Blogging behind Vietnam's bamboo cyberwall (CNN 2506-10)
Blogging sau bức tường tre của nhà nước Việt Nam
Ho Chi Minh City, Việt Nam (CNN) – Với mũ bảo hiểm bên dưới cánh tay, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến điểm hẹn sau khi vượt 450 cây số bằng xe máy, tránh cảnh sát an ninh, nhằm có cuộc nói chuyện với CNN việc cô bị giam giữ vì blogging tại Việt Nam. “Trong 3 ngày đầu tiên tôi lo sợ cho chính bản thân tôi,” cô nói về 10 ngày cô ở trong tù, trong khoảng thời gian này công an liên tục thẩm cô ta về chuyện viết lách và nếu cô ta có nhận sợ trợ giúp tài chánh nào từ các nhóm chỉ trích chính phủ tại hải ngoại.
Người Việt như cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đón nhận mạng thông tin toàn cầu một cách rộng mở. Có khoảng 24 triệu người sử dụng Internet, gần một phần ba trên tổng dân số. Cách đây một thập kỷ có khoảng 200 ngàn người sử dụng. Các tiệm Internet mọc lên khắp thành phố HCM, các trang mạng nối kết xã hội ngày càng trở nên phổ biến cùng với việc sử dụng Internet di động.
“Sinh hoạt trên mạng phát triển rất nhanh,” một blogger có tên tuổi, người yêu cầu được dấu tên vì lo lắng đến an ninh của chính anh ta. “Ngay cả tôi, một trong những người bloggers nổi bật, cũng không thể tưởng tưởng nổi sự phát triển có thể nhanh như thế này.
“Và gần như tất cả mọi người, mỗi một người Việt, có trang blog riêng.”
Cũng giống như các nơi khác, hầu hết các trang blogs Việt viết về cuộc sống, công việc, chuyện vui hoặc là khoa học kỹ thuật. Nhưng một nhóm bloggers tập trung vào một phạm vi nguy hiểm trong đất nước cộng sản độc đảng: Họ viết về tham nhũng, chiếm đoạt đất đai và sự ảnh hưởng của Trugn Quốc ngày càng gia tăng. Họ phàn nàn về việc thiếu vắng một nền dân chủ đa đảng.
Nói một cách tóm tắt, họ viết về các vấn đề có thể đem lại cho họ nhiều phiền toái nghiêm trọng tại Việt Nam ngày nay.
Đây là những điều mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người viết dưới bút danh Mẹ Nấm – biết rõ.
Trang blog của cô ta bao gồm các bài viết về cuộc sống thường ngày của cô ta và các bức hình của cô con gái nhỏ, tuy nhiên cô ta thẳng thắn bày tỏ quan điểm chống lại sự can thiệp của Trung Quốc, kể cả việc tài trợ của Bắc Kinh cho dự án khai thác bauxite ở cao nguyên Trung phần, vốn gây nhiều tranh cãi.
Các quan điểm đó dẫn đến việc cô bị bắt giữ và nhốt tù 10 ngày vào tháng Tám năm rồi, với tội danh, cô nói “lạm dụng các quyền tự do dân chủ và xâm phạm lợi ích nhà nước.”
Khi tôi mới bắt đầu liên lạc với Nguyen (Mẹ Nấm) gần một năm sau, điện thoại và các di chuyển của cô bị theo dõi. Điện thư, tôi được thông báo, là cách tốt nhất cho việc liên lạc.
“Tôi sẵn sàng trình bày câu chuyện của tôi với bạn,” cô ta viết cho tôi, cho biết rằng cô ta sẽ đi từ Nha Trang vào Tp HCM để gặp chúng tôi.
12 giờ sau đó, cô ta gởi một điện thư khác. “Bạn có thể bảo đảm rằng việc quay phim không là một vấn đề và an toàn cho chúng ta?” Cô ta lo ngại rằng công an sẽ ngăn trở sự đi lại, nhưng cô ta sẽ tìm mọi cách.
Cô ta có mặt ngày hôm sau, và trong 2 giờ đồng hồ kế tiếp cô ta kể lại câu chuyện của cô.
“Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng vào ngày thứ tư thứ năm và thứ sáu (số ngày bị giam giữ) khi họ (công an) lập đi lập lại những câu hỏi giống nhau, tôi lo lắng cho mẹ tôi, con gái và chồng…”
Như là một điều kiện để được trả tự do, Mẹ Nấm thỏa thuận không viết blog nữa, đưa một lá thư viết tay lên trang blog của cô, trong đó cô giải thích rằng cô ta yêu nước, nhưng nhà nước cho rằng yêu nước như thế là sai. Sau khị bị khước từ hộ chiếu hai tháng sau đó, cô ta quyết định “bắt đầu” trở lại.
Tôi viết một dòng trên trang blog của mình, rằng tôi đã “nghỉ chơi”, nhưng họ không để cho tôi yên,” Mẹ Nấm nói. “Tôi phải nắm lấy quyền nói những gì mình nghĩ.”
Cô ta nghĩ nhà nước sẽ làm gì nếu họ nhìn thấy câu chuyện của cô được trình chiếu trên CNN?
“Tôi nghĩ rằng họ phải suy nghĩ về chuyện này,” cô ta nói. “Bởi vì tôi chỉ nói lên sự thật … nếu họ bắt giam tôi trở lại bởi vì tôi gởi một thông điệp ra thế giới bên ngoài, tôi không sợ. Điều này (việc bắt giam) có nghĩa rằng họ minh chứng với thế giới rằng tại Việt Nam không có tự do như họ tuyên truyền.”
Khi được liên lạc bởi CNN về chính sách liên can đến quyền tự do ngôn luận trên mạng Internet, bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời bằng văn bản như sau:
“Tại Việt Nam, quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận được đảm bảo và thực thi theo pháp luật. Lo ngại cho rằng nhà nước đe dọa quyền tự do tư tưởng trên mạng và một Internet mở là không có căn cứ.”
Mẹ Nấm và tôi giữ liên lạc qua điện thư kể từ khi câu chuyện của cô ta được trình chiếu trên hệ thống truyền hình quốc tế CNN cách đây một tuần.
“Cám ơn rất nhiều về đoạn phim…,” cô ta viết cho tôi vào ngày thứ Bảy. “Cám ơn bạn đã đến và tường trình với thế giới về đất nước của chúng tôi.”
Cuối cùng trong phần chữ ký và thông tin đính kèm, cũng như trong mỗi điện thư mà tôi nhận được từ Mẹ Nấm, có dòng chữ: “Ai sẽ cất lên tiếng nói nếu bạn không làm việc ấy?”
© DCVOnline Blogging sau bức tường tre của nhà nước Việt Nam
By Pamela Boykoff, CNN
Ho Chi Minh City, Vietnam (CNN) -- Helmet under her arm, Nguyen Ngoc Nhu Quynh arrives after traveling 450 kilometers by motorbike, evading the security police, to tell CNN the story of her imprisonment for blogging in Vietnam.
"The first three days I was scared for myself," she said about her 10 days in prison, during which officers repeatedly asked her about her writing and if she received cash from anti-government groups outside the country.
Vietnamese like Nguyen Ngoc Nhu Quynh are embracing the internet in full force. There are 24 million internet users right now, nearly a third of the population. A decade ago there were 200,000. Internet cafes have popped up all over Ho Chi Minh City, and social networking sites are increasing in popularity along with mobile internet use.
"Internet life grows so fast," said a popular blogger, who requested anonymity out of concerns for his safety. "Even I, one of the bloggers, could not imagine how fast this could be.
"And nearly everyone, each Vietnamese, has their own blog."
Like elsewhere, most Vietnamese blogs deal with life, work, humor or technology. But a group of bloggers here also focus on a more dangerous territory in this one-party Communist state: They write about local corruption, land seizures and the increasing influence of China. They complain about the lack of multiparty democracy, too.
In a nutshell, they blog about the sort of issues that can get you into deep trouble in today's Vietnam.
This is something that Nguyen Ngoc Nhu Quyn -- who blogs under the Vietnamese pen name Me Nam or Mother Mushroom -- knows well.
Her blog includes writings about her daily life and pictures of her young daughter, but she also expresses her outspoken views against China's intervention in her country, including Beijing's financing of a controversial bauxite mine in the Central Highlands.
Those views led to her arrest and imprisonment for ten days in August, for, she said, "abuse of democratic freedoms and infringing on the national benefit."
When I first got in touch with Nguyen nearly a year later, her phone and movements were still being monitored. E-mail, I had been told, was the best way to get in touch.
"I am willing to tell my story to you," she wrote to me, saying she would travel from Nha Trang to Ho Chi Minh City to meet us.
Twelve hours later, she sent another e-mail. "Can you sure filming is OK and safe for us?" She feared the security police would prevent her from coming, but she would try.
The next day she arrived, and over the next two hours she told her story.
"I did not know what happened. But the fourth and fifth and the sixth day when they asked me the same questions, I was scared for my mom and my daughter and my husband. I didn't want to think about them when I was put in prison, because if I ever think about them I wanted to give everything to come to my family."
As a condition of her release, she agreed to give up blogging, posting a handwritten letter on her site in which she explained that she loved her country, but that the government felt this was the wrong way. After being denied a passport two months later though, she decided to begin again.
"I write another entry on my blog, that I gave up already, but they didn't leave me alone," she said. "I have to take the right to say what I think."
What does she think the government will do if they see her telling her story on CNN?
"I think that they have to think about this," she said. "Because I just tell the truth ... If they arrest me again because I send a message outside to the world, I am not scared. This means that they show to (the) world that we don't have freedom like they say."
When contacted by CNN about its policy on freedom of expression on the internet, Vietnam's Foreign Ministry provided the following written response.
"In Vietnam, freedom of information and freedom of speech are guaranteed and practiced in accordance with the law. Such concern as 'government threatens free expression online and an open internet' is groundless."
Nguyen and I have been keeping in touch by e-mail since her story aired on CNN International television one week ago.
"Thank you so much for the film ...," she wrote me on Saturday. "Thank you for coming to report about our country."
And at the bottom of her automatic signature, the same as on every e-mail I have received from her, it read: "Who will speak if you don't?"
VIETNAM’S INTERNET CRACKDOWNBảo Nguyên - phỏng dịch từ bản tin Video của CNN
Andrew Stevens gặp gỡ một nạn nhân bị đàn áp vì quyền tự do Internet ở Việt Nam.
CNN’s Andrew Stevens meets a victim of a growing Internet crackdown in Vietnam. —
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, không cần phải đi đâu xa là bạn có thể tìm thấy một điểm truy cập Internet thật dễ dàng. Cách đây 10 năm con số những người sử dụng Internet chỉ là 1%, hiện nay con số này đã là 28%. Điều này đã gây trở ngại cho những người lãnh đạo nhà nước Cộng Sản độc đảng.
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu : “Đảng cầm quyền đã quen với việc kiểm soát mọi thứ, nay với sự xuất hiện của Internet thì họ cảm thấy rằng mình đang mất quyền kiểm soát thông tin trong xã hội Việt Nam”.
Khi thử truy cập vào những trang tìm kiếm thông tin về việc bảo vệ Việt Nam trước hiểm hoạ khai thác bauxite và trang chủ của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, Adrew Stevens, phóng viên của CNN cho biết :
“Tất cả những trang mạng bất đồng chính kiến đều bị chặn. Tôi không thể truy cập vào trang chủ của Human Rights Watch, ngay cả khi đi từ trang Bings. Điều đáng quan tâm nhất là các bloggers đã bị chính quyền đe doạ. “
Như Quỳnh, một hướng dẫn viên du lịch đồng thời cũng là một blogger là một ví dụ.
Cuối năm ngoái, cô bị bắt giam 10 ngày, vì phản đối chủ trương khai thác bauxite tại Việt Nam và lên tiếng chống đối Trung Quốc.
Quỳnh kể: “Họ đến vào nửa đêm, khoảng 20 người, ở nhà mẹ tôi, và bắt giam tôi khẩn cấp vì cho rằng tôi đã lạm dụng quyền tự do dân chủ”.
Cô bị buộc phải từ bỏ blog, và cô đã chấp thuận khi viết một lá thư từ giã bạn bè. Cô đã từ giã blog, và việc đàn áp vẫn còn được tiếp tục bằng cách từ chối cấp hộ chiếu cho cô.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngăn chặn tiếng nói của cô đã bị phản tác dụng “Khi họ thông báo họ không cấp hộ chiếu cho tôi, tôi cảm thấy mình như là tội phạm. Tôi đã viết một entry khác trên blog mình để nói rằng – Tôi đã giã từ mọi thứ, nhưng họ lại không để tôi yên, vì thế, tôi quyết định viết blog trở lại”. Như Quỳnh bật khóc một cách đau khổ khi kể lại cho CNN câu chuyện của mình.
Hiện nay, Như Quỳnh vẫn tiếp tục bị an ninh theo dõi.
Khi đặt câu hỏi với nhà nước Việt Nam về những chuyện đàn áp như trên, chúng tôi nhận được câu trả lời bằng văn bản: Human Rights Watch thường đưa ra “những thông tin sai lệch”, không phản ánh đúng những chính sách và quyền tự do nhân quyền tại Việt Nam.
Sự thật thế nào thì trường hợp của Như Quỳnh là câu trả lời rõ ràng nhất.
Andrew Stevens : Bạn có nghĩ mình là một phụ nữ rất can đảm không?
- Ồ không, tôi rất sợ, nhưng, ai sẽ lên tiếng nếu như bạn không nói? – Quỳnh trả lời.
Andrew Stevens – CNN
Bảo Nguyên dịch và gửi trực tiếp cho Anhbasg