Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Ai là chủ ? khi dân là ‘gian’

Có lẽ còn phải nghe nhiều tới từ 'thực chất', mong muốn lắng nghe, cho dù từ nghe tới làm nó còn xa lắm. Nhưng khi có suy nghĩ 'dân nó là gian' thì không biết liệu câu nói 'đầy tớ của dân' nên được áp dụng vào đâu khi phong trào học tập tư tưởng HCM vẫn còn...


ừ thì cho rằng dân trí còn thấp lắm, nhưng 'nhà dột từ nóc', liệu một hai người dân có giám 'gian' đến thế . Câu hỏi về một tổ chức xã hội bất hợp lý


Lại chuyện “thực chất lắng nghe”, “thực chất tiếp thu”




Chung quanh vấn đề tiếp thu ý kiến dân đóng góp cho văn kiện đại hội đảng, Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM Lê Hiếu Đằng chân thành:


“Tôi có cảm giác đây đó có người trở nên nhụt chí, kém sôi nổi hơn hồi Đại hội Đổi mới hay gần đây là Đại hội X. Họ nản có thể do đã từng nói, từng góp ý nhiều lần với các vấn đề lớn của đất nước nhưng những ý kiến tâm huyết của họ chưa được lắng nghe bao nhiêu…”.

Có lẽ không chỉ ông Lê Hiếu Đằng có cảm giác như thế. Song nếu muốn “triệt tiêu” một cảm giác đã ăn sâu vào tâm lý đám đông, trong trường hợp này, không thể chỉ bằng hô hào khẩu hiệu chung chung hoặc những chiến dịch truyền thông mà cần một chủ trương, một cơ chế cụ thể để buộc các lãnh đạo phải chú ý tới ý kiến của người dân. Bằng không, mọi chuyện cứ là hình thức và cảm giác kia của ông Lê Hiếu Đằng cũng như nhiều người khác sẽ mãi mãi tồn tại.



'Không thể chỉ nghe dân nói vì... dân là gian'!

- Nhiều phóng sự đăng trên VietNamNet cho thấy việc lấn chiếm hồ chủ yếu là do người dân thực hiện. Tuy vậy, tại hồ Hào Nam (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), chính quyền sở tại lại khoanh mảnh đất dân lấn chiếm lòng hồ để làm bãi giữ xe với mục đích kinh doanh…

Trong buổi làm việc ngày 16/3/2010 tại UBND phường Ô Chợ Dừa, khi nghe PV phản ánh lại ý kiến của người dân về việc diệc tích hồ Hào Namđang ngày càng bị lấn chiếm, thu hẹp lại thì PV hết sức bất ngờ khi nhận được phản ứng của ông Trần Trí Anh.

“Các bạn nghe phải nghe rất nhiều tai. Các bạn không thể chỉ nghe dân nói được. Vì dân nó là gian. Tôi nói thẳng luôn... Khi người ta bức xúc người ta không nghĩ gì thì người ta phải phát biểu lung tung. Nhưng mà các bạn vào đây thì phải hỏi cụ thể”, ông Anh cho biết.

Với cách trả lời tắc trách của lãnh đạo chính quyền phường Ô Chợ Dừa như thế này thì cũng dễ hiểu vì sao trong nhiều năm qua hồ Hào Nam đang bị lấn chiếm không thương tiếc.

Đường rộng, to nhưng vô nghĩa nếu bị tắc (PLTP)-  Văn hóa giao thông nhìn từ hai phía (PLTP). Ông tiến sĩ ở đây chỉ toàn bàn điều đạo ký khơi khơi. Một khi đã sai từ khâu làm luật, tới quy hoạch, xây dựng thành phồ, sinh ách tắc giao thông triền miền, thì hy vọng, kêu gào trách nhiệm, ý thức từ dân cho tới cảnh sát GT chỉ như … gãi ghẻ. Họ là những nạn nhân của lối tổ chức xã hội bất hợp lý.

--------

'Phép vua' và 'lệ làng'

TP - Nay vẫn còn “lệ làng” có tên gọi là tự nguyện ký quỹ. Mỗi người trước khi ra nước ngoài học tập dài hạn phải nộp cho Phòng tổ chức cán bộ một cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1000 USD, hoặc 20 triệu, hoặc 2 cây vàng. Việc làm đó gọi là tự nguyện ký quỹ.

Ra nước ngoài học tập vẫn phải ký quỹ - một thứ "lệ làng" cần dỡ bỏ.

“Lệ làng” không có gì là xấu, là sai nếu nó được thực hiện trong phạm vi... làng và không có tác động tiêu cực đến xã hội. Nhưng nếu đem nó ra áp dụng trong những cơ sở giáo dục đào tạo lớn thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bước tiến của nhà trường, của nền giáo dục đại học nước nhà và toàn xã hội.

Trước kia có một “lệ làng” nhân tài phải đóng thuế cho tài năng của mình (ANTG, số ra ngày 28/9/2003), quy định mỗi cán bộ, giảng viên đi học tập, tu nghiệp nước ngoài theo kinh phí của các tổ chức ngoài trường đều phải nộp 5% tổng số tiền học bổng.

Giả sử một người được nhận học bổng trong hai năm trị giá 60.000 USD bao gồm tiền vé máy bay, học phí, bảo hiểm y tế, sinh hoạt phí tối thiểu... thì “lệ làng” thu 3.000 USD (tương đương với 5%).

Sau khi học xong, nếu không nộp đủ số tiền trên thì “lệ làng” sẽ không trả lương, không phân công giảng dạy, không cho nhận các khoản phúc lợi như một cán bộ, công nhân viên bình thường của nhà trường.

Cứ như thế “lệ làng” bắt nhân tài phải đóng thuế cho tài năng của mình bất chấp cái việc tôi tạm gọi là móc túi một cách hợp pháp những đồng tiền hiếm hoi của những người nhận học bổng du học ở nước ngoài. “Lệ làng” này làm các “nhân tài” đến khổ. Về sau “nhân tài” đấu tranh mạnh, các quỹ học bổng cũng có ý kiến, nên cái “lệ làng” vô lý này đã được bãi bỏ.

Nay vẫn còn “lệ làng” có tên gọi là tự nguyện ký quỹ. Mỗi người trước khi ra nước ngoài học tập dài hạn phải nộp cho Phòng tổ chức cán bộ một cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1000 USD, hoặc 20 triệu, hoặc 2 cây vàng. Việc làm đó gọi là tự nguyện ký quỹ.

Cũng có nơi quy định cán bộ phải đóng tiền mặt. Số tiền ký quỹ không giống nhau, cách thức thu tiền cũng đa dạng, tùy theo “lệ” của mỗi “làng”. “Lệ làng” nêu rõ: Nếu đương sự không về nước đúng hạn thì số tiền trên sẽ bị sung công. Không ít “nhân tài” của chúng ta để được đi du học đã phải ngửa tay vay cho đủ số tiền ký quỹ này.

Hiện nay, cán bộ giảng dạy trẻ được động viên, khuyến khích đi học nước ngoài, Chính phủ đầu tư ngân sách đưa cán bộ đi đào tạo (Dự án 322 của chính phủ), các tổ chức quốc tế (Quỹ học bổng Fulbright, Quỹ Ford, Quỹ Giáo dục Việt Nam), các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học thường có chương trình học bổng dựa trên tài năng của ứng viên.

Biết bao công sức ứng viên bỏ ra để ôn luyện, thi thố, vậy mà đến lúc nhận được học bổng thì đồng thời họ phải nhận thêm một gánh nặng tự nguyện ký quỹ cho nhà trường.

Theo tác giả Nguyễn Xuân Thu, “Mỗi một định chế xã hội đều có luật pháp bảo vệ” và “Học đường là một định chế xã hội” (“Một vài suy nghĩ về văn hóa” - Nguyễn Xuân Thu, báo Văn Nghệ ngày 15/3/1997), tôi thấy ở đây, học đường trường đại học với tư cách là một định chế xã hội đang bị “lệ làng” chi phối.

Về mặt pháp lý, giữ sổ tiết kiệm tiền một cách cưỡng bức như vậy, theo tôi là không đúng pháp luật. Nếu sung công số tiền đó khi đương sự không về đúng hạn (giả sử họ đau ốm hoặc gặp rủi ro trong thời gian học tập) hoặc họ có ý định chuyển công tác, là lại tiếp tục vi phạm pháp luật.

Chưa kể, lấy gì để đảm bảo sau 5 năm cuốn sổ tiết kiệm vẫn còn nguyên vẹn? Tôi cũng chưa hình dung số tiền 1.000 USD trong sổ tiết kiệm với tên tuổi và quyền sở hữu của một cá nhân sẽ được sung công như thế nào. Điều luật nào quy định một trường đại học được quyền làm điều đó với cán bộ của mình?

Về mặt đạo đức, thay vì động viên, khuyến khích nhân tài thì việc giữ tiền đã tạo ra gánh nặng cho người phải “tự nguyện ký quỹ”. Đây không thể gọi là biện pháp hữu hiệu để giữ người tài vì lẽ ra nhân tài cần phải được ưu tiên bằng các khuyến khích tài chính (financial incentive) thay vì nộp “thuế thân” như “lệ làng” quy định.

Về góc độ kinh tế, nếu mỗi năm có 200 cán bộ đang ở nước ngoài, số tiền 200 ngàn USD phải đứng im trong sổ tiết kiệm trong khi nó có thể dùng vào việc kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao hơn lãi suất tiết kiệm rất nhiều. Số vốn nằm im đó là một sự phí phạm. Đối với những gia đình khó khăn (cán bộ giảng dạy thường nghèo, ai cũng biết điều này), 1.000 USD là khoản tiền không nhỏ. Trong lúc rất cần tiền chi phí cho cuộc sống hoặc làm vốn sinh nhai, thì cuốn sổ tiết kiệm lại nằm trong hồ sơ cán bộ của nhà trường.

Hiện nay, nhiều người đi học nước ngoài về thường không tiếp tục chuyên ngành của mình và chuyển nơi làm việc, đơn giản là họ tìm được công việc khác phù hợp hơn, thú vị hơn, phát huy được khả năng, tri thức, kinh nghiệm và đóng góp được nhiều hơn.

Theo TS Trần Xuân Thảo, Giám đốc Chương trình Fulbrright tại Việt Nam “thay đổi công việc hoặc nơi làm việc phản ánh tính năng động của cá nhân và của xã hội - điều kiện cần thiết cho sự phát triển” (TTCT, 12/9/2007).

Vì thế, đối với các trường đại học, cách tốt nhất để giữ nhân tài, tránh chảy máu chất xám là tạo điều kiện để cán bộ có thể phát huy được tối đa tài năng của mình.

Quy định tự nguyện ký quỹ nêu trên không phải là biện pháp đúng để giữ người tài. Hơn nữa, tôi dám chắc 100% người phải tự nguyện ký quỹ đều KHÔNG TỰ NGUYỆN làm điều này. Có điều, mọi người đều tuân theo “lệ làng” (kể cả người viết bài này) cho dù biết nó không đúng. Vì sao? Phải chăng “lệ làng” không sợ “phép vua”? Và học đường trường đại học của chúng ta vẫn ở trong một xã hội sơ khai chỉ cần “lệ làng” là đủ?

Những “lệ làng” như vậy cần phải dỡ bỏ. Thay vào đó nên có những chính sách phù hợp với luật pháp, đảm bảo quyền lợi và khuyến khích tối đa khả năng của mỗi con người.

Bảo Hưng (Boston, Hoa Kỳ)
Nguồn: 'Phép vua' và 'lệ làng'

Lắng nghe một trường hợp nè :

Chả là em đang làm ở trường ĐHBKHN. Vừa qua em cũng đầu tư công sức để có thể đi học tập tại nước ngoài.

Em vừa nhận được kết quả là được một giáo sư vào làm việc tại lab của ổng. Chi phí học tập sinh hoạt ổng sẽ trả cho em. Em chỉ phải mất tiền vé máy bay sang bển.

Tuy nhiên, mừng chưa xong thì một nỗi lo mới lại ập đến.

Hiện nay, để có thể làm thủ tục em sẽ phải chồng 1 cục tiền gọi là tiền tự nguyện ký quỹ (tiền mặt nhé, trường em không thu sổ tiết kiệm nữa) thì phòng TCCB, công đoàn, đảng, chính quyền mới làm các thủ tục cho đi.

Sau khi đi rồi thì trường sẽ giữ lương. Như vậy là gia đình em (vợ em lương cũng không cao, em đã có cháu) sẽ mất một khoản tiền chi tiêu hàng tháng.

Em đã nhìn thấy vô vàn khó khăn trước mắt về tài chính. Để xin được thành công, em cũng đã phải đầu tư rất nhiều tiền bạc. Với đồng lương giảng viên trẻ em không thể dành dụm gì nhiều, hiện nay trong nhà em coi như không còn tiền, bao nhiêu tiền vợ chồng em đã nướng hết vào canh bạc apply rồi. cũng may là em có được admission+fund, cũng bõ công vợ chồng em cố gắng.

Em đang phải lựa chọn giữa 2 quyết định:

1. Vay tiền ngân hàng để đóng cho nhà trường và 1 phần để ở nhà cho gia đình chi tiêu trong thời gian em đi học. Với cách này hàng tháng em phải trả lãi ngân hàng. Em tạm tính sẽ phải vay khoảng 50 triệu (bao gồm tiền đóng cho nhà trường, mua vé máy bay, chuẩn bị hành lý, và để lại cho gia đình 1 ít để chi tiêu).

2. Không đi học nữa. Ở nhà kày cuốc. Không phải vay ngân hàng nữa. Không phải trả lãi nữa. Với cách này không ổn lắm vì toàn bộ chi phí bỏ ra để có được kết quả đi học sẽ bốc hơi hết. Hơn nữa không đi học chắc em sẽ phải bỏ trường thôi.

Em không hiểu khẩu hiệu khuyến khích cán bộ trong nước ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ được thể hiện ở đâu. Những gì trường Bách Khoa đang làm hoàn toàn không khuyến khích mà là gây khó dễ, cản trở việc cán bộ đi học.

Em xin post công văn mới cứng của trường - chắc các cấp lãnh đạo cũng phải tốn rất nhiều thời gian và công sức, họp hành lên xuống để đưa ra cái quy định này nhằm gây khó khăn hơn cho cán bộ. Không hiểu trong tương lai sẽ còn quy định nào để gây khó khăn cho các cán bộ đi học nữa. Không hiểu lãnh đạo nhà trường đang tìm cách xây dựng, phát triển nhà trường hay tìm cách kìm hãm sự phát triển của nhà trường đây.



Ngoài ra thông tin về việc bắt buộc tự nguyện nộp tiền ký quỹ đã được phản ánh trên báo chí. Tuy nhiên các cấp lãnh đạo dường như không nhìn thấy khó khăn của cán bộ. Các lãnh đạo giầu quá mà. chắc các lãnh đạo nghĩ 1000USD có là gì đâu.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=97893&ChannelID=71

Nếu cán bộ không về đúng hạn hoặc không về trường thì chắc chắn sẽ không được hoàn lại cả 2 khoản trên (tiền ký quỹ và tiền lương). Vậy thì số tiền đấy sẽ đi đâu nhỉ. 1 cách móc túi hợp lý ghê.

Nguồn: http://edu.net.vn/forums/p/67382/436242.aspx#436242

Thực trạng giáo dục VN hiện nay: Đạo sách là… “sử dụng kiến thức của nhau” talawas blog

Ngày 11.3, tờ Pháp luật TPHCM đăng bài “Phó giáo sư, tiến sĩ… ‘luộc’ sách!” liên quan đến vụ việc

“cuốn sách Tài chính quốc tế của nhóm tác giả đồng chủ biên: PGS-TS Phan Thị Cúc (Trưởng khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), TS Nguyễn Trung Trực (Phó khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hưng (giảng viên), Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hoa (giảng viên) xuất bản năm 2006 có nội dung trùng lặp với quyển giáo trình Tài chính quốc tế của chính GS-TS Trần Ngọc Thơ và PGS-TS Nguyễn Ngọc Định đồng biên soạn, do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 1996, đến nay sách đã tái bản bốn lần.”

Theo ông Trần Ngọc Thơ thì hai cuốn này có “rất nhiều nội dung trùng lặp nhau, từ câu chữ đến cả từng dấu chấm, phẩy, đoạn ngắt câu.” Ông còn cho biết, “Điều khôi hài nhất là cuốn Tài chính quốc tế của nhóm tác giả chủ biên PGS-TS Phan Thị Cúc… cóp luôn cả những lỗi lầm ngây ngô trong sách của tôi.”

Ngày hôm sau, 12.3, Pháp luật TPHCM tiếp tục đưa tin, “Thêm Thạc sĩ tố sách bị luộc”,

“Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng (Trưởng bộ môn Bảo hiểm, khoa Tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) phát hiện thêm cuốn sách Nguyên lý bảo hiểm (nhà xuất bản Thống kê, năm 2008) do PGS-TS Phan Thị Cúc (Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) chủ biên cùng Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên cũng có nội dung trùng lặp với cuốn sách Nguyên lý và thực hành bảo hiểm của Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng biên soạn (nhà xuất bản Tài chính, năm 2007).”

Vậy Đại học Công nghiệp TP.HCM giải quyết vụ việc này như thế nào?

Pháp luật TPHCM cho biết,

“Chiều ngày 12-3, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàng – Hiệu phó Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết ban giám hiệu trường vừa chỉ đạo PGS-TS Phan Thị Cúc (Trưởng khoa Tài chính ngân hàng) cùng các nhóm tác giả trong các cuốn sách “luộc” báo cáo sự việc. Theo TS Hoàng, việc làm của các nhóm tác giả là sử dụng kiến thức của nhau. Nhưng việc không xin ý kiến của tác giả để vi phạm tác quyền thì các nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm. Về phía nhà trường, chúng tôi có góp ý các nhóm tác giả “luộc” sách rút kinh nghiệm nghiêm túc, đồng thời chúng tôi chỉ đạo họ không được tái bản những cuốn sách “luộc” này.

Theo TS Hoàng, PGS-TS Phan Thị Cúc trước khi về trường đã được công nhận là PGS-TS. Vì vậy những tác phẩm sách “luộc” không ảnh hưởng gì đến việc công nhận chức danh PGS. Sách của PGS-TS Cúc đều lưu hành nội bộ. PGS-TS Cúc cũng là người có nhiều đóng góp lớn cho quá trình xây dựng và phát triển khoa Tài chính ngân hàng của trường như hiện nay.”

Xin miễn bình luận!






Tổng số lượt xem trang