Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Liệu Mỹ và Trung Quốc có đánh nhau?

<:: huhu, không thể đăng bài ở wordpress, thui đành gửi nhờ tạm ở đây >>>

- Liệu Mỹ và Trung Quốc có đánh nhau? (SGTT)

SGTT.VN - Trong quyển sách ăn khách Thế giới một trăm năm tới, tác giả George Friedman - tổng giám đốc công ty nghiên cứu chiến lược Stratfor - kết luận: "hầu như mọi dự báo lớn về thế kỷ 20 đều sai". Vì vậy, lập luận nhằm trả lời câu hỏi trên chỉ có ý nghĩa tương đối.

Quan sát hải quân Mỹ và hải quân Hàn Quốc thao diễn trong biển Nhật Bản, thấy hàng không mẫu hạm USS George Washington đóng vai chính. Mỹ còn báo trước lần sau sẽ tập trận trong biển Hoàng Hải. Biển này nằm giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, máy bay F-18 từ mẫu hạm có thể bay tới Bắc Kinh rồi trở về. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối nhưng Mỹ phớt lờ.

Chênh lệch trong sức mạnh quân sự

USS George Washington là chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Mỹ, hoạt động trong vùng biển từ Nhật Bản tới Singapore. Tàu này diện tích 18.000 m2 và đường băng dài hơn 300 mét (khoảng 3 sân bóng đá nối lại). Tàu có sức chở 6.250 quân; có thể dọn 18.000 bữa ăn mỗi ngày với bốn máy lọc nước sản xuất 1,5 triệu lít nước; bốn thang máy dùng vào việc đưa 80 chiếc máy bay từ hầm lên sân bay hoặc ngược lại.

Người tiêu dùng Trung Quốc tại một siêu thị Wal-Mart ở Quảng Châu. Nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ vẫn đang gắn chặt với nhau, nên khó có thể đưa đến một cuộc đối đầu quân sự. Ảnh: AP

Trung Quốc cũng đang lắp ráp hàng không mẫu hạm, chiếc đầu tiên mua lại của Ukraine đang được cải tiến để người Trung Hoa học phương pháp chế tạo. Phải mất một vài thế hệ nữa họ mới có được một lực lượng hải quân tương đương với Mỹ. Trong khi chờ đợi, họ chế tạo các vũ khí nhằm hạn chế khả năng hành động của Mỹ.

Trung Quốc đã sản xuất một loại hỏa tiễn Ðông Phong mới (Dong Feng 21D), đến cuối năm nay sẽ được bắn thử lần cuối cùng. Tên lửa này bay với tốc độ gấp 10 lần âm thanh và có khả năng bắn trúng chính xác hàng không mẫu hạm di chuyển ở cách xa 1.500 cây số. Tầm bắn này có thể ngăn chặn tàu chiến ngoại quốc từ khoảng cách rất xa, trước khi chúng tới gần được bờ biển Trung Quốc.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói trước một đại hội Không quân rằng Hải quân Trung Quốc còn lâu mới có thể so sánh với Mỹ, nhưng ngay bây giờ họ có thể đe dọa sự vận chuyển và giảm bớt ưu thế chiến lược của Mỹ. Từ đầu năm 2010, Trung Quốc đã thí nghiệm thành công loại hỏa tiễn phòng thủ có thể bắn hạ những hỏa tiễn đang bay tấn công họ.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc lên tới gần 80 tỉ đô la Mỹ, nhưng cũng chưa lớn bằng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ðài Loan cộng lại. Riêng một vụ bán vũ khí cho Ðài Loan mà tổng thống Obama mới ký cũng trị giá trên 6 tỉ đô la rồi. Sức mạnh vũ khí của không quân Trung Quốc chỉ bằng 1/10 của Mỹ, và xấp xỉ bằng Nhật Bản.

Chính phủ Mỹ mới cho “về hưu” một chiếc hàng không mẫu hạm, số tàu sân bay nay chỉ còn 10 chiếc, nhưng vẫn gấp 10 lần Trung Quốc. Số tàu ngầm của Trung Quốc ít hơn của Mỹ, tuy rằng lớn gần gấp đôi tổng số của Nhật, Hàn Quốc và Ðài Loan. Với tương quan lực lượng như vậy, chắc những người lãnh đạo Trung Quốc chưa vội quyết định gây hấn với Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Và sức nặng kinh tế

Lý do lớn nhất để hai nước không đánh nhau là các quyền lợi kinh tế của họ gắn bó chặt chẽ. Mỗi ngày công ty Wal Mart nhập cảng một tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc để bày bán khắp nước Mỹ. Tiền do dân tiêu thụ ở Mỹ trả đã không được đưa tới tay người lao động Trung Quốc mà một số lớn được đem trở về Mỹ.

Vì Bắc Kinh đang cầm trong tay những giấy nợ trị giá 800 tỉ đô la của chính phủ Mỹ, chưa kể các món đầu tư vào các ngân hàng và công ty của Mỹ. Bắc Kinh không thể nào rút hết các “món nợ” đó về, vì chính họ sẽ bị mất hàng trăm tỉ đô la nếu các chứng khoán đó mất giá trên thị trường khi đem bán nhiều quá.

Nhưng lý do quan trọng nhất khiến Trung Quốc không muốn gây chiến tranh là nền kinh tế của họ còn rất mong manh. Ðằng sau những con số về GDP tăng trưởng là những chính sách không thể kéo dài được vì thiếu quân bình và quá tùy thuộc thị trường xuất cảng. Chủ trương bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước khiến cho tài nguyên đất nước bị phí phạm.

Trong khi đó hai nền tảng của sự thịnh vượng hiện nay đang bắt đầu yếu dần. Ðó là số nhân lực rẻ và dân chúng phải tiết kiệm với một tỷ lệ quá cao. Dân số Trung Hoa đang thay đổi, số người trong tuổi lao động giảm dần, số người già tăng lên. Chi tiêu cho những người về hưu sẽ gia tăng, làm giảm bớt số tiết kiệm chung của xã hội.

Khi bị mất hai “lợi thế tương đối” nói trên, kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại. Với tình trạng kinh tế còn đang phát triển và dựa vào xuất cảng, Trung Quốc không thể nào gây chiến tranh mà không bị các nước khác trừng phạt. Chỉ cần Nhật Bản, Mỹ và châu Âu cấm vận trong một thời gian ngắn là đủ khiến kinh tế Trung Quốc ngưng chạy. Chế độ sẽ sụp đổ nếu kinh tế không tiếp tục tăng lên như hiện nay.

- Phỏng vấn Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ : cản lực đối với Trung Quốc tại Biển Đông (RFI)

- Trần Trung Đạo: Tranh chấp Mỹ – Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước (talawas)

Biển Đông - Mỹ - Trung Quốc: Is US making trouble or keeping peace in S China Sea? (People's Daily 20-8-10) In his thought-provoking speech on the South China Sea issue delivered in the Philippines on Aug. 18, U.S. Pacific Command Admiral Robert F. Willard noted that the United States opposes the use of force by countries locked in a territorial dispute in the South Chin Sea and would maintain its presence there for years to come.

The remarks by Willard on the situation in the South China Sea that blame China do not tally with the facts.

Countries in East Asia have actively engaged in enhancing regional integration, building a framework for multilateral cooperation as well as setting up a long-term objective for the East Asian community. Thanks to the sound and stable environment in the region, mutual trust and cooperation among member countries have been further enhanced, which is one condition for peace and stability in the South China Sea.

In line with the principle of "laying disputes aside and seeking common development," the Chinese government has strengthened security dialogues and cooperation with countries concerned on the basis on mutual trust and respect.

In 2002, China reached consensus with ASEAN on the peaceful settlement of disputes, maintenance of regional stability and cooperation in the South China Sea upon the signature of Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. With the South China Sea as a platform, China and ASEAN member countries have established a series of bilateral and multilateral cooperation framework on the basis of mutual trust and win-win scenario.

The facts that give impetus to the development in East Asia and even Asia-Pacific regions as a whole show clearly the peace, stability and development in the South China Sea. Given these facts, the tension in South China Sea is obviously an exaggeration trying to undermine the peace there.

After the Cold War, the South China Sea has been depicted as a flashpoint of potential disputes. At present, interference by some super powers has caused new turbulence. Would a new round of turmoil prevail in South China Sea?

The South China Sea is a place where stability, exchange and common development are promoted. Common wishes of maintaining peace and prosperity, bilateral and multilateral cooperation in economy and security are the trend. The South China Sea will continue to be the platform that supports regional integration and promotes peace and development in Pan-Pacific region.

Author: Su Hao People’s Daily, August 20, 2010
Translator: Zhang Xinyi

- Thông điệp tới Trung Quốc từ chuyến thăm của Hillary Clinton (Vit). – Diều hâu và bồ câu: Bắc Kinh tranh luận về “Lợi ích cốt lõi” và quan hệ Trung Mỹ (Nghiên cứu Biển Đông). – Philippines và Mỹ tập trận chung (Tuổi trẻ).

Trung Quốc - Mỹ: Should China's Economic and Military Rise Worry the U.S.? (Atlantic Wire 23-8-10) -- Very useful news summary!

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng, Nga, Mỹ giảm Đất Việt

Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, tỷ giá hối đoái biến động...ngân sách quốc phòng Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức và Italy giảm; chỉ có Trung Quốc, Arab Saudi và Ấn Độ tăng.

Trung Quốc - Việt Nam - Mỹ: Vietnam advisable not to play with fire (People's Daily 17-8-10) -- Lý Hồng Mai răn đe Việt Nam

Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga


Tổng số lượt xem trang