Dù đa phương hay quốc tế, Việt Nam không có mục đích gì khác là giúp quốc tế hiểu đúng và rõ hơn vấn đề tại Biển Đông. Việc đa phương hay quốc tế không có nghĩa Việt Nam quay mặt lại với Trung Quốc, mà luôn nỗ lực đảm bảo và phát triển mối quan hệ song phương Việt – Trung. – TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an phân tích.
TS Lê Văn Cương: Ngày 23/7, tại Diễn đàn ARF, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi đến cộng đồng 27 quốc gia thành viên bao gồm 10 nước ASEAN và 17 đối tác đối thoại. Theo đó, có 3 thông điệp lần đầu tiên Mỹ chính thức tuyên bố rõ ràng với thế giới. Một là, Mỹ coi cuộc tranh chấp chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Hai là, Mỹ tuyên bố rõ tranh chấp theo quan điểm của Hoa Kỳ là cần và có thể giải quyết bằng thương lượng hòa bình, song phương và đa phương. Các bên cần ngồi lại với nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện có để tìm giải pháp và bất kì giải pháp nào đưa ra cũng phải tính đến lợi ích của các bên liên quan. Không có bên nào được độc chiếm lợi ích ở Biển Đông. Mỹ cũng phải đối các bên sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Ba là, Mỹ yêu cầu phải đảm bảo lưu thông hàng hải, cả dân sự và quân sự trên vùng biển quốc tế tại khu vực Biển Đông. Bất kì tranh chấp nào cũng không được ngăn cản quyền tự do hàng hải của các quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là, ba thông điệp của Mỹ có đúng và hợp lý? Phải khẳng định, yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình hoàn toàn phù hợp với Hiến chương LHQ, với cam kết xây dựng một khu vực hòa bình theo tinh thần Hiến chương ASEAN, đúng với Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, và với xu thế hòa bình, ổn định trên thế giới này. Vì thế, không ngẫu nhiên khi các nước hưởng ứng thông điệp này.
Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Yêu cầu về đảm bảo lưu thông hàng hải trên biển của Mỹ cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS đã quy định cụ thể vấn đề này. Đó là luật chung của thế giới, không có cớ nào để không áp dụng ở Biển Đông.Như vậy, về mặt khoa học, tuyên bố của Mỹ phù hợp với pháp lý quốc tế, xu thế quốc tế, và nguyện vọng chính đáng của đa số các nước có liên quan. Vì thế, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đã tạo nên chấn động lớn. Các nước nói hay không nói thì trong thâm tâm đều ủng hộ.
Nước phản đối gay gắt với phát biểu đó của Mỹ là Trung Quốc. Ba ngày sau tuyên bố, ngày 26/7, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc có bài xã hội: “Mỹ hi vọng kìm chế một Trung Quốc với các khả năng quân sự ngày càng gia tăng”. Qua bài viết, Trung Quốc gửi thông điệp mạnh mẽ, cho rằng, tuyên bố của bà Clinton là một tuyên ngôn tấn công trực diện nhằm bao vây Trung Quốc. Tờ Global Times – Thời báo Hoàn cầu thì viết, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình ở Biển Đông, kể cả sử dụng phương tiện quân sự.
Rõ ràng, mâu thuẫn về phương pháp, cách nhìn đã xuất hiện trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Và ta cũng không nên lảng tránh một sự thật, rằng dư luận thế giới ủng hộ quan điểm của Mỹ hơn.
Vấn đề Biển Đông gây xôn xao, thậm chí nóng lên sau ARF là hiểu được, không có gì bất ngờ. Tuy nhiên, không vì thế mà sẽ dẫn đến xung đột nóng trên Biển Đông. Ai phát động việc sử dụng quân sự trên Biển Đông, người đó tự rước thảm họa vào mình.
Thực ra, Biển Đông làm nổi sóng dư luận là chính. Đó là sự cọ xát về quan điểm, mâu thuẫn về lợi ích, giữa các nước tranh chấp trực tiếp, và cả những nước trong và ngoài khu vực và có mối quan tâm. Ngay cả Trung Quốc và Mỹ có vẻ căng thẳng trong tuyên bố là thế, nhưng không vì thế mà hai nước sẽ làm đổ vỡ quan hệ. Đó chủ yếu là sự nắn gân, hù dọa lẫn nhau giữa các nước lớn mà thôi. Cán cân lợi ích không cho phép việc đổ vỡ quan hệ xảy ra.
Vấn đề quốc tế, không phải công việc nội bộ của Trung Quốc
Hơn một tuần qua, nhiều bài viết của các học giả Trung Quốc xuất hiện, nhằm nhắc nhở, khuyến cáo, vỗ về và cảnh báo các nước ASEAN: không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, và nhắc các nước cẩn thận, kéo Mỹ vào là lợi bất cập hại. Trung Quốc cho rằng nên xử lý ở cấp độ song phương, gói gọn vấn đề trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN, ngăn sự tham gia của bên thứ 3 (ám chỉ Mỹ).
Những phát biểu trên là dễ hiểu, dựa trên lập trường của Trung Quốc, rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, ngang hàng với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. Thực tế, trên thế giới, không ai chấp nhận quan điểm này của Trung Quốc.
Tây Tạng, Tân Cương là những vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc Trung Quốc toàn quyền xử lý. Việt Nam cũng ủng hộ chính sách một Trung Quốc, nói và hành xử đúng như vậy với Đài Loan.
Thế nhưng, Biển Đông không phải là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, mà là vấn đề khu vực và quốc tế. Trung Quốc không có căn cứ nào để nói Biển Đông là vấn đề của riêng mình. Xếp Biển Đông ngang hàng với các vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng vô căn cứ như chính tuyên bố về đường ranh giới 9 đoạn cắt khúc chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông vậy.
Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 đâu chỉ dành cho khu vực Biển Đông mà được áp dụng với mọi quốc gia trên thế giới. Các nước đều tuân thủ và hưởng lợi từ luật pháp quốc tế này.
Ảnh Lê Anh Dũng. |
28 năm qua, tất cả các tranh chấp quốc tế về biển đều dựa trên UNCLOS để xử lý, không cớ gì Biển Đông lại là ngoại lệ.Theo UNCLOS, mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều đó là hiển nhiên và không phải bàn cãi. Đó là mảnh đất đã được quốc tế cấp sổ đỏ, không một cá nhân, một quốc gia nào có thể xâm phạm. Không ai xâm phạm quyền của Trung Quốc và Trung Quốc cũng không có quyền xâm phạm quyền của Việt Nam và các nước khác.
Xếp Biển Đông vào vấn đề mang tính “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc đã va chạm mạnh với khu vực, với Mỹ và các cường quốc khác. Điều này đi ngược lại tuyên ngôn “trỗi dậy hòa bình” mà chính Trung Quốc đã cố quảng bá nhiều năm qua. Nó cũng trái với điều các lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố, về 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, trái với Hiến chương LHQ, với DOC.
Tuân thủ DOC, Biển Đông sẽ không nổi sóng
Dù tình hình Biển Đông có vẻ phức tạp, và là vấn đề phức tạp nhất, nóng bỏng nhất trong các tranh chấp biển trên thế giới, nhưng không phải không có lối thoát. Nếu các bên đều kiềm chế, tôn trọng DOC, chắc chắn Biển Đông không bao giờ nổi sóng. Một khi Biển Đông nổi sóng, không ai là người có lợi. Nước nào cố tình gây sự, tham bát bỏ mâm, dùng quân sự độc chiếm Biển Đông, họ sẽ tự hại mình.
Không giống như UNCLOS, Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông DOC không có tính ràng buộc pháp lý cao, thế nhưng, nó lại là tuyên ngôn chính trị chính thống của 11 quốc gia đã kí kết. Đó là tuyên ngôn của 11 nước với nhau và với thế giới. Dù tình hình phức tạp, không nước nào có quyền và có gan để từ bỏ DOC, bởi rút ra khỏi DOC có nghĩa là nước đó sẽ tự cô lập mình, chịu thiệt cả về chính trị, an ninh và quốc phòng. Một khi đi quay mặt với tuyên bố chính trị của mình, thế giới có ai tin được nước đó, nhất là với một nước đang trỗi dậy.
Việc tập trận trên Biển Đông, phát biểu này khác dù cứng rắn cũng chỉ là cách Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ rằng không phải việc của Mỹ tại Biển Đông, và răn đe ASEAN. Thế nhưng, từ thông điệp đến hành động quân sự, Trung Quốc sẽ còn phải cân nhắc nhiều. Nếu có hành động quân sự trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ tự tay xé DOC, đồng nghĩa với việc lột mặt nạ với thế giới. Tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” sẽ không còn giá trị.
Không ai có quyền mặc cả về lợi ích quốc gia
Về phần Việt Nam, trong tình hình có vẻ phức tạp hiện nay, cần hết sức tỉnh táo và sáng suốt. Một mặt, Việt Nam cần tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc, nước lớn, láng giềng. Phát triển một quan hệ tốt với Trung Quốc có lợi cho Việt Nam, khu vực và cả thế giới. Đó cũng là điều mà Chính phủ Việt Nam theo đuổi hiện nay.
Tuy nhiên, tiếp tục phát triển quan hệ Việt – Trung không đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ lợi ích quốc gia của mình tại Biển Đông hay trong bất kì vấn đề gì khác. Việt Nam không bao giờ vì 16 chữ hay 4 tốt mà từ bỏ lợi ích dân tộc mình. Không ai có quyền mặc cả với bất kì người nào, nước nào về chủ quyền với “mảnh đất đã được quốc tế cấp sổ đỏ” cho Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam cần tạo nhận thức thống nhất, không mơ hồ trong vấn đề này.
Việt Nam coi trọng Trung Quốc, coi trọng mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với Trung Quốc nhưng nó không có nghĩa Việt Nam từ bỏ chủ quyền quốc gia.
Cũng phải nói cho rõ, Việt Nam không kéo Mỹ hay bất kì nước nào khác vào giải quyết vấn đề Biển Đông. Việt Nam chỉ ủng hộ những quan điểm phù hợp với luật pháp quốc tế và xu thế thời đại.
Việc một số báo chí Trung Quốc nói Việt Nam lôi kéo Mỹ chỉ là sự vu cáo vô lý. Việt Nam không chủ trương phe cánh, hay dựa vào ai để giữ Biển Đông, mà dựa trên luật pháp quốc tế.
Chúng ta cũng không thể đặt vấn đề Biển Đông theo hướng ASEAN một bên và bên kia là Trung Quốc, tạo sự căng thẳng không cần thiết.
Việt Nam tôn trọng và quyết tâm giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường hòa bình, cả song phương, đa phương, linh hoạt theo từng vấn đề, thời điểm, trên cơ sở luật pháp quốc tế và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Việt Nam chủ trương giải quyết song phương, tận dụng đa phương và quốc tế.
Dù đa phương hay quốc tế, Việt Nam không có mục đích gì khác là giúp quốc tế hiểu đúng và rõ hơn vấn đề tại Biển Đông. Việc đa phương hay quốc tế không có nghĩa Việt Nam quay mặt lại với Trung Quốc, mà luôn nỗ lực đảm bảo và phát triển mối quan hệ song phương Việt – Trung. Đó là chính sách trước sau như một của Việt Nam, không bao giờ lôi kéo một nước thứ ba chống lại Trung Quốc. Và việc bảo vệ lợi ích dân tộc, không gian sinh tồn của dân tộc này ở Biển Đông cũng là chính sách trước sau như một, Việt Nam quyết làm bằng được.
Củng cố quan hệ song phương với Trung Quốc, đặt thẳng vấn đề Biển Đông để xử lý, Việt Nam cũng có quyền và cần chủ động giải quyết vấn đề Biển Đông song phương với các nước có liên quan. Trao đổi với các nước ASEAN, với Mỹ hay nước nào quan tâm, chia sẻ quan điểm giải quyết vấn đề hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế… là quyền và lợi ích của Việt Nam. Đó là các kênh tiếp cận khác nhau, là các bước đi nhỏ để trên cơ sở tôn trọng và nhân nhượng lẫn nhau, tiến tới tạo nên bước đi lớn, tìm giải pháp đảm bảo lợi ích công bằng ở Biển Đông.
Việt Nam cần làm điều này một cách minh bạch, công khai và dựa trên luật pháp quốc tế.
Đồng thời, cần làm cho người dân hiểu và hiểu đúng về vấn đề trên Biển Đông và quan hệ với các nước, từ đó tạo sự đồng thuận và quyết tâm, tạo sức mạnh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Không kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thế nhưng, Việt Nam cần nói cho dân biết, cần nói đúng, nói thẳng và nói rõ cho dân, không mơ hồ. Những thông tin đưa ra phải trung thực, tôn trọng lịch sử, không xuyên tạc, bóp méo lịch sử, không để tình cảm yêu ghét can thiệp vào những thông tin mang tính khoa học để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong công cuộc đó, báo chí phải góp sức nhiều hơn nữa.
Vũ Quang Việt: Tranh chấp Biển Đông Nam Á: đi tìm giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế (Thời Đại Mới 7/10) – Nếu vào Thời Đại Mới không được thì đọc ở đây ◄◄◄
US Navy warship docks in former foe Vietnam (AP 10-9-10) — Capt. David Lausman: “These waters belong to nobody, yet belong to everybody”
ASEAN – Biển Đông: South China Sea: First test for regional body (Straits Times 10-8-10) — Bình luận
Biển Đông: And the Winner is…Vietnam (Council on Foreign Relations 10-8-10) — Joshua Kurlantzick. WHOA!!!
All the finger-pointing and analysis about the Obama administration’s decision to wade more deeply into disputes over the South China Sea seems to have focused on whether Washington or Beijing have gained from this new, harder-edged approach. By taking note of ASEAN nations’ concern that Beijing is potentially expanding its “core national interests” in this area, and then having Secretary of State Clinton state that the resolution of competing claims to the Sea is a “national interest” of the United States during the ASEAN Regional Forum, Washington may have shored up its relations with Southeast Asian states, showing them the United States will not back down to China–well, that’s one analysis at least. The other analysis is that by just putting on the table that the Sea is now a “core national interest” of China like Taiwan, Tibet, or Xinjiang, Beijing has set the bar so that it can shoot down any future discussion of its actions in the South China Sea.
But the real winner of this diplomatic saber-rattling? Vietnam. As the United States firmly stands up to China’s claims in the Sea, Hanoi is showing Beijing that the rapidly expanding U.S.-Vietnam relationship has real steel, especially when added to the apparent decision by the White House to expand U.S.-Vietnam nuclear cooperation. Vietnam already has far more installations in the disputed islands than any other country save China and has been the most aggressive in pushing back against Chinese claims in the Sea. Yet, unlike other ASEAN nations whose dependence on the United States for backup clearly infuriates China, and sometimes results in vicious Chinese responses, Vietnam has thus far avoided such a response from Beijing. Sure, Chinese foreign ministry spokespeople publicly affirm China’s sovereignty over disputed areas in the sea, allegedly negating Vietnam’s claims, and Beijing has pressured U.S. oil companies not to partner with Vietnam in exploring oil and gas deposits in the South China Sea. However, Chinese diplomats do not vilify Vietnam the way that they do U.S. actions in the South China Sea, or even the actions of other Sinophobic ASEAN members like the Philippines, Malaysia, or Singapore. Indeed, Vietnam seems to have been able to build much closer ties to the United States without being forced to sacrifice longstanding diplomatic links to China, growing economic ties to Beijing, and close security cooperation between Hanoi and Beijing on a range of issues.
In part, of course, Hanoi has achieved this balance because China and Vietnam officially enjoy the close party-party relations of brother communist countries. In part, it’s because trade between the two countries is so significant that neither side wants to damage ties. In part, it’s because the history of relations between the two countries was so poisoned by conflict that both Hanoi and Beijing know to tread lightly.
But it’s also because Vietnam has played China extremely skillfully. Before launching the potential nuclear cooperation with the United States, Hanoi had discussed boosting nuclear imports from China, and still seems to suggest that it might increase nuclear cooperation with Beijing. And Hanoi has shown Beijing that, when necessary, it can protect China’s interests: When protests in Vietnam against Chinese spiraled in 2008 and 2009, Hanoi cracked down on the activists.
Perhaps, if tensions over the South China Sea go even higher, Vietnam will no longer be able to play both sides. But for now, it’s pursuing a strategy other ASEAN countries surely must envy.
-Nguồn: Bùi Tín – Cao thủ tình báo: Ðòn thăm dò mạo hiểm-VOA 09.08.2010
Báo South China Post – Bưu điện Hoa Nam – số ra ngày 29-7-2010 có đăng một bài viết tiếng Anh của phóng viên thường trú tại Hà Nội Greg Torode, đầu đề là «A flash of steel and the velvet glove from Vietnam » (Ánh thép và quả đấm bọc nhung của Việt Nam).
Bài này là một cuộc phỏng vấn của G.Torode với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, được giới thiệu là «con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, từng cầm đầu cơ quan Tình báo đầy quyền lực của Đảng ủy quân sự trung ương do Tổng bí thư đảng trực tiếp lãnh đạo».
Nội dung cuộc phỏng vấn đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước Asean và các nước khác, và tình hình căng thẳng ở biển Đông…
Các câu trả lời phỏng vấn không có gì đặc biệt, được coi như đúng bài bản. Nghĩa là một mặt tỏ rõ thiện chí, đôi khi còn lên gân quá mức – «Chúng tôi đang thắt chặt quan hệ với nước láng giềng lớn về mọi mặt, kể cả về quân sự – như huấn luyện sỹ quan trẻ, trao đổi các đoàn đại biểu quân sự và cố vấn, tiến hành tuần tra chung trong Vịnh Bắc bộ, nơi mà các tranh chấp về lãnh thổ đã được giải quyết».
Mặt khác, người trả lời phỏng vấn khẳng định «chúng tôi không bao giờ muốn dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để kiếm lợi thế; chúng tôi đã nói rõ với cả cộng đồng thế giới là chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp nào đạt được do dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Chúng tôi có đầy đủ khả năng để đối phó».
Nội dung cuộc phỏng vấn nhìn kỹ ra, không có gì quan trọng. Điều quan trọng, điều có thể nói là ly kỳ, không bình thường, cần chú ý là ở chung quanh cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn của báo South China Post trên cương vị gì? Sao lại không phải là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh? Ai giao cho ông Vịnh quyền trả lời báo chí ngoại quốc, vốn là vấn đề xưa nay được quản lý rất chặt.
Năm 2006, trong cuộc họp Ban Chấp hành trung ương cuối cùng của khóa IX, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh giới thiệu 2 nhân vật vào Ban Chấp hành trung ương đảng khóa X nhưng bị từ chối, là Nông Quốc Tuấn – con trai ông Mạnh – và Nguyễn Chí Vịnh. Đây là điều cực hiếm trong đảng CS, vốn luôn coi Tổng bí thư là lãnh tụ tuyệt đối. Sau đó, do 3 sức ép từ thiên triều phương Bắc, từ 2 Thái thượng hoàng Mười + Anh, và từ ông tổng Mạnh, 2 ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng buộc phải ký lệnh bổ nhiệm Nguyễn Chí Vịnh làm Thứ trưởng Quốc phòng. Thật ra ý đồ của thiên triều còn đi xa hơn nhiều nữa.
Đã có những lời tâng bốc, thăm dò từ tay chân của Vịnh ở Tổng cục II, rằng Vịnh sẽ làm Bộ trưởng Quốc phòng, sắp phóc lên đại tướng, rồi sẽ lên tổng bí thư kiêm chủ tịch nước vào Đại hội XII, ghê thật!
Nhưng thật ra họ chủ quan, hấp tấp, vì thời thế đã đổi. Có thể nói họ chơi trò liều, cứ như húc đầu vào đá.
Nguyễn Chí Vịnh không phải ủy viên trung ương đảng, do đó không có chân trong Đảng ủy quân sự trung ương. Trong khi đó gần 10 vị đại tướng, thượng tướng, trung tướng là uỷ viên trung ương đảng. Vịnh khó mà trèo qua cổ họ. Thêm nữa, Vịnh muốn đọ sức với Đại tướng Phùng Quang Thanh đang tại chức, với Nguyễn Tấn Dũng, với Trương Tấn Sang, với Tô Huy Rứa, với Hồ Đức Việt, với Phạm Quang Nghị … đâu có dễ. Ngoài ra, chỗ dựa chính của Vịnh là Nông Đức Mạnh thì ông này đã 70 tuổi, sắp về hưu. Đã thế, những người đỡ đầu hệ trọng khác của Vịnh là cặp Mười và Anh, đã 94 và 91 tuổi, 2 thái thượng hoàng ở thời xuống cấp, quyền uy cũng ở thời kỳ cạn.
Nhưng cái thế của Vịnh chông chênh là ở công luận xã hội, đặc biệt là dư luận trong đảng, khi rất nhiều công thần gần đây gửi kiến nghị công khai chỉ mặt vạch tên tội nặng của Vịnh, – mất dạy, trộm cắp từ khi còn là học viên Trường kỹ thuật Quân sự Vĩnh Yên để bị đuổi học, « không xứng đáng là một sỹ quan sơ cấp, sao lại được đưa lên đến cấp tướng, làm xấu cả giới tướng lãnh VN», rằng Vịnh đã dùng vụ T4 để bôi xấu từ các ông Kiệt, Khải, Phiêu, các tướng Giáp, Trà, Nam Khánh, đến hàng loạt nhân vật khác như Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Võ Thị Thắng…vu cáo họ là tay sai của CIA Mỹ. Những tiếng nói còn nhiều uy tín trong đảng như Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sỹ Nguyên… còn đòi Bộ chính trị phải đưa «vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh ra trình bày minh bạch trước Đại hội XI». Trong quân đội, một số tướng lĩnh đang nói đến một Tòa án binh đặc biệt để xét tội trạng của Nguyễn Chí Vịnh.
Nhưng cái thế lung lay, chông chênh của Vịnh hiện nay chủ yếu là ở chỗ bọn trùm bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt tham lam, thâm hiểm, độc ác đối với nước ta. Gậm nhấm biên giới, nuốt cả quần đảo Hoàng Sa, nhận vơ cả vùng biển Đông là ao nhà của chúng, tàn sát ngư dân ta trên vùng biển ta, đưa hàng vạn người vào Tây nguyên cắm chốt, thuê đất rừng biên giới để trồng toàn bạch đàn và keo nhằm phá đất rừng tận gốc, không cây gì khác sống nổi … Đây là nguy cơ sống còn của Tổ quốc mà toàn dân, đặc biệt là giới trí thức, đòi lãnh đạo phải trình bày công khai rành mạch vào dịp Đại hội XI sắp tới, không được lấp liếm, né tránh, quanh co được nữa.
Cái thế bấp bênh của Nguyễn Chí Vịnh. Vịnh trở nên nguy kịch hơn khi cái thế của Trung Quốc – kẻ đỡ đầu chính yếu của Vịnh, tại vùng biển Đông đang bị thử thách nghiêm trọng. Cái rất mới của tình hình vùng này là Hoa Kỳ mạnh mẽ trở lại, với lời tuyên bố rõ ràng của bà Ngoại trưởng Clinton, rằng đây là vùng giao thông quốc tế gắn bó với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hơn nữa hầu hết mười nước Đông Nam Á bác bỏ chủ trương thương lượng song phương của Bắc kinh, khẳng định chủ trương sẽ tập thể thương lượng, tập thể đa phương quyết định mọi chuyện liên quan đến vùng này. Bắc Kinh nổi trận lôi đình vì manh tâm bẻ gãy từng chiếc đũa của họ bị bác bỏ, cả bó đũa cứng cỏi của Đông Nam Á, sức mấy mà Trung Quốc bẻ nổi, dù họ nghiến răng, vặn sái cả vai!
Và dưới đây là điều lý thú nhất. Tại sao cuộc phỏng vấn thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh được đăng trên trang nhất báo South China Post với chiếc ảnh chân dung lớn, lại không được báo nào trong nước dịch ra và đăng lại.
Điều này chưa hề xảy ra. Trước kia bao giờ cuộc phỏng vấn như thế cũng được xem kỹ lại, dịch ra thành tin chính thức của Bộ Quốc phòng, đưa trang trọng cùng ngày trên báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân và các báo khác.
Một điều đáng chú ý là trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đây, Nguyễn Chí Vịnh báo tin «chúng tôi đã mời các bộ trưởng quốc phòng của 10 nước Asean cùng với 8 bộ trưởng quốc phòng các nước khác đến Việt Nam họp vào tháng 10 tới. Trong số khách mời ấy có Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và cũng có Hoa Kỳ, Nga và Úc».
Ngày 8-8-2010 có tin tại Sài Gòn, Nguyễn Chí Vịnh đã họp với 70 đại diện các nước Asean bàn về việc chuẩn bị cuộc họp nói trên vào tháng 10 tới tại Hà Nội.
Tin này cho đến nay chỉ được truyền trên các báo ở nước ngoài. Báo trong nước, nhất là báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân vẫn im thin thít. Có thể lãnh đạo đảng đang bối rối, ngại và sợ công luận, đành im vậy!
Làng báo quốc tế đều cho rằng South China Post là tờ báo thân Cộng sản Bắc Kinh, thậm chí còn là công cụ của Cục tình báo Hoa Nam. Cục tình báo Hoa Nam là cơ quan tình báo lâu năm, dày dạn, là con bạch tuộc tình báo có vòi tỏa xuống khắp Đông Nam Á, nơi có đông người Trung Quốc trú ngụ.
Trung tá Vũ Minh Trí từng công tác trong Tổng cục II cho biết Nguyễn Chí Vịnh kết nghĩa thân thiết với Cục tình báo Hoa Nam, Vịnh và gia đình thường được mời sang nghỉ ngơi, du hý tại các cơ sở sang trọng của Cục Tình báo Hoa Nam ở vùng Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Ông Trí đã bị khai trừ khỏi đảng, bị lột lon trung tá chỉ vì đã tố cáo những tội bè phái, gia đình trị, tham nhũng và phục vụ bọn bành trướng của Nguyễn chí Vịnh.
Có thể coi trên đây là những đòn tình báo, của những tay tình báo cao thủ, những cú thăm dò, nắn gân công luận khi các cuộc chuẩn bị cho Đại hội XI đang diễn ra khẩn trương.
Nếu công luận vẫn ngủ yên, nếu trong đảng không có phản ứng gì ghê gớm thì đường ta ta cứ đi, phe phái thân Trung Quốc lên cao giọng chút it về tình hình vùng biển Đông nhằm mỵ dân, che đậy mưu thâm. Họ sẽ cài người của họ vào các vị trí then chốt, và Nguyễn Chí Vịnh sẽ là một ngôi sao đang lên, có thể lên đến đỉnh chót vót ít lâu sau.
Nhưng nếu như tình hình không chiều theo kẻ bành trướng và lũ lỹ tay sai đủ loại, nếu như thế cùng tất biến, đông đảo bà con ta giật mình tỉnh ngộ trước tai họa ngoại xâm kết chặt với tai họa nội xâm cực kỳ nguy hiểm, thì tình hình sẽ diễn ra khác hẳn, và đòn thăm dò của cao thủ tình báo sẽ vô hiệu.
Đất nước đang đứng trước một thời điểm cực kỳ nghiêm trọng. Những người yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng đang tìm hiểu thật sâu tình hình, dấn thân cho đại nghĩa dân tộc, bầy tỏ bằng mọi cách thái độ công dân lương thiện của mình. Những kẻ sỹ thời đại mới và tuổi trẻ am hiểu tình hình đang cùng nhau trao đổi bàn luận, để nhận ra rằng có phải lối thoát duy nhất là đảng hãy trả lại cho toàn dân quyền tự do, dân chủ đầy đủ, quyền làm người trọn vẹn, các quyền lập hội, tự do ứng cử bầu cử ghi trong hiến pháp, nghĩa là thực hiện chế độ đa đảng trong trật tự, luật pháp. Nghĩ cho kỹ, không có một lối thoát nào tốt đẹp hơn, cần thiết hơn, chính xác hơn.
Trung Quốc xây căn cứ tên lửa mới tại Quảng Đông (Minnie Chan và Greg Torode (Bưu điện Hoa nam buổi sáng) Tuan Viet Nam
Một căn cứ tên lửa mới đã đi vào hoạt động tại Quảng Đông được một tháng trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng xung quanh vấn đề Biển Đông.Căn cứ mới được xây dựng tại Thiều Quan thuộc đơn vị 96166 của Quân đoàn Pháo binh thứ hai (Nhị pháo) quân đội Trung Quốc. Căn cứ đi vào hoạt động vài tuần trước dịp kỷ niệm 83 năm thành lập quân đội Trung Quốc, Nhật báo Thiều Quan đưa tin.
Nhị pháo được coi là lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc.
Cho dù các thông tin không đề cập trực tiếp tới căn cứ tên lửa cũng như chi tiết về đơn vị 96166 nhưng vẫn tạo ra sự thu hút lớn với các quan sát viên và phân tích quân sự.
Họ tin rằng, căn cứ này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc tên lửa hành trình tầm xa CJ-10. Cả hai loại tên lửa này được cho là có khả năng đánh trúng mục tiêu cách xa hơn 2.000km, nghĩa là đặt các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc đang tranh chấp với những nước láng giềng châu Á trong tầm ngắm.
Quân đội Trung Quốc cũng thiết lập một căn cứ tương tự ở gần Thanh Viễn, Quảng Đông vào tháng 6 năm ngoái.
Cả Thiều Quan và Thanh Viễn đều là các vùng núi của tỉnh Quảng Đông – nghĩa là nơi lý tưởng để ẩn giấu lực lượng tên lửa chiến lược.
Các vùng núi của tỉnh Quảng Đông là nơi lý tưởng để ẩn giấu lực lượng tên lửa chiến lược. Ảnh minh hoạ THX. |
Theo Học viện Project 2049 tại Washington, Bắc Kinh dự kiến sẽ sớm xây dựng một căn cứ tên lửa khác ở Tam Á, Hải Nam. Ngoài ra còn có tin đồn một căn cứ tên lửa khác có thể được triển khai tại Thiều Quan với sự hiện diện của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D mệnh danh “sát thủ tàu sân bay”, tuy nhiên, thông tin chưa từng được xác nhận.Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc thành công trong việc triển khai vũ khí đạn đạo chống hạm như DF-21D, thì họ sẽ đạt được thành tựu đáng kể trong công nghệ vũ khí.
Trước đây, Mỹ và Liên Xô đã nhất trí không bao giờ theo đuổi các loại vũ khí như trên theo các điều khoản của những thoả thuận hạn chế vũ khí. Loại vũ khí trên có thể gây ra hậu quả thảm khốc nếu được sử dụng bởi các tên lửa đạn đạo thường được dùng để tấn công đa mục tiêu như các thành phố, hơn là nhằm một mục tiêu di động đơn lẻ.
Theo báo cáo của Project 2049 đưa ra tuần này, các hoạt động ở Thiều Quan “có thể làm phức tạp vấn đề chiến lược ở châu Á đặc biệt là cuộc tranh chấp tại Biển Đông”.
Báo cáo cho biết, lực lượng Nhị pháo Trung Quốc lên kế hoạch hoàn tất thiết kế của DF-21D vào cuối năm nay “thiết lập khả năng triển khai lâu dài trùng với việc hoàn tất thiết kế của một tên lửa mới”.
Alexander Huang Chieh-cheng, Giáo sư Học viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Bắc bình luận, việc triển khai mới của quân đội Trung Quốc sẽ khiến các nước láng giềng ở Đông Nam Á thêm quan ngại.
“Mọi động thái của quân đội Trung Quốc đều có dụng ý chiến lược đặc biệt”, ông nói. “Với rất nhiều khu vực ở Biển Đông nằm trong tầm ngắm của loạt tên lửa DF-21 Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ càng cảm thấy sự đe doạ ngày một lớn từ Trung Quốc”.
Chuyên gia quân sự Nhĩ Lôi Hùng tại Thượng Hải nói rằng, xây dựng hai căn cứ tên lửa có thể là một “ẩn ý” cho thấy, lực lượng tên lửa sẽ đóng vai trò quan trọng trong cái gọi là bảo vệ “lợi ích cốt lõi” mà Bắc Kinh tuyên bố về Biển Đông.
Tuy vậy, nhà quan sát quân sự Mã Đinh Thắng ở Hong Kong nhấn mạnh, hiện còn quá sớm để xác định mục tiêu thực của việc thiết lập căn cứ tên lửa ở Quảng Đông. “Động thái này chỉ thể hiện sự thay đổi của lực lượng tên lửa nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược tại các vùng miền khác nhau. Nhưng tôi không nghĩ đó là một thay đổi chiến lược to lớn. Thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, luôn cường điệu về sức mạnh của DF-21C và DF-21D.
Trên thực tế, cho tới nay, chúng tôi chưa thể tìm ra một bằng chứng cụ thể chứng tỏ rằng tên lửa có thể nhằm chính xác mục tiêu di động trên biển trong tầm 1.500-2.000km”.
Thuỵ Phương dịch