Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán làm 'nô lệ tình dục'

Thousands of Vietnamese women and children sold as ''sex slaves''

From 1998 to 2010 at least 4,500 women and children have crossed the borders of Vietnam to supply the prostitution racket. Some 65% go to China, then Cambodia, Laos, to the Europea, African and America. Internet sites sell children on the net. Is the new form of slavery which characterizes the 21st century.





Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Children sold on internet auctions to the highest bidder, through specialized sites that are updatedat least "three or four times day with new arrivals". Women who end up in prostitution, treated as "sex slaves" by traffickers of neighbouring countries - Cambodia and China - or for the European, American and African markets. In Vietnam the evil trade in human lives continues, with numbers increasing every year.

A government document published recently, shows that from 1998 to early 2010 about 4,500 women and children have crossed the borders of Vietnam, in the hands of unscrupulous smugglers. A phenomenon that began in 1987 when Hanoi opened its borders to a market economy, and exacerbated by numerous cases of corruption involving local authorities or people of "middle class." The intervention of NGOs and charities operating between Vietnam, Cambodia and Thailand has had little effect.

In 2009, joint operations of the Vietnamese and Cambodian government led to the arrest of 31 traffickers, saving the lives of 70 victims preparing to cross the border into Cambodia. A social activist reports that, again last year, 981 women and children were sold in Cambodia or China. At least 781 people involved in the trafficking of human lives.

The highest trade is recorded at the border between China and Vietnam; where of the volume of total traffic is about 65%. Women feed the prostitution market, or are sold as brides to the highest bidder or exploited as labour. Another 10% is recorded along the border between Vietnam and Cambodia: the women are used as prostitutes, or transit in the country before reaching European countries including England, France and Germany. There is also a 6.3% crossing the Vietnamese border in the direction of Laos, passing through the provinces of Nghe An, Ha Tinh, Thanh Hoa and Quang Tri.

In some cases, the victims of extortion are brought to the ports of Tan San Nhat and Noi Bai, heading for Malaysia, Hong Kong, and Macau or to the nations of Europe, Africa and America. Since the authorities in Bangkok began a crackdown on prostitution, especially child prostitution, Vietnam has become the new "hot zone" for sex tourism. And as always the points of reference are the bars, discos, the resort areas of major cities including Hanoi, Ho Chi Minh City and the provinces of Hai Phong and Da Nag.

P. Martino, a member of an NGO that deals with social issues, explains that the goal "is to help Vietnamese children, sold as 'sex slaves' in Cambodia." Children are sold in their "hundreds" even on the internet, on sites that define them as "new products" and are updated at least "three or four times a day." The sex market, he concludes, is "a new form of slavery characteristic of the 21st century."

Thousands of Vietnamese women and children sold as ''sex slaves''
<<<:::: vậy thì trẻ em bị bán, (như là hàng hóa trên mạng), làm sao cất tiếng kêu cứu đây, ai giúp những con người này khi trẻ em chưa thể tự cứu mình, Có lẽ khó viện dẫn do họ không đủ sức cứu mình, nuôi mình, thì không có quyền sống như một con người >>>

------

AsiaNews: Từ 1998-2010 ít nhất 4.500 phụ nữ và trẻ em đã bị đưa ra khỏi biên giới của Việt Nam để cung cấp cho các đường dây mại dâm. Khoảng 65% đến Trung Quốc, số còn lại tới Campuchia, Lào, đến Europea, châu Phi và Mỹ. Nhiều trẻ em bị giao bán trực tuyến trên các trang Internet. Đây là  hình thức mới của chế độ nô lệ thế kỷ 21

Trẻ em bị bán đấu giá trên mạng Internet cho người nào trả giá cao nhất, thông qua các trang web chuyên ngành với các thông tin cập nhật ít nhất “ba hay bốn lần mỗi ngày với người mới”. Những phụ nữ trong các đường dây mại dâm bị đối xử như nô lệ tình dục. Họ bị  kẻ buôn bán chuyển từ các quốc gia lân cận – Campuchia và Trung Quốc – sang tới các thị trường châu Âu, Mỹ và châu Phi. Ở Việt Nam, trong lúc cuộc sống còn nhiều khó khăn, số lượng phụ nữ bị buôn bán cho các đường dây mại dâm tăng lên hàng năm.

Một tài liệu của chính phủ được công bố gần đây, cho thấy rằng từ năm 1998 đến đầu năm 2010 khoảng 4.500 phụ nữ và trẻ em đã bị đưa ra khỏi biên giới của Việt Nam, để rời vào tay của kẻ buôn lậu vô đạo đức.

Hiện tượng đó đã bắt đầu vào năm 1987 khi Hà Nội mở cửa biên giới của mình cho một nền kinh tế thị trường, mọi việc trở nên nghiêm trọng bởi nhiều trường hợp tham nhũng liên quan đến chính quyền địa phương hoặc những người của “tầng lớp trung lưu.” Tình trạng buôn bán gia tăng khi các can thiệp của những tổ chức từ thiện phi chính phủ và sự phối hợp  giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan trở nên yếu đi.

Trong năm 2009, hoạt động phối hợp của Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã dẫn đến việc bắt giữ được 31 kể dẫn mối, cứu được 70 nạn nhân chuẩn bị vượt biên giới vào Campuchia. Một nhà hoạt động xã hội, báo cáo rằng, một lần nữa năm ngoái, 981 phụ nữ và trẻ em đã được bán tại Campuchia hoặc Trung Quốc.

Hoạt động buôn người diễn ra ’sôi động’ nhất ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam; ước tinh chiếm khoảng 65% toàn bộ số lượng phụ nữa và trẻ em gái bị buôn bán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đó là những phụ nữ để cung cấp cho thị trường mại dâm, hoặc dưới hình thức cô dâu được bán cho người trả giá cao nhất. 10% khác được ghi nhận dọc theo biên giới giữa Việt Nam và Campuchia: những phụ nữ này được sử dụng làm gái mại dâm hoặc ở Campuchia hoặc chờ để quá cảnh sang các nước Châu Âu như Anh, Pháp và Đức. Ngoài ra còn có 6,3% băng qua biên giới Việt Nam tới Lào, từ vùng biên giới ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá và Quảng Trị.

Trong một số trường hợp, các nạn nhân bị lừa gạt bằng các chiêu bài (đi lao động – Danchimviet) và xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Sân Nhất và Nội Bài sang các thị trường Malaysia, Hồng Kông, và Ma Cao hoặc các quốc gia Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Kể từ khi chính quyền Bangkok ra tay đàn áp với tệ nạn mại dâm, đặc biệt là mại dâm trẻ em, Việt Nam đã trở thành “vùng nóng mới” cho du lịch tình dục. Các quán bar, vũ trường, các khu du lịch của thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Hải Phòng và Đà Nẵng luôn là điểm thu hút khách du lịch.

P. Martino, thành viên của một chức phi chính phủ về các vấn đề xã hội, giải thích rằng, mục tiêu của tổ chức này là “giúp trẻ em Việt Nam, những người đang bị bán như ‘nô lệ tình dục’ ở Campuchia.” Trẻ em bị bán bằng hàng trăm cách, cả trên internet, trên các trang web mà họ luôn quảng cáo là có “sản phẩm mới” được cập nhật ít nhất “ba hay bốn lần một ngày.” Thị trường tình dục, ông kết luận, là “một hình thức mới của chế độ nô lệ đặc trưng của thế kỷ 21.”

Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em VN bị bán như là “nô lệ tình dục” Đàn Chim Việt

---------

Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc Ngô Nhân Dụng


“…các chính quyền độc đoán bao giờ cũng gây tình trạng thù nghịch với các nước khác để kích thích tự ái quốc gia, đánh lạc nỗi bất mãn của dân…”

Người Tàu đọc là “Guang-gun”, đọc lối Việt là Quang Côn. Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng”. Côn là cây gậy dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài”. Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa, người nói tiếng Anh dịch là Bare Branches. Hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer đã viết cuốn sách mang tựa đề Bare Branches, dịch từ hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tàu “không thể kiếm được vợ”. Sách do nhà xuất bản Ðại Học MIT in năm 2004. Trong từ điển Hán Việt cũng ghi nghĩa chính rất thông dụng đó: quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, cũng gọi là ế vợ.

Ðề tài cuốn sách này có vẻ không đáng chú ý, vì người Việt chỉ lo con trai nhà mình khó kiếm vợ, chẳng ai cần quan tâm đến tình trạng đàn ông bên Tàu ế vợ! Nhưng khi đọc thấy con số 40 triệu đàn ông con trai độc thân dự đoán trong mười năm tới ở lục địa Trung Hoa thì thấy cũng đáng suy nghĩ. Gần đây, một tuần báo Anh viết một bài dài, nhấn mạnh đến cảnh đàn ông ế vợ ở nhiều nước, đặc biệt là ở Trung Cộng, khi họ trình bày tình trạng phá thai hoặc giết trẻ gái sơ sinh khắp thế giới. Hàng trăm triệu em bé gái đã bị giết ngay trong bụng mẹ vì cha mẹ không muốn có con gái. Một hậu quả là cảnh đàn ông ế vợ vì nhiều trai, ít gái quá, ở những nước như Trung Hoa, Ấn Ðộ, Armenia, Georgia, vân vân.

Người Việt phải nên chú ý đến chuyện bên Tàu.

Theo báo Nhà Kinh Tế (The Economist, số ra ngày 6/3/2010) thì Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) vào đầu năm 2010 đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tàu cứ 5 thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về” cả. Họ tính ra con số trên dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước tới nay. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là không thể kiếm được vợ.

Ðể độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo The Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ. Con số đó cũng cao gần gấp đôi số thanh niên trẻ ở ba nước Ðức, Pháp và Anh quốc cộng lại, ba nước đông dân nhất Âu Châu. Trong lịch sử, chưa bao giờ có một quốc gia nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế, trong thời gian không có chiến tranh. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng xấp xỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.

Nhưng đối với người Việt Nam thì con số 40 triệu này có phải một điều đáng lo nghĩ hay một mối đe doạ hay không?

Có, nếu chúng ta tin một số quy luật dân số học trong quá khứ có thể được lập lại trong tương lai. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi dân số một nước tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, đặc biệt là khi số thanh niên trai tráng lên cao, có nhiều người trong tuổi lao động bị thất nghiệp, đặc biệt hơn nữa là trong số đó có quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì một hệ quả là các nước ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Có thể họ thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư này, nhất là để tránh không cho đám thanh niên “bức xúc” bất mãn đó không còn thời giờ mà phạm tội, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền nữa. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xảy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì những người cầm quyền thường hay gây chiến, nhất là khi kinh tế suy yếu.

Hy vọng là thế giới nay đã thay đổi, chuyện này sẽ không diễn ra trong tương lai. Vì hiện nay loài người đã văn minh hơn, kinh tế toàn cầu hoá, các nước tôn trọng tự do mậu dịch; sẽ không để cho nước nào thiếu việc làm hay thiếu thực phẩm. Miễn là có trao đổi thương mại, có công việc làm là ai cũng có gạo ăn và có đủ trò giải trí.

Nhưng theo Valerie Hudson và Andrea den Boer thì có những hậu quả khác khó tránh được khi số thanh niên ế vợ tăng cao quá. Một, là số người phạm tội sẽ gia tăng; cho nên, chế độ chính trị sẽ thiên về đường lối độc tài để đối phó với mối lo bất ổn.

Bình thường, những người phạm tội và bạo động trong xã hội đa số vẫn là giới trẻ. Những người trẻ ế vợ, không phải gánh trách nhiệm đối với vợ và con thì dễ phạm tội hơn, lý do cũng dễ hiểu. Trong nhiều xã hội, những thanh niên ế vợ quá lâu còn bị mọi người chung quanh coi thường, nếu không nói là coi khinh, gạt ra ngoài lề xã hội, họ càng có lý do để nổi loạn. Hai chữ “quang côn”, cành cây trụi lá, chứa ý nghĩa khinh thường, ai cũng thấy - cũng giống như người Việt Nam gọi họ là “bị sao Mộc Ðức (tức là đực mốc) chiếu mạng!”

Tất cả các yếu tố đó dễ thúc đẩy đám thanh niên bị gạt ra bên lề xã hội sinh ra bạo động và phạm tội. Nhiều người sẽ gia nhập băng đảng, để được kính trọng hơn, và để thể hiện “nam tính” của mình. Ở các xã hội thừa trai thiếu gái, những vụ hiếp dâm, bắt cóc phụ nữ ép làm vợ, và nạn mãi dâm đều cao hơn các xã hội bình thường.

Ðể đối phó với đám thanh niên bất mãn dễ gây tội và dễ làm loạn đó, Valerie Hudson và Andrea den Boer nhận xét, các chính quyền thường quay sang khuynh hướng độc tài.

Hudson và den Boer viết, các chính phủ “phải giảm bớt mối đe doạ của những chàng trai trẻ này đối với xã hội. Hậu quả là họ trở nên độc đoán hơn để đối phó với các tội phạm như băng đảng, buôn lậu, vân vân”.

Tại sao có tình trạng 30 đến 40 triệu “quang côn”, đàn ông ế vợ, ở nước Trung Hoa trong vòng 10 năm tới? Người ta nghi rằng đó là do nhiều bậc cha mẹ đã phá thai khi biết bào thai sẽ sinh ra là một em gái; và tệ hơn nữa, có người giết trẻ em gái ngay lúc lọt lòng. Nhiều cô mụ đỡ đẻ được trả tiền để làm việc này. Một tác giả người Trung Hoa đang sống ở Anh đã mô tả cảnh tượng đó, mà cô là người chứng kiến. Có những người mẹ sau đó hối hận đã tìm cách tự tử. (Cuốn sách là Message from an Unknown Chinese Mother của Xinran Xue).

Chính sách thời Mao Trạch Ðông hạn chế mỗi gia đình chỉ được có một con chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tội lỗi này. Vì người ta đã thấy khắp thế giới, không riêng gì ở Trung Cộng đã xảy ra tình trạng nhiều con trai, ít con gái. Và tại Trung Hoa, những tỉnh có chính sách dễ dãi trong việc hạn chế số con, nhiều khi cho phép các cặp vợ chồng có 2 con, thì chính ở những tỉnh đó tỷ lệ sinh con trai cao hơn sinh con gái còn nặng nề hơn ở các tỉnh khác. Những vùng kinh tế phát triển cao thì tỷ lệ chênh lệch cũng cao hơn, những nơi nhiều người có học, biết dùng các phương pháp dò để biết trước thai nhi là trai hay gái, thì tỷ lệ chênh lệch cũng cao hơn nữa.

Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao sấp sỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn giữ được nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và trung nước Tàu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.

Tỉnh Quảng Ðông là một nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai, trong mười lăm, hai mươi năm nữa, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ. Quảng Ðông ở ngay sát nước ta. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh này, thuộc loại trù phú nhất Trung Quốc, mà có dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?

Ảnh hưởng hay không còn tuỳ thuộc vào chính sách của những người cầm quyền ở Việt Nam. Người Trung Hoa có thể đối phó với nạn hàng chục triệu đàn ông ế vợ bằng cách đi mua hay dụ dỗ, bắt cóc phụ nữ ở các nước đem về. Những phụ nữ này có thể bị mua hoặc ép làm vợ, hay bị khai thác làm nghề mại dâm. Chính phủ của họ có thể làm ngơ, các chính quyền địa phương có thể khuyến khích những hành động phi pháp và vô đạo này. Những nước chung quanh, trong đó có Việt Nam, phải biết tự vệ. Những nước nghèo tất nhiên phải ngăn ngừa cẩn thận hơn nạn buôn người, xuất cảng phụ nữ.

Một lối thoát khác của thanh niên ế vợ ở Trung Hoa là đem họ ra nước ngoài làm việc. Hiện nay trong nước Tàu đang có cảnh nhiều ngành công nghiệp thiếu nhân lực, nhưng chính phủ Trung Cộng vẫn khuyến khích việc đem các công nhân Trung Hoa đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều công trình xây dựng hạ tầng cơ sở, phi trường, nhà máy, do các công ty Trung Cộng phụ trách sử dụng toàn người Trung Hoa từ lục địa đem qua. Nay lại thêm các chương trình thuê đất trồng rừng hoặc trồng cây kỹ nghệ của người Trung Hoa, đó cũng là những nơi sử dụng công nhân Trung Cộng. Nếu chính phủ các nước biết thì họ phải đưa ra chính sách ngăn ngừa những công nhân ngoại quốc bất hợp pháp này. Nếu không thì đây cũng là một cách giải quyết nạn “quang côn” quá đông của người Trung Hoa.

Nếu như lời tiên đoán của hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer đáng chú ý thì người Việt Nam còn phải tính trước đề phòng với một nước Trung Hoa nằm dưới một chế độ cộng sản càng ngày càng độc tài hơn, vì họ lo sợ cảnh hỗn loạn, bạo động do các “quang côn” gây ra. Một nước Trung Hoa tự do dân chủ sẽ không có tham vọng bành trướng mạnh mẽ như một nước Trung Hoa độc tài chuyên chế. Vì các chính quyền độc đoán bao giờ cũng gây tình trạng thù nghịch với các nước khác để kích thích tự ái quốc gia, đánh lạc nỗi bất mãn của dân. Một chính phủ tự do dân chủ khó gây chiến tranh, vì rất khó thuyết phục dân chúng đồng ý; còn một chính quyền độc tài thì họ không cần hỏi ý kiến dân. Khi nước Trung Hoa có 30 tới 40 triệu thanh niên không tìm đâu ra vợ thì các nước chung quanh đều phải lo ngại, nhưng Việt Nam đáng lo nhất. Vì chính phủ cộng sản ở hai nước đều độc tài chuyên chế, và họ đang coi nhau là đồng chí và anh em. Chính sách ngoại giao của hai đảng không cho phép một định chế độc lập nào của người dân để kiểm soát; mà dân chúng cũng không có quyền tự do ngôn luận để góp ý kiến.

Bài liên quan: Cuộc săn tìm đất,

Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc

- Giải thoát 9 phụ nữ bị bán qua biên giới (NTNN). – Tôi đi lấy chồng … Hàn Quốc (TTTĐ)

Đỗ Kh. – Shanxi, cô dâu và goá phụ

Gần đây trên mạng lao xao những tấm ảnh đám cưới ở xó xỉnh Shanxi, Trung Quốc được những người chuộng xe con đưa lên (trong thế giới muôn màu này, có người thích xe con, có người thích hoa hậu và có người thích nữ sinh đánh nhau). Một đám cưới khác, cũng ở tỉnh lẻ nhiều mỏ than này, vận dụng đến 4 xe Ferrari mở đường cho 4 Rolls Royce diễn hành, theo sau là 6 xe Mercedes, 6 Bentley và 20 Audi A8 được phò bằng 40 chiếc Porsche Cayenne, Range Rover, BMW X5 và Audi Q7 trong khi 6 xe Jeep lăng xăng chung quanh đoàn để quay phim chụp hình.

Cô khóc vì cô cũng có chồng. Anh là công nhân cũng tại tỉnh Shanxi nhưng anh vừa thiệt mạng trong một tai nạn hầm mỏ. Ảnh ngày cưới của hai người, chẳng hiểu là dùng xe con gì để đưa dâu vì không thấy ai đưa lên mạng. Nhưng tai nạn hầm mỏ ở vùng này thì có rất nhiều. Danh sách sau đây không đầy đủ nhưng ba trang đầu kết quả Google đủ để cho ta một ‎ ý niệm.

5.2004: 24 người chết

8.2004: 10 người chết

8.2005: 120 người chết

9.2005: 17 người chết

5.2006: 56 người chết

7.2007: 9 người chết

12.2007: 105 người chết

9.2008: 270 người chết

10.2008: 5 người chết

2.2009: 74 người chết

9.2009: 11 người chết

Trở về xa hơn một chút, riêng trong tháng 10. 2001 tại tỉnh Shanxi đã xảy ra bốn tai nạn hầm mỏ chết người, 14 thiệt mạng tại Datong, 33 tại Podi, 11 tại Qingyu và 14 tại Jingchen. Có thể nói tháng này chẳng hiểu sao tai nạn sập hầm, nổ hầm nhiều gần bằng đám cưới nhưng “chẳng hiểu sao” là một cụm từ không chính xác. Tai nạn tại Shanxi xảy ra theo các cuộc điều tra của chính quyền là vì lao động tại các hầm mỏ không tuân thủ đầy đủ an toàn theo luật định, kiểm tra của cơ quan chức năng lơ là nhắm mắt bỏ qua vì tham nhũng và mỗi bận như vậy đều có biện pháp như cách chức Tỉnh ủy (9.2008) hay truy tố các chủ nhân mỏ than (8.2005) nhưng đâu vẫn vào đó. Ai cũng hiểu chứ chẳng phải là không, và lý do đầu tiên cũng như sau cùng là vì lợi nhuận.

Cô dâu và goá phụ trên đây, xe con đắt tiền và tai nạn lao động, là mặt phải và mặt trái nhưng chỉ là mặt nổi của một hiện tượng lớn hơn nhiều, sự hình thành tại Trung Quốc của một giai cấp mới. Năm 2010 Trung Quốc được tạp chí Forbes vinh danh là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới (64 vị) sau Hoa Kỳ (với 403). Trong 64 tỉ phú này có 27 người lần đầu được phong thần, đạt hay vượt mức 1.000 triệu USD để đứng đầu giai cấp mới. Giai cấp này ở Trung Quốc được gọi là “tư sản đỏ” trong khi ở Hoa Kỳ thì chỉ được gọi là “tư sản” ngắn gọn mà thôi, theo câu nổi tiếng của họ Đặng là mèo màu gì thì cũng vậy.

Theo thiển ý, thì đây là một tin mừng và một niềm vui cho những tông đồ của chủ nghĩa tư bản chứ có gì mà phải hậm hực.

Chẳng những Trung Quốc đi theo con đường tư bản hoang dã của Tây phương vào thế kỷ 19 mà còn theo cả con đường của Tân Tự do chủ nghĩa đang thịnh hành (tuy có hơi lảo đảo hiện nay) tại Anh Quốc và Mỹ. 30 năm nay, từ ngày giáo chủ trường phái Chicago là ông Milton Friedman sang xầm xì vào tai các nhà lãnh đạo thì Trung Quốc đã có những thành tựu đáng kể về mặt này. Tất nhiên là hai chế độ, hai quốc gia có những cá biệt căn bản về mặt kinh tế, chưa nói đến chính trị và đây không có ‎ ý đồng hoá Trung Quốc với lại Hoa Kỳ mà chỉ mạn phép đồng hoá các nhà tiền tỉ của hai nơi. Tỉ phú ở nơi đâu thì cũng là tỉ phú cả và đoàn kết tự nhiên rất là chặt chẽ chẳng cần phải hô hào (“Tỉ phú toàn thế giới, liên kết lại!”)

Trong 30 năm, về công bằng kinh tế chẳng hạn, Trung Quốc đã đuổi kịp và qua cả mặt Hoa Kỳ. Dùng các chỉ số thông dụng (với những giới hạn của chúng) như tỉ số giữa 10% nghèo nhất và 10% giàu nhất (tỉ lệ càng cao thì càng có cách biệt) và Gini index (con số càng cao thì càng thiếu công bằng) thì thấy (thống kê của UNDP):

Hoa Kỳ, tỉ lệ 10% giàu/nghèo là 15,9. Gini là 40,8 (2007).

Trung Quốc, tỉ lệ 10% giàu/nghèo: 21,6. Gini là 46,9 (2004).

Các nước được coi là công bằng hơn, để thí dụ:

Nhật Bản, tỉ lệ 10% giàu/nghèo là 4,5. Gini là 24,9 (2004).

Phần Lan, tỉ lệ 10% giàu/nghèo là 5,6. Gini là 26,9 (2004).

Để tham khảo:

Việt Nam, tỉ lệ 10% giàu/nghèo là 6,9. Gini là 34,3 (2004).

Việt Nam đi sau trào lưu cuả Trung Quốc 15 năm, ta tin rằng rồi sẽ đuổi kịp (ở đây vẫn nói giới hạn thôi về mặt này). Cho đến giờ thì vẫn thường thường bậc trung, buông thả thì cũng cần phải có thời gian chứ, tuy có nhiều dấu hiệu để mà phê phán. Nhưng phê phán thì có nên bất nhất, chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam là tồi tệ (Google câu này còn hiện ra nhiều kết quả hơn là tai nạn hầm mỏ tại Shanxi); còn chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ là “trời đất sinh ra” hay là đáng noi theo?

Khủng hoảng toàn cầu còn bóp cổ ai thì năm 2009 đã chừa các nhà tỉ phú, trong lãnh vực tài nguyên (Nga) cũng như là tài chánh (Mỹ). Thì Thần tài mà, nhưng 10.000 USD tỉ nhà nước Hoa Kỳ bỏ vào lãnh vực tài chánh chắc cũng ảnh hưởng ngang với ông râu dài này. Số tỉ phú từ 793 tăng lên 1011. Tài sản của họ tăng trưởng 50% trong năm qua. Một tin gây hãnh diện cho những người bỏ nước ra đi bôn ba hải ngoại là công dân Mexico gốc Lebanon thuộc thế hệ thứ nhì, ông Carlos Slim, vượt qua Bill Gates tí xíu thôi (500 triệu USD) để đứng đầu thế giới. Lao động Mexico kiếm 16,50 USD/ ngày ngẩng mặt với đời nhờ đồng hương này năm qua kiếm được mỗi ngày 27 triệu. Đến “lao nô xuất khẩu” Mexico ở Mỹ còn phải tự hào thì Việt kiều nghĩ sao?

Stefan Korshak – Các nhà hoạt động Ukraina cởi trần đấu tranh cho nữ quyền Phan Ngọc Như An dịch

Kiev – Nhiều nhà hoạt động nữ quyền đã liên tục cởi bỏ quần áo nơi công cộng, trong một nỗ lực nhằm tăng cường nhận thức của người dân Ukraina đến những vấn đề nữ giới.

Một số người chứng kiến rất sửng sốt, một số ít cảm thấy bị xúc phạm, và một vài nhà nữ quyền Ukraina cho rằng hành động này là phù phiếm và gây hại cho mục đích của tổ chức.


Nhưng trên khắp đất nước cực kỳ gia trưởng thuộc Liên Xô cũ này, hầu như ai cũng đồng ý một điểm về “biểu tình giới tính” (sex protesting): thật khó có thể không chú ý đến một cô gái trẻ cởi trần để bày tỏ quan điểm mạnh mẽ của mình một cách không thẹn thùng.

Trong kỳ bầu cử tổng thống gần đây của đất nước này, hai ứng cử viên đối chọi nhất – một là phụ nữ – trong suốt nhiều tháng bôi nhọ lẫn nhau, đã hoàn toàn phớt lờ các vấn đề đời thường của nữ giới như quyền được hưởng lương bình đẳng với nam giới hay vấn đề được nghỉ phụ sinh.

Ngày 7 tháng 2, trong lúc việc bỏ phiếu đang diễn ra bình thường ở trạm bầu cử Số Một, tại một quận hoàn toàn nằm trong tay ứng cử viên Shevchenko, Kiev, bốn cô gái độ tuối đôi mươi, trong trang phục ấm áp bước vào. Với vẻ nghiêm trang, các cô bước qua vệt tuyết tan, tiến tới khoảng trống trước bàn làm việc của các viên chức bầu cử và bắt đầu phơi lộ – như sau này họ giải thích – cuộc công kích độc đáo vào nền chính trị-như-thường-lệ của Ukraina.

Bất chấp thời tiết lạnh khắc nghiệt hiện tại ở Ukraina, các cô gái ném áo choàng đông của mình xuống đất. Theo lời kể của những người chứng kiến đầy kinh ngạc, tất cả đều khoả thân từ thắt lưng trở lên, trừ núm vú được che bằng mẩu băng keo xanh.

Những người làm việc tại địa điểm bầu cử bối rối, còn cử tri thì trố mắt nhìn; trong khi đó, thành viên của nhóm nữ quyền FEMEN lấy ra những tấm áp phích trước đó được giấu kín, trên có ghi, “Ngày tàn của nền dân chủ!” “Đừng bán lá phiếu của bạn,” và “Đừng đánh đĩ!”.

“Đám chính khách đang hãm hiếp chúng ta!” một cô vừa hô vừa chống lại một nhân viên an ninh thử cố – nhưng không thành công – dập tắt cuộc biểu tình tuy ồn ào mà hoà bình này.

Vẫn khoả thân nửa trên, các cô gái trong những chiếc quần tây trễ eo, nhét gọn trong giày cao gót nhọn hoắt hay trong ủng, kéo ra ngoài bậc thềm sảnh, hô vang khẩu hiệu sỉ nhục những kẻ sắp nắm quyền.

Hàng chục phóng viên nhiếp ảnh đang lạnh cóng vì chờ chụp các chính trị gia nổi tiếng tới bầu cử, đã tranh thủ bấm máy lia lịa; chỉ vài phút sau, những tấm ảnh bán khoả thân thể hiện “hành động” mới của nhóm FEMEN tràn khắp các trang mạng tiếng Ukraina, và chỉ vài giờ sau đó, lan ra toàn bộ các phương tiện truyền thông thông thường khác khác.

Cảnh sát sau đó đã bắt giữ các cô gái này, và có thể vì phép lịch sự, đã chờ những người biểu tình mặc lại áo choàng trước đó.

“Nhìn chung, cuộc biểu tình diễn ra tốt đẹp,” Tatiana Kozak, người phát ngôn và sáng lập của nhóm FEMEN nói với hãng thông tấn Đức dpa. “Chúng tôi lôi kéo được sự chú ý đến nhóm, đến mục tiêu của nhóm, và đó là điều quan trọng nhất.” Các cô gái được thả ra 3 giờ đồng hồ sau đó, sau khi bị kết tội gây rối trật tự công cộng và phải nộp phạt 6 đôla một người.

Là một tổ chức hoạt động công từ cấp cơ sở và tuyển hội viên qua internet, FEMEN và các thành viên của nhóm đã hành động đúng khi khoả thân để biểu tình, bởi với xã hội Ukraina đầy tinh thần Sô-vanh, đây là cách duy nhất có thể thu hút sự chú ý của mọi người đến vấn đề nữ quyền.

Trong sáu tháng qua, đã có nhiều cuộc biểu tình tương tự của nhóm FEMEN tại Kiev cũng như tại những thành phố khác.

Một cuộc tấn công tượng trưng vào chủ nghĩa kỳ thị giới tính ở nam giới xảy ra vào tháng 11 khi Aleksandra Shevchenko, một cô gái tóc vàng đẹp như tượng trong trang phục quần jeans bó sát và áo dây hồng không nịt ngực, đã áp sát nghị sĩ Nestor Shufrich, một võ sĩ karake đai đen nổi tiếng vì những ý kiến chống đối khối EU.

Hành động táo bạo của Shevchenko, được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia, nhấn mạnh nước cờ trước đó của nghị sĩ này thông qua dự luật biến việc mua dâm thành bất hợp pháp. FEMEN, và một số tổ chức nữ quyền khác từng lập luận rằng bộ luật hình sự hiện hành ở nước này chỉ trừng phạt hàng ngàn phụ nữ nghèo khổ không còn phương tiện kiếm sống nào khác, trong khi đó lại cho phép việc đàn ông mua dâm là hoàn toàn hợp pháp.

“Đến khi nào thì các người sẽ thôi không lừa dối dân chúng nữa, các người hứa hẹn luật [mới], vậy luật đó đâu?” Schevchenko chất vấn một Shulfrich trở nên bé nhỏ trước cô.

“Đừng bảo tôi ‘bình tĩnh’, cái điều luật khỉ gió đó đâu rồi? Đồ dối trá!” cô quát vào mặt Shufrich; vị nghị sĩ này ngây người không nói được gì, điều khác hẳn tính cách thường ngày của ông ta.

Những cuộc biểu tình khác gần đây của FEMEN, tất cả đều có những cô gái trẻ ăn mặc hở hang khiêu khích, là nhằm tấn công vào tệ nạn tham nhũng của giới lãnh đạo chính trị Ukraina, vào những phản ứng chậm trễ của nhà nước đối với dịch cúm lợn, và vào ngành kinh doanh mãi dâm du lịch đang bùng nổ của nước này, chủ yếu phục vụ người nước ngoài.

Một cuộc biểu tình đáng nhớ khác của nhóm FEMEN xảy ra vào tháng 10, trên một sân khấu tại quảng trường trung tâm Kiev, nơi sáu cô gái trẻ trong trang phục áo tắm hai mảnh đánh vật nhau trên một tấm nylon dính đầy bùn, trước mặt hàng trăm người xem.

Theo lời người phát ngôn của nhóm (có mặc quần áo), thì hành động này nhằm vạch trần “những thủ đoạn bôi nhọ chính trị trong vận động tranh cử,” đến mức không thể chấp nhận được.

Các nhà phê bình, thường là những nhà bình luận nam của giới truyền thông, chỉ trích rằng nhóm FEMEN hay nhất cũng chỉ là một chiến lược khôn khéo của sáng lập viên Kozak nhằm thăng tiến trong nghề marketing, và tệ nhất thì là một nhóm nữ quyền diêm dúa, quá đạo đức giả để nhận ra rằng việc diễu hành khoả thân nơi công cộng như vậy đã biến chính họ thành những đối tượng tình dục.

“Cách tiếp cận của chúng tôi rất đơn giản: vũ khí duy nhất của chúng tôi là sắc đẹp,” Kozak đáp trả. “Nếu chúng tôi chỉ đứng đó giơ cao bản hiệu biểu tình, thì sẽ chẳng có ai chú ý cả. Những nhà chính trị phải chú ý đến những vấn đề này, và chúng tôi sẽ làm tất cả mọi điều có thể để bắt họ phải chú ý.”

Nguồn: http://www.chinapost.com.tw/international/europe/2010/02/28/246284/p1/Ukrainian-activists.htm

Bản tiếng Việt © 2010 Phan Ngọc Như An

Bản tiếng Việt © 2010 talawas Stefan Korshak – Các nhà hoạt động Ukraina cởi trần đấu tranh cho nữ quyền

-------------

Seth Mydans – [Nữ] ứng cử viên lội ngược dòng ở Campuchia Nguyễn Trang Nhung dịch

MAK PRAING, CAMBODIA – “Tôi sẽ nhận được các lá phiếu!” Mu Sochua cất cao giọng nói khi bước xuống đò, bám mạn đò để giữ thăng bằng. “Từng phiếu một.”

Bà đang qua con sông nhỏ ở phía nam Campuchia, đến điểm dừng chân gần đây trong một cuộc vận động không-bao-giờ-kết-thúc nhằm tái ứng cử vào Nghị viện, để giới thiệu mình với các cử tri nông thôn, những người chưa từng thấy mặt bà.

Là người phụ nữ nổi bật nhất trong vị thế đối lập về chính trị đang đấu tranh tại Campuchia, bà Mu Sochua, 55 tuổi, đang vận động tranh cử cho cuộc bầu cử kế tiếp vào ba năm sau, vì bà hầu như đã bị loại khỏi báo chí và truyền hình do chính phủ kiểm soát.

“Chỉ 35 phần trăm cử tri biết ai đã chiến thắng trong cuộc bầu cử kỳ trước,” bà nói.

Bà không có thời gian để thất bại.

Bà Mu Sochua là thành phần của một thế hệ phụ nữ mới, những người đang thực hiện cách thức của họ để đi vào các hệ thống chính trị của các quốc gia châu Á và những nơi khác, từ các hội đồng địa phương đến các quốc hội và các vị trí trong nội các.

Nguyên là bộ trưởng bộ các vấn đề phụ nữ, bà đã nỗ lực nhiều như bất cứ ai khác để đưa các vấn đề phụ nữ vào chương trình nghị sự của Campuchia khi các vấn đề này nổi lên vào những năm 1990 từ hàng thập kỷ chiến tranh và các cuộc thảm sát. Nhưng bà đã mất [do chủ ý rút khỏi] địa vị của mình vào năm 2004 khi tuyệt giao với chính phủ, và giờ bà thấy thật khó xúc tiến các ý tưởng của mình cũng như đơn thuần thu hút sự quan tâm [của công chúng] trong tư cách một ứng cử viên.

Bà nói thành tựu đáng kể của mình trong việc dẫn đường cho phụ nữ vào hàng ngàn vị trí trong chính quyền, đã thực hiện được một phần nhỏ để thúc đẩy các vấn đề phụ nữ trong một xã hội nam quyền bảo thủ.

Và giống như các nhà bất đồng chính kiến cùng các hình ảnh đối lập ở nhiều quốc gia, bà đã tìm thấy cho mình một gánh nặng mới: đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Khi bà trở nên nổi tiếng, các lập trường chính trị của bà trở thành gánh nặng lớn đối với bà hơn là khuynh hướng về giới.

Gần đây nhất, bà đã bị bắt giữ trong một vụ trả đũa kỳ quặc xung quanh các kiện cáo xúc phạm danh dự với thủ tướng độc đoán, Hun Sen, mà không ai ngạc nhiên, bà là người thua kiện.

Vụ việc bắt đầu vào tháng Tư năm ngoái ở tỉnh Kampot, tại khu vực cử tri của bà, khi ông Hun Sen nói đến bà với cụm từ “cheung klang,” hay “khỏe cẳng,” (“strong legs,”) một thuật ngữ xúc phạm đối với một phụ nữ ở Campuchia.

Bà đã kiện ông vì sự xúc phạm này; ông đã tước quyền được miễn trừ [một phần] khỏi truy tố [dành cho các nghị sĩ] của bà và kiện lại bà. Đơn kiện của bà đã bị từ chối tại các tòa án dễ bị sai khiến về mặt chính trị. Trong tháng Tám, bà đã bị kết án xúc phạm thủ tướng và bị phạt 16,5 triệu riel, khoảng 4.000 đô-la, khoản tiền mà bà không chấp nhận nộp.

Hiện giờ tôi sống mà không chắc liệu mình sẽ phải đi tù hay không,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Tôi sẽ không nộp tiền phạt. Nộp tiền phạt là nói với tất cả phụ nữ Campuchia rằng, “Giá trị của bạn là gì? Một người đàn ông có thể gọi bạn là bất cứ gì mà người đó muốn, và bạn chẳng làm gì được.”

Thái độ này là một trong số ít cách thức mà bà dùng để đấu tranh cho các quyền của phụ nữ, niềm đam mê chính trong cuộc đời hoạt động xã hội của bà.

Là một người đối lập trực tính của thủ tướng, bà nhận thấy rằng sự tham gia của mình làm ảnh hưởng xấu đến bất cứ nhóm, hoạt động hay cuộc biểu dương nào vì tì vết của một người đối lập chính trị.

“Tiếng nói của tôi giết chết phong trào,” bà nói. “Đó là thất bại của tôi. Giờ tôi là gương mặt đối lập, một gương mặt phụ nữ ở phía đối lập. Những người phụ nữ nói, “Chúng tôi tin bà. Chúng tôi khâm phục bà. Nhưng chúng tôi không thể cùng bà vì phong trào sẽ chết.”

Trong suốt sáu năm làm bộ trưởng bộ các vấn đề phụ nữ, bà Mu Sochua đã vận động chống lạm dụng trẻ em, cưỡng bức hôn nhân, bạo lực đối với phụ nữ, buôn bán người và khai thác lao động nữ. Bà đã giúp phác thảo bộ luật quốc gia chống bạo lực trong gia đình.

Phần nào, nhờ công việc của bà, bà nói, “Mọi người đã nhận thức về giới. Có một từ Campuchia mới: ‘gen-de.’ Mọi người đã nhận thức rằng phụ nữ có các quyền của họ.

Nhưng ở nơi việc trao quyền chính trị cho phụ nữ được quan tâm, bà nói, số lượng không làm nên chất lượng, và sự nổi tiếng không thể chuyển thành sự tiến bộ cho chương trình nghị sự của phụ nữ.

Qua nhiều năm, bà Mu Sochua đã làm việc với nhiều nhóm phi chính phủ để tìm kiếm hàng ngàn ứng viên trong các cuộc bầu cử địa phương. Nhờ sự tích cực của bà, hiện có 27 phụ nữ trong Quốc hội có 123 ghế.

Nhưng 21 người trong số đó là các thành viên của Đảng Nhân dân Camphuchia đang nắm quyền, bà cho biết – họ chỉ mang tính hình thức và có ít ảnh hưởng, đi theo lề lối của đảng như những người đồng nhiệm nam của họ.

“Họ không lên tiếng,” bà nói. “Thật khó để nói về điều này – tôi không muốn đối kháng với phụ nữ – nhưng nếu phụ nữ chịu im lặng, chúng ta phải chịu trách nhiệm. Chúng ta đang làm gì để làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn?”

“Đây là nơi phụ nữ có thể làm tổn thương phụ nữ. Họ tham gia chính trường, nhưng họ trở thành một phần của vấn đề bởi việc giữ im lặng.”

Campuchia vẫn là một xã hội truyền thống, ở đó đòi hỏi phụ nữ cư xử kín đáo và phụ thuộc vào đàn ông. Bà Sochua, từng theo học tại Mỹ, cho biết bà đã phải thận trọng với những ý tưởng và cách cư xử Tây hóa của mình, phải “cẩn thận để không đẩy mọi thứ đi quá xa.”

Là con gái của một thương gia giàu có tại PhnomPenh, bà đã được gửi đi học ở phương Tây khi 12 tuổi, kết thúc [việc học] tại Đại học California, Berkeley, nơi bà giành được bằng thạc sỹ về công tác xã hội và trưởng thành trên nền văn hóa của tính bộc trực vào những năm 1970.

“Khi tôi tới San Francisco, tôi biết rằng đó là thành phố của mình,” bà nói. “Tôi đã bắt đầu nổi bật. Tôi để tóc dài. Tôi trông giống dân hip-pi.”

Bà đã gặp người chồng tương lai của mình, một người Mỹ, khi cả hai cùng trợ giúp những người tị nạn Campuchia ở biên giới Thái Lan sau sự sụp đổ của chế độ Khơ-me Đỏ tàn bạo vào năm 1979. Từ năm 1989, họ chung sống ở Campuchia, nơi chồng bà làm việc cho Liên hợp quốc. Họ đã có ba đứa con trưởng thành đang sống tại Mỹ và Anh.

“Tôi phải rất, rất cẩn thận về những gì tôi mang đến từ phương Tây, để thúc đẩy các quyền phụ nữ trong bối cảnh một xã hội mà nam giới làm chủ,” bà nói. “Trong bối cảnh Campuchia, đó là giải phóng phụ nữ. Là nam nữ bình quyền. Điều đó đang thách thức văn hóa, thách thức nam giới.”

Một phụ nữ quyền lực, tuy nhiên, vẫn là một phụ nữ, bà nghĩ đến điều này khi bà đi qua các ngôi làng nơi có các cử tri. “Tôi đi đến một quán cafe, và tôi phải nghĩ hai lần, làm thế nào để lịch sự với đàn ông,” bà nói. “Tôi phải hỏi mình liệu tôi có thể vào đó. Đây là nơi của họ. Tôi là một phụ nữ, và tôi nên ngồi ở một trong những cửa hàng nhỏ để bán hàng.”

Và một ngày khác bà đã dừng chân ở trước thềm một quán cafe nhỏ ngay trong ngôi làng ven sông này, một quán mì mở cửa trước, nơi đàn ông ngồi trong cái nóng giữa ban ngày trên những chiếc ghế nhựa đỏ.

Bà đã thành công trong việc làm ngưng một dự án nạo vét bùn làm xói mòn các bờ sông nơi đây, và bà muốn đàn ông biết rằng bà đang làm việc nhân danh họ.

“Tôi đến đây để thông báo với mọi người rằng mọi người đã có kết quả từ chính phủ,” bà đã nói với những người đàn ông và cho họ thấy các văn kiện pháp lý. “Tôi muốn thông báo với mọi người rằng mọi người có tiếng nói. Nếu mọi người thấy điều gì sai, mọi người có thể đứng lên và nói về điều đó.”

Mol Sa, 37 tuổi, một ngư dân, khi được hỏi sau đó rằng sẽ ra ra sao khi có một người phụ nữ tham gia vào cuộc chiến của ông, đã nói, “Bà ấy lên tiếng cho chúng tôi, vì thế tôi không nghĩ bà ấy khác biệt chút nào với một người đàn ông. Có thể một người phụ nữ khác không thể làm điều đó, nhưng bà ấy có thể vì bà ấy mạnh mẽ và không e ngại.”

Nỗi sợ là một vấn đề [của người dân] ở khắp vùng quê nơi bà Sochua đi qua. Ở một ngôi làng khác, nơi các vết nứt xuất hiện trong các bờ đê bằng cát, một góa phụ tên Pal Nas, 78 tuổi, nói các con thuyền nạo vét lớn đã làm bà sợ hãi.

“Tôi e rằng nếu tôi lên tiếng, họ sẽ theo sau tôi,” bà nói. “Trong thời kỳ Khơ-me Đỏ, họ đã giết tất cả đàn ông. Khi đêm đến, tôi không có một người đàn ông để bảo vệ mình. Sẽ khó khăn hơn nếu bạn là một phụ nữ đơn độc.”

Đảng của ông Hun Sen nắm quyền lực trên hầu khắp vùng nông thôn Campuchia, và bà Mu Sochua nói rằng nhân viên mật vụ của đảng đã theo dõi bà khi bà vận động tranh cử.

Trước khi bà lên một chiếc thuyền nhỏ qua sông, một người đàn ông trên một chiếc xe máy đã chụp ảnh bà và những người bạn của bà bằng một chiếc điện thoại di động rồi lái xe đi.

Qua con sông, một người nông dân chào đón bà một cách nồng ấm, ông leo lên một cái cây để hái cho bà những quả ổi chín.

“Tôi đã bỏ phiếu cho bà,” ông nói khi đưa cho bà chùm quả. “Nhưng đừng kể cho ai đấy nhé.”

Trang về bà Mu Sochua trên website của bà: http://musochua.org/?page=story

Câu chuyện của Mu Sochua

Là thành viên nghị viện và mẹ của ba đứa con, Mu Sochua đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trao quyền cho phụ nữ và đã làm việc không mệt mỏi để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại bạo lực về giới trong hơn 25 năm. Sau 18 năm sống lưu vong, bà trở về Campuchia vào năm 1989 và phụng sự với tư cách là cố vấn cho thủ tướng về các vấn đề phụ nữ, bà đã được bầu vào quốc hội và đã trở thành Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Cựu Chiến binh từ năm 1998 đến năm 2004, vị trí mà bà đã từ bỏ để tham gia vào Đảng Sam Rainsy, đảng đối lập hàng đầu tại Campuchia. 54 tuổi, là một trong số 1000 phụ nữ được đề cử cho giải thưởng Nobel hòa bình năm 2005 và đã nhận được nhiều giải thưởng cho công tác vì nhân quyền. Bà đã được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự về luật của Đại học Guelph, Canada, với sự công nhận các công tác vì công lý và nhân quyền của bà. (Thông tin từ tạp chí Southeastern Globe, tháng 12 năm 2008).

Phát biểu của nghị sĩ Mu Sochua

Chiến tranh và diệt chủng đã đưa tôi rời xa quê hương Campuchia khi tôi vừa hoàn thành trung học, vào năm 1972. Chiến tranh bùng nổ, thêm vào đó là nạn diệt chủng từ năm 1975 đến năm 1979. Chỉ trong ba năm, hơn một triệu mạng sống đã bị tước đoạt. Những cánh đồng lúa xanh tươi của Campuchia đã trở thành những cánh đồng chết. Xung đột vũ trang vẫn tiếp tục cho đến khi hiệp định hòa bình Paris được ký kết vào năm 1991.

Tôi rời Campuchia khi là một thanh niên trẻ tuổi và trở về khi là một bà mẹ và một nhà hoạt động, làm việc trong các mạng lưới phụ nữ và các tổ chức nhân quyền nhằm thúc đẩy hòa bình và các điều khoản kiên quyết trong Hiến pháp năm 1993 để bảo vệ quyền con người của phụ nữ.

Năm 1998, tôi chạy đua vào một ghế nghị viện ở phía Tây Bắc Campuchia, vùng bị tàn phá nhiều nhất, và đã chiến thắng. Cùng năm đó, tôi đã trở thành Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Cựu Chiến binh – và là một trong chỉ 2 phụ nữ tham gia nội các. Tôi đã từ chối vị trí bộ trưởng trong chính phủ [nhiệm kỳ] kế tiếp, gia nhập đảng đối lập, và tham gia lực lượng dân chủ Campuchia để chống tham nhũng và đàn áp của chính phủ.

Là một bộ trưởng, tôi đã đề nghị một dự thảo luật về bạo lực gia đình ở Quốc hội, đã đàm phán một hiệp định quốc tế với Thái Lan để giảm nạn buôn người tại Đông Nam Á, và khởi phát một chiến dịch [về các vấn đề này] để kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các quan chức hành pháp, và các phụ nữ nông thôn tham gia vào một cuộc đối thoại quốc gia.

Trong nhiệm kỳ của mình, tôi đã vận động rộng khắp cùng xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ để khuyến khích phụ nữ thường dân tham gia các cuộc bầu cử xã với tư cách ứng cử viên, [đây là] cuộc vận động đầu tiên cho phái nữ tham gia chính trị trong lịch sử Campuchia. 25.000 phụ nữ đã trở thành ứng cử viên và hơn 9% đã đắc cử vào năm 2002. Tôi là người ủng hộ mạnh mẽ và là người chủ trương cho một chỉ tiêu về giới, mặc dù đây là phương sách đặc biệt chưa được chính phủ thông qua. Khi Campuchia chuẩn bị cho các cuộc bầu cử xã tiếp theo trong năm 2007 và các cuộc bầu cử nghị viện vào năm 2008, tiếng nói của phụ nữ vẫn kiên quyết trong việc đảm bảo rằng ít nhất 30% phụ nữ sẽ giành được ghế ở mọi cấp.

Gia nhập đảng đối lập, mục tiêu của tôi dứt khoát nhằm vào dân chủ và nhân quyền. Hiện tôi đang tư vấn cho một mạng lưới rộng lớn các nhóm xã hội dân sự và công đoàn về các chiến lược để mở rộng không gian cho dân chủ.

Cách tiếp cận ôn hòa của tôi luôn luôn thông qua việc tạo dựng tiếng nói và lực lượng với các nhóm khác nhau, hoặc tại địa phương, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ vào cuộc sống thoát khỏi sợ hãi và bạo lực. Những nỗ lực của tôi luôn luôn vì sự phát triển lâu dài trong đó bao gồm sự phát triển nguồn nhân lực cho Campuchia, nơi hầu hết các giáo viên, bác sĩ, thẩm phán của chúng tôi đã bị giết trong thời kỳ Khơ-me Đỏ.

Hơn một lần tôi mặt đối mặt với cảnh sát vũ trang và quân đội. Chiến lược tự bảo vệ của tôi là nhằm giữ tiếng nói, hình ảnh, và danh tiếng.

Tôi tin tưởng vào sự tham gia của người dân và vào việc dành cho phụ nữ phần đóng góp công bằng cho sự phát triển. Điều này chỉ có thể xảy ra khi chính phủ chứng tỏ một ý chí chính trị mạnh mẽ để phát triển và thực hiện các chính sách để tạo ra các phương sách đặc biệt và các cơ hội cho phụ nữ có được phần đóng góp công bằng ấy. Phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ có thể được giải quyết khi toàn bộ xã hội coi trọng phụ nữ như là con người và là đối tác bình đẳng. Là một lãnh đạo nữ, tôi lãnh đạo với sự tin tưởng mạnh mẽ rằng phụ nữ mang lại sự ổn định và hòa bình, trong gia đình, trong cộng đồng của họ và cho quốc gia. Tôi cảm thấy hài lòng nhất khi các mạng lưới phụ nữ hoạt động cùng nhau, tạo ra một khối quan trọng và đạt được không gian chính trị.

Nguồn: http://www.nytimes.com/2010/02/22/world/asia/22cambowomen.html?pagewanted=1&sq=cambodian%20women&st=cse&scp=1

Nguồn: Seth Mydans – [Nữ] ứng cử viên lội ngược dòng ở Campuchia

------------

Tổng số lượt xem trang