Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Việt Nam không thể mập mờ trong chính sách Biển Đông

Hà Nội đã cưỡi trên lưng hổ Bùi Quang Vơm

Phải nói rằng, cú đòn “Đa phương hóa Biển Đông” của Hà Nội đã đánh gục chủ nghĩa bành trướng trên biển Đông của Trung quốc. Cú đòn đánh trực diện, một cú đấm thẳng /“direct” vào mặt “Thiên triều”.

Mặc dù biết từng bước đi trước đây của một “equipe” trong chính quyền Hà Nội, nhiều lần cố gắng làm điều này, nhưng với bản tính ngạo mạn nước lớn, với thói quen tư duy theo một lô gic thiên triều, hoặc là quá tự tin vào khả năng kiểm soát bằng nhiều thủ đoạn “truyền thống” khác, Trung quốc không tin Hà Nội có thể dám cả gan hành động như vậy.

Người ta nhớ lại rằng, dưới áp lực của Trung Quốc vấn đề tranh chấp Biển Đông, vốn liên quan nhiều quốc gia thuộc ASEAN, đã không được mang ra bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean 15 tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan. Và Trung quốc đã từng chủ quan, pha một chút “thách đố” khi tuyên bố: “dường như Trung Quốc đã đạt thắng lợi ngoại giao một cách nhẹ nhàng thông qua việc bảo đảm rằng khối Asean không tham gia vào các bất đồng lãnh thổ”. Một nhà ngoại giao giấu tên, đã tiết lộ trên báo Hongkong rằng: “Bắc Kinh không muốn bàn về chủ đề này và nó sẽ không được bàn tới và “Bắc Kinh đã buộc ASEAN vào đúng vị trí mà Trung Quốc muốn”.

Khi đó, điều mà người ta lo ngại là Trung quốc đã xỏ mũi được Thái lan, khống chế được Lào, Mianmar và Campuchia, còn Việt nam thì vẫn phải “trung thành” với nguyên tắc “16 chữ vàng” và láng giềng “bốn tốt”. Riêng với Singapore, không dùng áp lực kinh tế hay thủ đoạn mua chuộc bằng “món lợi cá nhân” như với lãnh tụ các nước nghèo đói khác, thì thông điệp là: hãy cẩn thận đấy, với hơn 70% dân số là người Trung hoa, thì vấn đề tồn tại của cả chế độ, là vấn đề chưa chắc do người Singapore tự quyết định!

Cho đến trước hội nghị lần này, mặc dù do Hà Nội làm chủ tịch, đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã tái khẳng định lập trường của Trung Quốc, rằng các bất đồng ở Biển Đông là “vấn đề song phương, chứ không phải đa phương”.

Sự ngạo mạn thái quá đã làm Trung quốc thất bại trước một Hà Nội dù vẫn còn chia rẽ.

Từ nay, vấn đề Biển Đông sẽ không thể quay lại là “vấn đề song phương”. Mưu lược Trung quốc, cuối cùng, đã không vượt qua được một bộ phận trí tuệ Việt nam. Nói một phần, vì ở Hà nội vẫn còn một mẩu trí tuệ hèn mạt và nô lệ khác, tồn tại song hành.

Nhưng cũng phải thấy rằng, Hà nội đã cưỡi trên lưng cọp.

Sau những gì bà Clinton tuyên bố về một “lợi ích quốc gia” của Mỹ trong việc tự do đi laị trên vùng biển mà Trung quốc sắp thành công trong việc biến nó thành của riêng, Bắc kinh sẽ lồng lộn tức giận.

Bộ trưởng ngoại giao Dương Khiết Trì hằm hằm bỏ ra ngoài phòng họp giữa lúc hội trường náo động những chỉ chích nhằm thẳng vào Trung quốc, và quay lại sau đó một giờ, với thái độ cay cú, hằn học đặc biệt với Việt Nam và Singapore: “Trung quốc là một nước lớn, và các nước ASEAN là những quốc gia nhỏ, đó là một thực tế”, ông ta đã tuyên bố như vậy, khi mỉa mai tờ quốc thư của chính phủ Việt Nam, và chĩa ánh mắt bốc lửa thẳng vào mặt vị bộ trưởng ngoại giao Singapore.

Rồi tiếp tục trên trang Web cuả bộ Ngoại giao, ông ta lớn tiếng “Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển sang đa phương hay quốc tế hoá”?- “Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn”.

Giọng ca hằn học ngầm ý răn đe này được các tướng lĩnh Trung quốc ngay lập tức hòa nhịp.

Những gì sẽ xảy ra trong thời gian tới đây ?

Bắc Kinh sẽ trừng phạt như thế nào với sự phản bội này của Hà Nội?

Hà nội đã từng “hớt tay trên” trong âm mưu chiếm đoạt Campuchia của Trung quốc vào lúc sắp thành công khi Pôn-Pốt đã giết chết gần một phần ba dân số Campuchia, và sẽ ồ ạt thay bằng người Hán và vì vậy đã có “một bài học” năm 1979. Hành vi xấc xược đó đã không thể được tha thứ, mặc dù, nó không đánh Trung quốc, mà là đánh bọn “diệt chủng”.

Lần này, là cú đánh vỗ mặt trực tiếp vào Trung quốc. Chưa bao giờ Trung quốc bị “đàn em” chơi như vậy. Đành rằng, công khai kiếm chuyện để “cho Việt Nam một bài học” nữa vào thời điểm này là chuyện không còn do Trung quốc kiểm soát nữa. Nhưng “ Thiên triều” không thiếu cách. Lịch sử đã chứng tỏ và vân luôn luôn chứng tỏ như vậy.

Sẽ là gì?

Những món nợ ngoại tệ kếch xù mà Hà Nội phải vay để thoát chết năm 2008? Những dự án đầu tư gồm những món lợi béo bở khổng lồ cho một chế độ toàn những tham quan? Tất, tất cả . Sẽ không còn gì hết. Mi phải chết đói vì kiệt quệ! Ta sẽ làm cho mi phải chết dần như con chó tự liếm vết thương! Nếu không có chiến tranh biên giới, không có chiến tranh tầu ngầm, sẽ có những loại chiến tranh khác. Người trung quốc chúng ta vẫn thường nói: “Quân tử mười năm trả thù chưa muộn”- Những kế hoạch từ xa xưa, đang được xét để hủy bỏ, sẽ được tiếp tục, và sẽ có những kế hoạch dài hơi hơn hình thành.

Dù sao thì với Trung quốc, điều gì cũng có thể xảy ra. Có thể vì vậy, mà chuyến thăm hồi tháng ba của chủ tịch Nguyễn Minh Triết tới hòn đảo đang bị tranh chấp giữa vịnh Bắc bộ là Bạch long vĩ để động viên chiến sĩ săn sàng cho một cuộc chiến tranh xâm lược đến từ phương Bắc: “Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ ai xâm phạm lãnh thổ của chúng ta, biển và hải đảo của chúng ta. Chúng tôi sẽ không nhân nhượng, cho dù một tấc đất cho bất cứ ai.”và sẽ “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào”.

Sẽ có những cú điện thoại theo đường dây đặc biệt. Sẽ có những chuyến thăm đột xuất. những cuộc đàm phán không chính thức và tuyệt mật. Sẽ có sự sắp xếp lại nhận sự của Đaị hội XI. Sẽ có những kẻ đột ngột ra đi. Sẽ có đột tử không rõ nguyên nhân. Sẽ có tai nạn giao thông, hàng không. Và sẽ có những khoảng “nhạy cảm” khác nữa được bổ sung, và sẽ lại có hàng loạt tổng biên tập báo phải cuốn gói về vườn.

Nhưng mà ai?

Danh mục những kẻ phản bội thiên triều lần này sẽ bao gồm những ai? Liệu Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Phạm gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Phạm Bình Minh …có nằm trong danh sách này không? Và những ai nữa?

Những đồ đệ nhu nhược như Nông Đức mạnh, gàn dở như Nguyễn Phú Trọng, dốt nát và ngang bướng như Tô Huy Rứa, vô liêm sỉ và hèn mạt như Nguyễn Chí Vịnh v.v..cái lũ này, nếu không còn đảng cộng sản thì chúng sống bằng gì.

Nhưng, cũng sau cú đánh này, Việt Nam không còn đương lùi. Việc thừa nhận vai trò của Mỹ với Đông dương và biển Đông đã “quang minh chính đại”. Việc công khai, chính thức hóa mối quan hệ chiến lược, bạn hữu gắn bó giữa Mỹ và Việt Nam là một thắng lợi có tính bản lề và quyết định. Đây là vấn đề khó khăn nhất có tính chất ý thức hệ, vấn đề dễ trở thành gót chân Achile của bất cứ ai vội vã và bất cẩn, sẽ bị đối phương lợi dụng và quật ngã. Từ nay, sẽ rộng đường thênh thang cho quan hệ chiến lược Việt- Mỹ. Bởi vì từ nay, một tư tưởng chính thống khác sẽ lên ngôi: Trong những người có thể là bạn của Việt Nam, không có Trung quốc. Cặp kè, thậm thụt đi lại với Trung quốc là phản quốc, còn mở miệng nói “ nhạy cảm” là Việt gian. Từ nay cho đến khi Việt Nam trở hành “đồng minh tin cậy” của Mỹ không còn trở ngại nào từ trong nội bộ, đúng hơn là từ trong lòng dân. Và chúng ta đã có chính thức một loại thuốc thử cho chủ nghĩa yêu nước: nói cùng giọng Trung quốc. Đi với Trung quốc là đi ngược lại lòng dân. Hoặc có Trung quốc, hoặc có dân và chế độ, không có lựa chọn khác.

Hà Nội đã ở trên lưng hổ. Nhưng năm 2010 là năm hổ. Thế cưỡi hổ là thế chế ngự.

Có dân là có tất cả.

30/07/2010

© BQV

© Đàn Chim Việt

Trung Quốc thành lập trung tâm chiến tranh mạng

01/08/2010 13:53:09- Dư luận thế giới hiện khá quan tâm tới thông tin về việc quân đội Trung Quốc mới thành lập trung tâm chiến tranh mạng.

Theo thông báo của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trung tâm chiến tranh mạng đầu tiên của đất nước có dân số lớn nhất thế giới đã được thành lập. Đây được coi là một trong những nỗ lực nhằm tăng cường an ninh mạng cho quân đội của Trung Quốc trong kỷ nguyên chiến tranh thông tin.


Bộ Tổng tham mưu của PLA sẽ nắm quyền chỉ đạo trực tiếp trung tâm nói trên. Thông báo của PLA cho biết thêm trung tâm mạng sẽ trở thành nơi điều hành tất cả các thông tin chiến lược mạng ở mọi bộ phận của PLA. Chi tiết về hoạt động cụ thể của trung tâm chiến tranh mạng đã không được tiết lộ.

Tuy nhiên, ông Ni Lexilong, chuyên gia phân tích quân sự, cho rằng trung tâm chiến tranh mạng của Trung Quốc có thể được coi là một phản ứng lại sự thành lập Bộ Chỉ huy mạng của Mỹ (USCYBERCOM) hồi tháng 6 năm ngoái. Ôn cho biết: “USCYBERCOM nhằm đối phó với các vụ tin tặc cũng như các cuộc tấn công mạng. Điều này đồng nghĩa với việc mạng Internet có thể trở thành một chiến trường mà nhiều bên có thể tham chiến trong tương lai sắp tới”.

Theo ông Ni Lexilong, việc Trung Quốc khẩn trương thành lập trung tâm chiến tranh mạng là để chuẩn bị cho mọi viễn cảnh có thể xảy ra trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật như hiện nay. Ngoài ra, trung tâm đầu tiên này cũng giúp Trung Quốc dễ dàng quản lý các trung tâm thông tin của mình ở những lực lượng khác nhau.

Trong khi đó, chuyên gia công nghệ Chen Baoshu, người cũng nghiên cứu quân sự, cho rằng trước đây PLA mới chỉ tập trung tới việc phát triển hệ thống mạng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Tuy nhiên, PLA giờ đây đã muốn đuổi kịp Mỹ để trở thành một siêu cường chiến tranh mạng khác.

Trong những năm vừa qua, Trung Quốc là nước thường phải đối mặt với những cáo buộc đánh cắp thông tin nhạy cảm từ các nước khác song Bắc Kinh luôn bác bỏ điều này. Hồi đầu năm nay, Mỹ cũng từng chỉ trích cuộc tấn công nhằm vào Google và một số hãng khác của nước này, vốn được cho là khởi nguồn từ các tin tặc tới từ Trung Quốc.


THỬ NHÌN TOÀN CỤC TÌNH HÌNH
Đa phần người dân Việt nhìn nhà nước và chính phủ trong vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ dưới con mắt tiêu cực. Một nước nhỏ như Việt Nam có đường biên cùng với anh bạn 16 chữ vàng đầy nham hiểm, và đã từng bán đứng Việt Nam trong quá khứ để quay đầu từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản vào thập niên 1970s bằng cách bắt tay với Mỹ, là không hề dễ dàng. Hầu hết người dân Việt sống và lớn lên ở miền Nam trước năm 1975 đều có con mắt nhìn chính quyền Việt Nam hiện nay là sai lầm mọi khía cạnh. Hôm nay tôi thử phân tích một cái nhìn ngược dòng lịch sử Việt Nam cận đại xem nó như thế nào?

Tình hình tế giới sau thế chiến thứ II, người Mỹ đã cố gắng giành lấy Tây Âu, trong đó có 1/2 nước Đức và thành lập khối Nato để làm đối trọng với khối Vasavar. Từ đó, chiến tranh lạnh đã xảy ra suốt 45 năm 1945-1990. Trên bình diện chiến lược toàn cầu, châu Á là khu vực đông dân, còn lạc hậu và giàu tài nguyên không thể thoát khỏi tầm mắt của người Mỹ. Với phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc còn là thuộc địa dưới ách thực dân, Việt Nam nổi lên như một đầu tàu cho châu Á và thế giới còn nô lệ với lãnh tụ là cụ Hồ. Người Pháp kiệt quệ sau thế chiến thứ II. Trung quốc nổi lên như một anh cả đỏ ở châu Á. Liên Xô trên danh nghĩa là anh cả đỏ toàn thế giới, nhưng không được Trung quốc nễ trọng. Người Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Mao luôn xem mình mới là anh cả đỏ của phía cánh tả. Đường biên giới Liên - Trung luôn sôi sục một cuộc chiến. Để chiếm lấy thị trường béo bở Trung quốc, người Mỹ đã thương thảo và thế chân người Pháp ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định Genève 1954.

Người Mỹ nhảy vào Việt Nam ngoài mục tiêu chặn làn sóng Cộng sản lan rộng xuống Đông Nam châu Á và toàn thế giới, mục tiêu lớn hơn của họ là lăm le thị trường lớn Trung quốc. Trong khi người Trung quốc chưa đủ sức để địch lại Liên Xô, nhưng chưa chịu phục tùng Liên Xô, người Mỹ nhảy vào Việt Nam nhằm để nếu Liên Xô động binh xâm chiến Trung quốc, người Mỹ sẽ kịp thời trở tay ở phía Nam. Đồng thời họ cũng nhảy vào Nam Triều Tiên và Nhật Bản ở phía Đông Trung quốc. Họ đã tiêu hao tiền của, và sức người ở chiến tranh Việt Nam được cho là lớn nhất mọi thời đại. Nhưng khi Mao thất bại trong công cuộc đại nhảy vọt và đại cách mạng văn hóa đã đẩy Trung quốc đến bên bờ vực thẳm, ông đã đi đêm với người Mỹ để bẻ lái và từ bỏ chính quyền có mô hình kinh tế bao cấp của Lenin vạch ra. Chuyến thăm lịch sử của Nixon với Mao năm 1972 là một cột mốc làm thay đổi cục diện chiến tranh lạnh toàn cầu, trong đó có hơn một nữa dân Việt ở miền Nam Việt Nam là một nạn nhân của thời đại. Với cuộc gặp lịch sử ngày 21/2/1972 giữa Nixon và Mao cuộc chiến Việt Nam đã được xem là kết thúc, khi Trung quốc được trao nhiệm vụ sớm chấm dứt cuộc chiến một cách thuận lợi để người Mỹ không còn sa lầy ở vũng bùn tăm tối này. Ngược lại người Mỹ được thị trường đông dân nhất thế giới là Trung quốc. Và hiệp định Paris 1973 đã đi đến sự rút quân của Mỹ tại Việt Nam. Kết cục của cuộc chiến như thế nào ai cũng rõ.

Sau khi thống nhất đất nước 1975, chính quyền Việt Nam đã không quên anh bạn 16 chữ vàng luôn tráo trở. Nên Việt Nam đã có một chính sách ngoại giao chưa khôn khéo đã dẫn đến cuộc chiến Tây Nam và phía Bắc 1979. Thực chất của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc 1979 có nhiều lý do để lý giải. Song nó thể hiện rõ bộ mặt không thân thiện của người bạn luôn ôm ấp mộng bá quyền, và điều đó vẫn còn dai dảng đến hôm nay.

Người Mỹ vì thực dụng, họ đắm chìm trong ảo tưởng số một toàn cầu, họ ngủ quên trong suốt 20 năm, để rồi hôm nay họ bừng tỉnh với người bạn láng giềng đầy tham vọng của Việt Nam, đã gây không biết bao nhiêu đau khổ cho dân Việt sau 1975. Sau 15 năm nối lại bang giao, Việt Mỹ hôm nay đang xem nhau là đối tác xóa bỏ hận thù và chung tay gìn giữ yên bình và toàn vẹn lãnh tổ ở biển Đông sau chuyến thăm của bà Hillary Clinton. Nhân dân 2 nước Việt Nam và Mỹ phải biết ơn gia đình Clinton, một gia đình kiệt suất đã có công lớn cho nước Mỹ trong gần nữa thế kỷ qua, và có công không nhỏ trong việc xóa bỏ hận thù hàn gắn hữu nghị 2 cựu thù. Nhìn hình ảnh 15 năm trước họ đến Việt Nam để quyết định xóa cấm vận còn trẻ trung, bây giờ đầu đã bạc tôi cũng thấy chạnh lòng.

Như vậy, tất cả các cường quốc trên thế giới đến với nước nhỏ không ngoài mục tiêu có lợi cho họ. Trong hơn 20 năm qua Việt Nam chịu lép vế với người láng giềng và ngậm đắng nuốt cay không phải vì chịu thần phục, mà vì chưa đủ thế và lực để ngồi nói chuyện với nhau ngang hàng. Sau cuộc thăm của bà Hillary Clinton, một thế và lực mới đã mở ra để Việt Nam có thể tuyên bố: Việt Nam có đủ khả năng phản vệ với bất kỳ hành động vũ lực từ bên ngoài.

Một phần ba thế kỷ là một khoảng thời gian dài của một đời người, nó làm một đứa trẻ sinh ra và trưởng thành. Nhưng nó chỉ là một khoảng ngắn với lịch sử của một dân tộc, mà nhiều lúc trên bài giảng quốc sử chỉ tóm lược 1 dòng. Tâm thế và tư thế ngoại giao Việt Nam đã lớn lên trong 1/3 thế kỷ qua, từ chỗ bị bao vây, cô lập đến bây giờ là đối tác và là trụ cột của khu vực trong vấn đề ổn định tình hình và tròn vẹn lãnh thổ khu vực qua nhiệm vụ chủ tịch hiệp hội Asean.

Không đơn giản để giải quyết những vấn đề hóc búa về lãnh thổ và ngoại giao ở một nước có vị trí địa chính trị như Việt Nam. Hãy nhìn sang Âu có Georgia, có Ukraina, etc... họ đã vất vã như thế nào khi có đường biên quan trọng và cận kề với nước Nga? Nếu nói theo cặp phạm trù duyên nợ thì Việt Nam và Mỹ có nhiều duyên nợ oan khiêng. Và có lẽ cũng chỉ có cặp duyên nợ này khi yêu mến nhau thì Việt Nam mới có thể đủ sức vóc giải quyết những vấn đề hóc búa cho tổ quốc và dân tộc. Mong rằng tình hữu nghị 2 nước sẽ bền vững với thời gian.

Đây là một tổng kết, một cách nhìn toàn cục để hiểu, thông cảm và chia sẻ những khó khăn chồng chất trong quan hệ ngoại giao và chiến lược quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đã qua. Và chúng ta tin rằng, với một tư duy ngoại giao quên thù hận, đa phương Việt Nam và nhân dân Việt sẽ dễ thở hơn trong tương lai gần.

Asia Clinic, 15h35', Thứ Bảy, 31/7/2010

VIT - THX đưa lại tin từ AP cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Herve Morin đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp Việt Nam nâng cấp trang thiết bị quân sự và thực hiện hiện đại hóa quân sự.

Chuyến thăm lần này của ông Morin là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Pháp kể từ sau thất bại của Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Tờ báo đã dẫn lời ông Morin nói: “Phía Việt Nam mong muốn Pháp tích cực tham gia giúp đỡ Việt Nam thực hiện công cuộc hiện đại hóa quân sự và Pháp đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ mọi đề nghị từ phía Việt Nam.”

Ông Moran còn cho biết thêm, Việt Nam đã mua ra đa, máy bay trực thăng và máy bay vận tải của Pháp, ngoài ra, hai bên còn thảo luận về các vấn đề hợp tác quân sự, phía Pháp cũng đã hứa sẽ tổ chức các khóa đào tạo sĩ quan quân đội cho Việt Nam tại Pháp.

Tờ báo còn nói, hiện nay, Nga là một nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Tháng mười hai năm ngoái, Việt Nam đã thỏa thuận đặt mua của Nga 6 tàu ngầm “lớp Kilo" và 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2. Việt Nam cũng đã mua của Pháp hàng chục máy bay trực thăng, bao gồm 5 chiếc trực thăng cứu hộ “Dolphin” SA-365, 5 chiếc trực thăng AS-350, 9 chiếc trực thăng dân dụng SA-330J và 7 chiếc trực thăng AS-332L2.

Hai bên cũng bày tỏ rằng mối quan hệ hợp tác quân sự của hai bên còn chưa tương xứng với mối quan hệ tốt đẹp Việt – Pháp, chính vì vậy, thông qua chuyến thăm Việt Nam lần này của tổng thống Pháp, hai bên hy vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự song phương phát triển lên một tầm cao mới. Phía Việt Nam hy vọng Pháp sẽ cung cấp các trang thiết bị tiên tiến và các công nghệ hiện đại của Pháp nhằm giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình.

Trang web của Tân Hoa Xã nhận xét: Những hoạt động đối ngoại và hợp tác quân sự gần đây của Việt Nam, nhất là quan hệ đối ngoại, hợp tác với các cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới như Nga, Mỹ và Pháp cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, đồng thời những hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự cũng chứng tỏ rằng Việt Nam sẽ không khoanh tay trước những hành động ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ của các nước láng giềng. Việc Việt Nam không ngừng tăng cường các quan hệ hợp tác quân sự với Nga, Mỹ và Pháp nằm trong chiến lược nhằm hạn chế sự bành trướng quân sự từ phía Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm liên quan đến khu vực biển Đông. Nguồn tin: Xinhuanet

Việt Nam cần nắm được chữ “thời” trước biến chuyển mới trong cuộc tranh chấp vùng biển Đông Nam Á

Trong 60 năm qua, Trung Quốc không ngần ngại dùng vũ lực để chiếm đoạt một phần biển đảo của Việt Nam, từ Hoàng Sa đến Trường Sa(1) .

Do quyền lợi riêng, các nước trong khu vực giữ thái độ tiêu cực trước hành động trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Sau khi Tổ quốc thống nhất năm 1975, Việt Nam và Trung Quốc nhiều lần tiến hành đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp biên giới và biển đảo. Tuy nhiên, vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa không giải quyết được.

Tiến xa hơn, Trung Quốc cho phổ biến bản đồ 9 gạch, chủ trương đòi hỏi 80% Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea, hay tên thường gọi là Biển Đông) là của họ (2) .

Những động thái gần đây liên quan đến Biển Đông Nam Á đánh dấu một chuyển biến quan trọng.

Ngày 8/7/2010, Nam Dương (Indonesia), một thành viên quan trọng trong khối ASEAN, gửi thư đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông Nam Á là “vô căn cứ và làm xáo trộn trật tự thế giới”(3).

Ngày 23/7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong khi tham dự Diễn đàn An ninh khu vực ở Hà Nội, công khai xác định vấn đề Biển Đông Nam Á là “quyền lợi quốc gia” (national interest) (4). Đây là thông điệp đáp lại tuyên bố của Trung Quốc với quan chức Mỹ rằng Biển Đông Nam Á là “lợi ích cốt lõi” (core interest) ngang hàng với Tây Tạng hay Đài Loan(5).

Bên cạnh đấy, Việt Nam đang thực hiện những bước tích cực nhằm cải thiện quan hệ quốc phòng với nhiều nước: Nga, Mỹ, Ấn độ, Nhật, Pháp, v.v. để tăng cường sức mạnh quân sự và bảo vệ chủ quyền đất nước(6).

Đối diện với tình hình mới, Trung Quốc, ở mặt nổi, tiếp tục kêu gọi “gác lại tranh chấp để cùng phát triển” và nếu cần, dùng “đàm phán song phương” để giải quyết bất đồng.

Ở mặt chìm, Trung Quốc có khả năng sử dụng các phương án sau:

1. Tùy thuộc vào khoảng cách từ lời nói đến hành động của Mỹ liên quan đến Biển Đông Nam Á, Trung Quốc “nhượng bộ” Mỹ trong vài lãnh vực khác để đánh đổi sự “hòa hoãn” của Mỹ trên Biển Đông Nam Á.

2. Trung Quốc gia tăng áp lực lên một bộ phận trong guồng máy NN-VN khiến Việt Nam phải lùi bước hay đổi hướng trong tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa.

3. Hải quân Trung Quốc gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông Nam Á và tạo sự cố quân sự ở mức độ nhất định để đánh giá phản ứng quốc tế.

4. Trung Quốc sử dụng phương án #1 và #2 với nước “không thân thiện” trong khu vực như Indonesia, Malaysia, v.v.

5. Trong tình huống xấu nhất, nhằm “giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền” biển đảo trên Biển Đông Nam Á trước năm 2020, lợi dụng một biến động khu vực hay quốc tế, Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt toàn bộ Trường Sa(7).

Là người Việt Nam quan tâm đến quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta nên:

1. Khuyến khích NN-VN tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với các nước nhưng không nhất thiết trông cậy hoàn toàn vào một nước nào.

2. Nâng cao cảnh giác và sẵn sàng đối phó hữu hiệu với phương án #2: Trung Quốc áp lực NN-VN không đa phương hóa vấn đề hay bỏ rơi chủ quyền biển đảo trong vùng tranh chấp.

3. Trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, hợp tác, nghiên cứu, phản biện, và phổ biến trước cộng đồng quốc tế tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa. NN-VN cần tạo mọi điều kiện dễ dàng cho quá trình này.

Thực tế lịch sử cho thấy “đàm phán song phương” với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông Nam Á đã thất bại.

“Gác lại tranh chấp để cùng phát triển” là thủ đoạn Trung Quốc dùng để mua thời gian, chờ đợi thời cơ thuận lợi.

Trung Quốc từng nắm lấy thời cơ vào những năm 1956 (khi Pháp rút khỏi Việt Nam sau hiệp định Genève), 1974 (khi Mỹ rút khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris) và 1988 (khi Liên xô phải đối đầu với biến động ở Đông Âu) để chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Một trí thức Trung Quốc vừa nhận định:

“… trong mắt Trung Quốc, các nước láng giềng của họ ngày càng tích cực đơn phương xâm chiếm các hòn đảo tranh chấp. Giờ ngày càng có nhiều hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa nằm dưới sự chiếm đóng của các nước láng giềng. Đây là một vấn đề cấp thiết và ngày càng nghiêm trọng.
Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác.

Cho dù Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sự chiếm đóng của các nước láng giềng tại các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, vẫn có một thách thức lớn đối với Bắc Kinh. Vào năm 2020, các hòn đảo đó sẽ bị chiếm đóng hơn 50 năm tính từ những năm 70. Và năm 2020 đang tới gần” (7).

Trước mối đe dọa rõ rệt, có thể nào 80 triệu người dân Việt Nam ngồi yên chờ đợi sự tái diễn của lịch sử?

Một nước Việt Nam có quan hệ rộng lớn, quân sự hiện đại, lập luận khoa học về chủ quyền biển đảo sẽ là đóng góp lớn cho công cuộc duy trì hòa bình trên Biển Đông Nam Á và trong toàn khu vực.

TVC

1. Monique Chemillier-Gendreau, “La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, 1996, pp.45-48.

2. http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KL08Ae01.html

http://www.viet-studies.info/kinhte/Thayer_South_%20China_%20Sea_%20Workshop.pdf

3. http://boxitvn.blogspot.com/2010/07/indonesia-gui-thu-en-ttk-lien-hiep-quoc.html

4. http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hKD5666KkBAqQbXzu1UGmhzsNhzg

5. http://www.breitbart.com/article.php?id=D9GNI5600&show_article=1

6. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100713_russia_ships.shtml

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/07/3BA1D9CF/

http://tuoitre.vn/PrintView.aspx?ArticleID=391313

7. http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/south-china-sea-core-interests-99451964.html

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

- Vietnam hedges its China risk (Asia Times); - Việt Nam rào chắn mối họa Trung Quốc KD chuyển ngữ
nguồn: http://thehanoist.wordpress.com/2010/07/29/vietnam-hedges-its-china-risk/

Trong khi Việt Nam và Trung Quốc ăn mừng “Năm Hữu Nghị Việt-Trung” đánh dấu kỷ niệm 60 năm bang giao, Hà Nội đã âm thầm theo đuổi biện pháp nhằm quân bình thế lực đối với quốc gia láng giềng phương Bắc. Diễn biến của chiến lược vẫn còn đang chuyển tiến bao gồm việc thiết lập một vị thế chung để đối mặt với Trung Quốc trong khối ASEAN, lôi cuốn Hoa Kỳ, và gầy dựng các mối quan hệ an ninh với những thế lực khác trong vùng [ĐNA].

Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ tiến triễn như thế nào sẽ tùy thuộc nhiều vào tình hình chính trị quốc nội của người Việt, ngang hàng với việc tùy thuộc những quyền lợi của từng quốc gia liên hệ. Hà Nội đã sử dụng địa vị chủ tịch của 10 quốc gia ASEAN để đặt các tranh chấp lãnh hải biển Đông trong chương trình nghị sự. Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng ký một bản quy tắc ứng xử không bó buộc năm 2002 và kể từ đó, Trung Quốc đã tìm cách giải quyết những khác biệt qua các cuộc hội thảo song phương mà trong đó, họ thường xuyên chế ngự đối phương khi đối diện tay đôi.

Trong khối ASEAN, chỉ có Việt Nam mới lên tiếng tranh cãi với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ song song với những tranh chấp lãnh hải ở hay quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Phi Luật Tân đồng thời cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ quần đảo Trường Sa trong khi Mã Lai Á và Brunei cùng công bố chủ quyền trên một phần của quần đảo này. Các quốc gia ASEAN khác từ lâu đã vui lòng để Việt Nam đảm trách gánh nặng áp lực của Trung Quốc trong khi họ thì lo thiết lập các quan hệ mậu dịch đầu tư chặt chẽ với Bắc Kinh.

Cho đến nay thì sự hợp tác giữa Việt Nam và Mã Lai Á có vẻ như có nhiều tiến triển nhất. Năm vừa qua, hai quốc gia này đã cùng đệ trình hồ sơ đến Ủy ban về Giới hạn Thềm Lục Địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS). Hồ sơ đệ trình phác họa các khu vực kinh tế trực thuộc hải phận của Việt Nam và Mã Lai Á đã nhanh chóng bị Trung Quốc bác bỏ và xem là “bất hợp pháp” vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên tất cả lãnh hải từ Đài Loan đến Singapore.

Thái độ hung hăng của Trung Quốc đã gây sự chú ý của các quốc gia ASEAN không trực tiếp tranh chấp lãnh hải. Khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa kỳ Hillary Cliton tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hôm 23 tháng 6 rằng “Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia đối với việc tự do tới lui, mở rộng việc sử dụng ở các vùng lãnh hải chung của Á Châu, cũng như việc tôn trọng các quy định quốc tế trên biển Đông” thì Indonesia, Singapore, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Brunei và Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia lên tiếng ủng hộ một “quá trình hợp tác ngoại giao”.

Bằng cánh công khai nhúng tay vào những tranh chấp biển Đông, Hoa Kỳ đã ủng hộ khối ASEAN thiết lập một phản ứng chặc chẽ hơn trong vùng. Việt Nam trong các buổi hội thảo riêng đã từng yêu cầu Hoa Kỳ có một vị thế mạnh mẽ hơn, và Hà Nội sẽ là quốc gia có nhiều lợi ích nhất nếu các quốc gia ASEAN liên hợp chặt chẽ với nhau hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Hà Nội sẽ gây khó khăn cho khả năng một cuộc hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xảy ra. Nhưng hai quốc gia đối lập hiện nay có những cuộc hội thảo an ninh thường niên và thường có những giao tiếp về quân sự. Trong những năm gần đây, hải quân Hoa Kỳ đã có hơn chục chuyến viếng thăm các hải cảng của Việt Nam và những tướng lãnh phía Việt Nam đã bay ra thăm các chiến hạm của Hoa Kỳ ít nhất là hai lần.

Trong lúc lãnh đạo Đảng CS ở Hà Nội vẫn còn rất mâu thuẫn trong việc kết thân với Hoa Thịnh Đốn, nhận thức về việc Hoa Kỳ là then chốt trong quá trình đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Đồng minh Á Châu

Mặt khác, lãnh đạo Việt Nam không có vấn đề gì với việc hợp tác với Nga, một đồng minh CS cũ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Moscow hiện nay giúp Việt Nam có được một thêm một rào chắn đối với Trung Quốc và hiện đại hóa quân đội Việt Nam vẫn còn đang lệ thuộc rất nhiều vào những trang bị quân sự của Nga từ thập niên 1970.

Hà Nội hiện nay nằm trong số các thân chủ hàng đầu thu mua vũ khí của Nga, bao gồm giao kèo vừa ký để tậu 6 tàu ngầm hạng Kilo và 20 chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30. Cuối năm nay, Việt Nam sẽ làm chủ 2 tàu chiến hạng Gepard của Nga và các cuộc thảo luận đang diễn ra nhằm để Nga giúp xây và bảo trì một căn cứ tàu ngầm tại Việt Nam, rất có thể sẽ nằm trong trọng điểm quân sự Vịnh Cam Ranh.

Ấn Độ là một quốc gia khác trong vùng có mục đích chiến lược chung với Việt Nam. Ngày 27 tháng 7 vừa qua, hai quốc gia này đã đồng ý tăng cường hợp tác phòng thủ trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Đại tướng quân đội Ấn V K Singh. New Delhi hiện rất thận trọng với nổ lực bành trướng của Bắc Kinh nhằm vớ đến vùng lãnh hải của Ấn Độ Dương. Trung Quốc và Ấn cũng đang có những tranh chấp lãnh thổ lâu đời, lý do chiến tranh bùng nổ giữa 2 quốc gia này năm 1962.

New Delhi và Hà Nội cùng chia xẻ những quan ngại chiến lược liên quan đến Trung Quốc và trong lịch sử đã cùng có nhiều quan hệ thân mật thiết lập qua những cuộc đấu tranh chống thuộc địa. Quân đội của hai quốc gia này cũng sử dụng trang bị giống nhau chế tạo bởi Nga Sô.

Một mối giao dịch thương mại bề ngoài có thể siết chặt các quan hệ chiến lược Việt-Ấn. BP, tập đoàn dầu khí của Anh hiện đang lo tiền để trang trãi giá cả trong việc thu dọn số dầu tràn ở Vịnh Mexico, đã quyết định bán một số vốn đầu tư bao gồm nguồn đầu tư ở Nam Côn Sơn, ngoài bờ biển phía Nam Việt Nam. Phỏng theo các thông cáo báo chí, chính phủ Việt Nam đã chấp thuận cho liên đoàn bao gồm các công ty quốc doanh của Ấn và Petro ViệtNam thu mua tài sản của BP.

Đáng chú ý hơn, dự án dầu khí vĩ mô này nằm trong vùng lãnh hải thuộc Nam Côn Sơn mà trong tháng 3 năm vừa qua, BP đã tuyên bố sẽ ngưng khai thác vì những áp lực từ Trung Quốc. Khi chấp thuận giao bán cho các công ty dầu khí của Ấn với ít khả năng bị Trung Quốc gây áp lực hơn, Việt Nam đã xác nhận quyền lợi năng lượng của mình trong khu vực đặc quyền kinh thế thuộc 200 hải lý cách bờ biển quốc gia.

Trong cùng thời điểm, Việt Nam và Nhật đã tuyên bố thiết lập một cuộc hội thảo an ninh song phương với sự có mặt của viên chức nước ngoài và viên chức thuộc bộ quốc phòng. Cuộc hội thảo an ninh này tượng trưng cho một tiến trình đáng kể trong quan hệ song phương giữa hai nước, một mối quan hệ mà cho đến nay vẫn chú trọng về mậu dịch và tài trợ. Nhận gần đây cũng đã có những cuộc hội thảo tương tự với Hoa Kỳ, Úc, và Ấn.

Việc Việt Nam rào chắn mối nguy chiến lược của Trung Quốc cũng không có gì là ngạc nhiên cả. Hai quốc gia này trong lịch sử đã có những xung đột lâu đời, kể cả việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam năm 1974. Hai quốc gian láng giềng này cũng đã có một chiến tranh biên giới xảy ra nhanh chóng vào năm 1979 và đã đánh một trận hải chiến ngắn ngủi tại quần đảo Trường Sa năm 1988. Dựa theo các nguồn tin ngoại giao, hai phía cũng đã có những xung đột quân sự trên biển gần nhất là vào năm 2005 và có thể đã tái diễn vào năm 2008.

Để rõ ràng hơn, Việt Nam không có vị thế ngoại giao hoặc địa lý nào để dẫn đầu một liên minh quốc tế chống lại Trung Quốc. Trong giới lãnh đạo của Đảng CS, đặc biệt là trong số các lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm cho an ninh và tư duy, có nhiều người đang muốn theo đuổi mô hình kinh tế mở và chính trị mật của Trung Quốc. Phe phái thân Trung Cộng gần đây đã hổ trợ một chiến dịch đàn áp các bloggers và những nhà tranh đấu đã biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ thuộc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay, hình như có một sự đồng thuận trong giới lãnh đạo của Việt Nam về việc quân bình sự ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách nuôi dưỡng quan hệ với những thế lực khác trong vùng, kể cả Hoa Kỳ, Nga, và Ấn. Sự đồng thuận này, cùng với các mối quan hệ chiến lược, sẽ tiến triển như thế nào phần lớn tùy thuộc vào việc quyền lực giữa các bè phái trong Đảng CS sẽ được phân chia như thế nào trong Đại Hội Đảng mong đợi sẽ xảy ra năm tới.

The Hanoist.

Người Việt Nam thiết kế tàu ngầm sức người đầu tiên trên thế giới

VIT - Chiếc tàu lặn có hình dáng thon dài như quả rocket này được làm toàn bộ bằng sợi cacbon. Phần thiết kế do nhà thiết kế Trương Minh Lộc của Việt Nam đảm nhận và phần chế tạo do Rousson cùng nhóm kỹ sư đại học tiến hành tại một xưởng ở miền Nam nước Pháp.
Định hướng hợp tác đối phó với những thách thức an ninh Hà Nội Mới
(HNM 30/07/2010 07:03) - Chiều 29-7, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết đã gửi thư mời các nước ASEAN+8 (10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ) tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + (ADMM +) lần đầu tiên tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13-10 tới. Phát biểu tại buổi họp báo chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đây là sáng kiến của Việt Nam nhằm mở rộng hợp tác hơn nữa giữa ASEAN với các đối tác trong việc đối phó với những thách thức an ninh ngày càng phức tạp mang tính khu vực mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được. ADMM+ sẽ tập trung đánh giá và trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực; thảo luận chủ đề "Tiềm năng, triển vọng và định hướng hợp tác thiết thực trong khuôn khổ ADMM+". Các Bộ trưởng ADMM+ dự kiến sẽ ký Tuyên bố chung của Hội nghị ADMM+. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, đến nay hầu hết Bộ trưởng Quốc phòng các nước, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, đều khẳng định sẽ tham dự ADMM+ lần đầu tiên này....

ASEAN chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+8 tại ...VITINFO
VN mời các nước dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộngThanh Niên
VN trao thư mời các nước dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+8Dân Trí
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Nhân Dân -VietNamNet
tất cả 17 bài viết »

Việt Nam không thể mập mờ trong chính sách Biển Đông (Tuần VN). Phỏng vấn ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ. Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ, điều cần nhất lúc này là Việt Nam có sự minh bạch chính sách, có tiếng nói riêng để giải quyết vấn đề.

Dấu hiệu đáng mừng

- Tại ARF vừa rồi, 12 quốc gia đã cùng lên tiếng về vấn đề an ninh Biển Đông và mong muốn thúc đẩy cơ chế hợp tác đa phương để giải quyết vấn đề này. Ông lí giải như thế nào về động thái mới này?

Đây là dấu hiệu tốt đẹp, là sự kiện có ý nghĩa không chỉ về mặt chính trị mà còn có giá trị thực tiễn về mặt pháp lý quốc tế. Bởi vì:

Nó thể hiện nguyện vọng, ý chí không những của các Quốc gia tham gia diễn đàn ARF mà còn là ý chí nguyện vọng của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trong khu vực Biển Đông.

Điều này càng có ý nghĩa khi thời gian gần đây, có nước đã có các hoạt động vi phạm các thỏa thuận đã đạt được khiến cộng đồng quốc tế thấy tình hình có khả năng bất ổn mới, gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực Biển Đông.

Việc ủng hộ cơ chế đa phương cũng hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển. Trong việc giải quyết các tranh chấp này, các nguyên tắc và thực tiễn quốc tế đã có nhiều phương pháp, cách thức thỏa thuận. Một trong những cách thức thực tiễn quốc tế là áp dụng cơ chế hợp tác đa phương, bởi nó liên quan đến lợi ích không những của các quốc gia có yêu sách chủ quyền lãnh thổ và phạm vi các vùng biển và thềm lục địa mà còn liên quan đến lợi ích của các quốc gia khác trên thế giới có nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này.

Ảnh VNE

Hợp tác đa phương để giải quyết nghĩa là các nước có thể thông qua các tổ chức quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế, hội nghị hội thảo, cả chính trị ngoại giao...

Sự lên tiếng của 12 quốc gia là dấu hiệu đáng mừng, bởi nhiều nước cùng lên tiếng là cơ hội tốt cho các nước có liên quan trong khu vực giải quyết vấn đề tranh chấp, đóng góp cho ổn định khu vực và thế giới, hòa bình và ổn định, đảm bảo lợi ích chung.

Linh hoạt các phương thức song phương, đa phương...

- Mặc dù đã hợp tác đa phương với ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông, với tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông DOC năm 2002, thế nhưng, trong phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói, không phải vì Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với một vài nước ASEAN mà Biển Đông trở thành vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Và ASEAN không phải cơ chế thích hợp để giải quyết. Quan điểm của ông thế nào?

Thực ra, các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, phải phân loại thành mấy dạng tranh chấp: tranh chấp chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; tranh chấp ở vùng chồng lấn các vùng biển và thềm lục địa giữa các quốc gia liền kề hoặc đối diện nhau qua Biển Đông. Có những tranh chấp chỉ liên quan đến hai nước: tranh chấp chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa chỉ là giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong khi đó, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa là tranh chấp 5 nước 6 bên. Với những vấn đề gắn với nhiều bên, phải giải quyết bằng cơ chế đa phương, không thể chỉ theo phương thức 1+1 như Trung Quốc nói.

Về các vùng nước và thềm lục địa của các nước gần nhau và đối diện nhau, cũng có vùng tranh chấp giữa hai nước, như vùng Vịnh Bắc Bộ mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản đã giải quyết xong. Thế nhưng, cũng có những vùng liên quan đến ba nước như vùng Vịnh Thái Lan, và có vùng liên quan đến nhiều nước.

Lại có những tranh chấp không trực tiếp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, ranh giới trên biển mà liên quan đến quyền tự do hàng hải, đi lại trên biển, trong vùng biển cả, gắn với rất nhiều quốc gia.

Ảnh Lê Anh Dũng.

Tùy vào từng tranh chấp, ở từng vùng, với tính chất và phạm vi cụ thể... để xem xét mức độ tranh chấp và cách thức giải quyết song phương và đa phương.

Việc tuyên bố ASEAN không phải là cơ chế thích hợp giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, theo tôi là không phù hợp với thực tế, thiếu tính khách quan.

Tại sao tôi có thể nói như vậy? Như mọi người đều biết, Biển Đông là một khu vực biển có liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của hầu hết các nước ASEAN. Trung Quốc đã đưa ra đường ranh giới trên biển bao trọn 80% diện tích Biển Đông rõ ràng đã đụng chạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước ven Biển Đông, đụng chạm đến quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển cả. Vì vậy, các quốc gia có liên quan phải có quyền và có cả nghĩa vụ tham gia giải quyết vì lợi ích chính đáng cua mình.

Nước lớn luôn đóng vai trò

- Những động thái của các nước lớn liên quan đến vấn đề Biển Đông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Biển Đông và tới quá trình tìm giải pháp cho vấn đề này, thưa ông?

Rõ ràng, sự quan tâm của các quốc gia, dù lớn, bé, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến Biển Đông, các nước cần hoan nghênh và đón mừng, nếu sự quan tâm ấy là muốn đóng góp, tác động có ích, giúp các bên có tranh chấp giải quyết vấn đề nhanh chóng, dứt điểm, tạo sự ổn định, hòa bình, an ninh bền vững của khu vực, theo cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Các nước nhất là nước lớn, quan tâm đến, muốn thể hiện vai trò nước lớn trong giúp giải quyết vấn đề, vì an ninh chung của khu vực, thế giới là đáng hoan nghênh. Các bên tranh chấp đều cần hết sức tranh thủ.

Thực ra, với các vấn đề liên quan đến vận mệnh hòa bình quốc tế, nước lớn luôn có vai trò. Nếu họ tham gia để có tiếng nói ủng hộ, tìm ra chân lý, sự thật vấn đề, giải pháp thỏa đáng, các bên đều chấp nhận được là điều hay.

Tuy nhiên, một khi nước nào đó quan tâm và can dự với động cơ đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của cộng đồng quốc tế: vì hòa bình và ổn định, cộng đồng sẽ nhận biết và tìm mọi cách để ngăn chặn.

Dù là nước nào chăng nữa, chúng ta cũng không để họ có hành động, vì động cơ không vì hòa bình, ổn định, phát triển chung.

- Mới đây, lần đầu tiên, Indonesia, nước không có tranh chấp chủ quyền, đã gửi công hàm lên LHQ chính thức phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam và các nước trực tiếp có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

Indonesia là quốc gia nằm ngoài khu vực tranh chấp chủ quyền nóng bỏng, có tính nhạy cảm trên Biển Đông. Họ gửi công hàm phản đối, cho thấy, đường ranh giới trên biển mà Trung Quốc tuyên bố đã lạm vào phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Indonesia. Vì vậy họ lên tiếng phản đối là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết.

Hơn nữa, là nước quan trọng trong ASEAN, Indonesia không thể không có tiếng nói bảo vệ công lý, chống lại các yêu sách và hoạt động trái với luật pháp, thực tiễn quốc tế, đặc biệt là trái với các thỏa thuận, cam kết đã đạt được trong khu vực giữa các nước có liên quan trong thời gian qua.

Minh bạch để tạo đồng thuận

- Theo ông, đâu là lựa chọn chính sách cho Việt Nam vào thời điểm này? Đâu là vấn đề nguyên tắc mà Việt Nam phải theo đuổi?

Tình hình hiện nay khá phức tạp, nhạy cảm, không chỉ về tranh chấp chủ quyền, ranh giới biển, mà cả vấn đề chiến lược trong cán cân quốc tế, hoạt động chính trị, pháp lý, quân sự trong khu vực, quốc tế.

Sự phức tạp của tình hình đòi hỏi chính trị gia cân nhắc cẩn trọng, có sự xử đúng, bảo vệ lợi ích chủ quyền của mình, đóng góp cùng các nước duy trì sự ổn định trong khu vực, đảm bảo an ninh qua cơ chế có được.

Với Việt Nam, trước hết, ta cần có tiếng nói giải quyết vấn đề, có sự minh bạch, rõ ràng về chính sách, không mập mờ.

Việt Nam cần hết sức tranh thủ, tận dụng và phát huy tất cả các kênh giải quyết tranh chấp hiện có, cả song phương và đa phương.

Bất kì phương thức nào, dù song phương hay đa phương nếu có lợi, Việt Nam cần hết sức tận dụng, gia công xây dựng, nghiên cứu áp dụng.

Việt Nam cần áp dụng linh hoạt các phương cách, vì thực tiễn quốc tế cho phép áp dụng nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề, miễn là giải quyết nhanh chóng, ổn định. Đó là cách tiếp cận đúng đắn của mình.

Việt Nam cùng ASEAN và Trung Quốc đã có tuyên bố về nguyên tắc về ứng xử trên Biển Đông, cần đẩy nhanh việc cụ thể hóa bằng văn kiện pháp lý mang tính ràng buộc. Chỉ dừng ở nguyên tắc, chúng ta sẽ không giải quyết được triệt để vấn đề.

Hơn nữa, giải quyết vấn đề Biển Đông không thể theo ý chí chủ quan, không có nghiên cứu kĩ lưỡng. Phải tìm hiểu, lắng nghe ý kiến khác nhau của nhiều bên, tranh thủ tiếng nói của cộng đồng quốc tế để có cơ sở khách quan, khoa học giúp cho việc đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhất.

Nếu chỉ chủ quan với những thông tin hiện có, thì tất yếu tạo ra tình trạng bất ổn, không thể giải quyết tranh chấp cơ bản và nhanh chóng được.

Thêm nữa, phải làm sao đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục cho nhân dân, cán bộ, hiểu sâu về vấn đề Biển Đông, tạo tiếng nói ủng hộ, đồng thuận trong khi tìm và thỏa thuận các giải pháp, dù là tạm thời hoặc cơ bản.

Giải quyết vấn đề lớn, đụng chạm lợi ích to lớn, chủ quyền thiêng liêng, không thể không có đồng thuận. Muốn đồng thuận phảp có thông tin, phải có tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức đúng đắn, khách quan.

Vả lại, bất kì nước nào đụng đến an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ, cần tạo sức mạnh cho mình: sức mạnh trong kiểm tra, kiểm soát, tuần tra, ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra đụng đến lợi ích của mình. Không đầu tư thích đáng tạo sức mạnh trong điều kiện cho phép, Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Bởi vì trong thực tiễn để bảo vệ cho lợi ích chính đáng của mình, các quốc gia không thể không quan tâm đến tiềm lực của mình.

- Hy vọng mới cho vấn đề biển Đông (RFA)


Tổng số lượt xem trang