Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Vụ bản đồ Hoàng Sa:Không phải quan điểm của Chính phủ Mỹ

Biển Đông có vị trí chiến lược đối với TQ:

- Trung Quốc xây dựng 3 tuyến đường thủy quốc tế (thiennhien.nét); Mục tiêu chiến lược "Phủ Định” của quân đội Trung Quốc trong việc đối phó với Mỹ;- Tham vọng “Biển Xanh” của hải quân Trung Quốc (Vit).



Biển Đông từ góc nhìn của các chuyên gia phân tích quân sự Nhật Bản: trong thời gian gần đây một số quốc gia tại Đông Nam Á chạy đua tăng cường thiết bị và vũ khí quốc phòng là nhằm đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc về mặt quân sự. Mà mục đích cuối cùng vẫn chính là vấn đề tránh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Nhật Bản cho biết, xét trong bối cảnh hiện nay, nước có khả năng xung đột nhiều nhất vẫn là hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. China’s Rapid Growth Shifts the Geopolitics of Oil (NYT 19-3-10)




Tuy vậy phóng ứng của VN vẫn chỉ  có  MỨC ĐỘ VÀ THẬN TRỌNG VỚI TQ (NCBĐ), và  Chính phủ đã lên kế hoạch xây 5 cảng cá ở Hoàng Sa, để làm gì? ;

Trong khi Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ in bản đồ Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc đã bị phản đối khắp nơi,

Google Maps cung cấp thông tin sai về lãnh thổ Việt Nam cũng đã bị các báo đưa tin. Nhưng SAO LẠI CÓ CHUYỆN KÌ CỤC NÀY ? :VỀ CÁI LÔ GÔ CỦA MỘT CÔNG TY. (xem thêm Chùm thư bạn đọc- Quan hệ VN-TQ )


thì : Cơ quan Nhà nước treo bản đồ không có tên Hoàng Sa,Trường Sa,


Website của nhiều cơ quan nhà nước: Bản đồ chưa ghi Hoàng Sa, Trường Sa

TT - Sau một cuộc rà soát bản đồ trên mạng, chúng tôi nhận thấy nhiều website có tên miền thuộc một số bộ, ngành như Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Môi trường đều đưa chưa đúng bản đồ VN, chưa có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

<<<:::: tập hợp lại một số bài đáng lưu ý về sự kiện này, nếu bản đồ từ xưa đã thế thì sao bây giờ mới nói ra ? >>

Mỹ đã sửa lỗi trên bản đồ châu Á sai lệch-- Bee



Ngày 13/3, Hội Địa lý Quốc gia Mỹ (National Geographic Society - NGS) đã vừa có điều chỉnh ở lỗi trên bản đồ châu Á do họ phát hành.




Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ in bản đồ Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc talawas blog

Vào ngày 11/03/2010, báo Thanh Niên đăng bài viết đề cập tới việc Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) phát hành bản đồ đánh dấu quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Bài báo cho rằng đó là một hành động khinh suất, coi thường lịch sử và công pháp quốc tế, bởi việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo vào năm 1974 là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và bất chấp luật pháp quốc tế.

Sau báo Thanh Niên, tờ tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, báo VietNamNet, VitInfo, Tuổi Trẻ,…  cũng đăng bài tỏ thái độ phản đối National Geographic Society. (Đọc thêm tổng hợp thông tin trên Bauxite Việt Nam)

Trả lời báo Tuổi Trẻ, Đại sứ quán Mỹ bày tỏ: “Hội Địa lý quốc gia là một công ty tư nhân và không liên kết gì với Chính phủ Mỹ, do đó các tài liệu do công ty đưa ra không phản ánh chính sách của Chính phủ Mỹ”.

Về phía chính quyền Việt Nam, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ cho hay Đà Nẵng đang liên lạc với Hội này và các cấp cao hơn để có hướng giải quyết cụ thể, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga một lần nữa khẳng định Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cho rằng
“Bản đồ ghi “Paracel Is. China” do National Geographic [Society] công bố là sai, chúng tôi yêu cầu National Geographic [Society] sửa lỗi này”.

Trung Quốc xây dựng nhà máy hóa dầu gần khu vực Vịnh Bắc Bộ



VIT - Theo tin mới nhận được, vừa qua Trung Quốc đã chính thức đưa cụm khu công nghiệp hóa dầu thuộc khu hải cảng TieShan- Quảng Tây vào sử dụng. Được biết đây là kụm khu công nghiệp trong điểm của Quảng Tây tại khu vực thuộc Vịnh Bắc Bộ có nhiệm vụ hóa dầu.







VIT - Trong thời gian vừa qua, việc Trung Quốc liên tiếp có các động thái trên biển khiến không ít nhà phân tích muốn đi sâu tìm hiểu mục đích sâu xa của vấn đề này, đồng thời cũng muốn làm sáng tỏ chiến lược phát triển vươn ra biển của Bắc Kinh.







Bản đồ về Hoàng Sa của Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ: Không có tính pháp lý và sai sự thật

TT - Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society - NGS) hiện cung cấp bản đồ thế giới trực tuyến tại trang web http://www.natgeomaps.com, trong đó quần đảo Hoàng Sa (Paracel) có chữ “Xisha Qundao” (quần đảo Tây Sa) ở ngay bên trên và chữ “China” (Trung Quốc) màu đỏ bên dưới.




13/03/2010 09:08:03



Hội Địa lý quốc gia là một công ty tư nhân và không liên kết gì với Chính phủ Mỹ, do đó các tài liệu do công ty đưa ra không phản ánh chính sách của Chính phủ Mỹ


Đó là khẳng định của Đại sứ quán Mỹ vào chiều 12/3 về việc Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society - NGS) cung cấp bản đồ thế giới trực tuyến tại trang web http://www.natgeomaps.com, trong đó quần đảo Hoàng Sa (Paracel) có chữ “Xisha Qundao” (quần đảo Tây Sa) ở ngay bên trên và chữ “China” (Trung Quốc) màu đỏ bên dưới.
Theo đó, Đại sứ quán Mỹ nói rõ, Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh luận pháp lý của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở vùng biển trên và khuyến khích Trung Quốc cùng các đối tác trong ASEAN giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình và theo luật quốc tế.

Trong khi đó, ông Lê Minh Tâm (phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên - môi trường) cho hay, việc lập bản đồ khu vực nếu không có những cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ dẫn đến việc thiếu chính xác, sai lệch. Với những bản đồ không chuẩn xác về Việt Nam, khi mang vào lưu hành tại Việt Nam sẽ bị tịch thu, còn lưu hành ở nước ngoài, chúng ta sẽ có ý kiến để họ biết.

Đồng quan điểm, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường, chủ tịch Hội Trắc địa bản đồ viễn thám Việt Nam cũng cho rằng đây là một sai sót về chuyên môn. Về mặt khoa học chuyên môn cũng như các luận cứ khác thì ít nhất hiện nay quần đảo Hoàng Sa đang trong trạng thái tranh chấp.

(Theo Tuổi trẻ Online)



Chủ tịch Hoàng Sa lên tiếng vụ bản đồ sai sự thật



(VietNamNet) - Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ lên tiếng về việc Tạp chí National Geographic Society đăng bản đồ sai sự thật.




03/13/2010 — 1 người Việt” Đây không phải là chuyện mới lạ, Nếu bạn nào có tấm bản đồ thế giới do Mỷ phát hành đều thấy ghi chú Hoàng Sa là của China. Trong tay tôi hiện có bản đồ thế giới của Mỷ phát hành năm 1992 ghi chú Hoàng Sa như sau (Paracel Is (china)) Biển Đông là South China Sea. Các bạn nào ở Mỷ tìm bản đồ củ sẽ thấy. Có thể Mỷ thấy China chiếm đóng Hoàng Sa và đang sử dụng nên ghi chú như vậy chăng? Không phải ĐSQVN tại Mỷ không biết điều đó, vì sao đến nay Chính phủ VN mới phản ứng? Bởi vì có thông tin Mỷ bắt tay với TQ chia Biển Đông , đẩy VN vào thế phản ứng , để VN thoát khỏi tầm ảnh hưởng của TQ, đây là chiến lược của Mỷ, và phản ứng với Mỷ từ phía VN về vấn đề Hoàng Sa là điều khó tránh khỏi. Lập trường của Mỷ chưa bao giờ đứng về phía TQ. Tôi không có ý phản đối những người có lòng vì quê hương đất nước, phản đối Mỷ là điều đúng. Nhưng tôi thông báo cho các bạn biết đây không phải là chuyện mới. Và tất cả những người Việt sống trên dất Mỷ đều biết điều đó. Nên mọi người an tâm.”

- Hai thái độ trước chuyện Hoàng Sa là của Trung Quốc (RFA)







Về việc Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ ghi chú chữ “china” dưới địa danh quần đảo Hoàng Sa trong các bản đồ do họ mới ấn hành

BVN tổng hợp


Thưa quý độc giả Bauxite Việt Nam (BVN),
Vào ngày 10/3/2010, ban biên tập BVN có nhận được một bức thư của anh Nguyễn Hùng gửi đến, bày tỏ quan ngại của mình và nhóm bạn về việc Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society, NGS) đã ghi chú chữ “China” dưới sát địa danh quần đảo Hoàng Sa [nguyên văn “Xisha Qundao (Paracel Is.), China] – thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm giữ – trong các bản đồ do họ ấn hành mới đây. Anh Nguyễn Hùng và đồng sự cũng đã kịp thời viết một lá thư khuyến cáo khẩn cấp, gửi đến ông Chủ biên của Tập san National Graphic (NG), đề nghị ông xem xét loại bỏ việc ghi chú này có thể gây bất lợi lâu dài cho Việt Nam, trong việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra các anh cũng đã gửi một thư kiến nghị khác đến Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng.
Nhóm chủ trương và Ban biên tập Bauxite Việt Nam đã liên hệ với một số thân hữu trí thức hải ngoại để tìm hiểu thông tin và sự tình. Chúng tôi đã nhận được phản hồi chóng vánh của GS Lê Xuân Khoa, TS Phùng Liên Đoàn và ThS khoa học gia Thái Văn Cầu. Các vị cho biết là cũng đang xúc tiến việc tìm kiếm một giải pháp hợp tình hợp lý để có thể kiến nghị đến NGS một cách có hiệu quả trong việc sửa chữa lại sai sót đáng tiếc này.
Quan điểm của Bauxite Việt Nam cũng đồng điệu với quan điểm của bất kỳ một người Việt nào có ý thức chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Bauxite Việt Nam không những cực lực phản đối thái độ, hành vi hống hách, khiêu khích, trịch thượng của chính quyền Trung Quốc đối với lãnh thổ, ngư dân của Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam mà còn không tán thành với bất cứ quan điểm nào đề cập sai lệch sự thật về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Chính vì thế, Bauxite Việt Nam sẽ có một bức thư chính thức gửi đến Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ về sự sai sót này của họ.
Đồng tình với quan điểm cũng như góp ý của các ông Phùng Liên Đoàn, Lê Xuân Khoa và Thái Văn Cầu, chúng ta cần phải tỏ thái độ dứt khoát, nhưng phải dựa trên những chứng cứ xác thực có tính học thuật để có thể thuyết phục được những tổ chức nổi tiếng như NGS thay đổi quan điểm của họ.
Nói đi thì cũng phải nói lại, sự kiện nhiều khi không phải là sự thật. Nhưng một sự kiện đó dù sai, nếu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng có thể trở thành sự thật. Phía Trung Quốc, họ luôn cố gắng tạo ra các sự kiện để tuyên bố giành chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa bằng nhiều hình thức. Về mặt quân sự, họ triển khai vũ lực gia tăng giám sát biển Đông; về mặt ngoại giao, họ tránh đàm phán đa phương và giải quyết một mối đa tranh chấp bằng đàm phán song phương; về truyền thông, họ có quá nhiều truyền thông chính thống và ngoài luồng để gây ảnh hưởng dư luận. Quan trọng hơn hết là các học giả Trung Quốc đã tiến hành công bố rất nhiều các bài nghiên cứu có tính học thuật để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của họ, mặc dù đó không phải là sự thực. Họ đang tạo sự kiện và tô điểm sự kiện.
Trong khi đó, phía Việt Nam chúng ta, mặc dù có khá nhiều sử liệu và càng ngày chứng cứ càng nhiều, thế nhưng chúng ta chưa làm được như các học giả Trung Quốc là chúng ta chưa thể công bố trên các tập san có uy tín của quốc tế về những bằng chứng xác thực đó. Cho nên, cho dù sự thực có hiển nhiên đến mấy, chứng từ có hiển nhiên đến mấy, nhưng vấn đề không được công bố trên các phương tiện truyền thông quốc tế độc lập, thì tính xác thực đó bị yếu thế.
Nhân sự kiện sai sót của NGS này, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thực. Trên nhiều vấn đề có ý nghĩa quốc sách, về đối nội cũng như đối ngoại, chúng tôi nghĩ, chủ trương của Nhà nước cần phải nhất quán, có tầm nhìn xa, có tính chiến lược, được hoạch định một cách rõ ràng và cụ thể hơn, nhằm thúc đẩy quá trình quốc tế hóa bằng nhiều biện pháp, thông qua các dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về chủ quyền không thể phủ nhận của Việt Nam đối với hai quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó mới là điều kiện quan trọng bậc nhất không phải chỉ để tranh thủ được quốc tế đứng về phía mình mà còn để người dân thật sự tin cậy vào người cầm quyền. Nếu không làm được như vậy mà chỉ bạ đâu hay đấy, nóng đâu phủi đấy, lại còn ra tay đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của nước ta, như cốt để dập tắt đi một mối lo nào đấy ở trước mắt, còn hiểm họa tiềm ẩn ghê gớm thì cứ tạm cho qua, thì quyết không thể nào đối phó lại với những kẻ đầy dã tâm và nổi tiếng mưu mô như Trung Quốc, không những thế, lâu dần rồi dân chúng trong nước cũng đâm nghi ngờ và nản chí.

Bauxite Việt Nam

Hội Địa lý quốc gia Mỹ đã cố tình hay vô ý làm sai bản đồ Hoàng Sa của Việt Nam?

VIT - Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society-USA) đã ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Dù việc làm sai trái trên là cố tình hay vô ý, tổ chức khoa học này của Mỹ này cũng đã tự làm mất uy tín về sự thiếu hiểu biết, hoặc là về luật pháp quốc tế, hoặc là về địa lý thế giới.
Bộ Bản đồ thế giới của National Geographic Society (viết tắt là NGS) được phát hành trên trang Natgeomaps mới đây đã ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới. Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, NGS ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là “China”.

PHẬT Ở TẠI TÂM

T.S Phạm Gia Minh *
Dân gian có câu : “Phú quý sinh lễ nghĩa” cho nên khi đánh giá quy mô tổ chức của bất kỳ một sự kiện nào trong đời sống cộng đồng cũng phải gắn nó với bối cảnh kinh tế- xã hội cụ thể. Trước Đổi mới, cuộc sống vật chất khó khăn, mọi thứ đều phải phân phối theo chế độ tem phiếu thì làm sao có những đám cưới xa hoa, linh đình tốn bạc tỷ như ngày nay và các lễ hội truyền thống hay tôn giáo cũng ít rầm rộ , quy mô hoành tráng và phong phú như bây giờ. Khi mà miếng cơm manh áo và những vật dụng sinh hoạt thiết yếu cùng cơ hội học hành , nghề nghiệp đã tạm ổn thì nhu cầu tinh thần của người dân tham gia vào các hoạt động cộng đồng ( trong đó có các lễ hội tôn giáo, tâm linh và từ thiện ) , nhu cầu được tôn trọng nhân phẩm và thể hiện khả năng sáng tạo càng ngày càng có xu hướng gia tăng . Đó cũng là một quy luật xã hội mang tính toàn cầu.

Việc long trọng đón rước chín viên ngọc xá lợi Phật lần đầu tiên từ Ấn độ về Việt nam trước hết đã thể hiện cho thế giới thấy ở nước ta Phật giáo đang được xã hội ( Nhà nước và nhân dân ) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển . Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sau những gì xảy ra ở tu viện Bát nhã tỉnh Lâm đồng gây ồn ào dư luận trong và ngoài nước. Thiết nghĩ đó cũng là sự kiện mang ý nghĩa đối ngoại khi những viên ngọc xá lợi đã được phía bạn trao cho Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan khi bà sang thăm Ấn độ.

Tuy nhiên hình thức long trọng, hoành tráng với chi phí hơn 1,9 tỷ VND cùng với việc huy động những chiếc xe hàng “ khủng” thời @ như Hummer , Limousine cho chuyến rước ngọc xá lợi đã gây nên những dư luận nhiều chiều trong xã hội.Tôi nghĩ rằng bình thường thì ít ai lại có thái độ khắt khe và so đo trước một sự kiện tôn giáo có ý nghĩa lớn lao như vậy . Nhưng có thể trong sâu thẳm tâm tư của một bộ phận không nhỏ dân cư hiện nay đang “gợn” lên những thắc mắc nho nhỏ khi thấy càng ngày càng có nhiều nhà sư lái ôtô xịn, đi xe máy loại đắt tiền như SH, Spacy hay Honda@ tay cầm mobile phôn đời chót . Các Phật tử là những bà con nông dân vùng sâu vùng xa hay cán bộ về hưu hưởng trợ cấp nhỏ nhoi khi nhìn thấy cảnh này hẳn cũng phải suy nghĩ mông lung lắm …

Ở nhiều địa phương các quan tham coi thường kỷ luật tổ chức, quên lời thề đảng viên vì họ vẫn đinh ninh có các nhà sư cao tay “lập lễ giải hạn” cho họ mỗi khi gặp sự cố và không hiếm trường hợp những vị quan tham biến chất này đã vung vãi “tiền chùa” để cúng “công đức” xây dựng thiền viện nơi quê nhà theo đúng câu mà dân gian đã nói là “của người phúc ta “…

Tinh thần nguyên thủy của Phật giáo là sống Từ bi, Hỷ xả, Độ lượng và Thanh tịnh tránh Tham, Sân , Si… Những đức tính này có thể và nên mãi mãi là tấm gương cho mọi người cùng soi để mà hàng ngày sửa tâm của mình . Phật ở tại Tâm đơn giản là như vậy chăng ? đâu cần phải sắp mâm cao cỗ đầy, tiền công đức hậu hĩ và lễ nghi long trọng, hoành tráng. Tôi lại nhớ một câu nói bất hủ : “Ở đâu mà người ta trọng hình thức, lễ nghi hoành tráng, ồn ào đại ngôn thì cái nội dung có giá trị đích thực sẽ len lén mà cắp nón ra đi …” .

Từ trước cho tới nay chân lý vẫn đơn giản như vậy , thế nhưng hiểu được nó nói chung là phải trả giá.

Thăng long- Hà nội 30/3/2010

Nguồn:  PHẬT Ở TẠI TÂM

-- phật ở tại tâm, hôm nay từ chuyện lớn như ngư dân ta bị TQ bắt , bị đòi tiền , Bộ ngoại giao đã lên tiếng, thậm chí báo nước ngoài cũng lên tiếng nhưng báo Biên phòng, QĐND im re là sao nhỉ ,

(anhbasam)- Phỏng vấn ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới của Chính phủ: Sai sót của Hội Địa lý Mỹ là vô cùng tai hại. Báo Biên phòng rất tích cực đưa tin/bài vụ nầy, trong khi cho tới sáng nay vẫn chưa đưa tin về vụ Trung Quốc vô cớ bắt giữ ngư dân ta ở Hoàng Sa, kể cả tin về phản ứng của người phát ngôn Bộ NGVN. Có lẽ tờ nầy và tờ Quân đội Nhân dân (cho tới 10 giờ sáng nay vẫn chưa thèm đưa tin về vụ nầy và lời của người phát ngôn BNG. Liệu có phải đây là chủ tâm?) có cùng một “tiêu chí”: vẫn được cái tiếng yêu nước trong chủ đề biển đảo, nhưng chỉ trích Mỹ vẫn hơn là chỉ trích “bạn 16 chữ” dù nó có là cướp ngày đi nữa?

“Nhân họa” trên biển Hoàng Sa. Trong khi báo Quân đội Nhân dân cho tới chiều nay vẫn êm re. Báo Biên phòng thì … cũng vậy. Hu hu! Các anh Hợp, Doãn đâu cả rồi, sao có chuyện kỳ vậy ta?

Báo nước ngoài còn nói hộ ta nè:

Vietnam protests Chinese ship seizure (M&C)

--------

Dân chủ, nền tảng để Đảng vượt lênKhông ai muốn người đứng đầu chịu trách nhiệm đứng mũi chịu sào lại trung dung, "quan năm cũng ừ, quan tư cũng gật". Họ muốn người đứng đầu phải xông thẳng vào cuộc sống, đương đầu với thử thách.

- Dân chủ, nền tảng để Đảng vượt lên (TVN). “Dân chủ là đừng bịt miệng dân”.

- TS Nguyễn Quang A: Một dân tộc may mắn hay bất hạnh là do người lãnh đạo dân tộc ấy? (boxitvn)

Nguyễn Quang A

Tôi đặt thêm dấu hỏi (?) vào một khẳng định do Ts. Mai Liêm Trực nêu ra trong buổi trực tuyến với Vietnamnet. Trong buổi trực tuyến đó, Ts. Mai Liêm Trực và Gs. Dương Phú Hiệp đã đề cập đến nhiều vấn đề (nhằm góp ý cho đại hội Đảng cộng sản Việt Nam sắp tới).

Ý kiến của hai vị được đông đảo bạn đọc tán thưởng. Tôi cũng chia sẻ nhiều ý kiến của hai ông. Riêng về khẳng định nêu trên tôi muốn bàn thêm một chút. Có thể do báo chưa nêu rõ khung cảnh của lời khẳng định, hay nói chưa hết ý của ông Mai Liêm Trực. Tôi thực tình nghĩ thế, nhưng chỉ xin lạm bàn riêng về khẳng định đó thôi.

Khẳng định này nhiều lắm chỉ đúng một nửa. Nó chỉ đề cập đến khía cạnh nhân sự, sự anh minh hay ngu dốt của người giữ vị trí lãnh đạo cao nhất mà chưa đả động gì đến khía cạnh thể chế của vị trí đó.

Lãnh đạo cao nhất, dẫu được gọi là vua, thống chế, tổng thống hay chủ tịch-tổng bí thư, trước hết là một định chế do luật hay luật tục quy định.

Nếu số phận của một dân tộc bị phó mặc cho (những) người lãnh đạo, dù đôi khi có may mắn chứ không phải bất hạnh đi nữa do có lãnh đạo sáng suốt, thì dân tộc ấy vẫn thực sự chưa trưởng thành, vẫn trong vòng mông muội và là dân tộc bất hạnh.

Có thể chế để nhân dân định kỳ lựa chọn và phế truất một cách văn minh (những) người lãnh đạo cao nhất, có các thể chế để giám sát, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế chúng lạm dụng quyền lực và đánh giá thành tích của các nhà lãnh đạo,…, mới là cái quan trọng nhất cho sự phồn thịnh của một dân tộc. Đó là thể chế của nền dân chủ.

Nhân dân, với tư cách là người chủ của đất nước, phải được quyền và có cách thích hợp để thực hiện sự lựa chọn và phế truất ấy (phế truất một cách hòa bình văn minh hay gấp vạn lần phế truất bằng bạo lực, đó là cách phế truất bằng lựa chọn những người khác lên nắm quyền). Như vậy, thể chế đó ít nhất phải bao gồm thể chế bầu cử tự do và cạnh tranh chính trị (tức là ít nhất có 2 đảng chính trị tranh đua để nắm quyền), chuyển giao quyền lực từ những người được chọn cũ sang cho những người được chọn mới. Tạo ra thể chế đó hay chí ít có lộ trình rõ ràng để đạt tới thể chế đó mới xứng được gọi là anh minh.

Một dân tộc cam chịu sống dưới chế độ chuyên chế, độc tài khi những người lãnh đạo luật hóa việc nắm quyền vĩnh viễn của họ (bằng chế độ gia truyền con nối hay bằng luật do chính họ làm ra chẳng hạn) là một dân tộc bất hạnh, dẫu cho đôi khi có một lãnh tụ anh minh thực sự vì dân. Nhưng lãnh tụ được coi là “anh minh” đó (và theo ông Mai Liêm Trực dân tộc được may mắn đó) cũng chưa thật anh minh nếu ông hay bà ta không thay đổi tận gốc cái thể chế đó, vẫn chưa dũng cảm xóa bỏ sự luật hóa nêu trên, vẫn để cho những người kế vị mình có quyền vin vào luật hay hiến pháp để hòng duy trì sự lãnh đạo vĩnh viễn.

Lãnh tụ cũng là con người với tài năng và khiếm khuyết nhất định. Không ai là thánh, không bao giờ sai lầm cả. Tính có thể sai là bản tính con người, là tính phổ quát. Chọn được những người tài, ít khiếm khuyết (nhưng nhất thiết có khiếm khuyết) là việc quan trọng.

Thủ tục chọn (đăng ký, vận động, bầu cử, kiểm phiếu, giám sát, giải quyết tranh chấp [nếu có], công bố kết quả, chuyển giao quyền lực) là những vấn đề kỹ thuật mà nhiều người coi là “hình thức” và không tiếc lời phỉ báng chúng là các đặc trưng nền dân chủ “hình thức”, lại chính là cái cốt lõi nhất của thể chế lựa chọn văn minh nêu trên. Họ coi “dân chủ” của mình mới là dân chủ thực ngàn lần hơn dân chủ hình thức, nhưng đáng tiếc thiếu những thủ tục “hình thức” ấy thì cái gọi là dân chủ chỉ là dân chủ trá hình.

Một đất nước không có các thủ tục hình thức đó hay có trên danh nghĩa nhưng không được thực thi nghiêm túc trên thực tế, thì đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn là dân tộc bất hạnh dẫu thi thoảng gặp may có được một nhà độc tài nhân từ.

Trong một xã hội dân chủ, vẫn có thể chọn nhầm lãnh đạo, song còn có các thể chế khác hạn chế quyền lực của người lãnh đạo làm cho “tai hại do lãnh đạo tồi gây ra” bớt đi, và đến hết nhiệm kỳ người dân chọn những người khác (vẫn có thể sai, nhưng nếu một dân tộc ù lỳ đến mức có quyền được chọn mà liên tục chọn sai, thì không nên trách ai về sự bất hạnh nữa).

Còn trong chế độ chuyên chế, phi dân chủ việc họa may có được một lãnh đạo anh minh cũng chỉ là chuyện may thi thoảng mà thôi, còn bất hạnh thì thường trực. Người dân không có quyền lựa chọn. Xác suất của sự duy trì chuyên chế (dùng bạo lực, đe dọa và trấn áp) là rất cao, và dân tộc nào cam chịu sống dưới chế độ như vậy là dân tộc bất hạnh.

Số phận của dân tộc không thể bị phó mặc cho sự may rủi, không thể để bị phó mặc cho một (hay một số) cá nhân.

Như vậy cái phần thể chế quan trọng không kém cái phần nhân sự. Cho nên, nói “khâu cán bộ là quyết định” nhiều nhất cũng chỉ đúng một nửa.

Một dân tộc không có thể chế lựa chọn và phế truất lãnh đạo và chịu để cho sự may mắn hay bất hạnh của mình phụ thuộc vào vị lãnh đạo dân tộc quả thực là một dân tộc bất hạnh.

- Chưa được phát biểu đã hết giờ và chủ tọa ngắt lời (VNN)

( nghĩ thêm chút nhỉ, vai trò của quần chúng nhân dân vẫn bị lờ đi, vẫn coi dân như một đàn cừu cần được dắt đi. Phải rồi người lãnh đạo quan trọng nhưng có lẽ cần phải nghĩ tới sức mạnh êm đềm của nước, của dân )

--------

NGÀY NÓI THẬT CHO VIỆT NAM (blog Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo).
LỜI CÓ CÁNH - Cuộc sống sôi động, người ngày một đông, công việc ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, thì những lời có cánh ngày càng có tần suất xuất hiện trong cuộc ...

Tội rút ruột tượng đài Điện Biên Phủ sẽ được quyết vào ngày nói dối Phiên toà xét xử vụ án tham ô, “rút ruột” Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ dự kiến sẽ diễn ra trong 4 ngày từ ngày 29/3 và kết thúc vào ngày 1/4.

- Xử vụ rút ruột “các chiến sĩ” Điện Biên: Nhận tiền vì… thương anh em công tác mệt mỏi (TTX).

- Đạo đức kinh doanh (BBC).

Những người “bán hàng rong” tốt bụng? talawas blog

Nhóm phóng viên 24h thực hiện một phóng sự ảnh ngắn về nhóm “nữ quái” Hà thành. Bài viết cho biết đó là một nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên đường phố Hà Nội. Họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao, móc tiền của khách… Đây quả là một hình thức “kinh doanh” và quảng bá hình ảnh rất ấn tượng!

Song cung cấp những hình ảnh hiện rõ khuôn mặt kèm với những lời buộc tội không có bằng chứng cụ thể như vậy liệu có vượt quá chức năng của người làm báo?

Bệnh nhân tâm thần nhập viện 1 tháng bằng cả thập kỷ



(Dân trí) - Từ sau Tết đến nay, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Tâm thần (BVTT) tiếp nhận trên dưới 400 lượt bệnh nhân tới khám và điều trị. Vậy là chỉ tính trong 1 tháng, số bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tâm thần phải vào viện đã bằng 1 năm của thập kỷ trước.




Khảo cứu vặt: Tiền có mua được hạnh phúc? Bee



Tiền đem lại hạnh phúc, khi đưa con nguời từ nghèo khó lên bậc trung lưu, chứ tiếp theo đấy, chẳng còn mấy tác động!



(Có lẽ đọc tiếp thì cũng tâm thần mất, liệu dân mình có được hạnh phúc không, khi cuộc sống vật chất rồi cũng chẳng mua nổi hạnh phúc!)


Cho thuê và bán rừng là sự tiếp tay cho kế hoạch A: 31 ngày TQ sẽ thôn tính xong VN!




Điều cấp bách khiến người dân vô cùng băn khoăn lo lắng trong tình hình đất nước ngổn ngang trăm mối hiện nay là hình như không có một sự chỉ huy thống nhất nào từ trên xuống dưới. Quan chức các cấp hình như ai muốn làm gì thì làm, không còn ai quản lý nổi ai. Tình trạng “trên bảo dưới không nghe” không còn là câu nói hài hước để chọc cười mà đã trở thành một mối đe dọa thực sự, hễ nghe đến đã có thể toát mồ hôi hột, khi những tin tức tới tấp đến với mọi người về lớp người đương chức đương quyền ở khắp nơi trong nước thì hầu như đều chỉ phơi ra phẩm chất “xôi thịt” của họ: nào tỉnh này Chủ tịch nằm trong danh sách đen mua trinh con gái vị thành niên; thành phố kia Bí thư lạm quyền quyết định bán đất chia lô cho người thân và cấp dưới nhưng khi ra tòa thì vài anh vai vế quèn đành phải đứng ra nhận tội thay; thành phố nọ cả Bí thư và Chủ tịch tìm cách đưa các anh hùng có công vào tù để chiếm đất của nông trường; rồi 10 tỉnh bán rừng đầu nguồn cho ngoại nhân một cách trắng trợn, lại còn ngang nhiên trả lời chống chế như không có chuyện gì đáng quan tâm cả… Thử hỏi, một thực tế láo nháo về trình độ và phẩm cách người cầm chịch đến vậy thì có đáng lo hay không? “Quốc gia lâm nguy thất phu hữu trách”, huống chi các vị ấy là người đang ngồi trên đầu dân, thay mặt dân đảm đương trọng trách – mà trọng trách an nguy của đất nước phải được coi là trọng trách hàng đầu.

Mới đây, một nữ độc giả trẻ, bạn NH, trong lá thư gửi đến BVN có tố cáo việc cũng những quan chức này còn bán đất ven biển cho người nước ngoài (http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.boxitvn.net/bai/1895). Tin tức ấy càng làm tăng thêm nỗi lo, vì rừng đã bị bán rồi, đến đất ven biển cũng bị bán nốt thì cả nước rõ ràng như có hai gọng kìm xiết chặt. Chưa nói đến những hạm đội ngoài biển có thể bất thần đánh vào, nếu rồi đây âm binh trên rừng nổi dậy đánh xuống, và âm binh ven biển cũng nổi dậy đánh lên thì dân ta còn biết rút đi đằng nào? Dù có kinh nghiệm tài tình của du kích chiến trong hàng ngàn năm cũng còn đâu căn cứ địa để mà thi thố? Chúng tôi chỉ mong các vị tướng có tầm mắt chiến lược lão luyện như Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Hữu Anh hãy quan tâm đến tin tức không kém quan trọng này và có ngay biện pháp điều tra cụ thể xem diện tích đất ven biển đã bị các tỉnh bán đi là bao nhiêu, đã trở thành một con số đáng báo động khẩn hay chưa.

Cũng vì những điều nói ở trên, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới đây như một tiếng nói cảnh báo sát sườn về những nguy cơ đang hiển hiện về tình trạng bán rừng đầu nguồn, trong đó rừng thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc và rừng Thanh Hóa, Nghệ An là những khu rừng hiểm yếu nhất mà kẻ thù từ lâu vẫn nhe nhắm.

Nguyễn Huệ Chi

(Vietinfo) Thật không thể hiểu nổi và tưởng tượng được việc bán và cho nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc thuê rừng của chính quyền 10 tỉnh gần đây. Một loạt các tướng lĩnh đáng kính như Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh , và mới nhất là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh  đã khẩn thiết lên tiếng, yêu cầu cần dừng các hợp đồng sắp ký, cố gắng hủy các hợp đồng đã ký dù phải bồi thường.

Có lẽ hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam cũng sẵn sàng đánh đổi điều gì đó để rừng núi Việt không bị chặt chém, rời lìa ra khỏi dải đất chật hẹp hình chữ S, dù là 50 năm hay chỉ là 1 ngày! Việc người ta ngang nhiên cho Trung Quốc thuê những những khu vực rừng núi có vị trí chiến lược, nhạy cảm dọc các tỉnh biên giới phía Bắc cũng như cửa ngõ từ Nghệ An sang Lào là một việc cực kỳ đáng lo ngại. Chỉ có những kẻ không bao giờ đọc một trang sử, không nhìn thấy đầu rơi máu chảy hôm qua, bả độc hôm nay, ngày mai Biển Đông dậy sóng mới làm cái việc mà tướng Đồng Sĩ Nguyên khẳng định là tự sát.

Chưa cần nói đến bài học lịch sử ngàn năm, chỉ cần lướt qua 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1950 đến nay đã luôn thấy những trang tối đè lên trang sáng. Một loạt các sự kiện, biến động đã từng xảy ra trong từng khoảng thời gian rất ngắn, mà dù ai đó cứ cố quên đi, cứ cố chôn vùi xuống ba tấc đất hàng vạn chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979, ai đó không biết cứ mặc sóng Biển Đông đánh dạt đi thi hài của nhiều người con Đất Việt trong hải chiến bi hùng Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988,… thì việc cho thuê hơn 300 ngàn héc-ta đất rừng trong vòng 50 năm là một sự điên rồ, không thể chấp nhận được đối với một nước như Việt Nam – chật hẹp, người đông. Theo thống kê thì với mức sinh đẻ như hiện nay, cứ mỗi một năm Việt Nam sẽ có thêm một số công dân mới tương đương với dân số tỉnh Thái Bình. Điều đó có nghĩa là Việt Nam thiếu đất một cách trầm trọng. Và nếu đem so sánh mật độ dân số thì Việt Nam nằm ở vị trí rất cao, cao nhiều so với Trung Quốc. Vậy tại sao các công ty Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, không trồng rừng ngay trên quê hương họ. Đất vừa rộng, lại nhân tiện phủ xanh đồi núi của họ cũng như tạo luôn công ăn việc làm cho chính dân của mình! Tại sao lại thuê đất của Việt Nam?

Những người đứng đầu các tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng núi có hiểu một từ thiêng liêng và cũng là đơn giản nhất là Đất Nước? Bản thân Nước của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng từ việc Trung Quốc ngăn sông xây đập phía thượng nguồn nhằm khống chế các nước vùng hạ lưu mà trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nhất. Nay lại dâng Đất cho thuê trên bình diện rộng thuộc vị trí chiến lược và lâu dài như vậy thì trên cả là tự sát. Đất Nước không còn mang đúng nghĩa.

Tạm chưa bàn đến những yếu tố khác như tàn phá môi trường; khả năng người nước ngoài lợi dụng quyền sử dụng để đào bới ăn cắp tài nguyên nằm sâu dưới lòng đất; nguy cơ sinh con đẻ cái, cố gắng sau 50 năm sẽ có ít nhất 3 thế hệ bám rễ sinh sống ở Việt Nam v.v. Trong bối cảnh hiện nay, khi lòng người chưa an từ những vấn đề như cho Trung Quốc vào “nóc nhà Đông Dương”  khai thác bauxite, công nhân Trung Quốc gây rối, uy hiếp an ninh xã hội khắp nơi như tại Nghi Sơn, Thanh Hóa, đặc biệt là những hành động ngang ngược của hải quân Trung Quốc như bắn giết, đánh đập cầm tù ngư dân Việt Nam ngay trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì chuyện cắt xé mảnh đất hình chữ S cho thuê là việc làm vô trách nhiệm đối với tương lai của dân tộc. Một mối đe dọa đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đang treo lửng lơ trên đầu.

Đặc biệt, toàn cảnh việc thuê, mua đất dọc các tỉnh biên giới phía Bắc và Nghệ An liên quan một cách đáng ngờ đến cái kế hoạch của Trung Quốc, trong 31 ngày thôn tính xong Việt Nam, mà gần đây xuất hiện trên các trang mạng ví dụ như sina.com. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc đã  cho tồn tại nhiều ngày một bài viết về kế hoach xâm lược Việt Nam này. Mặc dù phía Trung Quốc đã lên tiếng cải chính đó chỉ là trò đùa của ai đó, nhưng rõ ràng với kiến thức quân sự cùng những thông tin khá chính xác về địa danh, địa hình, thậm chí chi tiết đến từng xã của Việt Nam trong cái gọi là  “Tấn công Việt Nam theo kế hoạch A, đánh một trận thiên hạ sẽ ổn định” đã nói lên người viết là ai. Không thể là một người bình thường, chắc chắn đó là một tướng lĩnh nào đó của phía Trung Quốc, có hiểu biết khá rõ về nội tình, địa đồ Việt Nam. Những địa danh nhỏ bé ví dụ như Lạch Trường, ngay thậm chí rất nhiều người Việt không biết, nhưng kẻ lập ra kế hoạch tấn công Việt Nam lại nắm rất rõ. Chắc chắn người này phải có nguồn tin tình báo, có thể là từ những gián điệp trà trộn trong số công nhân Trung Quốc hàng ngày vẫn có mặt từ thủy điện Cửa Đạt, Thanh Hóa cho đến công trường Nghi Sơn,Tĩnh Gia v.v.

Điều đáng nói là trong cái kế hoạch ngạo mạn dọa nạt (cũng có thể sẽ là thật) trên có nói rất nhiều đến địa thế hiểm trở dọc biên giới phía Bắc của Việt Nam. Rừng núi phía Bắc của Việt Nam sẽ ngăn chặn xe tăng, thiết giáp của các cánh quân Trung Quốc tấn công từ hướng Vân Nam và Quảng Tây. Trong bài viết lộ ra ý định phải có sự chuẩn bị trước nhằm khắc phục hiện trạng này. Qua đây mới thấy ý đồ thuê bằng được rừng dọc biên giới phía Bắc của Việt Nam biết đâu là bước chuẩn bị làm những bãi tập kết ngầm xe tăng thiết giáp và các khí tài khác!?

Trong kế hoach tấn công này, người ta cũng nhấn mạnh đến vị trí chiến lược vùng Thanh Hóa, Nghệ An bằng việc coi khu vực này là yết hầu của Việt Nam. Muốn cô lập được khu vực Hà Nội, chặn đường không cho miền Nam và miền Bắc Việt Nam ứng cứu lẫn nhau thì phải lập tức đổ quân xuống khu vực huyện Diễn Đàn, cửa Lạch Trường, và Tĩnh Gia – Thanh Hóa.

Nhìn rộng ra một chút, tại Lào sự ảnh hưởng của Trung Quốc những năm gần đây tăng lên rõ rệt, có nguy cơ ảnh hưởng đến tình anh em Việt – Lào. Trung Quốc bỏ ra hàng tỉ $, đầu tư viên trợ cho Lào. Trung Quốc đã mua quyền sử dụng một khu vực đất của Lào trong vòng 100 năm, xây dựng lên thành phố có sức chứa hàng trăm ngàn người mà chỉ dành cho người Trung Hoa sinh sống, làm việc. Từ đây mới thấy rằng, giả sử giữa Việt Nam và Trung Quốc có chuyện thì Trung Quốc rất dễ dàng tiếp cận khu vực yết hầu của Việt Nam từ hướng Lào và lại thuận tiện hơn nữa khi tại khu vực rừng núi Tương Dương người Trung Quốc đã có mặt hợp pháp theo hợp đồng thuê mượn  50 năm với chính quyền tỉnh Nghệ An.

Trở về cái kế hoạch “ăn tươi nuốt sống” Việt Nam trong vòng 31 ngày, người ta đã tính đến khả năng Mỹ sẽ ngáng đường, không cho Trung Quốc tiến chiếm Việt Nam. Bởi vậy, theo kế hoạch này trong vòng chậm nhất là 5 ngày, lính của Trung Quốc đã phải có mặt lẫn lộn, gây tình trạng hỗn độn khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, bất kể lực lượng quân đội Việt Nam còn kháng cự hay không. Có như vậy Mỹ mới không kịp can thiệp, và giả sử có nhảy vào Việt Nam thì cũng không biết đâu mà đánh. Giả sử điều đó xảy ra thì biết đâu chính những người Trung Quốc đang sinh sống, làm việc ở các khu vực nhạy cảm sẽ hiện nguyên hình thành những kẻ khoác áo lính, lôi vũ khí giấu từ các cánh rừng bạt ngàn, gây sự hỗn độn giống như trong kế hoach A.

Cũng cần biết thêm, vài năm trước đây Trung Quốc đã thành công khi ký được hợp đồng thuê mũi Sa Vĩ, Quảng Ninh ngay tại địa đầu Tổ quốc trong vòng 50 năm để bao kín tường rào… làm sân golf. Đây là vị trí cũng vô cùng nhạy cảm, có ý nghĩa chiến lược và thiêng liêng về chủ quyền. Và đau đớn thay, để trao đất cho người Trung Quốc làm cái gì trong đó thì có trời mới biết, người ta đã di dời cả một đền thờ Thần biển, mà ngư dân địa phương bao đời vẫn thờ cúng mỗi khi ra khơi, và khi trở về.

Như vậy, việc Trung Quốc thuê đất, đưa người sang sinh sống, lao động tại hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam dù là xuất phát từ mưu đồ thâm độc, tính xa của họ hay sự ngây ngô, tầm nhìn hạn hẹp của một bộ phận các quan chức Việt Nam thì mối nguy cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, uy hiếp đến an ninh của Việt Nam là có thật.

Cục bộ từng địa phương thì có thể thấy mù mờ, nhưng tổng thể thì đã thấy lấp ló một vòng thòng lọng, mà kẻ cầm đầu dây là người mặt này “anh em”, mặt kia “tàu lạ”.

Nguồn: vietinfo.eu




Tổng số lượt xem trang