Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Đại lễ: Người bở hơi tai, người hụt hẫng- Đóng góp 30 tỷ, “được” tặng bằng khen qua bưu điện?!

--Một công ty trả lại bằng khen
TP - Theo một nguồn tin, chiều 9-11, Cty Cổ phần Đầu tư ATS (có địa chỉ tại 231 Kim Mã, Hà Nội), đơn vị đã công đức khoảng 30 tỷ đồng để đúc toàn bộ phần tượng Thánh Gióng, đã đến trụ sở UBND Thành phố Hà Nội trả lại bằng khen do Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo ký.

Cty này, được nhận bằng khen vì "đã có thành tích trong việc triển khai thực hiện công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội". Cty này, trả lại bằng khen vì bằng khen được "tặng" qua đường bưu điện, thay vì trao tại hội nghị Tổng kết các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa diễn ra hôm 9-11.
Bà Nguyễn Thị Thoa, Tổng Giám đốc Cty này cho biết, "Chúng tôi rất biết ơn lãnh đạo thành phố đã tạo cơ hội để Cty thực hiện nghĩa vụ công dân của mình bằng việc ủng hộ, công đức để đúc tượng Đức thánh Phù Đổng Thiên Vương". Nhưng theo bà Thoa, Cty không đồng tình việc UBND thành phố tặng bằng khen qua đường bưu điện: "Có thể nói, đây là cách tặng bằng khen chưa có tiền lệ".


Bí thư TU Hà Nội: Còn thiếu sót trong tổ chức Đại lễ
(VTC News) – Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn thừa nhận, khâu yếu kém trong việc tổ chức Đại lễ là tình trạng tắc đường nghiêm trọng trong đêm bế mạc và sự cố nổ pháo hoa. Một tháng sau dịp kỷ niệm đại lễ, sáng 9/11 Hà Nội tổ chức Hội ...
Đại lễ thành công góp phần nâng cao uy tín Thủ đôĐài Tiếng Nói Việt Nam
“Các hoạt động Đại lễ chưa thoả mãn nhu cầu của người dân”Dân Trí
Sau Đại lễ, nơi nào tham nhũng thì phải xử lýVietNamNet -- - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định "nơi nào vi phạm thì phải kỷ luật, tham ô, tham nhũng thì phải xử lý”.
TT - Ngày 9-11 đã diễn ra hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do Thành ủy, UBND TP Hà Nội tổ chức. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, trong dịp đại lễ có 102 công trình được gắn biển, nhiều công trình đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa không chỉ vài chục năm mà đến cả trăm năm tới.
Về vấn đề chi phí cho tổ chức đại lễ đang được dư luận quan tâm, bà Ngô Thị Thanh Hằng - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - cho biết “hiện tại vẫn chưa tính toán xong chi phí dịp đại lễ, chắc chắn TP sẽ công bố trong thời gian tới”.


- Đóng góp 30 tỷ, “được” tặng bằng khen qua bưu điện?! 
(VOV) - Sáng nay, Tiểu ban kỷ niệm 1000 năm Thăng Long long trọng tổ chức vinh danh cá nhân, tập thể có nhiều công sức đóng góp cho thành công hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đáng tiếc, nhiều công trình có ý nghĩa, và công sức của cá nhân, doanh nghiệp lại không được nhắc tới…
Chiều muộn ngày 8/11, lễ tân Công ty cổ phần Đầu tư ATS có trụ sở tại 231 Kim Mã, Hà Nội nhận được bưu phẩm trong đó có giấy mời Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thoa, tới dự lễ tổng kết hoạt động 1000 năm Thăng Long tại Bảo tàng Hà Nội và một Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội “tặng” doanh nghiệp vì đã có công đóng góp xây dựng công trình chào mừng Đại lễ.

Tượng đài Thánh Gióng được đúc bằng đồng nguyên chất có kích thước cao 11.7m, bệ tượng cao 3.2m, trọng lượng trên 80 tấn được dựng trên đỉnh núi Đá Chồng, là công trình văn hóa tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. (Ảnh: Phỉ Thuý)
Trong nhiều công trình chào mừng đại lễ ngàn năm tuổi, công luận cũng như giới truyền thông đã tốn khá nhiều giấy mực viết về công trình tượng đài Thánh Gióng được khánh thành đúng dịp Đại lễ. Sau nhiều năm chuẩn bị, công trình không chỉ đạt chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật xứng đáng là biểu tượng, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam.  Với Công ty ATS, khi được Hội Phật giáo, UBND thành phố Hà Nội chấp thuận cho đầu tư đã dành nhiều tâm huyết, tiền của để tiến hành đúc và xây dựng tượng đài.
Trên 30 tỷ đồng tiền đầu tư, và gần 100 tấn đồng đã được công ty tuyển lựa các nhà cung cấp từ Australia với gần 2 năm thi công, công trình tượng đài Đức Thánh Gióng xứng tầm là công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Ngày khánh thành (7/10) tượng đài tại khu vực núi Đá Chồng huyện Sóc Sơn không chỉ là ngày hội của nhân dân trong vùng mà nơi đây còn trở thành địa chỉ linh thiêng cho nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế.
Tiếc rằng, tâm huyết của tập thể CBCNV công ty ATS đã không được ghi nhận xứng đáng. Buồn hơn trong buổi vinh danh diễn ra sáng nay, công sức của nhà hảo tâm đã không được nhắc tới. Càng buồn hơn cho cách hành xử của nhà tổ chức khi lại nhờ đến đường bưu điện thành phố để vinh danh công trạng./.

-Đại lễ 1000 năm: tưng bừng như bão đi qua rồi thôi? Tuan Viet Nam-Kỷ niệm 1000 năm tức là kỷ niệm truyền thống, để biết được rằng tại sao đến hôm nay, sau 1000 năm thăng trầm của lịch sử, ta vẫn độc lập, vẫn đứng vững trên trường quốc tế. Tổ chức tưng bừng như cơn bão đi qua xong rồi thôi thì đáng tiếc quá!
- Quy hoạch Hà Nội: Chỉ cần mạng lại mảnh vải vá (VnMedia).-Không chỉ do ý thức người dân (TUỔI TRẺ)-
img
Hình như tất cả được đổ cho ý thức người dân kém, có thể như thế, nhưng cũng phải nhìn lại công tác tổ chức có những tồn tại ở một số khâu nào đó để dẫn đến những hậu quả như vậy.

Tại sao không phân luồng giao thông từ vòng ngoài không cho các phương tiện giao thông lưu thông trên đường Lê Đức Thọ, mà để các phương tiện giao thông tự do thoải mái đi vào, thế là mạnh ai nấy tiến?
Khi vào cách sân vận động khoảng 500m, giá gửi xe ở các biển treo tạm bợ mà người dân hai bên đường tự đặt ra với giá 100.000 đồng/xe. Xót tiền, nhiều người không gửi xe mà ai có xe người đó giữ dẫn đến tình trạng ôtô, xe máy, người đi bộ cứ hòa vào làm một, lùi không được mà tiến không xong.
Đây là một thiếu sót của ban tổ chức cho vấn đề giao thông.
Nhìn rộng hơn, tổ chức một đại lễ lớn như vậy mà ban tổ chức hình như chưa tập trung lắm cho một công việc quan trọng không kém dành cho công chúng: những trạm nghỉ, nơi ăn uống, vệ sinh, y tế... trên các ngả đường dẫn vào khu đại lễ.
Hoặc ít ra ban tổ chức có thể chỉ đạo các ban ngành, địa phương khu vực xung quanh đại lễ tổ chức những dịch vụ hậu cần này.
Và hậu quả là cả một dòng "lũ người” tàn phá cảnh quan một số khu vực diễn ra đại lễ.
- Kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi trộm cắp trên Đại lộ Thăng Long (Lao động). Được biết, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Láng - Hòa Lạc, hiện nay trên Đại lộ Thăng Long xuất hiện hành vi tự động tháo dỡ tôn lượn sóng (hành lang bảo vệ an toàn cho đường cao tốc), lấy trộm nắp hố ga bằng gang trên mặt đường đang lưu thông, cắt trộm cáp điện chiếu sáng…
- Kỷ lục tam vô, tứ khoái (Tuanddk). – Gần 500 người phải khám y tế, cấp cứu trong Đại lễ (ANTĐ).
- Công bố kịch bản lễ kỷ niệm tưởng nhớ đại thi hào Nguyễn Du (Dân trí).
- Đâu rồi Hà Nội hào hoa và lịch lãm! (Lao động) “Hồ Hoàn Kiếm tự thân rất đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà sang trọng, vậy mà rất tiếc trong những ngày đại lễ nó được trang điểm thật lòe loẹt và vụng về”. – Cảm nhận về Đại lễ… (Tổ quốc). “Sau Đại lễ, đã không còn một vạt cỏ xanh tươi nào bên Hồ Gươm, những thảm hoa, thảm cỏ giờ chỉ còn trơ lại đất. Những nhân viên Công ty công viên cây xanh, đội an ninh trật tự… khản đặc cổ, bất lực trong việc hò hét khách du lịch không ngắt hoa, đạp hàng rào vào chụp ảnh”.
- Nhạc sĩ Phạm Duy (Bài 2): Ra Hà Nội, tìm bóng thời gian (TT&VH).
-Hà Nội: “Rút ruột” tại công trường xây dựng trường tiểu học (Bee)-Dầm móng, đáy móng và phần bê tông dầm móng đều bị rút bớt số lượng cốt thép tại công trình Trường Tiểu học Tân Hội A (Đan Phượng, Hà Nội)-Dỡ tôn, trộm cáp... trên Đại lộ Thăng Long (Bee)-Trên Đại lộ Thăng Long xuất hiện hành vi tự động tháo dỡ tôn lượn sóng, lấy trộm nắp hố ga bằng gang trên mặt đường đang lưu thông...
Mất thiết bị tại Bảo tàng HN: "Chúng tôi không quản lý" (Bee)-Sau khi có thông tin Bảo tàng HN bị mất trộm trang thiết bị, chúng tôi đã tìm gặp những đơn vị chịu trách nhiệm quản lý Bảo tàng...
- Hà Nội duy trì hệ thống chiếu sáng mừng Đại lễ (VnMedia) “vận hành toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí hiện tại lên tục toàn Thành phố từ 18h00 hàng ngày” và – Giữ nguyên trang trí Hà Nội tới hết Đại hội Đảng bộ (TTXVN).
- Thất thiệt tin đồn (SGGP). “… tin đồn được cho là bắt đầu từ “nhà ngoại cảm” Phan Bích Hằng khiến không ít người lo lắng, hoang mang. Nào là cầu Long Biên sẽ bị gãy, sẽ mưa to gió lớn liên miên, sẽ có khủng bố trong thành phố với nhiều người chết … Cuối cùng, như ta thấy, không có khủng bố, không có bom nổ, cầu Long Biên vẫn như con rồng thép nối hai bờ sông Hồng”.
Đại lễ mừng Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi đã đi qua trong niềm hân hoan, phấn chấn của đồng bào ta từ Bắc chí Nam, của người Việt Nam ở nước ngoài. Mười ngày đại lễ là mười ngày Hà Nội tưng bừng đèn hoa và các hoạt động văn hóa - nghệ thuật hết sức phong phú. Lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình sáng 10-10 với sự oai phong của quân đội nhân dân Việt Nam đem đến cho chúng ta niềm tự hào vô bờ bến, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và khát vọng vươn tới vị trí một cường quốc của một dân tộc có lịch sử hơn 4.000 năm - lịch sử của những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, quyết bảo vệ bằng được nền độc lập cho đất nước, tự do cho giống nòi.

Là một đại lễ lớn nhất từ trước tới nay, kéo dài nhiều ngày, nên bên cạnh sự thành công to lớn thì cũng khó tránh khỏi một vài sơ suất nhỏ. Đó cũng là lẽ bình thường. Trên đời, không gì là không tì vết. Nhưng thật đáng trách là một số người với dụng ý xấu đã cố tình thổi phồng một cách ác ý những sơ suất đó, nhằm phủ nhận thành quả của đại lễ.

Trước khi đại lễ diễn ra, tin đồn được cho là bắt đầu từ “nhà ngoại cảm” Phan Bích Hằng khiến không ít người lo lắng, hoang mang. Nào là cầu Long Biên sẽ bị gãy, sẽ mưa to gió lớn liên miên, sẽ có khủng bố trong thành phố với nhiều người chết,... Đến khi kênh truyền hình của TTXVN chính thức đưa ý kiến của bà Hằng phủ nhận mình nói ra điều đó, thì dư luận mới tạm yên. Cuối cùng, như ta thấy, không có khủng bố, không có bom nổ, cầu Long Biên vẫn như con rồng thép nối hai bờ sông Hồng.

Tuy thế, tin đồn ác nghiệt vẫn chưa hết. Vụ nổ container pháo hoa trưa ngày 6-10 tại khu vực phía sau khu C sân vận động quốc gia Mỹ Đình, do sơ suất trong quá trình vận chuyển làm 4 người chết, 3 người bị thương đã bị thổi phồng thành một vụ phá hoại với số người chết lên đến 40 người. Thông tin thất thiệt này không gì khác hơn là gây hoang mang trong xã hội, tìm mọi cách để hủy hoại những nỗ lực của cả đất nước tổ chức đại lễ, cũng như phủ nhận kết quả lâu dài mà đại lễ đem lại trong đời sống tinh thần xã hội.
Bất chấp những tin đồn đầy ác ý, trong 10 ngày đại lễ Hà Nội vẫn đông vui, náo nhiệt như tết, hơn tết. Suốt cả ngày lẫn đêm 10-10, các nẻo đường Hà Nội nườm nượp người. Nhân dân đi vui đại lễ với niềm tự hào thiêng liêng mình là người Thủ đô ngàn năm tuổi, là người Việt Nam, là công dân thời đại Hồ Chí Minh vinh quang. Cũng cần nói thêm rằng, trên phương tiện truyền thông nước ngoài trong những ngày đại lễ đang diễn ra, có người nhân danh nhà văn đã đưa ra những nhận xét sai lầm, rất xấu về đại lễ. Đó là tiếng nói lạc lõng, đi ngược với niềm vui và niềm tự hào của tất cả người Việt Nam yêu nước.
Trong cuộc sống, tin đồn cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp thì tin đồn lại rất tai hại khi nó xuất phát từ dụng ý xấu. Do đó, cần cảnh giác trước những loại tin không có khả năng kiểm chứng, đồng thời cần cân nhắc một cách thận trọng trước khi tiếp nhận thông tin.
Nam Việt
- Dự án trùng tu đình Chàng giành giải quốc tế (Thanh niên). Ngôi đình sau khi hoàn thành trùng tu vào năm 2010 –
- Bao nhiêu tiền một lít văn hóa! (Tuanddk).
- Đạo diễn Đào Bá Sơn: “Xin dành cho tôi quyền im lặng và chấp nhận!” trước “những câu hỏi phóng viên đặt ra về khó khăn khi nhận làm một bộ phim lịch sử, khó khăn với chính bộ phim” Long Thành cầm giả ca. (TT&VH).
- Nhạc sỹ Phạm Duy (Bài 1): Tình tự Hà Nội bằng ngàn nốt nhạc (TT&VH).


- Cảnh báo hiện trạng… “ Sân khấu hóa” (Tầm nhìn) “Việc đóng vua Lý Thái Tổ trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội chỉ là một biểu hiện trong vô vàn biểu hiện ở các cuộc lễ trên đất nước ta hàng năm, nảy nở đến chóng mặt thời gian gần đây, nhưng lại có tính chất điển hình, cho thấy tư duy “sân khấu hóa” đã phát triển đến giới hạn cần cảnh báo”.
- làng vũ đại ngày nay (Đỗ Trung Quân).
- Đại lễ Ngàn năm qua nhận xét của giới Blogger (RFA). Đại lễ ấy diễn ra không đúng thời điểm dời dô thực sự của Vua Lý Thái Tổ, mà trùng vào ngày Quốc Khánh của Trung Quốc … việc tổ chức Đại lễ này vô cùng tốn kém một cách không cần thiết - mà nhiều nguồn tin đề cập tốn tới 4 tỷ rưỡi đô-la – trong khi còn rất nhiều nơi trong nước, dân tình khốn đốn, đó là chưa kể thiên tai lũ lụt vừa hoành hành nghiêm trọng Miền Trung VN.”
Lễ kỉ niệm của Việt Nam đánh vào tâm can của đảng Ba Sàm
Bangkokpost
Lễ kỉ niệm kéo dài 10 ngày mang tính biểu trưng là bày tỏ lòng biết ơn với quá khứ, nhưng lại có nhiều thanh niên Việt Nam hướng tới tương lai.
Achara Ashayagachat
10-10-2010
Khi Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm vào cuối tuần này, giới trẻ Việt Nam đã tỏ ra lạc quan về một tương lai thuận lợi. Tuy nhiên, thế hệ già hơn, bao gồm những đảng viên Cộng sản kỳ cựu và các cựu chiến binh, vẫn thận trọng về việc quốc gia do những người theo xã hội chủ nghĩa lãnh đạo nhưng hướng theo thị trường này sẽ đi thế nào.
Việt Nam đã vung ra 70 triệu USD để làm đẹp thủ đô cho lễ kỉ niệm thiên niên kỷ và vài triệu USD xây dựng cầu và công trình cơ sở hạ tầng khác – một sự nhắc nhở mạnh mẽ về uy thế của Hà Nội, từng giành chiến thắng trước các cường quốc lớn như Pháp, Mỹ và Trung Quốc.

Chi phí cho 10 ngày tổ chức lễ hội khá lớn, kết thúc vào ngày 10/10, đã không phải không có lời chỉ trích, nhưng nói chung người dân dường như đi cùng sự kiện với tâm trạng hân hoan và dự báo về một tương lai sáng lạn – ít nhất là so sánh với một số nước láng giềng, trong đó có Thái Lan.
Kinh tế Việt Nam vẫn sôi động, với mức tăng trưởng 6,2% năm ngoái, và dường như sẽ đạt mục tiêu 6,5% năm nay. Lam phát hạ từ 23% thời điểm bùng nổi khủng hoảng tài chính thế giới hai năm trước, xuống còn 7,8% năm nay.
Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, sự mất giá của đồng bản tệ – tiền đồng – đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Nhưng, không có gì êm ả như lụa. Rất nhiều cư dân đang tự hỏi liệu sự vươn lên của con rồng Việt Nam (hay Thăng Long – tên gọi Hà Nội cũ) có xuất hiện ở cái giá nặng nề, với môi trường sụt giảm, tham nhũng lan tràn, và nỗi khổ sở về giao thông ngày một lớn.
Sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia chưa nhỏ giọt đến phần lớn cư dân làm nông nghiệp trong dân số Việt Nam, ước tính là hơn 89 triệu người. Rất nhiều người còn đang vật lộn để lấp đầy dạ dày trống rỗng của họ.
Đảng cộng sản bất khả xâm phạm phải làm nhiều hơn là ứng phó với những vấn nạn kinh tế – xã hội mà các cựu chiến binh và những cán bộ của đảng (trong đó có anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp, người gần đây lên tiếng bày tỏ sự quan ngại của ông với những tác động môi trường từ việc khai thác bauxite) đã nêu bật. Đảng cũng phải xem xét yêu cầu cải cách chính trị.
Với những người Hà Nội thực sự như giáo sư sử học Lê Văn Lan, sự thừa nhận lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long là vô nghĩa bởi vì rất nhiều người không hiểu họ đang kỷ niệm cái gì và tại sao.
”Sức cuốn hút của thành phố phần lớn đã bớt đi, diện mạo văn hóa của người Hà Nội đã biến mất. Chúng ta không thể tìm ra một “Hà Nội yên bình, thanh thản” mà chỉ còn một thủ đô hối hả, bừa bãi, bụi bặm và ồn ào”, nhà sử học 74 tuổi nói.
Vị giáo sư nổi tiếng nhưng sống khiêm nhường ví Hà Nội như một hòn đảo lớn bao quanh bởi ba chữ N – nông thôn, nông dân và nông nghiệp.
Ông nói, áp lực đô thị hóa gây ra nhiều hậu quả không mong muốn với thủ đô của Việt Nam có quá nhiều hoàn cảnh không mong muốn.
Hà Nội đã phát triển từ 900km vuông tới 3.000km vuông về kích cỡ, và từ 200.000 người lên hơn 6 triệu người trong vòng một thế kỷ. Ông Lan đã cho rằng phần lớn cư dân Hà Nội giờ đây nặng về tinh thần và tâm lý nông nghiệp hơn là những người Hà Nội văn minh và phát triển dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp.
”Ngày nay, giới trẻ không quan tâm tới lịch sử, họ quan tâm tới chủ nghĩa duy vật và văn hóa nước ngoài. Trong khi chính phủ tự hào về những thành công trong những vấn đề đối ngoại và kinh tế, họ lại thất bại khi giải quyết vấn đề thiếu hụt chất lượng giáo dục và khoảng cách trong đời sống kinh tế – xã hội”, ông Lan nói.
Nhưng Nguyễn Thị Minh Hà, một nhân viên marketing 30 tuổi làm cho một công ty điện tử Hàn Quốc lại có quan điểm khác. “Thế hệ đi trước có xu thế quá ám ảnh về ảnh hưởng nước ngoài, sự phát triển và hiện đại. Có gì sai nếu cuộc sống tiện nghi hơn?”.
Ông Vũ Quần Phương, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam nói, thế hệ trẻ không thể trợ giúp nhưng họ thích thú xã hội của họ hơn là lo lắng về nó. ”Xét cho cùng, họ nghĩ là quốc gia đã thoát khỏi đói nghèo để đi tới hiện đại, nên họ cảm thấy hợp lý khi tổ chức kỉ niệm và hướng về phía trước tới một tương lai thậm chí sáng lạn hơn”, nhà thơ 70 tuổi cho biết.
Chính sách Đổi mới của quốc gia đã chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch tập trung sang định hướng thị trường kể từ năm 1986.
Nhưng ông Phương, người sinh ra tại Nam Định, nói. “Hà Nội đã mở rộng quá nhanh và theo một cách lộn xộn mà bây giờ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng với giáo dục, sức khoẻ và giao thông”.
Trên toàn quốc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.
”Khoảng cách trí tuệ cũng rõ rệt”, ông nói. ”Những cán bộ cũ không được đào tạo nhiều ở nhà trường và trải qua nhiều khó khăn, nhưng những người trẻ hơn được giáo dục tốt hơn, được trang bị các tiện nghi hiện đại, nên họ có những cá tính và ký ức khác nhau từ thế hệ ông bà, cha mẹ của họ”.
Vấn đề sáng tác trong thơ hay văn xuôi cũng đậm chủ nghĩa cá nhân hơn là các chủ đề chung, ông Phương cho biết.
Đặc điểm mới của Hà Nội và một số thành phố mới nổi khác, đặc biệt là đầu tàu kinh tế phía nam, thành phố Hồ Chí Minh, đã tăng cường kêu gọi cải tổ dân chủ.
”Vấn đề thực sự sau đó với Việt Nam thời hậu kỉ niệm 1.000 năm – là chính phủ và đảng phản ứng thế nào với những nhu cầu bức xúc và khác nhau của người dân trong khi cần ngăn chặn tính chất hỗn loạn của nền dân chủ”, ông Phương nhấn mạnh.
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan thừa nhận rằng, việc cân bằng những sắc thái phát triển chất lượng xã hội và tăng trưởng kinh tế cao sẽ là tâm điểm chương trình nghị sự tại Đại hội Đảng lần thứ 11 vào tháng một.
Ông Khoan nói, vị lãnh đạo tiếp theo của đảng, sẽ phải giải quyết ba vấn đề trọng tâm: các biện pháp điều chỉnh chính sách kinh tế, tạo thêm nhiều lao động lành nghề và cải thiện cơ sở hạ tầng.
”Chất lượng nguồn vốn và nguồn nhân lực chưa bền vững. Thiếu hụt tiền gửi ngân hàng thường xuyên, ở mức 5%, thâm hụt ngân sách là 9% năm ngoái (chi tiêu nhiều hơn kế hoạch ban đầu) cũng là những vấn đề”, ông Khoan, 74 tuổi nói.
Nhưng ông vẫn tin tưởng là, các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục ngọn đuốc xã hội chủ nghĩa. ”Thế hệ trẻ không phải lo lắng quá nhiều về hoà bình và độc lập, nên họ có thể tập trung vào sự thịnh vượng”, ông cho biết.
Khi ngọn gió tự do thổi mạnh hơn ở Hà Nội, những quan điểm phê bình cũng nhiều hơn trước đây, thậm chí trong cả quốc hội.
”So với 15 năm trước, khi bạn ngồi đây 15 năm trước, bạn sẽ không thấy những câu hỏi mới mẻ trong quốc hội, và giờ đây, các thành viên quốc hội lại bị bất ngờ bởi những bình luận mới mẻ”, ông nói.
Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đã bắt đầu thí điểm một chương trình dân chủ ở cấp tỉnh. Thay vì việc Hà Nội chọn lựa các đại biểu, 10 tỉnh tự chọn đoàn đại biểu của mình tham gia đại hội đảng sẽ bầu cử lãnh đạo mới của Việt Nam.
Nhưng nhà sử học, ông Lan, nói rằng, ông không lo về việc Việt Nam sẽ xử lý thế nào với các yêu cầu dân chủ mới, lo lắng của ông là về sự gia tăng nhanh chóng của những tệ nạn xã hội.
”Tại bộ phận này của thế giới, không hề có truyền thống quan tâm tới nhân quyền như phương Tây. Ở đây, họ để ý hơn tới tương lai của chính mình – làm thế nào để kiếm nhiều tiền, làm thế nào để có địa vị cao hơn trong bộ máy quan chức, làm thế nào để khấm khá hơn và tận hưởng cuộc sống thịnh vượng hơn”, ông nói.
Có lẽ ông Lan chỉ lạc quan khi nhấn mạnh rằng, Việt Nam chưa có một chính khách kiểu như cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra.
”Thaksin là một doanh nhân tham nhũng, người dùng tiền của mình để giành được lợi ích chính trị, nhưng ở Việt Nam, những người kiểu như Thaksin là những quan chức và doanh nhân tham nhũng làm ăn trái phép”, ông nói. “Họ chơi trò của riêng mình và không can thiệp vào đời sống chính trị”.
Còn ông Phương, nhà thơ, thì nói, Việt Nam cần xem xét các mô hình chính trị khác nhau ở các nước láng giềng, như một xã hội được tổ chức tốt giống Singapore hoặc kiểu dân chủ sôi nổi hơn như Thái Lan.
Mỗi mô hình đều có những khiếm khuyết riêng.
Người dịch: Phạm Hữu

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

Nguồn: Bangkokpost
Đọc sai "Bình Ngô đại cáo" trong đêm Đại lễ (Bee)-Câu "Núi sông bờ cõi đã chia" (nguyên văn chữ Hán: "Sơn xuyên chi cương vực kí thù") bị đọc thành "Nước non bờ cõi đã chia".
Nhật ký mướt mồ hôi của ông lão đi chơi đại lễ Tuan Viet Nam-Đang lúc ông cháu tôi lơ ngơ thì, bọn phe vé bắt đầu làm việc. Chúng xúm tới chìa ra những tấm vé, những giấy mời rao bán. Tôi thót tim khi nghe họ quát tới 4 triệu một cặp vé vào xem đêm biểu diễn này.
"Hoàng thành gì mà chỉ thấy đất trống?" Tuan Viet Nam
Nếu làm được điều đó, tinh thần của mỗi người Việt Nam khi đến với Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long chắc chắn sẽ lên rất cao, họ sẽ như được tiếp thêm sức mạnh bởi cả 1000 năm lịch sử. Nhưng tiếc thay, chúng ta đã vội chạy theo số lượng các chương trình, sự kiện, nên bỏ quên một cơ hội tuyệt vời, cơ hội ngàn năm có một để chấn hưng dân khí.
Dấu son ngời sáng trong Đại lễ
Dù chưa thật sự là đại lễ của lịch sử, văn hóa, của những con dân đất Việt như mong ước, nhưng điều còn lại khi 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội qua đi chính là: gương mặt văn hóa của thành phố Hà Nội quả thực đẹp hơn, nhờ sự hiện diện của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Với rất nhiều người, di sản văn hóa thế giới vừa được công nhận vào ngày 1/8/2010 này chính là điểm nhấn quan trọng nhất của Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Giờ đây, để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về lịch sử lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, chỉ cần đưa họ đến thăm quan khu du tích, để họ tận mắt nhìn những dấu tích của kinh thành cổ xưa qua nhiều thời kỳ.
Tận hưởng niềm vui hôm nay, nhớ lại những năm tháng thăng trầm của khu di tích từ khi được phát hiện với đầy ắp những "ngờ vực" tới ngày khẳng định được giá trị; nhớ lại những thời điểm khó khăn khi các nhà khoa học phải nỗ lực hết mình để giữ lại từng mét vuông đất của khu di tích; nhớ lại những ngày chạy đua với thời gian để kịp làm hồ sơ vừa đúng hẹn thời gian, vừa đạt chất lượng. Tất cả đều căng sức "chiến đấu" với mong mỏi Khu di tích phải được công nhận đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là "tặng phẩm có giá trị và ý nghĩa lớn lao kính dâng Đại lễ" và như lời GS Phan Huy Lê: cũng là cơ hội để hậu thế bày tỏ niềm kính trọng với các bậc tiền nhân đã dày công gây dựng và gìn giữ kinh thành Thăng Long suốt nhiều thế kỷ.
Nhưng từ một góc nhìn khác, chính nhờ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mà Khu trung tâm HTTL nhận được sự quan tâm sâu sắc của cả trung ương và Hà Nội. Bởi nếu thiếu ý chí chính trị của các lãnh đạo thì dù các nhà khoa học có tâm huyết đến đâu, cũng khó mà có được khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long mở cửa đúng dịp Đại lễ để đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế tìm về với những dấu tích 1000 năm.
Cơ hội đối thoại với lịch sử
Mở cửa sáng 2/10, suốt 9 ngày đại lễ, Khu di tích đã đón một lượng khách tham quan khổng lồ, vượt quá mọi dự tính. Mỗi ngày, vài vạn người tiếp nối nhau vào thăm khu di tích từ sáng sớm đến tận giờ đóng cửa. Cả khu di tích rộng tới hơn chục hecta, nhưng đâu đâu cũng tràn ngập người, từ Đoan Môn, Điện Kính Thiên đến Hậu Lâu, từ phòng trưng bày Lịch sử nghìn năm từ lòng đất đến khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Riêng phần di tích bên 18 Hoàng Diệu, dù là tâm điểm của sự chú ý vì lần đầu tiên được mở cửa, nhưng luôn phải "khống chế" lượng người vào tại mỗi thời điểm, bởi di tích khảo cổ học quá mong manh, dễ bị tác động, nên phải sắp xếp để mỗi người đã vào trong phải có đủ thời gian đi một vòng di tích trên lộ trình nhất định. Vậy là nhiều du khách sau khi thăm quan xong các di tích trên mặt đất và phòng trưng bày hiện vật (phía bên Thành cổ Hà Nội), đã chấp nhận đứng xếp hàng ngoài cổng 18 Hoàng Diệu, để chờ đến lượt mình vào xem tận mắt các dấu tích thành quách.
Có mặt tại Hoàng thành những ngày đại lễ, bất ngờ bắt gặp những bộ trang phục dân tộc của những cụ bà lưng đã còng, gối đã mỏi, nhưng vẫn nhất quyết nhờ người nhà dắt tay để leo bằng được lên Đoan Môn. Hỏi ra mới biết cụ từ Sơn La xuống Hà Nội chỉ để một lần tận mắt nhìn thấy các dấu tích của Hoàng thành, chứ "không lẽ chỉ nhìn trên tivi hả cháu"?
Cảnh bà dắt cháu vào thăm Hoàng thành, cháu thủ thỉ đọc bà nghe những lời giới thiệu về từng thời đại; cảnh cụ ông và cụ bà cùng vào thăm khu di tích, cụ ông "cắm cúi" quay phim "để về nhà xem lại cho kỹ, chứ ở đây đông quá cháu ạ" khiến người viết bài không khỏi xúc động.
Mà nào phải chỉ có các cụ ông, cụ bà mới muốn cảm nhận không khí thiêng liêng nơi kinh thành xưa, từng nhóm bạn trẻ trong đồng phục "Tôi yêu Hà Nội" cũng tíu tít trầm trồ trước những viên ngói chạm trổ rồng, phượng tuyệt đẹp. Cả những cô, cậu bé xíu xíu cũng được bố mẹ, ông bà dắt vào thăm Khu di tích, ấy vậy mà các bé vẫn đi từ đầu đến cuối cùng bố mẹ, ông bà, tuyệt nhiên không thấy cảnh khóc đòi ra, như thể nơi chốn này cũng có gì đó rất cuốn hút chính các bé.
Đôi lần có mặt trong dòng người kín đặc nơi Cấm thành Thăng Long, bước trên những tấc đất dày đặc dấu ấn lịch sử, tưởng như dễ dàng bắt gặp đâu đây bóng của các vua, quan thời Lý, Trần, Lê,... lòng người viết bài không khỏi bồi hồi xúc động. Điều gì đã đưa hàng vạn người đến với khu di tích mỗi ngày, nếu không phải là nỗi mong mỏi được tận mắt nhìn thấy những dấu tích của lịch sử 1000 năm, để từ nay không còn những ngày bối rối không biết nghệ thuật thời Lý ra sao, thời Trần khác thời Lê thế nào? Một lần vào thăm khu di tích, bằng đọc biết bao cuốn sách lịch sử.
Lỡ một dịp chấn hưng dân khí
Tự hào khi thấy mình như đang "đối thoại" với tổ tiên, nhưng không khỏi băn khoăn, trăn trở, khi công tác hướng dẫn, thuyết minh đã không thể tổ chức chu đáo cho tất cả du khách vào thăm. Lý do bởi lượng người vào thăm khu di tích trong mỗi thời điểm quá lớn, vài chục hướng dẫn viên cũng không làm xuể, nên chỉ có thể tổ chức hướng dẫn cho khách đoàn.
Vậy là hàng vạn người chỉ biết dựa vào vài tấm biển giới thiệu chung cho mỗi điểm tham quan của khu di tích, nên mới có tình trạng "con đường lát gạch hoa chanh thời Trần" ngay dưới chân Đoan Môn bị khẳng định như đinh đóng cột là "thành cổ chứ còn gì nữa!", để rồi bị "vặc" lại "thành cổ đâu mà nhiều thế?".
Ngay cả khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, dù khách tham quan đã được tổ chức vào thành từng nhóm để có hướng dẫn viên giới thiệu, nhưng rất nhiều hướng dẫn viên chỉ là các bạn sinh viên tình nguyện của Khoa Đông Phương học, Đại học KHXHNV, nên chỉ có thể giới thiệu theo kiểu thấy giếng nước thì giới thiệu là giếng nước thời nào, rồi đây là gian nhà 3 gian, kia là dòng sông, chỗ nọ là cống nước.
Các dấu tích khảo cổ học lại chỉ là phế tích, rất "đơn sơ" trong mắt "người phàm", nên nghe giới thiệu một hồi, trong đám đông có tiếng xì xầm "Kinh thành gì mà chẳng thấy thành quách đâu cả, toàn bãi đất trống!". Nhiều người vì mệt lại không thấy gì hoành tráng, nên bỏ không theo lộ trình tham quan được sắp xếp mà đi tắt cho nhanh, ra rồi lại thắc mắc "chỉ có thế này thôi sao?".
Chứng kiến những phản ứng hồn nhiên nhưng rất thật của những con người chất phác ấy, người viết bài này không khỏi nuối tiếc, giá như việc giới thiệu được tổ chức kỹ lưỡng, khách tham quan được dẫn dắt bởi những chuyên gia sử học, khảo cổ học với kiến thức sâu, rộng, để mỗi người khi bước chân vào khu di tích sẽ cảm nhận được ngay chỗ mình đứng đây, xưa kia đã là cung điện nào? Nhà vua đã thiết triều ở đâu? Vua đi lại bằng lối nào? Những phế tích "đơn sơ" kia là của tòa ngang dãy dọc kinh thành ra sao? Để mỗi người khi đến với khu di tích như ngược dòng thời gian sống lại những thế kỷ 11, 12 của thời Lý, 13, 14 của thời Trần... rồi tùy vào tưởng tượng của mỗi người, họ sẽ thấy như mình được gặp đức vua Lý Công Uẩn hay Trần Nhân Tông, các danh tướng Lý Thường Kiệt hay Trần Hưng Đạo...
Nếu làm được điều đó, tinh thần của mỗi người Việt Nam khi đến với Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long chắc chắn sẽ lên rất cao, họ sẽ như được tiếp thêm sức mạnh bởi cả 1000 năm lịch sử. Nhưng tiếc thay, vì công tác chuẩn bị đã diễn ra quá vội vàng, vì Hà Nội chưa tập trung đủ nguồn lực và công sức để Hoàng thành Thăng Long thật sự là trung tâm của Đại lễ, thay vì hàng chục những chương trình ca nhạc na ná giống nhau, thuần túy mang tính kỷ niệm.
Phải chăng chính Hà Nội cũng không ngờ, lòng dân lại hướng về kinh thành xưa nhiều đến thế? Chúng ta đã vội chạy theo số lượng các chương trình, sự kiện, nên bỏ quên một cơ hội tuyệt vời, cơ hội ngàn năm có một để chấn hưng dân khí.


- Báo điện tử của ĐCS : Dư luận báo chí quốc tế về Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
"Hồi kết tan nát" của dị nhân ngăn mây đuổi mưa Đại Lễ
Đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận.

>> Toàn cảnh Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng"
Dấu ấn Đại lễ 1.000 năm trong mắt kiều bào (ĐV 12-10-10)
Bản thông điệp của một nền văn hiến Tuan Viet Nam-Sáng 10-10, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong Mít tinh chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thay mặt Đảng, Nhà nước đọc diễn văn Lễ kỷ niệm sự kiện quan trọng này. Bài diễn văn đó chính là Bản thông điệp của một nền văn hiến.
- Phim mừng Đại lễ: Đủ chuyện lùm xùm và “đua nhau” lỗi hẹn! (Lao động).
- Những điều ít biết về triều đại nhà Mạc (ĐS&PL) “Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay thế nhà Trần. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân”.

- Ngừng nghiên cứu “lúa cổ” Thành Dền (Người LĐ) “… lúc đầu, Bộ NN-PTNT cho rằng việc hạt lúa 3.000 năm nảy mầm là điều viễn tưởng nhưng thấy các nhà khảo cổ quá kỳ vọng nên bộ cũng muốn làm rõ về mặt khoa học”.
Đại lễ nghìn năm: Ý thức của một bộ phận người dân còn rất kém (TT&VH).
Đại lễ: Người bở hơi tai, người hụt hẫng Tuan Viet Nam
Đã không có những phút giây lắng đọng, khi niềm tự hào được thổi bùng lên mạnh mẽ, được cộng hưởng trong hàng vạn, hàng triệu người. Chưa kể, lại có quá nhiều những chen lấn xô đẩy, ép giá...thiếu văn minh.
Chen chúc vì... niềm tự hào chính đáng

Vậy là đại lễ 1000 năm Thăng Long đã kết thúc sau 10 ngày với dồn dập những hoạt động chính trị - xã hội - văn hóa... mà đỉnh điểm là ngày 10/10 với lễ diễu binh - diễu hành lớn nhất trong lịch sử và đêm nghệ thuật "Thăng Long - Hà Nội - Thành phố rồng bay" tại SVĐ Mỹ Đình.
Trong tâm thức của nhiều người Việt Nam, Đại lễ 1000 năm Thăng Long là dịp "ngàn năm có một", nên nhất định phải về Hà Nội dịp này. Người có thời gian thì về cả tuần, kẻ bận rộn thì vài hôm, bận rộn hơn nữa thì cũng cố về với Thăng Long - Hà Nội ngày cuối tuần, gì thì gì cũng phải ở Hà Nội vào "ngày" thiêng liêng - 10/10/2010, dù đó chỉ là ngày do chính chúng ta đặt ra để kỷ niệm (bởi theo sử ghi thì Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La vào tháng 7 - âm lịch mùa thu năm 1010, nhưng không ghi rõ ngày).
Không thể không nhận thấy niềm tự hào, háo hức chính đáng của rất nhiều con dân đất Việt, những người sẵn sàng đi bộ hàng chục km từ các bến xe về trung tâm thành phố (vì xe buýt quá tải, vì giá xe ôm bị đội lên quá cao khiến họ không đủ sức trả tiền, thậm chí nhiều người muốn trả tiền cũng không tìm nổi xe), sẵn sàng "ăn bờ, ngủ bụi" từ đêm 9/10 để có được một chỗ khả dĩ xem lễ diễu hành sáng 10/10, rồi những người sẵn sàng "vạ vật" gần SVĐ Mỹ Đình từ trưa 10/10 để được xem bằng được chương trình pháo hoa duy nhất của ngày đại lễ, dù họ sẽ không có cơ hội thưởng thức đêm nghệ thuật như những khán giả chọn ngồi nhà để xem cả đêm nghệ thuật và pháo hoa qua truyền hình.
Sẵn sàng đi bộ.
Điều gì đã tạo nên tâm trạng háo hức mãnh liệt đến thế trong hàng triệu người Việt Nam, đủ cả già trẻ lớn bé, từ nông thôn đến thành thị? Người viết bài này rất muốn tin, đó chính là niềm tự hào mãnh liệt, sâu thẳm trong vô thức trái tim họ, tự hào về Thăng Long huy hoàng trong lịch sử, tự hào về các thế hệ ông cha.Rất nhiều trí thức, nhà văn hóa với tình yêu tha thiết với Thăng Long - Hà Nội, đã mơ ước về Đại lễ 1000 năm Thăng Long đậm chất văn hóa, lịch sử, với một thông điệp rõ ràng của hôm nay gửi đến mai sau, đúng nghĩa với sự kiện 1000 năm mới có một lần. Đó phải là một lễ hội ngập tràn niềm vui, nơi mọi người dân thật sự là chủ nhân của lễ hội, nơi người Hà Nội nói riêng, và người yêu Thăng Long - Hà Nội nói chung phải có dịp để bày tỏ tình yêu ấy với cả nước, với cả thế giới. Mỗi người khi về với Hà Nội trong dịp đại lễ phải thật sự cảm thấy mình được trở về với lịch sử 1000 năm của mảnh đất thiêng này.
Quan bở hơi tai, dân thấy mình... hẫng hụt?
Tiếc thay, từ mơ ước đến thực tế lại có một khoảng cách rất xa. Dù nhiều người trong số những trí thức, nhà văn hóa ấy đã tạm quên đi những kiến nghị tâm huyết đã nói to lên mà không ai biết đến, để cùng vui với Thăng Long - Hà Nội những ngày vừa qua.
Không ai có đủ sức để tham gia hết những hoạt động kỷ niệm ngày đại lễ (chỉ tính riêng hoạt động chính thức được đăng tải rộng khắp, đã có tới 50 hoạt động trải suốt 10 ngày). Vài chục hoạt động, trải dài trong cả 10 ngày, nhưng lại thiếu vắng một sự kiện đủ sức lay động trái tim của hàng triệu người có mặt ở Hà Nội những ngày qua. Nhiều nhất là những lễ khánh thành, lễ khai mạc triển lãm - liên hoan, các chương trình biểu diễn nghệ thuật... nhưng lại thiếu vắng các hoạt động mang tính cộng đồng, nơi người dân có thể thật sự đóng góp sức mình, hòa vui cùng đại lễ. Phần lớn những lễ khánh thành, lễ khai mạc chỉ là dịp dành cho một số ít người, trong khi các vị lãnh đạo mệt "bở hơi tai" vì phải "phân thân" để có mặt hết sự kiện này đến sự kiện khác, thì người dân lại cảm thấy hẫng hụt vì chẳng có mấy nơi để mà đi.
Người dân chỉ có thể chọn đến xem một vài sự kiện, trong đó 2 sự kiện quan trọng nhất diễn ra trong chính ngày Đại lễ 10/10 lại chỉ dành cho khách mời, người dân chỉ có thể chờ đợi dọc các tuyến đường để xem đoàn diễu binh - diễu hành đi qua, hoặc chờ đợi bên ngoài SVĐ Mỹ Đình để xem pháo hoa nghệ thuật sau khi đêm nghệ thuật kết thúc. Chen chúc, chầu chực cả buổi chỉ để được xem vài phút đoàn diễu hành đi qua, hoặc xem gần nửa tiếng pháo hoa bừng sáng trên bầu trời Hà Nội đúng đêm đại lễ. Vậy chứ biết bao người đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ sức để chen chúc, đành xem đại lễ tại nhà người quen.Sang ngày 11/10, Hà Nội trở lại với nhịp sống thường ngày, nhưng chắc chắn nhiều người cảm thấy thủ đô như vắng vẻ hơn, bình yên hơn, có lẽ bởi đã kịp "quen" với cảm giác nhộn nhịp, đông đúc, đâu đâu cũng thấy cả biển người của những ngày đại lễ. Khó mà đoán được "dân số" Hà Nội ngày cao điểm nhất là bao nhiêu, chỉ biết nhiều người phải chọn cách tránh lên những khu vực trung tâm, nếu được nữa thì tránh... ra đường, để khỏi bị căng thẳng, mệt mỏi.
Đã không có những phút giây lắng đọng, khi niềm tự hào được thổi bùng lên mạnh mẽ, được cộng hưởng trong hàng vạn, hàng triệu người. Chưa kể, lại có quá nhiều những chen lấn xô đẩy, những giẫm đạp lên hoa và cây trang trí, rồi việc đẩy giá trông xe, bán nước giải khát với giá cắt cổ để tranh thủ kiếm tiền nhân đại lễ. Chợt nghĩ, với những người "thức thời" ấy, không biết họ có "hả hê" tổng kết đại lễ theo kiểu đã lãi được bao nhiêu tiền trên sự đau khổ của đồng loại không?
Những người dân bốn phương khi tạm biệt đại lễ 1000 năm Thăng Long Long - Hà Nội trở về, trong họ sẽ còn lại cảm xúc gì mạnh mẽ hơn? Cảm xúc thiêng liêng tràn đầy tự hào mình là con dân đất Việt ngàn năm văn hiến, hay cảm giác thất vọng, bực dọc vì những biểu hiện "thiếu văn hóa"?--- Bãi “chiến trường” ở SVĐ Mỹ Đình (Lao động). – Tơi tả cảnh quan Hà Nội sau Đại lễ (Tuổi trẻ). -- Hà Nội với những giá trị sống tốt (SGTT).-Vận mệnh thủ đô lên xuống theo vận nước(TVN 11/10/2010 08:30 GMT+7)
Lại cảnh nữ sinh đánh nhau và lột áo bạn VNMedia
Sáng 10/10, khi cả nước đang hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đoạn video dài hơn ba phút được cho là có nguồn gốc từ Hà Nội, được tung lên mạng. Đoạn clip này quay cận cảnh rõ nét với hình ảnh một nữ học sinh mặc đồng phục bị 2 bạn nữ ...
Xuất hiện thêm clip ba nữ sinh ẩu đảNgười Lao Động
Nữ sinh hành hạ, lột áo bạn họcLao động
Xôn xao clip nữ sinh Hà thành đánh nhauTiền Phong Online
Hoa hậu Ngọc Hân: "Tôi không nói dối!" (Bee)-"Tôi ngồi trên xe cho đến tận 12h đêm và cảm thấy bất lực, tôi khóc suốt trên đường về. Tôi đã khóc, khóc rất nhiều".
Đây là Lý Công Uẩn hay Tô Định hả trời? Trương Thái Du
Hình ảnh Lý Công Uẩn trên màn hình lớn trong lễ hội 1000 năm Thăng Long tại Mỹ Đình 10.10.2010


Phỏng vấn Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Để “cú hích” ngàn năm vào khoảng lặng (PLTP).- Triển lãm tranh Hà Nội của những họa sĩ hàng đầu (VNN) - TS Luật họ Cù ? KIẾN NGHỊ ĐẶT TÊN “THĂNG LONG – HÀ NỘI” CHO THỦ ĐÔ NƯỚC VIỆT NAM(boxitvn).
- “Đây không phải là giao thông nữa” Người Hà Nội đang làm ‘xiếc tập thể’? (VNN).

Tổng số lượt xem trang