Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Phong trào “Tea Party” và hiện tượng Christine O’Donnell

Phong trào “Tea Party” và hiện tượng Christine O’Donnell (Lê Mạnh Hùng)

“…“Tea Party” cũng có thể được giải thích như một hiện tượng đấu tranh giai cấp ngay bên trong đảng Cộng Hòa …”
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ vào Thượng Viện của đảng Cộng Hòa tại bang Delaware, tên tuổi của bà Christine O’Donnell đã nổi lên như cồn, hầu như vượt quá cả bà Sarah Palin. Và quả thật có nhiều người còn so sánh bà O'Donnell với chính bà Palin nữa.

Vì sao mà bà O’Donnell lại nổi lên như vậy? Dựa vào những lời bình luận trong báo chí và các blog internet của Mỹ, ta có thể đưa ra một số những yếu tố khiến bà O’Donnell nổi bật như sau:

- Một lối ăn nói bình dân khác hẳn lối ăn nói của các nhà lãnh đạo Cộng Hòa quen thuộc (tỷ như ông Bush hoặc là ông Karl Rove).

- Một gốc gác mà một người thuộc giai cấp lao động hoặc trung lưu lớp dưới có thể tự hào được (Có thể bà không tự tay làm thịt được một con nai khổng lồ của Bắc Mỹ như bà Palin nhưng chắc hẳn có thể thay dầu nhớt cho xe mình mà không cần phải nhờ ai).

- Một vẻ đàn bà quyến rũ nào đó có khả năng hấp dẫn cả đàn ông lẫn đàn bà. (Trong mục bình luận nhân vật “Daily Beast” của thông tấn xã Bloomberg, ký giả Margaret Carlson trong một bài bình luận tựa đề là “Watch Your Back, Sarah” đã lên tiếng cảnh cáo bà Palin đừng để “cô gái mới” qua mặt.)

- Một thái độ có thể nói là ngoan cố nhất quyết bảo vệ lập trường của mình, khác với những thay đổi lập trường của nhiều ứng cử viên khác. Trong bài diễn văn đọc tại buổi hội thảo Values Voter Summit của những người cực hữu tại Washington DC hôm thứ sáu, bà O’Donnell đã lại vực ra bóng ma “death panel” để chống lại cải tổ y tế của ông Obama.

- Và sau cùng bà nổi lên đúng vào dịp cuối mùa hè khi các báo chí và phương tiện truyền thông Mỹ không có chuyện gì quan trọng hơn để bình luận, thành ra bà đã được các hệ thống truyền hình săn đón mời tham dự các chương trình “talk show” vào hôm chủ nhật.

Bà Christine O’Donnell
tại Delaware ngày 14/9/2010


Những người cánh tả và những người Dân Chủ đang xục xạo, lục tìm, soi bói cuộc đời của bà O’Donnell, để đưa ra những vũ khí chống lại bà. Đây là một công việc không có gì là khó khăn lắm vì chính những đối thủ Cộng Hòa của bà đã làm trước một số chuyện như vậy khi ủng hộ dân biểu Mike Castle tranh chỗ ứng cử viên Thượng Viện chống lại bà. Tuy nhiên phải nói rằng trong số những người làm chuyện này không có ông Chris Coons, ứng cử viên của đảng Dân Chủ và đối thủ của bà O’Donnell trong cuộc bầu cử Thượng Viện vào tháng 11 sắp tới.

“Tôi nghĩ rằng cử tri không quan tâm gì lắm đến những gì mà tôi hay đối thủ của tôi viết hoặc nói ra cách đây 20, 30 năm”. Đó là lời ông Chris Coons tuyên bố tại một buổi hội thảo hôm thứ năm. Và ông Coons nói như vậy cũng phải vì khi còn đi học đại học, ông Coons đã từng viết và cho lưu hành một tiểu luận “Chris Coons: Vì sao tôi trở thành một người Mác-Xít râu xồm”.

Những người Cộng Hòa thường tố cáo những người Dân Chủ là phát động “chiến tranh giai cấp” với những biện pháp như phúc lợi cho người nghèo và tăng thuế đối với người giàu. Thế nhưng hiện tượng “Tea Party” cũng có thể được giải thích như một hiện tượng đấu tranh giai cấp ngay bên trong đảng Cộng Hòa vào lúc mà đảng này đang phải vật lộn để mở rộng sự hấp dẫn của mình sang đám cử tri lao động “cổ xanh” da trắng mà trước kia vẫn bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Và những người mới này, một thành tố quan trọng của phong trào Tea Party đã đạt được những chiến thắng đáng kể đối với những ứng cử viên Cộng Hòa cựu trào.

Đó chính là quan điểm của Glenn Greenwald, một nhà phân tích chính trị viết trên tạp chí Salon: “Một số phản ứng đối với phong trào Tea Party mà tiêu biểu bởi những lời chế riễu có tính cách kẻ cả đối với Christine O’Donnell mà tôi thấy là sai lầm, trịch thượng và có phần nào đáng ghê tởm. Hầu hết những chế riễu và khinh miệt đổ lên đầu những người như Christine O’Donnell không liên quan bao nhiêu với những lập trường cụ thể của họ - có bao giờ mà những quan điểm cực đoan cánh hữu bị người ta coi khinh đâu - mà hầu như chỉ vì họ bị coi như là ồn ào và hạ cấp". Và ông Greenwald viết thêm “Đối với những thành viên của xã hội thượng lưu và giai cấp thống trị tỷ như Karl Rove, thì những người này - những người phải vật lộn trả tiền học cho con và có nhà cửa bị ngân hàng siết nợ - chỉ có quyền đi chợ Walmart, học trường community college, làm những công việc có đồng lương chết đói và bỏ phiếu theo chỉ thị chứ không thể nào có chân trong một định chế như Thượng Viện của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”

Ông Greenwald chỉ ra rằng Tổng thống Bill Clinton cũng đã phải nhận những chỉ trích tương tự khi ông mới đến Washington. Tuy rằng ông Clinton đã được giáo dục tại Yale và Oxford nhưng quá khứ thời trẻ sống với mẹ, một người đàn bà độc thân thuộc tầng lớp lao động miền Nam mà vẫn bị gọi một cách khinh bỉ là “white trash” đã để lại dấu ấn và ông bị coi là “tràn đầy những dấu hiệu của một thành phần hạ lưu”.

Greenwald viết: “Tôi không bênh vực gì Palin hay O’Donnell; hầu hết những quan điểm của hai người này đều bị cá nhân tôi đánh giá là đáng ghê tởm. Nhưng thật khó mà có thể không nhìn thấy sự phân biệt đối xử một cách khinh thị đối với họ. Trong khi đó, lại có xu hướng kính trọng nhiều chính trị gia khác, tuy có gốc gác và thế gia nhưng cũng là đại diện của những lập trường cực đoan không kém. Đó chính là một hình thức trịch thượng khiến cho những lời chỉ trích của Sarah Palin về “elitism” (tinh thần chủ ưu) nhận được một sự cộng hưởng thật sự”.

Người Mỹ vẫn tự hào là sống trong một xã hội không phân chia giai cấp, nói rằng họ làm một cuộc cách mạng để thoát khỏi tình trạng giai cấp chi phối của xã hội Anh. Nhưng đó cũng chỉ là một huyền thoại chưa bao giờ trở thành một sự thực dù rằng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Và hiện tượng “Tea Party” cùng những phản ứng đối với nó là một bằng chứng.

Lê Mạnh Hùng

© Thông Luận 2010


Tea Party Has Elites on the Run - (WP)
Not long after the tea party sprang into being in the spring of 2009, America's elites started vilifying the movement. In an article worthy of a class-action libel suit, The New York Review of Books depicted the tea party's first march on Washington as a parade of bigots. Ex-president Jimmy Carter spit venom at tea partiers by saying they resented an African-American president -- a baseless charge of racism willingly echoed by the media. When they weren't being defamed as racists, tea party supporters were described as irrational, enraged, seething, and livid. Constituents at...

Tổng số lượt xem trang