- Hà Nội và Manila ‘đừng đùa với lửa’ – (BBC).
Mafiovi: - Okay, We play with water, guys as our ancestors did on Bach Dang , ha ha…
Nhật báo tiếng Anh China Daily của Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo Philippines và Việt Nam ‘đừng đùa với lửa’ ở Biển Đông trong một bài xã luận hôm thứ Năm ngày 12/4.
Cùng lúc, tờ Hoàn cầu thời báo cũng đăng bài xã luận nói về tranh chấp Biển Đông.
“Những động thái mới nhất của hai nước láng giềng của Trung Quốc đã vượt quá sự tha thứ. Những động thái này thách thức trắng trợn sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc,” bài xã luận của China Daily viết.
‘Kiềm chế tối đa’
Bài này cáo buộc Việt Nam và Philippines đang tạo ra những tranh cãi mới ở Biển Đông và Trung Quốc nên có thêm các biện pháp bảo vệ lãnh hải.
Đề cập đến cuộc đối đầu với hải quân Philippines hiện đang diễn ra ở bãi cạn Scarborough, China Daily mô tả tàu hải quân Philippines đã ‘quấy rối’ ngư dân Trung Quốc đang thả neo ở một đầm phá ‘gần đảo Hoàng Nham’.
Việt Nam cũng bị China Daily phê phán với việc ký thỏa thuận khai thác dầu mỏ ở Biển Đông với công ty Nga – một hành động mà báo này cho rằng ‘đang lôi kéo một cường quốc như Nga vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh’.
“Manila và Hà Nội phải dừng ngay việc tranh giành các lợi ích mà họ không có quyền,” bài xã luận cảnh báo, “Các nước này nên nhớ rằng đi vào vùng biển sóng gió là điều mạo hiểm.”
China Daily cáo buộc rằng kể từ cuối những năm 1970 khi mà Biển Đông được phát hiện có trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên dồi dào thì hai quốc gia này đã ‘cạnh tranh với nhau để chiếm đoạt những hòn đảo và đảo san hô 'của Trung Quốc' để khai thác phi pháp các tài nguyên’.
Tuy nhiên, tờ báo này cho biết Trung Quốc rất coi trọng việc duy trì quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện với các nước trong khu vực và rằng nước này luôn cố gắng kiềm chế tối đa vì họ mong muốn môi trường xung quanh ổn định.
“Tuy nhiên sự kiềm chế của Trung Quốc không nên bị hiểu lầm. Chúng tôi không thiếu phương tiện và lực lượng để hành động mạnh bạo hơn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,” bài xã luận đe dọa.
Hộ tống tàu cá
Cùng lúc, tờ Hoàn cầu thời báo cũng đăng bài xã luận dưới tiêu đề ‘Các lý tưởng hòa bình bị đặt dưới họng súng ở Biển Đông’ hôm thứ Năm 12/4.
Bài xã luận này cũng có cùng giọng điệu với China Daily, tức là Trung Quốc luôn duy trì sự kiềm chế ở Biển Đông nhưng đe dọa sẽ đáp trả nếu các nước khác khiêu khích.
“Nếu tàu hay tàu cá Trung Quốc bị tấn công bởi các tàu hải quân của Philippines hay Việt Nam thì điều này sẽ báo hiệu leo thang tranh chấp,” bài xã luận viết, “Hải quân Trung Quốc sẽ có đáp trả.”
“Nếu một cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Nam Hải, Trung Quốc sẽ không bắn phát súng đầu tiên nhưng sẽ đáp trả tương xứng.”
Hoàn cầu thời báo trấn an Trung Quốc sẽ không giải quyết các tranh chấp thông qua các phương tiện quân sự.
“Chúng tôi có kiên nhẫn để cùng tìm kiếm giải pháp với các quốc gia có liên quan thông qua thương lượng. Chúng tôi vẫn kiềm chế trong việc bảo vệ các lợi ích của mình,” bài xã luận viết.
Hoàn cầu thời báo cũng tỏ rõ thái độ cứng rắn đối với cuộc đối đầu hiện nay với Hải quân Philippines.
“Cuộc đối đầu này xảy ra trong ngư trường quen thuộc của Trung Quốc. Philippines chưa bao giờ thật sự kiểm soát đảo Hoàng Nham,” tờ báo cho biết và nói thêm rằng phản ứng của Trung Quốc là theo trình tự thông thường khi tài sản của họ bị Hải quân Philippines đe dọa.
Bài xã luận đánh giá Trung Quốc có bước tiến trong việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa) khi các tàu hải giám của nước này đã thật sự bảo vệ được các tàu cá của họ mà không cần dùng đến lực lượng hải quân.
Cách phản ứng này của Trung Quốc sẽ khiến cho các bên có tranh chấp phải thay đổi suy nghĩ về thái độ của nước này, Hoàn cầu thời báo nhận định.
“Trung Quốc sẽ đáp trả quả quyết để bảo vệ lợi ích của mình,” bài báo viết, “Chúng tôi sẽ không nhượng bộ vô nguyên tắc đối với sự liều lĩnh của các nước láng giềng.”
“Tranh chấp và quấy rối sẽ không làm chùn bước các ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở ngư trường truyền thống của mình,” bài xã luận khẳng định.
Tờ báo này cũng kêu gọi các tàu hải giám Trung Quốc hộ tống chặt chẽ các tàu đánh cá của họ và trợ giúp các tàu đánh cá này trong các trường hợp chạm trán như hiện nay vì ‘những tàu cá không được bảo vệ thường bị các quốc gia láng giềng bắt giữ’.
Hôm 11/4, tờ China Daily đã có bài nói Trung Quốc cực lực phản đối bất cứ quốc gia nào muốn khai thác nguồn lợi dầu khí "trong các vùng biển của Trung Quốc mà không xin phép".
Đến nay, truyền thông nhà nước Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có thêm phản ứng gì về những chỉ trích mới nhất của báo chí Trung Quốc.
- Don't play with fire (China Daily).
- Mối lo ngại về Trung Quốc của Việt Nam: Điều chỉnh chiến lược trong hoàn cảnh mới (TC Phía Trước). - Vietnam’s China Dilemma: Steering In New Strategic Environment – Analysis (Eurasia Review).
- Giải pháp nào cho Biển Đông – phần 2 – (RFA). - Giải pháp nào cho Biển Đông – (RFA).- Tại sao Hoa Kỳ nên thân thiện với Việt Nam (TC Phía Trước). Why U.S. Should Embrace Vietnam (The Diplomat).- TQ điều thêm tàu ra gần Philippines – (BBC). - TQ điều thêm tàu ra vùng đụng độ với Philippines (VNN). – Philippines rút soái hạm ra khỏi khu vực xảy ra đụng độ với tàu Trung Quốc – (RFI). – Tàu chiến Philippines rời khu vực đụng độ với TQ ở Biển Đông – (VOA). - Philippines, Trung Quốc tránh xung đột trên biển Đông (TN). – Manila summons China’s envoy over West PHL Sea standoff(GMA News). - Philippines – Trung Quốc tiếp tục đối đầu căng thẳng (TT). – Ấn Độ không chùn bước trước cảnh cáo của Trung Quốc ở Biển Đông – (VOA). - Ấn Độ kiên quyết hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông (TTXVN). - Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác trong lĩnh vực dầu khí (ND).
- VN hứa bảo vệ quyền lợi công ty Nga – (BBC). – VN hợp tác nước ngoài khai thác dầu khí là hợp pháp (TTXVN). – Việt Nam cam kết bảo vệ Gazprom trên Biển Đông (ĐV). – Việt Nam khẳng định hợp tác dầu khí với Nga là đúng luật quốc tế – (RFI). – Không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông (Chinhphu). – Về việc TQ yêu cầu Nga dừng các dự án khai thác dầu khí ở biển Đông (GDVN). -Tống Văn Công: Sao chưa dùng “đường dây nóng”? (viet-studies 12-4-12) ◄◄-Tất cả các báo ngày 10-3-2012 đồng loạt đưa tin người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đòi Trung Quốc chấm dứt ngay thử nghiệm du lịch ở Hoàng Sa: “Việt nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC”. Quả là những lời lẽ hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây không phải được nghe lần đầu, mà đã phải nghe đi nghe lại quá nhiều lần trong năm, thậm chí trong tháng! Sức tác động do vậy không như mong muốn!
Trung Quốc hành động phi pháp, nhưng họ luôn luôn tính toán rất bài bản để đối phó trước mắt, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng. Trước khi cắt cáp tàu Bình Minh 2 họ cử các nhân vật cao cấp ém trước các đầu mối có ý nghĩa bùng nổ thông tin chính trị quốc tế. Hãy xem lại cách làm của họ lần này:
Từ 27 đến 28-2 họ mời Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn hội đàm thân mật với người đồng cấp Trương Chí Quân. Chiều 2-3 hai bên ra Thông báo khai trương đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao với ý nghĩa thật nức lòng: “Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nãy sinh, cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông”; “Hai bên còn nhất trí thành lập nhóm công tác về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”; “Thành lập nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân”. Ôi quá tốt đẹp! Gắn bó với nhau như môi với răng thuở nào!
Đùng một cái (không thể nhớ đây là cái “đùng” lần thứ mấy!) ngay ngày hôm sau, 3-3, Trung Quốc liên tục vây bắt 2 tàu đánh cá của các ông Bùi Thu và Trần Hiền cùng 21 ngư dân trên vùng biển Hoàng Sa, đòi tiền chuộc mỗi đầu người 70.000 nhân dân tệ (200 triệu đồng). Rồi liên tục suốt trong tháng 3 họ làm những việc giống như để xé cái Thông báo long trọng chữ ký chưa ráo mực: Mời thầu dầu khí thăm dò gần đảo Cù Mộc của ta; Tập trận bắn đạn thật; Tổ chức đua thuyền buồm; Nay là thử nghiệm du lịch!
Vì sao họ bỏ công mời Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn họp mấy ngày, long trọng thông báo khánh thành đường dây nóng với nội dung đẹp đẽ nức lòng như thế? Đó là thủ đoạn ranh ma quen thuộc nhằm buộc chặt tư duy Việt Nam vào cái bánh vẽ “vì đại cuộc”, khiến cho chúng ta phản ứng chậm, không dám quyết liệt, không sớm tìm biện pháp cơ bản để giải quyết rốt ráo chủ quyền biển đảo. Họ cần thời gian, “để lâu cứt trâu hóa bùn” mà!
Vậy xin hỏi trong suốt tháng qua, vì sao đường dây nóng mới khánh thành giữa hai Bộ Ngoại giao không hoạt động? Nếu có hoạt động thì lý lẽ của phía bên kia bào chữa cho việc làm sai trái của họ là thế nào? Tại sao Bộ Ngoại giao ta không thể công bố nội dung đối thoại việc “cùng nhau duy trì hòa bình trên Biển Đông” (mục đích của việc thiết lập đường dây nóng) cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới được biết?
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2011 về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; biện pháp hòa bình để thu hồi Hoàng Sa là rất rõ ràng. Nhưng sau đó, cần phải có phương án tổng hợp được các nguồn lực để đấu tranh và kèm theo là một lộ trình cụ thể để thực hiện. Rất cần có một văn kiện chính thức của Chính phủ Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa làm tư liệu cơ bản phổ biến, giáo dục trong nước và đưa ra công luận quốc tế đấu tranh bác bỏ ngụy lý của Trung Quốc trên tất cả mọi diễn đàn quốc tế, trước khi đưa ra trọng tài quốc tế. Không thể để Trung Quốc biến việc cưỡng chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa thành chuyện đã rồi!
Tác giả gửi viet-studies ngày 11-4-12
Một "bài thơ chính trị" của Tống Văn Công: André Menras - Hồ Cương Quyết (viet-studies 11-4-12) ◄◄
-Trung Quốc yêu cầu Nga rút khỏi biển Đông --TQ yêu cầu Nga rút khỏi Biển Đông-bbc-Mỹ lập kế hoạch đập tan mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông
-Du thuyền TQ trở về từ Hoàng Sa
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin một tàu du lịch đã hoàn tất hành trình ba ngày khảo sát dự án du lịch ở quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam đã phản đối việc du thuyền Công chúa Gia Hương (Coconut Princess) của Công ty TNHH Cổ phần Vận tải Eo biển Hải Nam chạy thử tuyến đường từ Tam Á ra đảo Đá Bắc ở quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố thuộc về mình.
Con tàu này, nhập từ Nhật Bản, đã cập cảng Tam Á hôm thứ Hai sau hành trình ba ngày ra Hoàng Sa.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Zhou Naijun, một viên chức của Công ty TNHH Cổ phần Vận tải Eo biển Hải Nam nói công ty của ông sẽ hoàn thiện kế hoạch du lịch dựa trên thông tin từ lần chạy thử này.
Trước đó, Phó Phòng Quản lý Vận tải, Sở Giao thông tỉnh Hải Nam, ông Hoàng Bành, cho biết theo quy hoạch ban đầu, tàu du lịch Trung Quốc sẽ được phép ra đến đảo Phú Lâm, nhưng hành khách sẽ chỉ ở trên tàu.
Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất thuộc nhóm đảo An Vĩnh, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ông Hoàng Bành nói: "Họ sẽ đi chơi quanh bãi phía bắc của Tây Sa, thưởng thức cảnh đẹp, nước xanh, trước khi quay về Hải Nam."
"Giai đoạn kế tiếp, chúng tôi sẽ xây tàu lớn hơn và có những cải tiến khác để đáp ứng nhu cầu hành khách hạng sang," ông nói.
Còn ông Zhou Naijun cho hay tuyến du lịch kéo dài khoảng 180 dặm, và hành trình khứ hồi mất khoảng hai ngày.
Ông Hoàng Bành tuyên bố việc phát triển du lịch ở Hoàng Sa "rất quan trọng" vì đây là tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm năm 1974 nhưng Việt Nam vẫn nói là của mình.
Ông nói phát triển du lịch cũng là dấu hiệu rằng chính quyền tỉnh Hải Nam đang quản lý hiệu quả các đảo.
Ba ngày sau chuyến đi của tàu Coconut Princess, Việt Nam lên tiếng gọi đây là việc làm "bất hợp pháp".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị trong một thông cáo đăng trên website của bộ này nói:"Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Ông Nghị nói Việt Nam đòi hỏi "Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông".
Ông cũng nhắc lại một lần nữa: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.- - Thảo luận về an ninh Đông Á, an ninh Biển Đông (TTXVN). - “Binh pháp Tôn Tử” trên Biển Đông? (Hữu Nguyên).
- Tộc họ hùng binh ở quê hương Hải đội Hoàng Sa (VNE). - Bảo đảm tốt quân y, quân số khỏe trên quần đảo Trường Sa đạt khoảng 99% (QĐND).
- Su-35S thực sự mạnh? (ĐV).-Có không cuộc chiến ngắn ở Biển Đông? -Đá bóng giao hữu ở Trường Sa-- Cà Mau: 15 tàu cá bị nước ngoài bắt (TP).>Một tàu cá bị tàu Trung Quốc uy hiếp, tịch thu đồ đạc ->Trung Quốc lại bắt ngư dân VN, đòi tiền chuộc
TP - Từ đầu năm đến nay, ngư dân Cà Mau bị nước ngoài bắt 15 tàu đánh cá với 139 ngư phủ, chủ yếu ngư dân cửa biển Sông Đốc (Trần Văn Thời). Trong đó, Thái Lan bắt 14 tàu cá, 9 tàu bị tịch thu và 5 tàu cho chuộc với tổng số tiền 830 triệu đồng.
Kỳ lạ thật, TQ nói kg? VN nói có ?-Trung Quốc mở du lịch bất hợp pháp tới Hoàng Sa
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh việc phía Trung Quốc khai thác du lịch ở quần đảo Hoàng Sa là bất hợp pháp.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 9/4, trước sự kiện Tân Hoa Xã ngày 7/4 đưa tin tối ngày 6/4/2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”./.
- Trung Quốc mở du lịch bất hợp pháp tới Hoàng Sa (TTXVN). - TQ phải chấm dứt ngay tuyến du lịch đến Hoàng Sa (VNN) - Yêu cầu Trung Quốc ngừng đưa tàu du lịch ra Hoàng Sa (VNE).- Thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá ở Bến Tre: Đoàn kết để ra khơi (LĐ). - Khi tàu chưa về bến (LĐ) -- Sự thật về “đường lưỡi bò” – cuồng vọng của Trung Quốc trên Biển Đông – Kỳ II: Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông (Petrotimes). - Kỳ 1: Những ngộ nhận về “đường lưỡi bò”.-- Việt Nam là đối tác Hoa Kỳ đang “nhắm” đến (TQ).
-Giới chức TQ phủ nhận kế hoạch khai thác du lịch tại Hoàng Sa
Bản tin tiếng Anh từ hãng tin CNS của Trung Quốc ngày 5/4 cho hay một quan chức không nêu tên thuộc Trung tâm Thông tin của Tổng cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc trong ngày đã lên tiếng bác bỏ tin nói rằng Bắc Kinh đang lên kế hoạch cụ thể khai triển du lịch tại quần đảo Tây Sa, tức quần đảo Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam.
Trước đó, báo chí trích thuật phát biểu của ông Đặng Tiểu Cương, Phó thị trưởng Hải Khẩu thuộc đảo Hải Nam Trung Quốc, loan tin chính quyền Trung Quốc hy vọng sẽ mở tuyến du lịch hàng hải tại quần đảo Hoàng Sa trong vòng 1 năm.
Tin Reuters cho biết nhật báo Nhân Dân của nhà nước Trung Quốc sau đó lại dẫn lời ông Đặng nói ông chưa từng lên tiếng với báo giới về việc này, và rằng đây hoàn toàn là điều bịa đặt.
Báo chí ở Trung Quốc đưa tin ông Đặng cũng không còn giữ chức Phó giám đốc Hội đồng Phát triển Du lịch tỉnh Hải Nam đã nửa năm nay.
Khi được hỏi về việc liệu Trung Quốc có phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa, phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ lặp lại tuyên bố lâu nay của chính quyền Bắc Kinh rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo này.
(Nguồn: VOA, Reuters, RTHK News, Ecns.cn)
--Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc đua thuyền buồm tới Hoàng Sa (Chinhphu.vn) - Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay việc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa…
Trước việc ngày 30/3/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức cuộc đua thuyền buồm “Cúp Ty Nam” xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc là không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông.”
Hồng PhongTheo -Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc đua thuyền buồm tới Hoàng SaBáo điện tử Chính phủ
-- Phản đối Trung Quốc đua thuyền buồm tới Hoàng Sa (TTXVN).- 140 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam (TT).-:Một tàu cá bị Trung Quốc lấy hải sản (TN) - Cao nguyên đá góp đá ủng hộ Trường Sa (TT&VH). – Người dân địa đầu cực bắc góp đá xây Trường Sa (TTXVN). – -– Trung Quốc cảnh báo Việt Nam và Philippines không nên tập trận chung ở Biển Đông – (RFI). - Trung Quốc cảnh báo chớ nên tập trận chung ở Biển Ðông – (VOA). - PHL to build pier in disputed Spratlys (AFP/ GMA). - – Philippines xây bến cảng tại quần đảo Trường Sa? – (RFA). – - ‘US should provide Phl with military hardware’ (Philippine Star). - - Strengthening US – Philippine Cooperation Key to Stability in the South China Sea(Heritage). - Hydrocarbon wars are on the rise (Engineering News).- DRONE WARFARE: US could fly spy drones from Australian territory (Global Research). – Indonesia opposes potential US plan for base in Australia (Press TV). –This Week at War: The Navy’s Pacific Problem (Foreign Policy).
- Tăng cường đối trọng với “đường lưỡi bò” (TN). – Việt Nam khẳng định chủ quyền ở khu vực giao Ấn Độ thăm dò tại Biển Đông – (RFI). – Việt Nam tái khẳng đỉnh chủ quyền khu vực Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông – (VOA). – Nhiều nguy cơ đe dọa an toàn hàng hải Đông Nam Á (TTXVN). – Khai mạc Diễn đàn Nhân dân các nước ASEAN 2012 tại Campuchia – (RFA). – Cam Bốt liệu có trung lập về vấn đề Biển Đông, trước sự ve vãn của Trung Quốc? – (RFI). –- Will ASEAN Tackle South China Sea? (The Diplomat). – ASEAN bàn soạn thảo quy tắc ứng xử ở Biển Đông (VNN). - Đài Loan chuẩn bị tự đóng tàu ngầm (Lenta/ Vietnam Defence).
-Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt TT - Việc Trung Quốc giam giữ 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, bởi vùng biển các ngư dân này đánh bắt thuộc quyền chủ quyền VN.
Bất chấp những khó khăn, người dân Lý Sơn vẫn bám biển, đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: T.Thành |
Thậm chí cho dù vùng biển đó trong tình trạng tranh chấp thì Trung Quốc cũng không có quyền giam giữ ngư dân Việt Nam.
Vùng biển nơi các ngư dân bị bắt là thuộc Việt Nam
Không nên nộp tiền bảo lãnh
Vùng biển mà hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS và các thành viên bị Trung Quốc bắt giữ là thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc Việt Nam nộp tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính có thể sẽ bị Trung Quốc viện cớ để giải thích theo estoppel rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. (Estoppel là một nguyên tắc, theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hành động ngược lại với những gì mình đã nói hoặchành động trước kia).
|
Dù Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo này bằng vũ lực, nhưng theo luật quốc tế, đặc biệt là nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với Hoàng Sa.
Do vậy, trên bình diện pháp lý, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo điều 56 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế (UNCLOS), đối với vùng biển thuộc vùng đảo Hoàng Sa, Việt Nam có “các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”.
Do vậy, các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá xung quanh quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam, khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển thuộc Hoàng Sa, là trái với luật pháp quốc tế.
Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Giam giữ ngư dân là trái luật quốc tế
Đương nhiên vùng biển xung quanh Hoàng Sa là thuộc Việt Nam. Nhưng vì Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa và cho rằng vùng biển xung quanh Hoàng Sa là trong tình trạng tranh chấp, thì việc bắt giữ hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS trong vùng biển đang tranh chấp cũng trái với luật quốc tế.
Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”.
Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam.
Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Xem xét việc khởi kiện ra tòa án quốc tế về Luật biển
Theo điều 292 của UNCLOS, quốc gia mà chiếc tàu bị bắt mang cờ có thể khởi kiện nước bắt giữ tàu trước tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), nếu hai quốc gia này đều là thành viên của UNCLOS. ITLOS theo đó có thể yêu cầu quốc gia đã bắt giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu cũng như thành viên của tàu.
Trên thực tế, ITLOS đã giải quyết rất nhiều vụ kiện giữa các quốc gia thành viên và đã yêu cầu nhiều quốc gia trả tự do những con tàu và thành viên của tàu đã bị bắt. Kể từ lúc thành lập vào năm 1996 đến nay, trong số 19 vụ kiện mà ITLOS thụ lý, có không dưới chín vụ kiện liên quan đến yêu cầu trả tự do cho thuyền và thuyền viên bị bắt giữ.
Do vậy, cùng với việc yêu cầu thông qua con đường ngoại giao, việc khởi kiện ra ITLOS để yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho hai con tàu và những thuyền viên là điều cần nghiên cứu, xem xét.
Hỗ trợ gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ
Chiều 27-3, bà Phạm Thị Hương - phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) - đã đến gia đình của 21 ngư dân đi trên hai tàu cá QNg 66074 TS và QNg 66101 TS bị Trung Quốc bắt giữ trái phép vào ngày 3-3 để thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ mỗi hộ là 2.250.000 đồng. Bà Hương cho biết tổng số tiền 47 triệu đồng này được trích từ ngân sách địa phương để hỗ trợ đột xuất cho các gia đình 21 ngư dân vượt qua khó khăn trước mắt.
Bà Hương cho biết huyện vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Trung Quốc thả ngay, thả vô điều kiện đối với 21 ngư dân cùng hai tàu cá mà phía Trung Quốc bắt giữ trái phép ngay trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
VÕ MINH
|
-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI KHÔNG ĐƯỢC DỰA VÀO VŨ LỰC basam- Ifeng.com NGÔ KIẾN DÂN: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI KHÔNG ĐƯỢC DỰA VÀO VŨ LỰC, CÀNG ĐÁNH CỤC DIỆN CÀNG LOẠN Tác giả: Lại Cánh Siêu, Lôi Huy Người dịch: Quốc Thanh Ngày 25-03-2012 Về Ngô Kiến Dân: Là nhà ngoại giao kỳ cựu. Hiện là Phó hội trưởng Hội nghiên cứu chiến lược sáng chế và phát
- 3 tháng, 5 tàu cá và 61 ngư dân bị Trung Quốc bắt (TP). - Trung Quốc đòi phạt ngư dân Việt trên vùng biển Việt (VNE).
-- Trung Quốc đang lập bản đồ Biển Đông (VNN). - Tướng TQ đề nghị hợp nhất cơ quan chấp pháp trên biển (ĐV/Globaltimes). - Điều khiển chiến hạm trên… cạn (TT).- Ngư dân Việt Nam bị bắt giữ bởi xâm nhập lãnh hải Trung Quốc được quan tâm nhân đạo (CRI). - Ngắm Trường Sa thân yêu từ đất liền (VNE).
- Campuchia không đưa tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự (SGTT). - Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 (TTXVN).
--Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ ở Biển Đông -Tranh chấp chủ quyền Việt-Trung trong tuần này leo thang sau khi lực lượng Trung Quốc bắt giữ 21 ngư phủ Việt. Việt Nam nói nhóm ngư phủ bị Trung Quốc bắt gần lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông đang bị giữ để đòi tiền chuộc. Bắc Kinh thúc giục Hà Nội ngưng hành động mà họ gọi là ‘đánh bắt cá trộm bất hợp pháp’ trong khu vực. Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phóng thích 21 ngư dân Việt bị bắt gần quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh lên tiếng khẳng định nhóm người này bị cầm giữ vì xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, yêu cầu Hà Nội không để cho ngư dân vào khu vực này đánh bắt nữa.
Ông Hồng Lỗi nói thời gian gần đây, hơn 100 tàu của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, khu vực do Trung Quốc kiểm soát nhưng Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nhóm 21 ngư phủ Việt bị bắt tại đây hôm 4/3 và rằng hành động của nhà chức trách Trung Quốc là theo đúng luật pháp.
Ông Hồng Lỗi đồng thời kêu gọi Việt Nam tăng cường giáo dục và quản lý ngư dân, ngưng các hoạt động đánh bắt cá trộm bất hợp pháp trong lãnh hải Trung Quốc.
Các nhận định này được được ra 1 ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo yêu cầu Trung Quốc phóng thích 21 ngư dân Việt bị bắt giữ và bị đòi 11 ngàn đô la tiền chuộc. Chính phủ Việt Nam khuyên gia đình các nạn nhân không nộp tiền chuộc, đồng thời thúc giục Trung Quốc thả người.
Vụ này đang gây ra nhiều áp lực đối với dân địa phương, theo nhận xét của ngư dân Lê Văn Lộc ở Quảng Ngải, người từng bị Trung Quốc bắt giữ hồi năm 2010 khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa.
Ông Lộc nói là công dân Việt Nam, ông phẫn nộ trước sự việc này vì quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông cho biết gia đình các ngư phủ đang bị cầm giữ được khuyên không nên nộp tiền chuộc cho Trung Quốc trong lúc chính quyền Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh thả người. Vẫn theo lời ngư dân này, những gì đang xảy ra gây khó khăn cho đời sống các gia đình.
Đây là sự việc mới nhất trong vụ tranh chấp chủ quyền lâu nay ở Biển Đông.
Năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc ký một loạt các thỏa thuận hàng hải nhằm giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục phản đối các hoạt động của Trung Quốc ngay trên hay xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Trước đây trong tháng, Việt Nam gửi 6 nhà sư Phật giáo ra lập lại các ngôi chùa bỏ hoang trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông mà cả hai nước Việt-Trung đều tuyên bố chủ quyền.
Một bài xã luận trên báo Global Times của nhà nước Trung Quốc hôm thứ tư nói rằng quyết định gửi các nhà sư là một “bề ngoài tôn giáo” để “vĩnh viễn đòi chủ quyền” các hòn đảo.
Người phát ngôn của chính phủ Việt Nam Lương Thanh Nghị bác bỏ những lời tuyên bố đó. Ông Nghị nói kế hoạch đó là một hoạt động dân sự bình thường.
Bắt đầu từ tháng tới, các nhà sư sẽ chỉnh trang lại các ngôi chùa và cử hành nghi thức ở đó trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Việt Nam đã bỏ hoang các ngôi chùa vào năm 1975. Mới đây Việt Nam đã cho tân trang trong khuôn khổ các nỗ lực lớn hơn đòi tái lập chủ quyền trên đảo Trường Sa.
Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đòi chủ quyền một số phần trong chuỗi gần 100 đảo. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng toàn bộ 3,5 triệu kilomet vuông vùng biển phía nam Trung Quốc là thuộc lãnh hải của họ.
Trung Quốc ngày càng khẳng định chủ quyền lãnh hải trong mấy tháng vừa qua, và thường chận bắt các thuyền đánh cá và thuyền thăm dò dầu khí của các nước khác.
Ngư dân Lộc cho biết ông sẽ tiếp tục đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc tăng cường các cuộc tuần tra, thì ông sẽ tạm lánh.
Ông Lộc nói ông vẫn nhìn thấy nhiều tầu chạy về hướng quần đảo, bởi vì chúng nằm gần bờ biển của Việt Nam.
---Các nhà sư tự nguyện ra đảo Trường Sa là bình thường
Đài Á Châu Tự Do
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố rằng, việc 6 tăng sĩ được cử làm nhiệm vụ phật sự tại các chùa ở đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa là họat động dân sự bình thường. Ông Nghị đã nói như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ ở ...
Đưa tăng sĩ ra huyện đảo Trường Sa là hoạt động bình thườngDân Trí
Đưa tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động bình thườngTuổi Trẻ
Việc tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thườngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đài Á Châu Tự Do
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố rằng, việc 6 tăng sĩ được cử làm nhiệm vụ phật sự tại các chùa ở đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa là họat động dân sự bình thường. Ông Nghị đã nói như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ ở ...
Đưa tăng sĩ ra huyện đảo Trường Sa là hoạt động bình thườngDân Trí
Đưa tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động bình thườngTuổi Trẻ
Việc tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thườngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nhà nghiên cứu Võ Xuân Vinh nói rằng Campuchea không nên tự gọi mình là nhà quan sát trung lập trong tranh chấp Biển Đông
- Thị trưởng New York thăm và làm việc tại Việt Nam (LĐ).-Việt Nam tiếp đón đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tàu chiến Pháp thăm Việt Nam -Trung Quốc biện hộ cho việc bắt ngư dân -Nhật Bản chuẩn bị tên lửa phòng thủ -China, Indonesia sign maritime, anti-drug trafficking pacts DPA
-Vụ bắt ngư dân 'là cảnh cáo' 22.03.12
Giới phân tích tại Trung Quốc xem vụ bắt giữ 21 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi là “cảnh cáo những ai xâm phạm lãnh hải”.
Trung Quốc đã bắt 21 ngư dân và hai tàu cá Quảng Ngãi, QNg 66074 TS và QNg 66101 TS, khi các tàu này đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hôm 3/3.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói đã trao công hàm cho Sứ quán Trung Quốc để yêu cầu “thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá Việt Nam”.
Trong khi đó, tờ báo Trung Quốc Hoàn cầu Thời báo dẫn lời chuyên gia nước này, gọi vụ việc là “sự cảnh cáo”.
‘Cứng rắn hơn’
Tiến sĩ Đỗ Kế Phong, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định “bằng cách giam giữ các ngư dân Việt Nam, Trung Quốc đang cảnh cáo những ai xâm phạm bất hợp pháp lãnh hải”.
“Một số quốc gia có lập trường cứng rắn trong việc giải quyết các tranh chấp.”
“Trong trường hợp này, nhượng bộ không còn có lợi cho Trung Quốc, vì thế chúng ta chứng kiến lập trường của Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn,” ông Đỗ nói.
Ông này khuyên chính phủ Trung Quốc xem xét “các phương pháp mới” để đối phó với các nước liên quan tranh chấp.
“Chúng ta có thể sử dụng các cách thức tiếp cập đa dạng tùy theo sự biến đổi của tình hình.”
“Một lập trường thật cứng rắn, nhượng bộ, hay một chính sách cương nhu kết hợp theo kiểu ‘cây gậy và củ cà rốt’ cần luôn sẵn sàng để giải quyết tranh chấp,” ông Đỗ phát biểu trên tờ Hoàn cầu.
"Một lập trường thật cứng rắn, nhượng bộ, hay một chính sách cương nhu kết hợp theo kiểu ‘cây gậy và củ cà rốt’ cần luôn sẵn sàng để giải quyết tranh chấp."
Ông Đỗ Kế Phong
Bài trên Hoàn cầu Thời báo, tờ báo con của Nhân dân Nhật báo vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không chính thức khẳng định đang có việc bắt người.
Thay vào đó, tờ này chỉ dẫn lại lời một viên chức Việt Nam tường trình về vụ việc với hãng tin Pháp AFP.
Không chính thức khẳng định, nhưng tờ báo dùng tin của AFP để đề cập tình tiết Trung Quốc đòi 70,000 nhân dân tệ tiền chuộc với gia đình các ngư dân đang bị giam.
“Trong khi đó, các viên chức Việt Nam khuyến cáo gia đình này không nên trả tiền chuộc và yêu cầu Hà Nội tạo áp lực với Trung Quốc để thả người,” Hoàn cầu Thời báo viết.
Theo tờ báo, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói trên một kênh truyền hình rằng đang xem xét vụ việc chứ không cho biết chi tiết.
Sức ép công luận?
Tờ báo cũng “phân trần” rằng công dân mạng Trung Quốc đã đòi hỏi chính quyền phải cứng hơn để bảo vệ quyền lợi ngư dân Trung Quốc.
Ông Lý Kiệt, từ Học viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, được dẫn lời nói “dư luận về Nam Hải có thể làm lung lay việc chính phủ giải quyết tranh chấp, nhưng chính sách đối với vấn đề này sẽ vẫn được điều chỉnh bằng sự cân bằng các lợi ích quốc gia”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc
Trung Quốc cũng loan báo sẽ tăng cường tuần tra tại Biển Đông.
Theo Tân Hoa Xã, hạm đội Nam Hải thuộc Lực lượng hải giám nước này vừa hoàn thành chuyến tuần tra lần thứ ba nhằm “chấm dứt việc khai thác dầu khí bất hợp pháp”.
Tân Hoa Xã nói hạm đội đã phát hiện ra 30 điểm khảo sát dầu khí “bất hợp pháp”.
Tiến sĩ Đỗ Kế Phong ủng hộ ý kiến tuần tra thường xuyên, nhấn mạnh rằng các biện pháp này sẽ minh chứng thêm cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
Tương tự, ông Lý Kiệt được dẫn lời: “Bên cạnh một chính sách đối ngoại trong các vấn đề tranh chấp, việc tuần tra thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn nỗ lực của bất kỳ bên nào muốn xâm chiếm, và tránh được sự hiểu lầm của cộng đồng quốc tế.”
Những ngày vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã đấu khẩu vì những diễn biến quanh quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Việc Việt Nam gửi chư tăng ra trụ trì các chùa ở quần đảo Trường Sa cũng bị Trung Quốc lên án là “thách thức chủ quyền”.
'Không ngạc nhiên'
Trong khi đó, một chuyên gia từ Singapore, Robert Beckman, tỏ ra không ngạc nhiên trước cuộc khẩu chiến Việt – Trung những ngày qua.
Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, nói với BBC Tiếng Việt rằng có thể đoán sẽ xảy ra những vụ thế này trong bối cảnh tranh chấp biển đảo.
Tuy vậy, ông không nghĩ vụ bắt giữ các ngư dân sẽ là “điểm bước ngoặt” cho sự xấu đi trong quan hệ.
“Hy vọng hai phía sẽ gặp nhau để tìm cách làm nguội tình hình,” ông nói.
Vị chuyên gia này cũng “hy vọng sẽ không có những cuộc biểu tình tương tự mùa hè năm ngoái” ở Việt Nam.
“Mặc dù các vụ vệc như thế khơi dậy cảm xúc trong dư luận, nhưng tranh chấp tốt nhất nên để các chuyên gia ở các cơ quan chính phủ giải quyết,” ông nhận định.
Vụ bắt tàu cá 'chưa phải lần cuối' Tiến sỹ Ian Storey, học giả của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đặt tại Singapore nhận định tình hình sẽ "không leo thang trầm trọng" bất chấp biến cố mới đây trong quan hệ Việt Trung xung quanh vấn đề Biển Đông.
-Ngoại giao Việt Nam có tài nhưng kém thế?
-- ‘Nhà sư ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường’ (VNN). -
-- ‘Nhà sư ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường’ (VNN). -
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay các nhà sư tình nguyện ra trụ trì tại các chùa ở quần đảo Trường Sa là "hoạt động dân sự bình thường".
Ảnh: Quân đội nhân dân |
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều nay (22/3), xung quanh việc 6 nhà sư tình nguyện ra trụ trì tại các chùa ở quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay đây là "hoạt động dân sự bình thường".
Ông Lương Thanh Nghị trả lời cho câu hỏi của phóng viên nước ngoài đặt vấn đề liệu đây có phải là hoạt động theo chỉ thị tôn giáo khi 6 nhà sư tình nguyện ra trụ trì tại các chùa ở quần đảo Trường Sa. ̣
Một phóng viên nước ngoài cũng đặt câu hỏi về thời điểm khởi hành và thời gian trụ trì ở lại đảo của các nhà sư. Người phát ngôn cho hay đây là việc do các nhà sư tự quyết định.
Trước đó, Thường trực Ban trị sự tỉnh hội phật giáo Khánh Hòa đã thỉnh trình nguyện vọng của 6 nhà sư muốn ra trụ trì các chùa tại Trường Sa và đã được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận.
6 nhà sư tình nguyện ra trụ trì các chùa ở Trường Sa gồm Thượng tọa Thích Tâm Hiện, các Đại đức Thích Giác Nghĩa, Thích Ngộ Thành, Thích Thánh Thành, Thích Đạo Biên, Thích Đức Hỷ.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận tâm nguyện của các nhà sư, ghi nhận và đánh giá cao.
6 nhà sư tình nguyện ra trụ trì các chùa ở Trường Sa gồm Thượng tọa Thích Tâm Hiện, các Đại đức Thích Giác Nghĩa, Thích Ngộ Thành, Thích Thánh Thành, Thích Đạo Biên, Thích Đức Hỷ.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận tâm nguyện của các nhà sư, ghi nhận và đánh giá cao.
Trả lời Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Đại đức Thích Giác Nghĩa bộc bạch:“Chúng tôi có 3 tâm nguyện. Thứ nhất là tu luyện, tu dưỡng đạo tâm để đời sống tinh thần, tâm linh của mình lớn mạnh. Thứ hai là hướng dẫn người dân trên quần đảo sống thân thiện, thương yêu đùm bọc. Thứ ba, chúng tôi luôn hướng về những anh em ruột thịt của mình đã hy sinh”.
Đại đức Thích Giác Nghĩa hiện đang trụ trì tại chùa Vạn Đức và chùa Phước Trí (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 3 chuyến ra đảo Trường Sa để cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ.
Đại đức Thích Thánh Thành tâm sự: “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là có thể sống trên đảo một thời gian thật dài để có thể đóng góp một phần nhỏ đối với sự an lạc hạnh phúc về mặt tinh thần của quân dân trên đảo, cũng như đóng góp đối với sự hòa bình cho toàn thể nhân loại”.
Cũng theo VOV, trong đợt này, 6 vị thượng tọa, đại đức sẽ ra các đảo ở quần đảo Trường Sa để hành đạo tại các ngôi chùa trên đảo. Trong 6 vị ra đảo lần này có vị chư tăng đã từng ra đảo nhiều lần, cũng có vị chưa một lần đến Trường Sa, nhưng tình yêu của các nhà tu hành đối với mảnh đất của Tổ quốc luôn thiêng liêng trong tâm thức mỗi người.
-
-Philippines - Mỹ sẽ họp về quốc phòng 22.03.12
-Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam : Hà Nội và Bắc Kinh khẩu chiến -Việt Nam vào tối qua 21/03/2012 đã chính thức yêu cầu Trung Quốc thả ngay lập tức 21 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bắt gần Hoàng Sa hồi đầu tháng. Theo Hà Nội, Bắc Kinh đã « xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ». Vào sáng nay, 22/03, Trung Quốc cũng chính thức phản ứng, cho rằng những người này bị bắt đúng luật vì « đánh cá bất hợp pháp » trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Như tin chúng tôi đã loan hôm qua, các quan chức địa phương tỉnh Quảng Ngãi vừa xác nhận vụ 21 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS) đã bị Trung Quốc bắt giữ từ ngày 03/03 khi đang hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa.
Trong một thông cáo công bố hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối và yêu cầu chính quyền Trung Quốc : « Thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam ».
Trong một thông cáo công bố hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối và yêu cầu chính quyền Trung Quốc : « Thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam ».
Ông Lương Thanh Nghị đồng thời nhấn mạnh trở lại chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (vốn đã bị Trung Quốc dùng võ lực chiếm đóng từ năm 1974) : « Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ».
Theo ông Nghị, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc để khẳng định lập trường của Việt Nam và « đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. »
Phản ứng của Bắc Kinh rất tức thời. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay đã chính thức xác nhận vụ bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam gần Hoàng Sa, nhưng cho rằng những người này phạm tội đánh bắt cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tố cáo : « Gần đây, hơn 100 tàu Việt Nam đã đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa để đánh bắt cá bất hợp pháp. Vì không xua đuổi được các chiếc tàu này, các cơ quan hữu trách của Trung Quốc đã điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật vụ tàu Việt Nam với 21 ngư dân ».
Chủ quyền tại vùng Biển Đông hiện có 6 bên tranh chấp : Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Theo hãng Reuters, trong số này, Trung Quốc là bên đòi hỏi nhiều diện tích nhất, ước tính khoảng 1,7 triệu km2, trong đó có toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ông Nghị, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc để khẳng định lập trường của Việt Nam và « đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. »
Phản ứng của Bắc Kinh rất tức thời. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay đã chính thức xác nhận vụ bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam gần Hoàng Sa, nhưng cho rằng những người này phạm tội đánh bắt cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tố cáo : « Gần đây, hơn 100 tàu Việt Nam đã đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa để đánh bắt cá bất hợp pháp. Vì không xua đuổi được các chiếc tàu này, các cơ quan hữu trách của Trung Quốc đã điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật vụ tàu Việt Nam với 21 ngư dân ».
Chủ quyền tại vùng Biển Đông hiện có 6 bên tranh chấp : Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Theo hãng Reuters, trong số này, Trung Quốc là bên đòi hỏi nhiều diện tích nhất, ước tính khoảng 1,7 triệu km2, trong đó có toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
-"Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN"
Ngày 21/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc phía Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.”
“Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.”
- Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012 (QĐND). - Hoàn thiện tàu pháo hiện đại HQ 273 trước thời hạn 5 tháng (QĐND). - Nội thất tàu chở khách HQ-571 của Việt Nam trên báo Trung Quốc (GDVN). - Báo Trung Quốc đăng ảnh đảo An Bang, Trường Sa của Việt Nam (GDVN). - Philippines muốn Mỹ tăng cường hiện diện quân sự (NLĐ/AFP). - Philippines không cho Mỹ lập căn cứ quân sự(VNE).-- Obama sẽ tới thăm khu phi quân sự liên Triều (VNN). - Đổi lộ trình tàu và máy bay tránh tên lửa Triều Tiên (TTXVN).
- Hé lộ bí ẩn vụ Bạc Hi Lai (TT).- Súng nổ ở Bắc Kinh? (TTHN/x-cafe). - Bắc Kinh xảy ra chuyện lớn rồi – Các cư dân mạng nghe thấy có tiếng súng nổ (boxun.com).- Tình tiết mới vụ quan chức cấp cao Trung Quốc mất chức (VnEconomy). - Những quan chức cấp cao ‘ngã ngựa’ ở Trung Quốc (VNE).Ông Bạc Hi Lai khi còn đương chức bí thư Thành ủy Trùng Khánh ...
VNMedia
(VnMedia) - Đảng Cộng sản Trung Quốc cách chức bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai vào tuần trước sau khi xác định ông này âm mưu sa thải giám đốc công an Vương Lập Quân nhằm ngăn chặn cuộc điều tra tham nhũng dính líu đến gia đình mình, theo báo cáo sơ bộ ...
Hé lộ bí ẩn vụ Bạc Hi LaiTuổi Trẻ
Bạc Hy Lai 'cản trở điều tra tham nhũng'BBC Tiếng Việt
Hé lộ nguyên nhân Bí thư Thành ủy Trùng Khánh mất chứcTiền Phong Online
(VnMedia) - Đảng Cộng sản Trung Quốc cách chức bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai vào tuần trước sau khi xác định ông này âm mưu sa thải giám đốc công an Vương Lập Quân nhằm ngăn chặn cuộc điều tra tham nhũng dính líu đến gia đình mình, theo báo cáo sơ bộ ...
Hé lộ bí ẩn vụ Bạc Hi LaiTuổi Trẻ
Bạc Hy Lai 'cản trở điều tra tham nhũng'BBC Tiếng Việt
Hé lộ nguyên nhân Bí thư Thành ủy Trùng Khánh mất chứcTiền Phong Online
-Bạc Hy Lai 'cản trở điều tra tham nhũng'BBC Tiếng Việt
- Triều Tiên chi gần 2 tỷ USD làm sinh nhật lãnh tụ (VNN/Chosunilbo). - Triều Tiên cảnh cáo hội nghị thượng đỉnh hạt nhân tại Hàn Quốc (DVT/Yonhap). - Thêm 2 nước chỉ trích việc Triều Tiên phóng tên lửa (TTXVN). - Giải mã phản ứng kỳ lạ của Trung Quốc với Triều Tiên (VnMedia).-Chuyện Tây Tạng và Trung CộngQuốc Việt & Nguyễn Xuân Nghĩa - Đài SBS Úc Châu Ngày 120320Vì sao Trung Quốc triệt để khống chế Tây Tạng?
* Quốc kỳ Tây Tạng (@morguefile.com) *
Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định về vai trò quan trọng của Tây Tạng đối với chiến lược toàn cầu của Trung Cộng (Phần 1)Tải về
http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/highlight/page/id/208097/t/Tibet-vs-China
Letter from China: The Twists and Turns of Chinese Political Reform NYT -The ouster of a Communist Party blue blood has China asking: How and when to begin political reform nearly four decades after Mao’s death?
HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ nhật, ngày 18/3/2012 TTXVN (Oasinhtơn 28/2) Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) số ra tháng 3-4 đăng bài viết của nhà báo David Rohde, người từng hai lần đoạt giải Pulitzer, về học thuyết
- Trung Quốc lại bắt giữ trái phép hai tàu cá Việt Nam (PLTP). (PL)- Chiều 20-3, UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết đã tiếp nhận thông tin hai tàu cá QNg-66074TS và QNg-66101TS với 21 ngư dân (cùng ngụ xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) đang bị phía Trung Quốc bắt giữ khi hoạt động đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Cách nay nửa tháng, tàu QNg-66074TS của ngư dân Trần Hiền (11 ngư dân) và tàu QNg-66101 TS của ngư dân Lê Dinh (10 ngư dân) ra Hoàng Sa đánh bắt thì bị Trung Quốc bắt. Một tuần trước, các ngư dân trên được phía Trung Quốc cho gọi điện thoại về gia đình báo tin. UBND huyện Lý Sơn đã có văn bản báo cáo sự việc cho UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp để bảo vệ ngư dân.
– Quảng Ngãi: hai tàu cá và 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt (SGTT).
– Hơn 950 triệu đồng ủng hộ Trường Sa, DK1 – Gió tháng ba (SGGP).
- Ai đứng sau vụ cấm báo Thanh Niên tổ chức tri ân chiến sĩ? – (RFA). - Nhượng Quyền Biển Đông? – (Việt Báo).
- Cà Mau:Nhiều tàu đánh bắt xa bờ bị nước ngoài bắt giữ (SGTT). SGTT.VN - Thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau, hai tháng đầu năm 2012 đã có 15 con tàu đánh bắt hải sản với 139 thuyền viên bị bắt khi đang hoạt động giữa khơi.
Chỉ riêng trong tuần qua, nước láng giềng Thái Lan đã bắt giữ 1 tàu cá, 1 tàu khác bị bắn chìm do khai thác ở vị trí được cho là vi phạm lãnh hải. Những vụ việc trên đã khiến 2 thuyền viên rơi xuống biển mất tích.
Theo cơ quan quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Cà Mau, Thái Lan đang kiểm soát gắt gao các hoạt động đánh bắt ngay cả trên những vùng biển chồng lấn và mạnh tay xử lý những trường hợp mà họ cho là xâm phạm vùng biển. Từ đầu năm tới nay, phía Thái Lan đã bắt giữ 14 tàu cá (với 129 thuyền viên) trong tổng số 15 tàu cá đã bị các nước láng giềng giam giữ. Cùng thời gian này, các cá nhân và cơ quan liên quan đã nộp phạt 830 triệu đồng để chuộc về 5 tàu, 8 tàu khác bị tịch thu.
NGỌC TÙNG
- Tâm nguyện các nhà sư trụ trì chùa ở Trường Sa (VNE).-
- -6 vị thượng tọa, đại đức sẽ ra Trường Sa hành đạo tại các chùa
Đài Tiếng Nói Việt Nam(VOV) - Tại quần đảo Trường Sa, những ngôi chùa trên các đảo là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của quân và dân nơi đây. Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa vừa tiến cử 6 vị Tăng sĩ tình nguyện làm Phật sự tại các chùa trên đảo ...
Hành đạo ở Trường SaThanh Niên
Tâm nguyện các nhà sư tiếp quản chùa ở Trường SaVNExpressNgôi chùa đoản mệnh bên hồ Hoàn KiếmVietNamNet
- Những hình ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang (Petrotimes). - TQ: Tăng chi tiêu quốc phòng không đủ để dọa ai (VNN).- Điểm tựa cho ngư dân ra khơi (ĐĐK).