người. Vì Hy Lạp thời đó đang vận hành một xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ, phụ nữ không có bất cứ một quyền hạn nào trong gia đình và xã hội, nhất là quyền ứng cử, bầu cử. Đối với Ấn Độ, La Mã cổ đại cũng không hơn gì Hy Lạp thời đó.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem dân chủ là gì? Xã Hội dân chủ là gì?
Dân chủ là sự bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp được công nhận rộng rãi của mỗi bên (mỗi chủ thể), mỗi công dân và mọi công dân với nhau, mỗi công dân với nhà nước, và ngược lại. Như vậy dân chủ không chỉ thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ tương tác giữa nhà nước cầm quyền đối với người dân, mà nó còn hiện diện trong các mối quan hệ quốc tế, gia đình, bạn bè, vợ chồng, hội nhóm, tổ chức vv…
Một số nhà nghiên cứu lý luận chính trị xã hội cho rằng: “Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó nhân dân là nguồn gốc của quyền lực thông qua hệ thống bầu cử tự do”. Nghĩa là họ mặc nhiên thừa nhận dân chủ chỉ thể hiện trong chính trị xã hội của một quốc gia mà thôi. Qua quan điểm trên, người ta có quyền hiểu rằng, dân chủ chỉ được dùng để mô tả cho một loại hình chính trị và phương cách tối ưu thiết lập nên thiết chế chính trị ấy. Như vậy là họ đã bỏ qua vấn đề dân chủ trong những quan hệ bình thường khác của xã hội. Những quan điểm nói trên chỉ chính xác trong việc xem xét khía cạnh chính trị của một nền dân chủ trên mỗi quốc gia riêng biệt mà thôi. Và thật là thiếu sót khi ta không nhắc đến dân chủ quốc tế, mà điển hình ngày nay là dân chủ trong những hoạt động của các quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc, và trong quan hệ nội bộ của một nhóm các quốc gia nào đó như Khối NATO, EU, ASEAN vv…Tất cả các tổ chức quốc tế này đều lấy biểu quyết và phiếu bầu để chọn kết quả đồng thuận cho một hay nhiều vấn đề trên thế giới, hoặc khu vực…
Dân chủ là người dân (công dân) tự làm chủ mọi hành vi của mình, có quyền tự quyết định những vấn đề liên qua đến bản thân mình, có quyền được tôn trọng để tham gia vào những vấn đề của gia đình và xã hội tùy theo khả năng của mình. Nếu một con người sống độc lập trong hoàn cảnh bị biệt lập thì không cần có dân chủ, vậy dân chủ chỉ cần trong mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, giữa con người với con người, giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác và ngược lại mà thôi.
Như vậy, dân chủ hiện diện ở rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, chứ nó không phải là một sản phẩm từ ý thức, dành riêng cho chính trị xã hội. Có thể tạm chia ra hai “trường phái” dân chủ, đó là dân chủ thành văn, tức là có tổ chức, có nguyên tắc, ví dụ như quy định tỉ lệ đồng thuận trong biểu quyết hay phiếu bầu, nó thường dành cho quan hệ nội bộ của một tập thể, một nhóm người, hay nhiều tập thể với nhau. “Trường phái” này theo xu hướng lý tính, áp dụng quảng đại.
“Trường phái” thứ hai là dân chủ bất thành văn dành cho các quan hệ gia đình, bạn bè, họ hàng vv.., nó chỉ thực hiện trong một phạm vi nhất định nào đó. “Trường phái” này nặng về tình cảm chứ không theo bất kỳ quy định chuẩn mực nào. Nhưng nó vẫn theo hướng tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của mỗi người trong cuộc. Ở “trường phái” này đôi khi chỉ cần một ý kiến không đồng thuận, thì tất cả các ý kiến đã đồng thuận khác cũng tự thay đổi theo ý kiến của số ít không đồng thuận…
Tự do và dân chủ liệu có giống nhau hay không? Chúng có tách rời nhau không?
Đôi khi người ta lầm lẫn giữa tự do và dân chủ, trên thực tế thì tự do đã có từ khi ý thức con người còn sơ khai. Tự do như là một cái gì vốn có, tự nhiên có, theo triết lý của triết gia Locke thì “tự do là người ta có quyền làm bất cứ việc gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ một cản trở nào”. Tuy nhiên, dân chủ không phải là như vậy, dân chủ hàm chứa một thể loại tự do có sự kiểm soát và dẫn dắt hành vi bởi ý thức thông qua nhận thức. Dân chủ vừa thỏa mãn các đòi hỏi về tự do mang tính bản năng của con người, vừa hướng dẫn tự do bản năng trở thành tự do có ý thức. Như vậy dân chủ không phải là một thứ tự do trong khuôn khổ pháp luật như thuyết lý của Cộng Sản, mà dân chủ đích thực đã hàm chứa một thứ tự do có ý thức.
Nhà triết học Hegel cho rằng “tự do là cái thiết yếu được nhận thức”, trong đó ông suy luận cái thiết yếu như là các quy luật tự nhiên, và người đọc sẽ hiểu cụm từ “nhận thức” này là những nhận thức đúng đã được nhiều người công nhận. Như vậy ông đã không công nhận sự tự do mang tính bản năng nguyên thủy của con người. Thực tế tự do vẫn hiện diện kể cả trong trường hợp không có nhận thức đúng. Triết gia Hegel là người chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng tâm linh tôn giáo Thiên Chúa Giáo, mà chủ trương của giáo hội Thiên Chúa Giáo là giáo dục nhận thức qua đức tin. Cho nên khái niệm tự do của ông được suy luận từ cái thiết yếu, dường như là những khuôn phép chuẩn mực.
Nghiễm nhiên tự do trong tư tưởng của Hegel là tự do có điều kiện, tự do trong khuôn khổ của nhận thức.
Một số quan điểm nhận định, dân chủ dường như chỉ có trong loại hình trực tiếp, trong khi ở loại hình gián tiếp thì họ lại dùng chữ “cộng hòa ” theo nghĩa lấy kết quả hòa trộn từ cộng đồng. Trên thực tế thì “cộng hòa” trong thể chế chính trị chỉ biểu hiện một khía cạnh của dân chủ mà thôi…
Thông thường, và luôn được quan tâm sâu sắc là vấn đề dân chủ trong một quốc gia. Nhưng để làm tiền đề cho mọi quốc gia đều có dân chủ, mọi công dân trong mỗi quốc gia đều được tôn trọng như nhau, người ta đã lập ra Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền để thể hiện bằng văn bản rành mạch rõ ràng, chính xác các quyền căn bản của con người. Vậy một quốc gia được coi là quốc gia dân chủ chỉ khi, ít nhất mọi quyền căn bản của con người được pháp luật bảo vệ và xã hội tôn trọng. Như vậy hình thái xã hội dân chủ trong một quốc gia là nơi mà các khái niệm về dân chủ được áp dụng một cách khoa học vào thực tiễn của đời sống, trong đó đặc biệt coi trọng quyền con người.
Theo như phát biểu của cựu tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson thì dân chủ là “được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Dân chủ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống. Thế nhưng thường chỉ khi mất dân chủ, mất tự do, người ta mới cảm nhận được giá trị của dân chủ. Vì vậy để hiểu được giá trị của dân chủ chính là phải nhờ sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Trong đó ý nghĩ điều khiển hành vi và hành vi thực hiện quyền tự do của mỗi cá nhân.
Một xã hội muốn có dân chủ thì cần những điều kiện gì?
Trước hết là mọi người dân cần có nhận thức thông qua các kiến thức về khoa học, văn hóa xã hội, trong đó trình độ chuyên môn tốt, học vấn cao, không hẳn đã là một yếu tố quyết định về nhận thức cũng như ý thức xã hội. Dân chủ là người dân làm chủ, làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Nhưng muốn làm được điều này một cách đúng đắn, không lạm dụng quyền hạn của nó, thì người ta phải có kiến thức tổng hợp ở một chuẩn mực tương đối nào đó. Người ta gọi kiến thức đó là dân trí. Vậy muốn thực hiện dân chủ thì trước hết phải có dân trí ở một mức độ nào đó, đủ để mọi người ý thức được lẽ phải và sự bình đẳng.
Ngoài yếu tố dân trí là then chốt thì ý thức là một yếu tố không kém phần quan trọng tác hợp vào dân trí. Nhưng ý thức của con người có từ đâu? Trước hết ý thức của một con người có được chính là nhờ giáo dục. Môi trường giáo dục đó là gia đình, nhà trường, và xã hội, trong đó tôn giáo là một cái nôi đào tạo ý thức đặc biệt quan trọng. Vậy muốn có một xã hội gồm tất cả những con người có dân trí tốt, có ý thức cao, thì nhà nước cầm quyền của xã hội đó phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến những môi trường học tập, sinh hoạt rèn luyện nên ý thức con người. Chúng ta đã nhận ra mối quan hệ mật thiết để có được môi trường dân chủ, đó là một vòng khép kín: Nhà nước cầm quyền quan tâm đầu tư vào giáo dục, khuyến khích tự do tôn giáo, thúc đẩy mọi hoạt động văn hóa xã hội để tạo ra những công dân có ý thức xã hội tốt. Những công dân đó lại chung tay xây dựng, và đồng thời là họ có quyền trực tiếp tham gia vào một nhà nước cầm quyền, gồm tất cả thành viên là những người có ý thức và kiến thức tốt về dân chủ. Tất nhiên, dù chỉ như vậy thì chưa phải là một nhà nước cầm quyền lý tưởng, nhưng đảm bảo rằng, đó sẽ là một nhà nước tốt đẹp, dân chủ, do những công dân ưu tú của cộng đồng lãnh đạo.
Những biểu hiện nào thể hiện một quốc gia dân chủ hiện đại?
Một quốc gia dân chủ hiện đại là một quốc gia mà trong đó mọi người, mọi tổ chức biết tự tôn trọng mình và đồng thời cũng biết tôn trọng người khác, tổ chức khác. Nhà nước pháp quyền biết tôn trọng người dân, lắng nghe tiếng nói của người dân, thông qua tiếp xúc trực tiếp và thông qua các loại hình thông tin gián tiếp khác. Người dân biết tôn trọng chính phủ bằng cách nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ công dân với tổ quốc. Người dân cần thực hiện và chấp hành các quy định về pháp luật như luật hình sự, dân sự, và các quy định hành chính khác, thông qua các văn bản của nhà nước. Các văn bản nói trên được xây dựng theo hình thức công khai soạn thảo, được quyết nghị tán thành của quốc hội lập hiến, đồng thời những điều khoản quan trọng phải được lấy ý kiến của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý. Cũng cần nhấn mạnh rằng cái nhà nước pháp quyền ấy phải được lập ra từ một cuộc bầu cử lành mạnh, có nguồn gốc từ sự đa nguyên và vì vậy nó có khả năng tự kiểm soát bởi một cơ chế mở đó là cơ chế đa đảng nắm quyền, Tam Quyền Phân Lập.
Hệ quả của dân chủ chính là lợi ích của người dân (kể từ tổng thống đến dân thường), đều được tôn trọng cùng với lợi ích của đất nước, của cộng đồng. Cựu tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã từng phát biểu rằng: “Một xã hội dân chủ là một xã hội của dân, do dân và vì dân”.
Một quốc gia dân chủ không hẳn đã là một nước giàu, nhưng nó dứt khoát phải là một nước văn minh, mà nếp sống văn hóa phải được đặt lên hàng đầu. Vai trò của công nghệ và khoa học kỹ thuật ứng dụng của nước đó phải ưu tiên phục vụ đại chúng cho con người. Người ta dễ dàng nhận ra dân chủ trong cách sử dụng và điều phối hoạt động giao thông, sản xuất và mua bán hàng hóa, học tập, phân công lao động vv… Trong các hoạt động sống ấy thì quyền lợi của mọi người dân trong cộng đồng đều được tôn trọng một cách đúng đắn. Vì vậy dân chủ luôn gắn liền với nhân quyền, và trong một phạm vi nào đó thì nó chính là việc tôn trọng nhân quyền.
Một nước có dân chủ được thể hiện trong các quyền công dân, lược ý như sau:
1. Người dân có quyền lực tối thượng.
2. Người dân có quyền chỉ trích những sai sót của chính quyền mà họ đã bầu ra, và có quyền kiểm soát việc làm của chính quyền ấy.
3. Chính quyền các cấp phải lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân.
4. Người dân phải được trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động chính trị xã hội.
5. Mỗi công dân đều có những quyền căn bản bất khả xâm phạm mà nhà nước có trách nhiệm bảo vệ.
6. Người dân có quyền nói ra, viết ra những suy nghĩ của mình, bày tỏ chúng một cách ôn hòa trên mọi loại hình thông tin.
7. Không ai có quyền cưỡng ép một người nào đó phải tin gì, nghĩ gì, viết gì, nói gì, và ngược lại không làm các điều trên.
Trong một quốc gia có xã hội dân chủ đích thực, luật pháp dùng để bảo vệ công dân, duy trì trật tự và giới hạn quyền lực của nhà nước cầm quyền. Chính vì vậy thì ngoài những mảng hoạt động độc lập như truyền thông, báo chí, thì tòa án các cấp của quốc gia đó cũng phải có quyền hoạt động độc lập với nhà nước cầm quyền. Đối với tòa án thì chính phủ và các thành viên của chính phủ ấy, kể cả từ tổng thống trở xuống, đều không có quyền chi phối gây áp lực lên tòa án. Không những thế chính phủ và các thành viên của nó cũng phải nằm trong vòng điều chỉnh của luật pháp thông qua hệ thống tòa án. Một xã hội dân chủ thì không có ai, không có tổ chức nào trở thành vùng cấm đối với tòa án…
Có nhiều loại hình dân chủ, tất nhiên là trước hết phải loại bỏ cái gọi là “dân chủ tập trung” của CNCS, vì nó không có mảy may điều gì là dân chủ cả. Người ta chỉ đặc biệt chú ý đến hai loại hình dân chủ, đó là Dân Chủ Trực Tiếp và Dân Chủ Gián Tiếp (một loại hình giống như Dân Chủ Nghị Viện).
Dân Chủ Trực Tiếp là người dân có quyền lựa chọn một điều gì đó không qua bất kỳ một trung gian nào. Ví dụ trong một cuộc bầu cử hay một cuộc bỏ phiếu thông thường, người ta lựa chọn trực tiếp ra một người đứng đầu cộng đồng, hay một cá nhân xuất sắc để được nhận một giải thưởng nào đó. Tập thể chỉ việc lấy kết quả ý kiến của đa số và loại trừ ý kiến thiểu số. Công việc này thường chỉ áp dụng trong một phạm vi hạn chế về số lượng người tham gia. Trong trường hợp số lượng người tham gia ý kiến quá đông, nhất là trong một xã hội hiện đại phức tạp, thì người ta buộc phải nghĩ ra cách khác. Đó chính là loại hình Dân Chủ Gián Tiếp.
Dân Chủ Gián Tiếp là nhiều nhóm trong một phạm vi giới hạn về số lượng người tham gia, hoặc để khắc phục giới hạn về khoảng cách không gian. Người ta lựa chọn ý kiến, chọn lựa ra một quyết định (kết quả) chung (theo đa số) của nhóm đó rồi lại đưa kết quả này gộp lại cùng những kết quả khác, từ các nhóm khác để tiếp tục chọn lựa lần tiếp theo, Tùy theo yêu cầu chọn lựa là duy nhất một kết quả, một cá nhân, hay nhiều kết quả cho nhiều cá nhân được chọn với mục đích lập ra một nhóm những cá nhân xuất sắc. Ví dụ trong một cuộc bình chọn cá nhân tiêu biểu nào đó, như chọn diễn viên được yêu thích nhất, chọn người dẫn chương trình hay nhất, chọn nhóm nhạc ấn tượng vv… Điều đó cũng gần giống trong trường hợp bầu cử quốc hội hay là bầu tổng thống…
Trong thể chế chính trị cộng sản thì khái niêm dân chủ được đưa ra như là một công cụ cai trị. “Dân chủ tập trung” thực chất là một thứ dân chủ trá hình, trong đó việc tập trung quyền lực vào trong một nhóm độc tài là mục đích chính của chế độ. Nó chỉ khác với chế độ độc tài Phong Kiến ở chỗ, thay vì tập trung quyền lực cho riêng một người (vua chúa), thì nó tập trung quyền lực cho một nhóm người (trong một đảng) mà thôi. Bởi vậy, dù cho chế độ CS cố gắng ngụy biện đến đâu thì họ cũng không thể nào thỏa mãn được 7 điều (đã dẫn ở trên) của các quyền dân sự và chính trị.
Trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa của CS thì các thế lực chính trị đối lập không có chỗ đứng, cho dù đó là những thế lực đối lập tốt, đối lập trung thành. Mà đối lập tốt đối lập trung thành là một yếu tố đa nguyên dân chủ quan trọng cân bằng không những trong đời sống chính trị, mà còn làm cân bằng đời sống xã hội nói chung. Nguyên nhân căn bản của mất dân chủ trong xã hội CS, là việc người dân không được nhà cầm quyền CS tôn trọng và bảo vệ các quyền tối thượng của con người, mà đối lập là một trong các quyền tối thượng đó.
Một hệ thống dân chủ của một đất nước sẽ góp phần làm ổn định nền chính trị của quốc gia ấy. Tại sao lại nói như vây?
Vì xã hội có dân chủ đích thực cho phép người dân có quyền và có phương cách hữu hiệu để thực hiện quyền tước bỏ quyền lực của nhà nước cầm quyền mà không cần phải thay đổi hiến pháp và hệ thống pháp luật. Nó làm cho người dân dù đang rất ủng hộ chính sách của nhà nước cầm quyền nhưng họ cũng sẽ phản đối, thậm chí là có đủ cơ chế để loại bỏ chính sách đó khi nó không thực tế hoặc đi ngược lại lợi ích của người dân. Điều đó sẽ hứa hẹn những thay đổi mang tính ôn hòa có sự trợ giúp của luật pháp, thay vì người dân phải sử dụng mọi hình thức bạo lực để loại bỏ một thế lực chính trị cầm quyền khi thế lực đó không còn có ích cho đại chúng nữa…
Nói tóm lại, dân chủ và xã hội dân chủ là mục tiêu cần thiết, dứt khoát phải có cho một đất nước được coi là văn minh và tiến bộ. Hơn thế nữa nó còn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và mọi mặt của xã hội. Muốn đạt được điều đó thì mỗi người dân trong một đất nước chưa có dân chủ phải ý thức được trách nhiệm của mình trước tương lai của đất nước, trước tương lai của chính bản thân mình. Họ cần nhận thức được rằng mình cần phải làm gì để cho mục tiêu đó trở thành hiện thực, một hiện thực mà họ có thể nắm bắt trong tay bằng quyền lực và sức mạnh của tập thể.
Alexis de Tocqueville – Nhà sử học, nhà xã hội học, và đồng thời là nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng nước Pháp, cách nay hơn 2 thế kỷ đã viết trong tác phẩm có tên là Về Dân Chủ rằng: “Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp bách phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước muốn có dân chủ”.
Bài do tác giả gửi đăng