Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Vụ hiệu trưởng mua dâm:Yêu cầu báo cáo tiến độ điều tra

Vụ hiệu trưởng mua dâm:Yêu cầu báo cáo tiến độ điều tra 17/10/2010 20:56:00

Viện KSND Tối cao cho biết, cơ quan này vừa ra văn bản yêu cầu Viện KSND tỉnh Hà Giang báo cáo tiến độ, kết quả điều tra vụ án Sầm Đức Xương.

TIN LIÊN QUAN

Tại phiên xử phúc thẩm vụ án tháng 2/2010, do xuất hiện nhiều tình tiết mới (trong đó có bản danh sách các VIP bị tố cáo mua dâm nữ sinh) và phát hiện vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại từ đầu.

Sau 8 tháng, đến nay vụ việc vẫn chưa kết thúc điều tra. Ảnh: VTC News
Sau 8 tháng, đến nay vụ việc vẫn chưa kết thúc điều tra. Ảnh: VTC News

Các bị cáo - nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương cùng hai cựu nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy tiếp tục bị tạm giam để phục vụ điều tra. Sau 8 tháng, đến nay vụ án vẫn chưa kết thúc điều tra.

Trước đó, ngày 6/11/2009, TAND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương - nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm 10 năm 6 tháng tù giam về tội "mua dâm nhiều lần trẻ vị thành niên". Đồng thời, Sầm Đức Xương phải bồi thường trách nhiệm dân sự cho nạn nhân Nguyễn Thị X. số tiền 5 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy bị truy tố tội danh “môi giới mại dâm” và nhận mức án tương ứng là 6 năm (với Hằng) và 5 năm (với Thúy).

Sau nhiều lần quan hệ với Sầm Đức Xương, Hằng và Thúy đã môi giới cho Xương quan hệ tình dục với các học sinh Nông Thị P., Hoàng Thị T., Nguyễn Thị D., Nguyễn Thị L., Nguyễn Thị Thùy T., Nguyễn Thị X. và Nùng Thị N. Vụ việc bại lộ khi gia đình em N.T.T.K (học sinh lớp 8C, Trường PTCS thị trấn Việt Lâm) viết đơn tố cáo. Thế nhưng, theo hồ sơ điều tra vụ việc của công an huyện Hà Giang, cháu K. được đưa xuống tận Tuyên Quang để bán dâm cho một đối tượng có tên là Dũng. HĐXX đã tách tình tiết này để tiến hành điều tra riêng chứ không đưa vào trong vụ xét xử Sầm Đức Xương.

Tổng số tiền mà Nguyễn Thị Hằng nhận được từ Sầm Đức Xương và qua những lần môi giới, giới thiệu là 2,8 triệu đồng. Nguyễn Thị Thanh Thúy nhận được số tiền 800 ngàn đồng.

-Một năm sau vụ án mua dâm nữ sinh Hà Giang

Vụ án mua dâm học sinh vị thành niên tại tỉnh Hà Giang gây xôn xao dư luận từ hồi cuối năm ngoái cho đến gần đây; và dường như nhiều sự kiện đang khiến cho vụ việc không được chú ý đến nữa. Kể từ tháng chín năm ngoái, khi hiệu trưởng Trường PTTH thị trấn Việt Lâm, tỉnh Hà Giang bị một số phụ huynh tố cáo có hành vi mua dâm nữ sinh ngay trong trường của ông, đến nay đã tròn một năm. Trong khoảng thời gian một năm ấy, nhiều sự kiện đã xảy ra với hai vụ án sơ thẩm, rồi phúc thẩm bị hoãn, và Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang hủy án để điều tra lại từ đầu.

Tuy nhiên, sau bao sự kiện khiến dư luận phẫn nộ về hành vi của một số giáo chức trong ngành giáo dục, cán bộ cấp cao, và doanh gia của tỉnh Hà Giang, trong đó có cả ông chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, thì đến nay vụ án được giải quyết đến đâu?

Diễn tiến vụ án

Luật sư Trần Đình Triển, người tự nguyện tham gia vụ án bào chữa cho hai nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thanh Thúy, vào ngày 6 tháng 9 vừa qua cho biết:

"Từ khi cơ quan trung ương xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Trường Tô, thì thái độ của cơ quan điều tra Công an Tỉnh (Hà Giang) thể hiện sự mềm mại hơn đối với gia đình của hai cháu Thúy và Hằng. Tuy nhiên đó chỉ là cách tiếp xúc thôi, còn thực tiễn hành động chưa có điều gì mới hơn trước.

Nếu không giải quyết chức vụ ông Nguyễn Trường Tô, không ai dám đụng đến vụ án này. Bây giờ Trung ương đã giải quyết vụ ông Nguyễn Trường Tô rồi, những việc khác có thể giải quyết một cách rất nhẹ nhàng, đơn giản thôi; nhưng còn giao cho điạ phương không thể nào giải quyết được!

Luật sư Trần Đình Triển

Đơn cử việc vi phạm pháp luật đối với những cán bộ như ông Nguyễn Trường Tô, hay đối với Đinh Xuân Hùng, Đinh Xuân Dũng, và một số cán bộ trong danh sách đen mà các cháu đưa ra …đến nay vẫn chưa xử lý kỷ luật đối với cán bộ ở cấp địa phương; cũng chưa khởi tố tiếp những người đó về tội quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên, chưa có ai bị khởi tố thêm trong vụ việc đó.

Đối với cán bộ, công an, viện kiểm sát, tòa án cấp sơ thẩm trong vụ án này vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng; làm sai lệch hồ sơ vụ án vẫn chưa được khởi tố, chưa xem xét.

Ngoài ra, vấn đề cả xã hội đang bức xúc là việc cháu Thúy và cháu Hằng đang bị giam giữ. Đối với luật sư thì họ tìm mọi cách ngăn chặn, ngang nhiên vi phạm pháp luật.

Như thế đối với vụ án này chỉ được một phần là việc trung ương giải quyết chức vụ đối với ông Nguyễn Trường Tô; còn cả tảng băng phía sau vụ án này và tất cả những vấn đề cần làm rõ cũng đang bị có dấu hiệu ‘chìm xuồng’.

HKG2005112530514-250.jpg
Pano phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. AFP photo

Nguyên nhân chính vì Bộ công an và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao không rút vụ án này lên, và việc chỉ đạo thiếu nghiêm minh, thiếu dứt khoát. Trong khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, cũng như Ủy ban Tư pháp Quốc hội rất quan tâm đến vụ việc này cũng đã có văn bản trả lời chúng tôi và gửi cho cả Viện kiểm sát và Bộ công an, nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét và trả lời ý kiến đó.

Thực ra đây là vụ án liên quan đến các quan chức địa phương, ví dụ trước đây ông Nguyễn Trường Tô ngoài chức vụ Phó bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch tỉnh, ông còn được phân công theo dõi mảng pháp luật của cơ quan tư pháp tỉnh. Nếu không giải quyết chức vụ ông Nguyễn Trường Tô, không ai dám đụng đến vụ án này. Bây giờ Trung ương đã giải quyết vụ ông Nguyễn Trường Tô rồi, những việc khác có thể giải quyết một cách rất nhẹ nhàng, đơn giản thôi; nhưng còn giao cho điạ phương không thể nào giải quyết được!

Sắp đến đây có lẽ tôi sẽ có thư theo dư luận: trong số những cán bộ vi phạm pháp luật đó; kể cả cán bộ mật từ phía cơ quan công an, đều là ‘con ông nọ, cháu ông kia’. Có phải vì nguyên nhân đó không, mà tảng băng đó đang bị chìm?"

Tình hình hai nữ sinh

Hai nữ sinh Hằng và Thúy từ khi bị bắt vào trại đến ngày 11 tháng 6 vừa qua mới phép gặp gia đình một lần duy nhất. Gia đình chỉ được phép gửi quà thăm nuôi mà thôi. Lý do được công an đưa ra bởi đang trong quá trình điều tra nên gia đình không được thăm gặp.

Bây giờ chỉ biết chờ đợi, mong mỏi. Điều mong nhất là tính khách quan của cơ quan điều tra; điều thứ hai là sự công bằng của luật pháp. Chỉ mong muốn mọi việc minh bạch.

Bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ em Thúy

Vào ngày 21 tháng 9, bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của em Nguyễn Thanh Thuý, bày tỏ nỗi niềm của người mẹ có con bị giam trong tù mà bản thân không thể làm gì được ngoài việc đợi chờ công lý soi tỏ cho vụ việc của con bà:

"Bây giờ chỉ biết chờ đợi, mong mỏi. Điều mong nhất là tính khách quan của cơ quan điều tra; điều thứ hai là sự công bằng của luật pháp. Chỉ mong muốn mọi việc minh bạch. Nếu có chăng các cháu phạm tội thì mức độ thế nào và hướng xử lý tất cả những người kia ra sao.

Chúng tôi chỉ muốn hỏi: luật pháp đã qui định rõ ràng về việc những người có quan hệ với trẻ vị thành niên (phải xử lý) ở mức độ thế nào? Bây giờ chẳng biết thế nào mà vẫn im lặng, trong khi con chúng tôi (cứ gọi các cháu vừa là nạn nhân, vừa là ‘tội phạm’) bị giam giữ suốt."

Hai bà mẹ có con gái đang bị giam giữ tỏ rõ băn khoăn, liệu cơ quan cầm cân nảy mực tại tỉnh Hà Giang có thấu được niềm mong đợi ngày đêm của họ, làm sao cho vụ việc sớm được làm sáng tỏ hay không!

Vì sao sự việc xảy ra cách đây 4 năm, không được đưa ra dư luận hồi cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi tên tuổi ông Nguyễn Trường Tô bất ngờ được nhắc đến trong vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò, nay bỗng được nhắc đến? Vì sao ở thời điểm này ông Nguyễn Trường Tô mới bị “kiểm tra, kiểm điểm”? Hay quả thật “dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả”, và “nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường”, như ông đã trả lời phỏng vấn của RFA tháng 2 năm nay?

Thủ tướng phê chuẩn một loạt nhân sự mới ở Hà Giang 10/08/2010 06:20:45

Ngày 7/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004-2011 đối với ông Nguyễn Trường Tô, do vi phạm kỷ luật.

TIN LIÊN QUAN

Cùng ngày, Thủ tướng cũng ký quyết định chính thức giao ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang phụ trách, điều hành UBND tỉnh này cho đến khi HĐND tỉnh Hà Giang bầu ra Chủ tịch UBND tỉnh mới.

Theo Chinhphu.vn, cũng liên quan đến nhân sự của UBND tỉnh Hà Giang, trong ngày 7/8, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn bổ sung bà Hùng Thị Hồng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, giữ chức Ủy viên UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004-2011, đồng thời miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh của ông Hoàng Văn Sún, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, để nghỉ hưu theo chế độ. Trước đó, ngày 28/7 vừa qua, kỳ họp bất thường HĐND tỉnh Hà Giang khoá XV đã bỏ phiếu thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Ngày 19/7, Ban Bí thư có quyết định khai trừ ông Nguyễn Trường Tô ra khỏi đảng.

Ngày 21/7, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Theo thông báo về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 21/6 đến 3/7/2010, kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho thấy từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư cách hết các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Trường Tô và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Thủ tướng chỉ định người điều hành UBND Hà Giang VNExpress
Thủ tướng vừa quyết định giao ông Hoàng Đình Châm, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Hà Giang phụ trách, điều hành UBND tỉnh này thay ông Nguyễn Trường Tô bị bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật. Theo quyết định ngày 7/8 của Thủ tướng, ông Châm sẽ phụ trách, ...
Chỉ định người điều hành thay Chủ tịch tỉnh Hà GiangDân Trí
Phê chuẩn bãi nhiệm với ông Nguyễn Trường TôVietnam Plus
Phê chuẩn bãi nhiệm Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường TôNgười Lao Động
VietNamNet
tất cả 11 bài viết »

Thủ tướng chính thức bãi nhiệm ông Nguyễn Trường Tô Thứ Hai, 09/08/2010 (GMT+7)

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định chính thức giao ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phụ trách, điều hành thay ông Nguyễn Trường Tô cho đến khi HĐND tỉnh bầu ra chủ tịch mới.

Mô tả ảnh.

Tại một quyết định khác ký cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004 - 2011 đối với ông Nguyễn Trường Tô, do vi phạm kỷ luật.

Như tin đã đưa, trong kỳ họp bất thường ngày 28/7 vừa qua, HĐND tỉnh Hà Giang đã bỏ phiếu thông qua các nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Theo thông báo về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

Ngày 21/7, Thủ tướng có quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh với ông Tô. Cả Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đều có văn bản đề nghị cách chức ông Tô.

Bản án nào cho ông Nguyễn Trường Tô? (LĐ 3-8-10)

(LĐO) Thứ Ba, 3.8.2010 | 11:33 (GMT + 7)- Có lẽ không bị xử lý kịp thời trong việc mua dâm Nguyễn Thị Dung nên nhân cách của ông Tô càng ngày càng trượt dài. Hoặc ông Tô tự cho rằng mình là “vua” ở một tỉnh miền núi, muốn làm gì thì làm nên mới có chuyện các cô học trò trường PTTH Việt Lâm đã khai ra mối quan hệ với ông.

Dư luận trong thời gian gần đây thực sự nóng lên bởi sự kiện ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị cách hết các chức vụ về đảng cũng như bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang vì lối sống buông thả, quan hệ với gái mại dâm.

Sự kiện ông Tô mua dâm được dư luận biết đến không phải chỉ sau khi có kết luận chính thức của UBKTTƯ mà đã được biết đến từ vụ án Hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm (Bắc Quang, Hà Giang) Sầm Đức Xương mua dâm, ép buộc học sinh của mình đi bán dâm cho người khác. Khi vụ án này vỡ lở, hai học sinh trường PTTH Việt Lâm Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã khai vanh vách trước cơ quan điều tra và trước phiên tòa về hành vi bán dâm cho ông Nguyễn Trường Tô và một số quan chức của tỉnh Hà Giang.
Bị cáo Nguyễn Thúy Hằng đã khai nhận về hành vi bán dâm cho ông Nguyễn Trường Tô
Bị cáo Nguyễn Thúy Hằng đã khai nhận về hành vi bán dâm cho ông Nguyễn Trường Tô
Điều rất đáng lưu ý là tại phiên tòa sơ thẩm được đưa ra xét xử vào đầu năm 2010, các cô học trò này đã mô tả khá kỹ cách bài trí căn phòng làm việc tại UBND tỉnh của ông Tô trong mỗi lần đi bán dâm cho ông này. Bất kỳ ai từng vài lần ra vào căn phòng làm việc của ông Tô đều có thể thấy rằng lời khai của những cô gái này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Điều đó nói lên rằng nếu không quen thuộc với khung cảnh ấy, những cô gái tuổi chưa tròn 16 ở một vùng quê hẻo lánh sẽ không bao giờ có thể mô tả được kỹ càng căn phòng này đến thế.

Vụ án mua dâm trẻ vị thành niên do Sầm Đức Xương cầm đầu đang được điều tra lại và không loại trừ khả năng ông Nguyễn Trường Tô sau khi bị cách hết các chức vụ sẽ bị cơ quan điều tra sờ gáy về hành vi này. Đây là hệ quả tất yếu của lối ăn chơi sa đọa mà nếu như vụ án Sầm Đức Xương không bị phát lộ có lẽ đã bị giấu nhẹm. Cũng từ vụ án Sầm Đức Xương mà UBKTTƯ đã vào cuộc và đưa ra công luận một sự thật mà bấy lâu nay đã bị Tỉnh ủy và công an Hà Giang giấu nhẹm.

Vụ việc cần phải nhắc lại đó xảy ra vào 22.11.2006, khi Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) sinh ngày 8.7.1984, trú tại thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang đang bán dâm cho một vị khách tên là Phạm Văn Bằng tại khách sạn Thủy Tiên (tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang). Sau khi bắt quả tang 2 đối tượng mua bán dâm này, công an thị xã Hà Giang đã lập biên bản thu giữ của Dung một máy điện thoại di động Nokia N73. Sau khi kiểm tra chiếc điện thoại Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn và lưu một số hình ảnh của một người đàn ông trần truồng, nằm trên giường với 4 tư thế khác nhau.

Những điều tra viên vụ án sau khi đã phóng to bức ảnh đó lên đã tá hỏa khi nhận ra người đàn ông trong ảnh là ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch đương nhiệm UBND tỉnh Hà Giang. Tại biên bản ghi lời khai, Nguyễn Thị Dung đã khai nhận vào tháng 11.2005 đã qua đêm với ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô và sau khi quan hệ tình dục xong, Dung thấy ông Tô trần truồng nằm ngủ. Thấy hay hay nên cô này đã lấy máy điện thoại di động chụp ảnh lại ông Tô để làm kỷ niệm.

Vụ việc sau đó được Công an Thị xã Hà Giang báo cáo lên Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Bình Vận. Tại báo cáo giải trình của ông Nguyễn Bình Vận với UBKTTƯ thì ngay sau khi được công an thị xã Hà Giang báo cáo, ông đã trực tiếp mang ảnh đến báo cáo với Bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất nhưng đã được ông Hoàng Minh Nhất yêu cầu Giám đốc công an tỉnh đến báo cáo trực tiếp với ông Nguyễn Trường Tô.

Tuy nhiên, vụ việc sau đó đã được Bí thư tỉnh ủy đề nghị giấu đi vì cho rằng ông Tô mới nhậm chức và không hề bị kiểm điểm hay có bất cứ hình thức kỷ luật nào.

Có lẽ do không bị xử lý kịp thời trong việc mua dâm Nguyễn Thị Dung nên nhân cách của ông Tô càng ngày càng trượt dài. Hoặc ông Tô tự cho rằng mình là “vua” ở một tỉnh miền núi, muốn làm gì thì làm nên mới có chuyện các cô học trò trường PTTH Việt Lâm đã khai ra mối quan hệ với ông và nếu cơ quan điều tra chứng minh được lời khai của các cô gái này là đúng sự thật thì một bản án dành cho ông về tội giao cấu với trẻ em sẽ là điều khó tránh khỏi. Đây chính là hệ quả tất yếu của một lối sống sa đọa mà tất cả các quan chức cần lấy đó làm bài học tự răn mình.

- Từ vụ kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô: Tỉnh ủy Hà Giang sẽ rút kinh nghiệm

(Dân Việt) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang dự kiến thời gian tới sẽ có một cuộc họp rút kinh nghiệm về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô để xử lý nghiêm những vấn đề còn tồn tại.

Sự việc bê bối liên quan đến ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang không chỉ dừng lại ở việc khai trừ Đảng, bãi miễn chức vụ của ông Nguyễn Trường Tô. Các đảng viên và nhân dân Hà Giang thực sự lo lắng về sự yếu kém trong quản lý đảng viên và quản lý cán bộ của tỉnh.

Bàn về vấn đề trên, ông Hoàng Văn Chiểu - nguyên Trưởng phòng Tổ chức Xây dựng Đảng (Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tuyên cũ), hiện trú tại tổ 1, thị trấn Việt Lâm, thắc mắc: "Thời chúng tôi, cán bộ cấp cao như ông Tô là có Ban bảo vệ chính trị nội bộ quản lý. Khi sự việc xảy ra tôi cứ băn khoăn tự hỏi không biết Ban bảo vệ chính trị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang có biết không, hay là biết mà không dám nói. Thời tôi, kể cả đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm gì là Ban đó nắm được hết và báo cáo về Trung ương xem xét, xử lý”.

Khi phóng viên NTNN chuyển những băn khoăn trên của ông Chiểu đến Tỉnh ủy Hà Giang, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - bối rối: "Giờ đánh giá công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo dõi sinh hoạt của các lãnh đạo quả thực chúng tôi không biết được, có lẽ nằm trong nội dung sắp tới chúng tôi rút kinh nghiệm và sẽ làm rõ thêm. Chúng tôi xin khất để sau này, qua quá trình đánh giá và giáo dục cán bộ, chúng tôi mới trả lời được. Nhưng chắc chắn không phát hiện được sự việc là yếu rồi".

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang dự kiến thời gian tới sẽ có một cuộc họp rút kinh nghiệm về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô. Ông Hoàng Minh Nhất - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định, qua cuộc họp này sẽ xử lý nghiêm những vấn đề còn tồn tại.

Ông Luyến nói thêm: “Sau sự việc, các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy cũng nhận thức rất đầy đủ, đúng đắn về quyết định thi hành kỷ luật của Ban Bí thư đối với ông Tô. Vi phạm này cũng gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng bộ. Các đồng chí trong BCH chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Ban Bí thư và có trách nhiệm giáo dục giúp đỡ ông Tô sau khi bị kỷ luật.

Bên cạnh đó Ban chấp hành cũng có trách nhiệm xây dựng, nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt của tổ chức Đảng từ chi bộ trở lên, để quản lý đạo đức lối sống của đảng viên; đồng thời cũng giáo dục và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo để chống xuống cấp về mặt đạo đức. Tôi mong các đồng chí lãnh đạo tỉnh phải luôn sống gương mẫu để cho nhân dân noi gương, học tập”.

Nguyễn Trường Tô và những đám mây mù mưu toan

Trong thời gian “công an tiếp tục xác minh”, ông Tô đã bị thi hành kỷ luật hành chính, bị khai trừ ra khỏi Đảng, tại sao người ta vẫn để ông Tô ngồi lại trụ sở Ủy ban Tỉnh, làm việc ở Văn phòng và vẫn được những người lãnh đạo cao nhất gọi là “đồng chí”? Nói theo quán tính? Tôi không tin như vậy, bởi vì khi đặt câu hỏi, các nhà báo luôn sử dụng danh xưng “ông Tô“.

Theo BVN thì gọi “đồng chí” là phải quá đi chứ thưa anh Lê Diễn Đức. Đồng chí nghĩa đen là cùng một chí hướng với nhau mà về mặt này thì thiết tưởng, giữa các vị ấy với ông Tô có khác gì đâu. Quan chức cấp tỉnh và các cấp khác cao hay thấp hơn đâu đâu xem ra cũng đều giống hệt ông Tô như hai giọt nước không về mặt này thì mặt khác, có điều họ “chưa bị lộ” đấy thôi. Ngày xưa quan lại có liêm sỉ, khi xử lý bạn bè đồng nghiệp thì “Thương anh em để trong lòng/Việc quan em cứ phép công em làm”. Nhưng bây giờ chút liêm sỉ ấy làm gì còn nữa! Thế thì mặc dầu phải rứt ruột bãi chức và khai trừ đảng phe cánh mình đấy nhưng chúng tao vẫn cứ gọi là “đồng chí” để biểu lộ tình cảm của người cùng một hội một thuyền, đã làm gì nhau nào?

Vấn đề sâu xa là ở chỗ ấy đấy anh Đức ạ.

Bauxite Việt Nam

“Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”Nhà văn Julius Fučík

Trong bài viết của mình, “Nguyễn Tường Tô bị cách chức, khoan hãy nói hai chữ đáng đời, tôi đã muốn rung chuông cảnh báo với dư luận. Có lẽ điều cảnh báo không thừa.

Trước hết, chúng ta phân tích cuộc phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển, người bảo vệ hai nữ sinh trong vụ mua bán dâm tại Vị Xuyên, Hà Giang ngày 07/07/2010, với tựa đề “Phải xem xét trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Trường Tô” trên tờ Dân trí, do Phương Thảo thực hiện (những chữ nghiêng là lời của Luật sư Trần Đình Triển).

1. Ngay từ đầu vụ án, Đảng và Nhà nước CS Việt Nam đã tìm cách bao che kẻ phạm tội, cố tình lật ngược vấn đề, đánh tráo Thiện, Ác.

Thực sự, tôi tham gia vụ án của Hiệu trưởng Sầm Đức Xương, lúc đầu cũng chỉ muốn bảo vệ 2 học sinh Thúy, Hằng theo hướng không có tội bởi các cháu còn nhỏ, bị người lớn đe dọa, ép buộc quan hệ tình dục mà lại bị truy tố tội môi giới mại dâm.

Nhưng khi tôi vào trại giam gặp (khi đó án sơ thẩm đã xử), các cháu khóc và tỏ thái độ thiếu tin tưởng. Hỏi kỹ, các cháu mới nói, đã khai ra việc có nhiều cán bộ lãnh đạo tỉnh liên quan nhưng cơ quan điều tra bỏ ra ngoài hết rồi bắt ký vào những bản khai trắng, đạo diễn lại thành vụ án khác hẳn”.

2. Đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Trường Tô, chính xác hơn: Cơ quan điều tra phải căn cứ trên các dữ liệu, lời khai của các nhân chứng chuyển qua Viện kiểm sát đề nghị khởi tố.

Tôi cho rằng có đủ căn cứ khởi tố…”

“Đây không chỉ là tội quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên vì tội này thì quá rõ. Tôi cho rằng, nghiêm trọng hơn, đó là tội cưỡng dâm. Tại phiên tòa vừa qua, cháu Thúy đã khai về việc quan hệ với ông Tô”.

“Ông Tô không chỉ có quan hệ với cháu Thúy, cháu Hằng. Theo tài liệu thu thập được của tôi thì còn những nữ sinh, đối tượng khác mà tôi đã từng gửi kiến nghị trực tiếp với cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương. Có những cháu khi quan hệ còn dùng điện thoại để quay, chụp ảnh lại được”…

Như vậy, theo nhận định của Luật sư Trần Đình Triển, ông Nguyễn Trường Tô đã có hành vi phạm tội khó chối cãi.

Năm 2000, sau một quá trình dài thực hiện Bộ luật Hình sự, các nhà lập pháp CHXHCN Việt Nam đã kết luận như sau:

Các hành vi này không có án treo, mà nhẹ nhất cũng là “tù ngồi” và cần lưu ý là cho dù được sự đồng ý hay không được sự đồng ý của đứa trẻ bị phạm tội nhưng nếu đứa trẻ đó dưới 13 tuổi thì mọi hành vi giao cấu đều được coi là hành vi hiếp dâm và bị phạt tù ít nhất là 12 năm, cao nhất là tử hình. Còn việc thực hiện hành vi giao cấu giữa những người đủ 16 tuổi trở lên với người chưa đủ 16 tuổi, dù có sự nhất trí hoặc thỏa thuận giữa hai bên hay không, cũng đều được coi là phạm tội, và tùy mức độ và hành vi phạm tội mà sẽ phạm vào một trong các tội hiếp dâm, cưỡng dâm hoặc giao cấu với trẻ em”.

Thế nhưng, theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đến nay ông Nguyễn Trường Tô chỉ mới bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng. Sau động tác hoàn toàn mang tính “xử lý nội bộ” này, cho thấy nhiều điều cần phải được làm sáng tỏ.

Nếu gia đình và Luật sư Trần Đình Triển cũng như dư luận không kiên trì đấu tranh đến cùng cho công lý, thì kẻ phạm pháp sẽ được che chở và chuyện đâu lại vào đấy và sẽ bị chìm vào im lặng đáng trách.

Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ trừng phạt công bằng, mà quan trọng hơn là trách nhiệm chung của xã hội phải lên tiếng bảo vệ cho các nạn nhân vị thành niên đang bị giam giữ.

Hai em Thúy, Hằng và gia đình hoàn toàn gánh chịu hậu quả của sự ăn chơi sa đọa, phi đạo đức của người lớn có quyền, có tiền, mang danh đại diện cho nhân dân. Các em và gia đình phải được bồi thường thiệt hại, ít nhất về mặt tinh thần. Nhà nước không thể cư xử với các em như hiện nay, vừa bị ngồi tù lại vừa bị ép cung, đe dọa và chưa thể lường hết các rủi ro khác trong tù, trong khi kẻ gây tội thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Rõ ràng đến nay, chưa có tín hiệu nào khác từ phía chính quyền chứng minh họ muốn giải quyết tới đầu tới đũa, ngoài việc thi hành kỷ luật về mặt hành chính và Đảng. Ngược lại, những động tác từ phía chính quyền cho thấy việc xử lý kỷ luật miễn cưỡng, vì không còn cách nào khác để lấp liếm trước sức ép của công luận.

Ông Nguyễn Trường Tô bị kỷ luật nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở Văn phòng Ủy ban tỉnh Hà Giang. Đây là hiện tượng bất thường, không thể chấp nhận trong một cơ quan công quyền. Thông thường tại các cơ quan Việt Nam, trong những trường hợp tương tự, sau khi có quyết định cách chức, khai trừ, ông Nguyễn Trường Tô phải bàn giao công tác ngay lập tức và Ủy ban tỉnh Hà Giang phải cho thôi việc. Nhẹ nhất thì tạm cho thôi việc được hưởng lương cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.

Trong bài “Không có mâu thuẫn nội bộ ở Hà Giang” – trả lời báo giới (Tuấn Anh của “VnExpress” ghi) hôm 28/07/2010 của hai ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh và Hoàng Trung Luyến, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, ông Hoàng Đình Châm nói:

Từ giờ phút này, đồng chí Tô là công dân thường không phải là Đảng viên. Các chức danh cũng không còn. Công việc tới đây của đồng chí Tô ra sao, Ban thường vụ Tỉnh ủy chưa xem xét. Tôi nghĩ khuyết điểm là khuyết điểm, công việc là công việc”.

Việc Giám đốc Công an tỉnh tố cáo Chủ tịch và ngược lại đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận, còn một số việc công an tiếp tục xác minh”.

Vụ án Sầm Đức Xương đang trong giai đoạn điều tra lại từ đầu, chưa có kết luận chính thức để chuyển sang cơ quan tố tụng. Quan điểm của tỉnh, cán bộ nào có vi phạm pháp luật sẽ xử nghiêm. Do chưa hoàn tất điều tra nên thông tin về đồng chí Tô tôi chưa thể nói được”.

Từ những câu nói trên chúng ta có quyền đưa ra một số câu hỏi:

- Trong thời gian “công an tiếp tục xác minh”, ông Tô đã bị thi hành kỷ luật hành chính, bị khai trừ ra khỏi Đảng, tại sao người ta vẫn để ông Tô ngồi lại trụ sở Ủy ban Tỉnh, làm việc ở Văn phòng và vẫn được những người lãnh đạo cao nhất gọi là “đồng chí”? Nói theo quán tính? Tôi không tin như vậy, bởi vì khi đặt câu hỏi, các nhà báo luôn sử dụng danh xưng “ông Tô“.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, với một mối quan hệ chằng chịt, chén chú chén anh một thời, với quyền lực bao trùm Ủy ban và Tỉnh ủy nhiều năm nay, sự có mặt của ông Tô sau khi bị kỷ luật gây cản trở lớn cho hoạt động của một cơ quan nhà nước, vì đặt các cán bộ, nhân viên vào tình trạng khó xử, khó làm việc bình thường.

- Phải chăng đây là chiến thuật tạm rút, trấn an dư luận, tìm cách gỡ, rồi tiếp tục nâng đỡ?

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy “chưa xem xét”, vậy thì đến bao giờ mới tiến hành và có thông báo cho dư luận?

- Bao giờ thì công an cho biết kết quả xác minh cuối cùng, cho dù sự việc đã được xác minh rồi, hai em Thúy, Hằng đang ngồi tù và các chứng cớ thu được đã dẫn tới việc phải thi hành kỷ luật ông Tô?

Những điều khuất tất, khó hiểu như đang có đám sương mù với những mưu toan không lương thiện đang bao quanh nhân vật Nguyễn Trường Tô.

Không ai khác là gia đình các em Thúy, Hằng, Luật sư Trần Đình Triển và dư luận xã hội có thể cắt nghĩa chính xác, tìm ra lời giải đáp cho những nghi vấn trên.

LDĐ

Ngày 29/07/2010

* Tham khảo thêm bài “Dư luận Hà Giang sau khi ông tô bị bãi nhiệm” của Vietnamnet ngày 29/07/2010 tại link: http://www.vietnamnet.vn/tinnhanh/201007/Du-luan-Ha-Giang-sau-khi-ong-To-bi-bai-nhiem-925501

Nguồn: http://ledienduc.wordpress.com/2010/07/30/nguy%E1%BB%85n-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-to-va-nh%E1%BB%AFng-dam-may-mu-khu%E1%BA%A5t-t%E1%BA%A5t-bao-quanh/

Cô gái bán dâm cho Chủ tịch Tô đã gầy đi nhiều 30/07/2010 07:43:47

Điều bất ngờ là bà Nguyễn Thị N., mẹ Dung không hề biết khi nhắc đến tên ông Nguyễn Trường Tô.

Sau sự việc những bức ảnh khỏa thân của ông Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô trong điện thoại gái mại dâm thông tin rộng rãi trên báo chí, PV đã đi tìm Nguyễn Thị Dung, cô gái bán dâm trong vụ việc.

TIN LIÊN QUAN

Rất nhiều người ở thị trấn Việt Lâm đã có cái nhìn dè dặt, ngờ vực khi PV hỏi thăm nhà Nguyễn Thị Dung. Dung không có nhà, chỉ có mẹ già và đứa con nhỏ 26 tháng tuổi của Dung.Thấy chúng tôi trầm trồ trước những tấm ảnh đẹp, mẹ Dung buồn buồn: "Ngày trước thôi, giờ em nó già và gầy hơn nhiều". Điều bất ngờ là bà Nguyễn Thị N., mẹ Dung không hề biết khi nhắc đến tên ông Nguyễn Trường Tô, do bà ốm đau ở nhà suốt và tivi không bắt được kênh Hà Giang nên bà không biết ông Chủ tịch là ai.
Bà càng bất ngờ hơn khi PV nhắc đến chuyện giữa Dung và ông Chủ tịch vì bà không hề biết gì về vụ việc, chỉ thấy thời gian gần đây công an hay mời Dung lên làm việc.

Mẹ Dung cho biết, thời gian gần đây, Dung hay mua hương hoa đi lễ chùa và theo người ta đi lễ lạt khắp nơi. Dung hiện không có việc làm, theo bà N thì 3 năm trước Dung đã lấy chồng, bà cũng chỉ biết chồng Dung là bộ đội chứ không biết ở đâu, đã gần một năm không thấy chồng Dung về chơi.

Bà N cho biết bà bị suy thận, phải chạy thận 5 năm nay. Thời gian điều trị trên Hà Nội tiền của đội nón ra đi hết, để có tiền chữa bệnh và nuôi cháu nhỏ, bà N phải bán đi một nửa mảnh đất đang ở và toàn bộ ruộng của gia đình.

Không có chuyện vạch tội giữa giám đốc và chủ tịch tỉnh

pictureHiện nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa bàn và chưa xem xét việc bố trí công việc cho ông Tô.

Cảnh báo hiện tượng tê liệt trong đấu tranh nội bộ

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho rằng vụ vi phạm của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô chỉ ra nhiều bài học thấm thía.Ông Vũ Quốc Hùng (ảnh) cho rằng yếu kém trong phê bình, tự phê bình đã xuất hiện từ nhiều khóa trước, ở nhiều đơn vị, địa phương. Nghị quyết nhiều, sao chưa chuyển! . Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận một cán bộ cỡ chủ tịch tỉnh, diện Ban Bí thư quản lý như vậy lại suy đồi về đạo đức, quan hệ với gái mại dâm, ông có bất ngờ không?

+ Bất ngờ thì không nhưng đau đớn. Không bất ngờ vì cuộc đời làm công tác kiểm tra đảng, tôi đã chứng kiến những tổ chức đảng mất sức chiến đấu như vậy. Ngay như vụ PMU 18 xảy ra trước thềm Đại hội X, tôi cũng phát biểu thẳng thắn là tổ chức đảng ở đó tê liệt. Họ mất khả năng tự phê bình và phê bình - một nguyên tắc cốt lõi về xây dựng đảng Mácxít. Không bất ngờ còn vì Đảng bộ Hà Giang nhiệm kỳ trước từng bị kiểm điểm vì nhiều sai phạm khác nhau, trong đó có những yếu kém về mất dân chủ, đấu tranh nội bộ. Vậy mà đến khóa này, ngay ở cấp lãnh đạo vẫn nể nang với sai phạm của đồng chí mình… .

Thế còn đau đớn?

+ Những yếu kém trong phê bình, tự phê bình như vậy đã xuất hiện từ nhiều khóa trước, ở nhiều đơn vị, địa phương. Đến Đại hội X đã phân tích, chỉ ra nhiều bài học. Trung ương khóa X còn ra cả nghị quyết riêng về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng cơ sở, cùng với đó là một nghị quyết về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Nhưng tại sao đến nay đã cuối khóa, vẫn còn xảy ra như vậy? Tôi buồn cho đảng bộ ấy. Bên cạnh tổ chức Đảng có cả một hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… có biết không? Chi bộ nơi ông chủ tịch tỉnh sinh hoạt nắm bắt gì về lối sống, sinh hoạt đạo đức của đồng chí mình? Đối chiếu với những nghị quyết đó thì câu hỏi đặt ra là tại sao các dấu hiệu vi phạm đạo đức của chủ tịch tỉnh Hà Giang xảy ra từ 2005, được phát hiện từ 2006 lại không được làm rõ ngay. Làm rõ ngay chính là cứu đồng chí mình, để không lún sâu vào nữa, để không như vừa rồi, đến vụ án Sầm Đức Xương, ông Tô lại bị các cháu học sinh tố mua dâm. Tôi thấy mất cho đồng chí đó đã đành nhưng mất uy tín của Đảng, của chính quyền và đội ngũ lãnh đạo sở tại thì nhiều. Bí thư Tỉnh ủy lỗi nhiều hơn giám đốc công an . Diễn biến sự việc của ông Tô bắt đầu từ những bức ảnh ông này trong máy điện thoại của gái mại dâm. Những chứng cứ đó do Công an thị xã Hà Giang phát hiện nhưng lại không điều tra xử lý ngay như với dân thường mà lại báo cáo giám đốc Công an tỉnh. Giám đốc Công an tỉnh lại báo cáo bí thư Tỉnh ủy…

Tại sao, thưa ông? Phải chăng có luật riêng cho cán bộ?

+ Thực tế Đảng có quy định là muốn điều tra hình sự với cán bộ đảng viên cao cấp thì phải báo cáo cấp ủy quản lý cán bộ đó. Trường hợp này, ông Tô là người đứng đầu tỉnh nên báo cáo là đúng. Thậm chí phải hoan nghênh Công an thị xã Hà Giang đã không làm ngơ khi phát hiện những dấu hiệu sai phạm của chủ tịch tỉnh và còn báo cáo kịp thời.Nhưng đáng tiếc là giám đốc Công an tỉnh cũng như bí thư Tỉnh ủy đã không xử lý nghiêm túc thông tin đó. Đồng chí giám đốc báo cáo xin chỉ đạo của bí thư là đúng nhưng sẽ tốt hơn nếu khi thấy bí thư không chỉ đạo kiên quyết thì báo cáo tiếp lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Còn đồng chí bí thư Tỉnh ủy nhận được thông tin như vậy mà xuề xòa, không chỉ đạo kiểm tra xử lý thì sai quá rồi. .

Về việc này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu cả giám đốc Công an tỉnh Hà Giang và bí thư Tỉnh ủy kiểm điểm. Vậy theo ông, ai có lỗi nhiều hơn?

+ Đồng chí bí thư nặng hơn. Đứng đầu cả một đảng bộ như vậy, lại được báo cáo đầy đủ rồi mà không chỉ đạo kiểm tra, xử lý thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về đồng chí ấy. .

Nhưng bí thư có giải trình rằng vì ông Tô mới nhậm chức chủ tịch UBND tỉnh mấy tháng nên chỉ nhắc giám đốc Công an tỉnh trao đổi để ông Tô rút kinh nghiệm…

+ Đấy là biện bạch, ngụy biện. Tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, sợ trù trù dập, sợ bị trả thù hiện khá phổ biến. Tôi nghĩ chí ít đồng chí bí thư phải đích thân nhắc nhở, hoặc ba mặt một lời, cùng giám đốc Công an tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy trao đổi với ông Tô. Khuyết điểm địa phương, trung ương cũng có trách nhiệm .

Có ý kiến cho rằng khi phát hiện những bức ảnh như vậy, lại liên quan đến mại dâm, thì ít ra phải đưa ông Tô ra Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm. Ông nghĩ sao?

+ Đảng chưa có quy định cụ thể về từng động tác, ứng xử, xử lý. Nhưng như kinh nghiệm của tôi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi nhận được phản ánh như vậy thì cũng không hấp tấp đưa ra tập thể kiểm điểm ngay. Đầu tiên phải trực tiếp hỏi đương sự xem họ nói sao. Nếu đương sự thừa nhận thì có thể bắt đầu kiểm điểm. Còn nếu đương sự không thừa nhận, mà lại có cơ sở để nghi vấn thì bí thư phải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh. Do đó, trong trường hợp Hà Giang, đồng chí bí thư lẽ ra phải chỉ đạo giám định xem có phải ảnh ghép không và so sánh với các ảnh thật của đương sự xem thật hư thế nào. Thậm chí nếu có dấu hiệu vu khống thì phải truy tìm xem ai đứng sau phá hoại nội bộ…Như thế mới thực sự là bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ. Có cả bộ máy trong tay, có đủ quyền lực Đảng giao mà đồng chí bí thư lại không làm gì, chỉ nhắc nhở qua qua thì phải coi là chưa tròn trách nhiệm. .

Hai sự việc: Sai phạm về đạo đức của ông Tô và nể nang, né tránh của ông bí thư và ông giám đốc Công an tỉnh, cái nào đáng lo ngại hơn, đáng phê phán hơn?

+ Cái thứ hai. Con người không phải là thánh thần. Ai cũng có thể lúc nào đó vi phạm. Nhưng quan trọng hơn là tổ chức nơi người đó sinh hoạt phải đủ mạnh để phát hiện, xử lý sớm những sai phạm ấy khi mới manh nha. Như thế là xây dựng Đảng, là bảo vệ cán bộ. .

Sự việc này cho thấy Đảng bộ Hà Giang phần nào đã tê liệt tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình. Xem ra việc trung ương kiểm điểm, xử lý sai phạm của Đảng bộ Hà Giang khóa trước là chưa đủ mạnh, thưa ông?

+ Tôi nghĩ có trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở trung ương. Giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng không chỉ là việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, mà còn là nhiệm vụ của các ban Đảng khác. Ban nào cũng có chân rết ở địa phương, vậy trước những dư luận về lối sống đạo đức như thế, ở trung ương có biết không, nắm tình hình thế nào? Qua vụ việc này, các cơ quan trung ương chắc cũng có được bài học thấm thía. . Xin cảm ơn ông.

Đã bãi nhiệm chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

(PL)- Sáng 28-7, HĐND tỉnh Hà Giang đã tổ chức kỳ họp bất thường lần lượt thông qua hai nghị quyết bãi nhiệm chức vụ chủ tịch UBND, đại biểu HĐND đối với ông Nguyễn Trường Tô. Ông Tô đã xin vắng mặt tại phiên họp vì lý do sức khỏe.

“Hà Giang không mất đoàn kết nội bộ”

TTO - Đó là khẳng định của ông Hoàng Đình Châm - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Giang tại cuộc họp báo kết thúc trưa nay 28-7.

Bỏ phiếu miễn nhiệm tư cách HĐND của ông Nguyễn Trường Tô

Tại phiên họp bất thường kết thúc lúc 8h 15 phút sáng nay, 28 - 7, các đại biểu trong HĐND tỉnh Hà Giang đã bỏ phiếu miễn nhiệm tư cách đại biểu HĐND đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Ông Nguyễn Trường Tô "xin được thứ lỗi"

Ông Tô coi hình thức kỷ luật đối với mình là nặng nề, nghiêm khắc, quá đau xót, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng bộ tỉnh nhà.

Ông Nguyễn Trường Tô và chuyện “cãi” tòa

Hôm nay, HĐND tỉnh Hà Giang sẽ họp xét bãi miễn tư cách đại biểu HĐND tỉnh và miễn nhiệm chức vụ chủ tịch UBND tỉnh của ông Nguyễn Trường Tô.

Ngoài những sai phạm về đạo đức lối sống, vị chủ tịch này còn có những hành xử rất lạ đời: Không thực hiện quyết định của tòa; đe nẹt cả báo chí và đại biểu Quốc hội khi bị phản ánh, phê bình.

Năm 2002, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký quyết định phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng của Công ty Sông Lô. Công ty này đã đầu tư trên 60 tỉ đồng thực hiện dự án, trong đó có các hạng mục nhà máy tuyển, luyện quặng, đường vào mỏ Tùng Bá-Na Sơn…

Không thực hiện phán quyết của tòa

Khi các công trình hạ tầng hoàn tất, mỏ đã được bóc đất đá để lộ quặng chuẩn bị thu hoạch, chủ tịch UBND tỉnh lúc này là ông Nguyễn Trường Tô ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đây. UBND tỉnh sau đó dùng nhiều biện pháp gây áp lực, cưỡng chế Công ty Sông Lô ra khỏi mỏ. Tiếp đó, ông Nguyễn Trường Tô lại ký quyết định cấp mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Hoàng Bách.

Thấy số vốn đã đầu tư bỗng dưng mất trắng, hàng trăm lao động mất việc làm, Công ty Sông Lô đã khiếu nại và sau đó khởi kiện ra tòa. Sát ngày tòa xử, UBND tỉnh nhận thiếu sót và hứa sửa sai nên Công ty Sông Lô rút đơn kiện. Thế nhưng bất ngờ tháng 3-2007, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký quyết định tiếp tục hủy bỏ việc cho phép Công ty Sông Lô đầu tư khai thác mỏ.

Công ty Sông Lô lại khởi kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9-2007, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy quyết định nêu trên.

UBND tỉnh Hà Giang kháng cáo nhưng sau đó có văn bản rút kháng cáo. Thế nhưng sau đó, UBND tỉnh Hà Giang lại không thực hiện phán quyết của tòa mà gửi báo cáo lên cấp trên nói rằng bản án của tòa là chưa thỏa đáng.

Thủ tướng chỉ đạo 10 lần nhưng không thực hiện

Sau phán quyết của tòa án, Công ty Sông Lô kiến nghị được tiếp tục khai thác mỏ sắt Tùng Bá, mỏ chì kẽm Na Sơn cũng như các dự án đang thực hiện dang dở như Công viên Hà Phương, hang động Tùng Bá. Bên cạnh đó, công ty yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang thanh toán khối lượng xây dựng công trình đã hoàn thành 50 tỉ đồng và bồi thường thiệt hại cho công ty 37 tỉ đồng vì ban hành quyết định hành chính trái luật.

Mặc cho Chính phủ liên tiếp chỉ đạo nhiều lần, chủ tịch tỉnh Hà Giang vẫn không chịu thực hiện hoặc thực hiện một cách ì ạch. Đến khi Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lần thứ bảy, thứ tám thì UBND tỉnh Hà Giang mới bắt đầu trả nợ cho Công ty Sông Lô một cách nhỏ giọt là 17,42 tỉ đồng.

Ngày 2-4-2010, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: “Yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương xử lý những tồn tại của dự án Công viên nước Hà Phương để giải quyết dứt điểm khiếu nại của Công ty Sông Lô; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 4-2010.” Đây là lần thứ chín Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc nhưng đã hơn hai tháng, UBND tỉnh Hà Giang vẫn không thực hiện. Do đó, mới đây nhất, ngày 24-6, Văn phòng Chính phủ thêm một lần nữa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc để giải quyết dứt điểm các khiếu nại của Công ty Sông Lô.

Cuộc họp báo kỳ lạ

Vụ án hành chính với Công ty Sông Lô đã có hàng chục cơ quan báo chí phản ánh, trong đó nổi bật nhất là loạt bài của báo Người Cao Tuổi tháng 5-2008. Thay vì có văn bản có ý kiến trở lại với báo này, ngày 3-6-2008, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại tổ chức họp báo để phản pháo.

Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập báo Người Cao Tuổi, cho hay UBND tỉnh gửi giấy mời và cho ba ôtô về Hà Nội đón đại diện của 28 cơ quan báo chí ở trung ương, đồng thời mời đại diện của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí về Hà Giang để nói về những vấn đề báo Người Cao Tuổi nêu nhưng lại… không mời báo Người Cao Tuổi!

Tuy nhiên, do nắm được thông tin, ông Kim Quốc Hoa vẫn có mặt. Ông chủ tịch Nguyễn Trường Tô ngồi chỉ đạo cuộc họp với hàng trăm người dự, không chỉ gồm các báo, đài được mời mà tất cả lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành, huyện, thị đều được triệu tập. Một chồng báo Hà Giang phát miễn phí, trong đó có đến ba bài phản bác lại quan điểm báo Người Cao Tuổi. Còn khi người của Công ty Sông Lô phát báo Người Cao Tuổi thì lực lượng bảo vệ xô đến… tịch thu!

Cuộc họp được bắt đầu bằng 30 phút phóng sự của Đài Truyền hình Hà Giang với nội dung hạ uy tín báo Người Cao Tuổi. Sau đó, ông Nguyễn Trường Tô đứng dậy đọc một văn bản chủ yếu… báo cáo thành tích. Nội dung còn lại chỉ lớt phớt nói rằng các thông tin mà Công ty Sông Lô cung cấp ra “thiếu trung thực, sai lệch, phiến diện…” và phê phán báo Người Cao Tuổi đưa tin sai sự thật, thiếu khách quan, “bôi nhọ” chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang! Phát biểu của ông Tô được tăng âm ra ngoài phố bằng hệ thống loa công suất lớn.

Ông Kim Quốc Hoa kể: Vào giờ giải lao, khi ông Tô vừa bước xuống bục rút bật lửa châm thuốc thì ông tiến đến xưng danh, đề nghị được phát biểu. Dù hết sức bất ngờ vì sự có mặt của ông Hoa nhưng không thể thoái thác, ông Tô buộc phải đồng ý cho ông Hoa nói. Sau phát biểu của ông Hoa, nhiều tràng pháo tay rộ lên. Cuộc họp báo xem như phá sản vì sau đó không báo nào đưa nội dung họp báo theo ý của Chủ tịch Tô!

Tuy thất bại ở cuộc họp báo nhưng tỉnh Hà Giang lại có văn bản tố báo Người Cao Tuổi đưa tin sai sự thật. Tháng 8-2008, Thường trực Hội Người cao tuổi (cơ quan chủ quản) đã phải tổ chức hai buổi làm việc với báo Người Cao Tuổi và khẳng định: “Những thông tin báo Người Cao Tuổi phản ánh là chính xác, khách quan…”.

IMG_0287.jpg picture by phanloihanoi

Đe nẹt cả đại biểu Quốc hội

Tôi đã đến xem các đại công trường ở Hà Giang và cũng nghe được nhiều thông tin về các quyết định sai trái của lãnh đạo tỉnh với Công ty Sông Lô. Trên báo chí cũng đã nói rất nhiều, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, tòa án cũng đã xử, Thủ tướng năm lần bảy lượt chỉ đạo mà chủ tịch Hà Giang vẫn không chấp hành.

ĐBQH Lê Văn Cuông.

Thế là tôi quyết định chất vấn Thủ tướng về việc tại sao trên chỉ đạo mà dưới không nghe. Ban đầu tôi không định nêu thẳng tên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, chỉ định lưu ý Thủ tướng để Thủ tướng kiểm tra. Nhưng khi Thủ tướng hỏi lại là chưa nắm được thông tin này, tôi mới nêu đích danh… Chất vấn buổi sáng thì buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện thoại to tiếng là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước xem. Tôi bèn trả lời vấn đề này thuộc thẩm quyền của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và tôi chỉ thực hiện quyền của mình, không có định kiến hay dụng ý gì. Chủ tịch Hà Giang nói sẽ báo cáo việc này về Tỉnh ủy Thanh Hóa. Tôi nói rằng tôi chỉ thực hiện trách nhiệm của mình, còn ông ấy cứ làm việc của ông ấy. Tôi cũng báo cáo việc này với trưởng đoàn là ông Lê Ngọc Hân - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Ngày hôm sau, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại gọi điện thoại nhắc nhở tôi. Tôi nói luôn là ngay trong phiên họp tổ chiều qua, tôi đã báo cáo chuyện này với trưởng đoàn của chúng tôi. Mấy ngày sau, Đoàn ĐBQH Hà Giang làm văn bản chất vấn lại tôi: Một, ĐBQH Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang năm lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của mình. Dưới văn bảnký tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với đầy đủ các chức danh ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy.

Anh Tô “chơi đẹp” (Chiếu làng) - Năm năm trước (1/6/2005), có dịp về Hà Giang công tác, đã từng gặp anh Tô và có một kỷ niệm “khó quên” về sự mến khách đặc biệt của vị quan đầu tỉnh này. Theo dõi những diễn biến gần đây về anh Tô và kết nối với kỷ niệm cũ, thấy có cái gì đó thật… logic!

Đó là dịp Hà Giang khánh thành một con đường về một huyện nghèo miền núi. Sau lễ khánh thành, đông đảo quan khách, trong đó có đoàn nhà báo từ Hà Nội lên được UBND tỉnh Hà Giang mời cơm với rượu nếp vùng cao. Bữa cơm sẽ thân mật và vui vẻ biết bao nếu như không có chuyện anh Tô đột nhiên sang chúc rượu đoàn nhà báo và từ đó anh “lưu ý” một thành viên nữ của đoàn tên là L, có khuôn mặt và vóc dáng khá dễ thương.

Kết thúc cuộc rượu, trong cái chếnh choáng men rượu nếp vùng cao, anh Tô đã bày tỏ sự mến khách đặc biệt của mình với việc qua bắt tay từng thành viên đoàn nhà báo và đặc biệt là… thành viên nữ kia! Rồi, cao hứng, không kiểm soát được tình hình, anh ôm lấy nữ nhà báo hôn một phát vào má trước sự chứng kiến của đông đảo quan khách.

Rồi, trong không khí ồn ào vừa ngạc nhiên vừa ủng hộ vừa bất bình của đông đảo mọi người, anh Tô tiếp tục không kiểm soát, tiếp tục ôm chặt nhà báo và, nói như anh em miền Nam, là “làm tới” mấy phát nữa. Báo hại nữ nhà báo vừa ngượng, vừa quê, vừa cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng, cuống cuồng chống chế…

Trong cơn cao hứng tiếp tục, anh Tô thản nhiên mời đoàn nhà báo ở lại chơi Hà Giang thêm ít bữa với thiện ý là sẽ bao cả đoàn, đặc biệt là món tắm khoáng nóng, với điều kiện nửa đùa nửa thật là phải có mặt L, nữ nhà báo vừa là nạn nhân của trò quấy rối nhân danh lòng hiếu khách. Dĩ nhiên là đoàn nhà báo từ chối.

Chiếu theo hồ sơ, vụ “ở truồng” diễn ra vào năm 2006, ít lâu sau vụ “quấy rối” nói trên. Năm năm trước, trên chuyến xe về Hà Nội, anh em chúng tôi động viên L rằng đó chẳng qua chỉ là người ta quý mình, người miền núi họ “hồn nhiên” thế thôi, người ta quảng giao vì người ta là lãnh đạo, suy nghĩ phóng khoáng, mạnh mẽ, đàn ông… Rằng thì là xinh đẹp như L, tớ mà làm chủ tịch tớ cũng …tranh thủ. Đại khái vậy rồi thôi, rồi cả L. nữa, cũng lãng quên luôn cho đến ngày hôm nay. Nhưng nay, nhân vụ “ở truồng” bị phanh phui, nhìn lại và suy ngẫm mới hay vụ “quấy rối” cũng không hẳn là “hồn nhiên” như các nhà báo vẫn nghĩ.

Anh Tô lên làm chủ tịch giữa thời buổi Hà Giang là đại công trường, đứng trước tình cảnh “phá sản” vì nợ rất lớn. Nhưng, trong khi người dân Hà Giang, cho đến năm 2005 vẫn còn 51% hộ nghèo, nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Giang lại có cuộc sống rất vương giả mà theo cách gọi dân gian là sống kiểu “vua Mèo”! Sống trong tiền bạc và quyền lực, việc đem “gái” từ Hà Giang về Hà Nội xài hay việc ngang nhiên “quấy rối” một nhà báo giữa thanh thiên bạch nhật, đối với anh Tô, chắc cũng chỉ là chuyện lặt vặt.

Làm người đàn ông, ai chẳng ham mê gái đẹp và ai chẳng… chơi gái! Nhưng làm một người đàn ông - chính khách, cách mê và cách chơi có lẽ cũng cần phải khác.

Xin bàn sang chuyện khác: Có lẽ, sẽ tốt hơn nếu như từ trước, anh Tô hiểu được một chuyện tối quan trọng là những lý thuyết tướng học đều không ủng hộ anh trên con đường chính trị. Tai nhỏ và dái tai ngắn, răng hô, mặt quắt, mũi bé và hơi hở, dáng người khô gầy, anh Tô lẽ ra làm… nhà báo sẽ tốt hơn. Gia nhập hội caphesang, thỉnh thoảng làm tý gà tý vịt, có khi lại lành.

Năm năm trước, trong thời điểm diễn ra vụ quấy rối, một nhà báo, với phản ứng nghề nghiệp tuyệt vời, đã chộp được mấy tấm hình. Xin trân trọng giới thiệu 2 tấm trong loạt hình đặc biệt này:

Bức thứ nhất gọi là “Tấn công bất ngờ”


Và bức thứ hai, theo ngôn ngữ “chắn học”, gọi là “chíu”!!!


(Hết trích dẫn)

Lời bàn của BL:

Nhặt được câu chuyên trên giữa chiếu làng, BL thấy chia sẻ với anh Tô quá nên post lại hầu bà kon. “Dù ai nói ngả, nói nghiêng” xấu xa về anh, BL vẫn kiên định quan điểm là… anh Tô chơi quá đẹp!

Dĩ nhiên là kể cả với vụ của cô nhà báo nọ (và các nữ nhà báo… chưa bị lộ khác)!

Ngoài ra thêm mấy luận điểm như sau:

Một là việc anh quá sòng phẳng, đáng mặt “quần hùng”. Ở cương vị giám đốc Sở KH&ĐT rồi chủ tịch tỉnh, chuyên ban bố “của chùa”, lại có vóc dáng “hao cơm, tốn mồi” thì thiếu gì gái đẹp sẵn sàng ngả vào vòng tay anh dâng hiến, mọc mời… nhưng anh vẫn can trường, kiên định “xoá đói, giảm nghèo, phân chia lại thu nhập” cho các em cave. Chứng tỏ anh chẳng thèm “lợi dụng chức vụ quyền hạn…” trên võ đài này. Em Dung chắc “ăn” của anh quá đậm nên mới cảm kích lưu số máy của anh vào danh bạ bằng nick “tình yêu chủ tịch”. Hỏi đã khách chơi nào được đánh giá cao như thế?

Hơn nữa, các em học sinh của hiệu trưởng họ Sầm đều khai sau những lần quan hệ đều được anh giả tiền sòng phẳng, đúng giá “rau sạch” (chỉ có thằng hiệu trưởng mất dạy thi thoảng “bùng” chứ anh Tô tuyệt nhiên không). Nhiều khi anh còn ngẫu hứng gọi em đến công sở, đi ăn nhà hàng, gọi là có tý “giá trị gia tăng”.

Hai là việc đệ tử của anh quá trung thành, chứng tỏ anh là thủ lĩnh thực sự. Kể cả khi “chết đến đít” lính của anh vẫn “dàn hàng ngang” tuyên bố với báo chí là “cần bảo vệ sự trong sạch cho anh Tô”, bất chấp việc TƯ đã kết luận. Đám báo chí HN lên săn tin không moi được tý gì, đàn em bám theo từng bước. Có được những đàn em cảm tử như thế chắc cả nhiệm kỳ chủ tịch “mưa móc” của anh thấm đều, chẳng sót chỗ ni!

Ba là nghĩa cử cao thượng của bà “đệ nhất phu nhân” phố núi khi tuyên bố vẫn một hai “đứng cạnh chồng” trong cơn phong ba bão táp, dù lòng bà cũng bão táp mưa sa! “Ớt nào mà chẳng cay…”, mỗi đêm ông “công tác” vắng nhà hoặc về khuya bải hoải, lòng bà như chú chú ngựa hoang nghe sấm. Nay nỗi hồ nghi được minh chứng rành rành bằng bức hình ông trong tư thế lọt long, bà những muốn gầm lên dùng kéo cắt phăng… Nhưng may thay tình cao nghĩa cả, học tấm gương đạo đức bà Hi-la-ri, bà nén lòng tha thứ tiệt và lên tiếng bảo vệ ông. Còn hạnh phúc nào bằng cho thằng chồng lầm lỡ như ông?

Túm lại, một mai anh Tô có “chẳng còn gì” hay có vào nhà đá, giang hồ vẫn tôn sùng anh… Bởi vì nhưn cách anh còn hơn khối đứa.

Ngưỡng mộ anh Tô wa....

Phản ứng của LS Trần Đình Triển về vụ ông Tô Huy Rứa (RFA 20-7-10) ◄

Thế lực nào làm công lý biến dạng? (phần 2). “”Chiều hôm qua thì tôi đã nhận được văn bản trả lời của Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương. Nội dung thì rất tốt. Tôi có thể cung cấp nội dung cơ bản. Ban Tuyên giáo Trung ương trả lời Văn phòng Luật sư Vì Dân là đồng chí Tô Huy Rứa, cũng như Ban Tuyên giáo Trung ương không có lệnh và không ngăn cấm báo chí đưa thông tin về vụ việc của ông Nguyễn Trường Tô.”

Khai trừ đảng, đình chỉ chức vụ ông Nguyễn Trường Tô (TT 25-7-10)

Ông Nguyễn Trường Tô bị khai trừ Đảng, đình chỉ chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang talawas blog

Tròn 20 ngày sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo ngày 05/7/2010: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang”, và tròn 2 tuần sau khi báo chí trong nước đột nhiên giữ im lặng về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm nay 25/7/2010 ra thông báo: “Ngày 25/7/2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Người phát ngôn của Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông đã ký văn bản số 5135/VPCP – TCCV gửi Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô để Thủ tướng xem xét, xử lý theo quy định.”

Hôm nay, công bố quyết định kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô

TT - Quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Trường Tô - phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - dự kiến được công bố hôm nay (25-7) tại Hà Giang.Gặp Tuổi Trẻ tại trụ sở UBND tỉnh Hà Giang sáng 24-7, ông Tô từ chối trả lời về những vấn đề liên quan tới quyết định kỷ luật khi chỉ nói ngắn gọn rằng việc như vậy là đã rõ và hiện không muốn nói gì thêm. Cùng ngày, ông Tô đã cho chuyển một số vật dụng cá nhân từ phòng làm việc của mình về nhà riêng tại thị xã Hà Giang.

Như tin đã đưa, ông Nguyễn Trường Tô bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Theo Ủy ban Kiểm tra trung ương, từ năm 2005 đến nay ông Tô có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

Theo quy trình xử lý cán bộ, sau khi công bố quyết định kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Trường Tô, HĐND tỉnh Hà Giang sẽ họp phiên bất thường xem xét việc bãi nhiệm đại biểu HĐND dân của ông Tô và Thủ tướng sẽ xem xét cách chức chủ tịch UBND tỉnh của ông.

Thư LS Trần Đình Triển gửi ông Tô Huy Rứa về việc đưa tin vụ việc tại Hà Giang talawas blog

Nhật báo Ba Sàm, Cơ quan ngôn luận của Thông tấn xã Vỉa Hè, đã trở lại với việc giới thiệu bức thư của Văn phòng Luật sư Vì Dân được kí bởi LS Trần Đình Triển gửi tới Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương Tô Huy Rứa yêu cầu trả lời về việc “có hay không việc ông Tô Huy Rứa đã ngăn cản báo chí đưa tin xung quanh vụ việc liên quan tới ông chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô”?

Luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Bức thư cho biết Văn phòng Luật sư Vì Dân đã nhận được tin báo rằng vào ngày 09 tháng 07 năm 2010, ông Tô Huy Rứa với tư cách Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung Ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương đã gọi điện thoại mời đại diện Cơ quan chủ quản một số báo chí và Tổng biên tập một số báo yêu cầu không được đăng tải thông tin về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô.

Trong thư Luật sư Trần Đình Triển cho rằng vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật quốc gia, do đó báo chí phải được phép đưa tin và yêu cầu ông Tô Huy Rứa phải trả lời và làm rõ sự việc trên. LS Trần Đình Triển cũng cho biết nếu sự việc có thật, Văn phòng Luật sư Vì Dân sẽ khởi kiện ông Tô Huy Rứa trước các tổ chức của Đảng và trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xem xét tư cách Đảng viên cũng như có hay không việc vi phạm pháp luật của ông Tô Huy Rứa.

ANH BA SAM tái xuất giang hồ : Thư của TS-LS Trần Đình Triển gửi ông Tô Huy Rứa

anhbasam on 16/07/2010






... Kính mong ông Tô Huy Rứa bớt chút thời gian, quan tâm, "ưu ái" trả lời Văn phòng Luật sư Vì Dân một số vấn đề sau đây:

Một là, có hay không việc Ông chỉ đạo bằng miệng ngăn cấm báo chí đưa thông tin về vụ việc ông Nguyễn Trường Tô? Động cơ mục đích? Tại sao không chỉ đạo bằng Nghị Quyết, chỉ thị của Đảng hoặc các văn bản qui phạm hành chính của Nhà Nước? Mà lại vội vàng chỉ đạo bằng lời nói?

Hai là, về nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, Đảng không bao biện làm thay", nếu cần thiết phải ngăn cấm đưa thông tin thì Ban Tuyên Giáo có ý kiến chỉ đạo Bộ Thông Tin - Truyền Thông (Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí) ra văn bản; lý do gì mà trưởng ban Tuyên Giáo lại trực tiếp ra mệnh lệnh "hành chính" bằng miệng? Tự cho mình như là "Đại tổng biên tập các cơ quan ngôn luận"; Quy định nào của Đảng và Pháp luật cho phép ông Trưởng ban có quyền uy đó?

Ba là, đường lối chính sách của Đảng, sách giáo khoa giảng dạy trong Học viện chính trị Quốc gia đều khẳng định nguyên tắc: "Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân", "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", "phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao dân trí, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân", "lấy dân làm gốc". Vậy thì sao Ông lại cấm báo chí đưa thông tin đến nhân dân về vụ việc này; nhân dân biết để nâng cao ý thức "phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm", góp ý với Đảng và Nhà nước có giải pháp tốt để Quốc gia vững bền, đất nước phồn vinh, nhân dân vui - thanh bình? Hay là vì lý do Ông không muốn sự việc được giải quyết tận gốc rễ, sợ lan truyền đưa ra ánh sáng sự vi phạm của "người khác"? Sự bưng bít vụ việc này, hậu quả sẽ là: đưa vi trùng bao bọc ung nhọt mà nó sẽ vỡ ra bất cứ lúc nào, Ông có chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân không?

Bốn là, Đảng và Nhà nước đang phát động phong trào "Học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" mà Ban Tuyên Giáo Trung ương là cơ quan thường trực. Chúng tôi thấy rằng để học tập tấm gương đạo đức của Bác, ngoài việc dẫn chiếu các tấm gương người tốt việc tốt; đồng thời cũng phải nêu những kẻ đồi bại như Nguyễn Trường Tô để mọi người cùng suy ngẫm và rút kinh nghiệm; hay là chỉ được thông tin một chiều? chỉ thích ca ngợi, phô trương; còn khuyết điểm - nhược điểm thì tìm mọi cách bưng bít?

Năm là, những vụ án khác, những công dân bình thường phạm tội mua dâm, cưỡng hiếp, hiếp dâm; hoặc cố ý gây thương tích với trẻ em (như vụ cháu bé 4 tuổi ở Quận Hoàng Mai - Hà Nội hay như vụ ở Cà Mau), thì báo chí tha hồ đưa tin (thậm chí còn được khen thưởng); Tại sao vụ việc này liên quan đến người có chức có quyền như ông Nguyễn Trường Tô lại bị cấm đoán không được đưa tin? Nguyên tắc pháp chế được nêu trong Hiến Pháp: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" là ở đâu?

Có những vụ án, mà cá nhân nào đó ngăn cản người khác đưa tin, bưng bít không khai báo về tình tiết vụ án mà mình biết được thì có thể bị xử lý về tội "che dấu tội phạm". Trong vụ việc này rất nhiều nhà báo vượt mọi gian nguy để điều tra làm rõ (đi bộ trèo đèo lội suối hàng ngày, nhịn ăn, tắm suối, ngủ rừng để tìm kiếm thông tin). Họ đang thực hiện đúng luật báo chí, "nhà báo cách mạng" và thực hiện lời của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: Nhà báo phải góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm. Thông tin về vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật quốc gia, do đó không được cấm báo chí đưa tin. Vậy thì tại sao không khen thưởng nhà báo mà lại ngăn cấm?...

Ông Nguyễn Trường Tô: Tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp ở Hà Giang (TT 12-7-10) THD: Quả là "phức tạp", rất "phức tạp"!

-Ngày 13/7, phiên họp thứ 15 của HĐND tỉnh Hà Giang sẽ được truyền hình trực tiếp trên địa bàn tỉnh khi các đại biểu HĐND thảo luận tình hình kinh tế - xã hội.
Đồng thời, việc chất vấn các thành viên UBND về những vấn đề bức xúc đang được cử tri quan tâm cũng sẽ được truyền hình trực tiếp trên địa bàn tỉnh. Tại phiên khai mạc cuộc họp ngày 12/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô nhận định, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp ở Hà Giang, đặc biệt là tình trạng buôn bán phụ nữ vẫn xảy ra ở một số vùng trong tỉnh.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, công an đã bắt được 6 vụ buôn bán phụ nữ, 5 vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em.

Tình trạng truyền đạo trái phép, người lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê cũng diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, thời tiết tại tỉnh diễn biến thất thường, nắng nóng là nguyên nhân chính gây ra 106 vụ cháy rừng, làm thiệt hại hơn 810 ha. Lũ quét và lốc xoáy làm 6 người chết và mất tích, gây thiệt hại vật chất khoảng 15 tỷ đồng.

Quả bom sex rung chuyển tỉnh Hà Giang (RFA 9-7-10) ◄
Ban ngày quan lớn... như thần

(Dân trí) - Trên một số báo Trung ương thời gian qua phản ảnh thực trạng sự sa đọa về đạo đức lối sống của không ít quan chức thời nay! Từ việc ông hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang “mua Trinh” ngay học sinh mình...!
>> Đề nghị cách chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang, kỷ luật Chủ tịch Vinashin
>> “Phải xem xét trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Trường Tô”

Người mà Đảng và Nhà nước trả lương, tin tưởng giao cho các thầy luôn ngày đêm dạy dỗ, nhằm đào tạo nên một thế hệ trẻ tươi đẹp của đất nước mà ông thầy cũng không tha! Việc ông thầy này mua “cái ngàn vàng” của con trẻ để cho mình và cho các quan chức khác “xài”, cướp đi sự trắng trong của tuổi học trò, thật đáng xấu hổ. Rồi hiện tượng khi tiếp khách, liên hoan tại các nhà hàng có thêm “mấy cháu” cho thêm phần tươi mát đã làm xã hội phân tâm?! Có một vị quan chức, ngày trước luôn rao giảng đạo đức rằng: Cứ lấy lửa ắt thử được vàng tốt hay xấu; Lấy vàng sẽ thử được Đàn bà liêm chính hay tham lam; Lấy đàn bà sẽ thử cán bộ đứng đắn hay sa đoạ, thì chính ông ta nay lại bị đàn bà làm mu muội. Điều đáng nói là tất cả các quan chơi gái này khi đứng trước công chúng, đứng trên bục giảng đều luôn mồm nêu cao đạo đức, chống sa đoạ, chống quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có người trước khi bị bắt vì tội tham nhũng, vẫn còn lên lớp thuyết giáo cho cán bộ, đảng viên về việc chống tham nhũng. Ngày xưa có câu hát rằng: “Ban ngày quan lớn như thần/Đêm về quan lớn tần mần như ma”, phản ảnh sự xấu xa của các quan lại phong kiến xấu xa, thối nát. Điều đáng nói là ngày xưa có làm việc gì đó thì các quan cũng chỉ dám làm ban đêm, còn bây giờ giữa thanh thiên bạch nhật, tại các nhà hàng, khách sạn đông người, nếu ai đó cần biết đến sẽ thấy! Đúng là số lượng các quan chức biến chất đó chỉ là những “con sâu” đang làm rầu nồi canh. Nhưng nếu Đảng và Chính phủ không kiên quyết loại trừ các “con sâu” này thì chẳng mấy chốc trong nồi sâu nhiều hơn canh.Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đại hội Đảng các cấp đang bắt đầu tiến hành, để Đảng mạnh dân tin, thiết nghĩ rằng mỗi Đại biểu được giao trọng trách ngoài bàn thảo các chủ trương, nhiệm vụ giải pháp cho nhiệm kỳ 5 năm tới, cũng cần có trách nhiệm xem cho kỹ trước khi bỏ lá phiếu bầu.

Phùng Văn Mùi

Liệu Tô chủ tịch có thể hạ cánh được an toàn? Nguồn: Gocomay 08.07.2010

Thực ra chủ tịch Nguyễn Trường Tô vừa là thủ phạm lại vừa là nạn nhân của một hệ thống thiếu minh bạch ở Hà Giang nói riêng và nước ta nói chung.

Để minh định cho luận điểm này, xin tóm lược lại vài mốc chính, chủ yếu từ truyền thông lề phải của đảng và nhà nước đã loan!!!

Tháng 11/2006 trong một vụ công an Thị xã Hà Giang bắt qủa tang một gái bán dâm có tên là Nguyễn Thị D. đang hành sự với người mua dâm có tên... ở Thị xã Hà Giang. Trong điện thoại di động tịch thu được của D. có lưu giữ nhiều tấm hình chụp ông Nguyễn Trường Tô với nhiều tư thế “tục tỉu” (“chủ tịch cởi chuồng”- như chữ của nhà báo Trương Duy Nhất/ hay “... nằm tênh hênh "nguyên củ" để em út chụp hình”-như mô tả của GSTS Nguyễn Thu –trên BVN). Đã khiến Giám đốc CA Hà Giang “...choáng ..., không tin vào mắt mình... ” và đã báo cáo với Bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất. Nhưng sự việc nếu được xử lý rốt ráo thì có lẽ quan Châu chủ tịch Nguyễn Trường Tô không dám “thừa thắng xông lên” để liên tiếp tái phạm, mà có tên trong cả hai bản danh sách đen của hai “bị can” là Nguyễn Thúy Hằng (19 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi) – các em gái học sinh cấp 3 này vốn con nhà lành, đã bị ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương gạ ép, mua chuộc để sớm đưa các em “vào đời” khi chưa đầy 18 tuổi (từ nạn nhân) và sau đó huấn luyện các em trở thành những tay chân “môi giới mại dâm” (thành “bị can”?) trong đường dây tai tiếng của ông ta nhằm phục vụ các quan và các đại gia.... Đó chính là rủi ro thứ nhất mà cũng quan trọng nhất của ông Tô.

Từ tháng 12/2005 – ông Tô được được cử giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy và tháng 3-2006 được HĐND bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho tới nay. (Nguồn tin: Báo Đại Đoàn Kết ngày 8/7/2010)

Nhưng như lời ông Bí thư Nhất, khi biết những "ảnh nóng" kia... thì ông Tô mới được thăng chức có vài tháng nên ông chỉ "nhắc nhở" riêng để "rút kinh nghiệm" mà không xử lý hình thức kỷ luật nào.

Lúc sự việc đổ bể, khiến dư luận qúa bức xúc, ông Tô buộc phải làm báo cáo kiểm thảo với Ban kiểm tra của đảng, ông ta vẫn rất thỏa mãn với nhiều “thành tích” như: “Huân chương lao động hạng 3, nhiều bằng khen của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, nhiều kỷ niệm chương của các Bộ ngành trung ương. Đặc biệt, phân loại đảng viên trong 5 năm liền từ 2005-2009, ông Tô đều đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có một năm 2008 đạt mức “hoàn thành nhiệm vụ nhưng không có chữ xuất sắc.”

Về điểm này ta thử rà lại cái tích “hoàn thành nhiệm vụ” xuất sắc như lời khai của ông Tô xem sao?

Như trong bài trên VNN dưới tiêu đề: Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội? Ông Lê Văn Cuông đại biểu QH tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Chất vấn buổi sáng thì buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện giữa lúc tôi đang thảo luận ở tổ.

Chủ tịch Tô lúc đó đã "to tiếng" với tôi là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước xem.... Mấy ngày sau, đoàn ĐBQH Hà Giang làm văn bản gửi tới các đoàn ĐBQH chất vấn lại tôi.

Một, ĐBQH Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang 5 lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của mình. Văn bản dài tới bốn trang A4. Dưới ký tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với đầy đủ các chức danh ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy”... (http://daibieuquochoi.vietnamnet.vn/content.aspx?id=491). Có lẽ đây chính là rủi ro thứ hai mà Chủ tịch Tô đã nhận được từ sự “bênh che” vô lối của hệ thống mà ở đây là ông Uỷ viên TW-Bí thư-Trưởng đoàn... tỉnh Hà Giang là đại diện.

Buổi sáng ngày 8/7/2010, báo Đất Việt với dòng tít: Ông Nguyễn Trường Tô vẫn trong danh sách giới thiệu nhân sự đưa tin: “Trong danh sách giới thiệu nhân sự cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ mới vẫn có tên ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Tuy vậy, khả năng ông Tô có được giới thiệu hay không vẫn còn bỏ ngỏ bởi kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đang được giữ kín. Ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang cho biết như vậy ngày 7/7. Việc bỏ phiếu tín nhiệm nêu trên được thực hiện ngày 5/7 khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XIV tổ chức hội nghị lần thứ 28 (mở rộng).” Nếu ông Trưởng ban tuyên giáo nói với Đất Việt như vậy thì đây chính là rủi ro thứ ba của ông Tô. Vi phạm kỷ luật mà vẫn được tái cơ cấu(?)

Những động thái trên đây chứng tỏ, chắc chắn ông Nguyễn Trường Tô chỉ là một “đồng chí bị lộ” trong vô vàn các đồng chí chưa bị lộ khác. Điều đáng nói, sự việc diễn ra lâu rồi, công an biết, đảng ủy biết nhưng chỉ nhắc nhở nội bộ.

Đây không phải là lần đầu, tên của ông chủ tịch được gắn với gái mại dâm. Vụ án “môi giới mại dâm” ở trường phổ thông thuộc huyện Vị Xuyên hồi năm ngoái đang phải điều tra lại qua 2 lần xét xử.

Nạn nhân của quan chủ tịch này là Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã bị đẩy thành bị cáo trong một vụ án nhiều uẩn khúc mà dư luận xã hội hết sức bức xúc mấy tháng trước. Báo chí lên tiếng dè dặt vì cho rằng các em không có bằng chứng, dù 2 em đã khai rõ nhiều tình tiết, mô tả rõ xe ô tô, cung cấp số điện thoai cho cơ quan điều tra.

Khi bán dâm cho quan lớn chủ tịch này, 2 em còn đang trong độ tuổi vị thành niên, vậy có thể nói, đây không phải là chuyện mua- bán mà có dấu hiệu cưỡng dâm đủ cơ sở để khởi tố hình sự.

Một trong số những bài báo nói rõ về việc mua dâm của các quan chức tỉnh Hà Giang, trong đó có chủ tịch Nguyễn Trường Tô đăng trên Vietnamnet đã bị gỡ bỏ, như vậy ý ngọc lời vàng của quan Bí thư đầu tỉnh – Hoàng Minh Nhất “lưu ý” rằng: “Báo chí phải nhìn từ nhiều góc độ, những cái gì được nói và những cái gì không nên nói, còn phải vì tình hình chính trị chung”.

Khi bản danh sách đen với rất nhiều quan chức tai to mặt lớn của tỉnh được tiết lộ bởi hai em Hằng và Thúy, ông Nhất và ông Trưởng ban kiểm tra đảng của Hà Giang đã nói với báo chí, cho rằng đó mới chỉ là “thông tin một chiều”. Nay dưới sức ép của dư luận và cả trong đấu đá nội bộ trước thềm đại hội đảng ở cơ sở... không thể bịt kín được vụ việc nữa, ông Bí thư tỉnh lại “chính trị hóa” vụ việc nhằm gạt vai trò của công luận, công lý. Ông cho rằng sự việc liên quan đến ông Tô đã được công khai và khi nào Bộ Chính trị, Ban bí thư có quyết định, lãnh đạo tỉnh Hà Giang sẽ xử lý theo quyết định đó.

Lên tiếng về vụ việc này, luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 7/7/2010 đã thẳng thắn bày tỏ: “...việc Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Nguyễn Trường Tô đã có hành vi mua dâm, hơn cả mua dâm nữa, tức là hành vi giao cấu với các trẻ em gái vị thành niên, và việc các cơ quan đảng - chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tỉnh Hà Giang, mà cụ thể là Giám đốc Công an, đã không khởi tố vụ án để đưa ông Nguyễn Trường Tô ra vành móng ngựa về các hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên, thì tôi cho rằng đại diện những cơ quan đó, và bản thân Giám đốc công an phạm tội đồng lõa che giấu tội ác.”

Nếu ngẫm kỹ những lời của Bí thư Hoàng Minh Nhất thì, ai cũng đã rõ ý của người đứng đầu Tỉnh Đảng bộ Hà Giang chỉ muốn nương tay theo kiểu “xử lý nội bộ” trong đảng như bấy lâu nay đảng vẫn làm. Khiến luật sư Vũ phản bác: “Trong nội bộ người ta hoàn toàn có quyền kỷ luật thành viên của mình, đấy là thông lệ rất chung trên toàn thế giới, thế nhưng cái điều quái gở ở Việt Nam là cái kỷ luật của đảng (cộng sản) thì nó lại hình như thay cho việc xử lý theo luật pháp.” (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Central-Inspection-Committee-to-i...)

Sau các vụ ầm ĩ chuyện vợ con ông Nguyễn Trường Tô đánh ghen ở Hà Giang, ông Tô giải trình với Ban kiểm tra: “Đó là vụ một số kẻ có môi giới mại dâm ở thị xã dụ các cháu học sinh Trường Trung học Y tế đến khách sạn Việt Trung bán dâm, trong đó có cháu B.T.N. Cháu N không nghe, bỏ về và sau đó nói lại với những người kia nặng lời. Những người kia đã thuê taxi Trường Xuân, đẩy cháu lên xe hành hung và xỉ nhục cháu... và nói là “vợ ông Tô xử lý mày”... Cháu N có báo cho ông C. và tôi. Tôi đã giao cho công an thị xã làm rõ (có báo cáo của công an thị xã kèm theo). Đó là một hành động vi phạm pháp luật nhưng công an thị xã báo cáo lên công an tỉnh không thấy xử lý gì? Và cho rằng chưa cấu thành tội phạm và để dư luận đồn thổi vợ con tôi đánh ghen!”

Rút kinh nghiệm kịp thời chuyện lùm xùm này, ông Tô đã khéo léo “dạy” được bà vợ có máu “Hoạn Thư” này để bà ta bênh ông rằng: “... tôi xác định chồng tôi không có gì cả. Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 39 năm. Tôi rất tự hào và yêu chồng tôi. Chồng tôi không chỉ tốt với vợ con mà còn tốt cả với xã hội. Tôi luôn động viên dù có bất cứ việc gì xảy ra với anh thì gia đình luôn luôn đứng bên cạnh anh...” (Theo Báo Nông Thôn Ngày Nay ra ngày 7/7/2010)

Trong phần cuối của báo cáo giải trình (dài 5 trang), ông Nguyễn Trường Tô nêu nguyện vọng muốn được.... hạ cánh an toàn bằng cách “điều động đi khỏi Hà Giang”. Ông viết: “Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm mà tôi đã cống hiến cho Hà Giang. Thời gian công tác của tôi không còn nhiều, tôi không tham quyền cố vị, tôi không tham vọng được giao trách nhiệm lớn hơn; còn việc tiếp tục công tác tại Hà Giang với cương vị được giao như hiện nay hoặc Trung ương điều động tôi đi khỏi Hà Giang là do Đảng, nhà nước phân công, giao bất cứ việc gì tôi cũng luôn hoàn thành nhiệm vụ...”

Như vậy dù không nói ra nhưng ông Tô cũng có thể lờ mờ nhận ra, cuộc “hiệp thương” mang tính nội bộ giữa Ban kiểm tra TW và những người hết lòng bảo vệ ông như Bí thư Nhất đã có hồi kết và khả năng ông “thoát vành móng ngựa” (vốn chỉ giành cho đám dân đen có cùng tội danh này) là điều chắc chắn. Nên các đồng chí “chưa bị lộ” từng sát cánh với ông ở cả Hà Giang lẫn bên trên vẫn chả dám muối mặt mà quay quắt qúa đáng với ông. Nếu cạn tàu ráo máng qúa chắc gì “bí mật” của đám cùng hội cùng thuyền ấy không bị “bật mí”. Trạng chết thì chúa cũng băng hà ... Đó là lý do ông vẫn có tên trong “Danh sách giới thiệu nhân sự”! Nhưng ông đã cao tay nhắn gửi những nơi cần nhắn rằng: “tôi không tham quyền cố vị, tôi không tham vọng được giao trách nhiệm lớn hơn”. Cao mưu hơn ông còn muốn hồi tỵ - “hạ cánh an toàn” khỏi Hà Giang, cái nơi ân oán mà ông đã ngang dọc tung hoành để được sống những năm tháng yên ổn bên bà vợ già. Khi bà ta đã an phận, sẽ không còn phải vất vả “đánh ghen” với ai nữa, nên đã quyết ngậm bồ hòn làm ngọt để che trở cho chồng bằng một câu đắt giá: “Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn vững tin vào chồng tôi”. Với cử chỉ đó, bác Tô nhà ta có quyền hãnh diện hơn cả bác Bill (Clinton) ở bên kia Thái Bình Dương ấy chứ? Vì bác Bill giai nghe nói, từng bị bác Hi (llary) gái “ghen” sửa (bợp) hơi qúa tay. Khi tới phòng bầu dục ở Nhà Trắng làm việc vẫn còn thâm tím mặt mày cơ mà.

Để khép lại entry này, tôi muốn minh xác lại chuyện vừa thủ phạm vừa nạn nhân của ông Tô chủ tịch. Vì sao sự việc xảy ra cách đây 4 năm, không được đưa ra dư luận. Tới hồi cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi cái tên Nguyễn Trường T. (Tô) của ông bất ngờ được nhắc đến trong vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò. Vẫn được các quan có trách nhiệm cao nhất trong tỉnh nói, đó “chỉ là thông tin một chiều”... thì nay bỗng được nhắc đến? Vì sao ở thời điểm này ông Nguyễn Trường Tô mới bị “kiểm tra, kiểm điểm”? Hay quả thật “dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả”, và “nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường”, như ông đã trả lời phỏng vấn của RFA tháng 2 năm nay?

Với lời Ủy viên TW-Bí thư Hoàng Minh Nhất vừa úp mở trước báo giới: “Lãnh đạo tỉnh phải cân nhắc, xử lý hợp lý ở thời điểm nào cho tốt và hài hòa”.

Bởi thế, phóng viên Hà Anh (VNE) khi tường thuật vụ việc mới này, tỏ ra khá rón rén, chỉ đính kèm một ảnh duy nhất với chú thích “một ngày sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Tô vẫn đến phòng làm việc tại UBND tỉnh Hà Giang”.


Một ngày sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Tô vẫn đến phòng làm việc tại UBND tỉnh Hà Giang. Ảnh: Hà Anh

Chuyện ông Tô vẫn đến làm việc không quan trọng vì ông Tô chẳng còn tư cách nào để đại diện cho dân trong vai trò chủ tịch tỉnh nữa. Ông Tô cũng chẳng còn tâm trí nào để trốn vợ tiếp tục săn lùng “của lạ” là các thần dân xinh đẹp và trẻ tuổi của phố núi Hà Giang thơ mộng như ngày nào. Nhưng trong tấm hình là chiếc xe Luxus sang trọng của đầy tớ nhân dân Nguyễn Trường Tô mới là ấn tượng và tự nó nói lên nhiều điều...!

Vụ ảnh trác táng "Nguyễn Trường Tô" từ một góc nhìn trái chiều

VIT - Ông Nguyễn Trường Tô khẳng định "Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm mà tôi đã cống hiến cho Hà Giang." Lời khẳng định của ông mâu thuẫn với việc có tới hơn chục tấm ảnh chụp cảnh ông đang trác táng đồi trụy với gái điếm, phần nào cho thấy hoặc việc hệ thống chọn lựa lãnh đạo Việt Nam có chỗ bất cẩn hoặc có thế lực ngầm đang cố tình cài bẫy để hòng khống chế ép buộc lãnh đạo. Vậy có hay không có những thế lực ngầm đang tìm cách khống chế hệ thống lãnh đạo Việt Nam? Trải qua bao cuộc chiến tranh, có những lúc bế tắc tưởng chừng như không có lối thoát, Đảng vẫn luôn là niềm tin của người dân Việt Nam. Chính vì thế người ta khó mà tin được một cán bộ cao cấp là chủ tịch của một tỉnh lại có thể là một người dối trá đến tráo trở. Vậy thì điều gì đã và đang xẩy ra vậy?Suy cho cùng Nguyễn Trường Tô cũng là một con người. Ông cũng có những ham muốn vật chất và tình dục. Vào thời kỳ công nghệ cao, có những quốc gia có thể làm giả nhiều thứ "giả như thật" thì việc chỉ căn cứ vào những bức ảnh có trong điện thoại đi động mà khẳng định một cán bộ lãnh đạo cao cấp có những hành vi đồi trụy có thể là thiếu tỉnh táo.

Hà Giang là một tỉnh biên giới trọng điểm, có nhiều dân tộc chung sống. Các thế lực phản động không từ bỏ bất kể cơ hội nào để gây mất đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo... Tuy vậy, trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị xã hội ở tỉnh Hà Giang nói chung là tốt. Có nhiều tỉnh đã dâng đất cho ngoại bang dưới chiêu bài "thuê đất trồng rừng" nhưng tỉnh Hà Giang không nằm trong số đó. Vì vậy cần phải có quan điểm rõ ràng khi đặt công và tội lên bàn cân. Chẳng có ai là thánh nhân hoàn hảo - trong cùng một con người luôn có những phần xấu xa và phần tốt đẹp. Việc vi phạm đạo đức như trác táng với gái điếm là những việc làm mang tính cá nhân, nếu có xẩy ra thì rất đáng trách, nhưng không nên đánh đồng sở thích cá nhân với những việc làm có thể gây họa mất nước.

Rất có thể ông Tô đã sập bẫy tình, mà cũng có thể là tự bản chất dối trá của con người ông Tô. Nếu quả thật ông Tô đã sập bấy thì ai đã cài bẫy, và ông Tô đã có những quyết định gì có hại cho đất nước? Còn nếu như việc gian dối và trác táng là bản chất của ông Tô thì chính Đảng phải có nhời với nhân dân, bởi Đảng đã phụ lòng tin của họ.

Chưa thỏa đáng khi đánh giá con người chủ tịch Tô? (09/07/2010)

Trao đổi với báo chí sáng 9/7, ông Trần Hải Dương, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Giang đã thẳng thắn nhận định, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng ông Nguyễn Trường Tô có “lối sống buông thả” là không thỏa đáng.

TIN LIÊN QUAN
Chưa thỏa đáng khi đánh giá con người chủ tịch  Tô?
Ông Nguyễn Trường Tô? Ảnh: TTO

Theo ông Dương, chỉ vì những bức ảnh từ điện thoại của Nguyễn Thị Dung (gái bán dâm bị bắt) mà nhận định suốt từ năm 2005 đến nay, Chủ tịch Tô sống buông thả là không thỏa đáng trong việc đánh giá một con người.

Ông Dương cũng cho biết, trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có mời Bí thư chi bộ nơi ông Tô trực tiếp sinh hoạt và Bí thư Đảng ủy đến tham dự cuộc họp của UBND tỉnh Hà Giang với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Kết thúc cuộc họp, Bí thư Đảng bộ 1 có kiến nghị Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương không đồng tình nội dung báo cáo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập một tổ công tác trực tiếp xuống làm việc.

“Tổ công tác tập trung xoay quanh vấn đề đạo đức lối sống của anh Tô. Trong đó tập trung vào bức ảnh. Tuy nhiên, anh Tô khẳng định bức ảnh đó không biết chụp lúc nào nên đưa ra cái ảnh để kết luận là chưa thỏa đáng. Các cấp chưa có ý kiến gì về báo cáo đó” - ông Dương nói.

Được biết, ông Tô vẫn quản lý điều hành các hoạt động bình thường với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

(Theo VNE)

"Kết luận ông Nguyễn Trường Tô sống buông thả là chưa thỏa đáng"

TTO - Sáng nay, 9-7, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, ông Trần Hải Dương cùng đại diện UBND tỉnh đã gặp gỡ báo chí trả lời một số vấn đề xung quanh kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Ông Nguyễn Trường Tô tố ngược Giám đốc CA tỉnh Thứ Sáu, 09/07/2010 (GMT+7)

Diễn biến xung quanh vụ ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, người đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (KTT.Ư) đề nghị cách chức vì sống buông thả - dường như mỗi lúc thêm phức tạp, làm cho không khí TX phố núi càng thêm nóng bức.

TIN LIÊN QUAN

Trong cuộc trao đổi với PV chiều qua (8-7), ông Vũ Trung Lâm - Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang - cho biết, sau khi đại diện Văn phòng UBND tỉnh được Ủy ban KTT.Ư mời về Hà Nội để nghe thông báo kết luận về ông Nguyễn Trường Tô, trong đó có nêu “ông Tô sống buông thả, quan hệ thiếu lành mạnh”, ông Lâm đã có ý kiến phản ứng (?).

Cụ thể, phản ứng này đã được Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang thể hiện rõ trong lá đơn kiến nghị đề ngày 27-5, gửi lên nhiều cơ quan Trung ương. Văn bản này nêu, ngày 17-5, Đoàn công tác của Ủy ban KTT.Ư đã mời Bí thư Đảng ủy và Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang dự họp, thông qua Báo cáo kết quả kiểm tra về dấu hiệu vi phạm đạo đức, lối sống, đồng thời lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu của các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy về hình thức kỷ luật đảng đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô.

Báo cáo kết quả kiểm tra có nội dung chính là việc đồng chí Tô quan hệ bất chính với chị Nguyễn Thị D. (trú tại Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang) tại một nhà nghỉ ở Hà Nội vào năm 2005, trong đó có những tình tiết như chị D. có số điện thoại, có những bức hình chụp đồng chí Tô bằng điện thoại di động, và có lời khai tại cơ quan Công an và trực tiếp với tổ công tác Ủy ban KTT.Ư.

Theo ông Lâm, tại cuộc họp này, ông Tô phủ nhận việc quan hệ bất chính với chị D. Ông Tô phát biểu, ông không hiểu tại sao lại có những bức ảnh đó, ai chụp, chụp lúc nào, ở đâu, và chụp để làm gì (?). Còn số điện thoại của Chủ tịch tỉnh, theo ông Tô thì nó được in công khai trong cuốn danh bạ của tỉnh, mọi người cùng biết…

Về cuộc họp của Thường vụ Tỉnh ủy hôm đó, ông Lâm cho biết, đã có ý kiến thắc mắc rằng tại sao sự việc xảy ra từ năm 2005, cơ quan pháp luật phát hiện năm 2006, nhưng đến nay mới đưa ra xử lý?

Khá bất ngờ, trong cuộc trao đổi với PV, ông Lâm còn cho biết: Cũng vào ngày 27-5, ông Nguyễn Trường Tô đã ký một văn bản báo cáo một số vấn đề có dấu hiệu sai phạm liên quan đến Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận - Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang. Văn bản này được gửi đến cơ quan cấp T.Ư và Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

Theo ông Lâm, ông Tô đã nêu ra dấu hiệu một vụ “ném đá giấu tay”. Đó là vụ một công dân ký tên Hứa Như Bình (không có địa chỉ) gửi đơn đến nhiều cán bộ có trách nhiệm, cho rằng “ông Vận mới xứng đáng ở cương vị cao hơn, chứ không phải là ông Tô, ông Vinh” (?!). Đặc biệt, trong bản báo cáo đề ngày 27-5, ông Tô khẳng định Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ (?!).

Trước những thông tin nói trên của ông Vũ Trung Lâm, PV đã thẩm tra lại qua ông Nguyễn Trường Tô; ông Tô khẳng định “dám chịu trách nhiệm với toàn bộ nội dung bản báo cáo này”.

Nguồn tin từ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, vụ án Sầm Đức Xương vẫn đang được tiếp tục điều tra với sự tham gia của các điều tra viên Bộ Công an. Ông Sầm Đức Xương và hai nữ bị can Nguyễn Thuý Hằng, Nguyễn Thanh Thuý được đảm bảo cuộc sống trong trại tạm giam theo đúng quy định, không có chuyện CQĐT bức cung, gây áp lực… đối với họ.

(Theo Tiền Phong)

Nghe Chủ tịch Hà Giang giải trình việc vợ đánh ghen

Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm

Lãnh đạo Hà Giang nói về ảnh nóng của chủ tịch tỉnh (VNN 8-7-10) --"Nghi vấn bức ảnh khỏa thân phát hiện từ năm 2006"

-- Bí thư tỉnh nhắc nhở riêng chủ tịch Tô về lối sống (VnEx 8-7-10) -- Đây có lẽ làm một buổi nói chuyện rất... khó khăn: " A hèm, đồng chí Tô, tôi muốn nhắc nhở về lối sống của đồng chí!" -

- Trưởng Ban tuyên giáo Hà Giang: Xử lý ông Nguyễn Trường Tô như thế là thỏa đáng (TT 8-7-10)

Tù mù Đông A

Đang rộ lên chuyện ông Chủ tịch Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô bị tố có quan hệ với gái mại dâm qua bằng chứng ảnh chụp trần truồng. Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không nói thẳng về vấn đề này mà đề cập một theo một cách khác: "Qua thẩm tra, xác minh nhận thấy đồng chí Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội". Theo báo chí, cơ quan khoa học hình sự giám định ảnh chụp không bị cắt ghép. Báo Tiền phong có phỏng vấn ông Chủ tịch Tỉnh Hà Giang và ông này nói rằng "tôi thấy không thỏa đáng".

Tôi đồng ý với quan điểm của ông Nguyễn Trường Tô: cách giải quyết vụ việc không thỏa đáng. Tôi không thấy ông Tô có cơ hội bào chữa cho mình và phản biện lại các kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW. Dường như Ủy ban Kiểm tra TW là kết luận cuối cùng và người có liên quan không có quyền biện hộ cho mình. Tôi cảm thấy đây là điều rất không hay, nó thể hiện vụ việc mang tính chính trị nhiều hơn là công bằng và sự thật. Hầu như tất cả các báo đều đưa tin về ảnh chụp trần truồng của ông Tô, nhưng không có báo nào cho biết cơ quan khoa học hình sự đã giám định như thế nào. Cá nhân tôi rất muốn biết quy trình và kỹ thuật giám định ảnh để có thể đánh giá vụ việc này. Ngay cả quy trình thu giữ chiếc điện thoại di động có chứa mấy bức ảnh trần truồng như thế nào cũng không rõ. Nếu Ủy ban Kiểm tra TW tổ chức một phiên họp như kiểu một phiên tòa cho các bên liên quan tranh biện với nhau rồi kết luận vụ việc thì tôi thấy có tính thuyết phục và công bằng hơn. Đằng này Ủy ban Kiểm tra TW làm như vậy, xử lý thì vẫn xử lý được, nhưng không tránh khỏi mang tiếng "cả vú lấp miệng em" và người bị kỷ luật vẫn không tâm phục, khẩu phục. Một số vụ việc trước đây đã xử lý không tốt như vụ về ông Nguyễn Tạo chẳng hạn cũng không nằm ngoài nguyên tắc là phải cho người bị đề nghị kỷ luật có cơ hội bảo vệ mình trước nội bộ và công luận.

Xung quanh vụ liên quan đến Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô: Ông Tô giải trình những gì? (ĐĐK 8-7-10) -- "trong 5 năm liền từ 2005-2009, ông Tô đều đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
  • Ông Nguyễn Trường Tô có nguyện vọng muốn được... hạ cánh an toàn bằng cách “điều động đi khỏi Hà Giang”.
Tại “Báo cáo giải trình” (dài 5 trang) của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô mà báo Đại Đoàn Kết có được, 2 trang đầu là phần lý lịch và thành tích.
Theo đó, ông Tô sinh năm 1953 tại Thái Bình, vào Đảng năm 1983. Trình độ văn hóa 10/10, chuyên môn: đại học kinh tế quốc dân, chính trị: cao cấp... Tháng 12/2005, được cử giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy và tháng 3-2006 được HĐND bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho tới nay.
Mục kỷ luật, ông Tô khai năm 2008 bị Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì có vi phạm trong thực hiện qui chế hoạt động của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Công ty TNHH Sông Lô.
Về khen thưởng, ông Tô khai được Huân chương lao động hạng 3, nhiều bằng khen của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, nhiều kỷ niệm chương của các Bộ ngành trung ương. Đặc biệt, phân loại đảng viên trong 5 năm liền từ 2005-2009, ông Tô đều đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có một năm 2008 đạt mức “hoàn thành nhiệm vụ” nhưng không có chữ xuất sắc.
Tự nhận xét về ưu điểm, phẩm chất đạo đức chính trị bản thân, ông Tô đánh giá mình là người “dám làm dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, luôn sâu sát cơ sở, xử lý kịp thời những nảy sinh và những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Bản thân và gia đình luôn gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, không có bất cứ việc làm vụ lợi, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vun vén lợi ích cá nhân, không tham nhũng tiêu cực..., luôn được nhân dân, cán bộ, đảng viên nơi cư trú và làm việc tin cậy, quí mến”.
Giải trình về vụ những bức ảnh khỏa thân của mình được chụp trong máy điện thoại di động của một cô gái mại dâm, ông Tô khẳng định “sự việc trên là không có căn cứ...” và việc đó là nhằm để “hạ uy tín” của ông.
-Việc vợ con ông Tô đánh ghen ở Hà Giang, ông Tô giải trình: “Đó là vụ một số kẻ có môi giới mại dâm ở thị xã dụ các cháu học sinh Trường Trung học Y tế đến khách sạn Việt Trung bán dâm, trong đó có cháu B.T.N. Cháu N không nghe, bỏ về và sau đó nói lại với những người kia nặng lời. Những người kia đã thuê taxi Trường Xuân, đẩy cháu lên xe hành hung và xỉ nhục cháu... và nói là “vợ ông Tô xử lý mày”... Cháu N có báo cho ông C. và tôi. Tôi đã giao cho công an thị xã làm rõ (có báo cáo của công an thị xã kèm theo). Đó là một hành động vi phạm pháp luật nhưng công an thị xã báo cáo lên công an tỉnh không thấy xử lý gì? Và cho rằng chưa cấu thành tội phạm và để dư luận đồn thổi vợ con tôi đánh ghen!”
Vụ án mua bán dâm người vị thành niên liên quan đến Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và những nghi án từ lời khai của các bị can cho rằng ông Tô đã mua dâm người vị thành niên, ông Tô đề nghị làm rõ những khuất tất vì sao hoãn phiên tòa phúc thẩm, vì sao Trại giam cho luật sư tự do gặp bị cáo? Và ông Tô đặt dấu hỏi phải chăng đó là việc “bới lông tìm vết, dậu đổ bìm leo...”
Trong phần cuối của báo cáo giải trình, ông Nguyễn Trường Tô nêu nguyện vọng muốn được.... hạ cánh an toàn bằng cách “điều động đi khỏi Hà Giang”. Ông viết “Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm mà tôi đã cống hiến cho Hà Giang. Thời gian công tác của tôi không còn nhiều, tôi không tham quyền cố vị, tôi không tham vọng được giao trách nhiệm lớn hơn; còn việc tiếp tục công tác tại Hà Giang với cương vị được giao như hiện nay hoặc Trung ương điều động tôi đi khỏi Hà Giang là do Đảng, nhà nước phân công, giao bất cứ việc gì tôi cũng luôn hoàn thành nhiệm vu...”
TỔ PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Trích kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương:
Vụ ảnh khỏa thân: “Viện khoa học hình sự đã có văn bản số 474/C54-P5 kết luận giám định: không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định; 13 ảnh cần giám định so với 2 ảnh mẫu có những đặc điểm giống nhau. Từ những nội dung nêu trên, có đủ cơ sở kết luận ông Nguyễn Trường Tô đã có quan hệ bất chính với chị Dung; trong mối quan hệ đó đã để lại những hình ảnh “có tính chất đồi trụy” thể hiện lối sống buông thả, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ đảng viên, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên, gây dư luận xấu trong phạm vi rộng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cá nhân”.
Vụ nghi án liên quan mua dâm người vị thành niên trong vụ án Sầm Đức Xương: “Đặc biệt dư luận trong nhân dân hiện nay đang rất bất bình trước những thông tin về vụ án “môi giới, mua dâm người chưa thành niên” tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, theo báo cáo của cơ quan chức năng và tài liệu thu thập được thì tại phiên tòa phúc thẩm từ ngày 27-1 đến 31-1-2010 có 2 bị cáo là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng khai thêm một số đảng viên, cán bộ, công chức có quan hệ tình dục với 2 bị cáo, trong đó có ông Nguyễn Trường Tô… Mặc dù hiện nay vụ án đang được cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra làm rõ, song đã có ảnh hưởng rất xấu, gây sự bất bình làm giảm lòng tin của quần chúng, nhân dân và cán bộ đảng viên; làm mất uy tín trong Đảng, trong xã hội một cách nghiêm trọng”.

Xử lý ông Nguyễn Trường Tô như thế là thỏa đáng

TT - Trao đổi với báo chí trưa 7-7, ông Hoàng Trung Luyến - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang - cho biết vụ những tấm ảnh khỏa thân của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô không phải đến tối 5-7 khi báo chí đưa tin ông mới biết, mà ông đã biết từ tháng 6-2010.

Lãnh đạo Hà Giang nói về ảnh nóng của chủ tịch tỉnh (VNN 8-7-10) --"Nghi vấn bức ảnh khỏa thân phát hiện từ năm 2006"

Bí thư chỉ… nhắc nhở Chủ tịch tỉnh Hà Giang vì “lợi ích chung, riêng” Dân Trí
(Dân trí) - Trao đổi với báo chí ngày 7/7, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Giang cho biết hoàn toàn bị bất ngờ trước những sai phạm của vị Chủ tịch tỉnh vì đã nhiều năm qua, Ban thường vụ tỉnh ủy không hề hay biết sự việc. ...
Bộ Công an điều tra tố cáo Chủ tịch Hà Giang liên quan vụ mua dâmVNExpress
Ông Nguyễn Trường Tô vẫn trong danh sách giới thiệu nhân sựBáo Đất Việt
Lãnh đạo Hà Giang nói gì về ảnh khỏa thân của CT tỉnh?VTC
Tin nhanh -Tiền Phong Online -Thanh Niên
tất cả 15 bài viết »
Bí thư chỉ… nhắc nhở Chủ tịch tỉnh Hà Giang vì “lợi ích chung, riêng” Dân Trí
(Dân trí) - Trao đổi với báo chí ngày 7/7, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Giang cho biết hoàn toàn bị bất ngờ trước những sai phạm của vị Chủ tịch tỉnh vì đã nhiều năm qua, Ban thường vụ tỉnh ủy không hề hay biết sự việc. ...
Bộ Công an điều tra tố cáo Chủ tịch Hà Giang liên quan vụ mua dâmVNExpress
Ông Nguyễn Trường Tô vẫn trong danh sách giới thiệu nhân sựBáo Đất Việt
Lãnh đạo Hà Giang nói gì về ảnh khỏa thân của CT tỉnh?VTC
Tin nhanh -Tiền Phong Online -Thanh Niên
tất cả 15 bài viết »

- Vụ chủ tịch tỉnh Hà Giang lộ ảnh khỏa thân: Chỉ nhắc nhở vì… “cân nhắc lợi ích” (PLTP 8-7-10)

Phương án giới thiệu nhân sự cho nhiệm kỳ tới được làm vào tháng trước vẫn có tên ông Tô.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, việc những bức ảnh khỏa thân của ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch tỉnh Hà Giang có trong máy điện thoại của gái bán dâm thực tế đã được giám đốc công an và bí thư Tỉnh ủy Hà Giang biết từ năm 2006.

Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao thông tin trên lại không được công khai, không tiến hành kiểm tra, xử lý? Trao đổi với báo giới ngày 7-7, ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, nói: “Tôi hết sức bất ngờ vì suốt bao nhiêu năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy không hề hay biết chuyện này”.

“Bí thư chỉ muốn nhắc nhở riêng”

. Thưa ông, trong kết luận Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) có nói sai phạm của ông Tô từ năm 2005, là người nằm trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy ông có biết chuyện này không?

Tiêu điểmLiên quan đến bản danh sách “đen” các cán bộ tỉnh Hà Giang bị tố cáo mua dâm trong vụ Sầm Đức Xương, ông Luyến cho biết: Các cá nhân đã giải trình nhưng đến nay chưa ai thừa nhận có hành vi mua dâm. UBKT Tỉnh ủy đang đợi kết luận của công an để xử lý.

+ Chỉ sau khi tổ công tác của UBKTTW thông báo thì chúng tôi mới biết. Hôm rồi (tháng 6-2010), báo cáo trước tập thể trước UBKTTW, anh Hoàng Minh Nhất - Bí thư Tỉnh ủy mới nói là năm 2006, anh Nguyễn Bình Vận - Giám đốc công an tỉnh nói với anh Nhất là có ảnh khỏa thân của anh Tô trong máy cô Dung. Anh em công an bắt được cô Dung tại một nhà nghỉ về hành vi bán dâm, thu máy điện thoại thì phát hiện có ảnh ông Tô. Sau khi nhận được báo cáo đó, anh Nhất có suy nghĩ rằng chỉ cần gọi anh Tô ra để nhắc nhở riêng vì khi đó anh Tô mới làm chủ tịch UBND tỉnh được mấy tháng thôi. Cân nhắc lợi chung, lợi riêng thì chỉ nhắc nhở và cũng suy nghĩ là không biết ảnh ấy có thật hay không vì công nghệ chỉnh sửa ảnh hiện nay đã rất cao rồi. Do đó, anh Nhất mới quyết định không đưa ra tập thể để kiểm điểm.. Vậy trong cuộc họp đó, ông Nguyễn Trường Tô có báo cáo gì về những tấm ảnh trên?

+ Anh Tô khẳng định năm 2006 anh Vận không hề nhắc gì về chuyện những tấm ảnh trên, còn anh Nhất chỉ nhắc nhở chung chung là khi đi công tác, ăn cơm, anh Tô phải biết kiềm chế, không nên nói đùa, ngồi lâu… Anh em chúng tôi cũng thấy là bí thư nhắc như thế là đúng.

Khi tổ công tác UBKTTW yêu cầu, anh Tô có viết bản giải trình. Anh Tô nói không biết ai chụp, lúc nào. Trong khi đó, bức ảnh qua giám định của cơ quan công an thì đó là ảnh thực, không phải ghép.

. Theo ông, cách xử lý của đồng chí bí thư Tỉnh ủy chỉ là nhắc nhở riêng chứ không đưa ra kiểm điểm trước tập thể liệu có vi phạm điều lệ Đảng? Nếu là ông thì ông xử lý thế nào?

+ Nếu sự việc đã được điều tra, xác minh rõ ràng thì cách xử lý như thế là sai với điều lệ Đảng. Nhưng trong trường hợp này, khi những bức ảnh chưa được giám định, làm rõ thì cần phải cân nhắc. Nếu là tôi, tôi sẽ mời 2-3 thành viên trong thường trực Tỉnh ủy cùng làm việc, nhắc nhở anh Tô để thể hiện tính tập thể, tính tổ chức.

“Không biết có còn ai tín nhiệm…”

. Sau khi có kết luận của UBKTTW, quan điểm xử lý của lănh đạo Tỉnh ủy về vụ việc trên như thế nào?

+ Chiều qua, họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhưng chỉ họp bàn về báo cáo đánh giá tổng kết đại hội đảng các cấp. Đồng thời, thống nhất phương án nhân sự cho nhiệm kỳ tới cũng như quy trình làm nhân sự...

. Thưa ông, trong phương án nhân sự cho nhiệm kỳ tới, những nhân vật bị nhắc nhở trong bản kết luận của UBKTTW, trong đó có bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và giám đốc công an tỉnh có tên trong danh sách giới thiệu không?

+ Trong bản giới thiệu cũ thì vẫn có nhưng mới thì chưa biết được vì hôm qua mới bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm.

Riêng những anh nằm trong danh sách bị tố cáo liên quan đến vụ án môi giới mại dâm (vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học sinh) thì không bầu vào đại biểu đi dự hội nghị cấp trên và cũng không đưa vào nhân sự.

. Nhưng ông Tô có trong danh sách bị tố cáo vẫn được giới thiệu, thưa ông?

+ Vẫn đưa vì trong danh sách giới thiệu của ban chấp hành khóa cũ giới thiệu từ tháng trước. Hôm qua trong danh sách thì có, còn có giới thiệu hay không thì giờ này chưa biết vì phiếu chưa kiểm xong. Tuy nhiên, sau khi có kết luận của UBKTTW thì không biết có ai giới thiệu anh Tô nữa không vì kết quả kiểm phiếu vẫn đang được giữ kín ở Tiểu ban nhân sự.

. Xin cảm ơn ông.

Ông HOÀNG MINH NHẤT, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang: “Báo chí cần biết những gì không nên nói”

Sự việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô đã rất công khai rồi. UBKTTW làm theo luật, có quy trình và đã công bố kết luận. Trong công bố của UBKTTW còn có một bước là trình với Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Khi nào Bộ Chính trị và Ban Bí thư có quyết định thì chúng tôi sẽ xử lý theo quyết định đó. Cái gì cũng phải xử lý hợp lý, hợp tình và vào thời gian nào cho tốt, cho hài hòa. Tuy nhiên, báo chí phải nhìn từ nhiều góc độ, những cái gì được nói và những cái gì không nên nói, còn phải vì tình hình chính trị chung. Về việc UBKTTW đề nghị kỷ luật cách chức anh Tô thì tập thể chúng tôi cũng rất công minh. Anh Tô cũng rất thẳng thắn, cũng đã nói hết rồi.

Bí thư nhắc riêng Chủ tịch Hà Giang về ảnh khỏa thân

Những cán bộ nằm trong danh sách bị tố cáo liên quan đến vụ án môi giới mại dâm sẽ không được bầu vào đại biểu đi dự hội nghị cấp trên

Chủ tịch tỉnh Hà Giang buông thả trong lối sống (VnEx 7-7-10) -- "đã quan hệ không lành mạnh với một cô gái bán dâm" (Ở Mỹ, chính trị gia bị bắt "quả tang với gái bán dâm" là chuyện thường, "quả tang với trai bán dâm" mới là nguy!) -- Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận 4 ảnh khỏa thân (VTC 7-7-10) -- Thái độ bất ngờ của vợ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (VTC 7-7-10) --

Ông Tô nên tự xử? Trên hầu hết các diễn đàn và các quán bia vỉa hè ngày hôm qua, đâu đâu cũng bàn tán về scandal tình dục của chủ tịch Tô. Trong đó, bàn tán nhiều nhất lại là thái độ của chính đương sự khi sự việc đã được phanh phui.

Thông báo của cơ quan kiểm tra Đảng nói: “Những vi phạm của đồng chí Tô đã được đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm”. Còn trước đó, trả lời báo chí nước ngoài ông Tô mạnh miệng nói rằng cáo buộc ông quan hệ với gái mại dâm là “âm mưu của các thế lực thù địch” trước đại hội Đảng và ông sẽ kiện người đưa ra các cáo giác nói trên (?).

Chuyện “anh hùng sa ải mỹ nhân” xưa nay đâu có hiếm, song việc của chủ tịch làm dư luận nóng mãi chỉ bởi cách ứng xử từ chính ông.

Hơn 30 năm trước, cảnh sát bang Kentucky (Hoa Kỳ) từng phát hiện ra một tờ séc do một dân biểu thuộc hội đồng thành phố Cincinnati trả cho gái mại dâm. Ngay sau đó, ông Jerry Springer, người ký tờ séc đã thú nhận vụ việc với báo chí và từ chức trong một tâm trạng hối lỗi và cầu thị. Cảm phục sự chân thật của ông, một năm sau người dân thành phố lại bầu ông vào hội đồng thành phố và ông trở thành thị trưởng bốn năm sau đó. Khi rời bỏ chính trường, ông trở thành người dẫn chương trình truyền hình và không khán giả nào coi sự có mặt của ông trên truyền hình là “phản cảm”.

Khá nhiều chính khách sau này đã học cách “tự xử” đó khi xuất hiện bê bối tình dục liên quan đến cá nhân. Người thì lên TV nhận lỗi, người đưa ngay đơn từ chức, song thái độ chung của công chúng đều đánh giá cao tính tự giác, “nhìn thẳng vào sự thật” của các chính khách này, bởi họ hiểu và chia sẻ “sự yếu đuối” của các quý ông trước người đẹp.

Một trong những ví dụ tiêu biểu là sự tha thứ của cử tri Mỹ cho vụ bê bối tình dục của Tổng thống B.Clinton với nữ thực tập sinh Nhà trắng. Họ cho rằng tổng thống cũng là con người, cũng có những phút yếu lòng, nhưng vấn đề là ông đã nhận ra sai lầm, đủ bản lĩnh vượt qua bê bối để lãnh đạo đất nước.

Còn hiện giờ vợ ông Tô tỏ ra bản lĩnh (không biết có thật lòng không khi có tin bả ép khai để đánh ghen nên ông Tô sa thải tài xê riêng) khi nói rằng “dù buồn nhưng vẫn đứng cạnh chồng”. Nhưng dư luận thì lại đang chờ đợi thái độ của chính ông!

Luật sư nói gì về vụ Chủ tịch tỉnh Hà Giang?

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 6-7, một nguồn tin có trách nhiệm tại Hà Giang xác nhận thông tin ông Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, có một số bức ảnh khỏa thân trong máy điện thoại của gái mại dâm.

Học trò khai tiếp Chủ tịch Hà Giang ở khách sạn

Tại phiên tòa, Thúy khai quan hệ với ông Tô trong một lần ông này họp với huyện Vị Xuyên.

Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận ảnh khỏa thân là của mình Phap luat TPHCM Online 7/7

pictureBí thư Tỉnh ủy và giám đốc công an biết nhưng lờ đi, không xử lý việc ông Tô từng quan hệ với gái mại dâm từ năm 2005.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TW) đã đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô - chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Lý do là từ năm 2005 đến nay, ông Tô đã “thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội”.

Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, vào ngày 22-11-2006, Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung đang bán dâm cho khách tại một khách sạn ở phường Minh Khai, thị xã Hà Giang. Sau đó, vụ mua bán dâm này được xử lý hành chính theo quy định.

Tuy nhiên, kiểm tra máy điện thoại di động thu giữ của Dung, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn từ số máy của ông Tô, đặc biệt trong máy còn lưu một số hình ảnh của ông Tô đang khỏa thân nằm trên giường. Dung khai nhận sau khi hai người quan hệ xong, ông Tô đã nằm ngủ trong tình trạng không mặc quần áo và Dung đã dùng điện thoại chụp những bức ảnh này.

Sau đó vụ việc đã được báo cáo lên lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang và bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tuy nhiên, vụ việc này đã bị “chìm xuồng” cho đến khi UBKT TW phát hiện.

Nguồn tin từ UBKT TW cho biết trong bản tự kiểm điểm, chủ tịch Tô đã thừa nhận mình chính là người đàn ông trong bốn bức ảnh lưu trong máy điện thoại của Dung.

Thực tế, không chỉ liên quan đến vụ việc trên, trong vụ án hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học sinh, hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng (19 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi) đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Trong đó, hai bị cáo khẳng định ngoài ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương còn có ông Nguyễn Trường Tô và một số cán bộ của tỉnh Hà Giang đã có quan hệ tình dục và trả tiền cho hai bị cáo này.

Tại tòa cũng như trong các đơn kêu cứu, bị cáo Hằng còn cho biết trong quá trình bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra, bị cáo đã khai rõ những trường hợp liên quan đến các cán bộ nói trên nhưng hồ sơ của cơ quan điều tra không có một tài liệu nào thể hiện lời khai của bị cáo.

Trong phiên xử phúc thẩm, một lần nữa hai bị cáo này lại khẳng định việc ông Tô đã từng mua dâm mình và mô tả tường tận, chi tiết về địa điểm khách sạn, nhà nghỉ mà ông Tô đã đưa hai bị cáo này vào để quan hệ tình dục. Bị cáo Hằng còn miêu tả cụ thể phòng làm việc của chủ tịch Tô và những dấu vết đặc biệt trên cơ thể của vị chủ tịch này.

Hiện vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Ông Nguyễn Huy Nạp,nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang:

Bí thư và giám đốc công an tỉnh không cho tập thể biết

“Từ năm 2005 đến khi tôi nghỉ hưu (năm 2009), Thường vụ Tỉnh ủy cũng như Ban Tổ chức Tỉnh ủy không hề được nghe thông tin gì về những việc trên. Đến mấy hôm nay tôi mới được nghe thấy thông tin về những tấm ảnh của ông Tô khiến tôi cũng giật mình”.

. Nhưng thưa ông, tại thời điểm ông còn đương nhiệm, đã bao giờ Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm hay nhắc nhở gì về việc ông Tô có lối sống không lành mạnh, vi phạm thuần phong mỹ tục?

+ Thời tôi làm việc thì không thấy gì cả, không ai đưa ra tập thể, không ai báo cáo gì cả. Và cũng không ai giao cho tôi kiểm tra việc này.

. Kết luận của UBKT TW cho rằng ông Tô đã sai phạm từ năm 2005, vậy với tư cách là trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy thì ông nghĩ sao?

+ Đến bây giờ dư luận nói là ông Tô có những bức ảnh trái với thuần phong mỹ tục thì tôi mới biết. Nhưng tôi không hiểu vì sao đến giờ mọi chuyện lại bung bét như thế mà khi còn làm tôi lại không hề được biết. Điều này khiến tôi cũng hết sức băn khoăn.

. Vậy theo ông, phải chăng trong vụ việc này đã có chuyện bưng bít, che giấu thông tin?

+ Thật sự khi tôi còn làm trưởng ban tổ chức thì bí thư Tỉnh ủy chưa bao giờ giao cho tôi làm kiểm điểm hay nhắc nhở ông Tô về các bức ảnh thiếu lành mạnh. Cái này cũng có thể người ta không muốn nói cho mình, cũng có thể họ không muốn giao cho tôi vì nếu giao cho tôi thì mọi chuyện sẽ bị vỡ lở và nhiều người khác cũng sẽ biết. Do đó, theo tôi hiểu chỉ có anh Nhất và anh Vận biết (ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy và Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang - NV) nhưng họ không đưa ra tập thể. Nếu đưa ra tập thể thì mọi việc đã được xử lý từ thời điểm đó chứ không phải bây giờ mọi việc mới vỡ lở.

. Xin cảm ơn ông.

Phát hiện ảnh khỏa thân của Chủ tịch UBND Hà Giang Nguyễn Trường Tô talawas blog

Ngay sau thông tin về việc kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Trường Tô (sinh năm 1953, vào Đảng năm 1983), Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Giang và Chủ tịch UBND Hà Giang, báo chí Việt Nam loan tin “phát hiện ảnh khỏa thân” của vị chủ tịch còn đang liên quan đến vụ “Hiệu trưởng mua dâm học trò” này. Tờ Đại Đoàn kết cho biết: “Theo báo cáo giải trình của ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang về vụ việc này: ‘Khi thấy (ảnh) tôi cũng bàng hoàng không tin vào mắt mình’. Và sau đó ông Vận đã báo cáo sự việc này lên Bí thư tỉnh ủy. Ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã xác nhận, nhắc nhở ông Tô cần rút kinh nghiệm trong sinh hoạt.”

Những tài liệu, báo cáo liên quan được nhà báo Trương Duy Nhất đưa lên blog của mình. Báo cáo của ông Hoàng Minh Nhất, đề ngày 07/6/2010 gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho biết ông được thông tin về vụ việc này năm 2006, nhưng “do đồng chí Nguyễn Trường Tô mới bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh được ít tháng, nên tôi dùng hình thức nhắc nhở, không tiến hành kiểm tra, kiểm điểm”.

Vì sao sự việc xảy ra cách đây 4 năm, không được đưa ra dư luận hồi cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi tên tuổi ông Nguyễn Trường Tô bất ngờ được nhắc đến trong vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò, nay bỗng được nhắc đến? Vì sao ở thời điểm này ông Nguyễn Trường Tô mới bị “kiểm tra, kiểm điểm”? Hay quả thật “dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả”, và “nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường”, như ông đã trả lời phỏng vấn của RFA tháng 2 năm nay?

Xung quanh vụ án mua bán dâm người vị thành niên ở Hà Giang: Phát hiện ảnh khỏa thân của Chủ tịch tỉnh (ĐĐK 6-7-10) -thd- Báo Đại Đoàn Kết dạo này khá! (Ông Nguyễn Trường Tô nổi tiếng rồi, báo Canada cũng đăng tin này: High-ranking official in Vietnam's Communist Party could lose job over sex scandal (CP 6-7-10)

Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Tô chủ tịch tinletrai

Vụ việc chủ tịch UBND Hà Giang Nguyễn Trường Tô mua dâm đang làm chấn động dư luận. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) cũng vừa đề nghị cách chức hết các chức vụ Đảng cũng như bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Những thông tin về quan lớn chủ tịch này được đông đảo quần chúng quan tâm theo dõi…

2007:

Chiếc xe mang biển kiểm soát “tứ quý lộc” 23C – 6666 chạy trên đường phố Hà Nội liên tục từ năm ngoái đến nay đã khiến nhiều người qua đường “đoán già đoán non” chủ nhân của chiếc xe này phải là 1 ông “quan lớn”.

Đáng chú ý, chiếc xe này mang biển kiểm soát màu xanh (dùng cho các cơ quan Nhà nước) với “mã vùng” của tỉnh Hà Giang (23).

Theo quy định hiện hành, người đứng đầu ở các địa phương là các Bí thư tỉnh uỷ cũng chỉ được đi xe ô tô có giá tiền tương đương một tỷ đồng (khoảng 65.000 USD theo giá hiện nay). Các Bí thư tỉnh uỷ địa phương hiện nay thường đi xe ô tô Toyota Camry 3.0.

Theo xác minh của phóng viên, chiếc xe có biển kiểm soát 23C – 6666 mang nhãn hiệu Lexus – LS 430. Đây là chiếc xe cùng dòng với xe mà nguyên chủ tịch TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên từng sử dụng và nó được ví như “cưỡi mấy ngàn con trâu”.

Quan nao dung xe sang den vay

Trả lời PV qua điện thoại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Vương Mí Vàng khẳng định, lãnh đạo tỉnh này không có ai đi chiếc xe Lexus – LS 430 biển kiểm soát 23C – 6666. Ông Vàng cho biết, hiện nay đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đang sử dụng xe biển kiểm soát là 80… còn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thì sử dụng xe có nhãn hiệu Crown.


Dư luận đặt câu hỏi, vậy ai sử dụng chiếc xe hạng sang có gắn biển công này?

Ngay sau khi báo đăng, ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đã có công văn số 3581/UBND – NC gửi Văn phòng Chính phủ và báo Điện tử Dân trí khẳng định: “Các cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hà Giang không có đơn vị nào đăng ký sử dụng và sở hữu chiếc xe 23C – 6666 như báo Dân trí nêu”.

Vì thế, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Cục C26 (Bộ Công an) và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an Hà Nội xử lý chủ sở hữu chiếc xe nói trên theo quy định của pháp luật.

Trước đó ngày 15/11, Giám đốc công an tỉnh Hà Giang Nguyễn Bình Vận cũng đã có báo cáo số 1759/BC-VP gửi UBND tỉnh Hà Giang khẳng định chiếc xe 23C – 6666 đang lưu hành tại Hà Nội mang biển số giả bởi Công an Hà Giang chưa cấp cho xe ô tô nào mang biển kiểm soát trên.

“Hiện công an Hà Giang đang phối hợp với C26 và Công an Hà Nội truy tìm chiếc xe Lexus – LS 430 biển kiểm soát 23C – 6666 để làm rõ và xử lý theo pháp luật” – ông Vận cho biết trong báo cáo

2009:

Sáng 19.11, lãnh đạo Cty TNHH Sông Lô (tỉnh Hà Giang) xác nhận: Cty Sông Lô đã đệ đơn đến Toà hành chính Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang để khởi kiện Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 27.4.2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản mời lãnh đạo Cty đến giải quyết việc khởi kiện.

Theo lãnh đạo công ty, sở dĩ công ty đưa vụ kiện hành chính này là vì: Ngày 29.8.2002, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ký Quyết định số 2309/QĐ-UB để phê duyệt Dự án khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Cty Sông Lô và theo đó, Cty Sông Lô được phép khai thác và tuyển quặng tại mỏ Na Sơn, xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), và được phép luỵện quặng sắt tại thôn Quyết Thắng và thôn Tả Vải, xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang).

Trong 4 năm qua, Cty Sông Lô đã đầu tư nhiều tỉ đồng để mua sắm máy móc, xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, ngày 27.4.2006, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký Quyết định số 1058/QĐ-UBND để huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB ngày 29.8.2002 của UBND tỉnh Hà Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhận sai sót

Lao Động số 286 Ngày 08/12/2007 Cập nhật: 8:49 AM, 08/12/2007

Việc Công ty TNHH Sông Lô khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang được Báo Lao Động phản ánh trong số báo ra ngày 20.11.2006. Một năm sau ngày Báo Lao Động phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đã chính thức nhận sai.

Vụ việc tóm lược như sau: Ngày 29.8.2002, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Triệu Đức Thanh ký Quyết định số 2309 phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô (Công ty Sông Lô). Dự án thực hiện được 4 năm thì ngày 27.4.2006, người kế nhiệm ông Triệu Đức Thanh là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô ký Quyết định số 1058 để huỷ bỏ Quyết định số 2309.

Phản đối quyết định của Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, Công ty Sông Lô đã khiếu nại nhưng không được giải quyết theo luật nên khởi kiện ra toà. Sát ngày toà xét xử, do UBND tỉnh nhận ra thiếu sót và hứa sửa sai, Công ty Sông Lô rút đơn kiện.

Thế nhưng bất ngờ ngày 5.3.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký Quyết định số 585 thay thế Quyết định số 1058 để tiếp tục huỷ bỏ Quyết định 2309. Công ty Sông Lô lại tiếp tục khiếu nại và do cũng không được cứu xét nên phải khởi kiện Quyết định số 585 ra toà.

Ngày 14.9.2007, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính và tuyên huỷ Quyết định số 585 vì trái luật. Sau phiên toà, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô ký hai đơn kháng cáo (ngày 23.9.2007 và 8.10.2007). Tuy nhiên, đến sát ngày xét xử phúc thẩm, ngày 22.11.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô đã ký đơn gửi Toà án Nhân dân Tối cao xin rút toàn bộ đơn kháng cáo vì nhận ra sai sót.

Mới đây (ngày 27.11), Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên toà và tuyên án; chấp nhận đơn xin rút đơn kháng cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.


Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang coi thường… pháp luật?


Kì 2: “Dối trên, lừa dưới” và bác người tiền nhiệm?

“Kiên quyết chống lại… Chính phủ?”

Có lẽ, khi nhà văn Lê Lựu – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam – trong một bài viết trên Tạp chí VHDNVN mang tựa đề: Vì sao ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang kiên quyết chống lại… Chính phủ? đã nêu một câu hỏi thẳng thắn kiểu… văn học. Nhưng, những gì mà ông Chủ tịch này đã và đang làm thì lại rất khó giải thích…

Để đối phó với chỉ đạo của Chính phủ, như chúng tôi đã nêu trong kì báo trước, ngày 27-6-2007 ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã triệu tập cuộc họp toàn bộ các sở, ban, ngành của tỉnh để bàn việc giải quyết vấn đề khiếu nại của Cty Sông Lô.

Ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chủ trì, thông báo trước hội nghị: Theo Phòng Kế toán tổng hợp thì UBND tỉnh chỉ nợ Cty Sông Lô… 5 tỉ đồng! Đại diện của Cty Sông Lô không chấp nhận con số thông báo này, (bởi thực tế hiện con số nợ của UBND tỉnh với Cty Sông Lô là gần 50 tỉ đồng, chưa tính lãi và trượt giá!). Chủ tịch tỉnh yêu cầu chứng minh. Đại diện Cty Sông Lô đã xuất trình toàn bộ biên bản xác nhận nợ của đại diện chủ đầu tư. Chủ tịch tỉnh đã thừa nhận và cam kết sẽ trả toàn bộ nợ tồn đọng cho Cty. Tuy nhiên, một ngày sau đó, ông lại có văn bản kết luận kiểu “hoãn binh”: “Tiếp tục giao cho các ngành xem xét báo cáo lên UBND tỉnh để giải quyết trước ngày 10-7-2007″. Được biết, trước đó trong một văn bản báo cáo Chính phủ: UBND tỉnh nợ Cty Sô Lô 14 tỉ đồng. Nguy hiểm hơn, trong báo cáo số 154/UBND-BC ngày 02-10-2006, UBND tỉnh Hà Giang khẳng định: Nếu Cty Sông Lô được thanh toán 100% số nợ trên, thì cũng chỉ giải quyết được gần 35% số nợ ngân hàng!

Còn chuyện cấp mỏ cho doanh nghiệp nữa: Ông Nguyễn Trường Tô chỉ đạo UBND tỉnh làm văn bản, hồ sơ đề nghị Chính phủ cấp mỏ sắt và chì kẽm ở Na Sơn – Tùng Bá cho Cty Sông Lô. Nhưng khi được Chính phủ chấp nhận, thì ông lại mang mỏ này cấp cho… Cty Hoàng Bách (mới được thành lập vội vàng trước đó hơn một tháng).

Như vậy, chỉ với những báo cáo kiểu “tiền hậu bất nhất” như trên, ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã vô tình (hay cố ý) đẩy hàng nghìn người lao động của Cty Sông Lô vào cảnh thất nghiệp, nợ nần. Hàng trăm tỉ đồng tiền máy móc, thiết bị của doanh nghiệp này đang nằm phơi sương gió và hư hỏng nặng. Những hợp đồng mà Cty Sông Lô đã kí với đối tác liên doanh với nước ngoài (Trung Quốc) cũng nghiễm nhiên bị huỷ bỏ, gây tổn hại không chỉ về kinh tế, mà còn danh dự và uy tín của một doanh nghiệp Việt Nam.

Với những điều chúng tôi đã trình bày vắn tắt như trên, cũng đồng nghĩa với việc ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo chính quyền địa phương mình “rải thảm… đen” cho các nhà đầu tư?


Bác bỏ quyết định và thành quả của người tiền nhiệm.

Để được phép tiến hành đầu tư, khai thác khoáng sản tại Mỏ Sắt Tùng Bá và Mỏ Chì kẽm Na Sơn, trong khoảng 5 năm (2000 – 2005) Cty Sông Lô đã tiến hành khảo sát, làm các thủ tục hành chính với hàng trăm loại văn bản giấy tờ, hàng trăm chữ kí và con dấu.

Ngày 29-8-2002, UBND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định số 2309/QĐ-UB, do Chủ tịch Triệu Đức Thanh kí về việc phê duyệt dự án NCKT: Khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô, tỉnh Hà Giang.

Văn bản Quyết định dài 05 trang A4. Điều 1 của quyết định trên nêu rõ: “Dự án khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Cty TNHH Sông Lô – Tỉnh Hà Giang, là Dự án nguồn vốn đầu tư chủ yếu của tư nhân, Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí san ủi mặt bằng”.

Cũng trong điều 1 còn có quy định rất cụ thể nội dung 10 điểm: Sự cần thiết đầu tư; tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức quản lí thực hiện dự án; địa điểm xây dựng (khu khai thác, tuyển quặng và khu luyện quặng sắt); hình thức đầu tư; công nghệ và thiết bị; nguyên liệu dùng để luyện quặng; quy mô của dự án và các giải pháp bảo đảm.

Riêng điểm 1 nói về sự cần thiết đầu tư, văn bản viết: Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ gang thép trên thị trường nội địa và chương trình phát triển 4 triệu tấn gang thép của Nhà nước (đến năm 2002). Hiện nay, Việt Nam mới chỉ sản xuất được 400.000 tấn gang thép. Vì vậy, Nhà nước khuyến khích đầu tư sản xuất gang, thép thỏi để phục vụ cho các nhà máy cán thép trong nước. Hà Giang là một tỉnh miền núi, có nguồn quặng sắt khá phong phú, nhưng chưa được đầu tư khai thác, vì vậy, việc xây dựng dự án… (này) là hết sức cần thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển đã được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép.

Sau hơn một năm tích cực chuẩn bị, ngày 14-11-2003, Cty Sông Lô đã long trọng tổ chức Lễ “Động thổ” khởi công xây dựng Nhà máy Tuyển, luyện gang thép tại Tùng Bá – Na Sơn. Trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Trọng Quý (thay ông Triệu Đức Thanh) đã dẫn đầu đoàn đại biểu đại diện tất cả các Ban, Ngành, Đoàn thể của tỉnh Hà Giang đến dự chia vui với Cty Sông Lô. Ông cũng là người vinh dự được xúc xẻng đất, bổ nhát cuốc đầu tiên để động thổ xây dựng công trình – Bởi ai cũng hiểu: Có thể coi đây là một mốc son mới trên con đường công nghiệp hóa của tỉnh nghèo Hà Giang…

Trong không khí hân hoan, xúc động đó, cả tân Chủ tịch Đỗ Trọng Quý và Phó Chủ tịch thường trực Hoàng Đình Châm cùng tất cả các quan chức đại biểu tỉnh Hà Giang có mặt hôm ấy, không ai có thể ngờ rằng: Chỉ hơn 2 năm sau, vào ngày 27-4-2006, ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch mới đắc cử của UBND tỉnh Hà Giang đã kí quyết định số 1058/QĐ-UBND với nội dung phủ quyết thành quả mà họ đã vỗ tay chứng kiến: “Huỷ bỏ quyết định số 2309/QĐ-UB, ngày 29-8-2002 của Chủ tịch (tiền nhiệm) UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án NCKT, khai thác, tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Cty TNHH Sông Lô – Tỉnh Hà Giang” vì “không đảm bảo các điều kiện thực thi theo quy định của pháp luật” (!?).

Có 03 lí do được nêu ra trong một văn bản dài 02 trang A4, nhưng đã không đủ để thuyết phục ai. Xin đừng vội xem xét việc đúng sai của văn bản này. Bởi dư luận Hà Giang thời điểm đó muốn biết điều gì ẩn chứa đằng sau quyết định lạ lùng nói trên. Họ đã không phải chờ đợi lâu, chỉ 15 hôm sau, vào ngày 12-5-2006, tân Chủ tịch UBDN tỉnh Hà Giang đã có Quyết định số 1188/GP-UBND (do Phó chủ tịch Hoàng Đình Châm kí thay): “Quyết định về việc cấp giấy phép khai thác khoảng sản Chì – Kẽm cho Cty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách – Hà Giang”. Nhiều người cho rằng: Đây là một Cty “sân sau” của Chủ tịch Nguyễn Trường Tô. Nó mới chỉ được thành lập vội vàng trước đó hơn một tháng để hợp pháp hóa chuyện “thế chân” Cty Sông Lô, theo kiểu “cốc mò cò xơi”…


Nhiều lần ra quyết định… sai về thể thức văn bản

Dường như chưa yên tâm với những quyết định hành chính vội vã của mình, ngày 5-3-2007, ông Nguyễn Trường Tô đã kí thêm Quyết định số 585/QĐ-UBND với cùng một nội dung trích yếu như quyết định số 1058: “Quyết định về việc huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB, ngày 29-8-2002 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô”. Văn bản này có 05 điều, nhưng cũng chỉ dài có 01 tờ giấy được in tiết kiệm cả 02 mặt. Điều 4 nêu: “Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí và thay thế Quyết định số 1058/QĐ-UBND, ngày 27-4-2006 của UBND tỉnh Hà Giang”. Tới đây, dư luận đặt câu hỏi: Vì lí do gì mà ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô phải dùng tới 02 Quyết định để bác bỏ một Quyết định mà hai người tiền nhiệm của ông đều nhiệt tình ủng hộ và tự bác luôn cả quyết định của chính mình ?

họp báo sông Lô Hà Giang

Sau này, khi đã bị Cty Sông Lô khởi kiện ra tòa và bị thua kiện, trong Đơn xin rút Đơn kháng cáo và Đơn kháng cáo bổ sung, chính ông Nguyễn Trường Tô đã phải thừa nhận cái sai của mình rằng: “Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Giang cũng nhận thấy rằng: Trong việc ban hành Quyết định số 585/QĐ-UBND, ngày 5-3-2007 về việc huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB, ngày 29-8-2002 về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô có sai sót về thể thức văn bản”.

Công bằng mà nói, ngày đó dư luận đã đánh giá cao việc ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã “dũng cảm” thừa nhận mình sai, tự làm Đơn xin rút đơn kháng cáo và Đơn kháng cáo bổ sung, mà trước đó đã hai lần ông “kêu oan” gửi Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tuy nhiên, ông đâu có hiểu rằng chỉ vì những quyết định vội vàng “có sai sót về thể thức văn bản” ông đã kí và đang khiến cho hàng trăm tỉ đồng của Cty Sông Lô đầu tư vào việc làm đường giao thông, mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy, mỏ tới ngày khai thác… đã bị lãng phí, tổn thất và xuống cấp, hàng nghìn người lao động bị thất nghiệp, điêu đứng. Rõ ràng ông đã và đang dồn một doanh nghiệp vào bước đường cùng, đẩy họ tới bờ vực phá sản. Uy tín của Đảng bộ, chính quyền địa phương cũng bị giảm sút nghiêm trọng trước các nhà đầu tư ở Hà Giang?


http://1nguoiviet.wordpress.com

*

TIỂU SỬ TÓM TẮT CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ GIANG

NGUYỄN TRƯỜNG TÔ

Ngày sinh: 22 tháng 02 năm 1953

Dân tộc: Kinh

Quê quán: Xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Trình độ văn hóa: 10/10

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Ngày vào Đảng: 03 năm 1983

Ngày chính thức: 03 năm 1984

*

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhận sai sót

Việc Công ty TNHH Sông Lô khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang được Báo Lao Động phản ánh trong số báo ra ngày 20.11.2006. Một năm sau ngày Báo Lao Động phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đã chính thức nhận sai.

Vụ việc tóm lược như sau: Ngày 29.8.2002, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Triệu Đức Thanh ký Quyết định số 2309 phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô (Công ty Sông Lô). Dự án thực hiện được 4 năm thì ngày 27.4.2006, người kế nhiệm ông Triệu Đức Thanh là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô ký Quyết định số 1058 để huỷ bỏ Quyết định số 2309.

Phản đối quyết định của Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, Công ty Sông Lô đã khiếu nại nhưng không được giải quyết theo luật nên khởi kiện ra toà. Sát ngày toà xét xử, do UBND tỉnh nhận ra thiếu sót và hứa sửa sai, Công ty Sông Lô rút đơn kiện.

Thế nhưng bất ngờ ngày 5.3.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký Quyết định số 585 thay thế Quyết định số 1058 để tiếp tục huỷ bỏ Quyết định 2309. Công ty Sông Lô lại tiếp tục khiếu nại và do cũng không được cứu xét nên phải khởi kiện Quyết định số 585 ra toà.

Ngày 14.9.2007, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính và tuyên huỷ Quyết định số 585 vì trái luật. Sau phiên toà, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô ký hai đơn kháng cáo (ngày 23.9.2007 và 8.10.2007). Tuy nhiên, đến sát ngày xét xử phúc thẩm, ngày 22.11.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô đã ký đơn gửi Toà án Nhân dân Tối cao xin rút toàn bộ đơn kháng cáo vì nhận ra sai sót.

Mới đây (ngày 27.11), Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên toà và tuyên án; chấp nhận đơn xin rút đơn kháng cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.


http://www.laodong.com.vn/Home/Chu-tich-UBND-tinh-Ha-Giang-nhan-sai-sot/200712/68061.laodong

*

Hà Giang Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Trường Tô

“Bát cơm” đưa đến gần miệng nào ngờ…

Có người đã ví việc UBND tỉnh Hà Giang, cụ thể là ông Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô ra quyết định bác các quyết định của người tiền nhiệm, lấy mỏ Tùng Bá – Na Sơn và con đường do công ty sông Lô được phép đầu tư đến lúc gặt hái được giao cho Công ty Hoàng Bách như: “người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo, nấu thành cơm. Khi đưa bát cơm lên miệng thì bị giật mất” bởi Công ty Sông Lô đã bỏ công sức, tiền bạc xây dựng nên các công trình hạ tầng cho việc khai thác, tuyển luyện quặng. Bỗng dưng bị cưỡng chế cho Công ty Hoàng Bách vừa thành lập chưa đầy một tháng hưởng toàn bộ thành quả lao động của Công ty Sông Lô. Sau khi lấy được mỏ, Công ty Hoàng Bách bỏ qua công đoạn luyện kim, chỉ xúc quặng lên xe chở ùn ùn qua biên giới bán quặng thô cho nước ngoài. Vậy mà nhiều năm qua, việc vô lí ấy vẫn ngang nhiên tồn tại như một sự thách thức pháp luật, thách thức lương tri con người.

Cơ sở pháp lí để Công ty Sông Lô thực hiện dự án này là một loạt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và các quyết định của UBND tỉnh Hà Giang, cũng như của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Có thể hệ thống như sau: Ngày 26/2/2001, Thường trực Tỉnh ủy Hà Giang có công văn số 217/CV-TU, chấp nhận đề nghị của UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Sông Lô được khai thác, chế biến quặng ăng-ti-mon, chì, kẽm và bán thành phẩm quặng sắt tại Hà Giang. Sau đó, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 1234/QĐ/UB ngày 10/5/2001 với nội dung: giao cho Công ty Sông Lô tổ chức khảo sát, thăm dò lấy mẫu công nghệ để xây dựng dự án và được khai thác tận thu chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ngày 29/8/2002 UBND tỉnh Hà Giang có Quyết định số 2309/QĐ-UB phê duyệt dự án khai thác chế biến quặng sắt của Công ty Sông Lô. Tại Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 5/2/2002, UBND tỉnh Hà Giang đã cấp mỏ sắt Tùng Bá và 20 ha mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Sông Lô thực hiện.

Việc UBND tỉnh Hà Giang cấp mỏ cho Công ty Sông Lô thời điểm đó là hoàn toàn hợp pháp, được chứng minh bằng Quyết định số 1350/QĐ-ĐCKS ngày 19/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), phê duyệt khu vực khoáng sản và bàn giao cho UBND tỉnh Hà Giang tổ chức quản lí cấp phép đầu tư (trong đó có khu vực cấp mỏ cho công ty Sông Lô).

Căn cứ vào các quyết định của UBND tỉnh Hà Giang, Công ty Sông Lô đầu tư trên 60 tỉ đồng thực hiện dự án, trong đó có các hạng mục công trình như: nhà máy, tuyển luyện quặng, đường vào mỏ Tùng Bá – Na Sơn… Sáu năm thực hiện với khối lượng công việc đồ sộ. Riêng đường vào mỏ Tùng Bá – Na Sơn, tháng 8/2003 Chủ đầu tư là Sở Công nghiệp, Công ty tư vấn thiết kế trường Đại học GTVT đã xác định giá trị dự toán hoàn thành là 22.601.226.000 đồng, chưa tính chi phí hơn 10km đường điện, thăm dò, khảo sát… Nay tỉnh mới trả được 10 tỉ đồng khoảng chưa đạt 1/2…

Từ vụ “tước đoạt mỏ” đến “cái tâm” của ông Chủ tịch UBND tỉnh

Khi các công trình hạ tầng hoàn tất, mỏ đã được bóc đất đá để lộ quặng chuẩn bị thu hoạch, thì bỗng dưng Công ty Sông Lô bị đẩy vào cảnh trắng tay. Ngày 12/5/2006 UBND tỉnh Hà Giang (nhiệm kì mới) ban hành Quyết định số 1188/GP-UBND, cấp mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Hoàng Bách, trong khi mỏ này đang thuộc quyền quản lí hợp pháp của Công ty Sông Lô theo các Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang (nhiệm kì trước). Sau đó, UBND tỉnh lại dùng các cơ quan chức năng gây áp lực, cưỡng chế Công ty Sông Lô ra khỏi mỏ, trong khi không có bất cứ văn bản, quyết định cưỡng chế nào. Công ty Hoàng Bách, với sự hậu thuẫn của UBND tỉnh đã đánh trọng thương người của Công ty Sông Lô, chiếm đoạt toàn bộ tài sản của Công ty Sông Lô gồm: Hơn 10 km đường giao thông, đường điện và các tài sản khác còn ở hiện trường. Sau đó, UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 1058/QĐ-UBND, hủy bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB ngày 29/8/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (nhiệm kì trước) về việc phê duyệt dự án Nghiên cứu khả thi, khai thác, tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô.

Không thể đồng ý với cái quyết định vô lối, trái luật đó, ngày 24/7/2006 Công ty Sông Lô có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hà Giang xem xét. UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 585/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 2309/QĐ-UBND và Quyết định 1058/QĐ-UBND, nhưng không xem xét đến quyền lợi hợp pháp của Công ty Sông Lô. Đến nước này thì Công ty Sông Lô, cực chẳng đã dù không muốn chút nào, buộc phải làm đơn khiếu nại và kiện vụ án hành chính ra TAND tỉnh Hà Giang theo luật định. Tại bản án số 01/2007/HCST, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 585/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang, do quyết định này hoàn toàn trái pháp luật. Sau phiên tòa, UBND tỉnh Hà Giang kháng cáo bản án lên tòa cấp trên. Thế nhưng, chính ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô lại có đơn xin rút đơn kháng cáo, ghi rõ: “Để đảm bảo quy định pháp luật, nâng cao trách nhiệm chính quyền và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công ty TNHH Sông Lô, UBND tỉnh Hà Giang xin rút toàn bộ Đơn kháng cáo ngày 23/9/2007 và kháng cáo bổ sung ngày 8/10/2007″.

Tòa án Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang đã có hiệu lực thi hành. Thế nhưng, thay vì thi hành bản án, ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lại “lật lọng”, đã không chịu chấp hành, mặc dù Chính phủ nhiều lần có văn bản chỉ đạo, thậm chí cử cả đoàn công tác đặc biệt đến Hà Giang yêu cầu giải quyết dứt điểm vấn đề của Công ty Sông Lô, nhưng ông Tô vẫn tỏ ra “điếc không sợ súng”.

Vì sao Hoàng Bách chiếm được tài sản của Công ty Sông Lô?

Tất cả những hành vi cố tình sai phạm của một số ít lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Giang (nhiệm kì 2004 – 2009), không những đẩy một doanh nghiệp lá cờ đầu của tỉnh Hà Giang đến bờ vực thẳm, mà còn khiến cho Công ty Hoàng Bách ngang nhiên thách thức cả sự chỉ đạo của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, trong việc yêu cầu Công ty Hoàng Bách thanh toán tiền lãi khi sử dụng tuyến đường cho Công ty Sông Lô do họ được hưởng lợi từ tuyến đường Tùng Bá – Na Sơn. Đã không trả nợ, công ty này còn được UBND tỉnh hậu thuẫn, “đòi” làm chủ đầu tư tuyến đường này. Thật nực cười, đường do đơn vị khác bỏ công sức, tiền bạc ra làm, chủ đầu tư là Sở Công nghiệp Hà Giang (nay là Sở Công Thương), Công ty Hoàng Bách ở đâu nhảy vào lại “đòi” làm chủ?!

Rõ ràng qua những việc mà công ty Hoàng Bách ngang nhiên chở quặng thô đi bán, chống lại chỉ đạo của Chính phủ và của UBND tỉnh, không thanh toán cho Công ty Sông Lô khoản tiền do hưởng lợi từ con đường… đã đủ thấy, Công ty Hoàng Bách thể hiện là một dạng “chơi trội” trong giới doanh nghiệp ở Hà Giang.

Sau khi Chính phủ thành lập Đoàn công tác liên ngành đến Hà Giang vào ngày 19/6/2009, yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc, UBND tỉnh Hà Giang cam kết: Sẽ giải quyết dứt điểm trước 30/9/2009. Thế nhưng, sau khi Đoàn công tác liên ngành trở về Hà Nội, thì UBND tỉnh Hà Giang chỉ thực hiện trả nợ một phần cho Công ty Sông Lô, với số tiền 17.427.758.428 đồng, rồi lại “án binh bất động”. Khoản tiền này lại bị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Giang thu hồi nợ ngay, do Công ty Sông Lô đã vay tiền đầu tư vào công trình phúc lợi xã hội tại tỉnh Hà Giang. Thế là Công ty Sông Lô, người lao động Sông Lô trắng tay vẫn hoàn trắng tay, không biết đến bao giờ mới được giải quyết

Hoàng Linh

http://songlo.com/?type=portal&tab=detail&menuID=52&catID=24&id=612&sessionid=7051839

@http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/07/06/nhung-mau-chuyen/

--------------------

Ảnh Chủ tịch Hà Giang khỏa thân trong máy gái mại dâm?

Kết quả cho thấy không có dấu hiệu cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định.

(Bee 06/07/2010 17:10:01) Trong khi đang là nghi can trong vụ án mua dâm trẻ vị thành niên, ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lại bị phát hiện có dấu hiệu liên quan đến một vụ mua dâm khác.
TIN LIÊN QUAN

Ngày 22/11/2006, khi Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) đang bán dâm tại khách sạn Thủy Tiên (tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang), có lập biên bản thu giữ của Dung một máy điện thoại di động.

Kiểm tra điện thoại, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn và lưu một số hình ảnh của một người đàn ông khỏa thân. Sau khi in phóng 4 kiểu thành 13 ảnh để đối chiếu, lực lượng công an nhận ra người đàn ông nằm trên giường kia chính là ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Tại biên bản làm việc với công an, Dung khai nhận vào tháng 11/2005 có qua đêm với ông Chủ tịch tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau khi quan hệ xong, Dung đã lấy máy điện thoại di động Nokia N7260 (máy điện thoại khi đó Dung sử dụng) chụp “bạn tình” theo nhiều tư thế khác nhau.

Một thời gian sau, khi đổi máy di động, Dung đã copy chuyển toàn bộ số ảnh trên sang máy di động Nokia N73 bằng cổng hồng ngoại (Bluetooth).

Kết quả giám định từ Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) trên cơ sở trưng cầu giám định 13 tấm ảnh nói trên và 2 tấm ảnh mẫu, kết luận: Không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định, 13 ảnh cần giám định so với 2 tấm ảnh mẫu của ông Tô có những đặc điểm giống nhau.

Sau đó, ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang đã báo cáo sự việc này lên Bí thư tỉnh ủy. Ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã xác nhận, nhắc nhở ông Tô cần rút kinh nghiệm trong sinh hoạt.

Ngày 5/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, UB đã thẩm tra, xác minh nhận thấy ông Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội.UBKT đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

(Theo Đại đoàn kết)

Sex scandal could cost job Straits Times

HANOI - VIETNAM'S ruling Communist Party has asked the government to dismiss a high-ranking official allegedly involved in a sex scandal, state media reported on Tuesday.

Nguyen Truong To, chairman of People's Committee in Ha Giang province, was accused of violating the conduct of a party member by having 'unhealthy relations' and leading a 'self-indulgent lifestyle,' the Nhan Dan newspaper quoted the Central Commission for Inspection as saying. Requests by the party are usually carried out.

Vietnam senior party official to be punished over sex scandal DPA

Kiểm điểm quan chức: Hà Giang chờ chỉ đạo của Trung ương

Thứ Ba, 06/07/2010 (GMT+7)- Trao đổi với Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hà Giang Lê Quang Triều sau khi UBKT TƯ đề nghị cách chức hết các chức vụ Đảng cũng như chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

>> Đề nghị cách chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang
>> Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?

UBKT Tỉnh ủy Hà Giang có bất ngờ trước đề nghị của UBKT TƯ không, thưa ông?

Mô tả ảnh.
Ông Lê Quang Triều: UBKT Tỉnh ủy sẽ đôn đốc, giám sát quá trình điều tra

Hôm nay (5/7 - PV) chúng tôi cũng vừa được nghe. Đề nghị của UBKT TƯ được tuân theo một quy trình chặt chẽ, tất cả đều theo các nguyên tắc, quy trình của pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Đối với vụ việc liên quan đến nhiều quan chức, lãnh đạo của tỉnh Hà Giang đối với vụ việc hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua bán, môi giới xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên, UBKT tỉnh đã có những việc làm cụ thể như thế nào đối với vụ việc?

Hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tố tụng. Cơ quan điều tra của Công an tỉnh Hà Giang đang tiến hành theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và làm việc độc lập. UBKT Tỉnh ủy theo đúng chức năng, vai trò, nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đôn đốc; trong những trường hợp có yêu cầu của cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ phối hợp giúp đỡ.

Theo UBKT TƯ, Bí thư tỉnh và Giám đốc Công an Hà Giang phải kiểm điểm nghiêm khắc trước Tỉnh ủy. Hà Giang đã có chỉ đạo gì chưa?

Hiện tại, chúng tôi vẫn chờ sự chỉ đạo của Trung ương.

Đối với vụ án liên quan tới đường dây mua bán dâm trẻ vị thành niên, phiên phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang đã có kết luận hủy án, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại từ đầu. Thời điểm nào sẽ có kết quả điều tra này, thưa ông?

Chúng tôi không thể chỉ đạo cơ quan tố tụng, vì điều tra của cơ quan điều tra là quá trình độc lập. Về mặt lãnh đạo Đảng, UBKT sẽ đôn đốc, giám sát quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

Luật sư Trần Đình Triển: Không bất ngờ

Mô tả ảnh.
LS Trần Đình Triển

Tôi không bất ngờ trước đề nghị của UBKT TƯ, vì những chứng cứ xác thực đã được các cơ quan TƯ xem xét, cùng với sự mình bạch của các cơ quan pháp luật, nguyện vọng của người dân. Đề nghị của UBKT TƯ thể hiện uy tín của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo của vụ án mua dâm tại Hà Giang đã yêu cầu cơ quan TƯ chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để tiến hành điều tra lại từ đầu.

Trong những người vi phạm, có những cá nhân là cán bộ cấp cao của tỉnh. Tôi cũng đề nghị khởi tố những người làm sai lệch hồ sơ vụ án, cá nhân vi phạm pháp luật như ông Nguyễn Trường Tô và những người có liên quan.
Tuy nhiên, vụ án không được cơ quan TƯ rút lên điều tra, trong khi đó, các cơ quan điều tra của CA tỉnh Hà Giang lại tiếp tục vi phạm pháp luật, vẫn gặp gia đình các cháu nạn nhân để yêu cầu không mời luật sư, yêu cầu những người bảo hộ trước pháp luật của các bị cáo ký vào biên bản cam kết không mời luật sư. Cái này chúng tôi có bằng chứng.

UBKT TƯ đề nghị cách chức hết các chức vụ Đảng, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang với ông Nguyễn Trường Tô. Ông Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội. UBKT TƯ cho hay những vi phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TƯ nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.
  • Kiên Trung

Vụ mua dâm ở Hà Giang: Báo cáo danh sách đen lên TƯ 6/7

Sau khi nhận được bản "danh sách đen" trong vụ án "thầy giáo Sầm Đức Xương mua trinh nữ sinh" có liên quan đến khá nhiều quan chức (trong đó có cả một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang), Thường vụ tỉnh ủy đã họp và có văn bản báo cáo với Trung ương. Đó là khẳng định của ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang hôm 30/03. Tuy nhiên, ông Nhất lại "không nhớ rõ lắm" thời điểm làm báo cáo giải trình lên Trung ương mà chỉ biết "đại loại là ngay sau phiên tòa phúc thẩm ít ngày", đồng thời cũng không tiết lộ nội dung bản báo cáo này.
Về thông tin có tên một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang trong bản "danh sách đen", ông Nhất cho biết Tỉnh ủy đã yêu cầu người này giải trình cá nhân.Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng tiết lộ vị lãnh đạo trên đang đề nghị khởi kiện người đưa ra bản danh sách trên vì đưa tin không chính xác, vu khống người khác.Quan điểm của tỉnh là không bao che, không bưng bít, làm đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, ông Nhất khẳng định.

Đề nghị cách chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang

VNN 05/07/2010 (GMT+7)- Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) vừa đề nghị Ban Bí thư cách chức hết các chức vụ Đảng cũng như bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô.

>> Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?

>> Tranh tụng nảy lửa vụ ’Hiệu trưởng mua dâm học trò’
Không thành khẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô

Theo thông báo hôm nay (5/7) về nội dung kỳ họp thứ 32, UBKT TƯ cho hay đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cấp ủy viên về nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống. Qua thẩm tra, xác minh cho thấy ông Tô từ năm 2005 đến nay đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

UBKT TƯ cho hay những vi phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TƯ nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Trong khi đó, các vị lãnh đạo gồm Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo đó, UBKT TƯ đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm nghiêm khắc trước Tỉnh ủy.

CHỦ TỊCH TỈNH CỞI TRUỒNG truongduynhat

Đó là những bức ảnh khỏa thân. Ừ mà khỏa thân e chưa trúng, phải nói là cởi truồng lõa lồ. Hình ảnh một ông Chủ tịch tỉnh nằm trần truồng trên giường trong nhiều tư thế rất tục tĩu sau khi hành sự xong.

Đó là hình ảnh ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Vụ án mua bán dâm trẻ vị thành niên là học sinh của ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương đang gây ầm ĩ dư luận. Cơ quan điều tra, và cả cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng cũng đang tiến hành thẩm tra xác minh xem ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô có đúng là người mua dâm như lời khai của các bị can trong vụ án?

Trong khi đang là nghi can trong vụ án mua dâm trẻ vị thành niên, ông Tô lại bị phát hiện có dấu hiệu liên quan đến một vụ mua dâm khác.

Ngày 22-11-2006, khi Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) đang bán dâm cho một vị khách tên là Phạm Văn Bằng tại khách sạn Thủy Tiên (tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang), có lập biên bản thu giữ của Dung một máy điện thoại di động Nokia N73 số thuê bao 0986.623.994. Vụ mua bán dâm này được xử lý hành chính theo qui định.

Tuy nhiên, qua kiểm tra chiếc điện thoại di động, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn và lưu một số hình ảnh của một người đàn ông nằm trần truồng trên giường. Sau khi in phóng 4 kiểu thành 13 ảnh để đối chiếu mới tá hỏa nhận ra người đàn ông trần truồng nằm trên giường kia chính là ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Tại biên bản làm việc với công an, Dung khai nhận vào tháng 11-2005 có ngủ qua đêm với ông Tô Chủ tịch tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau khi quan hệ xong, ông Tô cứ… để nguyên thế nằm ngủ mà không hề mặc áo quần. Thấy tư thế lõa lồ của ông Tô kỳ kỳ, “hâm mộ và tò mò”, Dung đã lấy máy điện thoại di động Nokia N7260 (máy điện thoại khi đó Dung sử dụng) chụp theo nhiều tư thế khác nhau. Một thời gian sau, khi đổi máy di động, Dung đã cop chuyển toàn bộ số ảnh trên sang máy di động Nokia N73 bắng cổng hồng ngoại (Bluetooth).

Kết quả giám định từ Viện khoa học hình sự (Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) trên cơ sở trưng cầu giám định 13 tấm ảnh nói trên và 2 tấm ảnh của ông Tô làm mẫu, kết luận: Không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định, 13 ảnh cần giám định so với 2 tấm ảnh mẫu của ông Tô có những đặc điểm giống nhau.

Đặc biệt, trong máy di động của Nguyễn Thị Dung còn có những tin nhắn được gửi đến từ máy di động số 0913271133 của Chủ tịch Tô với ký hiệu “TYCT”- Dung lý giải đó là “tình yêu Chủ tịch”.

Theo báo cáo giải trình của ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang về vụ việc này: “Khi thấy (ảnh) tôi cũng bàng hoàng không tin vào mắt mình người đàn ông đó là anh Nguyễn Trường Tô Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang”. Và sau đó ông Vận đã báo cáo sự việc này cho Bí thư tỉnh ủy. Ông Hòang Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang xác nhận trong một báo cáo của mình: “Nghe được tin Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang một vụ mua bán dâm tại khách sạn, có ảnh đồng chí Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh ở trong điện thoại của cô gái bán dâm. Nghe được vậy, tôi yêu cầu Giám đốc công an tỉnh báo cáo vụ việc. Sau khi giám đốc Công an tỉnh báo cáo xong, tôi có giao nhiệm vụ cho giám đốc công an tỉnh gặp đồng chí Nguyễn Trường Tô Chủ tịch UBND tỉnh thông báo, nói rõ vụ việc trên, Đồng thời, tôi cũng giao cho đồng chí Nguyễn Huy Nạp, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy (nay đã nghỉ chế độ) gặp đồng chí Nguyễn Trường Tô nói rõ và yêu cầu rút kinh nghiệm. Trong một cuộc hội ý về công việc giữa tôi và đồng chí Nguyễn Trường Tô, tôi có nêu ra vấn đề trên và nhắc nhở đồng chí Nguyễn Trường Tô cần rút kinh nghiệm trong sinh hoạt. Do đồng chí Nguyễn Trường Tô mới bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh được ít tháng, nên tôi dùng hình thức nhắc nhở, không tiến hành kiểm tra kiểm điểm”.

Những bức ảnh trần truồng của ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô trông phản cảm và tục tĩu đến độ tôi không thể và không dám đưa lên trang blog này.

Bản chụp phần kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng về trưng cầu giám định những bức ảnh cởi truồng của Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô

Bản chụp báo cáo của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất

Bản chụp báo cáo của Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Nguyễn Bình Vận

Bản chụp báo cáo của Công an thị xã Hà Giang.

Tin mới nhất : Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng vừa kết thức phiên họp thứ 32 vào cuối giờ chiều nay 5-7-2007. Trong 45 vụ việc được kiểm tra xem xét kỷ luật lần này có trường hợp của Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Sáng mai, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và nhiều báo khác sẽ đăng nguyên văn bản thông báo kết luận này. Xin lược đăng đoạn kết luận về ông Tô Chủ tịch:

Qua kiểm tra nhận thấy ông Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội. Những sai phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TW nhắc nhở nhưng không nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Bí thư Tỉnh ủy và Gián đốc Công an tỉnh biết nhưng không báo cáo xem xét giải quyết. UBKT TW đề nghi Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Bí thư Tỉnh ủy và Gián đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc”.

Phạm Cường

“… án thì phải tại hồ sơ”- Đó là câu nói của người đứng đầu Chính phủ – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên hành lang kỳ họp Quốc hội – ngày 23/11/ 2009 – khi được các phóng viên hỏi ý kiến về vụ án Nông trường Sông Hậu đang gây bức xúc dư luận! (Trích nguồn: http://vneconomy.vn/20091126022941943P0C9920/chuyen-ba-ba-suong-ben-hanh-lang-quoc-hoi.htm). Nay vụ “án” đó đã được “giải cứu” bởi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, tuyên bố hủy cả hai bản án sơ và phúc thẩm cuả 2 cấp tòa Cần Thơ “… để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra”. Qua buổi họp báo định kỳ của TP Cần Thơ hôm 8/4 vừa qua. Độc giả cả nước quan tâm tới vụ này còn được biết thêm một chi tiết khá thú vị: những người muốn bỏ tù bằng được bà Ba Sương đã giao vụ án cho một người điều tra viên chính chưa tốt nghiệp phổ thông trung học! Đó là Thượng tá cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) CA Cần Thơ Lê Hoàng Bé. Hèn chi, với một vụ án “trọng điểm” được Ủy ban chống tham nhũng từ trung ương chỉ đạo, mà giao vào tay cái anh “thiên lôi” Lê Hoàng Bé chỉ đâu đánh đấy, trên bảo sao thì nghe vậy, nên “hồ sơ” rành rành như thế, thì “án” đã tuyên cho Bà Ba Sương như vậy có chi là lạ đâu?

Nếu ai theo dõi sát các vụ “Án tại hồ sơ” thời gian gần đây thì đều thấy những điều tra viên giống Thượng tá CA Lê Hoàng Bé luôn xuất hiện khá nhiều.

Vụ chó cắn chết bà Phạm Thị Ngắn ở Buôn Ma Thuột, người phụ trách công tác điều tra cũng do một CA cấp tá, đó là Trung tá Trần Đức Thịnh – Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT – CA Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo hồ sơ được ông Thịnh lập, VKSND TP Buôn Ma Thuột cho rằng “qua tài liệu và lời khai đã được CQĐT thu thập có trong hồ sơ, cũng đủ cơ sở để khẳng định việc CQĐT kết luận không có sự việc phạm tội là chính xác và khách quan” mặc dù các nhân chứng và gia đình các nạn nhân đều không đồng tình với các kết luận đó! (VỤ CHÓ BẸC-GIÊ CẮN CHẾT NGƯỜI Ở ĐẮK LẮK Kết luận điều tra “chính xác, khách quan” !? - http://nld.com.vn/20100320123640687P0C1002/ket-luan-dieu-tra-chinh-xac-khach-quan-.htm)

Vụ án ‘mua bán dâm’ ở Hà Giang hiện nay cũng đang được các điều tra viên là đồng nghiệp của Thượng tá Bé (Cần Thơ) và Trung tá Thịnh (ở Buôn Ma Thuột) nên rất có nguy cơ “chìm xuồng” và “lọt tội” đối với các ông quan đầu tỉnh như ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô – người đang bị tố cáo là tham gia tích cực trong vụ mua dâm trẻ vị thành niên này. Chuyện đã xảy ra ở phiên sơ thẩm cũng không có gì là khó hiểu khi các điều tra viên ở Hà Giang là thuộc cấp của kẻ đang trong diện nghi vấn, nhưng vẫn còn đầy uy quyền, nên làm sao mà các điều tra viên ấy độc lập được mà không chịu tuân thủ mọi ý kiến chỉ đạo trong việc thu thập chứng cứ, ngụy tạo hồ sơ nhằm lái vụ án theo hướng khác, nhằm chạy tội cho quan thầy bên trên? Mặc dù tòa án tỉnh trong phiên xử phúc thẩm 1-2-2010 đã buộc phải xóa bỏ bản án sơ thẩm tháng 11-2009 xử 2 em học sinh Nguyễn Thúy Hằng (18 tuổi) 6 năm tù giam và em Nguyễn Thị Thanh Thúy (17 tuổi) 5 năm tù giam về tội danh ‘bán dâm’ (!) do tòa cấp dưới tuyên, để mở lại cuộc điều tra từ đầu.

Mọi người còn nhớ, khi vụ này vỡ lở, nhóm lãnh đạo tỉnh, từ trên cao nhất là ông Nguyễn Trường Tô Chủ tịch cho tới đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hà Minh Nhất (là Ủy viên TW đảng CS) còn tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và bức xúc…. liền ra lệnh xử án ngay, đổ hết tội cho viên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương là kẻ ‘mua dâm’ (bị 10 năm tù giam), các em nữ sinh là tự nguyện bán dâm, kết án cả 3 người, coi như là xong, hết chuyện, bọn tội phạm đầu sỏ an toàn, vô sự. Nhưng khi bản danh sách đen hàng chục quan chức lớn nhỏ và các doanh nghiệp có máu mặt ở tỉnh được đưa ra trước tòa, buộc tòa phúc thẩm phải tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, mà ông Bí thư Hà Minh Nhất vẫn tỉnh queo nói với phóng viên báo Pháp luật & Đời sống rằng “Vấn đề ở đây là chưa có chứng cứ gì. Cơ quan bảo vệ pháp luật đang làm… Chúng tôi không bao che, không bưng bít, làm đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước. Với tinh thần là làm đúng trình tự của pháp luật,…” (Vụ hiệu trưởng mua dâm: “Bản danh sách đen chưa dừng lại ở đó”… – http://congluan.vn/Item/VN/Thoisu/Vu-hieu-truong-mua-dam:-Ban-danh-sach-den-chua-dung-lai-o-do…/8D7EF3EBF812414C/).

Trình tự của pháp luật mà ông Nhất nêu ra ở đây kiểu gì mà hai em học sinh Hằng và Thúy là nạn nhân thê thảm nhất trong vụ án này (chưa thành án nên chưa có tội) vẫn đang bị giam giữ (tù đầy) trong tình trạng sức khỏe có vấn đề. Em Thúy còn bị cấm cả thăm nuôi, bệnh xá trong trại giam thì không đủ khả năng để khám bệnh mà không đưa cháu đi ra bệnh viện bên ngoài để chữa chạy cho cháu, khiến luật sư Trần Đình Triển đã phải đánh động tới cả Quốc hội, Bộ Công an, Tòa án NDTC và Viện KSNDTC để đối phó với hệ thống bảo vệ pháp luật có nhiều khuất tất ở Hà Giang nhằm cải thiện tình hình. (Nghe hay xem bài phỏng vấn cuả Trân Văn-RFA-http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-many-officials-of-Ha-Giang-province-did-have-sex-with-schoolgirls-Trvan%20%20-04122010164640.html?searchterm=None) .

Luật sư Triển còn cho biết ông và gia đình nạn nhân cũng phải chịu “Những áp lực, thậm chí đe dọa, thậm chí mua chuộc,… qua nguồn nọ, qua người kia, kể cả gia đình của các cháu” nhưng đó chưa phải “bằng chứng xác thực” (như lời LS Triển) nên chưa dám khẳng định sự việc. Không khẳng định, nhưng dư luận cũng lo cho tính mạng 2 em và chính ông Luật sư đang bị đe dọa, một khi quyết tâm bảo vệ công lý, bảo vệ thân chủ cuả mình trong vụ án này.

Từ những diễn biến phức tạp đó, Luật sư Trần Đình Triển công khai phát biểu: “… tôi cho rằng dù xem xét gì nữa thì cơ quan trung ương phải tiến hành, còn nếu để cơ quan địa phương làm thì tôi cho rằng sẽ không đảm bảo tính khách quan và sẽ có nhiều điều không thuận lợi xảy ra” ( Bao nhiêu quan chức ở Hà Giang mua dâm nữ sinh? -http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-many-officials-of-Ha-Giang-province-did-have-sex-with-schoolgirls-Trvan%20%20-04122010164640.html?searchterm=None).

Có nhiều chỉ dấu cho thấy giới lãnh đạo chóp bu cuả Hà Giang đang tìm mọi cách lèo lái vụ án theo hướng chạy tội cho các nghi can chóp bu cuả tỉnh nhằm làm “chìm xuồng” vụ án này là khả năng đã thấy trước. Khả năng đó nằm ngay ở cái cơ chế của hệ thống tòa án hiện hành ở nước ta. Khi mà cả lập pháp, hành pháp và tư pháp đều dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất, không chia sẻ cho ai, của một người cầm lái vĩ đại như hiện tại. Nếu không có phép lạ nào đột biến xẩy ra, thì một Luật sư chứ 10 Luật sư tài giỏi và tâm huyết cỡ như LS Trần Đình Triển cũng đành bó tay

.

Trong vụ án bà Ba Sương Thủ tướng Dũng ngoài câu nói nổi tiếng “… án thì tại hồ sơ” còn có câu “xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật”. Cũng trong phiên chất vấn cuối tháng 11/2009 đó, vị Thủ tướng khả kính của chúng ta còn phân trần: Từ ngày làm Thủ tướng, tôi chưa kỷ luật ai… tôi còn muốn học tập cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm không cách chức ai!… Như thế có khác chi bật đèn xanh cho các thủ hạ dưới trướng kiểu “cứ vô tư đi hành lạc đi… tôi sẽ không làm khó gì tới các vị đâu”! Trong khi chính ngài quan thanh tra của Chính phủ từng than:“sờ vào đâu cũng tội phạm”!

Trong vụ án mua dâm ở Hà Giang thì nhân vật số 1 của Hà Giang (ông Bí thư Hà Minh Nhất) cũng khẳng định “Chúng tôi…..làm đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước”. Vậy ai dám bảo cả ông Dũng và ông Nhất nói sai chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước? Cho dù như bàn dân thiên hạ ai cũng biết, nhiều chủ trương chính sách ấy hôm qua đúng, hôm nay sai… và ngày mai lại đúng! Tương tự như vụ Nông Trường Sông Hậu, bên lề kỳ họp Quốc hội cuối tháng 11/2009, ông Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Tấn Quyên tuyên bố “Thành ủy không có công văn chỉ đạo”. Nhưng ông Phó bí thư Phạm Thanh Vận, dưới trướng của ông Quyên hôm 8/4 lại nói: “… Vụ án này, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương cho rằng là một trong 17 vụ tham nhũng nghiêm trọng, cần tập trung giải quyết…” (…Vụ án Nông trường Sông Hậu do cấp trên chỉ đạo - http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=191102&ChannelID=2)

Ở các nước có nền tư pháp độc lập, một vụ án có liên quan tới các nghi án là quan chức cấp cao ở một địa phương như vụ “mua bán dâm” như thế này, chắc chắn báo chí sẽ đua nhau lao đi tìm hiểu, nô nức lên Hà Giang lấy tài liệu từ đương sự, gia đình, phụ huynh, bạn học, láng giềng, thầy cô giáo, người dân, … có bao nhiêu chuyện để nói, để phanh phui, bình luận, và các cơ quan chức năng ở trung ương như Bộ Giáo dục, Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ Công an phải vào cuộc ngay, không ai dám ngăn cản hay trì hoãn,… làm cho nó nguội lạnh, quên lãng như hiện nay. Còn ở ta, sự tham gia của báo chí thật khiêm nhường, dè dặt, có vẻ nhìn trước ngó sau. Để tránh bị tuýt còi với lý do muôn thuở là tránh “gây hoang mang, mất lòng tin trong dân chúng…” trước thềm Đại hội Đảng (ĐH XI)!

Kể từ vụ PMU 18, xẩy ra trước Đại hội X tới nay, để xoa dịu dư luận, nhiều vị quan chức cỡ nhất nhì trong Đảng đã có những câu phát ngôn rất ấn tượng! Nào là sẽ xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật… không nương nhẹ tội phạm… không có vùng nào bị cấm, không có ai có thể đứng ngoài luật pháp….

Sau 5 năm, trước kỳ Đại hội XI lần này, ngoài vụ như PMU 18 (đã chìm xuồng mà vẫn chưa có hồi kết), lại cộm lên các vụ lớn nữa: Đó là các vụ hối lộ quan chức đương quyền VN của PCI – Pacific Consultant Institute (Nhật bản), vụ hối lộ của Securency (Úc) cho các quan chức VN, vụ hối lộ của công ty Nexus Technologies (Hoa kỳ) cũng cho các quan chức ở một số bộ, trong đó có Bộ Giao thông; Bộ Công thương và Bộ Công an của Việt nam. Phía Nhật Bản, Úc, Mỹ đã khẩn trương điều tra và đã mở phiên tòa xét xử, đã và sẵn sàng chuyển cho phía Việt Nam mọi tài liệu điều tra cần thiết, nhưng phía VN những người luôn hô hào chống tham nhũng không mệt mỏi tiêu biểu như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không sốt sắng mấy. Đó phải chăng là hành động “kiên quyết chống giặc nội xâm” như khẩu hiệu từng nêu? Hay hiệu quả chống tham nhũng này đã bị những điều tra viên cơ quan CSĐT giống như trường hợp của Thượng tá Lê Hoàng Bé (Cần Thơ) và Trung tá Trần Đức Thịnh (Buôn Ma Thuột) lập hồ sơ sai lệch… nên các “án” (tại hồ sơ) đó đã không được xử lý đúng mức?

Ngược lại các vụ xử tội phạm là dân thường hay những người cứng đầu cứng cổ dám chống lại các quan tham trong guồng máy từ trên xuống dưới đang bòn rút ngân sách và tài nguyên của Quốc gia… thì thường bị xử rất nặng! Còn giới quan chức phạm tội bị phanh phui thì đa phần bị xử nhẹ hay chìm xuồng. Điều đó đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, như bài viết mới đây cuả tác giả Văn Hải trên Boxitvn.net với câu rất chí lý như sau: “Thử hỏi một người “làm trái quy định” (như Bà Ba Sương-GCM) để dân giàu nước mạnh, đem lại hạnh phúc cho đồng bào như thế, không cần so với những ông quan tham nhũng mà chỉ so với những ông quan chỉ biết đi họp, ký cóp những văn bản “đúng” nhưng không mấy hiệu quả,… thì ai hơn ai? Vậy thì tù tội có hợp với công lý đích thực không?

Xem phim Bao Công, có một số vụ án, nếu cứ xét theo kiểu “án tại hồ sơ” – tức cứ chiểu theo luật (cứng nhắc) mà làm – thì có một kết luận, còn xét theo sự thực, theo lương tri, thì lại có một kết luận khác. Cái đấy Bao Công gọi là đạo trời. Theo ông Bao Công, đạo trời còn trên cả phép nước”. (trích: Vụ án bà Ba Sương – nghĩ về phép nước và đạo trời -http://www.boxitvn.net/bai/2813)

Còn tôi, để kết thúc entry này chỉ xin ghi lại một ý kiến ngắn cuả Blaise Pascal – nhà toán học Pháp nổi tiếng ở thế kỷ XVII rằng:

“Người đời có hai cái lầm to lớn: Một bất chấp đến lý,

hai là chỉ nhận lý mà không hiểu được tình”.

Thiết nghĩ cái tình mà Pascal nêu cũng giống như đạo trời trong ý niệm của Bao công chứ không phải thứ: “… án thì phải tại hồ sơ” nham nhở ở phần thượng dẫn trên kia!

Ngày 16.04.2010

PC

----------

Người nhà Sầm Đức Xương trả tiền mua sự im lặng? Bee

Điều lạ là có những bé gái không bị Xương hãm hại nhưng vẫn có kẻ mang danh người nhà Xương mang tiền đến bồi thường.

Liên quan đến vụ "Hiệu trưởng mua dâm học trò" nhiều gia đình nạn nhân bị hại cho biết, họ nhận được khoản tiền từ tay những người tự xưng là người nhà ông Sầm Đức Xương đến để thỏa thuận họ giữ im lặng, không viết đơn tố cáo.

Hiệu trưởng mua dâm: Điều tra viên tốc ký 12 trang/giờVụ hiệu trưởng mua dâm: Dời ngày tuyên án đến 1/2Cuộc sống của bé gái 14 tuổi bị hiệu trưởng mua dâmVụ hiệu trưởng mua dâm:Đã báo cáo danh sách đen lên TƯ

Vụ ông Sầm Đức Xương mua dâm học trò đang gây nên một làn sóng trong dư luận, làm xôn xao tỉnh Hà Giang. Mới đây, vùng cao nguyên đá lại rộ lên chuyện "dàn xếp" với gia đình nạn nhân để im lặng. Điều lạ là có những bé gái không bị Xương hãm hại nhưng vẫn có kẻ mang danh người nhà Xương mang tiền đến bồi thường.

Gia đình chị Phương, mẹ của nạn nhân N.T.N (14 tuổi), cho biết gần đây có 2 người đến gia đình xin bồi thường bằng tiền.

"Lúc đầu chúng tôi không nhận, còn chửi đuổi họ về. Sau đó, thấy họ đi lại nhiều chúng tôi cũng nhận một túi quà, giở ra có bọc tiền, đếm được 25 triệu đồng".

Chị cũng cho biết 2 người lạ mặt kia xưng là người nhà ông Xương. Họ hứa sau khi vụ án xong sẽ đưa thêm tiền và đề nghị vợ chồng chị im lặng, không viết đơn tố cáo.

Theo xác nhận của bố nạn nhân N.T.K, (14 tuổi, học cùng lớp với N.T.N, một trong những bé gái ít tuổi nhất vì hãm hại lúc vừa tròn 13 tuổi), vừa qua có 2 người đến nhà, tự xưng là người nhà Xương, đưa cho gia đình 35 triệu đồng, nói là tiền bồi thường thiệt hại cho K.

Theo dõi cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cho thấy, tên của K không nằm trong danh sách bị hại được triệu tập để làm rõ thủ phạm, mặc dù gia đình có đơn tố cáo ngay từ đầu.

Vụ án Hiệu trưởng mua dâm học trò được giao cho PC16 Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại. Viện KSND tối cao cũng đã vào cuộc để giám sát hoạt động điều tra làm rõ thêm các tình tiết của vụ án.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có công ăn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị xem xét, chỉ đạo giải quyết vụ án theo thẩm quyền, đồng thời thông báo kết quả đến Ủy ban Tư pháp.

(Theo Nông thôn ngày nay)

-----------------

Vụ hiệu trưởng mua dâm:Yêu cầu báo cáo tiến độ điều tra 17/10/2010 20:56:00

Viện KSND Tối cao cho biết, cơ quan này vừa ra văn bản yêu cầu Viện KSND tỉnh Hà Giang báo cáo tiến độ, kết quả điều tra vụ án Sầm Đức Xương.

TIN LIÊN QUAN

Tại phiên xử phúc thẩm vụ án tháng 2/2010, do xuất hiện nhiều tình tiết mới (trong đó có bản danh sách các VIP bị tố cáo mua dâm nữ sinh) và phát hiện vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại từ đầu.

Sau 8 tháng, đến nay vụ việc vẫn chưa kết thúc điều tra. Ảnh: VTC News
Sau 8 tháng, đến nay vụ việc vẫn chưa kết thúc điều tra. Ảnh: VTC News

Các bị cáo - nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương cùng hai cựu nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy tiếp tục bị tạm giam để phục vụ điều tra. Sau 8 tháng, đến nay vụ án vẫn chưa kết thúc điều tra.

Trước đó, ngày 6/11/2009, TAND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương - nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm 10 năm 6 tháng tù giam về tội "mua dâm nhiều lần trẻ vị thành niên". Đồng thời, Sầm Đức Xương phải bồi thường trách nhiệm dân sự cho nạn nhân Nguyễn Thị X. số tiền 5 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy bị truy tố tội danh “môi giới mại dâm” và nhận mức án tương ứng là 6 năm (với Hằng) và 5 năm (với Thúy).

Sau nhiều lần quan hệ với Sầm Đức Xương, Hằng và Thúy đã môi giới cho Xương quan hệ tình dục với các học sinh Nông Thị P., Hoàng Thị T., Nguyễn Thị D., Nguyễn Thị L., Nguyễn Thị Thùy T., Nguyễn Thị X. và Nùng Thị N. Vụ việc bại lộ khi gia đình em N.T.T.K (học sinh lớp 8C, Trường PTCS thị trấn Việt Lâm) viết đơn tố cáo. Thế nhưng, theo hồ sơ điều tra vụ việc của công an huyện Hà Giang, cháu K. được đưa xuống tận Tuyên Quang để bán dâm cho một đối tượng có tên là Dũng. HĐXX đã tách tình tiết này để tiến hành điều tra riêng chứ không đưa vào trong vụ xét xử Sầm Đức Xương.

Tổng số tiền mà Nguyễn Thị Hằng nhận được từ Sầm Đức Xương và qua những lần môi giới, giới thiệu là 2,8 triệu đồng. Nguyễn Thị Thanh Thúy nhận được số tiền 800 ngàn đồng.

-Một năm sau vụ án mua dâm nữ sinh Hà Giang

Vụ án mua dâm học sinh vị thành niên tại tỉnh Hà Giang gây xôn xao dư luận từ hồi cuối năm ngoái cho đến gần đây; và dường như nhiều sự kiện đang khiến cho vụ việc không được chú ý đến nữa. Kể từ tháng chín năm ngoái, khi hiệu trưởng Trường PTTH thị trấn Việt Lâm, tỉnh Hà Giang bị một số phụ huynh tố cáo có hành vi mua dâm nữ sinh ngay trong trường của ông, đến nay đã tròn một năm. Trong khoảng thời gian một năm ấy, nhiều sự kiện đã xảy ra với hai vụ án sơ thẩm, rồi phúc thẩm bị hoãn, và Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang hủy án để điều tra lại từ đầu.

Tuy nhiên, sau bao sự kiện khiến dư luận phẫn nộ về hành vi của một số giáo chức trong ngành giáo dục, cán bộ cấp cao, và doanh gia của tỉnh Hà Giang, trong đó có cả ông chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, thì đến nay vụ án được giải quyết đến đâu?

Diễn tiến vụ án

Luật sư Trần Đình Triển, người tự nguyện tham gia vụ án bào chữa cho hai nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thanh Thúy, vào ngày 6 tháng 9 vừa qua cho biết:

"Từ khi cơ quan trung ương xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Trường Tô, thì thái độ của cơ quan điều tra Công an Tỉnh (Hà Giang) thể hiện sự mềm mại hơn đối với gia đình của hai cháu Thúy và Hằng. Tuy nhiên đó chỉ là cách tiếp xúc thôi, còn thực tiễn hành động chưa có điều gì mới hơn trước.

Nếu không giải quyết chức vụ ông Nguyễn Trường Tô, không ai dám đụng đến vụ án này. Bây giờ Trung ương đã giải quyết vụ ông Nguyễn Trường Tô rồi, những việc khác có thể giải quyết một cách rất nhẹ nhàng, đơn giản thôi; nhưng còn giao cho điạ phương không thể nào giải quyết được!

Luật sư Trần Đình Triển

Đơn cử việc vi phạm pháp luật đối với những cán bộ như ông Nguyễn Trường Tô, hay đối với Đinh Xuân Hùng, Đinh Xuân Dũng, và một số cán bộ trong danh sách đen mà các cháu đưa ra …đến nay vẫn chưa xử lý kỷ luật đối với cán bộ ở cấp địa phương; cũng chưa khởi tố tiếp những người đó về tội quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên, chưa có ai bị khởi tố thêm trong vụ việc đó.

Đối với cán bộ, công an, viện kiểm sát, tòa án cấp sơ thẩm trong vụ án này vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng; làm sai lệch hồ sơ vụ án vẫn chưa được khởi tố, chưa xem xét.

Ngoài ra, vấn đề cả xã hội đang bức xúc là việc cháu Thúy và cháu Hằng đang bị giam giữ. Đối với luật sư thì họ tìm mọi cách ngăn chặn, ngang nhiên vi phạm pháp luật.

Như thế đối với vụ án này chỉ được một phần là việc trung ương giải quyết chức vụ đối với ông Nguyễn Trường Tô; còn cả tảng băng phía sau vụ án này và tất cả những vấn đề cần làm rõ cũng đang bị có dấu hiệu ‘chìm xuồng’.

HKG2005112530514-250.jpg
Pano phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. AFP photo

Nguyên nhân chính vì Bộ công an và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao không rút vụ án này lên, và việc chỉ đạo thiếu nghiêm minh, thiếu dứt khoát. Trong khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, cũng như Ủy ban Tư pháp Quốc hội rất quan tâm đến vụ việc này cũng đã có văn bản trả lời chúng tôi và gửi cho cả Viện kiểm sát và Bộ công an, nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét và trả lời ý kiến đó.

Thực ra đây là vụ án liên quan đến các quan chức địa phương, ví dụ trước đây ông Nguyễn Trường Tô ngoài chức vụ Phó bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch tỉnh, ông còn được phân công theo dõi mảng pháp luật của cơ quan tư pháp tỉnh. Nếu không giải quyết chức vụ ông Nguyễn Trường Tô, không ai dám đụng đến vụ án này. Bây giờ Trung ương đã giải quyết vụ ông Nguyễn Trường Tô rồi, những việc khác có thể giải quyết một cách rất nhẹ nhàng, đơn giản thôi; nhưng còn giao cho điạ phương không thể nào giải quyết được!

Sắp đến đây có lẽ tôi sẽ có thư theo dư luận: trong số những cán bộ vi phạm pháp luật đó; kể cả cán bộ mật từ phía cơ quan công an, đều là ‘con ông nọ, cháu ông kia’. Có phải vì nguyên nhân đó không, mà tảng băng đó đang bị chìm?"

Tình hình hai nữ sinh

Hai nữ sinh Hằng và Thúy từ khi bị bắt vào trại đến ngày 11 tháng 6 vừa qua mới phép gặp gia đình một lần duy nhất. Gia đình chỉ được phép gửi quà thăm nuôi mà thôi. Lý do được công an đưa ra bởi đang trong quá trình điều tra nên gia đình không được thăm gặp.

Bây giờ chỉ biết chờ đợi, mong mỏi. Điều mong nhất là tính khách quan của cơ quan điều tra; điều thứ hai là sự công bằng của luật pháp. Chỉ mong muốn mọi việc minh bạch.

Bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ em Thúy

Vào ngày 21 tháng 9, bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của em Nguyễn Thanh Thuý, bày tỏ nỗi niềm của người mẹ có con bị giam trong tù mà bản thân không thể làm gì được ngoài việc đợi chờ công lý soi tỏ cho vụ việc của con bà:

"Bây giờ chỉ biết chờ đợi, mong mỏi. Điều mong nhất là tính khách quan của cơ quan điều tra; điều thứ hai là sự công bằng của luật pháp. Chỉ mong muốn mọi việc minh bạch. Nếu có chăng các cháu phạm tội thì mức độ thế nào và hướng xử lý tất cả những người kia ra sao.

Chúng tôi chỉ muốn hỏi: luật pháp đã qui định rõ ràng về việc những người có quan hệ với trẻ vị thành niên (phải xử lý) ở mức độ thế nào? Bây giờ chẳng biết thế nào mà vẫn im lặng, trong khi con chúng tôi (cứ gọi các cháu vừa là nạn nhân, vừa là ‘tội phạm’) bị giam giữ suốt."

Hai bà mẹ có con gái đang bị giam giữ tỏ rõ băn khoăn, liệu cơ quan cầm cân nảy mực tại tỉnh Hà Giang có thấu được niềm mong đợi ngày đêm của họ, làm sao cho vụ việc sớm được làm sáng tỏ hay không!

Vì sao sự việc xảy ra cách đây 4 năm, không được đưa ra dư luận hồi cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi tên tuổi ông Nguyễn Trường Tô bất ngờ được nhắc đến trong vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò, nay bỗng được nhắc đến? Vì sao ở thời điểm này ông Nguyễn Trường Tô mới bị “kiểm tra, kiểm điểm”? Hay quả thật “dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả”, và “nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường”, như ông đã trả lời phỏng vấn của RFA tháng 2 năm nay?

Thủ tướng phê chuẩn một loạt nhân sự mới ở Hà Giang 10/08/2010 06:20:45

Ngày 7/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004-2011 đối với ông Nguyễn Trường Tô, do vi phạm kỷ luật.

TIN LIÊN QUAN

Cùng ngày, Thủ tướng cũng ký quyết định chính thức giao ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang phụ trách, điều hành UBND tỉnh này cho đến khi HĐND tỉnh Hà Giang bầu ra Chủ tịch UBND tỉnh mới.

Theo Chinhphu.vn, cũng liên quan đến nhân sự của UBND tỉnh Hà Giang, trong ngày 7/8, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn bổ sung bà Hùng Thị Hồng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, giữ chức Ủy viên UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004-2011, đồng thời miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh của ông Hoàng Văn Sún, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, để nghỉ hưu theo chế độ. Trước đó, ngày 28/7 vừa qua, kỳ họp bất thường HĐND tỉnh Hà Giang khoá XV đã bỏ phiếu thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Ngày 19/7, Ban Bí thư có quyết định khai trừ ông Nguyễn Trường Tô ra khỏi đảng.

Ngày 21/7, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Theo thông báo về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 21/6 đến 3/7/2010, kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho thấy từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư cách hết các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Trường Tô và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Thủ tướng chỉ định người điều hành UBND Hà Giang VNExpress
Thủ tướng vừa quyết định giao ông Hoàng Đình Châm, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Hà Giang phụ trách, điều hành UBND tỉnh này thay ông Nguyễn Trường Tô bị bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật. Theo quyết định ngày 7/8 của Thủ tướng, ông Châm sẽ phụ trách, ...
Chỉ định người điều hành thay Chủ tịch tỉnh Hà GiangDân Trí
Phê chuẩn bãi nhiệm với ông Nguyễn Trường TôVietnam Plus
Phê chuẩn bãi nhiệm Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường TôNgười Lao Động
VietNamNet
tất cả 11 bài viết »

Thủ tướng chính thức bãi nhiệm ông Nguyễn Trường Tô Thứ Hai, 09/08/2010 (GMT+7)

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định chính thức giao ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phụ trách, điều hành thay ông Nguyễn Trường Tô cho đến khi HĐND tỉnh bầu ra chủ tịch mới.

Mô tả ảnh.

Tại một quyết định khác ký cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004 - 2011 đối với ông Nguyễn Trường Tô, do vi phạm kỷ luật.

Như tin đã đưa, trong kỳ họp bất thường ngày 28/7 vừa qua, HĐND tỉnh Hà Giang đã bỏ phiếu thông qua các nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Theo thông báo về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

Ngày 21/7, Thủ tướng có quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh với ông Tô. Cả Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đều có văn bản đề nghị cách chức ông Tô.

Bản án nào cho ông Nguyễn Trường Tô? (LĐ 3-8-10)

(LĐO) Thứ Ba, 3.8.2010 | 11:33 (GMT + 7)- Có lẽ không bị xử lý kịp thời trong việc mua dâm Nguyễn Thị Dung nên nhân cách của ông Tô càng ngày càng trượt dài. Hoặc ông Tô tự cho rằng mình là “vua” ở một tỉnh miền núi, muốn làm gì thì làm nên mới có chuyện các cô học trò trường PTTH Việt Lâm đã khai ra mối quan hệ với ông.

Dư luận trong thời gian gần đây thực sự nóng lên bởi sự kiện ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị cách hết các chức vụ về đảng cũng như bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang vì lối sống buông thả, quan hệ với gái mại dâm.

Sự kiện ông Tô mua dâm được dư luận biết đến không phải chỉ sau khi có kết luận chính thức của UBKTTƯ mà đã được biết đến từ vụ án Hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm (Bắc Quang, Hà Giang) Sầm Đức Xương mua dâm, ép buộc học sinh của mình đi bán dâm cho người khác. Khi vụ án này vỡ lở, hai học sinh trường PTTH Việt Lâm Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã khai vanh vách trước cơ quan điều tra và trước phiên tòa về hành vi bán dâm cho ông Nguyễn Trường Tô và một số quan chức của tỉnh Hà Giang.
Bị cáo Nguyễn Thúy Hằng đã khai nhận về hành vi bán dâm cho ông Nguyễn Trường Tô
Bị cáo Nguyễn Thúy Hằng đã khai nhận về hành vi bán dâm cho ông Nguyễn Trường Tô
Điều rất đáng lưu ý là tại phiên tòa sơ thẩm được đưa ra xét xử vào đầu năm 2010, các cô học trò này đã mô tả khá kỹ cách bài trí căn phòng làm việc tại UBND tỉnh của ông Tô trong mỗi lần đi bán dâm cho ông này. Bất kỳ ai từng vài lần ra vào căn phòng làm việc của ông Tô đều có thể thấy rằng lời khai của những cô gái này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Điều đó nói lên rằng nếu không quen thuộc với khung cảnh ấy, những cô gái tuổi chưa tròn 16 ở một vùng quê hẻo lánh sẽ không bao giờ có thể mô tả được kỹ càng căn phòng này đến thế.

Vụ án mua dâm trẻ vị thành niên do Sầm Đức Xương cầm đầu đang được điều tra lại và không loại trừ khả năng ông Nguyễn Trường Tô sau khi bị cách hết các chức vụ sẽ bị cơ quan điều tra sờ gáy về hành vi này. Đây là hệ quả tất yếu của lối ăn chơi sa đọa mà nếu như vụ án Sầm Đức Xương không bị phát lộ có lẽ đã bị giấu nhẹm. Cũng từ vụ án Sầm Đức Xương mà UBKTTƯ đã vào cuộc và đưa ra công luận một sự thật mà bấy lâu nay đã bị Tỉnh ủy và công an Hà Giang giấu nhẹm.

Vụ việc cần phải nhắc lại đó xảy ra vào 22.11.2006, khi Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) sinh ngày 8.7.1984, trú tại thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang đang bán dâm cho một vị khách tên là Phạm Văn Bằng tại khách sạn Thủy Tiên (tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang). Sau khi bắt quả tang 2 đối tượng mua bán dâm này, công an thị xã Hà Giang đã lập biên bản thu giữ của Dung một máy điện thoại di động Nokia N73. Sau khi kiểm tra chiếc điện thoại Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn và lưu một số hình ảnh của một người đàn ông trần truồng, nằm trên giường với 4 tư thế khác nhau.

Những điều tra viên vụ án sau khi đã phóng to bức ảnh đó lên đã tá hỏa khi nhận ra người đàn ông trong ảnh là ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch đương nhiệm UBND tỉnh Hà Giang. Tại biên bản ghi lời khai, Nguyễn Thị Dung đã khai nhận vào tháng 11.2005 đã qua đêm với ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô và sau khi quan hệ tình dục xong, Dung thấy ông Tô trần truồng nằm ngủ. Thấy hay hay nên cô này đã lấy máy điện thoại di động chụp ảnh lại ông Tô để làm kỷ niệm.

Vụ việc sau đó được Công an Thị xã Hà Giang báo cáo lên Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Bình Vận. Tại báo cáo giải trình của ông Nguyễn Bình Vận với UBKTTƯ thì ngay sau khi được công an thị xã Hà Giang báo cáo, ông đã trực tiếp mang ảnh đến báo cáo với Bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất nhưng đã được ông Hoàng Minh Nhất yêu cầu Giám đốc công an tỉnh đến báo cáo trực tiếp với ông Nguyễn Trường Tô.

Tuy nhiên, vụ việc sau đó đã được Bí thư tỉnh ủy đề nghị giấu đi vì cho rằng ông Tô mới nhậm chức và không hề bị kiểm điểm hay có bất cứ hình thức kỷ luật nào.

Có lẽ do không bị xử lý kịp thời trong việc mua dâm Nguyễn Thị Dung nên nhân cách của ông Tô càng ngày càng trượt dài. Hoặc ông Tô tự cho rằng mình là “vua” ở một tỉnh miền núi, muốn làm gì thì làm nên mới có chuyện các cô học trò trường PTTH Việt Lâm đã khai ra mối quan hệ với ông và nếu cơ quan điều tra chứng minh được lời khai của các cô gái này là đúng sự thật thì một bản án dành cho ông về tội giao cấu với trẻ em sẽ là điều khó tránh khỏi. Đây chính là hệ quả tất yếu của một lối sống sa đọa mà tất cả các quan chức cần lấy đó làm bài học tự răn mình.

- Từ vụ kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô: Tỉnh ủy Hà Giang sẽ rút kinh nghiệm

(Dân Việt) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang dự kiến thời gian tới sẽ có một cuộc họp rút kinh nghiệm về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô để xử lý nghiêm những vấn đề còn tồn tại.

Sự việc bê bối liên quan đến ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang không chỉ dừng lại ở việc khai trừ Đảng, bãi miễn chức vụ của ông Nguyễn Trường Tô. Các đảng viên và nhân dân Hà Giang thực sự lo lắng về sự yếu kém trong quản lý đảng viên và quản lý cán bộ của tỉnh.

Bàn về vấn đề trên, ông Hoàng Văn Chiểu - nguyên Trưởng phòng Tổ chức Xây dựng Đảng (Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tuyên cũ), hiện trú tại tổ 1, thị trấn Việt Lâm, thắc mắc: "Thời chúng tôi, cán bộ cấp cao như ông Tô là có Ban bảo vệ chính trị nội bộ quản lý. Khi sự việc xảy ra tôi cứ băn khoăn tự hỏi không biết Ban bảo vệ chính trị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang có biết không, hay là biết mà không dám nói. Thời tôi, kể cả đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm gì là Ban đó nắm được hết và báo cáo về Trung ương xem xét, xử lý”.

Khi phóng viên NTNN chuyển những băn khoăn trên của ông Chiểu đến Tỉnh ủy Hà Giang, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - bối rối: "Giờ đánh giá công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo dõi sinh hoạt của các lãnh đạo quả thực chúng tôi không biết được, có lẽ nằm trong nội dung sắp tới chúng tôi rút kinh nghiệm và sẽ làm rõ thêm. Chúng tôi xin khất để sau này, qua quá trình đánh giá và giáo dục cán bộ, chúng tôi mới trả lời được. Nhưng chắc chắn không phát hiện được sự việc là yếu rồi".

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang dự kiến thời gian tới sẽ có một cuộc họp rút kinh nghiệm về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô. Ông Hoàng Minh Nhất - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định, qua cuộc họp này sẽ xử lý nghiêm những vấn đề còn tồn tại.

Ông Luyến nói thêm: “Sau sự việc, các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy cũng nhận thức rất đầy đủ, đúng đắn về quyết định thi hành kỷ luật của Ban Bí thư đối với ông Tô. Vi phạm này cũng gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng bộ. Các đồng chí trong BCH chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Ban Bí thư và có trách nhiệm giáo dục giúp đỡ ông Tô sau khi bị kỷ luật.

Bên cạnh đó Ban chấp hành cũng có trách nhiệm xây dựng, nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt của tổ chức Đảng từ chi bộ trở lên, để quản lý đạo đức lối sống của đảng viên; đồng thời cũng giáo dục và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo để chống xuống cấp về mặt đạo đức. Tôi mong các đồng chí lãnh đạo tỉnh phải luôn sống gương mẫu để cho nhân dân noi gương, học tập”.

Nguyễn Trường Tô và những đám mây mù mưu toan

Trong thời gian “công an tiếp tục xác minh”, ông Tô đã bị thi hành kỷ luật hành chính, bị khai trừ ra khỏi Đảng, tại sao người ta vẫn để ông Tô ngồi lại trụ sở Ủy ban Tỉnh, làm việc ở Văn phòng và vẫn được những người lãnh đạo cao nhất gọi là “đồng chí”? Nói theo quán tính? Tôi không tin như vậy, bởi vì khi đặt câu hỏi, các nhà báo luôn sử dụng danh xưng “ông Tô“.

Theo BVN thì gọi “đồng chí” là phải quá đi chứ thưa anh Lê Diễn Đức. Đồng chí nghĩa đen là cùng một chí hướng với nhau mà về mặt này thì thiết tưởng, giữa các vị ấy với ông Tô có khác gì đâu. Quan chức cấp tỉnh và các cấp khác cao hay thấp hơn đâu đâu xem ra cũng đều giống hệt ông Tô như hai giọt nước không về mặt này thì mặt khác, có điều họ “chưa bị lộ” đấy thôi. Ngày xưa quan lại có liêm sỉ, khi xử lý bạn bè đồng nghiệp thì “Thương anh em để trong lòng/Việc quan em cứ phép công em làm”. Nhưng bây giờ chút liêm sỉ ấy làm gì còn nữa! Thế thì mặc dầu phải rứt ruột bãi chức và khai trừ đảng phe cánh mình đấy nhưng chúng tao vẫn cứ gọi là “đồng chí” để biểu lộ tình cảm của người cùng một hội một thuyền, đã làm gì nhau nào?

Vấn đề sâu xa là ở chỗ ấy đấy anh Đức ạ.

Bauxite Việt Nam

“Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”Nhà văn Julius Fučík

Trong bài viết của mình, “Nguyễn Tường Tô bị cách chức, khoan hãy nói hai chữ đáng đời, tôi đã muốn rung chuông cảnh báo với dư luận. Có lẽ điều cảnh báo không thừa.

Trước hết, chúng ta phân tích cuộc phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển, người bảo vệ hai nữ sinh trong vụ mua bán dâm tại Vị Xuyên, Hà Giang ngày 07/07/2010, với tựa đề “Phải xem xét trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Trường Tô” trên tờ Dân trí, do Phương Thảo thực hiện (những chữ nghiêng là lời của Luật sư Trần Đình Triển).

1. Ngay từ đầu vụ án, Đảng và Nhà nước CS Việt Nam đã tìm cách bao che kẻ phạm tội, cố tình lật ngược vấn đề, đánh tráo Thiện, Ác.

Thực sự, tôi tham gia vụ án của Hiệu trưởng Sầm Đức Xương, lúc đầu cũng chỉ muốn bảo vệ 2 học sinh Thúy, Hằng theo hướng không có tội bởi các cháu còn nhỏ, bị người lớn đe dọa, ép buộc quan hệ tình dục mà lại bị truy tố tội môi giới mại dâm.

Nhưng khi tôi vào trại giam gặp (khi đó án sơ thẩm đã xử), các cháu khóc và tỏ thái độ thiếu tin tưởng. Hỏi kỹ, các cháu mới nói, đã khai ra việc có nhiều cán bộ lãnh đạo tỉnh liên quan nhưng cơ quan điều tra bỏ ra ngoài hết rồi bắt ký vào những bản khai trắng, đạo diễn lại thành vụ án khác hẳn”.

2. Đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Trường Tô, chính xác hơn: Cơ quan điều tra phải căn cứ trên các dữ liệu, lời khai của các nhân chứng chuyển qua Viện kiểm sát đề nghị khởi tố.

Tôi cho rằng có đủ căn cứ khởi tố…”

“Đây không chỉ là tội quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên vì tội này thì quá rõ. Tôi cho rằng, nghiêm trọng hơn, đó là tội cưỡng dâm. Tại phiên tòa vừa qua, cháu Thúy đã khai về việc quan hệ với ông Tô”.

“Ông Tô không chỉ có quan hệ với cháu Thúy, cháu Hằng. Theo tài liệu thu thập được của tôi thì còn những nữ sinh, đối tượng khác mà tôi đã từng gửi kiến nghị trực tiếp với cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương. Có những cháu khi quan hệ còn dùng điện thoại để quay, chụp ảnh lại được”…

Như vậy, theo nhận định của Luật sư Trần Đình Triển, ông Nguyễn Trường Tô đã có hành vi phạm tội khó chối cãi.

Năm 2000, sau một quá trình dài thực hiện Bộ luật Hình sự, các nhà lập pháp CHXHCN Việt Nam đã kết luận như sau:

Các hành vi này không có án treo, mà nhẹ nhất cũng là “tù ngồi” và cần lưu ý là cho dù được sự đồng ý hay không được sự đồng ý của đứa trẻ bị phạm tội nhưng nếu đứa trẻ đó dưới 13 tuổi thì mọi hành vi giao cấu đều được coi là hành vi hiếp dâm và bị phạt tù ít nhất là 12 năm, cao nhất là tử hình. Còn việc thực hiện hành vi giao cấu giữa những người đủ 16 tuổi trở lên với người chưa đủ 16 tuổi, dù có sự nhất trí hoặc thỏa thuận giữa hai bên hay không, cũng đều được coi là phạm tội, và tùy mức độ và hành vi phạm tội mà sẽ phạm vào một trong các tội hiếp dâm, cưỡng dâm hoặc giao cấu với trẻ em”.

Thế nhưng, theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đến nay ông Nguyễn Trường Tô chỉ mới bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng. Sau động tác hoàn toàn mang tính “xử lý nội bộ” này, cho thấy nhiều điều cần phải được làm sáng tỏ.

Nếu gia đình và Luật sư Trần Đình Triển cũng như dư luận không kiên trì đấu tranh đến cùng cho công lý, thì kẻ phạm pháp sẽ được che chở và chuyện đâu lại vào đấy và sẽ bị chìm vào im lặng đáng trách.

Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ trừng phạt công bằng, mà quan trọng hơn là trách nhiệm chung của xã hội phải lên tiếng bảo vệ cho các nạn nhân vị thành niên đang bị giam giữ.

Hai em Thúy, Hằng và gia đình hoàn toàn gánh chịu hậu quả của sự ăn chơi sa đọa, phi đạo đức của người lớn có quyền, có tiền, mang danh đại diện cho nhân dân. Các em và gia đình phải được bồi thường thiệt hại, ít nhất về mặt tinh thần. Nhà nước không thể cư xử với các em như hiện nay, vừa bị ngồi tù lại vừa bị ép cung, đe dọa và chưa thể lường hết các rủi ro khác trong tù, trong khi kẻ gây tội thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Rõ ràng đến nay, chưa có tín hiệu nào khác từ phía chính quyền chứng minh họ muốn giải quyết tới đầu tới đũa, ngoài việc thi hành kỷ luật về mặt hành chính và Đảng. Ngược lại, những động tác từ phía chính quyền cho thấy việc xử lý kỷ luật miễn cưỡng, vì không còn cách nào khác để lấp liếm trước sức ép của công luận.

Ông Nguyễn Trường Tô bị kỷ luật nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở Văn phòng Ủy ban tỉnh Hà Giang. Đây là hiện tượng bất thường, không thể chấp nhận trong một cơ quan công quyền. Thông thường tại các cơ quan Việt Nam, trong những trường hợp tương tự, sau khi có quyết định cách chức, khai trừ, ông Nguyễn Trường Tô phải bàn giao công tác ngay lập tức và Ủy ban tỉnh Hà Giang phải cho thôi việc. Nhẹ nhất thì tạm cho thôi việc được hưởng lương cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.

Trong bài “Không có mâu thuẫn nội bộ ở Hà Giang” – trả lời báo giới (Tuấn Anh của “VnExpress” ghi) hôm 28/07/2010 của hai ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh và Hoàng Trung Luyến, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, ông Hoàng Đình Châm nói:

Từ giờ phút này, đồng chí Tô là công dân thường không phải là Đảng viên. Các chức danh cũng không còn. Công việc tới đây của đồng chí Tô ra sao, Ban thường vụ Tỉnh ủy chưa xem xét. Tôi nghĩ khuyết điểm là khuyết điểm, công việc là công việc”.

Việc Giám đốc Công an tỉnh tố cáo Chủ tịch và ngược lại đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận, còn một số việc công an tiếp tục xác minh”.

Vụ án Sầm Đức Xương đang trong giai đoạn điều tra lại từ đầu, chưa có kết luận chính thức để chuyển sang cơ quan tố tụng. Quan điểm của tỉnh, cán bộ nào có vi phạm pháp luật sẽ xử nghiêm. Do chưa hoàn tất điều tra nên thông tin về đồng chí Tô tôi chưa thể nói được”.

Từ những câu nói trên chúng ta có quyền đưa ra một số câu hỏi:

- Trong thời gian “công an tiếp tục xác minh”, ông Tô đã bị thi hành kỷ luật hành chính, bị khai trừ ra khỏi Đảng, tại sao người ta vẫn để ông Tô ngồi lại trụ sở Ủy ban Tỉnh, làm việc ở Văn phòng và vẫn được những người lãnh đạo cao nhất gọi là “đồng chí”? Nói theo quán tính? Tôi không tin như vậy, bởi vì khi đặt câu hỏi, các nhà báo luôn sử dụng danh xưng “ông Tô“.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, với một mối quan hệ chằng chịt, chén chú chén anh một thời, với quyền lực bao trùm Ủy ban và Tỉnh ủy nhiều năm nay, sự có mặt của ông Tô sau khi bị kỷ luật gây cản trở lớn cho hoạt động của một cơ quan nhà nước, vì đặt các cán bộ, nhân viên vào tình trạng khó xử, khó làm việc bình thường.

- Phải chăng đây là chiến thuật tạm rút, trấn an dư luận, tìm cách gỡ, rồi tiếp tục nâng đỡ?

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy “chưa xem xét”, vậy thì đến bao giờ mới tiến hành và có thông báo cho dư luận?

- Bao giờ thì công an cho biết kết quả xác minh cuối cùng, cho dù sự việc đã được xác minh rồi, hai em Thúy, Hằng đang ngồi tù và các chứng cớ thu được đã dẫn tới việc phải thi hành kỷ luật ông Tô?

Những điều khuất tất, khó hiểu như đang có đám sương mù với những mưu toan không lương thiện đang bao quanh nhân vật Nguyễn Trường Tô.

Không ai khác là gia đình các em Thúy, Hằng, Luật sư Trần Đình Triển và dư luận xã hội có thể cắt nghĩa chính xác, tìm ra lời giải đáp cho những nghi vấn trên.

LDĐ

Ngày 29/07/2010

* Tham khảo thêm bài “Dư luận Hà Giang sau khi ông tô bị bãi nhiệm” của Vietnamnet ngày 29/07/2010 tại link: http://www.vietnamnet.vn/tinnhanh/201007/Du-luan-Ha-Giang-sau-khi-ong-To-bi-bai-nhiem-925501

Nguồn: http://ledienduc.wordpress.com/2010/07/30/nguy%E1%BB%85n-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-to-va-nh%E1%BB%AFng-dam-may-mu-khu%E1%BA%A5t-t%E1%BA%A5t-bao-quanh/

Cô gái bán dâm cho Chủ tịch Tô đã gầy đi nhiều 30/07/2010 07:43:47

Điều bất ngờ là bà Nguyễn Thị N., mẹ Dung không hề biết khi nhắc đến tên ông Nguyễn Trường Tô.

Sau sự việc những bức ảnh khỏa thân của ông Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô trong điện thoại gái mại dâm thông tin rộng rãi trên báo chí, PV đã đi tìm Nguyễn Thị Dung, cô gái bán dâm trong vụ việc.

TIN LIÊN QUAN

Rất nhiều người ở thị trấn Việt Lâm đã có cái nhìn dè dặt, ngờ vực khi PV hỏi thăm nhà Nguyễn Thị Dung. Dung không có nhà, chỉ có mẹ già và đứa con nhỏ 26 tháng tuổi của Dung.Thấy chúng tôi trầm trồ trước những tấm ảnh đẹp, mẹ Dung buồn buồn: "Ngày trước thôi, giờ em nó già và gầy hơn nhiều". Điều bất ngờ là bà Nguyễn Thị N., mẹ Dung không hề biết khi nhắc đến tên ông Nguyễn Trường Tô, do bà ốm đau ở nhà suốt và tivi không bắt được kênh Hà Giang nên bà không biết ông Chủ tịch là ai.
Bà càng bất ngờ hơn khi PV nhắc đến chuyện giữa Dung và ông Chủ tịch vì bà không hề biết gì về vụ việc, chỉ thấy thời gian gần đây công an hay mời Dung lên làm việc.

Mẹ Dung cho biết, thời gian gần đây, Dung hay mua hương hoa đi lễ chùa và theo người ta đi lễ lạt khắp nơi. Dung hiện không có việc làm, theo bà N thì 3 năm trước Dung đã lấy chồng, bà cũng chỉ biết chồng Dung là bộ đội chứ không biết ở đâu, đã gần một năm không thấy chồng Dung về chơi.

Bà N cho biết bà bị suy thận, phải chạy thận 5 năm nay. Thời gian điều trị trên Hà Nội tiền của đội nón ra đi hết, để có tiền chữa bệnh và nuôi cháu nhỏ, bà N phải bán đi một nửa mảnh đất đang ở và toàn bộ ruộng của gia đình.

Không có chuyện vạch tội giữa giám đốc và chủ tịch tỉnh

pictureHiện nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa bàn và chưa xem xét việc bố trí công việc cho ông Tô.

Cảnh báo hiện tượng tê liệt trong đấu tranh nội bộ

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho rằng vụ vi phạm của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô chỉ ra nhiều bài học thấm thía.Ông Vũ Quốc Hùng (ảnh) cho rằng yếu kém trong phê bình, tự phê bình đã xuất hiện từ nhiều khóa trước, ở nhiều đơn vị, địa phương. Nghị quyết nhiều, sao chưa chuyển! . Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận một cán bộ cỡ chủ tịch tỉnh, diện Ban Bí thư quản lý như vậy lại suy đồi về đạo đức, quan hệ với gái mại dâm, ông có bất ngờ không?

+ Bất ngờ thì không nhưng đau đớn. Không bất ngờ vì cuộc đời làm công tác kiểm tra đảng, tôi đã chứng kiến những tổ chức đảng mất sức chiến đấu như vậy. Ngay như vụ PMU 18 xảy ra trước thềm Đại hội X, tôi cũng phát biểu thẳng thắn là tổ chức đảng ở đó tê liệt. Họ mất khả năng tự phê bình và phê bình - một nguyên tắc cốt lõi về xây dựng đảng Mácxít. Không bất ngờ còn vì Đảng bộ Hà Giang nhiệm kỳ trước từng bị kiểm điểm vì nhiều sai phạm khác nhau, trong đó có những yếu kém về mất dân chủ, đấu tranh nội bộ. Vậy mà đến khóa này, ngay ở cấp lãnh đạo vẫn nể nang với sai phạm của đồng chí mình… .

Thế còn đau đớn?

+ Những yếu kém trong phê bình, tự phê bình như vậy đã xuất hiện từ nhiều khóa trước, ở nhiều đơn vị, địa phương. Đến Đại hội X đã phân tích, chỉ ra nhiều bài học. Trung ương khóa X còn ra cả nghị quyết riêng về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng cơ sở, cùng với đó là một nghị quyết về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Nhưng tại sao đến nay đã cuối khóa, vẫn còn xảy ra như vậy? Tôi buồn cho đảng bộ ấy. Bên cạnh tổ chức Đảng có cả một hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… có biết không? Chi bộ nơi ông chủ tịch tỉnh sinh hoạt nắm bắt gì về lối sống, sinh hoạt đạo đức của đồng chí mình? Đối chiếu với những nghị quyết đó thì câu hỏi đặt ra là tại sao các dấu hiệu vi phạm đạo đức của chủ tịch tỉnh Hà Giang xảy ra từ 2005, được phát hiện từ 2006 lại không được làm rõ ngay. Làm rõ ngay chính là cứu đồng chí mình, để không lún sâu vào nữa, để không như vừa rồi, đến vụ án Sầm Đức Xương, ông Tô lại bị các cháu học sinh tố mua dâm. Tôi thấy mất cho đồng chí đó đã đành nhưng mất uy tín của Đảng, của chính quyền và đội ngũ lãnh đạo sở tại thì nhiều. Bí thư Tỉnh ủy lỗi nhiều hơn giám đốc công an . Diễn biến sự việc của ông Tô bắt đầu từ những bức ảnh ông này trong máy điện thoại của gái mại dâm. Những chứng cứ đó do Công an thị xã Hà Giang phát hiện nhưng lại không điều tra xử lý ngay như với dân thường mà lại báo cáo giám đốc Công an tỉnh. Giám đốc Công an tỉnh lại báo cáo bí thư Tỉnh ủy…

Tại sao, thưa ông? Phải chăng có luật riêng cho cán bộ?

+ Thực tế Đảng có quy định là muốn điều tra hình sự với cán bộ đảng viên cao cấp thì phải báo cáo cấp ủy quản lý cán bộ đó. Trường hợp này, ông Tô là người đứng đầu tỉnh nên báo cáo là đúng. Thậm chí phải hoan nghênh Công an thị xã Hà Giang đã không làm ngơ khi phát hiện những dấu hiệu sai phạm của chủ tịch tỉnh và còn báo cáo kịp thời.Nhưng đáng tiếc là giám đốc Công an tỉnh cũng như bí thư Tỉnh ủy đã không xử lý nghiêm túc thông tin đó. Đồng chí giám đốc báo cáo xin chỉ đạo của bí thư là đúng nhưng sẽ tốt hơn nếu khi thấy bí thư không chỉ đạo kiên quyết thì báo cáo tiếp lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Còn đồng chí bí thư Tỉnh ủy nhận được thông tin như vậy mà xuề xòa, không chỉ đạo kiểm tra xử lý thì sai quá rồi. .

Về việc này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu cả giám đốc Công an tỉnh Hà Giang và bí thư Tỉnh ủy kiểm điểm. Vậy theo ông, ai có lỗi nhiều hơn?

+ Đồng chí bí thư nặng hơn. Đứng đầu cả một đảng bộ như vậy, lại được báo cáo đầy đủ rồi mà không chỉ đạo kiểm tra, xử lý thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về đồng chí ấy. .

Nhưng bí thư có giải trình rằng vì ông Tô mới nhậm chức chủ tịch UBND tỉnh mấy tháng nên chỉ nhắc giám đốc Công an tỉnh trao đổi để ông Tô rút kinh nghiệm…

+ Đấy là biện bạch, ngụy biện. Tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, sợ trù trù dập, sợ bị trả thù hiện khá phổ biến. Tôi nghĩ chí ít đồng chí bí thư phải đích thân nhắc nhở, hoặc ba mặt một lời, cùng giám đốc Công an tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy trao đổi với ông Tô. Khuyết điểm địa phương, trung ương cũng có trách nhiệm .

Có ý kiến cho rằng khi phát hiện những bức ảnh như vậy, lại liên quan đến mại dâm, thì ít ra phải đưa ông Tô ra Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm. Ông nghĩ sao?

+ Đảng chưa có quy định cụ thể về từng động tác, ứng xử, xử lý. Nhưng như kinh nghiệm của tôi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi nhận được phản ánh như vậy thì cũng không hấp tấp đưa ra tập thể kiểm điểm ngay. Đầu tiên phải trực tiếp hỏi đương sự xem họ nói sao. Nếu đương sự thừa nhận thì có thể bắt đầu kiểm điểm. Còn nếu đương sự không thừa nhận, mà lại có cơ sở để nghi vấn thì bí thư phải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh. Do đó, trong trường hợp Hà Giang, đồng chí bí thư lẽ ra phải chỉ đạo giám định xem có phải ảnh ghép không và so sánh với các ảnh thật của đương sự xem thật hư thế nào. Thậm chí nếu có dấu hiệu vu khống thì phải truy tìm xem ai đứng sau phá hoại nội bộ…Như thế mới thực sự là bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ. Có cả bộ máy trong tay, có đủ quyền lực Đảng giao mà đồng chí bí thư lại không làm gì, chỉ nhắc nhở qua qua thì phải coi là chưa tròn trách nhiệm. .

Hai sự việc: Sai phạm về đạo đức của ông Tô và nể nang, né tránh của ông bí thư và ông giám đốc Công an tỉnh, cái nào đáng lo ngại hơn, đáng phê phán hơn?

+ Cái thứ hai. Con người không phải là thánh thần. Ai cũng có thể lúc nào đó vi phạm. Nhưng quan trọng hơn là tổ chức nơi người đó sinh hoạt phải đủ mạnh để phát hiện, xử lý sớm những sai phạm ấy khi mới manh nha. Như thế là xây dựng Đảng, là bảo vệ cán bộ. .

Sự việc này cho thấy Đảng bộ Hà Giang phần nào đã tê liệt tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình. Xem ra việc trung ương kiểm điểm, xử lý sai phạm của Đảng bộ Hà Giang khóa trước là chưa đủ mạnh, thưa ông?

+ Tôi nghĩ có trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở trung ương. Giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng không chỉ là việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, mà còn là nhiệm vụ của các ban Đảng khác. Ban nào cũng có chân rết ở địa phương, vậy trước những dư luận về lối sống đạo đức như thế, ở trung ương có biết không, nắm tình hình thế nào? Qua vụ việc này, các cơ quan trung ương chắc cũng có được bài học thấm thía. . Xin cảm ơn ông.

Đã bãi nhiệm chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

(PL)- Sáng 28-7, HĐND tỉnh Hà Giang đã tổ chức kỳ họp bất thường lần lượt thông qua hai nghị quyết bãi nhiệm chức vụ chủ tịch UBND, đại biểu HĐND đối với ông Nguyễn Trường Tô. Ông Tô đã xin vắng mặt tại phiên họp vì lý do sức khỏe.

“Hà Giang không mất đoàn kết nội bộ”

TTO - Đó là khẳng định của ông Hoàng Đình Châm - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Giang tại cuộc họp báo kết thúc trưa nay 28-7.

Bỏ phiếu miễn nhiệm tư cách HĐND của ông Nguyễn Trường Tô

Tại phiên họp bất thường kết thúc lúc 8h 15 phút sáng nay, 28 - 7, các đại biểu trong HĐND tỉnh Hà Giang đã bỏ phiếu miễn nhiệm tư cách đại biểu HĐND đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Ông Nguyễn Trường Tô "xin được thứ lỗi"

Ông Tô coi hình thức kỷ luật đối với mình là nặng nề, nghiêm khắc, quá đau xót, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng bộ tỉnh nhà.

Ông Nguyễn Trường Tô và chuyện “cãi” tòa

Hôm nay, HĐND tỉnh Hà Giang sẽ họp xét bãi miễn tư cách đại biểu HĐND tỉnh và miễn nhiệm chức vụ chủ tịch UBND tỉnh của ông Nguyễn Trường Tô.

Ngoài những sai phạm về đạo đức lối sống, vị chủ tịch này còn có những hành xử rất lạ đời: Không thực hiện quyết định của tòa; đe nẹt cả báo chí và đại biểu Quốc hội khi bị phản ánh, phê bình.

Năm 2002, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký quyết định phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng của Công ty Sông Lô. Công ty này đã đầu tư trên 60 tỉ đồng thực hiện dự án, trong đó có các hạng mục nhà máy tuyển, luyện quặng, đường vào mỏ Tùng Bá-Na Sơn…

Không thực hiện phán quyết của tòa

Khi các công trình hạ tầng hoàn tất, mỏ đã được bóc đất đá để lộ quặng chuẩn bị thu hoạch, chủ tịch UBND tỉnh lúc này là ông Nguyễn Trường Tô ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đây. UBND tỉnh sau đó dùng nhiều biện pháp gây áp lực, cưỡng chế Công ty Sông Lô ra khỏi mỏ. Tiếp đó, ông Nguyễn Trường Tô lại ký quyết định cấp mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Hoàng Bách.

Thấy số vốn đã đầu tư bỗng dưng mất trắng, hàng trăm lao động mất việc làm, Công ty Sông Lô đã khiếu nại và sau đó khởi kiện ra tòa. Sát ngày tòa xử, UBND tỉnh nhận thiếu sót và hứa sửa sai nên Công ty Sông Lô rút đơn kiện. Thế nhưng bất ngờ tháng 3-2007, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký quyết định tiếp tục hủy bỏ việc cho phép Công ty Sông Lô đầu tư khai thác mỏ.

Công ty Sông Lô lại khởi kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9-2007, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy quyết định nêu trên.

UBND tỉnh Hà Giang kháng cáo nhưng sau đó có văn bản rút kháng cáo. Thế nhưng sau đó, UBND tỉnh Hà Giang lại không thực hiện phán quyết của tòa mà gửi báo cáo lên cấp trên nói rằng bản án của tòa là chưa thỏa đáng.

Thủ tướng chỉ đạo 10 lần nhưng không thực hiện

Sau phán quyết của tòa án, Công ty Sông Lô kiến nghị được tiếp tục khai thác mỏ sắt Tùng Bá, mỏ chì kẽm Na Sơn cũng như các dự án đang thực hiện dang dở như Công viên Hà Phương, hang động Tùng Bá. Bên cạnh đó, công ty yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang thanh toán khối lượng xây dựng công trình đã hoàn thành 50 tỉ đồng và bồi thường thiệt hại cho công ty 37 tỉ đồng vì ban hành quyết định hành chính trái luật.

Mặc cho Chính phủ liên tiếp chỉ đạo nhiều lần, chủ tịch tỉnh Hà Giang vẫn không chịu thực hiện hoặc thực hiện một cách ì ạch. Đến khi Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lần thứ bảy, thứ tám thì UBND tỉnh Hà Giang mới bắt đầu trả nợ cho Công ty Sông Lô một cách nhỏ giọt là 17,42 tỉ đồng.

Ngày 2-4-2010, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: “Yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương xử lý những tồn tại của dự án Công viên nước Hà Phương để giải quyết dứt điểm khiếu nại của Công ty Sông Lô; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 4-2010.” Đây là lần thứ chín Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc nhưng đã hơn hai tháng, UBND tỉnh Hà Giang vẫn không thực hiện. Do đó, mới đây nhất, ngày 24-6, Văn phòng Chính phủ thêm một lần nữa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc để giải quyết dứt điểm các khiếu nại của Công ty Sông Lô.

Cuộc họp báo kỳ lạ

Vụ án hành chính với Công ty Sông Lô đã có hàng chục cơ quan báo chí phản ánh, trong đó nổi bật nhất là loạt bài của báo Người Cao Tuổi tháng 5-2008. Thay vì có văn bản có ý kiến trở lại với báo này, ngày 3-6-2008, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại tổ chức họp báo để phản pháo.

Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập báo Người Cao Tuổi, cho hay UBND tỉnh gửi giấy mời và cho ba ôtô về Hà Nội đón đại diện của 28 cơ quan báo chí ở trung ương, đồng thời mời đại diện của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí về Hà Giang để nói về những vấn đề báo Người Cao Tuổi nêu nhưng lại… không mời báo Người Cao Tuổi!

Tuy nhiên, do nắm được thông tin, ông Kim Quốc Hoa vẫn có mặt. Ông chủ tịch Nguyễn Trường Tô ngồi chỉ đạo cuộc họp với hàng trăm người dự, không chỉ gồm các báo, đài được mời mà tất cả lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành, huyện, thị đều được triệu tập. Một chồng báo Hà Giang phát miễn phí, trong đó có đến ba bài phản bác lại quan điểm báo Người Cao Tuổi. Còn khi người của Công ty Sông Lô phát báo Người Cao Tuổi thì lực lượng bảo vệ xô đến… tịch thu!

Cuộc họp được bắt đầu bằng 30 phút phóng sự của Đài Truyền hình Hà Giang với nội dung hạ uy tín báo Người Cao Tuổi. Sau đó, ông Nguyễn Trường Tô đứng dậy đọc một văn bản chủ yếu… báo cáo thành tích. Nội dung còn lại chỉ lớt phớt nói rằng các thông tin mà Công ty Sông Lô cung cấp ra “thiếu trung thực, sai lệch, phiến diện…” và phê phán báo Người Cao Tuổi đưa tin sai sự thật, thiếu khách quan, “bôi nhọ” chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang! Phát biểu của ông Tô được tăng âm ra ngoài phố bằng hệ thống loa công suất lớn.

Ông Kim Quốc Hoa kể: Vào giờ giải lao, khi ông Tô vừa bước xuống bục rút bật lửa châm thuốc thì ông tiến đến xưng danh, đề nghị được phát biểu. Dù hết sức bất ngờ vì sự có mặt của ông Hoa nhưng không thể thoái thác, ông Tô buộc phải đồng ý cho ông Hoa nói. Sau phát biểu của ông Hoa, nhiều tràng pháo tay rộ lên. Cuộc họp báo xem như phá sản vì sau đó không báo nào đưa nội dung họp báo theo ý của Chủ tịch Tô!

Tuy thất bại ở cuộc họp báo nhưng tỉnh Hà Giang lại có văn bản tố báo Người Cao Tuổi đưa tin sai sự thật. Tháng 8-2008, Thường trực Hội Người cao tuổi (cơ quan chủ quản) đã phải tổ chức hai buổi làm việc với báo Người Cao Tuổi và khẳng định: “Những thông tin báo Người Cao Tuổi phản ánh là chính xác, khách quan…”.

IMG_0287.jpg picture by phanloihanoi

Đe nẹt cả đại biểu Quốc hội

Tôi đã đến xem các đại công trường ở Hà Giang và cũng nghe được nhiều thông tin về các quyết định sai trái của lãnh đạo tỉnh với Công ty Sông Lô. Trên báo chí cũng đã nói rất nhiều, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, tòa án cũng đã xử, Thủ tướng năm lần bảy lượt chỉ đạo mà chủ tịch Hà Giang vẫn không chấp hành.

ĐBQH Lê Văn Cuông.

Thế là tôi quyết định chất vấn Thủ tướng về việc tại sao trên chỉ đạo mà dưới không nghe. Ban đầu tôi không định nêu thẳng tên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, chỉ định lưu ý Thủ tướng để Thủ tướng kiểm tra. Nhưng khi Thủ tướng hỏi lại là chưa nắm được thông tin này, tôi mới nêu đích danh… Chất vấn buổi sáng thì buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện thoại to tiếng là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước xem. Tôi bèn trả lời vấn đề này thuộc thẩm quyền của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và tôi chỉ thực hiện quyền của mình, không có định kiến hay dụng ý gì. Chủ tịch Hà Giang nói sẽ báo cáo việc này về Tỉnh ủy Thanh Hóa. Tôi nói rằng tôi chỉ thực hiện trách nhiệm của mình, còn ông ấy cứ làm việc của ông ấy. Tôi cũng báo cáo việc này với trưởng đoàn là ông Lê Ngọc Hân - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Ngày hôm sau, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại gọi điện thoại nhắc nhở tôi. Tôi nói luôn là ngay trong phiên họp tổ chiều qua, tôi đã báo cáo chuyện này với trưởng đoàn của chúng tôi. Mấy ngày sau, Đoàn ĐBQH Hà Giang làm văn bản chất vấn lại tôi: Một, ĐBQH Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang năm lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của mình. Dưới văn bảnký tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với đầy đủ các chức danh ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy.

Anh Tô “chơi đẹp” (Chiếu làng) - Năm năm trước (1/6/2005), có dịp về Hà Giang công tác, đã từng gặp anh Tô và có một kỷ niệm “khó quên” về sự mến khách đặc biệt của vị quan đầu tỉnh này. Theo dõi những diễn biến gần đây về anh Tô và kết nối với kỷ niệm cũ, thấy có cái gì đó thật… logic!

Đó là dịp Hà Giang khánh thành một con đường về một huyện nghèo miền núi. Sau lễ khánh thành, đông đảo quan khách, trong đó có đoàn nhà báo từ Hà Nội lên được UBND tỉnh Hà Giang mời cơm với rượu nếp vùng cao. Bữa cơm sẽ thân mật và vui vẻ biết bao nếu như không có chuyện anh Tô đột nhiên sang chúc rượu đoàn nhà báo và từ đó anh “lưu ý” một thành viên nữ của đoàn tên là L, có khuôn mặt và vóc dáng khá dễ thương.

Kết thúc cuộc rượu, trong cái chếnh choáng men rượu nếp vùng cao, anh Tô đã bày tỏ sự mến khách đặc biệt của mình với việc qua bắt tay từng thành viên đoàn nhà báo và đặc biệt là… thành viên nữ kia! Rồi, cao hứng, không kiểm soát được tình hình, anh ôm lấy nữ nhà báo hôn một phát vào má trước sự chứng kiến của đông đảo quan khách.

Rồi, trong không khí ồn ào vừa ngạc nhiên vừa ủng hộ vừa bất bình của đông đảo mọi người, anh Tô tiếp tục không kiểm soát, tiếp tục ôm chặt nhà báo và, nói như anh em miền Nam, là “làm tới” mấy phát nữa. Báo hại nữ nhà báo vừa ngượng, vừa quê, vừa cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng, cuống cuồng chống chế…

Trong cơn cao hứng tiếp tục, anh Tô thản nhiên mời đoàn nhà báo ở lại chơi Hà Giang thêm ít bữa với thiện ý là sẽ bao cả đoàn, đặc biệt là món tắm khoáng nóng, với điều kiện nửa đùa nửa thật là phải có mặt L, nữ nhà báo vừa là nạn nhân của trò quấy rối nhân danh lòng hiếu khách. Dĩ nhiên là đoàn nhà báo từ chối.

Chiếu theo hồ sơ, vụ “ở truồng” diễn ra vào năm 2006, ít lâu sau vụ “quấy rối” nói trên. Năm năm trước, trên chuyến xe về Hà Nội, anh em chúng tôi động viên L rằng đó chẳng qua chỉ là người ta quý mình, người miền núi họ “hồn nhiên” thế thôi, người ta quảng giao vì người ta là lãnh đạo, suy nghĩ phóng khoáng, mạnh mẽ, đàn ông… Rằng thì là xinh đẹp như L, tớ mà làm chủ tịch tớ cũng …tranh thủ. Đại khái vậy rồi thôi, rồi cả L. nữa, cũng lãng quên luôn cho đến ngày hôm nay. Nhưng nay, nhân vụ “ở truồng” bị phanh phui, nhìn lại và suy ngẫm mới hay vụ “quấy rối” cũng không hẳn là “hồn nhiên” như các nhà báo vẫn nghĩ.

Anh Tô lên làm chủ tịch giữa thời buổi Hà Giang là đại công trường, đứng trước tình cảnh “phá sản” vì nợ rất lớn. Nhưng, trong khi người dân Hà Giang, cho đến năm 2005 vẫn còn 51% hộ nghèo, nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Giang lại có cuộc sống rất vương giả mà theo cách gọi dân gian là sống kiểu “vua Mèo”! Sống trong tiền bạc và quyền lực, việc đem “gái” từ Hà Giang về Hà Nội xài hay việc ngang nhiên “quấy rối” một nhà báo giữa thanh thiên bạch nhật, đối với anh Tô, chắc cũng chỉ là chuyện lặt vặt.

Làm người đàn ông, ai chẳng ham mê gái đẹp và ai chẳng… chơi gái! Nhưng làm một người đàn ông - chính khách, cách mê và cách chơi có lẽ cũng cần phải khác.

Xin bàn sang chuyện khác: Có lẽ, sẽ tốt hơn nếu như từ trước, anh Tô hiểu được một chuyện tối quan trọng là những lý thuyết tướng học đều không ủng hộ anh trên con đường chính trị. Tai nhỏ và dái tai ngắn, răng hô, mặt quắt, mũi bé và hơi hở, dáng người khô gầy, anh Tô lẽ ra làm… nhà báo sẽ tốt hơn. Gia nhập hội caphesang, thỉnh thoảng làm tý gà tý vịt, có khi lại lành.

Năm năm trước, trong thời điểm diễn ra vụ quấy rối, một nhà báo, với phản ứng nghề nghiệp tuyệt vời, đã chộp được mấy tấm hình. Xin trân trọng giới thiệu 2 tấm trong loạt hình đặc biệt này:

Bức thứ nhất gọi là “Tấn công bất ngờ”


Và bức thứ hai, theo ngôn ngữ “chắn học”, gọi là “chíu”!!!


(Hết trích dẫn)

Lời bàn của BL:

Nhặt được câu chuyên trên giữa chiếu làng, BL thấy chia sẻ với anh Tô quá nên post lại hầu bà kon. “Dù ai nói ngả, nói nghiêng” xấu xa về anh, BL vẫn kiên định quan điểm là… anh Tô chơi quá đẹp!

Dĩ nhiên là kể cả với vụ của cô nhà báo nọ (và các nữ nhà báo… chưa bị lộ khác)!

Ngoài ra thêm mấy luận điểm như sau:

Một là việc anh quá sòng phẳng, đáng mặt “quần hùng”. Ở cương vị giám đốc Sở KH&ĐT rồi chủ tịch tỉnh, chuyên ban bố “của chùa”, lại có vóc dáng “hao cơm, tốn mồi” thì thiếu gì gái đẹp sẵn sàng ngả vào vòng tay anh dâng hiến, mọc mời… nhưng anh vẫn can trường, kiên định “xoá đói, giảm nghèo, phân chia lại thu nhập” cho các em cave. Chứng tỏ anh chẳng thèm “lợi dụng chức vụ quyền hạn…” trên võ đài này. Em Dung chắc “ăn” của anh quá đậm nên mới cảm kích lưu số máy của anh vào danh bạ bằng nick “tình yêu chủ tịch”. Hỏi đã khách chơi nào được đánh giá cao như thế?

Hơn nữa, các em học sinh của hiệu trưởng họ Sầm đều khai sau những lần quan hệ đều được anh giả tiền sòng phẳng, đúng giá “rau sạch” (chỉ có thằng hiệu trưởng mất dạy thi thoảng “bùng” chứ anh Tô tuyệt nhiên không). Nhiều khi anh còn ngẫu hứng gọi em đến công sở, đi ăn nhà hàng, gọi là có tý “giá trị gia tăng”.

Hai là việc đệ tử của anh quá trung thành, chứng tỏ anh là thủ lĩnh thực sự. Kể cả khi “chết đến đít” lính của anh vẫn “dàn hàng ngang” tuyên bố với báo chí là “cần bảo vệ sự trong sạch cho anh Tô”, bất chấp việc TƯ đã kết luận. Đám báo chí HN lên săn tin không moi được tý gì, đàn em bám theo từng bước. Có được những đàn em cảm tử như thế chắc cả nhiệm kỳ chủ tịch “mưa móc” của anh thấm đều, chẳng sót chỗ ni!

Ba là nghĩa cử cao thượng của bà “đệ nhất phu nhân” phố núi khi tuyên bố vẫn một hai “đứng cạnh chồng” trong cơn phong ba bão táp, dù lòng bà cũng bão táp mưa sa! “Ớt nào mà chẳng cay…”, mỗi đêm ông “công tác” vắng nhà hoặc về khuya bải hoải, lòng bà như chú chú ngựa hoang nghe sấm. Nay nỗi hồ nghi được minh chứng rành rành bằng bức hình ông trong tư thế lọt long, bà những muốn gầm lên dùng kéo cắt phăng… Nhưng may thay tình cao nghĩa cả, học tấm gương đạo đức bà Hi-la-ri, bà nén lòng tha thứ tiệt và lên tiếng bảo vệ ông. Còn hạnh phúc nào bằng cho thằng chồng lầm lỡ như ông?

Túm lại, một mai anh Tô có “chẳng còn gì” hay có vào nhà đá, giang hồ vẫn tôn sùng anh… Bởi vì nhưn cách anh còn hơn khối đứa.

Ngưỡng mộ anh Tô wa....

Phản ứng của LS Trần Đình Triển về vụ ông Tô Huy Rứa (RFA 20-7-10) ◄

Thế lực nào làm công lý biến dạng? (phần 2). “”Chiều hôm qua thì tôi đã nhận được văn bản trả lời của Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương. Nội dung thì rất tốt. Tôi có thể cung cấp nội dung cơ bản. Ban Tuyên giáo Trung ương trả lời Văn phòng Luật sư Vì Dân là đồng chí Tô Huy Rứa, cũng như Ban Tuyên giáo Trung ương không có lệnh và không ngăn cấm báo chí đưa thông tin về vụ việc của ông Nguyễn Trường Tô.”

Khai trừ đảng, đình chỉ chức vụ ông Nguyễn Trường Tô (TT 25-7-10)

Ông Nguyễn Trường Tô bị khai trừ Đảng, đình chỉ chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang talawas blog

Tròn 20 ngày sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo ngày 05/7/2010: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang”, và tròn 2 tuần sau khi báo chí trong nước đột nhiên giữ im lặng về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm nay 25/7/2010 ra thông báo: “Ngày 25/7/2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Người phát ngôn của Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông đã ký văn bản số 5135/VPCP – TCCV gửi Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô để Thủ tướng xem xét, xử lý theo quy định.”

Hôm nay, công bố quyết định kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô

TT - Quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Trường Tô - phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - dự kiến được công bố hôm nay (25-7) tại Hà Giang.Gặp Tuổi Trẻ tại trụ sở UBND tỉnh Hà Giang sáng 24-7, ông Tô từ chối trả lời về những vấn đề liên quan tới quyết định kỷ luật khi chỉ nói ngắn gọn rằng việc như vậy là đã rõ và hiện không muốn nói gì thêm. Cùng ngày, ông Tô đã cho chuyển một số vật dụng cá nhân từ phòng làm việc của mình về nhà riêng tại thị xã Hà Giang.

Như tin đã đưa, ông Nguyễn Trường Tô bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Theo Ủy ban Kiểm tra trung ương, từ năm 2005 đến nay ông Tô có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

Theo quy trình xử lý cán bộ, sau khi công bố quyết định kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Trường Tô, HĐND tỉnh Hà Giang sẽ họp phiên bất thường xem xét việc bãi nhiệm đại biểu HĐND dân của ông Tô và Thủ tướng sẽ xem xét cách chức chủ tịch UBND tỉnh của ông.

Thư LS Trần Đình Triển gửi ông Tô Huy Rứa về việc đưa tin vụ việc tại Hà Giang talawas blog

Nhật báo Ba Sàm, Cơ quan ngôn luận của Thông tấn xã Vỉa Hè, đã trở lại với việc giới thiệu bức thư của Văn phòng Luật sư Vì Dân được kí bởi LS Trần Đình Triển gửi tới Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương Tô Huy Rứa yêu cầu trả lời về việc “có hay không việc ông Tô Huy Rứa đã ngăn cản báo chí đưa tin xung quanh vụ việc liên quan tới ông chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô”?

Luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Bức thư cho biết Văn phòng Luật sư Vì Dân đã nhận được tin báo rằng vào ngày 09 tháng 07 năm 2010, ông Tô Huy Rứa với tư cách Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung Ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương đã gọi điện thoại mời đại diện Cơ quan chủ quản một số báo chí và Tổng biên tập một số báo yêu cầu không được đăng tải thông tin về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô.

Trong thư Luật sư Trần Đình Triển cho rằng vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật quốc gia, do đó báo chí phải được phép đưa tin và yêu cầu ông Tô Huy Rứa phải trả lời và làm rõ sự việc trên. LS Trần Đình Triển cũng cho biết nếu sự việc có thật, Văn phòng Luật sư Vì Dân sẽ khởi kiện ông Tô Huy Rứa trước các tổ chức của Đảng và trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xem xét tư cách Đảng viên cũng như có hay không việc vi phạm pháp luật của ông Tô Huy Rứa.

ANH BA SAM tái xuất giang hồ : Thư của TS-LS Trần Đình Triển gửi ông Tô Huy Rứa

anhbasam on 16/07/2010






... Kính mong ông Tô Huy Rứa bớt chút thời gian, quan tâm, "ưu ái" trả lời Văn phòng Luật sư Vì Dân một số vấn đề sau đây:

Một là, có hay không việc Ông chỉ đạo bằng miệng ngăn cấm báo chí đưa thông tin về vụ việc ông Nguyễn Trường Tô? Động cơ mục đích? Tại sao không chỉ đạo bằng Nghị Quyết, chỉ thị của Đảng hoặc các văn bản qui phạm hành chính của Nhà Nước? Mà lại vội vàng chỉ đạo bằng lời nói?

Hai là, về nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, Đảng không bao biện làm thay", nếu cần thiết phải ngăn cấm đưa thông tin thì Ban Tuyên Giáo có ý kiến chỉ đạo Bộ Thông Tin - Truyền Thông (Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí) ra văn bản; lý do gì mà trưởng ban Tuyên Giáo lại trực tiếp ra mệnh lệnh "hành chính" bằng miệng? Tự cho mình như là "Đại tổng biên tập các cơ quan ngôn luận"; Quy định nào của Đảng và Pháp luật cho phép ông Trưởng ban có quyền uy đó?

Ba là, đường lối chính sách của Đảng, sách giáo khoa giảng dạy trong Học viện chính trị Quốc gia đều khẳng định nguyên tắc: "Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân", "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", "phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao dân trí, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân", "lấy dân làm gốc". Vậy thì sao Ông lại cấm báo chí đưa thông tin đến nhân dân về vụ việc này; nhân dân biết để nâng cao ý thức "phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm", góp ý với Đảng và Nhà nước có giải pháp tốt để Quốc gia vững bền, đất nước phồn vinh, nhân dân vui - thanh bình? Hay là vì lý do Ông không muốn sự việc được giải quyết tận gốc rễ, sợ lan truyền đưa ra ánh sáng sự vi phạm của "người khác"? Sự bưng bít vụ việc này, hậu quả sẽ là: đưa vi trùng bao bọc ung nhọt mà nó sẽ vỡ ra bất cứ lúc nào, Ông có chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân không?

Bốn là, Đảng và Nhà nước đang phát động phong trào "Học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" mà Ban Tuyên Giáo Trung ương là cơ quan thường trực. Chúng tôi thấy rằng để học tập tấm gương đạo đức của Bác, ngoài việc dẫn chiếu các tấm gương người tốt việc tốt; đồng thời cũng phải nêu những kẻ đồi bại như Nguyễn Trường Tô để mọi người cùng suy ngẫm và rút kinh nghiệm; hay là chỉ được thông tin một chiều? chỉ thích ca ngợi, phô trương; còn khuyết điểm - nhược điểm thì tìm mọi cách bưng bít?

Năm là, những vụ án khác, những công dân bình thường phạm tội mua dâm, cưỡng hiếp, hiếp dâm; hoặc cố ý gây thương tích với trẻ em (như vụ cháu bé 4 tuổi ở Quận Hoàng Mai - Hà Nội hay như vụ ở Cà Mau), thì báo chí tha hồ đưa tin (thậm chí còn được khen thưởng); Tại sao vụ việc này liên quan đến người có chức có quyền như ông Nguyễn Trường Tô lại bị cấm đoán không được đưa tin? Nguyên tắc pháp chế được nêu trong Hiến Pháp: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" là ở đâu?

Có những vụ án, mà cá nhân nào đó ngăn cản người khác đưa tin, bưng bít không khai báo về tình tiết vụ án mà mình biết được thì có thể bị xử lý về tội "che dấu tội phạm". Trong vụ việc này rất nhiều nhà báo vượt mọi gian nguy để điều tra làm rõ (đi bộ trèo đèo lội suối hàng ngày, nhịn ăn, tắm suối, ngủ rừng để tìm kiếm thông tin). Họ đang thực hiện đúng luật báo chí, "nhà báo cách mạng" và thực hiện lời của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: Nhà báo phải góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm. Thông tin về vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật quốc gia, do đó không được cấm báo chí đưa tin. Vậy thì tại sao không khen thưởng nhà báo mà lại ngăn cấm?...

Ông Nguyễn Trường Tô: Tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp ở Hà Giang (TT 12-7-10) THD: Quả là "phức tạp", rất "phức tạp"!

-Ngày 13/7, phiên họp thứ 15 của HĐND tỉnh Hà Giang sẽ được truyền hình trực tiếp trên địa bàn tỉnh khi các đại biểu HĐND thảo luận tình hình kinh tế - xã hội.
Đồng thời, việc chất vấn các thành viên UBND về những vấn đề bức xúc đang được cử tri quan tâm cũng sẽ được truyền hình trực tiếp trên địa bàn tỉnh. Tại phiên khai mạc cuộc họp ngày 12/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô nhận định, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp ở Hà Giang, đặc biệt là tình trạng buôn bán phụ nữ vẫn xảy ra ở một số vùng trong tỉnh.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, công an đã bắt được 6 vụ buôn bán phụ nữ, 5 vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em.

Tình trạng truyền đạo trái phép, người lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê cũng diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, thời tiết tại tỉnh diễn biến thất thường, nắng nóng là nguyên nhân chính gây ra 106 vụ cháy rừng, làm thiệt hại hơn 810 ha. Lũ quét và lốc xoáy làm 6 người chết và mất tích, gây thiệt hại vật chất khoảng 15 tỷ đồng.

Quả bom sex rung chuyển tỉnh Hà Giang (RFA 9-7-10) ◄
Ban ngày quan lớn... như thần

(Dân trí) - Trên một số báo Trung ương thời gian qua phản ảnh thực trạng sự sa đọa về đạo đức lối sống của không ít quan chức thời nay! Từ việc ông hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang “mua Trinh” ngay học sinh mình...!
>> Đề nghị cách chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang, kỷ luật Chủ tịch Vinashin
>> “Phải xem xét trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Trường Tô”

Người mà Đảng và Nhà nước trả lương, tin tưởng giao cho các thầy luôn ngày đêm dạy dỗ, nhằm đào tạo nên một thế hệ trẻ tươi đẹp của đất nước mà ông thầy cũng không tha! Việc ông thầy này mua “cái ngàn vàng” của con trẻ để cho mình và cho các quan chức khác “xài”, cướp đi sự trắng trong của tuổi học trò, thật đáng xấu hổ. Rồi hiện tượng khi tiếp khách, liên hoan tại các nhà hàng có thêm “mấy cháu” cho thêm phần tươi mát đã làm xã hội phân tâm?! Có một vị quan chức, ngày trước luôn rao giảng đạo đức rằng: Cứ lấy lửa ắt thử được vàng tốt hay xấu; Lấy vàng sẽ thử được Đàn bà liêm chính hay tham lam; Lấy đàn bà sẽ thử cán bộ đứng đắn hay sa đoạ, thì chính ông ta nay lại bị đàn bà làm mu muội. Điều đáng nói là tất cả các quan chơi gái này khi đứng trước công chúng, đứng trên bục giảng đều luôn mồm nêu cao đạo đức, chống sa đoạ, chống quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có người trước khi bị bắt vì tội tham nhũng, vẫn còn lên lớp thuyết giáo cho cán bộ, đảng viên về việc chống tham nhũng. Ngày xưa có câu hát rằng: “Ban ngày quan lớn như thần/Đêm về quan lớn tần mần như ma”, phản ảnh sự xấu xa của các quan lại phong kiến xấu xa, thối nát. Điều đáng nói là ngày xưa có làm việc gì đó thì các quan cũng chỉ dám làm ban đêm, còn bây giờ giữa thanh thiên bạch nhật, tại các nhà hàng, khách sạn đông người, nếu ai đó cần biết đến sẽ thấy! Đúng là số lượng các quan chức biến chất đó chỉ là những “con sâu” đang làm rầu nồi canh. Nhưng nếu Đảng và Chính phủ không kiên quyết loại trừ các “con sâu” này thì chẳng mấy chốc trong nồi sâu nhiều hơn canh.Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đại hội Đảng các cấp đang bắt đầu tiến hành, để Đảng mạnh dân tin, thiết nghĩ rằng mỗi Đại biểu được giao trọng trách ngoài bàn thảo các chủ trương, nhiệm vụ giải pháp cho nhiệm kỳ 5 năm tới, cũng cần có trách nhiệm xem cho kỹ trước khi bỏ lá phiếu bầu.

Phùng Văn Mùi

Liệu Tô chủ tịch có thể hạ cánh được an toàn? Nguồn: Gocomay 08.07.2010

Thực ra chủ tịch Nguyễn Trường Tô vừa là thủ phạm lại vừa là nạn nhân của một hệ thống thiếu minh bạch ở Hà Giang nói riêng và nước ta nói chung.

Để minh định cho luận điểm này, xin tóm lược lại vài mốc chính, chủ yếu từ truyền thông lề phải của đảng và nhà nước đã loan!!!

Tháng 11/2006 trong một vụ công an Thị xã Hà Giang bắt qủa tang một gái bán dâm có tên là Nguyễn Thị D. đang hành sự với người mua dâm có tên... ở Thị xã Hà Giang. Trong điện thoại di động tịch thu được của D. có lưu giữ nhiều tấm hình chụp ông Nguyễn Trường Tô với nhiều tư thế “tục tỉu” (“chủ tịch cởi chuồng”- như chữ của nhà báo Trương Duy Nhất/ hay “... nằm tênh hênh "nguyên củ" để em út chụp hình”-như mô tả của GSTS Nguyễn Thu –trên BVN). Đã khiến Giám đốc CA Hà Giang “...choáng ..., không tin vào mắt mình... ” và đã báo cáo với Bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất. Nhưng sự việc nếu được xử lý rốt ráo thì có lẽ quan Châu chủ tịch Nguyễn Trường Tô không dám “thừa thắng xông lên” để liên tiếp tái phạm, mà có tên trong cả hai bản danh sách đen của hai “bị can” là Nguyễn Thúy Hằng (19 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi) – các em gái học sinh cấp 3 này vốn con nhà lành, đã bị ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương gạ ép, mua chuộc để sớm đưa các em “vào đời” khi chưa đầy 18 tuổi (từ nạn nhân) và sau đó huấn luyện các em trở thành những tay chân “môi giới mại dâm” (thành “bị can”?) trong đường dây tai tiếng của ông ta nhằm phục vụ các quan và các đại gia.... Đó chính là rủi ro thứ nhất mà cũng quan trọng nhất của ông Tô.

Từ tháng 12/2005 – ông Tô được được cử giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy và tháng 3-2006 được HĐND bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho tới nay. (Nguồn tin: Báo Đại Đoàn Kết ngày 8/7/2010)

Nhưng như lời ông Bí thư Nhất, khi biết những "ảnh nóng" kia... thì ông Tô mới được thăng chức có vài tháng nên ông chỉ "nhắc nhở" riêng để "rút kinh nghiệm" mà không xử lý hình thức kỷ luật nào.

Lúc sự việc đổ bể, khiến dư luận qúa bức xúc, ông Tô buộc phải làm báo cáo kiểm thảo với Ban kiểm tra của đảng, ông ta vẫn rất thỏa mãn với nhiều “thành tích” như: “Huân chương lao động hạng 3, nhiều bằng khen của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, nhiều kỷ niệm chương của các Bộ ngành trung ương. Đặc biệt, phân loại đảng viên trong 5 năm liền từ 2005-2009, ông Tô đều đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có một năm 2008 đạt mức “hoàn thành nhiệm vụ nhưng không có chữ xuất sắc.”

Về điểm này ta thử rà lại cái tích “hoàn thành nhiệm vụ” xuất sắc như lời khai của ông Tô xem sao?

Như trong bài trên VNN dưới tiêu đề: Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội? Ông Lê Văn Cuông đại biểu QH tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Chất vấn buổi sáng thì buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện giữa lúc tôi đang thảo luận ở tổ.

Chủ tịch Tô lúc đó đã "to tiếng" với tôi là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước xem.... Mấy ngày sau, đoàn ĐBQH Hà Giang làm văn bản gửi tới các đoàn ĐBQH chất vấn lại tôi.

Một, ĐBQH Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang 5 lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của mình. Văn bản dài tới bốn trang A4. Dưới ký tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với đầy đủ các chức danh ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy”... (http://daibieuquochoi.vietnamnet.vn/content.aspx?id=491). Có lẽ đây chính là rủi ro thứ hai mà Chủ tịch Tô đã nhận được từ sự “bênh che” vô lối của hệ thống mà ở đây là ông Uỷ viên TW-Bí thư-Trưởng đoàn... tỉnh Hà Giang là đại diện.

Buổi sáng ngày 8/7/2010, báo Đất Việt với dòng tít: Ông Nguyễn Trường Tô vẫn trong danh sách giới thiệu nhân sự đưa tin: “Trong danh sách giới thiệu nhân sự cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ mới vẫn có tên ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Tuy vậy, khả năng ông Tô có được giới thiệu hay không vẫn còn bỏ ngỏ bởi kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đang được giữ kín. Ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang cho biết như vậy ngày 7/7. Việc bỏ phiếu tín nhiệm nêu trên được thực hiện ngày 5/7 khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XIV tổ chức hội nghị lần thứ 28 (mở rộng).” Nếu ông Trưởng ban tuyên giáo nói với Đất Việt như vậy thì đây chính là rủi ro thứ ba của ông Tô. Vi phạm kỷ luật mà vẫn được tái cơ cấu(?)

Những động thái trên đây chứng tỏ, chắc chắn ông Nguyễn Trường Tô chỉ là một “đồng chí bị lộ” trong vô vàn các đồng chí chưa bị lộ khác. Điều đáng nói, sự việc diễn ra lâu rồi, công an biết, đảng ủy biết nhưng chỉ nhắc nhở nội bộ.

Đây không phải là lần đầu, tên của ông chủ tịch được gắn với gái mại dâm. Vụ án “môi giới mại dâm” ở trường phổ thông thuộc huyện Vị Xuyên hồi năm ngoái đang phải điều tra lại qua 2 lần xét xử.

Nạn nhân của quan chủ tịch này là Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã bị đẩy thành bị cáo trong một vụ án nhiều uẩn khúc mà dư luận xã hội hết sức bức xúc mấy tháng trước. Báo chí lên tiếng dè dặt vì cho rằng các em không có bằng chứng, dù 2 em đã khai rõ nhiều tình tiết, mô tả rõ xe ô tô, cung cấp số điện thoai cho cơ quan điều tra.

Khi bán dâm cho quan lớn chủ tịch này, 2 em còn đang trong độ tuổi vị thành niên, vậy có thể nói, đây không phải là chuyện mua- bán mà có dấu hiệu cưỡng dâm đủ cơ sở để khởi tố hình sự.

Một trong số những bài báo nói rõ về việc mua dâm của các quan chức tỉnh Hà Giang, trong đó có chủ tịch Nguyễn Trường Tô đăng trên Vietnamnet đã bị gỡ bỏ, như vậy ý ngọc lời vàng của quan Bí thư đầu tỉnh – Hoàng Minh Nhất “lưu ý” rằng: “Báo chí phải nhìn từ nhiều góc độ, những cái gì được nói và những cái gì không nên nói, còn phải vì tình hình chính trị chung”.

Khi bản danh sách đen với rất nhiều quan chức tai to mặt lớn của tỉnh được tiết lộ bởi hai em Hằng và Thúy, ông Nhất và ông Trưởng ban kiểm tra đảng của Hà Giang đã nói với báo chí, cho rằng đó mới chỉ là “thông tin một chiều”. Nay dưới sức ép của dư luận và cả trong đấu đá nội bộ trước thềm đại hội đảng ở cơ sở... không thể bịt kín được vụ việc nữa, ông Bí thư tỉnh lại “chính trị hóa” vụ việc nhằm gạt vai trò của công luận, công lý. Ông cho rằng sự việc liên quan đến ông Tô đã được công khai và khi nào Bộ Chính trị, Ban bí thư có quyết định, lãnh đạo tỉnh Hà Giang sẽ xử lý theo quyết định đó.

Lên tiếng về vụ việc này, luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 7/7/2010 đã thẳng thắn bày tỏ: “...việc Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Nguyễn Trường Tô đã có hành vi mua dâm, hơn cả mua dâm nữa, tức là hành vi giao cấu với các trẻ em gái vị thành niên, và việc các cơ quan đảng - chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tỉnh Hà Giang, mà cụ thể là Giám đốc Công an, đã không khởi tố vụ án để đưa ông Nguyễn Trường Tô ra vành móng ngựa về các hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên, thì tôi cho rằng đại diện những cơ quan đó, và bản thân Giám đốc công an phạm tội đồng lõa che giấu tội ác.”

Nếu ngẫm kỹ những lời của Bí thư Hoàng Minh Nhất thì, ai cũng đã rõ ý của người đứng đầu Tỉnh Đảng bộ Hà Giang chỉ muốn nương tay theo kiểu “xử lý nội bộ” trong đảng như bấy lâu nay đảng vẫn làm. Khiến luật sư Vũ phản bác: “Trong nội bộ người ta hoàn toàn có quyền kỷ luật thành viên của mình, đấy là thông lệ rất chung trên toàn thế giới, thế nhưng cái điều quái gở ở Việt Nam là cái kỷ luật của đảng (cộng sản) thì nó lại hình như thay cho việc xử lý theo luật pháp.” (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Central-Inspection-Committee-to-i...)

Sau các vụ ầm ĩ chuyện vợ con ông Nguyễn Trường Tô đánh ghen ở Hà Giang, ông Tô giải trình với Ban kiểm tra: “Đó là vụ một số kẻ có môi giới mại dâm ở thị xã dụ các cháu học sinh Trường Trung học Y tế đến khách sạn Việt Trung bán dâm, trong đó có cháu B.T.N. Cháu N không nghe, bỏ về và sau đó nói lại với những người kia nặng lời. Những người kia đã thuê taxi Trường Xuân, đẩy cháu lên xe hành hung và xỉ nhục cháu... và nói là “vợ ông Tô xử lý mày”... Cháu N có báo cho ông C. và tôi. Tôi đã giao cho công an thị xã làm rõ (có báo cáo của công an thị xã kèm theo). Đó là một hành động vi phạm pháp luật nhưng công an thị xã báo cáo lên công an tỉnh không thấy xử lý gì? Và cho rằng chưa cấu thành tội phạm và để dư luận đồn thổi vợ con tôi đánh ghen!”

Rút kinh nghiệm kịp thời chuyện lùm xùm này, ông Tô đã khéo léo “dạy” được bà vợ có máu “Hoạn Thư” này để bà ta bênh ông rằng: “... tôi xác định chồng tôi không có gì cả. Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 39 năm. Tôi rất tự hào và yêu chồng tôi. Chồng tôi không chỉ tốt với vợ con mà còn tốt cả với xã hội. Tôi luôn động viên dù có bất cứ việc gì xảy ra với anh thì gia đình luôn luôn đứng bên cạnh anh...” (Theo Báo Nông Thôn Ngày Nay ra ngày 7/7/2010)

Trong phần cuối của báo cáo giải trình (dài 5 trang), ông Nguyễn Trường Tô nêu nguyện vọng muốn được.... hạ cánh an toàn bằng cách “điều động đi khỏi Hà Giang”. Ông viết: “Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm mà tôi đã cống hiến cho Hà Giang. Thời gian công tác của tôi không còn nhiều, tôi không tham quyền cố vị, tôi không tham vọng được giao trách nhiệm lớn hơn; còn việc tiếp tục công tác tại Hà Giang với cương vị được giao như hiện nay hoặc Trung ương điều động tôi đi khỏi Hà Giang là do Đảng, nhà nước phân công, giao bất cứ việc gì tôi cũng luôn hoàn thành nhiệm vụ...”

Như vậy dù không nói ra nhưng ông Tô cũng có thể lờ mờ nhận ra, cuộc “hiệp thương” mang tính nội bộ giữa Ban kiểm tra TW và những người hết lòng bảo vệ ông như Bí thư Nhất đã có hồi kết và khả năng ông “thoát vành móng ngựa” (vốn chỉ giành cho đám dân đen có cùng tội danh này) là điều chắc chắn. Nên các đồng chí “chưa bị lộ” từng sát cánh với ông ở cả Hà Giang lẫn bên trên vẫn chả dám muối mặt mà quay quắt qúa đáng với ông. Nếu cạn tàu ráo máng qúa chắc gì “bí mật” của đám cùng hội cùng thuyền ấy không bị “bật mí”. Trạng chết thì chúa cũng băng hà ... Đó là lý do ông vẫn có tên trong “Danh sách giới thiệu nhân sự”! Nhưng ông đã cao tay nhắn gửi những nơi cần nhắn rằng: “tôi không tham quyền cố vị, tôi không tham vọng được giao trách nhiệm lớn hơn”. Cao mưu hơn ông còn muốn hồi tỵ - “hạ cánh an toàn” khỏi Hà Giang, cái nơi ân oán mà ông đã ngang dọc tung hoành để được sống những năm tháng yên ổn bên bà vợ già. Khi bà ta đã an phận, sẽ không còn phải vất vả “đánh ghen” với ai nữa, nên đã quyết ngậm bồ hòn làm ngọt để che trở cho chồng bằng một câu đắt giá: “Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn vững tin vào chồng tôi”. Với cử chỉ đó, bác Tô nhà ta có quyền hãnh diện hơn cả bác Bill (Clinton) ở bên kia Thái Bình Dương ấy chứ? Vì bác Bill giai nghe nói, từng bị bác Hi (llary) gái “ghen” sửa (bợp) hơi qúa tay. Khi tới phòng bầu dục ở Nhà Trắng làm việc vẫn còn thâm tím mặt mày cơ mà.

Để khép lại entry này, tôi muốn minh xác lại chuyện vừa thủ phạm vừa nạn nhân của ông Tô chủ tịch. Vì sao sự việc xảy ra cách đây 4 năm, không được đưa ra dư luận. Tới hồi cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi cái tên Nguyễn Trường T. (Tô) của ông bất ngờ được nhắc đến trong vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò. Vẫn được các quan có trách nhiệm cao nhất trong tỉnh nói, đó “chỉ là thông tin một chiều”... thì nay bỗng được nhắc đến? Vì sao ở thời điểm này ông Nguyễn Trường Tô mới bị “kiểm tra, kiểm điểm”? Hay quả thật “dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả”, và “nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường”, như ông đã trả lời phỏng vấn của RFA tháng 2 năm nay?

Với lời Ủy viên TW-Bí thư Hoàng Minh Nhất vừa úp mở trước báo giới: “Lãnh đạo tỉnh phải cân nhắc, xử lý hợp lý ở thời điểm nào cho tốt và hài hòa”.

Bởi thế, phóng viên Hà Anh (VNE) khi tường thuật vụ việc mới này, tỏ ra khá rón rén, chỉ đính kèm một ảnh duy nhất với chú thích “một ngày sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Tô vẫn đến phòng làm việc tại UBND tỉnh Hà Giang”.


Một ngày sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Tô vẫn đến phòng làm việc tại UBND tỉnh Hà Giang. Ảnh: Hà Anh

Chuyện ông Tô vẫn đến làm việc không quan trọng vì ông Tô chẳng còn tư cách nào để đại diện cho dân trong vai trò chủ tịch tỉnh nữa. Ông Tô cũng chẳng còn tâm trí nào để trốn vợ tiếp tục săn lùng “của lạ” là các thần dân xinh đẹp và trẻ tuổi của phố núi Hà Giang thơ mộng như ngày nào. Nhưng trong tấm hình là chiếc xe Luxus sang trọng của đầy tớ nhân dân Nguyễn Trường Tô mới là ấn tượng và tự nó nói lên nhiều điều...!

Vụ ảnh trác táng "Nguyễn Trường Tô" từ một góc nhìn trái chiều

VIT - Ông Nguyễn Trường Tô khẳng định "Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm mà tôi đã cống hiến cho Hà Giang." Lời khẳng định của ông mâu thuẫn với việc có tới hơn chục tấm ảnh chụp cảnh ông đang trác táng đồi trụy với gái điếm, phần nào cho thấy hoặc việc hệ thống chọn lựa lãnh đạo Việt Nam có chỗ bất cẩn hoặc có thế lực ngầm đang cố tình cài bẫy để hòng khống chế ép buộc lãnh đạo. Vậy có hay không có những thế lực ngầm đang tìm cách khống chế hệ thống lãnh đạo Việt Nam? Trải qua bao cuộc chiến tranh, có những lúc bế tắc tưởng chừng như không có lối thoát, Đảng vẫn luôn là niềm tin của người dân Việt Nam. Chính vì thế người ta khó mà tin được một cán bộ cao cấp là chủ tịch của một tỉnh lại có thể là một người dối trá đến tráo trở. Vậy thì điều gì đã và đang xẩy ra vậy?Suy cho cùng Nguyễn Trường Tô cũng là một con người. Ông cũng có những ham muốn vật chất và tình dục. Vào thời kỳ công nghệ cao, có những quốc gia có thể làm giả nhiều thứ "giả như thật" thì việc chỉ căn cứ vào những bức ảnh có trong điện thoại đi động mà khẳng định một cán bộ lãnh đạo cao cấp có những hành vi đồi trụy có thể là thiếu tỉnh táo.

Hà Giang là một tỉnh biên giới trọng điểm, có nhiều dân tộc chung sống. Các thế lực phản động không từ bỏ bất kể cơ hội nào để gây mất đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo... Tuy vậy, trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị xã hội ở tỉnh Hà Giang nói chung là tốt. Có nhiều tỉnh đã dâng đất cho ngoại bang dưới chiêu bài "thuê đất trồng rừng" nhưng tỉnh Hà Giang không nằm trong số đó. Vì vậy cần phải có quan điểm rõ ràng khi đặt công và tội lên bàn cân. Chẳng có ai là thánh nhân hoàn hảo - trong cùng một con người luôn có những phần xấu xa và phần tốt đẹp. Việc vi phạm đạo đức như trác táng với gái điếm là những việc làm mang tính cá nhân, nếu có xẩy ra thì rất đáng trách, nhưng không nên đánh đồng sở thích cá nhân với những việc làm có thể gây họa mất nước.

Rất có thể ông Tô đã sập bẫy tình, mà cũng có thể là tự bản chất dối trá của con người ông Tô. Nếu quả thật ông Tô đã sập bấy thì ai đã cài bẫy, và ông Tô đã có những quyết định gì có hại cho đất nước? Còn nếu như việc gian dối và trác táng là bản chất của ông Tô thì chính Đảng phải có nhời với nhân dân, bởi Đảng đã phụ lòng tin của họ.

Chưa thỏa đáng khi đánh giá con người chủ tịch Tô? (09/07/2010)

Trao đổi với báo chí sáng 9/7, ông Trần Hải Dương, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Giang đã thẳng thắn nhận định, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng ông Nguyễn Trường Tô có “lối sống buông thả” là không thỏa đáng.

TIN LIÊN QUAN
Chưa thỏa đáng khi đánh giá con người chủ tịch  Tô?
Ông Nguyễn Trường Tô? Ảnh: TTO

Theo ông Dương, chỉ vì những bức ảnh từ điện thoại của Nguyễn Thị Dung (gái bán dâm bị bắt) mà nhận định suốt từ năm 2005 đến nay, Chủ tịch Tô sống buông thả là không thỏa đáng trong việc đánh giá một con người.

Ông Dương cũng cho biết, trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có mời Bí thư chi bộ nơi ông Tô trực tiếp sinh hoạt và Bí thư Đảng ủy đến tham dự cuộc họp của UBND tỉnh Hà Giang với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Kết thúc cuộc họp, Bí thư Đảng bộ 1 có kiến nghị Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương không đồng tình nội dung báo cáo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập một tổ công tác trực tiếp xuống làm việc.

“Tổ công tác tập trung xoay quanh vấn đề đạo đức lối sống của anh Tô. Trong đó tập trung vào bức ảnh. Tuy nhiên, anh Tô khẳng định bức ảnh đó không biết chụp lúc nào nên đưa ra cái ảnh để kết luận là chưa thỏa đáng. Các cấp chưa có ý kiến gì về báo cáo đó” - ông Dương nói.

Được biết, ông Tô vẫn quản lý điều hành các hoạt động bình thường với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

(Theo VNE)

"Kết luận ông Nguyễn Trường Tô sống buông thả là chưa thỏa đáng"

TTO - Sáng nay, 9-7, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, ông Trần Hải Dương cùng đại diện UBND tỉnh đã gặp gỡ báo chí trả lời một số vấn đề xung quanh kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Ông Nguyễn Trường Tô tố ngược Giám đốc CA tỉnh Thứ Sáu, 09/07/2010 (GMT+7)

Diễn biến xung quanh vụ ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, người đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (KTT.Ư) đề nghị cách chức vì sống buông thả - dường như mỗi lúc thêm phức tạp, làm cho không khí TX phố núi càng thêm nóng bức.

TIN LIÊN QUAN

Trong cuộc trao đổi với PV chiều qua (8-7), ông Vũ Trung Lâm - Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang - cho biết, sau khi đại diện Văn phòng UBND tỉnh được Ủy ban KTT.Ư mời về Hà Nội để nghe thông báo kết luận về ông Nguyễn Trường Tô, trong đó có nêu “ông Tô sống buông thả, quan hệ thiếu lành mạnh”, ông Lâm đã có ý kiến phản ứng (?).

Cụ thể, phản ứng này đã được Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang thể hiện rõ trong lá đơn kiến nghị đề ngày 27-5, gửi lên nhiều cơ quan Trung ương. Văn bản này nêu, ngày 17-5, Đoàn công tác của Ủy ban KTT.Ư đã mời Bí thư Đảng ủy và Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang dự họp, thông qua Báo cáo kết quả kiểm tra về dấu hiệu vi phạm đạo đức, lối sống, đồng thời lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu của các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy về hình thức kỷ luật đảng đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô.

Báo cáo kết quả kiểm tra có nội dung chính là việc đồng chí Tô quan hệ bất chính với chị Nguyễn Thị D. (trú tại Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang) tại một nhà nghỉ ở Hà Nội vào năm 2005, trong đó có những tình tiết như chị D. có số điện thoại, có những bức hình chụp đồng chí Tô bằng điện thoại di động, và có lời khai tại cơ quan Công an và trực tiếp với tổ công tác Ủy ban KTT.Ư.

Theo ông Lâm, tại cuộc họp này, ông Tô phủ nhận việc quan hệ bất chính với chị D. Ông Tô phát biểu, ông không hiểu tại sao lại có những bức ảnh đó, ai chụp, chụp lúc nào, ở đâu, và chụp để làm gì (?). Còn số điện thoại của Chủ tịch tỉnh, theo ông Tô thì nó được in công khai trong cuốn danh bạ của tỉnh, mọi người cùng biết…

Về cuộc họp của Thường vụ Tỉnh ủy hôm đó, ông Lâm cho biết, đã có ý kiến thắc mắc rằng tại sao sự việc xảy ra từ năm 2005, cơ quan pháp luật phát hiện năm 2006, nhưng đến nay mới đưa ra xử lý?

Khá bất ngờ, trong cuộc trao đổi với PV, ông Lâm còn cho biết: Cũng vào ngày 27-5, ông Nguyễn Trường Tô đã ký một văn bản báo cáo một số vấn đề có dấu hiệu sai phạm liên quan đến Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận - Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang. Văn bản này được gửi đến cơ quan cấp T.Ư và Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

Theo ông Lâm, ông Tô đã nêu ra dấu hiệu một vụ “ném đá giấu tay”. Đó là vụ một công dân ký tên Hứa Như Bình (không có địa chỉ) gửi đơn đến nhiều cán bộ có trách nhiệm, cho rằng “ông Vận mới xứng đáng ở cương vị cao hơn, chứ không phải là ông Tô, ông Vinh” (?!). Đặc biệt, trong bản báo cáo đề ngày 27-5, ông Tô khẳng định Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ (?!).

Trước những thông tin nói trên của ông Vũ Trung Lâm, PV đã thẩm tra lại qua ông Nguyễn Trường Tô; ông Tô khẳng định “dám chịu trách nhiệm với toàn bộ nội dung bản báo cáo này”.

Nguồn tin từ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, vụ án Sầm Đức Xương vẫn đang được tiếp tục điều tra với sự tham gia của các điều tra viên Bộ Công an. Ông Sầm Đức Xương và hai nữ bị can Nguyễn Thuý Hằng, Nguyễn Thanh Thuý được đảm bảo cuộc sống trong trại tạm giam theo đúng quy định, không có chuyện CQĐT bức cung, gây áp lực… đối với họ.

(Theo Tiền Phong)

Nghe Chủ tịch Hà Giang giải trình việc vợ đánh ghen

Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm

Lãnh đạo Hà Giang nói về ảnh nóng của chủ tịch tỉnh (VNN 8-7-10) --"Nghi vấn bức ảnh khỏa thân phát hiện từ năm 2006"

-- Bí thư tỉnh nhắc nhở riêng chủ tịch Tô về lối sống (VnEx 8-7-10) -- Đây có lẽ làm một buổi nói chuyện rất... khó khăn: " A hèm, đồng chí Tô, tôi muốn nhắc nhở về lối sống của đồng chí!" -

- Trưởng Ban tuyên giáo Hà Giang: Xử lý ông Nguyễn Trường Tô như thế là thỏa đáng (TT 8-7-10)

Tù mù Đông A

Đang rộ lên chuyện ông Chủ tịch Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô bị tố có quan hệ với gái mại dâm qua bằng chứng ảnh chụp trần truồng. Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không nói thẳng về vấn đề này mà đề cập một theo một cách khác: "Qua thẩm tra, xác minh nhận thấy đồng chí Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội". Theo báo chí, cơ quan khoa học hình sự giám định ảnh chụp không bị cắt ghép. Báo Tiền phong có phỏng vấn ông Chủ tịch Tỉnh Hà Giang và ông này nói rằng "tôi thấy không thỏa đáng".

Tôi đồng ý với quan điểm của ông Nguyễn Trường Tô: cách giải quyết vụ việc không thỏa đáng. Tôi không thấy ông Tô có cơ hội bào chữa cho mình và phản biện lại các kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW. Dường như Ủy ban Kiểm tra TW là kết luận cuối cùng và người có liên quan không có quyền biện hộ cho mình. Tôi cảm thấy đây là điều rất không hay, nó thể hiện vụ việc mang tính chính trị nhiều hơn là công bằng và sự thật. Hầu như tất cả các báo đều đưa tin về ảnh chụp trần truồng của ông Tô, nhưng không có báo nào cho biết cơ quan khoa học hình sự đã giám định như thế nào. Cá nhân tôi rất muốn biết quy trình và kỹ thuật giám định ảnh để có thể đánh giá vụ việc này. Ngay cả quy trình thu giữ chiếc điện thoại di động có chứa mấy bức ảnh trần truồng như thế nào cũng không rõ. Nếu Ủy ban Kiểm tra TW tổ chức một phiên họp như kiểu một phiên tòa cho các bên liên quan tranh biện với nhau rồi kết luận vụ việc thì tôi thấy có tính thuyết phục và công bằng hơn. Đằng này Ủy ban Kiểm tra TW làm như vậy, xử lý thì vẫn xử lý được, nhưng không tránh khỏi mang tiếng "cả vú lấp miệng em" và người bị kỷ luật vẫn không tâm phục, khẩu phục. Một số vụ việc trước đây đã xử lý không tốt như vụ về ông Nguyễn Tạo chẳng hạn cũng không nằm ngoài nguyên tắc là phải cho người bị đề nghị kỷ luật có cơ hội bảo vệ mình trước nội bộ và công luận.

Xung quanh vụ liên quan đến Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô: Ông Tô giải trình những gì? (ĐĐK 8-7-10) -- "trong 5 năm liền từ 2005-2009, ông Tô đều đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
  • Ông Nguyễn Trường Tô có nguyện vọng muốn được... hạ cánh an toàn bằng cách “điều động đi khỏi Hà Giang”.
Tại “Báo cáo giải trình” (dài 5 trang) của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô mà báo Đại Đoàn Kết có được, 2 trang đầu là phần lý lịch và thành tích.
Theo đó, ông Tô sinh năm 1953 tại Thái Bình, vào Đảng năm 1983. Trình độ văn hóa 10/10, chuyên môn: đại học kinh tế quốc dân, chính trị: cao cấp... Tháng 12/2005, được cử giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy và tháng 3-2006 được HĐND bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho tới nay.
Mục kỷ luật, ông Tô khai năm 2008 bị Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì có vi phạm trong thực hiện qui chế hoạt động của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Công ty TNHH Sông Lô.
Về khen thưởng, ông Tô khai được Huân chương lao động hạng 3, nhiều bằng khen của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, nhiều kỷ niệm chương của các Bộ ngành trung ương. Đặc biệt, phân loại đảng viên trong 5 năm liền từ 2005-2009, ông Tô đều đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có một năm 2008 đạt mức “hoàn thành nhiệm vụ” nhưng không có chữ xuất sắc.
Tự nhận xét về ưu điểm, phẩm chất đạo đức chính trị bản thân, ông Tô đánh giá mình là người “dám làm dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, luôn sâu sát cơ sở, xử lý kịp thời những nảy sinh và những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Bản thân và gia đình luôn gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, không có bất cứ việc làm vụ lợi, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vun vén lợi ích cá nhân, không tham nhũng tiêu cực..., luôn được nhân dân, cán bộ, đảng viên nơi cư trú và làm việc tin cậy, quí mến”.
Giải trình về vụ những bức ảnh khỏa thân của mình được chụp trong máy điện thoại di động của một cô gái mại dâm, ông Tô khẳng định “sự việc trên là không có căn cứ...” và việc đó là nhằm để “hạ uy tín” của ông.
-Việc vợ con ông Tô đánh ghen ở Hà Giang, ông Tô giải trình: “Đó là vụ một số kẻ có môi giới mại dâm ở thị xã dụ các cháu học sinh Trường Trung học Y tế đến khách sạn Việt Trung bán dâm, trong đó có cháu B.T.N. Cháu N không nghe, bỏ về và sau đó nói lại với những người kia nặng lời. Những người kia đã thuê taxi Trường Xuân, đẩy cháu lên xe hành hung và xỉ nhục cháu... và nói là “vợ ông Tô xử lý mày”... Cháu N có báo cho ông C. và tôi. Tôi đã giao cho công an thị xã làm rõ (có báo cáo của công an thị xã kèm theo). Đó là một hành động vi phạm pháp luật nhưng công an thị xã báo cáo lên công an tỉnh không thấy xử lý gì? Và cho rằng chưa cấu thành tội phạm và để dư luận đồn thổi vợ con tôi đánh ghen!”
Vụ án mua bán dâm người vị thành niên liên quan đến Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và những nghi án từ lời khai của các bị can cho rằng ông Tô đã mua dâm người vị thành niên, ông Tô đề nghị làm rõ những khuất tất vì sao hoãn phiên tòa phúc thẩm, vì sao Trại giam cho luật sư tự do gặp bị cáo? Và ông Tô đặt dấu hỏi phải chăng đó là việc “bới lông tìm vết, dậu đổ bìm leo...”
Trong phần cuối của báo cáo giải trình, ông Nguyễn Trường Tô nêu nguyện vọng muốn được.... hạ cánh an toàn bằng cách “điều động đi khỏi Hà Giang”. Ông viết “Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang, dù trí mọn, tài hèn nhưng tôi không hổ thẹn về tư cách, năng lực và trách nhiệm mà tôi đã cống hiến cho Hà Giang. Thời gian công tác của tôi không còn nhiều, tôi không tham quyền cố vị, tôi không tham vọng được giao trách nhiệm lớn hơn; còn việc tiếp tục công tác tại Hà Giang với cương vị được giao như hiện nay hoặc Trung ương điều động tôi đi khỏi Hà Giang là do Đảng, nhà nước phân công, giao bất cứ việc gì tôi cũng luôn hoàn thành nhiệm vu...”
TỔ PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Trích kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương:
Vụ ảnh khỏa thân: “Viện khoa học hình sự đã có văn bản số 474/C54-P5 kết luận giám định: không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định; 13 ảnh cần giám định so với 2 ảnh mẫu có những đặc điểm giống nhau. Từ những nội dung nêu trên, có đủ cơ sở kết luận ông Nguyễn Trường Tô đã có quan hệ bất chính với chị Dung; trong mối quan hệ đó đã để lại những hình ảnh “có tính chất đồi trụy” thể hiện lối sống buông thả, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ đảng viên, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên, gây dư luận xấu trong phạm vi rộng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cá nhân”.
Vụ nghi án liên quan mua dâm người vị thành niên trong vụ án Sầm Đức Xương: “Đặc biệt dư luận trong nhân dân hiện nay đang rất bất bình trước những thông tin về vụ án “môi giới, mua dâm người chưa thành niên” tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, theo báo cáo của cơ quan chức năng và tài liệu thu thập được thì tại phiên tòa phúc thẩm từ ngày 27-1 đến 31-1-2010 có 2 bị cáo là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng khai thêm một số đảng viên, cán bộ, công chức có quan hệ tình dục với 2 bị cáo, trong đó có ông Nguyễn Trường Tô… Mặc dù hiện nay vụ án đang được cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra làm rõ, song đã có ảnh hưởng rất xấu, gây sự bất bình làm giảm lòng tin của quần chúng, nhân dân và cán bộ đảng viên; làm mất uy tín trong Đảng, trong xã hội một cách nghiêm trọng”.

Xử lý ông Nguyễn Trường Tô như thế là thỏa đáng

TT - Trao đổi với báo chí trưa 7-7, ông Hoàng Trung Luyến - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang - cho biết vụ những tấm ảnh khỏa thân của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô không phải đến tối 5-7 khi báo chí đưa tin ông mới biết, mà ông đã biết từ tháng 6-2010.

Lãnh đạo Hà Giang nói về ảnh nóng của chủ tịch tỉnh (VNN 8-7-10) --"Nghi vấn bức ảnh khỏa thân phát hiện từ năm 2006"

Bí thư chỉ… nhắc nhở Chủ tịch tỉnh Hà Giang vì “lợi ích chung, riêng” Dân Trí
(Dân trí) - Trao đổi với báo chí ngày 7/7, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Giang cho biết hoàn toàn bị bất ngờ trước những sai phạm của vị Chủ tịch tỉnh vì đã nhiều năm qua, Ban thường vụ tỉnh ủy không hề hay biết sự việc. ...
Bộ Công an điều tra tố cáo Chủ tịch Hà Giang liên quan vụ mua dâmVNExpress
Ông Nguyễn Trường Tô vẫn trong danh sách giới thiệu nhân sựBáo Đất Việt
Lãnh đạo Hà Giang nói gì về ảnh khỏa thân của CT tỉnh?VTC
Tin nhanh -Tiền Phong Online -Thanh Niên
tất cả 15 bài viết »
Bí thư chỉ… nhắc nhở Chủ tịch tỉnh Hà Giang vì “lợi ích chung, riêng” Dân Trí
(Dân trí) - Trao đổi với báo chí ngày 7/7, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Giang cho biết hoàn toàn bị bất ngờ trước những sai phạm của vị Chủ tịch tỉnh vì đã nhiều năm qua, Ban thường vụ tỉnh ủy không hề hay biết sự việc. ...
Bộ Công an điều tra tố cáo Chủ tịch Hà Giang liên quan vụ mua dâmVNExpress
Ông Nguyễn Trường Tô vẫn trong danh sách giới thiệu nhân sựBáo Đất Việt
Lãnh đạo Hà Giang nói gì về ảnh khỏa thân của CT tỉnh?VTC
Tin nhanh -Tiền Phong Online -Thanh Niên
tất cả 15 bài viết »

- Vụ chủ tịch tỉnh Hà Giang lộ ảnh khỏa thân: Chỉ nhắc nhở vì… “cân nhắc lợi ích” (PLTP 8-7-10)

Phương án giới thiệu nhân sự cho nhiệm kỳ tới được làm vào tháng trước vẫn có tên ông Tô.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, việc những bức ảnh khỏa thân của ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch tỉnh Hà Giang có trong máy điện thoại của gái bán dâm thực tế đã được giám đốc công an và bí thư Tỉnh ủy Hà Giang biết từ năm 2006.

Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao thông tin trên lại không được công khai, không tiến hành kiểm tra, xử lý? Trao đổi với báo giới ngày 7-7, ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, nói: “Tôi hết sức bất ngờ vì suốt bao nhiêu năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy không hề hay biết chuyện này”.

“Bí thư chỉ muốn nhắc nhở riêng”

. Thưa ông, trong kết luận Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) có nói sai phạm của ông Tô từ năm 2005, là người nằm trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy ông có biết chuyện này không?

Tiêu điểmLiên quan đến bản danh sách “đen” các cán bộ tỉnh Hà Giang bị tố cáo mua dâm trong vụ Sầm Đức Xương, ông Luyến cho biết: Các cá nhân đã giải trình nhưng đến nay chưa ai thừa nhận có hành vi mua dâm. UBKT Tỉnh ủy đang đợi kết luận của công an để xử lý.

+ Chỉ sau khi tổ công tác của UBKTTW thông báo thì chúng tôi mới biết. Hôm rồi (tháng 6-2010), báo cáo trước tập thể trước UBKTTW, anh Hoàng Minh Nhất - Bí thư Tỉnh ủy mới nói là năm 2006, anh Nguyễn Bình Vận - Giám đốc công an tỉnh nói với anh Nhất là có ảnh khỏa thân của anh Tô trong máy cô Dung. Anh em công an bắt được cô Dung tại một nhà nghỉ về hành vi bán dâm, thu máy điện thoại thì phát hiện có ảnh ông Tô. Sau khi nhận được báo cáo đó, anh Nhất có suy nghĩ rằng chỉ cần gọi anh Tô ra để nhắc nhở riêng vì khi đó anh Tô mới làm chủ tịch UBND tỉnh được mấy tháng thôi. Cân nhắc lợi chung, lợi riêng thì chỉ nhắc nhở và cũng suy nghĩ là không biết ảnh ấy có thật hay không vì công nghệ chỉnh sửa ảnh hiện nay đã rất cao rồi. Do đó, anh Nhất mới quyết định không đưa ra tập thể để kiểm điểm.. Vậy trong cuộc họp đó, ông Nguyễn Trường Tô có báo cáo gì về những tấm ảnh trên?

+ Anh Tô khẳng định năm 2006 anh Vận không hề nhắc gì về chuyện những tấm ảnh trên, còn anh Nhất chỉ nhắc nhở chung chung là khi đi công tác, ăn cơm, anh Tô phải biết kiềm chế, không nên nói đùa, ngồi lâu… Anh em chúng tôi cũng thấy là bí thư nhắc như thế là đúng.

Khi tổ công tác UBKTTW yêu cầu, anh Tô có viết bản giải trình. Anh Tô nói không biết ai chụp, lúc nào. Trong khi đó, bức ảnh qua giám định của cơ quan công an thì đó là ảnh thực, không phải ghép.

. Theo ông, cách xử lý của đồng chí bí thư Tỉnh ủy chỉ là nhắc nhở riêng chứ không đưa ra kiểm điểm trước tập thể liệu có vi phạm điều lệ Đảng? Nếu là ông thì ông xử lý thế nào?

+ Nếu sự việc đã được điều tra, xác minh rõ ràng thì cách xử lý như thế là sai với điều lệ Đảng. Nhưng trong trường hợp này, khi những bức ảnh chưa được giám định, làm rõ thì cần phải cân nhắc. Nếu là tôi, tôi sẽ mời 2-3 thành viên trong thường trực Tỉnh ủy cùng làm việc, nhắc nhở anh Tô để thể hiện tính tập thể, tính tổ chức.

“Không biết có còn ai tín nhiệm…”

. Sau khi có kết luận của UBKTTW, quan điểm xử lý của lănh đạo Tỉnh ủy về vụ việc trên như thế nào?

+ Chiều qua, họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhưng chỉ họp bàn về báo cáo đánh giá tổng kết đại hội đảng các cấp. Đồng thời, thống nhất phương án nhân sự cho nhiệm kỳ tới cũng như quy trình làm nhân sự...

. Thưa ông, trong phương án nhân sự cho nhiệm kỳ tới, những nhân vật bị nhắc nhở trong bản kết luận của UBKTTW, trong đó có bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và giám đốc công an tỉnh có tên trong danh sách giới thiệu không?

+ Trong bản giới thiệu cũ thì vẫn có nhưng mới thì chưa biết được vì hôm qua mới bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm.

Riêng những anh nằm trong danh sách bị tố cáo liên quan đến vụ án môi giới mại dâm (vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học sinh) thì không bầu vào đại biểu đi dự hội nghị cấp trên và cũng không đưa vào nhân sự.

. Nhưng ông Tô có trong danh sách bị tố cáo vẫn được giới thiệu, thưa ông?

+ Vẫn đưa vì trong danh sách giới thiệu của ban chấp hành khóa cũ giới thiệu từ tháng trước. Hôm qua trong danh sách thì có, còn có giới thiệu hay không thì giờ này chưa biết vì phiếu chưa kiểm xong. Tuy nhiên, sau khi có kết luận của UBKTTW thì không biết có ai giới thiệu anh Tô nữa không vì kết quả kiểm phiếu vẫn đang được giữ kín ở Tiểu ban nhân sự.

. Xin cảm ơn ông.

Ông HOÀNG MINH NHẤT, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang: “Báo chí cần biết những gì không nên nói”

Sự việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô đã rất công khai rồi. UBKTTW làm theo luật, có quy trình và đã công bố kết luận. Trong công bố của UBKTTW còn có một bước là trình với Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Khi nào Bộ Chính trị và Ban Bí thư có quyết định thì chúng tôi sẽ xử lý theo quyết định đó. Cái gì cũng phải xử lý hợp lý, hợp tình và vào thời gian nào cho tốt, cho hài hòa. Tuy nhiên, báo chí phải nhìn từ nhiều góc độ, những cái gì được nói và những cái gì không nên nói, còn phải vì tình hình chính trị chung. Về việc UBKTTW đề nghị kỷ luật cách chức anh Tô thì tập thể chúng tôi cũng rất công minh. Anh Tô cũng rất thẳng thắn, cũng đã nói hết rồi.

Bí thư nhắc riêng Chủ tịch Hà Giang về ảnh khỏa thân

Những cán bộ nằm trong danh sách bị tố cáo liên quan đến vụ án môi giới mại dâm sẽ không được bầu vào đại biểu đi dự hội nghị cấp trên

Chủ tịch tỉnh Hà Giang buông thả trong lối sống (VnEx 7-7-10) -- "đã quan hệ không lành mạnh với một cô gái bán dâm" (Ở Mỹ, chính trị gia bị bắt "quả tang với gái bán dâm" là chuyện thường, "quả tang với trai bán dâm" mới là nguy!) -- Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận 4 ảnh khỏa thân (VTC 7-7-10) -- Thái độ bất ngờ của vợ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (VTC 7-7-10) --

Ông Tô nên tự xử? Trên hầu hết các diễn đàn và các quán bia vỉa hè ngày hôm qua, đâu đâu cũng bàn tán về scandal tình dục của chủ tịch Tô. Trong đó, bàn tán nhiều nhất lại là thái độ của chính đương sự khi sự việc đã được phanh phui.

Thông báo của cơ quan kiểm tra Đảng nói: “Những vi phạm của đồng chí Tô đã được đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm”. Còn trước đó, trả lời báo chí nước ngoài ông Tô mạnh miệng nói rằng cáo buộc ông quan hệ với gái mại dâm là “âm mưu của các thế lực thù địch” trước đại hội Đảng và ông sẽ kiện người đưa ra các cáo giác nói trên (?).

Chuyện “anh hùng sa ải mỹ nhân” xưa nay đâu có hiếm, song việc của chủ tịch làm dư luận nóng mãi chỉ bởi cách ứng xử từ chính ông.

Hơn 30 năm trước, cảnh sát bang Kentucky (Hoa Kỳ) từng phát hiện ra một tờ séc do một dân biểu thuộc hội đồng thành phố Cincinnati trả cho gái mại dâm. Ngay sau đó, ông Jerry Springer, người ký tờ séc đã thú nhận vụ việc với báo chí và từ chức trong một tâm trạng hối lỗi và cầu thị. Cảm phục sự chân thật của ông, một năm sau người dân thành phố lại bầu ông vào hội đồng thành phố và ông trở thành thị trưởng bốn năm sau đó. Khi rời bỏ chính trường, ông trở thành người dẫn chương trình truyền hình và không khán giả nào coi sự có mặt của ông trên truyền hình là “phản cảm”.

Khá nhiều chính khách sau này đã học cách “tự xử” đó khi xuất hiện bê bối tình dục liên quan đến cá nhân. Người thì lên TV nhận lỗi, người đưa ngay đơn từ chức, song thái độ chung của công chúng đều đánh giá cao tính tự giác, “nhìn thẳng vào sự thật” của các chính khách này, bởi họ hiểu và chia sẻ “sự yếu đuối” của các quý ông trước người đẹp.

Một trong những ví dụ tiêu biểu là sự tha thứ của cử tri Mỹ cho vụ bê bối tình dục của Tổng thống B.Clinton với nữ thực tập sinh Nhà trắng. Họ cho rằng tổng thống cũng là con người, cũng có những phút yếu lòng, nhưng vấn đề là ông đã nhận ra sai lầm, đủ bản lĩnh vượt qua bê bối để lãnh đạo đất nước.

Còn hiện giờ vợ ông Tô tỏ ra bản lĩnh (không biết có thật lòng không khi có tin bả ép khai để đánh ghen nên ông Tô sa thải tài xê riêng) khi nói rằng “dù buồn nhưng vẫn đứng cạnh chồng”. Nhưng dư luận thì lại đang chờ đợi thái độ của chính ông!

Luật sư nói gì về vụ Chủ tịch tỉnh Hà Giang?

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 6-7, một nguồn tin có trách nhiệm tại Hà Giang xác nhận thông tin ông Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, có một số bức ảnh khỏa thân trong máy điện thoại của gái mại dâm.

Học trò khai tiếp Chủ tịch Hà Giang ở khách sạn

Tại phiên tòa, Thúy khai quan hệ với ông Tô trong một lần ông này họp với huyện Vị Xuyên.

Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận ảnh khỏa thân là của mình Phap luat TPHCM Online 7/7

pictureBí thư Tỉnh ủy và giám đốc công an biết nhưng lờ đi, không xử lý việc ông Tô từng quan hệ với gái mại dâm từ năm 2005.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TW) đã đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô - chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Lý do là từ năm 2005 đến nay, ông Tô đã “thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội”.

Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, vào ngày 22-11-2006, Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung đang bán dâm cho khách tại một khách sạn ở phường Minh Khai, thị xã Hà Giang. Sau đó, vụ mua bán dâm này được xử lý hành chính theo quy định.

Tuy nhiên, kiểm tra máy điện thoại di động thu giữ của Dung, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn từ số máy của ông Tô, đặc biệt trong máy còn lưu một số hình ảnh của ông Tô đang khỏa thân nằm trên giường. Dung khai nhận sau khi hai người quan hệ xong, ông Tô đã nằm ngủ trong tình trạng không mặc quần áo và Dung đã dùng điện thoại chụp những bức ảnh này.

Sau đó vụ việc đã được báo cáo lên lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang và bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tuy nhiên, vụ việc này đã bị “chìm xuồng” cho đến khi UBKT TW phát hiện.

Nguồn tin từ UBKT TW cho biết trong bản tự kiểm điểm, chủ tịch Tô đã thừa nhận mình chính là người đàn ông trong bốn bức ảnh lưu trong máy điện thoại của Dung.

Thực tế, không chỉ liên quan đến vụ việc trên, trong vụ án hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học sinh, hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng (19 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi) đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Trong đó, hai bị cáo khẳng định ngoài ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương còn có ông Nguyễn Trường Tô và một số cán bộ của tỉnh Hà Giang đã có quan hệ tình dục và trả tiền cho hai bị cáo này.

Tại tòa cũng như trong các đơn kêu cứu, bị cáo Hằng còn cho biết trong quá trình bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra, bị cáo đã khai rõ những trường hợp liên quan đến các cán bộ nói trên nhưng hồ sơ của cơ quan điều tra không có một tài liệu nào thể hiện lời khai của bị cáo.

Trong phiên xử phúc thẩm, một lần nữa hai bị cáo này lại khẳng định việc ông Tô đã từng mua dâm mình và mô tả tường tận, chi tiết về địa điểm khách sạn, nhà nghỉ mà ông Tô đã đưa hai bị cáo này vào để quan hệ tình dục. Bị cáo Hằng còn miêu tả cụ thể phòng làm việc của chủ tịch Tô và những dấu vết đặc biệt trên cơ thể của vị chủ tịch này.

Hiện vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Ông Nguyễn Huy Nạp,nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang:

Bí thư và giám đốc công an tỉnh không cho tập thể biết

“Từ năm 2005 đến khi tôi nghỉ hưu (năm 2009), Thường vụ Tỉnh ủy cũng như Ban Tổ chức Tỉnh ủy không hề được nghe thông tin gì về những việc trên. Đến mấy hôm nay tôi mới được nghe thấy thông tin về những tấm ảnh của ông Tô khiến tôi cũng giật mình”.

. Nhưng thưa ông, tại thời điểm ông còn đương nhiệm, đã bao giờ Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm hay nhắc nhở gì về việc ông Tô có lối sống không lành mạnh, vi phạm thuần phong mỹ tục?

+ Thời tôi làm việc thì không thấy gì cả, không ai đưa ra tập thể, không ai báo cáo gì cả. Và cũng không ai giao cho tôi kiểm tra việc này.

. Kết luận của UBKT TW cho rằng ông Tô đã sai phạm từ năm 2005, vậy với tư cách là trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy thì ông nghĩ sao?

+ Đến bây giờ dư luận nói là ông Tô có những bức ảnh trái với thuần phong mỹ tục thì tôi mới biết. Nhưng tôi không hiểu vì sao đến giờ mọi chuyện lại bung bét như thế mà khi còn làm tôi lại không hề được biết. Điều này khiến tôi cũng hết sức băn khoăn.

. Vậy theo ông, phải chăng trong vụ việc này đã có chuyện bưng bít, che giấu thông tin?

+ Thật sự khi tôi còn làm trưởng ban tổ chức thì bí thư Tỉnh ủy chưa bao giờ giao cho tôi làm kiểm điểm hay nhắc nhở ông Tô về các bức ảnh thiếu lành mạnh. Cái này cũng có thể người ta không muốn nói cho mình, cũng có thể họ không muốn giao cho tôi vì nếu giao cho tôi thì mọi chuyện sẽ bị vỡ lở và nhiều người khác cũng sẽ biết. Do đó, theo tôi hiểu chỉ có anh Nhất và anh Vận biết (ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy và Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang - NV) nhưng họ không đưa ra tập thể. Nếu đưa ra tập thể thì mọi việc đã được xử lý từ thời điểm đó chứ không phải bây giờ mọi việc mới vỡ lở.

. Xin cảm ơn ông.

Phát hiện ảnh khỏa thân của Chủ tịch UBND Hà Giang Nguyễn Trường Tô talawas blog

Ngay sau thông tin về việc kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Trường Tô (sinh năm 1953, vào Đảng năm 1983), Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Giang và Chủ tịch UBND Hà Giang, báo chí Việt Nam loan tin “phát hiện ảnh khỏa thân” của vị chủ tịch còn đang liên quan đến vụ “Hiệu trưởng mua dâm học trò” này. Tờ Đại Đoàn kết cho biết: “Theo báo cáo giải trình của ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang về vụ việc này: ‘Khi thấy (ảnh) tôi cũng bàng hoàng không tin vào mắt mình’. Và sau đó ông Vận đã báo cáo sự việc này lên Bí thư tỉnh ủy. Ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã xác nhận, nhắc nhở ông Tô cần rút kinh nghiệm trong sinh hoạt.”

Những tài liệu, báo cáo liên quan được nhà báo Trương Duy Nhất đưa lên blog của mình. Báo cáo của ông Hoàng Minh Nhất, đề ngày 07/6/2010 gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho biết ông được thông tin về vụ việc này năm 2006, nhưng “do đồng chí Nguyễn Trường Tô mới bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh được ít tháng, nên tôi dùng hình thức nhắc nhở, không tiến hành kiểm tra, kiểm điểm”.

Vì sao sự việc xảy ra cách đây 4 năm, không được đưa ra dư luận hồi cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi tên tuổi ông Nguyễn Trường Tô bất ngờ được nhắc đến trong vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò, nay bỗng được nhắc đến? Vì sao ở thời điểm này ông Nguyễn Trường Tô mới bị “kiểm tra, kiểm điểm”? Hay quả thật “dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả”, và “nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường”, như ông đã trả lời phỏng vấn của RFA tháng 2 năm nay?

Xung quanh vụ án mua bán dâm người vị thành niên ở Hà Giang: Phát hiện ảnh khỏa thân của Chủ tịch tỉnh (ĐĐK 6-7-10) -thd- Báo Đại Đoàn Kết dạo này khá! (Ông Nguyễn Trường Tô nổi tiếng rồi, báo Canada cũng đăng tin này: High-ranking official in Vietnam's Communist Party could lose job over sex scandal (CP 6-7-10)

Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Tô chủ tịch tinletrai

Vụ việc chủ tịch UBND Hà Giang Nguyễn Trường Tô mua dâm đang làm chấn động dư luận. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) cũng vừa đề nghị cách chức hết các chức vụ Đảng cũng như bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Những thông tin về quan lớn chủ tịch này được đông đảo quần chúng quan tâm theo dõi…

2007:

Chiếc xe mang biển kiểm soát “tứ quý lộc” 23C – 6666 chạy trên đường phố Hà Nội liên tục từ năm ngoái đến nay đã khiến nhiều người qua đường “đoán già đoán non” chủ nhân của chiếc xe này phải là 1 ông “quan lớn”.

Đáng chú ý, chiếc xe này mang biển kiểm soát màu xanh (dùng cho các cơ quan Nhà nước) với “mã vùng” của tỉnh Hà Giang (23).

Theo quy định hiện hành, người đứng đầu ở các địa phương là các Bí thư tỉnh uỷ cũng chỉ được đi xe ô tô có giá tiền tương đương một tỷ đồng (khoảng 65.000 USD theo giá hiện nay). Các Bí thư tỉnh uỷ địa phương hiện nay thường đi xe ô tô Toyota Camry 3.0.

Theo xác minh của phóng viên, chiếc xe có biển kiểm soát 23C – 6666 mang nhãn hiệu Lexus – LS 430. Đây là chiếc xe cùng dòng với xe mà nguyên chủ tịch TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên từng sử dụng và nó được ví như “cưỡi mấy ngàn con trâu”.

Quan nao dung xe sang den vay

Trả lời PV qua điện thoại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Vương Mí Vàng khẳng định, lãnh đạo tỉnh này không có ai đi chiếc xe Lexus – LS 430 biển kiểm soát 23C – 6666. Ông Vàng cho biết, hiện nay đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đang sử dụng xe biển kiểm soát là 80… còn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thì sử dụng xe có nhãn hiệu Crown.


Dư luận đặt câu hỏi, vậy ai sử dụng chiếc xe hạng sang có gắn biển công này?

Ngay sau khi báo đăng, ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đã có công văn số 3581/UBND – NC gửi Văn phòng Chính phủ và báo Điện tử Dân trí khẳng định: “Các cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hà Giang không có đơn vị nào đăng ký sử dụng và sở hữu chiếc xe 23C – 6666 như báo Dân trí nêu”.

Vì thế, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Cục C26 (Bộ Công an) và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an Hà Nội xử lý chủ sở hữu chiếc xe nói trên theo quy định của pháp luật.

Trước đó ngày 15/11, Giám đốc công an tỉnh Hà Giang Nguyễn Bình Vận cũng đã có báo cáo số 1759/BC-VP gửi UBND tỉnh Hà Giang khẳng định chiếc xe 23C – 6666 đang lưu hành tại Hà Nội mang biển số giả bởi Công an Hà Giang chưa cấp cho xe ô tô nào mang biển kiểm soát trên.

“Hiện công an Hà Giang đang phối hợp với C26 và Công an Hà Nội truy tìm chiếc xe Lexus – LS 430 biển kiểm soát 23C – 6666 để làm rõ và xử lý theo pháp luật” – ông Vận cho biết trong báo cáo

2009:

Sáng 19.11, lãnh đạo Cty TNHH Sông Lô (tỉnh Hà Giang) xác nhận: Cty Sông Lô đã đệ đơn đến Toà hành chính Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang để khởi kiện Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 27.4.2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản mời lãnh đạo Cty đến giải quyết việc khởi kiện.

Theo lãnh đạo công ty, sở dĩ công ty đưa vụ kiện hành chính này là vì: Ngày 29.8.2002, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ký Quyết định số 2309/QĐ-UB để phê duyệt Dự án khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Cty Sông Lô và theo đó, Cty Sông Lô được phép khai thác và tuyển quặng tại mỏ Na Sơn, xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), và được phép luỵện quặng sắt tại thôn Quyết Thắng và thôn Tả Vải, xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang).

Trong 4 năm qua, Cty Sông Lô đã đầu tư nhiều tỉ đồng để mua sắm máy móc, xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, ngày 27.4.2006, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký Quyết định số 1058/QĐ-UBND để huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB ngày 29.8.2002 của UBND tỉnh Hà Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhận sai sót

Lao Động số 286 Ngày 08/12/2007 Cập nhật: 8:49 AM, 08/12/2007

Việc Công ty TNHH Sông Lô khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang được Báo Lao Động phản ánh trong số báo ra ngày 20.11.2006. Một năm sau ngày Báo Lao Động phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đã chính thức nhận sai.

Vụ việc tóm lược như sau: Ngày 29.8.2002, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Triệu Đức Thanh ký Quyết định số 2309 phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô (Công ty Sông Lô). Dự án thực hiện được 4 năm thì ngày 27.4.2006, người kế nhiệm ông Triệu Đức Thanh là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô ký Quyết định số 1058 để huỷ bỏ Quyết định số 2309.

Phản đối quyết định của Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, Công ty Sông Lô đã khiếu nại nhưng không được giải quyết theo luật nên khởi kiện ra toà. Sát ngày toà xét xử, do UBND tỉnh nhận ra thiếu sót và hứa sửa sai, Công ty Sông Lô rút đơn kiện.

Thế nhưng bất ngờ ngày 5.3.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký Quyết định số 585 thay thế Quyết định số 1058 để tiếp tục huỷ bỏ Quyết định 2309. Công ty Sông Lô lại tiếp tục khiếu nại và do cũng không được cứu xét nên phải khởi kiện Quyết định số 585 ra toà.

Ngày 14.9.2007, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính và tuyên huỷ Quyết định số 585 vì trái luật. Sau phiên toà, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô ký hai đơn kháng cáo (ngày 23.9.2007 và 8.10.2007). Tuy nhiên, đến sát ngày xét xử phúc thẩm, ngày 22.11.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô đã ký đơn gửi Toà án Nhân dân Tối cao xin rút toàn bộ đơn kháng cáo vì nhận ra sai sót.

Mới đây (ngày 27.11), Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên toà và tuyên án; chấp nhận đơn xin rút đơn kháng cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.


Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang coi thường… pháp luật?


Kì 2: “Dối trên, lừa dưới” và bác người tiền nhiệm?

“Kiên quyết chống lại… Chính phủ?”

Có lẽ, khi nhà văn Lê Lựu – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam – trong một bài viết trên Tạp chí VHDNVN mang tựa đề: Vì sao ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang kiên quyết chống lại… Chính phủ? đã nêu một câu hỏi thẳng thắn kiểu… văn học. Nhưng, những gì mà ông Chủ tịch này đã và đang làm thì lại rất khó giải thích…

Để đối phó với chỉ đạo của Chính phủ, như chúng tôi đã nêu trong kì báo trước, ngày 27-6-2007 ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã triệu tập cuộc họp toàn bộ các sở, ban, ngành của tỉnh để bàn việc giải quyết vấn đề khiếu nại của Cty Sông Lô.

Ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chủ trì, thông báo trước hội nghị: Theo Phòng Kế toán tổng hợp thì UBND tỉnh chỉ nợ Cty Sông Lô… 5 tỉ đồng! Đại diện của Cty Sông Lô không chấp nhận con số thông báo này, (bởi thực tế hiện con số nợ của UBND tỉnh với Cty Sông Lô là gần 50 tỉ đồng, chưa tính lãi và trượt giá!). Chủ tịch tỉnh yêu cầu chứng minh. Đại diện Cty Sông Lô đã xuất trình toàn bộ biên bản xác nhận nợ của đại diện chủ đầu tư. Chủ tịch tỉnh đã thừa nhận và cam kết sẽ trả toàn bộ nợ tồn đọng cho Cty. Tuy nhiên, một ngày sau đó, ông lại có văn bản kết luận kiểu “hoãn binh”: “Tiếp tục giao cho các ngành xem xét báo cáo lên UBND tỉnh để giải quyết trước ngày 10-7-2007″. Được biết, trước đó trong một văn bản báo cáo Chính phủ: UBND tỉnh nợ Cty Sô Lô 14 tỉ đồng. Nguy hiểm hơn, trong báo cáo số 154/UBND-BC ngày 02-10-2006, UBND tỉnh Hà Giang khẳng định: Nếu Cty Sông Lô được thanh toán 100% số nợ trên, thì cũng chỉ giải quyết được gần 35% số nợ ngân hàng!

Còn chuyện cấp mỏ cho doanh nghiệp nữa: Ông Nguyễn Trường Tô chỉ đạo UBND tỉnh làm văn bản, hồ sơ đề nghị Chính phủ cấp mỏ sắt và chì kẽm ở Na Sơn – Tùng Bá cho Cty Sông Lô. Nhưng khi được Chính phủ chấp nhận, thì ông lại mang mỏ này cấp cho… Cty Hoàng Bách (mới được thành lập vội vàng trước đó hơn một tháng).

Như vậy, chỉ với những báo cáo kiểu “tiền hậu bất nhất” như trên, ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã vô tình (hay cố ý) đẩy hàng nghìn người lao động của Cty Sông Lô vào cảnh thất nghiệp, nợ nần. Hàng trăm tỉ đồng tiền máy móc, thiết bị của doanh nghiệp này đang nằm phơi sương gió và hư hỏng nặng. Những hợp đồng mà Cty Sông Lô đã kí với đối tác liên doanh với nước ngoài (Trung Quốc) cũng nghiễm nhiên bị huỷ bỏ, gây tổn hại không chỉ về kinh tế, mà còn danh dự và uy tín của một doanh nghiệp Việt Nam.

Với những điều chúng tôi đã trình bày vắn tắt như trên, cũng đồng nghĩa với việc ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo chính quyền địa phương mình “rải thảm… đen” cho các nhà đầu tư?


Bác bỏ quyết định và thành quả của người tiền nhiệm.

Để được phép tiến hành đầu tư, khai thác khoáng sản tại Mỏ Sắt Tùng Bá và Mỏ Chì kẽm Na Sơn, trong khoảng 5 năm (2000 – 2005) Cty Sông Lô đã tiến hành khảo sát, làm các thủ tục hành chính với hàng trăm loại văn bản giấy tờ, hàng trăm chữ kí và con dấu.

Ngày 29-8-2002, UBND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định số 2309/QĐ-UB, do Chủ tịch Triệu Đức Thanh kí về việc phê duyệt dự án NCKT: Khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô, tỉnh Hà Giang.

Văn bản Quyết định dài 05 trang A4. Điều 1 của quyết định trên nêu rõ: “Dự án khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Cty TNHH Sông Lô – Tỉnh Hà Giang, là Dự án nguồn vốn đầu tư chủ yếu của tư nhân, Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí san ủi mặt bằng”.

Cũng trong điều 1 còn có quy định rất cụ thể nội dung 10 điểm: Sự cần thiết đầu tư; tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức quản lí thực hiện dự án; địa điểm xây dựng (khu khai thác, tuyển quặng và khu luyện quặng sắt); hình thức đầu tư; công nghệ và thiết bị; nguyên liệu dùng để luyện quặng; quy mô của dự án và các giải pháp bảo đảm.

Riêng điểm 1 nói về sự cần thiết đầu tư, văn bản viết: Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ gang thép trên thị trường nội địa và chương trình phát triển 4 triệu tấn gang thép của Nhà nước (đến năm 2002). Hiện nay, Việt Nam mới chỉ sản xuất được 400.000 tấn gang thép. Vì vậy, Nhà nước khuyến khích đầu tư sản xuất gang, thép thỏi để phục vụ cho các nhà máy cán thép trong nước. Hà Giang là một tỉnh miền núi, có nguồn quặng sắt khá phong phú, nhưng chưa được đầu tư khai thác, vì vậy, việc xây dựng dự án… (này) là hết sức cần thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển đã được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép.

Sau hơn một năm tích cực chuẩn bị, ngày 14-11-2003, Cty Sông Lô đã long trọng tổ chức Lễ “Động thổ” khởi công xây dựng Nhà máy Tuyển, luyện gang thép tại Tùng Bá – Na Sơn. Trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Trọng Quý (thay ông Triệu Đức Thanh) đã dẫn đầu đoàn đại biểu đại diện tất cả các Ban, Ngành, Đoàn thể của tỉnh Hà Giang đến dự chia vui với Cty Sông Lô. Ông cũng là người vinh dự được xúc xẻng đất, bổ nhát cuốc đầu tiên để động thổ xây dựng công trình – Bởi ai cũng hiểu: Có thể coi đây là một mốc son mới trên con đường công nghiệp hóa của tỉnh nghèo Hà Giang…

Trong không khí hân hoan, xúc động đó, cả tân Chủ tịch Đỗ Trọng Quý và Phó Chủ tịch thường trực Hoàng Đình Châm cùng tất cả các quan chức đại biểu tỉnh Hà Giang có mặt hôm ấy, không ai có thể ngờ rằng: Chỉ hơn 2 năm sau, vào ngày 27-4-2006, ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch mới đắc cử của UBND tỉnh Hà Giang đã kí quyết định số 1058/QĐ-UBND với nội dung phủ quyết thành quả mà họ đã vỗ tay chứng kiến: “Huỷ bỏ quyết định số 2309/QĐ-UB, ngày 29-8-2002 của Chủ tịch (tiền nhiệm) UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án NCKT, khai thác, tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Cty TNHH Sông Lô – Tỉnh Hà Giang” vì “không đảm bảo các điều kiện thực thi theo quy định của pháp luật” (!?).

Có 03 lí do được nêu ra trong một văn bản dài 02 trang A4, nhưng đã không đủ để thuyết phục ai. Xin đừng vội xem xét việc đúng sai của văn bản này. Bởi dư luận Hà Giang thời điểm đó muốn biết điều gì ẩn chứa đằng sau quyết định lạ lùng nói trên. Họ đã không phải chờ đợi lâu, chỉ 15 hôm sau, vào ngày 12-5-2006, tân Chủ tịch UBDN tỉnh Hà Giang đã có Quyết định số 1188/GP-UBND (do Phó chủ tịch Hoàng Đình Châm kí thay): “Quyết định về việc cấp giấy phép khai thác khoảng sản Chì – Kẽm cho Cty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách – Hà Giang”. Nhiều người cho rằng: Đây là một Cty “sân sau” của Chủ tịch Nguyễn Trường Tô. Nó mới chỉ được thành lập vội vàng trước đó hơn một tháng để hợp pháp hóa chuyện “thế chân” Cty Sông Lô, theo kiểu “cốc mò cò xơi”…


Nhiều lần ra quyết định… sai về thể thức văn bản

Dường như chưa yên tâm với những quyết định hành chính vội vã của mình, ngày 5-3-2007, ông Nguyễn Trường Tô đã kí thêm Quyết định số 585/QĐ-UBND với cùng một nội dung trích yếu như quyết định số 1058: “Quyết định về việc huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB, ngày 29-8-2002 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô”. Văn bản này có 05 điều, nhưng cũng chỉ dài có 01 tờ giấy được in tiết kiệm cả 02 mặt. Điều 4 nêu: “Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí và thay thế Quyết định số 1058/QĐ-UBND, ngày 27-4-2006 của UBND tỉnh Hà Giang”. Tới đây, dư luận đặt câu hỏi: Vì lí do gì mà ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô phải dùng tới 02 Quyết định để bác bỏ một Quyết định mà hai người tiền nhiệm của ông đều nhiệt tình ủng hộ và tự bác luôn cả quyết định của chính mình ?

họp báo sông Lô Hà Giang

Sau này, khi đã bị Cty Sông Lô khởi kiện ra tòa và bị thua kiện, trong Đơn xin rút Đơn kháng cáo và Đơn kháng cáo bổ sung, chính ông Nguyễn Trường Tô đã phải thừa nhận cái sai của mình rằng: “Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Giang cũng nhận thấy rằng: Trong việc ban hành Quyết định số 585/QĐ-UBND, ngày 5-3-2007 về việc huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB, ngày 29-8-2002 về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô có sai sót về thể thức văn bản”.

Công bằng mà nói, ngày đó dư luận đã đánh giá cao việc ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã “dũng cảm” thừa nhận mình sai, tự làm Đơn xin rút đơn kháng cáo và Đơn kháng cáo bổ sung, mà trước đó đã hai lần ông “kêu oan” gửi Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tuy nhiên, ông đâu có hiểu rằng chỉ vì những quyết định vội vàng “có sai sót về thể thức văn bản” ông đã kí và đang khiến cho hàng trăm tỉ đồng của Cty Sông Lô đầu tư vào việc làm đường giao thông, mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy, mỏ tới ngày khai thác… đã bị lãng phí, tổn thất và xuống cấp, hàng nghìn người lao động bị thất nghiệp, điêu đứng. Rõ ràng ông đã và đang dồn một doanh nghiệp vào bước đường cùng, đẩy họ tới bờ vực phá sản. Uy tín của Đảng bộ, chính quyền địa phương cũng bị giảm sút nghiêm trọng trước các nhà đầu tư ở Hà Giang?


http://1nguoiviet.wordpress.com

*

TIỂU SỬ TÓM TẮT CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ GIANG

NGUYỄN TRƯỜNG TÔ

Ngày sinh: 22 tháng 02 năm 1953

Dân tộc: Kinh

Quê quán: Xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Trình độ văn hóa: 10/10

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Ngày vào Đảng: 03 năm 1983

Ngày chính thức: 03 năm 1984

*

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhận sai sót

Việc Công ty TNHH Sông Lô khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang được Báo Lao Động phản ánh trong số báo ra ngày 20.11.2006. Một năm sau ngày Báo Lao Động phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đã chính thức nhận sai.

Vụ việc tóm lược như sau: Ngày 29.8.2002, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Triệu Đức Thanh ký Quyết định số 2309 phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô (Công ty Sông Lô). Dự án thực hiện được 4 năm thì ngày 27.4.2006, người kế nhiệm ông Triệu Đức Thanh là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô ký Quyết định số 1058 để huỷ bỏ Quyết định số 2309.

Phản đối quyết định của Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, Công ty Sông Lô đã khiếu nại nhưng không được giải quyết theo luật nên khởi kiện ra toà. Sát ngày toà xét xử, do UBND tỉnh nhận ra thiếu sót và hứa sửa sai, Công ty Sông Lô rút đơn kiện.

Thế nhưng bất ngờ ngày 5.3.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký Quyết định số 585 thay thế Quyết định số 1058 để tiếp tục huỷ bỏ Quyết định 2309. Công ty Sông Lô lại tiếp tục khiếu nại và do cũng không được cứu xét nên phải khởi kiện Quyết định số 585 ra toà.

Ngày 14.9.2007, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính và tuyên huỷ Quyết định số 585 vì trái luật. Sau phiên toà, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô ký hai đơn kháng cáo (ngày 23.9.2007 và 8.10.2007). Tuy nhiên, đến sát ngày xét xử phúc thẩm, ngày 22.11.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô đã ký đơn gửi Toà án Nhân dân Tối cao xin rút toàn bộ đơn kháng cáo vì nhận ra sai sót.

Mới đây (ngày 27.11), Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên toà và tuyên án; chấp nhận đơn xin rút đơn kháng cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.


http://www.laodong.com.vn/Home/Chu-tich-UBND-tinh-Ha-Giang-nhan-sai-sot/200712/68061.laodong

*

Hà Giang Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Trường Tô

“Bát cơm” đưa đến gần miệng nào ngờ…

Có người đã ví việc UBND tỉnh Hà Giang, cụ thể là ông Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô ra quyết định bác các quyết định của người tiền nhiệm, lấy mỏ Tùng Bá – Na Sơn và con đường do công ty sông Lô được phép đầu tư đến lúc gặt hái được giao cho Công ty Hoàng Bách như: “người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo, nấu thành cơm. Khi đưa bát cơm lên miệng thì bị giật mất” bởi Công ty Sông Lô đã bỏ công sức, tiền bạc xây dựng nên các công trình hạ tầng cho việc khai thác, tuyển luyện quặng. Bỗng dưng bị cưỡng chế cho Công ty Hoàng Bách vừa thành lập chưa đầy một tháng hưởng toàn bộ thành quả lao động của Công ty Sông Lô. Sau khi lấy được mỏ, Công ty Hoàng Bách bỏ qua công đoạn luyện kim, chỉ xúc quặng lên xe chở ùn ùn qua biên giới bán quặng thô cho nước ngoài. Vậy mà nhiều năm qua, việc vô lí ấy vẫn ngang nhiên tồn tại như một sự thách thức pháp luật, thách thức lương tri con người.

Cơ sở pháp lí để Công ty Sông Lô thực hiện dự án này là một loạt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và các quyết định của UBND tỉnh Hà Giang, cũng như của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Có thể hệ thống như sau: Ngày 26/2/2001, Thường trực Tỉnh ủy Hà Giang có công văn số 217/CV-TU, chấp nhận đề nghị của UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Sông Lô được khai thác, chế biến quặng ăng-ti-mon, chì, kẽm và bán thành phẩm quặng sắt tại Hà Giang. Sau đó, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 1234/QĐ/UB ngày 10/5/2001 với nội dung: giao cho Công ty Sông Lô tổ chức khảo sát, thăm dò lấy mẫu công nghệ để xây dựng dự án và được khai thác tận thu chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ngày 29/8/2002 UBND tỉnh Hà Giang có Quyết định số 2309/QĐ-UB phê duyệt dự án khai thác chế biến quặng sắt của Công ty Sông Lô. Tại Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 5/2/2002, UBND tỉnh Hà Giang đã cấp mỏ sắt Tùng Bá và 20 ha mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Sông Lô thực hiện.

Việc UBND tỉnh Hà Giang cấp mỏ cho Công ty Sông Lô thời điểm đó là hoàn toàn hợp pháp, được chứng minh bằng Quyết định số 1350/QĐ-ĐCKS ngày 19/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), phê duyệt khu vực khoáng sản và bàn giao cho UBND tỉnh Hà Giang tổ chức quản lí cấp phép đầu tư (trong đó có khu vực cấp mỏ cho công ty Sông Lô).

Căn cứ vào các quyết định của UBND tỉnh Hà Giang, Công ty Sông Lô đầu tư trên 60 tỉ đồng thực hiện dự án, trong đó có các hạng mục công trình như: nhà máy, tuyển luyện quặng, đường vào mỏ Tùng Bá – Na Sơn… Sáu năm thực hiện với khối lượng công việc đồ sộ. Riêng đường vào mỏ Tùng Bá – Na Sơn, tháng 8/2003 Chủ đầu tư là Sở Công nghiệp, Công ty tư vấn thiết kế trường Đại học GTVT đã xác định giá trị dự toán hoàn thành là 22.601.226.000 đồng, chưa tính chi phí hơn 10km đường điện, thăm dò, khảo sát… Nay tỉnh mới trả được 10 tỉ đồng khoảng chưa đạt 1/2…

Từ vụ “tước đoạt mỏ” đến “cái tâm” của ông Chủ tịch UBND tỉnh

Khi các công trình hạ tầng hoàn tất, mỏ đã được bóc đất đá để lộ quặng chuẩn bị thu hoạch, thì bỗng dưng Công ty Sông Lô bị đẩy vào cảnh trắng tay. Ngày 12/5/2006 UBND tỉnh Hà Giang (nhiệm kì mới) ban hành Quyết định số 1188/GP-UBND, cấp mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Hoàng Bách, trong khi mỏ này đang thuộc quyền quản lí hợp pháp của Công ty Sông Lô theo các Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang (nhiệm kì trước). Sau đó, UBND tỉnh lại dùng các cơ quan chức năng gây áp lực, cưỡng chế Công ty Sông Lô ra khỏi mỏ, trong khi không có bất cứ văn bản, quyết định cưỡng chế nào. Công ty Hoàng Bách, với sự hậu thuẫn của UBND tỉnh đã đánh trọng thương người của Công ty Sông Lô, chiếm đoạt toàn bộ tài sản của Công ty Sông Lô gồm: Hơn 10 km đường giao thông, đường điện và các tài sản khác còn ở hiện trường. Sau đó, UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 1058/QĐ-UBND, hủy bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB ngày 29/8/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (nhiệm kì trước) về việc phê duyệt dự án Nghiên cứu khả thi, khai thác, tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô.

Không thể đồng ý với cái quyết định vô lối, trái luật đó, ngày 24/7/2006 Công ty Sông Lô có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hà Giang xem xét. UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 585/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 2309/QĐ-UBND và Quyết định 1058/QĐ-UBND, nhưng không xem xét đến quyền lợi hợp pháp của Công ty Sông Lô. Đến nước này thì Công ty Sông Lô, cực chẳng đã dù không muốn chút nào, buộc phải làm đơn khiếu nại và kiện vụ án hành chính ra TAND tỉnh Hà Giang theo luật định. Tại bản án số 01/2007/HCST, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 585/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang, do quyết định này hoàn toàn trái pháp luật. Sau phiên tòa, UBND tỉnh Hà Giang kháng cáo bản án lên tòa cấp trên. Thế nhưng, chính ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô lại có đơn xin rút đơn kháng cáo, ghi rõ: “Để đảm bảo quy định pháp luật, nâng cao trách nhiệm chính quyền và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công ty TNHH Sông Lô, UBND tỉnh Hà Giang xin rút toàn bộ Đơn kháng cáo ngày 23/9/2007 và kháng cáo bổ sung ngày 8/10/2007″.

Tòa án Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang đã có hiệu lực thi hành. Thế nhưng, thay vì thi hành bản án, ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lại “lật lọng”, đã không chịu chấp hành, mặc dù Chính phủ nhiều lần có văn bản chỉ đạo, thậm chí cử cả đoàn công tác đặc biệt đến Hà Giang yêu cầu giải quyết dứt điểm vấn đề của Công ty Sông Lô, nhưng ông Tô vẫn tỏ ra “điếc không sợ súng”.

Vì sao Hoàng Bách chiếm được tài sản của Công ty Sông Lô?

Tất cả những hành vi cố tình sai phạm của một số ít lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Giang (nhiệm kì 2004 – 2009), không những đẩy một doanh nghiệp lá cờ đầu của tỉnh Hà Giang đến bờ vực thẳm, mà còn khiến cho Công ty Hoàng Bách ngang nhiên thách thức cả sự chỉ đạo của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, trong việc yêu cầu Công ty Hoàng Bách thanh toán tiền lãi khi sử dụng tuyến đường cho Công ty Sông Lô do họ được hưởng lợi từ tuyến đường Tùng Bá – Na Sơn. Đã không trả nợ, công ty này còn được UBND tỉnh hậu thuẫn, “đòi” làm chủ đầu tư tuyến đường này. Thật nực cười, đường do đơn vị khác bỏ công sức, tiền bạc ra làm, chủ đầu tư là Sở Công nghiệp Hà Giang (nay là Sở Công Thương), Công ty Hoàng Bách ở đâu nhảy vào lại “đòi” làm chủ?!

Rõ ràng qua những việc mà công ty Hoàng Bách ngang nhiên chở quặng thô đi bán, chống lại chỉ đạo của Chính phủ và của UBND tỉnh, không thanh toán cho Công ty Sông Lô khoản tiền do hưởng lợi từ con đường… đã đủ thấy, Công ty Hoàng Bách thể hiện là một dạng “chơi trội” trong giới doanh nghiệp ở Hà Giang.

Sau khi Chính phủ thành lập Đoàn công tác liên ngành đến Hà Giang vào ngày 19/6/2009, yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc, UBND tỉnh Hà Giang cam kết: Sẽ giải quyết dứt điểm trước 30/9/2009. Thế nhưng, sau khi Đoàn công tác liên ngành trở về Hà Nội, thì UBND tỉnh Hà Giang chỉ thực hiện trả nợ một phần cho Công ty Sông Lô, với số tiền 17.427.758.428 đồng, rồi lại “án binh bất động”. Khoản tiền này lại bị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Giang thu hồi nợ ngay, do Công ty Sông Lô đã vay tiền đầu tư vào công trình phúc lợi xã hội tại tỉnh Hà Giang. Thế là Công ty Sông Lô, người lao động Sông Lô trắng tay vẫn hoàn trắng tay, không biết đến bao giờ mới được giải quyết

Hoàng Linh

http://songlo.com/?type=portal&tab=detail&menuID=52&catID=24&id=612&sessionid=7051839

@http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/07/06/nhung-mau-chuyen/

--------------------

Ảnh Chủ tịch Hà Giang khỏa thân trong máy gái mại dâm?

Kết quả cho thấy không có dấu hiệu cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định.

(Bee 06/07/2010 17:10:01) Trong khi đang là nghi can trong vụ án mua dâm trẻ vị thành niên, ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lại bị phát hiện có dấu hiệu liên quan đến một vụ mua dâm khác.
TIN LIÊN QUAN

Ngày 22/11/2006, khi Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) đang bán dâm tại khách sạn Thủy Tiên (tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang), có lập biên bản thu giữ của Dung một máy điện thoại di động.

Kiểm tra điện thoại, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn và lưu một số hình ảnh của một người đàn ông khỏa thân. Sau khi in phóng 4 kiểu thành 13 ảnh để đối chiếu, lực lượng công an nhận ra người đàn ông nằm trên giường kia chính là ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Tại biên bản làm việc với công an, Dung khai nhận vào tháng 11/2005 có qua đêm với ông Chủ tịch tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau khi quan hệ xong, Dung đã lấy máy điện thoại di động Nokia N7260 (máy điện thoại khi đó Dung sử dụng) chụp “bạn tình” theo nhiều tư thế khác nhau.

Một thời gian sau, khi đổi máy di động, Dung đã copy chuyển toàn bộ số ảnh trên sang máy di động Nokia N73 bằng cổng hồng ngoại (Bluetooth).

Kết quả giám định từ Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) trên cơ sở trưng cầu giám định 13 tấm ảnh nói trên và 2 tấm ảnh mẫu, kết luận: Không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định, 13 ảnh cần giám định so với 2 tấm ảnh mẫu của ông Tô có những đặc điểm giống nhau.

Sau đó, ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang đã báo cáo sự việc này lên Bí thư tỉnh ủy. Ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã xác nhận, nhắc nhở ông Tô cần rút kinh nghiệm trong sinh hoạt.

Ngày 5/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, UB đã thẩm tra, xác minh nhận thấy ông Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội.UBKT đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

(Theo Đại đoàn kết)

Sex scandal could cost job Straits Times

HANOI - VIETNAM'S ruling Communist Party has asked the government to dismiss a high-ranking official allegedly involved in a sex scandal, state media reported on Tuesday.

Nguyen Truong To, chairman of People's Committee in Ha Giang province, was accused of violating the conduct of a party member by having 'unhealthy relations' and leading a 'self-indulgent lifestyle,' the Nhan Dan newspaper quoted the Central Commission for Inspection as saying. Requests by the party are usually carried out.

Vietnam senior party official to be punished over sex scandal DPA

Kiểm điểm quan chức: Hà Giang chờ chỉ đạo của Trung ương

Thứ Ba, 06/07/2010 (GMT+7)- Trao đổi với Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hà Giang Lê Quang Triều sau khi UBKT TƯ đề nghị cách chức hết các chức vụ Đảng cũng như chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

>> Đề nghị cách chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang
>> Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?

UBKT Tỉnh ủy Hà Giang có bất ngờ trước đề nghị của UBKT TƯ không, thưa ông?

Mô tả ảnh.
Ông Lê Quang Triều: UBKT Tỉnh ủy sẽ đôn đốc, giám sát quá trình điều tra

Hôm nay (5/7 - PV) chúng tôi cũng vừa được nghe. Đề nghị của UBKT TƯ được tuân theo một quy trình chặt chẽ, tất cả đều theo các nguyên tắc, quy trình của pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Đối với vụ việc liên quan đến nhiều quan chức, lãnh đạo của tỉnh Hà Giang đối với vụ việc hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua bán, môi giới xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên, UBKT tỉnh đã có những việc làm cụ thể như thế nào đối với vụ việc?

Hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tố tụng. Cơ quan điều tra của Công an tỉnh Hà Giang đang tiến hành theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và làm việc độc lập. UBKT Tỉnh ủy theo đúng chức năng, vai trò, nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đôn đốc; trong những trường hợp có yêu cầu của cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ phối hợp giúp đỡ.

Theo UBKT TƯ, Bí thư tỉnh và Giám đốc Công an Hà Giang phải kiểm điểm nghiêm khắc trước Tỉnh ủy. Hà Giang đã có chỉ đạo gì chưa?

Hiện tại, chúng tôi vẫn chờ sự chỉ đạo của Trung ương.

Đối với vụ án liên quan tới đường dây mua bán dâm trẻ vị thành niên, phiên phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang đã có kết luận hủy án, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại từ đầu. Thời điểm nào sẽ có kết quả điều tra này, thưa ông?

Chúng tôi không thể chỉ đạo cơ quan tố tụng, vì điều tra của cơ quan điều tra là quá trình độc lập. Về mặt lãnh đạo Đảng, UBKT sẽ đôn đốc, giám sát quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

Luật sư Trần Đình Triển: Không bất ngờ

Mô tả ảnh.
LS Trần Đình Triển

Tôi không bất ngờ trước đề nghị của UBKT TƯ, vì những chứng cứ xác thực đã được các cơ quan TƯ xem xét, cùng với sự mình bạch của các cơ quan pháp luật, nguyện vọng của người dân. Đề nghị của UBKT TƯ thể hiện uy tín của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo của vụ án mua dâm tại Hà Giang đã yêu cầu cơ quan TƯ chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để tiến hành điều tra lại từ đầu.

Trong những người vi phạm, có những cá nhân là cán bộ cấp cao của tỉnh. Tôi cũng đề nghị khởi tố những người làm sai lệch hồ sơ vụ án, cá nhân vi phạm pháp luật như ông Nguyễn Trường Tô và những người có liên quan.
Tuy nhiên, vụ án không được cơ quan TƯ rút lên điều tra, trong khi đó, các cơ quan điều tra của CA tỉnh Hà Giang lại tiếp tục vi phạm pháp luật, vẫn gặp gia đình các cháu nạn nhân để yêu cầu không mời luật sư, yêu cầu những người bảo hộ trước pháp luật của các bị cáo ký vào biên bản cam kết không mời luật sư. Cái này chúng tôi có bằng chứng.

UBKT TƯ đề nghị cách chức hết các chức vụ Đảng, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang với ông Nguyễn Trường Tô. Ông Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội. UBKT TƯ cho hay những vi phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TƯ nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.
  • Kiên Trung

Vụ mua dâm ở Hà Giang: Báo cáo danh sách đen lên TƯ 6/7

Sau khi nhận được bản "danh sách đen" trong vụ án "thầy giáo Sầm Đức Xương mua trinh nữ sinh" có liên quan đến khá nhiều quan chức (trong đó có cả một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang), Thường vụ tỉnh ủy đã họp và có văn bản báo cáo với Trung ương. Đó là khẳng định của ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang hôm 30/03. Tuy nhiên, ông Nhất lại "không nhớ rõ lắm" thời điểm làm báo cáo giải trình lên Trung ương mà chỉ biết "đại loại là ngay sau phiên tòa phúc thẩm ít ngày", đồng thời cũng không tiết lộ nội dung bản báo cáo này.
Về thông tin có tên một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang trong bản "danh sách đen", ông Nhất cho biết Tỉnh ủy đã yêu cầu người này giải trình cá nhân.Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng tiết lộ vị lãnh đạo trên đang đề nghị khởi kiện người đưa ra bản danh sách trên vì đưa tin không chính xác, vu khống người khác.Quan điểm của tỉnh là không bao che, không bưng bít, làm đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, ông Nhất khẳng định.

Đề nghị cách chức Chủ tịch tỉnh Hà Giang

VNN 05/07/2010 (GMT+7)- Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) vừa đề nghị Ban Bí thư cách chức hết các chức vụ Đảng cũng như bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô.

>> Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?

>> Tranh tụng nảy lửa vụ ’Hiệu trưởng mua dâm học trò’
Không thành khẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô

Theo thông báo hôm nay (5/7) về nội dung kỳ họp thứ 32, UBKT TƯ cho hay đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cấp ủy viên về nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống. Qua thẩm tra, xác minh cho thấy ông Tô từ năm 2005 đến nay đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.

UBKT TƯ cho hay những vi phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TƯ nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Trong khi đó, các vị lãnh đạo gồm Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo đó, UBKT TƯ đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm nghiêm khắc trước Tỉnh ủy.

CHỦ TỊCH TỈNH CỞI TRUỒNG truongduynhat

Đó là những bức ảnh khỏa thân. Ừ mà khỏa thân e chưa trúng, phải nói là cởi truồng lõa lồ. Hình ảnh một ông Chủ tịch tỉnh nằm trần truồng trên giường trong nhiều tư thế rất tục tĩu sau khi hành sự xong.

Đó là hình ảnh ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Vụ án mua bán dâm trẻ vị thành niên là học sinh của ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương đang gây ầm ĩ dư luận. Cơ quan điều tra, và cả cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng cũng đang tiến hành thẩm tra xác minh xem ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô có đúng là người mua dâm như lời khai của các bị can trong vụ án?

Trong khi đang là nghi can trong vụ án mua dâm trẻ vị thành niên, ông Tô lại bị phát hiện có dấu hiệu liên quan đến một vụ mua dâm khác.

Ngày 22-11-2006, khi Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) đang bán dâm cho một vị khách tên là Phạm Văn Bằng tại khách sạn Thủy Tiên (tổ 10, phường Minh Khai, thị xã Hà Giang), có lập biên bản thu giữ của Dung một máy điện thoại di động Nokia N73 số thuê bao 0986.623.994. Vụ mua bán dâm này được xử lý hành chính theo qui định.

Tuy nhiên, qua kiểm tra chiếc điện thoại di động, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn và lưu một số hình ảnh của một người đàn ông nằm trần truồng trên giường. Sau khi in phóng 4 kiểu thành 13 ảnh để đối chiếu mới tá hỏa nhận ra người đàn ông trần truồng nằm trên giường kia chính là ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Tại biên bản làm việc với công an, Dung khai nhận vào tháng 11-2005 có ngủ qua đêm với ông Tô Chủ tịch tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau khi quan hệ xong, ông Tô cứ… để nguyên thế nằm ngủ mà không hề mặc áo quần. Thấy tư thế lõa lồ của ông Tô kỳ kỳ, “hâm mộ và tò mò”, Dung đã lấy máy điện thoại di động Nokia N7260 (máy điện thoại khi đó Dung sử dụng) chụp theo nhiều tư thế khác nhau. Một thời gian sau, khi đổi máy di động, Dung đã cop chuyển toàn bộ số ảnh trên sang máy di động Nokia N73 bắng cổng hồng ngoại (Bluetooth).

Kết quả giám định từ Viện khoa học hình sự (Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) trên cơ sở trưng cầu giám định 13 tấm ảnh nói trên và 2 tấm ảnh của ông Tô làm mẫu, kết luận: Không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép thể hiện trên 13 ảnh gửi giám định, 13 ảnh cần giám định so với 2 tấm ảnh mẫu của ông Tô có những đặc điểm giống nhau.

Đặc biệt, trong máy di động của Nguyễn Thị Dung còn có những tin nhắn được gửi đến từ máy di động số 0913271133 của Chủ tịch Tô với ký hiệu “TYCT”- Dung lý giải đó là “tình yêu Chủ tịch”.

Theo báo cáo giải trình của ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang về vụ việc này: “Khi thấy (ảnh) tôi cũng bàng hoàng không tin vào mắt mình người đàn ông đó là anh Nguyễn Trường Tô Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang”. Và sau đó ông Vận đã báo cáo sự việc này cho Bí thư tỉnh ủy. Ông Hòang Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang xác nhận trong một báo cáo của mình: “Nghe được tin Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang một vụ mua bán dâm tại khách sạn, có ảnh đồng chí Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh ở trong điện thoại của cô gái bán dâm. Nghe được vậy, tôi yêu cầu Giám đốc công an tỉnh báo cáo vụ việc. Sau khi giám đốc Công an tỉnh báo cáo xong, tôi có giao nhiệm vụ cho giám đốc công an tỉnh gặp đồng chí Nguyễn Trường Tô Chủ tịch UBND tỉnh thông báo, nói rõ vụ việc trên, Đồng thời, tôi cũng giao cho đồng chí Nguyễn Huy Nạp, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy (nay đã nghỉ chế độ) gặp đồng chí Nguyễn Trường Tô nói rõ và yêu cầu rút kinh nghiệm. Trong một cuộc hội ý về công việc giữa tôi và đồng chí Nguyễn Trường Tô, tôi có nêu ra vấn đề trên và nhắc nhở đồng chí Nguyễn Trường Tô cần rút kinh nghiệm trong sinh hoạt. Do đồng chí Nguyễn Trường Tô mới bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh được ít tháng, nên tôi dùng hình thức nhắc nhở, không tiến hành kiểm tra kiểm điểm”.

Những bức ảnh trần truồng của ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô trông phản cảm và tục tĩu đến độ tôi không thể và không dám đưa lên trang blog này.

Bản chụp phần kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng về trưng cầu giám định những bức ảnh cởi truồng của Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô

Bản chụp báo cáo của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất

Bản chụp báo cáo của Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Nguyễn Bình Vận

Bản chụp báo cáo của Công an thị xã Hà Giang.

Tin mới nhất : Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng vừa kết thức phiên họp thứ 32 vào cuối giờ chiều nay 5-7-2007. Trong 45 vụ việc được kiểm tra xem xét kỷ luật lần này có trường hợp của Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Sáng mai, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và nhiều báo khác sẽ đăng nguyên văn bản thông báo kết luận này. Xin lược đăng đoạn kết luận về ông Tô Chủ tịch:

Qua kiểm tra nhận thấy ông Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội. Những sai phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TW nhắc nhở nhưng không nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Bí thư Tỉnh ủy và Gián đốc Công an tỉnh biết nhưng không báo cáo xem xét giải quyết. UBKT TW đề nghi Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Bí thư Tỉnh ủy và Gián đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc”.

Phạm Cường

“… án thì phải tại hồ sơ”- Đó là câu nói của người đứng đầu Chính phủ – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên hành lang kỳ họp Quốc hội – ngày 23/11/ 2009 – khi được các phóng viên hỏi ý kiến về vụ án Nông trường Sông Hậu đang gây bức xúc dư luận! (Trích nguồn: http://vneconomy.vn/20091126022941943P0C9920/chuyen-ba-ba-suong-ben-hanh-lang-quoc-hoi.htm). Nay vụ “án” đó đã được “giải cứu” bởi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, tuyên bố hủy cả hai bản án sơ và phúc thẩm cuả 2 cấp tòa Cần Thơ “… để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra”. Qua buổi họp báo định kỳ của TP Cần Thơ hôm 8/4 vừa qua. Độc giả cả nước quan tâm tới vụ này còn được biết thêm một chi tiết khá thú vị: những người muốn bỏ tù bằng được bà Ba Sương đã giao vụ án cho một người điều tra viên chính chưa tốt nghiệp phổ thông trung học! Đó là Thượng tá cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) CA Cần Thơ Lê Hoàng Bé. Hèn chi, với một vụ án “trọng điểm” được Ủy ban chống tham nhũng từ trung ương chỉ đạo, mà giao vào tay cái anh “thiên lôi” Lê Hoàng Bé chỉ đâu đánh đấy, trên bảo sao thì nghe vậy, nên “hồ sơ” rành rành như thế, thì “án” đã tuyên cho Bà Ba Sương như vậy có chi là lạ đâu?

Nếu ai theo dõi sát các vụ “Án tại hồ sơ” thời gian gần đây thì đều thấy những điều tra viên giống Thượng tá CA Lê Hoàng Bé luôn xuất hiện khá nhiều.

Vụ chó cắn chết bà Phạm Thị Ngắn ở Buôn Ma Thuột, người phụ trách công tác điều tra cũng do một CA cấp tá, đó là Trung tá Trần Đức Thịnh – Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT – CA Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo hồ sơ được ông Thịnh lập, VKSND TP Buôn Ma Thuột cho rằng “qua tài liệu và lời khai đã được CQĐT thu thập có trong hồ sơ, cũng đủ cơ sở để khẳng định việc CQĐT kết luận không có sự việc phạm tội là chính xác và khách quan” mặc dù các nhân chứng và gia đình các nạn nhân đều không đồng tình với các kết luận đó! (VỤ CHÓ BẸC-GIÊ CẮN CHẾT NGƯỜI Ở ĐẮK LẮK Kết luận điều tra “chính xác, khách quan” !? - http://nld.com.vn/20100320123640687P0C1002/ket-luan-dieu-tra-chinh-xac-khach-quan-.htm)

Vụ án ‘mua bán dâm’ ở Hà Giang hiện nay cũng đang được các điều tra viên là đồng nghiệp của Thượng tá Bé (Cần Thơ) và Trung tá Thịnh (ở Buôn Ma Thuột) nên rất có nguy cơ “chìm xuồng” và “lọt tội” đối với các ông quan đầu tỉnh như ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô – người đang bị tố cáo là tham gia tích cực trong vụ mua dâm trẻ vị thành niên này. Chuyện đã xảy ra ở phiên sơ thẩm cũng không có gì là khó hiểu khi các điều tra viên ở Hà Giang là thuộc cấp của kẻ đang trong diện nghi vấn, nhưng vẫn còn đầy uy quyền, nên làm sao mà các điều tra viên ấy độc lập được mà không chịu tuân thủ mọi ý kiến chỉ đạo trong việc thu thập chứng cứ, ngụy tạo hồ sơ nhằm lái vụ án theo hướng khác, nhằm chạy tội cho quan thầy bên trên? Mặc dù tòa án tỉnh trong phiên xử phúc thẩm 1-2-2010 đã buộc phải xóa bỏ bản án sơ thẩm tháng 11-2009 xử 2 em học sinh Nguyễn Thúy Hằng (18 tuổi) 6 năm tù giam và em Nguyễn Thị Thanh Thúy (17 tuổi) 5 năm tù giam về tội danh ‘bán dâm’ (!) do tòa cấp dưới tuyên, để mở lại cuộc điều tra từ đầu.

Mọi người còn nhớ, khi vụ này vỡ lở, nhóm lãnh đạo tỉnh, từ trên cao nhất là ông Nguyễn Trường Tô Chủ tịch cho tới đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hà Minh Nhất (là Ủy viên TW đảng CS) còn tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và bức xúc…. liền ra lệnh xử án ngay, đổ hết tội cho viên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương là kẻ ‘mua dâm’ (bị 10 năm tù giam), các em nữ sinh là tự nguyện bán dâm, kết án cả 3 người, coi như là xong, hết chuyện, bọn tội phạm đầu sỏ an toàn, vô sự. Nhưng khi bản danh sách đen hàng chục quan chức lớn nhỏ và các doanh nghiệp có máu mặt ở tỉnh được đưa ra trước tòa, buộc tòa phúc thẩm phải tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, mà ông Bí thư Hà Minh Nhất vẫn tỉnh queo nói với phóng viên báo Pháp luật & Đời sống rằng “Vấn đề ở đây là chưa có chứng cứ gì. Cơ quan bảo vệ pháp luật đang làm… Chúng tôi không bao che, không bưng bít, làm đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước. Với tinh thần là làm đúng trình tự của pháp luật,…” (Vụ hiệu trưởng mua dâm: “Bản danh sách đen chưa dừng lại ở đó”… – http://congluan.vn/Item/VN/Thoisu/Vu-hieu-truong-mua-dam:-Ban-danh-sach-den-chua-dung-lai-o-do…/8D7EF3EBF812414C/).

Trình tự của pháp luật mà ông Nhất nêu ra ở đây kiểu gì mà hai em học sinh Hằng và Thúy là nạn nhân thê thảm nhất trong vụ án này (chưa thành án nên chưa có tội) vẫn đang bị giam giữ (tù đầy) trong tình trạng sức khỏe có vấn đề. Em Thúy còn bị cấm cả thăm nuôi, bệnh xá trong trại giam thì không đủ khả năng để khám bệnh mà không đưa cháu đi ra bệnh viện bên ngoài để chữa chạy cho cháu, khiến luật sư Trần Đình Triển đã phải đánh động tới cả Quốc hội, Bộ Công an, Tòa án NDTC và Viện KSNDTC để đối phó với hệ thống bảo vệ pháp luật có nhiều khuất tất ở Hà Giang nhằm cải thiện tình hình. (Nghe hay xem bài phỏng vấn cuả Trân Văn-RFA-http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-many-officials-of-Ha-Giang-province-did-have-sex-with-schoolgirls-Trvan%20%20-04122010164640.html?searchterm=None) .

Luật sư Triển còn cho biết ông và gia đình nạn nhân cũng phải chịu “Những áp lực, thậm chí đe dọa, thậm chí mua chuộc,… qua nguồn nọ, qua người kia, kể cả gia đình của các cháu” nhưng đó chưa phải “bằng chứng xác thực” (như lời LS Triển) nên chưa dám khẳng định sự việc. Không khẳng định, nhưng dư luận cũng lo cho tính mạng 2 em và chính ông Luật sư đang bị đe dọa, một khi quyết tâm bảo vệ công lý, bảo vệ thân chủ cuả mình trong vụ án này.

Từ những diễn biến phức tạp đó, Luật sư Trần Đình Triển công khai phát biểu: “… tôi cho rằng dù xem xét gì nữa thì cơ quan trung ương phải tiến hành, còn nếu để cơ quan địa phương làm thì tôi cho rằng sẽ không đảm bảo tính khách quan và sẽ có nhiều điều không thuận lợi xảy ra” ( Bao nhiêu quan chức ở Hà Giang mua dâm nữ sinh? -http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-many-officials-of-Ha-Giang-province-did-have-sex-with-schoolgirls-Trvan%20%20-04122010164640.html?searchterm=None).

Có nhiều chỉ dấu cho thấy giới lãnh đạo chóp bu cuả Hà Giang đang tìm mọi cách lèo lái vụ án theo hướng chạy tội cho các nghi can chóp bu cuả tỉnh nhằm làm “chìm xuồng” vụ án này là khả năng đã thấy trước. Khả năng đó nằm ngay ở cái cơ chế của hệ thống tòa án hiện hành ở nước ta. Khi mà cả lập pháp, hành pháp và tư pháp đều dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất, không chia sẻ cho ai, của một người cầm lái vĩ đại như hiện tại. Nếu không có phép lạ nào đột biến xẩy ra, thì một Luật sư chứ 10 Luật sư tài giỏi và tâm huyết cỡ như LS Trần Đình Triển cũng đành bó tay

.

Trong vụ án bà Ba Sương Thủ tướng Dũng ngoài câu nói nổi tiếng “… án thì tại hồ sơ” còn có câu “xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật”. Cũng trong phiên chất vấn cuối tháng 11/2009 đó, vị Thủ tướng khả kính của chúng ta còn phân trần: Từ ngày làm Thủ tướng, tôi chưa kỷ luật ai… tôi còn muốn học tập cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm không cách chức ai!… Như thế có khác chi bật đèn xanh cho các thủ hạ dưới trướng kiểu “cứ vô tư đi hành lạc đi… tôi sẽ không làm khó gì tới các vị đâu”! Trong khi chính ngài quan thanh tra của Chính phủ từng than:“sờ vào đâu cũng tội phạm”!

Trong vụ án mua dâm ở Hà Giang thì nhân vật số 1 của Hà Giang (ông Bí thư Hà Minh Nhất) cũng khẳng định “Chúng tôi…..làm đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước”. Vậy ai dám bảo cả ông Dũng và ông Nhất nói sai chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước? Cho dù như bàn dân thiên hạ ai cũng biết, nhiều chủ trương chính sách ấy hôm qua đúng, hôm nay sai… và ngày mai lại đúng! Tương tự như vụ Nông Trường Sông Hậu, bên lề kỳ họp Quốc hội cuối tháng 11/2009, ông Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Tấn Quyên tuyên bố “Thành ủy không có công văn chỉ đạo”. Nhưng ông Phó bí thư Phạm Thanh Vận, dưới trướng của ông Quyên hôm 8/4 lại nói: “… Vụ án này, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương cho rằng là một trong 17 vụ tham nhũng nghiêm trọng, cần tập trung giải quyết…” (…Vụ án Nông trường Sông Hậu do cấp trên chỉ đạo - http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=191102&ChannelID=2)

Ở các nước có nền tư pháp độc lập, một vụ án có liên quan tới các nghi án là quan chức cấp cao ở một địa phương như vụ “mua bán dâm” như thế này, chắc chắn báo chí sẽ đua nhau lao đi tìm hiểu, nô nức lên Hà Giang lấy tài liệu từ đương sự, gia đình, phụ huynh, bạn học, láng giềng, thầy cô giáo, người dân, … có bao nhiêu chuyện để nói, để phanh phui, bình luận, và các cơ quan chức năng ở trung ương như Bộ Giáo dục, Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ Công an phải vào cuộc ngay, không ai dám ngăn cản hay trì hoãn,… làm cho nó nguội lạnh, quên lãng như hiện nay. Còn ở ta, sự tham gia của báo chí thật khiêm nhường, dè dặt, có vẻ nhìn trước ngó sau. Để tránh bị tuýt còi với lý do muôn thuở là tránh “gây hoang mang, mất lòng tin trong dân chúng…” trước thềm Đại hội Đảng (ĐH XI)!

Kể từ vụ PMU 18, xẩy ra trước Đại hội X tới nay, để xoa dịu dư luận, nhiều vị quan chức cỡ nhất nhì trong Đảng đã có những câu phát ngôn rất ấn tượng! Nào là sẽ xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật… không nương nhẹ tội phạm… không có vùng nào bị cấm, không có ai có thể đứng ngoài luật pháp….

Sau 5 năm, trước kỳ Đại hội XI lần này, ngoài vụ như PMU 18 (đã chìm xuồng mà vẫn chưa có hồi kết), lại cộm lên các vụ lớn nữa: Đó là các vụ hối lộ quan chức đương quyền VN của PCI – Pacific Consultant Institute (Nhật bản), vụ hối lộ của Securency (Úc) cho các quan chức VN, vụ hối lộ của công ty Nexus Technologies (Hoa kỳ) cũng cho các quan chức ở một số bộ, trong đó có Bộ Giao thông; Bộ Công thương và Bộ Công an của Việt nam. Phía Nhật Bản, Úc, Mỹ đã khẩn trương điều tra và đã mở phiên tòa xét xử, đã và sẵn sàng chuyển cho phía Việt Nam mọi tài liệu điều tra cần thiết, nhưng phía VN những người luôn hô hào chống tham nhũng không mệt mỏi tiêu biểu như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không sốt sắng mấy. Đó phải chăng là hành động “kiên quyết chống giặc nội xâm” như khẩu hiệu từng nêu? Hay hiệu quả chống tham nhũng này đã bị những điều tra viên cơ quan CSĐT giống như trường hợp của Thượng tá Lê Hoàng Bé (Cần Thơ) và Trung tá Trần Đức Thịnh (Buôn Ma Thuột) lập hồ sơ sai lệch… nên các “án” (tại hồ sơ) đó đã không được xử lý đúng mức?

Ngược lại các vụ xử tội phạm là dân thường hay những người cứng đầu cứng cổ dám chống lại các quan tham trong guồng máy từ trên xuống dưới đang bòn rút ngân sách và tài nguyên của Quốc gia… thì thường bị xử rất nặng! Còn giới quan chức phạm tội bị phanh phui thì đa phần bị xử nhẹ hay chìm xuồng. Điều đó đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, như bài viết mới đây cuả tác giả Văn Hải trên Boxitvn.net với câu rất chí lý như sau: “Thử hỏi một người “làm trái quy định” (như Bà Ba Sương-GCM) để dân giàu nước mạnh, đem lại hạnh phúc cho đồng bào như thế, không cần so với những ông quan tham nhũng mà chỉ so với những ông quan chỉ biết đi họp, ký cóp những văn bản “đúng” nhưng không mấy hiệu quả,… thì ai hơn ai? Vậy thì tù tội có hợp với công lý đích thực không?

Xem phim Bao Công, có một số vụ án, nếu cứ xét theo kiểu “án tại hồ sơ” – tức cứ chiểu theo luật (cứng nhắc) mà làm – thì có một kết luận, còn xét theo sự thực, theo lương tri, thì lại có một kết luận khác. Cái đấy Bao Công gọi là đạo trời. Theo ông Bao Công, đạo trời còn trên cả phép nước”. (trích: Vụ án bà Ba Sương – nghĩ về phép nước và đạo trời -http://www.boxitvn.net/bai/2813)

Còn tôi, để kết thúc entry này chỉ xin ghi lại một ý kiến ngắn cuả Blaise Pascal – nhà toán học Pháp nổi tiếng ở thế kỷ XVII rằng:

“Người đời có hai cái lầm to lớn: Một bất chấp đến lý,

hai là chỉ nhận lý mà không hiểu được tình”.

Thiết nghĩ cái tình mà Pascal nêu cũng giống như đạo trời trong ý niệm của Bao công chứ không phải thứ: “… án thì phải tại hồ sơ” nham nhở ở phần thượng dẫn trên kia!

Ngày 16.04.2010

PC

----------

Người nhà Sầm Đức Xương trả tiền mua sự im lặng? Bee

Điều lạ là có những bé gái không bị Xương hãm hại nhưng vẫn có kẻ mang danh người nhà Xương mang tiền đến bồi thường.

Liên quan đến vụ "Hiệu trưởng mua dâm học trò" nhiều gia đình nạn nhân bị hại cho biết, họ nhận được khoản tiền từ tay những người tự xưng là người nhà ông Sầm Đức Xương đến để thỏa thuận họ giữ im lặng, không viết đơn tố cáo.

Hiệu trưởng mua dâm: Điều tra viên tốc ký 12 trang/giờVụ hiệu trưởng mua dâm: Dời ngày tuyên án đến 1/2Cuộc sống của bé gái 14 tuổi bị hiệu trưởng mua dâmVụ hiệu trưởng mua dâm:Đã báo cáo danh sách đen lên TƯ

Vụ ông Sầm Đức Xương mua dâm học trò đang gây nên một làn sóng trong dư luận, làm xôn xao tỉnh Hà Giang. Mới đây, vùng cao nguyên đá lại rộ lên chuyện "dàn xếp" với gia đình nạn nhân để im lặng. Điều lạ là có những bé gái không bị Xương hãm hại nhưng vẫn có kẻ mang danh người nhà Xương mang tiền đến bồi thường.

Gia đình chị Phương, mẹ của nạn nhân N.T.N (14 tuổi), cho biết gần đây có 2 người đến gia đình xin bồi thường bằng tiền.

"Lúc đầu chúng tôi không nhận, còn chửi đuổi họ về. Sau đó, thấy họ đi lại nhiều chúng tôi cũng nhận một túi quà, giở ra có bọc tiền, đếm được 25 triệu đồng".

Chị cũng cho biết 2 người lạ mặt kia xưng là người nhà ông Xương. Họ hứa sau khi vụ án xong sẽ đưa thêm tiền và đề nghị vợ chồng chị im lặng, không viết đơn tố cáo.

Theo xác nhận của bố nạn nhân N.T.K, (14 tuổi, học cùng lớp với N.T.N, một trong những bé gái ít tuổi nhất vì hãm hại lúc vừa tròn 13 tuổi), vừa qua có 2 người đến nhà, tự xưng là người nhà Xương, đưa cho gia đình 35 triệu đồng, nói là tiền bồi thường thiệt hại cho K.

Theo dõi cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cho thấy, tên của K không nằm trong danh sách bị hại được triệu tập để làm rõ thủ phạm, mặc dù gia đình có đơn tố cáo ngay từ đầu.

Vụ án Hiệu trưởng mua dâm học trò được giao cho PC16 Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại. Viện KSND tối cao cũng đã vào cuộc để giám sát hoạt động điều tra làm rõ thêm các tình tiết của vụ án.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có công ăn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị xem xét, chỉ đạo giải quyết vụ án theo thẩm quyền, đồng thời thông báo kết quả đến Ủy ban Tư pháp.

(Theo Nông thôn ngày nay)

-----------------

Tổng số lượt xem trang