Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Hoãn phát sóng phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long

Tinh thần nguyên thủy của Phật giáo là sống Từ bi, Hỷ xả, Độ lượng và Thanh tịnh tránh Tham, Sân , Si… Những đức tính này có thể và nên mãi mãi là tấm gương cho mọi người cùng soi để mà hàng ngày sửa tâm của mình . Phật ở tại Tâm đơn giản là như vậy chăng ? đâu cần phải sắp mâm cao cỗ đầy, tiền công đức hậu hĩ và lễ nghi long trọng, hoành tráng. Tôi lại nhớ một câu nói bất hủ : “Ở đâu mà người ta trọng hình thức, lễ nghi hoành tráng, ồn ào đại ngôn thì cái nội dung có giá trị đích thực sẽ len lén mà cắp nón ra đi …”

Đạo thính nhi đồ thuyết Hồ Bạch Thảo

Mạng điện tử Trung Quốc bịa ra thuyết "Lý Công Uẩn người gốc Phúc Kiến".

- “TIN MẬT”: Vở kịch lịch sử Việt Nam “quá Trung Quốc” bị cấm chiếu (Gốc sậy).Ai trao “sổ đỏ” cho Lý Công Uẩn? (Gia đình). --

Đạo diễn "Khát vọng Thăng Long", Lưu Trọng Ninh: Tôi thỏa hiệp!

(Bee)-"Nhà đầu tư nói, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, phải là bộ phim về một vị hoàng đế chứ không phải con người đơn giản. Và tôi đã thỏa hiệp"...

- Vì sao chưa thể phát sóng “Đường tới thành Thăng Long”? (CAND). Há miệng mắc … đô? Ông Lê Ngọc Minh cũng nhấn mạnh thêm, Cục Điện ảnh không đề ra thời hạn hoãn phát sóng cụ thể, vì việc này hoàn toàn phụ thuộc vào việc chỉnh sửa của nhà sản xuất. “Việc nhiều người cho rằng, bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” buộc phải dừng” hay “bị cấm chiếu” là không đúng, gây ảnh hưởng nặng nề cho bộ phim” – ông Minh chia sẻ.”

"Xã hội hóa" kiểu khoán trắng hay cuộc chơi của "tay mơ" Tuan Viet Nam

Trả lời phỏng vấn báo Sài gòn Giải phóng ngày 2.10.2010, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: "...Cứ xem rồi mới biết, đừng nên quá ồn ào, khiến sau này chẳng ai dám làm thì biết bao giờ ta có phim của ta tự làm như mong muốn."

- Dương Trung Quốc “Hãy bắt đầu bằng việc chăn một đàn ngựa…” (Lao động).-- Bác Dương “Tàu” không nên nói thế! (blog Gốc sậy) “Không lẽ bác Dương “Tàu” chờ cho phim được công chiếu, gây ảnh hưởng xấu, RỒI MỚI LÊN TIẾNG?”.

- Cũng lại chuyện “ngựa”, nhưng đây là lắp tim cho ngựa: Mê tín trên báo chí Việt Nam (GS Nguyễn Văn Tuấn) Người ta đã biến Phật giáo thành một tôn giáo mê tín dị đoan, và biến chùa thành nơi thực hành những hủ tục mê tín dị đoan. Còn lãnh đạo thì mỗi việc làm của họ đều được sự hướng dẫn của những “chuyên gia” về phong thủy và thầy bà. Câu chuyện về lắp trái tim cho Thánh Gióng gần đây cho thấy mê tín đã lên đến đỉnh”.

Long thành cầm giả ca Đông A

1. Long thành cầm giả ca là bộ phim lấy bối cảnh ngày xưa (thế kỷ 18) duy nhất trong số các bộ phim chào mừng Đại lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Tôi không gọi bộ phim này là phim lịch sử hay cổ trang. Bối cảnh của bộ phim là giai đoạn Lê-Tây Sơn-Nguyễn, đầy tao loạn của lịch sử. Đây là một giai đoạn tang thương, mà tương tự nó chỉ còn có ở thời hiện đại. Trước những biến động khôn lường của lịch sử thân phận con người trong những giai đoạn tao loạn như vậy thật mỏng manh, dễ bị thương tổn và đầy bất trắc. Đấy là những bối cảnh mà nghệ thuật có thể khai phá tới tận cùng sâu thẳm thân phận của con người. Đấy cũng là những bối cảnh mà nghệ thuật vì những lý do nào đó không thể khai phá được thân phận con người ở thời lịch sử hiện đại vừa qua có thể lấy chúng làm bối cảnh tương đồng để khai phá. Long thành cầm giả ca là thân phận của một ca nương trong thời tao loạn. Long thành cầm giả ca là cuộc đời của một thi bá Việt Nam - Nguyễn Du. Nhưng rất đáng tiếc, mặc dù thời lượng của bộ phim khá dài, khoảng hai tiếng đồng hồ, bộ phim quá hời hợt, chỉ lớt phớt minh họa được một chút giai đoạn đầy tao loạn đấy cùng với thân phận con người trong buổi tao loạn của lịch sử. Bộ phim thiếu chiều sâu và những khai phá về con người. Có thể thấy rằng bối cảnh của bộ phim là một giai đoạn dài của lịch sử, từ Lê-Trịnh, qua Tây Sơn, đến Nguyễn sơ, và do vậy bộ phim đã quá loãng không tập trung được vào một chủ đề nhất định để khai phá chiều sâu của nó. Long thành cầm giả ca chỉ như là một bộ phim minh họa.

2. Phục trang và ngoại cảnh của phim tốt. Đúng là ngoại cảnh Việt Nam. Trang phục phù hợp với hình dung của tôi về giai đoạn đấy, tuy màu sắc áo mặc của quan lại tôi chưa kiểm tra được với thư tịch. Phim đã miêu tả được lối đi chân đất của người Việt, nhưng bàn chân của các diễn viên quá trắng (ví dụ như vai quân lính) khiến cho lối đi chân đất trở thành giả tạo. Lời thoại của phim có vấn đề. Nguyễn Khản không thể gọi thẳng tên tục của chúa Trịnh. Nguyễn Du gọi Nguyễn Nễ anh cùng mẹ với mình là Nguyễn huynh thì rất không ổn. Loại đàn mà ca nương trong bộ phim sử dụng là đàn nguyệt, phù hợp với Nguyễn Du viết trong bài Long thành cầm giả ca, Nguyễn cầm. Nhưng đàn nguyệt không phải là loại đàn sử dụng trong ca trù. Đàn nguyệt được sử dụng trong hát chầu văn. Trong phim có đoạn ca nương hát bài Tỳ bà hành và gảy đàn nguyệt, như vậy rất không ổn.

3. Long thành cầm giả ca là bộ phim đầu tiên của đạo diễn Đào Bá Sơn mà tôi được xem. Đạo diễn đã có những cố gắng tìm tòi nhất định, như học hát với chum, tay ngâm thuốc bắc. Nhưng ngay ở những tìm tòi này tôi vẫn thấy thiếu chiều sâu của sự việc, như khai phá đặc điểm mới lạ của học hát với chum. Đó chỉ như là minh họa và cũng không tận dụng được những tìm tòi mới lạ này để khai phá về thân phận con người.

4. Tôi hơi bất ngờ khi thấy bộ phim Long thành cầm giả ca được chọn làm phim chính thức để trình chiếu kỷ niệm dịp Đại Lễ. Giai đoạn mà bộ phim thể hiện là giai đoạn Thăng Long loạn lạc, ly tán, tàn phai và thoái trào. Chính cái giai đoạn đấy Thăng Long đã đánh mất vị trí là trung tâm chính trị của đất nước. Chính cái giai đoạn đấy tư tưởng của Bắc Hà với Thăng Long là trung tâm đã trở nên thủ cựu trước làn gió mới từ phương Nam thổi đến. Cái giai đoạn đấy rất không thích hợp để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Nó bẽ bàng và phôi pha. Thăng Long trong bộ phim cũng như thân phận của người ca nương bi đát, không có lối thoát và không có hậu. Tôi thực sự không muốn khoáy sâu thêm về chuyện ai lại làm phim về con đĩ (ca nương) để đặt lên bàn thờ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thật là, trăm quan có mắt như mù, đem thân con đĩ dâng thờ tổ tiên.

- Có nhiều Lý Công Uẩn khác nhau? (Da vàng). Hình: Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội —

- Phạm Toàn: Lịch sử – Sự thật lịch sử – Nỗi niềm lịch sử ở cái thời không có quan chép sử (Diễn đàn). - Và hãy nghe ông sử gia kiêm nghị sĩ để so sánh ổng có được chút nào như Quan Thái sử nước Tề xưa: Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về phim lịch sử Việt Nam: Các nhà sử học nên khiêm nhường (SGGP). “Tôi thấy lạ là các phim còn đang trong giai đoạn các cơ quan xét duyệt theo quy định của pháp luật thì những thông tin và cả hình ảnh đã được đăng lên báo để khen chê. Mà tôi thấy nhiều lời chê rất cảm tính.” “… Lý Công Uẩn khoác lên mình phẩm phục như hoàng đế nhà Tống thì đấy cũng là một cách thể hiện, một bản lĩnh tự tin vào nền tự chủ của một quốc gia vừa thoát ra khỏi ách đô hộ hơn 1.000 năm bị coi chỉ là quận huyện của phương Bắc mà thôi.”

anhbasam: Để hiểu thêm về ông nầy với cái sự “khôn bao năm, dại một … vài lần” cho dù lời lẽ, hành động có tinh xảo tới đâu, bằng cũng một lối không kém cảm tính là (cố tình?) lấy chuyện trang phục mà lấp (liếm?) đi tất cả những yếu tố quan trọng khác cho một bộ phim, xin mời đọc: 169.Từ Vọng Cảnh-Tây Nguyên nhìn xuống ông Trung Quốc.

- Số phận bộ phim lớn về Thăng Long: Họ bắt đầu biết sợ dân? (VOA). – Phim dã sử sao cần thật 100%? (TVN).Mặc dù đã có ý kiến chính thức từ các nhà quản lý văn hóa là không chiếu "Đường tới thành Thăng Long" trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, nhưng những tranh luận xung quanh bộ phim này vẫn chưa hết "nóng". Hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến chia sẻ đến Tuần Việt Nam.-- Nhà Rông cháy, xây lại bằng bê tông cốt thép (Dân trí).“…chúng ta nhiễm những tật nguyền tâm lý lớn: cóp nhặt thay vì sáng tạo, trọng bằng cấp thay vì kiến thức thực sự, hình thức thay vì nội dung; tệ hại nhất là thói quen phục tùng bạo lực…”-

GS Hong Kong tìm hiểu mỹ thuật của người Việt trong trại tỵ nạn Nguoi-Viet Online

Tìm thấy hơn 800 bức tranh do người Việt Nam vẽ trong trại tỵ nạn được lưu trữ trong tài liệu của một tổ chức vô vụ lợi, kể từ đó, giáo sư Tiến Sĩ Sophia Law, bắt đầu một công trình nghiên cứu kéo dài hơn 2 năm, về mỹ thuật của người tỵ nạn Việt Nam trong trại tỵ nạn thời thập niên 1970-1980.

-- TS Luật Cù Huy Hà Vũ: KIẾN NGHỊ CẤM BỘ PHIM PHẢN QUỐC-“LÝ CÔNG UẨN – ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG”(boxitvn). “Mặc dù đã được tin Hội đồng duyệt phim quốc gia mở rộng sau khi thẩm định lần thứ hai, có để xuất kiến nghị không công chiếu phim “Lý Thái Tổ – Đường tới thành Thăng Long” trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nghĩa là từ 1-10-2010 đến 10-10-2010, ông cù Huy Hà Vũ vẫn khẩn thiết nhờ BVN đăng bản kiến nghị của cá nhân ông gửi Quốc hội xin cấm chiếu bộ phim vĩnh viễn trên phạm vi toàn quốc, vì theo ông, đây là một bộ phim bôi nhọ văn hóa dân tộc một cách hệ thống với dụng ý rất xấu mà với thói quen dùng từ của mình, ông gọi thẳng thừng là “phản quốc”. BVN tán thành đưa bản kiến nghị này lên công luận, bởi theo chúng tôi, tuy Hội đồng duyệt phim đã đi đến những kết luận xác đáng, song về mức độ giải quyết đối với nó thì cách nói có phần quá uyển chuyển của Hội đồng vẫn chừa lại một khả năng là bộ phim có thể sẽ được tự do công chiếu sau ngày Đại lễ kết thúc, mà như thế, tác hại rất nghiêm trọng của nó đối với công chúng, nhất là thế hệ trẻ, vẫn còn nguyên. Kiến nghị của ông Cù Huy Hà Vũ chính là nhằm chấm dứt khả năng nguy hại này mà những người chịu trách nhiệm trước dân tộc không được phép nhân nhượng.”

Toàn văn bản kiến nghị cấm bộ phim phản quốc “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi Quốc Hội Việt Nam

Untitled-1_0.jpg
Untitled-2_0.jpg
Untitled-3_0.jpg
Untitled-4_0.jpg
Untitled-5_0.jpg
Untitled-6.jpg
Untitled-8.jpg
danluanorg001_3.jpg

Quản lý văn hóa làm phim và duyệt váy(boxitvn). Tóm lại, bộ phim là sự hợp tác giữa Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành, kênh truyền hình ASEAN- Trung Quốc và Đài Truyền hình Việt Nam. Bộ phim… hàng Trung Quốc này, ai có thể cấm nó chiếu trên kênh truyền hình ASEAN- Trung Quốc? Đến đây, câu chuyện về bộ phim được Bộ VH-TT-DL “chịu trách nhiệm nội dung tư tưởng” sẽ trở thành câu chuyện hài hước điển hình trong quản lý văn hóa ở nước ta.”

- HÃY GÓP CHÚT CÁT ĐÁ XÂY LĂNG MỘ NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN (Quê Choa)

Liêm sỉ Đông A

Báo Người Lao động đưa tin ông Lê Văn Lan bị "oan", đã bị đưa tên tham gia vào bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng long, trong khi ông không tham gia. Báo Tuổi trẻ sau đó đưa tin bác bỏ tin trên: "giáo sư Lê Văn Lan khẳng định chưa từng đưa ra phát ngôn như vậy". [Ngoài lề: ông Lê Văn Lan có phải là GS hay không thì tôi không biết, nhưng trích dẫn trên là của báo Tuổi trẻ]. Kinh nhất báo Người Lao động còn đưa tin "Nghe nói ...". Thật không thể nào hiểu nổi cách làm báo của tờ Người Lao động.

Nhưng điều tôi thấy kinh nữa là ông Lê Văn Lan vừa tham gia làm phim, lại vừa tham gia hội đồng kiểm duyệt phim. Tởm hết chỗ nói. Không hiểu ông này nghiên cứu lịch sử kiểu gì nhưng chắc chắn là liêm sỉ của người xưa thì ông không học được một chữ.

Mà thật cũng không hiểu sao loại người như vậy lại hay thấy xuất hiện trên thông tin đại chúng? Xã hội ta toàn loại người như vậy sao?

- Tiếp biến văn hoá? (blog Dr. Nikonian) “Trong số những kẻ viễn chinh đã đặt chân đến đất nước chúng ta, có lẽ không kẻ nào bị căm ghét và dè chừng như người Tàu”. – ngổn ngang vui buồn (blog Đỗ Trung Quân) “Cả ngàn năm Bắc thuộc.người Tàu [ Trung Quốc] chỉ có đồng hóa mà không bao giờ khai hóa..người Tàu đốt sách từ thời Tô Định.xóa bỏ phong tục tập quán ,bắt theo phong tục của họ.gọi dân tộc phía Nam Thái Bình Dương tất thảy là “Nam Man” mọi rợ cả. -người Việt nói riêng chống lại không phải văn hóa Trung Quốc mà là chống lại sự ngạo mạn của trung quốc. coi dân tộc khác là man di tất thảy.chính sách,cái nhìn đó chưa từng khác đi đến tận hôm nay”.

-> Học cách giết người của Mao Nguoi-Viet Online

Văn hóa Việt Nam xưa nay biểu lộ những quan niệm về sống, chết khác hẳn người Trung Hoa. Nhưng phải thú nhận phong cách giết người của nước mình rất thô sơ, chưa bao giờ nhiều sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc.

Việc nhập cảng một phương pháp giết người, số người bị giết không quan trọng bằng hậu quả, là hành động giết người tàn nhẫn đã thay đổi quan niệm của dân. Cách người ta nhìn giá trị một con người, về mạng sống một cá nhân đã thay đổi sau khi được chứng kiến các cảnh giết chóc mới. Nó thay đổi đến cách chúng ta nhìn vào mặt nhau, như những con người, như đồng bào. Chúng ta đã thấy xã hội mình có thay đổi thật sau khi được huấn luyện nuôi lòng căm thù, theo chủ trương của Mao.

Lòng căm thù phải được thổi lên và nuôi dưỡng bao nhiêu lâu mới khiến con người trở thành lạnh lùng, sẵn sàng giết đồng bào và chứng kiến cảnh giết người như thế? Cái tâm của người Việt đã thay đổi đến mức nào thì mới tổ chức được những cuộc giết người độc đáo y như bên Trung Quốc vậy?

Cứ nhìn các phương pháp giết người mới, Tâm con người phải thay đổi. Con người nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, những hàng xóm, anh em. Họ được huấn luyện chỉ còn nhìn thấy đó là những đối tượng đấu tranh, căm thù.

Bởi vậy, học giết người theo lối Trung Cộng, người Việt sẽ dần dần cũng bị đồng hóa theo nếp sống, nếp suy nghĩ và nếp tình cảm của cán bộ Trung Cộng. Cuộc đồng hóa diễn ra theo một quá trình được hoạch định rất quy mô, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ được lệnh làm thơ dạy bảo người Việt Nam “chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi.

Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Chỉ vì người lớn đã chấp nhận nô lệ về văn hóa từ hơn nửa thế kỷ trước. Học tập Mao chủ tịch trong cách giết người của văn hóa Trung Hoa là nô lệ văn hóa nước bạn láng giềng. Nó khiến người Việt Nam nhìn nhau theo lối người Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều lúc họ phải nhìn nhau như thù địch, như súc vật. Vì những điều kiện địa lý, kinh tế của họ khác hẳn hoàn cảnh nước mình.

Về phim ‘Lý Công Uẩn – Đường tới Thành Thăng Long’, Cục phó Cục Điện ảnh: “Tôi không ủng hộ cũng không phủ nhận” (Tiền phong). – Nhiều phim về Hà Nội lỗi hẹn

<<<::: trời ạ dụng ý gì đây, ngay cả nội dung phim còn bị xuyên tạc thế này thì chấp nhận sao được:

phim còn có nhiều chi tiết chưa phản ánh đúng lịch sử như việc Lê Hoàn lên ngôi; địa danh diễn ra sự kiện Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống (tại sông Bạch Đằng - Tây Kết chứ không phải núi Chu Tước như trong phim); chuyện con Lý Công Uẩn sau này sẽ thi đỗ Trạng nguyên (vì thời đó chưa có Trạng Nguyên); cảnh Lý Công Uẩn đứng trên núi cao nhưng lại bảo đây là thành Đại La...Cục cũng đề nghị chỉnh lại phần kết phim.Theo đó, quyết định dời đô của Lý Công Uẩn là sự thể hiện tầm nhìn sáng suốt của ông trước nhu cầu phát triển của nhà nước Đại Cồ Việt chứ không phải bắt chước theo Trung Quốc. >>>

Quyết định sáng suốt - (PLTP) Cuối cùng thì sau quá trình làm phim tốn kém hơn trăm tỉ đồng và sau những ngày gây sóng gió dư luận với một đoạn trailer quảng cáo đậm chất… Trung Hoa, bộ phim truyền hình Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long đã nhận được yêu cầu từ hội đồng duyệt: Không phát sóng trong dịp-- Phải tiếp tục chỉnh sửa phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long (Tuổi trẻ). – Vua mặc áo Tàu, quân mặc váy Tây, và Bác Hồ mặc áo bác Mao (Talawas) – Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?(Người Việt). – Phim về Lý Công Uẩn chưa được ra mắt “Về phía Cục Điện ảnh, ba lý do nêu ra để chưa cho công chiếu phim là: tập 10 hình và tiếng không khớp nhau sau khi sửa chữa; tiếp tục yêu cầu chỉnh sửa thêm; và đặc biệt là đang còn nhiều tranh luận trái chiều về bộ phim” (BBC).-- Phim lịch sử cổ trang Việt: Chỉ dám “ước mơ” thôi? Tuan Viet Nam -Nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các nhà làm phim, thì thiết nghĩ lịch sử của Đại Việt sẽ được chuyển tải một cách sống động đến với khán giả, đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ (vốn khá thờ ơ với sách sử văn hóa truyền thống.Phim Trần Thủ Độ: Hai năm cho một tác phẩm kinh điển? (VNN)- Tìm sử Việt Nam qua (bộ sách) sử Trung Quốc (Tuổi trẻ).-- LHP quốc tế Việt Nam: Hy vọng hội nhập sân chơi lớn (PLTP).

trong lúc có khá nhiều người đang hò reo đâu đó về cái họ gọi là "chiến thắng" thì mọi sự vẫn tiếp tục diễn ra đều đều như chuyện phim LCU chưa hề tồn tại. Một bộ phim làm ở Tàu, quá giống Tàu, bị xóa sổ khỏi lịch chiếu. Đáng mừng? Tôi mừng không nổi khi xem hình ảnh về 2 bộ phim sau, một bộ sắp công chiếu và một bộ đang chuẩn bị quay:

Huyền Sử Thiên Đô: Tàu hay Việt?


http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2010/06/3BA1D019/

Quên đi cái gọi là "19 tập phim LCU", HSTL là bộ phim 70 tập. Vốn chủ yếu VN, quay ở VN, đạo diễn, diễn viên VN, tóm lại là không có một cái gì trong hàng ngũ làm phim có từ TQ cả. Nhưng VN thì VN, những gì trên phim chẳng hề "Việt Nam" một chút nào:

Nam mặc giáp với phần giáp vai đầu hổ báo, lần này đến cái giáp cũng ko còn là Minh Quang Giáp gì nữa. Nữ khoác áo và kiểu tóc quá quen thuộc với phim kiếm hiệp Hồng Công:


(Thứ 2 từ trái đếm qua) nữ mặc bộ đồ xanh mà cam đoan ko cách chi có thể là áo tứ thân gì cả. Lại 1 bộ áo được may ra bằng cách ngồi tham khảo phim...kiếm hiệp Tàu:

Lê Long Đĩnh Trung Dũng, vẫn loại trang phục y như đúc TQ, thậm chí hoa văn còn kém Việt hơn cả mấy cái hoa văn " biết là Việt nhưng chẳng ai để ý nổi" của LCU. Còn vị sau lưng "nhà vua" thì đành chịu, không biết là áo gì:


kiếm mỏi mắt mới có 1 nét VN trong phim. Vẫn như trong tiền lệ vừa bị xóa khỏi lịch chiếu phim Đại Lễ, đó là áo tứ thân:

Nữ hiệp Trung Quốc made in Việt Nam, y đúc từ áo quần tới cả kiếm đao lẫn cái nón trên đầu. 1 điều chính bộ phim quay bên Tàu cũng không dám đưa vào. Bước tiến lớn của phim ảnh nước nhà?

Tóc đuôi sam ( đầu tiên từ phải qua), từ bao giờ dân Việt dùng kiểu tóc kiểu Trung?

http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Ra...thien-do/11101

Trích dẫn:

Đây là phim sẽ đánh dấu bước tiến của phim ảnh VN ở thể phim lịch sử”. Phim sẽ được phát sóng trên VTV3 lúc 21 giờ, từ tháng 10 tới. Ông Trần Đăng Tuấn - Phó Tổng GĐ thường trực Đài Truyền hình Việt Nam - thì “Bày tỏ sự khâm phục với tấm lòng và sự dũng cảm của doanh nhân bỏ tiền đầu tư vào một dự án mạo hiểm. Nếu “Huyền sử thiên đô” thành công, được đông đảo khán giả ủng hộ, thì bài toán làm phim truyền hình lịch sử có thể coi như đã giải được là nhờ vào đóng góp của giới doanh nhân - một đóng góp xứng đáng cho văn hoá đất nước”.
http://thethaovanhoa.vn/311N20100616...trung-quoc.htm

Trích dẫn:

20 tập phim Huyền sử thiên đô sẽ chắc chắn ra mắt tháng 10 – 12/2010, trong khi đoàn phim tiếp tục thực hiện theo phương thức “cuốn chiếu” những tập còn lại. Một lần nữa, những dự án phim khởi động từ khá lâu, thậm chí chúng ta đã có tới 10 năm để chuẩn bị, nhưng rồi vẫn rơi vào tình cảnh “nước tới chân mới nhảy”. Hy vọng, những dự án này sẽ xứng đáng với nhiều tỷ đồng đầu tư (dù không được tiết lộ và dù là theo phương thức “xã hội hóa”)...
lại trò "quay cuốn chiếu để tiếp tục hoàn thành đoạn sau của bộ phim nhằm phục vụ khán giả sau khi đại lễ kết thúc", nghe quen không? Chính là câu nói mà đoàn làm phim LCU từng nói chứ đâu.

như tôi nói, vẫn như cũ, LCU có sập thì cũng chẳng có gì thay đổi. Đã có "ứng cử viên" khác thay thế " chiến hữu" vừa hy sinh để tiếp tục sự nghiệp được mang ra chiếu trong đại lễ. Và trên hết, đã quá muộn để các vị làm bất cứ cái gì về bộ phim này. Ngày mai đại lễ đã bắt đầu rồi.

---------------------------

Vẫn chưa đủ: Không có "Đường Tới Thăng Long" thì có "Về Đất Thăng Long":

http://www.tiepthigiadinh.com.vn/chi...-quay-vao-21-8

lần này là 40 tập.
Trích dẫn:

Sau những phim Lý Công Uẩn - Đường tới đất Thăng Long, Huyền sử thiên đô..., Về đất Thăng Long (do P&T Pictures sản xuất) có lẽ là phim sau cùng được thực hiện để chào mừng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sẽ được khởi quay vào 21.8.
Về đất Thăng Long (40 tập, đạo diễn: Trần Ngọc Phong, tác giả: Phạm Thùy Nhân, cố vấn nghệ thuật: Hồ Ngọc Xum, cố vấn lịch sử: nhà văn Văn Lê) đề cao tài năng, đức độ và vai trò lịch sử của Thái tổ Lý Công Uẩn trong việc dựng nên nhà Lý và việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
hoàng gia xứ nào đây? Mũ đội lẫn trang phục hoàn toàn phỏng theo... theo ai thì các vị tự cảm nhận lấy:

1 sự tương đồng về bối cảnh lẫn phục trang với phim LCU đến ko thể tin nổi:

danh sách trang phục vẫn đủ cả: áo tam tạng, mũ gù lông ( đã phản ánh trong phim LCU và đoàn phim này vẫn... tiếp tục sử dụng), trang phục Lê Long Đĩnh ( thứ 2, từ phải sang) cứ như là sao lại từ phim LCU. Áo dài được cho vào thì bù lại, đứa bé được đổi sang trang phục ba Tàu, đến cái tóc ba chỏm cũng chẳng còn:

nhìn bức ảnh ko biết vui hay buồn. Do thiếu tư liệu, phim đã tạo hình quan quân theo kiểu nhà Nguyễn. Bù lại, hoàng gia, quan lại thì cứ TQ mà tiến:

Mũ Bình Thiên ( thôi, dù sao cũng có cơ sở cho rằng VN có dùng nó), chỉ khác là cái áo bào giờ đây ko còn đỏ nữa mà vàng thẳng như vua Tàu:


------------------------

Trường quay Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội): Hoàng Điếm ở Việt Nam?


việc xây trường quay đã bị phản ảnh từ hồi 2003, như nó vẫn từ tốn hình thành cho tới giờ:

http://vietbao.vn/Van-hoa/Vi-sao-du-.../10830718/181/

Trích dẫn:

Theo phác thảo, trường quay quốc gia đầu tiên sẽ gồm các hạng mục công trình như nhà kho, phòng thu thanh, đạo cụ, phục trang, nhà hành chính, nhà điều hành với diện tích hơn 3.000 m2... cho phần quay nội cảnh. Ông Thiêm phân tích: "Hạ tầng cơ sở ở đây khá tốt, gồm 1 nhà máy nước, 3 giếng khoan, 1 bể chứa khoảng 1.000 m3 và 3 trạm điện với tổng công suất khoảng 1.000 Kw".

Thế nhưng, phần lớn đạo diễn đều không thống nhất việc chọn trường quay đầu tiên cho điện ảnh VN ở Cổ Loa. Theo đạo diễn Lê Đức Tiến, Phó giám đốc Hãng phim Giải Phóng, địa hình Cổ Loa đơn giản, chỉ có thể đáp ứng được những bối cảnh đồng bằng còn những bối cảnh phức tạp như: rừng, núi, suối... thì lại phải tìm kiếm cảnh ở chỗ khác. Bởi vậy, trường quay dã ngoại phù hợp nhất phải là vùng Lương Sơn - Xuân Mai. Khu vực này có địa thế thiên nhiên đa dạng, núi non hiểm trở, rừng cây nguyên sinh, sông suối, hang động thơ mộng cùng những vùng đồi lớn, nhỏ trải dài nằm hai bên quốc lộ, thuận tiện cho sự vận chuyển và khá phù hợp với các bộ phim lịch sử...

Và đây là cái đang được hoàn thành. Cả phim Trần Thủ Độ lẫn Huyền Sử Thiên Đô đều được quay ở đây. Xin hãy lượn 1 vòng mở mang tầm mắt và xem xem trường quay "Việt" ở chỗ nào:

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html....php?nid=11354

Quán rượu ở kinh thành Thăng Long hay ở Nam Kinh?

hàng quán đất Việt là đây?



Sau khi xem xong bài trên, các vị vừa hô hào " ta thắng" có cảm tưởng thế nào? Chỉ ngày mai là đại lễ bắt đầu, và phim Huyền Sử Thiên Đô sẽ lên màn hình VTV. Và cái trường quay Cổ Loa "thuần Việt" thì đã chình ình ở Đông Anh, Hà Nội. Quý vị định làm gì đây.

Tôi chỉ muốn bỏ cuộc, mệt mỏi quá rồi. Chính bởi chẳng ai quan tâm đến những cái "tiểu tiết" là cha ông ăn gì, mặc gì, ở nhà gì, nên mọi chuyện mới ra thế này đây. "Chiến thắng", tôi chẳng thấy nó ở đâu sau khi nhìn những hình ảnh này.
--
- anhbasam! Tuổi trẻ bữa nay mới vào cuộc về bộ phim nô dịch bằng một bài thận trọng, qua 2 tình tiết đáng chú ý: + Hội đồng thẩm định “không có văn bản chính thức nào về việc không phát sóng bộ phim do yếu tố nội dung” ; + GS sử học Lê Văn Lan “tuyên bố trên báo ông chưa từng tham gia làm phim với tư cách cố vấn sử học”, nhưng “trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Lê Văn Lan khẳng định chưa từng đưa ra phát ngôn như vậy”, nhưng … nữa là “phía Công ty Trường Thành đã trình những bản hợp đồng giữa công ty này với giáo sư Lan lên thường trực hội đồng thẩm định”. Chưa hết, đó là rất có khả năng GS nầy lại “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi ông lại là thành viên hội đồng kiểm duyệt”, “đồng thời còn tham gia với tư cách thẩm định và tu chỉnh kịch bản phim“. Rõ là câu chuyện về cuốn phim nầy sẽ còn dài dài, trong đó không thiếu chuyện buồn về cái danh, cái lợi, và áp lực chính trị cứ mãi đè nặng lên những con người trong giới trí thức VN. – Giờ thì ta coi tiếp ông Lan bàn chuyện dân Thủ đô: “Hà Nội đâu phải nơi tá túc để kiếm chác” (Tuần VN). – Và để cho đủ vai vế của các nhà sử học gạo cội của nước nhà, xin giới thiệu trước để bà con đón đọc một bài trên báo Lao động Cuối tuần (chắc chiều nay mới ra sạp, và mai mốt mới lên mạng) có những ý kiến cảm thông với các nhà làm cái phim nô dịch của ông Dương Trung Quốc. – Còn đây là ý kiến Nhà giáo Phạm Toàn: Lịch sử và sự chân chính của người nghệ sĩ (Tuần VN). “… bộ phim “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” đang bị dư luận xã hội phản đối, bất bình và lên án vì tính “thiếu văn hóa”, thiếu cả sự chân chính và thiếu tài năng của những “nhà” làm phim “mua danh” nhưng cuối cùng chính là hủy danh!” - NHỤC QUÁ! GIỮA THỦ ĐÔ MÌNH MÀ NÓ CHỬI MÌNH (blog Nguyễn Xuân Diện).--Cái chùa quái đản nầy BS đã thấy khánh thành khoảng năm ngoái năm kia mà tuồng như không thấy báo chí bình loạn. Nếu đi sâu vào thế giới Phật giáo ở VN thời nay, những chuyện đáng buồn về lối lai căng hèn hạ và trưởng giả học làm sang sẽ còn vô khối. Hình: Cánh cửa (và cả núm kéo cửa) ở đây giống như cánh cửa cung điện ở Cấm thành Bắc Kinh. Hai con vật bằng đá ở cửa không rõ là con vật gì? Nhưng chắc chắn đây không phải là rồng Việt —Ra mắt Đặc khảo “Văn học dân gian Thừa Thiên Huế”Sài gòn Giải Phóng

- Gameshow “Ai đến thành Thăng Long” (blog Tuanddk).- Phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long: Đài nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm (Lao động). – Trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó! (SGTT). - Hồi kết có hậu của bộ phim Lý Công Uẩn – Đường Tới Thành Thăng Long (blog Da vàng). “Chỉ có điều đáng trách ở đây là bộ phim nói về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc để phục vụ một sự kiện văn hóa trọng đại khác lại được sản xuất trên chính đất nước đã nghìn năm đô hộ nước ta lại được thực hiện bởi đạo diễn, biên kịch và cả một số diễn viên chính là những hậu bối của những người mà hơn một nghìn năm trước đã đô hộ, chiếm đóng nước ta.”

- Hai Bà Trưng mà như vậy sao? “Thật khó hình dung cảnh Hai Bà ra trận trên lưng voi với chiếc… yếm đào, váy đụp, đi chân đất! Trưng Trắc khoác chiếc bào màu đỏ cho khác với Trưng Nhị. Chưa hết, tóc Hai Bà đều búi tó chỉ gọn lỏn một chấm đen phía trước, hai bên gần như chẳng có sợi tóc nào, sau và trước cũng gần như… trọc lốc, nên thoạt nhìn, có người còn lầm tưởng là… đàn ông, hoặc đại diện cho một bộ lạc thượng cổ nào đó ở Trung Quốc” (Lao động).

- PHIM LÝ CÔNG UẨN – ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG: Không phù hợp phát sóng dịp đại lễ (Người LĐ).anhbasam: Không thể nói hết những chuyện tếu qua bài nầy. Với thứ sản phẩm hổ lốn như vậy mà Hội đồng duyệt phim ban đầu dám đề nghị chỉnh sửa trong một thời điểm cận kề đã là vô cùng phi lý (phản nghệ thuật, nếu như không muốn nói là cực dốt về điện ảnh), từ đó dẫn đến sửa chữa vội vã, băm nát rồi nhào nặn nó thành một thứ … cám heo không hơn không kém. Tất cả đều cho thấy một thái độ quá coi thường khán giả-nhân dân và lịch sử dân tộc, quá coi trọng “yêu cầu chính trị”, và … TIỀN: “Nếu yêu cầu bỏ hết các chi tiết, yếu tố ảnh hưởng Trung Hoa trong phim thì chỉ có… bỏ phim. Trong khi tư nhân bỏ cả đống tiền làm phim, cần phải cân nhắc đến tấm lòng của họ.”

Một điểm nữa nói về cái không khí “chính trị hóa” đã ám vô sặc mùi trong mọi thứ sản phẩm văn hóa kiểu “nhân dịp” đến thế nào, qua phim nầy: “Mặt khác, tuy tên bộ phim là Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long nhưng chỉ có 1-2 tập phim đề cập chủ đề này, số còn lại phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong các triều đại”, và cả phim “Khát vọng Thăng Long” sắp được ra mắt, khi tên vậy nhưng toàn bộ nội dung không có một chút khái niệm về “Thăng Long” huống chi bàn tới “khát vọng” (chắc là thiếu quá nên mới kêu bằng “khát”? Hic hic! Nghe đâu tên phim sẽ phải sửa?)

Tại sao nói “mập mờ”? Đó chính là ngay ở cái tựa bài “không phù hợp phát sóng dịp đại lễ” (vậy thì phù hợp trong tất cả các “dịp” khác và phù hợp với nhân dân VN ư?) và câu “Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm với công chúng về chất lượng của bộ phim”.

Việc dứt khoát ném bộ phim nô dịch nầy vô sọt rác văn hóa sẽ là cái tát vào mặt những kẻ lắm tiền đang muốn thao túng từ chính trị cho tới văn hóa, đời sống tinh thần người dân!

Nhân đây xin mời ông đạo diễn Tạ Huy Cường chuyên phim quảng cáo nầy và ông đạo diễn Lưu Trọng Ninh coi khinh phim sử hãy tham khảo thêm bài nầy để từ nay bớt liều lao vô lĩnh vực phim lịch sử vô cùng khó nhá: Tạ Chí Đại Trường – Có một nguyên nhân dời đô khác? (talawas). Sử gia (chế độ cũ) Tạ Chí Đại Trường có cuốn về cuộc nội chiến dưới thời Tây Sơn, đã được trong nước (XHCN) tái bản.

- Vì sao Hoàng thành bị chôn vùi? (Thanh niên).

- Kỳ họp thứ 10 Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (Nhân dân). Cái hội đồng lú lẫn nầy không lo giúp nhà văn, nghệ sĩ sáng tác cho hay, chỉ ham “đề án Ðấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật” (câu nầy được lặp lại 2 lần).

- Hà Nội ta đẹp… khủng khiếp! (Tuần VN). Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói: Hà Nội của ta đẹp thật, đẹp khủng khiếp, đẹp đến mức người ta đã phá nó ghê gớm, phá nó riết ráo thế mà nó vẫn còn đẹp như vậy. Tức là vẻ đẹp kinh khủng làm khiếp đảm mọi người?- Hà Nội: Bản sắc, nét đẹp – Còn và mất(VOA). Trà Mi: Dân Hà Nội ở ngay thủ đô, trung tâm chính trị, mà không dám bàn về chính trị? Ly: Không dám đâu chị ạ. Hương: Thực tế bây giờ ở Hà Nội, mọi người đều sợ bị ảnh hưởng, sợ liệu mình nói ra có ai đấy nghe thấy rồi báo chính quyền biết không. Ai cũng sợ bị “ảnh hưởng”.

Hu hu! Tụi em giờ suốt ngày phải đóng phim “Sống trong sợ hãi” chị ạ …

- Mới ngó cái tựa nóng nảy đã biết bài của bác Bùi Tín: Hào khí Thăng Long thời Tự chủ hay ám khí thời Bắc thuộc mới?(VOA)

- Nhà văn Trần Thị Trường: Lý Công Uẩn “mất tích” trong “đường tới thành Thăng Long” (Tuần VN). “”Lý Công Uẩn: đường tới thành Thăng Long” cho giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, kinh doanh…một bài học lớn về nghệ thuật thứ 7, để hiểu rằng, tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc chẳng phải là điều dễ động chạm.”

Bộ phim "Lý... Triển Chiêu"?

Sau khi xem những trailer bộ phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta lại có thể để công làm một bộ phim như thế này. Cho người Việt xem? Và để người Việt hiểu như vậy về Lý Công Uẩn và một thời lịch sử? Chỉ có thể lừa những người Việt "mù" văn hóa. Còn để chiếu ở Trung Quốc và ở các nơi khác trên thế giới? Thì đừng (và không nên) chiếu ở Việt Nam với sự cho phép (có nghĩa là tán đồng) của cơ quan chức năng.

Đành rằng, người ta có thể viết lại những câu chuyện lịch sử với nhãn quan của người nghệ sĩ nhưng nếu có một nhãn quan tốt, một phông văn hóa dày dặn và nhất là một tấm lòng với dân tộc thì dù có viết lại một câu chuyện lịch sử cũng không thể làm biến dạng các nhân vật, không gian của câu chuyện, nhất là lại viết bằng ngôn ngữ điện ảnh.

Cái trăm nghe không bằng một thấy trên màn ảnh đã khiến cho nhân vật Lý Công Uẩn và câu chuyện của ông thành một nhân vật xa lạ, với một không gian xa lạ cùng tư duy và trí tưởng tượng của người Việt.

Nội dung phim khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước. Tôi không bình luận về kịch bản, về tư tưởng thời Lý xuyên suốt bộ phim, về thông điệp của triều Lý để lại trong lịch sử Việt Nam, chỉ xin bình luận đôi điều về những hình ảnh đã xem được từ những đoạn trailer giới thiệu phim đó.

Có người đã đùa rằng đấy là phim "Lý Triển Chiêu". Cay đắng hơn có người nói đấy là phim về một ông vua nào đó của Trung Quốc và câu chuyện diễn ra tại Trung Quốc nhưng có sử dụng một số chi tiết tư liệu trong bộ sử Việt Nam.

Kịch bản của bộ phim được Kha Chương Hòa, một nhà viết kịch bản phim lịch sử cổ trang Trung Quốc có tên tuổi, biên tập và hoàn chỉnh.

Những ai đã đọc cuốn "Vạn Xuân" viết về Nguyễn Trãi của Elvin Feray, nữ tác giả người Pháp, sẽ thấy tác giả cẩn thận với chuyện lịch sử, với nhân vật lịch sử ở mức nào. Cuốn sách đã chiếm được cảm tình của người đọc Việt, dĩ nhiên cả người đọc tiếng Pháp. Và mặc dù tài năng, tình cảm sâu sắc của bà với nước Việt đến mức ấy, vậy mà một đôi chỗ người đọc vẫn thấy đó là cách nghĩ và cách biểu đạt của người nước ngoài. (Nếu các nhà biên kịch chuyển thể thành câu chuyện điện ảnh thì đạo diễn và diễn viên phải thận trọng với các chi tiết ngoại lai đó).

Lý Công Uẩn hay Lý Triển Chiêu?!?
Được biết, để viết cuốn sách đó Elvin Feray phải nghiên cứu nhiều năm lịch sử Việt Nam và sang Việt Nam để sống nhiều năm nữa trong không gian văn hóa Việt, để cảm nhận thế nào là tinh thần Việt. Còn Kha Chương Hòa, ông có nghiên cứu lịch sử Việt Nam? Hay ông chỉ "chuốt lại", "thêm bớt" những kịch bản đã có trước của Trung Quốc và của Việt Nam mà người ta đưa cho ông? Nếu có thì ông đã góp ý với đạo diễn như thế nào?

Tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc

Tôi nghĩ, có thể thuê quay phim hay làm hậu kỳ ở nước ngoài vì đấy là lĩnh vực thuần kỹ thuật, còn thuê đạo diễn thì quả là điều... khó hiểu. Bởi vì, đạo diễn (phim, kịch) phải là người am hiểu nhất toàn bộ câu chuyện, đồng thời là người tạo ra linh hồn cho tác phẩm (phim, kịch). Tôi không nghĩ ông Cận Đức Mậu có thể đảm nhận việc đó, mặc dù có thể ông rất nổi tiếng trong điện ảnh Trung Quốc, và cũng đã từng sang tìm hiểu không gian văn hóa Việt Nam ít ngày.

Nếu có, ông đã không đưa những hình ảnh vô cùng xa lạ với trí tưởng tượng của người Việt vào phim. Như trailer phim đã công bố, và như những ý kiến của những người có mặt tại đoàn làm phim đã nói.

Còn đạo diễn Tạ Huy Cường là người VN, mới đạo diễn một số phim ngắn thể loại game show Chắp cánh thương hiệu thì mới "lần đầu tiên làm phim cổ trang lớn" và lại không biết tiếng Trung, chỉ có thể:"nói chuyện với ê kíp của Trung Quốc bằng hình thể" thì làm sao đảm nhận được vai trò tạo dựng hay trợ lý đạo diễn chính để có thể tạo ra một hiệu quả đáng kể được.

Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác, như diễn viên (chưa đủ tài sắm các vai quan trọng), diễn viên quần chúng thì của Trung Quốc, phục trang từ vua, quan đến dân thường thì: Mặc dù có bản thiết kế của TS Đoàn Thị Tình nhưng người may lại là người Trung Quốc nên họ may theo ý họ, vì may theo ý ta thì diễn viên không diễn được v.v.. làm cho phim không chỉ là "lai Tàu" mà gần như "hoàn toàn là Tàu". Đó là lý do mà khán giả - người Việt không chấp nhận được.

Và cuối cùng là không gian, cảnh quan, kiến trúc, những thứ đập ngay vào mắt người xe, gây nên là ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Phim được quay ở Hoàng Điếm. Ta cũng biết, không ít các phim không phải của Trung Quốc đã được quay ở phim trường này, song mục đích làm phim, ý nghĩa phim của người ta có thể không giống mình, không phải như dân mình mong đợi.

Dù là hư cấu, giả thiết, mô phỏng thì cũng phải có những yếu tố căn cứ kèm theo. Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim. Người Việt thường đã quen với hình ảnh kiến trúc thời Lý như: Văn Miếu, Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh).

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim

Sao không mô phỏng, giả thiết các bộ mái cung điện, đền, chùa miền Bắc VN có Kinh đô Hoa Lư và Thăng Long xưa với các đầu đao bộ mái cong cong như hiện thấy ngày nay, hoặc chí ít thì tham khảo các kiến trúc cung điện Huế cho phù hợp với trí tưởng tượng và tấm lòng hoài cổ của người Việt?

Có người nói, đây là phim do tư nhân đầu tư, cần có cái nhìn thiện cảm với tấm lòng cống hiến cho xã hội. Tôi nghĩ, nếu thực ai đó bỏ tiền đầu tư làm một bộ phim cho dân cho nước không tính toán thiệt hơn thì chúng ta nên có cách ghi công nào đó, cho dù bộ phim sẽ không chiếu nữa, mà tất nhiên là không nên chiếu làm gì.

Bởi "Lý Triển Chiêu" huyền thoại còn đang trên màn ảnh nhỏ với những câu chuyện chống gian tham của Bao Công huyền thoại đã nhiều đến mức nhàm chán rồi. Cũng không thể sửa sang lại rồi cho lưu hành. Nói như thế, giống như dân gian vẫn nói là chẳng hiểu gì về điện.

Một an ủi lớn, đó là bài học kinh nghiệm. "Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long" cho giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, kể cả kinh doanh... một bài học lớn về nghệ thuật thứ 7, để hiểu rằng, tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc chẳng phải là điều dễ động chạm.

Khi nào một quốc gia bị diệt vong, một dân tộc bị mất nước? Nguoi-Viet Online

Trong bài “Những suy nghĩ từ sự kiện bộ phim ‘Lý Công Uẩn - đường đến thành Thăng Long’” tôi có viết rằng ở Việt Nam sự lệ thuộc về văn hóa nước ngoài, đâu phải đến bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên, bài viết nói trên chủ yếu chỉ đề cập đến lĩnh vực phim ảnh, cụ thể là sự ảnh hưởng từ phim truyền hình Trung Quốc và cả Hàn Quốc đối với phim truyền hình Việt Nam.-- Đại nhạc kịch Truyện Kiều trình diễn tại Houston(RFA).

- Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long “Tìm một con đường, tìm một lối đi”? “Những người bi quan lâu nay về tình trạng “người Việt không thuộc sử Việt”, hay “giới trẻ quay lưng với lịch sử nước nhà” chắc chắn phải suy nghĩ lại. Hóa ra, tiềm ẩn trong mỗi người dân Việt Nam, trong rất nhiều bạn trẻ, vẫn mãnh liệt ngọn lửa tự hào, trân trọng lịch sử dân tộc và những giá trị bản sắc. Tất nhiên, ngọn lửa ấy cũng cần có điều kiện để bùng lên, mà đôi khi điều kiện lại đến một cách bất ngờ, ngoài dự tính và không ai muốn, như là chuyện của bộ phim ĐTTTL những ngày qua.” (TT&VH).

- Vụ trùng tu thành nhà Mạc: “Trẻ hóa” lịch sử (ĐĐK). ?!

- Đào Anh Khánh dựng “Cây đời” dọc đê Ngọc Thụy – Long Biên (PLTP)--- Cuộc đời nghèo khó của con trai công tử Bạc Liêu (VNE).

- - Người Pháp bảo vệ Đà Lạt như thế nào? (KHĐS).- Sông Hương “kêu cứu” - (VOV)

Sông Hương xứ Huế nổi tiếng với vẻ đẹp mộng mơ, từ lâu đã đi vào thi ca và là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Thế nhưng gần chục năm nay, dòng sông đang bị những người khai thác cát hủy hoại

- Chưa có kết luận, Đường tới thành Thăng Long rối tít mùỞ đây, vấn đề “đứa con lai” được đưa ra bàn luận không đơn giản là sự học hỏi, giao lưu về văn hóa nữa mà được đẩy lên ở mức độ cao hơn là bản lĩnh văn hóa, vấn đề về lịch sử và truyền bá lịch sử và văn hóa cho người xem…” (VTC) CHUYỆN PHIẾM: Phản đối việc dè bỉu, chê bai đoàn làm phim Lý Công Uẩn “Thử ngẫm xem: diễn viên Ta làm vua làm tướng, còn diễn viên Tàu phải làm lính, người hầu, phu khuân kiệu phục dịch cho Ta, nghe ta quát bảo, sai khiến và phải “Dạ” rân trời, mặc dù chỉ là trong phim. “Vua” của Ta xênh xang áo mão đi lại trên đất Trung Nguyên, việc này thời ấy làm gì có thể xảy ra? Chúng mà nhận ra nỗi nhục này thì khối đứa tức ói máu đấy chứ” (blog Cobasg).

- Rẻ hóa lịch sửSự nguy hiểm nhất lại là ở chỗ người ta hoàn toàn vô tội trong các vụ tàn phá di tích. Bởi vì tất cả đã được thực hiện theo các quy trình có đủ các báo cáo, thẩm định, bút phê. Bởi tiền đập thành cổ xây lò gạch là tiền nhà nước, từ túi nhân dân. Và bởi những vụ phá hoại kiểu này hoàn toàn không có trong bất cứ một báo cáo nào của ngành văn hóa. Bởi vì hành vi tàn phá đó đang được những người có trách nhiệm coi là bảo tồn. Nếu ngày mai, người ta xây ngay một cái lò gạch giữa hồ Gươm thì vì thế, cũng chẳng nên lấy làm ngạc nhiên” (blog Tuanddk).--– Đà Lạt suýt thành thủ đô Đông Dương (Bee)--- Phim về Hồ Chí Minh: Vượt qua bến Thượng Hải dời ngày công chiếu “do nhiều phát sinh ở khâu hậu kỳ như lồng tiếng, quay bổ sung một số cảnh, làm phụ đề tiếng Anh” (Tuổi trẻ).

Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì? Tuan Viet Nam Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Bài đã được xuất bản.: 27/09/2010 06:00 GMT+7

Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được VN quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước VN từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận.

Kiến trúc, cảnh quan không đúng lịch sử

Cụm kiến trúc tầng tầng lớp lớp và tháp cao đã có sẵn ở trường quay Hoành Điếm hoàn toàn chưa hề có cái tương tự trong bất kỳ thời kỳ nào ở VN - về qui mô cũng như kiểu dáng. Nên không thể áp đặt cho thời Lý cách đây 1000 năm được.

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim:

Cung điện nguy nga tầng tầng lớp lớp Nét kiến trúc tiêu biếu của TQ

Bộ mái cung điện, đền, chùa miền Bắc VN có Kinh đô Hoa Lư và Thăng Long xưa có các đầu đao bộ mái cong vút lên như ảnh cửa cổng và chùa ở Sơn Tây ngày xưa:

Bộ đầu đao vút cong của kiến trúc VN ở bắc bộ.

Cái hồn Việt ở Bắc Bộ khác Trung Quốc ở hình dáng vút cong đó.

So sánh cung điện của Trung Quốc trong trường quay Hoành Điếm đã được dùng trong phim với Cửa Ngọ Môn ta thấy:

Kiến trúc trong một cảnh phim và Cửa Ngọ Môn xây dựng từ đầu TK 19

Kiến trúc tòa lầu trong phim nặng nề. Kiến trúc lầu Ngọ Môn thanh thoát nhẹ nhàng. Thế mà những người làm phim vẫn cứ đưa vào.

Trường quay Hoành Điếm không có thiên nhiên và cảnh thôn quê Việt Nam nên họ đã dựng lên những cảnh giả tạo còn thua sân khấu cải lương do nông dân Nam Bộ đóng nữa. Ở Việt Nam không có cung vàng điện ngọc giả tạo như ở trường quay Hoành Điếm, nhưng nông thôn, làng xóm, đình chùa Việt Nam đâu có thiếu để phải dựng lên cảnh nông thôn bôi bác như tấm ảnh dưới đây:

Nhà cửa nông thôn VN giả tạo tùy tiện trong phim

Động tác múa võ tùy tiện: Nhân vật chính của bộ phim là Lý Công Uẩn. Ông từng ở trong chùa, nên đã phải học võ (Thiếu Lâm). Khi làm vua càng phải luyện võ nữa để rèn luyện thân thể và khi "quốc gia hữu sự" có thể cầm gươm ra trận. Diễn viên Tiến Lộc thủ vai Lý Công Uẩn thì phải có nhiều đoạn múa gậy, múa võ. Nhưng múa võ gì, múa gậy gì đều phải có thầy hướng dẫn.

Không rõ trong đoàn làm phim có thầy võ Việt Nam nào không, chứ qua những câu chuyện tự kể của Tiến Lộc đăng trên báo chí thì Tiến Lộc múa may lung tung không có bài bản nào cả.

Lý Công Uẩn (Tiến Lộc) múa võ gì đây?

Xin trích tự sự của Tiến Lộc: "Khi được yêu cầu múa gậy, tôi đã giơ gậy lên múa lung tung, và trong lúc múa quá say sưa, tôi đã đập gậy trúng đầu... anh quay phim. Tôi đã phải xin lỗi rối rít. Chưa hết hoảng hồn, đạo diễn lại yêu cầu tôi múa võ tiếp, và không may, tôi tiếp tục đạp trúng một diễn viên quần chúng khiến anh ấy ngã lăn".

Một bộ phim mà từ diễn viên được hóa trang theo kiểu cách Trung Quốc, trang phục, kiến trúc, đạo diễn, quay phim Trung Quốc (?), các động tác theo lối Trung Quốc như thế đủ để kết luận phim là bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đúng như nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.

Kinh doanh phim với số vốn 100 tỷ, lời hay lỗ?

Báo chí đã đưa tin Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất phim và sẽ chiếu ở Trung Quốc và các nước ASEAN.

Cũng có thông tin Cty Trường Thành hợp tác cùng Đài Truyền hình SCTV lưu hành bộ phim trên nhiều nước khác trên thế giới nữa.

Các phim Việt Nam có trước đây chưa bao giờ được chiếu ra nước ngoài như dự định của Cty Trường Thành đối với phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long cả. Nếu phim có giá trị và được quảng bá rộng rãi trên thế giới như thế thì thật phúc cho phim ảnh Việt Nam. Nhưng....

Người TQ nói gì về giá trị bộ phim này?

Một cô bạn ở Hà Nội biết tôi đang ngồi ở Huế viết bình luận một số hình ảnh trong bộ phim, liền phone cho tôi: "Thế thì tôi sẽ nhờ người giỏi Trung văn dịch cung cấp cho anh một thông tin về phía Trung Quốc rất đáng quan tâm về bộ phim ấy!".

Mấy tiếng đồng hồ sau chị gửi cho tôi địa chỉ trang blog của một người Trung Quốc có trách nhiệm đón đoàn làm phim của Việt Nam sang Trung Quốc hồi đầu năm. Sau vài thao tác kích chuột, máy vi tính của tôi nhận được cái giao diện dưới đây.

Trang blog của một người TQ viết về lịch sử Lý Công Uẩn và bộ phim

Bài trên trang blog này tương đối dài và nhiều chỗ rất dễ gây sốc với độc giả Việt Nam. Tôi chỉ xin trích đoạn viết về Lý Công Uẩn và bộ phim:

"Lý Công Uẩn là quân chủ khai quốc của triều Lý Việt Nam, niên hiệu Thuận Thiên. Năm 1010, tương truyền Lý Công Uẩn đích thân tới La Thành, bỗng nhìn thấy Rồng Vàng từ hồ bay lên, vụt thẳng lên trời. Thế là ông liền dời kinh thành đến La Thành, đồng thời đổi tên là Thăng Long, cũng chính là Hà Nội ngày nay. Lý Công Uẩn đổi thành Nguyên Thuận Thiên, kiến lập triều Lý, trở thành vương triều phong kiến thứ tư của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước vào cường quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trung ương phong kiến. Thế nước mỗi ngày một mạnh lớn, xưng bá ở Nam cương (biên giới phía Nam - ND).

Để kỷ niệm 1000 năm lập kinh đô Hà Nội, do Đông Minh Vệ Thị (của Trung Quốc - ND) cùng Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành của Việt Nam đầu tư, vở kịch truyền hình lấy sinh thời Lý Công Uẩn làm đề tài đang được chính thức bấm máy tại Hoành Điếm, Trung Quốc vào ngày 9 tháng Giêng.

Ngày 13/12/2009, tại Hữu nghị auan Trung Quốc, chúng tôi đã đón đoàn diễn viên thuộc nhóm kịch "Lý Công Uẩn". Họ đều tới từ Việt Nam, đến Trung Quốc làm việc lần này, họ sẽ tới trường quay Hoành Điếm ở Chiết Giang, để tham gia quay vở kịch truyền hình chào đón ngày kỷ niệm hợp tác Trung-Việt lần đầu tiên.

Vở kịch truyền hình này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Đức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Đạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc". (Tất cả những cụm từ được tô đậm và gạch dưới do người viết nhấn mạnh)

Qua đoạn trích trang blog trên, tôi đọc được vài thông tin mà báo chí Việt Nam chưa nhắc tới như: Đông Minh Vệ Thị (của TQ) là doanh nghiệp hợp tác với Cty Trường Thành (của VN) sản xuất bộ phim. Người "chắp bút" kịch bản là Kha Chương Hòa chứ không nhắc gì đến ông Trịnh Văn Sơn cả.

Có một thông tin không đúng là họ đã cho rằng những người làm phim đã "hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam".Như tôi đã nêu ở đoạn trên đây, dàn diễn viên đóng phim thuộc loại trung bình thôi. Nếu nói đó là các diễn viên hàng đầu ở VN thì tội cho nền điện ảnh VN quá.

Điều lạ và bất ngờ nhất đối với tôi là họ xem bộ phim chỉ là một vở kịch truyền hình nhiều tập mà thôi. Lạ hơn nữa là đạo diễn TQ nổi tiếng Cận Đức Mậu đã đạo diễn những bộ phim cổ trang TQ lừng danh lại bỏ thì giờ đi làm đạo diễn cho một vở kịch truyền hình của VN(?)

Từ những thông tin trên, tôi có nhận định rằng: Cty CP Trường Thành (VN) hợp tác với Đông Minh Vệ Thị (TQ) đầu tư 100 tỷ ĐVN để làm một vở kịch truyền hình 19 tập để kinh doanh là một vấn đề cần phải bình luận.

Đi buôn thì phải tính lời - lỗ. Phát hành bộ phim ở Việt Nam thu lợi bằng các cách: Bán cho Truyền hình Việt Nam để phát sóng vào giờ vàng, vừa đóng góp một hoạt động văn hóa tầm cỡ cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vừa thu tiền quảng cáo. Liệu 19 tập có thu được 19 tỷ không?

Phát hành bộ phim 19 đĩa DVD, mỗi bộ cao tay độ 500.000 Đ, giỏi lắm cũng bán được vài ba trăm bộ là cùng, (chủ đầu tư thu khoảng 500.000 x 300 = 150.000.000Đ), Nếu phim hấp dẫn thì bị in lậu bán mỗi bộ 100.000 Đ ngay, chủ đầu tư phá sản chuyện in đĩa. (Bài học của Thúy Nga by night)

Như vậy, nếu bộ phim được phát hành và đưa lên sóng Đài Truyền hình VN thì bộ phim chỉ được tiếng là đóng góp cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn thu lợi về kinh tế thì hoàn toàn thất bại.

Chiếu và phát hành bên Trung Quốc và thế giới còn phải trải qua một hậu kỳ nữa là phụ đề hoặc lồng tiếng Trung và tiếng Anh.

Chúng ta biết, Trung Quốc đã và đang sản xuất ra hàng trăm (có người nói hàng ngàn) bộ phim cổ trang cực kỳ hấp dẫn chen nhau chiếm lĩnh thời lượng giờ phát sóng của các đài truyền hình Trung Quốc, các đài trong thế giới biết tiếng Trung và ngay cả VN ta hiện giờ. Liệu người Trung Quốc có ưu ái mua hộ cho bộ "kịch truyền hình" này không? Nếu cái bộ "kịch truyền hình" hấp dẫn, liệu có bị họ "vi phạm bản quyền" in ra hàng triệu bản như thế giới đang kêu trời về họ không? Chuyện phát hành ở Trung Quốc và thế giới rất ít hy vọng thu được vốn.

Tôi là người sống bằng ngòi bút chưa từng biết kinh doanh chuyện gì, lấy chút hiểu biết của người buôn bán sách ngoài chợ tôi cũng đã thấy được chuyện kinh doanh bộ phim là thất bại rồi. Đối với Cty Trường Thành (VN) và Đông Minh Vệ Thị (TQ) thì chuyện kinh doanh, tính toán đầu vào, đầu ra, chuyện quảng cáo, phát hành, lời lỗ họ nắm chắt trong tay. Đầu tư cho một món hàng đến bạc 100 tỷ họ đã tính nát nước rồi. Biết chắc là không thu được vốn, nhưng vì sao họ vẫn khẩn trương lao vào làm bất chấp ngày nghỉ ngày tết, mùa đông lạnh giá dưới 0 độ, tốn kém vô cùng như thế? Phải chăng vì "cơ hội ngàn năm có một"? Đúng theo nghĩa đen!

Bộ phim kể chuyện 1000 năm trước ở Việt Nam có diễn viên được hóa trang theo kiểu Trung Quốc, trang phục cổ trang, các động tác, kiến trúc cung điện đền đài, cảnh quan đồng quê Trung Quốc .v.v. Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

Sự xác nhận ấy có giá trị hơn cả ngàn pho sử do sử gia hai nước hợp tác biên soạn trong tương lai. Nếu đúng như thế thì số vốn 100 tỷ ĐVN hay 7 triệu USD như báo chí đăng cũng không có nghĩa lý gì, bởi vì họ sẽ thu được một món lời không thể nào ghi lại được bằng con số. Có đúng như thế không, thực tế sẽ trả lời.

Xin những người có trách nhiệm hãy quan tâm đặc biệt đến vận mệnh văn hóa của dân tộc.

- Xôn xao “Bản sắc Việt Nam” (Thanh niên)--- Ai khai sinh ra thành Đại La? (Thanh niên).

"Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt" Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là chư hầu của Trung Quốc. - Nhà văn nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân viết.
LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.
Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận.
Là một nhà văn nghiên cứu lịch sử ở Huế và không chuyên về chuyện làm điện ảnh, nhưng do tôi có chút kinh nghiệm nghiên cứu cổ trang để "tái hiện lễ đăng quang của vua Quang Trung"- một lễ hội quan trọng trong Chương trình Festival Huế 2008 và là tác giả bài báo "Làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn - kiến nghị một giải pháp" đăng trên báo Hồn Việt (số 11, tháng 5-2008) cách đây mấy năm, một vài báo hình và báo điện tử chuyển cho tôi xem một số hình ảnh, đoạn phim ngắn giới thiệu bộ phim cổ trang truyền hình 19 tập Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long sẽ phát sóng trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Họ đặt cho tôi một số câu hỏi về sự cảm nhận về bộ phim đó.
Chưa được xem bộ phim dài 19 tập này, khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước", nên tôi chưa có ý kiến gì về nội dung kịch bản, về tư tưởng thời Lý xuyên suốt bộ phim, về thông điệp của triều Lý để lại trong lịch sử VN. Tôi chỉ xin bình luận về những thông tin, hình ảnh đã thu thập được từ những đoạn phim quảng cáo, giới thiệu phim mới.
Không chuyên về chuyện làm điện ảnh, nhất là phim lịch sử, nên bài viết có điều gì bất cập, kính mong các nhà chuyên môn, các nhà sử học, các thức giả bổ cứu hoặc cho tôi một cơ hội được học thêm.
Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên- có hiểu lịch sử VN?
Người viết kịch bản: Tác giả kịch bản được công bố là ông Trịnh Văn Sơn - Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông Trường Thành (có người gọi ông là Sơn Trường Thành - cũng là Giám đốc sản xuất bộ phim). Trịnh Văn Sơn là một người chưa bao giờ được giới điện ảnh VN biết tên là một nhà viết kịch bản phim nói chung chứ chưa đề cập đến người viết kịch bản phim lịch sử nói riêng.
Ông đột nhiên "nổi lên" như một bậc thầy viết kịch bản lớn. Không rõ kịch bản phim lịch sử đầu tay của ông Sơn Trường Thành có được một bậc thầy viết kịch bản phim lịch sử VN nào góp ý trước chưa? Chỉ biết ông đem kịch bản của ông qua nhờ nhà viết kịch bản nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chương Hòa "chuốt lại".
Ông Kha Chương Hòa là một nhà viết kịch bản phim lịch sử cổ trang Trung Quốc giỏi, nhưng ông chưa hề biết tâm tính người Việt Nam, chưa hề học lịch sử Việt Nam, (nếu có học thì cũng là sự méo mó, xuyên tạc từ sách sử Trung Quốc về Việt Nam). Vì thế tôi nghi ngờ cái sự chuốt đúng đắn của ông Chương Hòa về lịch sử VN quá!
Ông Sơn Trường Thành lại nổi lên như một nhà "đại tư bản" trong giới kinh doanh văn hóa VN. Ông đã bỏ ra đến trên 100 tỷ đồng (nghe nói 7 triệu USD) để thuê người Tàu dựng cuốn phim đầu tay của mình. Ông đóng góp một công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long hay ông lợi dụng 1000 năm Thăng Long để kinh doanh văn hóa nghệ thuật? Sự thực như thế nào còn phải chờ thực tế trả lời.
Đạo diễn Cận Đức Mậu (trái) và ông Trịnh Văn Sơn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành
Đạo diễn: Bộ phim Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long có 3 đạo diễn:
Đạo diễn Cận Đức Mậu, là một người làm phim cổ trang của Trung Quốc nổi tiếng, tôi rất kinh phục. Nghe nói trước khi bắt tay làm phim, Cận Đức Mậu đã có lần lần sang VN, đến thắp hương ở đền vua Đinh, vua Lê, tượng đài Lý Công Uẩn, tuyển chọn diễn viên và "cảm nhận văn hóa Việt". Nhưng tôi không tin "ông ấy hiểu rất rõ về VN", nhất là lịch sử VN như một người có trách nhiệm trong đoàn làm phim đã khẳng định.
Cận Đức Mậu sang VN vái chỗ này, thắp hương nơi kia có khác gì hàng triệu khách du lịch đến VN? Vài cái chắp tay vái lạy, đôi lần thắp vài cây hương không thể chứng tỏ được sự hiểu biết lịch sử và sự kính trọng tổ tiên chúng ta của vị đạo diễn.
Nếu hiểu và tôn trọng lịch sử VN thì không bao giờ ông tùy tiện tạo sự hoành tráng cho bộ phim bằng những cảnh kỵ mã phi trên thảo nguyên vô cùng xa lạ với dân tộc VN như ảnh dưới đây:
Ngựa phi đường xa
Đây là đội kỵ binh của Nguyên Mông. Trong lịch sử từ xưa đến nay VN chưa bao giờ có một đội quân mặc giáp trụ cưỡi ngựa như thế. Đường VN hẹp, nhiều sông suối, cầu nhỏ, không có những cánh đồng cỏ lớn lấy đường đâu cho kỵ binh đi, lấy cỏ đâu cho một đoàn ngựa chiến như thế ăn?
Chỉ có những đạo diễn không biết gì về hoàn cảnh VN mới tự tiện ghép những những màn kỵ binh có sẵn trong phim cổ trang của Trung Quốc vào cho phim VN như thế thôi.
Một thông tin trên mạng tôi không nhớ địa chỉ cho biết bộ phim còn có một đạo diễn thứ hai nữa cũng là người Trung Quốc. Vị này là người phụ tá đắc lực cho đạo diễn chính Cận Đức Mậu, được đạo diễn chính giao thực hiện phần quan trọng của bộ phim.
Đạo diễn Tạ Huy Cường là người VN, đã đạo diễn một số phim ngắn ở VN (đạo diễn game show Chắp cánh thương hiệu) chưa có mấy tên tuổi trong giới điện ảnh VN. Chính anh đã tự nhận là "lần đầu tiên làm phim cổ trang lớn" ở Trung Quốc. Anh không biết tiếng Trung nên khi "không có phiên dịch... thì chúng tôi nói chuyện với ê kíp của Trung Quốc bằng hình thể hoặc nói xong nhìn nhau cười".
Qua đó ta có thể biết đạo diễn Tạ Huy Cường không có vai trò gì nhiều khi quay các trường đoạn hoành tráng do hàng trăm diễn viên Trung Quốc đóng.
Đạo diễn Tạ Huy Cường có mặt ở trường quay Hoành Điếm, Triết Giang (Trung Quốc) trong thời gian quay bộ phim, có lẽ chỉ trên tư cách một người đi học việc, đi tu nghiệp làm phim cổ trang và được thực tập đạo diễn một số đoạn dân chúng đơn giản thôi.
Đạo diễn Tạ Huy Cường (VN)
Vai trò của đạo diễn VN giới hạn như vậy khó có thể tạo được cái hồn Việt cho bộ phim.
Diễn viên: Phim có 45 nhân vật chính, phần lớn những nhân vật chính do diễn viên VN đảm nhận. Diễn viên Tiến Lộc (theo báo chí viết anh vừa được biết đến trong vai ca sỹ Quang Bình đồng tính trong phim Nhà có nhiều cửa sổ) đảm nhận vai Lý Công Uẩn. Lần đầu tiên Tiến Lộc đóng phim lịch sử. Á hậu Thụy Vân (chưa hề đóng phim bao giờ) vào vai Lê Thị Thanh Liên - hồng nhan tri kỷ của Lý Công Uẩn. Diễn viên - NSƯT Trung Hiếu của nhà hát kịch Hà Nội được chọn vào vai Đinh Bộ Lĩnh. Nam diễn viên Hoàng Hải vào vai Lê Hoàn, Phan Hòa trong vai Thái hậu Dương Vân Nga.v.v.
Sự hiểu biết về lịch sử VN đặc biệt là triều Lý của những diễn viên chính này rất mỏng. Do đó mọi diễn xuất của họ đều do đạo diễn Trung Quốc "bảo chi làm nấy".
Ngoài những diễn viên chính, còn toàn bộ diễn viên đóng thế, hàng trăm diễn viên quần chúng đều thuê người Trung Quốc. Với một dàn diễn viên làm theo ý Trung Quốc hoặc diễn viên Trung Quốc chính cống chuyên đóng phim Trung Quốc như thế thì lấy đâu ra cái hồn Việt để kỷ niêm 1000 năm Thăng Long đây?
Một cháu nhỏ ghiền phim Trung Quốc xem tấm ảnh này:
Tần Thủy Hoàng?
Cháu liền kêu lên - "Tần Thủy Hoàng! Tần Thủy Hoàng!" Tôi đính chính: "Vua nhà Lý nước mình đó!". Cháu vui mừng: "Rứa hả ông? Vua Lý nước mình giống Tần Thủy Hoàng. Oai thật!".
Một người bạn ngồi uống cà-phê bên sông Hương thấy tấm ảnh này trên tay tôi liền có lời bình rằng: "Tổ tiên mình làm gì có cái búi tóc dựng đứng trên chóp đầu như vậy? Đến đầu thế kỷ 19, điện Minh Thành trong lăng Gia Long vẫn chưa có sơn, còn để mộc, huống chi thời Lý cách đó 9 thế kỷ mà cung điện nhà Lý đã sơn đỏ chót như rứa? Nội cái màu sơn đỏ chót đó cũng đã toát lên cái "chất Tàu" của bộ phim rồi!"
Người thiết kế, người sản xuất cổ trang và câu chuyện "Trung hoa hóa"
Chuyện thiết kế cổ trang: Như trên đã viết, cách đây mấy năm, tôi được mời cùng với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế nghiên cứu thiết kế cổ trang để phục dựng Lễ tế Nam Giao (2004) và lễ đăng quang của vua Quang Trung (2008). Phục trang cổ của Tế Nam Giao chỉ cách chúng ta có hơn 60 năm, trong các thư viện còn nhiều hình ảnh của Pháp để lại nên việc nghiên cứu phục chế cổ trang không khó lắm.
Nhưng việc nghiên cứu phục trang của dân chúng và quân đội của vua Quang Trung trong lễ đăng quang của ông thì vô cùng khó khăn. Không tìm đâu ra hình ảnh trang phục của các dân tộc đã từng phục vụ vua Quang Trung hồi cuối thế kỷ XVIII (chỉ cách nay 2 thế kỷ thôi). May sao chúng tôi đọc được cuốn Voyage to Cochinchina in the Years 1792 anhd 1793 (Hành trình đến xứ Đàng Trong những năm 1792 và 1793) của John Barrow.
Trong sách có nhiều hình ảnh các tầng lớp dân chúng, dụng cụ trong đời sống, thuyền bè, sông núi năm 1792. Người phương Tây vẽ, nên người Việt ra Tây cả. Chúng tôi nhờ các họa sĩ có tay nghề ở Đại học Mỹ thuật Huế vẽ lại các hình vẽ đó bằng nét vẽ VN. Các bạn dù tay nghề cao nhưng phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần mới được duyệt để dùng. Đến khi đi may mẫu, thợ may là con cháu của thợ may Cung đình Nguyễn ngày xưa nhưng cũng phải may đi may lại nhiều lần mới đạt yêu cầu.
Nhờ có phục trang cổ như thế mà cuộc lễ Đăng quang của vua Quang Trung ở núi Bân tháng 12-2008 đã được báo chí và giới nghiên cứu hoan nghênh.
Với một chút kinh nghiệm đó, trong bài "Làm phim Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn - kiến nghị một giải pháp " (Hồn Việt, số 11, 5-2008, tr. 12-13) tôi nghi ngờ khả năng phục chế được "Dân phục, quan phục, vua phục, cảnh trí cách đây 1000 ngàn năm" của VN, và đề nghị hoãn lại việc làm phim Lý Thái Tổ đã đặt hàng cho Hãng phim truyện VN sản xuất. Bài báo của tôi là một trong những ý kiến tham khảo của ông Phạm Quang Long - GĐ Sở VHTT Hà Nội trong việc rút lui quyết định làm phim Lý Thái Tổ với kinh phí 200 tỷ đồng.
Với một chút kinh nghiệm nghiên cứu thiết kế cổ trang năm ấy, tôi xin có ý kiến về việc thiết kế cổ trang phim Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long như sau:
Người được mời thiết kể trang phục cổ cho phim là Tiến sĩ Đoàn Thị Tình. Qua báo chí tôi được biết TS Tình đã có một bản thiết kế rất chi tiết giao cho đoàn làm phim đem sang Trung Quốc thuê may. Nhưng vì "tuổi tác" không qua tận nơi để theo dõi việc sản xuất cổ trang được, bà phải nhờ họa sĩ Phan Cẩm Thượng giúp. Đoàn làm phim đã sử dụng trang phục cổ do bà thiết kế và sản xuất bên Trung Quốc.
Nay bộ phim đã xong và đã trích đoạn làm trailer quảng bá rộng rãi trên mạng toàn cầu và báo chí VN. Dư luận la hoảng lên là phim cổ trang "lai Tàu" quá. Bà đã trả lời báo chí trong nước và các đài phát thanh nước ngoài rằng trang phục cổ trong phim đúng như ý của bà, "người Trung Quốc phục chế trang phục ấy không can thiệp gì vào thiết kế" của bà cả.
Trả lời phỏng vấn, bà nói: "Bộ phim về vua Lý Công Uẩn, phía Trung Quốc hoàn toàn không can thiệp vào quá trình thiết kế các bộ trang phục sử dụng trong phim. Gọi những chỉ trích rằng "phim trông quá Trung Quốc "là không có căn cứ".
Như vậy bà là người chịu trách nhiệm về trang phục của bộ phim. Tôi trân trọng ý kiến của bà. Để rõ hơn tôi xin bà trả lời hộ cho tôi hai sự việc sau:
1) Căn cứ vào tài liệu nào để thiết kế cái mão Bình Thiên của vua Lý có chùm tua trước trán như ảnh trong phim trích dẫn dưới đây? Và bà căn cứ vào tài liệu nào bà cho vai vua Lý Công Uẩn mặc giáp trụ như một võ tướng trong các phim cổ trang của Trung Quốc đã chiếu "búa xua" trên truyền hình lâu nay như sau:
Diễn viên Tiến Lộc trong tạo hình Lý Công Uẩn mặc long bào đội mũ bình thiên (ảnh trái) và mặc áo giáp đội mũ trụ (ảnh phải) trong phim.Phải chăng bà đã "Trung hoa hóa" ông vua sáng lập ra triều Lý VN?
2) Bà có ý kiến gì về những câu trả lời phỏng vấn của họa sĩ Phan Cẩm Thượng - người bà nhờ giúp theo dõi việc sản xuất trang phục cổ do bà thiết kế, đã đăng trên báo Hồn Việt (Bài Họa sĩ Phan Cẩm Thượng: "Sang Trung Quốc làm phim lịch sử, rất dễ bị Trung Hoa hóa", (Hồn Việt số 36, tháng 6-2010, tr. 36-38) sau đây:
Nhà báo Hoàng Đăng hỏi- Có người ở đoàn phim kể rằng, các chuyên gia may phục trang của Trung Quốc có quyền năng rất lớn, vì thế, ngoài những trang phục có sẵn hay trang phục họ may theo cách của họ, ta muốn thay đổi họ cũng không đồng ý. Vậy nên đa phần trang phục và đạo cụ sử dụng từ kho trang phục của họ...
Họa sĩ Phan Cẩm Thượng trả lời- Có 2 loại trang phục: Quan phục và dân phục. Y phục cổ truyền của ta mới chỉ được xem qua hình ảnh vua chúa thế kỷ 17 trở lại chứ trước đây hầu như chúng ta không được biết nhiều. Có tài liệu chép trang phục của vua chúa VN từ thời này sử dụng y phục Trung Quốc và các họa sĩ thiết kế dựa theo tài liệu đó để thiết kế.
Nhưng thợ may Trung Quốc xem thiết kế là biết ngay y phục theo "gốc" Trung Quốc nên họ chữa lại theo nguyên bản trang phục Trung Quốc mà không chấp nhận sáng tác của mình. Ví dụ, trang phục vua Đinh và vua Lê, họa sĩ Đoàn Thị Tình không vẽ hình rồng nhưng thợ may bảo thiết kế Vương phục không thể không có rồng, nếu ta không đồng ý như vậy thì họ không may.
" Khó có thể nhận ra chất Việt qua bối cảnh cung điện và trang phục vua Lý Thái Tổ trong phim"(Chú thích trên báo Hồn Việt số 36, tr.36)
Các nhà làm phim nói, họ (TQ) có quyền rất lớn nên đạo diễn và các nhà làm phim phải theo họ (trường hợp sáng tạo các mẫu mới không theo truyền thống nữa là chuyện khác). Kết quả, ta thiết kế một đằng nhưng thợ Trung Quốc vẫn may theo ý họ... (cột 3 tr. 36 và cột 1 tr. 36)
...Bộ phim do hãng tư nhân đầu tư nên nếu trang phục nào cần thì may, còn không thì thuê vì nếu tất cả trang phục đều may mới thì kinh phí rất lớn. Một bộ áo giáp giá 5.000 tệ (khoảng 15 triệu đồng), mà mỗi tướng lĩnh ra trận cần từ 3 đến 4 bộ giáp nên tiền đầu tư sẽ lớn. Phương án chính là thuê trang phục và khi thuê thì tất nhiên y phục giống TQ.(cột 3, tr.37) (!)
Nội dung trả lời phỏng vấn của Họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã đăng trên báo Hồn Việt cách đây 3 tháng hoàn toàn mâu thuẫn với ý kiến bảo vệ bộ phim của bà. Vậy người xem truyền hình VN tin ai? Tin bà là người ngồi ở Hà Nội thiết kế trên giấy hay tin Phan Cẩm Thượng - người theo dõi việc sản xuất 700 bộ trang phục cổ và đưa vào phục vụ đóng xong bộ phim?
Người hóa trang: Viết chuyện trang điểm, hóa trang có liên quan đến Trung Quốc, tự nhiên tôi nhớ đến chuyện "Chiêu quân" thời Hán. Chỉ vì gia đình không biết hối lộ nên Chiêu Quận bị Mao Diên Thọ điểm cho một cái nốt ruồi "sát phu", không những Chiêu Quân không được vua Hán nhận mà còn bị nhốt vào lãnh cung suýt chết.
Đoàn làm phim của chúng ta không có người Việt đi theo hóa trang và trang điểm cho diễn viên. Người làm hóa trang - trang điểm đều là người Trung Quốc thì làm sao cái mặt của các diễn viên VN có "hồn Việt" được? Đề nghị đoàn làm phim chỉ cho con cháu nước Việt thấy cái "hồn Việt" ở đâu trong hình ảnh vai Lý Công Uẩn sau đây:
Hồn Việt ở đâu trong vai diễn Lý Công Uẩn này?
Tôi có cảm giác ông Sơn Trường Thành bỏ tiền sản xuất bộ phim để thỏa mãn thị hiếu của người Trung Quốc chứ không phải dành cho người Việt. Một nghìn năm sau con cháu VN tưởng nhớ đến vua Lý Thái Tổ bằng hình ảnh dưới đây sao?
Hoàng hậu và Hoàng đế TQ?
Trẻ con từng xem phim Tàu trên tivi cũng có thể bảo rằng đây là vợ chồng một ông vua Tàu chứ làm sao có thể bảo đó là vua và Hoàng hậu đầu Triều Lý.
Còn hình ảnh vị Quốc sư Vạn Hạnh thì đạo diễn bê ngay hình ảnh của "Sư phụ" Tam Tạng đi thỉnh kinh trong phim TQ hiện đang chiếu trên tivi VN như thế này:
Tam Tạng" (Sư Tàu) và vua Tàu áp đặt cho Sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn
Tôi cũng xin hỏi họa sĩ Phan Cẩm Thượng, người Trung Quốc thiết kế các vai vua quan triều Lý có cái búi tóc dựng ngược trên đỉnh đầu (xem 3 ảnh trên), họ có hỏi ý kiến của cố vấn văn hóa mỹ thuật của đoàn làm phim không?
Trong lịch sử 1000 năm Thăng Long có sự kiện thiên tài quân sự Quang Trung đã đánh thắng 29 vạn quân Thanh hồi đầu Xuân Kỷ Dậu (1789). Trước khi xung trận, trong lời dụ tướng sĩ, vua Quang Trung đã nói lên quyết tâm đánh bại quân Thanh xâm lược để giải phóng Thăng Long, bảo vệ nền độc lập dân tộc, văn hóa dân tộc: "Đánh cho để tóc dài/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chính luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" [1]
Cách đây trên 220 năm vua Quang Trung làm nên chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) khiến cho quan quân nhà Thanh khiếp sợ cũng chỉ để bảo vệ "tóc dài, răng đen", bảo vệ độc lập dân tộc. Bây giờ ta đang có độc lập, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trong đó có chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) nỡ nào đoàn làm phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long" để cho các nhân vật lịch sử VN đội tóc của người Trung Hoa?
Sự có mặt của họa sĩ Phan Cẩm Thượng và cả đạo diễn trẻ Tạ Huy Cường ở trường quay Hoành Điếm chẳng qua chỉ để "làm cảnh". Nhưng nếu bộ phim được lên sóng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này thì họ vẫn phải chịu một phần trách nhiệm với lịch sử văn hóa dân tộc.


-Không biểu diễn khinh công trên mặt nước Hồ Hoàn Kiếm Thanh Tra
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tại cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. ...
Kịch bản chi tiết khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - HNLao động
Phê duyệt kịch bản chi tiết chương trình 10 ngày Đại lễHà Nội Mới
Nhiều hoạt động hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà NộiSài gòn Giải Phóng
Nhân Dân -Vietnam Plus -Dân Trí

Giải tỏa vật cản trên sông Nhuệ, sông La Khê VOV -Việc gỡ bỏ vật cản nhằm thực hiện hiệu quả phương án chống úng ngập cho khu vực nội thành, phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Khánh thành cây cầu lớn nhất xây bằng 100% nội lực VN - Bee Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn I) đã chính thức được khánh thành và gắn biển công trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Có những kiến trúc có tuổi hơn tuổi kinh thành Thăng Long. Những công trình này đa phần là đình, chùa, đền, miếu.

Làng trong phố (26/09)Phim truyền hình “Đường tới thành Thăng Long”:Bị “thổi còi” vì chưa thuần Việt - Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng: Điện ảnh Việt Nam chưa thể làm được phim lịch sử! “Và chúng tôi đã rất khó để giữ hình ảnh Việt Nam khi làm ở Trung Quốc như vậy.” (TT&VH). “* Hiện tại trang phục và bối cảnh của ĐTTTL đang bị yêu cầu làm lại, theo ông, cách giải quyết tốt nhất là gì? - Tôi nghĩ rằng nên dũng cảm chấp nhận sự thật để xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam cho chân xác hơn.”- Đạo diễn Lưu Trọng Ninh nói về phim “Khát vọng Thăng Long”: Không thể yêu cầu phục trang khác hoàn toàn Trung Quốc (Lao động).

- Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn: Sao còn chưa quyết?

TT - Tôi đang theo đoàn làm phim ký sự truyền hình Đi tìm dấu tích ba vua do đài truyền hình TP.HCM (HTV) và Công ty tư nhân BHD hợp tác thực hiện với phương thức công ty này chịu trách nhiệm toàn bộ kinh phí (khoảng nửa triệu USD).

Đoàn chúng tôi(*) đã "quay" trọn một vòng xuyên Việt, Sài Gòn - Hà Nội rồi ngược lại, suốt năm tuần không nghỉ một ngày nào. Tiếp theo, lại năm tuần nữa cũng không nghỉ ngày nào, "quay" vòng quanh nước Pháp và đảo La Réunion (tận Nam Ấn Độ Dương, thuộc châu Phi). Vài ngày nữa, nhóm "quay bổ sung" sẽ bay trở lại Pháp và Algeria, đi tìm tiếp những dấu tích vua Hàm Nghi thời lưu đày ở đó. Kinh phí "xã hội hóa" đã được tính toán rất chi li đến từng xu, từng xen, buộc chúng tôi phải "thắt lưng buộc bụng", dè sẻn chi tiêu tối thiểu, đôi khi phải "ăn nhờ ngủ đậu" như hồi còn "chiến tranh nhân dân"... Nhưng ai nấy đều vui vì được làm việc mình muốn làm, hào hứng làm và hi vọng thành công.

Năm ngoái, đoàn làm phim của nhà văn Nguyễn Hồ và đạo diễn Đào Anh Dũng đã thực hiện thành công phim truyền hình dài kỳ Ký sự Tân Đảo, cũng HTV hợp tác với Công ty tư nhân BHD bằng vốn "xã hội hóa" do công ty này đầu tư. Trước đó nữa, HTV đã làm nhiều phim lớn nhờ vốn "xã hội hóa" như Mekong ký sự, Ký sự hỏa xa... Cũng không ít phim truyện của các hãng đã ra lò nhờ vốn "xã hội hóa", cả người chi tiền lẫn người tiêu tiền đều phải chịu trách nhiệm với "đồng tiền dính liền khúc ruột" và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của công việc. Nó rất khác với cách chi tiền và tiêu tiền ngân sách nhà nước, tiền "chùa", chi lẫn tiêu đều vô tội vạ mà chẳng ai phải chịu một tí trách nhiệm nào về hiệu quả, thậm chí về hậu quả của công việc.

Nhiều bộ phim "tiền tấn" của ngân sách nhà nước còn "đắp chiếu để đó”, nhiều tượng đài "năm cha ba mẹ” rất phản cảm, cũng như nhiều dự án "vô bờ bến" đầu tư theo kiểu "chia chác" cho các hoạt động văn hóa, sáng tác văn học - nghệ thuật mà hầu như chẳng thu về được gì đáng gọi là giá trị, thì nên gọi đó là lãng phí hay tham nhũng? Hay là gì nữa?...

Vừa trở về từ đảo La Réunion xa xôi, đoàn làm phim "ba vua…" chúng tôi được nghe bạn bè bàn luận xôn xao về việc Nhà nước đang đắn đo có nên dừng đầu tư cho bộ phim "khổng lồ" về Lý Công Uẩn? Nghe đâu cũng cả trăm tỉ đồng, tức khoảng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo, nếu quy ra trâu cày thì khoảng hàng vạn con. Để làm gì nhỉ? Thì để kỷ niệm một nghìn năm ngày cụ Lý về Thăng Long.

Thiết nghĩ, đó là việc nên làm, nếu làm tốt, làm xứng đáng một tác phẩm nghệ thuật giá trị dâng cúng tổ tiên. Còn nếu chỉ vì chạy theo thành tích kỷ niệm suông mà "làm lấy được", làm bôi bác, thậm chí lợi dụng cơ hội kỷ niệm mà "làm tiền" nhân dân thì có tội với tổ tiên đấy. Thà đem tiền ấy làm nhà cho người nghèo, mua trâu cày cho nông dân, thì chắc các ngài sẽ hài lòng hơn là đem tiền ấy nhờ láng giềng làm cỗ cúng giỗ Tổ (biết đâu lại đi cúng bánh dỏm, bánh thiu như đã từng xảy ra). Tại sao còn đắn đo chưa "quyết" nhỉ?

Để "rộng đường dư luận", tôi xin dẫn nguyên văn "lời bàn" bằng thơ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội, đương kim chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội - in trên tạp chí Nhà Văn (Hội Nhà văn VN) số 7-2008. Xin cảm ơn nhà thơ Bằng Việt vui lòng cho tôi sử dụng bài thơ thời sự của ông trong bài viết này.

NGUYỄN DUY

Phim về Lý Công Uẩn Tới mốc nghìn năm còn chín trăm ngày
Phim chất lượng cao dễ gì
đạt được
Thảo luận mãi ngỡ chừng nát nước
Chưa ai chịu ai có sáng kiến gì
Một người thăm dò "Hay cứ thuê
thầy ngoại
Đạo diễn nước mình chưa đủ
chắc ăn"
Người khác bàn thêm, nghi ngại,
băn khoăn
"Đến thành quách, cung đình...
cũng nên nhờ nước bạn"
Người thứ ba hùng hồn hơn,
lên giọng phán:
"Thế còn ngựa nghẽo không thuê
thì ông biết quay gì?
Bao trận đánh hào hùng cũng sẽ
vứt đi
Nếu chỉ kéo ba chú ngựa còm thuê
từ đoàn xiếc
Chạy tới chạy lui thở sùi bọt mép
Y hệt trong phim Đề Thám
thuở nào…"
Ba người nói xong, nhẹ nhõm
thở phào
Ý kiến xem ra đã gần thống nhất
Tôi bèn tặc lưỡi: "Thôi thuê quách
diễn viên Hàn Quốc
Thật ăn khách, bảnh trai, vào vai Lee Koong Wan!(**)"…


Bằng Việt

Lộ trình phim Thái tổ Lý Công Uẩn

Năm 2002, 15 nhà biên kịch được UBND TP Hà Nội mời viết đề cương tham dự cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tháng 10-2002, cuộc thi kịch bản phim truyện kết thúc với giải nhất trao cho kịch bản Hội thề Đông Quan của Nguyễn Quang Thân và giải nhì trao cho Thái tổ Lý Công Uẩn của Đinh Thiên Phúc.

15-6-2005: thường trực Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long chọn kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn đưa vào làm phim và bắt đầu tiến hành "đấu thầu đạo diễn". Tiến độ bắt buộc là tháng 10-2010 phải có phim công chiếu. Sau hai năm "đấu thầu đạo diễn" thất bại, đầu năm 2007, dự án làm phim chính thức được giao cho Hãng Phim truyện VN (PTVN).

12-2007: công bố thành phần đoàn làm phim với hai đạo diễn tên tuổi là Đỗ Minh Tuấn và Lưu Trọng Ninh.

6-3-2008: Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tuyên bố Hà Nội chưa duyệt dự toán bộ phim. Công luận xôn xao vì kinh phí dự trù lên đến 200 tỉ đồng.

20-3-2008: giám đốc Hãng PTVN Lê Đức Tiến cho biết hãng không làm phim bằng mọi giá, sẽ giảm kinh phí xuống còn khoảng trên 100 tỉ đồng.

12-7-2008: giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Phạm Quang Long tuyên bố giãn tiến độ làm phim vì nội bộ đoàn làm phim chưa thống nhất, kịch bản chưa hoàn chỉnh và nhiều công trình có kinh phí lớn phải tạm ngưng để thực hành tiết kiệm, giảm đầu tư công.

28-7-2008: Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Tiến Thọ cho biết Hà Nội có quyền giãn tiến độ của bộ phim vì là chủ đầu tư. Lỗi thuộc về Hãng PTVN và các nghệ sĩ. Tuy nhiên, ông cũng cho biết bộ chủ quản đã yêu cầu Hãng PTVN phải trình hai phương án làm phim khác. Phương án thứ nhất: giảm quy mô, rút kinh phí xuống còn khoảng 80 tỉ. Phương án thứ hai: huy động các nguồn vốn xã hội hóa và Nhà nước chỉ phải bỏ vào khoảng 50 tỉ. Tuy nhiên, đến thời điểm này cả hai phương án trên vẫn chưa hoàn chỉnh và được trình chính thức.

TH.H.

(*) 3/6 người đã ở tuổi hưu trí, gồm nhà biên kịch Nguyễn Hồ (66 tuổi), nhà văn Ngô Thảo (68 tuổi), nhà thơ Nguyễn Duy (60 tuổi) - ghi chú của Tuổi Trẻ.

(**) Lee Koong Wan: Tên phiên âm Lý Công Uẩn theo kiểu Hàn Quốc - ghi chú của tác giả Bằng Việt.

- Diễn viên thủ vai Lý Công Uẩn Buồn vì “Đường đến thành Thăng Long” không suôn sẻ (VTC).

- Phim Long thành cầm giả ca: Đạo diễn Đào Bá Sơn: Phim công chiếu, tôi vẫn cảm thấy… run (TT&VH).

Lại mũ miện Đông A

Trên trang web anhbasam.com có bài phản hồi của ông Phạm Hoàng Quân về bài viết Mũ miện của tôi. Dưới đây tôi sẽ trả lời lại ông Phạm Hoàng Quân. Còn nhận xét của ông Ba Sàm tôi không trả lời bởi vì ông ta không xứng đáng để tôi phải trả lời.1. Ông Phạm Hoàng Quân cho rằng tôi bỏ mất cụm từ "rất khó có khả năng..." của ông. Tôi đọc lại bài báo trên báo Pháp luật TPHCM không thấy đấy là cụm từ của ông Phạm Hoàng Quân. Nguyên văn cả đoạn trong bài báo như sau: "Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Quân, rất khó có khả năng Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ “bệ nguyên” mũ của vua Trung Quốc: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước “đàn em” mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “thiên tử”. Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại”."

Căn cứ theo bài báo, cụm từ "rất khó có khả năng..." là cụm từ của tác giả bài báo diễn giải nội dung lời nói của ông Phạm Hoàng Quân, đoạn trong ngoặc kép. Đoạn trong ngoặc kép tôi đã trích dẫn đầy đủ không thiếu một chữ nào. Nếu cụm từ "rất khó có khả năng ..." là của ông Phạm Hoàng Quân thì chúng cần phải được đưa vào trong ngoặc kép

2. Ông Phạm Hoàng Quân giải thích ông giới hạn vào sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn và Lý Thái Tổ. Tôi không thấy giới hạn nào trong câu phát biểu của ông Phạm Hoàng Quân ở trên (đoạn trong ngoặc kép). Nếu ông Phạm Hoàng Quân muốn giới hạn hẳn sẽ phải nói "triều đình nhà Tống" hơn là "triều đình Trung Hoa".

Ngay cả trong trường hợp giới hạn vào các sự kiện điển lễ của Lê Hoàn và Lý Thái Tổ, cho dù chính sử không cho biết trong các điển lễ các vị vua này đã sử dụng mũ gì, nhưng chính sử vẫn cho biết Lê Hoàn mặc áo long cổn khi lên ngôi, mà áo long cổn thường đi cùng mũ miện, do vậy các tác phẩm nghệ thuật vẫn có quyền thể hiện theo quan điểm của mình. Các tác phẩm nghệ thuật không phải là các nghiên cứu khoa học mà cần phải thận trọng cân nhắc này nọ, bởi vì cứ cân nhắc này nọ thì sẽ chẳng bao giờ có một tác phẩm nghệ thuật nào cả.

3. Trong bài viết của tôi, tôi không viết niên đại các bức tranh tôi đưa vào, bởi vì tôi nghĩ không cần thiết. Điều quan trọng không phải các bức tranh đấy thể hiện ở niên đại nào. Điều quan trọng là Triều Tiên, Nhật Bản có sử dụng mũ miện cho vua của họ.

Song với Google, nếu muốn biết niên đại các bức tranh đấy thể hiện cũng không khó. Bức tranh vua Triều Tiên thể hiên vua Wang Geon, vị vua đầu tiên của triều đại Cao Ly, trị vì từ năm 918 đến năm 943. Dưới đây tôi thêm bức tranh Hoàng Đế Sunjong, vị Hoàng Đế cuối cùng của Hàn quốc, trị vì từ 1907 đến 1910 để thấy các vị vua Triều Tiên đã sử dụng mũ miện trong suốt chiều dài lịch sử, ít nhất từ vua Wang Geon đến Sunjong.

Mũ miện ở Nhật Bản có hẳn môt trang trên wiki, và ở đấy cũng có bức tranh vẽ Thiên Hoàng Go Daigo, trị vì từ năm 1318 đến 1339. Riêng bức tranh Nhật ở bài Mũ miện, tôi không biết chính xác nguồn gốc. Nhưng căn cứ vào tranh vẽ tôi có thể phỏng đoán đấy chính là Nữ Đế Thiên Hoàng Jito, trị vì từ năm 686 đến 697.

Photobucket
Hoàng Đế Sunjong
Photobucket
Nữ Đế Jito
Photobucket

Đây là một cảnh trong bộ phim truyền hình nhiều tập Taejo Wang Geon của Hàn Quốc. Không biết ở Hàn Quốc có ai la ó những trang phục, mũ áo, giàu sang, hoành tráng, như thấy ở trong ảnh không. Thời kỳ mà bộ phim thể hiện là thế kỷ thứ 10, trước nhà Đinh của Việt Nam khoảng vài chục năm

Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng đất nước Tuan Viet Nam

Nếu tính đời người là một trăm năm thì một ngàn năm chỉ bằng mười đời người hoặc mười người cộng lại; vả lại, không gian vô tận, thời gian vô cùng thì một ngàn năm là giấc chiêm bao còn lưu trên hoang tích của vôi vữa, đá gạch nằm trong lòng đất!

anhbasam- Đường tới thành Thăng Long hay Đường về nô lệ? (blog Mr. Do). Một ý kiến cảnh tỉnh những cái đầu nóng ư? Nhưng có lẽ tác giả quên hoặc không nhận ra cuộc chiến (chống cự) quá không cân sức của dân ta trước làn sóng xâm lấn từ biên giới, biển đảo cho tới kinh tế, văn hóa,… Vậy thì đòi hỏi người yếm thế lúc nào cũng phải “chơi đẹp” trước kẻ bạo cường hay sao? Không nói đâu xa, những huyền thoại được dựng nên như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé có phải là lối “chơi đẹp” không? Còn xưa hơn là câu truyện viết lên lá cây của Lê Lợi để được lòng dân. Không có những “xảo thuật” kiểu đó, từ trên mặt trận súng gươm (là ám sát, đánh bom cảm tử-đừng nói là “khủng bố” nha!), cho tới mặt trận tuyên truyền, thử hỏi liệu có thắng nổi sức mạnh gấp trăm ngàn lần?

Và để Mr. Do thấy được ngay thế nào là “xảo thuật”, mời vô luôn trang blog mà BS gọi là “tả-pí-lù” – tức là đủ chuyện từ chính trị cao siêu cho tới những trò man rợ lộn mửa nhất (ví như phim quay cận cảnh nạo thai) – với một bài viết công phu, nhiều hình ảnh (quý hiếm?), nhưng lại “khuyết danh”: Dẫn chứng bằng sử liệu, hình ảnh để đập tan luận điệu xuyên tạc về phim Lý Công Uẩn (blog Ban mai xanh).-- Bàn thêm về phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thành Long”: Xin đừng đem trứng giao cho ác… (blog GS Nguyễn Đăng Hưng)-

- Cần hành lang pháp lý để khai thác kho tư liệu điện ảnh (Đại biểu ND)- Khó, khô và …khổ với “Bí thư Tỉnh uỷ” (VnMedia). – Bí thư tỉnh ủy: Câu chuyện về khoán 10 lịch sử (VTV). – Phim Bí Thư Tỉnh Ủy – Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay (Thế giới ĐA).-Đạo diễn nổi tiếng Philip Noyce làm giám khảo LHP Hà Nội (Giao thông VT)- Hội thảo “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam” (ĐCSVN). “Tuy còn nhiều tranh cãi về chính sách ngoại giao “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” của Nhà Mạc nhưng nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, nhà Mạc đã dùng chính sách ngoại giao như vậy để tránh cho dân tộc bị nước ngoài xâm lược cũng có thể coi là thành công, từ đó có cái nhìn thông cảm hơn với những công và tội của nhà Mạc”. Cần lưu ý là cũng tin nầy trên TTXVN thì không có cái ý xem chừng được nhấn mạnh đó.

- John K. Whitmore, University of Michigan, Ann Arbor: “CÁC CON VOI CÓ THỂ THỰC SỰ BƠI LỘI ĐƯỢC”: Các Quan Điểm Trung Hoa Đương Đại về Đại Việt Cuối Thời Nhà Lý (Gió O)

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

Thời gian qua TTOL nhận được rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về tính tuần Việt của bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long. Sau đây xin trích đăng một bài viết của độc giả Hổ Phách, bạn đã kì công tìm tòi nghiên cứu và đã phát hiện ra những chất Việt mà không phải ai cũng nhận ra được trong bộ phim này. TTOL xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Trong thời gian gần đây, dư luận đang tranh cãi gay gắt về chất Việt trong đoạn trailer giới thiệu bộ phim Lý Công Uẩn – Đường Tới Thăng Long, một bộ phim đã rất mạo hiểm khi sử dụng phim trường cùng một lượng lớn người Trung Quốc trong đội ngũ làm phim. Có không ít bức xúc về chất Trung Hoa tràn ngập trên đoạn phim ngắn chỉ chừng nửa phút này. Quan điểm hầu như nhất trí của dư luận là: Ngoài chiếc áo tứ thân thì hoàn toàn không còn nhìn thấy “Việt Nam” ở đâu nữa. Điều này khiến không ít người mỉa mai đây là “phim Tàu nói tiếng Việt”, bày tỏ sự lo ngại nếu nó được trình chiếu trong đại lễ sắp đến.

Do hiếu kỳ, bản thân người viết bài báo này – vốn cũng có chừng hai năm kinh nghiệm tự nghiên cứu về thời Lý – Trần – đã cố rà soát lại đoạn phim trên, cùng số hình ảnh hiếm hoi được đăng tải trên báo chí trước nay về quá trình làm phim. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, người viết xin được đóng góp một danh sách những chất Việt vốn hơi khó phát hiện mà bản thân đã tìm ra được. Mong rằng bài viết này có thể giúp cho việc tranh luận thuận lợi và khách quan hơn.

A. Những chi tiết Việt Nam trong phim1. Áo Tứ Thân

2. Thiếu niên để đầu ba chỏm: Ở Trung Quốc cổ, chỉ những đứa bé rất nhỏ - chừng dưới bốn, năm tuổi – mới để tóc ba chỏm. Trong khi ở Việt Nam xưa, trẻ con vẫn để ba chỏm cho đến tận tuổi thiếu niên.

3. Rồng thời Lý: trên chiếc áo của vị quan (hình dưới, bên phải) là hình rồng Lý cuộn tròn, hơi khó nhận ra. Rồng Lý cuộn tròn là một dạng hoa văn có thật, có thể kiểm chứng trên những mảnh gốm thời này còn sót lại.

Rồng Lý trên gạch men (Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Số 01 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, Việt Nam.)

4. Họa tiết “ Các chòm sao”: Những lá cờ dưới đây được vẽ hoa văn là các chòm sao thay vì chữ Hán thông thường. Theo An Nam Tức Sự của sứ giả Trần Phu đời Nguyên ghi nhận về đời Trần ( vào năm 1293):

“Thái sư Trần Quang Khải và Thái úy Trần Đức Việt, mỗi người cầm một miếng ván tròn như gương màu xanh rộng 6 xích, trên vẽ mặt trời, mặt trăng, sao Bắc Đẩu và 28 vị tinh tú, có ý dùng để tự che chở cho mình"

Họa tiết các chòm sao là có thật, nhưng việc vẽ nó trên cờ thì thật chưa từng nghe thấy ở Việt Nam và hình như là ngay cả Trung Quốc. Có phải đây là một sáng kiến của nhóm cố vấn trong đoàn phim, trong nỗ lực xóa bớt đi tính Trung Quốc trong phim?

5. Hình vẽ chiến binh thời Trần: bức rèm sau lưng nhân vật dưới đây vẽ cảnh hai người lính đang cầm khiên và giáo đấu nhau. Hình ảnh này lấy từ nguyên mẫu trên một chiếc bình gốm thời Trần, mô tả về các chiến binh Đại Việt:

Chiến binh trên bình gốm thời Trần ( Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Số 01 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, Việt Nam.

6. Hỏa táng: Rất nhiều người sẽ lầm lẫn rằng Hỏa táng là một đặc điểm trong tang lễ Trung Hoa. Thực tế, chỉ có hai tỉnh Chiết Giang và Quảng Tây thuộc Trung Quốc là tồn tại tục hỏa táng, với lý do đất thấp, xác sẽ bị ngâm nước nếu đem chôn. Trong cuốn Chân Lạp Phong Thổ Ký về người Khmer của Châu Đạt Quang xuất bản năm 1973, ở trang 73 – 78, nhà nghiên cứu Lê Hương cũng xác nhận điều này. So với Trung Quốc thì các quốc gia thuộc Ấn Độ và Đông Nam Á phổ biến tục hỏa táng hơn ( khi di chỉ mộ táng ở Gò Thành – Tiền Giang cũng ghi nhận điều này.)

Đọc lại “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, ta thấy một trong các nguyên nhân ngài dời đô đến Thăng Long là do:

Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm…”

Qua đó đủ nói lên tình trạng ẩm thấp ở cố đô Hoa Lư như thế nào. Thể hiện tang lễ vua Đinh Tiên Hoàng bằng hình thức hỏa táng, đoàn làm phim vô tình hay cố ý, đã thể hiện một chi tiết nhỏ nhưng sâu sắc của vua Lý Thái Tổ trong quyết định dời đô.

7. Hoàng bào màu đỏ tía: sự thật là vua chúa ta, ít nhất là thời Tiền Lê, đã sử dụng sắc đỏ tía trên hoàng bào thay vì sắc vàng như vua Trung Hoa. Sử chép lại rằng vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ.

8. Mũ Tứ Phương Bình Đỉnh ( đội trên đầu những người lính đang chạy theo vị tướng dưới đây): Đây là loại mũ được đặt ra cho quân sĩ Đại Việt sử dụng kể từ năm 974.

Mô tả của Đại Việt Sử Ký toàn thư về chiếc mũ này:

“ [Thái Bình] năm thứ 5 [974], (Tống Khai Bảo năm thứ 7). Muà xuân, tháng hai, quy định về quân mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người, đầu đội mũ bình đính vuông bốn góc (loại mũ này làm bằng da, chóp phẳng, bố bên khâu liền, trên hẹp dưới rộng, quy chế này đến đời bản triều khởi nghĩa vẫn còn dùng, đời sau vẫn theo thế).

Theo Ngô Sĩ Liên: “quy chế này đến đời bản triều khởi nghĩa vẫn còn dùng”. Điều đó có nghĩa đây là loại mũ đặc trưng của binh sĩ Đại Việt kéo dài từ cuối Đinh cho đến tận Lê Sơ. Sẽ có nhiều người thắc mắc loại mũ này quá đậm nét Trung Hoa. Thực chất, cho đến giờ người viết chưa từng thấy binh sĩ Trung Hoa đội chiếc mũ nào như thế cả. Sau đây là hình ảnh tham khảo:

Theo tứ tự từ trên xuống dưới đây là binh sĩ Trung Quốc qua các triều đại tiêu biểu:

Nhà Tần
Đông Hán
Tây Hán
Nhà Đường
Nhà Tống
Nhà Nguyên
Nhà Minh

B. Và những nét chưa hoàn hảo

1. Cờ không phải là cờ Ngũ Sắc: Trong tư liệu lịch sử còn sót lại, ngoài chiếc cờ ngũ sắc đời Nguyễn, ta không còn biết một loại cờ nào khác xa xưa hơn nữa. Nhưng những lá cờ được dùng để thêu các chòm sao như người viết vừa đề cập, cùng những chiếc cờ khác xuất hiện rải rác trong đoạn phim, thật sự không phải là cờ Ngũ Sắc. Có thể đoàn làm phim sẽ lý luận “ nước ta thời này phỏng nhiều theo Đường- Tống, nên cờ may kiểu Trung Hoa là hợp lý”. Nhưng kỳ thực, hoàn toàn không có cứ liệu nào khẳng định “ ngày…tháng…năm… định ra kiểu cờ…phỏng theo…” cả.

2. Minh Quang Giáp thiếu…tua và nhạc: Minh Quang Giáp là một loại giáp thuộc nhà Đường, và cũng là những bộ giáp duy nhất còn ghi nhận lại từ tư liệu nhà Lý, nhưng… trên những pho tượng Kim Cương. Ta thật sự rất khó có thể tin tưởng tư liệu trang phục đến từ những công trình mang tính chất tôn giáo, nghệ thuật vốn giàu tính cách điệu. Tuy vậy, trong tình cảnh thiếu thốn tư liệu giáp trụ nước nhà, quyết định này của đoàn phim là có thể hiểu được. Tuy nhiên, theo chính hình ảnh trên tượng, và cả cố vấn Đoàn Thị Tình xác nhận: đó là trên viền giáp vai, giáp hông, thắt lưng và váy của bộ giáp phải được đính rất nhiều tua rủ và nhạc. Nhưng bộ giáp trong phim rõ ràng đã bị tước đi chi tiết đó như ta thấy dưới đây. Vẫn chưa rõ sự thay đổi này là do trục trặc gì đã nảy sinh trong quá trình làm phim.

Tượng Lý Thái Tổ ở Đền Đô ( Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh)

3. Vương miện nhà Vua ( mũ Bình Thiên): Như ta đã thấy ở các hình trước, chiếc vương miện của nhà vua ta đội rất giống với vương miện Trung Hoa. Đoàn phim đã sử dụng nguyên mẫu tượng trong đền thờ các vị vua Lý ở Đền Đô để tạo chiếc mũ này. Nhưng như đã nói với trường hợp Minh Quang Giáp: những tư liệu đến từ các công trình tôn giáo, nghệ thuật thường mang tính ước lệ và cách điệu rất nhiều, rất khó xem là thực.

Tượng Kim Cương thời Lý( chùa Phật Tích), với tua rủ phủ đầy bộ giáp, rất dễ nhìn thấy

4. Cách thể hiện hoa văn chưa nổi bật:

Như ta thấy trong những hình ảnh từ đầu bài đến giờ, ít nhất đã có hai loại họa tiết hoàn toàn thuần Việt được mang vào phim: chiến binh thời Trần và Rồng thời Lý. Nhưng cả hai họa tiết trên đều được thể hiện một cách chưa phù hợp, khiến chúng chưa nổi bật trên phim, gây hậu quả là ngay cả khán giả Việt Nam cũng khó nhận ra chúng. Với họa tiết chiến binh, nó được vẽ bằng màu vàng sậm trên một chiếc rèm màu vàng, cách phối màu này khiến họa tiết trên khó gây được sự chú ý trong mắt người xem.

Tương tự với Rồng Lý, ta thấy rồng được vẽ trên ít nhất hai bộ y phục của nhà vua và một vị quan. Rồng thường được thêu với màu vàng – một điều đương nhiên – nhưng vô tình chính màu sắc đó lại khiến nó trở nên không nổi bật trên một bộ trang phục màu…đỏ tía, màu tím nâu,… Sự thất bại trong cố gắng làm nổi bật các họa tiết thuần Việt, âu cũng là tất yếu cho nền điện ảnh Việt Nam đang trong những bước đầu chập chững tìm cách tái hiện tổ tiên mình.

C. Kết luận:

Qua các chi tiết vừa nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng đoàn làm phim đã rất cố gắng trong việc thể hiện nét dân tộc vào bộ phim, bất kể trong tình trạng thiếu thốn tư liệu lẫn kinh nghiệm, cộng thêm sự cố tình làm khó dễ của các cộng tác viên Trung Hoa như chính nhà họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã bộc bạch vài tháng trước:

“Ví dụ, trang phục của vua Đinh và vua Lê, họa sỹ Đoàn Thị Tình không vẽ hình rồng nhưng thợ may bảo thiết kế vương phục không thể không có rồng, nếu ta không đồng ý như vậy thì họ không may. Các nhà làm phim nói, họ có quyền rất lớn nên đạo diễn và các nhà làm phim phải theo họ (trường hợp sáng tạo các mẫu mới không theo truyền thống nữa là chuyện khác). Kết quả, ta thiết kế một đằng nhưng thợ may Trung Quốc vẫn may theo ý họ…”

Bên cạnh đó, sự cố chấp theo sát lịch sử một cách quá mức trong tình trạng thiếu tư liệu đã khiến đoàn phim sử dụng đến một số cứ liệu có độ tin cậy thấp, như người viết vừa đề cập. Một điều không thể chối cãi là mặc cho đoàn làm phim đã cố gắng hết sức, những yếu tố Trung Hoa vẫn còn quá lấn át yếu tố Việt. Một bộ phim như thế khó có thể được trở thành bộ phim tâm điểm đại diện cho buổi đại lễ sắp đến.

Mặt khác, chúng ta cũng nên khách quan ghi nhận những nỗ lực của một đoàn phim tư nhân đã chi ra số tiền khổng lồ, chấp nhận rủi ro khi sang Trung Hoa thực hiện bộ phim này. Những điều họ làm được và chưa làm được, những gì họ đúc kết khi làm việc với người nước ngoài trên đất khách sẽ là vốn kinh nghiệm quý báu cho những đoàn làm phim cổ trang sau này. Bên cạnh đó, các cơ quan phụ trách nghiên cứu trang phục cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và hợp tác hơn nữa, để hỗ trợ cho dòng phim cổ trang trong tương lai gần.

Hổ Phách

BÀN VỀ VỤ “MŨ MIỆN”

Đôi lời: Với bất cứ bộ phim nào, người xem từ bình dân cho tới giới hiểu biết, hay người có điều kiện tìm hiểu, thì đều có thể nhận ra cái hay cái dở; thậm chí khi nó quá tệ thì chỉ qua vài bức hình, một tờ quảng cáo thôi cũng đủ thấy phần nào. Phim “Lý Công Uẩn – Đường tới Thành Thăng Long” là một ví dụ điển hình. Nhưng phim này có một nét đặc thù, đó là phim lịch sử, về một thời của ông cha mà nay chúng ta được biết đến rất ít. Vậy là người xem, thậm chí báo giới, có thể dễ bị người nào đó có chút am hiểu riêng về một khía cạnh lịch sử (trong khi có thể lại quá kém về … điện ảnh) chủ tâm đánh lạc hướng bằng cả đống những thứ liên quan tới kiến thức riêng về một vấn đề nào đó thôi, trong khi những khía yếu tố khác rất quan trọng, từ nội dung kịch bản, diễn xuất, khung cảnh chung, … trong cuốn phim còn quan trọng hơn rất nhiều.

Chính vậy, BS không muốn sa vào chuyện quẩn quanh về áo mão, mà chủ blog Đông A – thực tình cũng mù mờ không khác gì tất cả chúng ta về một thời xa xăm, về sự khác biệt giữa các dân tộc quanh ta trong trang phục khi đó – đang say sưa dẫn dắt, qua bộ phim đang gây nhiều phẫn nộ mấy ngày nay. Nên việc đăng bài dưới đây chỉ để giúp độc giả cảnh giác thêm về vài xảo thuật thiếu trong sáng trong tranh luận có liên quan học thuật không góp gì cho nâng cao dân trí, mà thậm chí rất có thể sẽ thêm vào cho những tư tưởng nô dịch như đã thấy trong bộ phim ta đang nói tới.

BÀN VỀ VỤ “MŨ MIỆN”

Phạm Hoàng Quân

Nhân lời phát biểu của tôi trên báo Pháp luật TP.HCM *, ông Đông A đã có ý chỉ trích ** rằng lập luận trong lời phát biểu ấy có vấn đề về logic, và cách nói của ông Đông A cũng khiến người đọc nghĩ rằng đó là loại lý luận thiếu tinh thần tự chủ. Tôi xin có mấy lời thưa với ông Đông A như sau:

1/ Về niên đại của sự kiện

Ông Đông A khi trích dẫn lời phát biểu của tôi đã bỏ mất cụm từ “rất khó có khả năng…” ở trước nội dung: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước đàn em mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “thiên tử”. Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại”. Cách trích dẫn này của ông đã biến giả thiết thành nhận định.

Nội dung đầy đủ lời phát biểu của tôi vốn không thể hiện quan điểm riêng, mà chỉ căn cứ vào sử liệu và chỉ giới hạn trong thời điểm lên ngôi của Lê Hoàn và Lý Công Uẩn, tức là năm 980 và năm 1010, là những thời điểm trọng đại để một vì vua thể hiện sự uy nghi nhất. Nếu nói về những vấn đề lịch sử, tôi đặc biệt lưu ý ông Đông A nên coi trọng niên đại của sự kiện. Tài liệu gắn liền với việc chế định mũ mão, phẩm phục là phần “Lễ Nghi chí” trong Lịch triều hiến chương loại chí, đối với đời Lý – Trần trở về trước, Phan Huy Chú đã bó tay, điều này bạn đọc mọi giới đều có thể kiểm chứng qua bản dịch đã lưu hành lâu nay. Kết quả khảo cổ hiện đại có thể bổ khuyết cho sự thiếu thốn của sử sách, nhưng ở ta chưa tìm thấy được hiện vật nào để có thể căn cứ. Khảo cổ Triều Tiên tìm được một chiếc mão hoàng hậu bằng vàng có niên đại khoảng tk V-VI, dựa vào kiểu thức chiếc mão này và những đồ thức [hình vẽ] hoặc lời văn mô tả có hệ thống và thứ bậc trong các loại sách nghi lễ người ta có thể biết được mũ miện của hoàng đế trong khoảng tk V-VI. Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: “Năm 1006… Đổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.” [Bản kỷ, quyển 1, Kỷ nhà Lê]. Thông tin trong câu văn này không cho thấy có sự chế định mũ áo cho Vua. Nhưng hẳn đã có người lầm tưởng rằng câu văn này hàm ý Lê Long Đĩnh quy định mũ áo cho cả triều đình Đại Việt, trong đó có nhà vua.

Tóm lại, tài liệu trong sử Việt không cho biết vua Lê Đại Hành và vua Lý Thái Tổ lúc lên ngôi phục sức ra sao, nghi vệ như thế nào, cho nên việc phục dựng các sự kiện này phải cân nhắc rất kỹ.

2/ Về nguồn gốc của mũ áo

Nếu quan tâm vấn đề này, ông Đông A nên đọc sách Chu Lễ và sách Thượng Thư. Nghi lễ nói chung và mũ áo nói riêng trong các triều đại quân chủ Trung Hoa [trừ Nguyên và Thanh có quy chế về mũ áo riêng theo tập tục Mông, Mãn] đều lấy hai sách này làm gốc, rồi từ đó chế định các kiểu thức riêng mang dấu ấn của từng triều đại, từng đời vua lại có khi chế ra kiểu thức riêng nữa, nên mặc dù có nguyên tắc chung từ hai Kinh [Lễ, Thư] mà chi tiết thì rất nhiều điểm khác biệt. Để tìm biết sự khác biệt của từng triều hoặc từng đời lại phải đọc phần “Lễ chí” trong những bộ chính sử [như Hán Thư,… Tống Sử, Minh Sử] thêm các sách Hội Yếu từ Tây Hán Hội yếu [đến Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, Ngũ Đại] cho đến Tống Hội yếu [Minh, Thanh đổi gọi là Hội Điển]. Nếu vấn đề đang bàn luận thuộc giai đoạn nào trong lịch sử thì chỉ nên dựa vào sách vở của giai đoạn tương ứng. Như trên có dẫn câu trong Đại Việt Sử Ký toàn thư: “Năm 1006… Đổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.”, trong trường hợp này nhất thiết phải lấy Tống Sử [phần Lễ chí] và Tống Hội yếu [coi phần quy chế của đời Tống Chân Tông] làm cơ sở để xem xét áo mão của các quan văn võ sử dụng trong khoảng thời gian 4 năm, từ lúc Lê Long Đĩnh ban lệnh (1006) đến hết nhà Tiền Lê (1009).

3/ Về sự so sánh với các nước khác

Ông Đông A dẫn 2 bức tranh, một bức vẽ vua Nhật Bản, một bức vẽ vua Triều Tiên [hoặc Cao Ly], và một bức hình diễn viên Hàn Quốc đóng phim cổ trang để minh họa cho nhận định của mình. Tôi xin bỏ qua bức hình diễn viên, chỉ nói về 2 bức tranh.

Căn cứ vào điểm thứ 2 đã nêu trên, đáng lẽ cũng không cần phải bàn về 2 bức hình này, với lý do là không biết nó thuộc về thời điểm nào trong lịch sử. Đáng lẽ ông Đông A phải cho biết bức tranh được vẽ vào năm nào, vẽ vua nào trong lịch sử Nhật Bản và Triều Tiên/ Hàn Quốc, lịch sử tuy dài đằng đẵng nhưng cũng có nhiều lúc chỉ một đêm đã đổi khác, áo mão ngày hôm trước không còn dùng được vào ngày hôm sau. Viện dẫn lịch sử vì vậy cần có năm tháng rõ ràng. Ông Đông A không nên nghĩ rằng phẩm phục của triều Hậu Lê cũng có thể áp dụng cho triều Lý.

Mà giả sử như vua Nhật Bản và vua Triều Tiên được ông Đông A minh họa sống trong khoảng cuối thế kỷ thứ X đầu thế kỷ XI, thì việc so sánh với vua Lê vua Lý về nghi thức mũ áo vẫn có vài điểm phải bàn như sau:

Nhật Bản chủ động cho người sang tìm hiểu văn hóa Trung Hoa từ đời Đông Hán, sau đó tiếp nhận Nho học theo cách của người Nhật. Hai kinh Lễ, Thư được áp dụng, trong chừng mực nào đó, theo cách thức mô tả trong hai kinh, để chế mũ miện là điều bình thường. Cần nói thêm là, ngoài việc chế định kiểu thức và hình dạng 12 loại hoa văn biểu trưng, Chu Lễ Thượng Thư cũng quy định thứ bậc thông qua các hình thức, tức là ở giai tầng nào thì có thứ phục sức cho giai tầng đó [nói chung trong chế độ quân chủ thì là Đế, Vương, Công, Hầu… Sĩ, Thứ dân]. Riêng tước Vương đã có nhiều thứ bậc: Quốc Vương, Thân Vương, Quận Vương…

Điểm khác biệt cơ bản giữa Nhật Bản và Đại Việt đối với Trung Hoa trong giai đoạn đang xét là, Nhật Bản chưa từng nhận tước phong của các vua Trung Hoa. Tống Sử, “Nhật Bản truyện” chép rằng cho đến đời Tống thì Nhật Bản đã trải qua 64 đời Thiên Hoàng, lời văn cho thấy Thiên Hoàng Nhật và Hoàng Đế Tống bằng vai ngang lứa, Nhật Hoàng chế mũ miện theo quy cách dành cho bậc Đế mà đội thì không có gì lạ. (tham khảo quyển 491)


Triều Tiên trong Tống Sử chép là Cao Ly, trong mắt vua quan trí thức nhà Tống [và cả các triều đại trước đó], Cao Ly là nơi Cơ Tử [một người hiền, em vua Trụ] đến lập quốc sau khi nhà Thương bị Chu diệt [thế kỷ XI tr CN], chính cái thuyết về dòng dõi quý tộc của một triều đại chính thống cổ xưa này cho thấy các vua Trung Hoa có sự nể trọng đặc biệt đối với Cao Ly, điểm này cũng là chỗ khác biệt so với Đại Việt có nguồn gốc Viêm Đế xa xôi mô hồ. Tống Sử, “Cao Ly truyện” chép năm 976, Tống Thái Tổ phong vua Cao Ly làm Cao Ly Quốc Vương; năm 982, Tống Thái Tông lại phong cho vua kế vị làm Cao Ly Quốc Vương (quyển 487), theo quy chế trong Chu LễThượng Thư, mũ miện bậc Quốc Vương gần giống mũ miện Hoàng Đế.

Tống Sử, “Giao Chỉ truyện” và Đại Việt Sử ký toàn thư đều chép, năm 993 Tống Thái Tông phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ Quận Vương [lưu ý rằng Quận Vương kém Quốc Vương 2 bậc]; năm 998 Tống Chân Tông phong Lê Hoàn làm Nam Bình Vương [có tăng bậc, nhưng Nam Bình là mỹ danh (một dạng hư danh), không oai bằng Vương vị xác nhận địa danh nơi cai quản và vẫn kém Quốc Vương một bậc]. Năm 1001, Tống Chân Tông phong Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ Quận Vương. Tháng 12 năm 1010, Tống Chân Tông phong Lý Công Uẩn làm Giao Chỉ Quận Vương, đến năm 1017 lại phong Lý Công Uẩn làm Nam Bình Vương. (Tống Sử, quyển 488. Toàn Thư, Bản kỷ, quyển 1)

Như trên cho thấy, trong bối cảnh đang xét (980-1010), vị thế Đại Việt đối với Tống không thể đem so với Nhật Bản và Cao Ly, các vua nước ta mới dựng nền độc lập tự chủ, vẫn còn phải cân nhắc để tạo thế ổn định lâu dài, những tiểu tiết về nghi thức mũ mão chẳng lẽ đáng để tranh hơn thua. Thiết nghĩ, việc tôn trọng lịch sử là cần thiết, nếu sử liệu ghi nhận vào một thời điểm nào đó Đại Việt có chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa thì việc tái hiện và xem đó như một hình ảnh của quá khứ là không có gì phải bàn. Còn trong trường hợp sử liệu không cho thấy có sự ảnh hưởng thì đời sau chỉ nên phục dựng quá khứ dựa trên tinh thần, tình cảm của người hiện đại.

Tóm lại, lời phát biểu của tôi chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 980-1010, các đời vua Lý sau này hay đến đời Hậu Lê thì chưa xét tới. Mới đây lại được đọc và xem mấy bức ảnh trong bài “Tước Biện”, thấy ông Đông A bảo rằng mũ Tước Biện của Lê Long Đĩnh mô phỏng theo mũ ở bức tượng Lê Thái Tổ, thời gian trước sau hơn 400 năm, không lẽ chẳng đáng để ông Đông A suy nghĩ sao?

BS chú thích:

* Phim về vua Lý Công Uẩn: Kiến trúc nguy nga, trang phục lộng lẫy kiểu… Tàu (Pháp luật TPHCM, 15/9/2010)

** Blog Đông A – hiện đã có 5 bài: Mũ phốc đầu, ô sa, triều thiên, xung thiên; Tước biện; Mũ miện; Tư cách viết báo; Trang phục quan lại triều Nguyễn

- Chu Quang Trứ: TÌM HIỂU NGUỒN GỐC NHÀ LÝ (blog Ng.X. Diện). – CHUYỆN MANG THAI LÝ THÁI TỔ.-- ‘Chiếu dời đô’ mạ vàng nặng 5 tấn mừng Đại lễ (VNN).-- Phỏng vấn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: Phim truyền hình về Lý Công Uẩn bị chỉ trích mạnh(RFI). “Ở Việt Nam, chưa bao giờ có một lễ lớn như vậy cả, mà phim chính được chiếu lại là phim do Trung Quốc làm, thì đó là một sự xúc phạm tự ái dân tộc, tự tôn dân tộc. Một phim bình thường trong hoàn cảnh bình thường còn không thể chấp nhận được, huống chi đây là vào dịp 1000 năm Thăng Long.”- Nhà báo cựu đại tá Bùi Tín: Một bộ phim to lớn khó…nuốt (blog VOA). - Nghe xong, chẳng biết nói gì… “Mất 100 tỷ đồng cho phim này chỉ là cái mất nhỏ nhất nhìn thấy được. Đau nhất đây là lễ vật con cháu kính dâng tiên tổ. Nghe xong chỉ biết lặng người…” (TT&VH).- – Trần Viết Điền: Đâu là sự thật về tông tích của Lý Công Uẩn? (DĐ Việt Thức).

---------

Đào Tuấn – Đường tới sự ti tiện và nhược tiểu điển hình

Trailer quảng cáo ĐTTTL là “con đường đi từ nhược tiểu tới hùng cường vững mạnh” nhưng con đường mà người ta làm nên bộ phim này, cái cách người ta quảng cáo và háo hức với yếu tố Tàu, và biến nó từ một bộ phim tư nhân xã hội hóa thành phim “chào mừng ngàn năm”, đang là con đường đi tới sự ti tiện và nhược tiểu điển hình.




Đường tới thành Thăng Long, bộ phim cúng giỗ dịp 1000 năm Thăng Long có phải “phim Tàu nói tiếng Việt” hay không thì chỉ cần nghe ý kiến của nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng: Tại sao cha ông ta cố gắng học tập Trung Quốc mà vẫn làm ra phong cách Việt Nam, còn chúng ta bây giờ muốn tránh xa tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà làm ra cái gì cũng giống Trung Quốc. Và Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Đây là một bộ phim Trung Quốc. Không có gì phải tranh cãi. Biên kịch Trung Quốc. Đạo diễn Trung Quốc..”. Khi cả cố vấn lịch sử văn hóa cho phim ĐTTTL, khi thành viên của Hội đồng duyệt phim đã nói như thế, và nhất là khi Hội đồng đã kết luận có nhiều yếu tố trong phim “mang màu sắc Trung Quốc”- cần phải sửa thì nhân dân chúng ta, những người nhiều khả năng sẽ phải trả cả trăm tỷ cho “tư nhân” nên xem qua trailer của bộ phim để thấy rằng sự yếu, kém chưa phải là tất cả đối với những nhà làm phim lịch sử Việt Nam.

Hội đồng duyệt phim, trong yêu cầu ngắn về những điểm bắt buộc cần sửa đã nhắc tới 3 chi tiết rất đáng chú ý: ĐTTTL dễ gây cho người xem cảm giác đây là bộ phim truyền hình TQ…Một số chi tiết trong phim cần tái hiện đúng với lịch sử, tránh mang dáng dấp dã sử TQ…Sửa lại những lời thoại hoặc quá hiện đại, hoặc mang màu sắc phim dã sử TQ. Và tiết quan trọng nhất là cái kết phim: Quyết định dời đô của vua Lý là thể hiện tầm nhìn của ông, chứ không phải bắt chước theo TQ.

Trong văn bản mời tài trợ cho phim, người ta đã giới thiệu: Tổng đạo diễn Cận Đức Mậu, người đã thực hiện những phim như “Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên”, rồi Đạo diễn Trung Quốc Triệu Lôi, và tất nhiên, còn có thêm một đạo diễn Việt Nam Tạ Huy Cường. Ủa, mà đạo diễn Tạ Huy Cường là ai vậy? Rồi thì trailer quảng cáo đây là một bộ phim hoành tráng. Gần 700 bộ trang phục cổ mà chính cố vấn lịch sử văn hóa cho phim nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cũng thừa nhận là đã chọn kiến trúc và đạo cụ phong cách Tần- Hán. Bởi dù chúng quy mô và đồ sộ, xa lạ với ta nhưng “không thể nào làm khác được“. Rồi thì trường quay Hoành Điếm. Rồi thì 400 diễn viên quần chúng cũng người Trung Quốc. Và bộ phim tự nhận là của Việt Nam đó đã chỉ quay ở VN có 4 ngày. Ngay cả khi nhìn thấy mấy diễn viên Việt có vẻ quen quen, thì xem trailer, người ta có quyền tin rằng đây chính thực là một bộ phim dã sử Trung Quốc nơi các gương mặt Tàu- Hoa- Việt đánh nhau lộn bậy và phần thắng cuối cùng thuộc về văn hóa Trung Quốc. Nói thêm là phim dã sử TQ có những tiêu chuẩn riêng, nó hay và hấp dẫn với ngay chính khán giả Việt. Nhưng rõ ràng đó không phải là món có thể đem đặt lên bàn thờ trong dịp cúng giổ tổ tiên. Một chi tiết khác là Tổng đạo diễn Cận Đức Mậu, người cũng từng làm phim “Đại Tống khai quốc”. Không hiểu khi chỉ đạo cảnh Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống (mà ông vừa ca ngợi) trên sông Bạch Đằng thì ông ta sẽ nghĩ gì? Ngưỡng mộ vua Lê hay bi thương cho Tống quân? Xin đừng có ai đó nói tình cảm của người làm phim không ảnh hưởng chút gì đến bộ phim.

Trailer quảng cáo ĐTTTL là “con đường đi từ nhược tiểu tới hùng cường vững mạnh” nhưng con đường mà người ta làm nên bộ phim này, cái cách người ta quảng cáo và háo hức với yếu tố Tàu, và biến nó từ một bộ phim tư nhân xã hội hóa thành phim “chào mừng ngàn năm”, đang là con đường đi tới sự ti tiện và nhược tiểu điển hình.

Đây là một bộ phim tư nhân hiếu kính ông bà tổ tiên, là “xã hội hóa” kinh phí, là miễn phí hoàn toàn? Và vì tư nhân, vì xã hội hóa, vì miễn phí nên người ta muốn làm gì thì làm? Nhân dân thật thà và tốt bụng đến ngây thơ, đến ảo tưởng của tôi ơi, chuyện không đơn giản, không tốt đẹp như bà con nghĩ đâu. Cách đây hơn 1 năm, ngày 14-9-2009, Bộ Văn Thể có công văn 3055 “phúc đáp một công văn của Văn phòng Chính phủ” gợi ý việc họ tham gia Dự án phim ĐTTTL. Tại sao Văn phòng Chính phủ có công văn gợi ý này thì chắc chỉ mình họ biết. Bộ Văn Thể, sau khi được gợi ý lập tức nhiệt liệt hưởng ứng: Bộ phim được hoàn thành hứa hẹn là một công trình nghệ thuật hấp dẫn, mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn. Bộ kính trình Phó Thủ tướng xem xét đưa bộ phim vào nội dung chính thức của chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Một tuần sau đó, ngày 23-9, VPCP có công văn thể hiện ý kiến của Phó Thủ tướng ok đưa phim vào chương trình chính thức. Điều này có nghĩa là nhà nước sẽ đứng ra “xã hội hóa” thay cho những công dân cứng đầu không chịu góp tiền cúng ông bà? Và số tiền cho phim giờ cũng đã ngót ngét trăm tỷ chứ nào phải vò sò vỏ hến gì.

Năm ngoái, trên Thể thao và văn hóa, một ấn phẩm của TTXVN, trước những kinh phí khủng cho các bộ phim: 60 tỷ cho phim Chiếu dời đô; 50 tỷ do Thái sư Trần Thủ Độ; (Chưa kể 2,5 tỷ ném qua cửa sổ cho riêng việc thiết kế trường quay, thăm quan học hỏi Trung Quốc cho phim “Thái tổ Lý Công Uẩn”- vì phim này đã có quyết định “giãn tiến độ”), TS Nguyễn Hồng Kiên viết: Trong điều kiện còn nghèo như Việt Nam, thay bằng việc nhao vào làm phim kỷ niệm (hoặc để khẳng định tình yêu của mình với Hà Nội, với sự kiện Đại lễ 1.000 năm), hãy dành số tiền đó để làm một cái gì đó thiết thực hơn, có ý nghĩa lâu bền hơn và có giá trị hơn…Tất cả những bộ phim từ cuộc vận động sáng tác kịch bản, hoặc bằng cách này cách khác, đều đã được xếp kho. Và cái “bộ phim Trung Quốc do Việt Nam trả tiền”, bộ phim tư nhân do một công ty có địa chỉ ở thủ đô nhưng mang cái tên Trường Thành làm giờ đã được kéo từ 12 lên 19 tập, và tỷ lệ thuận với yếu tố Tàu, kinh phí cũng đã lên tới cả trăm tỷ. Một sự nhạo báng lịch sử văn hóa dân tộc, một sự xúc phạm dân chúng không hơn không kém!

Ở ta, khán giả nhớ nhất bộ phim truyền hình “Hoàng Lê Nhất Thống”. Nhớ là bởi nó chiếm giờ vàng, nó tra tấn khán giả đến hàng tháng trời. Và bây giờ, đến lượt bộ phim thứ hai gây “ấn tượng”. Không phải vì mức kinh phí khủng, không phải vì nó tạo ra cuộc cách mạng trong việc làm phim lịch sử mà là vì- nói như tác giả Thiên Sơn- nó giống với việc “.. tổ tiên mình không thờ, lại nhờ người khác thờ hộ”.


Trung Hiếu: Diễn viên Việt thì vào vai vua chúa, Tàu thì đóng quân hầu)

Với 100 tỷ cho Đường tới thành Thăng Long, mỗi phút phát sóng tiêu tốn tương đương 100 triệu đồng, mỗi tập phim hơn 5 tỷ đồng. Người trong cuộc đã nói gì về bộ phim bom tấn này:

Giám đốc công ty cổ phần truyền thông Trường Thành, ông Trịnh Văn Sơn: “Người Hàn Quốc từng thúc đẩy kinh tế bằng điện ảnh, tại sao chúng ta lại không? Chúng tôi sẽ bán bản quyền 19 tập phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long cho các nước bạn sau khi phim phát sóng tại Việt Nam ”.

Tiến sỹ- Họa sỹ Đoàn Thị Tình, người chịu trách nhiệm thiết kế trang phục: “Đây là bộ phim lịch sử của Việt Nam , tự thân mỗi người trong đoàn làm phim đều hết sức cố gắng để bộ phim Việt hóa nhất.. (Chắc bà Tình nhầm, phim Việt sao phải cố gắng, và cố hết sức để Việt hóa?)

Còn Diễn viên- NSƯT Trung Hiếu, người đóng vai vua Đinh Tiên Hoàng trong phim thì mong muốn “khai hóa” dân Tàu: “Tất cả các diễn viên Việt Nam sang đều vào vai vua, chúa. Diễn viên Trung Quốc đóng vai hầu… Đóng phim lịch sử nước mình trên trường quay nước bạn cũng giống như được giới thiệu lịch sử của nước mình với nước bạn, diễn viên chúng tôi cảm thấy rất tự hào“.


(Ảnh: Blog Gốc Sậy)

Phùng Tân Côi – Vua mặc áo Tàu, quân mặc váy Tây(talawas)

Trong thời đại toàn cầu ngày nay, việc một bộ phim có bối cảnh nước này lại do một hãng phim ở một nước khác sản xuất, rồi phim lại quay tại một phim trường ở một nước khác, v.v. là điều phổ biến, đó là chưa kể vốn làm phim có thể lại từ một hay từ những nước chẳng liên quan gì đến những nước tham gia vào làm phim, hoặc đạo diễn và diễn viên lại từ nơi khác đến. Điện ảnh bây giờ là một ngành công nghiệp và công nghệ xuyên quốc gia. Khăng khăng bảo vệ “bản sắc dân tộc” mà phản đối việc phim Việt Nam quay tại trường quay nước ngoài – dù đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, hay nơi nào khác – là đứng ngoài cuộc chơi toàn cầu đó, là chấp nhận việc điện ảnh Việt Nam giẫm chân trong xó nhà, nhất là khi điện ảnh Việt Nam cho đến nay và trong tương lai gần không có được một cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của những phim cần những bối cảnh đặc biệt.

Hai trường quay lớn nhất thế giới hiện nay, với tất cả các dịch vụ kèm theo như hóa trang, trang phục, quay phim, dựng phim, hậu kỳ…, là Ramoji Film City ở Ấn Độ và Hoành Điếm ở Trung Quốc, có thể cho thực hiện cùng một lúc hàng chục phim quốc tế và bản địa. Việc một bộ phim lịch sử Việt Nam như Lý Công Uẩn – Đường về thành Thăng Long được qua tại đây, theo tôi không có gì phải bàn. Nếu làm những con tính cụ thể, thấy việc thuê các dịch vụ của trường quay này rẻ hơn việc dựng trường quay riêng tại Việt Nam, sử dụng các dịch vụ của Việt Nam, thì nhà sản xuất phim đương nhiên chọn phương án thuê.

Điện ảnh tư nhân không phải là nơi làm việc từ thiện, mà là kinh doanh một sản phẩm trong thị trường phim ảnh. Như trong mọi ngành kinh doanh khác, vấn đề là giảm giá thành sản phẩm. Nhưng giảm giá thành mà giữ vững chất lượng, đó là tất cả nghệ thuật kinh doanh. Hãng Adidas đến Việt Nam, lập nhà máy tại Việt Nam, thuê công nhân Việt Nam sản xuất giày Adidas. Tất nhiên là giá thành của một đôi giày Adidas made in Vietnam rẻ hơn cũng đôi giày đó sản xuất tại Tây Âu. Nhưng Adidas không còn là Adidas nữa, nếu đôi giày sản xuất tại Việt Nam mang thương hiệu Adidas kém chất lượng hơn sản xuất tại Tây Âu. Không vì lý do sản xuất tại Việt Nam, do công nhân Việt Nam thực hiện, mà thương hiệu Adidas bỗng nhiên bị mất “bản sắc Adidas” hay mang tinh thần Việt Nam. Nhiều phim Mỹ có nội dung nói về Việt Nam không được quay tại Việt Nam: Phim Full Metal Jacket của Stanley Kubrick được quay tại Anh quốc, phim Platoon của Oliver Stone được quay tại Philippines, phim Apocalypse Now của Francis Ford Coppola được quay tại Philippines và Cộng hòa Dominican. Phim The Killing Fields nói về thảm họa diệt chủng Cambodia được quay tại Thái Lan… Tất cả những bộ phim nổi tiếng này đều không vì ảnh hưởng của trường quay mà trở thành sản phẩm lai căn của quốc gia có trường quay đó.

Như vậy vấn đề đặt ra cho trường hợp phim Lý Công Uẩn – Đường về thành Thăng Long theo tôi là năng lực và tầm vóc của những người làm phim. Cứ nghe những gì họa sĩ Phan Cẩm Thượng nói thì sẽ thấy vì đâu ra nông nỗi ấy:

  • Phim có hẳn một chuyên gia nổi tiếng là thiết tha với văn hóa, nghệ thuật Việt Nam như Phan Cẩm Thượng làm cố vấn văn hóa và mỹ thuật, và cố vấn này cũng đưa ra những nhận xét và lưu ý của mình, nhưng chẳng ai buồn đọc, còn thiết kế do ông vẽ thì không ai chấp nhận. Những chi tiết này có vẻ tương tự như việc chính phủ Việt Nam cũng thường xuyên mời hết cố vấn này đến cố vấn khác góp ý cho dự án này chủ trương kia, nhưng xem ra chuyện mời cố vấy là để cho có tiếng, để có thể nói rằng “chúng tôi đã mời cố vấn”, chứ ý kiến của cố vấn thì chẳng ai buồn đọc hay chẳng ai chấp nhận. Nói thế này thì có khi ông Phan Cẩm Thượng tự ái, nhưng cứ căn cứ theo lời ông kể thì vị trí của ông trong dự án phim này là “cố vấn bù nhìn”. Vì sao ông không từ bỏ chức danh bù nhìn này, lên tiếng kịp thời trên báo chí để cảnh báo nguy cơ mà dự án phim này đang đối diện, mà bây giờ mới lên tiếng có phần vớt vát và đổ trách nhiệm cho “hoàn cảnh” thì chỉ có ông mới trả lời được.
  • Nếu lời ông Phan Cẩm Thượng là đúng sự thật thì phía nhà cung cấp dịch vụ trang phục phim của phía Trung Quốc vô cùng độc tài, muốn may thế nào đều là theo ý họ, không phụ thuộc vào họa sĩ thiết kế của Việt Nam. Nếu thế thì Việt Nam cần gì phải có họa sĩ thiết kế ngồi đó làm bù nhìn nhỉ? Riêng tôi, tôi không tin là xưởng may Trung Quốc độc tài như vậy. Thế nếu họ muốn bắt phía Việt Nam mặc đồ… Mông Cổ thì phía Việt Nam cũng phải chịu hay sao? Có lẽ tất cả nằm ở khả năng tổ chức, thương lượng, ở sự cẩn thận và ở bản lĩnh của phía Việt Nam. Đứng trước đòi hỏi của phía Trung Quốc – giả thử đây là những đòi hỏi có thật – mà phía Việt Nam đơn giản tặc lưỡi chấp nhận thì vua Việt mặc áo Tàu là đương nhiên. Dường như ông Phan Cẩm Thượng thấy hết được tất cả những “cái khó bó cái khôn” ấy, nhưng ông cũng như toàn bộ đoàn làm phim đều tặc lưỡi chấp nhận. Cuối cùng thì đều “tại hoàn cảnh” cả, chứ có ai muốn ra như thế đâu.
Thao diễn trước đại lễ: Khối nữ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thông tin. Nguồn: Dân trí

Mấy hôm nay, ù hết cả tai vì lời ra tiếng vào chuyện Đường tới thành Thăng Long hay Đường về nô lệ, nhân thư giãn xem hình thao diễn trước đại lễ, trước bức hình các nữ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thông tin mặc váy ngắn, tôi cứ tự hỏi, không rõ trang phục này do ai thiết kế. Thằng Tây nào nó nhất định may trang phục kiểu của nó và bắt mình mặc, rồi mình cũng phải chịu? Quay tại một phim trường Liên Xô cũ hay một phim trường Hollywood? Tôi chưa nhìn thấy một nữ chiến sĩ Việt Nam bất kể binh chủng nào mặc như vậy trong đời thực. Vua mặc áo Tàu, quân mặc váy Tây, cái nước mình nó cứ phải linh tinh như vậy thì mới ra Việt Nam chăng?

© 2010 Phùng Tân Côi

© 2010 talawas

- anhbasam:Vừa đưa hình lên, độc giả NT đã gởi cho mấy bức hình lính nữ nước “bạn 16 chữ”, giống y chang, nhứt là cái nón kết. Nói công bằng là các bác nhà ta cọp-pi của nó (mục đích chi đây?) nhưng không bằng, vẫn xấu hù. Hu hu! — >

ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ Lê Phú Khải

TRỜI NAM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG LONG
ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ
Anh không về đại lễ đâu em
Dù Hà Nội ngàn năm hay vạn năm cũng thế
Khi vua Lý lại mang mão áo vua Tần!
Khi trong phim Việt Nam chỉ thấy sắc màu Trung Quốc!
Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Ông bà ta là thế!
Nên mới còn non nước Việt hôm nay
Hãy gửi cho anh một gói cốm màu xanh
Để anh nuốt vào lòng cả mùa thu Hà Nội
Gửi cho anh một cành liễu Hồ Tây
Để hồn anh mênh mang cùng sương khói . . .
Tưởng nhớ Người xưa đốt hương trầm là đủ
Hãy để những tỉ đô la xây bệnh viện, công viên
Để ngàn năm Thăng Long không thành ngàn mụn ghẻ
Để không còn những bộ phim
Ngộ độc cả ca dao, băng huyết cả tâm hồn

TP.HCM 17.9.2010–(trannhuong.com)

“Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long” hay “Tần Thủy Hoàng kinh lý phương Nam”?

Bộ phim truyền hình Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long được Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành, Hà Nội hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất đang bị phê phán khá gay gắt.

Hồn Việt, cái thiếu quan trọng nhất

Trước các ý kiến ủng hộ và không ủng hộ công chiếu phim “Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long”, đặc biệt là các ý kiến ủng hộ có thái độ chụp mũ chính trị nhằm lấn át ý kiến phản đối, đồng thời đòi hỏi những người không ủng hộ giải thích vì sao không ủng hộ công chiếu phim này. Thiết nghĩ là một người Việt, bản thân tôi luôn phản đối việc tuyên truyền văn hóa Trung Hoa một cách tràn lan như hiện nay của các phương tiện thông tin đại chúng nước nhà, một bộ phim cổ trang như “Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long” được xây dựng là điều rất được trông đợi, nhưng tiếc thay khi các trailer phim được giới thiệu, chúng đã gây ra một phản ứng ngược trong tôi và cộng đồng Việt. Một lần nữa tôi xin làm hao tổn tâm trí mọi người qua một vài ý kiến cá nhân, nhằm làm sáng tỏ tại sao bộ phim này lại bị phản ứng một cách mạnh mẽ như vậy. Bài viết của tôi mang tính cảm xúc cá nhân, được hoàn thành dựa trên vốn hiểu biết hạn chế và các nguồn thông tin được thu thập và tổng hợp trên mạng, mong các bạn ủng hộ và không ủng hộ công chiếu phim cho ý kiến đóng góp.

“HỒN VIỆT” TRONG PHIM “LÝ CÔNG UẨN – ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH THĂNG LONG “ – CÁI THIẾU QUAN TRỌNG NHẤT.

Hồn Việt – yếu tố quan trọng nhất

Vậy Hồn Việt là gì ? câu hỏi này nhiều bạn hỏi, hoặc cảm thấy nó mơ hồ quá. Bạn chỉ có thể cảm nhận (chỉ là cảm nhận chứ không thể phân tích) ở nó một sự gần gũi và thân quen, một cái gì tha thiết và nồng hậu rất đặc trưng cho tâm hồn Việt Nam – giàu tình cảm, mộc mạc và thuần hậu như người Việt gắn bó bao đời nay với nền văn minh lúa nước. Ta có thể hiểu thế này, Hồn Việt cũng chính là Bản sắc dân tộc Việt Nam.

Thật khó có thể định nghĩa bằng lời “bản sắc dân tộc”, hay “chất Việt Nam” là gì. Ta có thể hình dung như sau :
Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật, Sắc là thể hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của bản sắc văn hoá dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nó hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồng hoá. Bản sắc văn hoá Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng đầu. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn này, dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống lại văn hoá nô dịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc, bởi “ Danh dự sức mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hoá của một nước không thể đo bằng cây số vuông “.


Non nước quê hương tôi

Hoa Lư – kinh đô của Đại Cồ Việt




Bản sắc dân tộc trong kiến trúc Việt Nam thể hiện rõ nét trong di sản kiến trúc qua các thời đại bao gồm làng cổ, đô thị cổ, kiến trúc đền chùa, lăng tẩm …Những dấu ấn văn hóa HánMãn (Trung Hoa) đến từ một địa khí hậu Lạnh-Khô bị khúc xạ trong một môi trường nóng – ẩm sau lũy tre làng ở Hoa Lư (Bắc Bộ -Việt Nam). Nếu như rồng hay kỳ lân ở Trung Hoa thường xuất hiện cùng mây, gió thì ở đây, nó đã bị gắn vào môi trường sông nước. Làng nước như ở đồng bằng Bắc Bộ, trước hết là những ngôi làng ven sông, nhìn đâu cũng thấy ao hồ, đầm phá. Địa văn hóa của mảnh đất Hoa Lư vốn càng như vậy. Con rồng phun nước chứa đựng những ước mong “lạy trời mưa xuống” của các cư dân lúa nước. Con người bao giờ cũng mang trong mình những phẩm chất văn hoá dân tộc và thời đại đã sản sinh ra nó. Hồn nước được nuôi dưỡng bằng tình làng, văn hoá làng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã so sánh tình làng là những dấu son làm nên ngọn cờ đại nghĩa trong “ Hịch tướng sĩ”, “ Cáo Bình Ngô”.

Núi đá vôi cao ngất, xanh thẳm, thanh bình từ muôn kiếp. Nếu không có trâu, núi nhấp nhô, cỏ mượt vô tận và nắng chiều chan hòa kia thì còn gì là Hồn Việt.

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh,
có sông sâu lơ lững vần quanh êm xuôi về nao…
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau,
bóng tre rung bên mấy hàng cau, đồng quê mơ màng…



Từ thời xa xưa, làng xã là tổ chức cộng đồng khép kín. đình làng thờ thành hoàng, tổ chức lễ hội. Lũy tre và cổng làng là điển hình của biên giới và cửa khẩu của “làng gia” với những luật lệ riêng. Sống đúng nguyên tắc giữ nước là việc của toàn dân, tổ tiên lập ra một hệ thống phòng thủ an toàn trong dân. Làng thôn là của dân và trở thành mạng lưới thành lũy an ninh quốc phòng trải rộng khắp nước, là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của mọi người dân, mà cũng là sức mạnh của toàn thể dân tộc.

Cổng làng là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ.

Cây đa-giếng nước-mái đình là cụm từ chỉ biểu tượng văn hóa làng xã người Việt . Từ xa xưa, hình ảnh ấy là nét đẹp của thôn quê, nó in sâu tâm khảm những người xa xứ, là nỗi nhớ mong da diết của họ khi nghĩ đến ngày trở lại quê hương được nhìn cây đa giếng nước mái đình. Cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam

Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Trong khi kiến trúc Trung Hoa mái cong và chỉ hơi hếch ở góc mái. Ngói lợp mái truyền thống Việt Nam là ngói mũi hài còn gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm dương hay ngói ống. Trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung hanh vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm, con sô, con náp, hay lạc long thủy quái



Mái đình Việt Nam
và…


Mái đình Trung Quốc




Chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc) và….

Chùa Cổ Pháp (nơi Lý Công Uẩn được đào tạo) đây sao ???



KHÔNG, Chùa Cổ Pháp theo kiến trúc Thuần Việt là đây :

Ngôi chùa ở làng Cổ Pháp xưa, nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, còn gọi là chùa Ứng Tâm. Tương truyền, Lý Công Uẩn sinh ra ở đây, nên người ta còn gọi là chùa Rặn, đọc chệch thành chùa Dặn.

(Còn tiếp…)
- Phim “Lý Công Uẩn…” – Vài thông tin bên lề (blog Gốc sậy). “Một độc giả bảo tôi: “Bộ phim này là sự hợp tác giữa Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành, Kênh truyền hình Asean TV (Trung Quốc) và Đài Truyền hình Việt Nam. VTV đóng 10% cổ phần vào dự án bằng việc quy đổi thành thời lượng quảng cáo trên VTV3″- TỪ “PHÉP THỬ” CỦA ĐỖ NGỌC BÍCH ĐẾN “PHÉP THỬ” CỦA BỘ PHIM “LÝ CÔNG UẨN…” ĐỐI VỚI “TINH THẦN DÂN TỘC” (web Trần Nhương). – BÌNH LUẬN NÓNG VỀ PHIM LÝ CÔNG UẨN (blog GS Nguyễn Đăng Hưng) – CÓ NÊN LÀM PHIM VỀ TRẦN THỦ ĐỘ ? (Việt văn Mới) - Để phố cổ Hà Nội không trở thành “giả cổ” (Lao động)

‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc’

Dự định lên sóng truyền hình vào tháng 9 nhưng đến nay, bộ phim tiền tỷ “Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” vẫn đang phấp phỏng chờ hội đồng thẩm định xét duyệt.
> ‘Đường tới Thăng Long’ không giống dã sử Trung Quốc

Nhiều chi tiết về thiền sư Vạn Hạnh (trái) chưa chính xác: Việc phong Quốc sư hay cẩm nang của ông trong việc đánh Tống.
Thiền sư Vạn Hạnh (trái) và Lý Công Uẩn trong phim.

Trong 2 ngày 28 – 29/8, Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đã tiến hành xem xét bộ phim 19 tập về đề tài lịch sử. Căn cứ vào ý kiến các thành viên Hội đồng, Cục Điện ảnh đã gửi công văn cho Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành – đơn vị sản xuất bộ phim. Nội dung công văn nêu rõ, tuy đã cố gắng bám sát những mốc lịch sử quan trọng, có tính chuyên nghiệp cao… nhưng do đa số cảnh quay thực hiện ở Trung Quốc nên Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long dễ gây cho người xem cảm giác đây là bộ phim truyền hình Trung Quốc.

Cục cho rằng, một số chi tiết trong phim cần tái hiện đúng với lịch sử, tránh mang dáng dấp dã sử Trung Quốc. Những cảnh quay tại các địa danh quá quen thuộc của nước này hay những đại cảnh có đông diễn viên quần chúng là người Trung Quốc tham gia bị yêu cầu cắt bỏ. Ngoài ra, công văn cũng đề nghị đơn vị sản xuất chỉnh sửa lại những lời thoại hoặc quá hiện đại hoặc mang màu sắc phim dã sử Trung Quốc…

Theo Cục Điện ảnh, phim còn có nhiều chi tiết chưa phản ánh đúng lịch sử như việc Lê Hoàn lên ngôi; địa danh diễn ra sự kiện Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống (tại sông Bạch Đằng – Tây Kết chứ không phải núi Chu Tước như trong phim); chuyện con Lý Công Uẩn sau này sẽ thi đỗ Trạng nguyên (vì thời đó chưa có Trạng Nguyên); cảnh Lý Công Uẩn đứng trên núi cao nhưng lại bảo đây là thành Đại La…

Cục cũng đề nghị chỉnh lại phần kết phim. Theo đó, quyết định dời đô của Lý Công Uẩn là sự thể hiện tầm nhìn sáng suốt của ông trước nhu cầu phát triển của nhà nước Đại Cồ Việt chứ không phải bắt chước theo Trung Quốc.

Lý Công Uẩn và các bề tôi
Tạo hình của Vua Lý Công Uẩn và các bề tôi.

Trao đổi với VnExpress.net về Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, thành viên Hội đồng thẩm định nhận định: “Đây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Đạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc”. Trong khi đó, giáo sư Đinh Xuân Dũng, ủy viên thường trực Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thụât Trung ương, cố vấn Hội đồng thẩm định kịch bản Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long lại cho rằng, phim có chất Việt Nam, thể hiện sinh động, với tình cảm sâu đối với lịch sử dân tộc, phản ánh trung thực với những nét cơ bản nhất bằng ngôn ngữ điện ảnh về giai đoạn Đinh Tiền Lê và Lý với nhân vật trọng tâm là Lý Công Uẩn.

Theo ông, những hạn chế của bộ phim nên được thông cảm khi Việt Nam không có trường quay, không có đạo diễn thực sự đủ tầm, không có lực lượng diễn viên đông đảo, thiếu thốn đạo cụ, trang phục… “Cái quan trọng ở bộ phim là ý tưởng và bản lĩnh của người làm phim trong việc giữ bản sắc Việt Nam. Có thể sử dụng trường quay, trang phục (may tại Trung Quốc) thậm chí cả đạo diễn Trung Quốc song tính cách nhân vật, mối quan hệ của người Việt Nam trong phim vẫn giữ chuẩn. Chúng ta nên nhớ rằng, kịch múa Xô Viết – Nghệ Tĩnh, tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật múa Việt Nam trước đây do đạo diễn người Triều Tiên là Kim Hoàng dàn dựng” – ông Dũng nhấn mạnh.

Đạo diễn Cận Đức Mậu(Trung Quốc) và ông Trịnh Văn Sơn - giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành kiêm tác giả kịch bản
Đạo diễn Cận Đức Mậu (Trung Quốc) và ông Trịnh Văn Sơn – giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành kiêm tác giả kịch bản “Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”.

Theo ông Trịnh Văn Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành – những chi tiết mà Cục Điện ảnh yêu cầu cắt gọt, chỉnh sửa chỉ là những tiểu tiết, xử lý rất đơn giản, không ảnh hưởng nhiều tới nội dung phim. “Chúng tôi hoàn toàn làm theo chỉ đạo của Cục Điện ảnh, hiện đã chuyển phần phim được chỉnh sửa lên Cục chờ xét duyệt” – ông Sơn cho biết. Ông cũng khẳng định, ông chính là người chấp bút cho kịch bản và nhà biên kịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa chỉ là người cố vấn. Ông Sơn cho rằng, việc chỉnh sửa một bộ phim là điều rất bình thường.

Chiều 17/9, ông Lê Ngọc Minh – Cục phó Cục Điện ảnh cho biết, Cục đã nhận được bản phim chỉnh sửa của Công ty Cổ phần đầu tư Trường Thành vào ngày 11/9. Tuy nhiên, nhiều ủy viên trong Hội đồng thẩm định đang đi công tác nên việc kiểm định chưa thể tiến hành. Trong tuần tới, Cục Điện ảnh sẽ có kết quả cuối cùng về Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới Thành Thăng Long.

* Trailer “Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long

Ngọc Trần
Ảnh, clip: Truong Thanh Media

Tranh luận xung quanh phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” talawas blog

Trong khi hầu hết các dự án phim nhà nước nhân 1000 năm Thăng Long Hà Nội đều hoặc thất bại, hoặc còn dở dang, thì bộ phim tư nhân 19 tập Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long do Công ty Truyền thông Trường Thành sản xuất đã hoàn thành và sẵn sàng phát sóng kịp dịp đại lễ ngày 10 tháng Mười sắp tới. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xung quanh bộ phim này đang diễn ra sôi nổi.

Trong khi nhiều người có tên tuổi cho đây là một bộ phim lệ thuộc văn hóa Trung Quốc (nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân), hay “nhận thức của người làm phim đi ngược lại lịch sử của ông cha. Trong thời điểm hiện nay, mỗi người đều phải kiên quyết không chấp nhận cho một bộ phim như vậy được công chiếu” (TS Nguyễn Nhã), phim “xúc phạm tiền nhân” (nhà thơ Đỗ Trung Quân), “Điện ảnh Việt Nam, những người quản lý ngành văn hóa Việt Nam đã và đang làm một việc “vô tiền khoáng hậu”: Làm phim về lịch sử dân tộc mình bằng những bối cảnh của đất nước khác” (TS Nguyễn Hồng Kiên)… thì một trong những người ủng hộ bộ phim này “nhận ra rằng bộ phim đã bị những người cực đoan xuyên tạc, vu khống, và chụp mũ vô căn cứ một cách hoang đường nhất”.

Trả lời phỏng vấn của blogger Nguyễn Xuân Diện, họa sĩ Phan Cẩm Thượng, cố vấn văn hóa và mỹ thuật cho bộ phim nhận định: “cha ông ta cố gắng bắt chước TQ thì lại ra văn hóa VN, còn chúng ta càng tránh ảnh hưởng của văn hóa TQ thì ta lại càng giống TQ. Có lẽ do ý thức về đất nước của chúng ta bây giờ không bằng người xưa chăng? Ngay cả ý nghĩ không thích cái gì thì đào đất đổ đi, cũng là một ý nghĩ theo kiểu phong kiến TQ. Tôi nghĩ rằng, cần phải nghiên cứu tìm hiểu bộ phim đó rồi hãy phê bình. Còn trình chiếu ở quy mô nào, thì đó là việc của các nhà quản lý văn hóa.”

- Phan Cẩm Thượng trần tình về vụ bộ phim : Phim hợp tác giữa hai bên không hiểu nhau (PLTP). – PHIM “LÝ CÔNG UẨN…” – NGƯỜI TQ NÓI GÌ? (blog Gốc sậy). “Đáng nói là blogger TQ này toàn gọi là kịch truyền hình chứ không phải phim.” - NGUYỄN XUÂN DIỆN PHỎNG VẤN PHAN CẨM THƯỢNG. -

- Sao Việt đua nhau nhái phong cách của Lady Gaga (Thế giới điện ảnh)

Đấu khẩu về bản quyền kịch bản phim “Khát vọng Thăng Long” (Lao động)



Mũ miện Đông A

Photobucket
Mũ miện trong bộ phim Lý Công Uẩn

Ông Phạm Hoàng Quân khi nhận xét về mũ miện trong bộ phim Lý Công Uẩn đã phán rằng: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước “đàn em” mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “thiên tử”. Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại”. Tôi phải gọi đây là thứ logic Phạm Hoàng Quân. Bởi vì nếu vua nước ta muốn xưng “đế” một cõi thì lại càng phải sử dụng thứ mũ của “thiên tử”. Song liệu có phải chỉ riêng nước Nam ta mới có thứ mũ miện của Trung Quốc? Các quốc gia đồng văn khác như Triều Tiên, Nhật Bản thì sao? Vua nước họ có sử dụng thứ mũ của “thiên tử” không? Rất hay với Google tôi dễ dàng tìm được thứ mũ miện của Hàn Quốc và Nhật Bản. Thậm chí Hàn Quốc vẫn dựng phim mà trong đó vua của họ đội chính thứ mũ của “thiên tử”. Tôi không biết người Hàn có ai có thứ logic Phạm Hoàng Quân để phê phán phim của họ hay không.

Photobucket
Mũ miện trong một bức vẽ vua Triều Tiên
Photobucket
Mũ miện trong bộ phim Han Myung Hoe
Photobucket

Mũ miện trong một bức tranh Nhật Bản

Trẻ em Việt Nam yêu Quan Vân Trường hơn Quang Trung? Tác giả: Trực Ngôn

Phát ngôn & Hành động tuần này là sự trở lại của Trực Ngôn sau gần 7 tuần vắng bóng, với rất nhiều nỗi buồn và trăn trở từ chuyện khiếu nại, tố cáo của dân, đến trục cong trong quy hoạch Hà Nội và sự lệ thuộc văn hóa trong phim Lý Công Uẩn.

Đơn khiếu nại, tố cáo: vì sao lại thế???

Báo chí đưa tin: Theo quy trình xử lý đơn thư do Thanh tra Chính phủ vừa mới ban hành, từ ngày 11-10, tất cả các loại đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan hành chính Nhà nước sẽ bị trả lại nếu đơn có họ tên, chữ ký của nhiều người.

Những đơn được gửi đến nhiều cơ quan, gửi tới nhiều người và đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết, cũng sẽ không được tiếp nhận. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xử lý đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Trước khi nói đến việc quy trình nói trên đã hoàn toàn hợp lý chưa, tôi muốn nói vì sao người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo lâu nay thường có nhiều người ký tên và gửi đến nhiều cơ quan và nhiều người.

Vì sao đơn lại có nhiều người cùng ký tên ? Tôi xin tạm thời trả lời như sau:

Một là: Vì những đơn khiếu nại, tố cáo này liên quan đến lợi ích của nhiều người hoặc cả tập thể cùng nhận ra một sự sai trái, oan khuất nào đó là đứng tên khiếu nại, tố cáo.

Từ ngày 11-10, tất cả các loại đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan hành chính Nhà nước sẽ bị trả lại nếu đơn có họ tên, chữ ký của nhiều người. Ảnh minh họa

Hai là: Vì để thể hiện tính nghiêm trọng của sự việc trong các đơn thư khiếu nại, tố cáo và thể hiện hành động xây dựng chứ không phải là do tư thù. Thực tế lâu nay, không ít người đứng đơn khiếu nại, tố cáo lại bị coi là gây mất đoàn kết nội bộ hay do tức tối, thù oán cá nhân.

Hơn nữa, một người đứng đơn thường lo sợ bị trả thù và thực tế cũng chứng minh không ít người lao đao, khốn đốn vì đứng tên trong đơn khiếu nại, tố cáo. Bởi thế một trong những lý nhiều người cùng đứng tên trong một đơn như là làm giảm bớt tính nguy hiểm cho một cá nhân.

Còn việc người dân khiếu nại, tố cáo gửi đến nhiều người và nhiều cơ quan cùng một lúc cũng có hai nguyên nhân chính:

Một là: Vì dân ta dân trí thấp, cho nên đấu tranh chống tiêu cực đôi khi cũng chưa đúng bài bản. Các nước khác người dân được hướng dẫn cụ thể cách thức khiếu nại, tố cáo. Nhưng ở nước ta hỏi có bao người biết được điều này? Chúng ta cứ nói sống và làm việc theo pháp luật nhưng giáo dục luật pháp cho người dân lại quá thờ ơ hoặc quá yếu kém.

Hai là: Vì người dân gửi đơn tới một người hoặc một cơ quan nhiều lúc chẳng thấy hồi âm hoặc chẳng có hiệu quả nên gửi cho nhiều người và nhiều cơ quan như một sự ăn may không được chỗ này thì được chỗ kia.

Đấy là mấy lý do tôi tạm đưa ra. Còn việc một lá đơn khiếu nại, tố cáo sẽ bị trả lại nếu có nhiều người đứng tên thì quả thực tôi chưa hiểu nổi vì sao lại như vậy?

Không hiểu thì nói là không hiểu thì mới mong được giải thích để mà hiểu. Vậy đề nghị các cơ quan chức năng giải thích cho nhân dân hiểu để được sáng cái đầu ra: Vì sao nhiều người ký tên trong một đơn khiếu nại, tố cáo lại không được chấp nhận.

Trong ba tuần tới có thể cho đề án xây dựng TRỤC…lên trời ?

Ngày 17/8, trong văn bản gửi Thủ tướng, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, khi đã không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì thì việc xây dựng trục Hồ Tây – Ba Vì không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế xã hội. Nếu trục Hồ Tây – Ba Vì được hình thành như tư vấn đề xuất, sẽ có nguy cơ không chỉ phá vỡ ý tưởng hành lang xanh, còn tạo cơ hội cho sự ra đời các khu đô thị bám hai bên hệ trục.

Ba tuần sau khi có văn bản gửi Thủ tướng phản bác xây trục Hồ Tây – Ba Vì (hơn 30 km), Hà Nội vừa có văn bản cho rằng, đây là trục cảnh quan, hỗ trợ liên kết các không gian lớn Ba Đình – Hồ Tây – Ba Vì.

Như vậy, đâu là lời giải thích đúng?

Vẫn giữ trục Hồ Tây – Ba Vì?

Chỉ trong một thời gian ngắn mà cái TRỤC kia nó xoay ngang rồi lại xoay dọc. Người dân cứ xoay trái rồi lại xoay phải đến chóng mặt và cho đến lúc này thực lòng người dân không hiểu cái TRỤC này là TRỤC gì nữa, nên có TRỤC hay không có TRỤC. (Nói thực lòng là thực lòng chứ người dân không dám bóng gió gì ở đây nữa).

Vì cái TRỤC này chắc chắn là rất to nên nghe nói tiền đầu tư làm cái TRỤC này nhiều như cát sông Hồng và được những cơ quan chuyên môn, các chuyên gia hàng đầu bàn luận đêm ngày, rồi trình lên Quốc hội rồi lại trình xuống Quốc hội.

Bàn luận và trình nhiều như thế nhưng đến hôm nay đã có ai dám chắc chắn cái TRỤC này nó sẽ nằm ở đâu đâu? Bây giờ mới thấy cái TRỤC này nó phức tạp và khó khăn nhường nào.

Khó thì phải cố gắng. Đặt cái TRỤC này dọc không ổn thì ta lại đặt ngang. Đặt ngang không ổn thì ta lại đặt…

Với tình hình như thế này có lẽ ba tuần tới chúng ta sẽ trình đề án dựng cái TRỤC này thẳng lên… trời xem sao. Có khi lại là một phương án hay.

Yêu Quan Vân Trường hơn Quang Trung

Sáng ngày 16-9-2010, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ và Nhà sách Vạn Niên đã tổ chức lễ ra mắt hai bộ tiểu thuyết đồ sộ của nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tám triều vua Lý gồm 4 tập với 3514 trang và Bão táp triều Trần gồm 2912 trang. Có lẽ đây là một trong rất ít những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long có ý nghĩa nhất.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long không phải để cho chúng ta tiêu tiền vào những hoạt động chỉ để vui chơi trong vài ba ngày. Đại lễ 1000 năm Thăng Long là cơ hội để chúng ta thêm một lần nhìn lại lịch sử kiêu hãnh và nền văn hóa sâu thẳm của dân tộc ta.

Tôi thực sự kính trọng tình yêu tổ quốc, trách nhiệm với lịch sử và văn hóa dân tộc cùng với ý chí lao động sáng tạo phi thường của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ông đã yêu tổ quốc bằng hành động cụ thể chứ không phải những lời sáo rỗng quen thuộc.

Khi được hỏi ông nghĩ gì về bộ phim: Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long sắp công chiếu, nhà văn đã bật khóc và nói: Con cháu chúng ta hãy noi theo tiền nhân, có lúc ta thua nhưng tổ tiên ta không bao giờ chịu nhục. Tôi rất buồn vì bộ phim Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long, người ta đã làm nhục nhà Lý. Tôi xin tình nguyện làm cố vấn đạo cụ cho nếu ai đó làm phim về triều Lý, tại đất nước ta có tất cả không cần mượn nước người làm sai lạc hết…Nếu không vì những bức xúc hiện nay chắc tôi không thể hoàn thành bộ sách này.

Với những gì được biết về bộ phim truyền hình nhiều tập nói trên, chúng ta kinh hãi nhận ra rằng: tình yêu tổ quốc đang bị đánh mất. Nếu những người còn ít hiểu biết về thời đại Lý Công Uẩn thì sau khi xem bộ phim nói trên họ đã hiểu sai về dân tộc mình.

Một cảnh quay đại cảnh trong phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long tại trường quay Hoành Điếm.

Cách đây dăm năm, tôi đã làm một khảo sát nhỏ với một số học sinh tiểu học và trung học với câu hỏi: Cháu thích Quan Vân Trường hay Quang Trung? 90% số học sinh được hỏi trả lời: thích Quan Vân Trường. Quan Vân Trường là người trung nghĩa thật đáng thờ cho dù ông là người mang quốc tịch nào. Bởi ông là một giá trị chung cho đạo làm người. Nhưng thật cay đắng khi những công dân tương lai của một đất nước không hề mang cảm xúc gì về Quang Trung, một vị Vua tài đức, một Anh hùng vĩ đại của một dân tộc vĩ đại.

Lỗi này thuộc về những người làm sử, dạy sử, thuộc về các nhà văn và cao hơn thuộc về những người quản lý và điều hành giáo dục nước nhà. Có những người hỏi tôi, với hai bộ tiểu thuyết như vậy làm thế nào mà những học sinh có thể đọc được? Tôi trả lời: hai bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải không phải viết cho lứa tuổi học trò. Nhưng những người và những cơ quan có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ có thể tìm ra 1000 cách để truyền bá lịch sử và những nhân vật lịch sử vào tâm hồn những đứa trẻ từ chính hai bộ tiểu thuyết ấy. Họ có thể trích đoạn để làm truyện tranh, làm phim hoạt hình, làm phim truyền hình nhiều tập vv…

Khi người ta có tình yêu tổ quốc thực sự và có trách nhiệm với lịch sử dân tộc, người ta có thể tìm ra nhiều cách để yêu dân tộc của mình. Bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là một nỗi ê chề, cay đắng và xấu hổ đối với những người Việt Nam yêu nước. Chính vì thế mà hai bộ tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Quốc Hải làm chúng ta thêm kính trọng ông và tự hào về những người con như ông của mảnh đất này.

- Phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long (Bài 2): Nhìn từ bên ngoài (TT&VH). – Đường tới thành Thăng Long hay Đường về nô lệ? (Blog Mr. Do). - ĂN THEO ĐẠI LỄ BẰNG VĂN HÓA TÀU (Blog Da vàng). - “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” phải chờ quyết định xét duyệt (Dân trí)

- Tranh cãi gay gắt về kịch bản ‘Khát vọng Thăng Long’ (VNE). – Vào nội cung “Về đất Thăng Long” (Thanh niên).

Thiên Sơn – Chuyện phim Lý Công Uẩn và Trần Thủ Độ, bây giờ mới kể Nguồn: trang nhà Trần Nhương

16.09.2010–Tôi nói rõ quan điểm: Ta không làm được phim về Lý Công Uẩn thì thôi, không nên để Trung Quốc làm. Như thế có gì bất nhẫn. Khác nào tổ tiên mình không thờ, lại nhờ người khác thờ hộ. Thật là vô văn hóa và kém chính trị quá. Nhiều người đã không thèm lắng nghe quan điểm đó. Các bài báo nhắc đến điều đó bị cắt.
Bây giờ thì chuyện gì đã xảy ra?

Có những chuyện không thể nào tin nổi trong ngành điện ảnh. Bộ phim chính thức về “Lý Công Uẩn” được hứa hẹn sẽ đầu tư rất lớn và giao cho hãng phim truyện Việt Nam sản xuất đột ngột xảy ra những cuộc tranh luận lớn, rồi sau đó là sự đình chỉ từ phía Hà Nội. Dự án hoàn toàn đổ vỡ gây hụt hẫng cho rất nhiều người và tâm lý bi quan. Ngay lập tức người ta quyết định làm bộ phim về “Trần Thủ Độ”. Và cùng thời điểm đó, người ta bí mật sản xuất phim “Đường tới thành Thăng Long”.

Trong một buổi họp báo ở Bộ văn hóa gần hai năm trước, tôi đã đặt câu hỏi với những người quản lý có trách nhiệm rằng, tại sao chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long những nhân vật lừng danh trong lịch sử như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung không làm, lại làm về Trần Thủ Độ. Ông ấy là người tiêu diệt nhà Lý. Là người hành hạ Lý Chiêu Hoàng đến thế và là người tạo ra những điều luật dẫn đến loạn luân trong thời nhà Trần. Lúc đó, người có trách nhiệm đã trả lời, chúng ta chưa quy hoạch được đề tài và chưa tổ chức tốt hệ thống kịch bản. Phim “Trần Thủ Độ” không phải là phim 1000 năm Thăng Long.

Tôi đã nhiều lần nêu ý kiến qua các bài báo, rằng không nên và không thể tôn vinh Trần Thủ Độ lúc này. Ông ấy có những đóng góp cho lịch sử, và cũng có những lỗi không thể xem thường. Hãy làm ông ấy vào lúc khác và hãy làm một cách công bình, đừng vẽ thêm công, đừng coi thường cái tội phạm vào luân lý. Các ý kiến ấy vì nhiều lý do đã không được đăng báo. Hầu như ở đâu người ta cũng vứt bài của tôi đi.

Đầu tháng 12 năm ngoái, tôi biết bộ phim “Đường tới thành Thăng Long” chuẩn bị khởi quay. Tôi đã đề nghị tòa soạn cho phép in bài. Nhưng rồi đã không có ý kiến đồng thuận. Tôi đã gọi điện cho một đồng nghiệp ở VietNamnet, nhưng họ nói biết rồi.

Các bộ phim quan trọng đó đều có sự liên kết với phía Trung Quốc và rất đậm chất Trung Quốc. Tại sao lại thế? Tại sao Trung Quốc lại đi làm phim cho Việt Nam lúc này?

Bây giờ người ta dấu nhẹm đi chuyện Trung Quốc cùng hợp tác, đồng sản xuất mà chỉ nói đến công ty Trường Thành sản xuất phim “Đường tới thành Thăng Long”. Kịch bản này do ai viết và cài vào đó những chi tiết nào không hay, không đúng cũng chẳng thấy ai làm rõ. Và tại sao nó lại được làm một cách bí mật che dấu hết mọi thông tin? Khi bộ phim khởi quay ở Trường quay Hoành Điếm, chỉ một mẩu tin nhỏ được đăng. Rồi sau đó không lâu, báo chí đưa tin, nó được xếp vào số những tác phẩm phục vụ ngàn năm Thăng Long, nhưng mọi chi tiết đều bị giữ bí mật.

Tôi nói rõ quan điểm: Ta không làm được phim về Lý Công Uẩn thì thôi, không nên để Trung Quốc làm. Như thế có gì bất nhẫn. Khác nào tổ tiên mình không thờ, lại nhờ người khác thờ hộ. Thật là vô văn hóa và kém chính trị quá. Nhiều người đã không thèm lắng nghe quan điểm đó. Các bài báo nhắc đến điều đó bị cắt.
Bây giờ thì chuyện gì đã xảy ra?

Phim “Trần Thủ Độ” bỏ ra ba triệu đô la đến nay im hơi lặng tiếng, đợi sau lễ ngàn năm Thăng Long mới dám đưa ra. Tại sao? Tại vì người dân và trí thức không chấp nhận tôn vinh Trần Thủ Độ vào lúc này. Nếu làm phim về nhà Trần, sao không làm về Trần Nhân Tông, hay Trần Hưng Đạo? Làm về Trần Thủ Độ lúc này chướng lắm, không thuận. Còn làm về Trần Hưng Đạo thì e đụng chạm với hậu duệ của quân Nguyên. Thế là việc đầu tư sai lầm. Còn Trung Quốc thì đã kịp biến ông Trần Thủ Độ thành một nhân vật tựa như em ruột ông Tào Tháo. Cảnh vật, con người và tư tưởng là phiên bản của phim tàu.

“Đường tới thành Thăng Long” thì trắng trợn hơn. Phim này trở thành một bộ phim tàu hoàn chỉnh được lồng tiếng Việt. Cảnh vật, trang phục, hành động, võ thuật… chẳng khác nào những bộ phim Trung Quốc chiếu tràn lan trên màn hình. Chẳng thấy gì đúng với tinh thần tự tôn, độc lập và trí tuệ của Lý Công Uẩn, đại biểu cho trí tuệ dân tộc ta một ngàn năm trước đâu cả.

Thật vui mừng là cuối cùng bộ phim này đã được chặn lại. Nó là sản phẩm của những kẻ tự khinh rẻ dân tộc mình, những kẻ vọng ngoại, và phạm thượng với các bậc tiền nhân. Khán giả nhiều tầng lớp đã lên tiếng. Đã tẩy chay. Lương tri và tinh thần tự tôn của người Việt đã thức dậy.

Nhiều lần tôi đề nghị hãy chọn tất cả những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử, quy hoạch thành các cấp độ ưu tiên, có chiến lược đề tài và lộ trình xây dựng dòng phim lịch sử. Nhà nước cần đầu tư và định hướng. Kết hợp giữa ngành sử học, văn học, dân tộc học… Nghiên cứu cho bài bản rồi hãy làm. Phải sản xuất những bộ phim làm sống lại lịch sử dan tộc, khơi niềm tự hào và giáo dục con cháu đời sau vươn lên. Trí tuệ người Việt đủ sức làm phim. Chỉ cần biết tổ chức, khai thác và trọng dụng nhân tài. Nếu có tham khảo nước ngoài thi cần thận trọng với ý kiến của họ, vì họ không thể nào thấu hiểu hết lịch sử ông cha ta như chính chúng ta. Ý kiến ấy từ lâu cũng bị bỏ ngoài tai.

Qua những gì thể hiện ở phim “Trần Thủ Độ” và nhất là phim “Đường tới thành Thăng Long” cùng một vìa bộ phim khác, chúng ta cần cảnh giác với việc liên kết làm phim với Trung Quốc. Hãy đừng để họ nuốt mất mình mà cứ nằm trong bụng họ khen họ giỏi, họ đang giúp mình làm phim.

TRAO ĐỔI VỚI Họa sĩ TRỊNH QUANG VŨ VỀ PHIM LÝ CÔNG UẨN riêng về trang phục trong phim thôi, chưa nói tới rất nhiều dấu ấn “Hán hóa” ngồn ngộn trong đó (blog Nguyễn Xuân Diện). – Xung quanh phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”: hai bài của Đoan Trang (boxitvn-bài đã đăng phần được biên tập lược bớt trên PLTP). - Văn hóa lâm nguy(RFA). “… Bên cạnh đó Trung quốc cũng không quên tấn công một cách thầm lặng những quốc gia có hàng rào bảo vệ nền văn hóa của mình một cách yếu kém bằng nhiều cách, để dần dần nước bị tấn công không còn giữ được bản sắc văn hóa một cách nguyên vẹn nữa …” đương nhiên tinh thần dân tộc cũng không còn. – Đạo diễn Song Chi, từ Na Uy: Những suy nghĩ từ sự kiện bộ phim “Lý Công Uẩn-Đường đến thành Thăng Long” (blog RFA)

Tranh cãi gay gắt về kịch bản ‘Khát vọng Thăng Long’/Trước thông tin bộ phim nhựa duy nhất về Lý Công Uẩn làm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm có thể bị một người từng tham gia khâu biên kịch kiện, đạo diễn Lưu Trọng Ninh khẳng định, kịch bản do anh và Charlie Nguyễn chắp bút hoàn toàn.
> Phim nhựa về Lý Công Uẩn làm trong bí mật-

- Phim về vua Lý Công Uẩn: Kiến trúc nguy nga, trang phục lộng lẫy kiểu… Tàu (PLTP). - Phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” (Bài 1): Phải chỉnh sửa những gì? (TT&VH). – Phim Lý Công Uẩn “đậm chất Trung Hoa”: Sửa không đơn giản! (Lao động).
- Đáp lại chỉ trích về phim Lý Công Uẩn — (BBC). Tiến sỹ Đoàn Thị Tình, cố vấn thiết kế trang phục cho bộ phim về vua Lý Công Uẩn, nói phía Trung Quốc hoàn toàn không can thiệp vào quá trình thiết kế các bộ trang phục sử dụng trong phim” BÀI 2: Phim lịch sử Việt Nam: Làm sai là di hại cho khán giả (blog Đoan Trang), bài đăng trên trang PLTP, ở đây là bản đầy đủ.

- Một vụ khác, phim Khát vọng Thăng Long: Nhà văn kiện nhà đầu tư phim về Lý Công Uẩn (VNN)

Tư cách viết báo Đông A <<::: kg thích lắm khi từ việc phản bác bộ phim lại quay sang công kích cả tờ báo>>

Hôm nay tôi đọc bài báo trên tờ Pháp luật TPHCM về bộ phim Lý Công Uẩn. Điều tôi kinh nhất ở bài báo này khi trích dẫn Lịch triều hiến chương loại chí đã lờ tịt đi một chi tiết quan trọng, liên quan mật thiết tới nội dung bài báo. Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Lê Ngọa Triều, năm Ứng Thiên thứ 13 [1006] đổi phẩm phục của các quan văn võ, đều theo như lối nhà Tống”. Đây là chi tiết quan trọng mà bài báo đã lờ đi. Bài báo còn viết rằng: “phải thấy rằng vào thời Tiền Lê – Lý Công Uẩn, áo xống của người triều đình chưa thể thêu thùa lộng lẫy như thế”, nhưng lại quên mất rằng chính Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế”. Chắc chỉ có báo Pháp luật TPHCM mới có thể nghĩ ra áo long cổn là áo không thêu thùa (!)

Quan phục ngày xưa may bằng vải vóc gì? Rất hay là Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: “Tháng 2 [1040, triều Lý Thái Tông], vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa”. Đoạn chép trong Toàn thư đủ thể hiện, ít nhất đến tời Lý Thái Tông, vua và quan lại Việt Nam dùng vải Tàu hay vải Ta để may quần áo.

Tôi nghĩ về tư cách viết báo. Liệu có thể có thứ tư cách viết báo lờ tịt hay che dấu những chứng cứ hay luận điểm bất lợi cho bài báo mình viết hay không?

Song thực sự thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên với tờ Pháp luật TPHCM. Nếu nhớ lại sẽ thấy tờ báo này từng tâng ông Ngô Đức Thọ với vụ cáo buộc ông Nguyễn Đình Hương “đạo văn”, rồi lại vụ lùm xùm với báo Đời sống và Pháp luật. Cả hai vụ này đều thấy tuyên bố trên báo chí sẽ đưa vụ việc ra tòa. Cho đến nay tôi chẳng nghe thấy gì nữa. Không rõ là đã đưa ra tòa chưa. Trong khi đấy với vụ đạo văn của Nguyễn Ngọc Thơ với bằng chứng rõ ràng thì tờ báo này lại có ý bênh vực. Do vậy, báo Pháp luật TPHCM có đăng những bài viết chỉ có một nửa sự thật hay lờ tịt đi hay che dấu những chứng cứ hay luận điểm bất lợi thì cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên. Đó là loại báo như vậy.

- Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long: “Phim Trung nói tiếng Việt”! (PLTP). – Hoãn phát sóng phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long: Bài học khi làm phim lịch sử (PL&XH). – Chùm bài về phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long(boxitvn.net)

Tuổi trẻ : Phim Đường tới thành Thăng Long sẽ được chỉnh sửa - T.S Đoàn Thị Tình: Việc giống nhau là không tránh khỏi (An ninh TĐ). xem thêm blogger Đông A, . <<::: lý do bào chữa chủ yếu nói là trang phục hồi đó giống nhau, nhưng văn hóa thì không chỉ là trang phục …>>>

Nữ đạo diễn Việt kiều bị côn đồ tấn công

Cuối tuần qua, nữ đạo diễn người Mỹ gốc Việt Jenni Trang Le (đã từng làm phó đạo diễn phim Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng, Khát vọng Thăng Long…) đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên trình bày về việc cô bị kẻ lạ mặt tấn công dã man để mong cơ quan chức năng tích cực điều tra, sớm tìm ra hung thủ.

- Phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng người Mỹ gặp nạn tại Hà Nội (Dân trí) – Phim “Lý Công Uẩn” và bài học 100 tỷ đồng (Dân Việt).- Phim Lý Công Uẩn: Sự lệ thuộc văn hóa! (PLTP).

Về lý thuyết có thể sửa được hình ảnh bộ phim đã quay nhưng tốn kém rất nhiều so với bỏ đi, quay lại. Liệu có nên trình chiếu trong đợt kỷ niệm ngàn năm Thăng Long bộ phim lịch sử mang đậm nét văn hóa nước ngoài từ cảnh quan, kiến trúc, sinh hoạt, trang phục diễn viên?

Theo thông tin từ Hội đồng Duyệt phim quốc gia lịch phát sóng bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long của Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất sẽ tạm thời bị hoãn lại. Lý do hoãn phát sóng do 19 tập phim của bộ phim này mang đậm yếu tố Trung Hoa. Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã yêu cầu đoàn làm phim phải lược bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa này và chỉ được phát sóng sau khi đã sửa chữa xong theo yêu cầu.

Hoành tráng không phải Việt Nam!

Đây không phải là lần đầu tiên bộ phim này bị dư luận phản đối. Ngay từ khi dự án phim này công bố và chuẩn bị quay, dư luận đã rất lo ngại cảnh phim lịch sử Việt Nam mà lai Trung Hoa. Bởi nhà sản xuất đã quá chú trọng việc thuê êkíp Trung Quốc sản xuất, từ đạo diễn, hóa trang, phục trang, trường quay… và cả diễn viên quần chúng.

Cách đây hai tháng, khi đoạn quảng cáo phim và một số hình ảnh phim được tung lên mạng để quảng bá trước cho phim thì đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi rằng quá giống phim dã sử Trung Hoa.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhận xét khung cảnh trong phim hoàn toàn Trung Hoa. Trong đoạn giới thiệu có rất nhiều chi tiết tạo sự phản cảm, đó là: Cung điện trong phim chồng chất lên nhau, kiến trúc Việt Nam thời kỳ đó không thể có cung điện nguy nga, tráng lệ như vậy. Ngay cả đến thời Nguyễn, cung điện cũng không tầng lớp nhiều như vậy.

Bối cảnh phim được thuê ở Hoành Điếm (Trung Quốc) nên màu sắc Trung Hoa nhuốm toàn bộ phim.

“Ngay đến thời Gia Long, trong những ảnh của người Pháp chụp, Việt Nam nhiều nơi vẫn còn đóng khố, vậy làm sao 1.000 năm trước đó có giáp sĩ, có giáp sắt? Đặc thù của Trung Hoa là thảo nguyên mênh mông nên mới có cảnh hàng ngàn con ngựa và phát triển kỵ binh, Việt Nam không thể có cảnh đó” – ông Xuân nói. Thật vậy, thế mạnh dân tộc Việt Nam là địa hình sông nước. Truyền thuyết Thăng Long cũng gắn liền với sông nước.

Bên cạnh đó, những hình ảnh: quan búi tóc trên chóp đầu, phụ nữ xõa tóc hai bên… là rặt Trung Hoa.

Sửa tốn hơn quay lại!

Ý kiến của Hội đồng Duyệt phim quốc gia với bộ phim rằng phải sửa chữa bằng cách bỏ bớt những cảnh đậm chất Trung Hoa đặt ra một vấn đề kỹ thuật là làm thể nào lược bỏ trong khi yếu tố Trung Hoa thể hiện trong cảnh quan, trang phục diễn viên. Trao đổi với đạo diễn – NSƯT Lê Dân, chúng tôi được biết về mặt kỹ thuật làm phim, để sửa một cảnh phim đã không đơn giản, huống gì hầu như cảnh nào trong phim cũng nhuốm màu Trung Hoa.

“Phim quay xong có thể sửa được bằng hai cách. Một là bỏ cảnh đó, quay lại; hai là sửa trực tiếp bằng kỹ xảo trên phim đã dựng như vẽ lại quần áo… Tuy nhiên, phương án hai tốn kém hơn phương án một rất nhiều” – đạo diễn Lê Dân cho biết.

Theo đạo diễn Lê Dân, dựng phim lịch sử yếu tố quan trọng nhất là tôn trọng môi trường sống, phục trang, nếp ăn ở… của thời điểm lịch sử đó. Và một bộ phim lịch sử điều tiên quyết là phải có chuyên gia cố vấn lịch sử, người nghiên cứu về phục trang, đạo cụ…

Với bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long, họa sĩ Phan Cẩm Thượng chịu trách nhiệm là chuyên gia cố vấn về bối cảnh đạo cụ và văn hóa của phim. Họa sĩ Phan Cẩm Thượng từng chia sẻ trên một số báo rằng phim tư nhân đầu tư nên trang phục nào cần thì may, còn không thì thuê vì nếu tất cả trang phục đều phải may thì kinh phí rất lớn. Ngay cả hoa văn và trang sức nếu sáng tác đúng lịch sử Việt Nam thì phải chi nhiều tiền nên nếu không có tiền thì hiển nhiên hoa văn Trung Quốc sẽ thay thế hoa văn Việt.

Không nên chiếu

Thiết nghĩ một bộ phim lịch sử Việt Nam để công chiếu trong dịp đại lễ ngàn năm của dân tộc thì không thể có cảnh văn hóa ngoại lai. Có thể không làm, có thể không chiếu chứ không thể vì lý do ít tiền mà du di một sản phẩm văn hóa lai căng.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh: “Không nên chiếu phim này trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Nếu một đất nước lệ thuộc về chính trị còn có thể lấy lại nhưng lệ thuộc về văn hóa thì ngàn đời mất nước và trở thành chư hầu”.

Trích dẫn:

Trung Quốc từ kịch bản, diễn viên đến trường quay!

Khi công bố dự án phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long, đơn vị sản xuất đã rất chú trọng đến điểm đặc biệt của phim là thuê êkíp Trung Quốc sản xuất, từ đạo diễn, hóa trang, phục trang đến trường quay. Như đạo diễn Cận Đức Mậu (đạo diễn của phim truyền hình Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên); kịch bản do ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành chấp bút và được nhà biên kịch của Trung Quốc là Kha Chung Hòa đảm trách (Kha Chung Hòa từng là biên kịch cho những bộ phim Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính…). Gần 700 bộ trang phục cổ trang cũng được may từ Trung Quốc, thuê cả trường quay Hoành Điếm của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng cũng Trung Quốc.

Thùy Yên – Điểm lại những dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (talawas)

Ngay từ năm 2004/2005, các dự án phim nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được nói tới. Nhưng dường như dự án phim nào cũng kèm theo tai tiếng, tranh chấp, đấu đá, tới mức người quan tâm không còn đủ kiên nhẫn phân biệt phim nào với phim nào. Phim nào cũng thấy Lý Công Uẩn, dời đô, Thăng Long, phim nào cũng lùm xùm điều này tiếng kia. Kết quả là đúng dịp kỉ niệm, chỉ có 2 dự án phim hoàn thành: một phim nhựa và một phim truyền hình 19 tập. Cả hai đều do tư nhân thực hiện, một hợp tác với Hàn Quốc và một hợp tác với Trung Quốc, trong khi tất cả các dự án có kinh phí từ ngân sách nhà nước đều bị tạm ngưng, tạm “giãn tiến độ” hay tạm… âm thầm khai tử. Xin điểm lại các dự án phim này:
Phim “Thái tổ Lý Công Uẩn”: Ngừng dự án sau 3 năm giằng xé
Dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long sớm nhất là phim nhựa Thái tổ Lý Công Uẩn của Hãng phim Truyện Việt Nam: Tháng 1/2005, kịch bản của Thiên Phúc được chọn từ cuộc thi kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long-Hà Nội. Tháng 7/2007, dự án phim chính thức khởi động. Sau đó là những cuộc tranh cãi ầm ĩ và thậm chí là đấu đá tai tiếng về chi phí lên tới 200 tỉ (trên 10 triệu Dollar) cho bộ phim, về tiến độ thực hiện (theo kế hoạch thì phim sẽ bấm máy cuối năm 2009 và ra mắt đúng ngày 01/5/2010), về mâu thuẫn giữa ông Giám đốc Hãng phim truyện Lê Đức Tiến kiêm Tổng đạo diễn phim này và đạo diễn chính Lưu Trọng Ninh cùng đạo diễn phụ Đỗ Minh Tuấn, về những bất cập từ khía cạnh chuyên môn, v.v…
Kết quả cuối cùng: Ngày 12/7/2008, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội Phạm Quang Long thông báo “giãn tiến độ” dự án phim này. Số phận Thái tổ Lý Công Uẩn là một dự án dở dang trên giấy, tiêu hết 2 tỉ rưỡi tiền từ ngân sách nhà nước.
Phim “Thái sư Trần Thủ Độ”: Giãn tiến độ, ra mắt sau ngày 10/10/2010
Bộ phim truyền hình 30 tập Thái sư Trần Thủ Độ (dựa theo kịch bản Trần Thủ Độ và người tình của Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn: Đào Duy Phúc) do Ban Tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội đặt Hãng phim Truyện Việt Nam 1 sản xuất, kinh phí dự trù là 50 tỉ đồng (2,5 triệu Dollar) từ ngân sách nhà nước, khởi quay vào tháng 6/2009, dự kiến kết thúc ghi hình vào cuối tháng /8/2010, hoàn thành và bàn giao 10 tập đầu vào trung tuần tháng 9/2010; kết thúc dự án vào trung tuần tháng 12/2010. Tuy có một số “lùm xùm” xung quanh việc thay đạo diễn và diễn viên chính “giữa dòng”, nhưng dự án phim truyền hình này vẫn đang được tiến hành và những người thực hiện vẫn hứa sẽ nộp phim đúng hạn vào dịp tổ chức đại lễ. Bộ phim này cũng được quay khá nhiều tại phim trường Hoành Điếm (Trung Quốc). Nhưng theo ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chánh Văn phòng Ủy ban 1000 năm Thăng Long thì Ủy ban đã chỉ đạo việc “giãn tiến độ” thực hiện phim này, nhường cho phim Chiếu dời đô ra mắt kịp vào tháng 9/2010.
Phim “Chiếu dời đô”: Âm thầm khai tử
Bộ phim nhựa Chiếu dời đô (kịch bản: Triệu Tuấn – Nguyễn Thị Hồng Ngát, đạo diễn: Lưu Trọng Ninh), do Hãng phim Hội Điện ảnh (Hoda Phim) sản xuất với kinh phí 60 tỉ đồng (3 triệu Dollar) vốn tự huy động, dự định bấm máy vào tháng 2/2010 và công chiếu vào dịp 19/8-02/9/2010. Nhưng trái với lời tuyên bố “hoành tráng” của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Giám đốc hãng phim đã tồn tại 10 năm mà chưa hề sản xuất một phim nào, trụ sở là một căn phòng 6 mét vuông và gồm… một nhân viên duy nhất là chính bà giám đốc, ở tuổi đang chuẩn bị về hưu – kinh phí tự huy động cho dự án náy không thấy tăm hơi đâu mà đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng… biến khỏi dự án để sang một dự án khác. Kết quả: thay vì thế chỗ Thái sư Trần Thủ Độ đã bị “giãn tiến độ” để nhường đường, dự án phim Chiếu dời đô bị âm thầm khai tử.
Phim “Khát vọng Thăng Long”: Vi phạm bản quyền?
Bộ phim nhựa này phát triển từ dự án phim Chiếu dời đô nói trên, vẫn với đạo diễn Lưu Trọng Ninh, nhưng kịch bản cuối cùng là của Charlie Nguyễn, nhà sản xuất là Công ty cổ phần phát triển truyền thông Kỷ Nguyên Sáng, bối cảnh quay tại Việt Nam với kĩ xảo Hàn Quốc. Tuy đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có lên tiếng về việc tên Khát vọng Thăng Long vi phạm bản quyền của một kịch bản của ông và phim này có những dấu hiệu “mơ hồ, chồng chéo” với kịch bản Chiếu dời đô nói trên, nhưng bộ phim vẫn được tiến hành “trong vòng bí mật” và dự định sẽ trình chiếu đúng dịp đại lễ sắp tới. Ngày 29/8 vừa qua, phim Khát vọng Thăng Long đã được Công ti Kỷ Nguyên Sáng tổ chức lễ giới thiệu tại TPHCM.
Phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”: Lệ thuộc văn hóa Trung Quốc?
Bộ phim truyền hình 19 tập Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long do công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất, đồng đạo diễn là Cận Đức Mậu (Trung Quốc) và Tạ Huy Cường (Việt Nam), thực hiện tại trường quay Hoành Điếm – Trung Quốc, kinh phí 100 tỉ đồng (5,1 triệu Dollar). Phim đã hoàn thành, dự kiến phát sóng trong tháng 9/2010, hiện tạm hoãn phát sóng vì bị Hội đồng Duyệt phim Quốc gia yêu cầu lược bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa và đang gặp một làn sóng phản đối dữ dội trong dư luận.
© 2010 Thùy Yên
© 2010 talawas

Chiếu phim hoạt hình 3D về Lý Công Uẩn

“Người con của rồng” là phim hoạt hình công nghệ 3D “dài hơi” đầu tiên của Việt Nam về đề tài lịch sử, liên quan tới vua Lý Công Uẩn.

KINH HOÀNG! PHIM MỪNG ĐẠI LỄ THĂNG LONG

- Hoãn phát sóng phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long (PLTP).

Bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long (Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất) theo dự kiến sẽ lên sóng vào tháng 9-2010 nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép trình chiếu.
Sau khi xem 19 tập phim, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia cho rằng bộ phim mang đầy yếu tố Trung Hoa và yêu cầu đoàn làm phim phải lượt bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa trong phim. Bộ phim chỉ được phát sóng sau khi đã sửa chữa xong theo yêu cầu của hội đồng, đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Đoạn quảng cáo của bộ phim cũng dấy lên nhiều ý kiến phản đối. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng bàng hoàng: “Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng! Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc, chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem. Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân. Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?”.

Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long mang đậm nét phim cổ trang Trung Hoa từ cảnh quan, trang phục.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì bức xúc nói: “Nếu tôi là bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp”.
Bộ phim được thực hiện với kinh phí trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim gồm rất nhiều đạo diễn đình đám của phim trường ở Trung Quốc như đạo diễn Cận Đức Mậu (phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên), đạo diễn Triệu Lôi, thuê trường quay Hoành Điếm, Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc…

Y.THẢO


Hoàng Tiến – Tượng Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh 15.08.2010

Những người học vẽ đều biết bức tranh “Người Vitruvius” (L’homme de Vitruve) của danh họa bậc thầy Léonard de Vinci. Đó là hình một người đàn ông khỏa thân đứng dang chân tay ở hai tư thế trong một hình vuông và một hình tròn lồng nhau, nên một mà thành hai. Tâm của hình tròn là rốn người mẫu. Hai đường chéo của hình vuông là nơi bộ phận sinh dục.

Người mẫu này cho ta các tỷ lệ về cơ thể con người. Đầu bằng 1/8 thân người. Hai tay giơ ngang bằng chiều cao thân người. Từ đỉnh đầu đến núm vú bằng 1/4 thân người. Độ rộng tối đa giữa hai vai cũng bằng 1/4 thân người. Bốn ngón tay bằng một lòng bàn tay. Sáu lòng bàn tay bằng một cánh tay …vv…

Các họa sĩ hay các nhà nặn tượng căn cứ vào đấy mà tạo nên các hình người đúng quy cách, ví như bên âm nhạc có cái công cụ âm thanh diapason (thường gọi âm cữ hay thanh la chuẩn), các nhạc cụ khác phải căn cứ vào thanh la chuẩn của diapason mà điều chỉnh âm thanh cho đúng cung bậc trong một buổi hòa tấu.

Người Vitruvius (L’homme de Vitruve) là mẫu người phương Tây. Cao ráo, cân đối. Ta có thể hình dung đến những vận động viên trong các cuộc thi Olympic của Hy Lạp cổ đại.

Còn người Việt chúng ta, theo học giả Nguyễn Văn Huyên, trong tập chuyên khảo “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) bảo vệ luận án tiến sĩ Đại học Sorbonne Paris trước 1945, chương Một viết về Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:

- Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung bình là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung bình (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung bình là 1,65m, thì ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung bình. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.

- Vai rộng, thân mình gày gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.

- Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về trò phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn còn thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường thì bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đòn của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.

- Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.

- Sọ người Việt tròn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung bình trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.

- Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.

- Tóc thì đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.

- Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.

- Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.

- Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.

- Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, còn các thiếu nữ thì, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy thì quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung bình để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đình từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đình có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung bình được ước tính là bốn.

- Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đã già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta còn gặp một số cụ thọ 100 tuổi.

Những nhận xét trên trích từ cuốn “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên, trang 41 đến trang 51. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2005.

Do đó tượng Lý Thái tổ được dựng ở vườn hoa Chí Linh để chào đón kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chỉ xét về mặt cơ thể học, đã không phải chủng tộc người Việt, theo nhận xét của học giả Nguyễn Văn Huyên.
Còn trang phục của bức tượng thì sao?

Không hiểu các vị lãnh đạo văn hóa Hà Nội và văn hóa Trung ương nghĩ thế nào mà lại cho tượng vua Lý Thái tổ ăn vận triều phục của phong kiến Trung Hoa. Cũng chiếc mũ bình thiên của Tần Thủy Hoàng đế. Cũng chiếc áo thụng, hoa văn rồng, dài tới chân, cửa tay áo rộng thêng thang có thể bỏ lọt một đứa trẻ.
Các vị có biết rằng, bức tượng đầu tiên được dựng ở vườn hoa này, là tượng viên toàn quyền Paul Bert, biểu trưng cho sự đô hộ của thực dân Pháp gần 100 năm trên xứ sở này. Năm 1945 chúng ta đã phá bỏ tượng Paul Bert, thời chính phủ Trần Trọng Kim, trước Cách mạng Tháng Tám.

Ngày nay, dựng tượng vua Lý Thái tổ ở nơi đây nhân dịp 1000 năm Thăng Long, là đắc địa. Nhưng lại cho ăn vận áo quần triều phục Trung Hoa, là ẩn chứa ý tứ gì? Trung Quốc lấn chiếm đất đai, lãnh hải, biển đảo của ta đang là vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay. Người Trung Hoa đang muốn bành trướng tinh thần Đại Hán ra khắp năm châu bốn biển. Vậy mà lù lù ở giữa thủ đô Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tượng vua Lý Thái tổ lại ăn vận triều phục Trung Hoa. Nó gây phản cảm nghệ thuật và phản cảm chính trị rất lớn.

Triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần, ý thức độc lập dân tộc của chúng ta vô cùng mạnh mẽ. Tiếp theo triều đại nhà Lê cũng thế. Chúng ta đã đánh thắng nhiều cuộc xâm lược lớn của phương Bắc, nói cách hào hùng trong áng văn Bình Ngô đại cáo: “NHƯ NƯỚC VIỆT TA TỪ TRƯỚC, VỐN XƯNG VĂN HIẾN ĐÃ LÂU. SƠN HÀ CƯƠNG VỰC ĐÃ CHIA, PHONG TỤC BẮC NAM CŨNG KHÁC…”

Dựng tượng vua Lý Thái tổ ở Thăng Long phải mang được tinh thần độc lập không phụ thuộc ai, ý thức tự chủ, tự cường của dân tộc Việt. Chúng ta có một nền văn hóa y phục từ ngàn đời, y phục của dân thường, y phục của vua chúa. Xin mời đọc cuốn sách khảo cứu “Văn hóa phong tục” của nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà xuất bản Phụ Nữ in năm 2007. Trong đó có những bài: 1/Đôi điều về quốc phục, lễ phục. 2/Quốc phục, lễ phục với ngày Tết cổ truyền. 3/Quốc phục Việt Nam tồn tại hay không tồn tại. 4/Từ hội nghị tôm toàn cầu, nảy sinh vấn đề quốc phục… Rất tiếc các nhà làm tượng và các nhà duyệt tượng đã không chịu bỏ công sức tìm đọc.

Vì thế mà có mấy câu vè dân gian của một nhà thơ cấp phường đất Hà Thành, vịnh về tượng vua Lý Thái tổ ở vườn hoa Chí Linh:

Vua Lý Thái tổ nhà ta,
Cân đai, mũ mãng, y “cha” Thủy Hoàng.
Mặt to, mũi thẳng, phi phàm,
Thân hình cao lớn, tựa chàng phương Tây.
Trời xanh, mây trắng tung bay,
Vua Lý Thái tổ đứng ngay cán tàn.

Xin phản ánh để Ban tổ chức hội lễ 1000 năm Thăng Long được biết. Còn xử lý thế nào, tùy ban tổ chức bàn với chính quyền. Chứ để tượng vua Lý Thái tổ như thế e không tiện.

Đất thiêng Thăng Long tháng 7 – 2010
Nhà văn Hoàng Tiến.
Địa chỉ: Nhà A11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc – Hà Nội
Điện thoại: 0936.802.801

(Dân trí) – Phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long của đạo diễn Trung Quốc Cận Đức Mậu đang bước vào những khâu hậu kỳ. Bộ phim “chơi sang” khi thuê trường quay Hoành Điếm sản xuất, số tiền tiêu tốn cho 19 tập phim lên đến hơn 100 tỷ.
Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long được chú ý ngay từ khi bấm máy bởi những thông tin “đặc biệt” của dự án phim. Lần đầu tiên, một dự án phim Việt Nam thuê ê-kíp Trung Quốc sản xuất từ đạo diễn, hóa trang, phục trang đến trường quay… Đạo diễn Cận Đức Mậu- đạo diễn của phim truyền hình Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên được “chọn mặt gửi vàng”. Kịch bản phim của ông Trịnh Văn Sơn- Giám đốc công ty cổ phần truyền thông Trường Thành được nhà biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chung Hòa đảm trách. Kha Chung Hòa từng là biên kịch cho những bộ phim Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính… Thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ trang, cộng thêm tiền thuê trường quay Hoành Điếm, tiền thuê hàng trăm diễn viên quần chúng, ngay từ khi khởi quay, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long đã là một dấu hỏi lớn về kinh phí sản xuất.
Một cảnh quay đại cảnh trong phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành
Thăng Long
tại trường quay Hoành Điếm.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trịnh Văn Sơn- Giám đốc công ty cổ phần truyền thông Trường Thành xác nhận “Hiện nay, phim chưa hoàn tất, nên chúng tôi chưa có con số cụ thể. Nhưng tổng chi phí đã lên tới hơn 100 tỷ. Để có một bộ phim thực sự chất lượng, không thể tiếc tiền”. Trước câu hỏi “Mỗi đồng tiền đầu tư của doanh nghiệp đều được tính bằng lợi nhuận. Ông bỏ ra hơn 100 tỷ cho phim truyền hình Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long, chắc hẳn không chỉ để chia tiền quảng cáo với nhà đài?”, ông Sơn cho biết “Chắc chắn. Chúng tôi muốn quảng bá văn hóa, lịch sử Việt Nam. Khi thế giới biết đến Việt Nam, mỗi người dân Việt Nam đều có lợi, trong đó có chúng tôi. Người Hàn Quốc từng thúc đẩy kinh tế bằng điện ảnh, tại sao chúng ta lại không? Chúng tôi sẽ bán bản quyền 19 tập phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long cho các nước bạn sau khi phim phát sóng tại Việt Nam”. Được biết, 19 tập phim lịch sử trị giá hơn 100 tỷ này cũng sẽ được sản xuất băng, đĩa để phát hành rộng rãi.

Tháng 10/2010, tháng trọng điểm của đại lễ 1000 năm Thăng Long, 19 tập phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long sẽ lên sóng giờ vàng. Như vậy, 2 bộ phim lịch sử, Huyền sử thiên đô (Hãng phim truyện I) và Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long sẽ “trấn giữ” giờ vàng tại hai kênh VTV1 và VTV3 tháng 10 tới.

Đoàn diễn viên Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm cùng đạo diễn Cận Đức Mậu (giữa)

Không ít ý kiến e ngại, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long sẽ bị Trung Quốc hóa. Bộ phim cổ trang lịch sử của Việt Nam làm về vị vua đã có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long có thể sẽ bị lẫn vào những bộ phim lịch sử khác của Trung Hoa. Trả lời cho những nghi ngại này, Tiến sỹ- Họa sỹ Đoàn Thị Tình, người chịu trách nhiệm thiết kế trang phục cho phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long cho biết “Chúng tôi đã có cả một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa Việt Nam thời kỳ lịch sử kéo dài từ triều Đinh- Tiền Lê sang đến triều Lý. Chúng tôi phải đọc rất nhiều, tìm hiểu từng chi tiết nhỏ trên long bào của vua Lý Công Uẩn. Trên long bào vua Lý Thái Tổ có hoa sen, chúng tôi phải xem kỹ họa tiết hoa sen được thiết kế như thế nào… Đây là bộ phim lịch sử của Việt Nam, tự thân mỗi người trong đoàn làm phim đều hết sức cố gắng để bộ phim Việt hóa nhất, đậm chất văn hóa dân tộc nhất. Nếu xem phim, khán giả thấy phảng phất những nét Trung Hoa trong đó, cũng phải nói luôn rằng, chúng ta với hơn 1000 năm Bắc thuộc, những ảnh hưởng văn hóa là không thể tránh khỏi”.

Tạo hình nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn

Làm một phép tính đơn giản, với hơn 100 tỷ cho 19 tập phim, nghĩa là mỗi tập phim (với độ dài 45 phút phát sóng) tiêu tốn khoảng… 5 tỷ. Mỗi phút phát sóng tương đương khoảng hơn 100 triệu. Những con số khiến tất cả những nhà làm phim Việt Nam… chóng mặt. Liệu có thể hy vọng vào một bộ phim truyền hình chất lượng dựa trên những con số chóng mặt?

Diễn viên – NSƯT Trung Hiếu đảm nhận vai vua Đinh Tiên Hoàng trong phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long chia sẻ “Phải nhìn một cách thật thẳng thắn rằng, điện ảnh Việt Nam quá lạc hậu so với thế giới. Ai đó có nói, điện ảnh là cuộc chơi của con nhà giàu. Để cải tổ điện ảnh, đó là một quá trình dài nan giải. Nếu cứ ngồi chờ đợi, đến bao giờ chúng ta mới có một sản phẩm điện ảnh chất lượng?


Việc chúng ta thiếu trường quay, thiếu phương tiện kỹ thuật, thiếu đủ mọi mặt, phải đi thuê Trung Quốc làm giúp, tôi thấy chuyện đó không có gì đáng phải bàn cãi nhiều. Cá nhân tôi khi được mời tham gia cũng có những băn khoăn. Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc có lòng tự tôn rất lớn. Mỗi cá nhân chúng ta, trong huyết quản của mình, đều có sự tự tôn dân tộc. Chúng tôi đã ngồi nói chuyện rất lâu trước dự án phim này, và cuối cùng đi đến quyết định, để có một bộ phim lịch sử chất lượng, hoàng tráng, chúng ta phải thuê con người, phương tiện của Trung Quốc. Ở châu Á, Trung Quốc đứng số 1 về phim cổ trang.

Khi sang đến Hoành Điếm, trường quay của họ lớn hơn cả sức tưởng tượng của tôi nhiều lần. Họ xây cả một thành phố lớn trong trường quay. Hay chuyện đơn giản như chuyện cưỡi ngựa. Nếu là ngựa ở Việt Nam, diễn viên ngồi lên lưng ngựa, chân chạm đất, nhìn rất buồn cười. Ngựa của họ cao đến 1,7m. Ngồi trên lưng ngựa mà như ngồi trên… tầng 2. Hình ảnh vị anh hùng cưỡi ngựa đã rất khác.

NSƯT Trung Hiếu (giữa) trong một cảnh quay

Tất cả các diễn viên Việt Nam sang đều vào vai vua, chúa. Diễn viên Trung Quốc đóng vai hầu. Có những cảnh quay đại cảnh, cả trận chiến hừng hực khí thế dân tộc. Giữa không khí ấy, diễn viên chúng tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi nhớ cảnh diễn, khi vua Đinh vừa mới ốm dậy, tụ tập quần thần cúng lễ rằm tháng 7, ngày lễ xá tội vong nhân. Đứng giữa quang cảnh nghiêm trang, vua Đinh đọc lời cảm tạ những cận thần đã đổ xương máu cho ngày đất nước được thái bình, tôi vô cùng xúc động. Tôi đọc như sắp khóc. Lúc ấy, cả trường quay, cả đạo diễn, cả những diễn viên quần chúng người Trung Hoa đều lặng đi. Đóng phim lịch sử nước mình trên trường quay nước bạn cũng giống như được giới thiệu lịch sử của nước mình với nước bạn, diễn viên chúng tôi cảm thấy rất tự hào”.







Bật mí những hình ảnh “Lý Công Uẩn” tại trường quay Trung Quốc

(Dân trí) – Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long sẽ là bộ phim quan trọng của đại lễ 1000 năm Thăng Long. Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên của nhân vật Lý Công Uẩn dưới bàn tay hóa trang và đạo diễn của các nhà làm phim Trung Quốc.

Bộ phim lịch sử Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long, bộ phim quan trọng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đang được dư luận chú ý. Bộ phim lịch sử Việt Nam này do các nhà làm phim Trung Quốc sản xuất. Đã có những tranh cãi, đã có những dư luận, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, hãy cứ đợi chất lượng phim rồi phát xét, bởi điều quan trọng nhất mà chúng ta đang cần là một bộ phim lịch sử có chất lượng để ra mắt ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Dưới đây là những hình ảnh tạo hình của nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn tại trường quay Trung Quốc.


Hình ảnh nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn qua sự hóa trang, đạo diễn
của các nhà làm phim Trung Quốc và khả năng hóa thân
của
nam diễn viên trẻ Tiến Lộc – Sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh

vừa tốt nghiệp.



Để vào vai nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn, Tiến Lộc phải học võ,
học cưỡi ngựa, học cách sử dụng vũ khí. Tiến Lộc tâm sự,
anh chưa hề
được đào tạo về võ nghệ nên đã có những tai nạn “dở khóc, dở cười”
trên trường quay Hoành Điếm. Tiến Lộc từng đập gậy vào đầu quay phim,
từng làm đau cả diễn viên quần chúng trong khi biểu diễn “múa gậy lung tung”.


Các nhà làm phim Trung Quốc cố gắng để bộ phim truyền hình 12 tập
Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long
mang đậm bản sắc văn hóa
Việt Nam, dù quay ở Trung Quốc, hóa trang Trung Quốc
và do đạo diễn Trung Quốc thực hiện.
Bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long
là bộ phim quan trọng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Liệu có cần phải sang TQ làm rình rang vậy không ? “Ở đâu mà người ta trọng hình thức, lễ nghi hoành tráng, ồn ào đại ngôn thì cái nội dung có giá trị đích thực sẽ len lén mà cắp nón ra đi …” .

-----------

Giáo sư Nye nổi tiếng với thuyết Quyền lực mềm đang dần thay thế những quyền lực “cứng”. Chiến tranh nóng đi qua, chiến tranh lạnh cũng vào quá khứ. Những cuộc xâm lược nóng và cứng phải chăng đang dần thế bằng những cuộc “xâm lược lạnh và mềm”?

Những màn đấu thầu đóng kịch, để rồi dâng gói thầu cho chủ thầu Trung Quốc như dự án khai thác bauxite Nhân cơ. Cùng với nhiều dự án thầu khác mà phía Trung Quốc nhận lãnh trên địa bàn Việt Nam, lũ lượt đoàn quân lao động phổ thông tràn ngập khắp công trường không ai quản lý, không ai chịu trách nhiệm. Rồi lại mới đây xì ra chuyện động trời khác, hàng trăm ngàn héc-ta rừng phòng hộ, rừng chiến lược đã được các quan địa phương lặng lẽ ký cho các công ty của Trung Quốc thuê dài hạn tới 50 năm. Trên mặt trận truyền thông, cứ bật bất kỳ một kênh ti-vi nào của Truyền hình Việt Nam lên, cũng thấy toàn là phim Trung Quốc chiếm đại đa số thời lượng phim. Tranh cổ động cho Quân đội nhân dân Việt Nam thì sử dụng hình ảnh quân đội Tàu, tranh cổ động cho an toàn lao động thì lấy tranh cổ động cho Mao tuyển!!!

Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm dựng lại sử tích hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông, các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam hình như lại đang lại dấn thêm một bước cho người Việt học “sử Trung Quốc” – bây giờ là sử Trung Quốc ở trang phục, phong cảnh, tập tục, kiến trúc giằng dịt lấy truyện tích, nhân danh, địa danh Việt Nam

Đô hộ là gì, xâm lược là gì nếu không phải là đem áp đặt những quyền lực, lề thói, sinh hoạt của mình lên một quốc gia độc lập khác? Nếu hiểu như thế thì đâu cần cứ phải “tiền pháo hậu binh” đem quân chiếm đóng thì mới gọi là xâm lược, và đâu cứ phải sống trên một nước không có sự áp đặt quân sự từ một nước khác thì mới gọi là không bị đô hộ.

Chúng ta đang ở trong hiểm họa của một cuộc “xâm lược mềm” từ phương Bắc mà chính con người của chúng ta tự nguyện làm những “Lê Chiêu Thống thời nay” chứ không ai khác!

Bauxite Việt Nam

Phim ‘mừng’ 1000 năm: Om sòm và lặng lẽ!

(Toquoc)- Khác với các dự án chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đều được tung hô rầm rộ, các dự án làm phim mừng sự kiện lớn này lại được tiến hành một cách âm thầm, lặng lẽ. Và sự bí ẩn của các bộ phim khiến khán giả phấp phỏng, liệu những bộ phim dã sử có được như kỳ vọng?

Sợ “nói trước bước không qua”

Thực ra, những phim chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cũng có thời kỳ được quảng bá…hoành tráng. Đầu tiên phải kể đến dự án phim truyện nhựa Thái Tổ Lý Công Uẩn. Ê kíp làm phim đã tổ chức báo cáo cách thức thực hiện (có mời báo chí tham gia), dự trù kinh phí… Chưa hết, dự án ước chừng 200 tỉ này còn bị chính những người trong cuộc lên tiếng cãi nhau, thậm chí đăng đàn trên báo chí rất lớn tiếng để giành quyền được làm, rằng kịch bản đoạn này của anh A, đoạn kia của anh B….

Trang phục các vị tướng trong phim sử Việt rất giống tướng Trung Hoa thời Tam Quốc?

Nhưng chính sự “công khai”, “mở” trong cách thực hiện đã khiến bộ phim bị “giãn tiến độ” do áp lực từ sự không đồng thuận của dư luận vì kinh phí quá lớn?

Bài học của dự án phim Thái tổ Lý Công Uẩn đã khiến các nhà làm phim thận trọng hơn. Và với quyết chí có được phim cho dịp Đại lễ, những dự án phim tiền tỉ vẫn tiếp tục tiến hành trong lặng lẽ. Có điều, chất lượng của nó thế nào thì không ai dám khẳng định.

Và họ đã chọn cách: công khai cho công chúng biết là đang làm phim nhưng không công khai là làm thế nào. Khi phim ra đời, khen chê cũng là sự đã rồi!

Thường thì các nhà làm phim luôn công khai, thậm chí còn tạo scandal để thu hút sự quan tâm của công chúng nhằm PR cho bộ phim mà họ thực hiện. Ở ta, “chiêu” này cũng đang được thực hiện ngày một nhiều. Nhưng các bộ phim dã sử thì hầu hết đều được giữ bí mật nhằm tránh sự làm phiền, soi mói của báo chí và dư luận, đặc biệt là với các phim thực hiện bằng kinh phí nhà nước.

Lý Công Uẩn- Đường đến thành Thăng Long là một trong những bộ phim như thế. Phim được bấm máy ngày 13/12/2009 và cuối tháng 3 này, các cảnh quay được hoàn tất. Nhưng ngoại trừ thông tin Á hậu Thụy Vân cung cấp về vai diễn của cô và một số hình ảnh của đoàn làm phim ở Trung Quốc được đăng tải, Lý Công Uẩn- Đường đến thành Thăng Long vẫn được phủ trong bức màn bí mật. Đại diện của đoàn phim lý giải, từ trước đến nay có rất nhiều bộ phim làm về vua Lý Công Uẩn được hứa hẹn sẽ trình chiếu vào dịp đại lễ, nhưng chưa tác phẩm nào thực sự khả thi. Điều này khiến cho đoàn phim rất băn khoăn, e “nói trước sẽ bước không qua” nên đã quyết định không công bố toàn bộ thông tin trước khi bộ phim hoàn thành. Bảo mật là một điều khoản trong bản hợp đồng khi làm việc với các bộ phận của đoàn làm phim.

Tiếp đến là bộ phim truyền hình Thái sư Trần Thủ Độ (đạo diễn Đào Duy Phúc). Nghe đâu bộ phim hiện đã hoàn thành, tuy nhiên, Thái sư Trần Thủ Độ cũng ẩn chứa nhiều bí mật không được lý giải gây hồ nghi cho khán giả. Khi bộ phim bắt đầu được thực hiện, chúng tôi đã liên lạc với NSƯT Tất Bình để tìm hiểu về việc làm phim nhưng ông cho biết: “Chưa thể thông tin vì “cấp trên” ngại nhiều ý kiến bàn tán”.

Sau đó, Á hậu Thiên Lý từ chối tiếp tục vai diễn Trần Thị Dung vì lý do cảnh nóng cũng không nhận được thông tin chính thức từ phía đoàn làm phim. Đạo diễn Đào Duy Phúc và “ông bầu” Tất Bình vẫn không chịu lên tiếng, chỉ để NSND Lan Hương (vai Đàm hoàng hậu) và các diễn viên khác lên thanh minh rằng, diễn viên không hề phải đóng cảnh nóng.

Minh họa tiêu biểu nhất cho việc nói là làm phim, nhưng làm thế nào không ai biết chính là bộ phim Khát vọng Thăng Long. Có họp báo để thông tin là bộ phim đang chuẩn bị được làm, nhưng giờ họp bị lùi lại cả tiếng đồng hồ. Sau đó, ê kíp làm phim không thấy ai ngoài đạo diễn Lưu Trọng Ninh xuất hiện. Vị đạo diễn này sau đó cũng không trả lời bất cứ câu hỏi nào của báo giới. Thậm chí, diễn viên chính sẽ là những ai cũng không được thông tin rộng rãi. Cũng bí mật như Lý Công Uẩn- Đường đến thành Thăng Long, thậm chí, tất cả những người tham gia dự án phim Khát vọng Thăng Long đều phải ký vào một bản quy chế về bảo mật nên mọi thông tin đưa ra bên ngoài đều phải được một ban truyền thông duyệt và thông qua, ngay cả đạo diễn Lưu Trọng Ninh muốn trả lời báo chí cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Nhưng hiện nay, bộ phim vẫn đang dừng ở con số không tròn trĩnh vì vướng vụ nhà biên kịch Đỗ Minh Tuấn kiện vi phạm tác quyền.

Người dân sẽ không hiểu vì sao, những bộ phim do nhà nước bỏ tiền đầu tư, từ đóng góp của nhân dân, chào mừng sự kiện lớn của dân tộc mà lại phải kín như bưng thế!

Và “hồn Ta da…Trung Quốc”!

Rất nhiều dự án làm phim lịch sử nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long- Hà Nội như thể từ trước tới nay, chúng ta không hề khát phim sử mà chỉ dịp này mới cần đến. Vì thế, dẫu công chúng đã quá ngán những dự án làm phim lịch sử lùng bùng với kiện tụng, tranh cãi, thì nhiều phim vẫn được lặng lẽ làm và đã hoàn thành. Tuy nhiên, không nhiều người kỳ vọng vào chất lượng các bộ phim dã sử của ta được thực hiện bởi “cái bóng” người khổng lồ phim dã sử Trung Quốc quá lớn.

Gần tới ngày hoàn thành, Lý Công Uẩn- Đường đến thành Thăng Long đã hé lộ những bức ảnh chụp đoàn làm phim. Và người xem không khỏi sửng sốt, sao giống sử Trung Quốc quá vậy. Từ trang phục, cách trang điểm, đến ngựa xe….Khá nhiều độc giả khi vào trang web đăng tải các hình ảnh này đã bình luận rằng: “Không hiểu là phim lịch sử của ta hay cảnh phim thời Chiến quốc của Trung Quốc nữa”.

Toàn bộ các cảnh quay của phim Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long được thực hiện tại trường quay Hoành Điếm (Triết Giang, Trung Quốc). Đạo diễn phim (Cận Đức Mậu) cũng là người Trung Quốc, ông cũng là đạo diễn bộ phim không xa lạ với khán giả Việt: Tuổi trẻ của Bao Thanh Thiên. Tuy nhiên, êkíp thực hiện cho rằng phim vẫn mang đậm hồn Việt bởi tinh thần phim và diễn xuất của các diễn viên (?!).

LCU

Thái tử Sảm ‘na ná’ thái tử của triều đại phong kiến Trung Hoa

Bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ cũng tương tự. Cách tạo hình nhân vật của Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung thủa còn là thôn nữ không khác gì các cô gái Trung Hoa đã quá quen thuộc với khán giả Việt. Rồi trang phục của Đàm Hoàng hậu (NSND Lan Hương) sao na ná của Võ Tắc Thiên. Và cảnh Thái tử Sảm xuất hiện trong hoàng cung, nếu nhìn qua lại có lẽ ai cũng ngỡ là một vị thái tử một triều đại nào đó của thời phong kiến Trung Hoa.

Nhà báo Nguyễn Lưu- người nổi tiếng mê phim dã sử Trung Quốc, từng được Đài PT&TH Hà Nội mời bình luận phim Tam Quốc diễn nghĩa thời kỳ bộ phim này được phát sóng chia sẻ: “Phim sử Trung Quốc quá hay và sức ảnh hưởng quá mạnh trong đời sống người Việt do chúng ta đã xem quen rồi. Một thời các nhà sử học, các nhà giáo, báo chí đã lên tiếng trẻ em ta thuộc sử Trung Quốc hơn sử ta là do ảnh hưởng của phim ảnh. Mà phim của họ nói về thời kỳ nào là ra thời kỳ đó, dù không phải cùng một tỉnh, một hãng làm phim. Chúng ta muốn làm đúng và hay thì phải nghiên cứu, chứ không thể vội vã làm bằng cách nhờ họ thế được. Chắc chắn, ảnh hưởng từ phía họ là không ít”.

LCU

Tạo hình nhân vật Đàm Hoàng Hậu giống Võ hậu của Trung Quốc?

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nên thông cảm và không quá soi mói vào việc làm phim lịch sử hiện nay. “Chúng ta đang học làm, mới bắt đầu làm nên không tránh được việc vay mượn. Tuy nhiên, về lâu dài, cần tự chủ và đầu tư sâu hơn cho việc tìm tư liệu lịch sử của mỗi thời kỳ. Hiện giờ chúng ta không biết trang phục, ngựa xe… của thời Lý, trước đó là thời Đinh, Tiền Lê…vấn đề là cần có các nhà sử học đi bên cạnh đoàn làm phim, cố vấn cho họ”.

Sự tư vấn của các nhà sử học là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, hiện các nhà làm phim của ta lại không thực hiện làm phim sử từ cố vấn của các nhà sử học trong nước. Vì thế, không thể đảm bảo rằng, các bộ phim ra mắt công chúng, có bao nhiêu phần trăm là phim Việt.

NSND Đặng Nhật Minh cho hay, sở dĩ ông đứng ngoài các phim lịch sử chào mừng 1000 năm vì thấy chưa đủ sức làm và sợ những tranh cãi om sòm trên báo chí.

Càng tranh cãi nhiều, dư luận càng lo ngại về chất lượng các bộ phim dã sử do chúng ta chưa có tiền lệ làm được bộ phim nào khả dĩ. Câu hỏi đặt ra là, sau những dự án làm phim chào mừng sự kiện 1000 năm Thăng Long, dòng phim dã sử của Việt Nam sẽ đi về đâu, những người làm phim có tiếp tục làm phim lịch sử? Nếu tiếp tục làm thì chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Bài toán này dù khó nhưng nhất thiết phải được đặt ra, chứ không thể mãi “ăn xổi” theo kiểu đến một dịp nào đó, lại cầm tiền chạy sang thuê một ông đạo diễn Trung Quốc làm hộ và sang Hoành Điếm để quay nhờ…/.

Điểm qua những bộ phim lịch sử chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội:- Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long (phim truyền hình, 12 tập, được biết sẽ chuyển thành phim nhựa một tập), đã thực hiện xong. Hoàn toàn thực hiện tại Trung Quốc kinh phí không được tiết lộ nhưng cũng ước chừng vài chục tỷ.- Thái sư Trần Thủ Độ (phim truyền hình 30 tập, đạo diễn Đào Duy Phúc, kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn) đã hoàn thành, cũng thực hiện phần lớn tại Hoành Điếm, Trung Quốc. Kinh phí 53 tỷ đồng.

- Khát vọng Thăng Long (phim nhựa, đạo diễn Lưu Trọng Ninh) họp báo công bố dự án 50 – 60 tỷ đồng nhưng chưa khởi động vì đang bị đạo diễn Đỗ Minh Tuấn khiếu nại về tác quyền.

- Thái tổ Lý Công Uẩn (phim truyền hình, tác giả Thiên Phúc) đang tìm kiếm sự hợp tác với Công ty Cát Tiên Sa.

- Chiếu dời đô (phim nhựa, tác giả Triệu Tuấn, Hãng Hodafilm) đang tìm kiếm tài trợ.

- Long Thành cầm giả ca (phim nhựa, tác giả Văn Lê, đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải Phóng) đang làm hậu kỳ, kinh phí 8 tỷ đồng.

-Vó ngựa trời Nam (37 tập, Đạo diễn Lê Cung Bắc, Biên kịch Phạm Thuỳ Nhân) do hãng phim TFS thực hiện đã phát sóng trên HTV7 từ 27/3. Phim nói về cuộc đời của vị tướng Huỳnh Văn Nghệ. Kinh phí

- Về đất Thăng Long (35 tập), Anh hùng Trương Định (25 tập), Hỏa hồng Nhật Tảo, Kiếm bạt Kiên Giang (phim nhựa) đều của tác giả Phạm Thùy Nhân, đang tìm kiếm tài trợ.

- Huyền sử thiên đô (70 tập, kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn Phạm Thanh Phong) do Công ty Sao Thế Giới sản xuất, dự kiến bấm máy vào cuối tháng 4 tới, kinh phí khoảng 60 tỷ đồng.

- Tây Sơn hào kiệt, phim nhựa (Đạo diễn Lý Huỳnh) kinh phí 12 tỷ đồng, hoàn toàn của cá nhân đạo diễn Lý Huỳnh, sẽ khởi chiếu vào dịp 30/4 tới.

Hồng Hà


Tổng số lượt xem trang