Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

29/3

China seizes Vietnamese fishing boat M&C


Ranh giới thềm lục địa và các quốc gia quanh Biển Đông
Trong khi Việt Nam và Malaysia có quan điểm tách biệt vấn đề trình báo cáo RGNTLĐ ngoài 200 hải lý với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo thì Trung Quốc và Philippin lại muốn gắn kết hai vấn đề.



(anhbasam bình)
- Bộ Ngoại giao đang mắc bận … chi đó, nên Biên phòng Quảng Ngãi đành Kiến nghị Trung Quốc thả ngư dân Hoàng Sa vô điều kiện. Nhưng … trời ạ! “Kiến nghị” nầy là với Bộ Ngoại giao, chớ đâu phải “kiến nghị” với kẻ cướp mà VNExpress để cái tựa nghe hèn hạ vậy? Tỉnh vừa nhận báo cáo nhanh từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và làm văn bản để kiến nghị Bộ Ngoại giao sớm có giải pháp can thiệp với phía Trung Quốc”. Còn Bộ Ngoại giao từ nay nên chủ động nắm bắt tình hình thông qua hệ thống của mình (ít ra là các Sở Ngoại vụ tỉnh, thành) rồi có hành động phản kháng, chớ có ngồi chờ “kiến nghị” như vậy, nha.
- Trung Quốc lại bắt ngư dân Việt (BBC). Qua proxy.



TQ gia tăng quân sự ảnh hưởng cân bằng khu vực



HS-TS-VN
Thư độc giả:
Kính gửi BBT Đàn Chim Việt,
Tôi tên là Hoàng Phương, một sinh viên tại Hà Nội và là độc giả thường xuyên của trang Đàn Chim Việt.
Ngày hôm qua 27 tháng 3, khi đi chơi tôi thấy 2 chiếc xe có viết trên đó “Hoàng Sa & Trường Sa không của Trung Quốc” và có 1 tấm bạc trên đó ghi “HS-TS-VN”. Tôi đoán đây là chữ viết tắt của “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam”.
Tôi cho đây là 1 việc làm tự phát có ý nghĩa của người dân Hà Nội.
Tôi đã chụp hình chiếc xe này và xin gửi cho BBT Đàn Chim Việt để tùy nghi phổ biến.
Trên xe có ghi số đăng ký. Tôi mạn phép xóa các số này để không liên lụy đến chủ xe.
Phương

HS-TS-VN. Ảnh: Phương


- Bài 9: Cho thuê đất rừng thuộc quy hoạch quốc phòng (VNN).

- Trần Trọng Thức: Từ chuyện “Rừng vàng” bàn về “Biển bạc” (TVN). Gần đây hơn, tham vọng bá quyền trên biển của Trung Quốc đang làm phát sinh những tranh chấp ở khu vực, mà trong sâu xa cũng vì tiềm năng của kinh tế biển. Việc cưỡng chiếm đảo Hoàng Sa của chúng ta hồi năm 1974, tự vạch ra ranh giới Lưỡi Bò bao gồm gần 80% Biển Đông, cản trở việc khai thác dầu khí trên biển và ngang ngược ra lệnh cấm ngư dân chúng ta đánh cá trên vùng biển lâu nay thuộc chủ quyền của Việt Nam là những biểu hiện cụ thể.
- “Sốt” đất trồng rừng (TNiên). Nghịch lý hiện nay là trong khi nhu cầu xin được cấp đất trồng rừng của người dân chưa đáp ứng hết, không ít doanh nghiệp trong nước phải ra nước ngoài thuê đất trồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thì ở nhiều địa phương, đất rừng lại được cho các công ty nước ngoài thuê với diện tích lớn.



Vietnam's communist party calls for more socialism M&C- Bế mạc Hội nghị Trung ương 12 (khoá X) (VOV). - Bầu người có tư duy đổi mới,uy tín với dân vào TƯ (VNN). Nhưng vấn đề nan giải là xưa nay chưa từng nghe có đồng chí nào đương chức mà bị đánh giá là “không có tư duy đổi mới” và “không có uy tín với dân”.



Blogger Tạ Phong Tần bị công an bắt cóc 4 ngày
Cùng trong khoảng thời gian ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasg) bị công an sách nhiễu, theo Người Việt, một blogger khác của trang mạng “Công Lý và Sự Thật”, bà Tạ Phong Tần, đã được cho là bị công an TP HCM bắt cóc, thẩm vấn rồi thả ra sau 4 ngày.
Khác với trường hợp blogger Phan Thanh Hải bị bắt được thân hữu loan tin nhanh chóng, trường hợp bà Tần chỉ được công khai sau khi bà được thả và liên lạc với người thân.


- Tờ Quân đội Nhân dân tiếp tục mục Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”với bài: Cần thông tin đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, nhưng không có tin, bài nào về vụ Trung Quốc vừa vô cớ bắt ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa. Chắc phải nhập tờ nầy vô tờ Công an Nhân dân? Hic hic! Hay là thiếu nhân lực thì xin bài của Sài Gòn Tiếp thị vậy: Yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện 12 ngư dân. “Quân đội nhân dân” là quân đội của nhân dân, bảo vệ nhân dân chớ!

- AI SẼ ĐƯỢC BẦU LÀM TỔNG BÍ THƯ ĐCSVN TRONG ĐẠI HỘI XI (blog Phạm Viết Đào). Chà! … Hai Xe Ôm mà nghiên cứu kỹ nhân sự thiên đình, há? Còn theo BS thấy thì cái ghế nầy bao năm nay không được sửa soạn rình rang giống như bên anh “bạn 16 chữ”, mà đôi khi tới “phút chót” mới … xong. Hic hic! Đương nhiên nó cũng có cái nầy “Khi đề cập tới nhân sự các Đại hội Đảng, cánh xe ôm chúng tôi cũng hay để ý đến thái độ của ông lớn láng giềng phương bắc; chắc ông lớn này không đời nào chịu để mặc các đồng chỉ Việt Nam muốn bầu ai thì bầu.”
A! Khúc nầy cũng ngộ: Ông Nguyễn Chí Vịnh từng là Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, không biết ông sang Ôxtrailia có sử dụng nghiệp vụ tình báo điều tra thêm vụ hối lộ liên quan tới in tiền polymer không biết ?! Cách đây gần một năm cũng thấy ông Nông Đức Mạnh sang thăm nước này, sau đấy thấy rộ lên vụ tiền polymer. Chưa hết! Theo như trong bài thì người ta dễ suy luận là ông Trung tướng nầy có họ với … cố CTHCM nữa chớ.


- Tôi nói gay gắt nhưng chưa ai nhắc nhở (VNN). “Thấy nông dân khổ lắm”
"Ý chí của chính quyền muốn điều hành cho hiệu quả, còn người dân đòi hỏi thụ hưởng ngày càng cao, tự do hóa ngày được phát huy. Chỗ này phải làm sao có sự dung hòa" - ĐBQH tỉnh Hậu Giang Trần Hồng Việt chia sẻ.
Dân chỉ quan tâm có dễ sống hay không thôi
Người dân đòi hỏi chính quyền phải minh bạch, công khai hóa công tác quản lý điều hành xã hội, bất bình với tham nhũng, bất bình với cơ chế hành chính phức tạp, gò bó làm bất lợi cho họ. Họ không quan tâm nhiều đến GDP mà chỉ quan tâm năm nay cuộc sống có dễ dàng hơn không, mình có tích lũy được bằng năm qua không thôi.
Với ĐBSCL, trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên ĐB phải có tiếng nói mạnh mẽ về những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, làm sao để có giải pháp đầu tư hiệu quả, giá cả sản phẩm khi bán ra phải có lời thì người dân sẽ phấn khởi. Nếu Chính phủ có chính sách gì không phù hợp, gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ thì họ phản ứng thôi.
Chẳng hạn năm 2007, tình hình giá lúa thế giới đang lên cơn sốt, trong lúc đó mình lại có chính sách tạm ngừng xuất khẩu nên giá thu mua lúa của người nông dân tụt xuống thấp, khiến cử tri người ta phản ứng. Là ĐBQH có trách nhiệm đại diện ý chí nguyện vọng và lợi ích của cử tri nên bản thân tôi phải phát biểu gay gắt.




Người ghi dấu tù nhân Côn Đảo (TT 28-3-10) -- Rất cảm phục ông này!

Đế quốc Mỹ: The 'Long War' quagmire (LAT 28-3-10) -- Bình luận của Tom Hayden
Bắc Triều Tiên: North Korea on the Edge (WSJ 26-3-10) --If the regime collapses, will the rest of the world be ready?
Nga - Trung Quốc - Mỹ: U.S. was surprised by bad blood between Soviet Union and China (Vancouver sun 16-3-10) -- John Negroponte tiết lộ

Obama: 'The Bridge: The Life and Rise of Barack Obama' (LAT 28-3-10) -- Doug Brinkley on the new book by David Remnick


Điều tiết hành vi sản xuất
(Toquoc)-Các loại phí bảo vệ môi trường hiện chưa điều chỉnh được đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh.



Công ty tài chính cho kẻ “ít tóc” vay
Lãi suất cho vay cao gấp đôi mức của ngân hàng, công ty tài chính chọn một cách cho vay khác ngân hàng



Lãi huy động VND âm thầm phá rào
Với một loạt các phương thức tặng tiền khuyến mãi theo tỉ lệ phần trăm số tiền gửi, hay thưởng lớn cho người tái tục gửi tiền, lãi suất huy động VND thực tế tại một số ngân hàng đã vượt qua trần quy định.



Cần tạo thị trường cạnh tranh hơn (SGTT)


- Cần một đạo luật chung cho “kế hoạch hóa nền kinh tế” (TNiên). Phỏng vấn TS Trần Du Lịch.
- Nguồn USD dồi dào (TNiên). Lãi suất USD tại Mỹ hiện nay dưới 1%/năm, trong khi VN là 4%/năm, cao nhất là 4,8%/năm. Chính vì vậy mà lãi suất huy động USD ở VN cần giảm thêm.
- Nghêu chết tràn lan ở ĐBSCL, “tiền tỷ” trôi theo bọt biển! (SGGP)
- Mía đường: Lại cảnh giành giật mua nguyên liệu của nhau (PLTP)


Tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng
Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá tôm nguyên liệu tăng 20.000- 40.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái


Nha Trang: 600 tỷ đồng xây khu biệt thự Incomex Sai Gon Ocean Hill Village (SGGP 28--3-10) -- Một người dân thường Việt Nam có đọc và hiều "Ocean Hill Village" là cái gì không? Và một ngày, nếu có ngoại xâm, chúng ta sẽ quyết tử để "Ocean Hill Village" (và những địa danh tương tự) quyết sinh?


Đồ án quy hoạch Thủ đô không khả thi
(VnMedia) - Ngày 27/3, tại cuộc họp đóng góp ý kiến về đồ án Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và Tầm nhìn đến năm 2050, các thành viên của Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam đã thống nhất đánh giá Đồ án không có tính khả thi, không cụ thể mà chỉ có tính định hướng và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chưa nên thông qua.
(VnMedia) - Mỗi ngày, hàng nghìn người tham gia giao thông trên những con phố, vỉa hè trong địa phận thành phố Hà Nội. Nhưng ít ai để ý rằng lơ lửng trên đầu họ là những chiếc cần cẩu với hàng trăm kg vật liệu xây dựng. Những cánh tay cần cẩu vượt dài ra khỏi hàng rào an toàn của những toà nhà đang thi công.
(28/3/2010)

- Không có chuyện dời đô nhưng theo Hội Môi trường xây dựng VN thì “việc chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Hòa Lạc, Ba Vì là sự “dời đô” lần thứ hai (TTrẻ)
- E hem! … Ông cục trưởng phải từ chức trước khi đóng phim! (blog Bút Lông). Bài nầy ngầm lý giải vì sao những người làm phim lại chọn ông Cục trưởng Cục Quản lý giá. Dù vai “Anh Cả Đỏ” ổng đóng có ẹ tới đâu thì cái vai “tay hòm chìa khóa” cho ngân sách quốc gia chi cho phim cũng vẫn ngon. Hic hic!


Liên quan đến vụ 18 lao động VN phải tốn 100 triệu đồng/người để đi xuất khẩu lao động nhưng chỉ được... nhặt rác (Thanh Niên đã phản ánh), hôm qua ông Bùi Hải Hòa - Tổng giám đốc Công ty CP phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí VN (Petromanning) cho rằng nguyên nhân là do các lao động có tay nghề yếu, ý thức tác phong làm việc kém đã gây thiệt hại cho phía công ty nước ngoài và chủ thầu.



Việt Nam sẽ nhập lao động phổ thông?
Theo báo Lao Động, việc hai doanh nghiệp Nidec Tosok Vietnam Three Bambi ở Khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) đề xuất xin nhập khẩu lao động phổ thông (LĐPT) từ Philippines và Lào để bù đắp số lao động thiếu hụt đã khiến nhiều người dân nghi ngờ:
(i) Liệu Việt Nam có thật sự thiếu lao động phổ thông để đến mức phải nhập khẩu lao động?
(ii) Các số liệu điều tra về thị trường lao động trong thời gian qua có thực sự chính xác?
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội Nguyễn Hữu Dũng nhận định rằng đề nghị nhập khẩu LĐPT là không thực tế, bởi việc đồng ý cho nhập khẩu LĐPT sẽ đẩy tỉ lệ thất nghiệp trong nước tăng lên, và thực tế Việt Nam hiện tại vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu LĐPT.
Vậy những lý do nào đã khiến hai doanh nghiệp trên phải đề xuất xin nhập khẩu LĐPT?


Thu hút các Công ty đa quốc gia Trung Quốc bằng cam kết chi phí nhân công rẻ CafeF
Chi phí sản xuất ở Trung Quốc đang trở nên đắt đỏ hơn. Cần lôi cuốn các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc chuyển sang đầu tư vào các KCN với cam kết chi phí nhân công rẻ.





- Dự thảo Luật Lao động: Bảo vệ ai? Sự ổn định của chế độ (TBKTSG). – Thiếu lao động phổ thông – vì sao?. – Lợi thế giá nhân công đang mất dần.



DN Việt Nam và Trung Sơn, Trung Quốc ký nhiều hợp đồng lớn CafeF
Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam có dịp tìm hiểu, học hỏi, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ đèn chiếu sáng, đèn trang trí của Trung Sơn.



Dẫn lối pháp quyền
Sự kiện một lái xe nhẫn tâm cán chết cô gái trẻ tuổi chưa nguôi thì nay lại thêm một cái chết của một học trò lớp mười ở Đồng Nai vì bạo lực học đường. Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Vì sao người ta lại chọn cái cách hành xử nhẫn tâm như vậy để đối với nhau?



Vật lộn với "lũ" truyền thông: Khơi dòng hay ngăn đập?
Sự phát triển của các hình thức mạng xã hội trên thế giới cho thấy, quan niệm cho rằng đây chỉ là trò chơi ảo của lũ trẻ con là một cách nhìn phiến diện. Mạng xã hội có tiềm năng phát triển như một nền kinh tế thật và hỗ trợ ngược lại để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thật.


- Cái chết tức tưởi của người đàn ông tại công an quận (VE)
- Phôtô bài báo là vi phạm đạo đức nhà giáo (?!) (PLTP)
(PL)- Ngày 28-3, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh Kon Tum cho biết đã có văn bản gửi chủ tịch UBND huyện Đăk Tô đề nghị giải quyết theo thẩm quyền đối với trường hợp cô giáo Trương Thị Tú Thi bị trù dập vì chống tiêu cực.
Văn bản nói trên nêu rõ: Do tham gia chống tiêu cực tại Trường Mầm non Ánh Dương (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) và phôtô bài báo phản ánh những tiêu cực tại Trường Mầm non Ánh Dương để cung cấp cho giáo viên trong trường, cô Thi đã bị UBND xã Diên Bình và Phòng GD&ĐT huyện Đăk Tô quy kết là vi phạm đạo đức nhà giáo.
Chính từ việc này mà cô Thi bị thuyên chuyển công tác và không được nâng ngạch lương theo quy định...




Ôi Cục trưởng! Giá đang nóng sao lại thích đóng phim?
(VietNamNet) - Cục trưởng Nguyễn Tiến Thoả nói rằng thời gian ông đóng phim chỉ là 3 đến 4 ngày trong hai cảnh phim chứ không phải một tháng.


- Bàn thêm về một số thuật ngữ triết học, chính trị-xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (chungta/TCTH)


- “Gửi tới mai sau” để làm gì ? (NLĐộng)

- GS Hồ Ngọc Đại: Một cách nhìn về đổi mới giáo dục (ĐĐKết)
- Ngất ngưởng học phí đại học (TTrẻ)
- Lôm côm như thi… cao học liên kết (NLĐộng)


- Những kỹ sư biến chất tại công trình cầu Cần Thơ (VNN).


Lê Trung Thành: Chia Rẽ Là Chết.


Bắt gần 1 tấn nậm (vú) lợn không rõ nguồn gốc
Hôm qua, Phòng CSGT, Công an Thanh Hóa đã bàn giao 15 thùng hàng chứa sản phẩm thịt lợn (ảnh) không rõ nguồn gốc mà công an đã bắt giữ ngày 27.3 cho Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa xử lý.



Nhận biết sa tế kém chất lượng
Sa tế sử dụng ớt bột sẽ có nguy cơ nhiễm chất gây ung thư RhodamineB; dầu ăn dùng để chiên ớt và các thành phần khác rất dễ bị oxy hóa… và đặc biệt, nếu không được bảo quản đúng sẽ gây ra các mầm bệnh tật.


- Kinh hoàng công nghệ chế biến dầu ăn “Made in China” (Bee).

Vedan chỉ đề nghị tăng thêm 8 tỉ đồng bồi thường cho nông dân Đồng Nai
Hôm qua, ông Trần Văn Quang, Phó chủ tịch Hội Nông dân Đồng Nai cho hay, Hội đã gửi tờ trình tới Thường trực Tỉnh ủy xin ý kiến chỉ đạo về tiến trình đàm phán, giải quyết thiệt hại do Công ty Vedan xả nước thải gây ra cho người dân tại hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch.


Vedan chịu tăng thêm 8 tỉ đồng hỗ trợ nông dân Đồng Nai
TT - Ngày 28-3, ông Trần Văn Quang, phó chủ tịch Hội Nông dân Đồng Nai, cho biết hội vừa có báo cáo Tỉnh ủy xin ý kiến chỉ đạo về việc đại diện Vedan đề nghị được tăng mức hỗ trợ thêm 8 tỉ đồng cho nông dân Đồng Nai, nâng tổng mức hỗ trợ là 15 tỉ đồng.







Tướng quân Lê Sát – từ đại công thần đến “quyền thần”
Bác Hồ từng e ngại việc các cán bộ cách mạng sau chiến thắng sẽ thoái hóa biến chất, xa rời nhân dân và chỉ lo tư lợi. Điều Bác lo lắng có lẽ cũng bắt nguồn từ các quyền thần thời xưa như Lê Sát.




Các con sông Tây Tạng cũng bị Trung Quốc bức tử
“Tôi đã trở lại, đã tới Tây Tạng nhiều lần và chưa từng chú ý tới các đập thuỷ điện ở đây, chúng “ẩn náu” vào những hẻm núi"...



Nga hoàn tất hợp đồng S-300PMU2 cho Trung Quốc
VIT - Phòng báo chí của Tập đoàn hàng không Almaz-Antey thông báo, Nga đã hoàn tất hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc 15 tiểu đoàn tên lửa S-300PMU2 “Favourite” và 4 hệ thống chỉ huy SU 83M6E2 vào một ngày cuối tháng 3 vừa qua.



Missing Chinese lawyer alive, but friends concerned for his safety
TRUNG QUỐC: Một nông dân tự thiêu để phản đối trưng thu nhà đất


Nga và thế giới chờ đợi điều gì ở Trung Quốc? Bee
Nga và thế giới chờ đợi gì ở Trung Quốc? Quốc gia đông dân nhất thế giới làm được điều gì có lợi cho thế giới?



Bold China refuses to be bossed around
Rio Tinto and Google's recent troubles have highlighted the problems of doing business in the Far Eastern country.


Bold China refuses to be bossed
As Stern Hu, the 47-year-old Rio Tinto executive, entered Shanghai's No1 People's Intermediate Court in the early hours of last Monday, his boss was in Beijing meeting China's prime minister. But if Tom Albanese, Rio's chief executive, was petitioning on behalf of Mr Hu, he kept his negotiations well hidden. Instead of expressing his anger at what appears to be a highly political trial against Rio, he instead chose to make a speech outlining ways in which China and the global mining giant could work even more closely together.





Rio Tinto bribery trial 'breaks Chinese law'
The trial of four Rio Tinto executives in Shanghai, which is expected to deliver its verdict today, was conducted against Chinese law, according to experts.



Trung Quốc: Tập đoàn nhôm Chalco chìm trong nợ nần
TP - Chalco, nhà sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc cho biết đang rơi vào nợ nần với khoản lỗ trong năm 2009 lên đến 4,65 tỷ Nhân dân tệ (681 triệu USD) khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra.



- Indonesia thành lập Ủy ban Kiểm soát Biên giới Quốc gia (Vit)
- Báo giới liên lạc được với luật sư nhân quyền bị mất tích ở TQ (VOA). Qua proxy.
- Tờ Sài Gòn Giải phóng có bài: Sự thật về cái gọi là dân chủ của Mỹ, được trích ra và tự đặt tựa từ bài nầy: When Was the Last Time You Visited Iraq? Exporting American Democracy to the World (The Huffington Post)
- STALIN ĐÃ BỊ GIẾT HẠI TẠI ĐIỆN KREMLIN? (NCTG) “Đó là khẳng định của một bài báo trên tờ “Sự thật Thanh niên” (Komsomolskaya Pravda), được đăng tải trong dịp 57 năm ngày mất của nhà độc tài này.”


- Gilbert B. Kaplan, cựu Phó trợ lý và quyền Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ: Nếu Trung Quốc loại bỏ Google, chúng ta sẽ loại bỏ máy tính của họ (blog ZhivagoVN)
- Cuba : thiếu lương thực trầm trọng vì cải cách nông nghiệp nhỏ giọt (RFI)

- Mỹ phát triển quan hệ với Lào để chặn ảnh hưởng của Trung Quốc (RFI)
- Ấn Độ Dương sẽ trở thành khu vực xung đột giữa các “ông lớn”? (Vit)
- Quân đội Miến thay đổi? (BBC). Qua proxy.
- Congo: Phát hiện các vụ thảm sát ở 10 ngôi làng (TTX)

- Trung Quốc sắp có bảo tàng tham nhũng (TPhong).



Từ cải cách y tế Mỹ ngẫm về lộn khái niệm
Nguyễn Quang A *

Ngày 23-3-2010 Tổng thống Mỹ Obama đã ký ban hành luật cải cách y tế Mỹ. Dẫu luật này còn gặp nhiều khó khăn do Đảng Cộng hòa nói sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn cản việc thực hiện và cả chục bang (do đảng Cộng hòa nắm quyền) đe dọa sẽ kiện đạo luật này vi hiến, Tổng thống Obama đã có một kỳ công ngoạn mục, giữ được một lời hứa quan trọng của mình khi tranh cử.

Sau khi được thực hiện, luật này sẽ cải tổ sâu sắc xã hội Mỹ, nó là một sự điều chỉnh rất khó khăn và vô cùng lớn của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Nó sẽ đảm bảo thêm cho 32 triệu người Mỹ các dịch vụ y tế cơ bản mà họ chưa được hưởng. Đảng dân chủ đã định đưa ra đạo luật cải cách y tế từ nhiều chục năm qua nhưng đều thất bại, lần này họ đã thành công.

Trong khi các nhà nước phúc lợi châu Âu đã đảm bảo dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân từ lâu, thì hệ thống y tế của Mỹ dựa quá nhiều vào sự tự nguyện, vào thị trường, vào khu vực tư nhân nên đã khiến hàng chục triệu người không có bảo hiểm y tế.

Phúc lợi xã hội tạo gánh nặng cho nhà nước ở các nước châu Âu và đã buộc các nước này có những cải tổ hệ thống để nâng cao hiệu quả. Với đạo luật này Mỹ dường như tiến đến một nhà nước phúc lợi hơn, tiến gần hơn tới kiểu chủ nghĩa tư bản dân chủ châu Âu.
Đảng cộng hòa và các hãng bảo hiểm y tế tư nhân ở Mỹ đã phản đối kịch liệt dự luật này trong thời gian qua và sẽ tìm mọi cách để cản trở việc thực hiện nó trong tương lai. Họ có rất nhiều lý do phản đối, từ giảm quyền tự do của người dân đến lấn quyền của các bang, v.v. Nhưng một trong những lý do cơ bản là ý thức hệ. Họ mang con ngáo ộp “xã hội chủ nghĩa” ra dọa dân Mỹ, để biện hộ cho sự phản đối của họ, nói rằng luật này cho phép nhà nước can thiệp quá sâu vào lĩnh vực y tế và khiến nước Mỹ trở nên “xã hội chủ nghĩa” hơn.

Xã hội chủ nghĩa được hiểu ở mỗi nơi một khác với sự lẫn lộn khái niệm do vô tình hay hữu ý.

Nếu hiểu xã hội chủ nghĩa là nhiều dân chủ hơn, nhiều phúc lợi hơn cho người dân, là “dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh”, thì đúng các nhà nước phúc lợi Tây Âu “xã hội chủ nghĩa” hơn Mỹ, và hơn các nước tự xưng là xã hội chủ nghĩa rất rất nhiều. Có thể gọi họ là “xã hội chủ nghĩa dân chủ” nhưng thực chất họ là các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại. Chủ nghĩa tư bản có sức sống dẻo dai, có khả năng tự điều chỉnh và đã có sự điều chỉnh rất nhiều từ chủ nghĩa tư bản man rợ thời trước Marx. Luật cải cách y tế Mỹ là một minh chứng nữa cho sự điều chỉnh như vậy.

Thực ra, tên gọi là gì cũng quan trọng (đối với hiệu quả truyền thông nếu dùng các khái niệm rõ ràng) song không quan trọng bằng thực chất là gì.

Một số trong số các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu trước kia đã chuyển hẳn sang con đường tư bản chủ nghĩa hiện đại hay “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, số còn lại (phần lớn thuộc Liên Xô trước đây) đi theo con đường tư bản man rợ.

Trung quốc rất khôn khéo đi theo con đường mà họ gọi là “chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc”. Con đường mang mầu sắc Trung Quốc là gì? Xét theo việc làm chứ không theo lời họ nói, đó, thực chất, là con đường tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khu vực tư nhân phát triển, cải cách mạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Nhà nước phúc lợi trước kia ở Trung Quốc, tuy mới chỉ dành cho số ít (trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) nhưng đã bị cắt giảm, bị “xã hội hóa” theo kiểu chủ nghĩa tự do Mỹ, tuy mức độ phúc lợi kém hơn nhiều. Nay Trung Quốc muốn cắt ngắn giai đoạn tư bản chủ nghĩa man rợ để phát triển chủ nghĩa tư bản hiện đại và họ đã có kế hoạch cải cách hệ thống phúc lợi, trong đó có y tế, cho số đông.

Họ chẳng bao giờ nói họ phát triển tư bản chủ nghĩa (vì nói thẳng thế không hay cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa của họ), nhưng việc làm của họ thì chính xác như vậy, đấy là con đường nhanh nhất, hữu hiệu nhất để chấn hưng Trung Quốc. Cái chủ nghĩa thực sự thịnh hành ở Trung Quốc hiện nay là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc. Sự vươn lên của Trung Quốc hiện nay có nét giống với sự vươn lên của Đức và Nhật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Không rõ Trung Quốc có trở thành “tư bản chủ nghĩa dân chủ” hay không? Nếu có thì đó sẽ là hồng phúc cho nhân loại; nếu không sẽ có nhiều bất trắc cho thế giới.
Nhân tranh cãi về cải cách y tế ở Mỹ, có thể thấy cả ở Mỹ lẫn Trung Quốc và nhiều nơi khác người ta vẫn dùng đến chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ để biện hộ cho sự phản đối hay thúc đẩy những cải cách nào đó. Lời nói, phép tu từ học vẫn được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để biện hộ, đôi khi che dấu những mục đích, những động cơ thực.

Học kinh nghiệm nước ngoài nên xem xét hành động thực tiễn, đừng quá tin vào ngôn từ. Cùng một từ có thể được dùng với những nghĩa khác nhau. Cứ thấy họ dùng từ giống hay gần giống mình mà làm theo cách người ta nói, người ta khuyên hay ám chỉ thì rất có thể phải mang thóc giống ra ăn.

Hãy xem họ làm gì, cách họ làm thế nào, đưa chúng vào một khung khổ khái niệm rõ ràng để có những phân tích mạch lạc và hãy đừng quá để ý đến điều họ nói. Tránh kinh nghiệm xấu, học cách làm hay và tìm cách làm cho chúng thích ứng với điều kiện của mình, sẵn sàng thử nghiệm những cách làm mới. Đấy có thể là cách khôn ngoan để cải tổ xã hội, nền kinh tế và hệ thống phúc lợi, để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, để chấn hưng đất nước.
* Bài viết đã được biên tập lại và đăng trên Tiền phong Chủ nhật, 28-3-2010. Bản ở đây là đầy đủ.


Tổng số lượt xem trang