Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa

Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa

VIT - Trung Quốc thông qua "đề án bảo vệ di vật khảo cổ" tại Hoàng Sa của Việt Nam. Đề án "bảo vệ di vật khảo cổ" này do cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc đệ trình trong “hai kỳ họp” của Trung Quốc, theo đó trong thời gian tới Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm khảo cổ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo như đề án được đệ trình “hai kỳ họp” vừa qua, phía Trung Quốc cho rằng, ngay từ thời Tây Hán quần đảo Hoàng Sa đã là “con đường tơ lụa trên biển” quan trọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nhận định do vị trí giao thương trên biển quan trọng nên tại khu vực này sau khi xảy ra các vụ đắm tàu sẽ là một trong những khu vực chứa nhiều tài liệu khảo cổ có giá trị quan trọng. Chính vì vậy, việc đưa khu vực này vào khu vực khảo cổ cần được bảo vệ và nghiêm cứu một các nghiêm túc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động bước đầu khai thác và tìm hiểu khảo cổ tại khu vực biển này của Việt Nam. Đến năm 2007 và 2008, Trung Quốc cũng đã cử tàu “đảo Hoa Quang 1” tới đây tác nghiệp. Tiếp đó, tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã tiến hành khảo sát một khu vực rộng 7100km vuông đồng thời phát hiện ra 11 địa điểm có khảo cổ quan trọng. Đồng thời đến tháng 9 năm 2009, một trung tâm bảo vệ di sản văn hóa dưới nước quốc gia của Trung Quốc cũng đã được thành lập. Trung tâm này cùng với Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa có nhiệm vụ xây dựng đề án bảo vệ khảo cổ dưới biển tại Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo các chuyên gia khảo cổ nước này nhận đinh, khu vực biển này có nhiều tài liệu và hiện vật khảo cổ quan trọng chưa được khai thác. Tuy nhiên do phân bố trên diện tích rộng với số lượng nhiều, bên cạnh đó địa điểm lại cách xa Trung Quốc đại lục…những điều đó chính là một thách thức đối với giới khảo cổ nước này.

Được biết, các hiện vật khảo cổ trong khu vực biển này chủ yếu là đồ sứ và đồ đồng.

Trong công tác bảo vệ mà đề án đưa ra bao gồm hai vấn đề lớn. Một là tăng cường công tác tuyên truyền pháp quy về tầm quan trọng bảo vệ văn vật dưới đáy biển, áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các hoạt động trục vớt văn vật phi pháp. Thứ hai, kết hợp giữ các cơ quan chức năng của chính phủ, địa phương, ngư chính..tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ các hiện vật dưới biển thuộc khu vực Hoàng Sa mà phía Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền của họ.

Hiện, tại Hoàng Sa phía Trung Quốc đã phát hiện ra hơn 50 địa điểm khảo cổ có giá trị, trong đó đặc biệt chú ý là đảo Trung Bắc và đảo Cam Tuyền đã được Quốc Vụ Viện nước này liệt vào khu vực bảo vệ quan trọng.

Theo như đề án trên, cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc đã đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn nhằm bảo vệ và nghiêm cứu khu vực văn vật quan trọng dưới đáy biển thuộc phạm vi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cụ thể, thứ nhất, tích cực đẩy mạnh và cổ vũ các công trình nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này. Đồng thời liệt công tác bảo vệ văn vật dưới nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trọng tâm công tác của “kế hoạch 5 năm lần thứ 12”. Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu chuyên đề và báo cáo liệt kê văn vật cụ thể. Thứ ba, làm tốt công tác bảo vệ văn hiện vật dưới nước thuộc Hoàng Sa. Thành lập trung tâm nghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa dưới nước khu vực Biển Đông và Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa. Các bộ ban nghành có liên quan làm tốt công tác khảo sát khao học, định kỳ tuần tra, các tàu ngư chính tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hộ tống, trục vớt khảo cổ. Thứ tư, áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khác đối với các hành vi vi phạm, trục vớt trái pháp luật các cổ vật. Thiết lập mối liên hệ tương quan giữa các cơ quan liên quan, nghiên cứu và tìm ra phương thức công tác hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan chuyên trách qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

Những hiện vật khảo cổ (cho dù là có căn cứ khoa học chính xác) là những tư liệu khoa học có giá trị, nhưng nó không là chứng cớ khẳng định chủ quyền một vùng đất hay một vùng biển. Chủ quyền quốc gia đối với một vùng đất hay vùng biển được xác định dựa trên các công ước quốc tế. Việc Trung Quốc đưa quân vào đánh chiếm và chiếm giữ bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là hành động xâm lược, chống lại các công ước quốc tế. Ý đồ đen tối lấy khyếch trương công việc khảo cổ học nhằm lẩn tránh các cuộc đối thoại nghiêm túc là tiền đề cho những hành vi nham hiểm.

Cho dù là dưới hình thức nào, vị khoa học hay không, thì việc Trung Quốc tiến hành tìm kiếm khảo cổ học tại quần đảo Hoàng Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam và công ước trên biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và hiệp ước ứng xử giữa Trung Quốc và Asean về các vấn đề trên biển.


Cao Phong (theo GOV.CN)



Cần chính sách tương thích
(Toquoc)- Năm 2010 nền kinh tế phải đối mặt với những nhóm nguyên nhân nội tại và ngoại lai, tác động.



Tập đoàn Kobe (Nhật Bản) sẽ đầu tư nhà máy thép 1 tỷ USD tại Việt Nam CafeF
Dự kiến tháng 1/2011, Kobe sẽ khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên tại Khu công nghiệp Hoàng Mai.




Không thể che mắt dân – Lượm lặt đó đây

Lắng nghe ý kiến người dân đã được nói nhiều gần đây , và chúng ta hãy giã từ tư duy “đóng cửa bảo nhau”,cũng cần hiểu được một chân lý Không thể che mắt dân

Hai hình ảnh trái ngược Tuấn Sơn – N.V.Long
BVN nhận được thư của hai bạn đọc gửi về cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh trái ngược cùng phơi bày trong cuộc sống thường nhật, nói lên hai loại thái độ có thể nói là đối lập hẳn nhau, phản ánh hai trình độ nhận thức chính trị không đồng nhất, đang cùng tồn tại trong xã hội chúng ta. Bauxite Việt Nam
1. Khách sạn Kỳ Lừa Lạng Sơn dùng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc
Chụp đặc tả hình “lưỡi bò” trên bản đồ Trung Hoa
Chụp đặc tả hình “lưỡi bò” trên bản đồ Trung Hoa

Vì sao VNEXPRESS không phản đối Trung Quốc? Nam Viet

VNEXPRESS ngày 04/04/2010VNEXPRESS ngày 4/4/2010



TP.HCM có 118 máy ATM bị rò điện Đài Tiếng Nói Việt Nam
Theo lãnh đạo Công ty Điện lực TP.HCM, tất cả 118 máy ATM bị rò điện này đã được ngành điện phối hợp các ngân hàng ngắt nguồn điện và cô lập. Trong hai ngày 3 và 4/4, qua kiểm tra khẩn cấp 1.329 máy ATM tại TP.HCM, Công ty Điện lực TP. ...
Hàng loạt máy ATM bị rò điệnNgười Lao Động
Yêu cầu rà soát ATM trên toàn quốcVNExpress
TP HCM: 57 buồng ATM bị rò rỉ điệncand.com
Tiền Phong Online -Lao động -Đài Tiếng Nói TPHCM

10.000 công nhân đình công gây ùn tắc quốc lộ
TTO - Sáng nay 5-3, khoảng 10.000 công nhân công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen VN (trụ sở đóng tại xã Hóa An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công sang ngày thứ ba.







Một bất ngờ đã xảy ra khi toàn bộ công nhân đã ngưng làm việc buổi sáng, kéo xuống quốc lộ 1K, đòi quyền lợi đã khiến giao thông ra vào khu vực này bị ùn tắc.
Hàng chục ngàn công nhân tham gia đình công
Nhiều công nhân cho hay công ty đã ép công nhân làm việc quá giờ, chậm tăng lương, không trả tiền thâm niên và chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chưa hợp lý…
Lực lượng cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự ở khu vực này yêu cầu công nhân đình công có trật tự và tổ chức phân luồng giao thông. Khoảng 9g30 phút, một thanh niên trong đám đông đã bị cảnh sát bắt giữ khi được cho là quá khích, tham gia tấn công cảnh sát.
Vào thời điểm này, công nhân đã tràn lên đoạn chợ Hóa An bao vây cảnh sát và yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ thả ra. Sau đó, hàng ngàn công nhân tiếp tục quay trở lại trụ sở công ty, tiếp tục đứng tràn ra quốc lộ và kéo băng rôn “Công nhân đại đoàn kết”.
Công nhân công ty Pouchen đình công
Một quan chức có trách nhiệm ở tỉnh Đồng Nai cho hay trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực yêu cầu giới chủ giải quyết quyền lợi cho công nhân thì xảy ra sự việc trên.



Hà Nội: Phát hiện hộp xốp có nguồn gốc Trung Quốc
Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế đã thu được một số mẫu vỏ hộp xốp đựng cơm (có in chữ Trung Quốc) tại Nhà hàng 123, 55 phố Huế, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào ngày 3/4.



U.S. delays China yuan ruling ahead of Hu visit
WASHINGTON (Reuters) - U.S. Treasury Secretary Timothy Geithner said on Saturday he was delaying an April 15 report on whether China manipulates its currency but pledged to press for a more flexible Chinese currency policy.

Tổng số lượt xem trang