Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

VỀ BÀI THƠ "TRĂNG NGHẸN"

Phải nhìn ra biển xa
TP - Với mục tiêu phát triển các dự án cảng biển lớn, đội tàu hiện đại nhất nhì Đông Nam Á, đưa thẳng được hàng hoá Việt Nam tới bờ tây và đông nước Mỹ, phát triển kinh tế hướng ra biển. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, đầu tư hệ thống cảng biển quá tốn kém mà hiệu quả không cao.

--Thành phố treo và các dự án xí phần
TP - Hàng loạt dự án và siêu dự án khu dân cư nếu được thực thi, Nhơn Trạch sẽ trở thành một đô thị mới ở Đồng Nai. Tuy nhiên, sau gần 15 năm được quy hoạch trở thành thành phố mới, đến nay Nhơn Trạch vẫn mang diện mạo một thôn quê.




Sẽ mở rộng diện tích trồng cao su ra nước ngoài
Tập đoàn Cao su Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư trồng cao su sang Lào, Campuchia và sắp tới là Myanmar, Nam Phi để đạt diện tích cao su như kế hoạch.



VỀ BÀI THƠ "TRĂNG NGHẸN"
Giải nhất cuộc thi thơ ĐBSCL, nhưng cảm nhận về bài thơ TRĂNG NGHẸN* của tác giả Hoài Tường Phong đã có một số ý kiến khác nhau. Rằng hay thì thật… Sao bài thơ mô tả diện mạo một đồng bằng lại nghiêng về mặt u ám. (Hay là rất lâu rồi chúng ta có thói quen ngại nhìn vấn đề trái chiều?). Trong đời sống nghệ thuật, sự khác nhau cách đánh giá tác phẩm cũng không phải là việc gì lạ, trái lại nó còn có phần thú vị và tác dụng cho hoạt động nghệ thuật phong phú hơn. Do vậy, chúng tôi muốn được tiếp tục lắng nghe thêm nhiều cảm nhận của bạ đọc khắp nơi .
(Nhà thơ LÊ CHÍ - Tổng biên tập website Sông Cửu Long - Hội nhà văn VN)
Một lời nhắc ngậm ngùi
Lê Chí
Bài thơ ngắn, vỏn vẹn 32 câu mà tâm sự trong thơ thì thật dài, dài bằng chính cuộc đời “tôi” (tác giả) trải qua. Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa/ Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn/ Vùng tản cư hồi này ruộng hoang nhà trống/ Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân... Như hồi ức chìm nổi lang thang cùng năm tháng nhọc nhằn đã được Hoài Tường Phong từ từ kể lại một cách thật thà Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang/ Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp… Thì ra, được sinh ra trong đêm “vầng trăng viên mãn”, nhưng chắc gì bao ước mơ khát vọng rồi sẽ đi cùng. Bi kịch ngổn ngang của liên miên bao cuộc chiến tranh tàn khốc vẫn còn đó. Hòa bình phải đâu là phép màu có ngay áo ấm cơm no, có ngay mọi điều tốt đẹp. Để mưu sinh, người người bươn chải ngược xuôi khắp chốn. Riêng “tôi” thì Ngơ ngác buổi ra thành trước cuộc sống đua chen. Đồng ruộng với bao nỗi gian truân vất vả, nhiều người ngỡ thị thành là chốn dung thân nhàn hạ, nhưng ngờ đâu Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ/ Lớp phèn hết bám chân nhưng chất chân quê vẫn còn đó. Bởi Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác/ Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai. Vậy mà không ít người quanh năm dải nắng dầm mưa bám lấy ruộng đồng cứ ngỡ tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm. Còn “tôi” thì nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá/ Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Có một thời người nông dân bạc tóc lặng nhìn cánh đồng sau nhà mình mà như nhìn tận đâu đâu, trong lòng đắng cay muôn nỗi. Người ta đói lã ngay trên đồng lúa. Người ta nghèo xác xơ ngay trên đồng lúa. Rồi không ít người phải nuốt nước mắt tha phương cầu thực. Điều khó tin nhưng không ai không biết, vì Mỗi lần về quê bạn bè cũ lại vắng hơn/ Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ. Quả là trong đời sống vật chất và tinh thần ở vùng quê vốn hiền lành yên ả đang diễn ra một điều gì hệ trọng lắm. Chua xót làm sao trước cảnh Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu/ Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân. Và có thể nào lòng ta vui được, khi Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê/ Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu/ Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu/ Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút ngậm ngùi. Có thể sẽ có người lại hỏi: Thật vậy không, một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, nổi tiếng “làm chơi ăn thiệt” mà có chuyện vậy sao? Xin thưa, không phải tất cả, nhưng
đó là những gì đã vẽ nên màu buồn nhức nhối trên bức tranh toàn cảnh. Cho đến hôm nay, những nỗi đắng cay ấy vẫn còn là một ấn tượng không lấy gì làm đẹp cho vùng đất
quê mình mỗi khi có ai đó lỡ lời bởn cợt: Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm
ngùi/ Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất/ Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất/ Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa... Chầm chậm đọc và chầm chậm lắng nghe, phải dõi theo day dứt lắm, máu thịt lắm với quê hương xứ sở, Hoài Tường Phong mới viết được những câu thơ đến nao lòng như vậy.
Nhưng mặt khác, có chỗ cũng làm cho người đọc ngạc nhiên. Bởi thời gian tác giả trải qua trong không gian ấy là khá dài, dài đến mấy mươi năm. Với chừng ấy thời gian, đồng bằng sông Cửu Long đã có rất nhiều thay đổi lớn lao. Bên cạnh những tồn tại của mặt tối, đời sống kinh tế xã hội đã có không ít những gì tốt đẹp đang ngày càng có sức thuyết phục hơn. Do vậy, TRĂNG NGHẸN dầu chỉ là lát cắt vùng đất này bằng nỗi đau sâu thẳm trong lòng, nhưng tiếc là lát cắt khá sâu và có phần nhấn mạnh, làm người đọc dễ “hụt hẫng”, nhất là ở khổ bốn câu cuối cùng: Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn/ Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ/ Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ/ Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê. Nhưng dù sao TRĂNG NGHẸN cũng đem đến cho chúng ta những điều không dễ gì quên và thật đáng suy ngẫm. Ngoái nhìn hành trình những năm tháng đã qua nào chỉ giản đơn là nhìn lại một dĩ vãng vu vơ phù phiếm. Bản chất của niềm vui là biết chắt ra từ nỗi buồn (làm gì có loại người quanh năm chỉ biết có cười mà không bao giờ rơi nước mắt). Với TRĂNG NGHẸN, một lần nữa nhà thơ Hoài Tường Phong muốn nhắc chúng ta đừng bao giờ lại để “lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn”.
24.2.2010
____________
*Bài được viết sau khi Website Sông Cửu Long nhận được Thông báo kết quả từ Ban Tổ chức cuộc thi.
<<<::: a="" b="" c="" gi="" i="" l="" n="" ng="" ngh="" nh="" r="" t="" tr="">>>


China calls on US to mend relations

Tổng số lượt xem trang