Thủy chiến Mỹ-Trung, hành động của chúng ta Trần Lâm
Các trung tâm nghiên cứu chiến lược của các nước lớn đều nghĩ cách để thống trị thế giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ như nhẹ gánh, tập trung mọi sức lực tiến vào Trung Đông. Phải chăng người Mỹ có ý nghĩ: Tay cái gậy, tay củ cà rốt, lưng đeo thùng dầu lửa thì đối với thiên hạ, bảo gì mà chẳng phải nghe. Thế rồi mất người, mất của, nợ nần chồng chất…
“Giấc mơ Mỹ” vụt tắt cùng với lửa thiêu Trung Tâm Thương Mại Thế Giới…
Trung Quốc thực hiện đường lối Đặng Tiểu Bình, phát triển thật nhanh đến mức kinh ngạc, nhưng không biết đây là sách cũ của Anh, Pháp: mạnh là nhất thời còn suy yếu là lâu dài. Anh Pháp thức thời thu về sống êm ả, nhà mình mình ở, đất mình mình làm, gạo mình mình ăn. Người Anh cố quên đi một thời huyênh hoang: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của Đế Quốc Anh”, chấp nhận Luân Đôn sương mù bao phủ. Pháp bằng lòng cho qua cái thời tự phong: “Pari – Kinh Đô Ánh Sáng!”
Từ sau 1975, Mỹ như quên Đông Nam Á, mọi sức lực dành cho Trung Đông. Mỹ lại quá coi thường sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc mạnh lên, việc tiếp thu văn hoá phương tây chậm chạp, cái truyền thống ông cha lại quá nặng nề. Trung Quốc dồn sức lực vào hai mục tiê : Bành trướng, hướng chính là Phương Nam, chuẩn bị binh lực, cái chính là Hải Quân để diệt Mỹ, làm bá chủ thế giới. Hai mục tiêu trên ngày một rõ ràng, rõ như ban ngày. Việc chuẩn bị dang dở mà kẻ thù đã “ngửi” thấy nên bối rối, tức bực là không có gì lạ.
Mỹ thấy rất rõ: Mỹ không để chờ Trung Quốc mạnh lên mới đánh, như thế là ngờ nghệch quá! Mỹ phải hành động ngay. Cuộc chiến tranh thế giới khó xẩy ra vì không có lý do gì lôi cuốn được Nga, Ấn Độ… vào cuộc. Chiến tranh lại không thể xẩy ra trên đất Mỹ hoặc đất Trung Quốc vì không có dấu hiệu nào được ghi nhận, chỉ có thể là thuỷ chiến.
Một tướng Mỹ đã nó : Mỹ đang chuẩn bị phương án một trận thuỷ chiến với mục tiêu tiêu diệt thuỷ quân Trung Quốc từ trong trứng. Có tướng khác nó : Chiến trường sẽ là vùng biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông… vì đó là nơi tập trung binh lực của Mỹ và đồng minh, là nơi cận kề Trung Quốc, là nơi xung yếu về kinh tế, chính trị, quân sự, là nơi quần cư của Trung Quốc. Có tướng khác của Mỹ còn nói: Mỹ sẽ chọn cách đánh phối hợp tầu ngầm, tầu chiến, máy bay giống như đánh nhau trên bộ với sự hợp đồng tác chiến của máy bay, xe tăng, tên lửa…
Mỹ tức tốc trở lại Đông Nam á, chậm còn hơn không. Chiến tranh để tồn tại hay nằm im chờ chết? Nước Mỹ từ năm 1945 đến nay không ngày nào ngưng nghỉ việc binh đao. Trung Quốc như bất ngờ trước việc Mỹ trở lại Đông Nam Á. Trung Quốc trở tay không kịp, thế là một trò diễu võ dương oai của hai bên. Hai bên hối hả lôi kéo tay sai, kết bạn vội vàng.
Trung Quốc cũng phô trương sức mạnh nhưng nửa kín nửa hở, cũng lôi kéo bạn bè nhưng Asean như đã lạnh nhạt, Trung Quốc tức giận điên cuồng. Có đường dây nóng đấy, có người săn sóc Việt Nam đấy, thế mà không một lời nặng nề với Việt Nam. Trước đây chỉ một việc không mua hàng giá rẻ của Trung Quốc mà Trung Quốc đã cử người đến tận Văn Phòng Chính Phủ để quở trách. Trong cuộc họp gần đây khi bà Hilary ngừng lời, ngoại trưởng Trung Quốc bỏ phòng họp ra ngoài, khi trở lại nhìn thẳng vào Đại Sứ Singapo, to tiếng: “Trung Quốc là nước lớn!”
Cái thế ngoài biển khơi, trên bàn đàm phán Trung Quốc đã có dấu hiệu suy yếu.
“Trâu bò húc nha , Ruồi Muỗi chết”, cũng vẫn có ngoại lệ: Trong làng có anh bần nông, dành dụm được chút tiền còm, đành nhét mái gianh, không thực hiện được mơ ước có mảnh đất cắm dùi. Ai bán đất, Cụ Chánh, Cụ Lý đều mua hết. Nay hai Cụ kiện nhau, diệt nhau đến mức phải bán đất để lo lót, thời cơ anh cố nông được đổi đời đã đến.
Ngày 9/3/1945, Trường Chinh ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau, hành động của chúng ta!”. Tại sao ngày nay chúng ta không viết được: “Trung Mỹ bắn nhau, hành động của chúng ta!”. Tại sao không?
Trung Quốc ngang ngược qu : Chuẩn bị chiến tranh chưa đi đến đâu đã như thách thức, đã như đe doạ. Thế là các nước họ phải cụm lại chống Trung Quốc. Những lợi ích kinh tế mà Trung Quốc đưa đến chưa đủ sức gắn chặt họ với Trung Quốc… Thật ly kỳ, một lúc Trung Quốc đẩy cho 2 cựu thù trở lại như “gương vỡ lại lành”. Xét kỹ thì cả hai như những chiến binh Nam chinh Bắc chiến, 100 năm không lúc nào rời tay súng. Đó là Việt Nam và Mỹ.
Trung Quốc thật vụng suy: Hàng ngàn Tướng Lĩnh của Trung Quốc chỉ mới được nếm mùi thuốc súng trong diễn tập. Ba triệu binh sĩ của Trung Quốc là 3 triệu đứa con một, là 3 triệu con cầu tự, là 3 triệu công tử. Tầu sân bay còn đang trên bản vẽ… Trung Quốc rồi sẽ hối hận về sự hồ đồ của mình, hối hận vì đã không nghe lời dặn của Đặng Tiểu Bình: “Nín thở qua sông”.
Đến hôm nay, mọi toan tính của Trung Quốc và Mỹ đã rõ ràng. Càng ngày sự đối kháng càng tăng lên, chiến tranh là có thể xẩy ra. Chúng ta phải đặt ra nhiều tình huống, khả năng, chuẩn bị ứng phó để không bị lung túng, nhầm lẫn, kể cả không bị xui dại, không bị lừa bịp. Ngay bây giờ chuẩn bị bộ máy Chính Phủ và Quốc Hội, khi 2 bên bắn nhau là lúc chúng ta thay đổi thể chế. Ai muốn ngăn chặn cũng trở tay không kịp. Khi thiên hạ ổn định thì việc của ta đã trở thành việc đã rồi. Ai thắng, ai thua cũng thế thôi, ta vẫn đạt được mục tiêu đang mong ước.
Thời kháng chiến chống Pháp, tôi sống chung trong một căn nhà dài ven rừng thưa với 2 cha con cụ giáo già. Lúc này hai cha con cụ đã là cán bộ chủ chốt của tỉnh. Có lần Cụ Giáo bảo tôi: “Cái dân Việt Nam mình nó lạ lắm, cứ sắp chết là lại vùng lên, đã từng chết đến cả 1000 năm, sống lại thành ngay Phù Đổng.”
Trong đời tôi đã có 5 lần đợi chờ lo âu rồi oà lên sung sướng: Ngày Cách Mạng Tháng 8, ngày chiến thắng Điện Biên, Ngày thống nhất đất nước, ngày Việt Nam đăng ký chủ quyền biển và gần đây nhất, ngày bà Hilary đến Việt Nam… Hôm nay tôi vẫn nhớ đến hai cha con Ông Giáo già, những người tận tuỵ vì nước, vì dân.
Cách đây 2 – 3 năm, ông Lý Quang Diệu nói với người cầm quyền nước ta: “Phải tìm mọi cách để Mỹ trở lại Việt Nam, Việt Nam phải là đầu tầu của Asean”. Ông chính là người cha của Singapo, một chính khách lỗi lạc, người bạn chân thành của Việt Nam. Điều tiên đoán, điều mong muốn, lời nhắn nhủ của ông nay đã trở thành hiện thực.
Tình hình hôm nay, Việt Nam đã có chỗ đứng, Asean đã khởi sắc, ai đã làm nên thành quả ban đầu nhưng đầy hứa hẹn này? Không nghi ngờ, đó là bè bạn thế giới, những người thức thời trong bộ máy cầm quyền cùng nhiều người trong nhân dân lo cho mình, lo cho nhà, lo cho nước mà sôi sục đấu tranh để có phong trào như ngày hôm nay. Chúng ta hãy chờ từng ngày sự xuất hiện những bộ mặt mới. Công đầu khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn, đã gây cảm kích cho mọi người.
Tôi tin Mỹ thực lòng với ta lúc này. Mỹ muốn chống Trung Quốc, không có ta chống nhau với Trung Quốc sao được. Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc, không có ai làm nhiệm vụ này hơn Việt Nam. Trước mắt và trong thời gian không thể là ngắn, cái thế Việt – Mỹ là như vậy.
Trung Quốc không dễ dàng rút lui, cho Mỹ nghênh ngang, ta chờ Trung Quốc xem họ phản ứng ra sao?
Còn ở Việt Nam, những người cộng sản tử tế, những người yêu nước đã đứng lên, quan hệ với Mỹ đã khai thông. Những thắng lợi ban đầu đã có.
Trước đây người ta nói đến hiện tượng “Tự Vỡ” với hàm ý là Đảng và Nhà Nước tha hoá, tự mình làm hỏng mình để phải rời chính trường.
Hôm nay với việc Mỹ trở lại Đông Nam Á, người ta lại nói đến một “cú hích” thật mạnh, làm cho phong trào nhân dân mạnh lên, nhanh chóng, bất ngờ, sự phân hoá trong lãnh đạo ngày càng rõ nét, quan hệ Trung Việt là sự thận trọng thay cho huyênh hoang, ác khẩu…
Mục tiêu vẫn là độc lập, dân chủ, quan hệ với Trung Quốc là bình đẳng, có sự trọng thị thích đáng, với Mỹ cứ dần dần trở thành đồng minh từ thấp đến cao.
Tình hình đã phát triển, có thể dự kiến 3 tình huống, cũng là suy ngẫm còn thực tế thì uốn theo tình hình từng lúc, miễn sao giữ vững và phát triển mục tiêu đã định.
a/. Chiến tranh Trung Mỹ xẩy ra, Mỹ thắng, Trung quốc sẽ làm gì được ta? Phe thân Trung Quốc tự tan vỡ. Cái gì cần đến rồi sẽ đến.
b/. Chiến tranh Trung Mỹ xẩy ra, Trung Quốc thắng, Mỹ thua. Việt Nam tồn tại được chỉ có một con đường duy nhất: Những người hướng theo Mỹ và những người theo Trung Quốc, nhân nhượng xoá bỏ dĩ vãng, cùng nhau đứng lên, cùng nhau dành chủ quyền như phần trên đã nói.
Khi có chiến tranh, Trung Quốc yếu đi, ta có một khoảng thời gian rất ngắn, phải “Đóng cửa bảo nhau”. Trường hợp khó khăn quá có thể có đa đảng, có đối lập, cùng nhau làm tròn trách nhiệm với dân với nước. Cái bài học đau đớn của 50 – 60 năm qua là “Rước Voi về dầy mồ” sẽ ngăn chặn xu hướng tự chạy vào tay áo Trung Quốc. Và xu thế dân chủ hoá đất nước càng rõ, càng được khẳng định. Bỏ Đông thì phải sang Tây, mất Đảng không sao, chỉ cần giữ Nước.
c/. Trường hợp Mỹ- Trung hoà hoãn, chiến tranh không xẩy ra:
Mỹ sẽ vẫn lo lắng vì cái hậu hoạ vẫn còn đấy. Mỹ có một thói quen: những cản trở lớn thường dùng chiến tranh để giải quyết. Bao nhiêu năm nay, có lúc nào Mỹ buông súng! Ông Obama có tiếng là ưa chuộng hoà bình thế mà khi lên cầm quyền đã gửi 30.000 quân sang Afganistan. Mỹ đâu có ngán chiến tranh.
Sự lo sợ chiến tranh thuộc về Trung Quốc: Chúng ta đã nói nhiều về những khó khăn, những hậu quả mà Trung Quốc sẽ gánh chịu nếu có chiến tranh. Trung Quốc sợ chiến tranh xuất phát từ cái sợ chính dân mình. Có nghĩa là sợ cả trong, sợ cả ngoài, ngày đêm như thấy kẻ thù lẩn quất quanh mình, “Sợ cái bóng của mình”.
Thế thượng phong trong hiệp ước hoà bình thuộc về Mỹ. Để khống chế Trung Quốc, hỏi lấy ai ngoài Việt Nam ngoài Asean.
Không có chiến tranh, Việt Nam cũng sẽ Dân Chủ và Độc Lập, trở lại ngày 19/8 thiêng liêng.
Có tin đồn nếu Mỹ Trung hoà hoãn, cái G2 ra đời họ có chia Việt Nam thành 2 không? Thiết nghĩ, bàn như thế rộng quá. Người ta lại nghĩ rằng chúng ta bị Trung Quốc lừa mị. Trung Quốc sợ chiến tranh, xuất phát từ cái sợ dân Trung Quốc, Mỹ lo ngại Trung Quốc, Mỹ phải kiềm chế Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc phải là người Hàn, người Nhật, người Việt Nam, người Asean…
Có lẽ không một dân tộc nào phải trả giá quá đắt cho hoà bình bằng nhân dân Việt Nam. Thế nhưng, để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của mình, để bảo toàn được nền độc lập của mình, nhân dân Việt Nam cũng quá biết mình sẽ phải làm gì để tồn tại.
Tình hình Việt Nam như vậy, các dự liệu, các gợi mở như đặt ra cho mọi người, mỗi người một ý.
Dân tộc nếu muốn tồn tại, phải tự cường. Muốn tự cường phải phát huy sức mạnh dân tộc. Muốn có sức mạnh phải đoàn kết toàn dân. Đoàn kết phải đi đôi với Dân Chủ.
© Trần Lâm
© Đàn Chim Việt
- Sự chuyển dịch bàn cờ Trung – Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương (Nghiên cứu BĐ).
-- Song Chi: Việt Nam, thử thách từ trong ra ngoài — (Người Việt).
The men were captured while fishing in the Paracels, an archipelago in the South China Sea claimed by China and Vietnam, and then disappeared last week soon after they were freed by Chinese authorities.
-Xung đột và hợp tác Việt - Trung trên biển (BBC)- Theo báo cáo của Liên hiệp quốc: đạn được của Trung Quốc đã được sử dụng để tấn công vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại Darfur, Sudan – U.N. report: Chinese bullets used to attack peacekeepers in Darfur (Foreign Policy). Trong khi đó phía Trung Quốc đang phản ứng dữ dội nhằm tìm mọi cách ngăn chặn bản báo cáo này được công bố công khai.-China Urges Anti - Japan Protesters to Stay Within Law BEIJING (Reuters) - China called on its people on Sunday to keep within the law in their "understandable" anger at Japan, a day after protesters in both countries rallied to claim sovereignty over disputed islands.
- Máy bay không người lái của Nga kết thúc thử nghiệm giám sát (Đất Việt).
Bác Hồ ơi, xin Người hãy sống dậy mà coi nè!
Bài thơ này Ngô Mai Phong viết từ lâu, bây giờ tôi mới được đọc trong chùm thơ anh gửi cho. Dễ hiểu vì sao nhà thơ nghẹn ngào, có phần buồn tủi và như bất lực. Khi chính quyền còn coi người dân biểu tình, in áo, kẻ khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” là “tội phạm an ninh quốc gia”, thì ngay cả những bài thơ lặng lẽ như thế này cũng không thể được in trên các báo “lề phải”. Có bao giờ lòng yêu nước của người dân Việt Nam phải thầm thì như ở thời buổi này? Đau quá! Nhưng Mẹ Việt Nam nhìn thấy hết, những đứa con tuẫn tiết cho Người và cả những đứa con phản bội Người.
Hoàng Hưng
BẦY DIỆC Ở HOÀNG SA
Ngô Mai Phong
Họ đứng như bầy diệc
Bị chôn chân giữa dải đá ngầm
Bốn mặt sóng đen rầm chiến hạmNhững con diệc không thể bay
Không có chỗ ẩn nấp
Những con diệc lặng băng như ngọn cờ tuẫn tiếtBuổi sáng ấy chỉ mẹ tôi nhìn thấy
Có đàn chim đẫm máu về trời
Hai mươi năm Hoàng Sa thành Nam SaHà Nội chiều nay thanh bình thế
Triệu Vi hát trên truyền hình
“Thu thủy vô ngân” * –
Nước mùa thu không vết dấu …——————–
* Lời một bài hát trong phim “Kinh hoa yên vân” do Triệu Vi – diễn viên và ca sĩ nổi tiếng của Trung Quốc thể hiện.
Chín ngư dân ở Lý Sơn vẫn chưa trở về gia đình sau một tháng bị giam giữ và sau năm ngày được trả tự do theo thông báo. Họ được phóng thích trong tình trạng ra sao? Có ai chứng nhận là họ thực sự đã được trả tự do? Có thể nào tin vào lời nói của giới lãnh đạo Trung Quốc vốn rất chuyên nghiệp về khoản miệng lưỡi dối trá cũng như quen thói sử dụng vũ lực? Những ngư phủ này vốn là thủy thủ kỳ cựu trong nghề đi biển. Làm sao họ lại có thể đi lạc ở khu vực mà họ rất thông thạo đường đi nước bước, trong khi mấy tháng trước đây những bạn chài đồng nghiệp của họ, cũng được trả tự do, với một ít nhiên liệu và không hề có trang thiết bị đi biển tối tân nào cả, chỉ với cái la bàn cũng có thể tìm đường về đến quê nhà?
Cho dẫu họ được xem như tù dân sự và không vũ khí trong một cuộc giao chiến không tuyên bố nhưng được Trung Quốc tiến hành một cách không giấu giếm trong vùng lãnh hải mà chủ quyền còn đang trong vòng tranh cãi, hoặc cho dẫu họ là nạn nhân của tệ cướp biển được tổ chức có hệ thống và mang tính khủng bố cuả Nhà nước Trung Quốc trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam – nếu thực sự người ta biết tôn trọng luật quốc tế, luật trên biển cũng như tôn trọng chứng cứ sáng rõ của lịch sử ba thế kỷ qua – thì kẻ tấn công rõ ràng vẫn là Trung Quốc, là kẻ đáng bị lên án vì tội ác lặp đi lặp lại này.
Trong cả hai trường hợp trên, nhà chức trách Việt Nam đều có cùng một nghĩa vụ hàng đầu: bảo vệ các hoạt động làm ăn hợp pháp và mạng sống của các công dân của mình. Không một ngôn từ nào hay khẩu hiệu nào có thể thay thế cho nghĩa vụ đó.
Thế mà, từ nhiều năm nay và đặc biệt là trong mấy tháng gần đây, khi Bắc Kinh tăng cường các hoạt động bành trướng ở Biển Đông, nhân dân Việt Nam và bạn bè năm châu đã chứng kiến một tình trạng tồi tệ và đau lòng: Đáp lại các cuộc tấn công của Trung Quốc là những phản kháng yếu ớt, những công hàm mang tính ngoại giao, những lời tuyên bố “vô tư” từ phía các giới chức chính trị, quân sự, những lời khuyên “tự bảo vệ mình” do các ban ngành địa phương đưa ra cho ngư dân, những chỉ đạo cứ bị đùn đẩy từ cơ quan chức năng này sang cơ quan chức năng khác không có điểm dừng. Người ta tốn nhiều hơi sức và nước bọt trong những cuộc thương thảo nhưng lại ngồi im chờ đợi những quyết định cụ thể chẳng bao giờ đạt được. Trong lúc đó thì ngư dân đang phải một mình đối mặt với hiểm nguy và nỗi lo sợ, hoàn toàn đơn độc khi bị giam cầm, đơn độc trước họng súng AK của bọn Trung Quốc, chịu ngược đãi về thân thể, bị sỉ nhục, đơn độc trước nợ nần chồng chất do hậu quả của nhiều lần bị đánh phá tàu, bị tịch thu ngư cụ…, tất cả những vấn nạn đó chẳng mấy chốc sẽ đẩy họ đến chỗ phải chịu thua và rời bỏ ngư trường, là nơi tổ tiên họ bao đời nay vẫn thường xuyên lui tới để đánh bắt kiếm sống cùng là để góp phần khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam trên quần đảo này.
Ngay cả khi được trả tự do, họ thậm chí cũng không được đón tiếp để bảo đảm chuyến trở về được an toàn trước các phần tử thù nghịch cũng như sau nhiều tuần bị giam giữ và kiệt sức… Quân đội Việt Nam ta đâu rồi?! Hệ thống bảo vệ quốc phòng trên biển của ta đâu rồi?! Bọn cướp biển đã vô liêm sỉ đến mức buộc các nạn nhân này phải ký vào một tài liệu trong đó họ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có xảy ra tai nạn trên đường trở về. Thế mà bây giờ nhà chức trách VN lại đề nghị tổ chức một cuộc tìm kiếm chung với cái bọn kẻ cướp ấy, như thể chúng có đủ tư cách xử sự của chiến hữu, như bạn bè của chúng ta vậy!
Với những trường hợp như thế này, theo tôi, một giải pháp đơn giản nhất là Việt Nam ngay lập tức huy động trực thăng cứu hộ, phối hợp song song với hải quân tinh nhuệ của mình, tìm kiếm và bảo vệ nhóm ngư dân vừa được thả ra này. Nhẽ ra, việc làm này phải được Chính phủ triển khai ngay khi nhận thấy sự bất ổn họ không trở về từ tối ngày 12.10, chứ không phải ngày 15.10 mới bắt đầu một cách yếu ớt như vậy.
Tôi đã tường thuật rất cụ thể và chi tiết kinh nghiệm đáng buồn của mình về chuyện xảy ra mấy ngày trước đây trên đảo Lý Sơn. Bài báo của tôi viết có tựa: “Hoàng Sa: Sếp đi vắng!”. Lần này, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ (ngày 15.10) muốn hỏi ý kiến của trung tướng Trần Quang Khuê – phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn VN – và ông Phạm Hoài Giang – chánh văn phòng của Ủy ban – để tìm hiểu về thông tin tìm kiếm cứu nạn chín ngư dân, cả hai vị lãnh đạo này đều từ chối trả lời với lý do: “bận họp”. Như vậy, tôi sẽ không thay đổi dù chỉ một dấu phẩy cho bài viết 10 ngày trước.
Bác Hồ ơi, xin Người hãy sống dậy mà coi nè!
Ngày 15 /10 /10
H. C. Q. – A. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(1) Bauxite vn 05/10/2010
-----------
Cuộc gọi từ Hoàng Sa (TUỔI TRẺ)-Thông tin về 9 ngư dân mất tích 24 giờ
Sau gần một tuần chờ đợi, trưa ngày 16/10, như mọi ngày chúng tôi tìm đến gia đình chị Lan để chờ tin tức. Vừa đến ngõ, chị đã nức nở báo tin: “Chú ơi! Có tin anh Lưu rồi! Con Huệ mới điện về nhà đó. Chú điện cho Huệ đi…”. Trong nhà bà Phạm Thị Lên (65 ...
Nhìn lại diễn biến vụ 9 ngư dân Quảng NgãiXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Tìm được tung tích 9 ngư dânThanh Niên-Chín ngư dân mất tích đã liên lạc với gia đìnhTiền Phong Online-9 Vietnamese fishermen safe (Straits Times)-HANOI - NINE Vietnamese fishermen whose one-month detainment heated China-Vietnam relations are back on the same islands at the heart of the dispute - this time after a Chinese patrol boat rescued them in stormy seas. China released the men on Monday and they started their journey home despite warnings of a tropical weather system-Trung Quốc đưa 9 ngư dân Việt trú tại đảo Trụ Cẩu (VOV)-Ngay sau khi nhận được thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, hồi 12h45' ngày 16/10, đất liền đã bắt liên lạc được với thuyền trưởng Mai Phụng Lưu và những ngư dân trên tàu QNg 66478 TS.
- Tổ chức lễ cầu siêu các liệt sĩ hy sinh trên biển (SGGP)-Tri ân các liệt sĩ và đồng bào hy sinh trên biển
: (PL)- Ngày 16-10, tại ấp 8 (cồn Bửng), xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú), UBND tỉnh Bến Tre và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ, đồng bào hy sinh trên biển (ảnh).
Biển Đông - Trung Quốc: China Backs Down for Now (FP 15-10-10) -- A masterful summary of what happened in Hanoi last week. See also Ian Storey's :Good start on Asean defence cooperation (Straits Times 16-10-10)- Mỹ và Trung Quốc thảo luận về an ninh hàng hải (TTXVN)
Trung Quốc: Quân đội nắm quyền điều khiển Bắc Kinh? (TVN 16-10-10) -- Bài Gordon Chang (nhưng nghe ông này thì... bán luá giống! Ổng đã tiên đoán là Trung Quốc sẽ sụp đổ năm 2010!)
Protesters rally in China and Japan over islands dispute (Financial Times)-Protesters took to the streets in several Chinese cities to vent their anger against Japan on Saturday, and thousands marched in Tokyo in the second anti-China rally this month following a row over disputed islands
Nổ hầm mỏ, truyền thông Trung Quốc im lặng Nguoi-Viet Online
Các bản tin buổi chiều của chương trình truyền hình quốc gia Trung Quốc không nói một lời nào về vụ nổ hầm mỏ, khiến 21 người chết và 16 thợ mỏ khác bị kẹt vào hôm Thứ Bảy, dù rằng họ tường thuật đầy đủ về cuộc giải cứu thợ mỏ ở Chile. <<::: thế mới biết vai trò dân chúng tới đâu >>>
Lực lượng Mĩ ở Nhật – Thật bất ngờ, liên minh với Mĩ lại được hâm mộ
Phạm Nguyên Trường dịch từ http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/nn20101014f1.html
Mới vài tháng trước đây, liên minh Mĩ-Nhật, được cả hai bên coi là “hòn đá tảng” của hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã lâm vào khủng hoảng.
Nhưng khi tiếng còi báo động – căng thẳng với Bắc Kinh – vang lên ở biển Đông Trung Hoa thì Nhật Bản lại nhìn lực lượng Mĩ đang đồn trú ở nước này với một con mắt mới.
Căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc buộc người dân Nhật phải công nhận tầm quan trọng chiến lược của các lực lượng Mĩ đang đồn trú tại đây, lực lượng này không chỉ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản mà còn giữ ổn định trong toàn bộ vùng Đông Á nữa.
Tháng trước, sau khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng một thuyền đánh cá gần mấy hòn đảo không người trên biển Đông Trung Hoa, giữa Tokyo và Bắc Kinh đã xảy ra một trận cãi vã về nhóm đảo Senkaku. Mấy hòn đảo này đều do Nhật kiểm soát, nhưng cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều bảo là mình có chủ quyền. Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản định đưa chiếc thuyền đánh cá lên tàu và đã đụng độ với nó.
Tokyo còn coi việc Trung Quốc ngưng xuất các kim loại đất hiếm, mà nền công nghệ Nhật Bản đang rất cần, là một cuộc chiến tranh kinh tế nữa.
Cơn thịnh nộ của Trung Quốc liên quan đến vụ rắc rối trên biển đã buộc Bộ trưởng ngoại giao Hillary Rodham Clinton khẳng định rằng hiệp ước an ninh Nhật-Mĩ được áp dụng cho cả nhóm đảo Senkaku. Hiệp ước này nói rằng Mĩ có trách nhiệm bảo vệ Nhật nhằm chống lại “cuộc tấn công vũ trang” của các nước khác.
Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Sensaku, Nhật đã gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển lực lượng thủy quân lục chiến Mĩ từ căn cứ không quân Futenma sang các vùng khác trên đảo Okinawa vì gặp phải phản ứng sữ dội của dân chúng địa phương.
“Rạn nứt trong quan hệ giữa Nhật Bản và Mĩ có ảnh hưởng lớn” đối với quá trình ra quyết định ở Trung Quốc, xúi giục họ có thái độ hung hăng đối với Nhật Bản, ông Yoshimitsu Nishikawa, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường đại học tổng hợp Tokyo đã nói như thế.
“Trung Quốc tiến hành kiểm tra xem chính phủ Mĩ và Nhật có thể đi xa đến đâu”
Trên thực tế, trước khi xảy ra khủng hoảng, nhiều người, ở cả trong lẫn ngoài nước, đều nghi ngờ sự vững chắc của liên minh quân sự Nhật-Mĩ.
Quan hệ giữa hai nước trong năm qua đã bị cuộc tranh cãi về việc di chuyển căn cứ Futenma ở Okinawa, nơi dân chúng có thái độ phản đối quân đồn trú khá mạnh, làm cho xấu đi. Các chính khách đã lợi dụng tình cảm này nhằm giành được nhiều phiếu bầu.
Nhưng, trái với hi vọng của Bắc Kinh, nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Nhật Bản đã cảm thấy cần phải tái khẳng định sự vững chắc của liên minh với Mĩ, đặc biệt là trong bối cảnh khi mà họ nhận thức được sức mạnh quân sự cũng như tầm với đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Nhiều nhà lãnh đạo ở châu Á đồng ý với quan điểm như thế. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun trong ngày 15 tháng 5, ông Lý Quang Diệu, một chính khách nổi tiếng của Singapore, nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt chiến lược của các lực lượng Mĩ đồn trú ở Nhật Bản – đặc biệt là ở Okinawa — đấy là đối trọng nhằm chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
“Nếu các vị rút tất cả các căn cứ Mĩ, thì tôi nghĩ rằng vị trí của các vị cũng như của châu Á, về mặt chiến lược, sẽ yếu đi rất nhiều”, ông Lý nói như thế.
“Còn nhân dân Nhật Bản – đừng quan tâm tới chính phủ hiện nay – sẽ phải giải quyết vấn đề đâu là quyền lợi lâu dài của họ và cái gì quan trọng hơn: an ninh của các vị hay là quyền lợi của dân chúng Okinawa?”.
Sau thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản đã từ bỏ chiến tranh. Hiến pháp, được soạn thảo trong thời gian bị quân đội Đồng minh chiếm đóng, tuyên bố rằng đất nước sẽ không thành lập quân đội thường trực. Lực lượng phòng vệ thực hiện các chức năng theo đúng tên gọi của nó, trong khi Mĩ có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật để giúp nước này phòng thủ và bảo đảm “hòa bình và ổn định ở Viễn Đông”.
Nhưng nội dung của hiệp ước quân sự Nhật-Mĩ đã được mở rộng ra bên ngoài vùng “Viễn Đông”, bao gồm đến cả khu vực Bắc Philippines. Các căn cứ ở Nhật thực hiện công tác hỗ trợ cho hoạt động của lực lượng quân sự Mĩ trên toàn thế giới, trong đó có Iraq, Afghanistan và Ấn Độ Dương.
Liên minh quân sự Nhật-Mĩ mạnh còn có lợi cho các nước khác, trong đó có Việt Nam, Malaysia và Philippines, tức là những nước có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng biển Nam Trung Hoa, sự có mặt của Mĩ ở Nam Hàn còn giúp chế ngự người láng giềng phương Bắc hung hăng nữa.
“Khả năng phòng thủ của Nhật là có giới hạn (Hiến pháp qui định như thế) vì chỉ nhằm vào việc phòng thủ và đất nước cũng sẽ không sử dụng quyền phòng thủ tập thể”, Takemasa Moriya, cựu thứ trưởng quốc phòng đã nói trong một cuộc phỏng vấn của tờ Japan Times như thế. “Mĩ là nước duy nhất đủ sức đóng vai trò lực lượng ổn định ở trong vùng”.
Bộ chỉ huy lực lượng Mĩ ở Nhật, bao gồm cả hải, lục, không quân, đóng ở căn cứ không quân Yokota.
Theo số liệu Bộ chỉ huy lực lượng Mĩ ở Nhật thì trong tháng 8 năm nay ở đây có 2.800 lính bộ binh, 5.800 lính hải quân, 12.500 lính không quân, và 16.500 thủy quân lục chiến. Tổng cộng, cả quân nhân và gia đình họ là 85.000 người.
Thủy thủ của hạm đội 7, căn cứ tiền tiêu là cảng Yokosuka, tỉnh Kanagawa, không được tính vào số quân nhân Mĩ ở Nhật vì nhiều người trong số họ có thể đi biển bất cứ lúc nào.
Tàu USS Blue Ridge, thuộc hạm đội 7, cũng thả neo ở Yokosuka. Khu vực trách nhiệm của hạm đội trải dài từ quần đảo Kuril ở phía Bắc Nam Cực và từ đường giới tuyến ngày (international date line) đến tận kinh tuyến 68, đi ngang biên giới phía Đông giữa Ấn Độ và Pakisatn.
Khu vực này bao gồm 35 nước nắm trên bờ biển và có 5 quân đội mạnh nhất thế giới (không kể Mĩ), bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Triều Tiên và Nam Hàn.
Năm trong bảy hiệp ước phòng thủ chung của Mĩ là những hiệp ước kí kết với các nước trong khu vực này, bao gồm Philippines, Australia và New Zealand, Nam Hàn, Nhật Bản và Thái Lan, đấy là theo website chính thức của hạm đội 7.
Hiện ở căn cứ Yokosuka có 11 đơn vị và tầu chiến Mĩ, trong đó có tầu sân bay USS George Washington.
Có ba sư đoàn thủy quân lục chiến viễn chinh thì Sư đoàn I đóng ở California, Sư đoàn II đóng ở North Carolina, còn Sư đoàn III đóng ở Okinawa.
Sư đoàn thủy quân lục chiến III, đóng ở Okinawa, chịu trách nhiệm vùng Châu Á-Thái Bình Dương cho tới Trung Đông.
Satoshi Morimoto, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học Takushoku ở Tokyo cho rằng sự có mặt của lực lượng thủy quân lục chiến là cần thiết đối với việc phòng thủ Nhật Bản.
“Khả năng thích ứng của thủy quân lục chiến, khả năng phản công và sức tấn công làm người ta phải nhụt chí”, ông Morimoto nói. “Họ không thể đóng ở Mĩ. Họ phải đóng ở gần (Nhật Bản) với khả năng ra đòn mạnh mẽ và cơ động đủ sức vượt qua những khoảng cách ngắn ngay tức thời”.
Nhưng dân chúng Okinawa lại phê phán quân nhân Mĩ đồn trú ở đó, họ nói rằng trách nhiệm của quân đồn trú không chỉ là bảo vệ Nhật Bản và vùng Viễn Đông vì nhiều người đã rời khu vực để đến Iraq và Afghanistan.
Căn cứ Mĩ ở Okinawa chiếm đến 18% diện tích lãnh thổ của hòn đảo chính, nơi mà dân chúng vẫn còn nhớ những trận đánh bộ kinh hoàng thời Chiến tranh Thế giới III. Dân chúng cũng bực mình vì tiếng ồn của máy bay, nạn ô nhiễm môi trường và những tội ác mà các quân nhân cũng như thành viên gia đình họ gây ra.
Sự bực bội đạt đến đỉnh điểm vào hồi tháng 5. Đấy là do ông Yukio Hatoyama, lúc đó đang làm thủ tướng, thay đổi nhiều lần quan điểm về việc liệu căn cứ Futenma có chuyển sang khu vực khác ở Okinawa hay, như ông từng hứa trong chiến dịch bầu cử là sẽ chuyển sang tỉnh khác. Cuối cùng ông ta đã phản bội lời hứa và từ chức, nhưng vụ cãi vã đã làm rung chuyển nền tảng của liên minh quân sự Nhật-Mĩ.
Tuy nhiên, ông Morimoto nhấn mạnh rằng vị trí mới cho căn cứ Futenma phải đáp ứng ba điều kiện căn bản: phải có chỗ đỗ cho máy bay trực thăng, phải có chỗ cho thủy quân lục chiến luyện tập và phải có bờ phù hợp với tầu đổ bộ của Mĩ.
“Không thể chia tách các chức năng này”, Morimoto nói. “Nếu có một chỗ với những điều kiện như thế thì thủy quân lục chiến không cần ở lại Okinawa. Nhưng đang tiếc là không có chỗ nào như thế cả, đấy là nói về mặt chính trị”.
Hiện thời người dân Okinawa cảm thấy bị chính phủ trung ương đối xử bất công vì không chịu thuyết phục dân chúng khu vực chính của Nhật nhận căn cứ quân sự Futenma.
Tuy nhiên, ông Manabu Sato, giáo sư của Trường đại học quốc tế Okinawa, lại biện luận rằng thủy quân lục chiến đóng ở Okinawa là vì lí do chính trị chứ không phải do nhu cầu quân sự.
“Trước năm 1956, thủy quân lục chiến đóng ở tỉnh Gifu và Yamanashi,” ông Sato nói.
Trong những năm 1950, sau những vụ phản đối dữ dội chống lại sự có mặt của lực lượng Mĩ, giới chức quân sự Mĩ mới quyết định chuyển căn cứ của thủy quân lục chiến tới Okinawa. Lúc đó Okinawa còn nằm dưới quyền cai trị của Mĩ, mãi đến năm 1972 hòn đảo này mới được trao cho Nhật.
“Không phải vì lí do quân sự mà thủy quân lục chiến được tái bố trí đến Okinawa”, Sato nói. “Họ được đưa đến Okinawa là vì lí do chính trị”.
Khá nhiều lính thủy đánh bộ ở Okinawa là những thanh niên trẻ và họ phải chịu nhiều áp lực trong thời gian huấn luyện trong rừng rậm, chắc chắn là sẽ xảy ra rắc rối khi họ vào thành phố, Sato nói như thế.
“Đấy hoàn toàn không phải là cơ cấu xã hội lí tưởng”, ông nói. “Quân nhân ngoại quốc lang thang khắp thành phố không thể coi là hiện tượng bình thường được”.
Trường đại học của Sato nằm ngay bên cạnh căn cứ Futenma ở Ginowan. Máy bay trực trực thăng bay ngay trên đầu khu học xá. Năm 2004 một chiếc đã rơi xuống khuôn viên khu học xá.
“Gánh năng lớn nhất của Okinawa là lực lượng thủy quân lục chiến”, Sato nói. “Tôi không hiểu vì sao Nhật không đàm phán với Mĩ từ quan điểm cho rằng chúng không cần thiết về mặt chiến lược quân sự”.
Là một chuyên gia về căn cứ quân sự, Sato cực kì bất mãn về việc liên minh cầm quyền, do Đảng dân chủ Nhật Bản đứng đầu, không thể tìm được vị trí thay thế, ngoài Henoko, nằm ở cực Bắc đảo Okinawa. Đấy thực chất là trở lại với thỏa thuận Nhật-Mĩ hồi năm 2006.
“Mĩ sẽ khó mà có thể tiếp tục đóng vai trò sen đầm quốc tế”, Sato nói.
“Họ phải phân bố các lĩnh vực ưu tiên, rút khỏi những khu vực ít xung đột … và về lâu dài, sự có mặt về quân sự của Mĩ có thể không còn cần thiết – nhưng tất cả phụ thuộc vào chính sách đối ngoại mà Nhật Bản sẽ theo”, ông nói.
M. I.
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN