Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Thờ ơ hay thực dụng: Ngồi xem bạn bị đánh: Chúng em biết lượng sức mình

Ngồi xem bạn bị đánh: Chúng em biết lượng sức mình

Mấy ngày gần đây xôn xao vụ nữ sinh trường THPT Trần Nhân Tông bị đánh hội đồng, PV Bee có cuộc trao đổi với một số học sinh các trường THPT.

Thưa các cụ, nữ sinh Lạc Hồng bây giờ…

Chốt mức kỷ luật vụ nữ sinh đánh hội đồng

Lộ rõ toàn bộ vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng

Sở GDĐT HN đề nghị tìm tung tích nữ sinh đánh nhau

Một nhóm nữ sinh trường TH dân lập Lương Thế Vinh cho biết rằng học sinh trung học đánh nhau là chuyện thường, “đây chỉ là vụ không may bị tóm thôi”. Lý do để học sinh xông vào đánh nhau nhiều khi rất vu vơ như bị quy tội nhìn đểu, ngứa mắt, hay “mày đánh bạn tao, tao phải đánh lại mày”… Nhưng đa phần là do những xung đột nhỏ rồi lời qua tiếng lại với nhau, tính hiếu thắng của tuổi mới lớn trỗi dậy mà xảy ra đánh nhau.

Nữ sinh bị đánh  hội đồng Ảnh chụp từ clip - Ảnh: VNE
Nữ sinh bị đánh hội đồng - Ảnh chụp từ clip: VNE

Lý giải cho tình trạng đánh nhau trở nên phổ biến trong giới học sinh, mà đa số trong đó là đánh hội đồng, Q.A (học sinh trường THPT Yên Hoà) chia sẻ: “Hầu như các bạn học sinh bây giờ đều chơi theo nhóm, theo tốp nên làm gì thì cả nhóm cùng làm. Chẳng may một trong những thành viên của nhóm bị ai “bắt nạt” hoặc bị ai “chơi đểu” thì sẽ huy động cả nhóm đi “tẩn” cho người kia một trận. Dù trong nhóm, có ai không muốn đánh nhưng vì tinh thần “đồng đội” nên vẫn tham gia. Bởi thế, việc đánh hội đồng của học sinh cũng là chuyện thường ở phố huyện.”

Với trường hợp cụ thể là đoạn clip nữ sinh trường THPT Trần Nhân Tông bị đánh, em N.D.K (học sinh trường Lương Thế Vinh, Cầu Giấy, HN) chia sẻ: “Cảnh quay trong clip làm em giật mình khi cô nữ sinh kia bị kéo tóc lôi xềnh xệch đi mà không hề có phản ứng gì bật lại”. K. cũng cho biết nếu trường hợp đó là bạn cậu thì cậu sẽ can thiệp, còn nếu không phải bạn thì …chưa chắc.

Cùng thái độ với K., HN (trường THPT Yên Hoà) thì cho rằng gặp trường hợp như thế thì nếu có thể nên gọi người lớn đến giúp, nếu không thì thôi vì “tự dưng mình xía vào chuyện người khác khéo lại bị đánh oan và người kia còn bị đánh đau hơn”. Bản thân HN cũng từng chứng kiến nhiều cảnh đánh nhau nhưng em không dám can thiệp vì sợ vạ lây.

Các học sinh này đều nhất trí rằng đó không phải là hành động vô cảm mà là biết lượng sức mình. Những đám đánh nhau đều đánh hội đồng, đông lực lượng, nếu đơn thương độc mã lao vào can thì không phải là quyết định sáng suốt. Hơn nữa lúc đó, các bạn đều đang rất tức tối, có người khác xía vào chỉ càng như đổ thêm dầu vào lửa. “Mà đã biết ai đúng ai sai đâu, nhỡ người bị đánh có lỗi thì sao” – K. bộc bạch.

Chuyện học sinh đánh nhau rồi dùng điện thoại quay lại truyền cho nhau được các học sinh này xem như một phong trào. Đa số các trường hợp là “lưu hành nội bộ” trong nhóm bạn để tung hô chiến tích của nhau và như một lời kể sinh động cho những bạn không được tận mắt chứng kiến.

Những trường hợp tung lên mạng chỉ chiếm con số rất nhỏ, theo đánh giá của nhiều học sinh có thể là để khoe thế lực, khoe là mình chơi nhiều với các nhóm, các hội và không sợ ai hết. Cũng có trường hợp là do muốn bêu rếu đối tượng bị đánh mà tung clip lên mạng.

Đáng chú ý, hiện tượng lập hội, ẩu đả không chỉ xảy ra với học sinh thành phố mà nó còn phổ biến ở cả những trường học ở quê.

TS (học sinh trường THPT Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết: “Ở trường em các bạn cũng chơi theo hội, nếu bắt quen được nhiều bạn, nhất là những bạn có “vai vế” hoặc có ảnh hưởng lớn trong vùng về chuyện… đánh nhau thì càng tốt. Trong các trường cấp 3 bây giờ hay có đánh nhau với những lý do rất ngớ ngẩn, nếu mình bị ai đánh hoặc bị bắt nạt, một mình mình không thể chống chọi lại được nên phải có nhóm, và sẽ gọi nhóm ra “giải quyết” giúp”.









Nữ sinh đánh bạn bị đuổi học treo
Sáng 17/3, Hội đồng kỷ luật trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đã thống nhất mức xử lý với các nữ sinh tham gia vụ đánh nhau, quay clip tung lên mạng.

Theo đó, hai nữ sinh Vũ Ngọc Diệp và Chu Minh Huyền chịu hình thức kỉ luật cao nhất là hạ một mức hạnh kiểm. Đồng thời trong một năm, nếu hai nữ sinh này mắc thêm sai phạm khác sẽ phải chấp nhận bị đuổi học.

Hàng tuần các em này sẽ phải viết tường trình xem đã có những ưu và khuyết điểm gì trong tuần và phải có xác nhận của gia đình.

Đối với hai học sinh: Nguyễn Quỳnh Anh là người bị đánh và Ôn Minh Huyền là người chứng kiến sự việc đánh nhau của các bạn sẽ bị cảnh cáo trước toàn trường, bị nhận hạnh kiểm yếu trong năm học này. Và hai em cũng có thời gian thử thách là 1 năm.

Các học sinh Ngô Mạnh Hùng, Trịnh Minh Tú (hai học sinh có mặt tại hiện trường) và Đặng Quang Tùng (là người đã lan truyền clip trên mạng) cũng bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật của nhà trường và bị hạ một bậc hạnh kiểm.

Tham gia vụ đánh nhau còn một số nữ sinh đã bỏ học. Những đối tượng này sẽ do cơ quan công an xử lý.

H.T (Tổng hợp)

Nguồn: Ngồi xem bạn bị đánh: Chúng em biết lượng sức mình-- Bee

-- cảm giác trống rỗng, có lẽ người Việt sống cộng đồng quen rồi, và khó thể đưa ra một cái gì khác với người khác . Cảm giác sợ hãi cần dựa hơi, không thể hành động riêng... Đúng là xấu xí ..

Cách  mạng Pháp

Nguyễn Ngọc - Cái gì dung dưỡng cho sự thờ ơ?

Vẫn biết cuộc đời là vận động, do vậy tôi không dám đem chuyện học trò xưa của chúng tôi để so với bọn trẻ ngày nay vì e "lạc hậu" mất (!!)

Chúng tôi - đám học trò choai choai (cỡ đệ tam, đệ tứ tức lớp mười, lớp chín bây giờ) - cái đám "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" cũng có những trò nghịch ngợm, những xích mích, cũng có những giận hờn, hiềm khích, ganh tị lẫn nhau và đương nhiên dùng theo ngôn ngữ hiện đại là cũng có... bạo lực! Nhưng hồi xưa bọn thiếu niên đang lớn của chúng tôi thì... khác.

Chúng tôi cũng được đưa vào văn học, đưa lên báo chí, đem vào âm nhạc cả những đáng yêu và những cái đáng giận, đánh trách nhưng hầu như chưa bao giờ tạo cho người lớn cái gọi là "rùng mình, ghê tởm, bất nhân, lạnh lùng v.v...".

Nhà văn Duyên Anh với nhiều tác phẩm dành cho tuổi trẻ và tuổi học trò như Con Thúy, Thằng Côn, Thằng Vũ v.v... đã làm cho thế hệ chúng tôi say mê mà trong đó tác phẩm nổi đình đám trong những năm trước 1975 mà đám thanh thiếu niên thời đó chuyền tay nhau đọc - "Ngựa Chứng Trong Sân Trường" vẫn còn thua quá xa so với hiện trạng bạo lực học đường ngày nay.

Thời đó, chúng tôi cũng có đầy đủ các loại sách báo, phim ảnh (đương nhiên không thể sánh bằng bây giờ do khoa học kỹ thuật đã tiến bộ như vũ bão), nhưng một trong những nguyên nhân chính mà người ta thường đổ lỗi bạo lực học đường ngày nay do sách báo, phim ảnh, internet, sự thờ ơ của cha mẹ do tối mặt kiếm sống, của thầy cô nhà trường v.v... mà minh chứng mới nhất là ông Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng viết bài "Sự thờ ơ dung dưỡng cho cái xấu" trên trang nhất báo Tuổi Trẻ ra ngày 15/3/2010 là không thỏa đáng. Ở góc độ khách quan tôi xin phép phản biện lại lập luận mà nghe quá có vẻ hoàn toàn xác đáng, nhưng thực chất ông Hùng mới chỉ ra cái ngọn, không phải cái gốc của vấn đề .

1. Phim ảnh, sách báo ảnh hưởng đến chúng tôi ư? Tôi rất băn khoăn, vì thế xin trần tình cùng các quý vị, đặc biệt các quý vị được sinh ra từ những năm đầu 60 trở về trước hãy cho tôi ý kiến để cùng làm rõ bạo lực học đường ngày nay do nguyên nhân gì nhằm vạch rõ "tội phạm" đã đẩy bọn trẻ đến tận cùng "thời ăn lông ở lỗ trong hành xử" và góp phần níu kéo (chỉ dám dùng từ này để thể hiện sự hết sức của thế hệ chúng tôi - dù sao cũng chỉ là người dân bình thường) thế hệ trẻ - đang ngật ngưỡng như những "thằng say thuốc lắc" - ra khỏi cái "bể tội ác" của xã hội ngày nay.

Từ phim ảnh, sách báo "đồi trụy" ảnh hưởng bạo lực học đường ư? Ở đây cần nhấn mạnh, thế hệ chúng tôi chưa có internet (đang nói riêng cho các ý kiến đổ lỗi cho internet trong việc làm băng hoại thế hệ trẻ). Internet chỉ là một kỹ thuật thời đại mới do con người phát minh nhằm chuyển tải thông tin đến mọi người phù hợp với thời đại, Internet - nó không hề có tội gì cả trong việc làm cho thế hệ trẻ băng hoại về đạo đức. Chẳng qua, thông tin hồi trước chuyển tải đến con người với tốc độ của "xe đạp" thì bây giờ nhờ có internet thông tin được chuyển đến bằng tốc độ của "phi thuyền bay vào vũ trụ". Nói chung âm nhạc, phim ảnh, sách báo, tiểu thuyết v.v... cứ bỏ vào "cái phi thuyền internet" là "ngon" nhất, đó là ích lợi mà cho đến nay chưa có phương tiện truyền tải nào qua mặt internet (chưa nói đến các góc độ về kinh tế, chính trị, y tế v.v...)

Phim ảnh, sách báo thời chúng tôi cũng không thiếu (xin nhấn mạnh Miền Nam trước 1975). Các loại tiểu thuyết được chia làm nhiều loại theo lứa tuổi, sở thích, ví dụ như : "tủ sách Tuổi Hoa" có Hoa Đen (chuyên về truyện ma), Hoa Tím (dành cho tuổi mới lớn với những tình cảm xao xuyến ban đầu), Hoa Xanh (tình cảm gia đình), Hoa Đỏ (trinh thám), ngoài ra có Tuổi Ngọc (dành cho thanh niên khoảng 18 đến dưới 25 tuổi), Xìtrum, Lucky Luke (dành cho thiếu nhi)ngoài ra còn có các tiểu thuyết của Mai Thảo (được mệnh danh là vua về tiểu thuyết khiêu dâm), Quỳnh Dao v.v... và còn rất nhiều nhà văn mà tôi không tài nào nhớ nổi (dù sao cũng đã ba mươi lăm năm rồi - mà tất cả ai ở lại SàiGòn sau 1975 đều phải đem sách báo đốt để không bị quy chụp về tư tưởng, nên rất tiếc không còn tư liệu để chứng minh rõ hơn).

Về phim ảnh "bạo lực" thì những Lý Tiểu Long, Khương Đại Vệ, Địch Long, Sương Điền Bảo Chiêu, Trịnh Phối Phối, Lăng Ba v.v... "tình cảm hình sự, mát mẻ" thì có Alain Delon, Elizabeth Taylor, Brigitte Bardot v.v... cũng là thần tượng chúng tôi một thời. Phim hành động ư? Ma quái ư? Bạo lực ư? Sex ư? Không thiếu. Chỉ khác do kỹ xảo hình ảnh ngày nay nhờ công nghệ mới mà hình ảnh thực hơn thôi, còn cốt truyện thì chưa chắc đã qua mặt phim ảnh ngày xưa. Chúng tôi (thời bấy giờ) đứa nào nghèo thì coi "phim thường trực" (thường thì chiếu 2 phim một xuất, nên chúng tôi có thể xem từ giữa phim này rồi coi tiếp phim thứ hai sau đó coi lại phim đầu và nếu muốn, có quyền ngồi trong rạp cả ngày, chẳng ai đuổi, vì những phim này đã được chiếu suất rồi, nên ít khách), đứa nào khá giả thì coi "phim xuất".

Cũng máu, cũng mông, cũng ngực, cũng súng ống, cũng giết người như ngóe, cũng cao bồi Viễn Tây, cũng giật mình hét toáng lên, cũng rùng rợn, cũng nguyền rủa, cũng cấm trẻ em dưới 16 tuổi v.v và v.v... Thế thì tại sao chúng tôi không bạo lực như lớp trẻ bây giờ?

Tôi nhớ, thời đó chúng tôi hay gọi nhau là "phe tóc dài" và "phe húi cua", chúng tôi cũng giận hờn, xích mích, cũng ẩu đả nhưng xong rồi thì thôi. Tuy nhiên, chỉ cần hai thằng xáp vô mới chừng một cú đấm là đám bạn bè can ngay, những thằng nào dữ dằn mà không chịu ngưng, lớp trưởng sẽ ra khuyên nó, nó còn không nghe thì "méc" thầy là sợ ngay, còn đến mức "méc" ba má nó là coi như nó trở thành "con cún ngoan ngoãn" liền, đố thằng nào dám. Chỉ cần đầu tuần đứng chào cờ xong mà một thằng nào "được" thầy hiệu trưởng gọi lên xướng danh trước toàn trường về "tội đánh bạn" thì chỉ có nước gục đầu xuống đất mà đi, có đứa đánh nhau không khóc mà chỉ cần đứng trước cột cờ từ trên cao (vài bậc tam cấp) là nước mắt cứ tự nhiên mà chảy vì... xấu hổ. Ba má chúng tôi thời đó mà được thầy hiệu trưởng mời vô thì sợ còn hơn gặp cảnh sát và thằng nào mà để ba má gặp thầy hiệu trưởng là coi như "mày lúa đời mày rồi con à!".

Bọn con gái ư? Cùng lắm không thèm nói chuyện, mắt thì ném cái nhìn "sắc như dao cạo" đến con nhỏ nào mà nó ghét hoặc nặng hơn nữa thì "chia bàn" ra (chúng tôi thường ngồi khoảng 4 đến 5 đứa một bàn đóng thành dãy dài và ghế dài, mỗi bàn chia làm 4- 5 ngăn để chứa cặp, mặt bàn bằng phẳng không ngăn cách gì cả, thế là bọn con gái ghét "thằng nào" hay "con nào" thì dùng viên phấn vạch một đường "biên giới" cấm không cho đứa kia để tay lấn qua vạch biên giới đó để biểu thị chiến tranh, nhưng cùng lắm vài ba buổi học là cái vạch đó biến). Đứa con gái nào mà ủy mị, yếu đuối hơn (thời đó chúng tôi hay gọi là "tiểu thư") thì kiếm nhỏ bạn nào thân để kể lể tỉ tê, cùng lắm là "nói xấu" nhỏ kia cho đám bạn cùng tẩy chay là coi như thành công, nhưng cũng chẳng lâu cùng lắm là vài tuần hay một tháng. Con gái mà! thôi kệ nó! bọn con trai chúng tôi hay nói vậy.

2. Do cha mẹ đâm đầu lo kiếm sống (dân nghèo), đâm đầu lo mấy cái "áp phe" (dân giàu)ư? Thời nào chẳng có. Cha mẹ chúng tôi thời đó cũng vậy thôi. Những đứa con nhà nghèo vẫn phải vừa đi học vừa đi buôn bán phụ ba má kiếm tiền, đứa nào đỡ hơn không phải đi buôn bán thì ở nhà lo việc nhà, giặt đồ, rửa chén, giữ em v.v... Mấy đứa con nhà giàu thì đỡ hơn nhiều, nhưng đứa nào mà ỷ con nhà giàu thì chỉ cần một đứa hơi "gấu" một chút hất mặt lên hỏi :"Ê! mày ỷ con nhà giàu rồi làm phách hả mậy?" là coi như giải quyết xong. Nói cho ngay, mấy đứa bạn con nhà giàu thời đó lại đa số là những đứa học rất giỏi (vì nó có thời gian để học đâu có buôn bán phụ giúp gia đình gì đâu), nói cho công bằng nữa, mấy đứa đó rất hiểu biết, nó thấy bạn nghèo hơn còn giúp bạn và rất hòa đồng (vì đứa nào đi học cũng mặc đồng phục, nhà trường thời đó chỉ bán cho học sinh phù hiệu, còn quần áo gia đình tự lo cho con cái, nhưng không một đứa nào dám mặc khác bạn).

3. Do sự thờ ơ của thầy cô, nhà trường ư? Càng không hề, chính các thầy cô giáo ngày nay còn khổ hơn trăm bề so với thầy cô ngày xưa. Thầy cô thời bọn tôi là "vua", khi nói với Thầy Hiệu trưởng về đứa nào hư quá thì có nghĩa là thầy cô đó đã nói rồi mà nó không nghe (chỉ một lần cho một việc mà thầy cô thấy là nghiêm trọng)rồi việc còn lại là do Hiệu trưởng làm việc với đứa đó, chính vì lẽ đó thầy cô ngày trước rất khỏe vì hầu như việc gì nghiêm trọng lắm mới báo thầy Hiệu trưởng, đặc biệt là cỡ tụi tôi (đã là đệ tứ, đệ tam hết rồi) hầu như thầy cô không còn quá chú trọng đến cách học, hành xử của bọn tôi, môn "giáo dục công dân" tụi tôi hầu như đứa nào cũng "qua" thoải mái trong các kỳ thi "đệ nhất, đệ nhị lục cá nguyệt" (nghĩa là học kỳ 1 học kỳ 2 bây giờ) (tôi trộm nghĩ có lẽ từ hồi tiểu học, các thầy cô đã dạy chúng tôi quá kỹ và ăn vào máu về đạo đức rồi).

Vậy thì phim ảnh, sách báo, cha mẹ,, thầy cô thờ ơ sao chúng tôi không hành xử dã man, tàn nhẫn như bọn trẻ ngày nay?

Bạo lực học đường thì cũng có vũ khí. Vũ khí gỉ? nắm đấm, cú đá, dao, búa, lưỡi lam, acid cùng lắm là súng đạn. Những hung khí giúp cho "bạo lực học đường lên ngôi" cũng chỉ là những hung khí xưa như trái đất. Bọn trẻ bây giờ cũng vậy cũng chỉ là những nắm đấm, cú đá (chưa dám nói đến dao búa) mà sao hành vi, nét mặt khi người lớn nhìn phải thốt lên "rùng mình, ghê tởm, mất nhân tính v.v..." Tại sao? thời chúng tôi cũng là những cú đấm, cái đá, cái tát tai như hiện nay thôi mà??!! Tại sao chúng tôi không gây ra án mạng, chúng tôi không tham gia đánh hội đồng (nếu có thì vô cùng hiếm thời chúng tôi)? Chúng tôi không "hồ hỡi", không "khuyến khích", không "chế dầu vào lửa", không "reo hò",không dửng dưng? Quá nhiều câu hỏi tại sao. Chúng tôi cũng được dạy về giáo dục công dân. lòng yêu gia đình, bạn bè, đất nước, chúng tôi cũng được dạy về sự ích kỷ, giúp người cô thế, vạch mặt cái ác, lên án cái xấu. Bọn trẻ ngày nay cũng được dạy y như vậy thôi mà? Tại sao? KHÁC. RẤT KHÁC. Vì lẽ đơn giản : CHÚNG TÔI ĐƯỢC DẠY ĐẠO ĐỨC THẬT. Chúng tôi PHẢI TRẢ GIÁ cho danh dự, chúng tôi biết xấu hổ và nhục nhã khi hiếp người cô thế, chúng tôi biết tự sỉ vả về những khinh bỉ đối với người bạn nghèo hơn mình, chúng tôi được dạy "lấy thịt đè người" là hành vi đê tiện bỉ ổi, không đáng mặt học trò! Than ôi! tại sao bây giờ những điều trông thấy mà đau đớn lòng!!!

Thời nào nhà trường chẳng có nội quy(!)(?)

Thời nào học trò không được dạy về đạo đức(!)(?)

Thời nào đất nước không có pháp luật(!)(?)

Ôi học trò thời nay! Không các cháu không có lỗi. Đó chính là tội lỗi của người lớn chúng tôi.

Ông Tiến Sĩ Hồ Thiệu Hùng đã nói :"Sự thờ ơ dung dưỡng cho cái xấu" hãy trả lời tôi câu hỏi:

Cái gì dung dưỡng cho sự thờ ơ?

Nguồn: Nguyễn Ngọc - Cái gì dung dưỡng cho sự thờ ơ?

----------

Nhận định [3] Huỳnh Ngọc Tuấn

Tôi đã đọc khá nhiều bài viết của tác giả Nguyễn Hưng Quốc.Tôi rất ngưỡng mộ và kính trọng..và lần này cũng với sự kính trọng tôi xin được góp một vài ý kiến cho bài viết: ”Một Dân tộc vô cảm” của ông. Với hy vọng chúng ta có một cái nhìn chuẩn xác hơn về đất nước và con người VN, tránh những ngộ nhận đáng tiếc.

Trước hết tôi xin chân thành nói với tác giả rằng: Bài viết rất hay nhưng phiến diện.

Qua bài viết “Một dân tộc vô cảm” chúng tôi nhận thấy rằng: Tác giả là một người đọc nhiều, nhạy cảm và nhiều ưu tư cho đất nước và dân tộc, nhưng cái thiếu của tác giả ở đây là sự quan sát chưa thấu đáo và chưa tinh tế. Tác giả chỉ nhìn thấy hiện tượng bề mặt của xã hội Việt Nam. Nó có vẻ bình lặng, đơn điệu, nhưng chưa nhìn thấy những cơn sóng ngầm bên dưới. Xã hội VN cũng như biển vậy, chỗ nào có sóng to sóng bạc đầu là biển cạn, chỗ nào bình lặng là biển sâu.

Tôi đồng ý với tác giả là xã hội VN hiện đang bị CSVN kiểm soát chặt chẽ với một bộ máy khổng lồ: Công an, quân đội, chính quyền địa phương các cấp và cả những định chế có vẻ bên ngoài phi chính trị như trường học, bệnh viện. Người dân VN sống trong sự sợ hãi, bị kiểm soát nghiêm ngặt và nếu có ai dám phản kháng sẽ bị nghiêm trị. Điều này tôi đã viết trong bài “Vì đâu nên nỗi”.

Hiện nay ý chí của người dân bị đè nén nhưng bản năng của con người thì không có gì có thể đè nén được cho dù đó là cường quyền hung bạo. Bản năng của con người là ham muốn được sống tự do, làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ tài sản và những gì thuộc về mình như gia đình vợ con, và mưu cầu hạnh phúc.

Ông NHQ cũng như rất nhiều người VN xa quê hương lâu ngày nên không có cái nhìn cận cảnh và liên tục.

Tôi xin được khẳng định rằng dân tộc VN cũng như bất cứ dân tộc nào không bao giờ “vô cảm” như tác giả nói. Khi nào họ còn là con người thì họ còn yêu cái đẹp, còn ước mơ và còn mưu cầu hạnh phúc và chính vì họ luôn yêu cái đẹp cái hoàn hảo, luôn có ước mơ và mưu cầu hạnh phúc thì họ sẽ không bao giờ “vô cảm” như một khúc gỗ !.

Người dân VN là một dân tộc có bản lĩnh và ý chí, có cả sự khôn ngoan và nhạy cảm. Người dân VN chúng ta từ rất lâu đã tiếp xúc với nền văn hóa và học thuật Trung Hoa nên bất cứ ai cũng có một chút hiểu biết căn bản về binh pháp Tôn Tử. Và họ đã áp dụng binh pháp Tôn Tử một cách nhuần nhuyễn, khéo léo để đối phó với một chế độ độc tài toàn trị và không từ thủ đoạn nào.

Không phải lúc nào im lặng cũng là đồng ý mà rất nhiều khi nó là biểu hiện của sự khinh bỉ và thù hận.

Với cái nhìn cận cảnh của người trong cuộc tôi xin khẳng định với các bạn là người dân VN đang âm thầm đối phó với chế độ bằng cách riêng của họ.

Ai ai ở VN cũng nhận thấy điều này:

- Đa phần người dân VN miễn cưỡng nộp thuế và các khoản đóng góp phi lý

- Miễn cưỡng làm nghĩa vụ quân sự

- Miễn cưỡng đi họp tổ – khối phố đoàn kết.

- Miễn cưỡng đi bầu cử.

Khi nào có việc phải chứng giấy tờ cho con đi học, đi làm, trước thái độ hống hách, trịch thượng, khinh miệt của đám CA, cán bộ phường xã, họ chỉ đưa mắt nhìn nhau nhún vai với nụ cười nửa miệng !?

Tôi chứng kiến nhiều lần đến phát nhàm cái cảnh mấy ông Tổ trưởng, Khối trưởng dân phố nặng lời chửi rủa dân vì nhiều người không chịu đi họp.

Còn việc đóng thuế hay những nghĩa vụ khác thì họ vừa cau có nhăn mặt vừa khinh bỉ, có rất nhiều người tỏ ra phản đối quyết liệt.

Chuyện bầu cử: nếu ai không đi bầu cử thì chính quyền sẽ đến tận nhà để “nhắc nhở”, nếu phải “nhắc nhở” lần thứ 2, lần thứ 3 thì sẽ có công an đi kèm. Không ai muốn gặp lôi thôi với chính quyền, với công an nên miễn cưỡng đi bầu cho xong!!. Ở các nước dân chủ văn minh thì lá phiếu là một thứ quyền lực lớn. Nó làm thay đổi người lãnh đạo, thay đổi vận mệnh quốc gia cho nên người cầm lá phiếu trên tay là người nắm giữ một phần quyền lực,  còn ở VN là một cái nợ. Đi bầu cử là trả nợ cho quỷ thần!!. Cho nên người dân VN đối phó bằng cách cử một ai đó trong gia đình đi làm cái nghĩa vụ chán ngấy này. Cái cảnh một người “đại diện” trong gia đình cầm một xấp thẻ cử tri và một xấp phiếu bầu nhét vội vàng, khinh xuất vào thùng phiếu cho xong chẳng ra thể thống gì đối với một việc trọng đại như vậy đủ thấy thái độ của người dân với chế độ!. Còn về phía chính quyền họ cũng không có ý kiến gì..miễn sao có đi bầu, thẻ cử tri có đóng dấu là được.!!.. Chỉ cần kết quả cử tri đi bầu 99.9% là được rồI, còn thái độ của người dân như thế nào thì mặc kệ nó. (makeno)

Tôi cho rằng tất cả những điều đó nói lên thái độ chính trị của người dân. Tuy hoàn cảnh của chế độ toàn trị hiện nay chưa cho phép người dân công khai bày tỏ chính kiến của mình, nhưng người dân việt nam đa phần là nông dân, công nhân, dân nghèo, thương buôn, họ đâu có năng lực (cũng như sở thích) được bày tỏ quan điểm của mình qua báo chí. Họ chỉ biểu hiện bằng thái độ, mà thái độ thì khó buộc tội được.

Ở VN hiện nay có một hiện tượng phổ biến: nếu người dân nghe được thông tin đâu đó là con đường họ đang ở sẽ mở rộng, khu dân cư của ho sẽ bi di dời, là họ gấp rút xây hàng rào, nhà tiêu, buồng tắm để khi nào giải tỏa thì nhận tiền bồi thường. Họ xây tạm bợ, lát gạch men tạm bợ để có thể vừa nhận tiền bồi thường vừa có thể thu hồi lại phần lớn vật liệu họ bỏ ra. Điều này chứng tỏ người dân không thiện cảm với nhà nước, không hợp tác với nhà cầm quyền. Họ tìm mọi cách để đối phó với chính quyền. Nếu họ thấy ở đâu trên đường xuất hiện công an giao thông là họ báo động cho nhau biết để đối phó.!

Những chuyện tôi vừa kể cho có thấy một ranh giới vô hình giữa người dân và chính quyền. Và cái ranh giới này mỗi ngày một sâu rộng khi những bất công, những tệ nạn xã hội ngày càng trầm trọng, khi nhà cầm quyền ngày càng bất lực trước sự lấn lướt, chèn ép của Trung cộng, khi tham nhũng và lộng hành, khinh miệt người dân trở thành quốc nạn vô phương cứu chữa.

(Ở VN sự vô cảm chỉ có trong tầng lớp lãnh đạo và đảng viên CS, chính sự vô cảm này sẽ tàn phá chế độ)

Cho nên nói người dân VN ngày nay vô cảm là cái nhìn phiến diện và không công bằng có thể dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc không có lợi cho dân tộc cho đất nước!.

Cho dù sống trong một chế độ hoàn toàn không có tự do và dân chủ…nhưng người dân VN vẫn có ước mơ, hoài bão, họ yêu cái đẹp và sự hoàn hảo và họ cũng mưu cầu hạnh phúc. Họ yêu cuộc sống tự do, họ muốn làm chủ vận mệnh của mình.

Tôi biết có rất nhiều người tâm huyết ở hải ngoại khi nhìn về VN họ rất lo lắng, buồn rầu…

Nhưng tôi xin được nói với các bạn rằng: Khi thời cơ đến (ví dụ như TQ sụp đổ chẳng hạn) thì người dân VN với sự nhạy cảm về chính trị họ có thể làm nên lịch sử. Họ đang nhẫn nhục chờ đợi vì họ thấu hiểu nguyên lý về sự cân bằng quyền lực. Chúng ta hãy vững tin vào dân tộc chúng ta !!.

Tất cả những cái ”măc kệ nó” hoặc lời tuyên bố ”không quan tâm đến chính trị” chỉ là một cách đối phó, một lời nói dối. Khi thời cuộc chín muồi, chính những con người này sẽ hội nhập vào trào lưu chung của dân tộc.

Những gì xảy ra tại VN bấy lâu nay: từ vụ tòa Khâm sứ, vụ Thái hà, vụ Tam tòa, Đồng chiêm mới đây, ở Tây Nguyên người Thượng xuống đường đấu tranh đòi đất đai và tự do tôn giáo mấy năm về trước. Trong những sự việc này phải kể đến cuộc đấu tranh hoàn toàn tự phát của người dân thị trấn Chí Thạnh, tỉnh Phú Yên, hàng chục ngàn người đổ ra đường làm tắt nghẽn giao thông mấy ngày liền v.v.. Rất nhiều những dẫn chứng như vậy, và chính nhà cầm quyền CSVN cũng phải hoang mang lo sợ về phản ứng của người dân ngày càng nhiều và càng ý thức hơn. Với những sự việc như vậy làm sao chúng ta có thể nói người dân chúng ta vô cảm được ?….

Thưa ông Nguyễn hưng Quốc, người trí thức dấn thân cho dân tộc, phải biết phát hiện tiềm năng của dân tộc mình để mà vận động, và cũng phải biết nhận ra sự chuyể n mình của thời cuộc để chuẩn bị cho tương lai.

© Huỳnh Ngọc Tuấn

© Đàn Chim Việt Online

Bài liên quan:

Một dân tộc vô cảm

Bài trước:

Nhận định [1]

Nhận định [2]

Nhận định [3] Huỳnh Ngọc Tuấn

-----------





Trần Kinh Kha – Vì sao chúng tôi phải bị cuốn hút vào cuộc chiến này?

Tôi thuộc thế hệ 7X đời cuối.

Gia đình tôi có nhiều người ở cả hai bên chiến tuyến. Anh chị tôi đang làm trong ngành nhà nước, và đương nhiên tôi biết nhờ phong bì, tham nhũng mà họ nhanh chóng giàu có. Tôi từng thăng tiến trong cơ quan nhà nước và rồi bỏ ra đi, vì những thủ đoạn bè phái trong cơ quan. Bạn bè tôi làm trong các cơ quan công quyền cũng vì cái mác nhà nước, tuy đồng lương thì thấp nhưng bổng lộc và thủ đoạn thì nhiều lắm. Tôi thừa hiểu môi trường cơ quan cũng như các quan điểm chính trị, quan điểm quản lý nhà nước…

Ai nói chúng tôi không quan tâm đến lịch sử và chính trị là không đúng. Chúng tôi quan tâm cả chính luận lẫn phiếm luận. Nhưng tôi xin chia sẻ 1 vài quan điểm:

1. Nếu quý vị quan sát kỹ, sẽ thấy một bộ phận không nhỏ trí thức trẻ không tham gia vào những sự kiện nóng bỏng hàng ngày. Thay vào đó, chúng tôi lo kiếm tiền, lo định hướng con cái học hành. Bản thân tôi cũng sang một nước ngoài làm việc rồi cố gắng định cư bên đó.

2. Khi một con người rời khỏi Tổ quốc của họ, bỏ lại truyền thống, dân tộc, tổ tiên, thì thường có 2 lý do: 1. Quyết tâm họ rất lớn; và 2. Họ không thể nào sống được ở Tổ quốc đó.

3. Chúng ta cứ lý luận mãi ở Nhà nước pháp quyền, pháp trị, đa đảng v.v… Nhưng ai cũng thừa biết bản chất Nhà nước là Luật pháp và ngược lại. Ba hình thức của Luật pháp gồm: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp, và Văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng chúng ta quá thừa hiểu Luật đã không đi kịp cuộc sống, thậm chí dùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm nơi lập ra Pháp lệnh để chữa cháy các văn bản Luật chưa ra đời, cũng đã không theo nổi. Trình độ làm Luật, nhân sự làm Luật thiếu và yếu kém.

4. Quý vị đòi dân chủ, có người phỉ báng quá khứ, có người cấp tiến dựa vào Luật để bẻ Luật như TS Cù Huy Hà Vũ… Nhưng chúng tôi thì không. Chúng tôi không dành thời gian hiến kế giải quyết chuyện ngập đường, kẹt xe cho Việt Nam; chúng tôi cũng không mạnh miệng đòi dân chủ hay đòi đa đảng. Vì chúng tôi tự nhận thức, không lý gì chúng tôi phải hy sinh cho đất nước này khi còn có những thành phần, những con người đứng trên cả Luật pháp.

5. Thay vào đó, chúng tôi dành thời gian kiếm tiền, học cho hết bằng cấp và đến một đất nước bình yên để sống cho thế hệ con chúng tôi. Nếu đất nước Việt Nam này có chết, dân tộc Việt Nam này có lầm than thì đó không phải là lỗi của những người chúng tôi. Chưa một dân tộc nào bi thương như dân tộc Việt, có một cuộc chiến tranh ý thức hệ trước 75, có một đời sống sau 75 nặng nề đến như vậy. Những người từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, dù 2 bên chiến tuyến, dù đúng hay sai, phải là những người có trách nhiệm giải quyết những gì đang tồn tại ngày hôm nay. Chúng tôi không có lỗi gì cả, vì chúng tôi sinh sau 1975. Chúng tôi không có lý do gì phải vướng vào những cuộc tranh luận triền miên về ý thức hệ, hay cách mạng màu, nhung, bạo động đang ngập tràn trên các phương tiện truyền thông.

6. Chúng tôi am hiểu, nghiên cứu về lịch sử dân tộc này. Nhưng chúng tôi đang vô cảm. Đúng. Vì chúng tôi chỉ còn 30 năm nữa để phấn đấu cho đời người. Chúng tôi chỉ tin vào Công lý, Quy luật. Chứ không tin vào Đảng phái hay hình thức Nhà nước. Những thế hệ từng cầm súng 2 đầu chiến tuyến nên minh định rõ điều ấy.

7. Nói ngắn gọn: chúng tôi thuộc về một thành phần trí thức có thu nhập, đang bỏ rơi đất nước này. Quý vị có quyền chỉ trích, phỉ báng quan điểm sống của chúng tôi. Nhưng nếu Quý vị muốn hỏi: Vì sao? Thì câu trả lời này, tôi đã nêu ở điều 2.

© 2010 Trần Kinh Kha

© 2010 talawas





Trần Kinh Kha – Vì sao chúng tôi phải bị cuốn hút vào cuộc chiến này?

----------

- Nỗi lo lớp trẻ mất niềm tin (NLĐộng).Một cách làm hay:Ở miền Nam trước ngày giải phóng, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà vẫn được các trường ĐH mời giảng vì họ có công trình nghiên cứu của riêng mình.”

- Đức trao 87 suất học bổng cao học cho Việt Nam (CA)

Triều Lý và những ngoại lệ trong lịch sử Bee



Triều đình có hẳn một đội ngũ tăng quan chuyên trách, thế lực thậm chí còn lấn át cả giới võ quan và văn quan.



Tổng số lượt xem trang