Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Điểm tin 18/12

thd:

Việt Nam - Mỹ: 'Mở ra giai đoạn hợp tác mới' (BBC 17-12-09) -- Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ không ảnh hưởng đến nước thứ ba (VnEx 17-12-09) -- Nước thứ ba này chắc là "nước lạ"?

Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc (BBC 17-12-09)

Vietnam buys submarines to counter China (South China Morning Post 17-12-09) -- Phân tích của Greg Torode

Mỹ - Trung Quốc - Hải Quân: How the United States Lost the Naval War of 2015 ( Obis / Foreign Policy Research Institute Sec 2009) -- Báo động! Chuyện giả tưởng (?) của James Kraska


Trung Quốc - Hải Quân: China's naval prowess overblown (Asia Times 18-12-09) -- Phê bình bài trên của Kraska. (Có trích p/v trực tuyến của VNN Nguiyễn Anh Tuấn và đại sứ TQ)


Tam Quốc diễn nghĩa (Lê Duy Nhân)

“…Cái khó của VN trong nỗ lực tăng cường và hiện đại hoá khả năng chống lại áp lực quân sự của TQ là ngân sách quá eo hẹp. Chỉ khi nào dám đứng thẳng dậy chống lại sức uy hiếp của TQ thì VN mới tìm được sinh lộ…”

Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam-Hoa Kỳ-Nga không phải ngẫu nhiên mà “nóng” lên. Nó là quan hệ an ninh vùng Biển Đông giữa Hoa Kỳ và VN và là quan hệ thương mại quốc phòng giữa Nga và Việt Nam.

Cái nhìn chiến lược của Hoa Kỳ về Thái Bình Dương, trong đó VN là một mắt xích quan trọng sau chiến tranh VN, có thể bắt đầu từ chuyến đi của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ William Cohen vào năm 2000 và ba năm sau được đáp lễ cho “phải phép” bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Pham Văn Trà. Mặc dầu Hoa Kỳ mong muốn có ảnh hưởng sâu đậm với quốc phòng VN nhưng cũng không muốn Trung Quốc “động lòng” trong khi VN cũng chỉ muốn “dựa hơi” Hoa Kỳ để lên “gân” với TQ. Do đó quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ lình xình như lục bình trôi sông. Việt Nam nhận tham gia chương trình giáo dục vá huấn luyện quân sự không tác chiến như Anh ngữ và cứu thương, một chương trình dành cho nhiều quốc gia khác được coi như là xã giao hơn là có thực chất “quốc phòng”.

Trong mấy tháng gần đây, dưới áp lực mỗi ngày một gia tăng của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam buộc phải nhìn qua phía bên kia Thái Bình Dương để thoát hiểm. Còn ai “hữu hảo” hơn Hoa Kỳ! Cho nên sự hiện diện của quân lực Mỹ tại VN mỗi ngày một dày đặc hơn. Các chiến hạm, kể cả hàng không mẫu hạm, Mỹ cặp bến VN đều đều. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đến VN, rồi Bộ trưởng QP Việt Nam Phùng Quang Thanh tới Mỹ, khiến người ta có cảm tưởng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sắp trở thành “huynh đệ chi binh” đến nơi.

Nhưng quan hệ quốc phòng giữa hai kẻ cựu thù này, cho dù có quan trọng và thắm thiết bao nhiêu, thì nó vẫn còn phải “chờ thời” vì cái bóng sừng sững đe doạ của Trung Quốc. Hoa Kỳ chỉ dám rao bán các thiết bị phòng thủ không đụng chạm đến một sợi lông chân TQ như hệ thống radar duyên hải và máy bay tuần tra. Việt Nam im thin thít về các thành quả của chuyến đi Mỹ của tướng Phùng Quang Thanh. Báo chí trong nước, kể cả các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân. Saigon Giải Phóng…nghĩa là những tờ báo lớn của Đảng không có lấy một chữ vế cuộc hội đàm ngày 15/12/09 giữa Bộ Trưởng QP Hoa Kỳ Robert Gates và Bộ Trưởng QP Việt Nam Phùng Quang Thanh.

Phát ngôn viên của Bộ QP Hoa Kỳ, Thiếu tá Maureen Schumann, cũng tuyên bố rất nhẹ nhàng về hợp tác quân sự giữa hai nước là ở mức “gìn giữ hòa bình, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo”. Nếu chỉ nhằm đạt được những mục tiêu này thì đâu cần đến Bộ Trưởng Quốc Phòng VN qua Hoa Kỳ để gặp gỡ Bộ Trưởng QP Mỹ, hội kiến TNS Jim Webb, TNS John MacCain, những nhà lập pháp nặng ký của Mỹ về quốc phòng! Tướng Thanh đi bang giao quân sự với Mỹ mà y hệt như người đi ăn vụng. Còn Hoa Kỳ thương thảo bán vũ khí cho VN thì giống như kẻ lén vợ đi cặp bồ. Ai nhục hơn ai?

Báo chí trong nước nín thinh về bang giao quốc phòng với Mỹ nhưng lại khua chiêng gõ trống về những mậu dịch quân sự với Nga. Phía Nga cũng chẳng thèm che đậy việc sẽ bán các vũ khí cho VN, mà các vũ khí do VN đặt hàng toàn là những thứ nhắm vào mục tiêu chống “xâm lược” TQ như tàu ngầm, chiến đấu cơ hiện đại. Trong khi tướng Phùng Quang Thanh sang Mỹ đi đêm với “thiện chí bảo vệ hòa bình” của Mỹ thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Nga ký các thỏa ước mậu dịch quân sự với TT Putin và trình làng một cách rất “thoải mái”. Vì mua vũ khí của Nga thì TQ chả có lý do gì để hoạnh họe VN, “ấy chúng tôi chỉ tiếp tục cái việc đã làm từ mấy chục năm nay”. TQ cũng chẳng nắm được yếu huyệt nào của Nga để buộc Nga phải e dè. Hai bên như nước sông với nước giếng, không ai đụng vào ai.

Cái khó của VN trong nỗ lực tăng cường và hiện đại hoá khả năng chống lại áp lực quân sự của TQ là ngân sách quá eo hẹp. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Chỉ khi nào dám đứng thẳng dậy chống lại sức uy hiếp của TQ thì VN mới tìm được sinh lộ. Chỉ nội việc cho Mỹ thuê Cam Ranh làm căn cứ hậu cần để có tiền mua vũ khí mà còn sợ ông làng giềng “bất hảo” thì nói chi đến chuyện thách thức dã tâm chiếm đất đoạt biển của Bắc Kinh.

Có thể tự hào rằng ta có Độc Lập không?



Hải quân Việt Nam đã học được những gì?
Tuần trước, Trung Quốc đã đuổi bắt ba tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, khi họ đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, phía Trung Quốc đã tịch thu toàn bộ ngư cụ và hai con tàu, rồi dồn 43 ngư dân lên con tàu thứ ba, đuổi ra biển...


thd:

Nhìn lại vụ tràn dầu năm 2007 (TT 13-12-09) -- Bài này của Danh Đức được BBC chú ý, dịch ra tiếng Anh với tựa đề "Vietnamese paper says Chinese oil firm disregards environmental damage"

Chính trị: "Giải thưởng nhân quyền" cho 2 công dân vi phạm pháp luật: Một trò hề lố bịch (CAND 17-12-09)

Vụ tu viện Bát Nhã: Vietnam Pressed To Act (RFA 17-12-09) -- Bài này cũng trên RFA, nhưng bằng tiếng Anh. Cô đọng và ... hay hơn mấy bài bằng tiếng Việt! (Có lẽ nhờ biên tập kỹ hơn! Hahaha!)

Vietnamese monks under pressure seek French asylum (AP 17-12-09)

Five Excuses Loretta Sanchez Apologists Give to Justify Her Not Being More Aztlanista (OC Weekly 16-12-09)

Nga giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (LĐ 17-12-09)


Chủ nghĩa xã hội thị trường

Trang mạng Ba Sàm “giới thiệu hai tiểu luận của Giáo sư Kornai János, nhà kinh tế học Hungari nổi tiếng thế giới, giáo sư danh dự của Đại học Harvard, nhà nghiên cứu danh dự dẫn đầu của Collegium Budapest Institue for Advanced Study và giáo sư nghiên cứu của Đại học Trung Âu. Ông cũng đã có hai cuốn sách rất bổ ích được dịch ra tiếng Việt, là Hệ thống XHCN và Bằng sức mạnh tư duy. GS cũng đã tới Việt Nam một lần. Hai bản dịch này của TS Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.” János nhận xét,

“chế độ thống trị cộng sản theo kiểu cũ đã nỗ lực một cách nghiêm túc để xây dựng nhà nước phúc lợi, chí ít các thành phần nhất định, trong khu vực giáo dục và y tế, cũng như trong hệ thống hưu bổng. Quyền được hưởng đã mở rộng ra cho tất cả công dân hay – về một số dịch vụ – chí ít cho người lao động của các xí nghiệp thuộc sở hữu công. Khi họ làm việc này, tất nhiên trình độ sản xuất và phát triển kinh tế thấp đã hạn chế các khả năng của các chính phủ khi đó. Những nỗ lực đó đã không thể dẫn đến một nhà nước phúc lợi hiện đại có nền móng tốt. Ở những điểm nhất định họ thậm chí còn vượt quá các giới hạn nguồn lực có thể dùng cho mục đích này, và đã tạo ra một nhà nước phúc lợi đẻ non. Tình hình này bây giờ đã chấm dứt! Nhà nước đã bắt đầu rút lui khỏi lĩnh vực dịch vụ phúc lợi vì lợi ích của cân bằng ngân sách thuận lợi hơn và của tính cạnh tranh hữu hiệu của khu vực tư nhân. Mức tái phân phối giảm đi, sự bất bình đẳng tăng lên đầy kịch tính, khoảng cách giàu nghèo doãng ra. Trung Quốc và Việt Nam không tiến gần (ở mức độ tương đối, về mặt phân chia thu nhập và cơ cấu các dịch vụ phúc lợi) đến mô hình dân chủ xã hội Scandinavian, mà đúng hơn tiến theo hướng mô hình của Manchester đầu thế kỷ thứ 19 hay mô hình của các nước Mỹ-Latin vô cùng bất bình đẳng.”

Tiểu luận thứ hai, “Sự thay đổi hệ thống có nghĩa là gì?”, có đoạn:

“Trong mười thành viên trung Âu mới của Liên minh châu Âu (EU) không chỉ điều kiện tối thiểu đã được thực hiện: đã chấm dứt sự thống trị chuyên chế của đảng cộng sản theo hệ tư tưởng marxist-leninist thù địch với chủ nghĩa tư bản và như thế khiến cho việc chuyển sang họ-hệ thống tư bản chủ nghĩa là có thể. Đã xảy ra nhiều hơn thế nhiều, bước ngoặt sâu sắc hơn nhiều: nền dân chủ đã thay thế chế độ độc tài, sự cạnh tranh đa đảng đã thay sự độc quyền chính trị của đảng cộng sản.

Sự thay đổi chính trị này [chuyển sang nền dân chủ]– như trong phần trước của dòng tư duy tôi đã nhấn mạnh – không phải là điều kiện cần của sự thay đổi hệ thống. Chủ nghĩa tư bản có thể thay thế chủ nghĩa xã hội theo cách, một loại chế độ chuyên chế khác thế chỗ cho một loại chính thể chuyên chế [cũ]. Hãy chỉ nghĩ về 1919 và thời kỳ đầu sau đó, khi khủng bố trắng thay cho khủng bố đỏ. Hay hãy nhớ lại cuộc đảo chính Pinochet.* Sự may mắn lịch sử đặc biệt đã khiến cho có thể là hai loại biến đổi này – biến đổi kinh tế và chính trị – trùng với nhau. Không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Các phong trào và sự tổ chức đối lập dân chủ quay mặt lại với hệ thống cộng sản, quá trình khai sáng trí tuệ, sự lung lay ý thức hệ và đạo đức của tầng lớp lãnh đạo của đảng cộng sản, tức là các lực lượng bên trong, đã đóng góp [vào sự thay đổi này]. Ở một số nước, có lẽ nhất là ở Hungary và Ba Lan, vai trò của các lực lượng bên trong là lớn hơn, còn ở các nước khác tác động bên trong là nhỏ hơn. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng cuối cùng không phải là các lực lượng bên trong đã đưa đến sự sụp đổ của chế độ chuyên chế cộng sản, mà là các hoàn cảnh bên ngoài, những thay đổi đã xảy ra trong tương quan lực lượng quốc tế, đã làm cho điều đó là có thể. Liên xô đã có thể cản trở sự rời khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Hungary năm 1956, ở Tiệp Khắc năm 1968 và ở Ba Lan năm 1981, nhưng trong các năm 1989-1990 thì đã không.”


600 triệu USD có vực dậy nổi ngành công nghiệp vi sinh vật học? (SGTT 17-12-09) -- P/v GS Nguyễn Lân Dũng

Agent Orange Continues to Poison New Generations in Vietnam (Time Magazine 16-12-09)


Thủ đô đói điện vì thiếu… lưới truyền tải
(VietNamNet) - Năm 2010-2011, Thủ đô Hà Nội đứng trước nguy cơ bị đói điện vì… không đủ trạm biến áp, đường dây tải điện về.




Nước sạch ở Hà Nội tối đa là 12.000 đồng/m3

Bắt đầu từ 1/1/2010, mức giá nước tối thiểu trên địa bàn thành phố là 4.000 đồng/m3, tối đa là 12.000 đồng/m3, trong đó đã bao gồm thuế VAT và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
(17/12/2009)



Phát ngôn ấn tượng: không nên cấm hôn ở công viên
Một số phát ngôn trong tuần gần cuối của năm 2009 tiếp tục củng cố bằng chứng về tư duy “không quản được thì cấm”, cũng như chỉ ra cái lợi của việc có “thân nhân tốt”...



Hãy nghĩ tới những người khốn khổ nhất thế giới
Thực trạng đáng buồn nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, và nguyên nhân chính khiến chúng ta phải quan tâm nhiều hơn tới việc tìm ra giải pháp thích hợp, đó là việc các nước “nạn nhân” lại là những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, họ phải chịu ảnh hưởng lâu dài.



Quên "tái cấu trúc" tư duy làm chính sách
Việt Nam đang trù tính việc tái cấu trúc nền kinh tế cho các giai đoạn tới. Để có thể làm tốt việc này, chúng ta cần nhìn thẳng sự thật để rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng mô hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thới gian qua.



Bắt quả tang Đội phó kiểm tra thuế nhận tiền hối lộ
Nhận phong bì chứa 9 triệu đồng từ đại diện một doanh nghiệp tư nhân, vừa bỏ vào túi áo khoác, bà Trương Thị Thủy, Đội phó kiểm tra thuế của Chi cục Thuế Đà Lạt bị Phòng PC 15 Công an Lâm Đồng ập vào bắt quả tang.



Trả hồ sơ vụ tham nhũng của nguyên Chủ tịch huyện Hóc Môn
Cho rằng số tiền tham nhũng nhiều hơn 10,5 tỷ đồng cùng hành vi đưa nhận hối lộ chưa rõ, TAND TP HCM đã trả hồ sơ vụ án tại huyện Hóc Môn cho VKS cùng cấp, yêu cầu điều tra bổ sung.




Phát hiện trứng gà có nguồn gốc từ Trung Quốc
TT - Ông Trần Thành Mai, đội trưởng Đội quản lý thị trường Bình Chánh (TP.HCM), cho biết lúc 11g20 ngày 17-12, tổ công tác Đội quản lý thị trường Bình Chánh đang làm nhiệm vụ trên địa bàn xã Phạm Văn Hai thì phát hiện một xe tải đang chờ giao 11 thùng cactông có ghi chữ Trung Quốc bên ngoài cho một số xe ba gác.



TP.HCM phát hiện hàng tấn bánh kẹo giả xuất xứ
Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiểm tra kho hàng và trụ sở của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Lan trên đường Phan Cát Tựu, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh và phát hiện gần 1,4 tấn bánh kẹo, đa số là me, táo, xí muội có xuất xứ Trung Quốc và số lượng lớn bao bì.



Hải Phòng: Bắt kẻ dùng súng bắn cảnh sát giao thông
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14)- Công an thành phố Hải Phòng vừa bắt được Trần Văn Lai, 19 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), kẻ đã dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, sau gần 4 tháng truy tìm.



Một công ty liên doanh gây ô nhiễm nguồn nước
(TNO) Hôm qua, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết Công ty Vietmindo, liên doanh giữa Công ty than Uông Bí và Công ty Vietmindo Energitama của Indonesia trong quá trình khai thác than tại mỏ Uông Thượng - Đồng Vông (P.Vàng Danh, ...
Liên doanh khai thác than gây ô nhiễm môi trườngTuổi Trẻ
Nhiều vi phạm về môi trườngAn ninh thủ đô
Khai thác than gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trườngHà Nội Mới
Nhân Dân -Người Lao Động



Hôm nay bé Thương lên bàn mổ: nhà báo ơi, có một điều rất tử tế và rất vô lý !Tại sao? Tại sao????? Chính quyền cơ sở làm gì? Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngành y tế, lao động thương binh xã hội, quỹ nọ quỹ kia, cán bộ nọ cán bộ kia, hiệp hội nọ hiệp hội kia... Thưa các vị, các vị làm gì???? Bé Thương, nhà nằm cách Hà Nội 100km, xe ô tô tò tò vào tận cổng.



10 “thất vọng” của môi trường thế giới 2009
Bên cạnh những thành tựu đáng chú ý, môi trường Trái đất năm 2009 cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ không nhỏ do những tác động của con người cũng như từ tự nhiên...


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Hội nghị khí hậu Copenhagen khó tránh được kết quả nửa vời

Cuộc đua bấm giờ đã bắt đầu tại Copenhagen vào 9 giờ sáng ngày 17/12. Chỉ còn không đầy 48 tiếng đồng hồ để tìm đồng thuận, cứu vãn hội nghị mà không chắc gì cứu nguy được trái đất đang bị hâm nóng. Quần đảo Indonesia bị mất ít nhất 700 đảo còn vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ mất đến 40% diện tích canh tác.



BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - Cơ chế phát triển sạch : Nỗ lực chung ứng phó với biến đổi khí hậu giữa các nước giàu và nghèo
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong những cơ chế linh hoạt đã được Nghị định thư Kyoto quy định. Với CDM các tổ chức, doanh nghiệp, Nhà nước và tư nhân của các nước phát triển được đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển để nhận được tín dụng dưới dạng CERs.



Trung Quốc: Thuế cacbon sẽ tác động xấu tới thương mại toàn cầu
VIT - Phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc Yao Jian tuyên bố, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định quan điểm phản đối của nước này về đề xuất Thuế cacbon do lo ngại đạo luật thuế này tác động tiêu cực đến sự phát triển của thương mại toàn cầu.



BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Hội Nghị Copenhagen vẫn bế tắc trên yêu cầu mọi quốc gia đều phải giảm khí thải
Ai phải cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính và cắt giảm bao nhiêu ? Các nước đã phát triển, tác giả của tai họa đang dự báo, hay các quốc gia đang phát triển trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, hai chàng khổng lồ đang làm cho tình hình thêm nghiệm trọng ? Đây là một trong những cản lực chưa vượt qua được tại Hội nghị Quốc tế về Biến đổi Khí hậu.


Khi mực nước biển tăng một mét?--- BBC
Trả lời câu hỏi của độc giả BBC về nguy cơ mức nước biển dâng lên một mét làm đồng bằng Mekong có thể mất hàng triệu ha đất trồng lúa.



Dams and Development Threaten the Mekong
The rush to develop the Mekong could not only change the panorama but also destroy the livelihood of residents.




68 nhà báo trên thế giới bị thiệt mạng trong năm 2009
Có 68 nhà báo trên thế giới bị thiệt mạng trong năm 2009, trong số đó có cả 31 người bị giết tập thể tại Philippines mới đây. Đây là nội dung trong một bản phúc trình do tổ chức Ủy Ban Bảo vệ các Nhà báo đưa ra hôm qua.



Czech trợ giúp lao động nước ngoài bị thất nghiệp
Khoảng hơn hai ngàn công nhân lao động các nước đã nhận tiền và vé máy bay để trở về nước sau khi bị mất việc ở Cộng hoà Czech do khủng hoảng kinh tế.



China Imposes New Internet Controls
The new measures limit ordinary citizens’ ability to set up personal Web sites and to view hundreds of other sites.


Trung Quốc mở cuộc tấn công toàn diện với Internet

Maria Kruszczowska, nhật báo GW 17/12/09 – Lê Diễn Đức dịch


Các cá nhân không còn có thể tạo lập trang web trên mạng của Trung Quốc. Nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP – Internet Service Provider) sẽ rà xét lại hàng triệu trang để xem liệu các trang này hoạt động có đúng quy định của pháp luật hay không.

“Đây là bước đi quyết liệt nhất trong chính sách kiểm duyệt Internet của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu sự tồn tại của nó” – Tờ Financial Times bình luận.

Ở các nước dân chủ Internet là hoàn toàn tự do và không có bất cứ nơi nào có quy định phải đăng ký. – “Nếu lệnh cấm thực được sự thi hành, chúng tôi sẽ phải đăng ký bên ngoài Trung Quốc” – Một blogger Trung Quốc giấu tên nói với Financial Times.

Theo luật mới công bố trong tuần này, các cơ quan chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng những người gửi yêu cầu lập trang web mới trên Internet. Chỉ những người hoạt động thay mặt cho một công ty nào mới có cơ hội được chấp thuận. Nếu phát hiện ra người nào trong quá khứ đã có những rắc rối với chính quyền, sẽ không được phép.

Ngày hôm nay tại Trung Nam Hải có 360 triệu người sử dụng Internet, nhiều nhất trên thế giới. Người ta ước tính rằng, trong vòng mười năm gần đây, người Trung Quốc đã lập hơn 16 triệu trang web trên Internet, trong đó 80 phần trăm là của các cá nhân. Bây giờ tất cả sẽ được xem xét, và trang nào bất lợi cho chính quyền thì sẽ bị đóng cửa.

Bắc Kinh thực hiện luật kiểm duyệt mới với biểu ngữ của chống lại nội dung dâm ô, bắt chước cách thức của Hàn Quốc. Đã từ rất lâu, đây là cái cớ để nhà nước Trung Nam Hải kiểm duyệt mạng. Không ai biết bao nhiêu trong số 3.000 người bị giam giữ trong vòng một năm với cáo buộc “có nội dung khiêu dâm trên Internet”, nhưng thực chất là tù nhân chính trị.

Các chuyên gia nói rằng, kể từ Thế vận hội năm ngoái tại Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố chiến tranh toàn diện với Internet. Vào đầu năm, họ đã cấm truy cập các trang YouTube, Twitter và Flickr. Cuối tuần qua, cơ quan nhà nước phụ trách lĩnh vực phát thanh, phim ảnh và truyền hình – một trong nhiều cơ cấu kiểm duyệt – đã đóng cửa hàng ngàn trang thể loại video sharing, nơi mà người sử dụng Internet cho ra những cuốn phim nghiệp dư. Ngày Thứ ba (15/12/2009), ít nhất là năm trong bảy tỉnh đã có dấu hiệu cho thấy người dùng không thể truy cập được trang của mình.

- “Có thể thấy rằng, sự phong tỏa các trang của nước ngoài đang đạt tới một phạm vi rộng hơn và với kỹ thuật tiên tiến hơn bao giờ hết” – Rebecca McKinnon, một chuyên gia người Mỹ về vấn đề Internet của Trung Quốc nhấn mạnh.

Hiện tại, nhà đương cục đóng cả những trang nhà của cộng đồng, chẳng hạn như Fanfou. Nó đã phục vụ với theo cách thức “microblog”, tức là gửi những tin ngắn lên Internet. Những microblog như vậy Trung Quốc cho phép vượt qua được kiểm duyệt chính phủ, ví dụ như đưa tin về các cuộc biểu tình, tiết lộ các vụ bê bối tham nhũng hay thiên tai. Chỉ trong thoáng vụt, hình ảnh chiếc xe đắt tiền xuất hiện trước nhà một quan chức từ một tỉnh nghèo được đưa lên mạng. Người sử dụng Internet đã nhanh chóng xác định được ngay chủ sở hữu, người này chính thức kiếm được bao nhiêu tiền và chiếc xe hơi giá bao nhiêu. Trong các trường hợp kiểu như thế này, viên chức thường phải công khai xin lỗi và sau đó phải giải trình lấy đâu ra tiền. Đôi khi kết thúc bằng việc từ chức.

Chiếc xe hơi Audi Q7 của Viện trưởng Viện kiểm soát huyện Arun Qi nghèo đói thuộc Nội Mông bị đưa lên mạng - Ảnh: ChinaSmack

Tại Trung Quốc, từ hàng ngàn năm nhà cầm quyền lực đã quen với truyền thống đứng trên luật pháp, sự giám sát như đã nêu trên giống như là một cuộc cách mạng xã hội mà kẻ cai trị sợ hãi. Đó là lý do tại sao hàng trăm ngàn công an mạng tăng lên gấp hai, rồi gấp ba, chốc chốc đóng cửa một blog và chỉ thị cho nhà cung cấp dịch vụ mạng loại bỏ các mục bất lợi đối với nhà cầm quyền. Thế nhưng, chỉ sau một lúc, chúng lại xuất hiện trên các trang web và blog khác.

Nhà cầm quyền cũng xiết chặt báo chí. Hu Shuli hiện không còn biên tập viên của tờ báo kinh tế “Caijing”, bởi vì ông đã đồng ý cho công bố báo cáo về tình trạng bất ổn ở Tân Cương, nơi có nhiều dân cư Hồi giáo Uighur sinh sống.

Cùng chung một số phận là Xiang Xi, người đứng đầu tờ báo “Nanfang Zhoumo” ở Quảng Đông – cho công bố cuộc phỏng vấn với tổng thống Mỹ Barack Obama, là phỏng vấn duy nhất ông đã dành cho báo chí Trung Quốc trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng mười một. Việc rò rỉ thông tin từ Ban biên tập tờ báo cho thấy rằng, cuộc phỏng vấn đã được thỏa thuận giữa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh và Bộ ngoại giao Trung Quốc không thông qua các đầu kiểm duyệt, nên những người này trả thù. ■

Nguồn: Nhật báo Gazeta Wyborcza 17/12/2009: http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,80277,7373676,Chiny_dusza_internet.html



Thế giới đối mặt với khủng hoảng các khoản nợ
VIT - Trong vòng một tuần, Hy Lạp có hai lần bị hạ thấp xếp hạng tín dụng, khiến các nhà đầu tư toàn cầu càng thêm lo lắng về khủng hoảng các khoản nợ đang leo thang.




Nga sẽ tăng cường vai trò ở Afghanistan?--- Đất Việt

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Moscow, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen khẳng định các bất đồng không che lấp được lợi ích chung và kêu gọi Nga tăng cường hợp tác đối phó các nguy cơ an ninh đa phương. Đáp lại, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, quan hệ Nga-NATO “đang bước sang một thời kỳ mới”.



Oxfam cảnh báo nạn hạn hán trầm trọng ở Phi Châu---- VOA


Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng-- VOA


Tháng 11, FDI vào Trung Quốc tăng mạnh
VIT - Tháng 11, vốn FDI chảy vào Trung Quốc tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong 16 tháng qua, tiếp tục duy trì đà gia tăng kể từ tháng tám, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này ngày càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.



Thành công và thất bại của kế hoạch cứu ngành ngân hàng Mỹ--- CafeF
Sau khi trả lại tiền và thoát khỏi vòng kiểm soát của chính phủ, các ngân hàng có tiếp tục mạo hiểm, tiền đề cho cuộc khủng hoảng mới lại bắt đầu?

Trung Quốc - Dân chủ: Democracy, China and the Communist Party (Economist 17-12-09)

Chuyện trong làng: Public intellectuals and the financial crisis (UK Prospect 16-12-09) -- Simon Johnson is Number One? Liên hệ: Dean Baker: Ben Bernanke as public intellectual? Are you serious? (UK Prospect 16-12-09)

Tổng số lượt xem trang