Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thôi điều hành Bộ Giáo dục

- ‘Hãy Yêu Nước Bằng Cách Của Chính Mình!’ – (TCPT số 32)

Ngư trường Quảng Ngãi bị đe dọa (NLĐộng).

Khao khát của những ngư dân bám biển (VE).

Bài 11: Quảng Nam hào phóng “cho không” đất trồng rừng (VNN).


On South China Sea island, Vietnam leader vows to protect territory (M&C)

- Chủ tịch nước thăm Quân chủng Hải quân (QĐND). Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước, Quân đội và Hải quân NDVN nhất quán với chủ trương giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ trên biển bằng con đường ngoại giao, đối thoại, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi nước; gìn giữ môi trường hòa bình trên biển. Song, Việt Nam cũng nhất quán với chủ trương: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong mọi tình huống.”
Tờ Quân đội Nhân dân ngó vô đây để mà … xấu hổ về màn ăn bớt câu chữ của lãnh đạo:
Chủ tịch nước: ‘Không để bất cứ ai xâm lấn biển đảo’ (VNN).

- Phỏng vấn ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản: Ngày Truyền thống ngành Thuỷ sản Việt Nam 1/4: Tôn vinh và bảo đảm an toàn cho ngư dân (VOV). Ngao ngán! Khi được hỏi hiên nay tình trạng tàu cá, ngư dân của Việt Nam bị phía nước ngoài bắt giữ đang trở nên rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Vậy làm thế nào để bảo vệ cho ngư dân khai thác chính đáng trên biển”, thì ổng đưa ra hai giải pháp toàn là “rà soát văn bản” và “tuyên truyền cho ngư dân”. Có nghĩa ổng chỉ nghĩ tới tình trạng ngư dân ta qua các nước khai thác hải sản, mà như không biết/không quan tâm chuyện bà con bị kẻ ngoại bang tới cướp bóc, bắt bớ ngay trên vùng biển của mình.


- Vandyke & Bennett, CÁC QUẦN ĐẢO VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN Ở BIỂN ĐÔNG (NCBĐ)

- Ronald A. Rodriguez, NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY TẠI HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI LOAN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÔNG NAM Á (NCBĐ)

- CÔNG VĂN CỦA MỘT CHỦ TỊCH TỈNH GỌI LÍNH TQ ĐÁNH VIỆT NAM LÀ LIỆT SĨ ? (blog Phạm Viết Đào)




- Việt Úc hợp tác phòng chống tội phạm (BBC). Qua proxy.

- Vụ cướp hàng chục nghìn tấn than tại Quảng Ninh: Đường đi của “bọ cạp” (NTNN)

Cướp than??? VOV
Hàng chục vạn tấn than, tương đương hàng trăm tỷ đồng đã bốc hơi vô tăm tích. Tại hiện trường, chỉ còn lại 11 hố mỏ mà Công ty than Mạo Khê phải mất hơn một tháng mới có thể lấp kín để hoàn nguyên.

Phó tổng TKV thừa nhận việc cướp than là có thật Bee
Các đối tượng đã dùng 27 máy xúc và 80 xe tải đào 12 điểm trên địa bàn ranh giới mỏ của Mạo Khê để cướp than.




IMF đánh giá tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam VOV
Tại bản báo cáo ngắn gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã có những nhận định, đánh giá tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.


Các kinh tế gia của IMF đã “nhầm lẫn”?
Liệu IMF có thực hiện được một nhiệm vụ của mình là giúp các nước thoát khoải tình trạng khó khăn kinh tế không?


- Lãi suất cao, vốn nằm kho (TTrẻ). – Chính phủ yêu cầu hạ thêm lãi suất cho vay (DTrí). – TS Nguyễn Minh Phong: Lãi suất huy động đụng trần đã lâu (TVN)

- “CPI tăng cao chỉ là thông tin mang tính cảnh báo” (TTX)

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (RFA). Qua proxy.

- Cung thấp, cầu cao (TBKTSG).

- Cho vay ngoại tệ tăng đột biến, vay nội tệ sụt giảm (PLTP/VE)


Sửa Luật Lao động: “Nóng” chuyện tiền lương và quan hệ lao động

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về lao động việc làm khi đồng lương được trả không tương xứng với sức lao động


- Luật Doanh nghiệp: Càng hướng dẫn, càng rối (VNN). – Kiến nghị bãi bỏ chứng chỉ hành nghề (PLTP).


Hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp: Nhiều bất cập

Nhiều luật gia được mời góp ý đều tỏ ra khá bức xúc trước những bất cập của hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp


- Cá tra VN phải ở giếng khoan (DĐDNghiệp).

- Sữa ngoại: chi phí quảng cáo quá cao (TTrẻ)

- Việt Nam cân nhắc việc sử dụng công nghệ hạt nhân của Nhật Bản (VOA). Qua proxy.

- Đăng ký tên miền quốc tế không khai báo: bắt đầu phạt! (VNN).

- Khám phá trường quay bộ phim “Vua Lý Công Uẩn” (TTVH)

- Nhà khoa học nghi ngờ năng lực nhà thầu tư vấn quy hoạch Hà Nội (ĐViệt)


Dự thảo Luật thủ đô đang bỏ quên… nông dân (II) Bee

Tại dự thảo có nói thủ đô là đơn vị “hành chính đặc biệt”, tuy nhiên vấn đề này chưa được quy định trong hiến pháp.

- Quận ‘qua mặt’ thành phố để ‘trảm’ cây xanh? (ĐViệt). – Nhưng … Bí thư Hà Nội ủng hộ trồng cây sao đen (Tổ quốc).


Không chỉ là đạo đức

Báo chí vừa phanh phui một số bác sỹ nhận tiền chiết khấu (hoa hồng) từ 10-30% trên giá thuốc của Công ty dược Schering - plough với số tiền từ hành trăm triệu đến nửa tỷ đồng/tháng.


Thứ trưởng Phạm Vũ Luận phụ trách Bộ GD-ĐT Thanh Niên
Theo tin từ Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), từ ngày 1-4, Thứ trưởng thường trực Phạm Vũ Luận bắt đầu phụ trách Bộ GD-ĐT. Trước đó, ngày 29-3, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã bàn giao công việc lãnh đạo bộ cho Thứ trưởng thường ...
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thôi điều hành Bộ Giáo dụcDân Trí
Báo cáo tình hình bạo lực học đường trước ngày 15.4Báo văn hóa Online
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thôi điều hành Bộ Giáo dụcVNExpress


- Biếm họa Việt Nam đang thiếu lớp trẻ kế cận (TTX). Chắc lớp trẻ nó ngán khi ngó thấy người cầm chịch tờ báo ít tếu nhất, muốn mếu nhất VN đứng ra trao giải tếu. Chuyện thiệt tếu!


- Bạo lực và bệnh thành tích (SGGP).


- Thí điểm đại hội đảng bộ cơ sở ở Đà Nẵng: Nhiều tham luận chủ yếu kể thành tích (TTrẻ).

Hiệu trưởng ăn chặn, phụ huynh than, giáo viên khóc”: Bại lộ mới ‘chạy’ phụ huynh (TPhong)

- Cà Mau: Xã hội hóa đưa học sinh đến trường – một ý nghĩa nhân văn. Báo Giao thông Vận tải thì cứ bàn coi cách nầy hay dở ra sao, chớ cứ những lời hoa mỹ hoài thấy ngán.



Nguyễn Mai Sơn – Chưa có “đại gia” cho phát triển văn hóa

Chưa có “đại gia” cho phát triển văn hoá.

Trên báo VietNamNet, họa sĩ Lê Thiết Cương hỏi: “Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra? Nếu giả sử đây là tiền của mấy vị nào đó cung tiến thì cũng không được hay lắm bởi vì tham quá”.[1]

Cứ tưởng là họa sĩ bảo “đại gia” kia tham vì “tham tài trợ”, không biết cho người khác hùn công đức với. Ai dè, họa sĩ Lê Thiết Cương lại đổi giọng “thiền” để lên lớp người Phật tử: “những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh”.

Thích nói chuyện “thiền” nhưng không làm chủ được chính những điều mình nói. Không hiểu hết những thuật ngữ thiền, nhưng cứ sính dùng. Đó cũng là cái bệnh thích lấy “thiền” làm sang của một số “nghệ sĩ”, “trí thức” ở Việt Nam hiện nay. Một “đại gia” chi 1,9 tỉ đồng cho hoạt động của một tôn giáo mà bị nói là vô minh, vậy thử hỏi việc rước xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ về Việt Nam có phải là một sự kiện văn hóa không? Nếu Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch không thể trả lời được cho câu hỏi này thì có lẽ phải đi hỏi người nước ngoài chăng? Thật đáng buồn nếu điều đó xảy ra. Nhưng nếu có người trả lời đó đúng là “sự kiện văn hoá”, liệu người đó có ngại khi bị họa sĩ Lê Thiết Cương bảo là “người bình thường” để phân biệt với “người biết” không?

Trên diễn đàn VietNamNet, có người đã không ngại với tính từ “người bình thường” để nói: “Đấy quả thật là một sự kiện tâm linh lớn lao cho những Phật tử Việt Nam nói riêng và cho văn hoá của đất nước nói chung” (Thư của một Phật tử gửi Đại đức Thích Thanh Thắng). Và có người lại bảo: Thiết nghĩ đó cũng là sự kiện mang ý nghĩa đối ngoại khi những viên ngọc xá lợi đã được phía bạn trao cho Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi bà sang thăm Ấn Độ”; “Tôi nghĩ rằng bình thường, ít ai lại có thái độ khắt khe và so đo trước một sự kiện tôn giáo có ý nghĩa lớn lao như vậy” (Phật ở tại tâm – đâu cần sắp mâm cao cỗ đầy).

Thử hỏi các nhà kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu của Việt Nam, rước xá lợi Đức Phật là “một sự kiện đối ngoại”, “một sự kiện tôn giáo có ý nghĩa lớn lao”, “một sự kiện tâm linh lớn lao cho những Phật tử Việt Nam nói riêng và cho văn hoá của đất nước nói chung”, mà chi ra hơn 1,9 tỉ đồng, quý vị có nghĩ đó là “lãng phí” hay không? Nếu tất cả các phép so sánh được đưa ra trong sự kiện này cũng không thể trả lời được câu hỏi “lãng phí hay không?”, có phải Việt Nam đang thiếu các tiêu chí định tính, định lượng cho các sự kiện liên quan đến văn hóa?

Thật không ngờ sự kiện có một không hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, có ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với một tôn giáo nhiều đời nay vẫn được xem là gắn bó với dân tộc, chỉ vì có một người Phật tử tự nguyện cúng 1,9 tỉ đồng cho lễ rước xá lợi Đức Phật lại nhận phải những lời nhận xét thiếu tôn trọng như vậy?

Còn nhớ, trên diễn đàn Chưa có “đại gia” cho phát triển văn hoá, họa sĩ Lê Thiết Cương từng nói: “Thập loại chúng sinh thì có thập loại nhu cầu. Tôi cũng không lấy làm buồn vì công chúng nghe nhạc cổ điển ở VN quá ít. Nước mình trải qua mấy chục năm chiến tranh, mới đổi mới hơn 20 năm, đời sống còn rất nhiều khó khăn, sao có thể đòi hỏi có được nhiều người yêu nhạc cổ điển như các nước khác. Chưa kể giá trị của văn hóa ở VN vẫn còn quá rẻ. Ngay tranh của tôi cũng có bán ở VN đâu. Kêu tranh tôi đắt nhưng tại sao người ta có thể mua được rất nhiều cái nhà, đổi rất nhiều xe hơi mà không ai kêu rằng chúng đắt?”.[2]

Vâng, “thập loại chúng sinh thì có thập loại nhu cầu”, “giá trị văn hoá ở Việt Nam vẫn còn quá rẻ”. Nhưng chắc chỉ có tranh của họa sĩ mới xứng đáng được “đắt đỏ”, và nếu ai có bỏ nhiều tiền ra mua tranh của họa sĩ thì cũng chớ cảm thấy lãng phí. Và lỡ có người bỏ 100.000 USD mua tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương, không biết khi ấy hoạ sĩ có bảo người ta vô minh không?

Và nếu đúng như “nhu cầu” mà họa sĩ Lê Thiết Cương phân chia, thì làm sao có thể bảo người xây ngôi biệt thự hàng chục triệu USD hãy xây nhà vài trăm triệu đồng thôi, chi số tiền “lãng phí” còn lại cho những người đang ở nhà cấp 3, cấp 4. Vân vân. Các nhu cầu có ý nghĩa khác nhau trong xã hội nếu cứ đưa bài toán “làm từ thiện”, “lãng phí”, “đắt đỏ”, “tốn kém” vào thì chắc chắn Việt Nam là một nước gương mẫu trong tiết kiệm mà cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ. Chỉ tiếc rằng đó là câu chuyện “hà tiện mồm người”, bởi những gì chính quyền hội hè linh đình, “kỷ niệm” quanh năm suốt tháng thì không thấy hoạ (sĩ) nào lên tiếng về sự lãng phí cả. Gần đây nhất là sự kiện liên quan đến Phật giáo, gần 400 tu sĩ Làng Mai bị đánh đuổi khỏi Bát Nhã sao không thấy những người như họa sĩ Lê Thiết Cương ra tay trượng nghĩa giảng cho chính quyền một bài học về văn hoá, về lãng phí sức lực, tiền của để thuê du côn hành xử? Hay vì xã hội Việt Nam bỗng trở nên có văn hoá hết rồi sau khi các gia đình đồng loạt được gắn biển văn hóa?

Một “đại gia” (Phật tử) tài trợ cho sự kiện văn hoá (rước xá lợi Đức Phật) của tôn giáo mình, thì bị chính những người quan tâm đến việc: Chưa có “đại gia” cho phát triển văn hoá đánh đòn phủ đầu. Đây liệu có phải là đòn “gậy ông đập lưng ông” hay chỉ là sự nối dài của câu chuyện “nơi đây có bán cá tươi” trong đời sống ứng xử Việt Nam?

© 2010 Nguyễn Mai Sơn

© 2010 talawas


[1] http://www.tuanvietnam.net/2010-03-18-phat-xa-loi-va-nhung-chiec-xe-doi-moi-dat-tien

[2] http://tuanvietnam.net/2009-10-31-chua-co-dai-gia-cho-phat-trien-van-hoa-


Người tị nạn ở Đông Nam Á có thể hy vọng? Lê Nguyên Hồng

- Mỹ sẽ hỗ trợ Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL đối phó với biến đổi khí hậu và nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em (ĐCS)
- Bài cuối: Việt Nam nên theo cách của Thái Lan? (PLTP)


- Trung Quốc đang treo 4 tỷ quả bom nguyên tử trên đầu cư dân hạ lưu sông Mekong (Vit). Đúng quá! – Trung Quốc lại chối bỏ trách nhiệm làm sông Mêkông cạn kiệt (RFI). – Bấp bênh số phận sông Mê Kông (TNiên). – ‘Ngụy trang’ cho lý lẽ phát triển thủy điện (VNN)


- Nước ngọt cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: bao giờ? (SGTT). Thử hỏi có ai không đau lòng khi nghe nhân dân vùng sông nước chằng chịt lại đang thiếu nước và phải mua nước ngọt thô với giá 30.000 đồng/m3

- Ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ môi trường”: Để cứu sông Đồng Nai: Xử lý nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm … (SGGP).


“Nhịn thở” vào làng chế tác sừng

(VnMedia) Làng "sừng" Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội, một làng nghề được hồi sinh sau quãng thời gian dài gián đoạn và nổi tiếng hái ra tiền bởi nghề chế tác sừng. Nhưng hiện nay, đây là một trong những làng nghề có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng bởi chính những công nghệ sản xuất lạc hậu tại đây.


Những cánh đồng và dòng sông chết

TTCT - Những cánh đồng vốn trù phú của bà con người dân tộc Tày, Nùng... ở tỉnh Bắc Kạn đang chết dần bởi tình trạng khai thác vàng cả trái phép và có phép.



Vietnam police free civets, fail to find bear (M&C)


- Hội chứng tự tử trong giới quan chức Trung Quốc (TTX)


Thuốc Đông y Trung Quốc gây ung thư bị cấm ở Anh Bee
Khi tiếp xúc với axit aristolochic trong thuốc có thể gây ra suy thận và ung thư ở người sử dụng, đặc biệt là gây ung thư đường tiết niệu.

Tổng số lượt xem trang