VIT 26/6/2010- Báo chí Trung Quốc đưa tin, ngày 18/06, Trung Quốc họp quy hoạch phát triển đảo "Tầm nhìn 2020" - trong đó "quy hoạch" cả các vùng biển và hải đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Về động thái mới này của Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện vẫn chưa có phản ứng gì. Bản chất "Tầm nhìn 2020" của Trung Quốc là, bất chấp luật pháp quốc tế, từng bước thôn tính Biển Đông của Việt Nam.
Bão cát ở "Trung Nguyên" - Bắc Kinh
Một số nội dung quan trọng được tập trung đầu tư trong Cương yếu vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam
1. Phát triển kinh tế, nguồn tài nguyên biển
Khai thác nguồn tài nguyên biển, thúc đẩy các ngành công nghiệp gần hải cảng, năng lượng biển và các ngành kinh tế biển mới phát triển.
Khai thác dầu khí, cổ vũ phát triển công nghiệp dầu khí và thành phẩm dầu khí.
Quy hoạch phát triển du lịch. Theo đó sẽ có 6 khu vực xây dựng vệ tinh cấu thành hệ thống tổng thể đảo du lịch quốc tế Hải Nam: khu vực phía Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung bộ và khu vực các vùng biển được giao quản lý. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh khai thác ưu thế tài nguyên biển của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Trung Sa. Theo đó, sẽ tiến hành củng cố và nâng cao công nghiệp ngành cá, vận tải đường biển, đẩy mạnh công tác thăm dò, khai thác, sản xuất dầu khí, phát triển du lịch biển, đồng thời khuyến khích phát triển ngành các dịch vụ mới ăn theo kinh tế biển tại khu vực các quần đảo này.
2. Quy hoạch ngành cá.
Giảm bắt tác nghiệp đánh bắt trong nội đia, thay vào đó sẽ tăng cường, mở rộng đánh bắt ngoài khơi xa bờ, nỗ lực xây dựng các khu nuôi trồng thủy sản, phát triển nguồn cá đẻ. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển và các khu bảo tồn tài nguyên biển. Tích cực chuyển đổi phương thức phát triển nghề cá. Nâng cấp và xây dựng mới các khu cảng trung tâm và cấp quốc gia, đẩy mạnh xây dựng các khu cở sở hạ tầng phục vụ công tác đánh bắt, hậu cần tại Hoàng Sa.
3. Du lịch kinh tế biển.
Ra sức tận dụng nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa, các đặc điểm độc đáo của vùng hải vực xung quanh hoặc hải đảo, qua đó xây dựng công viên hải dương. Trong đó, phạm vi bao gồm các bãi san hô, đảo chim, sinh vật biển, di tích hải dương học…qua đó triển khai, phát triển hoạt động lặn, câu cá, thăm quan đáy đại dương, hoạt động trên mặt nước. Phát triển du lịch nghỉ mát, thăm quan biển, hải đảo, tàu chở khách định kỳ thăm quan xa bờ, dịch vụ tàu ngầm du lịch, du lịch vận động trên biển. Đẩy nhanh xây dựng các khu cơ sở hạ tầng, từng bước triển khai, khai thông du lịch trên không, trên biển. Trong đó tích cực đẩy mạnh du lịch tại Hoàng Sa.
Được biết, hiện Hải Nam dự định sẽ xây dựng các tuor du lịch trên không và trên biển ra quần đảo Hoàng Sa với hai bước.
- Khai thác nguồn lợi du lịch hải dương của Hoàng Sa
- Hiện đang được khai thác, đó là phát triển du lịch cận biển, trong đó bao gồm du lịch trên các đảo không người trên khu vực biển Đông.
4. Quy hoạch tài nguyên đất
Căn cứ theo quy đinh pháp luật, tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với Hoàng Sa và các đảo không người. Hải Nam khuyến khích tiến hành đăng ký xác thực lại nguồn tài nguyên đất, khuyến khích đăng ký chủ quyền đối với các đảo không người tại đây.
Các tổ chức đoàn thể, bao gồm các hải vực và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam ra sức phát huy ưu thế nguồn tài nguyên biển, củng cố nâng cao nghề cá và vận tải biển, tăng cường hoạt động thăm dò, khai thác và gia công dầu khí.
Như vậy, với việc đơn phương đề ra Cương yếu phát triển có nhiều nội dung vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, Trung Quốc đang từng bước thực hiện âm mưu khẳng định chủ quyền bất hợp pháp tại Hoàng Sa mà tiến tới là độc chiếm Biển Đông của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung ứng xử giữa các bên đối với vấn đề biển Đông năm 2002.
Nguồn tin: Sohu - Baidu
Trung Quốc tự ý quy hoạch xây dựng Biển Đông
--------
Indonesia có kế hoạch thành lập lực lượng phòng thủ bờ biển độc lập
VIT - Ông Dorodjatun Kuntjoro Jakti cựu Bộ trưởng Kinh tế Indonesia hôm 25/6 cho biết, đất nước cần một lực lượng phòng thủ bờ biển độc lập trực thuộc quân đội, để bảo đảm được rằng lực lượng quân đội được sử dụng cho mục đích quốc phòng.
Mỹ nâng cấp máy bay tiếp dầu KC-10 cho không quân
VIT - Công ty Boeing đã giành được hợp đồng trị giá 216 triệu USD của Không quân Mỹ về nâng cấp 59 chiếc máy bay tiếp dầu KC-10, công ty Boeing thông báo ngày thứ Tư (23/6).
M'sia, Thailand join exercises 6/25/10
WASHINGTON - MALAYSIA and Thailand have for the first time joined a major US-led exercise in the Pacific Ocean in which some 20,000 personnel are practising how to coordinate in a crisis, an officer said on Friday.
Billed as the world's largest international maritime war games, the biennial Rim of the Pacific Exercise, or RIMPAC, opened on Wednesday for a six-week run off Hawaii.