Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Việt kiều gởi tiền cho cả ‘tông chi họ hàng’

Việt kiều gởi tiền cho cả ‘tông chi họ hàng’ Nguoi-Viet Online

Hình chụp tại một ngân hàng trao đổi ngoại tệ tại Hà Nội. Theo USA Today, tiền Việt kiều gởi về Việt Nam sẽ tăng đến 7.1% trong năm 2011.

(Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

SÀI GÒN (NV)- Hàng tỉ đô la được Việt kiều bào hải ngoại gửi về nước mỗi năm, giúp xây dựng thêm nhiều nhà cửa, mở rộng kinh doanh và trợ giúp cho gia đình, theo USA Today.Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Wells Fargo, ‘điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi về cho cả ‘tông chi họ hàng’ chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt.

Tiền gửi về nước là đường dây sinh tử giữa những người bỏ nước ra đi với người ở lại, và ngày càng phổ thông hơn để Việt kiều đầu tư nơi quê nhà.

Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Wells Fargo, ‘điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi về cho cả ‘tông chi họ hàng’ chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt. Ngoài ra còn dùng tiền để giúp phát triển kinh doanh nữa.’

Mark Sidel, một giáo sư ngành luật ở University of Iowa, người chuyên nghiên cứu về sự luân lưu tiền tệ theo lối này nhận xét rằng, trong những năm gần đây, càng có thêm nhiều Việt kiều gửi tiền về nước vì tính cách từ thiện, gồm cả việc liên hệ đến y tế và giáo dục.

Tiền Việt kiều gửi về nước phần lớn không những từ Hoa Kỳ, mà còn từ Úc, Pháp và Canada.

Theo dữ kiện của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trong thời gian từ 2001 đến 2008, số tiền gửi về tăng gấp ba, lên đến $7.2 tỉ, tương đương với 8% tổng sản lượng quốc gia. Tuy nhiên năm ngoái tiền gửi về chỉ khoảng $6.8 tỉ do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cũng theo USA Today, tính chung, tiền gửi về các nước đang phát triển, gồm cả Việt Nam dự trù sẽ tăng 6.2% trong năm nay, và lên đến 7.1% trong năm 2011. Các nước có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, trong năm 2008, số tiền gửi về nước là $335 tỉ, số tiền này không những cải thiện được mức sinh hoạt mà còn trợ giúp cho việc nhập cảng của quốc gia, bù lấp được những thâm thủng ngân sách.

Khi việc gửi tiền nở rộ, các nhà tư bản cung cấp dịch vụ tài chánh quan trọng cũng bắt đầu nhảy vào làm ăn. Ở Hoa Kỳ, Wells Fargo cung cấp dịch vụ này đến với 15 nước ở Á Châu và Nam Mỹ.

Trong số các nước mà ngân hàng này phục vụ, mức gửi về nước tính trung bình cho mỗi lần gửi được coi là cao nhất là Ấn Ðộ, với $1,662, kế đến là Việt Nam với $1,369. (TP)



Cần đánh giá khách quan và khoa học về FDI 24/08/2010 11:30:34

Đã có một số người trong khi thừa nhận tác động tích cực của đầu tư nước ngoài, đã nhấn mạnh mặt tiêu cực của FDI đến mức cần cảnh giác hơn với phương thức đầu tư này trong những năm tới.Nếu xâu chuỗi các sự kiện liên quan đến vốn đầu tư nước ngòai (FDI) thì dường như "bức tranh" không được như mong muốn của chủ nhà.

Nếu xâu chuỗi các sự kiện có liên quan đến vốn đầu tư nước ngòai (FDI) trong vài năm gần đây, thì hình như bức tranh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang có sắc màu xám.

Việc Công ty Vedan (Đài Loan) xả chất thải xuống sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không còn là hiện tượng cá biệt.

Tỉnh Long An cấp đất trồng lúa cho quá nhiều dự án sân golf và cả nước có hơn một trăm sân golf được cấp phép; một số tỉnh đã và dự kiến cấp hơn 300.000 ha cho nhà đầu tư nước ngoài trồng rừng trên những địa bàn cần quan tâm đến an ninh quốc gia. Các dự án sắt thép có công suất hàng chục triệu tấn gần như đồng thời được triển khai ở 3, 4 tỉnh. Công suất các nhà máy xi măng tăng lên nhanh chóng đến mức đã vượt quá nhu cầu trong nước, không dễ tìm thị trường xuất khẩu. Tình trạng nhiều doanh nghiệp FDI công bố lỗ triền miên trong nhiều năm, làm cho trong một số doanh nghiệp liên doanh bên Việt Nam buộc phải bán cổ phần của mình cho người nước ngoài để trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…

Trước thực trạng đó, đã có một số người trong khi thừa nhận tác động tích cực của đầu tư nước ngoài, đã nhấn mạnh mặt tiêu cực của FDI đến mức cần cảnh giác hơn với phương thức đầu tư này trong những năm tới.

Các hiện tượng tiêu cực trên đây phản ánh mặt trái của kinh tế thị trường, ở đó lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế học cổ điển đã chỉ ra quan hệ giữa lòng tham của con người với việc theo đuổi lợi nhuận cao nhất, siêu ngạch của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp; họ tìm cách lách luật, trốn thuế, lậu thuế, dùng bất kỳ thủ đoạn gì miễn là kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Đó chính là khiếm khuyết, méo mó của thị trường. Đó cũng là sự cần thiết khách quan của Nhà nước, bởi thị trường theo cơ chế tự điều chỉnh bằng “bàn tay vô hình”, cần có sự bổ sung bằng cơ chế điều chỉnh thông qua luật pháp và hệ thống cơ quan chức năng của Nhà nước.

Vì sao tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như từng xảy ra trên sông Thị Vải kéo dài nhiều năm mà không bị phát hiện, trong khi nước ta đã có khá nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương (?).

Vì sao tình trạng sử dụng đất trồng cây lương thực làm sân golf lan ra nhiều địa phương trong cả nước đến mức báo động rồi các bộ mới vào cuộc, trong khi an ninh lương thực luôn là một vấn đề hệ trọng của quốc gia (?).

Vì sao những dự án hàng tỷ USD đầu tư vào các ngành kinh tế xương sống của đất nước như sắt thép, lọc hóa dầu lại không được thẩm định trên cơ sở lợi ích quốc gia thông qua những tiêu chí khoa học, mà chỉ được một vài cơ quan địa phương không đủ năng lực tiến hành (?)...

d
Hơn 20 năm qua, FDI chiếm tỷ trong bình quân hàng năm 25% tổng vốn đầu tư xã hội.

Vấn đề chủ yếu là từ góc độ quản lý nhà nước để bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu năng bộ máy nhà nước trong việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành luật pháp, kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư, kinh doanh.

Cũng như đối với những hoạt động kinh tế khác, khi nhận xét về FDI cần dựa trên luật pháp, chủ trương của Nhà nước, các cam kết trong các hiệp định đầu tư đa phương và song phương, đồng thời có quan điểm lịch sử và cách tiếp cận tổng thể để tránh các thiên kiến thiếu cơ sở khoa học.

Thời gian đầu khi “mở cửa” để thu hút vốn đầu tư quốc tế, nước ta quan tâm nhiều hơn đến số vốn đầu tư, đồng thời chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, do vậy, có rất nhiều dự án nhỏ dưới 1 triệu USD đã được cấp phép; vào lúc này do dự án còn ít, nên việc sử dụng đất cũng khá dễ dàng; mặc dù có chính sách chuyển giao công nghệ, nhưng cũng mới dừng lại ở một số hợp đồng được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đã phát triển ở cấp độ cao hơn nhiều so với trước, thì việc đánh giá FDI cũng phải thay đổi cho phù hợp với trạng thái mới.

Chất lượng và hiệu quả trở thành thước đo quan trọng nhất, dựa trên tiêu chí này thì FDI chưa đạt được kết quả mong đợi, với khoảng 50 tỷ USD vốn thực hiện do nước ngoài đưa vào Việt Nam (đã trừ khoảng 20% vốn trong nước), hàng năm các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách nhà nước chưa đến 1,5 tỷ USD, chiếm gần 8% tổng thu ngân sách, trong khi chiếm 19% GDP.

Trong hơn 20 năm, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra việc làm cho hơn 2 triệu người lao động, một con số quá ít so với nhu cầu việc làm cho 1,3 triệu người/năm của nước ta, vì thế cần phải nhanh chóng chuyển từ thế mạnh về dồi dào lao động với tiền lương thấp, sang lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao để lôi kéo các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào các dự án công nghệ, dịch vụ cao cấp.

Khi đất đai ngày càng khan hiếm, “tấc đất, tấc vàng”, thì việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai trở thành một vấn đề lớn đối với FDI. Đáng tiếc là, việc một số địa phương đã “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” trên những diện tích hàng trăm, hàng ngàn ha nhưng không quan tâm đến tính hợp lý và các yêu cầu khác của đất nước, như an ninh lương thực. Các bộ cũng chưa có chỉ dẫn về tiêu chí cấp đất cho từng loại dự án, trong đó có mối tương quan giữa số vốn đầu tư trên 1 đơn vị diện tích đất, nên đã xảy ra hiện tượng khá tùy tiện trong cấp đất.

Chưa có cuộc điều tra toàn diện để đánh giá đúng công nghệ của các doanh nghiệp FDI, cho nên đâu đó vẫn nhận định chung chung chỉ là “công nghệ trung bình” như cách đây cả chục năm, không đánh giá theo ngành, sản phẩm dựa trên thực trạng tình hình.

Trước đây, khi nói đến công nghệ, các cơ quan nhà nước chỉ quan tâm đến máy móc, thiết bị nhập khẩu phải 100% mới được sản xuất, nếu đã qua sử dụng phải bảo đảm các tiêu chuẩn của Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề công nghệ phải được đánh giá toàn diện hơn, nhất là gắn với định hướng của nền kinh tế các-bon thấp; các doanh nghiệp FDI trong từng ngành kinh tế đã tham gia vào việc tăng chất thải gây hiệu ứng nhà kính như thế nào trong vài thập niên vừa qua, chắc chắn họ là một tác nhân quan trọng; Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương đã có những quy định gì liên quan đến việc chuyển giao công nghệ gắn với FDI ít phát khí thải các-bon (?).

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 là luật đầu tiên theo cơ chế thị trường, cũng là dấu mốc quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện nước ta còn chịu sự cấm vận quốc tế, hoạt động ngoại thương vào lúc đó chủ yếu với các nước XHCN, còn sử dụng đơn vị rúp/đôla trong thống kê.

Hơn 20 năm qua, FDI đã chiếm tỷ trong bình quân hàng năm 25% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2010 vốn FDI thực hiện khoảng 12 tỷ USD, trong đó khoảng 10 tỷ USD là vốn nước ngoài; tạo ra 45% giá trị sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành mới như điện tử, tin học, lọc hóa dầu với công nghệ vào loại tiên tiến trong khu vực và thế giới, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu, thông qua FDI đã hình thành đội ngũ hàng vạn nhà quản lý, kỹ sư và công nhân có trình độ cao.

Quan trọng hơn cả chính là hoạt động FDI đã góp phần làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam theo hướng tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Đó là mặt chủ đạo của FDI.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Báo Đầu tư

Kinh Điển - Kinh tế Việt Nam: Southeast Asia’s Policy Response to the Global Economic Crisis (ASEAN Economic Bulletin April 2010) -- So sánh chinh sách của VN và các nước Đông Nam Á khác đối với khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Kinh Điển - Kinh tế Việt Nam: Globalization and Labour Markets in Boom and Crisis: The Case of Vietnam (ASEAN Economic Bulletin April 2010) -- Toàn cầu hoá và thị trường lao động: Trường hợp Việt Nam


Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! The consensus in favour of Swedish thinking (FT 22-8-10)

- Growing Up Fast: Vietnam Discovers The Consumer Society (Forbes)

Việt Nam giảm giá tiền Đồng khiến Thái Lan lo lắng

VND giảm giá so với USD đã làm giảm cạnh tranh của hàng hóa Thái Lan với hàng hóa Việt Nam.


Kiểm soát lạm phát của Trung Quốc - bài học nào cho Việt Nam? VOV

Những kinh nghiệm thành công và không thành công của Trung Quốc có thể là những bài học cho Việt Nam trong việc lựa chọn cơ chế và chính sách phát triển, đặc biệt phải có những biện pháp đồng bộ để đảm bảo tính hiệu quả

"Xử lý tận gốc" tình trạng tăng giá bất hợp lý VNN

Bộ Tài chính (BTC) vừa có hướng dẫn thực hiện bình ổn giá nhằm xử lý tận gốc tình trạng tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ bất thường.

Tổng số lượt xem trang