Thứ Ba, 9 tháng 3, 2010

Điểm tin 9/3

--Trung Quốc - Dã tâm "hữu hảo" và những hành vi trắng trợn nhằm cướp trọn biển Đông
VIT - Kể từ đầu năm 2010, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ảnh hướng xuống biển Đông trên nhiều lĩnh vực như hoạt động dầu khí, du lịch, quân sự, đánh bắt thủy hải sản... Điều này đã khẳng định về một dấu hiệu Trung Quốc muốn đơn phương khẳng định chủ quyền Biển Đông.

Đối với vấn đề biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc đã luôn kêu gọi cần phải có hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác. Tại buổi họp báo sáng 06/1/2010 ở Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường nói rằng, chúng ta đã thiết lập cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thúc đẩy tiến trình đàm phán. Để giải quyết tranh chấp, hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước. Tôi nghĩ đây là cách làm phù hợp nhất.

Tuy nhiên, ngay đằng sau lời nói trên của ông Tôn Quốc Tường, thì hoàng loạt các hoạt động cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc vẫn được tăng cường trên biển Đông, đặc biệt có nhiều hoạt động đã vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Các tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Tin từ Ban tác chiến Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết vào hồi 7g30 sáng ngày 03/1/2010, qua mạng thông tin biển, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện có đến gần 20 tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải Việt Nam trên vùng biển Thừa Thiên Huế để đánh bắt trộm hải sản. Ngay sau đó, các lực lượng biên phòng Việt Nam đã phối hợp để đẩy đuổi các nhóm tàu cá này ra khỏi lãnh hải. Theo lực lượng biên phòng Đà Nẵng đây không phải là lần đầu tiên, mà trước đó nhiều lần, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phải dùng xuồng cao tốc đến ngay ngư trường có tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép để đẩy đuổi ra khỏi vùng biển chủ quyền.

Đặc biệt, hôm 29/1/2010, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; ngày 02/2/2010, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích đuổi 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý; ngày 06/2/2010, một số tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Trung đánh bắt cá trái phép. Có tàu do mải mê đi theo luồng cá nên vô tình xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, nhưng cũng có nhiều tàu cá cố tình lấn sâu vào vùng biển miền Trung để khai thác trái phép.

Hoạt động tuần tra ngư trường


Tại buổi mít tinh kỷ niệm 15 năm "xây dựng và bảo vệ" bãi đá Vành Khăn thuộc Trường Sa hôm 09/2/2010, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuấn phát biểu rằng Trung Quốc sẽ "kịp thời điều chỉnh tư duy về khai thác và quản lý nghề cá" ở khu vực Trường Sa. Vì ông cho rằng "căn cứ theo tình hình mới, tăng cường tuần tiễu ngư chính bảo vệ nghề cá trên vùng biển Trường Sa, là nhằm giữ gìn lợi ích biển quốc gia".

Lời phát biểu trên của ông Ngưu Thuấn thực sự đã đi ngược lại với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và đối nghịch hoàn toàn với quan điểm của ông Tôn Quốc Tường đã phát biểu hôm 06/1/2010 ở Hà Nội. Trong khi đó ông Ngưu Thuấn cũng thừa hiểu rằng, việc đưa tàu tuần tiễu ngư chính tới Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp thêm tình hình.

Gia tăng các hoạt động quân sự

Các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các khu vực trên Biển Đông cũng thường xuyên được duy trì. Đặc biệt là lực lượng tàu chiến và máy bay thuộc Hạm đội Nam Hải đã liên tục tiến hành các hoạt động tuần tra và tổ chức diễn tập trên Biển Đông. Mới đây nhất vào khoảng giữa tháng 2/2010, Hạm đội Nam Hải đã điều động một đội tàu khu trục tới phối hợp với các tàu của lực lượng Hải quân Đánh bộ và các tàu hậu cần tổ chức 10 khoa mục huấn luyện trên Biển Đông như: Tìm kiếm và cứu hộ, phối hợp chống khủng bố, kiểm soát trên biển và trên không, huấn luyện chiến thuật tác chiến trên biển cho sỹ quan và binh lính và các khoa mục khác.

Đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu khí

Kể từ vài tháng gần đây Trung Quốc đã không ngừng đổi mới về công nghệ khai thác, đầu tư sản xuất các phương tiện khai thác, tăng cường mở rộng phạm vi khai thác trên vùng nước sâu ở biển Đông, cụ thể là các mỏ dầu trọng yếu thuộc bồn địa Quỳnh Đông Nam và khu mỏ ở Liwan. Trước đó ngày 18/10/2009, Trung Quốc đã chuyển giao tàu khảo sát băng cháy đầu tiên mang tên “Ocean No 6” cho Cơ quan Khảo sát Địa chất biển của tỉnh Quảng Châu để thực hiện việc thăm dò các mỏ băng cháy trên biển Đông.

Tiếp đó, ngày 26/2/2010, tạp chí Thượng Hải cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp chiếc giàn khoan bán ngầm nội địa đầu tiên. Chiếc giàn khoan bán ngầm này do Viện Nghiên cứu 708 thuộc Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc thiết kế và chế tạo với tổng trị giá khoảng 06 tỷ NDT (887 triệu USD), giàn khoan có trọng lượng trên 30.000 tấn và có thể khoan ở vùng nước sâu 10.000 m, đây là một trong những giàn khoan hiện đại nhất thế giới. Giàn khoan sẽ được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào tháng 12/2010 để tiến hành tác nghiệp trên biển Đông.

Cũng để tăng cường khả năng khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên khu vực biển Đông, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đang có những nỗ lực để đưa Trung tâm Kỹ thuật Dầu khí Chu Hải ở tỉnh Quảng Châu đi vào hoạt động trong đầu năm tới. Trung tâm sẽ được đầu tư khoảng 30 – 50 tỷ yuan để phát triển một số dự án trọng điểm tại Trung tâm chu Hải gồm: Xây dựng dự án khí hóa lỏng (Gaolangang LNG), dự án mỏ dầu Liwan3-1, dự án điện năng Zhuahi 9F, dự án khí hóa lỏng tự động và dự án lọc dầu. Trung tâm này sẽ phục vụ cho các hoạt động khảo sát và thăm dò dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông

Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục đưa các tàu khảo sát, giàn khoan và các phương tiện phục vụ hoạt động về dầu khí tới Biển Đông mà không được phép của Việt Nam là vi phạm vào chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực.

Bên cạnh việc gia tăng về các hoạt động tàu cá, tàu tuần tra ngư trường, các hoạt động quân sự và hoạt động khai thác dầu khí, thì các hoạt động du lịch của Trung Quốc cũng thường xuyên được đẩy mạnh, Trung Quốc cũng đã tự ý đưa các đoàn du lịch, phóng viên ra đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch tại khu vực đảo Hải Nam.

Nhìn lại toàn bộ các sự việc và hành động của Trung Quốc trong thời gian vừa qua thấy rằng, những lời tuyên bố hay lời kêu gọi về sự hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác trên khu vực Biển Đông của ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là hoàn toàn trái ngược, dường như lời nói của ông này không có trọng lượng.



Đẩy mạnh tuyên truyền chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa
(Dân trí) - Ngày 8/3, tại TP Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo thông tin đối ngoại đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010. ...
Tạo thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốcAn ninh thủ đô
Thông tin về biển đảo: Còn hạn chế trong chỉ đạoVietNamNet
Giúp bạn bè quốc tế hiểu Việt Nam hơnThanh Tra
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Nhân Dân -Hà Nội Mới


Thông tin về biển đảo: Còn hạn chế trong chỉ đạo
- Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo còn nhiều hạn chế về cơ chế chỉ đạo.



Lập luận đấu tranh về biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén
Nội dung thông tin thiếu tính hấp dẫn, lập luận đấu tranh trong các vấn đề dân chủ nhân quyền, biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén.


- Trung Quốc: Quảng Đông sẽ đấu thầu quyền sử dụng một số đảo không có người ở (SGTT)


- Thủ tướng phản hồi về các dự án trồng rừng (BBC). Tướng Nguyên bác bỏ thông tin nói rằng Thủ tướng Chính phủ đã hứa sẽ cho dừng các dự án trồng rừng của nước ngoài”.


Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gửi thư khẩn tới Quốc hội
Trang Bauxite Việt Nam vừa đăng thư ngỏ của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vụ việc các tỉnh biên giới cho thuê đất rừng dài hạn. Ông viết,
“Là một công dân già, một cử tri nguyên là sĩ quan quân đội đã trải qua 46 năm trong quân ngũ, tôi hầu như đã dành toàn bộ tâm trí, sức lực của đời mình góp một phần nhỏ bé cùng toàn quân, toàn dân giữ vững từng gốc cây, tấc đất các vùng căn cứ địa, mở rộng các vùng giải phóng tiến tới thu hồi toàn bộ vùng trời vùng biển, đất liền, hải đảo, núi rừng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.
Tim tôi đau nhói khi nghe tin 10 tỉnh cho thuê dài hạn (50 năm) trên 305.000 hecta đất rừng


- Thay đổi nếp cũ trong lựa chọn nhân sự lãnh đạo (TVN).
Cán bộ không phải là ‘cái đinh ốc’ (VNN)
2 bí thư tỉnh ủy được bổ nhiệm làm thứ trưởng (VNN).

- Giám sát của mặt trận: Cái gì hình thức là vô bổ! (PLTP).

- Cần phải xem báo Ðảng


- Trực tuyến: Đại hội Đảng 11, làm gì để xứng đáng với dân tộc? (TVN).
- Đại hội XI nên tập trung bàn về cán bộ (VNN)
- Việt Nam mong muốn phát triển sâu rộng quan hệ với Hoa Kỳ (CPhủ)



- Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng công chức (CPhủ)


- Bộ trưởng Giáo dục: “Không thể tiếp tục cách làm như vừa qua” (TVN)

- Giám đốc ĐH Đà Nẵng muốn phân tầng đại học (VNN).
- “Nút nghẽn” nhân lực (PLTP).

GS thật và giả--
- Chửi xéo? (Trang Ridiculous).
- Những kẻ phá hoại ngầm đã làm tan rã Đông Đức (ANTG)

Quang Phùng – Nghệ sĩ nhiếp ảnh đường phố
Báo Thể thao Văn hóa đăng bài về nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng (sinh năm 1932). Đối với ông chụp ảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích nghệ thuật mà còn là một công việc thu thập tư liệu, phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện tại.
Ông cho rằng những tấm ảnh đó sẽ tăng nhiều giá trị về sau này, cả về mặt xã hội và lịch sử, và thế hệ sau sẽ có những hình ảnh chân thực về một giai đoạn xã hội chuyển đổi đặc biệt để đánh giá, để suy ngẫm về đất nước. Gần đây ông đã hoàn thành bộ ảnh ghi lại cuộc sống khó khăn của những đứa trẻ sống tại bãi Giữa sông Hồng, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 500m đường chim bay.


“Mua mỹ phẩm thật tại Việt Nam khác gì mò kim dưới đáy biển, chứ mua hàng giả, hàng nhái thì dễ lắm…”


- Văn hoá chửi đổng (VOA).
Vì văn hoá Việt – Người Đức lên tiếng (TVN)


Tình trạng hãm hiếp phụ nữ gia tăng ở Campuchia
Tình trạng hãm hiếp phụ nữ đang gia tăng ở Campuchia, đa số nạn nhân cam chịu nhục nhã và ít khi tìm thấy công lý. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết như vậy trong phúc trình đánh dấu Ngày Phụ Nữ Quốc Tế.


- Xả súng như phim xã hội đen giữa Sài Gòn (VNN)
- ‘Thanh danh người Việt đang bị thương tổn’ (BBC).

Anh quốc cảnh báo thực trạng tội phạm người Việt .



- Trên hạn, dưới mặn: miền Tây đang lo chết khát (SGTT).


Thảo luận với Trung Quốc về sông Mê Kông vào đầu tháng 4 (Tuổi Trẻ).
- Hội nghị cấp cao về khủng hoảng nước sông Mekong tại Thái-lan (NDân)

- Trung Quốc đang tàn phá nông nghiệp của các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong (Vit)
- Động đất và sạt lở ở Nhật Bản – giá phải trả từ những con đập (thiennhien.net)
- Nước cờ của hàng Trung Quốc: “Lợi nhuận bằng không”(PLTP)




Mỹ: Không cần quá lo lắng về nợ công
VIT - Tạp chí “Thời đại” của Mỹ xuất bản trước cho ngày 15/3 cho rằng, nợ công dường như đã trở thành vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. Tổng thống Mỹ Obama đã kêu gọi các ủy ban độc lập nghĩ cách để cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, các nhà kinh tế lại cho rằng, Mỹ không cần quá lo lắng về vấn đề nợ công.



- TQ tăng quản chế bất đồng chính kiến (BBC)
TƯ DUY BIỂN CẢ CỦA TRUNG QUỐC

Đinh Kim Phúc *


Các học giả Việt Nam đã đến Paris nhưng Hội thảo về biển Đông ở Pháp đã không diễn ra như mọi người kỳ vọng.

“Hủy bỏ”

Chúng tôi buộc lòng phải hủy bỏ hội thảo mà chúng tôi đã lên kế hoạch cho ngày 27 và 28 tới tại Pantin, về chủ đề “Biển Đông: điều kiện nào để bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực ?”.
Quyết định này buộc phải đưa ra vì một thực tế là có một số lượng lớn người trình bày vừa cho chúng tôi biết rằng có những nghĩa vụ khác, hoàn toàn cấp bách đối với họ, cuối cùng đã không cho phép họ nhận lời mời của chúng tôi.
Trong điều kiện đó, sự khởi xướng của chúng tôi không thể có được đặc điểm mà chúng tôi muốn nó có để cho phép đề cập đến chủ đề vốn rất phức tạp này trong những điều kiện tốt.
Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng có thể tổ chức hội thảo này trong đầu nửa năm nay vào một ngày mà chúng tôi sẽ thông báo cho quý vị trong thời gian sớm nhất có thể”.
Quỹ Gabriel Peri đưa ra lý do hủy bỏ cuộc hội thảo khá đơn giản khó mà thuyết phục được dư luận. Người ngoài cuộc khó có ai hiểu được lý do chính xác, nhưng có điều cần nhấn mạnh là có thể tư tưởng “Chủ quyền thuộc ngã” kết hợp với tin tức báo chí cùng thời gian dự định tiến hành đã ngăn cuộc hội thảo lại.(1)
Mặc dù trước đó Quỹ Gabriel Peri đã rào trước đón sau: “Biển Đông cũng là đầu mối những quan hệ căng thẳng giữa các nước quanh bờ: Trung Quốc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan…và các cuộc xung đột về chủ quyền xảy ra ngày càng nhiều một cách quan ngại.
Trong bối cảnh này, việc xác định chủ quyền của các nước liên quan đối với các đảo lớn nhỏ, việc duy trì một môi trường hoà bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải, việc gìn giữ môi trường và tài nguyên, cũng sự hợp tác trong việc cứu hộ ngư dân trong khu vực đòi hỏi các bên hữu quan phải cùng nhau hành động để tìm kiếm những giải pháp khả dĩ trước tiên là giảm bớt, sau đó là loại bỏ những sự căng thẳng.
Trong những thập niên vừa qua nhiều nỗ lực đã được triển khai (Tuyên bố 1992 của ASEAN; Tuyên bố về hành xử của các bên ở Biển Đông, được kí kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002). Đó là những nỗ lực đáng khích lệ nhưng còn rất không đủ.
Tham vọng cuộc hội thảo do Quỹ Gabriel Peri chủ trương là soi sáng những cái được mất liên quan tới các vấn đề chủ quyền. Đây không phải là lúc đối chọi những quan điểm ủng hộ bên này, chống đối bên kia, mà là thời điểm để suy ngẫm nghiêm túc trên cơ sở lịch sử khu vực và trên nền tảng pháp lý quốc tế”.

Nhà nghiên cứu Hồng Lê Thọ đã nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay đang cố gắng dùng lời lẽ ngọt ngào trong đàm phán ngoại giao, với những thông điệp rất êm tai như “hòa bình”, “hữu nghị”, “láng giềng thân thiện”… hay gần đây nhất là “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đề cập đến quan hệ Trung-Việt nhưng bên trong và hành động trên thực tế hoàn toàn trái ngược, áp đặt “một chiều” để lấn át và răn đe thô bạo kiểu Trung Quốc. Nhìn hạm đội của Trung Quốc trong tư thế vũ trang sẵn sàng chiến đấu, thao dượt rầm rộ trên biển Đông và liên tục bắt bớ tàu đánh cá, đánh đập ngư dân Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa, xem biển Đông và Nam Trung Hoa như ao nhà, người ta không thể không cảnh giác trước uy hiếp về quân sự của Trung Quốc. Tư tưởng biên giới lãnh thổ mở rộng và luôn biến động theo tầm địa lý của lợi ích quốc gia trong một số nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc càng kích động những người quá khích chạy theo chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và bành trướng, đưa nguy cơ xung đột ngày càng có điều kiện bùng nổ bất cứ lúc nào.
Không thể xây dựng niềm tin trên sự giả dối và càng không thể thương thảo khi đối tác lăm lăm gươm giáo, đằng đằng sát khí, với mùi khét của khói súng lãng vãng bên cạnh. Lời nói phải đi đôi với việc làm với thái độ tự trọng và biết kiềm chế, tương kính lẫn nhau là điều kiện tiên quyết để tìm lối thoát hợp lý và công bằng vì một nền hòa bình và ổn định dài lâu để cùng phát triển phải chăng là một đòi hỏi quá đáng hay ngược lại đang nằm trong tầm tay của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nếu họ chấp nhận từ bỏ tư tưởng Đại Hán?”(2), Tác giả Hồng Lê Thọ kêu gọi: “Với tình hình quốc tế hiện nay, việc “đa phương hóa” hay”quốc tế hóa” vấn đề biển Đông đã có được những tiền đề vô cùng thuận lợi, không nhất thiết phải lo lắng thái quá trước động thái phá hoại hay ngăn cản từ một phía nào đó, mà theo chúng tôi chẳng qua là họ bắt buộc phải lên tiếng hung hăng như bao lần, vẫn cứng cổ rằng “không thể tranh cãi” trong yêu sách ngoan cố về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông ngang ngược và trái khoáy với “chiếc lưỡi bò” lãnh hải vô căn cứ “do lịch sử để lại”. Trước khi chấp nhận một giải pháp đa phương, nhà đương cuộc của Trung Quốc có thể có hành động làm càn, ra tay trước để thị uy. Vì vậy việc cảnh giác trước mọi động thái hiếu chiến và khả năng sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần phải có phương án để đối phó một cách hữu hiệu và nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền hải đảo trong nhân dân hơn bao giờ hết”.(3)
Để phụ hoạ thêm cho những “thủ thuật” của các nhà ngoại giao Trung Quốc, các học giả Trung Quốc trong thời gian gần đây đã đưa ra các “bằng chứng” về chủ quyền của họ trên biển Đông như: Thời Tần (từ năm 221 trước công nguyên đến năm 207 trước công nguyên), đã thành lập Quận Nam Hải quản lý nhiều đảo tại biển Hoa Nam trong đó bao gồm cả quần đảo Tây Sa; thời Hán (từ năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên), từng cử các chuyên gia biển tới tuần tra khu vực Tây Sa; Thời Lưu Tống (từ năm 420 – 479 sau công nguyên) đã đưa quần đảo Tây Sa vào phạm vi tuần biển của Thủy quân Quảng Nam; Thời Nguyên (1271 – 1368), Quách Thủ Kính từng tiến ra biển Hoa Nam đo đạc và trong bản đồ “Quảng Hưng” vẽ ra sau đó đã đánh dấu quần đảo Tây Sa và gọi là khu vực “Thiên Lý Trường Sa”; Thời Minh (1368 – 1644), khi Trịnh Hoà đến Đại Tây Dương đều nghỉ ngơi tại Tây Sa…
Như chúng ta đã biết, nhiều lần các tác giả Trung Hoa đã khẳng định rằng mình đã khám phá ra hai quần đảo tranh chấp từ đời nhà Hán. Tuy nhiên, có tác giả Trung Hoa lại xác định là những tài liệu sớm nhất ghi chép sinh hoạt của người Trung Hoa trên những đảo này, thuộc đời nhà Tống (thế kỷ XIII).
Khảo sát nhiều bản đồ Trung Quốc từ năm 1949 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ nước Trung Quốc dù là do các nhà hàng hải phương Tây hay do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa-Trường Sa). Tất cả bản đồ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía Nam của Trung Quốc.
Bản đồ 1:

Bản đồ Trung Quốc năm 1625 của Samuel Purchas
(Nguồn:http://www.raremaps.com/gallery/detail/23040/The_Map_of_China/Purchas.html)

Bản đồ 2:

China Veteribus Sinarumregio nunc Incolis Tame dieta năm 1636 của Hondius,
Jodocus & Jansson, Jan
Bản đồ 3:

Bản đồ Trung Quốc năm 1655 của Blaeu/Martini

Bản đồ 4:

Bản đồ Trung Quốc năm 1781 của Bellin, J.N
Nguồn: (http://www.swaen.com/antique-map-of.php?id=9652)

Bản đồ 5:

Bản đồ Trung Quốc năm 1812 của Arrowsmith and Lewis
(Nguồn: http://maps.library.umass.edu/raster/other_historical/arrow.html)

Bản đồ 6:

Bản đồ Trung Quốc năm 1855 của J.H. Colton

Bản đồ 7:
Bản đồ Trung quốc vẽ năm 1910 thời Nhà Thanh
(Nguồn: http://www.drben.net/files/China/ChinaMaps-ALL/Historic_Maps/Qing_Dynasty-1644-1911/_Ancient_Maps__Asia_-_Chinese_Empire_1910-S_op_800×611.jpg)


Bản đồ 8:
Bản đồ Trung Quốc năm 1936 của Sheng Bao
Bản đồ 9:
Bản đồ Trung Quốc năm 1947
(Nguồn:http://commons.wikimedia.org/wiki/File:1947_Zhonghua_Minguo_Quantu.png)

Những luận cứ và luận chứng kể trên càng được củng cố hơn khi chúng tôi phát hiện ra hàng loạt bản đồ cổ của Trung Quốc thì cương vực phía Nam của Trung Quốc cũng chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Các học giả Trung Quốc lý giải ra sau về bằng chứng này?
Bản đồ 10:
Đường Đại Cương Vực Đồ (bản đồ Triều Đường)

Bản đồ 11:
Bản đồ đời Tống vẽ trên đá

Bản đồ 12:
Đại Minh Hỗn nhất đồ, được vẽ trên vải lụa vào năm 1389, nhưng với chú thích bằng tiếng Mãn Châu được viết trên giấy gió dán chồng lên bản đồ này nhiều thế kỷ sau đó.
Đây là bản đồ Trung Quốc cổ nhất còn sót lại.

Với những luận chứng như đã kể trên, tính xác thực trong những chuyến hải trình chinh phục biển cả trong lịch sử Trung Quốc nhất là của Trịnh Hòa “Tam Bảo Thái giám hạ Tây Dương” cần phải được xem xét lại một cách khoa học và nghiêm túc.
Đầu tiên có thể nói rằng, những chuyến đi của Trịnh Hòa không phải là để chinh phục biển cả cũng như không phải để củng cố hay xác lập chủ quyền trên các nơi mà ông ta đã đi qua như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn độ… huống chỉ là những quần đảo rải rác trên biển Đông mà các nhà khoa học của Trung Quốc thường nhấn mạnh!





Bản đồ 13:
Hành trình của Trịnh Hòa
Sử liệu của những chuyến “Tây Dương” đã bị bị làm sai lệch bởi các học giả Trung Quốc hiện nay nhằm gây ấn tượng rằng ở thế kỷ XV, Trung Quốc đã từng thám hiểm mặt biển không thua kém gì các quốc gia Âu Châu thời kỳ tiền tư bản và coi cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa có tầm vóc ngang hàng với Columbus.
7 chuyến hải du của Trịnh Hòa đã đưa ra một minh chứng đầy ấn tượng về khả năng tổ chức và sức mạnh công nghệ của Trung Quốc lúc bấy giờ, nhưng đã không mở ra thời kỳ chính sách trọng thương cho đất nước này và cho cả thế giới cũng như không mở ra thời đại phát kiến địa lý (năm 1424 Minh Thành Tổ chết. Người kế nghiệp là hoàng đế Minh Nhân Tông (trị vì từ năm 1424 đến năm 1425), đã quyết định hạn chế ảnh hưởng của nội cung. Trịnh Hòa cũng đã thực hiện một chuyến đi nữa dưới thời trị vì của Minh Tuyên Tông (trị vì từ năm 1426 đến năm 1435), mở đường cho những cuộc di dân ồ ạt của người Hoa (Triều Châu, Phúc Kiến, Quáng đông….) nhưng sau đó những chuyến tàu giao thương của người Trung Quốc đã chính thức chấm dứt. Nhà Minh bắt đầu chính sách bế quan tỏa cảng bằng chỉ dụ Hải cấm).
Nhưng có một điều chắc chắn, đó là các sự hỗ trợ của chính quyền cho hoạt động hàng hải đã suy giảm nghiêm trọng sau các chuyến đi của Trịnh Hòa. Từ đầu thế kỷ XV Trung Quốc đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các bộ lạc Mông Cổ mới trỗi dậy ở phía Bắc. Năm 1421 vua Minh Thành Tổ đã dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh như là một sự thừa nhận sự hiện hữu của mối đe dọa này cũng như là để gần với khu vực quyền lực của dòng họ này. Từ kinh đô mới ông có thể kiểm soát tốt hơn các cố gắng nhằm bảo vệ biên cương phía Bắc. Với phí tổn đáng kể, Trung Quốc hàng năm đều phải có các cuộc viễn chinh nhằm làm suy yếu người Mông Cổ. Các phí tổn cho các chiến dịch trên bộ này đã cạnh tranh trực tiếp với ngân sách cần thiết dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải.Trong hoàn cảnh đó, ngân khố dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải đơn giản là không còn nữa.
Nói một cách khác, không giống như các chuyến thám hiểm sau này của các quốc gia châu Âu, các tàu thuyền chở của cải của người Trung Quốc dường như bị hao hụt dần đến cạn kiệt sau các chuyến đi dài, do các chuyến đi này thiếu động cơ kinh tế. Chúng chủ yếu để làm tăng uy thế của hoàng đế và các chi phí cho chuyến đi cũng như tặng phẩm cho các vị vua chúa và sứ giả nước ngoài còn lớn hơn cả các món lợi thu được từ các cống phẩm. Vì thế khi tài chính của chính quyền nhà nước bị áp lực, thì các ngân quỹ dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải không thể có nữa. Trái lại, vào thế kỷ XVI, phần lớn các chuyến thám hiểm của người châu Âu là có đủ lãi từ các hoạt động thương mại cũng như từ thành công trong việc xác lập một chế độ cai trị thuộc địa, sự chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và đất của bản xứ đã có thể tự trang trải, cho phép họ có thể tiếp tục thám hiểm mà không liên quan nhiều đến ngân khố quốc gia.(4)
Tóm lại, tư duy biển của các nhà cầm Trung Quốc từ thời Trung đại cho đến trước năm 1949 cũng chỉ là tư duy tập trung vào “nội địa”, đối phó với Mông Cổ và vùng Trung Á, xem biển là rào chắn thiên nhiên đối với bên ngoài, chỉ cần lệnh “Hải Cấm” là đủ vì vậy ý thức chủ quyền biển đảo của các chế độ ở Trung Hoa dừng lại đảo Hải Nam và không vượt quá hải đảo ven bờ cận duyên. Tư duy nầy đã phản ánh rõ nét khi chúng ta khảo sát các bản đồ của chính người Trung quốc vẽ(như bản đồ 8-12) ở trên, phù hợp với những bản đồ cổ của người Phương tây trong suốt thời gian tương ứng (xem bản đồ từ 1-7) . Hơn thế nữa, lãnh thổ của nước Trung Hoa ở theo sách lược phương Nam của Tôn Trung Sơn cũng chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam như bản đồ dưới đây.

Bản đồ 14:
Bản đồ: “TÔN TRUNG SƠN TIÊN SINH kiến quốc PHƯƠNG LƯỢC ĐỒ”

Bản chất của chính sách Đại Minh đã được phân tích rõ: “Trong tình hình tài chính phủ phê, Vĩnh Lạc đế(nhà Minh) tích cực thúc đẩy chính sách vươn ra bên ngoài để chứng tỏ uy thế của mình, xem Trung Hoa là trung tâm của thế giới. Về mặt mậu dịch trên biển, Vĩnh lạc đế đã kế thừa “Hải cấm chính sách” của Hồng Vũ đế không những ngăn cấm thương gia trung quốc ra bên ngoài mua bán mà còn cấm chỉ việc đóng tàu viễn dương, buộc những tàu đi biển khơi chuyển sang tàu chuyện chở đường thủy nội địa có cấu tạo bằng đáy ngang, Vĩnh lạc đế khống chế việc giao thương của thương nhân trung quốc nhưng lại mở rộng việc mậu dịch triều cống (5), ông ta liên tục gửi các đoàn sứ thần sang Triều Tiên,Việt Nam, Xiêm La, Chân Lạp, Java…Từ năm 1405 Vĩnh lạc quyết tâm cho một đoàn tàu đi về Nam Hải với qui mô lớn chưa từng thấy và đã chọn Trịnh Hòa, vốn là người theo đạo Hồi vượt đại dương tất cả 7 lần, dài 10 vạn hải lí với số tùy tùng, phục dịch trên 27,000 người/lần trong suốt 28 năm”. (6)

Tất cả điều nầy cho thấy chủ thuyết “Hán-di”(tư tưởng lấy nước Trung Hoa là trung tâm và các chư hầu chung quanh là man di mọi rợ) đã hình thành sau khi Nhà Minh chinh phục được Mông Cổ ở phương bắc và Việt Nam ở phương Nam.
Ban lãnh đạo nhà nước Trung Quốc ngày nay cố tình nhấn mạnh tên tuổi của Trịnh Hòa còn có giá trị khác phù hợp với ý chí của Trung Quốc hiện đại: “Trịnh Hòa từng khoanh vùng ở Đông Nam Á và Trung Quốc đã từng vươn ra các châu lục”(!).
Cuối cùng, nói đi nói lại dù cho lời hay ý đẹp cũng là “Chủ quyền thuộc ngã” khi muốn ôm trọn biển Đông ở phương Nam hay những hòn đảo, đá… ở biển Đông Trung Hoa như Senkaku, Okinotori (Nhật Bản) mang tính chiến lược của ý đồ bành trướng mà lãnh đạo Trung Quốc vẫn ấp ủ từ lâu.

Chú thích:
(1) Xem:
- VN sẽ thất bại trong quốc tế hóa Biển Đông
(Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100228_china_vietnam_sea.shtml)
- VN-TQ tăng cường quan hệ quốc phòng
(Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100302_viet_china_defence.shtml)
2) Hồng Lê Thọ, “Chủ quyền thuộc ngã” – Từ “Gác lại” đến “Cưỡng đoạt”: Sách lược thực dụng và thâm độc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc
(Nguồn: http://bauvinal.info.free.fr/)
(3) Hồng Lê Thọ, Cộng đồng quốc tế quan tâm đến biển Đông tiền đề của “quốc tế hóa”
(Nguồn: http://bauvinal.info.free.fr/)

(4) Tham khảo thêm:
- Momoki Shiro, Đại Việt và Mậu Dịch Vùng Biển Nam Hải từ Thế Kỷ Thư 10 đến Thế kỷ Thứ 15 (Nguồn: http://www.gio-o.com/NgoBacMomokiShiro15.htm)
- Li Tana, Một Cái Nhìn Từ Ngoài Biển: Viễn Cảnh Về Bờ Biển Bắc Và Trung Phần Việt Nam (Nguồn: http://www.gio-o.com/NgoBacLitanaBien(.htm)-
- Charles Wheeler Một Vai Trò Hợp Lý Của Biển Đối Với Lịch Sử Việt Nam? Xã Hội Duyên Hải Trong Thế Giới Mậu Dịch Của Hội An, thời khoảng 1550-1830
(Nguồn: http://www.gio-o.com/NgoBacCWheeler1.htm)
- John K. Whitmore Sự Trổi Dậy Của Miền Duyên Hải: Mậu Dịch, Quốc Gia và Văn Hóa Thời Ban Sơ Của Đại Việt (Nguồn:http://www.gio-o.com/NgoBacJohnWhitmoreBien1.htm)

(5) Điều nầy có ghi trên bản đổ của Matteo Ricci và bản đồ của Ricci cũng phản ánh tư tưởng nầy của Nhà Minh

Xem: Đinh Kim Phúc, Những phát hiện mới chung quanh tấm bản đồ thế giới của Matteo Ricci, Số Xuân Diễn Đàn.
(Nguồn: http://vtunnel.com/index.php/1010110A/fab14b5db5385e41333b264dba28f7173fe398010076ba824be1c17b4071f579ed2d03a87acd2d012eb6bd8873ce4ed07977c7eab0e01ffc76e28189e3e441cbd7ba692d72178f14766f1fc77fb6c36cef92a09e92cfbaff1b1c9eaa482d0898e8f2b9dab83b2715462)

(6) Cuộc Đại Viễn Chinh Nam Hải của Trịnh Hòa—trang 99. GS Miyazaki Masakatsu, đại học Giáo Dục Hokkaido (NB) NXB Chukoshinsho 1997.



Tổng số lượt xem trang