Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

UNG THƯ DI CĂN…!THUỐC NÀO CHỮA NỔI?....


Tuần kí số 44c
Trong rất nhiều ý kiến mạnh bạo đó tớ thấy nổi bật lên ý kiến của nhà nghiên cứu văn học, xã hội học Vương Trí Nhàn.Trong cái đề bài khá nhẹ nhàng của ông “Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt”ông đã thẳng thắng trả lời với VNMedia nhiều vấn đề khá mạnh bạo và khá “mới”(nhưng khá …xa vời).Đó là:
=”Việc các em nữ sinh dùng bảo lực là biểu hiện của một cách sống mà trong đó trở nên cần thiết giữa người và người.”
-Mầm mống bạo lực đã có mặt và ta đã chung sống với nó quá lâu dài…
-Lớp trẻ sở dĩ sống với nhau theo kiểu bạo lực vì người lớn cũng hành xử theo kiểu bạo lực,xã hội đen….
Ông cũng vạch thẳng ra những hành động tiền bạo lực cũng đã nhan nhản trong đời sống hàng ngày.Đó là “Muốn ép người ta nghe điều gì đấy,nói đi nói lại hàng trăm lần,bắc loa vào nhà người ta mà lải nhải”…
-Ông cũng đề cập đến cách hành xử của con người đối với thiên nhiên,đối với xuúc vật , cỏ cây,hoa lá,phá rùng,đốt rãy,chọi trâu,ăn thịt chó,mèo…theo ông .cũng xuất phát từ tư tưởng bạo lực…(?)
Thì ra kiến vẫn bò quanh miệng chén-
Thôi thì,để chấm rứt cái tuần ký 44 khỏi a,b,c mãi có lẽ đến Tết Xô-Ma-Ly cũng chẵng xong,tớ đành nói ra những điều mà các vị đang còn… “tế nhị” chưa nói toẹt ra vậy.Đó là:
1-/Sự sai lầm cực kỳ từ đường lối đến phương pháp,tổ chức… của sự nghiệp “trồng người” mà nhiều nhà giáo dục tên tuổi như Hoàng Tụy, Hồ ngọc Đại đã vạch ra nhưng không được lắng nghe.
2-/Sự vô cảm đã bám rễ trong những trái tim và cái đầu đã quá quen với bạo lực nay lại bắt ép học sinh, con em “phải học những gì mà cấp trên muốn chứ không phải học những gì mà các em cần”. Cái gì Trẫm đã ban ra thì…chỉ có Đúng và Rất Đúng!” Miễn ý kiến,miễn luận bàn!”
Chẳng phải đó chính là một hình thức bạo lực hay sao?
3-Ngụp lặn giữa một xã hội mà cha mẹ có TIỀN thì con có tất. Cha mẹ CÓ QUYỀN,CÓ THẾ thì con tha hồ mà ăn chơi, đốt tiền,đi du hí (học) nước ngoài…”Bằng cấp , luận án mua dễ hơn mua mớ rau” vậy….,học để làm chi? Học có giỏi cũng chẳng đẻ làm gì nếu không có “tuy-ô” chạy chức,chạy ghế,chạy quyền….Thằng X , chẳng có bằng gì mà nay 5,7 villa, hàng chục xe đời mới, hàng tá bồ, toàn” siêu nổi tiếng”, Con Y chỉ từ nàng bán bún dạo, một nốt nhạc bẻ làm đôi không biết nay đã một phát trở thanh siêu sao ca nhạc, lão M đại gia một năm cưới ba vợ , toàn là chân dài nổi tiếng, cô 1 cưới ở Saigon ,4 tháng sau lại cưới một cô 2 ở Đà Lạt, 5 tháng sau lại cưới một cô 3 ,tổ chức tận trời Tây,đi theo là cả một “bộ xậu” nhân vật nổi tiếng”,những “Ai đôn thời đại”,máy bay hạng Biz ,khách sạn 5 sao hoàn tòan free…”Xài vợ lãng phí” có ly dị đàng hoàng ,báo chí có đụng nhẹ cho thêm phần” bắt khách” chẳng qua chỉ là quảng cáo thêm cho những hiện tượng “vô lý mà có thật” để các em biết thế làm gương” mà thôi…Cái mà ông Nhàn vẫn còn chưa đụng tới hoặc nói xa nói gần thì tôi xin bổ xung như sau :SỐNG GIỮA MỘT XÃ HỘI MÀ TỪ NHÀ RA ĐÉN ĐƯỜNG PHỐ,VÀO ĐẾN HỌC ĐƯỜNG ,Ở ĐÂU CÁC EM CŨNG THẤY ĐẦY RẪY SỰ VÔ LÝ,BẤT CÔNG,THẤY CẢNH ĐUA CHEN VÌ ĐỒNG TIỀN VÌ QUYỀN LỰC,THẤY LUẬT PHÁP BỊ DẪM ĐẠP ,THÁY TOÀN LÀ NHỮNG LỜI NÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ,NHỮNG GIÁ TRỊ GIẢ, làm sao mà các em giữ nổi tâm hồn trong trắng,hiểu nổi đạo lý làm Người.Hiện tượng “nổi loạn bất cần đời”,coi thường đậo lý,luật pháp của lớp “tân hippy” này chính là cái quái thai của một xã hội cụ thể đẻ ra chứ không phải cái “vốn có” trong xã hội Việt như ông Nhàn kết luận đâu Thời chúng tôi đi học trung học TUYỆT ĐỐI KHÔNG BAO GIỜ CÓ NHỮNG CHUYỆN XẤU XA NHƯ THẾ ĐÂU’Một chút du côn là lập tức đuổi học và vào nhà trừng giới Bắc Giang ngay~!
Tương lai các em,các cháu hôm nay đang trong cơn “may nhờ,rủi chịu” nếu không ai muốn nhìn ra và…dám chỉ ra cái nguyên nhân của một xã hội mà “học sinh cũng như thầy cô chỉ là kịch sỹ” trong cái “cơ chế giáo dục” hiện hành (Nguyễn ngọc Hà-Tuổi Trẻ 23/3/010)
Cái bệnh ung thư đã di căn đó làm sao còn cách chữa nếu các bác sỹ cứ “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”?Thôi!Tất cả có lẽ nhờ…..Giời!
<<<::: thật là đanh thép, phục bác Tô Hải >>>

Nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn: Trình độ sống của người Việt còn thấp!
(VnMedia) - "Bạo lực nằm sâu trong di sản văn hoá cộng đồng. Người Việt chúng ta không có niềm tin đủ mạnh vào cái thiện, đủ để làm cho họ tránh phạm điều ác. Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để vượt lên một trình độ sống khác".


Vụ clip bạo lực của nữ sinh Trần Nhân Tông chưa kịp nguội trong dư luận, thì liên tiếp nhiều vụ bạo lực học đường và tội ác xã hội với cấp độ còn cao hơn... Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn tiếp tục chia sẻ sâu hơn xung quanh chủ đề về mầm mống bạo lực trong xã hội Việt.
Bạo lực nằm sâu trong văn hóa Việt
Ảnh minh họa
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn
Ông đặt vấn đề suy nghĩ về gốc rễ của bạo lực trong đời sống. Vậy thì, nhìn xa hơn những biểu hiện mà ta đã nói đến, thì mầm mống của bạo lực trong đời sống Việt nằm ở đâu?

Ở ngay trong di sản văn hoá của cộng đồng. Ngay trong ca dao, tục ngữ… có những câu báo động về cách cư xử của người xưa. Nhiều câu tôi nghe từ lâu Cả vú lấp miệng em, Lấy thịt đè người, Già đòn non nhẽ…
Gần đây trong những dịp đọc linh tinh, tôi lại nhặt thêm được một câu Cả bè to hơn văn tự. Câu này đại khái có nghĩa thế mạnh vật chất là nhất, vượt lên trên mọi cam kết, mọi lẽ phải, mọi luật pháp.
Cổ tích của chúng ta cũng có không ít truyện cho thấy ẩn ức bạo lực của con người. Trong “Tấm Cám”, cô Tấm trả thù mẹ con nhà Cám rất tàn bạo. Trong ngụ ngôn “Trí khôn của ta đây”, con người lừa trói con hổ, châm lửa đốt… chỉ để khẳng định bản thân.
Đó là những biểu hiện tâm lý của thời kỳ xa xưa, có thể hiểu là thời chưa văn minh. Trên hành trình phát triển của dân tộc, những yếu tố gì khác nuôi dưỡng mầm mống bạo lực này, thưa ông?
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước ta trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh. Hoàn cảnh chiến tranh khiến người ta coi nhẹ cái chết, coi nhẹ bạo lực. Đã đổ máu nhiều tự nhiên người ta sinh ra coi thường sự đổ máu.
Đi qua chiến tranh, chúng ta tưởng rằng mình sẽ khác, nhưng thực tế lại bước vào cuộc cạnh tranh khác. Những tiền đề bạo lực ấy hàng ngày đang được dung dưỡng, tha thứ.
Ngoài ra, tôi cho một trong những yếu tố quan trọng là người Việt chúng ta không có một thứ tôn giáo đủ mạnh, đủ để làm cho họ sợ mà tránh phạm điều ác. Cảm giác hướng thiện, cảm giác về một cuộc sống khác trong mỗi người thường rất mong manh.
Dân ta đâu có tin nhiều thần thánh! Người ta nô nức đi chùa, đi đền, không gì khác là để hối lộ thần thánh, mặc cả với thần thánh. Còn lòng nhân từ mà tôn giáo nào cũng khuyến khích lại không bắt rễ sâu sắc trong ta.
Trình độ sống của người Việt còn thấp
Quay trở lại các hiện tượng bạo lực hiện nay. Thực ra, có không ít sự vụ tương tự… chỉ có điều không “lộ sáng” dưới hình thức dễ tác động tới công chúng. Tức là, sự xuất hiện của những clip mà cả xã hội đang xôn xao kia chỉ là sự bộc lộ một tình trạng mà chúng ta chưa ý thức đầy đủ?
Ảnh minh họa
"Cổ tích của chúng ta cũng có không ít truyện cho thấy ẩn ức bạo lực của con người"

Đúng như vậy. Các clip bạo lực học đường này so với nhiều câu chuyện được đề cập trên báo chí hàng ngày đã ăn thua gì. Tôi được biết, trong những vụ tai nạn xe ô tô, nhiều khi tài xế cố cán cho người bị nạn chết luôn, chấp nhận bị đi tù vài năm so với việc chẳng may phải bồi thường và nuôi nạn nhân cả đời nếu họ bị tàn tật.

Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn rất nhiều phấn đấu để vượt lên một trình độ sống khác.
Báo chí hàng ngày cho thấy các hình thức bạo lực cũng đang bùng phát ở nhiều xã hội khác, được cho là văn minh hơn. Vậy, nói bạo lực phản ánh trình độ sống thấp của dân Việt là một khái quát vội vã?
Cố nhiên, dân mình không độc quyền trong chuyện này. Bạo lực đang hoành hành ở nhiều xã hội. Có điều, theo tôi hiểu, ta thuộc về khu vực của những nước bạo lực không chỉ phổ biếnmà còn bị đẩy lên quá đáng, nhiều khi phải nói là dã man.
Bất cứ ở đâu phát triển bạo lực tức là nơi đó trình độ sống còn thấp. Ta cũng là một minh chứng rõ rệt cho quy luật đó.
Trong thái độ bạo lực đối với thiên nhiên mà ta đã nói đến, sở dĩ loại bạo lực này còn đến ngày nay, xét sâu xa ra vì ta chưa hiểu sâu sắc mối quan hệ con người với thiên nhiên. Trong công cuộc kiếm sống, tư duy hái lượm còn đang chi phối. Tư duy hái lượm nghĩa là chỉ biết ăn sẵn, lo tước đoạt thiên nhiên chứ không biết làm giầu cho thiên nhiên. Ở các xã hội phát triển hơn, lối kiếm sống này, lối tư duy này đã bị vượt qua từ lâu.
Bạo lực giữa người với người nảy sinh và tồn tại dai dẳng khi ngôn ngữ giao tiếp bất lực người ta không thể dùng lời nói để thuyết phục nhau, chia sẻ ý kiến với nhau, và quan trọng nhất là phân chia quyền lợi với nhau, đành dùng lối “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” vậy.
Sự thiếu vắng một ngôn ngữ chung hiệu qủa (ngôn ngữ theo nghĩa một công cụ giao tiếp) là dấu hiệu của trình độ sống còn thấp.
Phản ứng ầm ĩ nhưng kém hiệu quả
Ảnh minh họa
"Dân ta đâu có tin nhiều thần thánh! Người ta nô nức đi chùa, đi đền, không gì khác là để hối lộ thần thánh, mặc cả với thần thánh".

Sau mỗi vụ bạo lực, bạo hành, những cơn xúc động của dư luận bùng lên để rồi lại xẹp xuống cho đến khi lại có những vụ việc tiếp theo. Trong khi đó, xu hướng này vẫn tiếp tục. Nghĩa là những cảnh báo, báo động, kêu gọi… của chúng ta là cách phản ứng ầm ĩ nhưng lại kém hiệu quả?

Trong cách phản ứng hiện nay thấy thể hiện một khía cạnh tính cách người Việt. Chúng ta thường nông nổi, đồng bóng mà ít chịu nghĩ sâu một điều gì đó. Không riêng gì với bạo lực, cách ứng xử ấy đã bộc lộ trong nhiều trường hợp khác. Chúng ta cũng đã từng kêu ầm lên khi có hiện tượng các cô gái đi lấy chồng Hàn Quốc… Rồi có làm gì thêm đâu.
Hơn thế nữa tôi cảm thấy một xu hướng cư xử hiện nay là chúng ta thích dễ dãi với nhau bỏ qua cho nhau nhiều điều lẽ ra không thể bỏ qua. Ta không biết ngăn chặn cái ác từ lúc nó mới manh nha. Cái gốc là ta không đặt ra những yêu cầu cao với những người chung quanh, với người thân của ta, với con em ta nữa.

Phần 3: Cần đặt vấn đề chữa trị lâu dài

Tổng số lượt xem trang