Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Đề xuất hơn 1,6 triệu viên chức ra khỏi biên chế

 -US employment (giangle)
Một phân tích rất hay của Keith Hennessey, cựu giám đốc NEC dưới thời Bush (tương đương với vị trí của Larry Summers vừa rồi), phản bác lại bài "tuyên truyền" của Austan Goolsbee, giám đốc CEA của Obama. Giá trị kinh tế trong bài thuyết trình của hai tác giả này không nhiều, nhưng giá trị (tuyên truyền) chính trị rất đáng học hỏi. Một điểm cần lưu ý nữa là YouTube đã và đang trở thành một kênh truyền thông cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong tương lai khi smart phone trở nên phổ biến như mobile phone hiện nay.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Viên chức cand.com
Dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, sáng 26/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Luật Viên chức. Đây là dự án luật đã được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2010), nay đã được chỉnh lý, ...Dự thảo Luật Viên chức chưa ổnLao động - Luật viên chức “từ chối” GS Ngô Bảo Châu? (Bee 26-10-10).  “Người đăng ký dự tuyển làm viên chức phải là người có quốc tịch VNvà phải cư trú ở VN”, theo dự thảo Luật viên chức.– Có nên hạn chế tuyển Việt kiều làm viên chức? (Tiền phong-26-10-10) -- Ý kiến hơi "xỏ lá" của THD: Nên hạn chế những Việt kiều "quá muốn" làm viên chức ở Việt Nam, nhưng nên trải thảm đỏ mời những Việt kiều không muốn! (Groucho Marx: "Tôi sẽ không gia nhập hội nào muốn người như tôi làm thành viên" (I would not join any club that would have someone like me for a member").-Không nên “phân biệt đối xử” với Việt kiều (PL)-Sáng 26-10, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Viên chức, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) e ngại việc giao quyền tự chủ cho người đứng đầu trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, nhất là ở các lĩnh vực nóng như giáo dục, y tế… sẽ dễ xảy ra tình trạng lạm quyền,-Không nên “phân biệt đối xử” với Việt kiềuVTC
-- Bỏ biên chế 1,6 triệu viên chức, sợ ảnh hưởng ‘tâm tư’? (VNN).
-Đề nghị không đặt chỉ tiêu về xuất khẩu lao động (CafeF)-Nhiều ý kiến cho rằng, đặt ra chỉ tiêu cũng là một trong những áp lực khiến cho chúng ta khó tạo dựng thương hiệu lao động Việt Nam.-Bắt 1 gã VN say rượu cùng 2000 gốc cần sa Đàn Chim Việt-Nhiều trang mạng Ba Lan cùng đưa tin, hôm 19/10, công an Vac-sa-va đã bắt một công dân Việt Nam lái xe trong tình trang say rượu, với nồng độ 0,5 phần nghìn cồn trong máu. Điều đặc biệt là “ông say” sở hữu (có thể là trông nom) hơn 2000 cây cần sa gốc Ấn Độ, marihuany.
Công dân Việt 25 tuổi, bỏ chạy khi bị công an kiểm tra. Sau khi phát hiện nồng độ cồn cùng với thái độ lúng túng của đương sự, công an đã sinh nghi và kiểm tra khu vực mà anh này định chạy trốn.
Mức tăng lương 2010 cao hơn năm trước 0,2%(CafeF)-Tăng lương nhiều nhất là ngành ngân hàng. Do năm 2009, ngành này bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế nên một số ngân hàng đã không tăng lương.-- 2015: Lương công chức 4.000 USD/năm? (VNN).  – Muốn tăng lương công chức, phải cắt bớt những “kẻ ăn bám”và những kẻ ăn cắp (TVN)Công vụ và công chức chỉ bao hàm những người làm việc trong bộ máy công quyền. Không và chưa bao giờ bao gồm cả công việc và đội ngũ làm công việc đó của các tổ chức chính trị- xã hội, hội nghề nghiệp.--2015: Lương công chức 4.000 USD/năm?(VietNamNet)- Dự thảo chương trình CCHC 10 năm tới đưa ra 2 phương án: đến 2017, tiền lương đảm bảo cuộc sống công chức; hoặc 2015, lương ở mức trung bình khá.--- Tăng lương tối thiểu: sao phải đợi 7 tháng nữa? (blog Bút lông). “Gọi là lương tối thiểu thì ít nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho một con người… Nhưng với mức tăng và thời hạn tăng như dự kiến trên thì mức lương tối thiểu mới hoàn toàn không mang ý nghĩa!”.
Giao lưu trực tuyến: Tư vấn xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Nhật Bản…(PLO)- Thời gian qua, nhu cầu xuất khẩu lao động của người dân tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác tăng lên đáng kể. Thế nhưng nhiều người chưa tìm được thị trường lao động tốt ở nước ngoài và một đầu mối có uy tín để lo thủ tục giúp mình xuất khẩu lao động.--Bị lừa "đổi đời", ôm nợ tiền tỷ (Bee)-Đi XKLĐ không được, muốn rút tiền về cũng không xong, trong khi nợ ngân hàng, vay nóng… sắp hết hạn mà không có tiền trả Kinh hoàng cảnh làm việc trên tàu đánh cá cho châu Âu (Bee)-Các thủy thủ phải làm việc trên con tàu cũ kĩ, han rỉ 18 tiếng mỗi ngày, ngủ trên giường trải bìa các-tông và nhận lương bằng tiền bán cá vụn

Nhiều ưu đãi nhưng vẫn không dễ tuyển lao động
(CafeF)-Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 13 khu công nghiệp-khu chế xuất với hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề.-- Phỏng vấn giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) Detlef Kotte: Lương thấp, phí nhân công rẻ là… “tự tử” chậm (Tuổi trẻ).-Từ 1/1/2011 - Hành nghề xe ôm phải đeo thẻ (VOV)-32 "người rừng" lao động khổ sai, tắm nước trâu đầm
(Bee)-"Mỗi sáng leo dốc hơn 1 giờ đồng hồ mới đến chỗ làm, làm cực khổ, lại không có nước, bọn em phải tắm chung với nước trâu đầm".--- 32 lao động bị bỏ rơi hơn 6 tháng trong rừng sâu (KHĐS).--Ngày về của 32 lao động bị bỏ rơi trong rừng sâu (Bee)- 04/10/2010 15:42:26
Sau hơn một tuần tích cực rà soát nắm thông tin và bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, sáng 30/9, Công an huyện Phước Sơn, Quảng Nam đã tìm ra nơi làm việc và tổ chức đưa nhóm người Bh’noong từ xã Đăk R’măng (huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông) về đến nơi an toàn.Chị Hồ Thị Út (vợ của Hồ Văn Chương) bồng 2 đứa con thơ, đau đớn đón thi hài chồng sau hơn 6 tháng không tin tức.
TIN LIÊN QUAN
Nhận khách (32 người và thi thể anh Hồ Văn Chương ở thôn 3 xã Phước Chánh), từ xe khách của tỉnh Đăk Nông, chiếc xe do huyện Phước Sơn thuê oằn mình vượt hơn 20km đường từ Khâm Đức vào xã Phước Chánh để trả nhóm người về với gia đình. Vừa dừng tại thôn 3, hàng trăm người dân ùa ra, họ vừa mừng vừa tủi.
Những giọt nước mắt tuôn trào trên mặt các bà mẹ Bh’noong khi chứng kiến 19 người con trở về lành lặn.
Chị Hồ Thị Út (vợ của Hồ Văn Chương) bồng 2 đứa con thơ, đau đớn đón thi hài chồng sau hơn 6 tháng không tin tức, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Trong tiếng nấc, chị Út nghẹn ngào: “Em đã nói rồi, ở nhà phá rẫy trồng lúa, có vợ có chồng, anh không nghe, khi anh đi khỏe mạnh còn thấy vợ, thấy con, giờ anh về chỉ là một xác lạnh, rồi ai nuôi con anh ơi…”.
Tuyển lao động theo hợp đồng... miệng
Sau giây phút hạnh phúc được đoàn tụ cùng gia đình, anh Hồ Văn Chân (46 tuổi) - người lớn tuổi nhất trong đoàn đi lao động tại Đăk Nông cho biết: “Khoảng tháng 4/2010, ông Hồ Văn Xia - Trưởng thôn, dẫn theo một người đàn ông tên Đỗ Ngọc Lân (44 tuổi, trú tại Đăk Tô - Kon Tum), nói ông Lân có nhu cầu tuyển lao động đi trồng keo tại Đăk Nông, với mức lương thỏa thuận từ 1,8-2,1 triệu đồng/tháng/người và lo cơm ăn ngày ba buổi. Tin vào ông Xia và tin lời người đàn ông đó, chúng tôi lên đường.
Trong lần đi này có khoảng 45 người của xã Phước Chánh, chủ yếu ở thôn 2, 3 và 4. Xe đưa chúng tôi đi hơn 2 ngày, 1 đêm mới đến xã gì đó... (Đăk R’măng - PV).
Đồi keo đã trồng xong mà tiền công chưa thấy.
Đồi keo đã trồng xong mà tiền công chưa thấy.
Từ đây, chúng tôi đi bộ thêm 4 tiếng đồng hồ mới đến một khu vực rừng rậm, cả đoàn dừng chân, làm lán trại và chuẩn bị làm việc.
Làm 1 tháng, 2 tháng rồi 3 tháng... nhưng vẫn không thấy họ trả lương, chúng tôi hỏi thì họ chỉ hứa vài câu rồi bỏ đi. Lúc này có mấy thanh niên khỏe mạnh, còn tiền trong túi, trốn ra đường và đón xe về quê”.
Chị Hồ Thị Bông (18 tuổi, thôn 4 xã Phước Chánh) cho biết thêm: “Không những không trả lương mà công việc họ giao cho chúng tôi làm rất nặng nhọc và ở trong những lán trại thấp lè tè, mưa thì tạt mà nắng thì nóng không chịu được; ăn toàn cá khô và măng rừng, hiếm lắm mới có bữa thịt. Khu này cách biệt hoàn toàn với khu dân cư, nên muốn mua sắm đồ dùng cá nhân, thuốc men thậm chí đến khám chữa bệnh cũng không được. Chúng tôi hoàn toàn bị tách biệt với bên ngoài hơn 6 tháng ròng”.
Dân đi hơn 6 tháng, chính quyền xã mới biết
Sau khi có nhiều thông tin từ các khu dân cư về trường hợp khá đông thanh niên, phụ nữ ở các thôn đi làm ăn xa và đã 6 tháng mất liên lạc với gia đình; lúc này chính quyền xã Phước Chánh mới gấp rút họp thôn, họp xã, nắm tình hình và báo cáo lên huyện.
Huyện Phước Sơn thành lập tổ công tác đặc biệt, xác minh, nắm thông tin từ xã Phước Chánh. Đồng thời giao công an huyện cử 1 tổ công tác đi các tỉnh Tây Nguyên để tìm hiểu tình hình và bằng mọi cách phải đưa dân về địa phương.
Cách không xa lán trại là đồi keo đã trồng xong nhưng không được trả tiền công.
Qua sàng lọc thông tin trên một địa bàn khá rộng, ngày 21/9, Công an huyện Phước Sơn đã nhanh chóng xác định các công dân của xã Phước Chánh đang ở Đăk Glong - Đăk Nông. “Khi đến nơi, chúng tôi nhận ra không chỉ có dân Phước Chánh (20 người) mà còn có dân thị trấn Khâm Đức (8 người), xã Phước Năng (5 người).
Tất cả họ rất mừng khi thấy sự xuất hiện của lực lượng công an. Qua dùng ngôn ngữ địa phương (tiếng Bh’noong), họ cho biết đã kiệt sức và muốn sớm được về nhà”, Trung úy Nguyễn Anh Chiến - Đội cảnh sát hình sự Công an huyện Phước Sơn nói.
Ông Đỗ Ngọc Lân, người đi “tuyển lao động”, trình bày với tổ công tác của Công an huyện Phước Sơn: ông cùng với vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh Nga (45 tuổi), đều trú tại huyện Đăk Tô - Kon Tum nhận hợp đồng kiếm công nhân cho Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Đăk Lăk về phát triển vùng nguyên liệu.
Vì vậy, họ đã nhiều lần đến xã Phước Chánh để tuyển lao động làm việc tại xã Đăk R’măng. Lần đầu tiên do không thông thạo địa hình nên họ nhờ ông Xia dẫn đường; và cứ mỗi lao động được tuyển, ông và bà Nga “bồi dưỡng” cho ông Xia 100 nghìn đồng.
Các lần sau thì tự ông tìm đến nhà lao động, mỗi lần tuyển từ 15-20 nhân công của xã Phước Chánh và việc này bắt đầu từ tháng 4. Ngày 28/9, nhận thấy tình hình sức khỏe của Hồ Văn Chương có phần xấu đi, Công an huyện Phước Sơn yêu cầu chuyển ra Trạm xá xã Đăk Glong để sơ cấp cứu, song do sốt rét lâu ngày, cộng với việc không được chạy chữa, thuốc men, điều kiện ăn uống kham khổ nơi rừng sâu, các y tá chỉ kịp chuyền cho ông Chương một bình nước…
Nghe tin ông Chương chết, ông Đỗ Ngọc Lân đã bỏ trốn. Trước tình hình đó, Công an huyện Phước Sơn đã hợp đồng 2 xe khách đưa thi thể ông Chương và 32 người dân Phước Sơn về nhà.
Người dân Bh’noong ở các xã xa trung tâm huyện Phước Sơn vốn dĩ trình độ văn hóa hạn chế, bản tính thật thà, nhẹ dạ cả tin nên việc họ nghe theo những lời ngon ngọt của kẻ xấu, đi lao động xa dẫn đến những hậu quả đau lòng như trên, điều đó không thể trách họ được.
Thượng tá Đào Quang - Giám đốc Công an huyện Phước Sơn cho biết: “Chính quyền xã Phước Chánh đã buông lỏng công tác quản lý địa bàn, không gần dân, không sâu sát tình hình, dẫn đến thực trạng hàng chục người dân vắng mặt tại địa phương một thời gian dài vẫn không hay biết. Trách nhiệm này, trước hết thuộc về chính quyền xã”.
(Theo Báo Quảng Nam)
Phân biệt công chức, viên chức (TNO)-
Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Viên chức thực tài sẽ được trọng dụng, đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi quan tâm của bạn đọc, thắc mắc thế nào là viên chức, công chức. PV Thanh Niên đã có buổi trao đổi với ông Ngô Đức Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Luật và ông Nguyễn Văn Thạch, giảng viên khoa Hành chính, trường ĐH Luật để giải đáp thắc mắc này.Thời kỳ trước đây nước ta không phân biệt công chức, viên chức mà tất tần tật nhập chung vào một nhóm là “cán bộ công chức viên chức”. Khái niệm công chức, viên chức bắt đầu được đề cập, quan tâm đến từ năm 1991. Tuy nhiên đến năm 1998 chúng ta mới có Pháp lệnh Cán bộ, Công chức và đến năm 2008 Luật Cán bộ, Công chức được thông qua và có hiệu lực từ 1.1.2010; hiện nay dự thảo Luật Viên chức đang lấy ý kiến đóng góp để thông qua.
Hiện công chức, viên chức được phân biệt như sau:
Công chức (chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP):
Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện; Trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán...); Trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); Trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Trong các bộ và cơ quan ngang bộ; TAND các cấp (Phó chánh án TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán); Viện KSND; tổ chức CT-XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên...); Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập...
Viên chức (theo dự Luật Viên chức):
Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ... như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học...
Công chức Viên chức
- Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý. - Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
- Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc biên chế. - Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc.
- Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc. - Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp.
- Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH (Thành Đoàn, Thành ủy). - Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội.
- Viên chức thực tài sẽ được trọng dụng (Thanh niên).Thông tin viên chức sẽ được trả lương theo vị trí nhiệm vụ chứ không theo ngạch bậc như lâu nay đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
- Về sử dụng cán bộ trẻ, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan – Bài 1: Cán bộ lớp trước chưa sẵn sàng nhường ‘ghế’ (TP 4-10-10) -- P/v Vũ Khoan-
Người có công được điều dưỡng mức 800.000-1,5 triệu đồng/năm (TUỔI TRẺ)-
- Biếu xén tình cảm và tham nhũng quyền lực (TVN 4-10-10) -- Thu nhập "ngầm" và những lợi ích vô hình mà công chức có được khiến nhiều người không dễ từ bỏ khu vực nhà nước dù lương thấp. Nhưng có phải tất cả công chức đều có cơ hội kiếm thêm? Vì sao lương ít mà công chức vẫn giàu? (RFA 1-10-10)
- Tăng lương công chức lên 400 – 500 USD/tháng? Tuan Viet Nam
Công chức "chân trong chân ngoài" kiếm thêm thu nhập dẫn đến chuyện nhà nước không còn là người chủ duy nhất sử dụng sức lao động. Bộ máy nhà nước trở nên kém hiệu quả. Nhưng ngược lại, công chức liêm khiết nếu không xoay xở tận dụng "kiếm thêm" thì sống tùng tiệm và còn bị xã hội đánh giá là "quan hệ kém".
Xóa bao cấp tiền lương công chức Tuan Viet Nam
Công chức "chân trong chân ngoài" kiếm thêm thu nhập dẫn đến chuyện nhà nước không còn là người chủ duy nhất sử dụng sức lao động. Bộ máy nhà nước trở nên kém hiệu quả. Nhưng ngược lại, công chức liêm khiết nếu không xoay xở tận dụng "kiếm thêm" thì sống tùng tiệm và còn bị xã hội đánh giá là "quan hệ kém".
- 450 suất học bổng tiến sĩ bằng ngân sách Nhà nước Người Lao Động
(NLĐ)- Tin từ Bộ GD-ĐT ngày 4-10 cho biết bộ tuyển bổ sung 400 người đi học tiến sĩ và 50 người đi thực tập tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2010. Theo đó, ứng viên là các giảng viên, cán bộ trong biên chế, hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn với ...
450 suất học bổng tiến sĩ bằng ngân sách Nhà nướcDân Trí
Việt Nam cấp 400 học bổng du học tiến sĩĐài Á Châu Tự Do
Thêm 400 suất đào tạo Tiến sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nướcSài gòn Giải Phóng
PHÁP: Tiếp tục biểu tình chống cải cách chế độ hưu trí
(RFI)-Hôm qua thứ bảy 2/10, tại thủ đô Paris và các thành phố lớn trên khắp nước Pháp đã lại diễn ra các cuộc biểu tình chống cải cách chế độ hưu trí. Đối với các công đoàn, thì đây là một thử thách lớn nhằm chứng tỏ là phong trào xã hội vẫn tiếp tục dâng cao, chứ không phải đang đi xuống như phía chính phủ đã khẳng định sau cuộc đình công mới nhất vào ngày 23/9



Đề nghị tăng lương tối thiểu lên 830.000 đồng từ 1/5/2011 (VnEx 2-10-10)--- Đề nghị tăng lương tối thiểu lên 830.000 đồng từ 1/5/201 (VNE).--Chống "con ông cháu cha"... kiểu Úc Tuan Viet Nam-Chuyện thiên trọng người thân quen không thể nào tận diệt. Một đạo luật về cơ hội đồng đều trong công việc sẽ giảm bớt những tai hại chủ nghĩa thân quen, bảo vệ một giá trị của nhân loại là công bằng xã hội.

PHÁP - HƯU BỔNG : Công đoàn Pháp đẩy mạnh phong trào chống cải tổ hưu bổng (RFI)-Trên toàn nước Pháp vào hôm nay, lại có hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu người xuống đường để bày tỏ thái độ phản đối dự luật kéo dài thời gian lao động của công nhân viên chức đang được Quốc hội xem xét. Với ngày hành động thứ ba trong không đầy một tháng, từ đầu tháng 9 đến nay, các công đoàn Pháp hy vọng vận động được từ hai đến ba triệu người xuống đường biểu tình để gây áp lực buộc chính quyền lùi bước.

Biểu tình của các nghiệp đoàn chống dự luật hưu bổng tại Marseille (07/09/2010)-REUTERS/Jean-Paul Pelissier
Từ 15/11, áp dụng định mức mới đối với xe công (Bee)-Căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại xe theo đề nghị của Bộ Tài chính.

- Bổ nhiệm cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho bà Nguyễn Thị Thu Hương, mới lên phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM được đúng nửa năm, vào ngành được 15 năm, nhưng bà lại là “vợ ông Lê Kiên Trung, cục trưởng, vừa “được điều động sang Bộ CA, giữ chức phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II (an ninh nội địa)”, mà ông Trung nầy lại là con ông Lê Duẩn, cố Tổng bí thư ĐCSVN (Bee). Và thực ra ông Trung lên và sang ngang Bộ CA cũng chỉ là bước … đệm. Ổng sẽ vọt lên Ủy viên TƯ trong đại hội tới, để lộn về mần phó Bí thơ thành ủy TPHCM … rồi … Hic hic! (Theo tiên tri của BS là vậy).
<<:: góp ý với RFA, viên chức và công chức không giống nhau, đừng lẫn lộn>>
- Phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Tuấn, cựu chuyện gia tư vấn cho văn phòng chính phủ: Vì sao lương ít mà công chức vẫn giàu? (— (RFA). 1-10-10) ◄- Lương và đời sống của các viên chức chính phủ luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Tuy lương thật thấp nhưng họ vẫn sống được và rất nhiều người giàu có. Tình trạng này phát xuất từ đâu và chính phủ phải chống lại bằng cách nào? -Đề nghị trả lương công chức theo chức vụ - (RFA) Viên chức Việt Nam được trả lương theo chức vụ, không theo ngạch, bậc như trước. Đó là một trong những nội dung được đề nghị trong buổi thảo luận về dự luật viên chức tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam vào ngày hôm qua.
Tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc - (PLTP) Tháng 7-2008, tôi bắt đầu làm việc cho một công ty có vốn nước ngoài. Tháng 1-12-2008, tôi được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ).-Viên chức sẽ được trả lương theo nhiệm vụ - (Bee)-Nội dung đáng chú ý khác trong dự luật này là tới đây viên chức sẽ được trả lương theo vị trí nhiệm vụ chứ không theo ngạch, bậc.--- Tuyển Việt kiều làm viên chức để hút người tài (PLTP) Chiều 29-9, thảo luận về dự thảo Luật Viên chức, một vấn đề được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) góp ý sôi nổi là việc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có được tham gia dự tuyển làm viên chức hay không.--Chơi sang? (Bee.net 29-9-10)
Con người là chủ thể của phát triển Tuan Viet Nam
Không ai phủ nhận những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình đổi mới và việc nước ta được thế giới đưa từ nhóm nước nghèo lên nhóm nước có thu nhập trung bình là một sự khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, trước cái bẫy "thu nhập trung bình" phía trước, có lẽ chúng ta cần nhìn lại và điều chỉnh tư duy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho hợp lý hơn.
Viên chức sẽ được trả lương không theo ngạch, bậc - (TNO)
Hôm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự luật viên chức. Điểm mới nhất đưa ra trong dự thảo chỉnh lý là tất cả viên chức ký hợp đồng tuyển dụng trước ngày 1.7.2003 sẽ phải ký lại hợp đồng không xác định thời hạn thay vì giữ nguyên biên chế như đề xuất trước đó. Rút ngắn thời gian sa thải viên chức - (TUỔI TRẺ)
Đề xuất hơn 1,6 triệu viên chức ra khỏi biên chế
Thứ Tư, 29/09/2010 (GMT+7) - Khác với nhất trí trước đây về việc vẫn giữ chế độ biên chế cho viên chức tuyển trước năm 2003 khi dự luật Viên chức có hiệu lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chiều nay (29/9)kiến nghị bỏ biên chế, đổi sang hình thức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Đảm bảo công bằng
Mô tả ảnh.
Không phân biệt viên chức biên chế và hợp đồng
Một trong những quy định quan trọng theo dự thảo Luật Viên chức, đó là viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công trước ngày 1/7/2003 vẫn được Nhà nước đảm bảo các quyền lợi về ổn định việc làm, chính sách chế độ tiền lương và các quyền lợi đang được hưởng như hiện nay.
Với các viên chức được tuyển dụng sau ngày 1/7/2003, quyền và các chế độ, chính sách sẽ được thực hiện theo các thỏa thuận theo hợp đồng.
Không giống quan điểm từng ủng hộ quy định trên trong các phiên họp thảo luận trước, UB Pháp luật cho hay trong quá trình thẩm tra dự luật, có ý kiến không tán thành quy định trên và kiến nghị chỉnh lý.
“Có ý kiến không tán thành vì cho rằng quy định như vậy sẽ tạo sự không bình đẳng và phân biệt đối xử trong cùng một đơn vị sự nghiệp công lập, làm giảm ý chí phấn đấu của viên chức, đồng thời gây khó khăn cho việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết tranh chấp về quan hệ lao động, khiếu nại…”, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho hay.
Trên cơ sở đó, UBTVQH nhất trí kiến nghị chỉnh lý lại quy định của dự thảo luật theo hướng viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003 thực hiện việc ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.
Cả nước hiện có hơn 1,6 triệu viên chức làm việc trong hơn 52 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Được tách ra khỏi quản lý của Luật cán bộ, công chức, dự luật Viên chức được cho là bước đổi mới về thay đổi phương thức quản lý đối với viên chức.
Theo đó, chủ trương xóa bỏ chế độ biên chế, áp dụng triệt để chế độ vị trí việc làm trong tuyển dụng, thực hiện chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị dịch vụ công thay cho tuyển dụng suốt đời.
Việt kiều làm viên chức: mở quá là khó
Dù đã thảo luận khá kỹ trong các phiên họp trước, song tại phiên họp chiều nay, các thành viên UBTVQH vẫn băn khoăn xung quanh quy định của dự thảo luật cho phép công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức.
Bên cạnh ý kiến ủng hộ hoàn toàn như của Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình, nhiều ủy viên băn khoăn về một chính sách mở nhưng có điều kiện, giới hạn.
Tán thành quy định dự luật nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút nguồn lực kiều bào nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng độ mở phải có giới hạn. “Mở quá là khó”, ông Sơn nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng luật nên quy định về nguyên tắc, ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện để tuyển dụng theo quy định của luật, cũng sẽ giao cho Chính phủ quy định các điều kiện khác kèm theo trong văn bản Nghị định.
Ngoài việc trình Quốc hội hai phương án xem xét : ủng hộ có điều kiện hoặc không ủng hộ quy định trên của dự thảo luật tại kỳ họp sắp tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho hay sẽ xin thêm ý kiến Bộ Chính trị về điều này.

Tổng số lượt xem trang