Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Điểm tin 18/3

THÔNG BÁO:ký tên vào thư yêu cầu Hội Địa Lý Hoa Kỳ
Thứ Tư, ngày 17 tháng 3 năm 2010

Kính thưa đồng bào trên toàn thế giới,

Suốt 7 ngày qua, hằng ngàn công dân Việt khắp nơi trên thế giới đã ký tên vào thư yêu cầu Hội Địa Lý Hoa Kỳ (National Geographic Society) cắt bỏ tên Trung Hoa (Trung quốc – China) trên bản đồ do họ ấn hành.

Nhưng vẫn còn hàng triệu công dân Việt chưa có phương tiện và cơ hội để được nói lên nhiệm vụ của mình đối với quê hương, đất nước.

Bất kỳ người Việt nào cũng là một chứng nhân, có quyền chất vấn Hội Địa Lý Hoa Kỳ và trình bày cho cộng đồng thế giới về những chứng cớ lịch sử vững chắc, mà ngay chính Trung Hoa cũng không thể phản bác. Vì Trung Hoa chưa bao giờ là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa.

Vì vậy, thêm một chữ ký là thêm một chứng cớ.

Nguyễn Thái Học Foundation sẽ tổng kết và gửi đến Hội Địa Lý Hoa Kỳ ngay sau khi nhận được chữ ký thứ 10.000 của đợt vận động này trong vài ngày tới.

Và trong khi chờ đợi câu trả lời từ Hội Địa Lý Hoa Kỳ, chúng ta sẽ không ngồi chờ trong im lặng và thụ động. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc vận động cho đến khi họ cắt bỏ tên Trung Hoa tại Hoàng Sa trên bản đồ.

Trên 85 triệu đồng bào của chúng ta trên khắp năm châu đang chờ đợi để chất vấn Hội Địa Lý Hoa Kỳ.

Lẽ phải nằm về phía chúng ta nhưng lẽ phải không biết nói.

Hoàng Sa đang cần chúng ta lên tiếng.

Biển và ngư dân đang cần chúng ta lên tiếng.

Thế hệ tương lai khẩn khoản chúng ta lên tiếng.

Những người bạn trong vùng Đông Nam Á mong chúng ta lên tiếng.

NTHF khẩn thiết kêu gọi người Việt khắp nơi trên thế giới hãy thực thi nghĩa vụ thiêng liêng của công dân đối với tổ quốc, tiếp tục tiếp tay và vận động yểm trợ chiến dịch ký tên vào bức thư sau đây: Thư yêu cầu National Geographic Society gỡ bỏ tên China ở Hoàng Sa

Trân trọng kính chào và cám ơn quý đồng bào,

Nguyễn Hoàng Nhã Trân

Trưởng Ban Báo Chí

Nguyễn Thái Học Foundation (NTHF)
NTHFoundation@yahoo.com


Hội Địa lý Mỹ phát ngôn về vụ bản đồ Hoàng Sa
"Trong tương lai, chúng tôi sẽ cung cấp các chỉ dẫn giải thích đầy đủ kèm theo những bản đồ khác được mô tả chi tiết như đã đề cập bên trên, thậm chí xoá bỏ những ghi chú sai lệch. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh giá đúng tình hình thực tế trong các ấn bản bản đồ của chúng tôi".

Hội Địa lý quốc gia Mỹ trả lời chưa thỏa đáng Thanh Niên
Hôm qua, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society - NGS) đã gửi tới Thanh Niên bản giải thích liên quan tới việc họ đăng bản đồ sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa. Bản thông cáo như sau: "Theo Chính sách Bản đồ nhất quán và chính xác trong ...
Hội Địa lý Mỹ phát ngôn về vụ bản đồ Hoàng SaVITINFO
Hội Địa lý Việt Nam phản đối việc in sai bản đồ Hoàng SaĐài Á Châu Tự Do
Người Việt khắp nơi đòi Hội Địa Lý Mỹ sửa bản đồ về Hoàng SaRadio France Internationale
VOA Tiếng Việt -Người Việt -VietNamNet
NGS trả lời, nói “chính sách nhất quán”, thực ra họ có “nhất quán” không?


Google Maps cung cấp bản đồ sai lệch thông tin về lãnh thổ Việt Nam


Ngưng tìm 5 ngư dân mất tích tại vùng biển Quảng Bình
Công tác tìm kiếm năm ngư dân mất tích trên biển đã được ngưng lại từ hôm qua, theo thông báo của lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình tiếp tục tìm kiếm nạn nhân trên biển--- VOV News
Gió mùa ngoài khơi mạnh gây khó khăn cho lực lượng tìm kiếm




Trình Chính phủ đề án bể than sông Hồng
(NLĐ)- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo một số bộ, ngành, địa phương về đề án phát triển bể than đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).


- Mỹ muốn đẩy mạnh hợp tác dầu khí ngoài khơi VN (VNN)
- “Tác chiến viễn dương” – Tư tưởng mới trong phát triển hải quân của Trung Quốc (NCBĐ). – Trung Quốc nhập vũ khí nhiều nhất thế giới (TTrẻ).

- Cải cách hành chính: Ba vấn đề cần giải quyết (SGTT)

Đại biểu Quốc hội phải biết hỏi
Những kỹ năng chất vấn, trình bày… nếu đại biểu Quốc hội áp dụng nhuần nhuyễn có thể tác động, làm thay đổi chính sách...

thd:

Hãy cúi xuống nhìn vào chân mình (CAND 17-3-10) -- Báo CAND nói về việc Mỹ chỉ trích VN về nhân quyền -- Báo cáo nhân quyền Mỹ: Thiên kiến và sai lệch (VN+ 15-3-10) -- Bản Anh ngữ của bài này cũng đợc BBC đăng lại


Thiết kế đẹp không sợ phá cảnh quan (SGTT 17-3-10) -- Huh? (Anh đừng sợ tôi làm anh đui! Tôi sẽ cho anh hai con mắt giả rất xịn!). Ghi thêm: Chính trị gia nào muốn có những phát biều "tương đối thông minh" về kiến trúc và môi trường hãy đọc các bài diễn văn của Hoàng từ Charles (Anh). Đừng có phát ngôn bừa bãi, người ta cười cho!

Tại Mỹ, ba doanh nhân gốc Việt nhận đã hối lộ quan chức Việt Nam (RFI 17-1-10)

Nexus Technologies of Phila. pleads guilty in Vietnam bribe case (BJ).


Kinh tế:

- Nhiệt điện: khốn khổ vì than (SGTT)
- Công khai cơ sở giá bán lẻ xăng dầu: “Cõng” quá nhiều “chi – phí -lãi- khoản” (ĐĐKết)
- Đầu ra cho nông sản – thực trạng và giải pháp – Bài 1:Những “núi” dưa xếp lên rồi hạ xuống (ĐĐKết)



Xã hội:

Từ chuyện người chèo bè nghĩ về lòng tự trọng của dân tộc
Một doanh nghiệp không có lòng tự trọng sẽ không bao giờ làm nên thương hiệu. Bởi thiếu tự trọng, họ sẽ cho ra đời những sản phẩm của sự vô trách nhiệm. Và những sản phẩm như thế sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài hay có khả năng chinh phục xã hội. Một dân tộc không có lòng tự trọng sẽ mãi mãi phụ thuộc như một thứ nô lệ vào dân tộc khác. Một dân tộc không có lòng tự trọng không có khả năng hiện thực hoá giấc mơ độc lập, tự do, văn minh và phồn thịnh của mình. Một dân tộc đánh mất lòng tự trọng trước sau sẽ dẫn đến mất nước mà lại không hề hay biết gì.


Internet xóa mờ ranh giới công và tư-- BBC
Khả năng định vị người sử dụng qua internet khiến cho việc bảo vệ sự riêng tư trở nên khó khăn hơn.



Huỳnh Ngọc Sỹ bị tăng án lên 6 năm tù
Vào ngày 17-03-2010, ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải và Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh, bị tuyên phạt 6 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gây thiệt hại cho Nhà nước 1,2 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ tháng 8-2001 cho tới tháng 11-2002.
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ là người trực tiếp dính líu đến Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI (Nhật Bản), một lý do chính dẫn tới việc Nhật Bản tuyên bố đình chỉ các dự án ODA với Việt Nam vào tháng 12 năm 2008.
Chỉ sau tuyên bố trên cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới ra quyết định khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ tại Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây, dẫn tới việc khởi tố và bắt tạm giam ông Huỳnh Ngọc Sỹ vào tháng Hai 2009.
Ngày 25-09-2009, Tòa án Nhân dân TP HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Sỹ 3 năm tù với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với quan điểm bị cáo có nhân thân tốt và có quá trình cống hiến lâu dài.
Không chấp nhận quan điểm trên, Viện Kiểm sát Nhân dân TP HCM đã ra văn bản kháng nghị toàn bộ bản án, đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo. Vào ngày 25-01-2010, ông Huỳnh Ngọc Sỹ lần đầu bị khởi tố bởi tội danh nhận hối lộ.
Cùng hầu tòa với ông Huỳnh Ngọc Sỹ vào ngày 16/17-03-2010, ông Lê Quả, nguyên Phó Giám đốc PMU Đông Tây, bị tuyên án 5 năm tù cùng về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.


Hoàng Ngọc Diêu – Tin tặc và những thông tin bịa đặt về bản thân tôi
Trước khi phóng viên Hà Giang của đài RFA gọi điện phỏng vấn tôi vào ngày 12 tháng 3 năm 2010, tôi đã được một số bạn bè cảnh báo về một số thông tin do hacker bịa đặt và tung ra có liên quan đến tôi. Thậm chí trên diễn đàn hvaonline (nơi tôi sinh hoạt thường xuyên) đã có một thành viên nêu lên thắc mắc về những thông tin này. Tôi không muốn mất thì giờ để dài dòng thanh minh về những điều mà những kẻ trộm cướp vô đạo đức đã bịa ra, cho nên trên diễn đàn hvaonline, tôi đã có ý kiến dứt khoát và ngắn gọn về chuyện ấy. Sau đó tôi quyết định gạt sự kiện này sang một bên. Tuy nhiên, khi phóng viên Hà Giang gọi điện bất chợt để phỏng vấn, tôi đã đồng ý trả lời những câu hỏi của chị ấy một cách vắn tắt vì tôi thấy cũng cần giải thích một vài điểm chính mà dư luận trong quần chúng có thể thắc mắc.
Trong bài phỏng vấn của chị Hà Giang, tôi đã nhấn mạnh ba điểm:
1. Tôi có biết và có giao thiệp với một số anh em ở diễn đàn x-cafevn.org với tư cách thành viên và có cung cấp một số tư vấn cho họ. Việc này xảy ra vào khoảng 2008, khi x-cafevn.org bị tấn công từ chối dịch vụ một cách nặng nề.
2. Tôi có trao đổi với chị Phạm Thị Hoài qua sự giới thiệu của ông anh tôi để giúp đỡ talawas một số tư vấn kỹ thuật. Những trao đổi này gồm có một e-mail và vài lần điện thoại.
3. Tôi không phải là người mang bí danh Postmodernism, và tôi không hề về Việt Nam để dự Đại hội Việt kiều vào tháng 11 năm 2009 vừa qua.
...
Xin nhấn mạnh: theo thông tin của bọn tin tặc, “Postmodernism vừa về Việt Nam tham gia đại hội Việt kiều yêu nước vào tháng 11/2009 vừa qua tại Hà Nội”, thì hiển nhiên ông/bà Postmodernism nào đó chắc chắn không phải là tôi.
Bài viết này của tôi chỉ tập trung vào điểm có liên quan đến hành vi chính trị này. Tất cả những thông tin và dữ kiện lặt vặt khác do bọn trộm cướp đưa ra thì không đáng nói, vì bọn chúng đã ngụy tạo rất dễ dàng bằng những phương tiện điện tử phổ thông. Những thắc mắc khác liên quan đến vấn đề kỹ thuật thì khi có thì giờ tôi sẽ dần dần giải thích trên diễn đàn hvaonline cho các bạn nào lưu tâm tìm hiểu.
Điều quan trọng hơn hết mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: nếu những kẻ trộm cướp cứ tiếp tục trộm cướp và tung tin giả, để rồi những người lương thiện đâm ra nghi ngờ nhau và phải mất thì giờ để thanh minh không bao giờ dứt, thì quả là chúng ta đã rơi vào một trò chơi nguy hiểm của bọn vô đạo đức.



Bayvut.com.au mới đi một bài “Đại học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam” với nhiều phát biểu của GS Simon Marginson (Đại học Monash) mà theo tôi là cần xem lại. Entry này chỉ ra hai sai lầm hiển nhiên của Gs Marginson.



Giáo dục vị dân sinh, không phải để "vị giáo dục"(phần 1)
Thực tiễn xã hội đã chứng tỏ rằng không phải giáo dục cứ làm cho giống người ta thì mọi việc sẽ tốt hơn. Xin đừng quên rằng chúng ta đã từng gặp nhiều thất bại, nhiều sai lầm khi đưa ra những chủ trương đường lối giống với người ta.


Bộ ra quy chế chép khóa luận sẽ bị đuổi học-- Bee
Học viên sẽ bị buộc thôi học nếu vi phạm các lý do tổ chức học, thi, kiểm tra hộ; tổ chức làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận.



Tạm giữ 10 học sinh THCS sử dụng hàng “nóng”-- Bee
Đang trên đường đến nơi giao chiến thì 10 học sinh THCS bất ngờ bị lực lượng CA bắt giữ cùng nhiều hàng “nóng”.



HỘI NGHỊ LẠC HỒNG SẮP CÓ CHƯA?


Thắt chặt điều kiện nhập cư vào Hà Nội và TP.HCM
(PL)- Ngày 17-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Hà Nội về các vấn đề ùn tắc giao thông, công tác chuẩn bị cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.



Có hai quốc tịch, chỉ được chọn một khi đầu tư
(PL)- Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.


- Hơn 320.000 người nước ngoài đăng ký tạm trú tại Việt Nam (ANTĐ).
- Quảng Ninh: Mẹ bán con sang Trung Quốc để lấy 15 triệu đồng (TPhong)



Tăng phí trước bạ, thu phí lưu thông xe cá nhân tại Hà Nội
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với các đề xuất chống ùn tắc giao thông như tăng phí trước bạ, thu phí giao thông với xe cá nhân lưu hành tại thủ đô.



“Tham ô có hại, nhưng lãng phí còn hại hơn nhiều”-- Bee
Ngày 17/3/1952, Bác Hồ nói: "Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến"




11 mẫu sữa không đạt hàm lượng chất đạm, béo
TTO - Ngày 17-3, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã công bố năm mẫu sữa có kết quả kiểm nghiệm không đạt hàm lượng Protid và sáu mẫu sữa không đạt cả hàm lượng Protid (chất đạm) và Lipid (chất béo). 11 mẫu sữa này do bốn công ty hoặc chi nhánh công ty trên ...
Đình chỉ một cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa không đạt chất lượngHà Nội Mới
Công bố nhiều loại sữa không đảm bảo chất lượngThanh Niên
Nhiều sản phẩm sữa tại TPHCM không đủ độ đạmĐài Á Châu Tự Do
Người Lao Động -Thanh Niên



Môi trường:


Tàu nước ngoài lén đổ chất thải xuống biển Vũng Tàu VietNamNet
- Tàu quốc tịch Malaysia đã đem chất thải dùng cho dàn khoan công nghiệp đem đổ xuống biển Vũng Tàu gây ô nhiễm môi trường. Ngày 17/3, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết vừa đề xuất UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối ...
Một tàu nước ngoài đổ chất thải xuống biển Việt NamLao động
Bà Rịa - Vũng Tàu: 1.000 người tham gia hội chợ vay vốn, việc làmThanh Niên
Phố cổ Long Sơn vẫn chờ… nâng cấpcand.com
Nhân Dân -Báo Đồng Nai

20 triệu người Trung Quốc thiếu nước uống-- VOV News
Thời tiết nóng và ít mưa hiện nay đang gây ra tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, khiến hàng chục triệu người ở khu vực này thiếu nước uống.



Quốc tế:

Chúng ta sắp sống trong thế giới của Trung Quốc (Trung Quốc đang viết lại các luật lệ về thương mại, công nghệ, tiền tệ, khí hậu, và những thứ khác)
Liệu có phải tình cờ mà tạp chí Newswweek đăng tiểu luận này ngay sau tuyên bố của Ôn Gia Bảo ngày 14/3 mới đây trước báo chí rằng: TQ không thể là một bá quyền, TQ vẫn là nước đang phát triển trong 100 năm nữa, v.v và v.v.
Vừa đọc “Giấc mơ TQ”, lại đọc bài này, đọc xong không khỏi giật mình: Có bao nhiêu trong số những người nắm vận mệnh dân tộc thực sự lo lắng cho một âm mưu “diễn biến hòa bình”đang lù lù ở phương Bắc thay vì luôn kêu gào chống một thứ “diễn biến hòa bình” tưởng tượng từ phương Tây?
Những vẻ ngoài mềm mỏng ngọt ngào của những kẻ cổ họng (tham vọng) cực lớn, lòng dạ (mưu mô) cực sâu ở liền vách nhà mình mới thật đáng sợ phải không ạ? Đến lúc này mà vẫn không dám (hay không muốn, vì lý do gì đó?) xác định nguy cơ thực sự của đất nước là ở đâu thì quả thực không sao hiểu nổi!!!

Trung Quốc giảm ngân sách quốc phòng, câu hỏi còn bỏ ngỏ
Lần đầu tiên trong hơn một thập niên, Trung Quốc đã giới hạn việc gia tăng ngân sách quốc phòng dưới hai con số. Hồi đầu tháng này, Bắc Kinh tuyên bố chi tiêu quốc phòng năm 2010 tổng cộng gần 532 tỉ nhân dân tệ (78 tỉ USD), tăng 7,5%.


- Trung Quốc thất bại trong chính sách “đe doạ” Mỹ? (Tổ quốc)

Hoa Kỳ có thể đối chọi với Trung Quốc ở châu Á? 16-03-2010

Khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tuyên bố với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm ngoái: “Chúng tôi trở lại”, đó là một tín hiệu rõ ràng rằng người Mỹ đang tìm cách thách thức ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Trong nhiều năm, chính phủ Bush đã đưa Asean ra khỏi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, người tiền nhiệm của Bà Clinton, bà Condoleezza Rice đã bỏ qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN hai lần trong ba năm, Bắc Kinh trên đường đi tới vị trí quan trọng.

Thương mại bùng nổ. Các Viện Khổng Tử mọc lên như nấm. Viện trợ nhân đạo đã được chính phủ Trung Quốc phân phối từng phần.
Triển vọng về từ ngữ mới liên quan tới mối quan hệ Trung Quốc và Asean, “Chinasean” dường như nhiều hơn là những từ ngoại giao liên quan tới Trung Quốc mọc lên như nấm, từ “Chimerica” (China + America) đến “Chafrica” (China + Africa).

Câu hỏi được đặt ra là: liệu Mỹ có đủ sức mạnh và khả năng chịu đựng để đối chọi với Bắc Kinh?

Trung Quốc đã làm việc cật lực để quyến rũ ASEAN trong suốt những năm Hoa Kỳ bận chiến đấu trong cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc-ASEAN đã tăng gần gấp bốn lần, từ $ 45,5 tỷ đô la trong năm 2001 lên $193 tỷ trong năm 2008, và đỉnh cao nhất là bước ngoặc của Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm nay.

Trung Quốc cũng đã cung cấp tổng số tiền viện trợ $25 tỷ đô la cho các quốc gia Đông Nam Á trong năm qua và đã nhấn đúng nút ngoại giao, bằng cách ban tặng cho nhóm 10 thành viên dẫn đầu trong các tổ chức khu vực, như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Ngoài những thứ khác, Bắc Kinh cũng đã và đang chứng tỏ “quyền lực mềm”, qua việc cung cấp học bổng cho sinh viên Asean. Ước tính có khoảng 10.000 sinh viên Thái Lan hiện đang học tại Trung Quốc, nhiều hơn ở Hoa Kỳ, theo tin tức từ Asia Times.

Và không giống như Washington, thỉnh thoảng gây áp lực lên ASEAN để đẩy chính quyền quân phiệt Miến Điện ra khỏi nhóm, Bắc Kinh xem nước này là một trong những đồng minh của mình. Nguyên tắc không can thiệp mà Asean đang có, cũng chính là quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS TQ). Khi lãnh tụ đứng hàng thứ hai của ĐCS TQ, ông Ngô Bang Quốc, lặp lại đầu tuần qua rằng, bất đồng giữa các quốc gia không nên là cái cớ để can thiệp.

Lợi thế địa lý cũng đang nghiêng về phía Trung Quốc, khi có chung biên giới với Lào, Việt Nam và Miến Điện, ở cạnh nhau như thế cũng tạo thêm sức hút vào nước khổng lồ.

Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng có thể là điều bất lợi cho Trung Quốc, việc gần nhau cũng có thể gây ra căng thẳng, và đó là cái cớ để Hoa Kỳ trở lại.

Chẳng hạn như, Trung Quốc cũng bị quy trách nhiệm liên quan tới mực nước hiện tại ở sông Mekong xuống quá thấp. Việt Nam, Lào và Campuchia cung cấp tin tức chống lại các con đập ở Trung Quốc, là nguyên nhân chính gây ra tai họa cho họ.

Hà Nội ngày càng cảm thấy khó chịu về việc Trung Quốc gia tăng sự khẳng định ở biển Đông Nam Á. Trung Quốc đã tuyên bố hồi cuối năm rằng, họ dự định đưa quần đảo đang tranh chấp, quần đảo Hoàng Sa, thành một điểm du lịch hạng sang.

Myanmar, quốc gia coi Trung Quốc như một trong những đồng minh gần gũi nhất, thì đang cảnh giác Bắc Kinh sau cuộc đụng độ của những người nắm chính quyền với nhóm người gốc Hán hồi cuối năm ngoái, đã tràn qua cả lãnh thổ Trung Quốc, và là nguyên nhân Trung Quốc cho phát triển binh lính ở đây.

Ngay cả Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – Asean (CAFTA) cũng làm cho một số thành viên Asean không vừa ý. Các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines đều có thái độ dè dặt về bản thỏa thuận, lo ngại rằng việc giảm thuế các sản phẩm Trung Quốc có thể sẽ làm cho các sản phẩm nội địa không thể cạnh tranh. Thậm chí Jakarta còn đang tìm cách đàm phán lại các thỏa thuận.

Lo ngại về Bắc Kinh còn liên quan tới lĩnh vực quân sự, với một cuộc chạy đua vũ trang nổi lên trong khu vực mấy tháng qua, thêm vào những căng thẳng bên trong khối Asean trước mối đe dọa có thể thấy được về một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Tin tức cho biết, cả Việt Nam và Myanmar đều ký những hợp đồng lớn về mua sắm vũ khí với Nga trong mấy tháng gần đây, bất kể lời chào mời nhiệt tình từ Trung Quốc, muốn nâng lên thành một nước xuất khẩu vũ khí. Trong khi Bắc Kinh thành công trong việc bán vũ khí cho một số nước ở châu Phi và Nam Mỹ, họ bị hạn chế trong việc bán vũ khí ở Đông Nam Á.

Myanmar đã ký một thỏa thuận trị giá 600 triệu đô la để mua 20 chiến đấu cơ MIG-29 của Nga, chỉ hai tuần sau khi Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình viếng thăm thủ đô Naypyidaw (Miến Điện) tháng 12 năm ngoái, một hành động được xem như là mong muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc của chính phủ Miến Điện.

Qua nhiều cách, cảm giác khó chịu hiện nay trong khu vực là một sự phản chiếu về nỗi ám ảnh Trung Hoa trong hàng thế kỷ qua, cô đọng lại từ những năm tháng mà cường quốc đế quốc này coi các nước trong khu vực như là sân sau nhà mình.

Trong khi việc gần gũi Trung Quốc mang lại ích kinh tế cho Đông Nam Á, các nước láng giềng nhỏ hơn ở phía nam Trung Quốc đã hơn một lần phải hứng chịu cơn giận dữ của nước này.

Những người Việt Nam lớn tuổi hơn khó có thể quên, vào năm 1979, nhà lãnh đạo quá cố Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, đã đưa đội quân ¼ triệu người sang “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã xâm chiếm Campuchia. Và ngay cả bây giờ, người Việt Nam tổ chức kỷ niệm Lễ hội Đống Đa hàng năm, đánh dấu chiến thắng của vị hoàng đế Việt Nam đối với quân xâm lược nhà Thanh – Trung Quốc năm 1789.

Các nước Asean còn lại cần nhớ một điều là ĐCS Trung Quốc đã từng hỗ trợ cho cộng sản địa phương nổi loạn ở hầu hết các nước trong khu vực.

Tất cả quá trình lịch sử này đã hướng Asean tới việc tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực trong khu vực, vấn đề lớn nhất nằm trong thiện ý của Mỹ khi nước này tìm cách trở lại khu vực: Washington được các chủ nhà chào đón rất nồng nhiệt.

Thông điệp này đã được Bộ trưởng cố vấn Singapore, ông Lý Quang Diệu, nói khá rõ hồi năm ngoái tại Washington: “Quy mô của Trung Quốc rất khó cho tất cả các nước châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, có thể sánh với khả năng của nước này trong 20 – 30 năm. Cho nên, chúng ta cần Mỹ để cân bằng quyền lực”.

Tấm thảm chào đón đã được trải ra. Chính phủ Obama cho thấy rằng họ muốn đóng một vai trò ở Đông Nam Á. Nhưng với hai cuộc chiến và một nền kinh tế phải đối phó, người ta tự hỏi, liệu đây có phải là trường hợp “lực bất tòng tâm” đối với người Mỹ hay không? Người dịch: Ngọc Thu – Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Tổng số lượt xem trang