Đấu tranh bất bạo động mythanh lược dịch
Vấn đề của những chiến lược đối đầu bạo động là chúng nhanh chóng leo thang tới chỗ mà cả hai phe chỉ chú trọng vào chiến thắng, trả thù, và tự vệ. Trong các trường hợp này, lý lẽ đạo đức cho những người bị đối xử bất công trở nên không thích hợp. Điều đáng kể là chính họ đã sử dụng những chiến lược bạo động và do đó đối phương của họ, phản ứng bạo động là chính đáng. Và vấn đề trở nên phức tạp hơn khi cả hai phía đều có thể tranh cãi rằng bên kia bắt đầu bạo động trước.
Các chiến lược đề kháng bất bạo động như Mahatma Gandhi và Martin Luther King đã mở đầu, được xếp đặt để không mắc vào cái bẫy trên bằng cách tuyệt đối từ chối dây vào mọi cuộc xung đột bạo động. Khác xa với hèn nhát, đây là một sách lược đòi hỏi sự can đảm, tự chế cao độ, cũng như sự sẵn sàng chịu đau đớn và đôi khi có thể là cái chết. Sức mạnh của sự bất bạo động nằm ở khả năng tiêu hủy tính đạo đức chính thống của những phe dùng bạo lực để chống lại phe đối lập bất bạo động. Sự mất tính chính thống này có thể, theo thời gian, trở thành một trong các yếu tố liên kết dẫn tới sự lên án sâu rộng của dư luận đối với những phe phái dùng bạo lực và thường là dẫn theo những trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Thực chất, đấu tranh bất bạo động là một chiến lược đối lại sức mạnh của bạo động bằng sức mạnh của một hệ thống thống nhất. Nhiều kỹ thuật bất bạo động cũng hữu hiệu khi dùng để đối lại với việc sử dụng luật pháp, chính trị bất chính thống hay các thế lực khác.
Chìa khóa thành công của đường lối bất bạo động là sự tự nguyện của các thành viên đặt sự kháng cự của họ trên những căn bản đạo đức được số đông ủng hộ và một chiến lược thông tin cho cả thế giới thấy được sự vô đạo đức và hành vi bạo động của đối phương. Người ta không thể lên án những chuyện người ta không biết tới. Sự thành công của những nỗ lực truyền tin cần sự hiện diện của những quan sát viên vô tư và được số đông tin cậy, và cũng cần có chút kịch tính. Sau cùng, phương sách thông tin hữu hiệu phải giành được sự đưa tin trên báo chí, truyền hình, và truyền thanh.
Có hàng trăm thể loại được tính là đề kháng và đấu tranh bất bạo động, với những ưu và khuyết điểm của mỗi loại. Gene Sharp, một trong những học giả hàng đầu về những hoạt động bất bạo động đã khai triển một danh sách gồm 198 các hình thức hoạt động bất bạo động. Ông phân ra thành ba loại: phản đối bất bạo động và thuyết phục (nhẹ nhất), bất hợp tác, và can thiệp bất bạo động (mạnh nhất). Phản đối bất bạo động và thuyết phục gồm những hành động có tính biểu trưng như diễn hành, biểu tình, thuyết trình, hoặc cầu nguyện – bất cứ hành động nào lên tiếng phản đối, trong ôn hòa, một chính sách hay một đạo luật. Chủ ý là thuyết phục những người khác thay đổi thái độ về chính sách đó và tham gia vào cuộc đấu tranh bất bạo động để xoá bỏ hay chỉnh sửa lại chính sách hoặc đạo luật.
Loại thứ hai của Sharp, “không hợp tác”, gồm những hành động mạnh hơn liên quan tới từ chối làm các việc thường làm để giúp một ngừơi, một nhóm, một cơ quan, hoặc một chính quyền đang xung đột. Thí dụ, dân chúng có thể từ chối đóng thuế nếu họ không đồng ý với những chuyện chính quyền chi dụng tiền thuế đó; họ có thể từ chối làm việc, hoặc cố tình làm việc chậm lại để phản đối điều kiện làm việc, phản đối công ty hoặc chính sách của chính phủ; hoặc họ có thể từ chối thi hành luật mà họ cho là bất công, phản đạo đức. Bất hợp tác có thể là về xã hội, chính trị hoặc kinh tế, tùy vào diện thách thức.
Thể loại tranh đấu bất bạo động mạnh nhất của Sharp là “can thiệp”, để cắt ngang một công việc đang tiến hành của đối phương. Ví dụ như là “biểu tình ngồi”, người chống đối ngồi trong một cửa hàng hay một cơ quan công quyền, làm ngưng trệ hoạt động của những cơ sở đó; hoặc cản đường xe, đường rầy, hoặc các vận chuyển hàng hải. “Tuyệt thực” cũng được liệt vào loại này. Sharp gọi là “can thiệp tâm lý” (psychological interventions).
Sharp khẳng định, tất cả các hình thức của các hành động trực tiếp này là hữu hiệu, vì chúng làm giảm tính chính thống, và từ đó giảm quyền lực của đối phương. “Đấu tranh bất bạo động có khuynh hướng xoay sự đàn áp bạo động của đối phương chống lại chính quyền lực của chúng, làm suy yếu chúng, đồng thời củng cố sức mạnh của nhóm bất bạo động. Vì tranh đấu bằng bạo động và bất bạo động có những kỹ thuật hoàn toàn khác nhau, và dẫn tới những áp lực khác nhau trong việc thay đổi xã hội, sự đàn áp của phe đối địch có thể không bao giờ thật sự kềm được sức mạnh của những người tranh đấu bất bạo động”. Sharp so sánh trận tuyến này với môn Nhu Đạo, trong đó kẻ mạnh mất thăng bằng khi phải đối đầu với một đối thủ không bạo động.
© DCVOnline
Các chiến lược đề kháng bất bạo động như Mahatma Gandhi và Martin Luther King đã mở đầu, được xếp đặt để không mắc vào cái bẫy trên bằng cách tuyệt đối từ chối dây vào mọi cuộc xung đột bạo động. Khác xa với hèn nhát, đây là một sách lược đòi hỏi sự can đảm, tự chế cao độ, cũng như sự sẵn sàng chịu đau đớn và đôi khi có thể là cái chết. Sức mạnh của sự bất bạo động nằm ở khả năng tiêu hủy tính đạo đức chính thống của những phe dùng bạo lực để chống lại phe đối lập bất bạo động. Sự mất tính chính thống này có thể, theo thời gian, trở thành một trong các yếu tố liên kết dẫn tới sự lên án sâu rộng của dư luận đối với những phe phái dùng bạo lực và thường là dẫn theo những trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Thực chất, đấu tranh bất bạo động là một chiến lược đối lại sức mạnh của bạo động bằng sức mạnh của một hệ thống thống nhất. Nhiều kỹ thuật bất bạo động cũng hữu hiệu khi dùng để đối lại với việc sử dụng luật pháp, chính trị bất chính thống hay các thế lực khác.
Bất bạo động để thay đổi Nguồn: albuscav.us |
Có hàng trăm thể loại được tính là đề kháng và đấu tranh bất bạo động, với những ưu và khuyết điểm của mỗi loại. Gene Sharp, một trong những học giả hàng đầu về những hoạt động bất bạo động đã khai triển một danh sách gồm 198 các hình thức hoạt động bất bạo động. Ông phân ra thành ba loại: phản đối bất bạo động và thuyết phục (nhẹ nhất), bất hợp tác, và can thiệp bất bạo động (mạnh nhất). Phản đối bất bạo động và thuyết phục gồm những hành động có tính biểu trưng như diễn hành, biểu tình, thuyết trình, hoặc cầu nguyện – bất cứ hành động nào lên tiếng phản đối, trong ôn hòa, một chính sách hay một đạo luật. Chủ ý là thuyết phục những người khác thay đổi thái độ về chính sách đó và tham gia vào cuộc đấu tranh bất bạo động để xoá bỏ hay chỉnh sửa lại chính sách hoặc đạo luật.
Loại thứ hai của Sharp, “không hợp tác”, gồm những hành động mạnh hơn liên quan tới từ chối làm các việc thường làm để giúp một ngừơi, một nhóm, một cơ quan, hoặc một chính quyền đang xung đột. Thí dụ, dân chúng có thể từ chối đóng thuế nếu họ không đồng ý với những chuyện chính quyền chi dụng tiền thuế đó; họ có thể từ chối làm việc, hoặc cố tình làm việc chậm lại để phản đối điều kiện làm việc, phản đối công ty hoặc chính sách của chính phủ; hoặc họ có thể từ chối thi hành luật mà họ cho là bất công, phản đạo đức. Bất hợp tác có thể là về xã hội, chính trị hoặc kinh tế, tùy vào diện thách thức.
Thể loại tranh đấu bất bạo động mạnh nhất của Sharp là “can thiệp”, để cắt ngang một công việc đang tiến hành của đối phương. Ví dụ như là “biểu tình ngồi”, người chống đối ngồi trong một cửa hàng hay một cơ quan công quyền, làm ngưng trệ hoạt động của những cơ sở đó; hoặc cản đường xe, đường rầy, hoặc các vận chuyển hàng hải. “Tuyệt thực” cũng được liệt vào loại này. Sharp gọi là “can thiệp tâm lý” (psychological interventions).
Sharp khẳng định, tất cả các hình thức của các hành động trực tiếp này là hữu hiệu, vì chúng làm giảm tính chính thống, và từ đó giảm quyền lực của đối phương. “Đấu tranh bất bạo động có khuynh hướng xoay sự đàn áp bạo động của đối phương chống lại chính quyền lực của chúng, làm suy yếu chúng, đồng thời củng cố sức mạnh của nhóm bất bạo động. Vì tranh đấu bằng bạo động và bất bạo động có những kỹ thuật hoàn toàn khác nhau, và dẫn tới những áp lực khác nhau trong việc thay đổi xã hội, sự đàn áp của phe đối địch có thể không bao giờ thật sự kềm được sức mạnh của những người tranh đấu bất bạo động”. Sharp so sánh trận tuyến này với môn Nhu Đạo, trong đó kẻ mạnh mất thăng bằng khi phải đối đầu với một đối thủ không bạo động.
© DCVOnline
Nguồn: Non-Violent Struggle (Conflict Research Consortium, University of Colorado, USA), Conflict Research Consortium, University of Colorado, USA