Trung Quốc chơi trò “nước chảy đá mòn”
TT 12/7- “Chuyện công bố kế hoạch phát triển du lịch của Hải Nam, bao gồm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, rồi kêu gọi đầu tư, tổ chức các tuyến du lịch là một trong các hoạt động nhằm hợp thức hóa hành động chiếm đóng trái phép của Trung Quốc (TQ) đối với hai quần đảo này”.
Đó là ý kiến của nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ Trần Công Trục nói về kế hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam của TQ bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
"Các doanh nghiệp, tư nhân tham gia tour du lịch hay đầu tư dự án phát triển du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ vô tình tiếp tay cho TQ thực hiện âm mưu hợp thức hóa cái họ gọi là chủ quyền đối với hai quần đảo này"
Ông Trần Công Trục - nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
Âm mưu hợp thức hóa chủ quyền
Theo ông Trục, nhìn lại lịch sử, TQ đã nhiều lần dùng vũ trang để đánh chiếm và chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cùng một vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trước mỗi lần chiếm đóng, TQ lại ra các tuyên bố ngoại giao với quốc tế để khẳng định “chủ quyền” với các quần đảo này. Đặc biệt, sau đó TQ tìm cách hợp thức hóa việc chiếm đóng bằng các hoạt động pháp lý, dân sự, khoa học và lợi dụng mọi tổ chức quốc tế để giành sự công nhận trên thực tế đối với những đảo họ chiếm đoạt bằng vũ trang.
Ông Trục nói: “Rõ ràng TQ có các bước đi, tính toán chặt chẽ, tinh vi và kết hợp các hành động bổ trợ để từng bước giành quyền kiểm soát và giành cái gọi là chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kế hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam cho tới năm 2020 cũng là một bước nằm trong tính toán đó”.
Ông Trục cho rằng các nhà nghiên cứu khoa học đã đánh giá quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng du lịch nhưng chưa thể có điều kiện cho việc thu hút khách, vì hai quần đảo này phần lớn là hoang vu, xa bờ, điều kiện sống rất khắc nghiệt. Quần đảo Trường Sa cách TQ 500-600 hải lý, có nơi cách 1.000 hải lý. Việc di chuyển ra đó rất tốn kém, chưa kể luôn có bão tố. Như vậy việc tổ chức du lịch vì mục tiêu văn hóa hay kinh tế là không thuyết phục.
Hướng tới mục tiêu chiếm biển Đông
Mục tiêu cuối cùng của TQ không phải là các hòn đảo nhỏ thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà là vùng biển lớn đến 80% toàn bộ biển Đông như TQ đã gửi sơ đồ cho Liên Hiệp Quốc, trong đó có thể hiện đường yêu sách chín đoạn của mình trên biển Đông. Nếu công dân các nước vô tình ủng hộ kế hoạch du lịch của TQ, họ sẽ gián tiếp tạo điều kiện để TQ từng bước hợp thức hóa “chủ quyền” của họ ở biển Đông, dẫn tới việc TQ có thể kiểm soát tàu bè qua lại khu vực này và ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải mà tàu bè quốc tế đang được hưởng. Không chỉ vậy, động thái này còn có khả năng gây căng thẳng quân sự và là mồi lửa gây xung đột phức tạp với tất cả các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông”.
Theo ông Trục, đầu năm nay, tỉnh Khánh Hòa cho biết đang nghiên cứu việc tổ chức tour du lịch ra các đảo ở Trường Sa cho du khách trong nước và kiều bào là chuyện bình thường vì chúng ta là nước có chủ quyền. Mong muốn này là chính đáng, nhưng thực hiện ngay hay không thì cần tính toán lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, trách nhiệm của Nhà nước là bảo vệ và thực thi chủ quyền lãnh thổ của mình. Nhà nước cần hỗ trợ các hoạt động đánh bắt xa bờ, nghiên cứu khoa học, du lịch... mới thể hiện sự có mặt của mình. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhìn nhận một cách tổng thể, toàn cục, không vì lợi ích cục bộ, địa phương mà vì lợi ích quốc gia. Cái gì có lợi cho đấu tranh pháp lý, ngoại giao, chính trị, kinh tế mà làm được trước thì nên làm. Chẳng hạn giữa hỗ trợ đánh cá và hỗ trợ du lịch, việc nào có lợi hơn mà làm được trước thì làm.
Ông Trục cho biết TQ liên tục có các động thái về quân sự, chính trị, khoa học, kinh tế... để thể hiện cái họ gọi là “chủ quyền” của TQ ở biển Đông. “Giải quyết vấn đề biên giới luôn rất khó. Chúng ta phải nghiên cứu, nắm vững mọi cơ sở thực tiễn và pháp lý để đánh giá khách quan lợi ích chính đáng của mình thì mới đấu tranh được” - ông Trục nói.
Ông Trục cũng phân tích rằng TQ không bỏ qua các tổ chức quốc tế, lợi dụng mục đích khoa học để cung cấp cho các tổ chức này những thông tin về chủ quyền theo cách họ muốn. Đầu những năm 1980, TQ gửi bản đồ bay cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong đó mở rộng vùng bay của họ qua bầu trời của quần đảo Hoàng Sa mà trước kia ICAO dành cho VN. Phía VN đã phát hiện và đấu tranh phản đối. Sau đó TQ đăng ký đài khí tượng thủy văn mà họ đặt trên quần đảo Hoàng Sa với Tổ chức Khí tượng thế giới. Chúng ta cũng phát hiện và phản đối... Đây là những hoạt động mà TQ liên tục tiến hành, nếu thành công họ sẽ củng cố thêm tư liệu và cơ sở thực tiễn để bảo vệ lập luận chủ quyền của họ.
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc):
Trung Quốc vi phạm tuyên bố về ứng xử ở biển Đông
Thông qua thúc đẩy du lịch, TQ đang thể hiện họ có kiểm soát hành chính với khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền.
Theo luật pháp quốc tế, khi hai hay nhiều nhà nước tranh cãi về chủ quyền, một biện pháp thể hiện chủ quyền đối với lãnh thổ đang tranh chấp là quốc gia đó thể hiện sự chiếm đóng liên tục. Nếu các hành động của TQ không bị (các quốc gia khác - PV) thách thức thì VN sẽ chịu rủi ro là các tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và các đảo khác ở biển Đông sẽ mất hiệu lực theo luật quốc tế. Vì thế VN phải phản đối về ngoại giao với mỗi hành động của TQ để thể hiện là chủ quyền bị tranh cãi.
Hành động của TQ đang vi phạm tinh thần cũng như nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), cho dù bản thân DOC không đề cập cụ thể tên của Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ Ngoại giao VN đã làm rõ điểm này qua các tuyên bố của mình. Các hành động của TQ là một phần trong trò chơi của luật quốc tế nhưng cũng là một hình thức ngụy trang nhằm lén lút khẳng định chủ quyền của họ. TQ tìm cách phát triển du lịch để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền bằng cách thể hiện là họ liên tục chiếm giữ các đảo. TQ cũng đang tìm cách làm xói mòn các đòi hỏi chủ quyền của VN. Họ hi vọng qua một thời gian dài, những áp lực liên tục như vậy sẽ khiến VN chịu thua.
Đó là ý kiến của nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ Trần Công Trục nói về kế hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam của TQ bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
"Các doanh nghiệp, tư nhân tham gia tour du lịch hay đầu tư dự án phát triển du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ vô tình tiếp tay cho TQ thực hiện âm mưu hợp thức hóa cái họ gọi là chủ quyền đối với hai quần đảo này"
Ông Trần Công Trục - nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
Âm mưu hợp thức hóa chủ quyền
Theo ông Trục, nhìn lại lịch sử, TQ đã nhiều lần dùng vũ trang để đánh chiếm và chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cùng một vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trước mỗi lần chiếm đóng, TQ lại ra các tuyên bố ngoại giao với quốc tế để khẳng định “chủ quyền” với các quần đảo này. Đặc biệt, sau đó TQ tìm cách hợp thức hóa việc chiếm đóng bằng các hoạt động pháp lý, dân sự, khoa học và lợi dụng mọi tổ chức quốc tế để giành sự công nhận trên thực tế đối với những đảo họ chiếm đoạt bằng vũ trang.
Ông Trục nói: “Rõ ràng TQ có các bước đi, tính toán chặt chẽ, tinh vi và kết hợp các hành động bổ trợ để từng bước giành quyền kiểm soát và giành cái gọi là chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kế hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam cho tới năm 2020 cũng là một bước nằm trong tính toán đó”.
Ông Trục cho rằng các nhà nghiên cứu khoa học đã đánh giá quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng du lịch nhưng chưa thể có điều kiện cho việc thu hút khách, vì hai quần đảo này phần lớn là hoang vu, xa bờ, điều kiện sống rất khắc nghiệt. Quần đảo Trường Sa cách TQ 500-600 hải lý, có nơi cách 1.000 hải lý. Việc di chuyển ra đó rất tốn kém, chưa kể luôn có bão tố. Như vậy việc tổ chức du lịch vì mục tiêu văn hóa hay kinh tế là không thuyết phục.
Hướng tới mục tiêu chiếm biển Đông
Mục tiêu cuối cùng của TQ không phải là các hòn đảo nhỏ thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà là vùng biển lớn đến 80% toàn bộ biển Đông như TQ đã gửi sơ đồ cho Liên Hiệp Quốc, trong đó có thể hiện đường yêu sách chín đoạn của mình trên biển Đông. Nếu công dân các nước vô tình ủng hộ kế hoạch du lịch của TQ, họ sẽ gián tiếp tạo điều kiện để TQ từng bước hợp thức hóa “chủ quyền” của họ ở biển Đông, dẫn tới việc TQ có thể kiểm soát tàu bè qua lại khu vực này và ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải mà tàu bè quốc tế đang được hưởng. Không chỉ vậy, động thái này còn có khả năng gây căng thẳng quân sự và là mồi lửa gây xung đột phức tạp với tất cả các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông”.
Theo ông Trục, đầu năm nay, tỉnh Khánh Hòa cho biết đang nghiên cứu việc tổ chức tour du lịch ra các đảo ở Trường Sa cho du khách trong nước và kiều bào là chuyện bình thường vì chúng ta là nước có chủ quyền. Mong muốn này là chính đáng, nhưng thực hiện ngay hay không thì cần tính toán lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, trách nhiệm của Nhà nước là bảo vệ và thực thi chủ quyền lãnh thổ của mình. Nhà nước cần hỗ trợ các hoạt động đánh bắt xa bờ, nghiên cứu khoa học, du lịch... mới thể hiện sự có mặt của mình. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhìn nhận một cách tổng thể, toàn cục, không vì lợi ích cục bộ, địa phương mà vì lợi ích quốc gia. Cái gì có lợi cho đấu tranh pháp lý, ngoại giao, chính trị, kinh tế mà làm được trước thì nên làm. Chẳng hạn giữa hỗ trợ đánh cá và hỗ trợ du lịch, việc nào có lợi hơn mà làm được trước thì làm.
Ông Trục cho biết TQ liên tục có các động thái về quân sự, chính trị, khoa học, kinh tế... để thể hiện cái họ gọi là “chủ quyền” của TQ ở biển Đông. “Giải quyết vấn đề biên giới luôn rất khó. Chúng ta phải nghiên cứu, nắm vững mọi cơ sở thực tiễn và pháp lý để đánh giá khách quan lợi ích chính đáng của mình thì mới đấu tranh được” - ông Trục nói.
Ông Trục cũng phân tích rằng TQ không bỏ qua các tổ chức quốc tế, lợi dụng mục đích khoa học để cung cấp cho các tổ chức này những thông tin về chủ quyền theo cách họ muốn. Đầu những năm 1980, TQ gửi bản đồ bay cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong đó mở rộng vùng bay của họ qua bầu trời của quần đảo Hoàng Sa mà trước kia ICAO dành cho VN. Phía VN đã phát hiện và đấu tranh phản đối. Sau đó TQ đăng ký đài khí tượng thủy văn mà họ đặt trên quần đảo Hoàng Sa với Tổ chức Khí tượng thế giới. Chúng ta cũng phát hiện và phản đối... Đây là những hoạt động mà TQ liên tục tiến hành, nếu thành công họ sẽ củng cố thêm tư liệu và cơ sở thực tiễn để bảo vệ lập luận chủ quyền của họ.
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc):
Trung Quốc vi phạm tuyên bố về ứng xử ở biển Đông
Thông qua thúc đẩy du lịch, TQ đang thể hiện họ có kiểm soát hành chính với khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền.
Theo luật pháp quốc tế, khi hai hay nhiều nhà nước tranh cãi về chủ quyền, một biện pháp thể hiện chủ quyền đối với lãnh thổ đang tranh chấp là quốc gia đó thể hiện sự chiếm đóng liên tục. Nếu các hành động của TQ không bị (các quốc gia khác - PV) thách thức thì VN sẽ chịu rủi ro là các tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và các đảo khác ở biển Đông sẽ mất hiệu lực theo luật quốc tế. Vì thế VN phải phản đối về ngoại giao với mỗi hành động của TQ để thể hiện là chủ quyền bị tranh cãi.
Hành động của TQ đang vi phạm tinh thần cũng như nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), cho dù bản thân DOC không đề cập cụ thể tên của Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ Ngoại giao VN đã làm rõ điểm này qua các tuyên bố của mình. Các hành động của TQ là một phần trong trò chơi của luật quốc tế nhưng cũng là một hình thức ngụy trang nhằm lén lút khẳng định chủ quyền của họ. TQ tìm cách phát triển du lịch để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền bằng cách thể hiện là họ liên tục chiếm giữ các đảo. TQ cũng đang tìm cách làm xói mòn các đòi hỏi chủ quyền của VN. Họ hi vọng qua một thời gian dài, những áp lực liên tục như vậy sẽ khiến VN chịu thua.
TN -12/07/2010 4:23- Trung Quốc thông qua “Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”: Một kế hoạch tinh vi được tính toán kỹ lưỡng
Cụm tượng đài Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
|
Vừa qua, phía Trung Quốc (TQ) đã có hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN với việc đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam (TQ).
Trong bản quy hoạch này, TQ cũng nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở. Thanh Niên đã phỏng vấn TS luật Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, xung quanh vụ việc này.
* Theo ông, đâu là mục đích của TQ khi thông qua “Cương yếu quy hoạch” này?
- Trước hết, phải khẳng định rằng việc làm này của phía TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà TQ và ASEAN đã cam kết thực hiện. Chính phủ VN đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu TQ phải chấm dứt ngay những hành động phi pháp đó. Điều này cũng cho thấy ý chí của Nhà nước VN trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trước bất cứ hành động xâm phạm nào.
Việc TQ thông qua quy hoạch này tiếp tục là một trong loạt chuỗi hoạt động của TQ nhằm thực hiện mục tiêu “hợp thức hóa chủ quyền” trên thực tế mà TQ muốn thực hiện với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN mà họ đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng. Nhìn rộng hơn, đây cũng là hoạt động nằm trong ý đồ chiến lược của TQ được họ kiên trì thực hiện từ nhiều năm qua.
* Ông đánh giá thế nào về kế hoạch của TQ tăng cường mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa?
- Nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta có thể thấy trong bối cảnh hiện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Hai quần đảo này đều rất xa đất liền. Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (VN) khoảng 220 km, cách đảo Hải Nam (TQ) khoảng 260 km. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới Trường Sa gần nhất cũng khoảng hơn 600 km. Các đảo thuộc hai quần đảo này đều có diện tích nhỏ: đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km2, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa cũng chỉ khoảng 0,5km2. Chủ yếu là các đảo nửa chìm nửa nổi, điều kiện cho tổ chức du lịch là không lớn. Nếu nói để đầu tư du lịch thì rõ ràng đây không phải là khu vực hứa hẹn đem lại lợi nhuận. Đó là chưa kể đến việc đây là khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền, cực kỳ nhạy cảm, hoàn toàn không phải là nơi thích hợp để khai thác du lịch.
Như vậy, rõ ràng khi thông qua cương yếu này TQ đã có ý đồ hoàn toàn khác với những điều mà họ công bố. Không khó để có thể nhận thấy rằng TQ đã và đang tiếp tục có những hoạt động nhằm giành lấy sự công nhận trên thực tế cũng như về mặt pháp lý chủ quyền đối với các đảo mà họ đã giành được bằng các biện pháp quân sự. Trên thực tế, TQ đã có hàng loạt các hoạt động phi pháp nằm trong chiến lược chung đối với biển Đông được thực hiện hết sức tinh vi. Trong đó có thể kể đến việc phê chuẩn thành lập các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN; hằng năm công bố lệnh cấm đánh bắt cá; cử các tàu ngư chính tuần tiễu trên biển Đông để “bảo vệ ngư trường của TQ”; ngăn cản, bắt giữ và bắt các tàu cá của VN phải nộp phạt…
Không chỉ có vậy, TQ cũng tận dụng và tranh thủ các kênh quốc tế để thực hiện chiến lược này. Năm 1975, TQ đã yêu cầu Tổ chức Khí tượng thế giới cho đăng ký đài khí tượng TQ thay thế cho đài khí tượng Sài Gòn tại Hoàng Sa. Năm 1980, tại kỳ họp lần thứ 26 Hội Địa chất quốc tế ở Paris (Pháp), phía TQ đã báo cáo và cho lưu hành tài liệu địa chất “Biến đổi kiến tạo các bể dầu khí TQ” và đưa ra bản đồ các bể dầu khí trong đó có đoạn nói quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần kéo dài của lục địa Trung Hoa. Năm 1983, tại hội nghị về Hàng không khu vực châu Á – Thái Bình Dương, TQ đưa ra hai tấm bản đồ vẽ đường biên giới trên biển bao quanh gần hết biển Đông… Trước những động thái này VN đã đấu tranh trực tiếp tại hội nghị, hoặc thông qua các văn kiện gửi chính thức lên án và phản đối các hành động của TQ.
* Theo ông, TQ được gì sau những hoạt động “khẳng định chủ quyền” bất chấp luật pháp quốc tế như vậy?
- Việc thông qua cương yếu này như đã nói cũng là một trong các hoạt động được TQ thực hiện nhằm đạt mục tiêu ý đồ chiến lược của họ. TQ đang muốn củng cố cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, thứ mà theo nhiều nhà nghiên cứu là điểm yếu nhất của TQ.
Trên thực tế, từ trước tới nay, sự có mặt của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa có được là do họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng. Năm 1956, lợi dụng thời điểm chuyển giao của VN sau Hiệp định Geneve có khoảng trống, TQ đã chiếm đóng phía đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, họ lại tiếp tục đưa lực lượng chiếm phía tây Hoàng Sa nhưng đã bị quân đội Sài Gòn bắt giữ toàn bộ lực lượng này và đưa về giam giữ ở Đà Nẵng. Năm 1974, lợi dụng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, TQ đã đưa quân chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn. Năm 1988, TQ lại tiếp tục đưa quân tấn công, chiếm đóng một số bãi cạn ở Trường Sa. Tất cả các đảo mà TQ chiếm giữ hiện nay đều do họ giành được bằng vũ lực quân sự. Về mặt luật pháp quốc tế, việc sử dụng vũ lực để giành chủ quyền là không được phép. Nhưng thực tế, TQ đã chiếm đóng và bây giờ dùng mọi hình thức, thủ tục pháp lý và các hoạt động khác để củng cố “chủ quyền” của họ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là đối với phạm vi biển thuộc “đường biên giới hình lưỡi bò” trong biển Đông mà TQ đã công bố.
* TQ sẽ đạt được những điều gì thông qua những hoạt động này?
- Phải thấy rõ việc TQ thông qua quy hoạch này là có ý đồ về chính trị – pháp lý. Thậm chí, TQ sẽ sẵn sàng bù lỗ cho toàn bộ các hoạt động du lịch để thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế. Những hoạt động này chí ít sẽ giúp TQ đạt được mục tiêu của họ, ví dụ việc các đoàn khách quốc tế khi du lịch tại đây phải được phép của nhà chức trách TQ, đó là một cách để họ thể hiện chủ quyền mà họ cho là “hợp pháp” của mình. Có thể thấy sự khôn ngoan của TQ khi lấy danh nghĩa “Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam”. Hải Nam hiện tại là một điểm du lịch rất nổi tiếng của TQ và họ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào đó khiến cho dư luận có thể khó phát hiện ý đồ của họ.
Về mặt tuyên truyền, đương nhiên họ sẽ cho in ấn và cung cấp bản đồ tới du khách trong đó thể hiện chủ quyền của TQ đối với Trường Sa, Hoàng Sa… Thậm chí, TQ cũng sẽ tổ chức các triển lãm cổ vật mà họ nói đã khai thác được ở khu vực này để chứng minh chủ quyền. Chưa kể đến khả năng các đoàn ngoại giao, quan chức nước ngoài hoặc các nhân vật nổi tiếng cũng sẽ được đưa tới đây để phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền của TQ.
Thủ thuật này còn tinh vi ở chỗ lấy danh nghĩa là một hoạt động thuần túy dân sự, hòa bình, kết hợp văn hóa, du lịch nhưng đằng sau đó là cả một chiến lược tinh vi được tính toán kỹ lưỡng.
* Đâu là những hệ lụy đối với VN khi TQ thực hiện những hoạt động này ?
- Về phương diện pháp lý, trong nhiều năm qua VN đã liên tục phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải do phía TQ thực hiện. VN không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Tuy nhiên, nếu các hoạt động này của TQ thành công, họ sẽ có nhiều lợi thế, đặc biệt là việc tranh thủ hợp pháp hóa tạo thuận lợi sau này khi phải giải quyết tranh chấp ở cơ quan tài phán quốc tế. Về mặt dư luận họ cũng sẽ tranh thủ để vận động, tuyên truyền chủ quyền của mình ra quốc tế. Mới đây chúng ta cũng đã có bài học nhãn tiền về vụ bản đồ của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận tên gọi của TQ đối với hai quần đảo này. Rõ ràng những vụ việc tương tự có khả năng tiếp tục xảy ra làm cho ngày càng có nhiều người, thậm chí là cả giới chính trị và khoa học quốc tế, tin vào chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này là vô cùng nguy hiểm và bất lợi đối với VN. Đó là những thủ thuật của TQ mà VN phải hiểu và ngăn chặn. Bên cạnh đó nhiều khả năng họ cũng sẽ lợi dụng danh nghĩa xây dựng du lịch, phát triển kinh tế để đầu tư về quân sự.
Điều đáng mừng là VN đã có thái độ rất cương quyết về vấn đề này. Ví dụ như việc những ngư dân của VN kiên quyết không nộp phạt, không ký văn bản khi bị TQ bắt giữ khi đang đánh cá hợp pháp trên vùng biển của VN. Vùng biển của mình mà để họ bắt giữ rồi phải nộp phạt vì “đã xâm phạm chủ quyền của TQ” là điều không thể chấp nhận được.
* Trong bối cảnh này theo ông VN nên làm gì?
- Từ trước tới nay lập trường không thay đổi của VN là chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, tinh thần DOC năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông và khu vực. VN cũng đã liên tục lên tiếng khi các quốc gia liên quan có hành động xảy ra việc xâm phạm chủ quyền của VN.
Trong trường hợp này VN cần tiếp tục tuyên truyền ra quốc tế để họ thấy được mặt trái của vấn đề. Đưa ra các khuyến cáo và phân tích cần thiết để tránh việc công dân các quốc gia khác vô tình tham gia vào hoạt động trên danh nghĩa du lịch nhưng thực tế nhằm âm mưu xâm phạm chủ quyền của VN. Cần nêu rõ hoạt động này của TQ không chỉ tạo nên sự mất ổn định của khu vực mà còn đe dọa đến an ninh của thế giới. Rõ ràng với việc ký kết DOC, TQ đã có cam kết về việc không áp dụng các hành động mở rộng, làm phức tạp hóa tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuy nhiên TQ lại có những hành động hoàn toàn trái ngược.
* Bất chấp những phản đối của VN cũng như các quốc gia liên quan, TQ ngày càng thể hiện thái độ mạnh mẽ đối với vấn đề biển Đông. Nếu VN chỉ đơn thuần thể hiện lập trường của mình mà không có các hành động cụ thể, theo ông có phải là cách thức hiệu quả?
- Đúng là VN đang ở một vị thế cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên khó khăn không có nghĩa là phó mặc số phận của mình. Ngoài việc tiếp tục đấu tranh về mặt ngoại giao, pháp lý VN cũng cần tranh thủ và tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Phải nói rõ để dư luận quốc tế hiểu rõ tránh đi theo cái guồng mà TQ đã định sẵn. Nên nhớ rằng TQ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để vận động hành lang.
VN cũng có thể đưa vấn đề này ra giải quyết ở quốc tế. Trong quá trình xử trí VN cũng cần hết sức tỉnh táo, nghiên cứu, dự báo, tính toán kỹ các động thái của họ từ đó đề ra đối sách thích hợp. Cần phải xác định đây là vấn đề đại sự, liên quan đến sự sống còn của quốc gia mà có chuẩn bị kỹ lưỡng tránh tình trạng khi xảy ra chuyện mới tìm cách xử lý.
Một ví dụ mà chính báo chí TQ đưa ra cũng rất đáng để VN suy nghĩ. Cuối tháng 4 vừa qua khi TQ cử các tàu ngư chính đi “bảo vệ ngư trường” đã bị tàu hải quân và máy bay chiến đấu của Malaysia áp sát, xua đuổi suốt 17 tiếng liền khi các tàu này xâm phạm lãnh hải của Malaysia. Rõ ràng trong phạm vi, điều kiện cụ thể, chúng ta phải có đối sách cần thiết chứ không thể ngồi yên để họ dễ dàng muốn làm gì cũng được.
* Chân thành cảm ơn ông!
Nguyên Phong
(thực hiện)
Trung Quốc bắt giữ thuyền cá Việt Nam chủ nhật, 11 tháng 7, 2010* Theo ông, đâu là mục đích của TQ khi thông qua “Cương yếu quy hoạch” này?
- Trước hết, phải khẳng định rằng việc làm này của phía TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà TQ và ASEAN đã cam kết thực hiện. Chính phủ VN đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu TQ phải chấm dứt ngay những hành động phi pháp đó. Điều này cũng cho thấy ý chí của Nhà nước VN trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trước bất cứ hành động xâm phạm nào.
TS Trần Công Trục |
* Ông đánh giá thế nào về kế hoạch của TQ tăng cường mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa?
- Nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta có thể thấy trong bối cảnh hiện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Hai quần đảo này đều rất xa đất liền. Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (VN) khoảng 220 km, cách đảo Hải Nam (TQ) khoảng 260 km. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới Trường Sa gần nhất cũng khoảng hơn 600 km. Các đảo thuộc hai quần đảo này đều có diện tích nhỏ: đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km2, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa cũng chỉ khoảng 0,5km2. Chủ yếu là các đảo nửa chìm nửa nổi, điều kiện cho tổ chức du lịch là không lớn. Nếu nói để đầu tư du lịch thì rõ ràng đây không phải là khu vực hứa hẹn đem lại lợi nhuận. Đó là chưa kể đến việc đây là khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền, cực kỳ nhạy cảm, hoàn toàn không phải là nơi thích hợp để khai thác du lịch.
Như vậy, rõ ràng khi thông qua cương yếu này TQ đã có ý đồ hoàn toàn khác với những điều mà họ công bố. Không khó để có thể nhận thấy rằng TQ đã và đang tiếp tục có những hoạt động nhằm giành lấy sự công nhận trên thực tế cũng như về mặt pháp lý chủ quyền đối với các đảo mà họ đã giành được bằng các biện pháp quân sự. Trên thực tế, TQ đã có hàng loạt các hoạt động phi pháp nằm trong chiến lược chung đối với biển Đông được thực hiện hết sức tinh vi. Trong đó có thể kể đến việc phê chuẩn thành lập các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN; hằng năm công bố lệnh cấm đánh bắt cá; cử các tàu ngư chính tuần tiễu trên biển Đông để “bảo vệ ngư trường của TQ”; ngăn cản, bắt giữ và bắt các tàu cá của VN phải nộp phạt…
“Phải khẳng định rằng việc làm này của phía TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông mà TQ và ASEAN đã cam kết thực hiện. Chính phủ VN đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu TQ phải chấm dứt ngay những hành động phi pháp đó”. |
* Theo ông, TQ được gì sau những hoạt động “khẳng định chủ quyền” bất chấp luật pháp quốc tế như vậy?
- Việc thông qua cương yếu này như đã nói cũng là một trong các hoạt động được TQ thực hiện nhằm đạt mục tiêu ý đồ chiến lược của họ. TQ đang muốn củng cố cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, thứ mà theo nhiều nhà nghiên cứu là điểm yếu nhất của TQ.
Trên thực tế, từ trước tới nay, sự có mặt của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa có được là do họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng. Năm 1956, lợi dụng thời điểm chuyển giao của VN sau Hiệp định Geneve có khoảng trống, TQ đã chiếm đóng phía đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, họ lại tiếp tục đưa lực lượng chiếm phía tây Hoàng Sa nhưng đã bị quân đội Sài Gòn bắt giữ toàn bộ lực lượng này và đưa về giam giữ ở Đà Nẵng. Năm 1974, lợi dụng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, TQ đã đưa quân chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn. Năm 1988, TQ lại tiếp tục đưa quân tấn công, chiếm đóng một số bãi cạn ở Trường Sa. Tất cả các đảo mà TQ chiếm giữ hiện nay đều do họ giành được bằng vũ lực quân sự. Về mặt luật pháp quốc tế, việc sử dụng vũ lực để giành chủ quyền là không được phép. Nhưng thực tế, TQ đã chiếm đóng và bây giờ dùng mọi hình thức, thủ tục pháp lý và các hoạt động khác để củng cố “chủ quyền” của họ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là đối với phạm vi biển thuộc “đường biên giới hình lưỡi bò” trong biển Đông mà TQ đã công bố.
UBND tỉnh Quảng Ngãi bàn giao tờ lệnh quý cho Bộ Ngoại giao vào ngày 10.4.2009. Văn bản cổ này được ban hành ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (Giáp Ngọ – 1834) khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, được gia tộc Đặng ở đảo Lý Sơn gìn giữ ngót gần 200 năm qua |
- Phải thấy rõ việc TQ thông qua quy hoạch này là có ý đồ về chính trị – pháp lý. Thậm chí, TQ sẽ sẵn sàng bù lỗ cho toàn bộ các hoạt động du lịch để thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế. Những hoạt động này chí ít sẽ giúp TQ đạt được mục tiêu của họ, ví dụ việc các đoàn khách quốc tế khi du lịch tại đây phải được phép của nhà chức trách TQ, đó là một cách để họ thể hiện chủ quyền mà họ cho là “hợp pháp” của mình. Có thể thấy sự khôn ngoan của TQ khi lấy danh nghĩa “Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam”. Hải Nam hiện tại là một điểm du lịch rất nổi tiếng của TQ và họ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào đó khiến cho dư luận có thể khó phát hiện ý đồ của họ.
Về mặt tuyên truyền, đương nhiên họ sẽ cho in ấn và cung cấp bản đồ tới du khách trong đó thể hiện chủ quyền của TQ đối với Trường Sa, Hoàng Sa… Thậm chí, TQ cũng sẽ tổ chức các triển lãm cổ vật mà họ nói đã khai thác được ở khu vực này để chứng minh chủ quyền. Chưa kể đến khả năng các đoàn ngoại giao, quan chức nước ngoài hoặc các nhân vật nổi tiếng cũng sẽ được đưa tới đây để phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền của TQ.
Thủ thuật này còn tinh vi ở chỗ lấy danh nghĩa là một hoạt động thuần túy dân sự, hòa bình, kết hợp văn hóa, du lịch nhưng đằng sau đó là cả một chiến lược tinh vi được tính toán kỹ lưỡng.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một phần máu thịt của người dân Lý Sơn, được lưu truyền và bảo tồn từ hàng trăm năm nay để tri ân các bậc tiền nhân đã hy sinh vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc nơi Hoàng Sa – Ảnh: Hiển Cừ |
- Về phương diện pháp lý, trong nhiều năm qua VN đã liên tục phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải do phía TQ thực hiện. VN không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Tuy nhiên, nếu các hoạt động này của TQ thành công, họ sẽ có nhiều lợi thế, đặc biệt là việc tranh thủ hợp pháp hóa tạo thuận lợi sau này khi phải giải quyết tranh chấp ở cơ quan tài phán quốc tế. Về mặt dư luận họ cũng sẽ tranh thủ để vận động, tuyên truyền chủ quyền của mình ra quốc tế. Mới đây chúng ta cũng đã có bài học nhãn tiền về vụ bản đồ của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận tên gọi của TQ đối với hai quần đảo này. Rõ ràng những vụ việc tương tự có khả năng tiếp tục xảy ra làm cho ngày càng có nhiều người, thậm chí là cả giới chính trị và khoa học quốc tế, tin vào chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này là vô cùng nguy hiểm và bất lợi đối với VN. Đó là những thủ thuật của TQ mà VN phải hiểu và ngăn chặn. Bên cạnh đó nhiều khả năng họ cũng sẽ lợi dụng danh nghĩa xây dựng du lịch, phát triển kinh tế để đầu tư về quân sự.
Điều đáng mừng là VN đã có thái độ rất cương quyết về vấn đề này. Ví dụ như việc những ngư dân của VN kiên quyết không nộp phạt, không ký văn bản khi bị TQ bắt giữ khi đang đánh cá hợp pháp trên vùng biển của VN. Vùng biển của mình mà để họ bắt giữ rồi phải nộp phạt vì “đã xâm phạm chủ quyền của TQ” là điều không thể chấp nhận được.
* Trong bối cảnh này theo ông VN nên làm gì?
Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Phó trưởng Ban Biên giới Chính phủ: Hành động đi ngược lại tuyên bố… Lập trường VN trước sau như một, khẳng định chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi. Hành động TQ thông qua Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010 – 2020, trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam quản lý, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở… đã làm phức tạp thêm tình hình, thể hiện sự không thiện chí, phá vỡ thỏa thuận mà chính TQ đã ký với các nước ASEAN. TQ làm gì cũng phải nhìn sang các nước ASEAN, phải nhìn vào EU, nhìn vào hợp tác của TQ với các nước khác để cần có hành xử thích hợp. Vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, nếu TQ tiếp tục hành động khẳng định chủ quyền, vi phạm quy tắc ứng xử biển Đông sẽ gây ảnh hưởng đến giao lưu quốc tế, giao thông đi lại vốn đã được quy định rõ trong Luật Biển quốc tế (quyền tự do đi lại và lưu thông hàng hải quốc tế). Hành động của TQ đi ngược lại tuyên bố mà TQ cùng các nước ASEAN đã cam kết trong khi rõ ràng đó là thỏa thuận mang tầm quốc tế, thỏa thuận đa phương, cả thế giới đều biết. Rõ ràng, việc thông qua Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010 – 2020 là hành vi đe dọa nước khác, đe dọa cả an toàn giao thông hàng hải quốc tế. Trên cương vị là một nước lớn, đang phát triển mà hành động như vậy thì chính TQ bị mất uy tín, bị thiệt hại vì làm sứt mẻ quan hệ anh em láng giềng, làm mất niềm tin trong hợp tác quốc tế. Hải Âu (ghi) |
Trong trường hợp này VN cần tiếp tục tuyên truyền ra quốc tế để họ thấy được mặt trái của vấn đề. Đưa ra các khuyến cáo và phân tích cần thiết để tránh việc công dân các quốc gia khác vô tình tham gia vào hoạt động trên danh nghĩa du lịch nhưng thực tế nhằm âm mưu xâm phạm chủ quyền của VN. Cần nêu rõ hoạt động này của TQ không chỉ tạo nên sự mất ổn định của khu vực mà còn đe dọa đến an ninh của thế giới. Rõ ràng với việc ký kết DOC, TQ đã có cam kết về việc không áp dụng các hành động mở rộng, làm phức tạp hóa tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuy nhiên TQ lại có những hành động hoàn toàn trái ngược.
* Bất chấp những phản đối của VN cũng như các quốc gia liên quan, TQ ngày càng thể hiện thái độ mạnh mẽ đối với vấn đề biển Đông. Nếu VN chỉ đơn thuần thể hiện lập trường của mình mà không có các hành động cụ thể, theo ông có phải là cách thức hiệu quả?
- Đúng là VN đang ở một vị thế cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên khó khăn không có nghĩa là phó mặc số phận của mình. Ngoài việc tiếp tục đấu tranh về mặt ngoại giao, pháp lý VN cũng cần tranh thủ và tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Phải nói rõ để dư luận quốc tế hiểu rõ tránh đi theo cái guồng mà TQ đã định sẵn. Nên nhớ rằng TQ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để vận động hành lang.
VN cũng có thể đưa vấn đề này ra giải quyết ở quốc tế. Trong quá trình xử trí VN cũng cần hết sức tỉnh táo, nghiên cứu, dự báo, tính toán kỹ các động thái của họ từ đó đề ra đối sách thích hợp. Cần phải xác định đây là vấn đề đại sự, liên quan đến sự sống còn của quốc gia mà có chuẩn bị kỹ lưỡng tránh tình trạng khi xảy ra chuyện mới tìm cách xử lý.
Một ví dụ mà chính báo chí TQ đưa ra cũng rất đáng để VN suy nghĩ. Cuối tháng 4 vừa qua khi TQ cử các tàu ngư chính đi “bảo vệ ngư trường” đã bị tàu hải quân và máy bay chiến đấu của Malaysia áp sát, xua đuổi suốt 17 tiếng liền khi các tàu này xâm phạm lãnh hải của Malaysia. Rõ ràng trong phạm vi, điều kiện cụ thể, chúng ta phải có đối sách cần thiết chứ không thể ngồi yên để họ dễ dàng muốn làm gì cũng được.
* Chân thành cảm ơn ông!
Nguyên Phong
(thực hiện)
Ngư dân Việt Nam đã nhiều lần bị Trung Quốc bắt
Hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện lệnh cấm đánh bắt kéo dài hơn hai tháng ở phần lớn Biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Hãng thông tấn đặt tại Hong Kong nói trong hai ngày 30/06-01/07, ba đơn vị của cơ quan tuần tra ngư chính Trung Quốc kết hợp với công an biên phòng đã phát hiện hàng chục tàu cá Việt Nam “xâm phạm lãnh hải Trung Quốc để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp cũng như đánh bắt trái phép”.
Cơ quan chức năng của Trung Quốc đã giữ 5 tàu cá của Việt Nam để kiểm tra và trục xuất hai tàu.
Một số trang tin điện tử khác của Trung Quốc cho hay hai tàu bị trục xuất mang số hiệu HD9035787H và NA47047H. Hai tàu này đã bị dẫn về cảng để xử lý, sau đó trục xuất.
Số tàu cá Việt Nam bị cho là xâm phạm lãnh hải và vi phạm lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc hiện bị giữ không có thống kê chính xác nhưng không phải nhỏ.
Đa số là các tàu cá của ngư dân miền Trung, nhưng con số cũng gia tăng trong khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Tại đây, hai bên đã có cơ chế tuần tra chung, nhưng không thấy thông tin về tàu cá của phía Trung Quốc vi phạm.
Lệnh cấm đánh bắt với mục đích “bảo vệ nguồn cá” của Trung Quốc được đơn phương đưa ra hàng năm, năm nay từ 16/05 tới 01/08.
Việt Nam đã lên tiếng phản đối một vài lần.
Với mục đích siết chặt lệnh cấm đánh bắt này, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra ngư chính, các hải đội được củng cố với tàu chiến cũ và phương tiện hiện đại.