Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thứ 13 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 8/7 nhằm đánh giá, kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm và tập hợp những ý kiến hoàn chỉnh dự thảo chương trình, mục tiêu công tác từ nay đến hết năm 2010 đạt hiệu quả cao nhất.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Vụ bà Trần Ngọc Sương lập quỹ trái phép tại Nông trường Sông Hậu, TAND tối cao đã xét xử giám đốc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm, phúc thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại nhằm đánh giá đúng bản chất, mức độ sai phạm làm căn cứ xét xử phù hợp.Viện KSND tối cao còn cho rằng, cả cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm còn mắc hàng loạt thiếu sót về thủ tục tố tụng. Theo Viện KSND tối cao, việc tòa án sơ thẩm và phúc thẩm quy buộc bà Trần Ngọc Sương cùng các đồng phạm khác chịu trách nhiệm hơn 4,3 tỷ đồng trong việc lập quỹ trái phép là chưa đúng. Bởi lẽ trong số tiền quỹ này có tiền bà bán nhà, đất do giám đốc tiền nhiệm tạo dựng nên không thể quy vào khối quỹ mà bà tạo lập tiếp theo.Viện KSND tối cao còn cho rằng, cả cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm còn mắc hàng loạt thiếu sót về thủ tục tố tụng.
Ban chỉ đạo cũng báo cáo 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã và đang được chỉ đạo giải quyết, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, được dư luận nhân dân đồng tình như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ , lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã xét xử phúc thẩm, tăng hình phạt đối với bị cáo Sỹ từ 3 năm lên 6 năm tù giam; Lê Quả từ 2 năm lên 5 năm tù giam. Cũng trong vụ án này, hiện cơ quan điều tra đang tích cực điều tra, làm rõ hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ Đoàn Tiến Dũng, nguyên Phó TGĐ BIDV và Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc BIDV Chi nhánh Hải Phòng nhận hối lộ đã kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát truy tố…
Thủ tướng chỉ đạo: Các thành viên của Ban chỉ đạo cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì nhưng phải khẩn trương, đúng pháp luật trong công tác phòng chống tham nhũng. Cần chú trọng phòng, chống đi liền với nhau, đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm và công khai thông tin. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan thành viên tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử 11 vụ án điểm, tham nhũng, phức tạp trên.
Hiện Ban chỉ đạo đang đôn đốc việc giải quyết 13 vụ án nghiêm trọng, phức tạp khác đáng chú ý là các vụ: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Công ty xăng dầu hàng không, đã có cáo trạng, hiện TAND TP Hà Nội đang thụ lý, chuẩn bị đưa ra xét xử. Vụ tham ô tài sản, cố ý làm trái, nhận hối lộ tại Kho Cảng Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu, đã đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra 18 bị can…
Báo cáo của Ban chỉ đạo cho thấy, tính đến 20/6, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện, khởi tố 81vụ/159 bị can; truy tố 122 vụ/315 bị can; xét xử 100 vụ/216 bị cáo về các tội danh liên quan đến tham nhũng.Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ Ba Sương
Q.Vũ
Tập trung chỉ đạo điều tra, xét xử 11 vụ án tham nhũng tồn đọng VOV
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, 6 tháng đầu năm 2010, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm và đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng; triển khai các giải pháp phòng ngừa; công khai minh bạch tài sản; phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.
6 tháng qua, ngành Thanh tra triển khai trên 500 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và gần 3.600 cuộc thanh tra kinh tế – xã hội. Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 250 tập thể; gần 900 cá nhân, với số tiền sai phạm về kinh tế gần 2.500 tỷ đồng; trên 21.000 ha đất. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 81 vụ với 159 bị can, giảm 30% số vụ và 34 bị can so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, theo nhận định của các đại biểu tham gia phiên họp, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản. Nguyên nhân của tình trạng này là công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa đồng đều; nhiều bộ ngành, địa phương chưa thực hiện tốt việc kiểm tra đôn đốc, cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho rằng: “Việc phát hiện, xử lý, nhất là người đứng đầu chưa kịp thời. Trách nhiệm người đứng đầu rất lớn, cho nên người lãnh đạo không chỉ nhận ra trách nhiệm, chịu xử lý mà còn là tấm gương cho nhân viên trong đơn vị”.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Kết quả trong 6 tháng đầu năm đã khẳng định sự nỗ lực, kiên quyết của toàn Đảng, toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Thủ tướng nêu rõ, phòng chống tham nhũng là quá trình kiên trì, bền bỉ, liên tục; đòi hỏi Ban chỉ đạo và các ngành liên quan cần tập trung cao độ, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm. Việc thực hiện tốt công tác công tác phòng chống tham nhũng không chỉ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần xây dựng bền chặt lòng tin giữa nhân dân với Đảng, xây dựng cấp ủy, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Phòng với chống phải đi liền với nhau.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tán thành 8 nhiệm vụ, giải pháp mà Văn phòng Ban chỉ đạo đưa ra, đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp với nhau chặt chẽ, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử 11 vụ án trọng điểm tồn đọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các ban, ngành liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện cơ chế. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các tỉnh, thành tăng cường hoạt động theo chức năng, phối hợp, kiểm tra đôn đốc chặt chẽ; tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan tuyên truyền trong công tác phòng chống tham nhũng, góp phần thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này./.