Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

Lời bình ấn tượng trong ngày

anhbasam hôm nay khiến bạn đọc bò ra cười với nhiều lời bình thật đắt..

- Quy trình ngược: Tăng mức xử phạt người đi bộ vi phạm luật (RFA). – Người đi bộ sai luật cũng sẽ bị phạt (VOV).

Bởi vì thực tế bao lâu nay cho thấy vấn đề quan trọng không phải là mức phạt, mà là có thực hiện được biện pháp phạt hành chính một cách nghiêm túc hay không. Do phần lớn hệ thống đường xá tại nhiều thành phố (đặc biệt là HCM, HN) chất lượng rất kém, bị chiếm dụng bừa bãi, úng ngập triền miên, “bẫy” điện, hố ga, … đủ thứ tai họa rình rập, trong khi mật độ dân cư/tham gia giao thông quá lớn, lực lượng CSGT không tài nào kiểm soát nổi mọi hành vi vi phạm, thủ tục nộp phạt lại rườm rà v.v.. Càng tăng mức phạt trong khi không giải quyết được những vấn đề vừa nêu thì tính khả thi càng thấp, tệ nữa là sinh bất công xã hội, cuối cùng là thái độ bất … thượng tôn pháp luật, vì người vi phạm trước thì bị phạt, người sau thì không.

Đơn cử: tại một ngã tư, có thể có hàng trăm người đang ngang nhiên vi phạm luật mà không có CSGT nào xử lý, đơn giản vì các chú nầy đang bận đôi co với vài người đi bộ vi phạm cù nhây không chịu nộp phạt, mà xe máy thì thu được chìa khóa điện chớ người đi bộ thì không có gì để … tịch thu. Hu hu!

Cũng như giải pháp chống ùn tắc giao thông, một khi đã sai từ gốc rễ, đó là quy hoạch, xây dựng thành phố bừa bãi, bất hợp lý, chất lượng công trình quá tệ, thì … vô phương (coi luôn: Những bất cập về hầm và cầu vượt bộ hành, Ùn tắc thì mặc tắc?). Một ví dụ nhỏ là các “khu tập thể” mới “cải tạo” ở HN bằng cách xây lên những “khu tập thể” khác cao tầng hơn rất nhiều, rồi quyết định mới đây cho xây khu thương mại ngay gần Hồ Hoàn Kiếm. Vì lợi ích riêng, người ta đã góp phần tăng mật độ dân cư, tham gia giao thông trong nội đô, để rồi lại loay hoay cứu chữa bằng những biện pháp chắp vá, không cơ bản.

Thử coi một bầy gà, trống, mái, con, đủ chủng loại bị nhốt bừa vô cái lồng chật, chỗ ăn chỗ đẻ chỗ để … yêu không rõ ràng. Làm sao biểu chúng trật tự mà không sanh chuyện (tranh ăn, tranh yêu rồi đạp bể trứng, chết gà con …)?

----------

- Xem tranh… “châm biếm chính trị, xã hội rất sống động”. Hic hic! blogger Mr.Do chỉ vô tư bình loạn mà không chừng mệt từ quan quản lý báo chí cho tới ban lãnh đạo Tuổi trẻ. Không lẽ có lối suy diễn rằng chính trị tầm vĩ mô lại đang được đặt trên một nền tảng xã hội, môi trường “lở” lói, “đứt” gãy?

Chợt nhớ tới những chuyện xa xưa về cái lối ẩn ý trong nghệ thuật mà chỉ ở xã hội XHCN mới có. Những năm 60′ thế kỷ trước, khi không khí sùng bái như lên đồng Mao Chủ tịch tràn ngập TQ,  miền Bắc VN được các bạn phát cho đủ thứ đồ chơi từ huy hiệu Mao, “Trước tác” cho tới tranh, ảnh …(vứt đi không hết) trong đó có bức tranh lớn “Mao Chủ tịch tới Diên An”. Chắc chẳng mấy ai thèm ngó bức tranh đó nó vẽ gì. Rồi một ngày có tin bạn thu hồi gấp bức tranh đó. Ai cũng ngạc nhiên, rồi lời xì xầm loang ra, mọi người mới … ngắm nó với thái độ thưởng thức rất khoái chí. Té ra là những đồn đoán là bức tranh có lồng ẩn ý với những hình như: lẫn lộn trong cây cỏ là rất nhiều đầu lâu xương chéo; cột điện có hình người bị treo cổ; đám mây hình Kar Marx nhưng lại ở dưới nắm tay bác Mao v.v.. Lại còn nghe đâu tay họa sĩ đó đích thị là cháu họ Lưu Thiếu Kỳ, đối thủ chính trị bị bác Mao trị. Khó biết thực hư.

Cũng thời đó, ở VN có loại thuốc lá D’Rao, vỏ có hình con chim hót. Rồi sau không thấy loại thuốc lá đó nữa. Nghe người lớn to nhỏ: hình con chim nó hót có vẻ ai oán. Như vậy là cái thằng họa sĩ nó vẽ có lồng ẩn ý, ra điều cuộc sống quá cơ cực, đến con chim nó cũng đau khổ, nên phải thu hồi ngay. Hic hic! Chuyện nầy chắc do tụi phản động bịa ra thôi?

--------

Tưởng niệm nhà thơ Hữu Loan (blog GS Nguyễn Đăng Hưng). “Té ra Hữu Loan chỉ đòi quyền làm người, làm người bình thường, làm nhà thơ chân thật, làm công dân chân chính xứng đáng! Chỉ có thế ấy thôi mà ông đã phải trả giá cho đến tột cùng…”

---------

- 30.000 điểm kinh doanh “nhạy cảm” ở TP.HCM. Những “bộ mặt” của mấy chiếc xe thì được che đi, còn khuôn mặt của các cô thợ gội đầu thì được trưng ra, lại còn bình thêm là các cô ăn mặc mát mẻ để “câu khách”. Ô hô … Tuổi trẻ ơi! Vậy các cô diễn viên, người mẫu, kể cả các quý bà phu nhân lãnh đạo mà ăn mặc giống vậy thì có được kêu bằng “mát mẻ”, và để câu … khán giả, quan khách không? Hay chỉ những người thấp cổ bé họng mới được cái diễm phúc bằng những lời nhận xét đó?

--------

- TỪ ‘KHÔNG THỂ HIỂU NỔI” ĐẾN…”À ! RA THẾ!’ (blog Nhát sĩ Tô Hải). Trong bài có đề cập một chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ chút nào nếu chịu khó nghĩ chút. Đó là có nhiều báo đài nay vẫn gọi Huỳnh Ngọc Sĩ là “ông”, chớ không phải “tên”. Trong khi đó thì đầy dẫy những “tên cướp”, “tên trộm”… Còn thứ trộm cướp giữa ban ngày nguy hiểm và đốn mạt gấp ngàn lần thì vẫn được làm “ông (cướp ngày)”. Sao lạ vậy ta? Có phải đây là một góc của bức tranh chống tham nhũng-”giặc nội xâm” không? Khi mà lòng căm phẫn, quyết liệt với chúng được thể hiện theo lối … kính cẩn như vậy. Xưa cha ông ta thắng giặc, phần nào nhờ có đủ mọi cách khuấy động thái độ căm phẫn với chúng, ngay từ trong ngôn từ. Các TBT liên quan hãy nhìn lại mình, đâu có cái cớ “nhạy cảm” nào khác được. Thử sớt trên mạng cụm từ “ông huỳnh ngọc sĩ”, được hơn 52.000 trang. Trừ đi những tin/bài của cái thời hắn được là “ông” với “nhân thân tốt” thì chắc còn lại cũng vài chục ngàn.

---------

- Trong khi VN đang còn cất cái Dự luật Biểu tình trong ngăn kéo thì thiên hạ đã luận bàn tới Các kiểu biểu tình khoả thân khắp thế giới (VNN). Có thể các nhà (chỉ đạo) làm luật đã tiên liệu được xu hướng đồi trụy nầy nên không khuyến khích biểu tình? Hic hic! Hình: Tại Lima, người đi xe đạp biểu tình yêu cầu chính quyền thành phố có thêm nhiều đường riêng cho xe đạp, đồng thời đòi hỏi người đi xe hơi tôn trọng họ hơn —>

----------
Giết trộm, được không? -- Trần Lê


Không, vì luật còn bảo, để bảo vệ tư gia của mình, bạn không thể áp dụng phương tiện gì đó, hoặc bạo lực ở mức độ có thể gây ra thiệt thòi hoặc hiểm nguy lớn hơn so với cái mà bạn bảo vệ. Luật La Mã còn cho phép bạn giết tên trộm ban đêm lẻn vào nhà bạn. Nhưng thời nay, luật không còn cho phép bạn bắn chết kẻ trộm. Nghĩa là, không thể dùng hành vi mang tính sát thương để bảo vệ sự xâm phạm tài sản bất hợp pháp.



(NCTG) index.hu, mạng điện tử lớn thứ nhì của Hungary có một chuyên mục rất thú vị: thông qua những câu hỏi và trả lời, cung cấp cho độc giả những thông tin căn bản và cần biết, về những vấn đề “nóng” và cấp thiết.

Từ cuộc sống thường nhật (cúm A/H1N1, vay tín dụng, giá xăng dầu, lương bổng hưu trí, ...) tới những đề tài xã hội, chính trị, luật pháp... to tát nhất (trưng cầu dân ý, tự do ngôn luận, Liên hiệp Châu Âu, xung đột Trung Đông, chính khách tham nhũng, v.v...), độc giả đều có thể tìm ở đây những lời đáp hữu ích.

Trên tinh thần: “Để bạn khỏi “quê” khi phải cất lời trong một đám đông. Sẽ có người, thay bạn, đặt những câu hỏi đơn giản nhất mà có thể bạn không dám đặt...”, sở dĩ loạt bài trong chuyên mục trên bổ ích là vì nó được viết một cách hết sức dễ hiểu, bình dân, hóm hỉnh, nhưng đi đúng trọng tâm vấn đề và cái chính là nó rất chính xác, khoa học, do ký giả được sự hỗ trợ của các chuyên gia uy tín trong mỗi đề tài.

Để bạn đọc tham khảo, xin giới thiệu một bài nói về khía cạnh pháp luật trong một vụ án hình sự tại Hungary, có nhiều điểm tương đồng với vụ chó xé xác người ở Việt Nam.

* * *

Có thể mắc điện 220V để chống kẻ trộm không? Luật có bảo vệ quyền sở hữu? Giết kẻ trộm, được chăng?

- Chuyện gì mà ầm ĩ vậy?

Tại Kesznyéten, một làng ở tỉnh Borsod, có một ông cụ 68 tuổi làm nghề trồng rau. Buổi đêm, 3 tay trộm đột nhập vào vườn nhà ông cụ trộm dưa chuột. Một tay bỏ mạng, 2 tay còn lại bị thương nặng, vì ông cụ dẫn điện vào hàng rào quanh vườn rau. Chú ý, điện được dẫn vào hàng rào quanh vườn rau (trong ngôi nhà), chứ không phải vào hàng rào ngôi nhà ổng.

- Khác nhau ở chỗ nào?

Khác chứ. Nếu điện được dẫn vào hàng rào quanh nhà ổng thì sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Nhỡ ai đi qua và vô tình sờ vào, sẽ bị giật.

- Như vậy là tôi không được dẫn điện vào hàng rào quanh nhà, nhưng có thể dẫn vào hàng rào quanh vườn?

Bạn cũng không thể dẫn vào hàng rào quanh vườn một dòng điện có thể gây sát thương. Thử nghĩ xem: nhỡ con cái bạn, hay nhân viên bưu điện chẳng hạn, họ có thể vô tình lao vào đó. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm vì điều này.

- Thế nếu tôi trương bảng “Chú ý: hàng rào có điện!” (nhưng thực ra là không có) thì sao?

Bạn có thể trương. Điều này cũng giống như khi bạn mắc đèn nhấp nháy vào xe để người ngoài tưởng là xe bạn có báo động. Cố nhiên là nếu bị phát hiện, thì bạn lại có thể tìm ra một cái gì khác để lừa bọn trộm.

- Còn nếu tôi mắc điện, nhẹ thôi, đủ để giật bọn trộm, nhưng không gây tử vong?

Khả năng là tay trộm nào bị giật như thế sẽ không tố giác bạn, nhưng hắn cũng không sợ đến mức phải bỏ ý đồ trộm cắp.

- Tiếp một bước nữa, nếu tôi đào hào, cắm chông nhọn, có được không? Hoặc giả, tôi cho chó dữ và sư tử đói chạy rông trong vườn để canh vườn cho tôi thì sao?

Nếu vì thế mà có ai bị thương hay tử vong, bạn sẽ bị quy trách nhiệm. Bất kể đó là khách bộ hành, hay kẻ trộm.

- Nhưng có phải tôi làm thế để cố tình giết ai đâu? Tôi đề hẳn ra ngoài là: “Nguy hiểm chết người”. Nếu ai vô chỗ cấm, kẻ đó hãy tính đến những hậu quả. Đáng đời!

Thì ông cụ trồng rau cũng làm thế mà. Ổng đã cố gắng thông báo cho mọi người trong làng biết, hàng rào có điện và không nên tìm cách ăn trộm. Như sau này chúng ta được biết, những tay trộm cũng biết điều này khi đột nhập vào vườn. Cho dù việc sát thương là không có chủ đích đi nữa, ông cụ phải biết rằng dòng điện có thể làm chết người. Đây là trường hợp khi một người không muốn để xảy ra hậu quả như đã, nhưng lại có thái độ thờ ơ trước những hậu quả có thể xảy ra.

- Hóa ra tôi không có quyền bảo vệ tư gia của tôi trước bọn trộm?

Có chứ. Luật bảo rằng, bạn có quyền phòng vệ chính đáng, chống lại sự tấn công phi pháp nhằm vào sở hữu của bạn, và loại trừ mọi sự xâm nhập tự tiện.

- Thì ông cụ trồng vườn cũng làm như vậy mà...

Không, vì luật còn bảo, để bảo vệ tư gia của mình, bạn không thể áp dụng phương tiện gì đó, hoặc bạo lực ở mức độ có thể gây ra thiệt thòi hoặc hiểm nguy lớn hơn so với cái mà bạn bảo vệ. Luật La Mã còn cho phép bạn giết tên trộm ban đêm lẻn vào nhà bạn. Nhưng thời nay, luật không còn cho phép bạn bắn chết kẻ trộm. Nghĩa là, không thể dùng hành vi mang tính sát thương để bảo vệ sự xâm phạm tài sản bất hợp pháp.

- Thế nếu bọn trộm có vũ khí thì sao? Lúc đó, tớ đã có thể “phòng vệ chính đáng”, đúng không?

Phòng vệ chính đáng là khi bạn có hành vi phòng vệ ở mức cần thiết để chống sự tấn công phi pháp nhằm vào bạn, vào của cải tài sản của bạn, hoặc vào những lợi ích công cộng.

- Như vậy, tôi phải chờ đến khi nào bị nhừ đòn?

Không, chỉ cần chờ đến khi kẻ tấn công bắt đầu hành vi phạm tội, hoặc khi bạn có thể sợ là hắn sẽ tấn công bạn tức thì. Tuy nhiên, điểm quan trọng là tỉ lệ cân đối. Trong sự phòng vệ chính đáng, chỉ có thể giết kẻ tấn công khi tính mạng của bạn hay người khác bị đe dọa.

- Áp dụng vào trường hợp này, nếu bọn trộm dùng dùi cui điện tấn công ông cụ, và để tự vệ, ông cụ bật điện quanh vườn, thì như vậy mới là phòng vệ chính đáng?

Bạn cũng biết thừa là điều ấy không thực tế. Ở đây, điểm căn bản thực ra là, sự tấn công và tự vệ phải xảy ra đồng thời, hoặc giả, ý đồ tấn công phải có trước sự phòng vệ. Có điều, ông cụ đã dẫn điện quanh vườn từ trước, sau đấy bọn trộm mới đến.

- Thì ông cụ đã mất trộm từ trước rồi mà. Ông ấy chỉ tự vệ.

Đúng thế, ông cụ bảo rằng trước đây đã thường xuyên bị trộm, lần gần nhất cụ bị cuỗm 30 cân dưa chuột. Tuy nhiên, không thấy cụ báo cảnh sát bao giờ.

- Thì tất nhiên rồi, vì cụ biết tỏng là cảnh sát có đến, thì cũng vậy thôi. Bọn Tzigane phải không nhỉ?

Ừ, nhưng nếu bạn mất trộm, thì với bạn kẻ cắp là người Hungary hay Tziane cũng thế thôi, đúng không? Độc lập với điều này, một vấn đề tồn tại và xã hội phải giải quyết là ở những vùng mà nhiều người không có công ăn việc làm, trộm cắp là một nguồn để sống. Điều này cũng liên quan tới sự xuống cấp của trật tự công cộng và nhiều điều khác nữa.

- Ông cụ có thể phải bị tù tội?

Đúng vậy, nhưng tòa sẽ ra phán quyết về điều này. Hiện, cụ bị truy cứu hình sự vì tội mưu toan sát thương nhiều người. Khung hình phạt có thể lên tới 10-15 năm tù giam. Yếu tố giảm tội khả dĩ là cụ đã làm điều này để bảo vệ tài sản của mình, và các nạn nhân thì đều chuẩn bị cho hành vi phạm pháp.

- Tôi nghĩ rằng ông cụ cũng là nạn nhân...

Đồng ý.

- Vậy, làm sao chúng ta có thể bảo vệ tài sản của mình?


Bạn có thể xây rào, mắc camera, báo động hoặc thuê bảo vệ. Nếu thấy trộm, bạn có thể gọi cảnh sát và cố nhiên, công an cũng có thể tuần tra để ngăn chặn những trường hợp như vậy...

Trần Lê chuyển ngữ, theo index.hu

http://danluan.org/node/4570


Nghiêm chỉnh lại thôi, chuyện từ cổ chí kim, ...

Dân chủ Trung Quốc cất bước từ dân chủ trong Đảng



... Ngày nay chúng ta nói công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc khởi đầu từ sự kiện 23 hộ nông dân xóm Tiểu Cương tỉnh An Huy lấy máu viết bức huyết thư yêu cầu "Chia ruộng, làm riêng", từ đó khởi động công cuộc cải cách mở cửa trong lĩnh vực kinh tế; nhưng theo ý kiến tôi thì tất cả bắt đầu từ sự giải phóng con người!...


“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ” Bee



“Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bàu bạn”.









TIN LIÊN QUAN



Ngày 23/3/1949, báo “Cứu Quốc” đăng nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Walter Briggs, phóng viên của nhiều tờ báo ở Mỹ. Cuộc phỏng vấn này không thực hiện trực tiếp mà qua văn bản.
Trả lời câu hỏi điều kiện nào Việt Nam chấp nhận sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc, Bác khẳng định: “Độc lập và thống nhất thực sự của Việt Nam”;

Hỏi “Cụ có phải là một người cộng sản nữa không?”, Bác trả lời: “Tôi luôn luôn là người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thực sự của Tổ quốc tôi”;

Hỏi: “Việt Nam công khai tuyên bố trong 24 vị thành viên của Chính phủ có 4 vị là cộng sản, thế thì 4 vị ấy có ảnh hưởng đặc biệt hay cũng như các vị khác”, Bác trả lời: “Tất cả các bộ trưởng Chính phủ Việt Nam đều cộng đồng phụ trách và ảnh hưởng bình quân”;

Hỏi: “Một khi độc lập thì Việt Nam sẽ đứng với Nga và các nước đồng minh với Nga hay là với dân chủ phương Tây?”, Bác trả lời: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bàu bạn”;

Hỏi: “Một khi độc lập đã thành công, về mặt quốc tế, Cụ sẽ đưa Việt Nam đứng với Nga và các nước đồng minh của Nga hay là với dân chủ phương Tây, hay là theo chính sách độc lập của mình?”, Bác trả lời: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”....

Có thể nói đây là quan điểm nhất quán mà ngay sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, người đứng đầu nhà nước đã tuyên bố “Nước Việt Nam chủ trương làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới, không muốn gây sự với ai...”(1945-1946), và nó tiếp tục được khẳng định ngay cả khi chiến tranh đã bùng nổ và vào thời điểm phỏng vấn đang diễn ra ác liệt.

Cũng trong tháng 3/1949, trả lời phỏng vấn của nhà báo Standley Harrison của báo “Telepress” (đăng trên Cứu Quốc ngày 26/3/1949), Bác cũng khẳng định: “Pháp công nhận Việt Nam thống nhất thực sự và độc lập thực sự thì chiến tranh sẽ lập tức chấm dứt”.

Trả lời câu hỏi: “Vì lẽ gì mà Việt Nam thành công về mặt quân sự?”, Bác trả lời: “Vì toàn dân đại đoàn kết để chống thực dân Pháp và để tranh lấy thống nhất và độc lập thật sự cho Tổ quốc mình”.

Hỏi: "Khi ngoại thương Việt Nam đã khôi phục, thì Việt Nam sẽ giao dịch với các nước dân chủ nhân dân những gì?”, Bác khẳng định: “Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà”.

-------------







Tổng số lượt xem trang