VIT - Ernst & Young - Công ty hàng đầu thế giới về cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn cho hay, nhóm E7 (gồm 7 các nước mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ giống như nhóm G7 (tức Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Ý, Canada) liên tục xuất hiện trên vũ đài chính trường quốc tế. Ernst & Young dự đoán, đến năm 2050, GDP của nhóm E7 sẽ vượt qua G7. Báo cáo này lập tức khiến quốc tế chú ý. Khái niệm “E7” lần đầu tiên được nhắc tới trong một báo cáo mà Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) - công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất Anh Quốc công bố vào tháng 6/2007. Trước đó, cũng có một số ngân hàng tiến hành tổ hợp các quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong báo cáo nghiên cứu của họ, chẳng hạn như 10 nước, 7 nước. Theo quan điểm của Ernst & Young, tổng số diện tích lãnh thổ của nhóm E7 chiếm khoảng 30% diện tích đất đai toàn cầu, tổng dân số bằng 1/2 tổng dân số toàn cầu. Quy mô kinh tế của những quốc gia này phát triển nhanh mạnh, mặc dù quy mô kinh tế của cả nhóm E7 trong năm 2000 mới chỉ bằng một nửa nhóm G7, nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này đã đạt tới 74%. Trong khi nhiều nước phát triển đang đứng trước tình cảnh nợ nần chồng chất, rơi vào bờ vực khủng hoảng, thì nhóm E7 lại có dự trữ ngoại tệ khổng lồ với giá trị trên 3200 tỷ USD, khiến mọi người phải nhìn họ với cặp mắt khác. Không ít những cơ quan có tiếng nói ở phương Tây còn cho rằng, E7 sẽ thay thế nhóm quốc gia công nghiệp phương Tây – G7, trở thành lực lượng chủ yếu dẫn dắt sự phát triển kinh tế thế giới.
Kể từ khi khủng hoảng tài chính quốc tế bùng nổ vào năm 2008 đến nay, khuôn khổ kinh tế thế giới cũ đã lộ rõ một loạt những sai lầm, đã không còn thích hợp với thế giới với nhiều thay đổi như hiện nay, còn vai trò của những quốc gia mới nổi với đại diện là nhóm E7 ngày càng lớn mạnh, đang trở thành một lực lượng chủ yếu xây đắp lại trật tự kinh tế thế giới. Sự phát triển của E7, đã phản ánh một sự thay đổi sâu sắc cho cục diện kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, E7 vẫn còn một chặng đường dài để đi. Trước tiên, nhóm E7 vẫn rơi vào trạng thái bị động trong quá trình hoạch định quy tắc kinh tế và tài chính quốc tế. Mỹ vẫn đang nắm giữ quyền lưu thông đồng USD trên toàn cầu và quyền định giá các sản phẩm tài chính, dầu mỏ…, từ đó trên mức độ rất lớn vẫn đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của những quốc gia mới nổi. Thứ hai, GDP của nhóm E7 so với nhóm G7, chỉ có quy mô về lượng, mà vẫn thiếu ưu thế về chất, còn trong tổng số GDP của nhóm G7, hàm lượng sáng tạo công nghệ rất cao. Những quốc gia có ngành công nghệ cao mới có thể dẫn nền kinh tế thế giới phát triển. Đại đa số các quốc gia mới nổi vẫn cần phải khám phá thêm, phải đi trên con đường phát triển đặc sắc riêng. Nói theo một mức độ nhất định, E7 vẫn chỉ là một khái niệm, hiện giờ vẫn khó có thể nói rằng, nó đã phát triển đến mức độ cao hơn giống như cơ chế của nhóm “BRIC” Nguồn tin: Ce
Kể từ khi khủng hoảng tài chính quốc tế bùng nổ vào năm 2008 đến nay, khuôn khổ kinh tế thế giới cũ đã lộ rõ một loạt những sai lầm, đã không còn thích hợp với thế giới với nhiều thay đổi như hiện nay, còn vai trò của những quốc gia mới nổi với đại diện là nhóm E7 ngày càng lớn mạnh, đang trở thành một lực lượng chủ yếu xây đắp lại trật tự kinh tế thế giới. Sự phát triển của E7, đã phản ánh một sự thay đổi sâu sắc cho cục diện kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, E7 vẫn còn một chặng đường dài để đi. Trước tiên, nhóm E7 vẫn rơi vào trạng thái bị động trong quá trình hoạch định quy tắc kinh tế và tài chính quốc tế. Mỹ vẫn đang nắm giữ quyền lưu thông đồng USD trên toàn cầu và quyền định giá các sản phẩm tài chính, dầu mỏ…, từ đó trên mức độ rất lớn vẫn đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của những quốc gia mới nổi. Thứ hai, GDP của nhóm E7 so với nhóm G7, chỉ có quy mô về lượng, mà vẫn thiếu ưu thế về chất, còn trong tổng số GDP của nhóm G7, hàm lượng sáng tạo công nghệ rất cao. Những quốc gia có ngành công nghệ cao mới có thể dẫn nền kinh tế thế giới phát triển. Đại đa số các quốc gia mới nổi vẫn cần phải khám phá thêm, phải đi trên con đường phát triển đặc sắc riêng. Nói theo một mức độ nhất định, E7 vẫn chỉ là một khái niệm, hiện giờ vẫn khó có thể nói rằng, nó đã phát triển đến mức độ cao hơn giống như cơ chế của nhóm “BRIC” Nguồn tin: Ce