Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

"Đã phá sản Vinashin theo kiểu Việt Nam"

Sai phạm ở Vinashin đã bị lấp liếm An ninh thủ đô
(ANTĐ) - Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, từ vài năm trước, thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). ...
Thanh tra sẽ có kiến nghị buộc trách nhiệm trong vụ VinashinThanh Niên-Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn báo giới bên hành lang kỳ họp Quốc hội (QH) sáng 21.10, xoay quanh các sai phạm của Vinashin và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm toán.
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Vinashin lấp liếm nhiều ...Sài gòn Giải Phóng
“Lãnh đạo Vinashin báo cáo sai để lấp liếm việc làm của mình”Dân Trí-

Vinashin: Đại biểu muốn biết chi tiết (PL)-Phải thông tin chính xác thất thoát bao nhiêu, vì ai mà thất thoát và xử lý trách nhiệm thế nào. Đã phát hiện Vinashin nhiều sai phạm nhưng họ không sửa.

<:: không hiểu nổi tính minh bạch ở đâu>>>
"Đã phá sản Vinashin theo kiểu Việt Nam"

(VNR500) - TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng, thực chất Vinashin đã phá sản, chỉ có điều phá sản không tuyên bố, và đây là một "hình thức phá sản đặc thù của Việt Nam".

Báo chí đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên về câu chuyện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ (Vinashin) bên hành lang Quốc hội ngày 21/10.

Các đại biểu Quốc hội cũng có lỗi

- Trong quá trình tái cơ cấu, một số ý kiến cho rằng tại sao không tiến hành kiểm toán độc lập cho rành mạch thực hư tình hình của Vinashin trước khi bàn giao một phần khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines, nếu không sau này khó xác định trách nhiệm?

TS. Nguyễn Đức Kiên: Chuyện đó là bình thường, chúng ta tưởng tượng, nhà có 3 đứa con trong đó 1 đứa bị ốm, ông bố bảo 2 đứa con còn lại thằng nào có tiền thì phải bỏ vào đây để nó đi bệnh viện thay thận.

Đằng nào cũng phải cho em vay tiền để chữa bệnh cho em khỏi bệnh trước đã. Không lẽ hai đứa kia lại hỏi, bố ơi, nhỡ giờ con bỏ tiền 10 triệu cho em đi thay thận sau này em không trả được thì sao?!

Ở đây không có gì là khó xác định trách nhiệm! Tất cả đều cùng một Bố, tất cả đều do Nhà nước chủ sở hữu, 3 con cùng 1 bố cả, có phải đắn đo gì.

Còn việc kiểm định, kiểm toán thì có thể tiến hành sau.

"Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi".

- Ông đánh giá thế nào về Báo cáo của Chính phủ vừa gửi Quốc hội về chuyện Vinashin?

Tôi thấy báo cáo đã phản ánh đúng được sự việc xảy ra. Bây giờ mình hình dung khi dòng tiền đang đi như vậy, một là em ngăn nó lại, tiến hành bắt tất cả và lập một tổ mới, toàn bộ DN phá sản, toàn bộ nhân công bị đẩy ra, hình thành các khoản nợ xấu của ngân hàng.

Cách thứ hai là vẫn để dòng tiền tiếp tục chạy nhưng đặt nó dưới sự giám sát đặc biệt của Nhà nước, của các cơ quan chuyên môn. Và bây giờ chúng ta đang làm như thế.

Ở đây tôi nghĩ hai bên phải thông cảm với nhau. Và từng đại biểu Quốc hội phải thấy trách nhiệm của mình trong câu chuyện của Vinashin.

Vì trong báo cáo giám sát việc quản lý vốn của Tập đoàn năm 2009, để phục vụ cái đó thì tôi có viết một quyển sách về Tập đoàn kinh tế: Đổi mới và hoàn thiện. Trong đó đã nói rõ phải tiến hành cơ cấu lại và phải xây dựng Luật quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.

Vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cũng có lỗi vì khi chúng tôi có báo cáo giám sát, chúng tôi đã đề nghị làm một Luật đó nhưng Quốc hội biểu quyết không làm, không thông qua, vậy thì Quốc hội cũng có phần lỗi chứ!

- Nhưng công luận băn khoăn về vấn đề trách nhiệm quản lý nhà nước?

Trách nhiệm quản lý nhà nước chúng ta đang làm, làm sao làm rõ trong một ngày được?

Khi đặt vấn đề chúng ta phải đặt một cách biện chứng, nó phải tôn trọng những quy luật khách quan của nền kinh tế và chúng ta phải tôn trọng cái thực tế con người với nhau.

Chứ không phải bây giờ chúng ta thích là chúng ta nói một cách vô bổ, như nói là phải bắt hết, nếu thế ai sẽ đi thu nợ?!

Việc chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines cũng không hẳn chỉ để giảm gắng nặng nợ. Nó cũng là một hình thức thực hiện chuyên môn hóa, Vinashin kinh doanh đa ngành, bây giờ phải quay trở lại với ngành chính của mình.

Tuy nhiên, chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi.

Không thể thành đống sắt vụn

- Vậy theo ông thì tại sao chúng ta không tuyên bố phá sản được?

Nếu tuyên bố phá sản thì không ai chịu trách nhiệm hoàn toàn về lỗ của doanh nghiệp ấy nữa cũng như bất cứ phát sinh nào khác xảy nữa. Nhưng ở đây, chúng ta tiến hành cho nó phá sản theo một hình thức đặc thù của Việt Nam.

Phá sản nhưng người lao động không bị đẩy ra ngoài, phá sản nhưng các khoản nợ của Vinashin với các Ngân hàng thương mại cổ phần vẫn được bảo đảm và Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm để đảm bảo.

Trong sách lý thuyết về kinh tế thị trường người ta nói là Phá sản là sự tàn phá sáng tạo, phá cái cũ đi để tạo ra cái mới phù hợp với quy luật kinh tế ở thời điểm đó, thì hiện nay mình đang làm.

Hiện nay, chúng ta đã thay Chủ tịch HĐQT, thay cả Giám đốc điều hành, rồi đang tiến hành kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, chúng ta xác định được lỗ, lãi từng khâu một.

Chúng ta sẽ kiếm toán lại, vấn đề là lỗ ở khâu nào, có thể những khâu đầu tiên nó không lỗ, nhưng các khâu sau, như chào giá bán bị lỗ?

Cũng cái tàu đó, bán năm 2007 thì được 27 triệu USD, nhưng bây giờ bán 13 triệu không ai mua, vì vậy không thể đổ lỗi hoàn toàn cho anh em Vinashin tại thế là ông lỗ 14 triệu.

Phải xác định trong cái lỗ như thế đâu là do khách quan, đâu là lỗi điều hành, đâu là lỗi cố ý thì chúng ta mới xác định để kỷ luật anh em chính xác được.

- Vậy ông nghĩ sao về phát biểu của Phó thủ tướng Nguyên Sinh Hùng từng nói nếu cho Vinashin phá sản thì chúng ta chỉ còn lại đống sắt vụn?

Đúng rồi, chúng ta nhìn lại năm 1990, khi cả một nước CH Dân chủ Đức sáp nhập lại với CH Liên Bang Đức có những nhà máy hóa chất bán chỉ có 1 Mác, chúng ta có thực hiện lại phương án ấy không? Lúc đó hàng nghìn công nhân bị đẩy ra hưởng lương thất nghiệp.

Chúng ta có thể làm thế được không? Không làm được!

http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA21E78/

‘Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam’ (VNE). Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu Vinashin (Lao động). — (RFA). – Thanh tra toàn diện Vinashin: “Đã phát hiện nhiều vấn đề cụ thể” (VnEconomy).

TTTTCP TRẦN VĂN TRUYỀN: KHÔNG CÓ SỨC ÉP NÀO TRONG VỤ VINASHIN ? (Phạm Viết Đào-Nhà văn)

Tổng Thanh tra Chính phủ:Không có sức ép nào trong vụ Vinashin(VietNamNet) - Tổng TTCP Trần Văn Truyền chia sẻ bên hành lang QH quanh chuyện các bộ thanh tra, kiểm tra Vinashin nhiều lần nhưng không xử lý rốt ráo sai phạm.

Không phải số tiền đã mất mà “địa chỉ” trách nhiệm (Bee)-Bởi tiền vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cụ thể ở Vinashin, thực chất là tiền của dân-- Trọng trách (Thanh niên). “Điều mà QH quan tâm không phải và không thể dừng ở câu chuyện về trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm trước pháp luật mà nhiều lãnh đạo Tập đoàn Vinashin đang phải đối mặt) mà là câu hỏi về trách nhiệm chính trị trước cử tri. Bởi lẽ, điều mà cử tri quan tâm lúc này là “trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ có liên quan và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân vi phạm” (trích báo cáo kiến nghị của cử tri của Ủy ban T.Ư MTTQ VN). Không thể có lỗi “cơ chế” chung chung mà phải là lỗi của những người làm ra cơ chế hoặc vận hành cơ chế ấy” - Vinashin sai phạm do không có ‘đầu mối’ trách nhiệm (VNN) (VietNamNet) - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH cho rằng, để xảy ra sai phạm ở Vinashin một phần vì không có cơ quan nào làm đầu mối chịu trách nhiệm chính.

Chính phủ nắm không đúng thực trạng TT - Chính phủ vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin). Báo cáo này đã đưa ra nhiều số liệu mới về việc báo cáo sai của Vinashin. Nhưng Chính phủ cho rằng đã làm đúng các nghị quyết của Đảng...

Chưa biết lỗi do ai

Trả lời câu hỏi của phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội về trách nhiệm cá nhân trong vụ Vinashin, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết: các cơ quan chức năng đang và sẽ làm rõ; còn trong khuôn khổ báo cáo của Ủy ban Kinh tế chỉ có thể nói chung chung, chưa thể chi tiết lỗi ở đâu, lỗi do ai.

Cũng theo ông Hiền, vụ việc xảy ra ở Vinashin không phải là bao che mà do hậu quả của quản lý chưa chặt chẽ, hậu quả quản trị doanh nghiệp chưa tốt. Vì thế, trong việc đổi mới, tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tới đây cần phải làm rõ chức năng quản lý nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp để có chỗ mà quy kết trách nhiệm.

Vinashin: lỗ nhưng vẫn báo cáo lãi (CafeF)-Năm 2009, Vinashin lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.


'Không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về Vinashin' (Dantri) -– Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền: ‘Không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về Vinashin’ (VnEx 20-10-10). – Còn trên Người LĐ, thì để tựa bằng lời ông Hiền: Sẽ phải làm rõ trách nhiệm. - Vietnam legislature reviews shipbuilder scandal (AFP)

Chính phủ: Nguyên Chủ tịch Vinashin "độc đoán, gia trưởng" (VNN 20-10-10)-Phân tích nguyên nhân sai phạm ở Vinashin, Chính phủ đánh giá, các chức danh chủ chốt đều tập trung vào một người, "những năm gần đây, người này đã trở nên độc đoán, gia trưởng”.-Từ sai phạm Vinashin, phải đổi mới giám sát tập đoàn (VNN 20-10-10) - Theo UB Kinh tế, sai phạm của Vinashin là hậu quả của quá trình tập đoàn đã đầu tư dàn trải, do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế.

'Không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về Vinashin' (Dantri) -- Vietnam legislature reviews shipbuilder scandal (AFP)

Chính phủ: Nguyên Chủ tịch Vinashin "độc đoán, gia trưởng" (VNN)-Phân tích nguyên nhân sai phạm ở Vinashin, Chính phủ đánh giá, các chức danh chủ chốt đều tập trung vào một người, "những năm gần đây, người này đã trở nên độc đoán, gia trưởng”.-Từ sai phạm Vinashin, phải đổi mới giám sát tập đoàn (VietNamNet) - Theo UB Kinh tế, sai phạm của Vinashin là hậu quả của quá trình tập đoàn đã đầu tư dàn trải, do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế.

Thủ tướng nhận trách nhiệm của Chính phủ về Vinashin

Thứ Tư, 20/10/2010 (GMT+7) - Một trong những nhiệm trọng tâm trong năm 2011 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu trước Quốc hội sáng nay là hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, rút kinh nghiệm từ Vinashin.

>> Kỳ họp ’áp chót’ và trọng trách trên vai mỗi đại biểu
>> Quốc hội muốn thực quyền, đại biểu phải có chính kiến

Thủ tướng đánh giá, năm 2010 đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, phục hồi tăng trưởng.

Theo đó, GDP cả năm tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu của Quốc hội. Điều kiện khó khăn xong vẫn bảo đảm tốt an sinh xã hội, cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng đạt tiến bộ.

Mô tả ảnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Sau khi đánh giá những thành tựu đạt được của năm 2010, Thủ tướng đã xác định sáu nhiệm vụ trọng tâm đặt ra cho năm 2011.

Trong đó, có mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sản xuất gắn với tái cấu trúc.

Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm

Trước Quốc hội, Thủ tướng đã dành ít phút để đánh giá về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin).

Thủ tướng nói, tình trạng nghiêm trọng hiện nay chủ yếu do yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, lãnh đạo tập đoàn báo cáo không trung thực.

"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.

Bộ Chính trị đã nghe Chính phủ báo cáo và đã có kết luận chỉ đạo. Chính phủ đang triển khai thực hiện và đến nay đã có một số kết quả bước đầu.

Do vậy, một trong những mục tiêu năm tới là rà soát, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Thủ tướng cho biết.

Toàn bộ báo cáo về Vinashin đã được gửi riêng cho đại biểu QH nghiên cứu.

Mô tả ảnh.
Một phần quan trọng trong báo cáo kinh tế - xã hội do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội được dành cho Vinashin. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Ngoài ra, để tái cấu trúc kinh tế, Thủ tướng xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh cải cách DNNN. Theo đó, phải cải cách các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cả về định hướng, nội dung hoạt động cũng như quản trị doanh nghiệp, thực hiện cơ chế quyền chủ sở hữu nhà nước.

Theo đó, tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đặc biệt, tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng là công khai minh bạch theo các tiêu chí hoạt động chung. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, đặt các DNNN vào môi trường cạnh tranh.

"Đây là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty, góp phần để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo", Thủ tướng đánh giá.

Người đứng đầu Chính phủ cũng xác định hàng hoạt giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường khác. Đặc biệt, về phát triển nông nghiệp, Thủ tướng nói, phải đề cao trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm an toàn cho ngư dân, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

Về an ninh quốc phòng, Thủ tướng cho rằng, phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng. Tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, biển đảo. Đặc biệt, không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.

Ổn định kinh tế vĩ mô được xem là cơ sở cho phát triển bền vững để đạt tăng trưởng cao hơn 2010. Trọng tâm chung được xác định là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát, giảm bội chi.

Dư nợ Chính phủ: Vẫn trong giới hạn an toàn

Trước đó, khi đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, các mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 đều cơ bản hoàn thành.

Chẳng hạn, GDP cả năm tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%).

Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%).

Đến hết 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn.

Nhận định về những hạn chế, yếu kém, Thủ tướng nói, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ, bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài. Quản lý giá một số mặt hàng nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh chưa tốt. Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc.

Trong đó, điều tiết qua thuế còn cao, thất thu còn nhiều, chi ngân sách còn lãng phí, bội chi còn lớn, nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn còn thâm hụt, dự trữ ngoại tệ giảm, lãi suất cho vay còn cao.

Mặt khác, sự phối hợp giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ lại chưa đồng bộ. Việc xử lý mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng chưa thật hợp lý, tốc độ tăng trưởng tuy đạt khá cao nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn mới cho ổn định kinh tế vĩ mô.

Người đứng đầu Chính phủ phân tích, những hạn chế trên đây có nguyên nhân khách quan nhưng những khuyết điểm chủ quan trong quản lý điều hành ở các cấp, các ngành là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, cần sớm được khắc phục.

Năm 2011, Việt Nam phấn đấu GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với 2010. GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010. Giảm nhập siêu xuống dưới 20%.

Tăng giá tiêu dùng khoảng 7%. Phấn đấu giảm bội chi xuống 5,5% GDP và giảm xuống 5% năm 2012.

Tổng thu ngân sách nhà nước 590,5 nghìn tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà nước 725,6 nghìn tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP.

Tiến sĩ cao sĩ kiêm: Cần quy trách nhiệm đến nơi đến chốn trong vụ Vinashin (PLTP).-Đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về sai phạm ở Vinashin (Thanh niên)-Ngăn chặn tăng giá, xử nghiêm vụ Vinashin.

Chính phủ có trách nhiệm trong sai phạm của Vinashin Thanh Niên
(TNO) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận Chính phủ có trách nhiệm với tình hình nghiêm trọng tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) hiện nay và khẳng định Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch xử lý, ...

- Dân mong xử nghiêm sai phạm ở Vinashin (VNN).- Cử tri mong làm rõ và xử lý nghiêm sai phạm của lãnh đạo Vinashin, trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ liên quan. – Tội nghiệp Vinashin (Huy Bom). <::: (hihi, cũng giống như ..tội nghiệp ông Huỳnh Ngọc Sỹ thôi, tôi không hiểu tại sao tôi phải ở tù .. ai đó cũng giống tôi mà có sao đâu ! )>>Sẽ báo cáo toàn diện về Vinashin với Quốc hội
(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Nguyễn Hồng Trường cho biết, bản báo cáo về tình hình Vinashin gửi tới Quốc hội sẽ đề cập một cách toàn diện Vinashin từ khi hình thành đến giai đoạn phát triển nhất, 2005-2008 và giai đoạn sau này. ...
Đánh giá Nhà máy Dung Quất: Chê không nỡ, khen cũng dởVNExpress
Hoàn chỉnh báo cáo Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất trình Quốc hộiBáo điện tử Chính phủ
Báo cáo Quốc hội về tình hình Vinashin, lọc dầu Dung QuấtVNExpress- Từ Vina… xin đến Vinashin (Kỳ 4) (Tầm nhìn). Kỳ 1 , Kỳ 2 , Kỳ 3- Cử tri Hà Nội, TP.HCM kiến nghị: QH phải chất vấn vụ Vinashin (PLTP).-Cử tri kiến nghị: Quốc hội phải chất vấn vụ Vinashin (Bee)-“Chúng ta đang tuyên truyền phòng chống tham nhũng mà không xử lý nghiêm vụ Vinashin thì sẽ làm mất lòng tin của nhân dân”.`-Đề nghị Quốc hội kết luận rõ vụ Vinashin (TUỔI TRẺ)-

- Vinashin Names New Chairman (WSJ 13-10-10)-Ông Nguyễn Ngọc Sự làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Vinashin (CafeF)-Thủ tướng quyết định ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải thôi kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin.

Crédit Suisse đề nghị một cuộc họp với Vinashin ngày 12/10(CafeF)-Trong suốt tháng 8 và 9/2010 Crédit Suisse Singapore liên tục gửi thư yêu cầu cung cấp thông tin về khả năng trả nợ của tập đoàn.-Vinashin có chủ tịch hội đồng thành viên mới(TUỔI TRẺ)--- Từ Vina… xin đến Vinashin (Kỳ 3) (Tầm nhìn).

Vinashin: 60 triệu đô la và tháng 12 (Bee)-- Vinashin 60 triệu đô la và tháng 12 (TBKTSG).

Tổng số lượt xem trang