Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Lê Trần Luật – Về tình trạng mời làm việc và tạm giữ của cơ quan an ninh Việt Nam

Nguồn: Nhận định về cách bắt người sai pháp luật

Công đồng Vatican II công nhận tính trần thế và độc lập của sinh hoạt xã hội - chính trị. “Trong lĩnh vực riêng của mình, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị với nhau. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai cùng phục vụ con người, trong sứ mệnh cá nhân và xã hội” (GS 76). Do đó, theo định hướng “đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” mà Đức Bênêđictô XVI đã đề nghị với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi cảm thấy cần thiết công bố nhận định này.

Liên tục trong các thời gian khác nhau: 30/7, 3/8, 5/8, 7/8, 16/8, 27/8, 5/9, 19/9, 24/12 và 29/12/2011, trên địa bàn các tỉnh thành Tp.HCM, Hà Nội và Nghệ An, chính quyền đã bắt nhiều người, đa số họ là các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, một cách bí mật và không theo trình tự thủ tục pháp luật.
Thật vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.
Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:
Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:
Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.
Xem rộng hơn thì:
- Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế 1948 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia thành viên từ ngày 20/9/1977. Tại điều 9 đã quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, có hiệu lực năm 1976 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982, tại điều 9 quy định rõ việc bắt giữ người: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ cách vô cớ. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ”.
- Hiến pháp Việt Nam 1992 đã được sửa đổi năm 2001, Điều 71 đã khẳng định quyền bất khả xâm phạm của công dân và tuyệt đối cấm việc bắt giữ người cách tùy tiện: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”
Vậy mà trong các lần bắt người đã nêu trên, có tất cả 17 công dân Công giáo và Tin lành đã bị bắt theo các cách thức khác nhau nhưng tất cả đều sai với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đã nêu trên. Kết luận những người này có tội hay vô tội là công việc sẽ xảy ra tại tòa án. Vấn đề cần làm rõ là việc bắt giữ của cơ quan an ninh đúng hay sai pháp luật hiện hành?
Dư luận rất bất bình và bức xúc về việc chính quyền của một Nhà nước pháp quyền mà tùy tiện bắt công dân như vậy. Việc bắt người vì một lý do nhất định nào đó là quyền lực của nhà cầm quyền hay của lực lượng an ninh; nhưng cách bắt người sai pháp luật là điều mà một nhà cầm quyền chân chính không nên làm, vì nó làm mất đi sự chân chính của một Nhà nước pháp quyền và làm người dân thấy mất an ninh. Đây là những hành động đi ngược Công pháp quốc tế và trái Hiến pháp cũng như Pháp luật Việt Nam.


Ban Công lý và Hòa bình GP Vinh

-Lê Trần Luật – Về tình trạng mời làm việc và tạm giữ của cơ quan an ninh Việt Nam
Có thể diễn tả thực trạng mời làm việc và tạm giữ của cơ quan an ninh Việt Nam thông qua hàng loạt sự kiện có thật sau đây:
- Trước khi bị bắt về "tội trốn thuế", Blogger Điếu Cày bị thẩm vấn vài chục lần, ông cũng bị Công an khiêng đi chỉ vì "được mời".
- Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, Đoan Trang bị tạm giữ nhiều ngày, sau đó được thả ra với lý do mang tính chất ân huệ và nhân đạo: "chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". Họ đều có cảm giác rằng mình đã bị đi tù suốt thời gian bị tạm giữ.
- Cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát thành phố ngày 19/01/2008 đã có 8 người bị bắt và thẩm vấn suốt ngày, đặc biệt Blogger Uyên Vũ và Điếu Cày bị thẩm vấn câu lưu suốt 30 giờ.

- Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có hơn 20 buổi bị "mời làm việc" trước khi được Cơ quan an ninh kết luận rằng ông là một người yêu nước, lý do là ông đã chủ xướng trang web Bauxitevietnam.info có nội dung phản biện xã hội mạnh mẽ.
- Mới đây Blogger Anhbasg bị mời làm việc đã kiên quyết không đi và cố thủ sau cánh cửa chốt chặt, nhưng đã bị lực lượng an ninh đập bể cửa nhà vào khóa tay chân và khiêng đi khi trên người chỉ có một chiếc quần cộc.
- Còn rất nhiều trường hợp khác nữa mà dư luận đã lên tiếng chỉ trích cách làm việc của cơ quan an ninh Việt  Nam.
Mời làm việc, nếu không đi thì bị áp giải, bị khiêng đi là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt thực trạng này thường xảy ra trong quan hệ giữa lực lượng an ninh và những người bất đồng chính kiến. Bất cứ người bất đồng chính kiến nào cũng có thể kể cho biết đó là hiện tượng phổ biến mà họ đã nhiều lần trải qua. Đặc điểm chung của những sự việc này là một trình tự xử lý có tính chất đe dọa, gây căng thẳng, mất an toàn cá nhân và gây lo lắng cho gia đình người bị mời.
Trước sự nghi vấn của cơ quan an ninh, thường thì người được mời luôn "lờ mờ chưa rõ mình có tội tình gì". Cơ quan an ninh muốn quy kết điều gì đó hoặc là họ muốn biết các thông tin, cũng có thể không liên quan đến  người bị mời mà lại liên quan đến người khác.
Vấn đề đặt ra ở đây là tính pháp lý của giấy mời và việc tạm giữ.
Không có bất kỳ một điều luật nào bắt buộc công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy mời của cơ quan an ninh hay bất kỳ một cơ quan công quyền nào!
Như tên gọi, giấy mời chứa đựng sự tôn trọng từ phía người mời đối với người được mời. Người mời có thể từ chối vì những lý do riêng. Xét ở khía cạnh pháp lý, thì bản thân giấy mời không chứa đựng chế tài bắt buộc,  cưỡng chế phải đi. Xét cụ thể hơn ở khía cạnh Pháp luật Hình sự thì không có khái niệm "giấy mời", mà chỉ có  Giấy triệu tập. Đương sự bị triệu tập khi và chỉ khi có liên quan đến vụ án đã chính thức khởi tố. Đương sự được quyền biết lý do triệu tập, nơi triệu tập, người triệu tập.
Cơ quan an ninh thường đưa ra lập luận là: "Có liên quan đến an ninh quốc gia, buộc phải đi làm việc". Khi đương sự từ chối, lập tức họ "cưỡng chế" "áp giải". Thực trạng này đã đi ngược lại với Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam. Lập luận này cũng không đứng vững nếu không muốn nói là ngụy biện bởi các lẽ sau đây:
- An ninh quốc gia là khái niệm rộng lớn và rất nhiều khi mơ hồ vì tính phòng ngừa quá xa. Đương sự không thể biết mình liên quan như thế nào. Mặt khác, Cơ quan an ninh dễ suy diễn chủ quan và chụp mũ.
- Cho dù có liên quan đến an ninh quốc gia đi nữa thì việc "mời", "áp giải", "cưỡng chế" cũng phải tuân thủ Pháp luật, Hiến pháp và cụ thể nhất là Bộ luật tố tụng hình sự.
- Pháp luật luôn có tính cưỡng chế đối với công dân nhưng cũng chính Pháp luật là công cụ giới hạn quyền lực  của cơ quan công quyền và công cụ tự vệ của công dân tránh sự lạm quyền.
- Không thể lấy lý do an ninh để bất chấp các giá trị của quyền con người, đặc biệt là quyền tự do đi lại, tự do cư trú và quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Sau khi áp giải được đương sự, cơ quan an ninh thẩm vấn liên tục nhiều buổi, cá biệt có trường hợp đến 9 ngày liền. Rất nhiều khi người "được mời" bị giữ quá 12 tiếng mà không có bất cứ lệnh hay quyết định nào. Khi bị dư luận phản đối họ lập tức đưa ra lệnh tạm giữ như một cách "hợp thức hóa". Việc giữ người được mời mà không có bất kỳ thủ tục hay lý do nào là điều sai trái quá rõ.
Còn việc "có lệnh tạm giữ" sau khi "được mời" thì sao? Thoạt nghe và đối chiếu với bộ luật tố tụng hình sự thì thấy cơ quan an ninh làm đúng luật, nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấy lệnh tạm giữ trong trường hợp này là hoàn toàn trái với các quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam:
- Điều 48 quy định: "Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú…"
- Điều 86 quy định: "Tạm giữ có thể áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tôi tự thú, đầu thú…"
Theo các điều luật này thì chỉ có những người bị bắt mới bị tạm giữ, người được mời không phải là đối tượng có thể chịu sự chế tài là tạm giữ. Như vậy, để tạm giữ một người, cơ quan an ninh phải tuân thủ quy trình sau: khởi tố vụ án, ra lệnh bắt, và sau đó mới ra lệnh tạm giữ (trừ trường hợp bắt khẩn cấp và phạm tội quả tang). Bất luận trong mọi trường hợp thì người được mời đều không thể bị tạm giữ.
Ngoài việc giữ người, nhiều trường hợp cơ quan an ninh tự ý giữ luôn cả các vật dụng cá nhân như máy ảnh, điện thoại, giữ các công cụ làm việc như máy tính, máy in, máy ghi âm, cá biệt có trường hợp bị giữ luôn cả tiền bạc, mà không có bất kỳ một thủ tục tố tụng nào.
Theo quy định tại điều 140, 142 và 146 của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc tạm giữ các đồ vật nêu trên bắt buộc phải có lệnh khám xét chỗ ở hoặc khám người và buộc phải có quyết định khởi tố vụ án.
Việc mời không đi thì áp giải, đi thì có thể bị tạm giữ người hoặc đồ vật cho thấy an ninh Việt Nam đã bất chấp Pháp luật, vi phạm Hiến pháp và các quyền căn bản của con người. Qua đó còn chứng tỏ Nhà Nước vẫn tiếp tục phân biệt đối xử và đàn áp những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Sài gòn ngày 30/03/2010
talawas – Ngày 23/3/2010, Luật sư Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasgbị công an Việt Nam bắt giữ trái pháp luật. Cùng ngày, blogger Tạ Phong Tần bị bắt giữ và tịch thu tư trang trái pháp luật. Ngày 31/3/2010, chị Lư Thị Thu Trang, thành viên Khối 8406, bị công an vây nhà.
Mời bạn đọc bài viết của Luật sư Phan Thanh Hải về cách ứng xử cần thiết trong những vụ việc này.
Bởi lẽ các vấn nạn “mời làm việc”, cưỡng bức, đánh đập, đàn áp con người đang lây lan như một nạn dịch ở khắp nơi, dân chúng cần phải dùng sự hiểu biết pháp luật như một công cụ chống lại sự lạm quyền.
Xin đừng hiểu lầm rằng việc tư vấn pháp luật là sự chống đối chính quyền. Tôi chỉ chống lại những biểu hiện sai trái của nhân viên công quyền mà thôi.
Bài này là phần tiếp theo của các vấn đề mà Luật sư Lê Trần Luật đã đặt ra trong bài “Về tình trạng mời làm việc và tạm giữ của cơ quan an ninh Việt Nam” (http://www.talawas.org/?p=18315).
Một số những kinh nghiệm ứng xử mang tính tự vệ, tránh sự lạm quyền của cơ quan an ninh
Đối với giấy mời
Khi giấy mời làm việc ghi lý do mơ hồ: bạn có thể từ chối và đề nghị ghi rõ sự việc mà cơ quan an ninh quan tâm. Nếu không phải là sự điều tra, thẩm vấn thì việc đòi hỏi họ liệt kê ra những câu hỏi mà cơ quan an ninh quan tâm cũng không thể bị quy là chống đối, ngược lại đó là sự tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai bên. Bởi lẽ một tờ giấy mời thì không đồng nghĩa rằng bạn đã có vi phạm gì cả nên không thể lạm dụng nó làm mất thời gian riêng tư của bạn. Pháp luật cũng không có chế tài áp giải cưỡng chế khi không đi theo giấy mời. Vì thế cách tốt nhất là kiên quyết từ chối ngay từ đầu.
Họ xông vào nhà mà không có lệnh thì phải đuổi ra khỏi nhà bằng mọi cách, vì công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở cũng như tài sản.
Dễ thấy rằng sự “đi làm việc” là một loại chế tài, là một biện pháp phạt vạ để trấn áp công dân. Chưa kể khi bị “làm việc” suốt nhiều ngày thì bạn bị giới hạn tự do trong một không gian hẹp, đi đâu cũng có người đi kèm giám sát không khác gì mấy với người bị tù. Đây là sự đàn áp trá hình, khủng bố tinh thần công dân và tất nhiên là trái luật.
Đối với giấy triệu tập
Nhìn thấy giấy triệu tập có lẽ ai cũng cảm thấy căng thẳng bởi lẽ mặt sau nó có đoạn chữ in sẵn về nghĩa vụ “phải có mặt” và “có thể bị dẫn giải” đối với nhân chứng và còn ghi thêm rằng “nếu… thì phải chịu trách nhiệm hình sự…” Nói chung là những quy định được in ra từ Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Thực tế cho thấy rất nhiều sự bất ổn khi cơ quan công an dùng giấy triệu tập. Thường thấy nhất là họ dùng giấy triệu tập khi chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngược lại họ lại ghi vào mặt sau những quy định có tính bắt buộc. Đây là một sự đánh lừa về tâm lý và sai lô-gích, bởi các quy định mà họ ghi ở mặt sau ấy chỉ áp dụng trong “vòng tố tụng”, có nghĩa là đối với một vụ án đã được khởi tố và những tội danh cụ thể.
Bởi họ không xác định rằng bạn có tư cách tố tụng nào nên họ cũng không thể áp dụng sự cưỡng chế của Luật Tố tụng Hình sự đối với bạn.
Cũng cần lưu ý rằng việc dẫn giải hay áp giải chỉ được áp dụng đối với người làm chứng hay bị can bị cáo, các đương sự khác của vụ án hình sự không chịu sự cưỡng chế này. Hơn nữa việc áp dụng dẫn giải luôn phải kèm theo một quyết định dẫn giải bên cạnh một giấy triệu tập.
Khi đã có quyết định khởi tố thì phía công an cũng hay mập mờ về tư cách tố tụng của bạn. Nếu là nhân chứng thì bạn phải là người biết đến những tình tiết liên quan đến vụ án. Tuy nhiên bạn có biết hay không biết về sự việc phạm tội thì nhiều khi vẫn là còn một câu hỏi mà chính cơ quan công an cũng chưa thể chắc chắn, có vẻ như là họ chỉ gọi bạn lên để xác minh rằng liệu bạn có phải là một nhân chứng hay không. Vì thế việc áp giải hay đe dọa áp giải bạn đi là chưa ổn về pháp lý, đây cũng là cơ sở để bạn dùng quyền khiếu nại tố cáo của mình.
Nếu cơ quan an ninh dùng bạo lực, bạn phải bình tĩnh tránh những va chạm không cần thiết để họ lại lấy cớ khác bắt mình như “chống người thi hành công vụ”, “gây rối trật tự công cộng” v.v.
Cách ứng xử khi bị thẩm vấn
Sự cưỡng bức làm việc trái luật và lý do mời làm việc không cụ thể là lý do mạnh mẽ nhất để bạn từ chối trả lời thẩm vấn hoặc từ chối đi làm việc ngay từ đầu.
Cần phải lưu ý rằng nghĩa vụ khai báo chỉ có thể xuất phát từ một hành vi có sai phạm cụ thể của chính bạn (phải được nêu ra bằng một điều luật cụ thể). Vì thế họ không có quyền soi mói mọi vấn đề thuộc đời tư của bạn mà không có gì dính dáng đến an ninh quốc gia hay một tội phạm khác.
Họ hỏi tôi về Tiến Trung, Hoàng Lan, Điếu Cày, CLB Nhà báo Tự do… và tôi cho rằng mình có quyền từ chối trả lời bởi lẽ trong những quan hệ ấy (gặp gỡ, đi ăn tối, đi café…) tôi không chứng kiến bất kỳ một sự vi phạm pháp luật nào và tôi hoàn toàn tự tin về điều đó. Ngoài ra cách hỏi ấy ngụ ý rằng tôi phải chứng minh sự liên quan (đồng phạm) hoặc không liên quan (tức vô tội) của mình, điều này trái ngược với nguyên tắc rằng việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm của cơ quan điều tra, ngược lại bạn không bị bắt buộc phải chứng minh là mình có tội hoặc vô tội. Tuy nhiên bạn luôn luôn có quyền biện hộ cho mình khi thấy cần thiết.
Trong Luật Hình sự có một tội danh là “tội từ chối khai báo”, rất có thể họ sẽ đem ra để đe dọa bạn, tuy nhiên tội danh này chỉ áp dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án mà bạn là đương sự chính thức. Các giấy mời “làm việc” đơn thuần không thể bị quy kết vào tội này.
Một số những lý do hợp lý khác cho việc từ chối làm việc hoặc từ chối khai báo có thể là:
- Yêu cầu làm việc không chỉ ra một vi phạm cụ thể của bạn.
- Nếu chỉ là vi phạm hành chính thì việc từ chối của bạn chắc chắn là không thể phạm tội “từ chối khai báo”, bởi lẽ cơ quan công an vẫn có thể xử lý không phụ thuộc vào bạn có khai báo hay không, hơn nữa chính cơ quan công an phải là người chứng minh rõ việc vi phạm của bạn.
- Người làm việc không mặc sắc phục, hoặc người làm việc không phải là người có tên trên giấy mời.
- Câu thẩm vấn nằm ngoài nội dung ghi trên giấy mời, hoặc đi quá xa sự việc được xem là có vi phạm pháp luật.
- Câu thẩm vấn có tính chất dụ cung, mớm cung hoặc có tính chất chụp mũ áp đặt sự vi phạm lên bạn.
Thực tế cho thấy việc bạn không hợp tác sẽ khiến cho cơ quan an ninh bực bội và muốn trừng phạt bạn bằng cách duy trì việc giam giữ hay đe dọa bạn. Tuy nhiên, khi tin chắc mình không phạm luật thì bạn hãy tuyên bố rằng sự giam giữ của họ là trái luật và đòi hỏi quyết định tạm giữ cũng như dùng quyền khiếu nại tố cáo của mình.
Nếu bạn đã bị khởi tố và bị xác định là bị can thì việc đòi hỏi quyền có luật sư là điều đầu tiên phải nghĩ tới. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong trường hợp những tội có liên quan đến an ninh quốc gia thì bạn không thể có luật sư khi chưa hết giai đoạn điều tra, đây là một tình thế rất bất lợi. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải thấu hiểu rằng “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”
Lời khuyên của tôi là bạn nên khai báo rõ ràng về hành vi của mình và những sự việc liên quan, tuy nhiên cần lưu ý rằng việc thừa nhận mình có phạm tội là một bất lợi rất lớn.
Cũng cần hiểu rõ về nguyên tắc suy đoán vô tội “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật”, có nghĩa rằng bạn chưa thể bị xem là có tội khi có phán quyết của tòa. Hãy vận dụng nó để chống lại những lối thẩm vấn áp đặt hoặc bất cứ kiểu đe dọa khủng bố nào xảy ra khi bị giam giữ và đòi hỏi được đối xử công bằng.
© 2010 Phan Thanh Hải
© 2010 talawas
Nguoi Buon Gio, Góp ý thêm với bài Lê Trần Luật
Một bài viết của luật sư Lê Trần Luật đăng trên talawas được blog Phan Thanh Hải tức anhbasg giới thiệu lại vẻ rất ưng .
Hai đại ca Luật, Hải có vẻ tâm đắc với những biện pháp đối phó với an ninh ( chính xác là an ninh TPHCM).
Nguyên văn bài viết của ls Lê Trần Luật ở đây.http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1414Người Buôn Gió nói với các bạn rằng.
Chớ dại nghe lời anh Luật và anh Ba nếu các bạn ở nước Vệ.
Cả hai anh này một anh từng là luật gia không biết bao giờ trở lại làm luật gia. Còn một anh sắp làm luật gia , cũng không biết khi nào thành luật gia. Nói chung hai anh đều am hiểu pháp luật. Bài của anh Luật trình bày rất đúng với pháp luật.
Nhưng cái mà tôi khuyên các bạn chính là ở cái chỗ đúng đó.Nếu các bạn ở nước Vệ thì đừng nghe theo chỉ dẫn của anh Luật. Như Đảng ta đã nói mỗi nước có một đặc thù khác nhau, không thể áp dụng luật nước này sang nước khác. Ở đây cũng vậy thôi.
Phần thứ Nhất
Anh Luật nói rằng
”Khi giấy mời làm việc ghi lý do mơ hồ: bạn có thể từ chối và đề nghị ghi rõ sự việc mà cơ quan an ninh quan tâm. Nếu không phải là sự điều tra, thẩm vấn thì việc đòi hỏi họ liệt kê ra những câu hỏi mà cơ quan an ninh quan tâm cũng không thể bị quy là chống đối, ngược lại đó là sự tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai bên. Bởi lẽ một tờ giấy mời thì không đồng nghĩa rằng bạn đã có vi phạm gì cả nên không thể lạm dụng nó làm mất thời gian riêng tư của bạn. Pháp luật cũng không có chế tài áp giải cưỡng chế khi không đi theo giấy mời. Vì thế cách tốt nhất là kiên quyết từ chối ngay từ đầu.”
Than ôi, đất nước Việt Nam của anh Luật thật là tiến bộ như mơ. Người dân ở đó có thể tranh luận với các an ninh thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng pháp luật như vậy. Chứ ở nước Vệ quên đi nhé.
Ở nước Vệ, nhất là nơi xa kinh đô. Công sai muốn làm gì cũng được. Một khi công sai đã có nhời gọi cho là may rồi, lại còn giấy má con mẹ gì,mở mồm đòi có khi bị đánh hộc máu luôn. Gọi mày không lên thì ra đường bốn công sai quây lại bẻ tay, vặn cổ tống lên xe. Cưỡng vào mắt, vào đến phủ công sai đánh chết luôn rồi kêu quan pháp y đến bảo chết do tự ngã. Đầy trường hợp như thế rồi. Còn đủ các kiểu nữa đang đi đường xúm vào tóm cổ hô thằng này buôn ma túy bắt. Dân nào dám vào hỏi rõ đầu đuôi. Nhẹ nhàng hơn thửa sẵn mấy thằng cầm đơn bảo tố cáo tội này,tố giác tội kia cứ phải theo quân lính về phủ đã.
anh Luật nói :
”Họ xông vào nhà mà không có lệnh thì phải đuổi ra khỏi nhà bằng mọi cách, vì công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở cũng như tài sản.”
Ở nước Vệ công sai đã vào nhà làm gì là ý họ thích. Kể cả nhà 3 lần cửa nhé, đạp phá xông vào tóm tóc lôi đi. Chả hiểu ở Vệ thì anh Luật nhà tôi định đuổi công sai đi bằng cái cách gì ? Khéo còn thêm tội chống người thi hành công vụ. Hàng chục người dùi cui, súng ống khỏe mạnh xông vào nhà anh. Hàng xóm bên cạnh sở hãi đóng cửa. Anh định cự bằng gì, gọi công sai ư khi chính các công sai đang xô đến.
Tóm lại phần thứ nhất anh Luật nói đối phó với giấy mời ở Việt Nam là như vậy. Còn bạn nào ở nước Vệ thì hãy nghe tôi, một chuyên gia hàng đầu về Vệ Quốc An Nam. Có giấy mời, giấy triệu tập hãy lập tức lên đường đúng giờ, quần áo chỉnh trang, thuốc lá cả bao, chè pha sẵn vào chai. Dặn dò vợ con đâu ra đấy phòng trường hợp một đi không trở lại. Khi đến công đường thái độ phải hớn hở, vui vẻ như hạnh phúc lắm mới được vào cửa quan. Đừng có tỏ thái độ khó chịu hay bực dọc mà chuốc họa vào thân, vì thái độ nào thì cũng chả cưỡng được với quan quân Vệ. Tốt nhất là hãy thật vui.
Phần thứ 2
Cách ứng xử khi bị thẩm vấn.
Phần này thì cũng na ná giống nhau trong mọi hoàn cảnh của các nước Đông Chu Liệt Quốc. Tức là bạn sẽ bị hỏi nhiều thứ rất vô lý. Những cái chả liên quan gì đến bạn. Nhưng ở nước Vệ bạn đừng dãy nảy lên nói tôi không trả lời.
Ví dụ công sai hỏi bạn quen anh A
Nếu có bạn nhận như thường.
Bạn cứ nói tôi quen.
câu hỏi tiếp theo quen thì nói chuyện gì ?
Không nhất thiết bạn phải từ chối, cứ nói quen nói chuyện sức khỏe, gia đình.
câu hỏi tiếp
hãy nói rõ hỏi thăm sức khỏe về tim mạch hay gan , phổi. Thăm gia đình là hỏi cháu gái hay cháu trai, hỏi cô em chưa chồng hay anh trai chưa vợ.
Khi bạn trả lời xong, quan Vệ sẽ hỏi tiếp lý do vì sao lại hỏi thăm sức khỏe.
Bạn trình bày do quen biết , quan tâm. Câu hỏi là sao bạn lại quan tâm.
Đây mới là một cuộc xét hỏi cực kỳ lâm ly, nhưng bạn chớ nên bực mình. Chớ nên thấy nhàm chán căng thẳng hay mệt mỏi. Bạn phải hãy nghĩ rằng mình trả lời những câu hỏi đó là đang làm cho mọi sự việc tốt hơn. Nhưng để trả lời những câu hỏi miên man thế này bạn cần phải có một sự tư duy tốt, một tinh thần ổn định. Nên nhớ mỗi câu hỏi đều có hàm ý duy nhất là khép bạn vào tội. Nếu bạn không có một tinh thần vững chắc, một tư duy tốt thì tốt nhất hãy không trả lời gì hết. Chấp nhận ăn đòn, gãy xương, mù mắt cũng được.
Chuyện anh Luật nói xin nhắc lại là chỉ xảy ra ở nước Việt Nam thiên đường CNXH, một đất nước pháp quyền do Đảng CS đầy rẫy nhân tài lãnh đạo. Còn ở nước Vệ mông muôi, độc tài xin các bạn hãy kiên nhẫn trả lời những câu hỏi muốn đến bao giờ thì đến. Miễn sao bạn ý thức luôn luôn câu trả lời của mình tuyệt đối không hại bạn và cao cả hơn là không hại người. Hãy làm sao ôn hòa, mềm mỏng . Công sai thích hỏi nhiều thì bạn hãy trả lời sao cho sự việc nó đi vòng vèo, xa dần ra khỏi những cái chủ đích của người hỏi đang muốn tìm hiểu. Bạn hãy nhớ là công sai cũng là người, hỏi mãi cũng mệt như bạn trả lời.
Chớ có dại đập bàn,đòi hỏi mọi thức phải theo đúng trình tự pháp luật, bởi nước Vệ làm gì có luật mà đòi. Chỉ có bạo quyền trong tay chính quyền mà thôi. Cho nên anh hỏi thì tôi trả lời, nhưng tôi trả lời theo ý tôi chứ không phải ý anh, đó là cái quan trọng nhất trong khi làm việc với công sai.
Trong phần này chỉ đồng ý với anh Luật đôi điều . Như là đừng có bao giờ nhận mình có tội như người ta chỉ. Nếu có nhận, nhận cái tội gì mà mình nghĩ ra. Ví dụ họ bảo anh tuyên truyền chống phá, hãy chối bỏ và thành khẩn nhận tội nói thật không xin phép.
Hãy tâm niệm một điều,khi bị công sai nước Vệ gọi thì nên xác định trường hợp đen tối nhất là bị đi tù vì một tội ất ơ nào đó như trốn thuế, buôn ma túy, lừa đảo…
Khi bạn xác định là sẽ vậy, bạn sẽ yên tâm hơn.
Đọc bài của anh Luật, thấy anh ấy rất tâm huyết khi đòi hỏi mọi người từ dân đến người chấp pháp làm đúng pháp luật. Như vậy mọi sai trai sẽ bị đẩy lùi, người dân và người chấp pháp , hành pháp dựa trên luật đã ban hành. Cư xử minh bạch, đó là gốc của bền vững.Mừng cho nước Viêt Nam XHCN còn có những người như anh Luật và anh Ba.
Chứ nước Vệ lại khác, phàm khi nước sắp mạt thì không lên gỡ gạc làm gì. Hãy khuyến khích cho công sai ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, thế mới nhanh nhanh ….được.
---------------------------------------------------------------------------------------------

- Tàu ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt, đòi tiền chuộc, "tàu lạ" thì được tha (SGTT)
- Biển Đông: Từ Yale đến Temple (TVN)
 Tôn vinh và bảo đảm an toàn cho ngư dân

pictureNgư dân không chỉ khai thác tài nguyên, làm giàu cho đất nước mà còn góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển
Tìm ngay biện pháp bảo vệ ngư dân (TTrẻ). "Nỗi bức xúc của nhiều cơ quan chức năng: cảnh sát biển, biên phòng… cũng liên quan về quy định chế tài đối với hành vi xâm phạm lãnh hải của các nước. Hiện chính sách xử lý của chúng ta đối với một số trường hợp tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh thổ Việt Nam còn tỏ ra nhân nhượng".Làm gì để bảo vệ ngư dân? Qua proxy. (RFA).
 Biển Đông và đường tìm điểm đồng Việt - Mỹ

Từ hội thảo Yale đến Temple là quá trình nỗ lực thông tin và tìm điểm đồng giữa người Việt và người Mỹ và giữa chính người Việt với nhau về vấn đề Biển Đông, qua đối thoại cởi mở, thẳng thắn.
Biển Đông và Mekong được đề cập trong những thách thức (SGTT)
- Phỏng vấn Đại sứ Michalak: Hoa Kỳ 'sẵn sàng hợp tác' với VN (BBC).
 Trung Quốc biện hộ về kế hoạch tăng sức mạnh hải quân

VIT - Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã phát biểu với những người đồng cấp thuộc các nước thành viên của Hiệp Hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc sẽ không bao giờ là mối đe dọa trong khu vực.
- THỰC HƯ CHUYỆN NGƯỜI VIỆT NHẢY MÚA TRONG LỄ TẾ MÃ VIỆN (blog Phạm Viết Đào). – VỀ VIỆC ĐÓN CỰU CHIẾN BINH VÀ ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC THĂM CHIẾN TRƯỜNG BIÊN GIỚI.
- Tiếp tục loạt bài về "cho nước ngoài-Trung Quốc thuê rừng" trong 50 năm: Bài 10: Thuê đất rừng đầu tư 50 năm không phải để sinh lợi? (VNN)
Vietnam political blogs hacked

HANOI - INTERNET giant Google says Vietnamese computer users have been spied on and political blogs hacked in attacks which a leading web security firm suspects are linked to the Vietnamese government.

Công an sách nhiễu thành viên 8406 Lư Thị Thu Trang

Vào 9 giờ sáng thứ Tư, cô Lư Thị Thu Trang, thành viên Khối 8406, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn, người đã giúp đỡ nhiều dân oan khiếu kiện việc cưỡng chiếm đất đai, đã bị hàng chục công an vây kín nhà.
 Nhân quyền trong khung pháp lý bang giao Mỹ-Việt

Trong một cuộc hội luận về nhân quyền nói chung được tổ chức hôm thứ Bảy 27-03 vừa qua tại hội trường của Văn phòng Quận hạt Mason, Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, đã nêu lên nhu cầu phải "Kết hợp tranh đấu chính trị với tranh đấu pháp lý" để làm công việc ông gọi là "chống cộng sản xâm nhập cộng đồng người Việt hải ngoại và vận động thiết lập dân chủ ở trong nước".
 Bí thư kiêm chủ tịch:Giải bài toán nhân sự bằng dân chủ

(VietNamNet)- Chọn người hội đủ tiêu chuẩn làm bí thư kiêm chủ tịch UBND thực chất là giải bài toán quỹ tích về nhân sự. Cách duy nhất: mở rộng dân chủ.
Hành pháp - tư pháp "bắt tay"

Nghị quyết liên tịch về ban hành Quy chế phối hợp giữa Chính phủ, TANDTC và VKSNDTC vừa được ký.
 Phối hợp công tác giữa Chính phủ với TAND tối cao, Viện KSND tối cao

Ngày 31.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao Trần Quốc Vượng đã ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với TAND tối cao, Viện KSND tối cao.
- VUSTA sẽ tham gia phản biện các chính sách lớn (PLTP).
- Khi doanh nghiệp kiện chính quyền (TNiên)

Thứ trưởng Ngoại giao thăm Trung Quốc

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đang có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc.
Quy định giải mã thông tin mật về kỷ luật của Đảng

Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 317-TB/TW về tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
"Đoàn kết không phải ngoài miệng" Bee
Có 2 sự kiện đáng nhớ diễn ra trong ngày này , ngày 31/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm cảng Hải quân Bãi Cháy. Đoàn kết không phải ngoài miệng mà đoàn kết trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ... Kết quả công tác của địa phương là thước đo sự lãnh đạo của Đảng".
VN xếp thứ 16 về chỉ số cơ hội thị trường mới nổi CafeF
Những nước mới nổi là những nơi đầu tư tiềm năng với quy mô rộng lớn, tốc độ phát triển nhanh cùng với nền kinh tế tăng trưởng cao.
- Xem xét tác động của Trung Quốc với kinh tế Việt Nam (VNN)
- Sẽ xả Quỹ bình ổn: Tìm biện pháp hợp lý kìm giá xăng dầu (ĐĐKết)
 Thương mại Việt-Trung hướng tới đích 25 tỷ USD CafeF
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam-Trung Quốc liên tục tăng trưởng từ 20% đến 25%.
 Hơn 343 tỉ đồng bình ổn 8 mặt hàng thiết yếu phục vụ bữa ăn hằng ngày Lao Động
Ngày 31.3, Sở Công Thương TPHCM đã đề ra kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường, phục vụ bữa ăn hằng ngày của người dân trên địa bàn TP. Chương trình dự trù đáp ứng nhu cầu trong 6 tháng, gồm 8 mặt hàng như gạo (8.000 tấn), đường cát (4.100 tấn), dầu ăn (1.300 tấn), thịt gia súc (6.000 tấn)...
 Mỹ đánh thuế chống bán phá giá túi nhựa PE Việt Nam 52,3% Lao Động
Theo TTXVN, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khẳng định các nhà sản xuất, xuất khẩu (XK) VN đã bán túi nhựa PE với giá thấp hơn giá trị thực tại thị trường Mỹ từ 52,3% đến 76,11% và được hưởng trợ cấp chính phủ từ dưới 1% đến 52,56%.
Mỹ đối xử bất công đối với hàng Việt Nam
(NLĐ) - Ngày 30-3 tại Washington, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ Ngô Văn Thoan khẳng định việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi nhựa đựng hàng bán lẻ (túi nhựa PE) nhập khẩu từ Việt Nam cho thấy Mỹ có thái độ không công bằng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam xuất khẩu được 330.000 tấn cà phê VOV
Sản lượng xuất khẩu này giảm tới 25,3% về lượng và giảm 31% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
 Gas trong nước móc túi người tiêu dùng

(VietNamNet) – Giá trao đổi trên thị trường gas thế giới tháng 4/2010 giảm nhẹ so với tháng 3, song các hãng lớn trong nước vẫn "án binh bất động".
 Nhật tài trợ máy soi container cho hải quan Việt Nam

TPO - Dự kiến ngày 2 - 4, Tổng Cục Hải quan tiếp nhận máy soi container do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Đây là lần đầu tiên Hải quan Việt Nam được trang bị hệ thống máy soi này.
- Hà Nội xốc lại lề lối làm việc (ANTĐ).
 Quy hoạch thành phố Hà Nội thiếu tính khả thi

Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội được chỉ ra 11 điều thiếu sót, theo văn bản của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam gửi cấp chức liên quan hôm thứ năm. Báo Sài Gòn giải phóng online loan tin này.
 Hà Nội chặt 1000 cây xanh đón 1000 năm Thăng Long

(VnMedia) - Sau khi đón nhận cơn gió "Gia đình văn hóa" ùa vào từng nhà, dư âm còn chưa kịp lắng đọng thì người dân quận Hà Đông lại tiếp tục đón nhận "cơn sốc" nữa từ dự án "chặt cây xanh để… chỉnh trang đô thị" của UBND Quận Hà Đông – TP Hà Nội. Chỉ trong vòng vài ngày, hơn 1000 cây xanh trên đoạn đường dài 5,5km đã bị chặt hạ mất hơn một nửa. Đường phố trở nên trống hơ trống hoác, bụi bay mù mịt.
(1/4/2010)

Đóng đinh vào cây sưa: Bảo vệ hay… "bức tử"? VOV
Ban quản lý Công viên Thống Nhất vừa có một "phát kiến" khó hiểu là: đóng "gông sắt" chi chít vào thân cây, khiến nhiều người bán tín bán nghi đặt câu hỏi: Những chiếc "gông sắt" được đóng như vậy để làm gì?
 "Hà Nội không lãng phí tiền cho Đại lễ 1.000 năm"

Việc Hà Nội chi hàng chục nghìn tỷ đồng cho kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều
"Hà Nội không lãng phí tiền cho Đại lễ 1.000 năm" VnEconomy
Việc Hà Nội chi hàng chục nghìn tỷ đồng cho kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, phần đa trong số các nội dung kỷ niệm đại lễ là các hoạt động mang tính lễ tân, mít tinh gây tốn kém và ...
Cốt lõi văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Xưa và NayBáo điện tử Tuyên Quang
Ngừng đề án chôn 1.000 hiện vậtBáo Đất Việt
Không xây dựng khu lưu giữ "1.000 hiện vật gửi tới ngàn năm"Lao động
Hà Nội Mới -An ninh thủ đô -VTC


Hà Nội ngừng đề án chôn 1.000 hiện vật cho ngàn năm (VE).

 Bí thư Thành ủy: Đại lễ không chỉ mít tinh, lễ lạt Bee
Đề án chôn 1.000 hiện vật gửi tới mai sau mới là ý tưởng của một người và chưa được cấp có thẩm quyền nào phê duyệt.
 Sa tế Tứ Xuyên hạn dùng... vô hạn tràn ngập Hà Nội Bee
Khách mua loại sa tế này chủ yếu là những nhà hàng lẩu, quán nướng. Họ mua với khối lượng lớn và chẳng để ý đến xuất xứ cũng như hạn dùng.
Vụ khách sạn SAS: Kiểm toán Nhà nước sẽ vào cuộc

(VietNamNet) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ mời Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia việc tính toán thiệt hại của chủ đầu tư khách sạn SAS.

Easy to fall for the gentle charms of a Vietnamese woman (SCMP 31-3-10)
- Nhiều trẻ em VN bị bán làm 'nô lệ tình dục' (VNN). "Từ năm 1998 – 2010, ít nhất 4.500 phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị bán qua biên giới để phục vụ cho ngành công nghiệp tình dục. Điểm đến của khoảng 65% trong số "nô lệ tình dục" này là Trung Quốc, sau đó tới Campuchia, Lào, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ"
- Vụ ba lần cán người: Liệu có khả năng tài xế bị hoảng loạn? (PLTP).



- Tiếp chủ đề: MẠI DÂM – VẪN CẤM HAY THỪA NHẬN? – BÀI 3:Khu "đèn đỏ" sẽ thách thức chuẩn mực ! (PLTP).
Nữ sinh bị đánh hội đồng chỉ vì… xinh và học giỏi Bee
Khi gặp em Thảo, chúng tôi thấy em vẫn còn chưa hết hoảng hốt vì bị trận đòn vô cớ này từ những người bạn của mình.
Công an vào cuộc vụ nữ sinh lớp 8 bị đánh nhập viện
(Zing) - Vốn là những người bạn tốt của nhau, nhưng chỉ vì thấy cô bạn cùng lớp "chảnh" nên hai nữ "đại ca" đã đánh đập, khiến nạn nhân phải nhập viện. Trong những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet liên tục đưa những clip về ...
Lại thêm một nữ sinh bị đánh dã man vì … "chảnh"VNMedia
'Mắc tội' xinh, học giỏi, nữ sinh bị bạn đánh ngất xỉuVTC
Hiệu trưởng cũng bị hành hungThanh Niên
Sài gòn Giải Phóng -Người Lao Động -VietNamNet


 Hiệu trưởng cũng bị hành hung

Một ngày sau khi bị các nữ học sinh đánh hội đồng ngay trong lớp học, Võ Thị Thanh Thảo - HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai, Q.8 TP.HCM đã kể lại việc mình bị đánh.
Việt Nam, Lào phối hợp xuất bản tạp chí song ngữ Anh-Lào đầu tiên VOA
Một công ty Việt Nam và Bộ Công thương Lào đã cùng hợp tác để xuất tạp chí song ngữ Anh-Lào đầu tiên
 TP.HCM: Nhiều nhà khoa học chỉ nghiên cứu khi... rảnh Bee
Năm 2009, Sở KHCN TP.HCM có 81 đề tài, dự án trễ hạn nghiệm thu quá 24 tháng. Chỉ 31 đề tài trong số đó được giải quyết.
 Không nên tận thu thuế đối với báo chí Bee
Bộ Tài chính cần có sự phân loại các cơ quan báo chí, báo chính trị - xã hội nên được hưởng ưu đãi hơn các báo về kinh doanh, giải trí....
- Không đánh thuế đối với hoạt động báo chí (NTNN)
 Coi chừng, xã hội sẽ biến thành "con tin" của thần thánh!

Tín ngưỡng không phải thứ ai cũng "thọc tay" vào, kể cả về mặt đời sống tâm linh lẫn đời sống vật chất. Càng không phải thứ để tranh giành hay thi thố, khoe tài hay khoe tầm của bất cứ ai. Người ta cứ tự hào với những rầm rộ nhất, hoành tráng nhất, to nhất, hay tầm vóc nhất... Tín ngưỡng đâu phải thế, tâm linh đâu phải thế, văn hóa cũng đâu phải thế!
 Một Việt kiều tặng 20 xe cứu hỏa cho VN

TT - Nguồn tin từ Tổng lãnh sự quán VN tại Houston (Texas, Mỹ) cho biết chiều 29-3, ông Phạm Văn Thủy (Việt kiều) cùng gia đình đã trao tặng cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy VN 20 xe cứu hỏa và đồ cứu hộ.
Hình ảnh khu Tạm cư Công Nghệ Cao quận 9 bị cắt điện
Ngày 25/03/2010, Công ty CP PT Công nghệ cao, một doanh nghiệp "ăn theo" dự án khu CNC đã tiến hành cắt điện các hộ dân tạm cư , lý do là người dân không đóng tiền điện nước. Một người dân lý giải việc không đóng tiền điện nước: "Chính quyền cưỡng chế trái pháp luật nhằm mục đich cướp đất của chúng tôi nên đẩy chúng tôi vào khu tạm cư, một kiểu "dồn dân lập ấp" của chính quyền Ngô Đình Diệm xưa kia. Ba bốn năm nay họ không tích cực giải quyết các khiếu nại khiếu kiện của chúng tôi. Chúng tôi mất đất không còn kế sinh nhai, thất nghiệp, tiền bạc cạn kiệt nên không thể đóng tiền diện nước. Trong khi đ1o thì quyết định 121?QĐ_UB của UBND Tp HCM quy định rõ chi phí tạm cư do chủ đầu tư chi trả. Chi phí tạm cư phải bao gồm tiền thuê nhà ở tạm, tiền điện nước, tiền chi phí sinh hoạt cho cuộc sống trong khi chính quyền chưa giải quyết xong các khiếu kiện của người dân. Vậy mà chủ đầu tư ở đây là công ty CPPT công nghệ cao không thực hiện đúng quy định của thành phố lại còn cắt điện nước c...
 Lỗ hổng chồng… lỗ hổng! -- Bút Lông
Chỉ đến khi vụ cháy hệ thống thu rác nhà cao tầng gây chết hai người, Bộ Xây dựng mới phát hiện ra rằng sản phẩm của Công ty Cổ phần Nhựa cốt sợi thủy tinh Mai Động đang bán trên thị trường không đúng TCVN về phòng cháy chữa cháy, tức là nó đã bị cháy rụi trong khi yêu cầu là làm bằng vật liệu không cháy.
Trong khi đó đã có ít nhất 13 "ông lớn" đã lắp đặt, sử dụng hệ thống thu rác do công ty này sản xuất ở các dự án nhà của Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng Công ty Nhà Hà Nội v.v…
Cũng chỉ đến khi Trung Quốc ra lệnh cấm sử dụng loại hộp xốp để đựng thức ăn đã nấu chín thì Bộ Y tế mới sực tỉnh ra rằng thức ăn nóng đã giải phóng chất monostyren, một loại chất rất độc hại.
Ngoài ra, khi dùng loại hộp này đựng thức ăn, các chất như dầu mỡ, muối, acid từ chanh... cũng sẽ làm cho chất độc từ hộp xốp phát tán gây nguy hại đến gan, tạo ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư. Thế nhưng vài năm nay loại hộp xốp này được sử dụng đại trà để đựng thức ăn chín do sự tiện dụng và giá bán chỉ 200-300 đồng.
Đáng chú ý hơn nữa là chỉ đến khi các sự việc trên gây hậu quả lớn, hoặc dư luận đã quá lo lắng mới thấy Bộ Xây dựng yêu cầu các sở kiểm tra, rà soát; mới thấy lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu viện kiểm nghiệm lấy mẫu. Trong khi đó Luật Xây dựng, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhiều văn bản khác đã quy định rất rõ chức trách của các cơ quan nhà nước trước tính mệnh và quyền lợi người dân.
Thị trường là thiên hình vạn trạng. Mỗi ngày có hàng trăm sản phẩm, dịch vụ mới cung cấp ra thị trường. Ở hai việc trên, Công ty Cổ phần Nhựa cốt sợi thủy tinh Mai Động hay các cơ sở sản xuất hộp xốp có thể phải đóng cửa, thậm chí phá sản vì lệnh tạm dừng cung cấp sản phẩm ra thị trường từ cơ quan nhà nước nhưng người dân vẫn chưa thấy yên tâm.
Bởi sự độc hại, sự thiếu an toàn là những thuộc tính vô hình của sản phẩm mà trong nhiều trường hợp người tiêu dùng không mắt thấy, tay sờ nên đành trông cậy cả vào năng lực chuyên môn cũng như sự nhiệt tâm của cán bộ nhà nước.
Nhưng thực tế lại thế. Lỗ hổng chồng lỗ hổng càng khiến dân hoang mang.
 Cảnh giác với hộp dùng 1 lần

(Dân trí) - Kết quả xét nghiệm 10 mẫu hộp xốp mua tại các quán cơm trên địa bàn Hà Nội chưa phát hiện độc tố trong hộp xốp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn khuyên, không nên quá lạm dụng hộp xốp và nên chủ động dùng hộp có nguồn gốc rõ ràng.
>> Hộp xốp đựng thức ăn… ngập phố
>> Hộp xốp đựng thức ăn chứa chất cực độc với gan

Xã hội hôm nay ngày càng nhiều "chuyện lạ"

Có vẻ như xã hội Việt Nam ngày càng có nhiều chuyện nghịch lý, tréo ngoe, cười ra nước mắt mà người dân các nước nếu có tình cờ được biết chắc cũng không thể nào tin được!
Giá trị sống đang bị chao đảo (TTrẻ).
Báo động về đạo đức, lương tâm lái xe

VIT - Bản án 8 năm tù về tội "giết người" của lái xe Đặng Hữu Anh Tuấn không nhận được sự đồng thuận từ phía công chúng và VKSND TP HCM. VKS đề nghị HĐXX tăng hình phạt đối với Tuấn. Tuy nhiên dù Tuấn có bị xử lý thế nào thì từ vụ án trên chúng ta cần xem xét lại một các nghiêm túc về vấn đề đạo đức và lương tâm của người lái xe.
- Tiền 'trên hết' ở trường THPT Dân lập Bắc Hà? (VNN)
- TS'ngoại' có dám hy sinh lợi ích cá nhân vì đất nước? (VNN). Thiệt ngớ ngẩn nếu tranh luận chủ đề nầy mà không thấy rõ một điều đơn giản: khái niệm "hy sinh … vì đất nước" đâu đồng nghĩa với "về nước phục vụ", mà thậm chí còn ngược lại (tức là về, rồi bị lôi cuốn vào những bộ máy tiêu cực, không chống lại nổi). Họ có thể chờ đợi tới khi đất nước thay đổi hơn nữa, phù hợp với khả năng, chính kiến của họ. Vậy nên không có mẫu số chung cho một ai. Bàn chi cho mệt, nghe ba giọng lên lớp đạo đức … mệt nữa.
- Sa thải bằng đơn xin nghỉ việc (SGTT)
 Phạt 30 triệu đồng nếu bơm tạp chất vào thủy sản

(TNO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Báo động cao về tình trạng hạn hán ở Việt Nam VOA
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam hiện cao hơn bao giờ hết


Mặn xâm thực, một m3 nước giá... 65.000 đồng Báo Đất Việt
Nắng nóng trong thời gian dài, cộng với tình trạng nước mặn xâm thực khiến nhiều địa phương ở miền Nam thiếu nước ngọt trầm trọng. Có nơi, người dân phải mua nướt ngọt với giá "cắt cổ" 65.000 đồng một m3. Tình trạng khô hạn tại các huyện phía đông tỉnh ...
Kiên Giang: Lúa, tôm bị thiệt hại nặng do hạn và nước biển xâm thựccand.com
ĐBSCL tiếp nước ngọt cho vùng khátSài gòn Giải Phóng
Tình trạng thiếu nước ngọt ngày một trầm trọngĐài Á Châu Tự Do
Tin nhanh

 China: Beijing Relocations Put Migrants at Risk
(New York) - The Beijing municipal government's plan to relocate up to one million migrant workers from the city's central Chaoyang district by the end of 2010 puts those migrants at high risk of forced evictions and demolitions, Human Rights Watch said today.


Malaysia tham gia chương trình chống nạn buôn người

Malaysia bắt đầu chương trình chống nạn buôn người nhằm bôi xóa hình ảnh xấu của nước này đối với cộng đồng thế giới




HÃY NÓI DỐI TỐT HƠN NỮA! + BLOG OSIN TÁI XUẤT GIANG HỒ
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Trải qua một chặng đường đấu tranh gian khổ với bè lũ nói thật chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhờ có nói dối mà vợ không làm gì được chồng, cấp dưới không làm gì được cấp trên, phụ huynh không làm gì được cô thầy, bố mẹ không làm gì đựơc con cái.
Nhờ có nói dối chúng ta có được hàng ngàn dự án bánh vẽ, giải thưởng ma, tiến sĩ giấy, công trình dổm. Nhờ có nói dối mà nhân dân tin tưởng, bạn bè quốc tế nể trọng, cho vay ngày càng nhiều đòi nợ ngày càng khó. Thử hỏi cứ nói thật làm thật thì chúng ta có bao nhiêu thắng lợi rực rỡ, bao nhiêu thành công lớn lao, bao nhiêu công trình vì đại. Và lấy đâu ra sự đồng thuận hả các đồng chí, lấy đâu ra?
Có người nói muốn giàu có vững mạnh cần phải nói thật, sai, nếu nói thật thì làm sao có ổn định, không ổn định làm sao nói đến giàu có vững mạnh? Nói dối là để chứng minh chính sự thật là dối trá, là ác ý, là vô cùng nham hiểm. Chúng ta phải kiên quyết bài trừ sự thật bởi vì chỉ có sự thật mới cản trở con đường tiến lên thế giới đồ đồng. ( Không phải thế giới đại đồng, các đồng chí phiên dịch sai, đại đồng là cái đinh gì, nó chính là thế giới đồ đồng).
Gần đây có nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hô hào cần có một ngày nói thật, sai. Đồng chí Tạo không nắm được thông tin, không hiểu được tình hình đất nước nên đã phát ngôn bừa bãi.
Nếu đồng chí Tạo không nói dối làm sao quần chúng say mê nhạc đồng chí được. Đồng chí Tạo viết: quá nửa đời phiêu bạt, ta lại về úp mặt vào sông quê, sai, đồng chí Tạo lười tắm, úp mặt vào sông quê bao giờ. Nhưng nói dối thế mới hay, mới sáng tạo. Nếu đồng chí Tạo nói đồng chí úp mặt vào cái ấy thì có hay nữa không, quần chúng còn say mê đồng chí nữa không.
Cho nên không nên nghe bè lũ nói thật lung lạc mà đề xuất linh tinh. Một phút nói thật cũng không, nói thật thì lợi hay hại… lợi hay hại hả các đồng chí.
Vì thế, tôi đánh giá rất cao lực lượng đánh máy nước nhà. Các đồng chí đã chịu thương chịu khó, đồng cam cộng khó, trên dưới một lòng, đứng mũi chịu sào đưa nói dối nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ nay cậu đánh máy là biểu tượng hào hùng đầy sức sáng taọ của nói dối nước nhà, đưa nói dối nước nhà lên một tầm cao mới.
Thưa các đồng chí và các bạn
Chúng ta không thể tồn tại nếu chúng ta không được nói dối, không biết nói dối. Nhân ngày lễ trọng đại này, tôi kêu gọi các đồng chí hãy phát huy tinh thần tiến công, chủ động sáng tạo, đánh bại mọi âm mưu thâm độc của bè lũ nói thật, đánh bại từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên dành thắng lợi hoàn toàn.
Láu hơn nữa, trơ hơn nữa, lì lợm hơn nữa đó là khẩu hiệu nói dối của chúng ta.
Chúc các đồng chí sức khoẻ và an tâm sống chung với lũ.
P/s: Yêu cầu bà con comment nhẹ nhàng tình cảm để chiếu rượu ngày cá tháng tư đầy ắp tiếng cười.
Bài đọc thêm:
NGÀY NÓI THẬT CHO VIỆT NAM
Nguyễn Trọng Tạo
Hàng giả, bằng giả, chạy thành tích, chạy chức quyền, chạy dự án, chạy tội… đã thành quốc nạn. Trong tất cả những quốc nạn ấy đều bắt nguồn từ sự dối trá. Vậy là dối trá đã thành quốc nạn rồi chăng?
Trên đời, ai chẳng ít lần nói dối, nhưng nói dối đến khi thành quốc nạn thì thật kinh khủng.
Nói dối mãi thành quen, thành tự nhiên, thành "mày phải"… nói dối. Không nói dối không thành gì cả, không được gì cả. Một xã hội ứng xử bằng nói dối là một xã hội đang đứng bên bờ vực thẳm hay đang rơi tự do xuống vực thẳm.
Hơn nửa thế kỷ trước, tình báo Mỹ CIA đã chế tạo ra máy phát hiện nói dối. Đó là loại máy trắc nghiệm tâm lý hay máy ghi điện tim là dụng cụ đo phản ứng sinh lý của con người về huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, sự biến đổi thân nhiệt và độ dẫn điện ở da trong khi người đó đang trả lời một số câu hỏi. Theo lý thuyết thì nếu người trả lời nói dối thì kết quả đo sẽ có những sự thay đổi đặc biệt, và những sự thay đổi này được hệ thống thần kinh giao cảm tạo ra. Tình báo Mỹ và Sài Gòn đã dùng máy phát hiện nói dối ở miền Nam Việt Nam trước 1975, để uy hiếp tinh thần cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị bắt hoặc những người bị tình nghi có hoạt động cách mạng. Nhưng các chiến sĩ cách mạng vẫn nói dối mà máy này không phát hiện được, đó là họ biết cách chống lại nó bằng cách ngủ ngon, nghỉ ngơi, tham gia buổi kiểm tra với tâm trạng thoải mái và cư xử tốt với các nhân viên kiểm tra, cố tỏ ra hợp tác đồng thời duy trì sự bình tĩnh của mình. Vậy là máy phát hiện nói dối cũng phải thua… người nói dối.
Nói dối với địch để bảo toàn và phát triển cách mạng là điều tốt, nhưng nói dối với dân, nói dối với nhau là sự xúc phạm. Nói dối bào mòn niềm tin đến nỗi khi nói thật người ta cũng chẳng thèm tin nữa. Đó là hậu quả khó cứu chữa.
Tại sao thế giới có ngày nói dối – ngày cá tháng Tư? Là khi quanh năm nói thật mãi cũng nhàm, vậy thì dành 1 ngày nói dối cho hả, cho vui, cho cuộc đời cần nhớ rằng, 364 ngày khác không nên nói dối nữa.
Việt Nam ta chả lẽ cứ nói dối cả 365 ngày? Vậy có nên có 1 ngày nói thật cho Việt Nam? Ngày ấy có thể là ngày 2 tháng Tư, sau ngày nói dối quốc tế?
Bạn muốn có 1 ngày nói thật cho Việt Nam không?
(Nguồn: Blog Nguyễn Trọng Tạo)
Diễn văn của bọ Lập chào mừng Ngày nói dối toàn thế giới.
Ảnh: Tác giả blog
Osin mải đi chơi nên mất chìa khóa. Kẻ gian nhặt được và vào xóa mất toi blog của tôi. Từ bấy đến nay, Osin thất nghiệp theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Được các bạn động viên nên tôi đã lập blog này vào đúng ngày 1-4, ngày anh Quê Choa kêu gọi nói dối, anh Nguyễn Trọng Tạo kêu gọi nói thật.
Để nói lý do tại sao mất chìa khóa, xin đăng lại entry của Hiệu Minh. Anh ấy cảnh báo từ hồi tháng 5-2009 nhưng đúng là tôi đã bỏ ngoài tai mới nên nông nỗi mất hết tài sản, nhà cửa.
Nhưng cũng phải nói thật, các comment đã làm Osin bị chủ làm điêu đứng. Vì thế, trong thời gian tới, đề nghị các bạn cẩn thận hơn. Cảm ơn nhiều.
http://newosinblogs.wordpress.com/
 In Myanmar, a man's house can be his prison (Feature) M&C
PHỎNG VẤN: Cam Bốt: Các sắc tộc kêu gọi chính phủ không trưng thu đất cho nước ngoài thu
Các sắc tộc tại Cam Bốt đã gửi đơn kiến nghị chính phủ ngưng việc trưng dụng đất đai của người dân để cho doanh nghiệp thuê. Họ đòi hỏi chính quyền Phnom Penh tôn trọng cam kết không phân biệt chủng tộc.


Journalists' E-Mails Hacked in China
Infiltrations that appeared to be aimed at people who write about China and Taiwan rendered their Yahoo accounts inaccessible, according to those affected.

Thủ tướng Việt Nam thăm Myanmar

(VietNamNet) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Myanmar từ 2 - 4/4 theo lời mời của người đồng nhiệm Thein Sein.

Tổng số lượt xem trang