Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Siêu cường thấp bé: Thư ngỏ của các cán bộ lão thành Trung Quốc đòi bãi bỏ kiểm duyệt, tôn trọng tư do báo chí và tự do ngôn luận

Washington Post – Một sự can thiệp hợp thời

Đinh Từ Thức dịch

Có thể bắt đầu cho rằng thời điểm Ủy ban Nobel tặng giải Hòa Bình năm nay cho ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) rất ấn tượng. Mặc dầu gặp phản ứng dữ dội từ giới chức Trung Quốc, sự vinh danh một người tù đối kháng đã diễn ra vào lúc một phần quan trọng của giới tinh hoa – kể cả ít nhất một thành viên có chức vị cao – đã tỏ ra sẵn sàng đón nhận hay ít nhất thảo luận về đề tài do ông Lưu nêu ra là tự do ngôn luận, tự do hội họp và các nhân quyền khác.

Một dấu hiệu là bức thư ngỏ của 23 nhân vật lão thành trong Đảng Cộng sản, hình như đã được thảo ra trước khi ông Lưu được giải Nobel nhưng chỉ mới công bố tuần rồi. Được ký tên bởi một cựu bí thư của Mao Trạch Đông và một người vốn đứng đầu cơ quan tuyên giáo của Đảng, kể cả những chủ bút hàng đầu của Nhân Dân nhật báo, Trung Quốc nhật báoTân Hoa Xã, thư ngỏ đòi hỏi tự do ngôn luận được bảo đảm bởi hiến pháp Trung Quốc phải được tôn trọng. Nó lên án giới thư lại của đảng Cộng sản cầm quyền về việc thi hành chế độ kiểm duyệt. Lá thư viết:

Nước Anh đã không còn kiểm duyệt từ năm 1695. Pháp đã bỏ chế độ kiểm duyệt từ năm 1881… Chế độ kiểm duyệt hiện tại của chúng ta làm cho tin và sách xuất bản tại đất nước chúng ta lạc hậu 315 năm so với nước Anh và 129 năm sau nước Pháp.”

Văn bản của nhóm lão thành đã được nối tiếp vào thứ Sáu vừa qua bằng một lá thư thứ nhì, được ký tên bởi hơn 100 nhà trí thức bất đồng chính kiến và các nhà vận động nhân quyền. Thư này đã ngang nhiên hoan nghênh giải Hòa Bình và kêu gọi “phóng thích những người đã bị giữ trái phép” từ ngày 8 tháng Mười, là ngày giải thưởng được loan báo. Nhằm đúng dịp khai mạc hội nghị trung ương Đảng Cộng sản, thư kêu gọi giới thẩm quyền “giữ đúng lời hứa thường nhắc lại là cải tổ chế độ chính trị.”

Điều làm cho tất cả chuyện này đặc biệt hấp dẫn là những lời hứa đó đã được nhắc lại gần đây bởi ông Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao), Thủ tướng Trung Quốc. Từ tháng Tám tới nay, ít nhất đã có sáu lần ông Ôn tuyên bố trước công chúng điều có thể coi là lấy từ Linh Bát Hiến Chương mà ông Lưu đã góp phần thảo ra. Ông nói trong một bài diễn văn tại Thâm Quyến (Shenzhen) rằng: “Thiếu cải tổ an toàn về chính trị, những thành quả về cải tổ kinh tế sẽ không còn và mục tiêu hiện đại hóa sẽ không thành tựu.” Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Fareed Zakaria công bố trên CNN vào đầu tháng vừa rồi, ông nói “nguyện vọng của dân chúng và sự cần thiết của dân chủ cùng tự do là điều không ngăn cản được”, và “tự do ngôn luận không thể thiếu được tại bất cứ quốc gia nào.”

Giới theo dõi tình hình Trung Quốc đang bàn tán liệu những điều ông Ôn nói là nghiêm chỉnh và phải chăng ông nói cho bất cứ ai khác ngoài chính ông. Các bậc lão thành trong đảng chua chát chỉ ra rằng những lời tuyên bố của ông thủ tướng đã không được truyền thông quốc nội nhắc đến. Họ nói: “Ngay cả Thủ tướng của đất nước chúng ta cũng không có tự do ngôn luận hay báo chí.” Dầu sao, một cuộc thảo luận đang diễn ra, tuy vẫn còn yếu và chưa thông suốt. Điều này có nghĩa là những can thiệp của ảnh hưởng từ bên ngoài, giống như của ủy ban Nobel, có thể quan trọng. Chính quyền Obama, mà gần đây đã bắt đầu lên tiếng về nhân quyền, cũng nên nhập cuộc.

Nguồn: “A well-timed intervention, bình luận chính của The Washington Post, ngày 19 tháng 10, 2010.

Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Từ Thức

Bản tiếng Việt © 2010 talawas

Tập Cận Bình: vị "Thái tử" giấu mình? (TVN) -"Người đàn ông này là người thế nào?" - đó hẳn là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 18/10.-

- Nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn bị loại khỏi sách giáo khoa Trung Quốc (Thanh niên)-Trung Quốc: Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo thứ 5 Trung Quốc (Bee.net 19-10-10) -- Tổng hợp tin tức. Bài có ích! Sắc đẹp đệ nhất phu nhân Trung Quốc tương lai (VNN 19-10-10) -- Ác mộng của THD: Biết đâu 30-40 năm nữa thì "Cường đô la" sẽ làm Tổng bí thư? (Nghĩ đến dây, THD xin phép giả biệt bà con, ra cái ao sau nhà, đâm đầu xuống cho rồi!)

Giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba và hiện tình Trung Quốc Lê Minh Nguyên

Phỏng vấn ông Ngụy Kinh Sinh trên đài TV5Monde
Ngày 15 Tháng 10, 2010, đài TV5Monde, một kênh truyền hình trên toàn thế giới nói tiếng Pháp, phát sóng cuộc phỏng vấn ông Ngụy Kinh Sinh ở Washington DC, về giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và hiện tình Trung Quốc. Sau đây là tóm lược nội dung cuộc phỏng vấn ông Ngụy Kinh Sinh.

Giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba thì có tác dụng tích cực. Trong những năm gần đây, sự đàn áp người Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên tàn bạo hơn. Nhiều người cảm thấy thất vọng và chán nản trong cuộc đấu tranh của họ cho tự do và dân chủ. Khi một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nhận được một giải thưởng, nó làm phấn khởi tinh thần người dân và làm tăng sự tự tin của người dân trong công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Đây là mặt tốt của vấn đề. Tuy nhiên, ông Lưu chủ trương hợp tác với chính quyền Trung Quốc và không chống những người Cộng sản Trung Quốc. Ông thậm chí còn hỗ trợ chính quyền trong việc chỉ trích và biếm nhẽ những người thuộc phe đối lập. Thái độ này sẽ đưa người dân đến việc từ bỏ cuộc đấu tranh chống lại Đảng Cộng sản và sẽ làm giảm áp lực lên chính quyền Cộng sản.

Tại sao tôi nói rằng con đường của ông Lưu là con đường cùng? Đó là bởi vì chúng ta không thể dùng lý lẽ để nói chuyện với với một chính quyền Cộng sản Trung Quốc không lý lẽ. Chúng ta phải có một áp lực mạnh mẽ, cả trong và ngoài nước, để buộc chính phủ Trung Quốc thực hiện những nhượng bộ. Nếu khuyên bảo người dân từ bỏ việc áp lực, để làm sự “tương tác tích cực” với chế độ chuyên chế vô lý lẽ, và để cầu xin chính quyền độc tài làm những cải cách chính trị, tức là từ bỏ cơ hội cho diễn biến hòa bình. Cuối cùng, sự tức giận của người dân sẽ tích lũy cho đến mức độ cách mạng bùng nổ và tình trạng bất ổn sẽ xảy ra. Kết quả này sẽ là một sự mất mát lớn lao cho xã hội Trung Quốc, và sẽ không có lợi cho cộng đồng quốc tế và môi trường kinh doanh. Chính ông Lưu Hiểu Ba đã làm quá nhiều sự tương nhượng và hợp tác với chính phủ Trung Quốc, thậm chí đến mức độ chế nhạo các nhà bất đồng chính kiến khác, trong nỗ lực để làm vui lòng chính quyền. Vậy mà, cuối cùng, ông đã bị bỏ tù. Điều này tự nó chứng minh rằng con đường của ông đi là một con đường cùng.

Trước đây, tôi đã không ký vào văn thư phản đối việc đề cử ông Lưu Hiểu Ba cho giải Nobel hòa bình. Tôi nghĩ rằng bất kỳ nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nào nhận được giải thưởng này sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho người Trung Quốc, bởi vì người dân Trung Quốc đánh giá cao giải Nobel. Vì vậy nên bây giờ tôi mới phê bình ông công khai sau khi ông đã nhận được giải thưởng này. Tôi không muốn người dân bị dẫn vào con đường sai lầm của ông, là từ bỏ sự áp lực của họ để hợp tác với chính quyền độc tài. Kinh nghiệm bản thân của ông Lưu đã chứng minh rằng con đường hòa hợp của ông là sai lầm.

Như trường hợp của Pháp Luân Công, có người đồng ý với lập luận của họ, có người không đồng ý. Điều này là bình thường. Nhưng khi các học viên Pháp Luân Công bị khủng bố với quy mô lớn bởi Đảng Cộng sản, chúng ta phải đấu tranh cho quyền của họ được phê bình chính quyền Trung Quốc. Vậy mà, ông Lưu Hiểu Ba và những người của ông đã châm biếm và chế nhạo những nạn nhân bị đàn áp, với một giọng điệu tương tự như chế độ Cộng sản. Điều này không đúng. Điều này không đáp ứng sự tôn trọng đối lập, và thậm chí không so sánh được với người bình thường có lương tâm.

Về mối lo lắng rằng việc ông Lưu nhận giải Nobel sẽ làm chia rẽ phong trào dân chủ Trung Quốc, tôi nghĩ rằng sự chia rẽ này luôn luôn hiện hữu, ngay từ ban đầu. Các thành viên của phong trào dân chủ của Trung Quốc đến từ các nguồn gốc xã hội khác nhau, với những ý tưởng khác nhau. Vì vậy, ngay từ đầu của phong trào dân chủ, nó là một phong trào không chặt chẽ, từ tư duy đến cung cách hành xử. Chứ không phải mới bây giờ.

Nhiều người nghĩ rằng tôi xứng đáng hơn để nhận giải thưởng này. Nhưng tôi nghĩ rằng tình hình hiện nay thì những người phương Tây không muốn những kẻ như tôi được giải. Họ không muốn người dân Trung Quốc đứng lên, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ ở Trung Quốc. Nhiều công ty phương Tây biết rằng nếu không có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ không thể có được lao động rẻ và xuất sắc như vậy ở Trung Quốc. Vì thế họ hy vọng rằng tất cả người dân Trung Quốc sẽ ngoan ngoãn hợp tác với chính phủ Trung Quốc và chấp nhận sự áp bức mà không có đối lập, nhờ vậy mà bảo vệ cơ hội có lợi nhuận lớn của họ. Những người phương Tây này thực sự muốn chế độ độc tài cộng sản tại Trung Quốc vẫn tiếp tục.

Như vậy thì con đường nào mà nền dân chủ Trung Quốc phải đi? Tôi nghĩ rằng chỉ có hai lựa chọn. Một là theo con đường của Nelson Mandela ở Nam Phi và con đường của Liên Xô cũ. Khi có cả hai áp lực mạnh mẽ ở trong và ngoài nước lên chế độ độc tài, chính quyền buộc phải chấp nhận diễn biến hòa bình. Điều này có thể xảy ra ở Trung Quốc. Nhưng hiện nay, do lợi ích kinh tế, các nước phương Tây đã càng ngày càng giảm áp lực lên Trung Quốc. Khi sức đề kháng của người dân ở Trung Quốc cũng được hướng dẫn theo hướng cộng tác với chính quyền Trung Quốc, thì áp lực này thậm chí lại càng nhỏ hơn. Như vậy thì người dân bình thường đang đau khổ phải làm gì khi không có được sự giúp đỡ? Tất nhiên, họ phải nổi loạn, dẫn đến một biến động lớn. Sự biến động này là một điều không tốt cho xã hội Trung Quốc cũng như cho cộng đồng quốc tế.

Vì thế, nếu người dân được hướng dẫn để chọn con đường hợp tác với chế độ này, thì sẽ không có hy vọng cho diễn biến hòa bình. Ngay cả một số quan chức cao cấp của chính quyền hy vọng vào sự thay đổi, cũng sẽ không thay đổi được não trạng của họ, do đó mất đi động lực cho sự diễn tiến hòa bình. Rồi người dân không có lối thoát, ngoại trừ một cuộc cách mạng bạo lực. Nếu người dân chọn cách mạng bạo lực, tất nhiên tôi sẽ đứng về phía của những người dân bình thường. Tôi ủng hộ họ bằng mọi cách để lật đổ một chế độ độc đoán.

Nhiều người ở phương Tây nói rằng, khi nền kinh tế được phát triển, Trung Quốc sẽ có dân chủ. Nhưng đây không phải là điều mà chính quyền Trung Quốc nghĩ. Ý nghĩ nguyên thủy của chính quyền Trung Quốc là khi nền kinh tế tốt, người dân sẽ không nổi dậy, và như vậy họ có thể duy trì một sự ổn định lâu dài chế độ độc đoán. Tình trạng phát triển kinh tế ở Trung Quốc hiện giờ có đặc tính là một số người làm giàu, nhưng những người bình thường vẫn còn rất nghèo. Khoảng cách quá lớn này giữa người giàu và người nghèo là lý do thực sự mà người dân đang rất đỗi không hài lòng, và sẵn sàng nổi dậy. Tình trạng này không phải là một phát triển bền vững. Người Trung Quốc vẫn còn rất nghèo, thị trường nội địa Trung Quốc vẫn còn rất nhỏ, và vì vậy mà chúng ta không thể nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự phát triển. Mức tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa (GDP) rất nhanh, nhưng những người dân bình thường thì đã không được hưởng những thành quả của sự tăng trưởng. Những đại công ty của phương Tây và của Trung Quốc hưởng hầu hết các lợi nhuận. Đây cũng là lý do cốt lõi là tại sao các chính quyền và công ty phương Tây muốn hỗ trợ chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Ngày nay, các chính phủ phương Tây phần lớn chọn thái độ không quan tâm về nhân quyền ở Trung Quốc. Khi bắt đầu nhiệm kỳ của chính quyền Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ rõ ràng, trong chuyến viếng thăm đầu tiên đến châu Á bao gồm Trung Quốc, rằng nhân quyền không phải là vấn đề mà bà quan tâm. Chính sách của HK là không hỗ trợ sức đề kháng của người dân Trung Quốc và không làm phật lòng chính quyền Trung Quốc, trong nỗ lực để bảo vệ quyền lợi của HK ở Trung Quốc. Vì vậy mà các mối quan tâm về nhân quyền ở Trung Quốc đã từ từ nguội lạnh trong những năm qua. Bây giờ, với một người Trung Quốc nhận được giải thưởng, chúng ta có được một khích lệ cho người dân Trung Quốc.

Về sự hy sinh của cá nhân tôi cho nền dân chủ ở Trung Quốc, tôi không có gì để hối tiếc. Cho dù ở trong nhà tù Trung Quốc hay ở nước ngoài, tôi luôn luôn phấn đấu để thay đổi vận mệnh của Trung Quốc, và nó rất hiệu quả. Khi tôi ở trong tù, tôi trở thành một nhức nhối lớn cho Đảng Cộng sản; sau đó, tôi đã đồng ý đi ra ngoại quốc bởi vì tôi thấy rằng tình hình đã thay đổi. Tôi có thể sử dụng uy tín của tôi để làm nhiều việc hiệu quả hơn ở đây. Thực tế là hơn một thập kỷ qua, tôi đã làm được rất nhiều việc quan trọng và hiệu quả. Tôi rất hài lòng với những gì tôi đã làm được.

© Lê Minh Nguyên (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

Giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba và ảnh hưởng của nó lên TQ

Ngụy Kinh Sinh thảo luận với Jiang Tian của đài VOA và khách mời Gong Xiaoxia

Ngày 11 tháng 10, 2010, Ông Ngụy Kinh Sinh (NKS) được mời xuất hiện trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong chương trình “Các vấn đề và quan điểm” TV/Radio/Internet do Jiang Tian (Giang Điền) tổ chức. Trong chương trình kéo dài một giờ và cho gọi vào, ông NKS thảo luận sâu về Giải Thưởng Nobel Hòa Bình cho Ông Lưu Hiểu Ba (LHB) và ảnh hưởng của nó lên Trung Quốc, cùng với một khách mời khác, cô Gong Xiaoxia.

Chương trình video kéo dài một giờ này có thể được xem tại trang web của VOA:

Sau đây là nội dung chính của chương trình (Lê Minh Nguyên dịch)

Lưu Hiểu Ba

Giang Điền: Giải Nobel Hòa Bình cho Ông LHB có phục vụ cho những gì mà Ủy ban Nobel Hòa bình kỳ vọng vào, là để thúc đẩy dân chủ và tiến bộ nhân quyền trong một nước Trung Quốc đang vùng lên về kinh tế? Ông LHB là người như thế nào? Hôm nay, chúng tôi mời một lãnh tụ tranh đấu dân chủ nổi tiếng NKS và bình luận gia độc lập, cô Gong Xiaoxia để tìm hiểu về những vấn đề này với chúng ta.

Giang Điền: Ông NKS, ông là một nhà tiên phong của phong trào dân chủ. Ông đã ở tù nhiều năm và phải chịu rất nhiều đau khổ, ông đánh giá như thế nào về việc trúng giải của Ông Lưu?

Ngụy Kinh Sinh: Người dân Trung Quốc hướng về giải thưởng Nobel Hòa bình, do đó, việc Ông Lưu trúng giải sẽ khích lệ người dân Trung Quốc cho sự tốt đẹp. Chúng ta có thể thấy người dân rất hân hoan và vui mừng, trong khi chính quyền Trung Quốc thì xấu hổ.

Giang Điền: Cô Gong Xiaoxia, cô thấy như thế nào?

Gong Xiaoxia:
Tôi đương nhiên nghĩ rằng đây là một điều rất tốt. Cho gần một thập kỷ qua, sự chú ý của thế giới vào Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, nhân quyền đã càng ngày càng bị lãng quên. Nhân quyền thì rất quan trọng. Chính quyền Trung Quốc luôn luôn nói rằng điều quan trọng nhất là phát triển kinh tế và với sự no đủ, thì nhân quyền sẽ ít còn là một vấn đề. Nhưng thế giới đã thể hiện một quan điểm khác qua giải thưởng này: rằng tất cả chúng ta đều quan tâm, hay chú ý nhiều hơn đến vấn đề nhân quyền. Vì vậy, tôi nói rằng giải thưởng này có ý nghĩa.

Giang Điền: Ông Ngụy, tôi thấy một bài tường thuật trên Agence France-Presse về bình luận của ông khi nói về Ông LHB thắng giải. Ông nói là có nhiều người xứng đáng hơn ông LHB. Cụ thể là ông đã bình luận như thế nào?

NKS:
Tất nhiên, trong thực tế, có rất nhiều người ở Trung Quốc có thể là người được giải, nhưng giải Nobel Hòa bình không thể trao cho tất cả mọi người họ được. Ủy ban Nobel cho biết trước khi thông báo trúng giải rằng họ hy vọng giải thưởng sẽ tạo ra một tình hình mới, rằng tương lai của Trung Quốc có được một hướng dẫn mới, với những điều mới. Trao giải này cho Ông LHB có thể hàm chứa những ý tưởng này. Ủy ban Hòa bình Nobel, cũng như nhiều người trong cộng đồng quốc tế, đã bị rất nhiều chỉ trích cho sự thiếu quan tâm đến vấn đề dân chủ Trung Quốc trong nhiều năm qua. Họ muốn tìm một người ôn hòa mà chính quyền Trung Quốc có thể chấp nhận được để hướng dẫn nền dân chủ của Trung Quốc trong một chiều hướng ôn hoà hơn. Họ có ý định như vậy.

Giang Điền:
Ông có ý nói là khi họ chọn đối tượng cho giải thưởng của họ, họ đã chọn một người tương đối ôn hòa?

NKS: Vâng, như vậy để chính quyền Trung Quốc dễ chấp nhận hơn. Nếu không, chính quyền TQ sẽ phản ứng mạnh mẽ. Chúng ta đã nghe được rất nhiều tranh luận như vậy trong những năm qua.

Giang Điền:
Ông nghĩ gì về phản ứng của chính quyền Trung Quốc lần này? Phản ứng tương đối mạnh mẽ hay tương đối cho có lệ?

NKS: Tôi nghĩ rằng họ phản ứng không quá mạnh, có thể nói là không quá mạnh một cách bất thường. Ví dụ như chỉ mới đây vài ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du (Jiang Yu) nói: Chúng tôi không áp lực họ (Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình) nhiều, chúng tôi chỉ nói rằng ông ấy là một tội phạm. So với quá khứ, thì câu nói này tương đối nhẹ.

Giang Điền:
Những nhà bất đồng chính kiến đang sống ở hải ngoại đều có đưa ra quan điểm, như Vương Đán (Wang Dan), Yang Jianli, và Hu Ping. Vương Đán và Yang Jianli đã bày tỏ sự ủng hộ sau khi giải thưởng này được thông báo. Tôi không gặp Hu Ping sau ngày trao giải. Nhưng tôi có đọc bài viết của ông ta vài ngày trước khi trao giải trên tờ “China Spring”, mà ông nói rằng ông hy vọng giải thưởng sẽ được trao cho ông Lưu.

Tôi có một câu hỏi: Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã nói rằng Giải Nobel Hòa bình được trao cho ông Lưu để thúc đẩy một cuộc đấu tranh bất bạo động. Tại sao họ nhấn mạnh “không bạo lực”? Tôi nghĩ rằng ông NKS và những người dân chủ khác đã không chủ trương bạo lực, cô thấy như thế nào?

Gong Xiaoxia:
Tôi nghĩ rằng có hai khía cạnh. Một là giải thưởng Hòa bình chắc chắn có một điều kiện tiên quyết là bất bạo động, mặc dù giải thưởng không luôn luôn tuân theo nguyên tắc này. Trong một khía cạnh khác, tôi không đồng ý với ông Ngụy nói là ông LHB tương đối ôn hòa. Những thay đổi dân chủ gần đây ở Trung Quốc được cấu trúc với những sinh hoạt đa dạng. Trước đây nó luôn luôn được tập trung vào vấn đề độc tài độc đảng. Bây giờ các hoạt động dân chủ bao gồm vấn đề bảo vệ quyền, vấn đề lao động, bảo vệ môi trường, tự do báo chí, và các lãnh vực khác. Chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc có rất nhiều người dân ở các lãnh vực khác nhau thúc đẩy việc cải tiến nhân quyền. Lưu Hiểu Ba là một trong nhiều lãnh vực này. Khi một người tập trung vào một lãnh vực, thì người ấy sẽ trở thành rất chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là ông ta hoàn toàn bị chi phối bởi luật lệ địa phương. Những điều thách thức cho chính quyền Trung Quốc là không phải lúc nào các luật của họ cũng xấu, nhưng là sự không tuân phục những luật này. Vì vậy, cho nên trong con mắt của nhiều người, thì người hành xử trong khuôn khổ của luật pháp có vẻ ôn hoà hơn. Nhưng theo quan điểm của tôi, họ không ôn hòa. Họ làm việc cho một thay đổi rất cách mạng, bằng các phương tiện ôn hòa và bất bạo động.

Giang Điền: Ông Ngụy, ông nghĩ gì về quan điểm của Xiaoxia?

NKS: Đó là quan điểm của cô ấy. Cô cảm thấy ông không phải là ôn hòa, nhưng hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng ông LHB và những người như ông là ôn hòa. Ngay cả chính ông Lưu cũng thấy mình là ôn hòa. Điều này có thể được dung thứ. Bởi vì bạn đang hoạt động tại Trung Quốc, bạn phải làm một số thỏa hiệp với chế độ. Nếu hoàn toàn không thỏa hiệp sẽ đưa bạn vào tù một cách nhanh chóng. Dĩ nhiên có những người như Yang Tianshui (Dương Thiên Thủy) là hoàn toàn không muốn thỏa hiệp, do đó được coi là cứng rắn hơn.

Ông Lưu đã làm vài điều không hay. Mặc dù phong trào dân chủ có nhiều màu sắc khác nhau, và một số thậm chí còn ôn hòa hơn ông, ví dụ như các luật sư nhân quyền – họ phải làm rất nhiều thỏa hiệp với các tòa án, công an, và chính quyền địa phương. Đó là điều nhất định. Tất cả chúng ta đều hiểu cho họ. Nhưng bạn không thể đi tấn công người khác bởi vì họ cứng rắn hơn. Tại sao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu lại nhận được rất nhiều phản ứng hết sức là tiêu cực của nhiều người? Sự thỏa hiệp này là lý do chính. Tôi đã bày tỏ nó một cách tương đối ôn hòa. Những gì mà nhiều người khác phát biểu thì rất là khó nghe. Nhưng những lời lẽ nặng nề này không phải đều đúng. Bạn có thể phê bình ông Lưu về việc ông ta đánh giá các nhà hoạt động cứng rắn, chẳng hạn như Gao Zhisheng, nhưng bạn không nên tấn công cá nhân ông Lưu. Tấn công cá nhân là điều quá đáng.

Giang Điền: Có bao nhiêu người đã mạnh mẽ phản ứng tiêu cực? Họ là ai?

NKS: Rất nhiều. Tôi để ý mấy ngày nay thấy sự ồn ào trên Internet, bao gồm cả những quan điểm từ bên trong Trung Quốc.

Giang Điền:
Ông nói Lưu Hiểu Ba tấn công những người khác, chẳng hạn như Gao Zhisheng. Ông Lưu nói gì?

NKS: Chúng ta đều biết thái độ của ông Lưu chống ông Gao. Khi mọi người kêu gọi thả ông Gao, ông Lưu Hiểu Ba không hổ trợ. Những người bạn thân thiết của ông Lưu đã làm một số việc rất xấu trên websites của họ, như chế giễu ông Gao, v.v.. Dĩ nhiên chính ông Lưu không chế giễu ông Gao. Nhưng việc này đã gây ra rất nhiều sự bất mãn. Chúng ta chấp nhận và bao dung tất cả các màu sắc của phong trào dân chủ, nhưng những gì họ đã làm khiến cho người ta ghê tởm.

Giang Điền: Xiaoxia, cô đã nghe là ông Lưu có những hành vi như vậy?

Gong Xiaoxia: Ông Ngụy biết là tôi không dính dự nhiều vào các vấn đề nội bộ (của phong trào dân chủ) trong những năm qua. Nhưng tất cả chúng tôi là bạn. Tôi đã nghe một vài điều. Nhưng cái điểm chính yếu ở đây là giải thưởng này không phải về ông Lưu Hiểu Ba, một cá nhân, cũng không phải để công nhận hành vi đạo đức cá nhân của ông. Tôi đã biết ông Ngụy qua nhiều năm như là một người bạn, chúng ta đều biết rằng không có ai là hoàn hảo cả, ai cũng có những vấn đề cá nhân. Điều cơ bản nhất là, giải thưởng này được trao cho một người đang bị ở tù tại Trung Quốc. Điều này có một ý nghĩa rất tượng trưng. chúng ta nên chú ý đến khía cạnh này, thay vì tại sao ông ta không làm việc được với bất cứ một người nào đó, hay đụng độ, hoặc ông ta đã làm gì, v.v.. Tôi nghĩ rằng điều đó không quan trọng. Thực ra, lịch sử là như vậy. Sau một thời gian, chúng ta đều quên. Chúng ta có thể đã đánh đấm nhau, nhưng chúng ta đã đẩy thế giới đi tới. Hãy nhìn Trung Quốc, nó đã đi xa trong vài thập kỷ qua. Tại sao? Bởi vì phần lớn nhờ vào những người như ông NKS đẩy nó đi tới. Chúng ta có thể có những quan điểm khác nhau khi xưa. Nhưng bây giờ, mọi người không nghĩ rằng đó là một vấn đề khi NKS kêu gọi “Đệ Ngũ Hiện Đại”. Tiến được như vậy, nó không thể tách ra khỏi sức đẩy tới của chúng ta. Chúng ta nên nhìn vào điều này.

Giang Điền: Lưu Hiểu Ba đã bị bắt và bị kết án chủ yếu là do việc soạn thảo “Hiến Chương 08″, được công bố vào ngày 08 tháng 12 Năm 2008. Tài liệu “Hiến Chương 08″ là gì? Sự tham gia của Lưu Hiểu Ba vào trong dự thảo “Hiến Chương 08″ này nhiều như thế nào? Sau khi Lưu bị bắt, chúng tôi phỏng vấn chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc của Đại học Princeton, Giáo sư Perry Link. Giáo sư Link đã đưa ra nhiều ý kiến trong việc soạn thảo “Hiến Chương 08″. Lin Sen của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã phỏng vấn ông. Chúng ta thử phát lại cuộc phỏng vấn này, để xem ông Perry Link đã nói gì.

Gong Xiaoxia: Perry Link biết nội tình chuyện này.

[Mở máy thu băng:
Perry Link: Đây là một tài liệu tư tưởng. Nó không kêu gọi hành động, cũng không giải thích làm thế nào để đạt được một Trung Quốc lý tưởng từ một Trung Quốc hiện tại. Nó chỉ viết ra một lý tưởng trừu tượng. Nhưng tôi không thể nói rằng nó chỉ là một văn bản biểu kiến. Những lời lẽ tương đối trừu tượng có tính cách lý tưởng chứa đựng những điều khoản cho thực tại. Nói về Hiến chương 08 này, theo sự hiểu biết của chúng tôi là nó không yêu cầu ở cấp trên, những người lập sách trong Đảng Cộng sản thực hiện những thay đổi, nhưng nó là một cuộc trò chuyện giữa các công dân. Về việc khi nào lý tưởng này có thể đạt được và làm thế nào để đạt được nó, Hiến chương 08 này không nói tới. Đơn giản nó chỉ là một phương tiện để chúng ta tìm một mãnh đất chung về những nguyên tắc lớn trong cố gắng để tiến tới một cái nhìn chung mặc dù có những khác biệt giữa những công dân.]

Giang Điền: Ngoài “Hiến chương 08″, phóng viên cũng hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc bắt ông Lưu Hiểu Ba, vì “Hiến Chương 08″ tự nó không đề cập đến lật đổ Đảng Cộng sản. Giáo sư Link trả lời như thế này:

[Mở máy thu băng:
Perry Link: Câu hỏi là tại sao chọn ông Lưu để làm gương răn đe? Như mục tiêu của việc bắt bớ? Bạn nói đúng, những gì ông Lưu nói trước đây đã được sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc. Ở đây, chính quyền cũng có chiến lược của họ: họ để cho bất đồng chính kiến, và nói rằng: hãy nhìn, chúng tôi cho phép ông ta chỉ trích chúng tôi, điều này cho thấy chúng tôi khoan dung. Đây có thể là ý nghĩ của họ. Bây giờ họ bắt ông ta để làm gương răn đe. Tôi nhìn nó theo cách cũ – giết gà để nhác khỉ. Có thể bởi vì ông Lưu tương đối nổi tiếng, do đó, họ đã chọn để bắt ông ta, để làm gương cho những người khác sợ. Nhưng mặt khác, bạn tốt hơn hết nên hỏi Đảng Cộng sản câu hỏi này, tôi chỉ có thể suy đoán.]

Giang Điền: chủ đề thảo luận ngày hôm nay là: ý nghĩa của giải thưởng cho Lưu Hiểu Ba. khách vinh dự của chúng tôi tham gia trong phòng thu hình là ông Ngụy Kinh Sinh, một lãnh tụ dân chủ, và cô Gong Xiaoxia, một nhà bình luận độc lập.
______

Lin của tỉnh An Huy (Anhui): Lời chào đến Thầy Ngụy và Cô Gong. Tôi nghĩ rằng trong nhiều thập kỷ nay, ông Lưu Hiểu Ba không từ bỏ quốc tịch Trung Quốc của ông. Ông như một công dân của nước Trung Quốc tiếp tục phong trào dân chủ ở đại lục. Ông Lưu là một người thật sự yêu nước. Nền dân chủ Trung Quốc phải dựa vào những người như ông Lưu để được thành công. Chúng ta phải hiểu được bản chất và thực tế của Trung Quốc. Wang Bingzhang và Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng) cũng đã có những hành động anh hùng. Nhưng phải đối mặt với thực tế của Trung Quốc, cách ôn hòa của Lưu Hiểu Ba, nước nhểu đá mòn, có lẽ đe dọa nhiều hơn những người Cộng sản Trung Quốc. Tôi kêu gọi đồng bào Trung Quốc đoàn kết, xem Giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu như là một cao điểm của phong trào dân chủ Trung Quốc chúng ta.

Cao của tỉnh Phúc Kiến (Fujian):
Tôi nghe nói ông Lưu Hiểu Ba đã được giải Nobel Hòa bình vào ngày 08 tháng 10. Tôi rất kích động và vui mừng. Tôi cảm thấy rằng ông Lưu bị kết án là gì một chính quyền độc tài sẽ làm. Tôi đã đọc một số bài viết của ông. Ông Lưu thường cho thấy những gì chính quyền độc tài làm, và chỉ trích chính quyền, và hy vọng chính quyền sẽ thực hiện cải cách chính trị. Tôi đồng ý với những lời chỉ trích của ông. Trên quan điểm khoa học, chủ nghĩa cộng sản là giả khoa học, nó là một sự tiêu hủy bản chất con người và là sai lầm. Trong kinh tế, nó vi phạm các hoạt động kinh doanh bình thường của nhân dân.

Giang Điền:
Chúng ta nói Lưu Hiểu Ba đã có một lập trường chính trị quá ôn hòa. Ông Ngụy, quan điểm chính trị của ông là gì, và những điểm khác biệt là gì?

NKS: Từ năm 1979, quan điểm của tôi đã luôn luôn là chúng ta phải có một cuộc đấu tranh không thỏa hiệp với hệ thống Đảng Cộng sản, tạo áp lực, buộc họ phải làm những thay đổi. Lập trường chính yếu của ông Lưu không phải là “Hiến Chương 08.” Những gì ông thúc đẩy là nên có một “sự tương tác tích cực” với chính quyền, để làm những thỏa hiệp, và “Đảng Cộng sản không phải là kẻ thù của chúng ta.” Chúng ta có thể hiểu những gì ông nói, bởi ông phải sống vì ông đang ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người ở Trung Quốc sẽ không nói như vậy. Nhiều người ở Trung Quốc biết rằng Đảng Cộng sản là nguyên nhân gốc rễ của sự đau khổ của họ. Khi ông Lưu nói về sự thỏa hiệp và hợp tác với Đảng Cộng sản, nhiều người không đồng ý với ông. Trên bình diện này, ông và chúng tôi có rất nhiều khác biệt. Đây là lý do chính mà mọi người coi chúng tôi là cứng rắn, trong khi nghĩ rằng ông ấy là một người ôn hòa.

Giang Điền: Ông nói là phải áp lực Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng Đảng Cộng sản kiểm soát quân đội, và họ luôn luôn trích dẫn các tư tưởng của Mao Trạch Đông, rằng quyền lực chính trị bắt nguồn từ nòng súng, và súng cũng để bảo vệ chế độ. Họ kiểm soát các công cụ như quân đội và công an. Ông có nghĩ rằng áp lực sẽ có hiệu quả?

NKS:
Tất nhiên có các cân nhắc của những lợi ích, bao gồm cả mối quan ngại cho tương lai của chính họ. Ngày nay, người Trung Quốc bình thường có những cảm xúc chống chế độ càng mạnh hơn. Nhiều người cộng sản nghĩ rằng người dân không sớm thì muộn sẽ bị buộc phải nổi loạn nếu không có cải cách chính trị. Vì vậy, nhiều người trong Đảng kêu gọi cải cách. Tình trạng này là trường hợp dưới áp lực, bao gồm cả áp lực quốc tế là các nguyên nhân gây rất nhiều lo lắng cho Đảng Cộng sản. Những người cộng sản Trung Quốc đã thực hiện một số thay đổi. Thí dụ như, để tôi lưu vong sang Hoa Kỳ. Họ rất không muốn làm như vậy, nhưng họ đã phải làm. Áp lực của người dân Trung Quốc và áp lực quốc tế, tất cả đều có chức năng rất thực tế và có thể làm thay đổi. Những người trong Đảng Cộng sản muốn thay đổi cũng do từ các áp lực này, chứ không phải do sự tự nguyện của họ. Nếu họ có thể tận hưởng tất cả các quyền hành và lợi lộc như ý họ muốn, thì tại sao họ muốn thay đổi?

Giang Điền: Xiaoxia, cô có nghĩ rằng các ý tưởng của ông Lưu sẽ đạt được? Có hữu lý?

Gong Xiaoxia: Đây không phải là một vấn đề của một đề án. Chúng ta có thể có nhiều ý tưởng khác nhau. Điều táo bạo nhất về “Hiến Chương 08″ của Lưu là để đoàn kết mọi người như một tổ chức. Vấn nạn hiện tại của Trung Quốc không phải là thiếu ý tưởng. Ý tưởng rất nhiều. Thay vào đó, nó là một sự thiếu vắng một hệ thống để cho Trung Quốc có một đảng đối lập thực sự, để các quan điểm khác nhau có một nơi để bày tỏ. “Hiến Chương 08″ thực hiện bước đầu tiên cho sự hướng đến đối lập. Tại sao một số người ở bên trong Đảng Cộng sản nói rất mạnh mẽ mà không sao, nhưng họ lại chọn ông Lưu để bắt giữ? Lưu đã xây dựng tổ chức cho hành động. Ngay cả khi bạn chỉ tổ chức một hội nghị để nói chuyện tào lao vô nghĩa cũng không được phép. Đây là một hành động có tổ chức. Vì vậy, bất đồng chính kiến là một chuyện, nhưng đưa nó vào một hình thức tổ chức lại là chuyện khác, đây là lý do chính để Lưu bị bắt giữ.

Giang Điền: Ý của bạn là hành động có tổ chức là những gì mà Đảng Cộng sản lo sợ nhất?

NKS: Vâng. Hội viên Pháp Luân Công chỉ thực tập bộ môn Pháp Luân Công. Họ hoàn toàn không quan tâm về chính trị, nhưng vẫn bị bắt. Vì vậy, xây dựng tổ chức thực sự là lý do quan trọng để ông Lưu Hiểu Ba bị bắt. Bạn bè của Lưu đã rất ngạc nhiên, hỏi rằng Lưu Hiểu Ba rất là ôn hòa và những gì ông đã viết thậm chí có sự chấp thuận của chính quyền Cộng sản, thì tại sao lại có thể bị bắt giữ? Dường như ông bị đối xử rất oan ức. Nhưng trên thực tế, như Xiaoxia đã chỉ ra, bất kể bạn ôn hòa như thế nào, khi bạn xây dựng tổ chức với một số người xung quanh và xuất hiện như muốn làm một cái gì đó, Đảng Cộng sản sẽ không cho phép.

Giang Điền: Ông vừa đề cập đến việc áp lực Đảng Cộng sản Trung Quốc. Như vậy việc ký vào “Hiến Chương 08″ tự nó là một hình thức áp lực?

NKS: Theo quan điểm của phương Tây, đây là một sự bày tỏ bình thường của người dân. Nhưng theo tự điển của Đảng Cộng sản, đây là tổ chức phản cách mạng. Cái điều Xiaoxia nói là chìa khóa: Ký vào “Hiến Chương 08″, tham gia sinh hoạt nhóm, hình thành các trang web, làm cho Đảng Cộng sản nghĩ rằng ông ta đã vượt qua lằn ranh.

Gong Xiaoxia:
Bây giờ có một vấn nạn. Bây giờ là thời đại của cuộc cách mạng thông tin. Bất kể hiến chương ôn hòa thế nào, sử dụng nó như là một nền tảng để có thể liên kết nhiều người thông qua Internet. Điều này thực sự là áp lực và mối đe dọa cho Đảng Cộng sản.

NKS: Vì vậy, việc Lưu Hiểu Ba bị bắt tự nó cũng chứng minh rằng ngay cả khi ông muốn “làm sự tương tác tích cực” với Đảng Cộng sản, con đường này dẫn đến hư không. Khi ông bị bắt, người ta đã nói rằng: Bạn thấy đấy, ông ta nói “làm sự tương tác tích cực” với Đảng Cộng sản, thực hiện nó bằng hành động, thậm chí đến mức độ chỉ trích nặng nề, ngay cả nhạo báng các nhà bất đồng chính kiến khác, bạn có thể nói rằng ông ta đã thỏa hiệp rất nhiều với Đảng Cộng sản, nhưng vẫn không được việc. Bạn muốn xây dựng một tổ chức, nhưng Đảng Cộng sản rất thông minh, họ không để bạn làm việc đó.

Giang Điền: không chỉ tổ chức, thậm chí tụ tập vài người cũng không được phép.

NKS:
Không, ngay cả việc bạn thực tập Qui Luân Công (Qi Gong). Cuối cùng, Pháp Luân Công buộc phải nổi loạn, ly khai khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Cửu Bình (Nine Commentaries) của Đảng Cộng sản, v.v.. Pháp Luân Công tự cho là không dính đến chính trị, nhưng bị đẩy vào thế chống cộng sản. Như một vấn đề thực tế, đây là trường hợp điển hình cho đa số người dân Trung Quốc. Họ bị đẩy vào góc tường bởi Đảng Cộng sản.
______

Giang Điền:
Tôi nhận được nhiều e-mails, một vài người trong số đó gửi lời chào đến ông. “Chúng tôi hỗ trợ nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel. Chúng tôi kêu gọi những nhà dân chủ ở hải ngoại giữ sự đoàn kết.”

NKS: Trong thực tế, nhiều quan điểm giữa Xiaoxia và tôi khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn là bạn.

Gong Xiaoxia: Ông thích thức ăn mà tôi nấu. Đó là lý do.

NKS: Đoàn kết là đoàn kết, nhưng những điểm quan trọng không thể vô nguyên tắc được. Trong cuộc tranh đấu chống Đảng Cộng sản, áp lực rất là quan trọng. Chúng ta hy vọng có những người đứng ra tiếp xúc trực tiếp với Đảng Cộng sản qua phương pháp đàm phán và thỏa hiệp. Nhưng, họ không nên vượt qua lằn ranh. Nếu không, ngay sau khi tất cả các sự tương nhượng, họ vẫn sẽ bị bắt như Lưu Hiểu Ba. Vậy thì, mục đích là gì? Nhiều người cam go tranh đấu, trong đó có Yang Jia đã giết cảnh sát, là những biến cố có ảnh hưởng lớn lên Đảng Cộng sản. Họ lo sợ rằng nhân dân sẽ nổi loạn nếu tình hình tiếp tục. Sau cuộc nổi loạn, tình hình sẽ không còn giống như trước nữa. Những người cộng sản có thể có rất nhiều tiền, nhưng điều gì sẽ xảy ra sau cuộc nổi dậy của người dân? Cho nên, tạo rất nhiều áp lực bên trong Đảng Cộng sản.

Tôi không bao giờ phản kháng sự chống đối tự phát của người dân, mặc dù chính tôi luôn luôn đấu tranh ôn hòa. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ có một diễn biến hòa bình. Chúng tôi đang làm cho việc này. Chúng tôi áp lực những người Cộng sản cho mục đích này. Tuy nhiên, khi nhân dân đứng lên chống lại sự đàn áp, bạn phải đứng với nhân dân, chứ không lên án nhân dân. Nhóm của ông Lưu Hiểu Ba đã không làm tốt điều này và do đó họ nhận được rất nhiều phản đối của nhiều người.

Giang Điền: Họ đã lên án những người dân như vậy?

NKS: Họ gọi Yang Jia là phát xít (Yu Jie gọi như vậy, mọi người coi là cùng nhóm LHB.) Những gì Lưu nói cũng rất khó nghe, ông gọi đó là “công lý sơ khai” nên đó không phải là công lý. Một cách vắn tắt, ông chỉ trích họ (cực đoan) và điều này đi ngược với cảm xúc của người dân.

Gong Xiaoxia:
Không nhất thiết. Tôi nghĩ rằng Yu Jie và Lưu Hiểu Ba là những người tương đối độc lập, không phải của một đảng chính trị. Người này không đại diện cho người kia. Lưu Hiểu Ba và tôi khoảng cùng tuổi, cùng thế hệ. Tôi có thể cảm nhận rằng niềm lo sợ của Lưu Hiểu Ba về một phong trào quần chúng không trật tự, tôi thông cảm. Họ chỉ nói cho họ và không đại diện cho những người khác. Do đó, về sự đoàn kết trong phong trào dân chủ, tôi nghĩ rằng phong trào dân chủ tự nó là dân chủ. Nó không thống nhất, không cần tất cả phải đồng ý. Bất đồng là một điều rất bình thường.
______

Zhang của tỉnh Hồ Nam (Hunan):
Chào ông Ngụy và cô Gong. Tôi rất vui mừng khi biết rằng ông Lưu đã nhận được giải thưởng, đó là một khích lệ lớn cho phong trào dân chủ Trung Quốc. Giải Nobel Hòa bình là một giải thưởng có đẳng cấp thế giới, chứ không phải là một giải thưởng bình thường. Vì vậy, tất cả mọi người sẽ hỏi lý do tại sao ông này đã đoạt giải Nobel, họ sẽ chú ý đến “Hiến Chương 08″, và quan tâm về Trung Quốc và khôi phục lại phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989. Tôi hy vọng chính quyền Trung Quốc thể hiện sự hợp lý và thả ông Lưu Hiểu Ba càng sớm càng tốt.

Wang của tỉnh Hồ Nam: Một hiến chương dân chủ là một vấn đề rất cấp thiết cho Trung Quốc. Việc theo đuổi này đã xảy ra hơn một trăm lần trong lịch sử, bắt đầu từ Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen). Ngày nay, tôi không biết tại sao chính quyền Trung Quốc bỏ tù Lưu Hiểu Ba. Hiến chương của ông Lưu có một khuôn khổ bao gồm cả Đảng Cộng sản. Nó không đề xuất sự lật đổ Đảng Cộng sản, và tối thiểu có thể nói nó cũng qua được sự sát hạch. Nếu họ (chính quyền) chống hiến chương, thì những người Cộng sản đã không giành được chiến thắng trở lại sau đó (sau Thiên An Môn). Nếu bạn không có dân chủ, thì ai sẽ đồng hành với bạn? Sau sáu mươi năm cách mạng, Đảng Cộng sản đã có những thất bại lớn lao, chẳng hạn như cuộc Cách mạng Văn hóa. Tại sao vậy? Chính xác là vì nó thiếu dân chủ như là điều cơ bản. Tuyên Ngôn Cộng Sản của Karl Marx có lời lẽ ác liệt hơn nhiều so với Lưu Hiểu Ba, nhưng ở châu Âu hơn một trăm năm trước, ông được tự do mà không bị bỏ tù. Vì vậy, tôi nghĩ giải thưởng cho Lưu Hiểu Ba là một việc làm đúng lúc với sự hiểu biết tốt của ủy ban. Chúng tôi thừa nhận sự tiến bộ của Trung Quốc, nhưng chính quyền Trung Quốc sai lầm để trao đổi trái tim của mình với nhà độc tài của Bắc Triều Tiên.

Lu của tỉnh Hồ Bắc (Hubei): Tôi có ý kiến của tôi với ông Ngụy. Ông Ngụy nói rằng ông Lưu có những vấn nạn này, nhưng tôi đọc những ý kiến của ông Lưu Hiểu Ba và thấy rằng ông là một người có cá tính không đơn giản. Tôi nghĩ rằng ông Lưu thích hợp để nhận được giải thưởng này. Người dân Trung Quốc cần một dòng chảy lớn, một đại diện dòng chính của những người nặng ký để ảnh hưởng Trung Quốc. Tôi hy vọng rằng ông Ngụy gác qua một bên sự khác biệt để đoàn kết với nhau, điều này sẽ nói cho người Trung Quốc làm thế nào để đoàn kết, không là cát rời. Hôm nay tôi nghe truyền thông Trung Quốc nói rằng phương Tây hiện đang sử dụng giải thưởng Nobel như là một công cụ. Tôi không biết các bạn đã nghe nó hay không.

Giang Thiên:
Tôi muốn hỏi một câu hỏi: Lưu Hiểu Ba nói cần có sự tương tác tích cực với chính quyền Trung Quốc. Lời nói này là chính xác của ông Lưu?

NKS: Cơ bản nó là lời nói nguyên thủy. Hơn nữa, sau khi ông đã đi vào nhà tù, ông còn nói “không có kẻ thù”, “quản lý trại giam có tấm lòng nồng ấm,” nó rất khác với những gì người khác cảm nhận. Có thể ông đã nhận được sự đối xử tốt hơn. Nhưng ông nên hiểu rằng các nhà hoạt động dân chủ và những người khác bao gồm những người bảo vệ quyền và những người dân thường bị trù dập thảm hại trong các nhà tù. Hãy nhìn vào những kiến nghị của họ, họ đã bị công an đối xử tồi tệ. Lưu đã để ý đến những người này mỗi ngày và nên biết. Vì vậy, ông không nên khen ngợi là “quản lý trại giam có tấm lòng nồng ấm”. Tuyên bố này làm cho chúng tôi rất phẫn nộ.

Ông Lu ở Hồ Bắc nói rằng chúng ta nên đoàn kết. Trong thực tế, rất khó để nói là nếu chúng ta có thể đoàn kết với nhau được. Nếu chúng ta tìm kiếm một nền tảng chung trong khi giữ sự khác biệt của chúng ta, thì nó OK. Qua nhiều năm, tôi có những quan điểm khác với Lưu Hiểu Ba và nhóm của ông. Ông ấy biết rằng tôi đã thường phê bình ông, nhưng ông cũng biết rất rõ sự đoàn kết của chúng tôi. Khi ông gặp khó khăn, chúng tôi tranh đấu cho ông. Sau khi Lưu bị bắt và bị kết án, báo chí Hoa Kỳ không để ý cho lắm. Tôi đã viết các bài báo để đăng trên tờ New York Times, International Herald Tribune, Los Angeles Times, Christian Science Monitor, Le Monde, Der Welt, v.v.. Cái gọi là đoàn kết mà chúng ta nói đến là chúng ta giúp đỡ nhau, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta nên can thiệp một cách vô tư trong bất đồng. Tôi nghĩ rằng quan điểm của ông Lưu là sai lầm, việc chính ông bị bắt giữ tự nó chứng tỏ rằng cái nhìn của ông sai. Đảng Cộng sản muốn chận con đường của chúng ta tiến đến dân chủ sẽ không dễ dàng để làm những sự tương nhượng. Chúng ta phải tìm sự đoàn kết trong đấu tranh, thay vì sự đoàn kết dưới tiền đề của thỏa hiệp.

Giang Điền: ông chủ trương áp lực Đảng Cộng sản để đẩy họ cải cách chính trị. Như vậy thì mục tiêu tối hậu của ông là gì? bỏ rơi Đảng Cộng sản, lật đổ Đảng Cộng sản, thiết lập một hệ thống cạnh tranh đa đảng, hay thúc đẩy dân chủ bên trong hệ thống cộng sản?

NKS: Trên bình diện này, ông Lưu Hiểu Ba và tôi có cùng quan điểm – đứng ở bên ngoài hệ thống cộng sản. Năm 1989, đã có cuộc đấu tranh bên trong hệ thống Cộng sản, cuối cùng nó đã bị thụt lùi nặng nề sau nhiều năm cố gắng bởi vì Triệu Tử Dương. Ở Trung Quốc và ở hải ngoại, quan điểm luôn được chấp nhận là: để có một đảng đối lập bên ngoài hệ thống cộng sản. Điều này rất quan trọng. Xiaoxia có thể biết điều này môt cách sâu xa hơn, cô hiện đang vận động tranh cử ở Hoa Kỳ.

Gong Xiaoxia: Tôi đồng ý với quan điểm của Già Ngụy. Nói rằng thực hiện dân chủ bên trong hệ thống cộng sản, tự bản chất nó là một điều rất lố bịch. Hệ thống CS tự bản chất vận hành không cho phép được ở bên ngoài hệ thống. Không được phép ở bên ngoài hệ thống, thì làm thế nào bạn có thể có dân chủ? Vì vậy, để có sự thay đổi, chúng ta phải thay đổi hệ thống. Nếu chúng ta phải thay đổi hệ thống, thì làm sao thay đổi nếu ở bên trong hệ thống? Điều này là không thể được. Trên bình diện này, những nhà Dân Chủ có một sự đồng thuận. Nếu có ai đó bên trong hệ thống muốn thay đổi thì đó là điều tốt. Nhưng không phải vì rằng có một ý định như vậy ở bên trong hệ thống, mà phải thay đổi hệ thống từ bên ngoài. Những người muốn thay đổi đang ở bên trong hệ thống không thừa nhận sự thay đổi đến từ bên ngoài. Nhưng những người thay đổi từ bên ngoài lại thừa nhận những thay đổi ở bên trong. Đây là một sự khác biệt lớn.

NKS: Nói về sự thỏa hiệp, một vài người sẽ nói rằng, Già Ngụy sai khi cho rằng đấu tranh mà không có sự thỏa hiệp. Thực ra nó không như vậy. Nếu áp lực đạt đến một mức nhất định nào đó, giống như những gì đã xảy ra ở Liên Xô cũ và Đông Âu, có thể một người nào đó trong Đảng Cộng sản nhảy ra yêu cầu diễn biến hòa bình, để có được sự diễn biến mà bất chấp phương tiện nào. Lúc đó, chúng ta sẽ đứng cùng với những người dân chủ trong Đảng Cộng sản, và sẽ không nên nói là không thỏa hiệp. Tuy nhiên, trong khi Đảng Cộng sản không thay đổi, sự liên tục đưa ra những nhượng bộ cho những người Cộng sản thì không khác nào làm nhẹ gánh nặng và giảm áp lực cho Đảng Cộng sản. Do đó, chúng tôi rất lo lắng về điều này.

Giang Điền: Như thế mục đích lớn của ông thì giống nhau.

Wei Jingsheng: Tất nhiên.
______

Phong (Feng) ở Bắc Kinh: Tôi rất vui mừng khi thấy ông Ngụy. Tôi có hai câu hỏi riêng cho hai người. Ông Ngụy là một nhà tiên phong của phong trào dân chủ Trung Quốc và đã ở tù nhiều năm. Trong thời gian ông ở trong tù và sau đó trong một thời gian rất dài, ông không nhận được giải thưởng Nobel. Nhưng ngày nay, ông Lưu Hiểu Ba đã nhận được nó. Tôi muốn biết ông nhìn giải thưởng của ông Lưu như thế nào và nó có tác dụng gì không lên tình hình quốc tế và trong nước hiện nay?

Cô Gong Xiaoxia, tôi muốn hỏi một câu hỏi: Cô đã đề cập những vấn nạn ở bên trong và ở bên ngoài hệ thống. Nếu Đảng Cộng sản có nhiều phe phái, và cân phân với nhau, và tổ chức bầu cử dân chủ bên trong đảng, điều này có tương đương với phương Tây như ở Hoa Kỳ giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa không?

NKS: Tôi thích trả lời câu hỏi mà bạn nêu ra cho Xiaoxia. Đảng ở Mỹ có thể tách ra. Nếu bạn có thể tách ra, tất nhiên, là một điều tốt. Chúng tôi không phải đi xây dựng một đảng đối lập. Khi Đảng Cộng sản vỡ ra và tạo ra một đảng đối lập, nó sẽ rất tốt.

Gong Xiaoxia: Ông không thể trả lời thế tôi. Tôi đã tham gia vào chính trị Hoa Kỳ. Sự khác biệt giữa hai đảng ở HK, sự liên hệ giữa hai đảng, không căng thẳng như giữa hai phe phái khác nhau (của Đảng Cộng sản) ở Trung Quốc, mà khi họ gặp nhau, họ sẽ rút dao để đâm. Đó là bởi vì chúng ta đồng ý với các nguyên tắc cơ bản của dân chủ và tôn trọng người khác. Nếu Đảng Cộng sản có thể vỡ ra thành nhiều phe phái, và nếu họ hoàn toàn khác nhau trên nguyên tắc, hầu đáp ứng với phát triển xã hội, và có tổ chức, thì không phải là Đảng Cộng sản nữa, mà là nhiều đảng phái khác nhau. Vì vậy tôi nghĩ rằng, dù cho một đảng, hai đảng (tựa như Nhật Bản là một đảng, nhiều phe), câu hỏi cơ bản nhất là bạn nhìn tương lai của xã hội như thế nào. Bạn có đồng ý rằng một số giá trị rất cơ bản của xã hội, bao gồm cả nhân quyền, chính quyền do dân, những nguyên tắc cơ bản này.

NKS:
Tôi trả lời câu hỏi tại sao tôi đã không được giải Nobel. Từ năm 1992, tôi nhận được sự đề cử. Nhưng áp lực của Đảng Cộng sản quá lớn, khuynh hướng quốc tế lúc đó là hỗ trợ người dân chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng bây giờ với mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn về kinh tế và thương mại, người phương Tây cảm thấy ngày càng có nhiều phụ thuộc vào Trung Quốc. Khuynh hướng bây giờ của thế giới là đồng ý với đường lối thỏa hiệp hòa bình của ông Lưu Hiểu Ba hơn. Họ nghĩ rằng họ có thể đạt được một hệ thống dân chủ hơn thông qua đàm phán, như Nam Phi.

Gong Xiaoxia: Tôi xin bổ túc thêm cho câu trả lời: khi NKS được đề cử giải Nobel, họ xem ông Ngụy như là một biểu tượng cho dân chủ. Điều này rất quan trọng. Vào thời điểm đó, nhiều nước không có dân chủ, và nhiều vấn đề khác chiếm một vị trí đáng kể. Trong nhiều năm gần đây, trên một mặt, là cải cách kinh tế ở Trung Quốc, trong khi ở một mắt khác, Trung Quốc nhấn mạnh đến sức mạnh quốc gia, đặt nhân quyền vào hang thứ yếu. Bằng cách trao giải thưởng Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba, một người đang ở tù, thế giới đang nói về sự quan trọng của nhân quyền ở Trung Quốc. Thực ra, giải thưởng này cũng bao gồm ông NKS. Bởi vì ông Ngụy là người tiên phong. (NKS: Không, không, quá đáng) Vì vậy, giải thưởng này là dành cho tất cả mọi người, và Lưu Hiểu Ba chỉ là một biểu tượng.

NKS:
ít nhất phần nào quan điểm của người phương Tây đã thay đổi, họ nghĩ rằng Đảng Cộng sản không cần phải bị lật đổ, thay vào đó họ muốn thay đổi chế độ Cộng sản một cách hòa bình. Ngắn gọn, họ hy vọng một Trung Quốc tương đối ổn định, để đảm bảo được lợi ích kinh doanh của họ. Đây là tư tưởng chủ đạo của phương Tây. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng: nhân quyền không phải là vấn đề chính của chúng tôi. Điều này đưa ra một tín hiệu rất rõ ràng – từ quan điểm của những lợi ích kinh doanh, khái niệm về nhân quyền với Trung Quốc đã thay đổi.

Giang Điền:
Xiaoxia, cô có đồng ý về điểm này của ông Ngụy?

Gong Xiaoxia: chủ đề này hơi dài một chút. Tôi có thể nói rằng tôi không đồng ý về điểm này. Quyền lợi kinh doanh luôn luôn hiện hữu, nhưng về nhân quyền, về người dân, về làm thế nào để quản lý đất nước, đó là những giá trị rất cơ bản của phương Tây. Có thể một số chính trị gia sẽ nói: chúng ta có thể đạt được một số thỏa thuận, để mang lại lợi ích cho một số nhóm đặc quyền. Nhưng tôi nghĩ rằng những giá trị rất cơ bản của phương Tây là mãi mãi, và sẽ không thay đổi.

NKS: Đây là lý do quan trọng thực sự để các viên chức phương Tây nói về nhân quyền, mặc dù họ muốn làm thỏa hiệp với chính quyền Trung Quốc. Điều Xiaoxia nói là: các chính trị gia không thể gạt bỏ các khái niệm cơ bản của người dân trong xã hội phương Tây. Tuy nhiên, sự thao túng chính trị là có, chẳng hạn như sự chỉ trích của dân chúng về những đại công ty thao túng chính trị HK hơn là người dân thường. Mặc dù nói như vậy là có hơi quá, nhưng trong cơ bản thì điều đó đúng. Sự có chút thay đổi về nhân quyền của Hoa Kỳ với Trung Quốc, là HK gia tăng thỏa hiệp với chính quyền Trung Quốc, phản ảnh sự ảnh hưởng càng ngày càng nhiều hơn của các thế lực kinh doanh.

Gong Xiaoxia: Chúng ta có thể thảo luận vấn đề này sau. Tôi đang tham gia vào chính trị HK. Tôi thực sự không nghĩ rằng chính trị phương Tây bị các doanh nghiệp lớn khống chế.

Giang Điền: Ông Ngụy đã nói rằng phương Tây hy vọng có những cải cách dân chủ dưới sự cai trị của cộng sản, có phải đây là mục tiêu của phương Tây?

Gong Xiaoxia:
Tôi không nghĩ rằng đó là mục tiêu, nhưng đứng trước một thực tế họ phải bịt mũi để chấp nhận.

Giang Điền: có nghĩa là phải chấp nhận một thực tế là Cộng sản cai trị, và thúc đẩy cải cách bên trong cái khung này.

NKS: các chính trị gia có một sự lựa chọn rất khó khăn: bất cứ khi nào nói về Trung Quốc, điều quan tâm lớn nhất của quần chúng là nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng mối quan tâm lớn nhất của những người ủng hộ tài chánh cho các chính trị gia này lại là quyền lợi kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng. Như vậy đây là một mâu thuẫn lớn.

(Phiên âm và dịch thuật bởi Ngụy Kinh Sinh Foundation. Phần tiếng Việt do Lê Minh Nguyên chuyển ngữ)

© Đàn Chim Việt

Rạn nứt trong Đảng CSTQ?-Thủ tướng Ôn Gia Bảo biết phát biểu của ông bị kiểm duyệt

MARK MacKinnonDCVOnline lược dịch

Dưới áp lực dữ dội từ trong và ngoài để đối phó với vấn đề đổi mới chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã về Bắc Kinh họp và đã cố gắng tập trung vào kế hoạch năm năm để đảm bảo độ tăng trưởng đều đặn hơn trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều sự kiện làm họ phân tâm vẫn tiếp tục chất chồng ngay cả khi phiên họp bắt đầu, với việc hơn 100 người hoạt động và trí thức vừa phổ biến một lá thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người vừa được giải Nobel Hoà Bình.

Ngoài ra còn những tin khác chung quanh sự rạn nứt hiếm thấy trong chín thành viên Bộ Chính trị, khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần lên tiếng trong những tuần gần đây về sự cần thiết phải cải tổ chính trị, và nhận xét của ông đã bị chính phủ do ông đứng đầu kiểm duyệt.

Mặc dù ít tin tức rò rỉ ra trong những giờ đầu tiên của phiên họp bốn ngày của Trung ương Đảng (CSTQ), hãng thông tấn chính thức, Tân Hoa Xã, cho rằng “công bằng” và “phát triển toàn bộ” sẽ là chủ đề của kế hoạch năm năm sắp tới, và cũng để xác lập mục tiêu phát triển kinh tế hàng năm, 7 hoặc 7,5 phần trăm, cho 5 năm 2011-2015.

Theo báo đài nhà nước, “tăng trưởng toàn bộ” có nghĩa là một nỗ lực nhằm đối phó với (làm giảm) khoảng cách thu nhập (mức giàu nghèo) trong nước, đã mở rộng đến mức nguy hiểm. Ngân hàng Thế giới báo cáo trong năm 2009 chỉ số Gini, một thước đo sự bất bình đẳng thu nhập, ở Trung Quốc đã vượt quá mực báo động 0,4-0,47. Trung Quốc đã thấy tình trạng bất ổn lao động tăng cao đột ngột trong những tháng gần đây khiến các nhà máy nước ngoài phải đóng cửa và buộc chính phủ phải xem xét lại quan niệm tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như trước đây.

“Tăng trưởng toàn bộ đề tính đến yếu tố khác, chứ không chỉ duy nhất bàn tới tăng trưởng kinh tế, như tác động môi trường và tác động đến cuộc sống của người dân,” Rosealea Yao, một nhà phân tích của Dragonomics, một công ty nghiên cứu tại Bắc Kinh nói. “Bạn sẽ thấy sẽ có chi tiêu nhiều hơn về các dịch vụ xã hội.”

Người ta chưa rõ với một mục tiêu tăng trưởng thấp hơn nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tác động như thế nào; trong những năm gần đây mực phát triển đã thường xuyên vượt quá mục tiêu hàng năm, 8 phần trăm, thành phát triển ở hàng chục %, nhưng người ta tin rằng lãnh đạoTQ muốn làm nền kinh tế nguội bớt. GDP Trung Quốc đã tăng 90 lần kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu đưa ra các cải cách kinh tế vào năm 1978, và năm nay TQ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ.

Tuy nhiện phần lớn mức tăng trưởng đó đã dựa vào lao động rẻ, một tài sản không có sẵn như trước vì những loạt các cuộc đình công gần đây. Mạng lưới an sinh xã hội của TQ cũng đã cùng lúc đổ nát trong ba mươi năm qua, để lại hàng trăm triệu người Trung Quốc nghỉ hưu không có đủ tiền trợ cấp hoặc và không có được một hệ thống chăm sóc sức khỏe giá phải chăng, làm giảm nỗ lực thúc đẩy độ mua sắm của người tiêu dùng trong nước.

Kế hoạch năm năm sẽ được hoàn thành khi Hội nghị Trung ương (với 204 thành viên chính thức và 167 thành viên dự khuyết) kết thúc, nhưng sẽ không được công bố cho đến khi được quốc hội bù nhìn của Trung Quốc thông qua trong phiên nhóm vào tháng Ba sắp tới.

Xi Jinping, người sẽ nắm quyền tối cao tại TQ?
Nguồn: AFP/Getty Images

Ngoài việc hoàn thành kế hoạch năm năm, Đảng Cộng sản, dự kiến trong những ngày tới, sẽ cho thấy hình dạng của ban lãnh đạo mới sau khi hai ông Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào về hưu vào năm 2012. Người ta nghĩ rằng Phó Chủ tịch Tập Cận Bình (习近平, Xi Jinping) sẽ được đưa vào Quân ủy Trung ương, đây là bước cuối cùng trong việc gầy dựng cơ sở quyền lực trước khi trở thành Chủ tịch TQ vào năm 2012.

Nếu ông Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ được thăng chức một năm trước đây, không được một vị trí quân sự (vào Quân uỷ Trung ương), thì đó có thể là chỉ dấu của sự bất đồng trong Bộ Chính trị về việc ai có thể là thế hệ lãnh đạo kế thừa.

Tập Cận Bình được xem là người của phe “trung thành” với khối bảo thủ trong Đảng ‒ cha của ông là trưởng ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản, sau đó là Phó Chủ tịch Quốc hội Nhân dân Trung Quốc ‒ có thể đưa ông vào thế đối lập với Ôn Gia Bảo, trong những tuần gần đây đã đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới chính trị trong ít nhất bẩy bài diễn văn khác nhau.

Trong khi ông Ôn Gia Bảo được coi là chính khách nổi tiếng nhất trong nước, người ta không biết được ông có bao nhiêu người hỗ trợ trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng. Ôn Gia Bảo đã đề cập đến nhóm “chống lại” nỗ lực đổi mới của ông trong đảng CSTQ, và những phần quan trọng trong các bài phát biểu gần đây của ông đã bị hầu hết các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt và cắt bỏ.

Thủ tướng Ông Gia Bảo đã được ủng hộ thêm trong tuần này khi 23 người đảng viên kỳ cựu phổ biến một lá thư ủng hộ ông và kêu gọi chính phủ chấm dứt thói quen kiểm duyệt đáng “xấu hổ” của mình và để TQ có tự do ngôn luận. Ngày thứ sáu, một tờ báo có khuynh hướng độc lập ở miền Nam TQ đã trở thành tờ báo đầu tiên thuộc phương tiện truyền thông của nhà nước phổ biến toàn văn cuộc phỏng vấn gần đây của ông Ôn Gia Bảo với CNN, trong đó ông nói “Ước vọng và nhu cầu dân chủ và tự do của của nhân dân là điề không thể cưỡng lại.”

Liu Xia cầm bản án tù 11 năm của Liu Xiaobo
Nguồn: Andy Wong/AP

Một bức thư ngỏ khác, với chữ ký của hơn 100 người hoạt động, được phổ biến hôm thứ Sáu kêu gọi nhà nước thả ông Lưu Hiểu Ba khỏi nhà tù ở tỉnh Liêu Ninh, nơi ông đang thọ án tù 11 năm vì tội “kích động lật đổ” (nhà nước) khi soạn thảo Bản tuyên ngôn dân chủ được gọi là Hiến chương 08. Bức thư cũng kêu gọi nhà nước TQ ngưng giữ vợ ông Lưu Hiểu Ba, bà Lưu Hạ, bị quản thúc tại gia ngay sau khi giải Nobel Hoà bình công bố, để bà có thể đến Oslo thay mặt chồng nhận giải Nobel Hoà bình.

© DCVOnline


Talk of rift as China’s Communist Party meets, MARK MacKINNON>, The Globe and Mail

Không ai có thể ngăn cản nổi ước vọng và ý chí của nhân dân (Fareed Zakaria)

“… Không ai có thể ngăn cản nổi ước vọng và ý chí của nhân dân. Những ai chiều theo xu thế sẽ lớn mạnh, và những ai đi ngược lại xu thế sẽ thất bại. …”

Ngày 3 tháng 10, Fareed Zakaria phỏng vấn Thủ Tướng Ôn Gia Bảo trong chương trình Fareed Zakaria GPS (Global Public Square - Diễn Đàn Công Cộng Toàn Cầu). Trích :

Ông có cảm thấy kinh tế toàn cầu ổn định và vững mạnh? Hay là ông lo lắng Hoa Kỳ có thể rơi trở lại vào vòng suy thoái?

Tôi nghĩ rằng kinh tế thế giới đang phục hồi, mặc dù tiến trình phục hồi chậm chạp và nhiều căm go. Tôi hy vọng nền kinh tế của Hòa Kỳ mau phục hồi, bởi vì, dù sao đi nữa, kinh tế của Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tôi chú ý đến chính sách và biện pháp gần đây của Tổng Thống Obama. Tôi nghĩ những biện pháp này đi đúng hướng.

Ông Ôn Gia Bảo an ủi những nạn nhân bùn đất trôi ở Chu Khúc (tỉnh Cam Túc)

Ông rút tiả được bài học nào từ cuộc khủng hoảng tài chánh vừa qua? Có thể nào ông đã mất niềm tin về phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ?

Bài học lớn nhất tôi rút tỉa từ cuộc khủng hoảng tài chánh là trong việc quản lý công việc của một quốc gia, cần phải rất cẩn trọng chú ý đến những vấn đề cơ cấu trong kinh tế. Trung Hoa đã đặt được những thành quả to lớn trong việc phát triển. Tuy nhiên tôi là một trong những người đầu tiên trình bày rằng việc phát triển kinh tế của quốc gia chúng tôi vẫn còn thiếu quân bình, điều hợp và lâu bền. Cuộc khủng hoảng tài chánh đã củng cố quan điểm của tôi. Còn về kinh tế của Hoa Kỳ, tôi vẫn nghĩ rằng họ có căn bản vững chắc. Hoa Kỳ có được sức mạnh của những tài năng khoa học và kỹ thuật, và chuyên biệt về quản trỉ. Mặc dù có những biến chuyển bất ngờ, nước Hoa Kỳ, theo tôi, sẽ vượt lên trên thủy triều của cuộc khủng hoảng.

Trung Hoa có thể nào trở thành một nước mạnh mẽ và đầy sáng tạo với quá nhiều hạn chế về quyền tự do phát biểu và Internet bị kiểm duyệt?

Tôi tin rằng tự do ngôn luận là một điều không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào. Tự do ngôn luận đã được ghi vòa hiến pháp của Trung Hoa. Ở Trung Hoa có khoảng 400 triệu người dùng Internet và có 800 triệu người dùng điện thoại di động. Họ có thể vào Internet để bày tỏ quan điểm của họ, kể cả những quan điểm phê phán. Tôi vẫn thường nói là chúng ta không những cho người dân quyền tự do ngôn luận, mà quan trong hơn nữa là phải tạo điều kiện để cho họ phê phán công việc của chính quyền. Tất cả những điều này sẽ phải tiến hành trong khuôn khổ của hiến pháp và luật pháp để cho đất nước có được một trật tự bình thường. Và tất cả những điều này xem ra rất cần thiết cho một nước rộng lớn như Trung Hoa, với dân số 1,3 tỉ người.

Tôi đặc biệt chú ý đến một bài diễn văn ông đã đọc tại Thẩm Quyến, có đoạn nói : « Đi kèm với cải cách kinh tế, chúng ta phải tiếp tục cải cách chính trị. » Nhưng một số đông người dân Trung Hoa nói rằng họ không hề thấy cải cách chính trị trong vòng sau hoặc bảy năm vừa qua.

Tôi đã tóm tắt những mục tiêu chính trị của tôi trong bốn câu sau đây : Để cho mọi người dân có một cuộc sống hạnh phúc trong phẩm cách. Để cho mọi người dân cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Để cho xã hội đồng nhất trong bình đẳng và công lý. Và để cho mọi người dân tin tưởng vào tương lai. Mặc dù có những tranh luận và những quan điểm khác nhau trong xã hội, và mặc dù vẫn còn một vài đối kháng, tôi sẽ kiên định hành động theo những mục tiêu trên và thúc đẩy trong quyền hạn khả năng của tôi cải cách chính trị.

Nâng giá trị của đồng nhân dân tệ có lợi cho Trung Hoa chăng?

Có ba điểm cần phải để ý. Thứ nhất, Trung Hoa không theo đuổi chính sách thặng dư mậu dịch. Mục tiêu của chúng tôi trong trao đổi mậu dịch với quốc tế là có được mậu dịch quân bình và lâu bền trên cán cân chi phó. Thứ hai, việc gia tăng thặng dư mậu dịch của một quốc gia không nhất thiết liên quan đến chính sách ngoại hối của quốc gia đó. Điểm thứ ba là sự bất quần bình mậu dịch giữa hai quốc gia chúng ta phần lớn về bản chất là do cơ cấu. Có nhiều hàng xuất khẩu của Trung Hoa sang Hoa Kỳ không còn được sản xuất ở Hoa Kỳ, và tôi không tin là Hoa Kỳ sẽ tái sản xuất những sản phẩm này – những sản phẩm có giá trị thấp trong chuỗi trị giá gia tăng. Cho dù quý vị không mua chúng từ Trung Hoa, quý vị vẫn phải mua chúng từ Ấn Độ, từ Tích Lan hoặc từ Bangladesh. Và điều này sẽ chẳng giúp gì trong việc giải quyết sự bất quân bình mậu dịch giữ hai quóc gia chúng ta.

Có quyển sách nào ông đã đọc trong những tháng vừa qua đã gây ấn tượng nơi ông?

Những quyền sách tôi luôn luôn có trên kệ sách của tôi là những quyển sách về lịch sử, bởi vì lịch sử nó giống cái gương, và tôi thích đọc cả lich sử Trung Hoa lẫn lịch sử các nước ngoại quốc. Có hai quyển sách mà tôi thường mang theo. Quyển thứ nhất là The Theory of Moral Sentiments (Luận thuyết về tình cảm đạo đức) của Adam Smith. Quyển thứ hai là The Meditations (Suy Niệm) của Marcus Aurelius. Hiện nay có quá nhiều sách hồi ký được bày bán. Tôi không thích đọc những loại sách này.

Ông có đề cập đến quyết tâm theo đuổi cải cách chính trị. Ông có nghĩ rằng thế hệ lãnh đạo Trung Hoa kế tục sẽ cố gắng áp dụng viễn kiến của ông

Trước nhất, như người Trung Hoa thường nói, giống như sông Dương Tử tiến về phía trước lớp sóng này qua lớp sóng khác, thế hệ nối tiếp chắc chắn sẽ vượt qua thế hệ cũ. Tôi tin tưởng là giới lãnh đạo Trung Hoa tương lai sẽ giỏi hơn thế hệ trước. Thứ hai, chính nhân dân và sức mạnh của nhân dân sẽ quyết định tương lai của quốc gia này và lịch sử. Không ai có thể ngăn cản nổi ước vọng và ý chí của nhân dân. Những ai chiều theo xu thế sẽ lớn mạnh, và những ai đi ngược lại xu thế sẽ thất bại.

Fareed Zakaria

© Thông Luận 2010

Hội nghị đảng TQ: Mọi con mắt dồn vào Tập Cận Bình (VNN)-Mọi sự chú ý thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 5 khóa 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tập trung vào Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

PHẤN ĐẤU KÍ SỐ 19 ƯỚC GÌ NƯỚC TA CÓ MỘT CHÚ “ÔN -BA- CHỐP”….<<:: hy vọng đổi thay ở nước lạ sẽ dẫn tới đổi thay tại VN >> Xin nói ngay, “chú Ôn” đây không phải là “ôn dịch”, “ác ôn”, “ôn con” mà là chính chú Ôn Gia Bảo, một con người tớ “theo dõi” trên mạng suốt từ tháng 8/2007, chú ấy đi thăm thành phố Thâm Quyến, một thành phố “phi vô sản” nhất mọc lên từ một bãi lầy,nay trở thành 1 thành phố hiện đại, giàu có, nhiều tỉ phú đô la nhất của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa > Cũng chính ở nơi này, lần đầu tiên chú đã tự diễn biến, phát biểu những ý kiến chưa từng thấy bao giờ của một thủ tướng, uỷ viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc, một cái đảng khổng lồ nhất còn sót lại ngay bên nước ta. Những ý kiến này tớ đã rụt rè đưa lên phấn đấu kí số 17 vì vẫn còn ngại : Có thể đây là lực lượng thù địch tung hoả mù để làm rối loạn hàng ngũ nước bạn môi hở răng lạnh?

Cho đến ngày 3/10/2010 ,tớ được chứng kiến trên youtube buổi phỏng vấn chú Ôn trả lời đài CNN thì tớ mới xác định được đây đích thực chính là lời chú Ôn chứ chẳng ai khác . So với những lời tuyên bố ở Thâm Quyến thì lần này chú Ôn mất “lập trường tư tưởng cộng sản Trung Quốc” rõ rệt hơn, quyết tâm hơn thời ở Thâm Quyến nhiều .Ví dụ: ngày 22/8, chú ấy chỉ nói chung chung là: “Phải cải cách chính trị nếu không thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ…”, đến 20/10 thì chú ấy khẳng định là : “phải cách mạng thể chế chứ không phải là cải cách nữa….” Chú lại còn nhấn mạnh về dân chủ và tự do là : “Nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự ….” Hơn thế nữa, chú Ôn còn chỉ rõ: “ Đảng cộng sản Trung Quốc cần phải hành động theo đúng hiến pháp và pháp luật chứ không thể đứng trên hiến pháp và pháp luật như thời kì còn là một Đảng cách mạng đấu tranh để giành chính quyền . Tóm lại, toàn văn cuộc phỏng vấn đều toát lên một ý lớn là: PHẢI CÁCH MẠNG CHÍNH THỂ CHÍNH TRỊ CHỨ KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ CẢI CÁCH LẺ TẺ . Điểm nổi bật là khi nhà báo Fareed Zakaria hỏi chú Ôn câu hỏi cuối cùng : “Ông có nghĩ rằng các cấp lãnh đạo đều nghĩ như ông không hoặc ông có biến lời nói thành hành động không?” thì chú Ôn hiên ngang trả lời : “ Ông tưởng câu hỏi này khó trả lời lắm chăng? Nhưng đối với tôi lại là dễ nhất. Tôi xin nhắc lại : Tôi đã nói là sẽ làm và sẽ dành cả cuộc đời tôi để thực hiện ý tưởng này”

Tớ mừng quá vì nghĩ rằng : “Một Gooc ba chốp Trung Quốc” đã ra đời rồi chăng? Từ những tuyên bố “Perestroika Glasnot là để có “nhiều chủ nghĩa xã hội hơn” đến “cả cuộc đời tôi đi theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ toàn là nói dối và nói dối”. Một tổng bí thư, một đảng cộng sản lớn nhất thế giới đã tự “diễn biến” như thế để không đầy 2 năm sau đi đến kết quả là sự xụp đổ toàn bộ khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu thế nào thì cả thế giới đã biết. Riêng tớ, tớ luôn luôn giữ vững lập trường: Không ai đánh đổ chủ nghĩa cộng sản được bằng chính những người cộng sản, (học lỏm của cố tổng thống De Gaulle) mà gần đây, khi nhận chức, tổng thống Obama đã “văn nghệ hoá” ý tưởng này .(“báo ta” có nhã ý kiểm duyệt khúc này khi đăng “không toàn bộ” bài diễn văn của ông ngày nhậm chức) .Tớ cũng luôn xác định tư tưởng là: Chỉ khi nào Trung Quốc thay đổi thì mới mong có thay đổi ở Việt Nam . “Chưa có điều kiện tiên quyết này thì mọi sự đấu tranh dù bằng phương pháp nào ở trong nước cũng chỉ là “kim châm đít voi” mà thôi!” Tuy vậy, tớ cũng giành đa số thời gian lên mạng để theo dõi những hậu quả của ông “Gooc ba chốp Tàu” này nhất là báo chí Trung Quốc, mà nhanh nhạy nhất là các tờ báo điện tử. Té ra không một tờ báo nào của Trung Quốc cho đăng những lời “cực kì nguy hiểm” , “có hại cho an ninh quốc gia” , “…” của chú Ôn cả !Nghĩa là chú Ôn đã vượt rào ngay khi còn tại chức!Thế thì cũng dũng cảm đấy chứ! Lạy trời chú đừng bị xử lý như Triệu Tử Dương.,hay tệ hơn như…Lưu Thiếu Kỳ,Lâm Bưu… Cho đến …. 2 ngày trước khi Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc họp thì ….trên mạng bấm vào đâu cũng đều thấy lá thư ngỏ của 23 nhà trí thức,chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc lên tiếng đòi tự do dân chủ, tự do ngôn luận. Hưởng ứng là gần như tất cả các báo đài, báo tin ,báo mạng thế giới ( BBC, Reuters Bloomberg…) và cả ngay trên các trang blog của các blogger “hiền lành” nhất nước VN đều có tái đăng lại toàn bộ bài phỏng vấn của chú Ôn cũng như lá thư ngỏ của 23 nhà trí thức TQ nổi tiếng với những cái tên như : Lý Nhuệ ( thư kí riêng của ông Mao ,90 tuổi, giáo sư trường Đảng), Chu Phái Chương( cựu trưởng ban tin tức, ban THTW), Chu Chiêu Minh ( cựu phó chính uỷ quân khu Quảng Châu), Hồ Tích Vĩ ( cựu chủ nhiệm “Nhân dân nhật báo”) , Lý Phổ ( cựu phó giám đốc Tân Hoa xã)….. danh sách từ 23 người hiện đang cứ thế kéo dài. Đặc biệt, trong danh sách này, 90% đều là đảng viên cao cấp, tuổi Đảng tuổi đời đều hơn cả Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đến 3, 40 năm. Bloomberg còn có một cái tít gây chú ý : “Scandal dân chủ của loài người”. Vương Vĩnh Thành, giáo sư đại học giao thông Bắc Kinh thì viết : “ Nếu hiến pháp bị vi phạm thì chính quyền không còn chính danh và người dân phải dũng cảm thực hiện các quyền của mình. Nhà báo Đối Tình, Lý Đại Đồng báo Thanh Niên cũng nhân dịp này đều lên tiếng đòi hỏi tự do báo chí và họ gọi những người bịt tin tức là những “hắc thủ”. Họ dùng ngay Mác để đánh Mác như : “Báo chí bị kiểm duyệt là con quái vật được văn minh hoá, cái quái thai được tắm nước hoa”.! Họ vạch trần những gì là phản lại điều 36 của hiến pháp Trung Quốc năm 1982: Thay vì được tự do ngôn luận ,làm con mắt và cái miệng của nhân dân thì mắt đã bị che ,miệng đã bị bịt ….Và bây giờ con “mắt “ của báo chí thì đã xuống cấp tới mức chỉ còn là “cái miệng của một nhóm lợi ích” . Quả là chú Ôn theo tớ đã phát động được một phong trào công khai đòi cách mạng thể chế, đòi dân chủ tự do nhân quyền trước thềm Đại Hội Trung Ương V Đảng CS Trung Quốc Có người còn thậm chí khẳng định : chính Ôn Gia Bảo đã ném quả cân vào quyết định của Hội đồng xét trao giải Nobel hoà bình cho “tiến sỹ -tù nhân” Lưu Hiểu Ba khơi mào cho lá thư ngỏ của các nhân vật quan trọng , khả kính của nhân dân Trung Quốc. Ở nước ta, một vài tớ báo ,nhân đưa tin về hội nghị trung ương V Trung Quốc khai mạc ,cũng “rụt rè” đưa một vài dòng về những gì chú Ôn đã vang vọng khắp thế giới (mà báo chí nước bạn “bốn tốt” cấm tiệt như: “Tôi tin rằng tự do tư tưởng là điều thiết yếu ở mọi đất nước, chúng ta phải tạo ra những điều kiện cho phép người dân phê bình hoạt động của chính quyền ….” Hoặc “ Những lời kêu gọi cho dân chủ và tự do sẽ trở nên không thể cưỡng lại được” (Tuổi trẻ 16/10/2010). Đây là một điều “Lạ”“được phép” hay do sự “khéo léo luồn lách”,ấm ức vì biết mà không được viết nên đã tự động mở băng keo xì ra vài tiếng rồi vội vàng dán lại? Đằng nào thì tớ cũng thấy le lói chút xíu hy vọng và cảm thấy có sự cựa quậy nhờ có sự tác động nào đó của chú Ôn-ba-chốp và bức thư ngỏ của 23 chiến sỹ lão thành cách mạng của Trung Quốc nên bên ta cũng có tí chút “tự diễn biến hoà bình”.Thế thì làm sao không mừng và hy vọng cơ chứ? Cuộc “đấu tranh nội bộ” công khai bên Trung Quốc ,suốt tuần qua đã làm tớ phung phí khá nhiều năng lượng để tìm đọc ,để nghiên cứu các bài viết phê phán hoặc phân tích của các nhà chuyên về Trung Quốc học. Theo Le Figaro thì đây là cuộc đấu tranh diễn ra giữa các cán bộ “lãnh đạo xuất thân bình thường” với các “ hoàng tử đỏ” ? Cũng có nhà phân tích chính trị nổi tiếng lại cho là :Một vụ chuẩn bị chuyển giao thế hệ dần dần cho tới năm 2013 ,năm cuối cùng dân Trung Quốc sẽ từ bỏ hẳn cái chế độ đương thời để thay thế bằng một chủ nghĩa Hán tộc ,một nước Tư Bản đứng đầu một nửa bán cầu ,dân số đông nhất thế giới và sẽ áp đặt mọi áp lực “cứng” cũng như “mềm” cho toàn thể loài người cùng với Mỹ ??Cũng có bài thì phân tích cụ thể cái con đường tất nhiên kể từ thời kỳ phá hết rồi làm lại …Họ chia các giai đoạn cách mạng Tầu theo ý đồ của từng cá nhân nắm quyền lãnh đạo tối thượng mỗi thời kỳ .Họ chia ra 4 thời kỳ như sau: 1) Mao Trạch Đông 2) Đặng Tiểu Bình 3) Giang Trạch Dân 4) Hồ + Ôn 5) Qua đại hội 18, vào năm 2013 sẽ là thế hệ “Tập Cẩm Bình, Lí Khắc Cường” ??? Còn mâu thuẫn hiện nay không thể là mâu thuẫn về lý tưởng mà là mâu thuẫn về các “nhóm lợi ích”. Riêng với các nhà bình luận trong nước như Trần Vĩnh Niêu, Phạm Á Phong, Trương Lập Phàm thì đều đưa ra kết luận : Các cuộc đấu tranh của các nhà chính trị ở Trung Quốc hiện nay bắt buộc phải hoà hoãn vì chẳng ai có lí luân gì đánh đổ nổi ai. Nhiều tờ báo khi đề cập tới những sự việc động trời này ở Trung Quốc thì chạy tít “Khó và….khó” vì chỉ riêng chuyện cấm báo chí đăng những gì chú Ôn-ba-chốp nói và ngăn chặn các đường truyền trên Internet đủ thấy là “lực lượng hoàng tử đỏ” chưa chịu lùi.. Ai nói gì thì nói ,cuối cùng cũng đều kết luận giống như tờ Guardian, chờ 2 năm nữa sẽ biết ! Lần này là lần thứ 2 tớ “xía dzô chuyện bên Tàu” vì tớ nghĩ báo chí lề phải có thưởng kẹo cũng chẳng dám đưa những tin động trời này. Trái lại, trừ báo chí Trung Quốc thì khắp thế giới, ai biết tiếng gì đều có thể tìm hiểu. Nhất là chữ nghĩa việc dịch sang tiếng Việt đôi khi chỉ sai một ly cũng dễ trở thành “xì căn đan văn hoá-chính trị” như mấy ông Ta dịch lời Anh để hát cho Tây nghe nhân dịp “dâng lên Đại lễ nghìn năm Thăng Long” vừa qua. – Với niềm tin mãnh liệt vào sự thay đổi của đất nước mình sẽ có sau khi nước bạn láng giềng “bốn tốt” thay đổi. -Với niềm bi quan não nề về cái tuổi của tớ chắc không thể nào chứng kiến được cái sự thay đổi ấy. Cho nên khi biết được cái chuyện chú Ôn-ba-chốp này, tớ mừng hết xảy , bỏ hết mọi công việc để theo dõi xem bên đó đã “có chuyện” gì chưa cho nhân dân bên này bắt chước. Tuyệt đối tớ không hề đề cao chú Ôn trên cương vị thủ tướng, uỷ viên bộ chính trị Đảng cộng sản Tầu mà chỉ mong có một chú Ôn – Ba -chốp bên đó sẽ vực dậy những X-ba-chốp ,những B Eltsine “bên đây” thì phúc đức biết mấy cho cái dân Việt Nam này. Đừng ai chửi tớ là “phản quốc đi theo Trung Cộng nhé”! (*)Tất cả những lời trích dẫn tớ đều (ghi theo trí nhớ )lấy ở các đường link ở trong cũng như ngoài nước sau đây là vài đường để bạn nào chưa đọc thì bấm vào đọc chơi.: CNN – Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trả lời phỏng vấn của Fareed Zakaria

Thư ngỏ đòi tự do ngôn luận của các vị trưởng lão Cộng sản Trung Hoa

Một quyết định sai lầm CAND (ve giai Nobel Hoa Binh)

- Dư luận ồn ào quanh giải Nobel gây phiền muộn cho kế hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc - Nobel row clouds China’s five-year plan for growth (Independent)

- Phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy môn chính trị học tại Đại học Quốc Lập Đài Loan: Triển vọng dân chủ ở Trung Quốc (RFA)--Nhận diện thế hệ lãnh đạo Trung Quốc 2012 (II) (Bee)-Sự cân bằng tổng thể trong viễn cảnh này nghiêng về các lãnh đạo trẻ tuổi hơn.

- Con đường cải cách của Cuba (TVN)--- Congressional Race Saves an Unlikely Role for Human Rights (Post-Gazette)

Nên đọc! Nên đọc!: Thư ngỏ của các cán bộ lão thành Trung Quốc đòi bãi bỏ kiểm duyệt, tôn trọng tư do báo chí và tự do ngôn luận (11-10-10) -- Bản dịch của viet-studies ◄◄◄

- Lý Duệ (李锐): Nguyên phó Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng 22 cựu quan chức, trí thức khác: Thư ngỏ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thực thi điều 35 Hiến pháp Trung Quốc, bãi bỏ kiểm duyệt, thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí — (talawas). Phan Đằng Giang dịch

Ngày 1 tháng 10 năm 2010

Kính gửi các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Điều 35 Hiến pháp Trung Quốc, thông qua vào năm 1982, nói rõ: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do diễu hành và biểu tình”. Đã 28 năm nay điều khoản này vẫn chưa được thực thi vì bị những qui định và luật lệ cụ thể “bổ sung” khác phủ nhận. Nền dân chủ giả hiệu, về hình thức thì thừa nhận nhưng trong những sự việc cụ thể lại chối bỏ dân chủ, là một biểu hiện đáng hổ thẹn trong lịch sử của nền dân chủ thế giới.

Ngày 26 tháng 2 năm 2003, tại cuộc hội thảo về dân chủ giữa Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đảng dân chủ khác, trước khi nhậm chức, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố một cách rõ ràng: “Bãi bỏ hạn chế báo chí, mở rộng ý kiến công khai, là quan điểm chính thống và đòi hỏi của xã hội; điều đó là đương nhiên và phải được giải quyết thông qua thủ tục lập pháp. Nếu Đảng Cộng sản không tự cải cách, không chuyển hoá, thì nó sẽ mất sức sống và dẫn đến diệt vong”.

Ngày 3 tháng 10, Fareed Zakaria của đài CNN đã phỏng vấn Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trả lời câu hỏi của nhà báo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: “Tự do ngôn luận là tuyệt đối cần thiết đối với mọi dân tộc, Hiến pháp Trung Quốc cho người dân tự do ngôn luận, đòi hỏi dân chủ của nhân dân là không thể ngăn chặn được”.

Phù hợp với Hiến pháp Trung Quốc và tinh thần của những lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chúng tôi xin trình bày những điều có liên quan tới việc thực thi quyền hiến định về tự do ngôn luận và tự do báo chí như sau:

Về hiện trạng của quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở nước ta

Chúng ta đã có 61 năm làm “chủ nhân ông” của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Nhưng quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí mà chúng ta được hưởng còn thấp hơn là dân chúng ở thuộc địa Hồng Kông từng được hưởng. Đấy là nói trước khi khu vực này được trả về cho Trung Quốc.

Trước khi được trao trả, Hồng Kông là thuộc địa của Anh, do chính phủ được Nữ hoàng Anh chỉ định cai trị. Nhưng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí mà chính quyền Anh dành cho dân chúng Hồng Kông thì không phải là lời nói suông, chỉ có trên giấy tờ. Các quyền đó đã được ban hành và được thực thi.

Khi đất nước ta được thành lập vào năm 1949, nhân dân ta hô lên rằng họ đã được giải phóng, họ là chủ nhân ông của chính mình. Mao Trạch Đông nói rằng “Từ phút này trở đi, nhân dân Trung Quốc đã đứng lên”. Nhưng ngay trong ngày hôm nay, 61 năm sau khi thành lập nước cộng hoà, 30 năm sau mở cửa và cải cách, chúng ta vẫn chưa đạt được mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí mà người dân dưới chính quyền thuộc địa ở Hồng Kông được hưởng. Ngay cả hiện nay, nhiều tác phẩm thảo luận về chính trị và những vấn đề thời sự vẫn phải xuất bản ở Hồng Công. Đấy không phải là chuyện xảy ra từ ngày lãnh thổ này được trao trả mà là chiến lược cũ rích của chính quyền thuộc địa. Địa vị “ông chủ” của nhân dân Trung Quốc lục địa thật quá thấp kém. Vì vậy mà việc nước ta tự quảng bá mình là “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” mang đặc tính Trung Quốc đã gây nhiều bối rối.

Không chỉ các công dân bình thường mà ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản cũng không có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Gần đây Lý Duệ đã gặp hoàn cảnh như sau. Cách đây không lâu, cuốn Tập hợp các bài viết tưởng niệm Chu Tiểu Châu được xuất bản, trong đó có tiểu luận của Lý Duệ viết về Chu Tiểu Châu, đã được đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo năm 1981. Phu nhân của Chu Tiểu Châu gọi điện cho Lý Duệ và giải thích tình hình như sau: “Bắc Kinh đã thông báo. Không được đăng bài viết của Lý Duệ”. Chuyện nực cười không thể tưởng tượng được là một bài viết cũ trên báo Đảng lại không được phép đưa vào tuyển tập! Lý Duệ nói: “Đây là đất nước kiểu gì vậy? Tôi muốn thét lên: Phải có tự do báo chí! Bóp nghẹt quyền tự do thể hiện của nhân dân như vậy là hoàn toàn phi pháp!”

Không chỉ các cán bộ cao cấp, ngay cả Thủ tướng nước ta cũng không có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí! Ngày 21 tháng 8 năm 2010, Thủ tường Ôn Gia Bảo, trong bài nói chuyện ở Thâm Quyến dưới nhan đề: “Chỉ có thúc đẩy cải cách dân tộc ta mới có tương lai tươi sáng”, đã nói: “Chúng ta phải thúc đẩy không chỉ cải cách kinh tế mà còn đẩy mạnh cải cách chính trị nữa. Không được cải cách chính trị che chở, chúng ta sẽ đánh mất các thành quả do cải cách kinh tế mang lại và mục tiêu hiện đại hoá của chúng ta cũng sẽ không trở thành hiện thực được”. Bản tin chính thức của Tân Hoa xã cũng ngày 21 tháng 8, nhan đề “Xây dựng tương lai tươi đẹp cho đặc khu kinh tế”, không đăng nội dung liên quan đến cải cách chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Ngày 22 tháng 9 năm 2010 (giờ Hoa Kỳ), ở New York, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có cuộc nói chuyện với báo chí Trung Quốc tại Hoa Kỳ và báo chí Hồng Kông cũng như Ma Cao, ở đây ông lại nhấn mạnh tầm quan trọng của “cải cách hệ thống chính trị”. Thủ tướng Ôn nói: “Liên quan đến cải cách chính trị, trước đây tôi đã nói rằng cải cách kinh tế mà không được thành quả của cải cách chính trị bảo vệ thì chúng ta sẽ không thu được thắng lợi hoàn toàn và có thể những thành quả mà chúng ta đạt được cho đến nay cũng sẽ bị mất”. Ngay sau đó, Ôn Gia Bảo đã phát biểu tại kì họp lần thứ 65 của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc với bài diễn văn mang tên: “Nhận thức nước Trung Hoa đích thực”, trong đó ông lại nhắc đến cải cách chính trị. Ngày 23 tháng 9 (giờ Bắc Kinh) các sự kiện này được đưa lên chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Trung ương và Tân Hoa xã cũng đưa tin. Nhưng họ chỉ tường thuật nhận xét của Ôn Gia Bảo về những hoàn cảnh mà người Trung Quốc ở hải ngoại phải đương đầu cũng như tầm quan trọng của các phương tiện thông tin của Trung Quốc ở hải ngoại mà thôi. Đoạn nói về cải cách chính trị đã bị lược bỏ.

Vì những nguyên nhân đó, nếu chúng ta định tìm những người chịu trách nhiệm, chúng ta sẽ không chỉ ra được người nào cụ thể. Đấy là những bàn tay bẩn vô hình. Vì những lí do mà chỉ có họ mới biết, họ đã vi phạm hiến pháp, họ thường ra lệnh bằng điện thoại rằng không được công bố tác phẩm của tác giả này hay tác giả kia, không được tường thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng sự kiện này hay sự kiện kia. Người gọi điện không để lại tên, hoàn toàn bí mật, nhưng phải lưu ý đến chỉ thị của họ. Đấy là những bàn tay bẩn từ Ban Tuyên huấn Trung ương, nằm trên cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và trên cả Hội đồng Nhà nước. Chúng tôi xin hỏi, Ban Tuyên huấn Trung ương có quyền gì mà lại cấm bài nói của Thủ tướng? Nó có quyền gì mà tước đoạt quyền của nhân dân, không cho họ được biết Thủ tướng đã nói những gì?

Yêu cầu cốt lõi của chúng tôi là giải tán hệ thống kiểm duyệt nhằm thúc đẩy hệ thống trách nhiệm pháp lí.

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được điều 35 Hiến pháp bảo đảm đã bị những biện pháp bổ sung, thí dụ như “Điều lệ quản lí xuất bản” biến thành thành vật trang trí. Những qui định bổ sung này, nói chung, chính là hệ thống kiểm duyệt và cấp phép. Không thể liệt kê hết những chỉ thị và cấm đoán nhằm ngăn chặn tự do ngôn luận và tự do báo chí. Ban hành luật báo chí và bải bỏ hệ thống kiểm duyệt đã trở thành nhiệm vụ khẩn cấp đối với chúng ta.

Chúng tôi đề nghị Quốc hội tiến hành ngay việc soạn thảo Luật báo chí và bãi bỏ ngay “Điều lệ quản lí xuất bản” cũng như tất cả những hạn chế do các địa phương ban hành đối với tin tức và xuất bản. Nói theo pháp luật, việc thực thi quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí như được bảo đảm trong Hiến pháp có nghĩa là làm cho các phương tiện thông tin đại chúng độc lập đối với Đảng và các cơ quan của chính phủ, là những cơ quan đang kiểm soát chúng, và như thế cũng có nghĩa là chuyển “những cái loa của Đảng” thành “công cụ của công luận”. Vì vậy, cơ sở cho việc soạn thảo Luật báo chí phải là hệ thống trách nhiệm pháp lí trên thực tế. Chúng ta không thể lại tìm cách củng cố hệ thống kiểm duyệt nhân danh “củng cố sự lãnh đạo của Đảng”. Hệ thống kiểm duyệt là hệ thống, theo đó phải được sự chấp thuận của các cơ quan của Đảng thì mới được xuất bản, chỉ xuất bản sau khi đã được chấp chuận và coi tất cả những tài liệu đã xuất bản mà không được chấp thuận đều là phi pháp hết. Hệ thống trách nhiệm pháp lí nghĩa là tài liệu được xuất bản không cần phải được sự chấp thuận của các cơ quan của Đảng hay chính phủ, mà có thể xuất bản sau khi tổng biên tập cho là phù hợp. Nếu có những hậu quả tiêu cực hay tranh cãi sau khi xuất bản thì chính phủ có thể can thiệp và quyết định, phù hợp với luật pháp, xem có phạm pháp hay là không. Trên thế giới, sự phát triển của chế độ pháp trị trong lĩnh vực tin tức và xuất bản đều đi theo con đường như thế, tức là chuyển từ hệ thống kiểm duyệt sang hệ thống trách nhiệm pháp lí. Không nghi ngờ gì rằng hệ thống trách nhiệm pháp lí tiến bộ hơn hệ thống kiểm duyệt và rất có lợi cho sự phát triển các môn khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, và thúc đẩy sự hài hoà xã hội và tiến bộ. Nước Anh đã bỏ chế độ kiểm duyệt từ năm 1695. Nước Pháp bỏ chế độ kiểm duyệt từ năm 1881, sau thời gian đó chỉ cần đại diện của cơ quan xuất bản viết một tờ khai rồi gửi cho văn phòng biện lí của chính phủ là có thể xuất bản báo và tạp chí rồi. Hệ thống kiểm duyệt hiện nay của chúng ta làm cho việc công bố tin tức và xuất bản sách ở nước ta đi chậm hơn Anh 315 năm và chậm hơn Pháp 129 năm.

Chúng tôi đòi hỏi những điều sau đây:

1. Bãi bỏ việc tài trợ các cơ quan truyền thông nhà nước [Ghi chú: Đó là tổ chức kiểm soát, thực hiện việc kiểm tra của Đảng đối với các phương tiện thông tin đại chúng]; cho phép các cơ quan xuất bản hoạt động độc lập; áp dụng hệ thống, trong đó giám đốc và tổng biên tập chịu trách nhiệm đối với đơn vị xuất bản của mình.

2. Tôn trọng các nhà báo và củng cố vị trí độc lập của họ. Nhà báo phải là “vua không ngai”. Tường thuật những vụ việc có đông người tham gia và vạch trần những vụ tham nhũng là công việc cao quí, công việc này phải được bảo vệ và ủng hộ. Chấm dứt ngay lập tức những hành vi trái pháp luật của các chính quyền địa phương và của công an trong việc bắt giữ các nhà báo. Xem xét lại trường hợp bắt giữ nhà văn Tạ Triêu Bình (谢朝平). Liên quan đến vụ này, bí thư đảng uỷ thành phố Vị Nam (渭南)Lương Phượng Dân (梁凤民) phải bị thi hành kỉ luật Đảng, đấy cũng là lời cảnh cáo đối với những người khác.

3. Bãi bỏ việc hạn chế tự do trong hoạt động phóng sự điều tra dư luận ngoại tỉnh, đảm bảo quyền thực hiện phóng sự điều tra của các phóng viên trong cả nước.

4. Internet là diễn đàn thảo luận quan trọng để chuyển tải tin tức trong xã hội và tiếng nói của người dân. Ngoài những tin tức thực sự liên quan đến bí mật quốc gia và những chuyện xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, các cơ quan quản lí internet không được tự ý xoá những bài viết và bình luận đã được đưa lên mạng. Gián điệp mạng phải bị bãi bỏ, “đảng năm xu” [chỉ những người viết bài ủng hộ nhà nước, mỗi bài được trả 5 xu] cũng phải bị bãi bỏ và những hạn chế đối với công nghệ “vượt tường lửa” [chống kiểm duyệt] cũng phải bị bãi bỏ.

5. Không còn những điều cấm kị liên quan đến lịch sử Đảng. Công dân Trung Quốc có quyền biết những sai lầm của đảng cầm quyền.

6. Tuần báo Nam Phương Chu Mạt và tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu cần được tái cơ cấu dưới hình thức thử nghiệm tư nhân. Tư hữu hoá báo và tạp chí là xu hướng tự nhiên của công cuộc cải cách chính trị. Lịch sử dạy chúng ta: khi kẻ cai trị và người ban hành chính sách liên kết chặt chẽ với nhau, khi cả chính phủ lẫn các phương tiện thông tin đại chúng cùng mang tên là “Đảng”, và khi Đảng hát cho mình nghe thì khó liên hệ được với nguyện vọng của nhân dân và thực hiện được sự lãnh đạo đúng đắn. Từ giai đoạn “Đại nhảy vọt” đến “Cách mạng Văn hoá”, báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình ở Trung Quốc lục địa không bao giờ phản ảnh nguyện vọng của nhân dân. Lãnh đạo Đảng và chính phủ không nhận được những tiếng nói phản biện của nhân dân cho nên khó có thể nhận thức được những sai lầm lớn của mình và tiến hành sửa chữa chúng. Trong các nước dân chủ, đảng cầm quyền và chính phủ không được phép sử dụng tiền thuế của nhân dân để chi cho các phương tiện thông tin đại chúng chuyên ca ngợi mình.

7. Cho phép tự do lưu hành ở đại lục sách báo được in trên những lãnh thổ đã được trao trả là Hồng Kông và Ma Cao. Nước ta đã tham gia WTO, và về mặt kinh tế đã hội nhập với thế giới – những biện pháp nhằm giữ nguyên tình trạng bế quan toả cảng về mặt văn hoá là đi ngược lại đường lối đã được hoạch định nhằm mở cửa và cải cách. Hồng Kông và Ma Cao ở ngay bên cạnh chúng ta, cung cấp cho chúng ta thí dụ về quyền văn hoá tiến bộ hơn; sách báo từ Hồng Kông và Ma Cao được nhân dân ta đón nhận và tin tưởng.

8. Thay đổi chức năng của các cơ quan tuyên truyền, chuyển chúng từ các cơ quan đưa ra rất nhiều những điều “cấm kị” thành các cơ quan bảo vệ tính chính xác, hợp thời và luân chuyển thông tin mà không bị cản trở; từ cơ quan cộng tác với các quan chức tham nhũng bằng cách ngăn chặn và kiểm soát những thông tin phản ánh sự thật thành cơ quan ủng hộ các phương tiện thông tin đại chúng trong việc kiểm tra các cơ quan của Đảng và chính phủ; từ các cơ quan cấm đoán xuất bản, sa thải biên tập viên và bắt bớ phóng viên thành cơ quan chống lại quyền lực, bảo vệ các phương tiện thông tin đại chúng và bảo vệ phóng viên. Bộ máy tuyên truyền của chúng ta đã gây ra nhiều nỗi kinh hoàng, cả trong Đảng lẫn trong xã hội. Họ phải làm việc vì chính lợi ích nhằm giành lại thanh danh của chính mình. Một một thời điểm thích hợp, chúng ta có thể xem xét, đổi tên các cơ quan tuyên truyền cho phù hợp với xu hướng quốc tế.

Chúng tôi khẩn thiết bày tỏ nguyện vọng và mong được toàn bộ sự lưu tâm của quý vị.

Ngày 1 tháng 10 năm 2010

Do Lí Duệ (李锐), Hồ Tích Vĩ (胡绩伟) và những người khác chấp bút.

_____________

23 người kí tên:

Lý Duệ (李锐): Nguyên phó Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hồ Tích Vĩ (胡绩伟): Nguyên Chủ nhiệm Nhân dân Nhật báo, uỷ viên Thường vụ Quốc hội lần thứ 7, Giám đốc Hiệp hội các Viện Truyền thông Trung Quốc

Giang Bình (江 平): Nguyên Giám đốc Trường Chính trị và Luật học, giáo sư, uỷ viên Thường vụ Quốc hội Khóa 7, phó Ban Luật pháp Quốc hội

Lý Phổ (李普): Nguyên phó Giám đốc Tân Hoa xã

Chu Thiệu Minh (周绍明): Nguyên Vụ phó Vụ Chính trị, Quân khu Quảng Châu

Chung Bái Chương (锺沛璋): Nguyên Trưởng phòng tin tức của Ban Tuyên huấn Trung ương

Vương Vĩnh Thành (王永成): Giáo sư trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trương Trung Bồi (张忠培): Nghiên cứu viên Bảo tàng Cố cung, Chủ tịch Hội Khảo cổ Trung Quốc

Đỗ Quang (杜光): Nguyên giáo sư Trường Đảng Trung ương

Quách Đạo Huy (郭道晖): Nguyên Tổng Biên tập tạp chí Luật học Trung Quốc

Tiêu Mặc (萧 默): Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc trực thuộc Viện Nghệ thuật Dân tộc Trung Quốc

Trang Phổ Minh (庄浦明): Nguyên phó Giám đốc Nhân dân Nhật báo

Hồ Phủ Thần (胡甫臣): Nguyên Giám đốc và Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Trung Quốc

Trương Định (张定): Nguyên Giám đốc phòng Thông tin Khoa học Xã hội thực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc

Vu Hữu (于友): Nguyên Tổng Biên tập Trung Quốc nhật báo

Âu Dương Kình (欧阳劲): Nguyên Tổng Biên tập tờ Tạp chí Thái Bình Dương ở Hồng Kông

Vu Hạo Thành (于浩成): Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Quần chúng

Trương Thanh (张清): Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Điện ảnh Trung Quốc

Du Nguyệt Đình (俞月亭): Nguyên Giám đốc Hãng Truyền hình Phúc Kiến, nhà báo lão thành

Sa Diệp Tân (沙叶新): Nguyên Giám đốc Viện Sân khấu và Nghệ thuật Nhân dân Thượng Hải, hiện là nhà văn độc lập của dân tộc Hồi

Tôn Húc Bồi (孙旭培): Nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin tức thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc

Tân Tí Lăng (辛子陵): Nguyên Trưởng Ban Biên tập, Đại học Quốc phòng Trung Quốc

Thiết Lưu (铁流): Tổng Biên tập tạp chí Vãng sự vi ngân (Những vết thương quá khứ)

Cố vấn pháp luật: Tống Nhạc (宋岳): Công dân Trung Quốc, luật sư hành nghề tại New York, Hoa Kì.

_____________

Nguồn: Dịch theo bản tiếng Anh tại: http://cmp.hku.hk/2010/10/13/8035/

Bản tiếng Việt © 2010 Phan Đằng Giang

Bản tiếng Việt © 2010 talawas

Tranh luận về giá trị phổ cập (The Economist)

“… Dân chủ xuất phát từ sự phát triển văn hóa chính trị của nhân loại. Đây cũng là nguyện vọng chung của con người trên khắp thế giới …”

Chưa hẳn là Trung Quốc khước từ những giá trị Tây phương chẳng hạn như dân chủ. Đúng hơn họ đang tranh cãi về những giá trị này.
Ngày 19 tháng 7, sinh viên tốt nghiệp của một trong những đại học hàng đầu của Trung Hoa về Quản trị kinh doanh đến thính đường đại học để nghe lời từ biệt của ông Khâm Tiếu (Qin Xiao), chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh. Họ không ngờ lại được nghe những điều sau đây. Thay vì kêu gọi họ kết hợp để đẩy mạnh tiến trình tấn tiến hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Hoa, ông Khâm kêu gọi họ chống cự lại sức quyến rũ của vật chất thế gian và theo đuổi những « giá trị phổ cập » như là tự do và dân chủ.

Ông Khâm Tiế

Diễn văn của ông Khâm chuyển đạt đến 2.000 người tại trung tâm thể thao Thanh Hoa Đại Học (TsingHua University) tiếp gió vào lửa tranh luận ý thức hệ đang âm ỉ tại Trung Hoa trong hai năm vừa qua. Một câu hỏi triết lý để xét xem những giá trị phổ cập có hiện hữu hay không đã trở thành một cuộc đấu tranh chính trị, chia rẽ các học giả, giới truyền thông và theo một số chuyên gia, ngay cả giới lãnh đạo Trung Hoa. Sự phân hóa đã có phần trở nên rõ rệt vào lúc đảng Cộng Sản Trung Hoa chuẩn bị một cuộc thay đổi toàn diện cấp lãnh đạo vào năm 2012. Nhóm chủ trương tự do sẽ có gắng lèo lái cấp lãnh đạo tương lai để cho họ thấy rõ đường đi.

Ông Khâm, về hưu vào ngày 21 tháng 9 sau chín năm làm chủ tịch Ngân Hàng Nhà Buôn, một ngân hàng lớn đứng hàng thứ sáu trong nước, nói rằng việc công nhận những giá trị phổ cập là trung tâm điểm của những vấn đề trọng đại mà Trung Quốc đang phải đương đầu với sự phát triển, từ vấn đề đô thị hoá cho đến việc cung cấp những dịch vụ công cộng và việc sở hữu tài sản Nhà Nước. Ông nói : « Giá trị phổ cập cho chúng ta biết là chính quyền phải phục vụ nhân dân, tài sản thuộc về dân chúng và việc đô thi hóa nhằm vào phúc lợi của người dân.».Ông nói tiếp: « Những người ủng hộ « mô hình Trung Quốc » lại nghĩ trái ngược lại ; họ cho rằng nhân dân phải tuân lệnh chính quyền, Nhà Nước phải kiểm soát những tài sản và quyền lợi của cá nhân phải phụ thuộc vào lợi ích phát triển của địa phương. »

Danh từ « giá trị phổ cập », hoặc pushi jiazhi, là một danh từ mới trong cuộc tranh luận chính trị ở Trung Quốc – một điều đáng ngạc nhiên vì những ý niệm thường đi cùng với danh từ này, chẳng hạn như tự do, dân chủ và nhân quyền đã được đem ra tranh cãi không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm. Nhiều học giả Trung Quốc nghĩ rằng cuộc tranh luận thật sự bắt đầu vào năm 2008 sau cuộc động đất tại tỉnh Tế Xuyên đã làm thiệt mạng khoảng 80.000 người. Mười ngày sau khi thảm họa sẩy ra, một tờ báo khuynh hướng tự do ở phía Nam tỉnh Quảng Đông, tờ Nam Phương Chu Mạt, đang một bài xã luận khen ngợi phản ứng nhanh chóng của chính quyền. Tờ báo viết họ « đã chu toàn trách nhiệm đối với nhân dân của mình và đối với cả thế giới vì đã tôn trọng những giá trị phổ cập ».

Trung Hoa có cùng ngôn ngữ với thế giới ?

Chỉ cần đề cập đến đanh từ này thôi cũng đủ làm nóng máu các nhóm thủ cựu. Một loạt những bài bình luận xuất hiện trên các nhật báo ở bắc Kinh và trên các trang mạng thủ cựu nhằm đả phá ý niệm về giá trị phổ cập và xem đó là là một âm mưu của Tây phương để lũng đoạn quy luật của đảng. Lúc đó Trung Hoa đang chuẩn bị để tiếp đón Thế Vận Hội vào tháng Tám 2008 với khẩu hiệu « một thế giới, một giấc mơ ». Nhưng nhóm thủ cựu lo sợ việc chấp nhận những gía trí phổ cập có nghĩa là chấp nhận ưu thế của những hệ thống chính trị Tây phương. Vào tháng Chín, sau khi Thế Vận Hội kết thúc, chính cơ quan ngôn luận của đảng, tờ Nhân Dân Nhật Báo nhảy vào cuộc tranh luận. Một bài báo có ký tên hẳn hoi tố cáo những kẻ ủng hộ những giá trị phổ cập đang tìm cách Tây phương hoá Trung Hoa và biến nó thành một nền kinh tế thả lỏng và không còn hỗ trợ cho « xã hội chủ nghĩa với bản sắc Trung Hoa ».

Cuộc tranh luận tái diễn vào tháng Chạp năm 2008 khi cả trăm trí thức đòi hỏi tự do và những nhà đối lập ra mặt ký một bản tuyên ngôn ủng hộ giá trị phổ cập, được biết với tên là Linh Bát Hiến Chương (零八宪章 - Língbā Xiànzhāng). Hiến chương ghi nhận Trung Hoa đang đứng trước một sự lựa chọn là duy trì hệ thống độc đoán hoặc là « công nhận những giá trị phổ cập, xáp nhập vào trào lưu văn hóa của thế giới và xây dựng dân chủ ». Hiển nhien đây là một bước quá lố đối với giới lãnh đạo của đảng. Gần đây, các giới chức Trung Hoa đã lên tiếng cảnh báo về những trắc trở ngoại giao nếu giải thưởng Hòa Bình Nobel, thông báo vào ngày 8 tháng 10, được trao cho người thảo Hiến Chương 08, ông Lưu Hiểu Ba. Ông Lưu, người được thiên hạ đồn đãi có khả năng thắng giải, đang phải chịu án tù 11 năm vì vài trò của ông . Ngày 28 tháng Chín, một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao tuyên bố những hành động của ông « hoàn toàn trái ngược với nguyện vọng của Giải Hòa Bình Nobel ».

Thành quả kinh tế lớn mạnh của Trung Hoa trong thời gian khủng hoàng tài chánh toàn cầu là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhóm thủ cựu. Trong một cuộc khoa trương úp mở để chứng tỏ Trung Hoa có những giá trị riêng của mình, các giới chức tại Bắc Kinh tuần này đã tổ chức đại lễ ăn mừng đầu tiên trên quy mô rộng lớn ngày sinh nhật của Không Tử (lần thứ 2.561) từ khi Đảng Cộng Sản bắt đầu lên nắm chính quyền. Nhóm thủ cựu thích trưng bày sự tương phản giữa những trọng điểm của đạo Khổng về sự hài hòa của xã hội và nguyên tắc luân lý với điểm trọng yếu về nhân quyền của Tây phương.

Nhưng nhóm đối kháng vẫn hăm he tuốt kiếm. Nhóm tự do xem Thủ Tướng Ôn Gia Bảo như là vô địch về giá trị phổ cập. Tháng 11 năm 2008, một bài đăng trên những trang mạng của nhật báo Quảng Đông nêu đích danh hai ông Ôn Gia Bảo và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào là những người ủng hộ ý niệm này. Cả hai vị này chưa hề công khai sử dùng danh từ pushi jiashi( giá trị phổ cập), nhưng họ Ôn, ít ra, đã hỗ trợ mạnh mẽ phe tự do. Năm 2007, ông đã viết « khoa học, dân chủ, pháp trị, tự do và nhân quyền không chỉ duy nhất áp dụng cho chủ nghĩa tư bản, những đó là những giá trị chung mà loài người vẫn theo đuổi trải qua thời gian dài của lịch sử. » Lời kêu gọi của ông Ôn vào cuối tháng 8 nhằm cải cách chính trị đã gây nhiều phản ứng tức khắc của giới truyền thông thủ cựu, lên án kiểu dân chủ Tây phương.

Nhám thủ cựu xác nhận họ được sự hỗ trợ của ngành tuyên truyền của đảng. Ngành này nắm quyền kiểm soát giới truyền thông tại Bắc Kinh. Họ được sự hỗ trợ của Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình qua bài diễn văn ngày 1 tháng Chín. Ông Bình là người có rất nhiều triển vọng nhận lãnh chức vị Tổng Bí Thư đảng từ tay ông Hồ vào năm 2012 và chức Chủ Tịch vào năm sau. Trong diễn văn của ông Tập rải rác nhiều quy chiếu về các giá trị, nhưng những giá trị này không mấy gần gũi với giái trị phổ cập. Ông có đề cập đến gương mẫu của nhiều đảng viên tầm thường, bằng sự tận tụy với quyền lợi của đảng, đã trả lời « câu hỏi cơ bản về những mục tiêu chính và những giá trị cao nhất của một người cộng sản ». Một học giả Trung Hoa có liên hệ mật thiết với các giới chức thủ cựu nói rằng có sự phân hóa trong hàng ngữ lãnh đạo cao cấp về tính chất phổ cập.

Chắc chắn họ đã chao đao. Bạch thư đầu tiên của chính quyền về dân chủ tại Trung Hoa năm 2005 bắt đầu với những hàng chữ như sau : « Dân chủ xuất phát từ sự phát triển văn hóa chính trị của nhân loại. Đây cũng là nguyện vọng chung của con người trên khắp thế giới ». Một người viết dự thảo văn thư nói rằng hiện nay ông nghĩ rằng những danh từ này « không thích hợp ».

The Economist
30-09-2010
Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ

© Thông Luận 2010

-Trung Quốc - Cải cách:- Cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc(RFI)- China's Dilemma (Foreign Affairs 14-10-10) -- Social Change and Political Reform -- The Power Struggle Among China's Elite (FP 14-10-10) ◄ Nên đọc Transcript của cuộc phỏng vấn nổi tiếng của Ôn Gia Bào do Fareed Zakaria thực hiện trên CNN ngày 3-10-10

Norway: Chinese reaction to Nobel Peace Prize winner is regrettable DPA-Chinese Dissidents Sign Letter Supporting Nobel Winner NYT -More than 100 Chinese intellectuals and dissidents signed and posted an online letter Friday asking that the Nobel Peace Prize winner Liu Xiaobo be released from prison.

- Trí thức Trung Quốc kiến nghị đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba và tất cả tù nhân chính trị(RFI). Biểu tình đòi trả tự do cho giải Nobel Hoà bình Lưu Hiểu Ba.-China Letter Demands Peace Prize Winner's Release THE ASSOCIATED PRESS-More than 100 Chinese activists have signed and released an open letter asking that Nobel Peace Prize winner Liu Xiaobo be released from prison.

Tổng số lượt xem trang