Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Sinh Tử Lệnh nỗi ám ảnh

-

- <<::: nhắc thêm một chút với kinh nghiệm của ttngbt, nếu có email từ wordpress yêu cầu bạn update blog tại wordpress, và đòi hỏi bạn phải đăng nhập thì nên nhanh chân mà chạy thôi >>

Phương cách hữu hiệu chống Tin Tặc Sinh Tử Lệnh blog1nguoiviet

Phương cách hữu hiệu chống Tin Tặc Sinh Tử Lệnh Đột Nhập Vào Blogs Đánh Cắp Password mình.

Gần đây nhiều trang blogs Dân Chủ đã bị hackers Sinh Tử Lệnh tiếp tục đột nhập và ăn cắp password, nhiều bloggers vẫn không biệt lý do tại sao mà tin tặc có thể đột nhập và đánh cắp được password của blogs mình. Tôi viết bài nầy nhầm mục đích giúp cho các bloggers thấy rõ để tránh bị mất cắp password trong tương lai .

Trước hết các bloggers phải biết là muốn đột nhập vào một blog để đánh cắp password không phải dễ, nhiều người nghi ngờ là STL đã vào blog mình để cài mã độc hoặc mình bị nhiễm mã độc khi vào trang mạng khác, sự thật những sư việc nêu trên tin tặc khó lòng gài bẫy được “khách hàng” vì mỗi máy PC cá nhân thông thường có phần anti-virus hoặc anti-spyware v.v .

Cách Sinh Tử Lệnh đánh cắp password của bloggers hiệu quả nhất là cài bẩy cho bloggers tự đưa password mình cho tin tặc . Cách gài bẫy nầy là một cách mà các chú tin tặc trên thế giới đã xử dụng từ nhiều năm nay nhưng vì một số bloggers không biết hoặc bất cẩn nên bị mất password .

Phương pháp Sinh Tử Lệnh dùng được gọi là “phishing” và tôi xin giải thích phương pháp đó như thế nào và làm sao họ có thể gài bẫy được mình .

(1) Khi bạn đăng ký một trang blog, bạn sẽ phải điền email mình khi đăng ký . Nhiều blogger bất cẩn để STL biết được email mình là gì, tôi ví dụ khi anhbasg mở trang mạng ở wordpress và lấy email là anhbasg@ gì đó chấm còm . Sinh Tử Lệnh muốn đánh cắp password của anhbasg thì họ làm một cái email giả “phishing” gửi vào hộp thư (email) của anhbasg .

STL “phishing” như thế nào ?

Thông thường khi một người vào trang blog mình “góp ý”(comment) thì trang blog của mình sẽ “tự động” gửi một email báo cho mình biết là trang mạng mình vừa có một người vào “góp ý” và bloggers với thói quen sẽ bấm vào email đó để vào trang mạng mình đọc lời góp ý vừa nhận được . STL lợi dụng kẻ hở nầy để cài bẩy bằng cách giả một email “tương tự” như email từ server của trang blog gửi đến nạn nhân và khi nạn nhân click vào đó thì sẽ bị hướng dẫn sang một chỗ khác để “login” . Trang “login” giả nầy nhìn thoáng thì giống hệt như trang login của blog mình và nhiều bloggers không ngần ngại đánh password mình vào đó và tự mình gửi password cho STL mà không biết .

Cách tránh né Sinh Tử Lệnh

(1) Cách tốt nhất là không click, không nhận bất cứ email nào do server của trang blog mình gửi, bloggers có thể disable, setup hoặc filter các email của blog gửi cho mình vào sọt rác .

(2) Khi login vào blog thì mình sẽ “tự đánh”” địa chỉ vào . Tôi ví dụ nếu như bạn có trang mạng là http://vietland.wordpress.com ,lúc nào khi muốn login thì “tự” mình điền vào address trên browser mình là http://vietland.wordpress.com/login để có trang login “thật” .

Sinh Tử Lệnh ngoài phương pháp “phishing” nêu trên, bọn tin tặc nầy còn có một cách khác kém hiệu quả hơn là dùng phần mềm SCAN . Phần mềm scan khó thành công vì phải mất nhiều thời gian, hơn nữa nếu các Bloggers dùng password mình là 12 chữ số mẫu tự phối hợp (combination) sẽ có trên 96 tỉ lần biến hóa nên phần SCAN nầy khó thực hiện được .

Tóm lại là các Bloggers Dân Chủ sẽ KHÔNG login bằng bất cứ link nào trên mạng kể cả link đó tìm thấy trong phần SEARCH của GOOGLE, YAHOO , TUYỆT ĐỐI KHÔNG login bằng đường link trên EMAIL .

Phần cuối cùng là thay password mình bằng 12 chữ số (combination) đừng lười dùng password 5-6 chữ dễ bị SCAN ra .

Xin các bạn phổ biến bài viết nầy đến với các Bloggers . Có gì thắc mắc xin đừng ngần ngại email về cho Xuân Nhi là info@vietland.net hoặc bbtvietland@gmail.com

Webmaster Vietland

Ms. Phạm Xuân Nhi

Tin tặc tiếp tục tấn công và treo Sinh Tử Lệnh tại một loạt trang mạng talawas blog

Đầu tháng 10/2010, tin tặc tiếp tục tấn công và treo Sinh Tử Lệnh tại một loạt trang mạng:

Phong trào Dân chủ Việt Nam, Câu lạc bộ Nhà báo Tự do , Thanh niên Dân chủ, từ ngày 01/10/2010

1nguoivietTin Lề Trái, từ ngày 02/10/2010


THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC TRANG BLOG 1NGUOIVIET VÀ TIN LE TRAI BỊ TIN TẶC TẤN CÔNG

3 Tháng 10

Thứ bảy vừa qua, khoảng 2h chiều(giờ VN) , bọn tin tặc xâm nhập vào trang blog 1nguoiviet( trang blog 1nguoiviet và tinletrai dùng chung 1 tài khoản) chiếm password và xóa blog.

Thủ đoạn bọn chúng là thâm nhập vào địa chỉ email , chiếm password email , phục hồi thông tin trên email , lấy password của trang blog và thâm nhập phá hoại trang blog.

Thật ra chúng đã thâm nhập vào trang blog từ 10 ngày trước để lấy thông tin. Vì trang blog 1nguoiviet có nhiều lổ hỏng , biết không thể phòng thủ được , nên blog 1nguoiviet đã mở trang blog phụ http://motnguoiviet.multiply.com/ để dự phòng. Rất tiếc trang blog này đến nay cũng không thể quản lý được vì mất password.

Đây là 1 nhóm người được đào tạo trong các trường công nghệ thông tin , chuyên sử dụng họ cho mục đích tin tặc. . Để trở thành 1 tin tặc, họ đã không có đạo đức nghề nghiệp và chắc chắn 1 điều họ không phải là người lương thiện, chỉ biết nghe theo lệnh chủ . Có thể nhóm này được đặt ở trong nước hoặc ngoài nước để đánh lạc hướng dư luận.

Việc xâm nhập vào email và phá hoại các trang blog , là 1 việc làm vi phạm pháp luật. Đánh phá các trang blog lề trái có hệ thống , chính phủ VN đã thừa nhận điều này, việc này không có có gì bàn cãi, họ đang vi phạm pháp luật, và đánh mất danh dự dận tộc. Chính quyền VN đang cố tình chà đạp lên luật pháp, là 1 việc làm bẩn thỉu không thể chấp nhận được.

Có đối lập thì sẽ có đối kháng , tạo được 1 blog chắc chắn sẽ có cách phá hủy blog ,đó là quy luật tự nhiên.

Việc trang blog 1nguoiviet bị phá hoại khộng làm trang 1nguoiviet thay đổi lập trường quan điểm của mình . Với gần 1 năm trang 1nguoiviet đồng hành cùng bạn đọc, với hơn 4 triệu lượt truy cập , song song cùng hoạt động với các trang blog khác , đã đóng góp chung cho sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy nhà cầm quyền VN cải cách chính trị và đang từng bước có hiệu quả rỏ rệt.

Rất vui mừng vì phong trào blog Việt đang ngày càng phát triển và có nhiều trang blog có chất lượng được hình thành. Trang 1nguoiviet đã hoàn thành trách nhiệm của 1nguoiviet với quê hương mình , Nếu rút lui trong thời điểm này là đầu hàng kẻ xấu.Tuy nhiên , việc truyền thông tin không phải là sở trường của trang 1nguoiviet, và trang 1nguoiviet không có ý định tham gia chính trị, nên xin tạm thời rút lui.

* Chia sẽ với các chú tin tặc vài điều:

Chữ tin tặc là để chỉ bọn lưu manh trên mạng. Lệnh sinh tử các chú nghĩ ra giống như trò trẻ con, Lệnh của ông chủ các chú ? hành động vi phạm pháp luật 1 cách bẩn thỉu như vậy gọi là “lệnh” ?

Sinh tử dùng để ám chỉ con người , không phài sử dụng cho 1trang blog, hơn nửa đây là từ Hán Việt , ít khi được sử dụng ở VN, tôi đoán các chú chỉ là bọn nô lệ giặc tàu. Làm người nên chọn cho mình 1 cái nghề đàng hoàng 1 chút, làm thứ lưu manh cặn bả sẽ không có kết cục có hậu.

Xin cám ơn quý bạn đọc đã ủng hộ trang 1nguoiviet.

Chúc sức khỏe đến tất cả các bạn.

Trang 1nguoiviet

ttngbt: 1nguoiviet chuyen toi nha moi :1nguoiviet's Blog

----------

ttngbt hiểu rằng trong thời gian này các bạn vào blog của ttngbt rất khó khăn. Cảm ơn các bạn rất nhiều đã đi cùng ttngbt trong thời điểm gian nan vất vả này

-----------

Vậy là 1nguoiviet và tinletrai cũng bị Sinh Tử Lệnh (thực ra là 1 vì chỉ dùng tài khoản tinletrai). sau có 3h, khi ttngbt quay lại. Oải quá !

Hôm qua đã thấy Sinh Tử Lệnh tại ptdcvn nhưng bận, hôm nay lại thấy Sinh Tử Lệnh tại clbnhabaotudo . Chỉ hơi lạ là tại GoVN đã có bài mới đăng nhưng trang chủ thì vẫn để dấu ấn Sinh Tử Lệnh. Hành động này là gì vậy?

Hướng dẩn cách tháo bỏ mã độc trên trang Blog 1nguoiViet's Blog <<:: hi, ttngbt phải nhờ 1nguoiViet vì blog của ttngbt cũng bị cài mã độc. Nhắn những bạn đi cài mã độc, nếu có bài nào các bạn không đồng tình thì cùng tranh luận, ttngbt sai thì sẽ sửa chứ âm thầm cài mã độc thì không giải quyết được gốc rễ vấn đề>>>

Để tháo bỏ các mã độc trên blog. các bạn chỉ cần thay đổi giao diện trang blog hoặc trang web mới.

Lưu ý; tất cả các bài viết cũ trên trang cũ còn mã độc , tuy nhiên trang mới và bài viết mới sẽ không còn mã độc.

Các bạn thử xem.

Chúc các bạn thành công

1nguoiviet blog

Lật Tẩy Lá Bài Sinh Tử Lệnh - nhóm hacker người Việt “đã phá và cướp tên miền nhiều trang mạng, blogs tranh đấu lề trái nước ngoài . Nhóm hackers nầy sau khi hack xong một trang mạng thì để lại nhãn hiệu “Sinh Tử Lệnh” trên các website, các blogs đã bị DEFACED “ (VietlandsNews).

<<::: ừa,' Sinh Tử Lệnh nỗi ám ảnh ' đúng là không phải do nhà văn Nguyễn Hưng Quốc viết, mà nhà văn đã viết bài Tin tặc tấn công Nguyễn Hưng Quốc. Nhưng thực ra, ' Sinh Tử Lệnh nỗi ám ảnh ' không phải là bài viết mà chỉ là tập hợp các bài nói về việc tin tặc phá hoại gần đây. Nỗi ám ảnh xuất hiện khi Sinh Tử Lệnh phá GoVN, sau khi ttngbt thấy lời ngợi khen được dán sau cái bùa Sinh Tử Lệnh tại trang này. Mọi người còn nhớ câu này không: Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô. Và bây giờ lại nhìn thấy: Sinh là sống, Tử là chết .. Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao ... Cái thời bao cấp từ bao giờ bất ngờ quay đầu trở lại ...>>>

- Kinh doanh Internet: Nơi siết, nơi thả (PLTP)-- Nỗ lực kiểm soát mạng Internet (BBC). -Chiến tranh cyber: Cyber Attacks Test Pentagon, Allies and Foes (WSJ 25-9-10)

Thông tin về nhóm tin tặc “Sinh Tử Lệnh” talawas blog

Một bài viết mới đăng ngày 25/9/2010 của tác giả Xuân Nhi, điều hành viên thuộc trang web Vietland, cho biết “ban Tin Học Vietland đã tìm ra được dấu vết của tổ chức tin tặc Sinh Tử Lệnh“. Theo tác giả, “nhóm Sinh Tử Lệnh là một nhóm sinh viên du học tại Mỹ, rất trẻ và là những người đang học Tiến Sĩ các ngành Khoa Học. Người Cầm đầu nhóm Hackers STL hiện đang học để lấy bằng Tiến Sĩ ngành Mathematics tại U.C Berkeley (University of California, Berkeley), anh là người gốc Hải Phòng , sau khi tốt nghiệp bằng Toán tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, anh được nhà nước gửi sang Mỹ du học từ 2005.”

NÓI VỚI NHỮNG KẺ MẠO DANH NÚP BÓNG BS Hồ Hải


Hôm nay thằng bạn nó phone và hỏi: "Bộ mày có tham gia diễn đàn X cà phê vớ vẩn chửi rủa linh tinh à?". Mình chỉ biết trả lời: "Bên x cà phê tớ chưa bao giờ tham gia. Bên ấy có người đã từng chép bài tớ về để bàn luận. Tớ đã từng đề nghị họ không được chép bài của tớ, nếu tớ không cho phép và bây giờ họ đã không còn chép bài của tớ về đó nữa". Thằng bạn chụp màn hình gửi cho mình và kèm cả link. Mình mới té ngữa là ai đó đã giả danh để vào x cà tạo sự hiểu nhầm và gây cho cộng đồng hiểu nhầm mình từ tháng 8/2010.
Ngồi suy nghĩ là mình bắt đầu viết những bài về trường dỏm, bằng giả từ tháng 8/2010, và cũng đã có một người tạo e-mail giả nickname Hải Hồ giả có nguồn gốc ở Hà Nội, để gửi đến một diễn đàn khác với những lời lẻ rất vô văn hóa mà mình đã lưu nó lại ở bài: Nghĩ về tư thế và tâm thế của dân tộc hồi đầu tháng 9/2010.
Đúng là giang hồ hiểm ác, thế giới ảo càng hiểm ác hơn. Nhưng mình chỉ khuyên với các bạn trẻ là khi vào thế giới ảo thì không nên giả danh. Vì với nghiệp vụ của an ninh mạng của Việt Nam nói riêng, an ninh Việt Nam nói riêng không ai có thể qua mặt được họ. Đó là điều khẳng định, vì mình đã chứng kiến nhiều chuyện mà có thể các bạn chưa bao giờ được chứng kiến mà không thể tin rằng đó là sự thật.
Khi mình để tên tuổi mình, nó sẽ làm mình có trách nhiệm với cộng đồng về nhưng điều mình viết ra. Nó giúp mình biết cân nhắc và tự trọng trong từng câu chữ và ý tưởng hơn. Nó là cái lề của mình để mình biết giới hạn mọi phát biểu. Vì tự do cũng phải có lề như một bài viết của mình trong tháng 8/2010.
Cuối cùng, mình chỉ nói với các thành viên, ban điều hành và bạn đọc x cà phê là mình chưa bao giờ bước chân vào x cà phê với bất kỳ một nick name nào. Mong ban điều hành và các thành viên đừng hiểu nhầm nick name Hải Hồ ở đó là của mình. Còn đối với ai đã giả danh mình để vào x cà phê để tạo sự ngộ nhận thì mình khuyên hãy bảo trọng lấy thân.
Xin cảm ơn tất cả,
Asia Clinic, 11h36', ngày thứ Ba, 21/9/2010

Chân dung tin tặc talawas blog

“Kiêu căng hợm hĩnh một cách trẻ con, ỷ quyền cậy thế áp bức kẻ thế cô, chà đạp tự do ngôn luận là những đặc điểm phản ánh chân dung của bọn chủ mưu đàng sau các hoạt động tin tặc gần đây” là chân dung tin tặc do Phùng Nguyễn miêu tả trên Da Màu hôm nay.

Dư luận chung cho rằng những đợt khủng bố của tin tặc thường diễn ra ngay trước các sự kiện chính trị xã hội được nhiều người quan tâm tại Việt Nam. Gần đây, đó là dịp lễ Quốc khánh 02/9. Sắp tới, đó là dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long 10/10. Đại hội Đảng XI sẽ diễn ra đầu năm 2011 cũng sẽ là dịp tin tặc hoành hành mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là mục tiêu của tin tặc luôn luôn là những tờ báo, diễn đàn, blog, và những cá nhân được coi là thuộc “lề trái”, trong khi hệ thống báo chí truyền thông nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam được coi là thuộc “lề phải”.

Hai nạn nhân gần đây nhất, bị gài mã độc ngày 19/9/2010, trang Hà Sĩ Phu đã hoàn thành việc tẩy trùng và trở lại hoạt động bình thường, trong khi trang Đàn Chim Việt Online còn treo biển cảnh báo mã độc.

Chân Dung Tin Tặc Tạp chí Da Màu - Văn Chương Không Biên Giới - Phùng Nguyễn

Trong thư tòa soạn đề ngày 23.08.2010 nhằm bày tỏ quan điểm của mình đối với chiến dịch khủng bố của bọn tin tặc, Ban Biên Tập Da Màu đã cực lực phản đối hành động “dại dột, thậm chí ngu xuẩn” này. Một nhận xét “thiếu ngoại giao” như vậy về một “chiến công hiển hách” như vậy tất nhiên không làm cho bọn chủ mưu và đám tin tặc tay sai hài lòng. Không những thế, có ít nhất một bạn đọc lên tiếng phản đối Da Màu vì đã “sử dụng ngôn ngữ bế tắc kiểu ‘đànchimViệt’”. Trong khi không biết chắc kiểu “Đàn Chim Việt” là gì, chúng tôi cho rằng một chỉ trích như thế chỉ có thể đến từ mối thiện cảm với và mối quan tâm về hình ảnh ôn hòa, “chấp nhận những dị biệt” của tạp chí Da Màu. Bạn đọc này thậm chí còn khuyên Da Màu “không nên vội vàng nôn nóng mà [trở nên] hồ đồ!”

Trong khuôn khổ hạn chế của thư tòa soạn, BBT Da Màu cần thiết phải bày tỏ quan điểm, nhận định của mình một cách ngắn gọn, súc tích nhưng đồng thời không để dành đất cho những hiểu lầm không cần thiết. Đánh giá của Da Màu về chiến dịch khủng bố của bọn tin tặc không đến từ sự phẫn nộ hoặc ngán ngẩm (vốn hoàn toàn có thể hiểu được) mà đến từ những phân tích thận trọng dựa trên nhận định cơ bản về mục tiêu của bọn khủng bố tin học giấu mặt: dập tắt những tiếng nói độc lập của người Việt trong và ngoài nước!

Da Màu tin rằng ý đồ sử dụng tin tặc để làm im tiếng những diễn đàn độc lập trên Internet chỉ có thể đến từ một hay nhiều đầu óc kém thông minh. Biến ý đồ này thành hành động đã là điều dại dột. Lập đi lập lại hành động dại dột này nhằm thực hiện cái mục tiêu hoang tưởng nói trên là vượt qua giới hạn của sự dại dột, và phía sau lằn ranh của “dại dột” là gì nếu không phải là sự ngu xuẩn?

Tại sao kém thông minh? Như đã phát biểu trong thư tòa soạn đề cập ở trên, Da Màu tin rằng không một thế lực nào có thể ngăn chặn được tiếng nói độc lập của người khác trên môi trường Internet, đặc biệt khi những tiếng nói này xuất phát từ những trang mạng mang tên miền “độc lập,” không liên kết với quốc gia/lãnh thổ/chính quyền nào (.com, .net, .org, v.v..). Những hành động đạo tặc theo kiểu “cướp tên miền” (tienve.org, danchimviet.com) hoặc “đánh sập nhà” (talawas.org, thongluan.org…) nghe qua có vẻ ghê gớm nhưng thật ra chẳng đóng góp gì được cho cái mục tiêu “bịt miệng” của bọn chủ mưu.

Nhìn vào thực tế, điều gì đã xảy ra sau những cuộc tấn công của tin tặc? Ban điều hành tienve.org nhanh chóng tìm một tên miền khác (tienve.info), đưa toàn bộ nội dung của tienve.org lên tên miền tạm thời này trong thời gian chờ đợi tên miền chính thức được hồi phục. talawas.org, trong một tình huống khác, cũng phản ứng nhanh chóng không kém. Ban Điều Hành talawas kiến tạo một trang tạm thời trong hệ thống diễn đàn miễn phí Blogger (blogspot.com) để tiếp tục đăng tải các bài viết mới trong khi chờ đợi ngày hoàn tất việc phục hồi trang mạng chính thức . Các sự kiện kể trên xảy ra chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi các trang mạng liên hệ bị đánh sập. Chỉ riêng đều này cũng đủ để chỉ ra sự vô hiệu của hành động khủng bố của bọn giấu mặt. Không những vô hiệu, hành động "khủng bố tin học" của cái thế lực giấu mặt thật ra đã mang đến những điều tích cực cho các diễn đàn văn hóa tư tưởng mà sinh hoạt đối thoại hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ngôn luận.

Cùng với các đợt tấn công mới của bọn tin tặc là sự tiến bộ trong cung cách đối phó đầy hiệu quả của các diễn đàn "nạn nhân" mà cụ thể là diễn đàn talawas. Ở lần đầu tiên, phải mất hơn cả tháng trời để diễn đàn này được phục hoạt, và ở lần này chưa đầy một ngày để talawas trở lại cùng bạn đọc, dù với hình thức tạm thời. Cũng như một nhà nông cần mẫn không sớm thì muộn sẽ tìm được liều thuốc thích hợp để hoa màu trở nên miễn nhiểm với đám sâu bọ "lạ," các diễn đàn độc lập trên hệ thống Internet sẽ ngày càng hiệu quả hơn trong việc đối phó với bọn sâu bọ đạo tặc. Khả năng thích nghi này nhất định sẽ giúp làm tan đi nỗi hoang mang của bất cứ độc giả nào về khả năng sống còn của các diễn đàn độc lập và suy rộng ra, của tự do ngôn luận như là một quyền hạn không thể bị tước đoạt. Tưởng cũng nên cám ơn bọn tin tặc giấu mặt một đôi lần, nên chăng?

Có một dấu ngoặc quan trọng cần phải mở ra ở đây: sự bức hại nhằm vào cá nhân của người điều hành các trang mạng, đặc biệt khi những người này sinh sống trên đất Việt. Những người này bị khống chế bởi hệ thống pháp lý (còn được gọi là luật rừng) của nhà cầm quyền VN, và có thể bị quấy nhiễu, thậm chí bức hại bất cứ lúc nào. Nếu họ vì an nguy của bản thân và gia đình đành và một cách cần thiết phải đóng cửa diễn đàn hoặc blog của mình, liệu có nên xem đây là thắng lợi của bọn tin tặc hay không? Xin thưa rằng nhất định là không, bởi vì quyết định này (đóng cửa trang mạng/blog), nếu một cách bất hạnh phải được thực hiện, là hậu quả trực tiếp của mối đe dọa đến từ nhà cầm quyền, không phải từ hành động của bọn tin tặc. Đó là chưa kể đến sự thẩm thấu không thể ngăn chặn được của ý thức về quyền tự do ngôn luận đến từ không gian mênh mông Internet mà bằng chứng là ngày càng xuất hiện nhiều hơn các blogger độc lập trong nước. Đây là một khuynh hướng không thể đảo ngược ngay cả dưới một chế độ toàn trị (ở VN hay ở bất cứ nơi nào khác), một phần bởi vì điều cuối cùng mà nhà cầm quyền muốn thực hiện là cắt đứt toàn bộ thông tin với mạng Internet. Lý do rất đơn giản: quyết định này sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại cho nền kinh tế thị trường của đất nước trong môi trường toàn cầu hóa của thế giới mà từ đó một phần đáng kể của lợi nhuận sẽ được "tái phân phối" cho giai cấp đặc quyền và đồng thời là giai cấp thống trị. Đây có lẽ là mối nhức đầu lớn nhất của các chế độ toàn trị trên thế giới.

Trong khi có thể, một cách bí mật, tung tiền để thuê mướn một đạo quân hacker siêu hạng của thế giới hòng đánh sập http://wikileaks.org/, nơi đăng tải công khai các hồ sơ mang tính bí mật quốc phòng của Hoa Kỳ, chính quyền của quốc gia hùng mạnh này chọn giải pháp “lên tiếng” để phản đối và đòi hỏi sự quan tâm của công pháp quốc tế. Đây là một phản ứng hợp pháp và khôn ngoan bởi vì ít nhất nó giúp làm giảm đi cái khả năng có thêm hàng trăm wikileaks website khác nhất định sẽ mọc ra một khi wikileaks.org bị đánh sập một cách bất hợp pháp. Một điều đơn giản như thế tại sao lại không thể nhìn thấy được bởi bọn chủ mưu vụ tin tặc vừa rồi?

Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận một cách an toàn là ý định bịt miệng tiếng nói kẻ khác trên mạng Internet xuyên qua hành động mang tính đạo tặc chỉ có thể đến từ những suy luận ngu xuẩn, đơn giản chỉ vì điều này hoàn toàn nằm ngoài khả năng của bất cứ thế lực nào.

*

Không lâu sau đợt khủng bố tin học nói trên, tạp chí Da Màu cũng có cái “hân hạnh” được tin tặc chiếu cố, đến hai lần chỉ trong vài hôm (09.10.2010 & 15.10.2010). Thiệt hại không nhiều lắm, mỗi lần như thế gây gián đoạn cho việc phục vụ bạn đọc trên dưới 24 tiếng đồng hồ. Cần lưu ý bạn đọc là quan điểm của Da Màu không hề được quyết định bởi việc Da Màu có là nạn nhân của tin tặc hay không. Tạp chí Da Màu, mà chủ trương “Thúc đẩy sự cảm thông và chấp nhận những dị biệt bắt nguồn từ văn hóa, ngôn ngữ, phái tính, màu da, tín ngưỡng, và chính kiến…” chỉ có thể thực hiện được với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người, có trách nhiệm lên tiếng khi chính nguyên tắc sống còn này bị ai đó chà đạp. Da Màu đã ngay lập tức đưa ra nhận định của mình sau khi nhận được thông báo về các hoạt động nhằm vùi dập những tiếng nói độc lập trên Internet chính là vì trách nhiệm này.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến một hành động khủng bố khác gần đây, lần này nhắm vào cá nhân. Nạn nhân là nhà lý luận Nguyễn Hưng Quốc, người trong thời gian sau này đã liên tục chỉ trích chế độ trong nước trên một số diễn đàn mạng, chủ yếu trên blog của ông thuộc đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Trong vụ này, những thủ đoạn tồi tệ nhất đã được thực hiện nhằm triệt hạ uy tín của Nguyễn Hưng Quốc. Tại sao tồi tệ? Tại vì để diễn tả một cách chính xác hành động của bọn tin tặc, những động từ gợi lên những điều vô cùng tiêu cực cần phải có mặt: đánh cắp, tiếm đoạt, đánh cướp, moi móc, bịa đặt, vu khống… Bạn đọc có thể tìm đọc thêm chi tiết về cuộc tấn công này ở nhiều nơi và tự rút ra nhận định cho chính mình về cơ sở đạo đức và mức độ thành công trong mưu đồ triệt hạ uy tín cá nhân Nguyễn Hưng Quốc của bọn tin tặc. Riêng người viết bài này tin rằng bọn tin tặc đã giúp “chủng ngừa” Nguyễn Hưng Quốc lần này bằng vào hành động tồi tệ vừa qua, và từ nay trở đi, Nguyễn Hưng Quốc sẽ được miễn nhiễm khi đối diện với những mưu đồ tương tự trong tương lai.

*

Chiến dịch càn quét vừa qua của bọn tin tặc giấu mặt đã làm dậy lên làn sóng công phẫn từ giới độc giả trong và ngoài nước. Phần đông các chỉ trích được hướng về phia chính quyền VN, đặc biệt bộ phận công an Mạng, còn được gọi là CAM, cho dù không có gì ngọt ngào về chùm tên tắt này! Không có bao nhiêu người còn hoài nghi về căn cước của những kẻ đứng phía sau chiến dịch bóp nghẹt tự do ngôn luận xuyên qua hành động khủng bố của tin tặc. Một phần cũng vì những báo cáo của Google và McAfee về địa điểm xuất phát (VN) của lần khủng bố trước đó. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào điều này để kết tội CAM thi chưa đủ, về phương diện pháp lý. Đây chính là kết luận của bạn đọc Actionminded, mà một phần của bình luận được trích dẫn dưới đây:

Việc tấn công các websites có chính kiến, có quan điểm trái ngược là phạm pháp, là đi ngược trào lưu tiến bộ của thế giới. Tuy nhiên việc lên án một cách thiếu căn cứ, võ đoán, vơ đũa cả nắm sẽ vô hình trung đi ngược lại cách ứng xử văn minh trong vấn đề tư pháp. Ông Nguyễn Hưng Quốc trong bài viết trên VOA mới đây và ông Hoàng Ngọc Tuấn (cả hai ông cùng là chủ biên của tạp chí Tiền Vệ bị hackers tấn công và tiết lộ các hành tung cá nhân mà ông NHQ cho là bị bôi nhọ nhưng không bác bỏ hoàn toàn) đã nêu đích danh công an mạng VN dính dáng trong vụ việc này theo tôi là võ đoán, là chưa đủ bằng cớ.

Ông NHQ nói “thêm thắt và bịa đặt” vậy thì cái nền của sự bịa đặt đúng đến mức nào? Tại sao ông NHQ không dám tuyên bố thẳng thừng là hoàn toàn không có chuyện “mèo chuột” hoàn toàn không biết hai cô này, hoặc hoàn toàn chỉ là tình thầy trò không bao giờ có chuyện trăng hoa,hoặc là gia đình NHQ luôn hạnh phúc? Tại sao hai cô gái đó và Phan Quỳnh Trâm không xuất hiện trước báo chí bênh vực NHQ v.v. và v.v.?

Có ít nhất ba điều để lên tiếng về phát biểu của Actionminded.

1. Sinh sống ở một quốc gia thượng tôn pháp luật như Hoa kỳ, người viết bài này không gặp trở ngại nào trong việc tiếp thu và ngay cả đồng ý với Actionminded về cách ứng xử văn minh trong vấn đề tư pháp, nếu và một cách cần thiết có một cơ quan tư pháp đủ quyền lực và tài nguyên nhận thụ lý “vụ án” tin tặc này! Bất hạnh thay, đây là chuyện nhiêu khê, tốn kém thì giờ và tiền bạc ngay cả chỉ để gây chú ý của dư luận thế giới. Ai sẽ đứng ra khởi sự, các trang mạng nạn nhân chăng? Họ không có ngay cả thì giờ và tài nguyên chỉ để lo điều hành và phòng chống tin tặc! Và ngay cả nếu điều này thực hiện được nhờ vào một phép lạ nào đó, liệu có mảy may hy vọng nào sẽ tìm được thủ phạm chân chính để mang chúng ra soi rọi dưới ánh sáng công lý?
Trừ phi Actionminded có những tin tức mà người khác không có được, có vẻ như khả năng áp dụng cách ứng xử văn minh trong vấn đề tư pháp không có cơ hội để xảy ra bây giờ hoặc trong một tương lai gần và ngay cả trong một tương lai không gần. Điều chắc chắn và đang xảy ra là, về mặt pháp lý, bọn tin tặc sẽ tiếp tục nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và tiếp tục tấn công các trang mạng tùy thích! Một người tự hào thuộc về nhóm “những người có đầu óc logic” có nên cảm thấy cần thiết phải bàn về “tư pháp” khi điều này không thể áp dụng được?

2. Trong khi đòi hỏi người khác phải áp dụng nguyên tắc “vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội” khi họ kết luận là có sự dính líu của chính quyền VN xuyên qua CAM trong vụ khủng bố của tin tặc vừa qua, Actionminded lại không ngần ngại áp dụng luật rừng “có tội cho đến khi được chứng minh vô tội” lên Nguyễn Hưng Quốc xuyên qua việc đề nghị Nguyễn Hưng Quốc phải biện hộ cho sự trong sạch của mình. Nghĩa là, theo Actionminded, Nguyễn Hưng Quốc đang là kẻ có tội dựa trên những cáo buộc của tin tặc!

3. Thất vọng lớn nhất của người viết về bình luận của Actionminded là việc bạn đọc này gán cho những cáo buộc của bọn tin tặc một số giá trị nhất định nào đó. Chỉ riêng về mặt tư pháp, Actionminded tất phải hiểu rằng những “bằng chứng” góp nhặt theo kiểu tin tặc, bất kể chính xác hay không, nhất định sẽ được quan tòa vất sọt rác bởi vì tính bất hợp pháp trong phương pháp thu lượm bằng chứng. Quan trọng hơn nữa, hãy tưởng tượng, như trong bình luận mà người viết tâm đắc của bạn đọc Camille Ngô, bloggers và biên tập viên thuộc các trang mạng “nạn nhân” cứ phải lên tiếng thanh minh thanh nga về các “tội ác” do tin tặc gán cho thì tình hình sẽ rối ren bi đát như thế nào! Một người với khả năng suy nghĩ có logic như Actionminded tất phải biết rằng đây chính là điều bọn tin tặc vô cùng mong muốn được nhìn thấy, và chúng ta, nạn nhân cùng với những người hằng quan tâm đến tự do ngôn luận, có bổn phận loại bỏ từ trứng nước cái khả năng biến ước muốn của bọn chúng thành hiện thực! Cách tốt nhất là đưa những cáo buộc, vu khống xuất phát từ bọn tin tặc đến một nơi chốn thích hợp: sọt rác.

*

Như đã đề cập trong phần trên, khả năng đưa bọn tin tặc ra trước vành móng ngựa thì rất mỏng manh. Tuy vậy, không có nghĩa là nạn nhân và những người quan tâm đến vấn đề này hoàn toàn bó tay. Bên cạnh tòa án tư pháp còn có một tòa án khác, của công luận. Tòa án tư pháp trừng phạt kẻ có tội bằng cách giam cầm, tước đi quyền tự do của phạm nhân. Tòa án công luận mang phạm nhân ra nơi công cộng, treo phẩm giá của chúng lên, nhìn ngắm và phê phán. Ở nơi mà tư pháp thất bại trong việc thực thi công lý, công luận có thể bước ra nhận lãnh trách nhiệm này. Trong vụ án tin tặc, dấu tay mà bọn chúng để lại trong những cuộc tấn công và cái động cơ phía sau công cuộc khủng bố có thể giúp chúng ta tái tạo chân dung của tin tặc để từ đó khám phá chân tướng của cái thế lực đen tối đứng sau các hoạt động khủng bố này.

Về động cơ thúc đẩy của các vụ khủng bố sử dụng tin tặc, tạp chí Da Màu đã khẳng định trong bài quan điểm của mình: triệt hạ các diễn đàn văn hóa tư tưởng dung chứa các tiếng nói độc lập của người dân trong và ngoài nước như trong phần phân tích dưới đây:

Không cần phải bỏ công suy nghĩ cũng nhìn thấy được đây là một chiến dịch đã được hoạch định chu đáo bởi một thế lực đen tối mà mục tiêu không gì khác hơn là nhằm bịt miệng những tiếng nói độc lập của người Việt trong và ngoài nước. Những tiếng nói độc lập này, được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin toàn cầu xuyên qua các website Tiền vệ, talawas, Thông Luận, Đàn Chim Việt, Xcafe, Dân luận, v.v… nhất định đã khiến bọn cầm đầu cái thế lực đen tối nói trên nhức nhối đến độ không chịu đựng được.

Tất nhiên là sẽ có những giả thuyết/nhận định khác với kết luận của Da Màu về động cơ và mục tiêu của hoạt động khủng bố tin học vừa qua, và người viết sẵn sàng lắng nghe nếu các nhận định/giả thuyết này đi kèm với phần chứng minh là chúng có thể tin được.

Để phân tích các dấu vết mà bọn tin tặc để lại trong và sau những lần khủng bố, chúng ta có thể bắt đầu với với việc điểm qua các nạn nhân của chúng. Nạn nhân là các trang blog cá nhân hoặc các diễn đàn văn hóa tư tưởng mà đại đa số vận hành bởi các nhu liệu open-source miễn phí như WordPress, Joomla, v.v… Các nhu liệu miễn phí này trong khi cung cấp những chức năng cơ bản cần thiết cho việc ấn hành và quản lý bài vở, rất yếu kém ở khả năng bảo mật và phòng chống tin tặc. Ngoài ra, các mạng này được “host” bởi các dịch vụ miễn phí hoặc rẻ tiền (vì giới hạn khả năng tài chánh của blogger/ban điều hành) mà khả năng bảo mật và ngăn chặn xâm nhập của tin tặc không hề được cho là đáng tin cậy. Nói tóm lại, các trang mạng này là những con mồi ngờ nghệch và lý tưởng cho bọn tin tặc ở mọi cấp độ, kể cả những tin tặc tài tử vị thành niên sử dụng các nhu liệu xâm nhập miễn phí trên Internet.

Về phía thủ phạm, dấu tay của bọn chúng chính là cái cung cách/tâm thái mà chúng ta có thể diễn dịch được từ những dấu vết chúng để lại, vô tình hay cố ý.

Cho đến hơn môt tuần sau khi bị tấn công, trang nhà danchimviet.com vẫn còn treo nghênh ngang tấm biển “Sinh tử lệnh” của bọn tin tặc. Bạn đọc Nhỏ Thanh diễn dịch "hậu ý" của tấm lệnh bài này khá chính xác:


Đây chiếc thẻ bài: “Sinh Tử Lệnh”
Chúng tao mang sẵn ở trong người
Thằng nào trông thấy là phải chết…

Tất nhiên là chủ nhân của tấm “lệnh bài” này vô cùng đắc chí. Trận càn quét các trang mạng độc lập vừa qua nhất định sẽ khiến cho “bọn phản động” phải mất vía vì cái khả năng xâm nhập và tàn phá của “ta.” “Ta” đã cho chúng thấy là sẽ không có một nơi chốn an toàn cho bọn phản động, bất kể là Tây Tàu Mỹ Úc… Và như vậy đó, tấm lệnh bài lòe loẹt rực lên với cái chiến công hiển hách của đám tin tặc thiên lôi!

Có thể nói là chỉ riêng tấm lệnh bài “Sinh tử lệnh” đã bộc lộ một phần không nhỏ căn cước của bọn tin tặc. Như đã phân tích ở phần “nạn nhân,” việc xâm nhập và tàn phá các trang mạng vừa qua là công việc của trẻ vị thành niên, và lên mặt hợm hĩnh về một điều như thế chỉ có thể được xem là một biểu lộ rất trẻ con. Ngoài ra, tấm lệnh bài cho thấy rõ cái tâm lý của kẻ có gươm đao, súng đạn khi đối xử với người tay trắng, không phương tiện tự vệ. Cái tâm thái kiêu căng hống hách đến từ thói quen ỷ quyền cậy thế, “bắt phanh trần phải phanh trần, cho mai dô mới được phần mai dô” hoặc trần trụi hơn theo kiểu “cho sống mới được sống, bắt chết thì phải chết” này thật ra là một điều không hề xa lạ với nạn nhân của một thế lực thống trị trong hơn ba thập kỷ qua.

“Sinh Tử Phù” (từ sinhtuphu.org, cái bẫy trùng độc của bọn tin tặc) bộc lộ một khía cạnh khác của tin tặc: tính chất bá đạo của chúng. Độc giả của Kim Dung nhất định không xa lạ gì với sinh tử phù của Thiên sơn Đồng mỗ, món bùa ngãi khủng khiếp có khả năng bức người trúng độc thực hiện những điều độc ác, thương luân bại lý nhất. Cái từ khóa ở đây là áp bức! Áp bức người khác làm những điều ngược lại nguyện vọng chính đáng của họ.

Trong bài viết “Tin tặc tấn công vào nền dân chủ” đăng trên VOA gần đây, Nguyễn Hưng Quốc cho rằng “xuất phát điểm của các cuộc tấn công vào cơ hội đối thoại là tâm thế thiếu tự tin.” Đây là một nhận xét sắc bén về việc cái thế lực đen tối phía sau các cuộc tấn công của tin tặc luôn từ chối việc lợi dụng nguyên tắc tự do ngôn luận ngay trên các diễn đàn mà chúng ra sức đánh phá để đối thoại một cách công bằng. Nhất định là cái thế lực đen tối này sẽ không đồng ý với Nguyễn Hưng Quốc. “Ta” có tất cả trong tay, làm thế nào mà “ta” thiếu tự tin cho được! Vấn đề nằm ở định nghĩa của “Đối thoại công bằng.” Đối với cái thế lực đen tối này, “đối thoại” chỉ được xem là “công bằng” khi “ta” an toàn ở phía sau chiếc bàn giấy của một trong vô số các đồn bót công an nhân dân. Không thể buộc “ta” phải “đối thoại công bằng” một cách “phản động” theo kiểu talawas, Tiền Vệ, Da Màu v.v… “Ta” không hề quen thuộc với một điều như thế!

Còn nhiều dấu vết khác mà chúng ta có thể dựa vào đó để làm rõ nét hơn chân dung của tin tặc và bọn chủ mưu, nhưng đây không thể và không nên là công việc của một cá nhân. Đây phải là một công trình chung của những người yêu chuộng và tôn trọng tự do ngôn luận.

Dựa vào các phân tích ở trên, người viết xin được đóng góp phần khiêm tốn của mình vào việc vẽ lại chân dung tin tặc:

Kiêu căng hợm hĩnh một cách trẻ con, ỷ quyền cậy thế áp bức kẻ thế cô, chà đạp tự do ngôn luận là những đặc điểm phản ánh chân dung của bọn chủ mưu đàng sau các hoạt động tin tặc gần đây.

Lời cuối xin dành cho tin tặc:

Ngay cả bọn khủng bố tồi tệ nhất Al Qaida cũng có đủ dũng khí đứng ra nhận lãnh trách nhiệm của mình sau mỗi đợt khủng bố. Quý vị có lá gan/được phép làm điều này không?

Thay mặt Ban Biên Tập Da Màu
Phùng Nguyễn
19.09.2010

Trang Hà Sĩ Phu và Đàn Chim Việt Online bị cài mã độc talawas blog

Trang Hà Sĩ Phu (www.hasiphu.com) và trang Đàn Chim Việt Online (www.dcvonline.net) vừa bị cài mã độc. Các trang Da MầuThông Luận đã được tẩy trùng và đã trở lại hoạt động hoàn toàn bình thường.'

Sinh Tử Lệnh tới GoVN ??? Không biết mệt ah ????

NGUOI VIET - Ông Vũ Hải Triều sẽ hối lỗi -
Ngô Nhân Dụng. Một bạn từ trong nước báo tin cho biết: <<<::: Nhà văn Ðào Hiếu bị xe đâm? có không vậy ạ?? >>>.... Những kẻ phạm những tội nặng đó mới đáng hối hận, tự tử (mai mốt chắc sẽ có). ...
->www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=119322&z=7

- Damau.org tiếp tục bị tấn công — (talawas).

Tạp chí Da Màu lại bị “cấy” trùng độc một lần nữa. Lần này, tin tặc sử dụng loại độc trùng nguy hiểm hơn, cấy vào trang Da Màu bộ cũ (http://archive .damau.org). Ban quản trị máy chủ (ISP) quyết định tạm thời “đóng” trương mục chính của Da Màu để tránh việc các trang thuộc trương mục này trở thành trạm phát tán trùng độc. Quyết định này đưa đến việc tạm đóng cửa tạp chí Da Màu (http://damaụ.org), Da Màu bộ cũ (http://archive.damau.org), và Trên Kệ Sách (http://kesach.org).

Trong khi chờ đợi việc kiểm tra và tẩy rửa các website nói trên, bạn đọc truy cập địa chỉ http://www.damau.org sẽ được chuyển đường link (redirect) đến http://damau.wordpress.com để được cập nhật về tình hình của tạp chí Da Màu và Trên Kệ Sách.

Vào thời điểm này, chúng tôi chưa có tin tức đích xác về nguồn của trùng độc cũng như nơi xuất phát cuộc tấn công.

Chúng tôi chân thành cáo lỗi vì sự gián đoạn trong việc phục vụ bạn đọc và sẽ dành mọi nỗ lực để sớm trỏ lại với sinh hoạt bình thường.

Trân trọng

12.09.2010

BBT Da Màu & BĐH Trên Kệ Sách

Hồ Phú Bông – Những chú Mickey mouse đáng yêu

Tin tặc tấn công Nguyễn Hưng Quốc

Khoảng 10:15 giờ tối ngày 7 tháng Chín (giờ California), bọn tin tặc tấn công nhật báo Người Việt Online tại California. Thoạt đầu chúng chiếm mục Bình Luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng, tước bài của ông xuống và đưa bài “Nguyễn Hưng Quốc: Hãy dám nhìn thẳng vào sự thật” lên với nội dung bôi nhọ tôi do chúng sáng tác. Sau đó, chúng tiếp tục tấn công vào trang tin chính. Phải mất mấy tiếng đồng sau, ban kỹ thuật của Người Việt mới chận được bàn tay của bọn tin tặc, giành lại quyền kiểm soát trang mạng, xoá bỏ bài báo dơ bẩn ấy, phục hồi lại bài báo gốc của Ngô Nhân Dụng và đăng một bản thông báo giải trình sự việc.

Trước đó hơn một ngày, bọn tin tặc đã thâm nhập vào email của tôi ở đại học Victoria University, cướp đoạt email riêng và cả trang facebook của tôi (thay đổi cả username lẫn password), ăn cắp nhiều thông tin có tính chất cá nhân rồi thêm thắt, bịa đặt thành một bài đầy tính chất bôi nhọ và phát tán khắp nơi. Đến địa chỉ email của tất cả những người thân của tôi, từ đồng nghiệp đến bạn bè và sinh viên. Đến các cơ sở thông tin đại chúng. Rồi tung lên facebook. Và đưa lên một số trang mạng. Cuối cùng, chúng mới tấn công vào tờ nhật báo lớn nhất ở hải ngoại là Người Việt (California) để đưa bài viết ấy lên ngay trong mục Bình Luận, cái mục nổi tiếng và có lẽ được đọc nhiều nhất của Người Việt do nhà báo Ngô Nhân Dụng (tức nhà thơ Đỗ Quý Toàn) phụ trách.

Có thể nói từ trước đến nay chưa bao giờ có một cá nhân nào ở hải ngoại, đặc biệt trong giới cầm bút, bị tin tặc tấn công một cách tinh vi, với quy mô ào ạt và dơ bẩn đến như vậy.

Sự tinh vi và ào ạt ấy cho thấy tin tặc là một tổ chức rất chuyên nghiệp. Bởi vậy, phải loại trừ ngay giả thuyết đó là một người nào đó thù ghét tôi. Đã đành viết lách trong mấy chục năm, tôi có không ít người ái mộ và cũng không ít người thù ghét. Thù ghét vì bị chỉ trích. Thù ghét vì không được khen ngợi. Thù ghét vì bất đồng ý kiến. Hay đơn giản hơn, thù ghét chỉ vì đố kỵ, một tâm lý rất phổ biến trong cũng như ngoài giới cầm bút. Cứ nhìn vào phần Ý Kiến của blog này thì thấy. Có một số tên tuổi xuất hiện khá thường xuyên chỉ làm một việc duy nhất là bày tỏ sự thù ghét. Một số người khác, trên blog hay website của riêng họ, cũng chỉ làm cái công việc ấy. Có người tự nhận là “chó” cứ chạy theo sau tôi ủng oẳng “sủa”. Tôi viết cái gì họ cũng “sủa”. Sủa vu vơ và sủa triền miên. Từ ngày này sang ngày khác. Nhưng chắc chắn một hai cá nhân kiểu như vậy không thể tấn công cùng lúc trên nhiều “mặt trận” và có khả năng kỹ thuật vượt qua các hàng rào an ninh mạng dày đặc của trường đại học và các tờ báo lớn như vậy.

Dù ngây thơ đến mấy, người ta cũng phải nghĩ ngay đến những tin tặc chuyên nghiệp được đào tạo và lãnh lương chỉ để làm mỗi một công việc là tấn công và bôi nhọ. “Thành tích” của các tin tặc ấy rất cao. Họ khoe khoang: Chỉ riêng cuối năm ngoái và đầu năm nay, trong vòng mấy tháng, họ đã phá sập 300 trang mạng và blog cá nhân. Trong các trang mạng bị phá sập ấy có tờ Bauxite Việt Nam (địa chỉ hiện nay: http://boxitvn.wordpress.com/). Trong trận đánh phá Bauxite Việt Nam, họ ngụy tạo một bài viết của nhà văn Phạm Toàn bêu xấu nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, người đồng sự thân thiết của ông trong Ban quản trị tờ báo, là kẻ “hai mặt”, và cũng ngụy tạo một số email của Nguyễn Huệ Chi cũng như của Phạm Toàn để chứng tỏ người chủ trương trang web Bauxite Việt Nam chỉ là một kẻ hám danh hám lợi chứ không phải vì lý tưởng tự do hay độc lập gì hết ráo. Thủ đoạn giả mạo và bôi nhọ ấy đã bị lột trần.

Sau đợt tấn công ấy của đám tin tặc, cả hai công ty truyền thông quốc tế lớn là Google và McAfee đều nêu đích danh thủ phạm: chính quyền Việt Nam.

Vẫn không chịu dừng. Trong mấy tháng vừa qua, tin tặc lại mở đợt tổng tấn công ào ạt nhắm vào rất nhiều tờ báo mạng độc lập ở hải ngoại. Sớm nhất là Tiền Vệ do Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi làm chủ biên. Kế đó là Talawas, X-cafevn, Dân Luận, Thông Luận, Đàn Chim Việt, v.v… Một số tờ báo bị cướp tên miền. Một số tờ khác ngất ngư đến tận bây giờ vẫn chưa hồi phục hẳn.

Và bây giờ đến lượt tôi.

Ở các đợt tấn công khác của tin tặc, chỉ thấy hai đặc điểm chính: tinh vi và ào ạt. Ở đợt tấn công tôi, ngoài hai đặc điểm ấy, còn một đặc điểm thứ ba: dơ bẩn.

Tại sao?

Tấn công một cá nhân khác với tấn công một tờ báo. Tấn công một tờ báo có mục tiêu đơn giản hơn nhiều: phá sập hệ thống kỹ thuật của nó và làm cho nó thành vô hiệu. Còn với cá nhân? Nếu sống trong nước thì cũng rất đơn giản: uy hiếp hoặc bắt bỏ tù. Nhưng với một người sống ở nước ngoài như tôi? Thủ đoạn hạ sách nhất là thuê du côn giết hại. Điều đó không phải là bất khả nhưng khá nguy hiểm về chính trị vì phải đương đầu với hệ thống pháp lý của nước sở tại và cả thế giới.

Lựa chọn còn lại là đánh phá vào uy tín cá nhân.

Nhưng ở đây, đám tin tặc và những ông chủ của họ đã nhầm.

Uy tín của một nhà văn khác uy tín của một người làm chính trị. Sự nghiệp của một nhà chính trị có thể bị sụp đổ hẳn vì những tai tiếng liên quan đến đời tư như trốn thuế, đĩ điếm hoặc bồ bịch nhăng nhít. Sinh hoạt chính trị ở Mỹ cho thấy vô số bằng chứng về điều đó. Với nhà văn thì khác. Những chi tiết liên quan đến đời tư của nhà văn, từ câu chuyện “thuyền quyên ứ hự” giữa đồng của Nguyễn Công Trứ đến nếp sinh hoạt “cao lâu thường ăn quịt / Thổ đĩ lại chơi lường” của Tú Xương, từ những cái ngông của Tản Đà đến những cơn điên của Bùi Giáng, từ chứng đồng tính luyến ái với tật hay quờ quạng bậy bạ bạn bè nam giới của Xuân Diệu đến thói keo kiệt của Huy Cận, tất cả đều chỉ là những giai thoại.

Mà chức năng chính của giai thoại là góp vui.

Uy tín của nhà văn nằm ở tác phẩm. Với đặc điểm như thế, không ai có thể đánh phá vào uy tín của nhà văn trừ chính hắn. Và nhà văn chỉ tự đánh phá vào uy tín của mình khi viết kém. Vậy thôi.

Bởi vậy, tôi hoàn toàn không bận tâm về những trò vu khống và bôi nhọ của đám tin tặc. Từ khi bắt đầu quyết định làm một “trí thức xuống đường”, viết nhiều về chính trị trên blog ở VOA, tôi đã biết trước những trò lưu manh và hèn hạ ấy thế nào cũng sẽ xảy ra. Không sớm thì muộn.

Tôi chỉ áy náy về việc một số người vô can và vô tội, vì những đòn tấn công nhắm vào tôi, trở thành những nạn nhân oan ức.

Chuyện gì sẽ xảy đến cho họ và gia đình họ?

Không biết một câu hỏi như thế có bao giờ gợn lên trong đầu của đám an ninh mạng?

Tạp chí Da Màu đã trở lại sinh hoạt bình thường

Sau khi bị tin tặc tấn công (bắt đầu sáng thứ Năm 09.09.2010 giờ California, Hoa Kỳ), ban kỹ thuật của Tạp chí Da Màu đã nhanh chóng thực hiện việc dọn dẹp, tẩy rửa mớ vi khuẩn độc hại bọn tin tặc đã cấy vào trang damau.org. Sau đó, chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với Google để yêu cầu giúp điều tra và tháo gỡ phần cảnh báo sau khi chứng thực là Da Màu đã không còn bị ô nhiễm.

Tạp chí Da Màu đã trỏ lại sinh hoạt bình thường vào khoảng 8 giờ tối ngày 10.09.2010 sau khi Google tháo gỡ phần “warning” trên hệ thống truy cập của họ.

Về nguồn gốc của cuộc tấn công, Google xác định dến từ sun-java.servebbs.org, một máy chủ đã từng tấn công các trang mạng Tập Hợp Dân Chủ, DCVOnline, và Đàn Chim Việt trước đây. Riêng trường hợp Da Màu, cuộc tấn công diễn ra qua trung gian (intermediary for distributing malware) của một máy chủ khác sử dụng tên miền recoveramerica.net.

Tạp chí Da màu chân thành cám ơn quý bạn đọc, thân hữu, và các diễn đàn bạn đã cảnh giác và chia sẻ mối quan tâm về sự cố vừa qua.

Trân trọng

Ban Biên Tập Da Màu

Đề Phòng Bọ Điện Toán Giả Dạng Là Đường Link Trong Tài Liệu .pdf tvvn.org

Các chuyên gia an ninh điện toán vừa lên tiếng nhắc nhở mọi người cẩn thận với bọ điện toán nằm ẩn trong tài liệu dạng .pdf.

Hiện tại bọ mới nhất mang tên "Here You Have" được gởi kèm theo một điện thư, nạn nhân vô tình - hay vì thiếu kinh nghiệm - mở đường hướng dẫn (link) để đọc tài liệu.pdf này ra xem sẽ bị nhiễm bọ. Bọ vào được máy trước hết sẽ "lụi" thảo trình chống bọ một phát chết ngắt, sau đó dùng sổ tay (address book) của nạn nhân để gởi bọ đến các máy khác.-- 81.000 máy tính tại Việt Nam nhiễm virus qua YM (SGTT)

- Website và kẻ thù tin tặc (RFA). Trong vài tháng gần đây, các trang mạng điện tử và các blog trên hệ thống internet thường xuyên bị phá hoại.– Một trang chuyên về văn học

- Tạp chí Da Màu bị tin tặc tấn công —- (talawas)

Thông báo khẩn của Tạp Chí Da Màu – ngày 10.09.2010

Tạp chí Da Màu hiện đang bị tin tặc tấn công. Trang mạng này có thể không an toàn cho máy của bạn đọc.

Nguồn gốc của cuộc tấn công hiện nay đã được xác định dến từ một máy chủ đã từng tấn công các trang mạng Tập Hợp Dân Chủ, DCVOnline, và Đàn Chim Việt trước đây. Riêng trường hợp của Da Màu, cuộc tấn công diễn ra qua trung gian của một máy chủ khác sử dụng tên miền recoveramerica.net.

Ban kỹ thuật của Da màu đã thực hiện quy trình dọn dẹp, tẩy rửa trang damau.org và tiếp tục mở ngỏ để các chuyên viên của Google vào điều tra. Tuy nhiên, chúng tôi trân trọng cảnh giác quý bạn đọc nên tạm thời không truy cập trang mạng Da Màu cho đến khi có thông báo mới để tránh việc máy của bạn có thể bị lây nhiễm.

Chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và dự định sẽ trở lại với bạn đọc trong thời gian gần nhất, ngay cả dưới một hình thức tạm thời.

Ban Biên Tập Da Màu

Báo Người Việt Online bị tin tặc tấn công (talawas)

Độc giả Người Việt Online (NVO) có thể thấy sự 'bất bình thường' trên một số trang, mục của NVO, đặc biệt là mục bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng.
Tin tặc đã đặt vào mục này bài viết có tựa đề 'Nguyễn Hưng Quốc: Hãy Dám Nhìn Thẳng Vào Sự Thật,' với nội dung bôi nhọ và dữ kiện sai sự thật liên quan đến nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (đồng chủ bút tạp chí Tiền Vệ) và nhà thơ Phan Quỳnh Trâm (cộng tác viên tạp chí Tiền Vệ).
Tin tặc bắt đầu tấn công NVO khoảng 10:15 phút tối ngày 7 tháng Chín, bắt đầu từ mục Bình Luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng, rồi tiếp tục tấn công phần 'tin chính,' và sau đó bị chặn.
Tin tặc tấn công NVO lần thứ nhì vào khoảng 4 AM ngày 8 tháng Chín.
Người Việt

Chuyện lạ của Sinh Tử Lệnh,mà lại đăng tại www.nguoi-viet.com ??? Kg muốn đưa mấy thứ vớ vẩn này, nhưng dù sao cũng là một điều lạ ???? ai biết rõ hơn chỉ giùm ???

NGUYỄN HƯNG QUỐC: HÃY DÁM NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT



Nguyễn Hưng Quốc tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn sinh tại Quảng Nam, một vùng quê nghèo nhưng 'giàu truyền thống cộng sản'. Vì chê quê nghèo với đồng lương ba cọc ba đồng và không thể sống trong 'môi trường cộng sản' nên anh đã nhiều lần tìm cách vượt biên với hy vọng đổi đời và cuối cùng cũng đến được nước Pháp 'xứ sở của tự do' vào năm 1985. Nhưng có lẽ cũng cảm thấy Pháp cũng chưa đủ 'tự do' cho lắm nên một lần nữa anh lại di cư sang Úc. Tại đây anh bắt đầu sự nghiệp 'kách mệnh văn chương' và viết lách kiếm cơm của mình.

Lý lịch “trích ngang”

NGUYỄN HƯNG QUỐC
Tên thật Nguyễn Ngọc Tuấn
Bút danh Nguyễn Hưng QuốcTrần Lộc Bình
Ngày sinh 29/10/1957
Email nguyenhungquoc@gmail.comtuan.nguyen@vu.edu.au

tranlocbinh@gmail.com

Tel (61) 3-9919 4049
Fax (61) 3-9919 4063
Nghề nghiệp Giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chiến tranh Việt Nam tại trường Victoria University và một số đại học khác tại Úc. Đồng chủ bút trang 'Tiền Vệ' (http://tienve.org)

Bên cạnh công việc chính là giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chiến tranh Việt Nam tại trường Victoria University. Năm 1998, anh còn cho ra đời 'tạp chí Việt', chủ trương là cho 'nhập cảng' văn chương các loại, ca ngợi tinh thần 'văn chương không biên giới'. Đến năm 2002, anh đã bàn với Hoàng Ngọc Tuấn (anh ruột của của aka Conmale – Hoàng Ngọc Diêu - Postmordenism) để lập nên hội 'những nhà văn vượt biên nhiều lần' hay còn biết đến với tên gọi là “Tiền Vệ”.

Hai chủ bút 'Ngọc Tứn' của Tiền Vệ

Trong buổi tiệc sinh nhật của người “đồng sự” Hoàng Ngọc Tuấn

Mục tiêu của Tiền Vệ có vẻ rất cao đẹp là phổ biến 'văn chương không biên giới', 'không phân biệt ý thức hệ', nhưng cũng giống như x-café, Tiền Vệ cũng chỉ là 'Tôn trọng sự khác biệt có tính toán', tìm đỏ mắt trong những 'tác phẩm' đăng trên Tiền Vệ thì cũng chỉ những vần thơ tình ái ướt át, 'ăn mày dĩ vãng' và 'số phận nhà thơ trong chế độ cộng sản'. Điều này cũng dễ hiểu vì nó được chủ biên bởi một người “chống cộng đến hơi thở cuối cùng” như anh Hoàng Ngọc Tuấn.

Nguyễn Hưng Quốc hay còn gọi là anh 'Tứn' (theo giọng của quê anh) là một người giảng dạy và cổ súy cho 'chủ nghĩa hậu hiện đại' mà aka Conmale cũng là một môn đệ của chủ nghĩa này (cũng là lý do anh lấy nickname Postmodernism). Nhưng tôi không hề thấy những bài viết của anh mang tính 'hậu hiện đại' chỗ nào mà chỉ toàn là 'hậu môn và những thứ gần gần đấy' mà thôi. Trong bài 'con cặc' đăng trên Tiền Vệ, anh từng tuyên bố: “Nắm, nắm cái con cặc”, tôi lại thấy rất.. đã. Ðã, không phải vì nó tục mà vì... nó hiên ngang, nó hùng dũng, nó... đầy khí thế. Tại sao? Tôi biết chắc không phải chỉ mình tôi mới có cảm giác ấy. Trong đám bạn bè tôi, hầu hết là trí thức và một số là phụ nữ, cũng có nhiều người nói với tôi như vậy. Họ cũng thấy câu văng tục ấy hiên ngang, hùng dũng và đầy... khí thế. Tại sao?'

Thú thật là tôi cũng chẳng biết có cảm giác gì khi đọc những dòng này, nhưng tôi biết chắc rằng chủ nghĩa anh đang theo đuổi là 'chủ nghĩa hậu khác' chứ không phải là chủ nghĩa hậu hiện đại đang được cồ súy. Anh 'Tứn' không những giỏi trong dòng văn 'lân cận hậu môn' mà còn ngông, anh đã lớn tiếng phê phán 'ông Minh' trong bài 'Tôi không cần biết ông Hồ Chí Minh có mấy vợ':

'Ông Minh là một kẻ giả dối. Giả dối ở mọi mặt. Tự mình viết sách khen mình… khiêm tốn và tài giỏi rồi ký tên khác (Trần Dân Tiên) rồi bắt dân chúng học tập là một sự giả dối. Gặp chị ruột, bà Nguyễn Thị Thanh, người chị duy nhất còn sống sót sau mấy chục năm xa cách mà vẫn hờ hờ hững hững để giữ tiếng là một sự giả dối. Nhưng giả dối nhất là có vợ rồi, lại là vợ Tàu nữa (Tăng Tuyết Minh), mà cứ giấu biệt. Có bồ (Nông Thị Xuân) cũng giấu giấu giếm giếm như mèo giấu cứt. Cuối cùng, bồ bị đàn em hãm hại cũng không dám mở miệng cứu giúp hay can thiệp. Nghĩa là một kẻ vừa giả dối lại vừa tàn nhẫn và hèn hạ.'

Tôi rất thông cảm với anh là anh chửi thế cũng ngượng mồm, chửi thế cũng chỉ để sướng cái miệng tục tĩu của mình thôi. Có lẽ anh cũng không muốn, nhưng đã lỡ mang danh là 'bờ nốc gơ' nổi tiếng của đài tiếng nói tự do Huê Kỳ, nếu không ép mình như thế thì có lẽ VOA cũng không ký hợp đồng tới 100$ một bài viết, một tuần phải ráng tìm vài chỗ mà chửi không thì lấy đâu ra 4 bài, không viết lấy tiền đâu ra mà hú hí?

Cộng đồng thơ ca Úc Châu chắc ai cũng biết anh là đồng chủ bút của Tiền Vệ, nhưng ít ai biết rằng động cơ thật sự để anh lập ra nó chỉ để thỏa sự bất mãn chế độ của anh và nó cũng là nơi anh dụ dỗ những bé gái đam mê văn thơ. Tôi lấy làm buồn thay anh, anh 'Tứn' ạ! Có lẽ chị Phạm Minh Nguyệt (Vợ anh - phóng viên 'Châm Khanh' của đài Radio Úc Châu) có nằm mơ cũng không ngờ rằng người chồng cao ngạo của mình lại 'thích của lạ'. Nhưng chắc chỉ còn chị là không biết thôi, còn những người bạn Tiền Vệ của anh, chắc ai cũng biết mối quan hệ 'anh - em' của anh với 'Nữ thi sĩ Tiền Vệ' Phan Quỳnh Trâm (Quincy Phan).

Quincy Phan

Anh đang nhìn gì mà say sưa vậy?

Định tôn trọng tự do 'tìm phở' của anh, tôi không định đưa những thông tin cá nhân này ra, nhưng nghĩ lại, một người hay đi phê phán người khác và bất cần dư luận như anh thì cũng chẳng để tâm chuyện này đâu, cũng như câu “hãy dám nhìn thẳng vào sự thật” mà anh đã hùng hồn tuyên bố, tôi đành đưa sự thật này ra ánh sáng. Tôi chỉ thương người vợ hiền và hai đứa con của anh thôi, họ đâu biết chiều chiều chạy bộ của anh là trong khách sạn, tối về, cảm hứng viết bài của anh là các buổi chat sex cùng nhân tình bên máy tính.

Thời gian này, chị Nguyệt đang về thăm gia đình ở Việt Nam, đã gửi anh lá thư đầy chân tình:


Nhưng khi đó, anh 'Tứn' lại đang say sưa bật webcam lên chat sex với lại “em gái” Quincy Phan (Phan Quỳnh Trâm - quincyphan@gmail.com, “nữ thi sĩ Tiền Vệ”).

Trích các đoạn chat của anh đến cô “em gái”:

Ngày 19/8/2010:
'em oi, cuoi cai coi. Ngay mai choi 36 kieu. Hon em. bb, mai gap'
Một đoạn 'đong đưa' sau khi đã gặp nhau lúc chiều ngày 23/8/2010:
'hoi chieu chi hoi cut hung thoianh noi lai mot lan roi khong noi nua

anh biet luc nao em cung muon anh suong

luc nao cung lam het minh

va nguoc lai, anh cung vay

ca 2 deu biet

...............

lan vua roi em re^n khac nhung lan truoc

kho cu o+ lien tuc

lan sau ren to hon nua cho dzui

de nguoi khac nghe nua moi dzui

lam cho tuc choi

.........

em nho ngu som

hon em

bb'

Một đoạn bật wc vào ngày 24/8/2010:
'thay chuanh phong lon man hinh len ma

vua de pop-in

vua tang 125%

luc dau de 200%

chi thay cai nuk vu'

'may lan bu

thay em suong

anh cung suong lam

hoi nay luc em co bop

cu anh cung len ngay

no noi voi cai luoi cua anh:

it's me turn'

Một đoạn chát mùi mẫn khác:
' ca tuan naynho lai chuyen di mel vu aroi cua em

hinh anh anh nho nhieu nhat

den nay van con nho

la canh em bu anh

va anh bu em

anh nho luc anh suong den do cu+'ng do+` ca/ nguoi

hom thu 1 va thu 2

phai khong?

em biet khong

nhung luc nhu the anh nghi gi khong?

lay troi

cho dung bi dut day than kinh hay heartattack

suong qua den do anh tho khong noi

anh doc ban tin cach day may nam

co mot ba

hoinh nhu nguoi My

choi suong qua

sau khi choi

mat tri luon

khong nho gi ca

hy vong khong phai la ngu

nhu lan truoc

ok

thoi ngu di

anh cung di ngu

hon em'

Đang chờ người đẹp “show hàng”

Buổi chat sex của anh và bé Quincy Phan

Nhưng anh Nguyễn Hưng Quốc của chúng ta lại không dừng ở đó. Với vai trò cố vấn đề tài khoa học, anh còn chấm mút thêm một em sinh viên nữa là 'Chi Tran' (lchitran@hotmail.com, chitran1996@yahoo.com) mối quan hệ này đã có từ vài năm nay. Lâu lâu có 'nhu cầu' anh lại call cho tình nhân để vào khách sạn. Tôi lấy làm lạ là một người có tuổi, lại bận rộn như anh lại có thể phục vụ ba chị em cùng một lúc quả là tài, không hiểu còn mối quan hệ nào mà tôi không biết nữa không?

Người tình 'bé lớn' của anh Nguyễn Hưng Quốc

Tôi xin trích một số thư từ của anh Nguyễn Hưng Quốc liên lạc với người tình. Thời gian đầu “quen nhau”, anh dùng chính email “giáo sư” của mình (tuan.nguyen@vu.edu.au), về sau, để “an toàn với vợ”, anh đã dùng bút hiệu “bí mật” khác của anh trên “Tiền Vệ” là “nhà thơ” Trần Lộc Bình (tranlocbinh@gmail.com) để liên lạc nhưng cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra.

Trích một số email của hai anh chị:





Tôi không định bới móc đời tư của anh, nhưng với những gì anh làm, tôi nghĩ cũng nên để dư luận đánh giá về anh một cách khách quan như cái tiêu đề một bài viết của anh: “Hãy dám nhìn thẳng vào sự thật”. Độc giả không muốn anh lúc nào cũng bô bô đạo đức, trí thức, trong khi đó anh lại giống như 'gái đĩ mà đi nói chuyện trinh tiết'. Cái bút danh “Nguyễn Hưng Quốc” thật đẹp, thật vĩ đại, nhưng thực tế thì như vậy đấy thưa quý độc giả.

Đối với xã hội, thật đáng sợ khi một con người có tư cách như thế với vai trò là một giáo sư trên giảng đường đại học danh tiếng như Victoria University, liệu các sinh viên của anh sẽ tiếp nhận được những gì? Đối với gia đình, anh có biết xấu hổ không khi lừa dối cả người vợ đầu ấp tay gối của mình?

Tôi xin lỗi chị Phạm Minh Nguyệt đã đưa những thông tin cá nhân của anh Tuấn. Toàn bộ các hộp thư cá nhân, hình ảnh, tài liệu của anh tôi vẫn nắm giữ như một bằng chứng xác thực, nếu chị có nhu cầu tham khảo thì hãy liên hệ với tôi.

Xin cảm ơn Aka Conmale – Hoàng Ngọc Diêu – Postmodernism đã cung cấp các chứng cứ kỹ thuật cho bài viết.

Blogger Uyên Vũ với Tuyên ngôn của Blogger (talawas)

Theo blogger Uyên Vũ trên Facebook, "...tất cả các bloggers trên thế giới mạng đều sinh ra bình đẳng dù sử dụng Facebook, Twitter, Blogspot, Wordpress hay Multiply; blogger nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Như thế, mọi hành động đi ngược với tuyên ngôn trên như dựng tường lửa, hạn chế truy cập, xâm nhập website và blog bất hợp pháp, đọc trộm mail, ăn cắp data, hack, phá hoại trang của người khác... hoặc bịt mồm, cầm tù bloggers đều đáng lên án vì chống lại loài người."


Cảnh báo : Tin tặc chiếm E-mail FreeLeCongDinh và LeDienDuc nhằm phát tán mã độc

Hiện nay, kẻ lạ đang sử dụng địa chỉ email freelecongdinhblog@gmail.comledienduc@gmail.com để phát tán mã độc . Nếu bạn nhận được bất cứ email nào từ 2 hộp thư trên, kèm theo tập tin đính kèm, xin hãy xóa ngay lập tức.

Ngày 1/9 vừa qua, hacker đã đột nhập vào trang nhà của blog freelecongdinh và xóa sạch mọi dữ liệu, đồng thời kẻ lạ đã chiếm hộp thư freelecongdinhblog@gmail.com.

Tương tự , sau khi blog của nhà báo Lê Diễn Đức bị tấn công, hộp thư ledienduc@gmail.com cũng đã bị đánh cắp.

Tin tặc sử dụng các hộp thư trên để phát tán mã độc, bằng cách gửi đi những email với tiêu đề gây tò mò, kèm theo một tập tin đính kèm có chứa mã độc. Bằng cách này, kẻ lạ sẽ đánh cắp thông tin cá nhân và mật khẩu các tài khoản của bạn đọc.

Xin các bạn lưu ý : các bạn ngưng liên lạc với email freelecongdinhblog@gmail.comledienduc@gmail.com

Dân Làm Báo xin thành thật cáo lỗi với quý bạn đọc về sự cố đáng tiếc này !

Thân ái !

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=BWf-eARnf6U]

- Trang Đối Thoại, Blog Lê Diễn Đức và Blog Anhbasg bị tin tặc tấn công (talawas)

Nối tiếp vào danh sách các trang mạng và blog bị tin tặc tấn công từ giữa tháng Tám, những nạn nhân mới nhất của tin tặc là:
- Trang Đối Thoại: bị tấn công ngày 02/9/2010, nay đã chuyển sang địa chỉ mới: www.doithoaionline.net;
- Blog Lê Diễn Đức: bị tấn công ngày 04/9/2010, hiện treo Sinh Tử Lệnh;
- Blog Anhbasg: bị tấn công nhiều đợt, hiện treo Sinh Tử Lệnh, nhưng hiện còn một phiên bản tại: http://anhbasg.wordpress.com/.

Cho đến nay, các trang mạng và blog bị xóa hẳn, hoặc chưa có địa chỉ mới, hoặc chưa được phục hồi là:
- Thông Luận: Vẫn tiếp tục bị cảnh báo nhiễm virus;
- Free Lê Công Định: Bị xóa hẳn, nhưng đã được thay thế bằng trang Dân Làm Báo: http://danlambao.wordpress.com/;
- Thông tấn xã Vàng Anh.
Các trang Dân Luận và X-Cafe đã trở lại hoạt động bình thường ít ngày sau khi bị tấn công, Tiền Vệ đã lấy lại được tên miền cũng sau ít ngày, Đàn Chim Việt bị mất tên miền, chuyển sang địa chỉ mới: www.danchimviet.info, talawas đã được khôi phục và sắp trở về nhà cũ, tiếp tục hoạt động tại ngôi nhà tạm trú với địa chỉ truy cập chính thức www.talawas.org như thường lệ.

-

Hôm nay thấy blog Lê Diễn Đức cũng bị xóa rồi . Sau bài viết về 'cung đình - NTD'.

Trang blog Ledienduc.wordpress.com lại bị tin tặc tấn công

Lê Diễn Đức gửi 04.09.2010

Các bạn quý mến

Blog “FreeLeCongDinh bị tường lửa chặn từ vài hôm nay và các bạn ở Việt Nam không truy cập được nữa. Tiếp đến là các trang “Thông Luận”, “Tiền Vệ”, "Trắng Đen Online" và hôm nay (23/08) “X-cafevn”, “Talawas”, Dân Luận” cũng đã bị tin tặc tấn công.

Trang Blog của tôi: www.ledienduc.wordpresss.com cũng đã bị tin tặc tấn công trong hôm nay, nhờ các bạn đăng tải giùm thông báo sự cố này lên các trang mạng để độc giả được rõ và hạn chế truy cập vào trang blog để tránh bị nhiễm virus!

Thân mến

Lê Diễn Đức

Web Đối Thoại bị cướp tên miền, phải sang địa chỉ mới Đàn Chim Việt

Trong đợt tấn công dồn dập gần đây của tin tặc nhân dịp Quốc khánh 2/9, hầu hết các trang mạng ở hải ngoại đều bị thiệt hại ở mức độ khác nhau. Một số đã phục hồi như Dân Luận, X- cafe, Tiền Vệ dù vẫn đang hứng chịu các đợt đánh phá mới. Số khác đang phục hồi như Talawas và Thông Luận.

Đúng ngày 2/9, một trang web nữa, Đối Thoại đã bị tin tặc tấn công và cướp mất tên miền, phải chuyển qua một địa chỉ khác. Địa chỉ mới của Đối Thoại là: www.doithoaionline.net.

Liên lạc với tòa soạn Đối Thoại không thay đổi: webdoithoai@gmail.com

Như bạn đọc đã biết, trang Đàn Chim Việt cũng bị hack sập và cướp mât tên miền. Hiện chúng tôi đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thu hồi lại tên miền. Trang web vẫn còn một số tính năng chưa hoạt động, trong đó có mục Góp Ý của bạn đọc. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo khi nào hoàn chỉnh xong trang web.

- Nhân ngày 2 tháng 9 (talawas) Xem tin trên mạng:

1. Nhà giáo dục Phạm Toàn: “Ở Việt Nam này, nói đến chữ dân chủ là họ như đỉa phải vôi. Họ sợ… Đưa cái từ ấy ra là bọn kiểm duyệt nó ngại.”

“…không nên nói rằng vì trình độ của dân chưa cao nên chưa thực hiện dân chủ. Nói như thế là nguy hiểm chứ không phải là nói sai. Đó là một cách nói để chúng ta hạn chế quyền dân chủ của người dân.”
4. Thông tấn xã Vàng Anh (www.ttxva.com) bị tin tặc hack và treo sinh tử phù.

Đàn Chim Việt hoạt động trở lại với tên miền mới (talawas)dưới dạng blog của Word Press, với tên miền mới

Bạn đọc thân mến,
Chiều ngày 23/8/2010, cùng với nhiều trang mạng độc lập khác, Đàn Chim Việt đã bị tin tặc đánh sập.
Lần này, nghiêm trọng hơn, tên miền (domain name) "danchimviet.com" của chúng tôi đã bị kẻ gian cướp đoạt. Chúng treo một thông báo giả mạo rằng, Đàn Chim Việt đóng cửa vĩnh viễn vì mâu thuẫn nội bộ. Hiện chúng tôi đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thu hồi lại tên miền.
Xét thấy, việc lấy lại tên miền có thể kéo dài, chúng tôi quyết định Online trở lại với một tên miền khác: www.danchimviet.info.
Từ hơn nửa năm nay, Đàn Chim Việt liên tục bị tấn công bằng những thủ đoạn khác nhau và nhiều lần bị tê liệt. Với một đội ngũ biên tập và kỹ thuật hết sức mỏng manh, chúng tôi đã vô cùng vất vả trong việc chống đỡ lại các đợt tấn công này, để đứng vững và chuyển tải tới độc giả những thông tin khác biệt với hơn 700 tờ báo trong nước.
Cố gắng của Ban Biên Tập và Ban Kỹ Thuật đã phần nào được ghi nhận qua sự tăng lên không ngừng về số lượng độc giả, nhất là độc giả từ Việt Nam không quản ngại vượt qua bức tường lửa mà nhà nước nhiều năm nay lập ra nhằm ngăn chặn bạn đọc tiếp cận với trang web chúng tôi.
Nhưng càng được bạn đọc quan tâm, Đàn Chim Việt càng trở thành mục tiêu đánh phá của tin tặc. Không khó khăn gì để biết rằng, thế lực nào đứng sau sự đánh phá dai dẳng này. Trong cuộc chiến không cân sức giữa một bên được yểm trợ bởi tiền bạc và kỹ thuật, chúng tôi chỉ có khát vọng tự do và sự kiên nhẫn. Người ta có thể cướp đi 1 tên miền hay 5-7 tên miền, có thể đánh gục chúng tôi lần này hay lần khác, nhưng thế giới Internet bao la sẽ mở cho chúng tôi những cánh cửa mới để tiếp tục cất cao tiếng hót tự do của mình.
Xin cám ơn sự kiên nhẫn của quý bạn đọc dành cho trang mạng chúng tôi. Các ơn các trang bạn đã giúp chúng tôi chuyển thông báo này tới bạn đọc.
Warsaw 31/8/2010
Thay mặt BBT Đàn Chim Việt
TBT Mạc Việt Hồng

Báo mạng tiếng Việt bị phá hoại DCVOnline - Tin ngắn

DALLAS (31/08/2010) - Cuối tuần 21 tháng 8 vừa qua một số báo mạng tiếng Việt đồng loạt có dấu hiệu bị đánh phá, từ bảng Google cảnh cáo là trang có mã độc đến bảng thông tin giả mạo của nhóm tin tặc sau khi đã chiếm được tên miền.

Hacked
Nguồn: xtreemhost.com

Thực ra đợt tấn công lần này đã bắt đầu từ hơn một tuần trước. Đến nay một số trang báo bị phá hoại như x-cafevn.org, tienve.org, talawas.org, danluan.org đã hoạt động trở lại bình thường; những trang khác như thongluan.org, trangdenonline.com, vẫn còn bảng cảnh báo của Google về mã độc treo ở mặt tiền.

Theo bản tin ngày 31 tháng 8, 2010 của Tổng biên tập của danchimviet_dot_com, Mạc Việt Hồng, thì tờ báo mạng này đã bị cướp tên miền và tại domain này nhóm phá hoại vẫn treo bảng thông tin giả. Trong khi chờ lấy lại tên miền bằng pháp luật thì tờ báo này hoạt động tại danchimviet.info.

Từ lâu DCVOnline.net là đích ngắm của nhóm phá hoại, và trong đợt tấn công vừa qua đã giải quyết những trở ngại kỹ thuật (bảng cảnh báo mã độc) để hoạt động bình thường lại trong cùng cuối tuần 21 tháng 8, 2010.

© DCVOnline

Chiến tranh cyber: Cyber threats can unite Japan and America (FT 29-8-10)

Chiến tranh cyber: U.S. eyes preemptive cyber-defense strategy (WP 29-8-10)

Tin tặc tiếp tục khủng bố báo chí "lề trái"

from Talawas by noreply@blogger.com (talawas)

Sau Tiền Vệ, Thông Luận, X-Cafevn, Dân Luận, talawas, Đàn Chim Việt, Free Lê Công Định..., nhiều trang mạng và blog khác, được cho là thuộc "lề trái" - khái niệm đặt ra để phân biệt với báo chí truyền thông chính thống, phải "đi đúng lề phải" như phát ngôn của Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp - cũng lần lượt bị tin tặc khủng bố và quấy nhiễu.

Blog AnhBaSg vừa bị tấn công, không còn hiển thị thông tin và bài vở, hiện treo thông báo "Blog đã phục hồi. Nhưng ko nên trao đổi thông tin cá nhân qua PM trong lúc này".

Trang Thông tấn xã Vàng Anh ra thông báo "nói lời chia tay vì tiếp tục bị tấn công".

Tiền Vệ đã phục hồi được tên miền, Dân Luận và X-Cafevn đã hoạt động trở lại, trong khi tại địa chỉ của Đàn Chim Việt vẫn chỉ gặp thông tin giả của tin tặc, độc giả bước vào trang Thông Luận vẫn tiếp tục bị cảnh báo nguy hiểm, và talawas vẫn "tạm trú" tại blog này.

Bình luận về đợt khủng bố dữ dội này của tin tặc, blogger Nguyễn Hưng Quốc viết:

Tin tặc Việt Nam, trong các đợt tấn công vào các trang mạng và blog độc lập ở hải ngoại, chỉ khác các loại “tặc” khác ở một điểm: Các loại “tặc” khác chỉ là một nhóm, có khi rất nhỏ, những phần tử bất hảo trong xã hội, những kẻ lúc nào cũng sống trong nỗi lo sợ bị phát giác và bị trừng phạt. Còn tin tặc, trong trường hợp này, lại là những kẻ được trả lương hậu, ngồi trong văn phòng, trước những giàn máy vi tính hiện đại và đắt tiền, và được sự chỉ đạo của chính nhà nước.



Họ trở thành hiện thân của nhà nước.


Một thứ nhà nước... tặc.

Hackers attack govt website Straits Times

MANILA - THE Philippines on Sunday ordered all government offices to tighten Internet security after its main information website was brought down by hackers.

PHẤN ĐẤU KÍ SỐ 12:
GẶP LẠI 2 CỤ "CỰU CHÁN BINH" TIẾN BỘ CỰC KÌ (*)

Reng, reng ,reng ,reng!... Chuông gọi cửa rung lên, hiên ngang, dứt khoát, mạnh bạo ,đúng tiết tấu chủ đề chính giao hưởng số 5 của Beethoven.... Thôi rồi! Đúng là mấy thằng bạn già "cựu chán binh" còn xót lại ở Hà Nội ,cứ mỗi năm được con mời vô Sài Gòn, lại đến thăm tớ rồi.! Mừng quá, vì cả hai vị này lần đầu tiên trên mạng tớ thấy có kí tên vào bản kiến nghị đòi hỏi phải lật lại vụ án siêu nghiệm trọng "Tổng cục II " Tớ vội lật đật gấp laptop ,chống gậy ra mở cửa.... Ba thằng già đều trên 80 tuổi , đều cùng có thời gian đi học chứ Tây, đều cùng đi "lính cụ Hồ "ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng 8 mà tớ đã có dịp giới thiệu trên blog của tớ năm trước đây rồi..... Nay trời chưa tru,đất chưa triệt,thánh thần chưa vật ,lại có dịp gặp lại nhau lần nữa ,.... Mừng mừng tủi tủi,ôm choàng lấy nhau nhe hai hàm răng giả , nói nói.,cười như mấy ông già điên........Sau vài phút nghiêm túc kể về sự ra đi chẳng được mấy thanh thản của thàng đại tá Q....vì trời không cho chết ngay mà cứ bắt sống như chết cả nửa năm trời sau một cơn nhồi máu cơ tim nên lần này không được vô Nam là bắt đầu các thứ chuyện tếu y hệt cái thời còn là lính trọc đầu trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn...

Nhìn thấy 2 cụ đều còn phương phi, tráng kiện, đều cùng để râu ria phất phơ bạc trắng. tớ nịnh xỏ một câu: "Sao tình hình đất nước ngày càng khó khăn mà các ông lại cứ phương phi ,,phởn phơ ,phốp pháp "phư phưở phương phì phế"? " Lại nhờ vả mấy đứa con ăn nên làm ra phải không Có đứa nào mua máy bay hay du thuyền chưa?" Lập tức 2 ông tranh nhau chửi tớ: " Cái thằng.... (bọn tớ quen tếu táo như thế cả 6,70 năm nay rồi) ,cứ mở mồm ra là nói cạnh nói khoé ! Con thằng Tùng dẹp tiệm rồi! Không đi tù là may! Lần này, 2 thằng tớ vào đây chẳng còn ô tô con đưa đón như năm ngoái nữa! Đi đâu cũng taxi chẳng dám ngồi xe ôm sợ bỏ mẹ! Nhưng đi đâu cũng phải giữ mồm giữ miệng ,chán mớ đời! Chẳng nơi đâu,thoải mái như nhà mày.!

Vừa ngồi ịch xuống đi-văng chưa nóng đít, Ông thiếu tướng về hưu năm 70 (giá còn ở lại đến hôm nay chắc cũng phải lên đại tướng) đã tung ra một câu tiếng Pháp :" Qua đờ nu vô?" (có gì mới không?) Tớ liền trả lời :" Thế nào là mới chứ?" Ông đại tá Th nói ngay :" Này anh ơi! Đừng tưởng bọn này mù internet như năm ngoái mà "làm khó" cánh tớ nữa nhé!. Nghe lời khuyên của cậu, một năm qua bọn tớ đã nhờ con cháu trong nhà nó chỉ cho một vài cách lướt net và đến hôm nay thì vượt cả tường lửa ngon ơ rồi.! Bởi vậy cái chuyện "không có gì mới" về tình hình quan hệ Việt Trung mà chú Lê Phú Trọng vừa tuyên bố đối với cánh cựu chiến binh chúng tớ ở ngoài Hà Nội,"mới " không thua gì chính sách quốc phòng "Ba không" mà tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa long trọng đưa ra ( để quân đội ta không còn lo chi đến chuyện đánh đấm ." ?)không phải chỉ là vấn đề mới chưa từng có mà đối với cánh ta còn là Mới đến Chết Người,mới đến mất nước nữa đấy!

Và cũng từ đó, các thứ chuyện về mọi mặt của tình hình đất nước đều được 3 ông già ý hợp tâm đồng lôi ra bàn bạc, xét đoán, phê phán thậm chí đề ra phương pháp xử lí từng vụ việc cứ như là... "Siêu Bộ chính trị" vậy. Nào là :

a) Bài viết "Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội " của ông Thủ Tướng , dài tràng giang đại hải ,lủng củng những con số phần trăm ,vạch ra những tầm nhìn vu vơ ,mờ mịt ,mà các nước tư bản rẫy chết đã đạt và vượt qua cả gần thế kỷ....,thậm chí chẳng rõ an sinh xã hội là cái chi (?) phúc lợi xã hội là cái gì đến nỗi phải....dịch sang tiếng Pháp để hiểu cái cụm từ Tầu mơ hồ đó. Vậy mà,một bài viết chẳng ra báo ,chẳng ra công văn ,chỉ thị ,nghị quyết hay luận án tiến sỹ kinh tế chính trị Mác Lê đang sắp được mang ra bảo vệ tại Hội Đồng Lý Luận Trung Ương lại được cả trăm tờ báo lớn đồng loạt cùng xuất bản, không dám bỏ sót một dấu phẩy ,một dấu chấm .Tớ bồi thêm một ý làm cho hai cụ cười khà khà à à à ra thế hả!. Đó là việc báo Tuổi Trẻ đã "nhét" bài của ông Dũng vào tập "Special advertising section" nằm cạnh nhứng trang quảng cáo y như thời ông Triết sang Mỹ có ba bài viết về Việt Nam đều được thuê viết và thuê đăng trên "Wall Street Journal" mà cả thế giới đều biết đó là tập chuyên về ...quảng cáo in kềm theo mỗi số báo hàng ngày!.Tiếp đó là một loạt truyện mới toanh đang rất "hot"ở Hà-Nội , mấy ông bạn già lần lượt thông mấy luồng tin cho tớ được "quán triệt" như sau:

b) Chuyện Võ đại tướng "bỗng dưng" năm nay được long trọng "phóng đại" lên nhằm mục đích chính trị gì?Ai có lợi? Kể cả cái tuổi 100 của ông (sinh năm 1901) cũng được "cất nhắc" lên thêm một năm (tính theo tuổi ta ), trong khi những người khác khi cáo phó đều tính theo tuổi Tây?Có mục đích gì? Rồi thì các thứ phán đoán, nào là phe ông Giáp thắng, phe dìm ông Giáp ,thậm chí vu cáo các tội tày trời cho ông cũng vẫn chưa chịu thua?. Bên cạnh đó là các giai thoại về một "quân nhân đặc biệt" 52 năm không được đề bạt không được lên chức lên lon!(Ông Giáp được phong làm Đại Tướng từ năm 48.)Ngay cái chuyện đề nghị quốc hội phong chức Nguyên soái cho ông trước khi chết, thì chẳng qua là tạo điều kiện cho hàng loạt nguyên soái nữa ra đời phù hợp với tình hình quân số đại tướng và "đại tướng chờ" (thượng tướng)hiện nay cả bên Quân Đội lẫn Công An đều đang sắp hàng chờ đế lượt lên cấp cả! Chẳng lẽ họ chịu nửa thế kỷ không đề bạt như tướng Giáp hay sao?... Rồi thì các câu ca dao, các "thơ Bút Tre" mới về thời anh Văn ,chấp hành nghị quyết chuyển sang.... phụ trách "mảng khoa học","mảng sinh đẻ có kế hoạch" lại được đọc lên để 3 anh già thêm thấm thía những nỗi đau không nói thành lời của ông Tướng xuýt mất hết bởi "vụ án siêu nghiêm trọng",mà cả hai lần Đại Hội trước đều bị ém nhẹm ,tưởng là bí mật quốc gia nhưng cả thế giới đều biết. Đại Hội lần này, tướng Giáp liệu có còn sống để thấy mình đã được phục hồi danh dự?Kẻ thì bảo được,kể bảo không,kẻ thì bảo "lạc quan cũng sai,bi quan cũng sai chỉ có hoang mang là...đúng nhất!

c) Trừ tớ là "cựu quân nhân võ mồm" ra, hai vị ,một tướng một đại tá đều đã trực tiếp cầm quân đánh giặc nên máu bảo vệ tổ quốc của 2 ông nổi lên hăng say hơn tớ nhiều, khi đề cập tới chuyện ông chủ tịch quốc hội bác bỏ việc báo cáo về tình hình Biển Đông trong lần họp sắp tới với lí do "so với báo cáo của bộ ngoại giao trong cuộc họp quốc hội lần thứ 6 thì tình hình biển Đông chưa có gì mới nên không cần bàn vội..". Ông đại tá cười khẩy : "Mẹ kiếp! Nó vừa cho tàu ngầm lặn xuống vùng biển của mình cắm cờ Trung Quốc khẳng định biển Đông là của chúng nó .Chúng còn quay phim đưa lên Tivi,hoan hô rầm trới ,khẳng định "quyền lợi cốt lõi của chúng nó là ở biển Nam Trung Hoa này. Nó cấm dân không được đánh cá ở vùng Hoàng Sa , Trường Sa. Nó tuyên bố coi Việt Nam như một quận Giao Chỉ của chúng nó. Nó đổ bê tông xây dựng ngay ở trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa chiếm được của mình hồi năm 88... Vậy mà bảo không có gì là mới "

d) Và cuối cùng là chuyện "nội xâm" ... Thôi thì đủ các thứ ăn cắp, ăn hối lộ ,rút ruột công trình ,bán đất bán rừng ....rồi các vụ miệng nói học tập và làm theo gương Bác,tay thì cất giấu vàng,đô-la,sinh hoạt bê tha, xa rời quần chúng, vun vén cho gia đình, họ hàng, bà con, cài đặt con cháu đi du học ở các nước "tư bản dẫy chết" để chúng làm chủ những tài khoản khổng lồ được chuyển dần ra nước ngoài. và thiết lập những bãi đáp an toàn phòng khi hữu sự ..vv...và vv. Cụ nào cũng cả đống chuyện để minh hoạ thêm cho việc chống tham nhũng đã trở thành chống.... chống tham nhũng . Những vụ Vinashin', PMU18', đại lộ Đông Tây' .....sẽ còn diễn ra dài dài vì những cái phết (')này chưa bị lộ. Tớ mạnh dạn "thọc gây bánh xe" một câu :

- Thế tớ hỏi thẳng mấy cậu nhé, các cậu đã trả thẻ đảng như thằng Quế Dương chưa? Lần này có đi họp đảng bộ cơ sở để chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội Lần thứ XI không ? Chẳng giữ kẽ gì, Ông tướng nói oang oang như đang đứng trước cả sư đoàn :

- Họp hành cái con mẹ gì! 10 năm nay tao chẳng tham gia bất cứ cái gì nữa. Còn thẻ đảng ư! Việc đếch gì phải bắt chước thằng Quế Dương lên gặp mấy thằng con nít để giao thẻ đảng cho nó rồi để nó lại "giáo dục" cho hay tổ chức đấu tố mình ở cơ sở hay sao? Ông đại tá cũng chêm theo một câu

- Chúng nó đại diện cho ai mà mình phải xin nó? Riêng cái việc 2 năm nay, rất đông anh em cựu chán binh chúng tớ đều đọc báo lề trái trên mạng để khỏi bị bịt mắt bịt tai như ngày xưa .Và nói thật nhé, cái blog của cậuđược cánh cựu chiến binh chúng tớ đọc nhiều lắm đấy. Có bài còn được con cháu nó in dùm ra để truyền tay nhau khá rộng rãi nữa Cố lên thằng Nhà...Xí!.

Tớ thật sự cảm động về cái tin này . Càng cảm động hơn khi cả 2 ông đều nói :" Tất cả đều nhờ mày mới thoát khỏi cái cảnh u mê ù cạc cạc internet. Đúng là nhờ internet mà hôm nay cánh mình mới có chuyện để nói với nhau . Chả trách các nhà cầm quyền sợ internet hơn sợ bọn bành trướng Trung Quốc gấp nhiều lần. Internet muôn năm!"

Câu chuyện được tạm ngưng để bà xã chiêu đãi cho 3 anh già răng dỏm một bữa bún riêu nhai ít nuốt nhiều .

Qua câu chuyện tiến bộ vượt bậc của 2 vị tướng tá già , tớ xin được nhắn nhủ tới các vị tướng tá,các vị "trí ngủ", ngủ vịt, ngủ gà, ngủ vờ , ngủ thật hãy học tập họ mà làm quen với internet đi! Ở thời đại thông tin bùng nổ này ,chỉ có những kẻ mù hoặc giả vờ mù mới chịu quờ quạng, chống gậy đi theo lề bên phải . Hàng ngàn những trí thức thực sự gồm đủ thành phần trẻ , già , trai ,gái ,sở dĩ họ trở nên "không dễ bảo" ,càng ngày càng đông,càng nhiều.Chính nhờ Internet mà phân biệt được đâu là thật,đâu là giả, đâu là phải, là trái, là nói dối, là xuyên tạc, là nói láo,là cắt cúp ,là mị dân,là mị quan. Và họ đã quyết tâm tìm lí lẽ, chứng cớ để phản biện, bác bỏ những điều sai trái,phét lác,những sự coi thường trình độ của họ bằng những thứ lý luận ba xu.Và,chẳng cần một tổ chức,một ban chấp hành,chấp tỏi nào,họ gặp nhau trên mạng,để công bố những tư tưởng ,những phản biện của họ .Con số năm nay đông,vui hơn năm trước và sẽ còn đông lên gấp 100,gấp 1000 lần nữa.. Không thể nào 2 ông bạn già của tớ dám kí vào bản kiến nghị chống kế hoạch khai thác beauxit và gần đây ,kiến nghị đòi cách chức trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và bảo vệ trung tá Võ Minh Trí ,nếu họ không truy cập được những tài liệu động trời về vụ T4, Sáu xứ và các kiến nghị của các tướng Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Hoàng Minh Thảo ....không hề bao giờ được phổ biến trên những phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước.

Hãy vịn vào Internet để đứng thẳng lên.vận dụng trí óc và trái tim mình để thấy rõ mình là ai,đang đứng ở đâu?Ai là bạn?Ai là thù?

Phi Internet bất thành trí thức!

Còn nếu quý vị cứ an phận thủ thừờng, ngủ gà ,ngủ gật cho đến chết, đầu óc và trái tim không chịu hoạt động thì xin lỗi quý vị tôi xin gọi quý vị là ...."trí thức ăn", "trí thức ngủ", "trí thức điếc", "trí thức mù" để khỏi nói lại cái câu mà Mao Trạch Đông đã gọi trí thức là gì thì quý vị chắc cũng đã biết./.

(*)Để biết rõ các cụ đã "tiến bộ"ra sao,xin các bạn hãy gắng đọc entry "Gặp lại các cụ chến sỹ"....tớ viết năm ngoái. (tìm ở list entries)

- Vietnam in top ten of most dangerous places to surf Internet (VNN) BBC: Việt Nam ‘xếp thứ 7 về rủi ro mạng’

Thông báo của BQT diễn đàn X-Cafe về việc diễn đàn bị đột nhập

Thông báo của BQT diễn đàn X-Cafe về việc hacker thâm nhập vào máy chủ ngày 23/8/2010

Vào sáng ngày 23/8/2010 lúc 11:00 AM (Giờ Washington DC - hay 11:00 PM cùng ngày giờ VN), bọn hacker đã đột nhập được vào máy chủ của diễn đàn. Sau khi đột nhập vào máy chủ, chúng đã xoá đi toàn bộ website và dữ liệu của diễn đàn X-Cafe và Dân Luận, sau đó chúng đã đăng thông tin nhiễu trên trang chủ của diễn đàn. Ngoài ra chúng còn xoá hết các tài khoản trên máy chủ và dự đính đánh cắp thông tin và cơ sở dữ liệu.

Sau khi phát hiện ra trang chủ của server bị biến dạng, các thành viên của BQT X-Cafe đã mau chóng giành lại quyền kiểm soát máy chủ và ngăn chặn những bước phá hoại kế tiếp của hacker. Sau gần 5 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên hacker đã xâm nhập được vào máy chủ cũa diễn đàn và thực hiện các hành vi phá hoại kể trên.

Vì lý do an toàn, BQT quyết định cài đặt lại hoàn toàn hệ thống điều hành (OS) của máy chủ nhằm tránh những chương trình cài đặt do hacker để lại có thể ăn cấp thông tin của diễn đàn. Sau khi hoàn tất cài đặt hệ điều hành mới, tăng cường hệ thống bảo mật, và khôi phục lại cơ sở dữ liệu, hai diễn đàn X-Cafe và Dân Luận đã hoạt động lại bình thường vào ngày thứ Năm 27/8/2010.

Sau đợt tấn công đánh cắp dữ liệu lần trước của tin tặc vào tháng 3 2010, rút kinh nghiệm của X-Cafe phiên bản 1, phiên bản 2 của X-Cafe (ra đời vào tháng 4 2010) đã không lưu trữ IP address của thành viên khi đăng ký cũng như khi gởi bài. Ngoài email để đăng ký thì cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân không lưu giữ thêm các thông tin nào khác để tránh quá nhiều thông tin cá nhân có thể bị tin tặc ăn cắp như trước đây.

Nguyên nhân gây ra sự cố lần này là do một thành viên trong BQT đã bị cài lén một chương trình theo dõi quá trình gõ phím (keylogger), và chương trình này đã cho hacker có cơ hội đột nhập vào một máy tính của thành viên này. Từ máy tính này, hacker đã đánh cắp những thông tin quan trọng và dùng nó để thâm nhập vào máy chủ của diễn đàn thực hiện các thao tác phá hoại kể trên. Từ bài học trên đây, chúng tôi rút kinh nghiệm cho bản thân đó là càng phải cẩn thận hơn để bảo vệ cho chính mình trước những trò đánh lén này.

Chúng tôi chính thức lên án những hành vi phá hoại bỉ ổi này. Đây hoàn toàn là những hành vi phạm pháp và là một tội ác chống lại trào lưu chung của thế giới và nhân loại đó là bảo vệ các quyền tự do của con người mà mà tự do ngôn luận là một trong những quyền quan trọng.

Thay mặt Ban Quản Trị diễn đàn X-Cafe

tinman

CHÚ Ý
Nếu ai nhận được email với nội dung dưới đây, xin đừng mở tập tin đính kèm hoặc bấm vào đường link. BQT X-Cafe không hề gửi email này. Mọi thông báo từ BQT, BĐH của Diễn đàn X-Cafe không thực hiện qua email và chỉ đăng tải ở đây: http://www.x-cafevn.org/forum/forumdisplay.php?f=2.

Nội dung email giả mạo

Xin chào thành viên X-Cafe,Trong đợt tấn công ngày 23/08/2010 vừa qua, tin tặc lại ăn cắp được toàn bộ cơ sở dữ liệu thành viên. Vì lý do an toàn, đề nghị thành viên kiểm tra trong danh sách đính kèm trong mail bao gồm các thành viên mà chúng tôi có lưu thông tin và địa chỉ IP, nếu bạn có trong đó, hãy reset modem của mình để đổi ngay địa chỉ IP.Nếu bạn vẫn gặp vấn đề khi thay đổi địa chỉ IP, xin liên hệ với Ban Quản Trị diển đàn tại webmaster@www.x-cafevn.org

Chúc bạn thành công,
Ban Quản Trị Diễn Đàn X-Cafe

thongluan vẫn bị tấn công

- Trang Vitinfo bị ngừng hoạt động, ???

TÊN MIỀN

vitinfo.com.vn
Ngày đăng ký: 08-08-2001
Ngày kích hoạt : 08-08-2001
Ngày hết hạn : 19-09-2011
Tên đơn vị chủ quản : Tên miền tạm ngưng hoạt động, đang xử lý vi phạm
Tên giao dịch : Tên miền tạm ngưng hoạt động, đang xử lý vi phạm
Quản lý tại Nhà đăng ký: Công ty Cổ phần ứng dụng Công nghệ Toàn Cầu (GLTEC)
Máy chủ DNS chuyển giao: + ns1.dichvu-tenmien.com.vn
+ ns2.dichvu-tenmien.com.vn

#ENGLISH

Registration date : 08-08-2001
Creation date : 08-08-2001
Expiration date : 19-09-2011
Organization : Tên miền tạm ngưng hoạt động, đang xử lý vi phạm
Trade name : Tên miền tạm ngưng hoạt động, đang xử lý vi phạm
Current Registrar : Công ty Cổ phần ứng dụng Công nghệ Toàn Cầu (GLTEC)
DNS Server : + ns1.dichvu-tenmien.com.vn
+ ns2.dichvu-tenmien.com.vn

Liêu Thái - Nghĩ về chữ “tặc” – Quốc tặc (talawas)

Người đi biển thì sợ hải tặc, dân ở rừng thì ớn lạnh lâm tặc, người đồng bằng nổi gai ốc khi nghĩ tới chuyện đạo tặc ghé nhà, làm vợ thì xui bảy kiếp gặp phải đạo tặc phu, làm cha làm mẹ thì buồn chín kiếp sinh phải đạo tặc tử… làm dân thì buồn thiên thu nếu gặp phải đạo tặc quân – còn gọi là quân tặc! Chữ “tặc” đứng ở đâu cũng chỉ tổ gây nhiễu sự, rối loạn và dẫn đến hư hỏng, đổ nát…
Gần đây, người ta hay nhắc đến khái niệm “tin tặc” – chữ “tặc” thời kĩ thuật số. Loại tặc này gây hại cũng chẳng kém gì mấy loại tặc trên, chúng xuất hiện chỉ làm cho chủ nhân “ngôi nhà” mà nó ghé rơi vào khốn đốn, khốn nạn mà thôi, không hơn không kém!

Với những nông dân kiêng cữ, khi bị chuột phá lúa, người ta không dám gọi thẳng chuột vì sợ nó nghe được, nó sẽ phá bạo hơn, gây mất mùa, đói kém… Họ chuyển thành: nó, cái đó, ông đó, kẻ đó, ông Tí… để khỏi phải nhắc tới chữ chuột. Người đi rừng thì tránh gọi tên cọp mà nói trớ thành: ông ba mươi, ông, ông chúa rừng xanh, ông vằn, ông đó… để tránh chuyện nó nghe nhắc tên nó mà tìm đến xé xác, ăn thịt… Nói chung thì hệ quả của hai trường hợp tránh gọi đúng tên giữa chuột và cọp có khác nhau rất xa, và động cơ, bản chất cũng hoàn toàn khác nhau mặc dù mới nghe tưởng có nét giống, chí ít là giống về mục đích.
Trong thời hiện đại, không biết có phải những công dân mạng vì sợ nó gặm nhấm tàn bạo, vơ vét, phá phách tàn bạo hay sao mà người ta cũng nói tránh, thay vì người ta dùng chữ mạng-tặc hoặc chỉ đích danh kẻ xấu thì lại thay bằng chữ “kẻ lạ”. Thật ra chữ kẻ lạ nói lên được điều gì, và ý nghĩa của nó nằm ở đâu?
Có lẽ cũng nên nhắc đến chữ “tàu lạ” mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn hay dùng để chỉ tàu Trung Quốc vào xâm chiếm lãnh hải, bắt bớ, hành hung ngư dân Việt làm ăn lương thiện. Và sau đó tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc có bình luận rất kĩ về chữ này trên đài VOA và Tienve.org. Ở đây, nếu suy luận theo cách đơn giản nhất của nông dân Việt Nam thì rõ ràng cái cơ quan phát ra hai chữ này rất lo sợ trước sự xâm lấn của đối tượng, sợ nêu đúng tên nó sẽ xâm lấn tàn bạo hơn như đang thấy, như chuột cắn áo quần, ỉa vào hủ gạo, nồi cơm… Nhưng trong hướng suy luận khác thì chữ “lạ” mang hàm ý ngoài chuyện né tránh còn có cả chuyện sợ sệt, cả nể, cam chịu, khiếp đảm chẳng khác gì thần dân nhỏ nhoi sợ không dám gọi tên của nhà vua, thậm chí không dám gọi tên của cả các quan lại triều đình vì nếu gọi sẽ đắc tội, có thể bị chém... Tình trạng chính phủ Việt Nam tránh né gọi tên tàu Trung Quốc trong khi đã rõ thông tin mồn một đó là tàu Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam thì nên hiểu như thế nào cho đúng bản chất? Chính từ sự lớn tiếng của nhà nước Trung Quốc trong việc xác lập “chủ quyền” lãnh hải, các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và hàng loạt hành động càn quấy của họ cho đến việc mất nhiều diện tích đất liền dọc biên giới phía Bắc Việt Nam và sự im lặng đầy khiếp nhược của nhà nước Việt Nam sẽ nói thay, sẽ là câu trả lời chính xác nhất. Trường hợp này gợi nhắc chuyện gọi: ông ba mươi, ông vằn, ông đó, ông chúa rừng xanh… Chung qui là sợ mất xác, sợ chết khiếp!
Trở lại với chữ lạ, trong những ngày gần đây, Tienve.org có đưa ra thông báo:
Vào lúc 19 giờ 22 phút (UTC) ngày 20 tháng 8 năm 2010, kẻ lạ đã dùng phương tiện nào đó để “xoá bỏ” tên miền tienve.org. Tuy nhiên, nhờ cơ chế bảo vệ, tên miền tienve.org đã không bị xoá ngay lập tức mà được đưa vào chế độ “pending delete restorable”. MelbourneIT đã cho biết kẻ lạ hiện đang sử dụng địa chỉ email: tangzhanhua@gmail.com.
Ở đây, chữ lạ một lần nữa được nhắc đến với tâm thế hoàn toàn khác trước. Nếu chữ “kẻ lạ” ở phần trên được dùng với tâm lý khiếp nhược, lép vế thì chữ “kẻ lạ” được dùng ở phần này mang hai trạng thái tâm lý rất dễ nhận biết của người dùng: cẩn thận; khinh bỉ.
Vì sao cẩn thận? Vì đã xác định được chỗ trú ẩn, chỗ nấp của đối tượng, đã có bằng chứng về sự xâm phạm bất nhã, phi văn hóa nhưng rõ ràng ở đây đối tượng giấu mặt, không xuất đầu lộ diện như một hảo hớn mà chỉ chơi trò đánh lén. Ở đây, người bị đánh lén đã đề phòng ngay từ đầu nên cú đòn không đủ hiệu lực gây knock-uot, và người bị đánh lén còn kịp trở đòn, giật khăn che mặt của kẻ đánh lén và nhận biết hắn thuộc bang phái nào, ngụy trang ra sao… Nhưng rất tiếc người bị đánh lén vẫn chưa đưa được kẻ đánh lén ra pháp đình, hắn vẫn chưa khai nhận bang phái, kẻ đồng lõa, kẻ chủ mưu. Điều này bắt buộc cần có sự cẩn thận khi nói về kẻ đê tiện kia, không có cách nào khác là dùng chữ “kẻ lạ”. Và trong một nghĩa khác, “kẻ lạ” ở đây hàm ý sự giễu nhại, khinh bỉ đối tượng và khinh bỉ luôn cái cụm từ vốn được sử dụng mang tính dấm dúi, mờ ám và sợ hãi của kẻ đã dùng nó trước đây. Và kẻ lạ, đúng nghĩa của nó lại là kẻ đạo tặc. Trường hợp này gợi nhắc chuyện người nông dân ngại gọi đích danh chuột mà nói trớ: ông Tí, ông đó, nó… Chung qui cũng có nỗi sợ, nhưng mà là nỗi sợ của con người to lớn trước sự ranh ma, xảo quyệt và ưa làm chuyện lén lút của giống vật nhỏ bé có thể biến thành vật nuôi nếu thấy cần thiết…
Trở lại với chữ tặc, có thể nói chưa bao giờ tần số xuất hiện của chữ này lại dày đặc như bây giờ! Vào quán cà phê, nói chuyện một chút, lại nghe người ta nói về mức độ chặt phá rừng điên rồ của lâm tặc, từ cây lim, cây gụ, giáng hương mấy trăm năm tuổi cho đến cây lim vài tuổi đều bị cưa sạch, cây lớn thì lấy gỗ khối, cây nhỏ bán cho ngư dân làm sào cắm thuyền, cắm vó… Rồi còn chuyện mang máy cưa, máy xẻ, mở cả một trại cưa trong rừng, chặt phá gỗ, làm thành phẩm chở về đồng bằng. Việc này xảy ra cách trạm kiểm lâm chẳng bao xa, và nhìn vào trại kiểm lâm, vẫn thấy có thu hồi, nhưng mà vài chiếc xe cọc cạch hết đời, vài súc gỗ hạng bét, vài khúc củi mục tượng trưng, những thứ ấy giá trị còn thấp hơn cả những tấm ván bìa của các trại lâm tặc bỏ đi… Đó là chưa nói đến chuyện dùng máy bơm thủy lực phun xoáy vào sườn núi mà họ nghi là có vàng tạo thành từng bọng to tướng để lấy đất đãi vàng. Hậu quả sẽ diễn ra trong mùa mưa bão, khó mà lường, người dân bây giờ có thể chết dưới bàn tay lâm tặc, sơn tặc. Đó không phải là ví dụ, càng không phải chuyện đùa!
Do đâu mà đạo tặc lộng hành?
Vì chữ “tặc” đã trở thành một nếp nghĩ, đã ăn sâu vào máu thịt người Việt, kẻ thất nghiệp, đầu đường xó chợ thì trộm gà, trộm heo, trộm lư đồng, trộm bát nhang, trộm xe… Kẻ có phương tiện thì trộm rừng, trộm núi… Kẻ có võ trang thì trộm biển, cướp biển, kẻ có chức quyền thì trộm tài sản nhân dân, trộm chức vị, trộm quyền lực, trộm đất đai của tổ tiên, trộm tài nguyên thiên nhiên, thậm chí trộm cả những thông tin có liên quan đến chữ trộm nhằm che đậy, ém nhẹm bộ mặt trộm cắp của mình. Và việc ấy trở nên thường tình trên đất nước này. Và kết quả là một đất nước rơi vào nạn trộm cắp, dẫn đến quốc tặc!
Thêm một lần tienve.org, talawas.org, thongluan.org, danchimviet.org, x-café.org… đánh tiếng cảnh báo hoặc thông báo mình bị “kẻ lạ” đánh phá trong lúc này, cũng có nghĩa là thêm một lần cho bạn tin chắc, khỏi phải hoài nghi gì nữa… Tin chắc rằng mình đang sống trong một đất nước mang đại nạn quốc tặc. Điều này do đâu? Lại một câu hỏi và lại một câu trả lời… tự hiểu!
© 2010 Liêu Thái
© 2010 talawas

Lầu Năm Góc bị tấn công 'bầm dập' Đất Việt

Một cơ quan tình báo nước ngoài vừa thực hiện cuộc tấn công ảo nghiêm trọng nhất vào quân đội Mỹ mà cụ thể là hệ thống mạng của Bộ Quốc phòng.

Thông Báo: Dân Luận trở lại sau 3 ngày đóng cửa

Tqvn2004

Như nhiều độc giả đã biết, server của X-cafevn.org, và cũng là nơi đặt Dân Luận, đã bị tin tặc đột nhập và xóa bỏ dữ liệu, khiến hai trang này buộc phải đóng cửa trong ba ngày. Đến hôm nay, server đã được khôi phục và bước đầu quay trở lại hoạt động, tuy còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục.

Nhân đây Dân Luận xin chân thành cảm ơn đội ngũ kỹ thuật của X-cafevn.org, đặc biệt là bác The10net, vì các nỗ lực nhằm sớm khôi phục hai trang X-cafevn.org và Dân Luận, trong hoàn cảnh phải đối mặt với nhiều công việc cá nhân cần giải quyết. Đây không phải là lần đầu tiên, và có lẽ cũng chưa phải lần cuối cùng, các bác lao tâm khổ tứ mà không đòi hỏi dù chỉ một lời cảm ơn như thế này. Đó là những đóng góp không nhỏ của các bác để tin tức đa chiều tiếp tục tới được độc giả trong và ngoài nước mà chúng tôi xin ghi nhận.

Về phía tin tặc, không biết các anh sẽ lý giải ra sao về hành động tấn công những trang web chỉ cất tiếng nói phản biện ôn hòa như Dân Luận, Talawas, Minh Biện, Bauxite Việt Nam v.v...? Một xã hội muốn phát triển cần có phản biện, cần chấp nhận tranh luận. Nếu các anh nghĩ những gì Dân Luận nói là không đúng, chúng tôi sẵn sàng đón nhận những phản biện của phản biện từ các anh, để hai bên có thể hiểu nhau hơn, đồng thời giúp cho bên thứ ba, các độc giả, có cái nhìn đúng đắn hơn về một sự kiện cụ thể. Khi đọc cơ sở dữ liệu của Dân Luận, chắc các anh cũng thấy nhiều bài được đăng nằm trong mục "Chống diễn biến hòa bình" của báo Quân đội Nhân Dân. Thay vì đối thoại, các anh đã chọn phương pháp bịt miệng đối phương. Thay vì thuyết phục, các anh lại tìm cách gieo rắc sự sợ hãi và nghi ngờ, bằng cách tung thông tin cá nhân của các thành viên Dân Luận lên mạng. Điều đó chứng tỏ các anh không chứng minh được chúng tôi sai. Nó cho thấy các anh đang bối rối và sợ hãi trước sự lan truyền ngày càng rộng hơn của sự thật trên mạng Internet.

Đột nhập và phá hoại các trang web "lề trái" có thể giúp các anh trì hoãn được vài ba ngày, nhưng chắc chắn không thể đảo ngược được tiến trình tiến bộ của cả một dân tộc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chúng tôi giữ vững niềm tin rằng sự thật và chính nghĩa sẽ chiến thắng giả dối và bạo lực. Thời điểm mà các anh sẽ phải thừa nhận mình đã sai có lẽ cũng sắp tới rồi, hãy cùng chờ xem!

-3 Đầu, 6 Tay, và 1 Chủ Đích Bất Khả Thành Toàn KD

“Như đã hứa với cư dân mạng, chúng tôi đã quay trở lại, lợi hại hơn xưa!” Đó là một phần của thông điệp bôi xấu được đăng trên trang nhà của Dân Luận (danluan.org) vào sáng ngày 23 tháng 8, 2010. Tin tặc đã một lần nữa phát động một đợt tấn công có tính toán vào nhiều trang mạng và blog cổ súy dân chủ của người Việt đang thực thi quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được đảm bảo bởi Điều 69 của bản Hiến Pháp 1992 được thông qua bởi Quốc Hội. Các trang mạng khác như x-cafevn.org, thongluan.org, dcvonline.net, danchimviet.com, tienve.org, talawas.org, trangdenonline.com cùng vài trang blog cá nhân cũng đã phải gánh chịu số phận tương tự.

thông cáo bôi xấu trên trang x-cafevn.org

Chúng tôi đã trở lại, và lợi hại hơn trước

Chỉ trong khoảng thời gian vài ngày, máy chủ tên miền của các trang mạng được kể trên đã bị tin tặc xâm nhập hoặc để chuyển tải lượng truy cập sang nơi khác, hoặc để xóa bỏ tài liệu trên máy chủ và thay vào đó là thông điệp bôi xấu, hoặc để cài mã độc kích hoạt chức năng thăm dò các trang web độc hại của các hệ thống truy cập trên mạng nhẳm để các browser ngăn chặn người sử dụng truy cập các trang này. Trong cùng thời điểm này, một số các blog và trang tin tức khác đã dò được lượng truy cập gia tăng khác thường, biểu hiện của việc bị đánh phá theo phương cách từ chối dịch vụ DDoS.

Thông điệp cảnh báo từ phần mềm lướt mạng báo cáo trang mạng bị liệt vào loại “độc hại” vì hệ thống mạng thăm dò được mã độc từ trang mạng người sử dụng muốn truy cập.
(source: LinuxForu.com)

Bị tấn công nặng nhất là trang tienve.org, nơi hội tụ của nhiều văn nghệ sĩ tự do trong nước, khi tin tặc đã cố gắng xóa bỏ tên miền của trang này. Ban điều hành của tienve.org đã phổ biến một bản thông báo hôm thứ Sáu, 8/20, cho cư dân mạng biết về vụ tấn công và cho biết thêm rằng nhờ vào chức năng bảo vệ tên miền nên họ có thể tái chiếm quyền chủ quản tên miền và sẽ khôi phục lại trang nhà trong thời gian tới. Cũng trong bản thông báo này, công ty đăng ký tên miền của Tienve.org là Melbourne IT đã báo cáo rằng tin tặc đã sử dụng điện thư tangzhanhua@gmail.com để cướp tên miền.

bản thông báo của Tienve.org (source: FreeLeCongDinh Blog)

Các trường hợp nhẹ hơn trong đợt tấn công có tổ chức này bao gồm tấn công từ chối dịch vụ DDoS và xâm nhập để xóa bỏ một số bài liên quan đến những đề tài nhạy cảm. Theo trang blog FreeLeCongDinh trên Wordpress thì một số vụ tấn công được cho là có liên quan trực tiếp đến những bài được đăng về các đề tài nhạy cảm hướng vào việc phê bình các viên chức và cơ sở chính phủ. Điển hình như trường hợp trang mạng của GS Nguyễn Văn Tuấn (www.nguyenvantuan.net) đã có số lượng truy cập gia tăng “bất thường” làm tắc nghẽn việc truy cập vào trang này sau khi GS Tuấn đã đăng những bài viết về “liên minh bằng dỏm” của Đại Học Quốc Gia ở Hà Nội và chuyện đạo văn của Bộ Giáo Dục. GS Tuấn đã viết trên blog cá nhân của mình rằng “điều này đã khiến tôi trở nên chán nản và đang suy nghĩ có nên từ giã cuộc chơi.”

Trang blog FreeLeCongDinh cũng nói rằng trang của họ đã bị chặn tường lửa bởi 3 dịch vụ cung cấp mạng lớn nhất tại Việt Nam: VietTel, VNPT, và FPT. Điều này xảy ra ngay sau khi trang mạng này đã đăng tải loạt bài về vụ án mạng của một cựu tướng CA mà trong đó thủ phạm Vũ Kim Anh đã từng là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn, con trai của chủ tịch ĐCSVN ông Nông Đức Mạnh.

Hiện tại và quá khứ, thời điểm và cách thức

Điểm quan trọng nhất trong thông điệp bôi mặt được thấy trên trang nhà của Dân Luận và các trang tin khác là việc tin tặc công nhận rằng họ đã từng tấn công trang mạng này trước đây và đã cảnh báo với cư dân mạng về khả năng họ sẽ tấn công trở lại. Những tin tặc này đã lần đầu tiên xuất hiện và phá hoại cộng đồng mạng của những người đang thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến từ lúc nào và như thế nào?

Đợt tấn công đầu tiên diễn ra vào thời điểm cuối năm 2009 cho đến đầu năm nay, đúng vào lúc vị luật sư sáng giá của Việt Nam ông Lê Công Định và thương nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị xét xử với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” vì đã có những bài viết cổ súy dân chủ và đã gặp gỡ thành viên của các tổ chức ủng hộ dân chủ ở nước ngoài. Đợt tấn công tinh vi trước đây chủ yếu được phát động với phương thức tấn công từ chối dịch vụ DDoS nhắm vào phần lớn các trang mạng Việt ngữ đấu tranh ủng hộ tự do ngôn luận, tự do báo chí, và xã hội dân chủ. Các tin tặc đã điều động hàng nghìn máy điện toán bị nhiễm mã độc với IP có nguồn gốc từ Việt Nam như một mạng lưới robot cùng lúc truy cập vào mục tiêu tấn công nhằm làm tắc nghẽn lượng giao thông truy cập của đối tượng. Dân Luận và X-Café nằm trong danh sách các đối tượng bị tấn công với lượng truy cập lên đến 40 nghìn IP mà trong đó, 90% “phát xuất từ Việt Nam qua Cty cung cấp dịch vụ VietTel (của quân đội) và FPT”, phỏng theo báo cáo từ Dân Luận.

Trong đợt tấn công đầu tiên kéo dài có tổ chức này, các tin tặc cũng đã sử dụng các dữ liệu gửi kèm trong điện thư cùng đường truyền mạng để gài gia chủ và admin của các trang mạng nhấn vào để kích hoạt việc tải mã độc vào máy để rồi mã độc này sẽ đánh cắp mật mã của các máy chủ tên miền và các hộp thư. Đứng đầu danh sách các trang mạng bị đánh phá trong đợt tấn công đầu tiên này là trang mạng Bauxitevietnam.info, một trang mạng chuyên phân tích các v/đ vây quanh đề tài khai thác quặng bauxite tại Việt Nam được phê duyệt bởi TT Nguyễn Tấn Dũng, đã từng bị đánh cắp và tái đăng ký tên miền.

Và rồi đến chuyện... ai

Vào tháng Ba năm nay, Google đã công bố chi tiết về một đợt tấn công mã độc nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Theo lời của ông Neel Mehta, nhân viên thuộc ban an ninh kỹ thuật của Google, thì “mã độc này nhằm để nhắm vào các máy tính của người Việt trên thế giới. Đặc biệt nhất là những vụ tấn công này đã cố gắng để đè bẹp các tiếng nói chống lại nổ lực khai thác quặng bauxite tại Việt Nam, một đề tài quan trọng và dễ gây xúc cảm tại Việt Nam.” Công ty sản xuất phần mềm chống virus của Hoa Kỳ, McAfee, cũng đã xác nhận rằng mã độc này đã được cài vào phần mềm đánh tiếng Việt VPSKeys do Hội Chuyên Gia Việt Nam chế tạo. HCGVN ngay sau xác nhận của McAfee cũng đã tuyên bố rằng trang truy cập của họ bị đột nhập và kẻ gian đã đánh tráo phần mềm thiết lập nhu liệu đánh chữ tiếng Việt của họ với một copy khác có chứa mã độc.

Song song với đợt đàn áp và bắt bớ nhiều blogger và nhà văn diễn ra sau đó vào tháng Năm, Tổ Chức Nhân Quyền HRW đã đăng tải một bản tin trên trang nhà của họ kêu gọi Việt Nam hãy ngưng ngay chiến dịch tấn công các nhà phê bình trên mạng. Danh sách nối dài phía dưới bản tin này bao gồm nhiều người từ nhiều tầng lớp và nghề nghiệp khác nhau từ các nhà đấu tranh dân chủ như LS Lê Công Định cho đến các cây bút như Trần Khải Thanh Thủy đến những blogger như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh MeNam) và Bùi Thanh Hiếu (bút danh NguoiBuonGio).

Mặc dù chính quyền nhà nước Việt Nam đã bác bỏ mọi dính líu đến những vụ tấn công đó, họ đã không có động thái rõ ràng nào nhằm để điều tra xem ai là những kẻ đã chà đạp các quyền căn bản của người dân Việt Nam, những quyền căn bản được đảm bảo bởi HP. Lời phủ nhận của chính quyền Việt Nam đã không giảm thiểu được mối nghi ngờ nhiều người đang có vì những vụ tấn công này trực tiếp đem lợi ích đến với chủ đích ngăn chặn thông tin và tin tức về những đề tài mà chính quyền Việt Nam xem là “nhạy cảm”. Mối hoài nghi càng gia tăng thêm sau khi trung tướng Vũ Hải Triều, phó Tổng Cục Trưởng của Tổng Cục An Ninh II thuộc Bộ Công An, trong một cuộc họp báo quốc gia ngày 5 tháng 5 đã tự hào khoe rằng bộ phận kỹ thuật của “ta” đã “phá sập 300 báo mạng và trang blog cá nhân xấu.” Lẽ tất nhiên, những trang mạng “xấu” này có thể là các trang phi chính trị xã hội. Nhưng Bộ Công An đã không công bố danh sách nào về các trang mạng bị đánh sập này và đồng thời cũng im lặng không giải thích gì lời tuyên bố của trung tướng Vũ Hải Triều. Tại sao Bộ Công An đã không màng cho biết thêm chi tiết gì về các trang mạng bị đánh phá để có thể đánh tan mối hoài nghi về việc chính quyền Việt Nam có liên can đến việc tin tặc đánh phá các trang mạng? Có lẽ vì họ không có lý do để cảm thấy cần phải làm gì. Các cơ quan truyền thông trong nước, lên đến hàng trăm, với phóng viên có mặt ở buổi họp báo đã không bao giờ đề cập đến lời tuyên bố này của trung tướng Vũ Hải Triều trong các bản tin của họ. Ai đó cũng dễ dàng cho rằng những trang mạng xấu mà trung tướng Triều đề cập đến có thể chỉ là những trang mạng có nội dung đồi trụy. Nhưng một danh sách 300 trang mạng đồi trụy nhỏ nhen sẽ không xứng đáng để đem tự hào đến cho một ban kỹ thuật an ninh tầm vóc quốc gia trước một buổi họp báo lớn như thế, nhất là khi có nhiều trang mạng đồi trụy khác vẫn còn đang hoạt động.

Với những gì đã xảy ra lúc trước, thêm vào lời tuyên bố hùng hồn về việc tái xuất hiện của các tin tặc trong đợt đánh phá đang diễn ra hiện nay, có lý do gì để người ta không hoài nghi rằng đảng cầm quyền của Việt Nam đang dính líu đến hành động kém văn hóa đang tái diễn nhằm ngăn chặn quyền tự do ngôn luận?

Ba đầu, sáu tay

“Ba đầu, sáu tay” là một câu nói người Việt thường dùng để diễn tả một người rất giỏi trong việc hoàn tất các nhiệm vụ khó khăn hoặc mâu thuẫn với nhau. Trong trường hợp này, rất có thể đây không phải là một người mà là một nhóm người, một tổ chức. Các tin tặc đã chứng minh rằng họ rất có năng lực đối với nhiệm vụ của mình. Đó là, bịt miệng tiếng nói tự do ngôn luận và tự do báo chí. Không những họ đã giữ lời hứa trở lại với cư dân mạng, họ đã tái xuất hiện một cách rất năng động.


Một thông báo bôi xấu từ trang nhà của TrangDenOnline.com. (nguồn: Nguoi Viet Online)

Các tin tặc không những nhắm vào các trang Việt ngữ cổ súy dân chủ và xã hội chính trị đa nguyên tại Việt Nam, mà họ còn nhắm vào các trang mạng phê bình những sai lầm của viên chức hoặc cơ sở chính quyền cũng như những trang mạng thường đặt câu hỏi đối với những quyết định của chính quyền hoặc đối với những đoàn thể có chính quyền chống lưng. Họ cũng đã thành công một cách nhiệm màu trong việc hạ tường lửa nhà nước dựng lên đối với các mục tiêu tấn công ngay trước khi khởi động cuộc tấn công. Như bạn đọc Phan Thanh đã góp ý trong bản thông cáo của BBT Dân Luận trên trang BlogSpot của họ, bạn Thanh đã phát hiện tường lửa của trang danluan.org được gỡ xuống 1 tuần trước khi việc tấn công xảy ra và giờ thì anh ta đã hiểu “thì ra chính quyền nới firewall là để bọn tin tặc nó dễ thao tác.” Bạn Thanh đoán rằng “nếu bọn chúng ko thể hack thì bước tiếp theo là tiếp tục tấn công tràn dịch vụ DDoS như lần trước.” Trong khoảng thời gian dưới 1 tuần lễ, con số các trang báo mạng và blog cá nhân Việt ngữ bị tấn công đã hơn cả chục trang.

Thôi thì hãy chiếm tiên phong trước trung tướng Vũ Hải Triều và khen ngợi các “tin tặc yêu nước”, từ ngữ mà một vài người Việt ủng hộ nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng để gọi các tin tặc, trước các thành tích họ gặt hái được trong những ngày qua và trong những ngày tới. Nhân tiện, cũng đừng loại ra khả năng những tin tặc này thật ra là người Tàu như họ đã cố gắng chứng minh bằng cách để lại địa chỉ điện thư dùng để tấn công với tên gọi tiếng Tàu. Sự kiện hợp tác thao diễn quân sự vô tiền lệ trên biển Đông giữa phía Việt Nam và Hoa Kỳ vừa xảy ra gần đây cộng với lời cảnh báo từ phía Trung Quốc rằng Việt Nam “đang đùa với lửa” xem ra cũng đủ chính đáng để sử dụng nếu chính quyền Việt Nam một lần nữa muốn bác bỏ những cáo buộc rằng họ có liên quan đến việc tin tặc thao tác hiện nay. Nhưng nếu là vậy thì chẳng có gì để người Việt có thể gọi hành động phá hoại kém văn minh này là “yêu nước” hay “anh hùng” cả.

Chủ đích bất khả thành toàn

Mặc dù qua nhiều năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền văn hóa trật-tự-pháp-luật-xã-hội đem đến bởi Khổng giáo, đòi hỏi người dân phải phục tùng nhà cầm quyền, người dân Việt Nam vẫn biết cố gắng thực thi các quyền căn bản con người của thế giới hiện đại và tìm nhiều cách để lên tiếng trước những bất công. Phong trào dân báo đã lan rộng trên mạng Internet trong những năm gần đây. Con số các trang báo mạng và blog cá nhân đang gia tăng, cung cấp tin tức và hình ảnh về nhiếu đề tài và sự kiện, kể cả những đề tài và sự kiện các cơ quan truyền thông trong nước không được phép đăng tải và bình luận. Ngày càng nhiều, người Việt trong nước tìm cách để vượt tường lửa, truy cập vào các trang mạng được xem là “có ý đồ xấu”. Ngày càng nhiều, họ bắt đầu tham gia các cuộc tranh luận và phát biểu quan điểm của mình về những vấn đề xã hội đang xảy ra. Và chính những trang mạng nói về các đề tài mà báo chí truyền thông quốc nội không được đề cập đến là những mục tiêu đang bị tin tặc tấn công hiện nay. Đó là những trang nói về việc hai thường dân bị lực lượng công an bắn chết và một thường dân bị công an đánh chết trong vụ tranh chấp đất đai giáo xứ Cồn Dầu; những trang mạng tranh luận về những vấn đề xã hội như giá trị của hệ thống giáo dục hiện nay, về bẳng giả, về các đề tài tầm vóc quốc gia như khai thác bauxite, và về các đề tài kinh tế như sự sụp đổ của Cty đóng tàu viễn dương Vinashin. Đó là những trang đem tiếng nói yêu nước của thanh niên Việt Nam đến với thế giới qua việc đăng tải hình ảnh của những nét vẽ và biểu ngữ với 6 chữ HS.TS.VN; những trang đăng tải tin tức về những cái chết bí ẩn của người dân tại trụ sở CA sau khi được mời về làm việc vì vi phạm luật lệ giao thông hay vì lý do nào đó.

Các tin tặc thật ra đã làm rất tốt đối với nhiệm vụ của mình; nhưng, những nhiệm vụ này đang hướng đến một chủ đích bất khả thành toàn. Lịch sử đầy dẫy những trường hợp tương tự khi thế lực nắm quyền thất bại trong việc trừ khử những tiếng nói khác biệt: Đế chế La Mã đã thất bại trong nguyện vọng xóa đi những lời dạy của Chúa Giêsu; Giáo Hội Công Giáo đã thất bại trong nguyện vọng trừ khử những tiếng nói, quan điểm khác biệt; các thành phần nắm quyền của thành Athen năm xưa đã thất bại trong nguyện vọng ngăn chặn tư tưởng Socrates “làm hư hỏng đầu óc thanh thiếu niên và gia tăng lòng bất kính đối với tín ngưỡng”, v.v... Nói tóm lại, tồn tại theo thời gian không phải những tiếng nói tốt hay xấu cho nhà cầm quyền đương thời, mà là những tiếng nói mà người ta muốn nghe: đó là tiếng nói của lý lẽ và sự thật.

Người dân Việt Nam hiện nay mong mỏi được truy cập những thông tin không bị ngăn chặn, kiểm duyệt, họ mong mỏi có được quyền tự do bày tỏ chính kiến người ta đã hứa hẹn cho họ nhưng họ chưa bao giờ có được một cách trọn vẹn. Khát vọng tiếp cận sự thật và bày tỏ quan điểm của mình đã bám rễ trong mơ ước của họ, và những gốc rễ này sẽ còn mãi ở lại.

Các trang báo mạng bị đánh sập rồi sẽ hồi phục, các trang tin tức và blog cá nhân mới sẽ mọc lên, và càng có nhiều người để ý và quan tâm đến hành động đàn áp tự do ngôn luận kém văn minh mãi tái diễn này. Thành quả mà các tin tặc gặt hái được hôm nay chỉ là biện pháp tạm thời cho một nỗi lo sợ mãi tiếp diễn đối với những lời nói; những lời nói sẽ không ai có thể dập tắt được. Trên đường dài, thành quả này sẽ gây ảnh hưởng xấu nhiều hơn tốt.

Còn đối với chính quyền nhà nước Việt Nam, bất kể là họ có dính líu đến những vụ tấn công mạng này hay không, đợt tấn công tái diễn này đem đến nhiều hữu ích trước mắt đối với họ. Bằng cách không làm gì cả để đối phó với tin tặc và đồng thời lại có động thái tạo tiện lợi cho tin tặc hoành hành, thể diện của họ [chính quyền Việt Nam] trước thế giới sẽ ngày càng u ám hơn. Trong thời đại thông tin toàn cầu này, nuôi dưỡng hoạt động của tin tặc sẽ không giúp ích gì được cho chủ đích đập tan tiếng nói đối lập. Hoạt động của tin tặc chỉ có thể khiến chính quyền Việt Nam có vẻ yếu hơn trong tầm nhìn của mọi người.

Trong kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Công An Nhân Dân, nhà nước CS của Việt Nam nên làm những gì đó tốt hơn là khuyến khích các lực lượng an ninh đối xử với những người bất đồng chính kiến như tội phạm và thờ ơ với những hoạt động tin tặc nhắm vào những trang mạng của các nhà phê bình. Việc làm này, cộng với giá tiền tệ đang suy giảm và biểu hiện kinh tế thấp kém hiện nay, sẽ là lực đẩy khiến họ tiến nhanh về cuối điểm mà ở đó, lòng tin nơi người dân đã hoàn toàn vắng bóng.

KD
8/25/10

________________
các bài tham khảo:

Tin tặc tấn công vào nền dân chủ (VOA- NHQ)-hic, bây giờ lại có một khái niệm mới : "Nhà Nước tặc", úi giời !

Vụ tin tặc là 'phạm pháp' BBC

Một đại diện của trang Dân Luận và diễn đàn mạng X-cafevn nói với BBC về thiệt hại của Bấm vụ tin tặc mới nhất và cho rằng các vụ tấn công đó sẽ phản tác dụng vì thiếu tính chính danh.

Anh Nguyễn Công Huân, người phụ trách bài vở và hỗ trợ kỹ thuật cho Bấm Dân Luận và trợ giúp kỹ thuật cho X-cafe nói dù không xác định được tin tặc đến từ đâu, nhóm tấn công "không có lập trường thuyết phục để bảo vệ cho hành động vi phạm pháp luật và đạo đức".

Trả lời phỏng vấn qua email từ Đan Mạch, trước hết, anh Huân cho hay về vụ tin tặc tấn công mới nhất và thiệt hại cũng như việc phục hồi mất bao nhiêu thời gian:

Nguyễn Công Huân: Đây là lần thứ hai Dân Luận và X-cafevn.org bị tin tặc tấn công bằng cách đột nhập vào server, lấy trộm và xóa dữ liệu. Lần thứ nhất là vào ngày 28/2 đầu năm nay, trong khi cả hai trang web này đang trong tình trạng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nặng nề. Thiệt hại lần đầu liên quan đến cơ sở dữ liệu bị đánh cắp, và sau đó tin tặc đã công bố công khai địa chỉ email và IP của thành viên lên mạng. Lần thứ hai là vào ngày 23/8 vừa rồi, tin tặc đột nhập lấy trộm cơ sở dữ liệu, sau đó xóa thông tin trên server. Rất may là cả hai trang đều sao lưu cơ sở dữ liệu thường xuyên, và có thể khôi phục lại dữ liệu cho đến ngày 22/8/2010. Tuy nhiên, việc khôi phục cũng có thể kéo dài từ ba ngày đến một tuần, bởi đội kỹ thuật sẽ cài lại toàn bộ hệ điều hành cùng các phần mềm, tránh backdoor do tin tặc để lại.

BBC: So với lần trước gần nhất đây, vụ tin tặc này có gì nghiêm trọng hơn?

Chúng tôi không dám kết luận tin tặc là ai, nhưng rõ ràng họ không muốn độc giả đọc những thông tin đa chiều từ Dân Luận và các trang lề trái khác

Nguyễn Công Huân

Nguyễn Công Huân: So với lần trước, lần này tin tặc chiếm được quyền kiểm soát lớn hơn trên server, và có nhiều khả năng là họ đã tải xuống thành công cơ sở dữ liệu của hai trang. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm lần trước, cả Dân Luận và X-cafevn.org đã tắt tính năng lưu lại địa chỉ IP của thành viên, và khuyến cáo thành viên sử dụng địa chỉ email không chính thức để đăng ký, nên hy vọng rằng tác hại của việc công bố công khai cơ sở dữ liệu không nặng bằng lần trước.

BBC: Các bạn nghĩ sao về chuyện X-Cafe có thành viên tại VN nên bị lộ chi tiết kỹ thuật? Có tin nói việc bảo mật của các trang web hải ngoại còn nhiều vấn đề như hệ thống bảo vệ nhỏ và yếu, về nhân sự có thể có 'nội gián' lọt vào nên thường bị đánh phá, với X-Cafe thì việc này thế nào?

Nguyễn Công Huân: Tuy Dân Luận và X-cafevn.org đều có thành viên tại Việt Nam, nhưng quyền quản trị chỉ được trao cho những người tín nhiệm sống ở nước ngoài, do đó dù thành viên trong nước có bị áp lực hoặc là 'nội gián', thì cũng không có đủ thẩm quyền để bắt đầu cuộc tấn công vào server. Theo tôi, đội ngũ kỹ thuật X-cafe đều là những người có thể tin cậy được, bởi chúng tôi đã làm việc với nhau nhiều năm và từ những lúc diễn đàn còn chưa mấy ai biết đến, đã gặp nhiều vấn đề khó khăn mà nếu không có sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ thuật thì X-cafe đã đóng cửa từ lâu.

BBC: Tôn chỉ của trang X-Cafe là gì và theo các bạn thì vì sao tin tặc tấn công, có biết rõ họ là ai và họ muốn gì?

Nguyễn Công Huân: Chúng tôi không dám kết luận tin tặc là ai, nhưng rõ ràng họ không muốn độc giả đọc những thông tin đa chiều từ Dân Luận và các trang lề trái khác. Bằng cách tấn công vào server và công bố thông tin nửa đúng nửa sai lên mạng Internet, có lẽ họ muốn dấy lên sự sợ hãi và ngờ vực trong lòng độc giả đối với Dân Luận và X-cafe. Nhưng chúng tôi tin rằng cách làm của họ sẽ phản tác dụng, bởi họ không có chính danh, không có một lập trường thuyết phục nào để bảo vệ cho hành động vi phạm pháp luật cũng như đạo đức của họ.

Đợt tin tặc mới nhằm các wesbite hải ngoại

Trang TalawasĐây không phải là đợt phá hoại đầu tiên của tin tặc

Một loạt các website bằng tiếng Việt với nội dung chỉ trích chính quyền trong nước thông báo vừa bị tin tặc đột nhập máy chủ và xóa dữ liệu.

Thông báo của ban quản trị hai diễn đàn X-cafevn và Dân Luận viết: "Vào lúc chiều tối ngày 23/08/2010, tin tặc đã đột nhập vào server X-cafevn.org, và cũng là server của Dân Luận, xóa toàn bộ thông tin trên server, rồi đưa một thông báo deface".

Hai diễn đàn đông người truy cập này đã một lần bị tin tặc dùng thủ thuật từ chối dịch vụ (DDoS) làm cho tê liệt hồi tháng 1/2010.

Lý do của đợt tấn công hồi tháng 1, theo nhận định của ban quản trị hai diễn đàn, là "trùng vào thời điểm chính quyền Việt Nam xét xử bốn nhà bất đồng chính kiến: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long về tội Hoạt động lật đổ chính quyền".

Tuy nhiên đợt tấn công mới nhất này dường như không đi kèm sự kiện chính trị nào ở trong nước.

Ban quản trị hai diễn đàn trên nói "không hiểu sao tin tặc làm như vậy" nhưng hứa sẽ quay trở lại hoạt động sớm.

Nhạy cảm chính trị

Tương tự, trang web Talawas cũng đã bị tin tặc đột nhập máy chủ vào chiều 23/08.

Thông báo của quản trị trang này cho hay đã giành lại quyền kiểm soát máy chủ sau hai tiếng đồng hồ và hiện đang tẩy trùng cũng như tìm cách khôi phục các dữ liệu.

Tuy nhiên việc tin tặc đột nhập được vào máy chủ đồng nghĩa nguy cơ bị tấn công trở lại rất cao.

Các trang web bất đồng chính kiến với trong nước khác như Thông Luận, Đàn Chim Việt và Tiền Vệ cũng bị đã tin tặc.

Hồi tháng Ba, bộ phận an ninh mạng của tập đoàn Google cho hay đã phát hiện ra chiến dịch tấn công các trang web nhạy cảm chính trị bằng tiếng Việt.

Hãng bảo mật McAfee trong khi đó cáo giác tin tặc có thể có liên hệ với chính phủ Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam sau đã lên tiếng bác bỏ cáo giác của Google và gọi đó là không có cơ sở .

Google còn nói tin tặc đã phát tán phần mềm ác tính (malware) qua phần mềm dùng để đánh font chữ tiếng Việt hoặc phần mềm khác để theo dõi người dùng máy tính hoặc tạo lỗi DDoS.

--------------

Thứ ba, ngày 24 tháng tám năm 2010

Thông báo về việc tin tặc tấn công trang talawas ngày 23/8/2010

Vào khoảng 18 giờ chiều (giờ GMT + 1) ngày 23/8/2010, tin tặc đã đột nhập được vào máy chủ của talawas và treo thông tin giả như thường lệ về việc talawas đã ngừng hoạt động. Hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã giành lại quyền kiểm soát máy chủ và hiện đang tẩy trùng cũng như tìm cách khôi phục các dữ liệu đã bị tin tặc xóa bỏ. Cũng trong ngày hôm nay, tin tặc tấn công các trang X-Cafevn, Dân Luận và Đàn Chim Việt, và để lại cùng một loại dấu tay trên các trang này. Trước đó, nạn nhân là các trang Tiền Vệ, Thông Luận và một số Blog khác. Đây không phải là đợt khủng bố mạng đầu tiên đối với các trang mạng tiếng Việt cổ xúy tự do ngôn luận, và chắc chắn không phải là đợt cuối cùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những điều cần làm: Chấn chỉnh kĩ thuật, hạn chế thiệt hại, rút thêm nhiều kinh nghiệm, và trở lại với độc giả trong thời gian tới. Tạm thời, chúng tôi sử dụng hình thức nhanh gọn này để đăng tải bài mới và giữ liên lạc với độc giả. Bài vở trên talawas vẫn tiếp tục được đăng đúng như kế hoạch đã thông báo cho các tác giả. Hẹn gặp lại bạn trên trang nhà quen thuộc.

talawas

Tự do ngôn luận như là một quyền hạn không thể bị tước đoạt

Trong vòng chưa đến 72 tiếng đồng hồ, một loạt websites tên tuổi ở hải ngoại bị bọn tin tặc giấu mặt đánh sập. Không cần phải bỏ công suy nghĩ cũng nhìn thấy được đây là một chiến dịch đã được hoạch định chu đáo bởi một thế lực đen tối mà mục tiêu không gì khác hơn là nhằm bịt miệng những tiếng nói độc lập của người Việt trong và ngoài nước. Những tiếng nói độc lập này, được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin toàn cầu xuyên qua các website Tiền vệ, talawas, Thông Luận, Đàn Chim Việt, Xcafe, Dân luận, v.v… nhất định đã khiến bọn cầm đầu cái thế lực đen tối nói trên nhức nhối đến độ không chịu đựng được. Cho nên mới có vụ đánh phá hàng loạt các mạng này một cách rất dại dột, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, ngu xuẩn và trẻ con.

Không thể chối cãi là bọn tin tặc rất nhuần nhuyễn trong việc xâm nhập và cấy “trojan” vào các website “phản động,” nhưng chỉ riêng khả năng kỹ thuật không đủ để biến một người hay một nhóm người trở nên thông minh. Trái lại, hành động phá hoại nhằm bịt miệng vừa qua chỉ có thể mang lại hậu quả xấu cho bọn chủ mưu, bởi vì nó biến bọn chúng thành mối đe dọa cho điều mà tất cả những người quý trọng tiếng nói độc lập của mình và của người khác luôn gìn giữ, bảo vệ đến cùng: tự do ngôn luận.

Tạp chí Da Màu ngay từ lúc chào đời cách đây đúng 4 năm, luôn trân trọng tiếng nói độc lập của chính mình cũng như của các diễn đàn văn hóa khác. Trong khi cách tiếp cận vấn đề cũng như quan điểm về một số sự kiện có thể khác nhau, Da Màu và các diễn đàn bạn sẽ luôn luôn có một giọng nói chung khi cần thiết phải lên tiếng để bảo vệ tự do ngôn luận, điều không phải là một đặc ân mà là một quyền hạn không thể bị tước đoạt.

Tiếp tục sử dụng tin tặc với mục đích dập tắt những tiếng nói độc lập là một hành động ngu xuẩn và tuyệt vọng.

23.08.2010
BBT Da Màu

Tấn công những trang web này đồng nghĩa với tấn công tất cả chúng taDân Làm Báo

Danlambao.com – Trong suốt những năm qua, những tên gọi Talawas, Dân Luận, X-Cafe, Đàn Chim Việt, Thông Luận, Tiền Vệ đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Các trang nhà điện tử này đã là buổi điểm tâm không thể thiếu của nhiều người dân Hà Nội, là những giờ nghĩ trưa tìm lên mạng của nhiều người dân Sài Gòn, là những đêm hôm khuya khoắt các bạn trẻ tìm đến nhau qua những phản hồi, là chốn tìm đến của những người dân Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh,… muốn biết những gì đang thực sự xảy ra ngay nơi chính mình ở.

Ở đó, qua thông tin, bình luận, trao đổi chúng ta mỗi người tự đi tìm sự thật, tự khai mở những góc nhìn khác nhau về đất nước, con người và tương lai Việt Nam.

Ở đó, chúng ta đồng ý, bất đồng, tiếp lời, phản ý nhưng đều chấp nhận, đồng thuận và trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm sống lại ngọn đuốc tự do thông tin, tự do ngôn luận vốn đã từ lâu bị thổi tắt trên đất nước này một cách có hệ thống.

Ở đó, chúng ta đã thực tập sinh hoạt trong nề nếp của một xã hội dân chủ, đa nguyên, đa chiều, đa dạng, dù là ảo nhưng đã toát lên được tinh thần độc lập, bình đẳng, tự do và dân chủ của hàng trăm nghìn bạn đọc với những tư duy khác nhau đang sống trên khắp nẻo đường đất nước cùng hội tụ về qua phương tiện tuyệt vời của mạng lưới điện toán toàn cầu.

Vì thế, chúng ta là một phần của Talawas, X-cafe, Dân Luận, của Đàn Chim Việt, Thông Luận, Tiền Vệ.. nơi mà cả một hệ thống với những con người máy, vô cảm, nhắm mắt theo lệnh cấp trên, ngày đêm rình rập để phá rối, phá hoại, tấn công và đánh sập.

Không phải chỉ đơn giản một trang nhà bị tấn công. Chính mỗi người chúng ta, những bạn đọc, những người dân đang bị tấn công. Chính chúng ta đang bị bịt mồm, bịt mắt, bịt tai. Chính chúng ta đang bị cướp mất cơ hội tìm hiểu, trình bày, góp ý, phê bình, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng sự quan tâm, trí tuệ và lòng nhiệt thành của chúng ta mà những trang nhà thông tin này đã tạo một diễn đàn chung cho tất cả.

Những người như chị Phạm Thị Hoài, anh Diên Vỹ và những người quản trị những trang web này cũng giống như mỗi chúng ta, hằng ngày phải chu toàn trách nhiệm gia đình, việc làm, cơm áo. Nhưng họ đã miệt mài bao năm tháng để góp phần nuôi dưỡng, phát triển thế giới thông tin đa chiều trên đất nước mà mọi thứ, mọi điều đều phải tuân theo một lề bên phải nhưng thật ra lại vô cùng trái. Một bài viết, một nhận định, một thông tin khởi đi từ bàn tính cá nhân của họ, chỉ sau một nút bấm đi, đã đến ngay trước mặt chúng ta, đã đi sâu vào óc não của mỗi người, đã để lại ít nhiều dấu ấn cho nhận thức trong ta. Còn về phía chúng ta? một câu phản hồi, một nhận định của một bạn đọc ở Thái Hà, chỉ sau một nút bấm gửi đi, đã hiển thị trước mắt một sinh viên tại tp Hồ Chí Minh, một bác lớn tuổi ở Paris, một công nhân đang lao động tại Hàn… Một tấm hình, một video clip người dân biểu tình ở Bắc Giang, chỉ sau một thao tác con chuột của một người bạn trẻ nơi đây, đã đến với những trang web/blog lề trái để từ đó tuôn tràn khắp nẻo đường, hẻm hóc của đất nước và dừng lại trước mặt mỗi người chúng ta.

Từ mỗi người chủ trương/quản trị, từ mỗi bạn đọc/chúng ta, từng giọt nước nhỏ xuống đại dương thông tin đã lan tràn khắp chốn một cách kỳ diệu. Tất cả đã trở thành một khối từ người làm web, từ chính trang web và từ những người đọc web. Tất cả là một. Tấn công những trang web này, đồng nghĩa với tấn công tất cả chúng ta.

Hãy nhớ đến những cái chết của em bé Nghi Sơn, của anh Cồn Dầu… nếu không có đại dương thông tin này, tất cả sẽ rơi vào im lặng và là những cái chết tức tưởi vốn đã oan khiên. Hãy nhớ đến vụ án Hiệu trưởng, Chủ tịch mua dâm và những nạn nhân nữ sinh vẫn đang trong vòng tù ngục… nếu không có đại dương thông tin này, tội ác vẫn bị dấu kín và vì thế càng gia tăng. Hãy nhớ đến dự án vĩ cuồng cao tốc, nếu không có đại dương thông tin này, đất nước chúng ta đã để lại một núi nợ khổng lồ cho chính con cháu chúng ta. Hãy nhớ đến những con tàu “lạ” đâm chìm ngư phủ Việt, những rừng đầu nguồn, những biên giới cột mốc, những căn cứ trên hải đảo Việt Nam mang lá cờ đỏ năm sao…, nếu không có đại dương thông tin này thì ngày hôm nay đất nước này cũng đã trở thành một nước “lạ”. Hãy nhớ những bằng giả, trường dỏm, những công trình rút ruột, những “nghìn năm Thăng Long”…, nếu không có đại dương thông tin này thì đừng mong nói đến chuyện làm trong làm sạch những kẻ lãnh đạo đất nước để có thể “sống, chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”.

Chính những trang web đã bị đánh phá, chính thông tin của lẽ phải đi bên lề trái, chính tất cả chúng ta đã góp phần vào những tiến bộ nói trên của đất nước. Chính tất cả chúng ta đã đại diện cho sự thật và chính nghĩa. Tất cả là một. Tấn công Talawas, Dân Luận, X-Cafe, Đàn Chim Việt, Thông Luận, Tiền Vệ là tấn công tất cả chúng ta, là tấn công những giá trị mà đất nước, dân tộc này đang ra sức vươn tay nắm bắt.

Nạn nhân mới nhất: Mạng Đàn Chim Việt bị tin tặc tấn công lần nữa Ban Biên Tập

Phóng ảnh trang chính của mạng Đàn Chim Việt www.danchimviet.com

8:35PM 23.08.2010 giờ California – Hoa Kỳ (GMT –8)

danchimviet

Thông báo về việc tin tặc tấn công trang talawas ngày 23/8/2010 BBT Talawas

Trích từ trang nhà tạm thời của talawas: http://www.talawas .org

Thông báo về việc tin tặc tấn công trang talawas ngày 23/8/2010

Vào khoảng 18 giờ chiều (giờ GMT + 1) ngày 23/8/2010, tin tặc đã đột nhập được vào máy chủ của talawas và treo thông tin giả như thường lệ về việc talawas đã ngừng hoạt động. Hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã giành lại quyền kiểm soát máy chủ và hiện đang tẩy trùng cũng như tìm cách khôi phục các dữ liệu đã bị tin tặc xóa bỏ. Cũng trong ngày hôm nay, tin tặc tấn công các trang X-Cafevn, Dân Luận Đàn Chim Việt, và để lại cùng một loại dấu tay trên các trang này. Trước đó, nạn nhân là các trang Tiền Vệ, Thông Luận và một số Blog khác.

Đây không phải là đợt khủng bố mạng đầu tiên đối với các trang mạng tiếng Việt cổ xúy tự do ngôn luận, và chắc chắn không phải là đợt cuối cùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những điều cần làm: Chấn chỉnh kĩ thuật, hạn chế thiệt hại, rút thêm nhiều kinh nghiệm, và trở lại với độc giả trong thời gian tới.

Tạm thời, chúng tôi sử dụng hình thức nhanh gọn này để đăng tải bài mới và giữ liên lạc với độc giả. Bài vở trên talawas vẫn tiếp tục được đăng đúng như kế hoạch đã thông báo cho các tác giả.

Hẹn gặp lại bạn trên trang nhà quen thuộc.

talawas

http://www.talawas .org

Dân Luận cùng X-cà bị tin tặc tấn công lần thứ hai (ngày 23/8/2010) (www.danluan.org)

Độc giả Dân Luận thân mến,

Vào lúc chiều tối ngày 23/8/2010, tin tặc đã đột nhập vào server Dân Luận, xóa toàn bộ thông tin trên server, rồi đưa một thông báo deface. Dân Luận không biết đã làm gì để các bạn tin tặc phải làm như vậy, nhưng chúng tôi hứa sẽ quay trở lại, sớm hay muộn.

Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi sẽ dùng blog này làm nơi đăng tải thông tin như thường lệ.

Mến,
Thay mặt Ban Biên Tập Dân Luận
Nguyễn Công Huân

Hãy ghé thăm Dân Luận tại http://danluan.org hoặc danluanvn.blogspot.com

- blog Dân làm Báo – từ blog FreeLeCongDinh-bị tưởng lửa. <<<::: xem mục vượt tường lửa, có mẹo khá ngộ .. muốn vào FLCD thì chỉ cần thêm ký tự ..i.e. abc.freelecongdinh.wordpress.com là xong !!>>

Tin tặc “lạ” hay tin tặc “quen”? talawas blog

Lập thành tích chào mừng Cách mạng tháng Tám , Quốc khánh mùng 2 tháng Chín, và kỷ niệm 65 ngày thành lập Công an Nhân dân Việt Nam, tin tặc (“lạ” thì “lạ” mà “quen” thì “quen”) lần lượt đánh phá nhiều trang mạng.

Ngoài Tiền VệThông Luận, các trang web Free Lê Công Định và Thư viện Hà Sĩ Phu online cũng đều bị tấn công.

Trong bài “Việt Nam muốn kiểm soát bùng nổ mạng”, phóng viên Rachel Harvey thuật lại cuộc gặp gỡ với nhà bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân:

“…cho dù có thể gặp rủi ro, Lê Thị Công Nhân vẫn đồng ý gặp tôi, chỉ vào buổi tối và với điều kiện tôi phải cắt đuôi người hướng dẫn mà chính phủ chỉ định.

Đường kết nối internet của Công Nhân bị cắt, nhưng bằng cách nào đó, cô vẫn sử dụng được email, mặc dù cô không tiết lộ với tôi bằng cách nào.

Cô bảo tôi rằng tình trạng kiểm duyệt internet chỉ là phiên bản mới của một vấn đề cũ.

Cô nhấn mạnh: “Điều cơ bản nhất của nhân quyền là quyền tự do ngôn luận. Chúng ta sẽ chẳng có gì nếu không được tự do ngôn luận”.

Mạng internet có vẻ giúp thúc đẩy nhu cầu đó, một phần bởi vì kiểm soát dòng thông tin trên mạng ngày càng khó khăn hơn.

Điều có vẻ không thể tránh khỏi là căng thẳng giữa một nhà nước kiểm soát tập trung với một thế giới toàn cầu hóa sẽ còn tiếp tục gia tăng.”

- Khách phàn nàn Internet FPT “về cung cách phục vụ lẫn chất lượng đường truyền Internet” (Tuổi trẻ).

Đến lượt DCVOnline cũng có chuyện

Thông Luận – Thông báo khẩn talawas

Web Thông Luận khẩn thông báo đến toàn thể bạn đọc cùng thân hữu khắp nơi,

Từ khoảng nửa đêm 21/08/2010 (giờ Việt Nam), trang nhà Thông Luận (thongluan.org) bị tin tặc tấn công. Khi mở vào trang Thông Luận, bạn chỉ thấy hình dưới đây:

Theo chương trình phòng thủ tấn công mạng cho biết thì bọn phá hoại đã cài đặt vào trang nhà Thông Luận những chương trình đánh cắp tài liệu cá nhân, và sẽ sử dụng chính máy tính của bạn để tấn công các máy tính khác trên mạng toàn cầu cũng như sẽ gây ra những thiệt hại không thể phục hồi cho máy của bạn.

Hiện nay, trang nhà Thông Luận đã được khoá lại để tránh tình trạng nguy hại đến máy tính cá nhân của bạn đọc và thân hữu. Tuy vậy, nếu các bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường khi vào internet thì hãy ngừng mọi truy cập, và nên làm sạch máy bằng cách khởi động chương trình chống virus ngay.

Thông Luận xin cáo lỗi về tình trạng bị gián đoạn thất thường trong thời gian “ngày lễ lớn” lần này.

Thay mặt Ban Biên Tập Thông Luận

Phạm Đỉnh

Trang nhà thongluan.org đang bị tin tặc tấn công khống chế Đàn Chim Việt


Thông cáo trang nhà thongluan.org bị tin tặc tấn công.

Dựa trên chương trình phòng thủ tấn công mạng cho biết trang nhà thongluan.org đang được sử dụng để cài đặt những chương trình đánh cắp tài liệu cá nhân, và sẽ sử dụng máy tính của bạn tấn công các máy tính khác trên mạng toàn cầu cũng như sẽ gây nên những thiệt hại cho bạn không thể sửa chữa.

Trang nhà thongluan.org đang bị tin tặc sử dụng để chuyền tải những phần mềm độc hại, tuy nhiên có thể môt số các bạn đã không biết rằng mình máy tính của mình đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Nếu các bạn nhận thấy những triệu chứng lạ khi vào internet, hãy ngừng mọi giao dịch và cần phải chạy chương trình chống virus ngay.

Đàn Chim Việt

TÊN MIỀN TIENVE.ORG BỊ KẺ LẠ “XOÁ BỎ”

BBT Da Màu xin chuyển đến quý bạn đọc thông báo khẩn dưới đây của tòa soạn Tiền Vệ:

Tiền Vệ xin thông báo cùng quý độc giả.

Hiện nay trang tienve.org không thể truy cập được vì một sự cố bất thường.

Vào lúc 19 giờ 22 phút (UTC) ngày 20 tháng 8 năm 2010, kẻ lạ đã dùng phương tiện nào đó để “xoá bỏ” tên miền tienve.org. Tuy nhiên, nhờ cơ chế bảo vệ, tên miền tienve.org đã không bị xoá ngay lập tức mà được đưa vào chế độ “pending delete restorable”.

MelbourneIT đã cho biết kẻ lạ hiện đang sử dụng địa chỉ email: tangzhanhua@gmail.com

Sự vụ này đang được MelbourneIT, domain resgistrar quản lý tên miền “tienve.org”, tiến hành điều tra. Vì sự vụ xảy ra nhằm dịp cuối tuần (weekend), MelbourneIT không thể giải quyết ngay, mà sẽ chờ đến thứ Hai 23/08/2010 thì mới có thể xác minh tình trạng bảo mật và để phục hồi tên miền trở lại chế độ hoạt động bình thường.

Tạm thời, Tiền Vệ đã lấy tên miền mới, và độc giả có thể truy cập tất cả bài vở tại http://www.tienve.info

Chúng tôi xin cáo lỗi độc giả vì sự cố bất thường này.

Tiền Vệ

Tên miền tienve.org bị kẻ lạ xóa bỏ Đàn Chim Việt

Đàn Chim Việt vừa nhận được điện thư của trang mạng tienve.org nhờ phổ biến, cho biết Tiền Vệ vừa bị “kẻ lạ” tìm cách xóa bỏ tên miền. Trong thời gian qua, Đàn Chim Việt cũng liên tục bị đánh phá làm trang mạng chạy chậm, khiến độc giả gặp khó khăn khi vào thăm. Dưới đây là nguyên văn bức điện thư.

TÊN MIỀN TIENVE.ORG BỊ KẺ LẠ “XOÁ BỎ”

Bắt đầu thanh tra tất cả các đại lý Internet Lao động
(LĐO) - Hôm nay (20-8), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội bắt đầu thanh tra hoạt động của các đại lý Internet trên toàn thành phố. Năm đoàn kiểm tra sẽ khảo sát tại 10 quận nội thành (Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân, ...
Quan điểm trái chiều về cắt Internet sau 23 giờThông tin công nghệ
Cắt đường truyền internet có sai luật?XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Kiến nghị ngừng cung cấp dịch vụ cho đại lý Internet mở cửa sau ...cand.com
Tiền Phong Online
tất cả 5 bài viết »

Internet ở VN: Kiểm duyệt hay đề phòng? BBC

Nữ phóng viên Đông Nam Á Rachel Harvey tìm hiểu về nỗ lực quản lý mạng của chính phủ Việt Nam trong bối cảnh giới trẻ ngày càng dùng nhiều Internet.Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, nhờ chính quyền cộng sản thực hiện chính sách tự do hóa nhanh.

Hơn 1/3 giới trẻ Việt Nam giờ đây lướt mạng thường xuyên. Chính quyền đã phản ứng bằng việc đưa ra luật mới bắt buộc các quán cà-phê internet, khách sạn và các doanh nghiệp phải cài đặt phần mềm theo dõi.

Các tổ chức nhân quyền gọi đó là việc kiểm duyệt. Còn chính phủ Việt Nam nói đây là biện pháp để bảo vệ.

Nữ phóng viên Đông Nam Á Rachel Harvey của BBC News đã tìm hiểu đề tài này trong chuyến đến Việt Nam gần đây.

Việt Nam muốn kiểm soát bùng nổ mạng BBC

Phóng viên BBC ghi nhận chuyện giới chức Việt Nam muốn kiểm soát internet.
-------------

Chỉ mới hơn một thập niên trước đây, Internet là một nơi chốn tương đối an toàn, tử tế. Rất ít các loại spam, email chứa virus, cũng không mấy người biết đến “firewall” hoặc phải cài đặt các phần mềm chống virus, spam, hacker… vào máy tính cá nhân của mình.

Thế mà vài năm gần đây không gian ảo đã trở thành một môi trường hoàn toàn khác. Không ngày nào mà những người thường sử dụng máy tính cá nhân không phải xóa bỏ hàng loạt những spam email, có hoặc không có chứa virus, và đôi khi vẫn thường được hệ thống chống virus báo động cho mình về một toan tính xâm nhập của kẻ lạ vào máy tính.

Ở mức độ chính phủ, người ta nhân danh an ninh quốc gia, an toàn xã hội v.v… để tiến hành các cài đặt truy cập vào máy tính cá nhân của các công dân mình; trong các nước cộng sản, độc tài, các chính phủ còn thẳng thừng kiểm duyệt, lọc lựa thông tin và bỏ tù những ai đi ngược lại ý muốn của nhà nước.

Lén truy cập (hacking) không phải là một công việc khó khăn, cũng không đòi hỏi đến các phương tiện công cụ gì tốn kém, do đó các tin tặc đa phần là chỉ ở độ tuổi đôi mươi, và điều đáng buồn, đáng sợ là ở chỗ họ thường tự hào về khả năng này. Nghĩa là họ không hề có một ý thức nhỏ nhất về trách nhiệm cá nhân, về sự tôn trọng đời tư của người khác khi nghịch ngợm táy máy những trò chơi như thế. Riêng ở Trung Quốc, các tin tặc thanh thiếu niên lại còn được trang bị thêm một loại ý thức “ái quốc” để trở thành cái gọi là đội ngũ “tin tặc ái quốc” chiếm đa số trong thành phần tin tặc ở đất nước có số lượng người sử dụng internet khổng lồ này. Và chính những trò “nghịch ngợm” ấy đang dẫn đến sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ qua vụ Google và những vụ tấn công tin tặc khác vào các công ty Hoa Kỳ gần đây.

Tóm lại, chúng ta không còn an toàn nữa. Lợi dụng các kẽ hở trong khoa học công nghệ thong tin, kẻ lạ chắc chắn không chỉ đứng thập thò sau vườn, trước nhà mình mà còn có khả năng chui hẳn vào buồng ngủ của mình để lục lọi, tìm kiếm những gì chúng muốn, đã thế lại còn để lại những thứ độc hại khác trong máy mình trước khi lẻn ra.

Công đồng internet Việt ngữ cũng hết sức khởi sắc trong hơn thập kỷ qua với các trang mạng, báo chí, diễn đàn trực tuyến (online) nhằm phục vụ các nhu cầu giải trí, giáo dục, xã hội, tôn giáo, thương mại, chính trị cho cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Cũng từ thực tế đó, cơ quan an ninh Việt Nam cũng lập tức vào cuộc. Có sẵn quyền lực cai trị trong tay, chính quyền cộng sản đã vận dụng tất cả các kỹ năng công nghệ có được để kiểm soát, không chế các trang mạng trong nước. Đồng thời, hệ thống công an mạng mà giới blogger gọi tắt là CAM đã liên tục đeo bám, quấy rối, phá hoại các trang mạng chính trị ở hải ngoại.

Trong các hình thức đa dạng đó, loại hình đối thoại, đàm luận trực tuyến là một loại hình rất phong phú và sinh động. Trên cộng đồng mạng ảo này, những người tham dự trực tiếp nêu lên, đăng tải trực tuyến các suy nghĩ của mình để cùng chia sẻ, đàm luận với đông đảo người khác. Tuỳ vào chủ trương của người chủ trì diễn đàn, các thảo luận trực tuyến này có thể chỉ là những trao đổi chung chung vô thưởng vô phạt hoặc cũng có thể đi đến những phản biện gay gắt về quan điểm chính trị, xã hội, tôn giáo… Thành phần tham dự đa số nơi những diễn đàn trực tuyến này, ngoài một số ít là những cá nhân có mục đích chính trị rõ ràng, muốn qua đó để uốn nắn, quảng bá tư tưởng chính trị, cải cách xã hội của mình, còn lại đa phần là những người nhàn rỗi, ẩn mình dưới một cái tên giả (nick) xem bàn phím như chốn trà dư tửu hậu để bàn bạc chia sẻ với đám đông giấu mặt khác những suy nghĩ của mình. Nói chung, các hình thức trao đổi như thế này quả là một thú vui văn hóa tao nhã cho những người ham vui gặp được kẻ đồng điệu. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, do trình độ có giới hạn, nhiều người đã tải lên trực tuyến những ý tưởng có khi thật ngô nghê. Điều này không đáng trách vì những người này có lẽ vì biết giới hạn của mình nên đã chọn lựa sự ẩn danh, nhưng đáng trách nhất là những cung cách diễn đạt với câu chữ lỗ mãng, thô tục hết sức thiếu văn hóa, khiến đi đến mức trước nhất là tự hạ thấp mình, sau là thiếu tôn trọng người đọc và cuối cùng là cả diễn đàn ảo ấy trở thành một nơi chốn không ai muốn viếng nữa.

Diễn đàn X-cafevn ra đời chính từ các sinh hoạt đa dạng này và đã trở thành một tụ điểm trực tuyến được nhiều ngươì nhìn nhận là có giá trị về thông tin, chất lượng trao đổi cũng như số lượng thành viên tham dự. Và cũng chính từ lý do này mà X-Cafevn đã bị tin tặc và CAM trực tiếp phá hoại nhiều lần bằng kỹ thuật từ chối dịch vụ (DDoS) phổ biến, suốt từ giữa tháng 1/2010 đến nay và cuối cùng đã bị tin tặc phá hại đến mức phải tạm đóng cửa để bảo trì như hiện nay.

Tuy nhiên, sự cố xảy ra với X-Cafevn không chỉ dừng lại ở đấy. Như nhiều người theo dõi các diễn đàn trực tuyến Việt ngữ cũng đã biết, những tin tặc phá hoại X-cafevn đã đi xa hơn nữa trong hành động của mình là công bố các thông tin cá nhân đánh cắp được ở X-Cafevn trên một trang mạng nhằm khủng bố tinh thần những thành viên X-cafevn mà họ muốn.

Các thông tin được nhóm tin tặc này đưa lên trong mấy ngày qua đã chỉ cho thấy một trình độ rất giới hạn của họ về những cá nhân mà họ muốn bôi nhọ. Đó là những hình ảnh đời tư gia đình mà trong thời đại thông tin hiện nay ai cũng có thể có đâu đó trên Facebook, webshots hay các trang blog cá nhân của mình, kèm theo những dòng thông tin về cá nhân chẳng những rất chung chung mà lại còn không thiếu phần sai lạc (như trường hợp liên quan đến ông Hoàng Ngọc-Tuấn, khiến ông vừa phải lên tiếng trên talawas). Thực tế, sự việc này tối đa là chỉ gây khó chịu, xúc phạm đến đời tư của những thành viên X-cafevn ở hải ngoại là cùng, nhưng thực sự gây nguy hiểm về an ninh cá nhân đối với các thành viên ở trong nước. Những người không có tội gì ngoài việc diễn đạt, chia sẻ các suy nghĩ của mình trên mạng trực tuyến. Nhất là trong bối cảnh nhà nước cộng sản Việt Nam đang gia tăng khủng bố, sách nhiễu các blogger như mọi người đều biết gần đây.

Trong tình hình này, xét thấy có lẽ đến lúc các trang mạng thảo luận trực tuyến cần phải chấn chỉnh lại cách thức điều hành trang mạng của mình để trước nhất tạo được một không khí lành mạnh có văn hóa trong đối thoại trực tuyến, đồng thời bảo vệ được thông tin đời tư của người tham dự và đặc biệt bảo đảm an ninh cá nhân cho những người tham dự ở trong nước.

Vẫn biết là vỏ quý dày, móng tay lại nhọn hơn nhưng không phải vì thế mà những người chủ trương các trang mạng trực tuyến và người tham dự không thể làm một điều gì đó về phần mình cho mục đích trên.

Từ những điều trên, tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ như sau:

Về vấn đề tính danh trên trực tuyến

Đa số những người tham gia phổ biến suy nghĩ của mình trên internet thường sử dụng tên giả. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì những cá nhân này không thích lộ diện trước công chúng hoặc vì lý do cá nhân nào đó hoặc vì an ninh bản thân (như đối với những người sống ở Việt Nam). Tuy nhiên, phải nói thẳng là trừ một ngoại lệ duy nhất là từ những lý do có quan hệ đến an toàn của bản thân mà những cá nhân không sẵn lòng công khai mình là ai trong một chừng mực có thể nhấp nhận được, thì những cá nhân ấy không nên có tiếng nói, hoặc tiếng nói của cá nhân ấy kém giá trị rất nhiều. Tựa như một người phổ biến quan điểm, suy nghĩ của mình mà lại không dám nhận trách nhiệm tối thiểu của cá nhân mình về ý tưởng đó. Nếu trong đời thường, con người luôn chịu trách nhiệm cho hành động và suy nghĩ của mình, đặc biệt khi suy nghĩ, hành động ấy có tác động đến người khác, vậy tại sao điều này không thể thể hiện trên trực tuyến?

Chưa kể một hiện tượng khác thường xảy ra trên trực tuyến nữa là có nhiều cá nhân lại sử dụng đến hai, ba tên giả một lúc trên cùng một diễn đàn. Cá nhân tôi không tìm thấy được một lý do chính đáng nào cho hành động này cả. Tại sao có những con người này phải hành động như thế và tại sao những người chủ trương, điều hành các trang mạng lại chấp nhận tình trạng như thế?

Nêu ra vấn đề này để muốn nói rằng: chắc chắn khi một ai đó không phải giấu mình sau một cái tên giả thì người ấy sẽ phải hành xử tử tế có trách nhiệm hơn.

Về văn phong diễn đạt trên trực tuyến

Thú thực là có những lối diễn tả bằng Việt ngữ trên trang mạng hiện nay, không riêng từ những blogger tài tử, mà cả từ những người khá chuyên nghiệp, thật là không thể chấp nhận được. Điều đáng tiếc là không phải những lối phóng bút thô lỗ ấy xuất hiện trên những tramg mạng quần chúng, mang tính giải trí thuần túy mà còn xuất hiện trên những trang mạng có giá trị thông tin nhất định. Có lẽ từ khi xuất hiện internet mới có sự xuất hiện của những văn phong chửi bới thô lậu này. Bởi vì trước đây trong thị trường báo chữ, ai có lối viết lách như thế chắc khó qua lọt sự sàng lọc của ban biên tập. Còn hiện nay, mọi thứ là trực tuyến, có những người ngồi trước máy tính cứ thế tự do phun nọc độc, lời lẽ hạ cấp lên trực tuyến mà không hề nghĩ gì đến người xung quanh. Xin miễn cho tôi việc phải trích dẫn một vài ví dụ.

Nếu một cá nhân không đủ khả năng hoặc không muốn diễn đạt ý tưởng của mình ra công chúng một cách rõ ràng, chừng mực và tôn trọng người đọc thì tại sao lại phải tìm đến sự diễn đạt ra công chúng để làm gì? Và tại sao công chúng lại phải chấp nhận, chịu đựng những loại diễn đạt ấy? Tự do ngôn luận không có nghĩa là mình muốn nói gì thì nói trước công chúng. Tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do lăng nhục, phỉ báng hoặc gieo rắc những ý tưởng chia rẽ, hận thù.

Hai điều ấy không thể thực hiện được chỉ từ một phía của người tham dự. Chính những người điều hành các trang mạng trực tuyến cũng cần có trách nhiệm ở đây.

Nói chung, các diễn đàn trực tuyến không phải là một nơi chốn vô chủ, phi luật lệ. Không ai lập nên một diễn đàn trực tuyến mà không có những lý do, mục đích nào đó. Hoặc vì thương mại hoặc vì lý tưởng tôn giáo, xã hội, chính trị… do đó dứt khoát các diễn đàn ảo trực tuyến, dù thành viên là nặc danh, nhưng những người điều hành là những con người có thực. Họ chính là những người phải trả tiền theo hợp đồng cho dịch vụ cung cấp ISP và phải quản trị, dọn dẹp chốn ảo của mình trước mắt để đi đúng hướng chủ định của mình, sau là tôn trọng những người tham dự khác. Tuy nhiên, nhiều người chủ trương, điều hành các diễn đàn trực tuyến cứ muốn duy trì lượng người tham dự truy cập cho đông, thành ra đã gián tiếp tạo nên tình trạng bát nháo mất trật tự. Tình trạng này, nếu chưa dẫn đến hậu quả là nhiều người sẽ rời bỏ diễn đàn vì không ngửi được các cuộc tranh cãi thiếu văn hóa thì cũng sẽ dẫn đến những hiềm khích cá nhân giữa những người chơi ảo nhưng thù thật như đã và đang xảy ra ở X-Cafevn.

Tóm lại, sự kiện hacking vừa xảy ra ở diễn đàn X-Cafevn là hiện tượng xấu xa, tồi tệ nhất trong cộng đồng những người tham dự mạng internet bằng Việt ngữ từ trước đến nay. Dù xuất phát từ bất cứ ai, bất cứ động cơ nào (từ thù ghét cá nhân – như những thành viên X-Cafevn suy đoán trên các tramg mạng khác – hay từ CAM của chính quyền cộng sản Việt Nam), những bàn tay nham nhúa nhúng vào hành động tồi tệ này cần phải bị lên án, tẩy chay như những thành phần cặn bã nhất của xã hội. Bởi vì hành động này không khác gì việc lén lút đột nhập vào nhà người khác để ăn cắp hoặc để khủng bố, đe dọa.

Không những thế, ngay cả bất cứ ai đồng tình, hoặc thỏa mãn vì tìm được điều thỏa mãn gì đó từ hành động này cũng phải nên tự xét lại xem các biểu hiện lố lăng ấy của mình đã thể hiện con người của mình như thế nào trong cộng đồng mạng và có mang lại một lợi ích nào hay không.

Và cuối cùng, sự cố xảy ra đối với X-Cafevn là một tiếng chuông cảnh báo cho cộng đồng những người viết blog, những người chủ trương và tham dự các diễn đàn trực tuyến bằng Việt ngữ. Đã đến lúc chúng ta phải làm một điều gì để cải thiện môi trường này.

Tháng 3/2010

© 2010 Lê Quốc Tuấn

© 2010 talawas

Nguồn: Lê Quốc Tuấn – Từ sự kiện X-Cafe, suy nghĩ về các trang mạng đối thoại trực tuyến bằng Việt ngữ

-------------- Sau vụ này đúng là phản ứng đầu tiên là cảm giác không an toàn, chẳng ai muốn phơi mình ra bàn dân thiên hạ như vậy. Cảm giác không an toàn trong một cộng đồng không văn minh, không luật chơi.

Liên quan:

Vụ X-cà: Hacker tiếp tục "phản biện" và phản ứng của Hoàng Ngọc Tuấn trên Talawas
**Xin lưu ý: người đọc hết sức cẩn thận khi truy cập vào website của Hacker.

http://www.x-cafevn-db.info/phanbien/phanbien-k1.php

Hoàng Ngọc-Tuấn – Trò lưu manh nhưng ngu xuẩn của bọn hacker

---------------

Tạo điều kiện cho báo chí phát triển mạnh về kinh tế

(VietNamNet) - Một trong những mục tiêu được BCH Đảng bộ Bộ Thông tin-Truyền thông xác định là tạo điều kiện cho báo chí phát triển mạnh về kinh tế.
Trung Quốc - Chiến tranh cyber: Chinese experts rebute Pentagon cyber report (Tân Hoa Xã 17-8-10) -- "I've never heard about any plans by China to develop its cyber attack forces, not to mention China's so-called 'organized cyber intrusion,"" Láo! Láo! Thế tại sao viet-studies bị tường lửa ở Trung Quốc hử?
Cắt dịch vụ đại lý internet coi chừng bị kiện Thanh Niên
Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP.HCM vừa gửi Công văn số 994/STTTT- BCVT lên Bộ TT-TT chung quanh việc quản lý internet và trò chơi trực tuyến (GO). Theo Sở TT-TT, nếu coi các đại lý là người sử dụng internet thì hiện nay chưa có cơ sở kết luận ...Trục trặc chuyện ngưng cung cấp dịch vụ cho đại lý InternetThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Hà Nội cấm các quán Internet gần trường họcVOA Tiếng Việt
Trong tháng 8: Đóng cửa đại lý internet cách trường học dưới 200mHà Nội Mới
Đài Tiếng Nói Việt Nam -cand.com -Vietnam Plus
tất cả 16 bài viết »

Người sử dụng Facebook coi chừng bị lừa BBC

Người sử dụng Facebook đang được mời chào cài nút "dislike" không phải từ công ty.

TP.HCM: Ngừng cấp dịch vụ Internet là không đủ cơ sở

Sở TT&TT TP.HCM đề nghị, nếu phải cắt đường truyền của đại lý thì chỉ cắt đối với các đại lý vi phạm theo danh sách cung cấp.

Sự “thay lòng đổi dạ” của “người tiêu dùng” tin tức (II) Tuan Viet Nam

Trong vòng 5 năm tới, rất có thể tin tức từ mạng xã hội sẽ tìm đến chúng ta nhiều hơn là từ các phương tiện truyền thống như TV, đài phát thanh, thậm chí là các trang tin tức.

Quản lý Game online: Không thể bằng biện pháp trái pháp luật

15/08/2010 12:44:17- Đó là ý kiến của luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội về công văn số 2455/BTTTT-PTTH&TTĐT của Bộ TT&TT về tăng cường quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến vừa ra ngày 2/8/2010.

Nhiều điểm trái pháp luật

Theo luật sư Trần Vũ Hải, trong công văn mới này có nhiều điểm quy định trái với một số luật quy định trước đó. Cụ thể, việc yêu cầu tạm dừng quảng cáo Game online là trái Pháp lệnh quảng cáo. Chưa có quy định nào của pháp luật quy định cấm quảng cáo Game online, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này có quyền quảng cáo (hoặc không quảng cáo) những sản phẩm dịch vụ của họ được phép lưu hành. Biện pháp này cũng không công bằng với những doanh nghiệp có sản phẩm mới được phép lưu hành, so với những doanh nghiệp có những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

Quản lý game online đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Ảnh: tintucso.com.
Quản lý game online đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Ảnh: tintucso.com.

Việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cắt đường truyền Internet từ 23h đến 6h dáng là trái với Bộ luật dân sự và Luật Thương mại. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet đều cam kết cung cấp dịch vụ 24/24 giờ, nếu các đại lý Internet không vi phạm hợp đồng và vi phạm pháp luật dẫn đến cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cắt cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cắt đường truyền Internet là vi phạm hợp đồng và có thể xử phạt hành chính theo nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính Phủ.

Thực tế, sau giờ đóng cửa và trước giờ mở cửa, đại lý Internet vẫn cần sử dụng Internet cho các công việc chuẩn bị kinh doanh, phục vụ khách hàng và nhu cầu của chính gia đình mình. Khi bị cắt Internet họ vẫn phải đóng đủ tiền như trước. Mặt khác, không có gì đảm bảo việc cắt Internet như trên sẽ làm giảm các tụ điểm truy cập Internet trong đêm vì những đại lý này có thể lách bằng cách sử dụng một thuê bao Internet khác hoặc phát sinh những điểm truy cập Internet lậu về đêm không kiểm soát nổi.

Ngoài ra, trong công văn của Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp rà soát các hoạt động của mình, bảo đảm thực hiện đúng các điều kiện được quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLB-BVHTT-BCA ngày 1/6/2006. Tuy nhiên, đây thực chất là văn bản xác định dịch vụ liên quan đến Game online thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại điều 7 Luật Doanh nghiệp.

Song, trong luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Như vậy, thông tư trên đã trái với Luật doanh nghiệp ngay từ khi ban hành.

Đánh nhầm đối tượng!

Bên cạnh đó, theo luật sư Trần Vũ Hải, trong hệ thống những cơ sở kinh doanh liên quan trực tiếp đến Game online, gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Game online và các đại lý Internet, nhóm các đại lý Internet là nhóm yếu thế nhất, thu lãi ít nhất, nhưng lại là đối tượng bị Bộ TT&TT truy trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến Game online. Như vậy là chưa thực sự đánh đúng đối tượng.

Việc tạm dừng thẩm định phê duyệt các nội dung, kịch bản trò chơi mới thực chất là biện pháp hạn chế kinh doanh hoặc cấm kinh doanh có thời hạn, là biện pháp trái luật Doanh nghiệp.

Biện pháp này vô hình đã làm lợi cho những doanh nghiệp đang có dịch vụ Game online trên thị trường, đóng cửa thị trường đối với những doanh nghiệp có ý định đầu tư vào ngành nghề này, tạo một môi trường kinh doanh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Để mở đầu, xin kể câu chuyện nhỏ xảy ra hồi năm 2000. Lúc ấy tôi đang ở một căn phòng thuê tại quận Tân Bình, Sài gòn.

Một hôm nọ, tôi xách va li ra ga về Nha Trang. Vừa đóng sập cánh cửa phòng thì sực nhớ cả chùm chìa khóa và chiếc vé tàu đang còn nằm trên bàn!

Vậy là phải ba chân bốn cẳng chạy ra đầu ngõ, thỉnh ông thợ làm khóa vô. Chưa đầy ba phút với hai que thép nhỏ, ông ta đã làm cánh cửa bật mở mà ổ khóa không hề bị hư hại.

Tôi nửa đùa nửa thật:

- Bái phục anh luôn! Kiểu này bắt tay với đạo chích coi bộ kiếm tiền khỏe hơn ha...

- Đâu có được, trước khi học nghề sư phụ bắt đọc lời thề của ông tổ nghề rồi, hổng làm dzậy được - Anh ta cười.

Wow, hồi giờ tôi mới biết có Lời thề Hippocrates trong nghề y, lần đầu tiên nghe có lời thề của ông tổ nghề mở khóa!

Không biết có thật hay không nữa, nhưng tôi tin lãnh vực nào cũng có lương tâm nghề nghiệp của nó hết.

Câu chuyện anh bán đồ điện tử

Mới vài tháng trước, chiếc quạt làm mát của cái card đồ họa trong máy tính desktop bỗng dưng chết lặng. Chiếc quạt cỡ nhỏ này hơi hiếm, tôi cầm nó ra tiệm đồ điện sau khi đã dạo hết các cửa hàng computer ở Nha trang mà không có.

Người bán hàng lắc đầu:

- Loại nầy ít người xài nên không có nhập hàng về. Mà nó hư làm sao?

- Không biết sao nó không quay.

Tôi xem kỹ lại chiếc quạt:

- Chắc bị đứt mối hàn này quá.

- Thì hàn lại thôi.

Anh ta cầm xem rồi lấy mỏ hàn chì chấm chấm vài cái.

- Xong. Hai ngàn!

Tôi phản xạ hơi bị "thật thà" (và hơi ngu ngu nữa):

- Sao rẻ vậy?

- Công hàn thì bấy nhiêu đó thôi. Còn nếu anh bưng cả máy ra đây tui phải tìm pan rồi sửa thì giá khác à.

Câu chuyện Google

Nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc hãng Google quay lưng với thị trường 400 triệu khách hàng ở Trung Quốc.

Có người cho rằng, đơn giản đó chỉ là vì lợi ích trong kinh doanh.
Tôi lại nghĩ về một mặt khác của vấn đề. Bên cạnh mục tiêu kiếm tiền trước mắt, các hãng lớn luôn nhắm đến cái đích lâu dài là bảo tồn giá trị của thương hiệu. Và chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu đối với mỗi hãng lại hoàn toàn khác hẳn nhau. Đó là điểm khác biệt của từng thương hiệu.

Minh họa sống động trước mắt chính là từ hãng cạnh tranh Yahoo. Sau khi bị chỉ trích nặng nề việc tiết lộ thông tin người dùng nhằm tiếp tay nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp chính kiến, cộng với sự cố dẹp tiệm Y!360, Yahoo đã đánh mất vị trí số một trong thị trường Việt Nam. Giới IT chuyện nghiệp chấp nhận tạo thêm một tài khoản gmail (của Google) theo tôn chỉ "cẩn tắc vô áy náy". Cho dù không phải là những nhà hoạt động dân chủ, chẳng ai muốn người ta dòm ngó vào cái đũng quần của mình!

Nhiều người nói vui: - Nick trên Yahoo bây giở chỉ để chat sex và nói chuyện tầm phào.

Rõ ràng, đem số tiền Yahoo kiếm được trong phi vụ bẩn so với uy tín đã mất, họ lỗ nặng nề!

Tóm lại, hành động vừa rồi của Google cũng chỉ là tuân thủ nguyên tắc của họ trong nghề nghiệp. Tuy không rạch ròi và cứng nhắc như lời nguyền các tổ nghề xa xưa, nguyên tắc của những ngành nghề còn mới mẻ hiện nay cũng không nằm ngoài con đường hướng đến cái đích: Chân - Thiện - Mỹ.

Câu chuyện hacker

Có thể so sánh các hacker như những tay mở khóa chuyên nghiệp. Chế tạo một ổ khóa cần cả một nhà máy sản xuất có dây chuyền với sự đóng góp của nhiều phát minh sáng chế. Còn anh thợ mở khóa chỉ cần 2 cọng thép là xong.

Cái ổ khóa chỉ là biểu trưng cho hệ thống pháp lý. Nếu một xã hội dung túng cho những hành vi trộm cắp, thì ai cũng có thể làm anh thợ khóa theo cách rất đơn giản: dùng chiếc búa tạ hay chiếc cưa sắt. Và ai cũng có thể làm hacker theo kiểu: Bỏ tiền thuê một đám côn đồ đạp cửa xông vào nhà người ta khi họ đang online...

Cũng may là trên thế giới chỉ sót lại vài nơi, mà ở đó, kẻ trộm cắp có thể tự hào và phô diễn những "thành quả" của mình.

Câu chuyện truyền thông

Truyền thông XHCN rồi sẽ đi vào văn học và lịch sử Việt Nam theo đúng những gì nó đã và đang tiếp tục nhiễu nhương. Có quá nhiều vấn đề để nói trong phạm vi bài viết ngắn gọn này. Chỉ dẫn ra một sự kiện có liên quan và đang thu hút cư dân mạng mấy ngày gần đây: Google và McAfee cáo buộc chính phủ CHXHCN Việt Nam có thể liên quan đến hành vi tin tặc tấn công có hệ thống các trang web bất đồng chính kiến. (*)

Hãy đứng vào vị trí của người chưa biết chuyện đó và đọc bản tin sau, được đăng trên báo giấy Thanh Niên và Tuổi Trẻ ngày hôm qua:

Gooogle cảnh báo phần mềm độc hại từ bộ gõ tiếng Việt

An ninh mạng Google Inc., với sự hỗ trợ của McAfee - hãng cung cấp phần mềm virus hàng đầu thế giới, vừa lên tiếng cảnh báo "hàng chục ngàn người" ở Việt Nam có máy tính bị nhiễm các phần mềm độc hại (malware) sau khi các phần mềm gõ font tiếng việt và một số phần mềm miễn phí khác trừ mạng.

Neel Mehta cho biết "các máy tính bị nhiễm sẽ vừa bị dọ thám mất thông tin, vừa đóng vai trò trong các tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)". Các tấn công DDoS thường khiến các trang web không thể truy cập được đối với người dùng. Neel Mehta cũng cho biết phần mềm này đặc biệt nhắm vào những người sử dụng VN trên khắp thế giới. Và dù phần mềm malware không phức tạp nhưng nó có thể sử dụng cho nhiều mục đích phá hoại khác nhau.

Lời khuyên của Google là nên thường xuyên quét virus bằng các chương trình của các nhà sản xuất có tên tuổi và thường xuyên cập nhập các trình duyệt web để đảm bảo sử dụng các bản mới nhất.

THANH TUẤN

Nó đã bị cắt xén thô thiển và bất nhân đến nỗi không cho người đọc biết được tên của bộ gõ tiếng Việt ấy là gì. Người ta bỏ ra 3.000 VNĐ để mua lấy những thông tin sai lệch và què quặt, vì đâu? Bao giờ truyền thông xứ này mới tháo được cái vòng kim cô mà họ phải mang trên đầu: "Dối, dối nữa, dối mãi!" ???

---------------------------
(*) Các nguồn tin liên quan:

- Google: Malware Targets Vietnamese Activists
- Google xác nhận tin tặc xảy ra ở Việt Nam
- Tin tặc nhắm vào những người bất đồng chính kiến Việt Nam


- Chính quyền thành phố Hà Nội gia tăng kiểm soát các đại lý Internet (RFI). – Hà Nội cấm đại lý Internet gần trường (BBC) - “… among the Top 20 Internet-using countries in the world” Vietnam Ranks High for Internet Users (New America Media).

Việt Nam nằm trong top 20 nước đứng đầu về sử dụng Internet VOV

Mạng Royal Pingdom của Mỹ cho biết, với 24,3 triệu người sử dụng Internet trong số 89,6 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách 20 nước trên thế giới có số người sử dụng Internet cao nhất.

- ASEAN chuẩn bị xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền (VNN)

Hà Nội siết chặt café internet DCVOnlineTin AFP

Hà Nội siết chặt café internet

Hà Nội – Nhà cầm quyền ở thủ đô Hà Nội hiện đang siết chặt sự hoạt động của các quán café internet, họ cho rằng đây là phương cách để giải quyết việc ghiền trò chơi điện tử trên mạng và cũng như tránh những nội dung không thích hợp.

Những tiệm internet café nằm gần trường học trong khoảng cách 200 mét phải đóng cửa trong tháng này, một tranh mạng chính thức của thành phố Hà Nội cho hay hôm thứ Sáu ngày 13 tháng Tám.

Thêm vào đó, những “nghiệm pháp kỹ thuật” sẽ được thi hành nhằm ngưng sự hoạt động trên mạng ở các café internet từ 11 giờ khuya cho đến 6 giờ sáng.

Hà Nội có hằng trăm quán café internet nằm gần các trường học, trưởng ban thông tin của thành phố Hà Nội, ông Phạm Quốc Bân nói.

“Những tiệm café internet này làm học sinh mãi mê chơi game, bỏ hết cả học hành, gây nên những hậu quả không ngờ,” theo ông Bân.

Café Internet ờ Hà Nội: ngưng hoạt động từ 11 giờ khuya đến 6 giờ sáng. Nguồn: AFP

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng, cùng lúc với tỉ lệ sử dụng internet ngày càng tăng ở Việt Nam là “những thách đố” đi kèm thwo chẳng hạn như nội dung bạo hành và khiêu dâm, đặc biệt là những cơ sở thương mại có internet công cộng.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây được đăng tải trên báo chí Việt Nam, ông Bân nói sẽ “có những nhu liệu đặc biệt” giúp nhà nước bắt buộc các tiệm internet thi hành chính sách kiểm soát mạng mới của nhà nước.

“Nhu liệu này sẽ theo dõi sự hoạt động của người sử dụng và chủ tiệm internet để biết họ có theo luật hay không,” theo ông Bân.

Nếu vi phạm, các tiệm internet café có thể bị phạt, ông nói thêm.

Hôm tháng Sáu, hãng internet lớn Google cho hay họ gặp trở ngại với luật lệ mới của nhà nước Việt Nam; theo Google, những luật lệ mới này cho phép nhà cầm quyền ngăn chận không cho người sử dụng internet vào được một số websites nào đó, cùng lúc theo dõi sự hoạt động của người sử dụng internet.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga nói rằng nhà nước đang cố gắng bảo vệ “sự sử dụng lành mạnh và an toàn” ở những nơi có internet công cộng ở Hà Nội.

Bà cũng nói là mối quan tâm về tự do ngôn luận là không có căn cứ.

Việt Nam là một trong những nước có sự tăng trưởng về mặt sử dụng internet vào loại hàng đầu thế giới, hiện có khoảng 24 triệu người dùng, tương đương với 28 phần trăm nhân số, theo bà Nga.

Những người theo dõi thời cuộc nói rằng nhà nước cộng sản Việt Nam đã chấp nhận và tiến hành một thái độ cứng rắn hơn đối với những trang mạng mang tính chính trị nhạy cảm được một số nhỏ người truy cập.

Cùng lúc, mối quan tâm chung ở Việt Nam ngày càng gia tăng dành cho sự tác động xã hội của internet mang lại, bao gồm việc ghiền chơi game trên mạng của thanh thiếu niên.

© DCVOnline


Nguồn:

(1) Hanoi clamps down on Internet cafes. AFP, 14 August 2010

Clamp down on Web cafes Straits Times

HANOI - AUTHORITIES in the Vietnamese capital are clamping down on Internet cafes in what they say is a bid to address online gaming addiction and inappropriate content.

Internet shops within 200 metres (220 yards) of schools must shut down this month, the official Hanoi city website said. In addition, 'technical measures' should be implemented to suspend all online service to Internet shops between 11pm and 6am, it said.

The city has hundreds of Internet cafes near schools, Pham Quoc Ban, head of Hanoi's information department, said on a separate government website. 'These shops have resulted in the quitting of classes by students who have become so addicted to online games, causing unexpected consequences,' he said.

Vietnam's Ministry of Foreign Affairs has said soaring rates of Internet use brought 'challenges' such as violent content and pornography, particularly at public Internet businesses. In an earlier interview published in Vietnamese media, Ban said 'specialised software' will help authorities enforce the new policy towards Internet outlets.

'This software will oversee the activities of users and the owners of Internet shops to know whether or not they are obeying the law,' he was quoted as saying. Cafes can be fined for violations, he added.

Ministry of Foreign Affairs spokeswoman Nguyen Phuong Nga said authorities are trying to guarantee 'safety and healthy usage' at public Internet points in Hanoi. She said concerns over free expression are groundless. Vietnam's Internet growth is among the world's fastest, and users number almost 24 million, or about 28 per cent of the population, Nga added. -- AFP

Hà Nội ngừng cấp Internet các đại lý gần trường học VOV

Hà Nội cũng giao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phải triển khai biện pháp kỹ thuật tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn TP từ 23h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.

UBND thành phố Hà Nội vừa ra thông báo để tổ chức thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh đại lý Internet và dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa bàn.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về quyết định của UBND thành phố. Đồng thời, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các dại lý Internet trên địa bàn thành phố, đảm bảo dừng hoạt động tất cả các đại lý Internet gần trường học dưới 200m trong tháng 8/2010.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi trực tuyến hoạt động trên địa bàn thành phố triển khai biện pháp kỹ thuật tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn thành phố từ 23h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau theo chỉ đạo của Bộ Thông và Truyền thông. Ngừng cung cấp dịch vụ và chấm dứt hợp đồng đại lý theo các điều khoản của hợp đồng đối với các hộ kinh doanh đại lý Internet khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền./.

TTXVN

Hà Nội: Dịch vụ Internet không được mở quá 23h VOV

Những đại lý, cơ sở vi phạm sẽ bị lập biên bản và đình chỉ hoạt độngSáng 6/8, tại Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện quyết định 15 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các đại lý Internet trên địa bàn thành phố.Tại hội nghị, ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội nêu rõ kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định 15 của UBND thành phố Hà Nội, trong đó, nhấn mạnh một số nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung phối hợp thực hiện giữa các sở, ban ngành. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo; Thành đoàn Hà Nội; Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức cung cấp tư liệu cho các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc hội thảo về những tác hại của game không lành mạnh. UBND các quận, huyện chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin, UBND xã, phường tiến hành rà soát lại giấy phép đăng kí kinh doanh, các điều kiện thực hiện kinh doanh của các đại lý trên địa bàn, yêu cầu các chủ đại lý kí cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, thành phố về hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet.

Đặc biệt, Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ có liên quan, phối hợp với các phòng ban chức năng của UBND các quận, huyện, thị xã trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đại lý Internet trên địa bàn; thực hiện công tác phòng chống và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo an toàn an ninh trong hoạt động Internet.

Ông Phạm Xuân Nguyên, trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội cho biết, những nơi không thực hiện quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet, Phòng Cảnh sát sẽ phối hợp với chính quyền địa phương sở tại kiên quyết lập biên bản và yêu cầu đình chỉ./.

--------------

Hà Nội sẽ kiểm soát hành vi người dùng tại quán Internet

-"Nếu truy cập vào những website xấu, khách hàng và chủ tiệm sẽ bị nhắc nhở hoặc xử phạt", ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, trao đổi với VnExpress.net.

Ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội. Ảnh: H.H.

- Ngày 26/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành quy định 15/2010/QĐ -UBND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ tại các đại lý Internet trên địa bàn thành phố. Xin ông cho biết, quy định này có những điểm gì mới?

- Hiện nay toàn thành phố có khoảng 4 nghìn đại lý Internet. Trước đây, Hà Nội và Hà Tây (cũ) đều có rất nhiều chỉ thị về quản lý các đơn vị kinh doanh này. Bây giờ, về mặt pháp lý phải thống nhất các văn bản, nên chúng tôi đã cho biên soạn lại, cụ thể hóa thông tư chỉ thị liên bộ để ra quy định quản lý.

Về những điểm mới, đầu tiên là giao trách nhiệm đến cho quận, huyện. Cụ thể, Phòng Văn hóa Thông tin ở đó phải quản lý đại lý Internet trên địa bàn. Từ trước đến nay, do không quy định rõ nên gần như chỉ có mỗi lực lượng công an thực hiện công tác kiểm tra.

Ngoài văn bản, quy định hướng dẫn của sở và các cấp quản lý ở địa phương, cộng với việc thanh tra thường xuyên, chúng tôi còn kết hợp quản lý bằng công nghệ. Tại các đại lý Internet, cơ quan chức năng sẽ cài đặt hệ thống phần mềm do Đại học Quốc gia phát triển. Toàn bộ dàn máy tính ở đó sẽ kết nối với máy chủ đặt ở quận, huyện và nhờ đó chúng tôi sẽ theo dõi hoạt động của người dùng, cũng như chủ tiệm để xem họ có tuân theo quy định của pháp luật hay không.

- Có ý kiến cho rằng, kiểm soát hành vi của người dùng tại đại lý Internet sẽ động chạm đến quyền riêng tư cá nhân. Ông có bình luận gì?

Theo quy định 15/2010/QĐ -UBND, các điểm cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn thủ đô phải có ít nhất một nhân viên có trình độ tin học đạt chứng chỉ A trở lên. Thời gian cung cấp dịch vụ tối đa từ 6h đến 23h hằng ngày.Điểm kinh doanh Internet phải cách cổng các trường học (từ mẫu giáo đến trung học) ít nhất 200 mét, trang bị các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy vệ sinh, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để bảo vệ an toàn và sức khỏe của người sử dụng dịch vụ.

- Hiện nay, việc quản lý và kiểm soát hành vi người dùng tại các đại lý Internet rất kém. Nhiều trường hợp thanh thiếu niên dưới 18 tuổi thản nhiên truy cập website nội dung xấu mà không gặp bất cứ sự ngăn cản nào của chủ kinh doanh, vì họ thường chạy theo lợi nhuận.

Nếu chúng ta tiếp tục buông lỏng, dân tộc VN sẽ đón nhận một bộ phận thanh niên hư hỏng, vì nhiễm những luồng tư tưởng xấu. Nhân cách của họ cũng sẽ có vấn đề khi còn trong độ tuổi vị thành niên mà lại dễ dàng tiếp xúc với phim ảnh sex, bạo lực trên Internet. Tình hình an ninh trật tự cũng xấu đi với việc mải mê chơi game online quên ngày tháng, một số cá nhân đã đi cướp để lấy tiền nhằm tiếp tục tham gia thế giới ảo. Điều này gây bức xúc cho xã hội và nhiều lần Hội đồng nhân dân thành phố đã có ý kiến. Vì vậy, tiến hành kiểm soát hành vi của người dùng tại đại lý Internet là hợp lòng dân.

Khi tiến hành xây dựng hệ thống này, chúng tôi cũng có tham khảo quy định quản lý Internet ở rất nhiều nước như Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc... Ở đó, họ cũng có những điều luật tương tự và kiểm soát rất chặt chẽ hành vi của người dùng tại đại lý Internet.

- Mức xử phạt vi phạm đối với đại lý kinh doanh như thế nào?

- Thông qua theo dõi trên máy chủ, chúng tôi có thể nhắc nhở chủ tiệm cần có ý thức trao đổi với khách hàng nếu họ vào website xấu. Đồng thời, ghi lại các bằng chứng để xử phạt những cơ sở hay cá nhân phạm luật. Cơ quan chức năng sẽ áp dụng Nghị định 28 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Theo đó, đại lý Internet vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, mức tối đa đến 70 triệu đồng.

- Lộ trình kiểm soát đại lý Internet ở Hà Nội sẽ được triển khai ra sao?

- Chúng tôi đã đề xuất mua hàng loạt máy chủ. Đồng thời, triển khai thử nghiệm tại quận Hoàn Kiếm, với đội ngũ kỹ thuật đến tận đại lý để cài đặt và hướng dẫn cho nhân viên Phòng Văn hóa Thông tin, chủ tiệm Internet cách sử dụng và quản lý phần mềm. Kết quả ban đầu là khả quan.

Dự kiến, quá trình hoàn thiện và thử nghiệm sẽ hết năm nay. Sang 2011, toàn bộ đại lý Internet trên địa bàn Hà Nội đều sử dụng phần mềm quản lý.

- Ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của phương thức này?

- Tôi tin, cách ứng dụng công nghệ vào quản lý sẽ đưa quy định 15/2010/QĐ -UBND không rơi vào tình trạng "đầu voi đuôi chuột" như những lần trước đây.

Hoàng Huy thực hiện

http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2010/05/3BA1B8EC/

Không hiểu nổi!

Làm như vậy chắc gì dẹp dc 100%,thật lãng phí tiền của. Trong khi các trường đại học đang thiếu máy chủ để quản lý thông tin sinh viên, ko đầu tư vào giáo dục mà lại đi đầu tư mua máy chủ về quản lý cấm truy cập web đen. Thời buổi này chủ yếu mấy cô cậu 9x vào chơi game online chứ nếu truy cập web sex thì tụi nó truy cập ở nhà hết rồi. Phần mềm này của ĐH Quốc gia HN viết, ai dám đảm bảo sẽ ko bẻ khóa được. Đến thời buổi này cái j cũng cấm, hết hiểu nổi. Vài lời suy nghĩ của em là 1 sinh viên ĐH Quốc gia TP HCM.

( Sinh viên )


Mất đi quyền cơ bản nhất của công dân

Bác có câu " không có gì quý hơn độc lập tự do ", một câu nói hay nhất mọi thời đại. Thế nhưng quyền tự do đó sắp bị tước mất do chính con người Việt Nam khi đặt ra một việc quản lí Internet một cách vớ vẩn như thế.

( aboveall )


Đừng đổ hết lỗi cho Internet quá nặng nề thế

Đừng đổ thừa vớ vẩn quá. Nếu 1 anh chàng thích vào web đen thì anh ta có thể vào web bằng máy ở nhà mình hoặc ở nhà một người bạn, họ giới thiệu nhau những trang "hay" để cùng nhau xem và "bình luận" vui vẻ. Nếu quả thật có chặn được ở các đại lý công cộng thì cũng chả thể nào chặn được ở từng gia đình. Ngày nay nếu một nhà có máy tính thì 90% nó được nối internet. Còn bảo rằng internet làm hư con người thì càng sai lầm, một thanh niên bị hư phải do rất nhiều thứ trong môi trường sống: người đó tiếp xúc với ai, có được gia đình và nhà trường kiểm soát chặt hay không; đâu chỉ là mấy giờ ngồi mạng internet. Nếu không vào web đen mà tôi kiếm đĩa phim đồi trụy về nhà xem rồi đưa nó cho bạn bè thì cũng vậy thôi. Một anh chàng không vào web đen mà đi với những băng nhóm ma túy thì anh ta cũng hư thôi, một anh chàng không vào web đen nhưng không thèm học hành mà ăn cắp tiền để bê tha nhậu nhẹt thì anh ta cũng hư thôi, một anh chàng không vào web đen mà đi với các cô gái đứng đường thì còn mệt hơn.... Còn biết bao thứ làm hư con người, đừng đổ lỗi hết cho internet chứ. "Nhân cách của họ cũng sẽ có vấn đề khi còn trong độ tuổi vị thành niên mà lại dễ dàng tiếp xúc với phim ảnh sex, bạo lực trên Internet. Tình hình an ninh trật tự cũng xấu đi với việc mải mê chơi game online quên ngày tháng, một số cá nhân đã đi cướp để lấy tiền nhằm tiếp tục tham gia thế giới ảo ": cái này lỗi không phải ở Internet mà là ở gia đình. Tôi đoan chắc rất nhiều chàng ở đây hay vào web đen, nhưng họ không hư đấy.

( Hoàng Duy )


Thế nào là nhìn lại?Theo nhận định khách quan của riêng bản thân tôi, 1 năm có bao nhiu vụ tai nạn dẫn đến chết người do rựu (nghiện rựu)?? có bao nhiu vụ giết người, cướp giật vì ngiện ma tuý nói chung và chất gây nghiện nói riêng, ?? theo bản thân tôi con số đó chắc chắn là nhiều hơn rất nhìu so với con nghiện game online và bản chất hung hãn của của những loại ngiện nói trên chắc chắn là hơn con nghiện game online nhiều mất sức khoẻ hơn nhiều và cũng có thể tốn tiền hơn nhiều đó là chưa kể đến các tị nạn cá độ đá banh, đánh số đề v...v. Những cái nằm sâu (kín) nhưng ai cũng biết thì hình như ít nói đến hay vì nó quá nhìu quá tràn lan và ai ai cũng có 1 trong những số đó nên không được quan tâm không được nhắc đến nhiều. Các phụ huynh luôn tỏ vẻ bốc đồng phẫn nộ khi các con em mình nghiện internet vậy họ sẽ thế nào nếu con họ nghiện rựu hoặc ma tuý ? còn về sex theo tôi biết 1 số nơi ở một số địa phương các ngành chức năng đi kiểm tra các phòng net thì những bức ảnh dạng bikini 2 mảnh cũng được liệt vào hinh khiêu dâm đồi truỵ,( 1 số trang web uy tính kể cả kên truyền thông truyền hình những hình ảnh đó không phải là ít nếu không nói là hằng ngày và rất nhiều vậy phải nói sao đây đó cũng là văn hoá mà. Theo tôi ngĩ càng phức tạp hoá việc quản lý thì càng có cơ hôi cho (sâu) phát triển------------Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe nhìn
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sáng 7/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền ...
Hội nghị trực tuyến về điều tra, thống kê hiện trạng phổ cập dịch ...Báo Hoà Bình
Điều tra sử dụng điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốcVNMedia
Tập huấn điều tra thiết bị viễn thông, nghe-nhìnICT News
Báo điện tử Sơn La -VietNamNet -Nhân Dân--------------------Bàn các giải pháp quản lý báo điện tử, game online

Làm gì để đảm bảo tính chính xác, nhanh nhạy, hiệu quả của các báo điện tử, trang thông tin điện tử; các giải pháp bảo đảm an ninh thông tin trên mạng internet; định hướng và giải pháp để phát triển trò chơi trực tuyến (game online)… Đây là những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Báo điện tử, trang thông tin điện tử, game online - định hướng phát triển và quản lý,” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 12/6, tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh ở Việt Nam hiện nay, mạng internet nói chung và loại hình báo chí điện tử, trang thông tin điện tử, game online nói riêng có bước phát triển vượt bậc.

Báo chí điện tử đã phát huy lợi thế đưa thông tin nhanh nhạy, sinh động, hấp dẫn, tích hợp được nhiều loại hình truyền thông trên một phương tiện thông tin. Tuy nhiên, hoạt động của báo chí điện tử, trang thông tin điện tử và game online thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, có lúc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm này, cả nước đã cấp phép 32 báo điện tử, 180 trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí và gần 200 giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp.

Phân tích những tồn tại của các loại hình này, các đại biểu nhất trí không ít tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; nhiều tin bài, hình ảnh thiếu nhạy cảm về chính trị; thông tin thiếu chính xác, khách quan; khai thác thiếu chọn lọc. Một số tờ báo sa vào khuynh hướng moi móc chuyện vụn vặt, vô bổ; soi mói đời tư các nhân vật nổi tiếng; sa đà vào các vấn đề giới tính, tâm linh, mê tín dị đoan, bạo lực.

Với lĩnh vực trò chơi trực tuyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho biết Việt Nam hiện có 2/3 số học sinh tiểu học tham gia chơi game online; ở học sinh trung học là 81% và 75% ở sinh viên đại học, cao đẳng…

Trong khi đó, theo khảo sát, 77% các trò chơi trực tuyến có yếu tố bạo lực, 9% có yếu tố cờ bạc... đã gây tác động tiêu cực tới một bộ phận thanh thiếu niên, kích động hoang tưởng, lôi cuốn người chơi vào các trò đỏ đen, buôn bán trên mạng.

Bàn về giải pháp để quản lý và phát triển hoạt động của báo điện tử, trang thông tin điện tử và game online tại Việt Nam, đa số đại biểu đều thống nhất việc cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung các điều, khoản mới phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình này.

Nhiều ý kiến đề xuất tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi sử dụng trang thông tin điện tử, báo điện tử để đăng tải tư liệu, truyện, tranh, ảnh, video clip có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục…

Với game online, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ, gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý để game online thực sự là một phương thức giải trí lành mạnh, có chất lượng. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển sản phẩm internet có nội dung kết hợp giải trí với giáo dục đào tạo, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

Theo Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)-- Bàn các giải pháp quản lý báo điện tử, game online

----------

Google yêu dấu


Google yêu dấu

. Đinh Tấn Lực

Google yêu dấu,

Để lột tả những cái vượt sức lột tả, tiếng Tây bồi tàu ở Bến Nhà Rồng hồi đó hồn nhiên kêu bằng “phí ni lỗ đía” (fini/l’eau/dire), tức là (một cách thông ngôn trực tiếp và từng chữ của cụm từ) “hết/nước/nói”. Vậy mà bọn Tây vẫn cho lên tàu, mới lạ!

Yêu em thì đã đành rồi. Song le, cần gì phải thổi ếch thành bò? Thiệt tình, mấy tay nhạc vàng nhà mình quả là cắc cớ …hết nước nói. Chứ không thì ông Vũ Thành An đã chẳng vò đầu bứt tai: “Triệu người quen có mấy người thân?”. Còn ông Hoàng Thi Thơ thì chắc cũng đã chẳng phải ỡm ờ bỡn cợt: “Hỏi vì sao thế giới đông người ta chỉ thấy riêng em?”.

Lấy giọng giang hồ (cơm sôi) của Tưởng Năng Tiến, ắt hẳn phải là “Hỏi chi khó vậy, mấy cha?”. Còn đánh giá theo tiêu chí (Z28) của Vũ Đông Hà thì quả đó là mấy cái dấu hỏi “Kực Kì Kăng!”.

Nói thiệt: Biết chết liền!

Họa may chỉ có suy già đoán non: Google ơi, người ta yêu em vì tình cũng nhiều, vì nghĩa không ít, song, chắc bắp hơn cả có lẽ là bởi …không có em thì khối kẻ bó tay. Chính xác là nhiều tỷ người bó tay. Rồi bó chân/bó cẳng/bó gối/bó giò/bó mồm/bó miệng/bó tròn/bó rọ… Mà ở đâu không biết, chứ còn dưới ánh sáng (bó buộc) thần kỳ của chủ nghĩa xã hội cao tốc (váy) này thì lắm khi còn phải bó bột hay bó mo/bó chiếu nữa. Không tin cứ hỏi mấy tay chấp hành trong Hội nhà văn ta vừa mới nhậu xong cái đại hội (khu vực phía bắc) ngoài bãi Đồ Sơn, khắc rõ.

Mà thiệt! Nói có bóng đèn (và quý ông Đinh Hùng với Phạm Đình Chương) làm chứng: “chưa gặp (mặt) em, (nhưng) anh vẫn nghĩ rằng” không một ai dễ thương hơn em trên cái cõi trần ai khoai củ/mưng mủ lâu lành này. Em khách quan. Em thông minh. Em chăm chỉ. Em nhớ dai. Em lanh trí. Em nhẫn nại. Em kiên trì. Em lịch sự. Em rành mạch. Em hỏi đâu đáp đó. Em dân chủ, công bằng và văn minh bậc nhất… Túm lại, em chính là mẫu người (trên cả) lý tưởng để làm …Trưởng khoa chép sử, cho cả nước. Ca dao thời đại đã chẳng có câu “Dân ta phải biết sử ta – Cái gì chưa rõ thì tra Google” đó sao?

Bà Hoài Talawas cứ hay xách mé/khóe cạnh cái “thằng khách quan”. Đảm bảo là sẽ có hàng tỷ người trên mặt đất này sẽ nín thở/run tay/trang trọng/nắn nót viết tên Google (rất mực thiêng liêng/trìu mến), nếu một mai có kẻ gan hùm mật gấu nào đó dám làm một cú thăm dò thiên hạ xem ai khách quan bậc nhất.

Người ta có thể cai thuốc, bỏ rượu, hay ly dị nhau hà rầm (thậm chí cả nhượng rừng/hiến đảo), nhưng chắc là chẳng mấy ai đã từng lên mạng mà lại ngu si (toàn phần) tới nỗi muốn xa em, chưa nói là mất em. Đời vắng em rồi, tra với ai? Chẳng phải đã có người đề nghị hình phạt mới nhất để thay cho án tử hình ở thế kỷ 21 này là chung thân cấm tiệt không được Google đó sao? Mới hay, cái nghiện đâu cần phải chung chăn cùng gối/má nối vai kề! Mới hay, đã lỗi thời dường nào cái câu “lia thia quen chậu/vợ chồng ghiền hơi”?

Vậy thì, chính em, Nguyễn Thị Google, chứ chẳng phải “thằng” nào sất, rất xứng đáng nhận lãnh huy hiệu (viết hoa) Người Em Gái Khách Quan (rất dễ ghiền và đáng nghiện).

Ông bà mình vẫn phán cái nết đánh chết cái đẹp. Ai bảo sao cũng chịu! Anh vẫn cứ nhìn nhận/bình bầu/vinh danh/xiển dương nét duyên dáng đáng yêu hàng đầu (và đáng giá bạc triệu) của em chính là cái nết …nhanh nhẩu với lắm lời. Chỉ cần gõ vài phím, rồi nhấn nút enter, là em bật xòe/bung vãi ra ngay hàng vạn (lắm lúc là hàng chục vạn) lời đáp, (có khi) còn dày hơn cả các bộ hồ sơ đồ sộ xuyên quốc gia PMU, PCI, Polymer gộp lại (3 trong 1).

Cứ thử đi! Thử gõ ba chữ “Lê Công Định” coi có phải là (trong nháy mắt) ta sẽ có ngay một trong hàng chục vạn đáp án rằng hôm nay, 13 tháng 6, chính là ngày đánh dấu một năm tròn con người tận tình và tận tụy yêu nước đó bị bắt hay không nào? Đọc lướt từng trang mà cứ rưng rức nhớ “Tố của Hoàng xưa”: Men khói đêm nay sầu dựng mộ, (Google tháng sáu, ghi mười …ba).

*

Google yêu dấu,

Không có em (còn ai với ai), thiên hạ sẽ chẳng mấy người nhớ hết những loạt bài tâm huyết của Luật sư Lê Công Định.

Từ những dòng bổi hổi bồi hồi “Bàn về chính danh trong thể chế pháp trị” cho tới “Đạo quân vương”.

Từ nhu cầu “Khai dân trí” cho tới chuyện cấp bách “Cần một quyết tâm chính trị”.

Từ nhận định sát sườn “Đã đến lúc nên đặt hàng soạn thảo luật” cho tới đòi hỏi tức thời phải “Trả lại hào khí Diên Hồng” và “Quyết không khiếp nhược”.

Từ “Đọc sử để nhìn nhận hôm nay”, làm sáng cái nhìn về “Tầm vóc thuyền trưởng – Tầm vóc dân tộc”, rồi nảy sinh ra nhu cầu “Tranh luận với thủ tướng”, cho rõ “Tại sao không nên sợ đa nguyên”, để định vị lại “Chuẩn mực văn minh cần được tôn trọng”.

Từ so sánh nhức xương “Phải chăng người ta nhạo báng công lý” cho tới nghi án “Họ đã phạm tội gì?”, đính kèm theo những yêu cầu bức xúc cần được giải trình của nhân dân cả nước: “Thế nào là chống nhà nước CHXHCNVN?”, hoặc “Yêu nước có phải là tội phạm hay không?”…

Để rồi, chính tác giả bị trả thù, phải vào tù để nghiền ngẫm thêm một công án lạ:

Việt Nam ta do đâu đã mất tròn thế kỷ để đau đớn banh thây chuyển đổi từ nỗi nhục bị đô hộ sang nỗi nhục bị khinh thường?

*

Google yêu dấu,

Không có em (lạnh giá đường vui), sẽ chẳng ai đếm nổi hằng hà sa số các câu nói để đời của đoàn hài thế kỷ, cũng chính là những kẻ đã bắt giam hằng hà sa số những sĩ phu và anh thư VN nhiệt tình yêu nước, nhiệt tình gióng tiếng cho nhận thức cùng khát vọng của nhân dân cả nước, trong đó có cả Luật sư hàng đầu Lê Công Định. Có khi phải xếp loại và đóng thành (toàn) tập các thứ danh ngôn (chỉ nội trong vòng mấy năm nay) đã khiến bà con ta cười chao biển Đông, cười rung đất nước:

Nào là chuyện về thằng đánh máy quên từ “ngang ngược”. Chuyện thức/ngủ canh chừng hòa bình thế giới. “Quản lý là quản có lý!”. Chuyện làm người ai lại chẳng tham? “Mỗi chiến thắng của Nga đều là chiến thắng của chính VN!”. Chuyện chạy chức chạy quyền người ta có nói với ai đâu mà biết được? Chuyện nhân dân bây giờ trông chờ chính quyền quá đỗi. Chuyện xả đập Phú Yên thành (bè) lũ lịch sử là hợp lý. Chuyện 2 vạn tiến sĩ. Chuyện 54 dân tộc. Chuyện đo vú lái xe. Chuyện IQ cao ngất. Chuyện tụt quần trước tòa. Chuyện thậm ghét giả dối. Chuyện bãi hoang chim ỉa…

Nào là chuyện không để tài nguyên đắp chiếu. Chuyện 50 năm sau ai ký nấy lo. Chuyện QH chưa họp nhưng chắc chắn là sẽ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương lớn. Chuyện lỗ lãi chỉ là dự đoán. Chuyện con cháu tài giỏi hơn sẽ trả nợ. Chuyện nhà nước đã phân công người phát ngôn cả rồi. Chuyện sửa đổi hiến pháp sẽ được QH thực hiện sau khi có chỉ thị của BCH /TW. Chuyện Tần Thủy Hoàng nếu không quyết liệt thì làm sao có được vạn lý trường thành?…

Nào là chuyện chỉ thị đừng làm nóng biển Đông. Nào là tuyên bố “Nguyện” đời đời gìn vàng giữ chữ. Hoặc, “Trên biển Đông, tình hình hoạt động của ta là hết sức bình thường”. Chuyện “anh em cùng cha cùng mẹ mà còn tranh chấp đất đai” thì huống gì… Cho nên “không được làm phức tạp thêm tình hình”. Không được làm chia rẽ quan hệ TQ-VN!…

Đã có kẻ đề xuất ý kiến nên chôn cất nhiều thứ bây giờ để 1000 năm sau, nếu vẫn còn đó VN, con cháu ta đào lên coi cho biết ông bà của chúng thời này sống ra sao. Ngó bộ thừa. Và nhảm. Ngoại trừ trường hợp TW vừa mới sáng tạo thêm cái định hướng/chủ trương lớn nữa là làm cho hậu duệ 1000 năm sau nhăn mặt như khỉ/đứt ruột vì cười.

Phí ni lỗ đía – Hết nước nói:

Hiện tại dân ta đã sống quá nhục với tấm hộ chiếu CHXHCNVN, đừng bắt trẻ con Việt Nam sau này phải nhìn nhận một ê-kíp lãnh đạo trước đây của nó từng là giống đười ươi.

*

Google yêu dấu,

Không có em (đường cũ tiêu điều), sẽ chẳng một ai hình dung ra nổi căn bệnh á khẩu cấp tính của nhà nước ta. Ông Nguyễn Hưng Quốc đã từng luận bàn đâu đó rằng tên chữ của bệnh này là “hàm thinh”, tức là ngậm kín để giữ âm thanh lại, mà dân ta nói trại đi thành “làm thinh”. Mấy phùa rồi, cả dàn bộ/thứ trưởng lần lượt ra trước diễn đàn QH, long trọng xỉa răng rồi ngậm tăm. Luồng tin chính thống cả nước bấy lâu nay đã tịt. Báo in bỗng dưng thành giấy gói hàng. Báo mạng chưa kịp vuốt/cắt/dán là đã bị gỡ xuống. Liên tục. Mọi thứ. Không một giải trình. Không một giải pháp. Ngay cả chuyện ngư dân bị cấm đánh cá, bị đánh đập, cướp lưới, lấy cá, bắt giam, đòi tiền chuộc… cũng không ai dám xác định quốc tịch bọn hải tặc, dù cả nước đều biết lai lịch đuôi sam bọn chúng. Coi bộ căn bệnh hàm thinh cấp tính nói trên đang chuyển thành mãn tính.

Hệ quả là nguồn thông tin dồn dập trên mạng và các báo đài ngoại quốc đã tự nới rộng, chiếm dần không gian truyền thông chính quy. Tình hình tụt dần từ bức màn sắt thành tấm phên tre rồi cháy ngún thành tường lửa. Cốt lõi của chủ trương ngu dân để trị bằng bưng bít thông tin đã bỗng dưng muốn nát. Mọi chính sách ngăn chống đã trở thành các biện pháp chắp vá đó đây…

Cảm ơn Google,

May mà có em (má đỏ môi hồng). Em đã chịu thương chịu khó giữ giúp các bản lưu kêu bằng “cached”, cả chữ lẫn hình (tĩnh lẫn động). Nhờ vậy mà nhân loại (bất luận chỉ số IQ cao/thấp ra sao) đều chiêm ngưỡng được hầu hết văn bản và hình ảnh của một thời Nhất đội nhì trời, Tem phiếu hộ khẩu, Ngăn sông cấm chợ, Bán bãi vượt biên, Đày tù cải tạo, Truy diệt tư thương, Bài học giáo trừng, Cấm vận kinh tế, Liệt sĩ Gạc Ma, Giải phóng mặt bằng… Gần nhất là các bức ảnh bịt mồm giữa tòa, ép xe giữa đường, bắt cóc giữa chợ… hay các video clips biểu diễn kungfu dùi cui khắp nước, điển hình là ở Mê Linh và Nghi Sơn mới đây.

May mà có em (đời còn dễ thương), để 1000 năm sau, nếu còn đó VN, con cháu ta sẽ biết tới dung mạo nàng CAM vẫu từng vênh mặt báo cáo đánh sập những 300 trang mạng và hộp thư điện tử, từng nghe lén đọc trộm, và từng khiến nhiều người đi tù vì tội danh cực hài, trốn thuế cho thuê nhà chẳng hạn…

Rõ ràng, đối sách của nhà nước trước thế tụt xe dốc ngược (mà phanh không xơi) này là khủng bố, thứ thiệt, made-in-china, bằng những chiêu thức bẩn thỉu nhất có thể có. Định hướng mới: Câm họng bên ngoài – Vung gậy bên trong. Dù vậy, giới phản biện vẫn lừng lững lấn lướt. Đại khối thầm lặng đã ra tay hành động. Truyền đơn đã rơi vãi. Vách tường khắp nơi ngày càng đầy những dòng chữ nồng nàn tình nước HS-TS-VN, như một phong trào.

Tình hình mới: Vô chính phủ. Nhà nước lùi dần vào thế chống đỡ thụ động và dơ dáy.

Cái hiện trạng mà nhà nước muốn trì kéo không đứng yên trên thực tế. Nó đang rơi gia tốc.

*

Google yêu dấu,

Anh vẫn biết (em ngồi kia tóc ngắn, mà mùa thu dài lắm ở chung quanh), hiện có hàng tỷ người đơn phương yêu em (như yêu tuổi ngây thơ). Trong đó, không ít người, kể cả anh, vẫn mong được bên em (và hát khúc mong chờ), nên đã manh nha một gối quỳ (rất Tây) để hỏi em một câu cực ngắn (cũng rất Tây): “Will you mary me?”, (hết măng rồi) Em có lấy anh không?

Anh cũng biết, ở số tỷ, chí ít là vài trăm triệu, thì câu hỏi đó đã tự nó thuộc dạng no-reply-message, khỏi hồi âm.

Cho nên, em không nhất thiết trả lời. Và nếu em nói “không” với mọi kiểu buộc ràng, hãy vững tin là anh vẫn hiểu:

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Em nhễ?

Chúc em luôn vui khỏe.

Tái bút: Cho anh gửi lời thăm và cảm ơn chị bạn Dorothy Chou vừa mới tặng quà cho dân Việt mình, ngay trước ngày đánh dấu Tròn năm Lê Công Định bị bắt.

13-6-2010.

Blogger Đinh Tấn Lực

-----------------

Một sự kiện nhỏ diễn ra sáng 13-4 ở Hà Nội giữa các doanh nghiệp (DN) viễn thông nhưng nó lại khiến dư luận chú ý vì tạo tiền đề giúp giải quyết nỗi khó chịu nhiều năm nay của hàng triệu cư dân đô thị:

Ngành viễn thông với câu chuyện tự chống độc quyền Tuan Viet Nam

Cuộc sống luôn thay đổi, phải đặt cá nhân hay tổ chức, đặt người lãnh đạo ở bất cứ một vị trí công việc nào vào những áp lực trách nhiệm. Áp lực đó bắt buộc cá nhân, tổ chức phải luôn nhìn lại mình để tiếp tục sáng tạo, đổi mới và phát triển trong những điều kiện mới. Còn nếu anh say sưa với những thành tích đã có thì rồi sẽ rơi vào tình trạng trì trệ nguy hiểm - TS Mai Liêm Trực

Ba người đàn ông đã bị bỏ tù ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau khi đưa lên mạng Internet trực tuyến các tư liệu thay mặt cho một phụ nữ đang cố gắng điều tra về cái chết của con gái bà.

Ba người mới lĩnh án tù đã bị kết tội vu khống, làm tổn hại đến lợi ích nhà nước, trong một phiên tòa thu hút các cuộc biểu tình ủng hộ các bị cáo ở bên ngoài tòa án.

Trước đó, các bị án đã đăng tải một video trực tuyến mà trong đó người phụ nữ là mẹ của 'nạn nhân' nói rằng con gái của bà đã qua đời sau khi bị hãm hiếp bởi các phần tử côn đồ có liên kết với cảnh sát.

Về phần mình, cảnh sát cho biết người phụ nữ xấu số qua đời do các biến chứng liên quan tới việc mang thai.

Luật sư Liu, người bào chữa cho các bị cáo cho hay Tòa án tại thành phố Phúc Châu đã tuyên án hai năm cho một trong các thân chủ của ông, trong khi hai người còn lại chịu mức án một năm tù giam.

'Khôi hài'

Luật sư Liu nói rằng ba thân chủ của ông đã giúp đỡ bà Lin, mẹ của 'nạn nhân,' gây áp lực lên chính quyền để họ mở lại điều tra về cái chết của con gái bà hồi năm 2008.

Bà Lin đã buộc tội cảnh sát bảo vệ một băng đảng tội phạm mà bà tin rằng đã hãm hiếp con gái bà.

Hiện chưa rõ ai là người mà tòa tin là đã bị 'vu khống'.

"Tòa án thì nói rằng hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của nhà nước, một chuyện quá khôi hài," ông Liu nói.

"Thực chất đây là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân, một quyền lợi hợp pháp của công dân," ông nói với hãng tin Associated Press.

Hàng trăm người sử dụng Internet trên khắp Trung Quốc đã tới thành phố Phúc Châu để biểu thị sự hậu thuẫn của họ cho các nhà hoạt động nói trên.

Các nhân chứng cho hay các đám đông ủng hộ đã vẫy băng cờ và hát các bài hát, trong khi nhiều người khác viết blog và gửi đi từ địa điểm phiên tòa, hoặc gửi tin nhắn trao đổi, thông qua trang mạng xã hội Twitter.

Trung Quốc hiện có khoảng 400 triệu người sử dụng mạng Internet, nhưng nội dung các tài liệu trực tuyến được đăng tải trên mạng này bị bị kiểm duyệt khắt khe vì lý do chính trị và đạo đức.
------
- Trang mạng chuyên về chống spam SPAMFIGHTER: Vietnam – Google’s Malware Accusations ‘Groundless’

Google sát cánh với Yahoo trong cuộc chiến pháp lý Bee

Google đã lên tiếng ủng hộ Yahoo trong cuộc chiến pháp lý với Bộ Tư pháp Mỹ liên quan tới nội dung của những bức thư điện tử.

Hàng nghìn máy tính bị tấn công do sâu Qakbot (TTX)

-Mới đây, hãng bảo mật Symantec đã công bố phát hiện sự trở lại của sâu Qakbot với hơn 1.100 máy tính đã bị tấn công.

Nguy hiểm hơn, theo công bố của Symantec, Qakbot đã tạo thành một mạng máy tính ma khá lớn. Qua khảo sát, Symantec phát hiện ra có hai server FTP liên quan đến Qakbot botnet và có đến 4GB dữ liệu đã được upload lên trong vòng hai tuần vừa qua.Trong 4GB dữ liệu này có chủ yếu là thông tin về các tài khoản ngân hàng trực tuyến, thông tin thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter, Orkut, Bebo, Adult FriendFinde, các loại tài khoản mail Hotmail, Gmail, Yahoo! Và thậm chí còn có cả lược sử lướt web của các nạn nhân.

“Một điều khác thường với Qakbot đó là nó không chỉ được sử dụng với mục đích ăn trộm những thông tin của người dùng tại nhà mà còn rất thành công khi ăn trộm thêm cả những thông tin của các tổ chức quan trọng liên quan đến môi trường. Đặc biệt nguy hiểm nhất là Qakbot còn “chôm” cả thông tin từ những văn phòng chính phủ,” Symantec thông báo.

“Theo xác nhận, Qakbot đã ảnh hưởng đến hơn 100 máy tính của một cơ quan chính quyền tại Brazil và một mạng khác của tổ một tức chăm sóc sức khỏe khá lớn tại Anh.”

Hiện tại, Symantec vẫn chưa nhận thấy một phản hồi nào từ phía người sử dụng Internet về việc tài khoản của họ bị kiểm soát hoặc những dấu hiệu bị Qakbot tấn công.

Tuy nhiên, Symantec cũng đưa ra lời cảnh báo với những người sử dụng rằng, chưa phát hiện ra không có nghĩa là không có khả năng bị dính sự tấn công của Qakbot.

Do đó, người sử dụng nên tranh thủ đổi ngay password các tài khoản của mình liên quan đến những giao dịch trên mạng và cập nhật những công cụ diệt virus mới nhất có thể.

Sâu Qakbot (W32.Qakbot) được phát hiện vào 7/5/2009 và được biết đến với tên Trojan.Agirvab.B. Đây không phải là một loại sâu nguy hiểm nhưng nó có mức độ lây lan khá nhanh. Các hệ điều hành có khả năng bị tấn công là Windows 2000, Windows 95, Windows 98, Windows Me, Windows NT, Windows Server 2003, Windows Vista, Windows XP.
(TT&VH Online/Vietnam+)

Hàng nghìn máy tính bị tấn công do sâu Qakbot (TTX)

------------

Hà Nội cài đặt phần mềm quản lý truy cập "web đen"
Phần mềm quản lý Internet sẽ được cài đặt tại 54 đại lý Internet trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nhằm giúp các chủ đại lý và cán bộ Phòng VHTT quận thống kê được tình hình truy cập Internet cũng như hạn chế việc truy cập vào các trang "web đen".

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa tiến hành tập huấn triển khai cài đặt phần mềm quản lý đại lý Internet trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Theo đó, phần mềm quản lý Internet này sẽ giúp các chủ đại lý và cán bộ Phòng VHTT quận thống kê được tình hình truy cập Internet cũng như hạn chế việc truy cập vào các trang "web đen".

Trước mắt, 54 đại lý Internet của 3 phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ được cài đặt thí điểm phần mềm này, sau đó sẽ tiến hành nhân rộng ra tất cả các cửa hàng Internet trên toàn quận và toàn TP.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Sở cũng đang trình UBND TP ký ban hành Quy chế về quản lý các đại lý Internet trên địa bàn, trong đó sẽ có một số quy định cụ thể về khoảng cách tối thiểu giữa các đại lý Internet và trường học, quy định thời gian được phép hoạt động trong một ngày của các đại lý Internet.

Theo Trần Vũ (VTC)

http://phapluattp.vn/20100424013739338p1015c1075/ha-noi-cai-dat-phan-mem-quan-ly-truy-cap-web-den.htm

-----------------

Việt Nam bác bỏ các cáo giác của HRW về tự do internet talawas blogTheo DPA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã bác bỏ cáo giác của tổ chức Human Rights Watch (HRW) cho rằng chính phủ Việt Nam có liên hệ với các vụ tấn công trên mạng nhắm vào trang web X-Cafe và nói rằng việc các trang web bị tấn công hay không truy cập được là một hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới.

Cho rằng Human Rights Watch thường đưa ra “những thông tin sai lệch” về Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga một lần nữa khẳng định rằng “Việt Nam không có trường hợp nào người dân bị bắt vì bày tỏ ý kiến”.

- Công nghệ thông tin “đói” chuẩn tiếng Việt (SGTT)

Phần mềm mã nguồn mở giúp vượt tường lửa: TOR

TOR là một phần mềm mã nguồn mở khá uy tín giúp người dùng vượt tường lửa, bảo vệ tính riêng tư và bảo mật của thông tin trao đổi trên internet.

---------

Google or China: Who Has More to Lose? NYT
Should multinationals like Google play a greater role in challenging Beijing's policies?
Google’s decision was a rude shock to Beijing. Now what?

China needs to learn that a global approach is in its interest.

Dấu hiệu Google rút khỏi TQ cho thấy ĐCS TQ không vững vàng. Sự lãnh đạo của Đảng vừa tự tin nhưng lại không an ninh.

China’s confrontational nationalism masks fear that it cannot deal with the growing demands of its citizens.

Việc TQ không thể mang lại tự do thông tin cho thấy điểm yếu của TQ, nhưng khi TQ thách thức Google thì cũng là dấu hiệu của sự ngạo mạn.

Những cách làm kỳ cục thì cũng có những kết quả kỳ cục:

Google users report erratic service in Beijing
BEIJING (Reuters) - Users of Google Inc.'s search engines across Beijing reported erratic service on Wednesday, with the site sometimes failing to open, and some searches for even non-sensitive terms like "hello" returning error messages.

Vạn lý hỏa thành talawas blog

Trong bài “Tường lửa vạn lý trường thành” trên BBC Vietnamese, tác giả Weiliang Nie cho biết, hệ thống tường lửa của Trung Quốc có ba tầng: tầng kỹ thuật, tầng xã hội và tầng tâm lý. Bài viết có đoạn,

“đôi khi hệ thống kiểm duyệt mang lại những kết quả khá kỳ dị.

Kể cả bài hát khá ngây thơ của trẻ em mang tên ‘Tôi yêu Thiên An Môn ở Bắc Kinh” cũng bị rơi vào vòng kiểm duyệt.

“Ban đầu họ chặn từ khóa Thiên An Môn vì nó liên quan đến vụ Thiên An Môn cách đây 20 năm. Rồi họ chặn từ Bắc Kinh vì có quá nhiều điều xảy ra tại Bắc Kinh.

“Chính phủ cũng khởi động lại chiến dịch chống văn hóa phẩm khiêu dâm hồi năm ngoái, vì vậy từ khóa ‘Tôi yêu’ cũng trở thành từ khóa nhạy cảm.

“Vì vậy, nếu bạn đánh tên bài hát này vào ô tìm kiếm, kết quả sẽ là ‘từ khóa nhạy cảm, nhạy cảm và nhạy cảm’.”

Theo ông Willy Lam, cựu biên tập viên của tờ South China Morning Post của Hong Kong, Trung Quốc có đầy đủ lý do để kiểm soát internet.

“Rõ ràng là nếu nhìn từ bên ngoài hoặc từ cái nhìn của phương Tây, chế độ cộng sản có vẻ khá vững chắc. Tuy nhiên, tình hình chính trị và xã hội tại Trung Quốc có nhiều khả năng bất ổn.”"

VN cũng có bài bình hơi hơi liên quan:

Giấu "đồ chơi": Chứng tỏ chưa cao tay

“Giới quản lý cần chú trọng vào kết quả và năng suất lao động, chứ không phải là giấu đồ chơi và hy vọng nhân viên sẽ không kiếm được thứ gì khác để chơi” - Dona Hall làm việc trong một công ty cấm tuyệt đối Facebook và MySpace góp ý.
Theo York, nguyên nhân của tình trạng này là sự thiếu lòng tin của ban lãnh đạo đối với nhân viên.“Họ không tin rằng nhân viên có thể phân biệt được giữa truyền thông hợp lý và bất hợp lý tại nơi làm việc”, cô nói.

Google không phải là công ty duy nhất rời Trung Quốc

Công ty Google chính thức rút khỏi Trung Quốc nhưng không hẳn bỏ cuộc chơi khi tuyên bố rằng sẽ bỏ hẳn những công cụ dùng để kiểm duyệt Internet mà công ty này đã thỏa thuận trước đây đối với Bắc Kinh.
Nhiều công ty đã tìm chỗ đầu tư mới tại châu Á bên ngoài Trung Quốc. General Electric Co, L'Oreal và New Balance là ba trong nhiều công ty có hoạt động lâu đời ở Trung Quốc đang mở rộng ở các nước như Việt Nam và Indonesia.Chi phí tăng ở Trung Quốc cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư phải tính toán lại chi phí sản xuất. Công ty North Face chuyên về may mặc ngoài trời cùng với Lee và Wrangler jeans, đã quyết định đẩy các chiến lược của họ và các nhà cung cấp ra bên ngoài Trung Quốc.
GE, Intel cũng đã vào Việt Nam với những nhà máy có công suất không nhỏ. 2 Nhà máy sản xuất tuabin tại Hải Phòng và nhà máy Intel tại thành phố Hồ Chí Minh là thí dụ.
Google cũng vậy, không riêng gì Trung Quốc họ cũng có một trung tâm ở thành phố miền nam Ấn Độ.

Stance by China to Limit Google Is Risk by Beijing
China’s intransigence on the open flow of information has the potential to weaken its connection to the global economy and sully its image.

- Truyền thông Trung Quốc “đánh hội đồng” Google (TTrẻ).– Trung Quốc bênh vực chính sách kiểm duyệt internet (VOA).

China newspaper accuses Google of helping U.S. intelligence
BEIJING (Reuters) - A Chinese Communist Party newspaper accused Google on Wednesday of colluding with U.S. spies, and said the firm's retreat from China over censorship justified Beijing's efforts to promote homegrown technology.

---------

Hàng trăm website tên miền.vn bị nước ngoài tấn công (Bee)

Ở Việt Nam, vấn đề lỗ hổng của hệ thống, ứng dụng vẫn chưa được các quản trị hệ thống cập nhật các bản vá kịp thời. Trong 3 tháng đầu năm 2010 đã có hơn 300 website của các cá nhân và tổ chức có tên miền .vn bị các hacker nước ngoài thăm dò, tấn công.

Đây là báo cáo mới nhất của Cục tin học nghiệp vụ (Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Bộ Công an) trong Hội thảo - Triển lãm quốc gia về an ninh bảo mật lần thứ năm (Security World 2010) tại Hà Nội hôm 23/3.

Giới chuyên gia cũng đã cảnh báo rằng, tội phạm Công nghệ cao ở Việt Nam đang ở mức báo động, càng đuổi bắt, càng tinh vi.

Hơn 64,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus

Tại triển lãm, ông Nguyễn Viết Thế - Cục trưởng Cục công nghệ tin học nghiệp vụ (Tổng Cục Kỹ thuật, Bộ Công an) đã đưa ra những con số báo động về tình hình an ninh mạng của Việt Nam năm 2009.

Số máy tính bị nhiễm virus trong năm 2009 trên 64,7 triệu lượt (trong đó lây nhiều nhất là dòng virus siêu đa hình W32.SalityVF.PE đã lây nhiễm trên 483.000 máy tính); số website bị hacker tấn công là 1.037 vụ (tăng hơn gấp đôi so với năm 2008); 4300 trang web bị phát hiện có lỗ hổng nghiêm trọng; số lượng các trang web có chứa mã độc hại tăng hơn 500%.

Ở Việt Nam có tới 144 phần mềm diệt virus giả mạo; hơn 47.000 biến thể virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam, tăng khoảng 30% so với năm 2008. Trong đó, Trojans đánh cắp thông tin là loại mã độc phổ biến nhất, chiếm tới 55% tổng số lượng mã độc mới. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2010 ước tính đã có 150 nghìn máy tính bị nhiễm virus và Trojan.

Năm 2009, Việt Nam vẫn thuộc top 10 các nước có tỷ lệ phát tán Spam cao nhất thế giới. Tuy nhiên, phishing đã giảm so với năm 2008, từ 90% xuống còn 66%.

Phớt lờ cảnh báo an ninh mạng

Theo ông Thế, nguyên nhân các website bị tấn công chủ yếu là sự yếu kém của các website ở Việt Nam trong các vấn đề kiểm soát lỗ hổng, quản trị yếu kém, phớt lờ các cảnh báo an ninh của các tổ chức bảo đảm an ninh an toàn thông tin.

Ở nước ta vấn đề lỗ hổng của hệ thống, ứng dụng vẫn chưa được các quản trị hệ thống cập nhật các bản vá kịp thời. Trong tổng số điểm yếu an ninh được phát hiện năm 2009 là 4300 website thì có tới 30% lỗ hổng có mức độ nguy hiểm cao, 49% lỗ hổng an ninh chưa có các bản vá do nhà cung cấp phát hành.
Riêng trong 3 tháng đầu năm 2010 đã có hơn 300 website của các cá nhân và tổ chức có tên miền .vn bị các hăcker nước ngoài thăm dò, tấn công; có 150.000 máy tính bị nhiễm virus và Trojan.

Ông Vũ Quốc Khánh – Giám đốc Trung tâm Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT -Bộ TT&TT) nói: “Qua cuộc điều tra trong năm 2009 do Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính và hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam phối hợp tổ chức với hơn 500 đơn vị, doanh nghiệp khác, đã đưa kết luận rằng, mức độ đảm bảo thông tin an toàn của nước ta vẫn ở mức rất thấp, chỉ xấp xỉ trên 65%.”

Đông đảo hacker tìm mọi cách để lọt vào hệ thống tài chính

Theo dự báo của giới chuyên gia thì an ninh mạng năm 2010 vẫn tiếp tục nóng bỏng, xuất hiện các cuộc tấn công dựa trên mạng máy tính “Ma” để thủ tiêu đối thủ.

Trong đó, các hệ thống tài chính ngân hàng, công ty chứng khoán vẫn là đích nhắm đầu tiên của các hacker.

Năm 2010 sẽ xuất hiện nhiều chương trình diệt virus giả mạo; hình thành nhiều mạng máy tính Ma (bootnet) được điều khiển bởi các hacker có chuyên môn cao, có nguy cơ xuất hiện các cuộc chiến trên mạng.

Điện thoại di động sẽ là đích nhắm mới của giới tội phạm, đặc biệt là khi mạng 3G bắt đầu được đưa vào hoạt động tại Việt Nam.

- Giám đốc BKIS Security Nguyễn Minh Đức:‘Lộ thông tin thuê bao: 70% do nội bộ nhà mạng’ (VNN)

(hông hiểu thế nào, nhưng dù sao cũng là lời giải thích là có VN chẳng liên can gì tới các vụ trang mạng bị đánh sập)

--------

http://www.nclp.org.vn/ban-doc-viet/khung-phap-ly-ve-quyen-tu-do-thong-tin-trong-mot-the-gioi-phang

Khung pháp lý về quyền tự do thông tin trong một thế giới phẳng
(Điều 19). Hiến pháp Việt Nam hiện hành năm 1992 cũng ghi nhận “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (Điều 69). Cho đến nay, những khẳng định trên vẫn hoàn toàn đúng. Nhưng vào thời điểm các văn bản trên được ban hành, loài người chưa hiểu rõ về Internet, về mạng toàn cầu và do đó, cũng chưa thể hiểu được quyền tự do thông tin sẽ biến đổi ra sao trong xã hội thông tin Việc tiếp cận thông tin của nhà nước chỉ là một khía cạnh của quyền tự do thông tin. (Xem thêm : Âm mưu thâm độc của Nguyễn Công Bằng và “đảng vì dân”

Sự thật về Nguyễn Công Bằng và tổ chức phản động “đảng vì dân” )

Chúng ta cũng cần xác định rõ và hợp lý các trường hợp ngoại lệ của quyền tự do thông tin để tránh việc hạn chế quyền tự do thông tin một cách phi lý. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 xác định “Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a)Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác. b) Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý” (Điều 19).

Tóm lại, sự phát triển của quyền tự do thông tin trong một thế giới ngày càng “phẳng” đang đặt ra rất nhiều thách thức cho sự cải cách luật pháp cho mọi nhà nước. Sự cải cách này cần toàn diện, đồng bộ và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của chúng ta.

Tổng số lượt xem trang