Greg Torode – Nguyên Hân lược dịch
Tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự
Trong một cuộc triển khai được ghi nhận là hiếm thấy hôm thứ Hai tuần rồi, ba tàu ngầm lớn nhất của Hoa Kỳ cập bến ở ba hải cảng trong vùng Á châu Thái Bình Dương như một cuộc biểu dương sức mạnh của Đệ thất Hạm đội, hải quân Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt.
Sự hiện diện của USS Michigan ở thành phố cảng Pusan, Nam Hàn, chiếc USS Ohio vào vịnh Subic, Phi Luật Tân, và chiếc USS Florida vào đảo Diego Garcia, một tiền đồn mang tính chiến lược ở biển Ấn độ dương không những cho thấy khuynh hướng gia tăng hoạt động tàu ngầm trong vùng Đông Á châu, nhưng còn mang theo một sự răn đe khác.
Cả ba chiếc tàu ngầm loại Ohio này vừa được cải tiến để từ chuyên mang hỏa tiển đạn đạo nguyên tử thời chiến tranh lạnh, nay còn được trang bị thêm những vũ khí khác – máy dò được nâng cấp, lực lượng đặc biệt và quan trọng hơn, là số lượng lớn đầu đạn tầm xa Tomahawk, là loại hỏa tiển có thể được điều khiển để có tầm bay thấp, được chế tạo nhằm tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Tổng cộng hỏa lực của cả ba chiếc này, là 462 hỏa tiển Tomahawks, trên 60 phần trăm tổng số tiềm năng hỏa tiển Tomahawks của toàn bộ Đệ thất Hạm đội hải quân Hoa Kỳ nằm ở Nhật Bản -- vốn là cốt lõi của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ ở vùng Đông Á châu này.
Cho dù sự hiện hiện của ba chiếc tàu ngầm trong vùng Đông Á châu xảy ra thầm lặng, không khua chiên đánh trống, nhưng điều này bắt đầu dao động toàn vùng. Viên chức Hoa Kỳ trước sau như một cho rằng đây là kế hoạch triển khai dài hạn và không nhắm vào một nước hay một biến cố mang tính khủng hoảng nào -- chẳng hạn như sự căng thẳng cao độ sau việc Bắc Hàn đánh chìm một chiến hạm của Nam Hàn – nhưng rõ ràng, cái thông điệp Hoa Kỳ gởi ra chắc chắn Bắc Kinh không thể làm ngơ được.
Một tùy viên quân sự Á châu thâm niên, người có mối quan hệ gần gũi với giới quân sự cả Hoa Kỳ và Trung Quốc nhận xét rằng “nói gì thì nói, hơn 460 hỏa tiển Tomahawks là một lượng hỏa lực hùng hậu”.
“Đây là một dấu hiệu khác cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm không những duy trì tính ưu thế quân sự của mình trong vùng Á châu, nhưng cũng muốn cho thấy họ đang làm vậy, đó là một thông điệp gởi đến Bắc Kinh và cho tất cả mọi người, không cần biết anh là đồng minh của Hoa Kỳ hay là một nước đang còn lững lơ đứng giữa.”
Những nhà ngoại giao Á châu khác nói rằng sự biểu dương sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ có thể phản ảnh mối quan tâm chung, ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây từ các nước láng giềng của Trung Quốc, là những nước âm thầm thúc đẩy, kêu gọi Hoa Kỳ phải làm nhiều hơn nữa để đối đầu với quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân của Trung Quốc trong vùng Đông Á. Những cuộc tập trận của Trung Quốc càng lúc càng được gia tăng cả số lượng lẫn phạm vi hoạt động trong những tháng gần đây, với chiến hạm Trung Quốc hiện diện đằng sau những quần đảo nằm ngoài khơi Nhật Bản và sâu trong vùng biển Nam Hải đang còn tranh chấp giữa các nước trong vùng.
“Nhật Bản, Nam Hàn, Nam Dương, Việt Nam, Mã Lai Á, Singapore và Úc Đại Lợi -- tất cả những nước này đều tích cực bày tỏ mối quan tâm của họ âm thầm, đằng sau lưng,” một nhà ngoại giao Á châu khác nói. “Không có chuyện gì nóng sốt hơn ở lúc này ngoài vấn đề tham vọng khống chế mặt biển của hải quân Trung Quốc.”
Trong lúc ở Hoa Thạnh Đốn, mối quan tâm hiện nay là sự triển khai hỏa tiển ở vùng Đông Á. Những con số do Ngũ Giác Đài (Pentagon) ước tính gợi ý Trung Quốc đang gia tăng số lượng hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn cũng như hỏa tiển chính xác tầm xa, và gia tăng khả năng của các loại hỏa tiển này.
Bản báo cáo mới đây nhất về sự hiện đại hóa quân sự Trung Quốc ước tính số lượng hỏa tiển trong kho dự trữ vào tháng Chín năm 2008 là khoảng 1.050 cho đến 1.150 hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn đã và đang được gia tăng thêm 100 hỏa tiển hằng năm, phần lớn tập trung ở biên giới nhắm vào Đài Loan. Con số ước tính của Nam Hàn cho hay Bắc Hàn đã dàn khoảng 650 hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn. Bản báo cáo gần đây từ viện nghiên cứu Dự án 2049 có trụ sở ở Hoa Thạnh Đốn ghi nhận hỏa tiển quy ước và hỏa tiển tầm dài phóng từ mặt đất được triển khai quy mô hơn giờ đây là “trọng tâm của chiến lược quân sự và chính trị của Trung Quốc”. Cùng lúc với khả năng không gian được cải thiện, chẳng hạn như máy dò điện tử, chừng hơn 15 năm nữa Trung Quốc có lẽ “sẽ nâng sự tự tin về khả năng thống trị không gian trong vùng ngoại biên của mình”, theo bản báo cáo này. Bản báo cáo cũng ghi nhận là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể thách đố hệ thống phòng thủ của Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng như lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương.
“Điều này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn trong mối quan hệ của mình đối với các nước láng giềng,” theo bản báo cáo được soạn bởi nhà phân tích Mark Stokes và Ian Easton.
“Sự chuyển hướng mang tính chiến lược trong sự cân bằng không gian (ở vùng Đông Á này) cũng có thể làm sáng tỏ mối liên kết của những đồng minh của Hoa Kỳ và làm cho những nước đồng minh hay và nước bạn nghĩ đến khả năng sắm vũ khí có sức hủy diệt cao, như một sự bảo đảm chống lại sự mất cân bằng không mấy thuận lợi,” theo bản báo cáo cho hay.
Chính sách được hoạch định từ thời tổng thống George W. Bush, một đảng viên đảng Cộng hoà, đang được tiếp tục bởi người kế nhiệm ông, Tổng thống thuộc đảng Dân chủ ông Barack Obama, đó là kế hoạch Ngũ Giác Đài chuyển 60 phần trăm của tổng số 53 chiếc tàu ngầm loại tấn công nhanh qua vùng Thái Bình Dương -- một kế hoạch triển khai có thể nói giờ như đã hoàn tất. Nhưng, sự hiện diện của các chiếc tàu ngầm lớn hơn với khả năng phóng hỏa tiển tầm dài - như ba chiếc USS Florida, USS Michigan và USS Ohio - cho thấy, tư thế lực lượng tiền phương của Hoa Kỳ sẽ to lớn, mạnh mẽ hơn một cách đáng kể.
Trong thời gian nằm ở vùng biển phía tây của Hoa Kỳ, chiếc tàu ngầm USS Ohio chẳng hạn, đã hoạt động ngoài khơi đảo Guam trong gần suốt cả năm qua, khai thác lợi thế vị trí của quần đảo này để triển khai hoạt động trong vùng tây Thái Bình Dương.
Chiếc USS Ohio sẽ trở về lại trong thời gian gần đây, nhưng hai chiếc USS Florida và USS Michigan có lẽ sẽ ở lại và hoạt động trong vùng này trong nhiều tháng tới, dùng đảo Guam và có thể cả đảo Diego Garcia nữa cho những sửa chữa cần thiết và thay đổi thủy thủ đoàn.
Sự hiện diện của chiếc USS Florida, có căn cứ nằm ở phía đông Hoa Kỳ, tuồng như xác nhận Hoa Kỳ vẫn thường đưa tàu ngầm chạy dưới băng bắc cực để vào vùng Đông Á. Một số hải cảng nằm ở phía đông Hoa Kỳ, nếu đi ngang qua tuyến này, lại gần vùng Đông Á hơn một số căn cứ của hải quân Hoa Kỳ nằm ở phía tây, chẳng hạn như San Diego.
Mới có thêm một chiếc tàu ngầm được biến cải để mang được đầu đạn hỏa tiển tầm dài và đây là lần đầu tiên hết thảy cả bốn chiếc này hiện đang được triển khai hoạt động cùng lúc. Thông báo việc triển khai này hôm đầu tháng, chỉ huy trưởng Hải đội Tàu ngầm 19, đại tá John Tammen nhấn mạnh đến “những khả năng chuyển đổi” của tàu ngầm được trang bị với hỏa tiển tầm xa. “Những chiếc tàu ngầm này sẽ tạo điều kiện cho người chỉ huy trên chiến trận cái khả năng tác chiến được gia tăng đáng kể, và cho họ nhiều sự chọn lựa để giải quyết và ngăn chận sự xung đột,” ông Tammen nói.
© DCVOnline
Tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự
Trong một cuộc triển khai được ghi nhận là hiếm thấy hôm thứ Hai tuần rồi, ba tàu ngầm lớn nhất của Hoa Kỳ cập bến ở ba hải cảng trong vùng Á châu Thái Bình Dương như một cuộc biểu dương sức mạnh của Đệ thất Hạm đội, hải quân Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt.
Sự hiện diện của USS Michigan ở thành phố cảng Pusan, Nam Hàn, chiếc USS Ohio vào vịnh Subic, Phi Luật Tân, và chiếc USS Florida vào đảo Diego Garcia, một tiền đồn mang tính chiến lược ở biển Ấn độ dương không những cho thấy khuynh hướng gia tăng hoạt động tàu ngầm trong vùng Đông Á châu, nhưng còn mang theo một sự răn đe khác.
Cả ba chiếc tàu ngầm loại Ohio này vừa được cải tiến để từ chuyên mang hỏa tiển đạn đạo nguyên tử thời chiến tranh lạnh, nay còn được trang bị thêm những vũ khí khác – máy dò được nâng cấp, lực lượng đặc biệt và quan trọng hơn, là số lượng lớn đầu đạn tầm xa Tomahawk, là loại hỏa tiển có thể được điều khiển để có tầm bay thấp, được chế tạo nhằm tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Tổng cộng hỏa lực của cả ba chiếc này, là 462 hỏa tiển Tomahawks, trên 60 phần trăm tổng số tiềm năng hỏa tiển Tomahawks của toàn bộ Đệ thất Hạm đội hải quân Hoa Kỳ nằm ở Nhật Bản -- vốn là cốt lõi của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ ở vùng Đông Á châu này.
Một Hải đoàn Tấn công Hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ. Nguồn: Freerepublic.com |
Một tùy viên quân sự Á châu thâm niên, người có mối quan hệ gần gũi với giới quân sự cả Hoa Kỳ và Trung Quốc nhận xét rằng “nói gì thì nói, hơn 460 hỏa tiển Tomahawks là một lượng hỏa lực hùng hậu”.
“Đây là một dấu hiệu khác cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm không những duy trì tính ưu thế quân sự của mình trong vùng Á châu, nhưng cũng muốn cho thấy họ đang làm vậy, đó là một thông điệp gởi đến Bắc Kinh và cho tất cả mọi người, không cần biết anh là đồng minh của Hoa Kỳ hay là một nước đang còn lững lơ đứng giữa.”
Những nhà ngoại giao Á châu khác nói rằng sự biểu dương sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ có thể phản ảnh mối quan tâm chung, ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây từ các nước láng giềng của Trung Quốc, là những nước âm thầm thúc đẩy, kêu gọi Hoa Kỳ phải làm nhiều hơn nữa để đối đầu với quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân của Trung Quốc trong vùng Đông Á. Những cuộc tập trận của Trung Quốc càng lúc càng được gia tăng cả số lượng lẫn phạm vi hoạt động trong những tháng gần đây, với chiến hạm Trung Quốc hiện diện đằng sau những quần đảo nằm ngoài khơi Nhật Bản và sâu trong vùng biển Nam Hải đang còn tranh chấp giữa các nước trong vùng.
“Nhật Bản, Nam Hàn, Nam Dương, Việt Nam, Mã Lai Á, Singapore và Úc Đại Lợi -- tất cả những nước này đều tích cực bày tỏ mối quan tâm của họ âm thầm, đằng sau lưng,” một nhà ngoại giao Á châu khác nói. “Không có chuyện gì nóng sốt hơn ở lúc này ngoài vấn đề tham vọng khống chế mặt biển của hải quân Trung Quốc.”
Trong lúc ở Hoa Thạnh Đốn, mối quan tâm hiện nay là sự triển khai hỏa tiển ở vùng Đông Á. Những con số do Ngũ Giác Đài (Pentagon) ước tính gợi ý Trung Quốc đang gia tăng số lượng hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn cũng như hỏa tiển chính xác tầm xa, và gia tăng khả năng của các loại hỏa tiển này.
USS Florida SSGN 728. Nguồn: Freerepuble.com |
“Điều này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn trong mối quan hệ của mình đối với các nước láng giềng,” theo bản báo cáo được soạn bởi nhà phân tích Mark Stokes và Ian Easton.
“Sự chuyển hướng mang tính chiến lược trong sự cân bằng không gian (ở vùng Đông Á này) cũng có thể làm sáng tỏ mối liên kết của những đồng minh của Hoa Kỳ và làm cho những nước đồng minh hay và nước bạn nghĩ đến khả năng sắm vũ khí có sức hủy diệt cao, như một sự bảo đảm chống lại sự mất cân bằng không mấy thuận lợi,” theo bản báo cáo cho hay.
Chính sách được hoạch định từ thời tổng thống George W. Bush, một đảng viên đảng Cộng hoà, đang được tiếp tục bởi người kế nhiệm ông, Tổng thống thuộc đảng Dân chủ ông Barack Obama, đó là kế hoạch Ngũ Giác Đài chuyển 60 phần trăm của tổng số 53 chiếc tàu ngầm loại tấn công nhanh qua vùng Thái Bình Dương -- một kế hoạch triển khai có thể nói giờ như đã hoàn tất. Nhưng, sự hiện diện của các chiếc tàu ngầm lớn hơn với khả năng phóng hỏa tiển tầm dài - như ba chiếc USS Florida, USS Michigan và USS Ohio - cho thấy, tư thế lực lượng tiền phương của Hoa Kỳ sẽ to lớn, mạnh mẽ hơn một cách đáng kể.
Sơ đồ bên trong USS Florida, tàu ngầm loại Ohio. Nguồn: freerepublic.com |
Chiếc USS Ohio sẽ trở về lại trong thời gian gần đây, nhưng hai chiếc USS Florida và USS Michigan có lẽ sẽ ở lại và hoạt động trong vùng này trong nhiều tháng tới, dùng đảo Guam và có thể cả đảo Diego Garcia nữa cho những sửa chữa cần thiết và thay đổi thủy thủ đoàn.
Sự hiện diện của chiếc USS Florida, có căn cứ nằm ở phía đông Hoa Kỳ, tuồng như xác nhận Hoa Kỳ vẫn thường đưa tàu ngầm chạy dưới băng bắc cực để vào vùng Đông Á. Một số hải cảng nằm ở phía đông Hoa Kỳ, nếu đi ngang qua tuyến này, lại gần vùng Đông Á hơn một số căn cứ của hải quân Hoa Kỳ nằm ở phía tây, chẳng hạn như San Diego.
Mới có thêm một chiếc tàu ngầm được biến cải để mang được đầu đạn hỏa tiển tầm dài và đây là lần đầu tiên hết thảy cả bốn chiếc này hiện đang được triển khai hoạt động cùng lúc. Thông báo việc triển khai này hôm đầu tháng, chỉ huy trưởng Hải đội Tàu ngầm 19, đại tá John Tammen nhấn mạnh đến “những khả năng chuyển đổi” của tàu ngầm được trang bị với hỏa tiển tầm xa. “Những chiếc tàu ngầm này sẽ tạo điều kiện cho người chỉ huy trên chiến trận cái khả năng tác chiến được gia tăng đáng kể, và cho họ nhiều sự chọn lựa để giải quyết và ngăn chận sự xung đột,” ông Tammen nói.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) US submarines emerge in show of military might. South China Morning Post, by Greg Torode, 3 July 2010
Tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự
-----------
Bắc Kinh: Biển Nam Hải là một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc
Guangzhou – Nhà nước Trung Quốc nói với Hoa Thạnh Đốn – đây là lần đầu tiên - rằng họ xem vùng Biển Nam Hải như là một phần của “những lợi ích cốt lõi” liên quan đến tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc, theo các nguồn tin cho hay.
Chính sách mới của nhà nước Trung Quốc được chuyển đến các viên chức cao cấp Hoa Kỳ hôm tháng Ba, nhật báo Guangzhou của nhà nước Trung Quốc đăng lại nguồn tin có được hôm Chủ Nhật rồi. Chính sách mới đây nhất của Bắc Kinh liên quan với một sự cố xảy ra hôm tháng Ba, qua đó Hoa Kỳ đã lên án tàu Trung Quốc sách nhiễu một chiếc tàu do thám của Hoa Kỳ trong vùng biển Nam Hải, theo báo Guangzhou.
Bắc Kinh cho rằng mình có chủ quyền trên vùng biển Nam Hải như là một phần của “những lợi ích cốt lõi” của họ, có nghĩa Bắc Kinh xem vùng biển Nam Hải này (quan trọng) ngang ngữa với Đài Loan và Tây Tạng (Tibet).
Bản đồ vùng biển đang tranh chấp. Đường chấm đỏ là lãnh hải mà Trung Quốc cho là của họ. Đường chấm xanh là vùng Đặc quyền Kinh tế kéo dài đến 200 hải lý theo quy định của UNCLOS, và những chấm màu xám là những quần đảo hiện đang còn tranh chấp. Nguồn: UNCLOS and CIA |
Tướng Ma Xiaotian, phó tổng tham mưu trưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói hôm thứ Năm tuần rồi: “Vì cuộc thao diễn nằm ở Hoàng Hải, nên rất gần với hải phận Trung Quốc. Chúng tối rất phản đối cuộc thao diễn như thế.”
Giới quân sự Trung Quốc sau đó thông báo họ sẽ tiến hành thao dượt và bắn đạn thật ở vùng biển Đông Hải (East China Sea).
Những điều này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thái độ của Bắc Kinh muốn bảo vệ quyền lợi ở cùng trên ba mặt biển một lúc, theo nhật báo Guangzhou.
Chuyện xục xịch bởi sự có mặt chiếc hàng không mẫu hạm George Washington ở vùng biển Hoàng Hải rất có thể liên quan đến chuyện hục hặc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì biến cố chiếm hạm Cheonan bị đánh chìm được trình bày ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tờ báo nói thêm.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) South China Sea part of core interests: Beijing. Singapore Straits Times, 6 July 2010
(1) South China Sea part of core interests: Beijing. Singapore Straits Times, 6 July 2010
Bắc Kinh: Biển Nam Hải là một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc