- Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc (BBC).
Liên doanh khai thác than gây ô nhiễm môi trường ---- VOV News
- Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi? (Da màu).
- Không minh bạch – tham ô – tham nhũng – hành dân (ĐĐKết).Thí điểm đại hội trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư: Tránh dân chủ hình thức, áp đặt nhân sự (LĐộng).
- Phải chế tài việc từ chối cung cấp thông tin cho báo chí (TTrẻ). – Tiếp cận thông tin để tránh sự ‘im lặng đáng sợ’ (VNN).
- Tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ (VNEconomy).
Giám đốc một DNNN thu nhập 238 triệu đồng/tháng (NTNN).
- Nhạc sỹ Doãn Tiến: Tôi thành thật xin lỗi tác giả và bạn đọc (TPhong)
- Choáng với truyện tranh không được “mặc” thêm… bikini (Tổ quốc/KHĐS)
- Yên Phú – ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất? (TTVH)
- Chàng trai Hà Nội trở thành giảng viên Đại học Oxford (KH&DT).
- Mỹ hỗ trợ tín dụng cho người VN sống chung với HIV (TNiên).
- Mua búp bê tình dục: Nhấp chuột, hàng đến tận nhà (KHĐS).500 công nhân Công ty Hamlin tiếp tục đình công--- VOV News
- Ai đẩy chứng khoán giảm sâu? (TTrẻ)
- Quản lý sàn vàng: Góc nhìn từ người trong cuộc (DĐDNghiệp)
- Foster Wheeler Wins Vietnam Deal (benzinga.com)
- Xuất khẩu của Trung Quốc gây khó cho láng giềng (DĐDNghiệp)
Cảnh giác trước kiểu xâm lược mới! -- butlong |
Cơ quan Quản lý thị trường TP HCM vừa phát hiện Công ty Kim Lan xài bốn tấn thành phẩm gồm: táo, me, xí muội, bánh kẹo có xuất xứ Trung Quốc (TQ) nhưng lại được đóng gói vào bao bì ghi sản xuất tại địa chỉ của Công ty Kim Lan. Số hàng này sau khi được thay đổi bao bì, nhãn mác sẽ được mang đi tiêu thụ tại chợ Bình Tây và một số địa phương khác.
Nếu kết quả giám định sắp tới cho thấy lô hàng này đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, giống như nhiều vụ việc trước đây, Công ty Kim Lan cùng lắm chỉ bị xử lý hành chính về ghi nhãn hàng hóa (sai xuất xứ) chứ khó có thể xử lý theo chế tài hàng giả (trừ trường hợp chủ nhãn hiệu hàng hóa TQ đã đăng ký tại VN và khởi kiện). Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng và những doanh nghiệp chế biến thực phẩm khác sẽ hết sức bất bình bởi kiểu làm ăn “treo đầu dê, bán thịt chó” này.
Gần ba năm trước dư luận cũng đã tranh cãi gay gắt về việc Công ty Thép Việt Ý (VIS) ký hợp đồng thuê một công ty của TQ gia công 5.000 tấn thép cây mang nhãn hiệu VIS, sau đó đưa về VN để tiêu thụ. Hiệp hội Thép và 16 công ty thép trong nước đã phản ứng bằng việc hai lần đệ trình lên Thủ tướng.
Lý do mà các công ty thép phản ứng vì thép do
Hồi năm 2002 cũng đã xảy ra vụ việc Công ty Honda VN nhập linh kiện TQ về lắp cho xe Wave α khiến Hiệp hội Xe đạp xe máy phải tổ chức nhiều cuộc họp. Thời điểm đó đối với người tiêu dùng VN, chữ “Honda” đồng nghĩa với một “đẳng cấp” về chất lượng, sự có mặt của linh kiện TQ là khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên sau khi Honda VN cam kết chất lượng xe Wave α vẫn đạt “tiêu chuẩn Honda” thì không cơ quan nhà nước nào “vào cuộc” theo yêu cầu của Hiệp hội nữa.
Gần đây còn có hiện tượng một số doanh nghiệp may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng… ở Quảng Châu (TQ) nhận gia công sản phẩm từ A-Z và gắn nhãn hiệu “Made in Vietnam” cho bất cứ ai có yêu cầu, miễn là xuất khẩu được hàng!
Có một thực tế là khi VN đã là thành viên WTO, nhiều ngành sản xuất sẽ buộc phải cạnh tranh do không còn bảo hộ từ Nhà nước. Xét về khía cạnh kinh doanh, doanh nghiệp được phép làm những gì pháp luật không cấm, kể cả việc không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi thuê (mua) nước ngoài gia công một phần hoặc toàn bộ sản phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải hành xử theo luật và một khi không chứng minh được doanh nghiệp làm sai thì cũng khó có thể ngăn chặn những cách làm tương tự.
Tuy nhiên những tiếng nói đến từ các tổ chức dân sự lại hết sức cần thiết. Ở việc xảy ra ở Công ty Kim Lan, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thực phẩm hoàn toàn có thể đưa ra chính kiến. Rằng nếu như các công ty khác cũng thực hiện phương thức kinh doanh như thế thì sản xuất trong nước sẽ bị đình đốn, ảnh hưởng đến người lao động và người tiêu dùng khó được đảm bảo quyền lợi khi nhà sản xuất đích thực ở nước ngoài.
- GS Nguyễn Mạnh Tường qua lời kể của học trò (KHĐS/X&N)
Phỏng vấn Thi Vũ Võ Văn Ái (Gió O).
Thời điểm Thăng Long nghìn năm: Cần nói lại (TunaVN).
- Dự liên hoan phim trẻ tại Nhật Bản: Phim “Nước mắt bào thai” làm xấu hình ảnh đất nước (LĐộng).
- Ẩm thực Việt Nam tại Úc (TTrẻ)
- Những bức thư tình thời chiến (BBC).
- Nồng nàn những năm 90 thế kỷ trước(36pho.vn)- Về khuynh hướng phê bình hiện sinh ở đô thị miền Nam 1954-1975 (Viet-Studies)
- Bữa tiệc bóng đá tan vỡ sau thất bại của U23 VN (TTXVN)
- NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO: BÓNG ĐÁ VÀ TIỀN (blog BS Hồ Hải).
- A Vietnam adventure (Kyivpost)
- Tự tạo liên khúc nhạc Giáng sinh (TTrẻ)
- 5 năm nữa, Internet di động sẽ thống trị web (VNN)
Đóng tiền lấy danh hiệu “Dũng sĩ kế hoạch nhỏ” (TTrẻ).
– Thực hiện ba công khai: Hết thời hạn, chỉ có 65% các trường ĐH-CĐ báo cáo (TTrẻ).
Giáo viên phải tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh (TTrẻ)
- Tranh cãi kịch liệt về kiểu dạy ‘phi truyền thống’ (VNN/QN).
- Sinh viên đánh giá giảng viên: Mỗi trường một kiểu (TTrẻ)
- VN đề nghị Úc chuyển giao công nghệ dự báo thời tiết (VNN)
- Ai tung tin ngày tận thế? (VNN).
- Thu giữ 4 tấn bánh kẹo Trung Quốc giả Việt Nam (VTC).
- Khi dân tự đập nhà mình (TTrẻ).
Việt Nam cần sự tài trợ của quốc tế để nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu (RFI).
- Chống biến đổi khí hậu : Hoa Kỳ sẵn sàng vận động để tìm 100 tỷ đô la mỗi năm (RFI)
- Tại Trung Quốc các ca tử vong vì cúm A đột ngột gia tăng (RFI)
- Top source countries for foreign adoptions in 2009 (Miamy Herald/AP).- Người có HIV được vay tiền của Hoa Kỳ (BBC)
Trung Quốc bắt giữ một kỹ sư ô tô người Mỹ
- China’s naval prowess overblown (ASIA TIMES)
- Quan điểm mới về thế giới của Trung quốc (bauvinal)
- Obama viết thư cho Kim Chính Nhất (BBC)
- Tại Thái Lan, nghi vấn về việc phát hiện linh kiện chế tạo hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên (RFI)
- Nhật Bản tạm ngưng chương trình lá chắn chống tên lửa hợp tác với Hoa Kỳ (RFI). – Chuyển căn cứ quân sự đến Okinawa : Thủ tướng Nhật đương đầu với Mỹ.
- Nga cáo buộc Mỹ trì hoãn đàm phán START-2 (Vit)
- Trung Quốc: Những đứa trẻ bị bỏ lại đằng sau (Tin tức cuối tuần).
- Hạ viện Mỹ thông qua dự luật quốc phòng 636 tỷ USD (ĐViệt)
Việc mở rộng điện hạt nhân ở Trung Quốc khơi dậy các mối quan ngại
New York Times Việc mở rộng điện hạt nhân ở Trung Quốc khơi dậy các mối quan ngại
Ngày 15-12-2009
Thẩm Quyến, Trung Quốc — Trung Quốc đang chuẩn bị xây thêm một số nhà máy điện hạt nhân nhiều gấp ba lần số nhà máy điện hạt nhân cả thế giới cộng lại trong thập kỷ tới, một tốc độ nguy hiểm đối với việc giúp [các nước trên thế giới] làm giảm sự nóng lên toàn cầu trong tương lai.
Ngành công nghiệp điện hạt nhân dân sự của Trung Quốc — với 11 lò phản ứng đang hoạt động và việc xây dựng bắt đầu càng nhiều cứ mỗi 10 năm kế tiếp — không chắc là có tai nạn nghiêm trọng trong 15 năm về việc sản xuất điện trên quy mô lớn.
Và với Trung Quốc đã là nơi có nguồn phát xạ lớn nhất về khí thải, chính là [nguyên nhân gây nên] hiện tượng trái đất ấm dần, việc mở rộng điện hạt nhân ít nhất sẽ làm chậm sự gia tăng lượng phát thải.
Tuy vậy, kể cả trong lẫn ngoài nước, tốc độ của chương trình xây dựng đã gây ra các mối quan ngại về an toàn. Trung Quốc đã yêu cầu quốc tế giúp đỡ đào tạo một lực lượng thanh tra hạt nhân.
Nước cuối cùng đã thực hiện việc mở rộng hạt nhân tăng nhanh như thế chính là Hoa Kỳ trong thập nhiên 70, trong một sự say mê xây dựng lò phản ứng để rồi kết thúc bằng một tai nạn Three Mile Island ở Pennsylvania vào năm 1979. Và Trung Quốc đang đặt nhiều nhà máy hạt nhân của họ ở gần các thành phố lớn, có khả năng làm cho hàng chục triệu người dân bị bức xạ trong trường hợp có một tai nạn [xảy ra].
Ngoài ra, Trung Quốc còn phải duy trì các biện pháp bảo vệ hạt nhân trong một nền văn hoá kinh doanh quốc gia nơi mà chất lượng và sự an toàn đôi khi chiếm một vị trí kém quan trọng hơn như việc cắt giảm chi phí, lợi nhuận và tham nhũng triệt để – mà chúng ta đã thấy qua các vụ bê bối trong vấn đề thực phẩm, thuốc men, ngành công nghiệp đồ chơi và việc xây dựng các trường học kém chất lượng dẫn đến sụp đổ trong trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên hồi năm ngoái.
“Trong giai đoạn hiện nay, nếu chúng ta không hoàn toàn nhận thức được việc mở rộng quá nhanh của khu vực kinh tế, nó sẽ đe doạ tới chất lượng xây dựng và an toàn hoạt động của nhà máy điện hạt nhân,” Ông Lý Quan Kiệt (Li Ganjie), Giám đốc Cơ quan Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, cho biết trong một bài phát biểu trong năm nay.
Một vụ bê bối tham nhũng cấp cao đã lộ ra trong ngành công nghiệp hạt nhân.
Trong tháng tám, chính phủ Trung Quốc sa thải và đã bắt giam vị Chủ tịch đầy quyền lực của Tổng Công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, ông Kang Rixin, trong vụ án tham nhũng $260 triệu đô la liên quan đến cáo buộc gian lận đấu thầu trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, theo như tin tức trên các phương tiện truyền thông chính thức [loan tải]. Chưa có cáo buộc chính thức nào chống lại ông Kang, người đang bị giam giữ riêng để phục vụ việc điều tra xét hỏi.
Trong khi chưa tìm thấy quyết định nào của ông Kang đưa ra đã gây nên các điều kiện độc hại tại các nhà máy hạt nhân, trường hợp này là một dấu hiệu đáng lo ngại rằng các chuyên gia điều hành hạt nhân ở Trung Quốc không phải lúc nào cũng đặt sự an toàn lên hàng đầu trong các quyết định của mình.
Ngược lại với các ngành công nghiệp như đồ chơi, Trung Quốc được ghi nhận là rất an toàn trong các ngành công nghiệp như hàng không, ngành đã nhận được sự quan tâm ở cấp chính phủ.
Những thách thức đối với chính phủ cũng như đối với các công ty hạt nhân là khi họ gia tăng việc xây dựng thì phải để mắt tới một đội quân ngày càng tăng của các nhà thầu và các nhà thầu phụ, những người có thể bị cám dỗ trong việc cắt xén.
“Đó là một điều cần quan tâm, và đó là lý do tại sao tất cả chúng tôi đang làm việc với nhau bởi vì chúng tôi nghe những chuyện như thế này xảy ra trong các ngành công nghiệp khác”, ông William P. Poirier, Phó Chủ tịch công ty Westinghouse Electric, công ty đang xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc.
Philippe Jamet, Giám đốc bộ phận lắp đặt hạt nhân an toàn tại Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế ở Viên (thủ đô nước Áo), nói rằng Trung Quốc đã hoan nghênh các thanh sát viên nước ngoài tại lò phản ứng của họ và rằng “chúng cho thấy sự an toàn trong các hoạt động khá tốt.”
Nhưng ông nói thêm rằng các cơ quan quốc tế đã quan ngại về việc liệu Trung Quốc có đủ các thanh sát viên hạt nhân được đào tạo phù hợp để xử lý việc phát triển nhanh [như thế hay không].
“Họ không có nhiều nhân viên, khi bạn so sánh với số lượng nhân viên mà họ sẽ cần”, ông Jamet cho biết. Cơ quan [Nguyên tử năng Quốc tế] chấp nhận một yêu cầu của Trung Quốc để gửi một nhóm các chuyên gia quốc tế tới nước này vào năm tới để đánh giá về nhân sự và việc huấn luyện, ông nói thêm.
Vào cuối tháng mười, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ra lệnh gia tăng gấp năm lần số nhân viên của cơ quan an toàn vào cuối năm tới, đến 1000 người, theo các nhà điều chỉnh Hoa Kỳ cho biết. Các viên chức Trung Quốc đã không trả lời những yêu cầu để xác nhận [có tìm được 1.000 nhân viên hay không].
Trung Quốc có hai công ty khổng lồ về điện hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước: Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, ở vùng đông bắc Trung Quốc, và Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc, ở đông nam Trung Quốc.
Các chuyên gia phương Tây chú ý tới nhà máy điện hạt nhân Daya Bay ở Thẩm Quyến, nhà máy chủ yếu sử dụng các mẫu thiết kế của Pháp và được điều hành bởi Tập đoàn Điện Hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc, như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể chạy các lò phản ứng một cách an toàn. Một tủ trưng bày các giải thưởng mà nhà máy điện này đã thắng giải trong cuộc thi an toàn toàn cầu.
Tương tự, Công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc hợp tác với các thanh sát viên quốc tế và không thấy có rủi ro nào được báo cáo. Nhưng cội nguồn của vấn đề nằm trong một bộ của chính phủ có quan hệ gần gũi với Liên Xô cũ, làm cho vấn đề càng thêm bí ẩn đối với hầu hết các chuyên gia phương Tây, cùng với các vụ án tham nhũng đã tạo thêm mối quan ngại cho họ (các chuyên gia phương Tây). Công ty Quốc gia Hạt nhân Trung Quốc đang đi đúng trên con đường phát triển nhanh hơn Tập đoàn Quảng đông Trung Quốc trong thập kỷ tới.
Công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc đã tìm cách bưng bít trường hợp liên quan đến việc bắt giữ Chủ tịch công ty, như việc xóa trang web tiếng Trung, ngay cả hầu hết các tin tức không quan trong đã loan tải nói tới ông Kang. Trong một bản trả lời các câu hỏi bằng fax, Công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc đã không đề cập đến ông Kang, nhưng nhấn mạnh rằng nhà máy của mình đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc bắt giữ của ông Kang, một nhân vật có quyền lực là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể xem như là bằng chứng về mức độ nghiêm túc của Trung Quốc về sự an toàn.
Ngày nay, các nhà máy hạt nhân Trung Quốc có thể sản xuất khoảng 9 gigawatt (GW) điện khi vận hành hết công suất, cung cấp khoảng 2,7% điện cho cả nước. Ba năm trước, chính phủ đặt ra mục tiêu gia tăng công suất nhiều hơn gấp bốn lần vào năm 2020.
Chính phủ sẽ sớm công bố kế hoạch gia tăng thêm trong mục tiêu của họ, với công suất 70GW vào năm 2020 và 400GW vào năm 2050, ông Jiang Kejun, Giám đốc chính sách năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định chính sách, cho hay.
Nhu cầu về điện đang tăng rất nhanh tại Trung Quốc mà ngay cả ngành công nghiệp này có thể đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng [của họ] năm 2020, các trạm hạt nhân cũng chỉ tạo ra khoảng 9,7% năng lượng quốc gia, theo như các kế hoạch của chính phủ.
Mang lại rất nhiều tuyến điện hạt nhân trong thập kỷ tới sẽ làm giảm lượng khí thải liên quan đến năng lượng của quốc gia, khí thải làm trái đất nóng lên 5%, tương đương với lượng khí thải có thể sản xuất bằng cách đốt than để tạo ra năng lượng.
“Với bất kỳ ai quan tâm về lượng khí thải carbonic (khí CO2), thì đây là điều phấn khởi, thế nhưng nó chỉ là một phần nhỏ trong một đám rối rắm”, ông Jonathan Sinton, một chuyên gia Trung Quốc tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế ở Paris nói.
Trung Quốc, một nước mà hầu hết các ước tính cho rằng từ năm 2006 đã vượt qua Mỹ về việc trở thành một nước có chất phát xạ lớn nhất về khí thải nhà kính, đang tìm kiếm những cải tiến mạnh về hiệu quả năng lượng cho nền kinh tế của họ.
Nhưng nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh mà ngay cả việc nước này có thể đáp ứng các mục tiêu của mình đi nữa, thì tổng lượng khí thải ra sẽ tăng 72-88% vào năm 2020, ông Sinton nói.
Thách thức đối với Trung Quốc là xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân của mình mà không để xảy ra tai nạn tương tự như vụ Three Mile Island, trong đó một phần lõi của lò phản ứng bị tan chảy ra và đã để cho chất phóng xạ phát ra, hoặc như vụ thảm hoạ Chernobyl tại Liên Xô cũ hồi năm 1986, vụ tai nạn hạt nhân dân sự tồi tệ nhất xảy ra trên thế giới.
Trung Quốc không sử dụng loại lò phản ứng đã nổ tung ở Chernobyl. Và các kỹ sư ở Trung Quốc nghiên cứu những sai lầm mắc phải ở Three Mile Island do những người điều hành đã qua các khoá đào tạo kém chất lượng.
Ông Liu Yanhua, Phó Bộ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật nói rằng Trung Quốc tin rằng ngành công nghiệp hạt nhân của họ sẽ tiếp tục phát triển một cách an toàn.
“Cho đến nay,” ông Liu nói, “không có thiệt hại.”
Người dịch N.T. Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009