Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Trương Nhân Tuấn – Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Từ hợp lưu sông Long Bác với sông Hồng cho đến Mường Khương (vùng tỉnh Lào Cai)




Gần đây cộng đồng người Việt xôn xao về việc đường biên giới giữa hai nước Việt-Trung trên các bản đồ Google, theo đó đường biên giới được xác định bằng đường mầu vàng, một vùng lớn thuộc tỉnh Lào Cai cắt cho về Trung Quốc. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, vừa qua có lên tiếng phản đối và yêu cầu Google điều chỉnh lại cho đúng. Bà Nga cũng có nhắc việc bộ bản đồ biên giới Việt-Trung, phân định từ tháng 12-1999, kết thúc vào ngày cuối năm năm 2008, sẽ được «trình làng» ở Liên hiệp quốc trong thời gian tới. Trong lúc chờ đợi Google nhận được bộ bản đồ này và sửa chữa, người viết xin trình bày ở đây đường biên giới Việt-Trung vùng tỉnh Lào Cai theo Công ước Pháp-Thanh 1887.

Theo nội dung Hiệp ước Biên giới 1999, đường biên giới xác định theo Công ước Pháp-Thanh 1887 được sử dụng làm cơ sở cho việc phân định năm 1999.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi sau này, đường biên giới tại vùng Lào Cai được xác định do Công ước Pháp-Thanh từ 1885 đến năm 1897 cũng là đường biên giới phân định và cắm mốc từ 30-12-1999 đến 31-12-2008.
Hình bản đồ Google vùng Lào Cai


1. Giai đoạn phân định biên giới 1885-1887: Xác định hướng đi của đường biên giới

Việc phân định biên giới xứ Bắc Kỳ (Tonkin) và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam được chia làm hai vùng: 1/ vùng Lưỡng Quảng, 2/ vùng Vân Nam. Vùng Lưỡng Quảng bắt đầu ngày 12 tháng 1 năm 1886, qua buổi họp khai mạc giữa các đại diện của các ủy viên phân giới Pháp-Thanh tại Ðồng Ðăng (Lạng Sơn). Phái đoàn Thanh triều phụ trách biên giới Lưỡng Quảng do Teng Tcheng-Sieou, thành viên Tổng lý Nha môn, (chức vụ tương đương bộ trưởng), làm chủ tịch, Tổng đốc Quảng Tây là Li Ping-Heng làm phụ tá. Phái đoàn Pháp do ông Bourcier de Saint Chaffray, Bộ trưởng, làm chủ tịch. Vùng Vân Nam, phái đoàn nhà Thanh do ông Tcheou To-Joun, chức vụ tương đương Bộ trưởng làm chủ tịch. Phía Pháp thì chỉ có một phái đoàn, nhưng ông Bourcier de Saint Chaffray chỉ làm được 8 tháng, sau đó vì lý do sức khỏe phải từ chức, thay thế bởi ông Dillon. Ông này nguyên là Tổng Lãnh sự kiêm chức Thống sứ tại Huế. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ lãnh sự ở Trung Quốc trên 25 năm, vì thế ông thông hiểu khá tường tận ngôn ngữ và văn minh Trung Hoa.

Buổi họp đầu tiên giữa hai phái đoàn phân định biên giới giữa vùng Vân Nam với các tỉnh Bắc Kỳ diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 1886 giữa các ông Dillon và Tcheou To-Joun cùng các thành viên của hai phái đoàn.

Hai bên cùng đồng ý vùng phân định đầu tiên là sông Hồng và vùng chung quanh sông Hồng (thuộc Lào Cai hiện nay).

Nguyên tắc phân định được xác định theo biên bản khai mạc ngày 1 tháng 8 năm 1886 làm tại Lào Cai, điều 4 và điều 5 ghi như sau:

Art. IV.

Les deux commissaires des deux Délégations ont décidé que l’on délimitera d’abord le Laokay au Long-po et environs, que l’on reviendra à Laokay et qu’on délimitera ensuite les environs de cette place.

Art. V.

Les topographies français et chinois, ces derniers étant sous la protection française, feront route ensemble sur la rive droite du Fleuve Rouge pour délimiter le Laokay au Long-po.

Dans ce même trajet, les commissaires des deux nations suivront leurs rives respectives.

Tạm dịch ra tiếng Việt như sau:

Ðiều 4: Hai phái đoàn quyết định phân định trước tiên từ Lào Cai đến Long-Po (tức Long Bác hay Lũng Pô) và vùng chung quanh, sau đó trở lại Lào Cai để phân định vùng này.

Điều 5: Trắc địa viên của hai bên, phía người Pháp sẽ được lực lượng Pháp bảo vệ, sẽ cùng lên đường bên bờ hữu ngạn sông Hồng để phân định từ Lào Cai đến Long Po (Long Bác).

Trên đoạn đường này, các ủy viên của mỗi bên sẽ đi trên bờ thuộc nước mình.

Ghi nhận: 1/ Việc phân định được xác định sẽ thực hiện trên thực địa. 2/ Long Bác (hay Lũng Pô) là một phụ lưu của sông Hồng, ở phía bắc Lào Cai. Từ Lào Cai đến Lũng Pô hai bên mặc nhiên nhìn nhận sông Hồng là sông biên giới. Bờ hữu ngạn sông này thuộc Việt Nam và bờ tả ngạn thuộc Trung Hoa. 3/ Hai ủy ban sẽ lên đường cùng lúc ở bờ hữu ngạn (tức tại Lào Cai), nhưng sau đó mỗi bên đi lên Lũng Pô trên bờ của nước mình.

Nhưng nhiều khó khăn đã xảy ra khiến việc phân định trên thực địa đã không thực hiện được.

Theo nhật ký của Ủy ban Phân định Pháp ghi lại, phía Pháp lên đường đo đồ tuyến trên thực địa gồm các sĩ quan trắc địa là trung úy Geil và Henri cùng với một toán lính hộ vệ. Theo nội dung biên bản ở trên, hai ủy ban sẽ cùng lên đường tại bờ hữu ngạn sông Hồng, sau đó mỗi bên đi trên bờ nước mình. Nhưng ủy ban Trung Hoa, viện lý do phải thông báo cho các đồn biên giới, vì thế họ lên đường đi trước ủy ban Pháp một ngày, do đó không tôn trọng tinh thần biên bản đã ký. Nhưng bờ sông phía hữu ngạn, tức phía Việt Nam, thì rất hoang dã, khó đi, trong khi bờ tả ngạn, tức phía Trung Hoa, thì ủy ban Pháp không được lên bờ, kể cả việc tránh các hiểm yếu, ghềnh thác. Và ở một trong những nơi khó khăn đó, nơi khúc quanh trên sông Hồng cạnh làng có tên Tiền Phong, các ủy viên của Pháp đã bị quân Cờ Ðen phục kích. Quân Cờ Đen ẩn nấp ở bên bờ hữu ngạn, tức phía của Việt Nam, nổ súng khiến hai sĩ quan trắc địa cùng với một số cận vệ của họ bị giết chết. Vụ phục kích này không phải chỉ có một1. Một số lính Pháp thoát được bằng cách thả trôi theo dòng nước. Nhờ sông mùa nước lớn, họ trôi nhanh về Lào Cai và kể lại sự việc đã xảy ra.

Dựa vào biến cố này, ủy ban Trung Hoa cho rằng nước Pháp không bảo đảm được an ninh trên biên giới, vì vậy việc phân định trên thực địa không thực hiện được, do đó gợi ý từ nay việc phân định sẽ được thực hiện trên bản đồ. Ủy ban Pháp không còn cách nào khác đã phải chấp nhận. Nhưng việc này do chính ông Dillon bắt buộc viết văn thư đề nghị. Dĩ nhiên phe Trung Hoa nhanh chóng chấp thuận.

Tuy nhiên, phía Pháp cho rằng có quân Trung Hoa chủ mưu đứng phía sau biến cố này.

Bởi vì, ở thời điểm đó, quân đội Trung Hoa vẫn còn chiếm đóng Hà Giang, vùng sông Thanh Thủy, trong lúc lực lượng quân Cờ Đen còn rất mạnh trong vùng (Hà Giang, Lào Cai, Hưng Hóa… cho đến biên giới Ai Lao). Do đó những người trách nhiệm công việc phía bên Trung Hoa không muốn phân giới. Vì nếu việc phân giới được thực hiện, quân Trung Hoa sẽ phải rút về, quân Cờ Đen sẽ bị quân Pháp tiễu trừ, các vùng đất đã chiếm của Việt Nam phải trả lại. Nên biết là việc phân định vùng Vân Nam chỉ được thực hiện sau khi có sự can thiệp từ Tổng lý Nha môn ở Bắc Kinh.

Vùng biên giới Vân Nam được phân định trên bản đồ, được phân làm 5 tiểu đoạn:

Ðoạn thứ 1: bắt đầu từ hợp lưu của sông Long Bác (Việt Nam gọi là Lũng Pô) với sông Hồng cho đến Mường Khương;

Ðoạn thứ 2 từ Mường Khương đến Cao Mã Bạch;

Ðoạn thứ 3 từ Cao Mã Bạch cho đến Pou-Mei-Ho (tức sông Nho Quế);

Ðoạn thứ 4 từ sông Nho Quế đến giao giới tỉnh Quảng Tây;

Ðoạn thứ 5 từ hợp lưu sông Lũng Pô với sông Hồng cho đến biên giới Lào.

Bài này sẽ chỉ nói về đoạn 1: bắt đầu từ hợp lưu của sông Long Bác với sông Hồng cho đến Mường Khương, tức là đoạn bao gồm vùng Lào Cai.

Trước hết là hướng đi của đường biên giới. Hướng đi được xác định do Biên bản Phân định ngày 3 tháng 9 năm 1886, nguyên văn tiếng Pháp như sau:

Procès-verbal de la 1ère section.

Le 3 septembre 1886, la commission franco-chinoise de délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin, a reconnu qu’entre le confluent du Long-po (ngoi-mit) et du fleuve Rouge et les environs frontières du village chinois de Sin-tien (Tam-dien) et du village tonkinois de Keou-Tcheou-Tchai qui dépend de Meng-Kang (Muong-kuong) la frontière entre les deux pays était comme il suit:

Sur la partie du fleuve rouge comprise entre le confluent du Long-po et le confluent du Nam-si, à Lao-Kay (Pao-cheng), la ligne médiane du fleuve rouge forme la frontière entre la Chine et le Tonkin.

Sur cette même partie, la rive gauche du fleuve rouge appartient à la Chine et la rive droite appartient au Tonkin.

Sur cette même partie, les îles qui sont plus rapprochées de la rive droite appartiendront au Tonkin. Enfin les îles pouvant se former plus tard seront rattachées, comme propriété, à la rive qui en sera le plus rapprochée.

A partir du confluent de la rivière Nam-si et du fleuve rouge, jusqu’au confluent du Nam-si et de la rivière Pa-tchié (Bac-chi) la ligne médiane de la rivière Nam-si forme la frontière entre la Chine et la rive méridionale au Tonkin.

En amont du confluent du Nam-si et du Bac-chi, le cours de la rivière Nam-si appartient tout entier à la Chine.

Depuis le confluent du Nam-si et du Bac-chi jusqu’en aval et près du village Tonkinois de Cou-phong (Coc-phuong) et du village chinois de Co-phang (Coui-loc), la ligne médiane du Bac-chi forme la frontière des deux pays. Dans ce parcours, la rive orientale du Bac-chi appartient au Tonkin et la rive occidentale à la Chine.

En aval et près de Coc-phuong et de Co-phang, la frontière se détache de la ligne médiane du Bac-chi, passe sur la rive droite de cette rivière entre le village tonkinois de Coc-phuong et le village chinois de Co-phang, se dirige vers le nord-est jusqu’aux environs frontières du village chinois de Sin-Tien et du village tonkinois de Kéou-Téou-tchai qui dépend de Muong-kuong, et sépare comme il est indiqué dans le croquis ci-joint les villages ou terrains chinois de Lao-oua-Tchang, Aï-na, Tsin-Tsai-Tang, choui-toui-Fang, Tou-mou-tchiao, Heï-shan-po, Tien-Tang et Sin-Tien, des villages ou terrains tonkinois de : Na-chien, Coc-cam, Lung-vai, Khu-chan, Nam-trai, Nam-duc, Long-yac-binh, Van-xa, Van-det, Cao-dao-trai (Kéou-Teou-Tchai).

Tout le territoire situé à l’ouest de la ligne portée sur le croquis dans cette dernière partie appartient à la Chine ; tout le territoire situé à l’est de la même ligne appartient au Tonkin.

Tous les noms mentionnés dans le présent procès-verbal sur la frontière fluviale et terrestre ou près d’elle sont portés sur le croquis. Les localités ; montagnes et cours d’eau situés du côté de la Chine en dedans de la ligne frontière qui vient d’être indiquée, et dont les noms ne sont pas portés sur le croquis appartiennent qu Yunnan. Les localités, montagnes et cours d’eau qui sont situés du côté opposé de cette même ligne frontière et qui ne sont pas portés sur le croquis appartiennent au Tonkin.

En foi de quoi les Commissaires délégués ont signé le présent procès-verbal en double expédition, en français et en chinois, dont un exemplaire en chaque langue a été remis aux deux délégations avec un croquis certifié conforme pour y être annexé.

Signé à Lao-kay, le dix-neuf octobre mil huit cent quatre-vingt-six (vingt deuxième jour du neuvième mois de la douzième année de Kouang-Shiu).

Tạm dịch ra tiếng Việt như sau:

Ngày 3 tháng 9 năm 1886, Ủy ban Pháp-Trung Phân định Biên giới nhìn nhận rằng: từ hợp lưu sông Long Bác với sông Hồng và vùng chung quanh làng Tân Điếm (Trung Quốc) cho đến làng Cẩu Đầu Trại (An Nam), thuộc Mường Khương, đường biên giới hai nước được xác định như sau:

Trên đoạn sông Hồng từ hợp lưu sông Long Bác đến hợp lưu sông Nam Tây (thuộc Lào Cai, tức Bảo Thắng), đường trung tuyến của sông Hồng là đường biên giới giữa hai nước.

Cũng trên đoạn sông này, bờ phía tả ngạn thuộc về Trung Quốc và bờ phía hữu ngạn thuộc về xứ Bắc Kỳ.

Cũng trên đoạn sông này, những cù lao gần bờ hữu ngạn sẽ thuộc về Việt Nam, gần bờ tả ngạn thuộc Trung Hoa. Những cù lao mới thành hình sau này gần bờ bên nào sẽ thuộc về phía bên đó.

Từ hợp lưu sông Nam Tây và sông Hồng cho đến hợp lưu sông Nậm Si với sông Bá Kết, đường trung tuyến sông Nam Tây là đường biên giới giữa hai nước. Trong đoạn này, bờ bắc ngạn thuộc về Trung Hoa và bờ nam ngạn thuộc về xứ Bắc Kỳ.

Phần thượng lưu sông Nam Tây, kể từ hợp lưu với sông Bá Kết, thì thuộc về Trung Hoa.

Từ hợp lưu sông Nam Tây với sông Bá Kết cho đến hạ lưu gần làng Cốc Phương (An Nam) và làng Co-phang (Coi-loc thuộc Trung Hoa), đường trung tuyến sông Bá Kết là đường biên giới giữa hai nước. Trong đoạn này bờ đông ngạn thuộc về xứ Bắc Kỳ, bờ tây ngạn thuộc về Trung Hoa.

Ở hạ lưu, gần hai làng Cốc Phương (An Nam) và Co Phang (Trung Hoa), đường biên giới rời đường trung tuyến sông Bá Kết, qua bờ hữu ngạn, ở khoảng giữa hai làng trên, đi về hướng đông bắc cho đến vùng cận biên của hai làng Tân Điếm (Trung Hoa) và Cẩu Đầu Trại ( thuộc Mường Khuơng, An Nam), phân chia, theo sơ đồ kèm theo, đây các làng (hay vùng đất) Lão Qua Trang, Ai Na, Tsin-Tsai-Tang, choui-toui-Fang, Tou-mou-tchiao, Heï-shan-po, Tien-Tang et Sin-Tien thì thuộc về Trung Hoa; các làng (hay các vùng đất) Na-chien, Coc-cam, Lung-vai, Khu-chan, Nam-trai, Nam-duc, Long-yac-binh, Van-xa, Van-det, Cao-dao-trai (Kéou-Teou-Tchai) thì thuộc về An Nam.

Tất cả vùng đất ở về phía tây của đường vẽ trên sơ đồ kèm theo đây thì thuộc về Trung Hoa; các vùng đất phía đông đường trên thì thuộc về xứ Bắc Kỳ.

Tất cả các tên ghi trong biên bản đều được ghi chú trên sơ đồ đính kèm. Các địa danh, sông, núi ở phía bên Trung Hoa mà không ghi tên sơ đồ thì thuộc về Vân Nam. Những địa danh, sông, núi phía đối diện bên kia đường biên giới thì thuộc xứ Bắc Kỳ.

Phụ lục: Ghi lại các địa danh trên bản đồ đính kèm

1 Ðại-Thạch Ðầu Khà; 2 Long Phụ Trại; 3 Long Phụ Hà; 4 Tòng-Biên; 5 Hồng-Hà; 6 Ðiền-Bồng; 7 Bản-Bố-Thôn; 8 Ông-Chính-Thiên-Kha; 9 Ba-Trại; 10 Đồng-Sảng; 11 Nam-Tịnh-Cai; 12 Nam-Giap; 13 Nam-Tra-Kha; 14 Bạch-Thạch Ðầu Kha; 15 Nam Giáp Kha; 16 Ðại Loan Tử Kha;17 Tân Trại; 18 Tiên-Lăng; 19 Thượng Trại; 20 Tiển Ðiền Phòng; 21 Hạ Ðiền Phong Kha; 22 Bản Mạc; 23 Giả Lan Cai; 24 Mạn Lộng; 25 Lão Miếu Phong Kha; 26 Tiểu Long Phụ; 27 Mạn Chương; 28 Mạn Lạo; 29 Hoàng Quả Kha; 30 Cốc My; 31 Mạn Bá; 32 Man Lai; 33 Vỉ Quan Hà; 34 Tiên Quản; 35 Bá Sái Phiến; 36 Sa Bá; 37 Bản Giáo; 38 Mảnh Hồng; 39 Mảnh Bị; 40 Bá Sái; 41 Man Nga Kha; 42 Bản Vực; Bản Giao; 44 Nam Trực; 45 Man Qua; 46 Man Hoàn; 47 Man Kỳ; 48 Trát Qua Kha; 49 Ba Sơn Kha; 50 Hà Khẩu Phiếm; 51 Lang Quản; 52 Các Liêu; 53 Hồng Hà; 54 Bảo-Thắng (Lào-Kay); 55 Ngưu Giối Loan; 56 Man Trác; 57 Man Hôn; 58 Son Yêu Kha; 59 Long Quan Diệm; 60 Nà Ma Ðiểm; 61 Nà Kinh; 62 Bản Thì Ðiếm; 63 Ðiều Nam Kiều; 64 Nà Kinh Thủy; 65 Nam Tây Hà; 66 Qua Nì; 67 Bá Kết Hà; 68 Man Biên Hà; 69 Nam Hôn Ðiếm; 70 Bắc Bố; 71 Mạn Chỉ Kha; 72 Khuê Công Ðiếm; 73 Bá-Kết Trung Trại; 74 Ðiều Giát Ðang; 75 Mã Lộc Dương Kha; 76 Bá Kết Hạ Trại; 77 Mã Thức Khắc Kha; 78 Bá Kết Duang (Giang?); 79 Thủy Thổ Khoái; 80 Nà Lộc; 81 Lão Kha; 82 Cốc Phương; 83 Kha Phong; 84 Nà Chính; 85 Lão Ao Sảng; 86 Bản Khánh; 87 Ðại Nam Tây Kha; 88 Nhại Nà; 89 Cốc Cam; 90 Bố Ba Lai; 91 Lũng Hoài; 92 Câu Thái Ðường; 93 Khê Triều Thi; 94 Khê Triều; 95 Nâm Chí; 96 Nam Trại; 97 Bản Khí; 98 Long Giốc Binh; 99 Thủy Khôi Phòng; 100 Vinh Xã; 101 Ðộc Mộc Kiều; 102 Vinh Chí; 103 Manh Khang; 104 Học Sơn Pha; 105 Nậm Lực; 106 Dinh Dường; 107 Tân Ðiếm; 108 Cẩu Ðầu Trại.

Ghi nhận:

Trong giai đoạn phân định, đường biên giới vùng chung quanh Lào Cai (trước kia có tên là Bảo Thắng) đều là đường trung tuyến của các dòng sông:1/ Trung tuyến sông Hồng (từ hợp lưu với sông Long Bác (tức Lũng Pô) đến hợp lưu sông Nam Tây. 2/ Trung tuyến sông Nam Tây (từ hợp lưu với sông Hồng đến hợp lưu với sông Bá Kết).3/ Trung tuyến sông Bá Kết cho đến gần là Cốc Phương.
Bản đồ phân định biên giới đoạn 1 (nguồn CAOM)


2. Giai đoạn phân giới, cắm mốc

Các ủy ban được chỉ định vào cuối năm 1896 để phân giới và cắm mốc. Phía bên Pháp do đại tá Pennequin làm chủ tịch. Nhân sự được xác định trong biên bản khai mạc công trình phân giới. Biên bản này cũng xác định số phận, nếu có thay đổi, đường biên giới ở các dòng sông, đem lại do dòng sông dời đổi vì cạn nước hay vì chuyển dòng cũng như xác định chủ quyền các cù lao trên sông. Nguyên văn tiếng Pháp sau đây:

Commission d’abornement de 1896-97 de la frontière sino-annamite du confluent du Long-Po avec le Fleuve Rouge à la frontière Quang-Si jusque près de Yao-Yen-Tchai

Procès-Verbal N°1

(Procès-verbal d’ouverture des travaux d’abornement)

Le vingt cinq octobre mil huit cent quatre-vingt seize (dix-neuvième jour du dixième mois de la vingt deuxième année de Kouang-Siu, la commission mixte chargée de l’abornement de la frontière sino-annamite dans les 1ère , 2e, 3e, et 4e sections du Yunnan s’est réunise à Lao-Kay.

Monsieur le Colonel Pennequin Président de la commission française fait connaître le nom des membres français désignés par Monsieur le Gouverneur Général pour faire partie de cette commission.

Son Excellence Lieu-Tch’ouen-Lin, Président de la commission chinoise donne également le nom des commissaires chinois.

D’après ses indications il a été reconnu que les Commissions étaient composées :

Commission Française:

Messieurs Pennequin, Colonel, officier de la légion d’honneur, officier de l’Instruction publique, Président

Le Commandant de chaque territoire sur son territoire, Membre

Lehoujan de Noblens, chef d’Escadron, Chevalier de la Légion d’honneur, Membre

Marc, commis de résidence de 1er classe, Membre

Commission Chinoise:

Messieurs Lieou-Tchouen-Liu, titulaire de la préfecture de 1er classe de Khai-Hoa, tao-tai en expectative, Commande en Chef des troupes de la frontière du Sud Pa-Tou-Lou, 1er dégré (titre de noblesse mandchou) mandarin civil de 3e rang, Président

Peng-Ki-Tche, sous préfet de 2e classe, Membre

Ouang Tchoung Hai, conseiller de sous préfecture, Membre

Tchanf-Kouei-Tchou, mandarin militaire, grade de capitaine, Membre

Teng-Ka-Tche, sécrétaire de préfecture, Membre

Ko-Chou-Sinn, sécrétaire de sous préfecture, mandarin topographe, Membre

Malgré l’absence de plusieurs membres de la Commission chinoise, il a été décidé de procéder à la première séance.

1re séance

Les deux Commission ont examiné la délimitation des quatre sections de la frontière telle qu’elle se présentaient d’après les traités et conventions passés entre la France et la Chine.

1e: D’un commun accord les deux commissions ont décidé que lorsque la ligne frontière suivrait un cours d’eau, il serait inutile de placer des bornes sur ses rives, que dans le but d’assurer en toutes circonstances à la batellerie des deux puissances voisines la libre navigation sur ses cours d’eau, on prendrait comme frontière le chenal navigable, c’est-à-dire le plus profond, si par suite de crue ou de baisse des eaux le chenal navigable, ou chenal le plus large, ou ayant le plus d’eau, qui aurait été pris pour frontière par les commissions, venait à être déplacé et, si des banc ou îlots nouveaux venaient à se former, la frontière se trouverait reportée naturellement dans le nouveau chenal ainsi déterminé, et les bancs et îlots de nouvelle formation appartiendraient à la puissance du côté de laquelle ils se trouveraient. Que lorsque la frontière ne suivrait pas une ligne bien définie, des bornes ou des inscriptions sur des rochers indiquant cette frontière seraient faites aux points de passages les plus importants. Le modèle des bornes et inscriptions joint à ce procès-verbal a été adopté par les deux commissions.

2e: Pour la détermination des emplacements à choisir pour les bornes frontières ou inscriptions sur les rochers il sera nommé des sous-commissions qui rechercheront les endroits les plus favorables. Cela fait, les deux présidents des Commissions accompagnés des membres qui seront présents se rendront sur le terrain pour vérifier et tomber d’accord sur les emplacements. Les sous-commissions seront composés chacune de deux officiers (topographes) français et de deux délégués de la commissions chinoise, avec chacune une escorte de cinquante soldats fournis par l’Annam et de quarante réguliers chinois. Dans chaque sous commission les officiers français et les délégué chinois ne devront jamais se quitter, soit à l’étape où ils seront établis côte à côte avec leurs escortes respectives, soit pour se rendre sur le terrain où ils seront toujours accompagnés d’une escorte mixte fournie par les deux nations. En territoire chinois, les réguliers prendront la tête, en territoire annamite, les troupes fournis par l’Annam. Lorsque les officiers auront à travailler chacun sur un emplacement different, ils seront accompagnés l’un et l’autre d’un délégué chinois et une escorte mixte. Il est bien entendu que les délégués des deux nations se doivent aide et protection, soit sur territoire chinois, soit sur territoire annamite.

3e: S’il survient des cas non prévus dans le présent procès-verbal d’ouverture, on les consignera sur les proçès-verbaux des sections qui seront établis à la fin des travaux.

Fait et signé à Lao-Kay, le vingt cinq octobre, mil huit cent quatre vingt seize (dix neuvième jour du dixième mois de la vingt troisième année Kouang-Siu)

Lược dịch sang tiếng Việt những điểm quan trọng như sau:

Biên bản số 1

(Biên bản khai mạc công trình phân giới)

  • Nhân sự: Ủy ban Pháp: ông Pennequin, đại tá, huân chương Bắc đẩu Bội tinh, Viên chức Nha Học chính, Chủ tịch. Nhân viên gồm: các chỉ huy trưởng các đạo quân binh trên vùng trách nhiệm của họ, ông Lehoujan de Noblens, tiểu đoàn trưởng, huân chương Bắc đẩu Bội tinh, ông Marc, tham tá hạng nhất Tòa Công sứ. Ủy ban Trung Hoa: ông Lieou-Tchouen-Liu, Tri phủ Khai Hóa, Chủ tịch. Nhân viên gồm: Peng-Ki-Tche, phó Tri phủ, Ouang-Chung-Hai, cố vấn phó phủ, Tchang-Kouei-Tchou, võ quan cấp đội trưởng, Teng-Ka-Tche, thư ký phủ, Ko-Chou-Sinn, thư ký phó phủ.


  • Đường biên giới theo dòng nước thì việc cắm mốc ở hai bên bờ sẽ không cần thiết. Đường biên giới là đường tàu bè qua lại được, có nghĩa là chỗ sâu nhất.




  • Nếu vì lũ lụt hay vì cạn nước, đường biên giới được chọn là đường tàu bè qua lại, hay nơi rộng nhất hoặc có nhiều nước.




  • Những dải cát hay cù lao được thành hình trên sông sẽ thuộc về nước mà chúng ở gần bờ bên đó.



  • Khi biên giới không theo một đường đã biết trước, các cột mốc hay các ghi chú mô tả đường biên giới ghi trên những tảng đá sẽ được dựng lên tại các điểm qua lại quan trọng nhất


Công trình cắm mốc được bắt đầu bằng biên bản thứ hai, nguyên văn tiếng Pháp như sau:



Procès-verbal N° 21e Section: Du confluent de Long-Po (Ngoi-Mit) (龍賻) avec le Fleuve Rouge (紅河) jusqu’au Kosso-Ho (戈索河)

Pour l’abornement de cette partie de la frontière les deux commissions ont été d’avis que l’on devrait s’en tenir aux dispositions du procès-verbal de délimitation de cette 1re section, signé à Lao-Kay le 19 Octobre 1886 (22e jour du neuvième mois de la douzième année de Kouang-Shiu), mais d’un commun d’accord elles ont reconnu que par suite d’une erreur commise par les Commissions de délimitation, erreur provenant de l’absence de renseignements topographiques il n’avait pas été fait mention de la partie de frontière comprise entre Sin-Tien (新店) (Chine) et le Kosso-Ho (戈索河), laissant ainsi un vide entre 1re et 2e section.

Pour réparer cet oubli, les deux commissions ont admis que la 1re section partirait du confluent du Long-Po (Ngoi-Mit) (龍賻) avec le Fleuve Rouge pour se terminer au Kosso-Ho (戈索河) Cela décidé, il a été reconnu d’un commun d’accord que le tracé de la 1re section de la frontière qui ferait foi désormais entre la Chine et la France serait celui porté sur les cartes jointes au présent procès-verbal, lequel tracé est figuré sur le terrain de la manière suivante :

Du confluent du Long-Po (龍賻) avec le Fleuve Rouge (紅河) la frontière suit la ligne médiane de ce dernière cours d’eau jusqu’à sa rencontre avec le Nam-Si (南洗河), elle emprunte ensuite le lit de cette dernière rivière jusqu’à son confluent avec le Pa-Chie-Ho (結河), remonte cette rivière jusqu’à son confluent avec le Kan-Ho (千河) puis le cours du Kan-Ho (千河) jusqu’au point où cet arroyo est coupé par la route de Coc-Phang (谷方) à Lao-Qua-Tchang (老 凹), c’est-à-dire à 900m du village de Coc-Phang.

De ce point elle court par terre jusqu’au Kosso-Ho (戈索河), affluent du Song-Chay (Hei-Ho) (黑河) dans une direction générale Nord-Est.

Dans tout ce parcours la frontière est formée par une arête montagneuse, ligne de partage des eaux séparant:

1/ La vallée du Kan-Ho (千河) au Yunnan de celle du haut Pa-Chie-Ho (結 河) à l’Annam.

2/ La vallée du Ngai-Na-Ho (崖那河) au Yunnan de celle du Kan-Keou-Ho (千 溝) affluent de droite du Ta-Lang-Ho (千郞河 ) à l’Annam.

3/ Les vallées des affluents du Nam-Si (南洗河) au Yunnan de celle de Ta-Lang-Ho (千郞河) l’Annam.

4/ Les vallées des affluents du Nam-Si-Ho (南洗河) au Yunnan de celles des affluents du Pa-Chie-Ho (結河) à l’Annam.

5/ Les vallée des affluents du Kiao-Teou-Ho (橋頭河) au Yunnam de celles des affluents du Song-Chay (Hei-Ho) (黑河) à l’Annam.

Vingt deux bornes ont été placées le long de cette frontière.

Borne N° 1: intersection du Kan-Ho (千河) de la route de Coc-Fang (谷 方) à Lao-Qua-Tchang (老凹) au pied d’un contrefort montagneux.

Borne N° 2: route de Long-Po-Moi (龍波美) à Pai-Che-Ngay (白 石崖).

Borne N° 3: dans un col sur la route de Nam-Tchang (南寨) à Kia-Ma-Che (夾馬石).

Borne N° 4: dans un col sur la route de Nam-Tchang (南寨) à Sin-Tchay (新寨).

Borne N° 5: route de Nam-Tchay (南寨) à Chouei-Tuoei-Fang (水 碓防).

Borne N° 6: route de Kan-Ho-Chay (千河寨) à Chouei-Touei-Fang (水 碓防).

Borne N° 7 : route de Sin-Tchay (新寨) à Sin-Tien (新店) près de Tou-Mou-Kiao (獨木橋).

Borne N° 8: route de Muong-Khuong (猛康) à Tien-Tang (…).

Borne N° 9: au point de rencontre des routes de Muong-Khuong (猛康) et de Hei-Chan-Po 黑山埔 à Sin-Tien (新 店).

Borne N° 10: dans un col sur la route de Tou-Ma (土馬) à Sin-Tien (新 店).

Borne N° 11 : route de Ouan-Nien-Chou (萬年) à Tien-Fang (田 房).

Borne N° 12: embranchement des routes de Sin-Tien (新店) à Phe-Long (芭 龍) et de Pao-Mao-Tchay (…茅寨) à Pao-Teou-Tchay (保頭寨) .

Borne N° 13: dans un col sur la route de Lo-Chouei-Tong (洛水洞) à Che-Ma-Toung (石馬洞).

Borne N° 14: route de Ka-Fang (卡房 ) à Che-Ma-Toung (石 馬洞).

Borne N° 15: route de Tsao-Ko-Tsing ( ) à Che-Ma-Toung (石馬洞).

Borne N° 16 : dans un col sur la route de Lao-Pao-Tchay (老保寨) à Lao-Ta-La (老拉).

Borne N° 17: dans un col sur la route de Ngai-Teou (崖頭) à Tan-Tze-Pien (塘子邊).

Borne N° 18: au col de Mao-Tsao-Tchay (茅草寨) au sud de ce village.

Borne N° 19 : dans un col sur la route de Fan-Chen-Ka (飜山卡) à Hei-Pi-Tchay (黑皮寨 ).

Borne N° 20 : dans un col sur la route de Sin-Tchay (新寨) à Hei-Pi-Tchay (黑皮寨).

Borne N° 21: dans un col sur la route de Phe Lung (笆龍) à Lao-Lieou-Tchai (老留)

Tạm dịch sang tiếng Việt như sau:

Biên bản số 2Ðoạn thứ 1: Từ hợp lưu sông Long Bác (龍 賻.) với sông Hồng (紅河.) đến sông Qua Sách (戈索河)

Ðể phân giới đoạn biên giới này hai ủy ban có cùng ý kiến rằng phải theo nội dung của biên bản phân định biên giới của đoạn thứ 1, ký tại Lào Cai ngày 19 tháng 10 năm 1886 (nhằm ngày thứ 22, tháng thứ 9, năm Quang Tự thứ 12). Nhưng một thoả thuận chung được hai bên công nhận, vì lý do sai lầm của các ủy ban phân định đem lại từ sự thiếu sót thông tin trắc địa, đã không ghi nhận đoạn biên giới từ Tân Ðiếm (.新店) (Trung Hoa) đến sông Qua Sách (戈索河), bỏ quên vì vậy một khoảng trống giữa đoạn biên giới thứ 1 và đoạn biên giới thứ 2.

Ðể sửa chữa việc thiếu sót này, hai ủy ban thoả thuận rằng đoạn biên giới thứ 1 bắt đầu từ hợp lưu sông Long Bác (龍賻.) với sông Hồng và chấm dứt tại sông Qua Sách (Qua Sách Hà.索河) .

Việc này quyết định: Công nhận đồ tuyến của đoạn biên giới thứ 1 từ đây về sau giữa Trung Hoa và Pháp, sẽ là đường vẽ trên bản đồ kèm theo biên bản này, theo đó đồ tuyến phản ảnh trên thực địa theo cách như sau:

Từ hợp lưu sông Long Bác với sông Hồng, đường biên giới theo trung tuyến sông Hồng cho đến hợp lưu của sông này với sông Nam Tây (Nam Tây Hà…), sau đó đường biên giới theo sông Nam Tây cho đến hợp lưu với sông Bá Kết (Bá Kết Hà垻結河.), đường biên giới đi ngược sông Bá Kết cho đến hợp lưu với con sông có tên Thiên (Thiên Hà千河.), sau đó theo Thiên Hà cho đến điểm mà con sông nhỏ này bị cắt ngang do con đường từ Cốc Phương (谷方.) đến Lão Ao Trang (老凹.), tức là cách làng Cốc Phương 900 thước.

Từ điểm này đường biên giới lên đất liền cho tới sông Qua Sách, là một phụ lưu của sông Chảy (Hắc Hà 黑河)., theo hướng tổng quát Ðông Bắc.

Trong toàn đoạn này, đường biên giới là đường sống núi, tức đường đường phân thủy chia:

1/ Thung lũng sông Thiên Hà thuộc Vân Nam với thung lũng sông Bá Kết thuộc An Nam.

2/ Thung lũng sông Nhai Ná (Nhai Ná Hà.那河) thuộc Vân Nam với thung lũng sông Thiên Câu (Thiên Câu Hà 千溝河), là một phụ lưu tả ngạn của sông Ðại Lang (Ðại Lang Hà 千郞河), thuộc An Nam.

3/ Các thung lũng của các phụ lưu sông Nam Tây thuộc Vân Nam với thung lũng sông Ðại Lang của An Nam.

4/ Những thung lũng thuộc thuộc hợp lưu sông Nam Tây của Vân Nam với những thung lũng thuộc phụ lưu của sông Chảy của An Nam.

5/ Những thung lũng thuộc phụ lưu của sông Kiều Ðầu (Kiều Ðầu Hà 橋頭河) thuộc Vân Nam với những thung lũng thuộc các phụ lưu của sông Chảy thuộc An Nam.

Hai mươi cột mốc đã được cắm trên đoạn biên giới này.

Cột số 1: giao điểm giữa sông Thiên Hà với con đường từ Cốc Phương đến Lão Ao Trang, dưới chân một cụm núi chắn ngang

Cột số 2: trên đường từ Long Ba Mỹ (龍波美) đến Bạch Thạch Nhai (白石崖)

Cột số 3: ở một cái đèo, trên đường từ Nam Trại (南寨.) đến Giáp Mã Thạch (夾馬石)

Cột số 4: ở một cái đèo, trên đường từ Nam Trại (南寨.) đến Tân Trại (新寨.)

Cột số 5: đường từ Nam Trại đến Thủy Ðối Phòng (水碓防)

Cột số 6: đường từ Thiên Hà Trại (千河寨) đến Thủy Ðối Phòng

Cột số 7: đường từ Tân Trại đến Tân Ðiếm (新店.), ở gần Ðộc Mộc Kiều (獨木橋)

Cột số 8: đường từ (Mãnh Khang) Mường Khương (猛康.) đến Tien-Tang (?)

Cột số 9: tại giao điểm của các con đường từ Mường Khương (Mãnh Khang) và từ Hắc Sơn Bá (黑山埔) đến Tân Ðiếm

Cột số 10: ở giữa đèo, trên đường từ Thổ Mã (土馬.) đến Tân Ðiếm

Cột số 11: đường từ Vân Niên Chu (萬年.) đến Ðiền Phòng (田房.)

Cột số 12: điểm chia các con đường Tân Ðiếm đến Ba Long (芭龍.) và từ Bàn Mao Trại (.茅寨) đến Bảo Ðấu Trại (保頭寨)

Cột số 13: ở giữa đèo, trên con đường từ Lạc Thủy Ðộng (洛水洞) đến Thạch Mã Ðộng (石馬洞)

Cột số 14: đường từ Ca Phòng (卡房 .) đến Thạch Mã Ðộng

Cột số 15: đường từ Tsao-Ko-Tsing đến Thạch Mã Ðộng

Cột số 16: ở giữa đèo, trên đường từ Lão Bảo Trại (老保寨) đến Lão Tá Lạp (老拉.)

Cột số 17: ở giữa đèo, trên đường từ Nhai- (崖頭.) đến Ðường Tử Biên (塘子邊)

Cột số 18: ở đèo Mao Thảo Trại (茅草寨), phía Nam của làng cùng tên

Cột số 19: ở giữa đèo, trên đường từ Phiên Sơn Ca (飜山卡) đến Hắc Bì Trại (黑皮寨 )

Cột số 20: ở giữa đèo, trên đường từ Tân Trại đến Hắc Bì Trại.

Cột số 21: ở giữa đèo, trên đường từ Ba Long đến Lão Lưu Trại

Cột số 22: ở giữa đèo, trên đường từ Lão Ca Tân Trại đến Ðiền Phòng.

Làm và kết thúc tại Lào Cai hai bản bằng tiếng Pháp và hai bản tiếng Hán, ngày mười ba tháng sáu năm một ngàn tám trăm chín mươi bẩy. (Nhằm ngày thứ mười bốn, tháng thứ năm, năm Quang Tự thứ hai mươi ba).

Ghi nhận: theo những biên bản trên, vị trí các cột mốc, một số lớn đã không xác định rõ rệt. Một vài thí dụ:

Cột số 1: giao điểm giữa sông Thiên Hà với con đường từ Cốc-Phương đến Lão Ao Trang, dưới chân một cụm núi chắn ngang

Cột số 2: trên đường từ Long Ba Mỹ (龍波美) đến Bạch Thạch Nhai (白石崖)

Cột số 5: đường từ Nam Trại đến Thủy Ðối Phòng (水碓防)

Cột số 6: đường từ Thiên Hà Trại (千河寨) đến Thủy Ðối Phòng

Cột số 7: đường từ Tân Trại đến Tân Ðiếm (新店), ở gần Ðộc Mộc Kiều (獨木橋)

Cột số 8: đường từ (Mãnh Khang) Mường Khương (猛康.) đến Tien Tang.

Ta thấy biên bản cắm mốc không ghi rõ khoảng cách giữa các nơi, thí dụ «trên đường từ Nam Trại đến Tân Trại», thì cột mốc cách Tân-Trại hay Nam-Trại là bao nhiêu? Tuy nhiên, theo chú thích của biên bản, các ghi chú ghi trên cột mốc (không ghi lại trong biên bản) sẽ xác định vị trí cột mốc. Muốn khảo sát ta phải đi đến từng cột mốc trên thực địa.

3.  So sánh với Hiệp ước Phân định Biên giới trên Ðất liền ngày 30 tháng 12 năm 1999

Nguyên văn Hiệp ước Phân định Biên giới trên Ðất liền ngày 30 tháng 12 năm 1999 đoạn tương ứng với đoạn 1 theo Công ước Pháp-Thanh:

Từ giới điểm số 6, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến một điểm gần yên ngựa phía Đông Bắc điểm có độ cao 2546 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo khe, hướng Đông Nam đến đầu nguồn suối Lũng Pô (Hồng Nham), rồi xuôi theo suối Lũng Pô (Hồng Nham) và hạ lưu của nó, hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu suôn này với sông Hồng, từ đó đường biên giới xuôi sông Hồng, hướng Đông Nam đến hợp lưu sông Hồng với sông Nậm Thi (Nam Khê), tiếp đó ngược sông Nậm Thi (Nam Khê), hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông Nậm Thi (Nam Khê) với sông Bá Kết (Bá Cát), rồi ngược sông Bá Kết (Bát Tự), hướng chung là hướng Bắc đến hợp lưu sông này với một nhánh suối không tên, sau đó ngược nhánh suối không tên đó, hướng Bắc đến giới điểm số 7. Giới điểm này ở giữa nhánh suối không tên nói trên, cách điểm có độ cao 614 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 595 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 463 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông…

So sánh ta thấy (sông Nậm Thi trong đoạn văn trên đây trùng hợp với sông Nam Tây của biên bản số 2): biên giới vùng Lào Cai theo nội dung Hiệp ước Phân định Biên giới Việt-Trung 1999-2008 thì phù hợp với công trình phân định và phân giới Pháp-Thanh 1885-1897. Đường biên giới vùng này là:

  • Trung tuyến sông Hồng (từ hợp lưu với sông Long Bác – tức Lũng Pô – đến hợp lưu sông Nam Tây.

  • Trung tuyến sông Nam Tây tức Nậm Thi (từ hợp lưu với sông Hồng đến hợp lưu với sông Bá Kết).

  • Trung tuyến sông Bá Kết cho đến…


Do đó, bản đồ của Google ở trên đã vẽ sai.

Vấn đề thuộc về Bộ Ngoại giao Việt Nam, nơi đây cần phải nhanh chóng công bố bộ bản đồ cắm mốc, để Google có thể kịp thời điều chỉnh, mọi ngộ nhận cần được sớm xóa tan.

______

Tham khảo: Hồ sơ Phân định Biên giới CAOM – Aix-En-Provence – Pháp quốc

© 2010 Trương Nhân Tuấn

© 2010 talawas

1 Trong lúc ủy ban Pháp đang làm việc tại Lào Cai, ông Tseng Tcheng-Sieou, chủ tịch ủy ban vùng Lưỡng-Quảng, đã đến biên giới Quảng Ðông hối thúc phân định biên giới. Mặc dầu có sự phản đối của tướng Jamont chỉ huy trưởng quân đội và ông Dillon chủ tịch ủy ban phân giới do việc quân đội chưa bảo đảm được an ninh vùng này, ông Toàn quyền Paul Bert nghe theo lời yêu cầu của ông Constans, lúc đó là Đại sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kinh, đã gởi ông Haitce, ủy viên chính thức của Ủy ban Phân định Pháp, là thông dịch viên hoa ngữ, cùng với trung úy Bohin, đến Móng Cái. Ông Haitce cũng nhận được những cảnh báo của linh mục Grandpierre, nhà truyền giáo tại Quảng Ðông, cho biết các âm mưu phục kích của người Hoa. Vì quá tự tin, nghĩa rằng đã có giao thiệp trước với các quan viên nhà Thanh, trong đêm 25 rạng 26, trụ sở của ông Haitce bị tấn công. Ông chống cự cùng với lính cận vệ cho đến sáng ngày 27, rốt cục bị bắt lúc tìm cách chạy trốn. Phía bên Trung Hoa, nói là giặc Cờ Đen (hay dân chúng) là thủ phạm, theo nhiều nhân chứng thoát thân được, thì cũng có nhiều quân chính qui người Hoa tham gia vụ phục kích. Ông Haitce đã bị bêu đầu và phanh thây. Gan của ông bị dầm vào rượu và bị những người nổi loạn ăn tươi uống sống. Nguồn:


Tổng số lượt xem trang