Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Linh Nga tâm sự chuyện làm dâu nhà Tướng

"Ở bố tôi thấy được một sự mực thước, nghiêm trang vừa đủ của một vị tướng. Tuy vậy, với con cái, ông lại mang đến một cảm giác rất trìu mến, thân thương"...
Có người bảo Linh Nga may mắn, được trời phú cho nhan sắc, lại có cái duyên trong nghề, gia đình hạnh phúc, viên mãn... Có người lại bảo Linh Nga khôn khéo, việc gì cũng chừng mực, vừa phải nên kiểm soát được cuộc sống của mình. Còn Linh Nga thì bảo, tất cả mọi thứ cô có được là do bản thân và gia đình cố công tạo dựng.
Nghệ sĩ múa Linh Nga

Sợ tuổi trẻ qua nhanh 


Hết “Vũ” rồi đến “Sen”, các dự án múa đã đưa cái tên Linh Nga đi thật xa. Thời gian tới chị có định sẽ làm một gì đó đột phá hơn?


Dự án lớn nhất của tôi thời gian qua là “Sen” thì đã được biểu diễn ở một số thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tôi cũng đã chọn lọc một số tiết mục trong dự án này để đem đi quảng bá ở một số nơi như: Dubai, Ấn Độ, Ukaraina... Dự tính, năm sau tôi cũng sẽ lựa chọn một số tiết mục trong dự án này để biểu diễn ở một số nước khác. Còn sau “Vũ” và “Sen” là gì hiện tại tôi cũng chưa biết nữa, chỉ hy vọng mình còn đủ nhiệt huyết để làm được một điều gì đó thật đẹp đẽ.

Các nữ nghệ sĩ khi đã có gia đình, họ hay dành thời gian cho tổ ấm, chị dường như…hơi khác?

Tại lĩnh vực của tôi khác với mọi người. Có những lĩnh vực nghệ thuật sau khi lập gia đình hoặc sinh con họ vẫn có thể quay trở lại với nghề, riêng nghề của tôi thì tuổi trẻ rất quan trọng, tất cả mọi thứ đều nằm ở tuổi trẻ. Cho nên, khi quyết định lập gia đình tôi cũng đã xác định rõ mình sẽ không gác lại mọi dự định với nghề. Công việc của tôi trước khi lập gia đình và hiện tại vẫn không có gì thay đổi. Thậm chí, sau khi lập gia đình tôi còn bận hơn vì cưới được hai tháng tôi đã phải bắt tay vào làm dự án “Sen”.

Tôi may mắn vì được cả gia đình mình lẫn gia đình nhà chồng đều rất ủng hộ. Mọi người đều hiểu, chia sẻ và tạo điều kiện tối đa cho những công việc của tôi. Hơn ai hết, họ hiểu công sức tôi bỏ ra với ngần đó năm đi du học không thể nói ngừng là ngừng ngay lập tức được.
Linh Nga trong tiết mục Phật Bà Quan Âm
Liệu có mâu thuẫn không khi chính chị thừa nhận rất sợ sự hào nhoáng của sân khấu, nhưng lại vẫn cứ lao vào?

Tôi lao vào đúng “sân” của tôi chứ không phải một sân nào khác. Từ ngày về nước đến nay, đã là năm thứ ba nhưng tôi vẫn không làm một gì khác ngoài múa. Vì thế, sau “Vũ” phải ba năm sau tôi mới làm tiếp “Sen” để tìm một chỗ đứng cho mình. Điều đó nói lên rằng, tôi lao vào sân khấu để làm những việc phù hợp với sức vóc và khả năng của mình, không bao giờ vượt quá tầm với.

Vậy trước và sau khi có chồng, ở thời điểm nào chị nhiệt huyết hơn?
Có lẽ lúc tôi làm “Vũ” là nhiệt huyết nhất. Bởi đấy là thời điểm tôi mới về nước, tất cả mọi thứ đều rất bỡ ngỡ, tôi không biết khán giả sẽ đón nhận mình như thế nào và không biết có thể sống với cái nghề khó khăn này ở Việt Nam không. Thế nên, tôi lao mình vào để khám phá. Có những tuần tôi đi diễn suốt cả 7 ngày. Mãi cho đến lúc tôi nghĩ cần phải dừng lại để làm một điều gì đó cho bản thân mình thì tôi mới lập gia đình. Nhưng như tôi đã nói, lập gia đình không có nghĩa là sẽ chấm dứt tất cả mọi thứ. Tôi rất sợ tuổi trẻ của mình qua nhanh vì múa và tuổi trẻ phải luôn song hành với nhau.

Chưa sợ điều gì ở bố chồng


Ai cũng nói chị đang có một cuộc sống thật hạnh phúc và viên mãn, chị thấy thế nào?
Trong cuộc sống gia đình có nhiều cái tôi vẫn còn vụng về lắm. Mọi việc vẫn được tôi làm theo cách chủ quan của mình hoặc theo cách mà bố mẹ tôi vẫn thường hay ứng xử với nhau. Chỉ có điều, khi còn ở với bố mẹ đẻ, đi đâu cũng có bố mẹ “tháp tùng”, mọi quyết định của tôi đều có ảnh hưởng của bố mẹ, nhưng khi về nhà chồng, tôi phải làm chủ cuộc sống của mình hơn, biết chăm lo ngược lại cho người thân trong nhà. Tôi vào bếp làm món ăn, để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt trong gia đình. Sống ở Sài Gòn, lúc nào tôi cũng vội vã với công việc, còn về Hà Nội  nhịp sống của tôi chậm lại. Chính sự khác biệt đó giúp con người mình luôn thay đổi.

Nhưng nhiều người lại nói, chị đang phải tiết chế bớt để hợp với truyền thống văn hóa phía Bắc của gia đình nhà chồng?

Gia đình chồng tôi chưa bao giờ nói không với tôi trong bất cứ điều gì. Họ không bắt tôi phải ở nhà nấu nướng, dọn dẹp hay làm những công việc nội trợ, tôi được thoải mái với công việc của mình. Tôi vẫn đi tập và đi diễn đều đặn, mọi người biết rõ về những công việc đấy. Còn tôi không xuất hiện nhiều trong các sự kiện của giới showbiz, đó không phải là vì “tiết chế”, mà là vì tôi không thích đến những nơi không có múa, nơi tôi không được thể hiện mình.

Có được sự thoải mái đó là vì từ khi cưới chồng đến giờ chị vẫn sống với bố mẹ đẻ ở Sài Gòn, trong khi bố mẹ chồng ở Hà Nội?
Bức hình chụp tại đám cưới của Linh Nga
Tôi ở với gia đình chồng khá nhiều, có điều mọi người không biết thôi. Với lại, chúng tôi cũng cần có một cuộc sống riêng, tôi có công việc của tôi, chồng tôi có công việc của anh ấy. Bố mẹ chồng theo dõi thường xuyên những chương trình của tôi, không bỏ sót một chương trình nào hết. Thật lòng là tôi rất yêu gia đình bé nhỏ của mình và tất cả những gì tôi làm được hôm nay là nhờ gia đình mà có.

Nghĩa là khi quyết định lấy chồng, chị đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho những áp lực làm dâu trong một gia đình “binh nghiệp”?

Bản thân tôi đã quá quen với những “kỷ luật sắt” vì 10 năm học nghề ở Trung Quốc tôi phải sống trong ký túc xá, phải tuân theo các kỷ luật nhà binh... Và thực tế thì bố mẹ chồng và bố mẹ tôi cũng đều rất kỷ luật. Giờ nếu tôi có làm sai điều gì, chẳng ai đứng về phía tôi cả. Chồng tôi cũng thế, anh ấy rất cứng rắn. Nhưng tôi cũng vậy, luôn tôn trọng tính kỷ luật và chưa bao giờ cho phép mình quá tự do, thoải mái. Từ nhỏ, tôi nỗ lực bằng kỳ vọng của bố mẹ, về nước phải phấn đấu vì sau lưng có nhiều diễn viên nhỏ trông chờ ở mình. Giờ đây, tôi càng phải nghiêm khắc với bản thân vì gia đình.

Từng ấy thời gian làm dâu, chị đã hiểu được những gì về gia đình chồng mình?
Ngay khi mới về làm dâu, tôi đã học được sự nhẫn nhịn và đức hy sinh của một người phụ nữ như mẹ chồng. Chính vì thế tự tôi hình thành thói quen hay để ý đến những việc mẹ làm, từng hành động, cử chỉ và suy nghĩ xem tại sao mẹ lại làm thế. Cách mẹ nấu ăn hay sắp xếp một bữa ăn cũng khác với cách tôi làm. Mẹ giản dị nhưng lại có cách quan tâm đến mỗi việc mình làm bằng những suy nghĩ sâu kín khác. Trong mẹ có gì đó rất sâu lắng, nhẹ nhàng. Mẹ rất quan tâm tới tôi, biết tôi theo múa dân gian nên hay mua truyện tranh dân gian về cho tôi đọc. Tôi cảm thấy mình rất may khi vào một gia đình mới, mọi người đều yêu nghệ thuật. Bố mẹ cảm nhận được từng hơi thở trong cuộc sống của tôi là múa, họ biết cả lịch tập của con dâu.

Còn bố chồng tôi không có nhà thường xuyên như mẹ, tôi ít được gặp và ông cũng không hay nói về nghệ thuật. Khi tôi làm một chương trình riêng tặng bố vào ngày sinh nhật, bố mới biết rõ việc con dâu đang làm.

Giờ trong tôi hai khái niệm bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ là một. Chương trình “Sen” do tôi làm nhưng bố mẹ chồng còn góp ý cho tôi nhiều ý tưởng hơn cả bố mẹ đẻ. Và tôi có được sự thoải mái đó là vì tôi làm nghề chứ không phải làm một cái gì khác nên gia đình hai bên ủng hộ là chuyện dễ hiểu thôi.

Bố chồng chị là một vị tướng công an, thường khi gặp những người như vậy ta có cảm giác “sờ sợ”, chị có bao giờ thấy như vậy không?

Tôi chưa sợ điều gì ở bố, điều tôi sợ nhất khi mới về nhà chồng là khoảng cách với tất cả các thành viên, không chỉ riêng với mẹ hay bố chồng. Tôi sợ khoảng cách đó sẽ ngăn cản tôi không hòa nhập được với mọi người. Vì bản thân tôi xưa nay sống trong vòng tay đùm bọc của bố mẹ, ngay đến những việc nhỏ nhặt nhất cũng được mẹ làm thay cho. Cũng may, nhờ tôi xem bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, nên khoảng cách được dỡ bỏ dần. Tất nhiên, giữa hai ngành nghề khác nhau vẫn có một khoảng cách nho nhỏ.

Ở bố tôi thấy được một sự mực thước, nghiêm trang vừa đủ của một vị tướng. Tuy vậy, với con cái, ông lại mang đến một cảm giác rất trìu mến, thân thương. Bố chồng tôi ít nói lắm, chỉ lên tiếng khi cần. Thấy vậy, mới đầu tôi cũng hơi e ngại, không dám nói chuyện với bố nhiều nhưng bây giờ quen rồi, tôi còn rất hay đùa với ông.

Chị mất bao lâu để xóa nhòa khoảng cách ấy?
Trong thời gian quen nhau anh đã rất hay đưa tôi về nhà anh chơi. Từ những lần như thế, khoảng cách giữa tôi với bố mẹ và anh gần gũi hơn, bền chặt hơn. Rồi khi tôi về làm dâu nhà anh, nhìn những lần con dâu đổ mồ hôi trên sàn diễn cả đêm lẫn ngày, mẹ chồng xót xa vô cùng, sự yêu thương cũng nhen nhóm từ đó.

Không phải lo sợ về nhau

Ngày xưa, chị có nghĩ mình sẽ lấy một người như chồng chị hiện nay?

Ngày xưa, tôi luôn mong sau này lấy được một người chồng như bố Hùng của tôi, hiểu được suy nghĩ và chia sẻ với vợ những khó khăn của nghề. Duyên số run rủi thế nào mà tôi lại gặp anh. Tôi yêu anh nên dù không cùng nghề nhưng tôi vẫn quyết định gắn bó đời mình. Điều tôi trân trọng anh ấy chính là cách quan tâm tới gia đình. Một người trẻ từng đi du học thường có xu hướng cởi mở và độc lập, anh thì không, anh rất yêu mẹ. Thái độ anh dành cho mẹ khiến tôi hiểu rằng chúng tôi rất giống nhau, đều là những người rất truyền thống. Và có lẽ điều khiến trái tim tôi “mềm” trước anh cũng chính là cách anh quan tâm đến mẹ hàng ngày, cách anh ấy nói chuyện với mẹ. Anh và mẹ đều là lính nhưng có cách thể hiện tình cảm rất ấm áp. Anh gọi điện cho mẹ nhiều, gần như mỗi ngày, như mẹ tôi từng làm với tôi.

Ở khía cạnh nào đó anh không thể nào bằng bố Hùng của tôi được. Đôi khi tôi vẫn nói với anh rằng, nếu chấm điểm thì bố em vẫn hơn anh. Và cũng có thể vì không cùng nghề nên đôi khi anh  hiểu tôi thì cũng chỉ đến 99,9% thôi, nhưng tôi bằng lòng với “con số” ấy.
Linh Nga và bố mẹ đẻ - NSƯT Phạm Hùng
Chị không sợ mình cứ mải phiêu bồng với những vũ điệu, chồng chị sẽ trốn vào thế giới riêng của anh ấy à?

Tình yêu đến với tôi hết sức bình thường, xuất phát từ sự quen biết, đi lên từ tình bạn rồi tiến tới tình yêu và được gia đình hai bên ủng hộ để tiến tới hôn nhân. Khi quyết định cưới là tôi đã cảm nhận được một sự vững chắc để có thể yên tâm làm nghệ thuật, chứ nếu có gì đó lo sợ thì tôi đã không thể làm được những điều như thế trong thời gian qua.

Từ khi yêu đến giờ, lúc nào anh ấy cũng luôn ở bên tôi. Nếu tôi đi diễn xa một tuần thì anh ấy cũng bay đến với tôi. Kể cả ngày xưa khi đang yêu, dù tôi ở xa nhưng cần là anh ấy đến ngay. Những ngày lễ Tết trong gia đình tôi anh ấy cũng luôn có mặt. Nói chung, chúng tôi đến với nhau vì sự gắn bó và tin tưởng nên không bao giờ tôi phải lo sợ một điều gì đó về nhau.

Công việc của tôi thì suốt ngày trên sàn tập, anh ấy cũng đã từng nhìn thấy những công việc đó và anh không thể lúc nào cũng theo tôi lên sàn tập được. Tôi gặp và yêu anh không định kiến, cũng không quá lung linh, đẹp đẽ... Anh là người hài hước, biết đặt gia đình lên hàng đầu trong mọi sự lựa chọn khiến tôi luôn  thấy mình được an toàn.
Dường như sau khi kết hôn, Linh Nga càng xinh đẹp và rạng ngời hơn
Chị luôn nhấn mạnh gia đình là đích đến, vậy khi nào thì chị mới chạy “nước rút” để đến đích?

Rất nhiều người từng hỏi tôi câu này nhưng hiện tại tôi vẫn chưa biết trả lời ra sao. Tôi còn quá nhiều dự án. Từ nay đến năm 2013, tôi có một lượng lớn học sinh của tôi từ nước ngoài trở về, chúng tôi sẽ cùng nhau làm rất nhiều chương trình. Tôi cũng muốn là mình còn sức trẻ, còn sức khỏe thì thôi tranh thủ cống hiến cho nghệ thuật thêm dăm ba năm nữa.

Người ta thường ví lấy chồng như con diều đã bị buộc dây, nhưng con diều của chị vẫn tha hồ bay theo hướng mình thích. Vậy có thể gọi cuộc hôn nhân của chị là gì mới đúng?

Tôi vẫn hay gọi chồng là... đồng chí, là bạn đấy. Giữa vợ chồng tôi, ngoài tình yêu ra còn là một tình bạn rất đẹp. Tôi thích cuộc sống hôn nhân của chúng tôi mỗi ngày như một mảnh vẽ nhỏ, lâu ngày nó sẽ ghép thành một bức tranh lớn, đầy đặn và sống động. Đến khi chúng tôi có con, tôi sẽ đưa ra cho con xem về quãng thời gian bố mẹ yêu nhau, lấy nhau, sống vì nhau. Tất nhiên, không phủ nhận trong cuộc sống, đôi lúc tôi yêu sàn tập đến mức quên cả chồng, nhưng cũng may anh đã hiểu và thông cảm cho tôi. Bên cạnh múa, gia đình bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng không gì có thể thay thế đối với tôi.
Theo Gia đình & xã hội


- Xử lý hành chính blogger Cô gái đồ long (NLĐ 25-4-11)
(NLĐ) - Theo quyết định đình chỉ vụ án của VKSND Tối cao, hành vi của bà Lê Nguyễn Hương Trà, chủ blog Cô gái đồ long, có đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, bà Trà nhận thức được hành vi của mình, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, chưa có tiền án tiền sự. Mặt khác, CQĐT Bộ Công an và VKSND Tối cao không nhận được phản ánh nào từ phía các công dân mà bà Trà nêu trong bài viết về việc bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Do vậy, VKSND Tối cao quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Trà; yêu cầu CQĐT xử lý hành chính, đồng thời chính quyền địa phương phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp cho bà.
Ngày 23-10-2010, bà Trà đã bị bắt khẩn cấp tại nhà riêng ở quận Tân Bình - TPHCM vì bị cho là đã viết bài trên blog Cô gái đồ long có nội dung sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một số cá nhân và cơ quan Nhà nước.
V.Thư

Blogger Cô Gái Đồ Long được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
Ảnh chụp trang blog Cô Gái Đồ Long
Ảnh chụp trang blog Cô Gái
Đồ Long
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, hôm nay 8/4 bà Lê Nguyễn Hương Trà, tức blogger Cô Gái Đồ Long, đã được cơ quan điều tra mời lên cho biết là đã xếp lại hồ sơ, có nghĩa là được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xin nhắc lại, bà Lê Nguyễn Hương Trà đã được tại ngoại vào ngày 20/01/2011 để chờ xét xử, sau khi bị bắt vào tối 23/10/2010 và bị khởi tố ngày 01/11/2010, vì hành vi « lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ». Tội danh này có thể bị phạt đến ba năm tù.
Trước đó, trong một bài viết trên blog Cogaidolong, bà Hương Trà có đề cập đến đời tư của con trai và vợ ông Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an.

Cũng theo nguồn tin trên, thì bà Lê Nguyễn Hương Trà sẽ tiếp tục viết báo, nhưng sẽ không còn viết blog.
-Diễn viên múa Linh Nga theo "thiếu gia" về Hà Nội
Mô tả ảnh.13/12/2010 15:42:59
Ở tuổi 25, đôi cánh nhỏ không còn muốn vẫy vùng, ít nhất là ở giai đoạn này, khi Linh Nga đã quyết định bước vào đời sống hôn nhân, đánh dấu bằng một đám cưới trong vài ngày tới.
Thiệp cưới đã được gửi tới tay mọi người. Vì không chủ định có một đám cưới rình rang, nên ngoài tình thân cố hữu, thì nhiều khách mời, thậm chí nhiều bạn thân của Linh Nga cũng không được mời tham dự. Tuy nhiên, thông tin về việc Linh Nga sẽ lên xe hoa cùng chú rể - con trai một cán bộ cấp cao tại Hà Nội – vào ngày 16 tới đây vẫn đang lan truyền âm ỉ trong giới showbiz.


Mô tả ảnh.
Đám cưới sẽ tổ chức vào ngày 16/12 tại Hà Nội

Không giấu rằng mình đang yêu một chàng trai xuất thân trong một gia đình vai vế, trong một chia sẻ mới đây, "thiên nga múa" cho hay, hai người mới yêu nhau được gần 1 năm, nhưng với Linh Nga, người đàn ông này đã đủ cho những gì cô mong muốn về một người chồng tương lai.
Khẳng định mình không quan tâm tới những tin đồn xung quanh người mà cô sắp gọi là chồng, Linh Nga tin rằng, nếu người đó yêu cô và muốn có cuộc sống hạnh phúc thì họ sẽ sẵn sàng thay đổi vì cô, và đương nhiên, về phía cô cũng như vậy.
“Tôi không thể cứ nghe tin đồn, chưa tìm hiểu gì mà đã mang về để vặn hỏi, điều ấy sẽ làm người ta bị tổn thương. Bản thân tôi cũng có tin đồn chứ có phải không đâu. Và dù có gì đi nữa, đó cũng đã là cuộc sống trước đây, có khi cả chục năm trước rồi. Còn bây giờ, tôi chỉ cần biết người ta ở hiện tại thế nào, sống với mình ra sao thôi”.


Mô tả ảnh.
Dòng chữ trên thiếp mời được thêu bằng chỉ vàng. Hai chữ ND tượng trưng cho sự kết hợp của hai dòng họ Nguyễn và Đặng

Theo thông tin riêng của chúng tôi, người đảm nhiệm make-up cho Linh Nga Vũ trong đám cưới sẽ là nhà trang điểm nổi tiếng Nam Trung. Tuy nhiên, để đảm bảo bí mật đám cưới đến tận phút chót, khi đăng ký trang điểm với Nam Trung, diễn viên múa Linh Nga cũng chỉ nói chị muốn thực hiện làm mặt cho một show đi diễn bình thường. Thông tin về lễ kết hôn của Linh Nga, hiện vẫn là một bí mật đối với ngay cả giới showbiz TP HCM.
(Theo Xzone)
--Vụ Cô Gái Đồ Long: Một việc làm không đáng có (QĐND 16-11-10) -QĐND – Sự việc người viết blog Lê Nguyễn Hương Trà bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang thu hút sự quan tâm của dư luận cả trong và ngoài nước. Qua các trang mạng, một số tổ chức ở nước ngoài đã lên tiếng cho rằng, các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam đã vi phạm quyền dân chủ. Họ còn đặt vấn đề rằng, sự việc trên chẳng quá quan trọng nếu người bị xâm phạm lợi ích không phải là một cán bộ lãnh đạo thuộc Bộ Công an Việt Nam…-THD- Báo QĐND xếp bài bình luận này vào loạt bài chống "diễn biến hoà bình".  Cô gái Đồ Long chủ trương "diễn biến hoà bình"?  Tôi chưa biết chuyện này.
:  --NHÀ NƯỚC NHÂN TRỊ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ BS Hồ Hải
Suy nghĩ mãi, cuối cùng quyết định là nên viết về 2 vấn đề nhân trị và pháp trị để chia sẻ kiến thức với cộng đồng, vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực cốt tử cho một dân tộc muốn tiến lên hay lùi lại.

Thực tình bây giờ ngồi bàn luận về 2 khái niệm nhà nước nhân trị và pháp trị là chuyện quá lỗi thời so với các think tanks của đảng. Vì ngay trong văn kiện dự thảo cho đại hội đảng cộng sản Việt nam lần thứ X, năm 2006 đã đưa vấn đề: "xây dựng cơ chế vận hành của nhà nớc pháp quyền" mà một ông tiến sĩ đã bàn trong một bài báo. Viết như ông tiến sĩ nọ thì rối rắm quá. Tôi thử hiểu thật đơn giản và bình dân, rồi liên hệ đến những sự kiện gần đây xem một nhà nước pháp quyền đã thực sự có được trong 5 năm dày công xây dựng của nhà nước ta đã được chưa hay là nói thì dễ nhưng làm thì khó như ngài Tất Đạt Đa đã dạy?
Là một người dân không học luật, nên tôi hiểu nôm na là một nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi công dân kể cả lãnh tụ không một ai được đứng trên pháp luật, mà pháp luật là cái lề để từ lãnh tụ đến người dân tuân hành cho mọi tư duy và hành động trong xã hội. Còn một nhà nước nhân trị là một nhà nước mà ở đó chỉ cần có một người hoặc một nhóm người đứng trên pháp luật và xem pháp luật là công cụ quyền lực của riêng mình, mà không vì cho cộng đồng.Một nhà nước pháp quyền luôn làm việc theo đúng luật định mà cơ quan lập pháp đã đưa ra. Tất cả mọi thông tin, chứng cứ của một vụ án luôn khách quan, cụ thể trong suốt quá trình tiến hành án lệnh. Trong khi đó một nhà nước nhân trị mọi thông tin và chứng cứ của một vụ án có ít hoặc nhiều cảm tính và sai lệch trong suốt quá trình tiến hành án lệnh.
Như một bài viết của tôi Văn hóa và sự phát triển, người ta thấy rằng các nước có nền văn hóa duy tình (nông nghiệp) làm thống sóai cho nền văn hóa quốc gia đa phần có một nhà nước nhân trị. Ngược lại các nhà nước có nền văn hóa duy lý (du mục) thường là một nhà nước pháp trị. Một nhà nước pháp trị luôn thúc đẩy xã hội phát triển, trong khi đó nhà nước nhân trị là nguyên nhân kéo lùi đất nước làm chậm tiến. Cho nên khuynh hướng các nước có nền kinh tế phát triển luôn có sự giao lưu các nền văn hóa để gìn giữ truyền thống và cải tiến hoặc lọai bỏ những sai sót khi cần.
Như thế thì, trong câu chuyện các bloggers bị bắt gần đây là một biểu hiện của một nhà nước nhân trị hay nhà nước pháp trị? Tôi thử ghi lại các sự kiện một cách gián tiếp qua báo chí của đảng đã dưa tin để nhìn xem tôi có tư duy để tôi tồn tại không như sau:
Qua sự kiện blogger Cô Gái Đồ Long - nhà báo Hương Trà - thì ban đầu theo thông tấn xã Việt Nam thì cô này bị bắt vì bôi nhọ gia đình một quan chức và phản ảnh không chính xác một số người đẹp trong làng giải trí được hậu thuẩn bỡi gia đình quan chức này. Nhưng chỉ 1 tuần sau thì trên trang báo mạng có số người đọc lớn nhất Việt Nam lại đưa cái tít ngược lại với những điều mà Thông tấn Xã Việt Nam đã đưa ra: Hương Trà bị bắt không phải vì "đụng đến thứ trưởng công an".
Lại thêm sự kiện vừa mới đây, việc bắt ông tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ với lý do ban đầu mà báo Vietnamnet đưa là tạm giữ vì "Kiểm tra hiện trường ban đầu cơ quan công an xác định, trong phòng có 2 bao cao su đã qua sử dụng cùng nhiều tài sản, tư trang cá nhân. Người đàn ông cởi trần, chỉ mặc quần lót được xác định là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và người nữ được xác định là bà H.L.N.Q. (ngụ Q.6, TP.HCM, là luật sư thuộc Hội luật gia TP.HCM)." Nhưng sau đó lại đưa thông báo là Bắt ông Cù Huy Hà Vũ "tội tuyên truyền chống nhà nước"!
Rõ ràng qua 2 sự kiện trên cho ta thấy nhà nước chúng ta dù đã cố gắng thực hiện và triển khai nghị quyết của đại hội đảng lần thứ X trong 5 năm qua, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Từ lý thuyết đến thực tiễn quả là chông gai. Văn kiện đại hội đảng lúc nào cũng đúng, nhưng khi đi vào thực tiễn thì vẫn khó khăn làm sao?
Nhưng tôi lại nghĩ, trong 2 sự việc trên có "ai" đã tự tiện phá luật và đứng trên luật pháp của quốc gia để muốn từ bỏ một nhà nước pháp trị trở về lại nhân trị, vì mục tiêu không tốt? Nếu thế thì thật là nguy hiểm cho quốc gia và dân tộc.
Asia Clinic, 16h28' ngày thứ Ba, 09/11/2010
- Ỷ Thiên Ðồ Long Ký (Trịnh Hội)

Hôm nay, đọc tin cập nhật trên mạng mới biết được là nhà báo Hương Trà, tức blogger Cô Gái Đồ Long, sau gần mười ngày bị bắt giam cuối cùng đã “được” Công an Việt Nam khởi tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm… lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Tôi dùng chử “được” vì ở cái khoản này với thời gian bị tạm giam là 10 ngày trước khi bị khởi tố thường hoàn toàn không là một vấn đề gì đối với Bộ Công an Việt Nam.
Blogger Cô Gái Ðồ Long tức nhà báo Hương Trà. (Hình: blogcogaidolong.multiply.com)
Thật ra thì tôi cũng không biết gì nhiều về cá nhân hoặc việc làm của Cô Gái Đồ Long để có ý kiến. Tuy lúc mới lớn tôi rất thích đọc chuyện chưởng nhưng tập truyện dài Ỷ Thiên Đồ Long Ký  không phải là tập truyện mà tôi mê. Nó nhập nhằng quá nhiều giữa tà phái và chính phái. Và những nhân vật chính trong tập truyện phần lớn đều là những người không…hiền.
Đặc biệt là những nhân vật nữ: từ mẹ của Vô Kỵ cho đến Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược… họ là những nhan sắc tuyệt trần, giỏi võ kinh người nhưng cũng rất giỏi trong việc… gạt đàn ông. Kể cả những người mà họ từng yêu say đắm và đã chăn gối mặn nồng một thời như với giáo chủ Ma Giáo Trương Vô Kỵ.
Có lẽ cũng vì vậy mà tuy thỉnh thoảng tôi có nghe nói đến cái tên này nhưng tôi không để tâm cho mấy. Mãi cho đến khi nghe tin cô ấy bị bắt vì tội dám viết blog về gia đình của một thứ trưởng công an tôi mới lên mạng tìm đọc blog này. Và đọc xong tôi mới hiểu rõ hơn tại sao blog Cô Gái Đồ Long lại có nhiều người đọc (cái này chắc tôi cần phải học hỏi nhiều hơn từ chính tác giả!).
Thứ nhất, phần lớn các blog của cô đều liên quan đến chuyện hậu trường sân khấu của các sao. Ngay cả câu chuyện đoạt giải Cánh Diều Vàng của tôi vào đầu năm nay cũng được cô chiếu cố qua một bài blog khá dài mang tựa đề Cánh Diều Trịnh Hội mà cho đến nay tôi mới có dịp đọc (và đọc xong tôi mới thấy hơi ngạc nhiên là không hiểu sao mà cô này biết rõ quá - ngay cả nhà bà nội, bà ngoại của tôi ở Quận 3 và Quận Thủ Đức cô ta cũng biết - mặc dù tôi chưa bao giờ gặp cô và cô cũng chưa bao giờ trực tiếp phỏng vấn tôi!).
Thứ hai, văn viết của cô thỉnh thoảng đọc giống y như văn nói. Nó lại thường được cho đi kèm với rất nhiều hình ảnh phụ họa nên làm cho người đọc có cảm giác như họ đã đi được tới tận nơi, thấy được tận mắt, nghe được tận tai những gì đang được tường thuật lại.
Thứ ba, và tôi nghĩ đây mới là vấn đề đáng bàn và cũng có lẽ là lý do tại sao cô đã bị khởi tố, một số sự việc, vấn đề cô nêu lên thường bạn đọc sẽ không thể nào tìm thấy trên các báo chính thống, kể cả các tờ báo chính thống ở hải ngoại vì nó… tám quá. Nó ghi lại những gì thiên hạ đang đồn hà rầm ở bên ngoài, ở các quán cà phê, góc phố, những lúc bạn bè nhóm họp, tán gẫu nhưng chẳng có ai sẽ có đủ thời gian và sức lực để tìm ra cho được manh mối viết thành một bài điều tra cho đăng báo.
Ngoại trừ Cô Gái Đồ Long.
Nhưng thật ra nếu như cô chỉ đụng đến các nghệ sĩ thì cùng lắm cô chỉ bị thưa ra tòa án dân sự, như ca sĩ Phương Thanh đã từng làm. Nếu ở Mỹ, ở Úc thì cũng được có thế. Những lời thưa kiện, cáo buộc (charge) như “phỉ bang”, “vu khống”, “bôi nhọ” chỉ nằm ở khía cạnh dân sự và không phải là tội hình sự. Nếu bị xử có tội (và điều này rất khó để nguyên đơn chứng minh), tòa chỉ tuyên án xử phạt số tiền mà bị cáo phải trả cho nguyên đơn. Sau đó thì đường ai nấy đi và hoàn toàn chẳng liên quan gì đến chính quyền hay công an cảnh sát phòng chống tội phạm.
Thế nhưng một lần nữa chúng ta lại thấy ở Việt Nam cái gì nó cũng khác. Không muốn đụng đến công an (như tôi chẳng hạn) thì bạn cũng phải đụng đến nếu họ muốn. Còn nếu như đã đụng đến họ rồi thì chắc… khó gỡ. Nhất là khi, theo báo Tuổi Trẻ cho biết, chính Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh đã ra lệnh chỉ đạo.
Nghĩ lại thấy cũng lạ. Một công ty nhà nước Vinashin vừa làm cho cả nước nợ hơn 4 tỷ đô (đô chứ không phải đồng!) thì chẳng thấy ông tướng nào lên tiếng là lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng! Thế nhưng chỉ cần một bài blog cá nhân đăng trên một trang mạng cũng thuộc riêng về cá nhân thì có đủ mặt bá quan, văn võ.
Quan văn với tư cách là luật sư gì đó lên tiếng bảo là tội này cần phải xử. Một quan văn khác đang làm nhà báo liền cho đăng lên báo ngay. Kể cả sự chỉ đạo của quan võ đại tướng và lời buộc tội của thiếu tướng đang thi hành nghĩa vụ.
Tuyệt nhiên không nghe thấy một tiếng nói nào khác, kể cả tiếng của luật sư bào chữa hay của gia đình phản kháng.
Trong câu chuyện Cô Gái Đồ Long này thật ra nếu trách chúng ta cần phải trách rất nhiều người. Chúng ta cần trách luật pháp vẫn còn quá mơ hồ, lỏng lẻo để lúc nào nó cũng bị lợi dụng bởi chính các anh công an nhà ta. Nhưng trên hết chúng ta cần trách sự khiếp nhược, lãnh cảm của cả một dân tộc từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Từ chuyện Hoàng Sa, Trường Sa cho đến chuyện Cô Gái Đồ Long.
Chẳng hiểu sao hôm nay tôi bi quan quá.

- Thư xin lỗi là tình tiết giảm nhẹ cho Hương Trà VNN -Thứ Bảy, 06/11/2010 (GMT+7)
Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh cho rằng, thư xin lỗi của gia đình bà Lê Nguyễn Hương Trà, chủ nhân của blog "Cô gái Đồ Long" gửi tới Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn và gia đình cũng như thái độ thành khẩn của bà Hương Trà có thể sẽ là những tình tiết giảm nhẹ. 
Chiều 6/11, thông tin trên được NLĐ cho hay sau khi báo này có trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Hồng Anh, luật pháp có những quy định về các tình tiết giảm nhẹ nếu như người vi phạm thành khẩn, nhận thức được sai phạm của mình, nhân thân tốt...

NLĐ đã lời Bộ trưởng Lê Hồng Anh, cho rằng: “Vụ bà Hương Trà cũng nằm trong quy định của pháp luật về những tình tiết giảm nhẹ”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, kết luận sai phạm đến đâu và như thế nào là thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.
d
Những người xúc phạm, bôi nhọ người khác trên các blog "không nổi tiếng" như blog "Cô gái Đồ Long" liệu có bị xử lý như bà Hương Trà? (Ảnh: VietNamNet)
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào tối 23/10, bà Lê Nguyễn Hương Trà đã bị bắt khẩn cấp vì viết bài sai thật trên blog "Cô gái Đồ Long" về gia đình ông Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an.

Bà Lê Nguyễn Hương Trà bị khởi tố về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Ngày 31/10, mẹ và chồng của bà Hương Trà đã gửi thư xin lỗi đến Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn và gia đình ông vì bà Trà đã viết bài trên blog "Cô gái Đồ Long" có “nội dung xúc phạm đến ông và gia đình”.

Bức thư, được trích đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 2/11 có đoạn: “Thời gian vừa qua, gia đình chúng tôi được biết Hương Trà viết một bài trên blog Cô gái đồ long có nội dung xúc phạm đến ông và gia đình. Chúng tôi biết rõ Hương Trà là người rất tích cực trong công tác từ thiện, yêu văn hóa và nghệ thuật, trực tính nhưng lại rất nông nổi. Tuy vậy, bài viết blog có hành vi xúc phạm thì không chấp nhận được... Chúng tôi thay mặt cho Hương Trà và gia đình viết thư này để thành thật xin lỗi ông và gia đình, cũng như kính mong sự khoan hồng của pháp luật cho hành vi xúc phạm nói trên”.
Liên quan đến vấn đề này, trả lời báo Tuổi Trẻ xung quanh vụ việc bà Lê Nguyễn Hương Trà bị bắt, Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) khẳng định, việc bắt giữ bà Trà là khách quan, đúng trình tự pháp luật, có chứng cứ cụ thể.
- Gia đình Cogaidolong gửi thư xin lỗi Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn 02/11/2010 22:05:10
Liên quan đến việc bà Lê Nguyễn Hương Trà, blogger Cogaidolong (Cô gái Đồ Long) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, mẹ và chồng của bà Hương Trà đã gửi thư xin lỗi đến Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Thứ trưởng Bộ Công an và gia đình.
TIN LIÊN QUAN

Báo Tuổi trẻ cho hay, trong bức thư gửi ngày 31/10 qua đường bưu điện tới ông Nguyễn Khánh Toàn, mẹ và chồng của bà Hương Trà có viết:
“Thời gian vừa qua, gia đình chúng tôi được biết Hương Trà viết một bài trên blog Cô gái Đồ Long có nội dung xúc phạm đến ông và gia đình. Chúng tôi biết rõ Hương Trà là người rất tích cực trong công tác từ thiện, yêu văn hóa và nghệ thuật, trực tính nhưng lại rất nông nổi. Tuy vậy, bài viết blog có hành vi xúc phạm thì không chấp nhận được... Chúng tôi thay mặt cho Hương Trà và gia đình viết thư này để thành thật xin lỗi ông và gia đình, cũng như kính mong sự khoan hồng của pháp luật cho hành vi xúc phạm nói trên”.

Lê Nguyễn Hương Trà. Ảnh: Dân trí
Lê Nguyễn Hương Trà. Ảnh: Dân trí


Trong khi đó, trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh nội dung những bài viết của bà Hương Trà, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn không bình luận gì và cho rằng cứ để cơ quan chuyên môn làm đúng theo pháp luật.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại tối 1/11, Đại tướng Lê Hồng Anh - Bộ trưởng Bộ Công an - cho biết có nghe báo về vụ việc bà Hương Trà viết những bài viết sai sự thật về gia đình ông Nguyễn Khánh Toàn - Thứ trưởng Bộ Công an - và đưa lên mạng. Sau khi nghe báo cáo, Đại tướng Lê Hồng Anh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh, xử lý đúng theo chức năng, nhiệm vụ và trình tự pháp luật.

Còn Thiếu tướng Cao Minh Nhạn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm khẳng định với VnExpress, việc xử lý Hương Trà là khách quan, đúng luật, không phải vì bị can này đã xúc phạm đến gia đình một Thứ trưởng Bộ Công an.

Theo cơ quan công an, Hương Trà đã viết bài về “hậu trường” lấy chồng của các người đẹp tung lên blog “Cô gái đồ long” của mình. Bên cạnh thông tin cụ thể tên tuổi, địa vị xã hội của phu quân của những người đẹp, blogger này còn nêu và bàn luận về các thông tin có liên quan đến gia đình một thứ trưởng Bộ Công an.

Cơ quan điều tra cho rằng, nội dung bài viết trên không có cơ sở và Hương Trà thừa nhận đã viết bài sai và đưa lên blog của mình.
Q.L (Tổng hợp)
Những câu hỏi chưa thấy câu trả lời Đông A
Lần đầu tiên, báo chí Việt Nam chính thức nhắc đến tên Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn trong vụ blogger Cô gái Đồ Long bị bắt. Trước đây mới đầu báo chí Việt Nam chỉ nói đến một cán bộ cao cấp cấp bộ, sau đấy rõ hơn một chút là cán bộ cao cấp Bộ Công an, rồi đến chức Thứ trưởng, và cuối cùng đến hôm nay là tên đầy đủ Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn. Chắc hẳn đấy là cả một quá trình điều tra thận trọng của báo chí (!), không như BBC tiếng Việt đưa tin ngay lập tức. Trang tin Bee còn cho biết thêm chính Đại tướng Lê Hồng Anh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh, xử lý theo đúng trình tự của pháp luật sau khi được báo cáo. Tuy nhiên tôi thấy có một số câu hỏi mà tôi cảm thấy thắc mắc nhưng đọc báo Việt Nam thì thấy chưa có câu trả lời:

1. Chưa thấy cơ quan điều tra giải thích tại sao phải tiến hành bắt khẩn cấp blogger Cô gái Đồ Long.

2. Chưa thấy cơ quan điều tra đưa ra tiêu chí, đặc điểm tường minh phân biệt các vụ việc mang tính dân sự và hình sự. Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng và liên quan tới blogosphere.

3. Bốn năm trước đây các thư ngỏ (tôi không rõ là thư nặc danh hay thư không nặc danh) phổ biến trên mạng internet, trong đấy thấy có ghi gửi tới chính Bộ trưởng Lê Hồng Anh, và hẳn Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã được báo cáo. Vậy không rõ bốn năm trước Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh, điều tra, xử lý và kết quả như thế nào? Giá như bốn năm trước Bộ Công an thông báo kết quả điều tra, xử lý vụ việc các thư ngỏ trên thì có phải vừa bảo vệ uy tín cán bộ cao cấp và chính cơ quan của mình,  vừa ngăn chặn được tin đồn thất thiệt và  không dẫn tới vụ việc hôm nay. Chức năng của Bộ Công an chính là ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm. Để sự việc hôm nay xảy ra, Bộ Công an không thể không có phần trách nhiệm của mình: đã không công bố kịp thời vụ việc điều tra, xử lý các thông tin trong các thư ngỏ và  những người liên quan có thể ví dụ như tác giả thư ngỏ là nặc danh hay không, để ngăn chặn kịp thời tin đồn liên quan trực tiếp tới cán bộ cấp cao và chính cơ quan của mình.

Lưu ý: Entry này không nhận comment. Bất kỳ comment nào cũng sẽ bị xóa.

-Hương Trà bị bắt không phải vì 'đụng đến Thứ trưởng Công an' (VnEx 2-11-10) thiếu tướng Cao Minh Nhạn khẳng định, việc khởi tố bị can, bắt tạm giam (thời hạn 2 tháng) đối với Lê Nguyễn Hương Trà về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258 Bộ luật hình sự) là hoàn toàn khách quan, đúng pháp luật. Uy tín là trọng, sinh mạng thì khinh (RFA 2-11-10)Đêm 23 tháng 10, công an đã đổ đến tư gia của bà Lê Nguyễn Hương Trà – một blogger có nick name “Cô gái Đồ Long” - tọa lạc ở quận Tân Bình, TP.HCM – để bắt bà theo thủ tục bắt khẩn cấp.

Ngày 1 tháng 11, Thiếu tướng Cao Minh Nhạn, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm của Bộ Công an chính thức loan báo, cơ quan này đã có quyết định khởi tố bà Lê Nguyễn Hương Trà về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Nguyên nhân chính khiến bà Trà bị bắt là vì bà đã từng công bố trên Internet một bài viết, trong đó có những chi tiết liên quan đến vợ con ông Nguyễn Khánh Toàn, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Việc Công an Việt Nam sử dụng công quyền để bảo vệ uy tín của ông Nguyễn Khánh Toàn và gia đình ông ta có đúng pháp luật và còn gì khác đáng ngẫm nghĩ.

Bắt khẩn cấp vì đụng vào tướng!

Ngày 14 tháng 10, bà Lê Nguyễn Hương Trà đưa lên blog “Cô gái Đồ Long” bài “Các người đẹp lấy chồng”. Khoảng 1/3 bài viết gần 2.000 từ này, đề cập đến chuyện một trong những diễn viên múa ở TP.HCM sẽ lấy Nguyễn Khánh Trọng – con trai ông Nguyễn Khánh Toàn làm chồng.
Bà Trà đã gom nhặt dư luận để kể thêm với độc giả rằng, con trai ông Thứ trưởng thường trực Bộ Công an là một thanh niên ăn chơi nổi tiếng, đã từng “đầu ấp, tay gối” với rất nhiều diễn viên, ca sĩ, kể cả Hoa hậu Việt Nam. Nguyễn Khánh Trọng cũng chính là người dùng chiếc Camry mà Bùi Tiến Dũng – bị án chính trong vụ án PMU 18 – cho lãnh đạo ngành Công an “mượn”.
Cũng theo bà Trà thì ngày nào, cô diễn viên múa ở TP.HCM cũng gửi hoa cho bà mẹ chồng tương lai, một “hoàng hậu không ngai”, một “Giang Thanh” (nhân vật từng khuynh loát chính trường Trung Quốc từ 1966 - 1976) của Việt Nam…
Những trường hợp bắt người khẩn cấp mà không đúng với các trường hợp đã nêu trong khoản 1 của điều 81 Luật Tố tụng Hình sự 2003 thì đều là sai, đều là phi pháp.
Luật sư Hà Đình Sơn
Đúng hai tuần sau khi đưa lên blog “Cô gái Đồ Long” bài “Các người đẹp lấy chồng”, bà Trà bị “bắt khẩn cấp”.
Khoan bàn đến những chi tiết trong bài “Các người đẹp lấy chồng” có chính xác hay không. Liệu Công an có quyền thực hiện thủ tục bắt khẩn cấp để xem xét, xử lý về mặt hình sự, chỉ vì ai đó công bố những thông tin bị xem là sai sự thật, ảnh hưởng tới uy tín của những công dân khác? Chúng tôi đã nêu những thắc mắc này với luật sư Hà Đình Sơn…
Trân Văn: Theo Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lúc nào công an có quyền bắt người theo thủ tục “bắt khẩn cấp"?
Luật sư Hà Đình Sơn: Điều 81 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định rất rõ những trường hợp bắt người khẩn cấp. Thứ nhất là khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ thứ hai là khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Trường hợp thứ ba là khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Trân Văn: Thưa anh, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là trên 15 năm tù.
Hình phạt tối đa của tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” chỉ đến 7 năm.
Thế thì với một người mà có hành vi bị xác định là phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, nếu như không có các yếu tố cần phải ngăn chặn người đó trốn, không có yếu tố người đó tiêu hủy chứng cứ và tội họ phạm không phải là tội thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì có cơ sở để bắt khẩn cấp không?
Luật sư Hà Đình Sơn: Theo quan điểm của tôi, những trường hợp bắt người khẩn cấp mà không đúng với các trường hợp đã nêu trong khoản 1 của điều 81 Luật Tố tụng Hình sự 2003 thì đều là sai, đều là phi pháp.
Trân Văn: Thưa anh, nếu việc “bắt khẩn cấp” không hội đủ các yêu cầu của Luật Tố tụng Hình sự như anh vừa kể thì cơ quan nào có trách nhiệm khắc phục hậu quả do vi phạm tố tụng?
Luật sư Hà Đình Sơn: Theo nguyên tắc chung của pháp luật thì cơ quan nào làm sai, cơ quan đó phải khắc phục.

Để chết dân thì không bị truy cứu

Vào thời điểm Bộ Công an thực hiện việc bắt khẩn cấp bà Lê Nguyễn Hương Trà thì cũng tại TP.HCM, cả báo giới lẫn công chúng ở thành phố này đang tỏ ra hết sức bất an khi hàng loạt “hố tử thần” liên tục xuất hiện trên nhiều con đường.
yeuamnhac-250.jpg
Cô Lê Nguyễn Hương Trà tức Blogger "Cô gái Đồ Long". Photo courtesy of yeuamnhac.com
Điểm đáng chú ý là tuy hiện tượng mặt đường bỗng nhiên lún sụt vì thi công cẩu thả, kiểm tra, giám sát vô trách nhiệm, đã kéo dài từ tháng 7 đến cuối tháng 10 và làm cho vài người thiệt mạng, một số người khác bị thương, hàng chục phương tiện giao thông các loại bị hư hại, giao thông đình trệ, song vẫn không có bất kỳ cá nhân nào bị truy cứu trách nhiệm. Đây cũng là lý do để chúng tôi tiếp tục nêu ra một số thắc mắc khác với luật sư Hà Đình Sơn…   
Trân Văn: Thưa anh, theo Luật Hình sự Việt Nam, khi có những công dân tử vong do tắc trách trong kiểm tra, giám sát việc thi công các công trình công cộng thì các cơ quan bảo vệ pháp luật có bị buộc phải khởi tố vụ án để điều tra, xác định trách nhiệm của những cá nhân có liên quan không?
Luật sư Hà Đình Sơn: "Theo quy định của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam thì khi mà có vi phạm Luật Hình sự Việt Nam thì các cơ quan điều tra phải có trách nhiệm khởi tố."
Trân Văn: Những trường hợp do tắc trách khiến công dân tử vong, bị thương, tài sản bị hư hại thì có dấu hiệu của tội gì?
Luật sư Hà Đình Sơn: "Nếu như công dân tử vong, bị thương, tài sản bị hư hại như trường hợp các hố ở trên đường giao thông tại một số thành phố thì có dấu hiệu của tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."
Trân Văn: Thưa anh, vì sao trong thực tế, rất hiếm khi lối ứng xử tắc trách bị khởi tố?
Luật sư Hà Đình Sơn: "Điều này xuất phát từ một thực tế, đây là lỗi gián tiếp của cơ quan nhà nước gây ra cho người dân. Với lỗi gián tiếp thì Việt Nam thường không để ý đến đối tượng vi phạm.
Có một thực tế nữa là ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước cũng như công chức mà gây thiệt hại cho người dân thì quá nhiều và quá phổ biến nên nó trở thành như một thói quen và người ta có thể gọi là một văn hóa tiêu cực của xã hội.
Trong xã hội không có đối trọng nên các công chức và các cơ quan nhà nước đã tỏ ra thản nhiên hay là vô cảm về trách nhiệm của mình trước xã hội.
Luật sư Hà Đình Sơn
Nguyên nhân thì có lỗi từ hai phía. Một phía là do người dân cam chịu sự vô lý này. Người dân đã bị mất khả năng phản kháng trước những vi phạm quyền lợi và sau đó thì người ta trở thành bàng quan với các vấn đề của xã hội.
Lỗi thứ hai ở về phía nhà nước, do các cơ quan hoặc là công chức nhà nước không chịu một sức ép pháp luật nào. Nói cách khác là trong xã hội không có đối trọng nên các công chức và các cơ quan nhà nước đã tỏ ra thản nhiên hay là vô cảm về trách nhiệm của mình trước xã hội."
Đến nay, đã có hai viên tướng Công an đứng ra giải thích, khẳng định việc bắt bà Lê Nguyễn Hương Trà là đúng pháp luật và cần thiết. Còn tại TP.HCM, báo giới thống kê đã xác định được 31 “hố tử thần” nhưng chưa biết ai phải chịu trách nhiệm vì Công an Việt Nam không khởi tố vụ án hình sự nào.


Vietnam police charge blogger with libel, victim not identified DPA Hanoi - A popular society blogger in Vietnam has been charged with libel for describing a deputy minister's son as a womanizer linked to underworld figures, police said Tuesday.
But police declined to specify whether she was charged with libeling the son, the deputy minister, or other parties, saying the investigation was not complete.
Police filed charges Monday against Le Nguyen Huong Tra, 35, who was arrested October 23. In a blog post dated October 21 and subsequently taken down, she had written that police official Nguyen Khanh Trong, son of Deputy Minister of Public Security Nguyen Khanh Toan, was romantically linked to several models and actresses, and was 'respected' by gangsters.
Police said Tra would be prosecuted both for libeling private persons and for harming state interests.
'She libeled a high official working for the state, which not only damaged his reputation, but made people think badly of state officials,' police Major General Cao Minh Nhan, deputy chief of the anti-crime department of the Ministry of Public Security, said.
Copies of Tra's blog post on other websites show that it did not directly criticize Toan, but did have a link to a letter of complaint from a ministry official, hosted on a different website, alleging that his son Trong had a drug addiction problem and denouncing Toan for using his influence to get him a job.
Police Colonel Nguyen Tri Phuong said police had made an 'initial' finding of who Tra had libeled in her post, but would not make it public until their investigation was complete.
Press freedom groups and foreign governments have expressed concern over the arrest, as well as the detention of several other bloggers and human-rights activists. During a visit to Hanoi on Saturday, US Secretary of State Hillary Rodham Clinton criticized Vietnamese government 'attacks on bloggers.'
If found guilty, Tra could face up to seven years in prison.

Vì sao Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt? (RFA). 1-11-10) “Tuy nhiên một câu hỏi khác được đặt ra: liệu có phải chính đích thân ông thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, trong vai trò thứ trưởng Bộ Công An đã chính thức phát pháo lệnh trả thù tác giả bài báo đã làm hoen ố thanh danh gia đình ông hay không, hay phía sau còn một điều gì khác nữa?… Có lời đồn đoán, sự cứng rắn này là từ những đối thủ của ông, nhằm tung hê ra trước dư luận sự xa hoa và những bê bối của bản thân ông Toàn và gia đình. Nếu ông Toàn đang nhắm đến chức Bộ trưởng bộ Công An, thì đây quả là đòn độc để triệt hạ uy tín cá nhân và uy tín chính trị của ông.
Dân chủ - Internet: Democracy in Cyberspace (Foreign Affairs Nov-Dec 2010) -- Internet có giúp dân chủ hoá không?  Bài nên đọc của Ian Bremmer.  THD trả $$$ ["The Chinese leadership also uses more low-tech means to safeguard its interests online. The average Chinese Web surfer cannot be sure that every idea or opinion he encounters in cyberspace genuinely reflects the views of its author. The government has created the 50 Cent Party, an army of online commentators that it pays for each blog entry or message-board post promoting the Chinese Communist Party's line on sensitive subjects" I didn't know that! Ở Việt Nam có ai đuợc trả tiền để làm việc này không?]
-"Biệt dược" quản lý blogger (TVN) -Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng tìm cách quản lý blog, hoặc đưa ra các quy tắc để điều chỉnh hành vi của người viết blog (blogger) nhằm ngăn chặn làn sóng lợi dụng công cụ này đưa thông tin sai sự thật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quản lý blog vì xã hội
Chia sẻ với báo giới trong đợt công tác tại Việt Nam tháng 3-2009, Phó Chủ tịch Yahoo! Ken Mandel cho rằng, quản lý blog là điều bình thường. Ông Mandel giải thích, internet là ngành công nghiệp non trẻ và có tốc độ phát triển nhanh nên không chỉ Việt Nam mà hầu hết chính phủ của các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải tìm hiểu và đưa ra nhiều phương cách quản lý khác nhau.
Hãng thông tấn BBC ngày 10-10-2010 trích dẫn kết quả dự án nghiên cứu hành vi trực tuyến của người dùng toàn cầu do TNS Global Market Research (Anh) thực hiện cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người Trung Quốc đã và đang viết blog. Điều đó đồng nghĩa với số blogger ở Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới.
Trung Quốc cũng là quốc gia đưa ra nhiều biện pháp quản lý blog được cho là chặt chẽ nhất hiện nay. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ blog đã ký thỏa thuận với Ban Xã hội mạng nằm trong Bộ Thông tin của Trung Quốc, yêu cầu blogger phải đăng ký tài khoản bằng tên thật.
Những công ty này còn phải kiểm duyệt nội dung được đưa lên, có địa chỉ rõ ràng của blogger đó và có trách nhiệm tiết lộ thông tin người sử dụng khi được yêu cầu. Đồng thời, chính họ cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu để sai phạm diễn ra.
Nhà cung cấp dịch vụ có quyền xóa những nội dung không hợp pháp, không lành mạnh mà không cần có sự đồng ý của blogger. Ngoài ra, người viết blog ẩn danh, giấu tên sẽ tuyệt đối không được đăng bài (post) hay bình luận (comment)... Tuy nhiên, đến nay chưa có một thống kê nào cho thấy biện pháp quản lý này là thành công ở mức tuyệt đối.
Trong khi đó, Malaysia cũng dự định sẽ yêu cầu chủ nhân blog công bố danh tính để tránh những bình luận quá khích.
Luật pháp của Đức chú trọng bảo vệ quyền riêng tư như thông tin về sức khỏe của cá nhân, đời sống riêng tư, gia đình, hình ảnh cá nhân... Một blogger có thể bị kiện nếu đưa lên mạng một bức tranh châm biếm quan chức. Thậm chí, nếu các nội dung đưa lên một trang web đăng ký ở nước ngoài bởi một người Đức thì cá nhân đó vẫn có thể bị truy tố...
Nhiều nước khác lại soạn ra những bộ quy tắc đạo đức và đề nghị blogger tuân thủ, còn các vi phạm khác thì sẽ bị xử lý theo những bộ luật liên đới.
Do mỗi quốc gia trên thế giới có một định chế pháp lý riêng biệt nên điều khó khăn nhất đối với việc quản lý blog là danh tính thật của blogger. Vì trong một "xã hội ảo" thì việc đưa ra các quy định: yêu cầu các blogger phải khai tên thật, địa chỉ cụ thể... được cho là khó khả thi, nhất là khi blogger dùng dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài, máy chủ đặt ở nước khác.
Do đó, câu chuyện quản lý chỉ là "tương đối", áp dụng được với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và blogger có cùng quốc tịch. "Biệt dược" cho blogger "bẩn" đến nay vẫn là thử thách lớn đối với những người được giao nhiệm vụ quản lý nó.
Tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội
Hiện nay, hành lang pháp lý hướng đến điều chỉnh hành vi của blogger Việt là Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18-12-2008 của Bộ Thông tin - Truyền thông "Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet".
Thực chất, đây là những hướng dẫn cho cộng đồng người sử dụng blog biết những điều gì không được làm vì vi phạm pháp luật, không đưa ra các chế tài xử lý mới, mà chỉ tham chiếu các chế tài đã có trong Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự... và các luật hiện hành có liên quan.
Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Thông tư 07 có một số điểm chưa rõ ràng nên người dân sẽ gặp khó khăn trong việc chấp hành, cơ quan quản lý cũng sẽ "vướng" khi thực thi nhiệm vụ. Đó là việc blogger khó xác định trang thông tin nào vi phạm quy định nhà nước để không đặt đường liên kết nếu danh sách các trang này không được đăng tải công khai.
Thông tư cũng quy định chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân phải bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thông tin cá nhân. Thế nhưng thực tế có những blog là do một nhóm người lập nên để trao đổi thông tin, dữ liệu dùng chung (bài giảng, ảnh tập thể, lịch học...), nếu có sơ sẩy sẽ quy trách nhiệm cho ai.
Trong khi đó, một chuyên gia công nghệ (xin giấu tên) cho rằng, quản lý các blog thiếu lành mạnh không quá khó, nhất là xét dưới góc độ công nghệ. Các địa chỉ trên internet đều có thể truy xuất để tìm ra đầu mối nên không mấy khó khăn nếu muốn kiểm soát trong những trường hợp cần thiết.
Với những doanh nghiệp xuyên quốc gia vào nước ta hoạt động, các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể đề nghị họ cung cấp thông tin cần thiết theo pháp luật Việt Nam, kể cả những trường hợp liên quan đến luật quốc tế, để vừa bảo đảm việc kiểm soát, vừa vẹn toàn mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp mà người sử dụng không bị mất quyền riêng tư. Với những trường hợp lập blog thiếu lành mạnh ở nước ngoài thì có thể áp dụng biện pháp cấm không cho truy nhập ở Việt Nam.
Trong khi câu chuyện quản lý blogger có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là vấn đề hiệu quả thì với những người viết blog chân chính, đây vẫn là một công cụ giải trí, trao đổi thông tin hiệu quả. Với số đông blogger, những nguyên tắc họ tuân thủ chính là luật pháp và đạo đức xã hội với điểm cốt lõi là quan hệ ứng xử giữa người với người. Tự có cách hành xử trên blog một cách văn minh và trách nhiệm vẫn là gợi ý thuyết phục vào thời điểm này.
TNS Global Market Research đã phỏng vấn 50.000 người dùng ở 46 quốc gia nhằm nghiên cứu hành vi trực tuyến của người dùng toàn cầu, cho thấy các phương tiện truyền thông số đang qua mặt ti vi, đài phát thanh, báo in, trở thành kênh truyền thông được nhiều người (61% dân số) lựa chọn sử dụng. Tốp 3 quốc gia có trung bình một người dùng mạng xã hội có nhiều "bạn" đứng đầu thế giới là Malaysia (233 bạn), Brazil (231), Nauy (217). Người Malaysia còn đứng đầu thế giới về thời lượng sử dụng mạng xã hội, trung bình 9 giờ/tuần, tiếp theo là Nga - 8,1 giờ/tuần và Thổ Nhĩ Kỳ - 7,7 giờ/tuần.
Theo Hà Nội Mới
 Blogger phải chịu trách nhiệm về thông tin trên web cá nhân (VNE).   – Khởi tố chủ nhân blog “Cô gái Đồ Long” (VNN).-Khởi tố blogger Cô gái Đồ Long(Bee)01/11/2010 19:45:16-
Ngày 1/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam 2 tháng đối với bà Lê Nguyễn Hương Trà (35 tuổi, là chủ nhân trang blog “Cogaidolong” (Cô gái Đồ Long), thường trú tại phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM) về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258 Bộ luật hình sự).
Lê Nguyễn Hương Trà đã thừa nhận những hành vi sai phạm trên trang blog cá nhân.
TIN LIÊN QUAN
Trước đó, ngày 23/10, Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp bị can này nhằm điều tra làm rõ các hành vi vi phạm khi đăng tải các bài viết sai sự thật trên trang blog “cogaidolong” nhằm bêu xấu, xúc phạm gia đình một vị cán bộ cao cấp, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức liên quan.
 Lê Nguyễn Hương Trà. Ảnh: Dân trí
Lê Nguyễn Hương Trà. Ảnh: Dân trí
TTXVN cho hay, tại Cơ quan điều tra, Lê Nguyễn Hương Trà đã thừa nhận những hành vi sai phạm trên trang blog cá nhân. Phát biểu với giới báo chí về vụ án này, một cán bộ lãnh đạo Bộ Công an khẳng định việc bắt giữ bà Lê Nguyễn Hương Trà là khách quan, đúng trình tự pháp luật, có chứng cứ cụ thể.

Lê Nguyễn Hương Trà từng là cộng tác viên cho một số tờ báo tại TP HCM, chuyên viết báo về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Trên trang blog “cogaidolong”, với biệt danh blogger “Cô gái Đồ Long”, Lê Nguyễn Hương Trà thường xuyên đăng tải các bài viết về đời tư, sinh hoạt của giới hoạt động nghệ thuật với dụng ý bêu xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thiếu căn cứ khiến dư luận phản ứng.

Blogger 'Cô gái đồ long' bị khởi tố VNExpress
Hôm nay, VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Nguyễn Hương Trà – blogger “Cô gái đồ long” về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. ...
Khởi tố chủ nhân blog “Cô gái Đồ Long”VietNamNet
Bộ Công an khởi tố chủ nhân blog cogaidolongHà Nội Mới
Khởi tố blogger Cô gái Đồ LongNgười Lao Động
VNExpress -ICT News -Hà Nội Mới


-Vụ ‘Cô gái Đồ Long’:Tư duy pháp lý và hành xử công lực
Chào các bạn,
Bây giờ thì chúng ta đã có thêm giải thích từ lãnh đạo công an về việc bắt Hương Trà. Nhân dịp này chúng ta nên phân tích các khía cạnh pháp lý của vụ này, để nắm vững thêm các nguyên tắc pháp lý tân tiến ngày nay. Vụ này vượt xa hẳn cá nhân của Hương Trà cũng như gia đình lãnh đạo có tên trong bài viết của cô. Vụ này cho ta thấy tư duy pháp lý của chúng ta đi sau thế giới khá xa, vì thế mà cả Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội cũng lên tiếng. Vậy chúng ta hãy dùng vụ Hương Trà này như là một case study, một trường hợp học hỏi, để nghiên cứu một vấn đề pháp lý quan trọng cho quốc gia.


• Trước hết hãy nhìn toàn cảnh vấn đề. Các bạn có thấy là thế giới, nhất là Mỹ, đang cổ vũ Việt Nam nhiệt liệt không? Thế giới muốn Việt Nam mạnh và nắm vai trò lãnh đạo, ít nhất là trong vùng Đông Nam Á. Các bạn có thấy trong vòng hơn 3 tháng nay, lãnh đạo thế giới ra vô Việt Nam gần như cơm bữa và vấn đề an ninh Biển Đông và Thái Bình Dương được đưa lên hàng quan trọng của thế giới, bắt đầu từ Hà Nội không?
Trong khi thế giới muốn ta tiến bộ và đóng vai lãnh đạo thì chúng ta tự phá hoại vai trò của mình bằng những hành động làm thế giới giật mình, không biết là Việt Nam có đủ năng lực trí tuệ để làm việc lãnh đạo đó không. Việc lên tiếng của Tòa Đại Sứ Mỹ hoặc của Hillary Clinton về các sự kiện đang xảy ra tại Việt Nam không nên nhìn như là một loại chính trị rẻ tiền (dù rằng có đôi người muốn dùng chúng như chính trị rẻ tiền), mà là một cố gắng để giúp Việt Nam tiến mạnh đủ để giữ vai trò chính trong vùng Châu Á Thái Bình Dương.
• Đi vào vụ Hương Trà, bản tin BBC lấy nguồn từ Tuổi Trẻ, dẫn lời Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, rằng:
    1. “Việc bắt giữ bà Lê Nguyễn Hương Trà là khách quan, đúng trình tự pháp luật, có chứng cứ cụ thể”.
    2. Lý do mà cơ quan công an yêu cầu xử lý là vì entry trên blog Cô gái Đồ Long đã không chỉ “gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của vợ con và bản thân vị cán bộ cao cấp”, mà còn “xúc phạm đến cả tập thể, tổ chức của cán bộ này”.
Tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở TP HCM còn trích một “nguồn tin riêng” nói việc blogger Cô gái Đồ Long bị bắt là “xuất phát từ ý kiến chính thức của lãnh đạo Bộ Công an chứ không phải từ cá nhân vị cán bộ lãnh đạo có liên quan đến bài viết trên blog”.
Chúng ta hãy chấp nhận là những điều này đều đúng sự thật, cho mục đích nghiên cứu.
Và nếu ta đọc Hương Trà thì có thể thấy ngay cách viết xóc óc, tiêu cực, thích kích động và thích tấn công của cô, thực ra rất đáng bực mình và cũng không nên được khuyến khích.
• Các điều trên rất dễ để chúng ta cùng đồng ý. Tuy nhiên, điểm chúng ta (và thế giới) đang quan tâm là: “Hệ thống công lực Việt Nam—mà phần chính là công an—có áp dụng các quy tắc pháp lý căn bản của thế giới hay không?”
Tại sao ta lại nói “các quy tắc pháp lý căn bản của thế giới” trong khi đây là một vấn đề nội bộ của Việt Nam, theo luật Việt Nam?
Thưa, vì ngày nay thế giới chỉ là một Làng Thế Giới. Nếu một người trong làng dạy con cái theo kiểu đánh đập dã man mà đa số người trong làng không đồng ‎ý, thì dù ông ta có nói “tôi dạy con tôi trong nhà tôi theo cách của gia đình tôi” người trong làng cũng sẽ có hai thái độ rõ rệt:
    1. Nếu ông ta dã man quá, cả làng có thể xúm vào can thiệp và yêu cầu ông ta phải ngưng, hoặc
    2. Chưa đến lúc phải can thiệp, thì có lẽ sẽ có vài người vai vế trong làng nói nhỏ nhẹ với ông ta và cả làng thì lánh xa ông ta nếu ông ta cứ tiếp tục kiểu đó.
Thế giới ta đang sống như thế. Nếu các bạn nhìn cách đối xử của thế giới với các quốc gia điên như Iran, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Sudan… thì sẽ thấy.
Vì thế hành xử việc nội bộ với tác phong được quốc tế ủng hộ và khâm phục là việc rất quan trọng để thắng được tim óc của thế giới, để ta có thể có nhiều liên hệ tốt về kinh tế và chính trị với các nước, để ta có thể vươn lên đến vị thế lãnh đạo, ít nhất là lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á.
Trong các vấn đề nhân quyền và dân quyền của nước ta mà thế giới thường quan tâm, các chiến sĩ công an đóng một vai trò rất quan trọng. Đại đại đa số các vấn đề liên hệ đến nhân quyền và dân quyền là do người chiến sĩ công an—thường thì, khi công an làm việc với tác phong được thế giới khâm phục thì đó là tôn trọng nhân quyền, làm việc với tác phong làm thế giới giật mình thì đó là vi phạm nhân quyền.
Và trong những trường hợp vi phạm nhân quyền, có thể là lực lượng công an cũng thắc mắc là tại sao lại bảo là chúng tôi vi phạm nhân quyền trong khi chúng tôi làm đúng luật nước rõ ràng.
Vấn đề là, luật chỉ là một mớ từ in trên giấy. Hành xử luật đó cách nào trong tình huống nào là tùy theo “tư duy pháp lý” của ta, để cho luật đó một ý nghĩa rõ ràng trong tình huống đó. Sự thật là tư duy pháp lý‎ của Việt Nam có nhiều chỗ đi sau tư duy pháp lý của thế giới khá xa. Và đây là vấn đề chúng ta cần học hỏi, đặc biệt là cho các lực lượng công lực nhà nước.
90% các vi phạm nhân quyền tại các quốc gia đang mở mang là từ hệ thống công an hành xử luật quốc gia, trong tinh thần phản lại, hoặc đi quá xa sau, tư duy quốc tế, dù là rất nhiều khi người công an chỉ làm theo luật nước của họ và không có ý làm gì xấu.
• Trung tướng Phạm Quý Ngọ nói: Entry trên blog Cô gái Đồ Long đã không chỉ “gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của vợ con và bản thân vị cán bộ cao cấp”, mà còn “xúc phạm đến cả tập thể, tổ chức của cán bộ này”.
Nếu đây là lý do chính, thì đó chưa đủ để hình sự hóa một vụ thuộc loại vu khống dân sự.
Ở đây không chỉ liên hệ đến vấn đề cá nhân của gia đình vị cán bộ cao cấp, nhưng xúc phạm đến cả tập thể, điều này thì rất rõ ràng, chúng ta đều có thể đồng ý với trung tướng Phạm Quý Ngọ. Nhưng, bất cứ điều gì gọi là vu khống đến bất kì quan chức nhà nước nào cũng đương nhiên “xúc phạm đến cả tập thể, tổ chức của cán bộ này”. Viết báo tố cáo thứ trưởng nào đó tham nhũng—dù tố cáo đúng hay sai—cũng đương nhiên là xúc phạm uy tín và ảnh hưởng của cả bộ đó. Vậy thì làm sao ai có thể viết điều gì để hạch hỏi tác phong của các lãnh đạo, nếu mới viết ra là đã bị “bắt khẩn cấp”?
Dĩ nhiên “xúc phạm đến tổ chức” là vấn đề tổ chức nào cũng quan tâm, và mọi chúng ta đều nên quan tâm khi một tổ chức của nhà nước, như là công an, bị xúc phạm. Nhưng đó không phải là lý‎ do chính đáng để bắt người, nhất là bắt khẩn cấp. Nếu “xúc phạm đến tổ chức” là lý do để bắt người, thì nhà nước sẽ tự tạo cho mình một thành trì bất khả xâm phạm—ai phê phán quan chức là bị bắt.
• Hơn nữa, trong vụ này không phải là Hương Trà nói không có căn cứ. Cô ấy “đăng tải nội dung một bức thư được nói là của một cán bộ A17, tức Cục Bảo vệ An ninh Kinh tế thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Bức thư được gửi đi từ trước Đại hội Đảng X năm 2006 tố cáo ông Toàn đã đưa con trai là Nguyễn Khánh Trọng vào làm việc trong ngành và bao che cho con gây nhiều sai phạm.”
Nếu bức thư này có thật, không phải Hương Trà tạo thư giả để lừa bịp thiên hạ, thì bức thư đó là một căn bản để cô ấy có thể tin vào. Nói thế không có nghĩa là cô ấy cứ đăng lá thơ khơi khơi mà không cần điều tra đúng sai, nhưng cũng không có nghĩa là cô ấy hoàn toàn bịa chuyện. Cho nên không thể hình sự hóa và bắt cô ấy được.
• Lại nữa, câu chuyện liên hệ đến một lãnh đạo trong nhà nước. Truyền thống lãnh đạo dân chủ ngày nay trên thế giới đòi hỏi người lãnh đạo và gia đình của họ phải bị dân chúng xoi mói hơn người bình thường một chút. Đó là lý thuyết public figure (tạm dịch, nhân vật công). Lãnh đạo là nhân vật công nên luôn luôn là được/bị dân chúng nói đến thường xuyên. Cho nên nếu cho rằng một người dân nói sai về nhân vật công thì thủ tục để nhân vật công giải quyết là:
    1. Yêu cầu người viết đính chính cùng cách với cách viết đầu tiên (tức là nếu bài “vu khống” đăng trang nhất thì đính chính trên trang nhất), và xin lỗi.
    2. Nếu người viết không bằng lòng làm thế thì ra tòa dân sự.
    3. Tại tòa, nhân vật công phải chứng minh là không những người ấy viết sai, mà còn “cố tình có ‎ý đồ xấu” (intentional malice) để làm hại, chứ không phải chỉ là vô tình dùng tài liệu không chính xác.
Đây là thủ tục thông thường trên thế giới để giải quyết các vụ vu khống. Người thường thì chỉ có hai bước 1 và 2 bên trên. Nhân vật công thì thêm bước 3.
Hình sự hóa vu khống thường đòi hỏi các điều kiện cực kỳ khó khăn: Liên hệ đến an ninh quốc phòng, liên hệ trực tiếp đến trật tự xã hội, người viết rõ ràng là dối trá và có ý đồ xấu… Cho nên hình sự hóa vu khống thường chỉ thấy trong luật nhưng bên ngoài hầu như chẳng bao giờ xảy ra. Và khó mà tưởng tượng được hình sự hoá vu khống lãnh đạo. Thường thì lãnh đạo chỉ cười xí xóa, “Ôi, hơi đâu mà để ý đến mấy chuyện điên đó.”
• Vấn đề quan trọng cho chúng ta là chúng ta cần có một tác phong để thế giới yêu mến và khâm phục, nhất là khi lãnh đạo bị “xúc phạm”. Tại các nước, xúc phạm lãnh đạo dễ hơn xúc phạm người hàng xóm. Vì cùng một câu ta “vu khống”, ông hàng xóm có thể thắng ta trước tòa, nhưng lãnh đạo thì không thắng ta được vì luật khắt khe hơn với nhân vật công. Và lãnh đạo càng vĩ đại thì lại càng phe lờ các “vu khống” về mình. Tìm trên Internet ta có thể thấy ngay đủ mọi loại vu khống dân Mỹ đổ lên đầu Obama, ông ta chẳng hề nói đến một câu, đừng nói là kiện cáo hay bảo FBI đi bắt người.
Tác phong lãnh đạo của chúng ta rất rất rất quan trọng đối với thế giới, vì thế giới nhìn vào tác phong lãnh đạo của ta để biết được nước ta có tác phong thế nào với thế giới. Lãnh đạo mà hay tự ái vặt, dễ bị đụng chạm làm cho nổi nóng, thì thế giới rất sợ, vì như thế thì thế giới dễ xảy ra đụng chạm và chiến tranh. Lãnh đạo có tầm mức quốc tế nhất định phải thoải mái với các vu khống và chỉ trích đổ trên đầu mình. Đó là loại lãnh đạo mà các chính phủ trên thế giới ủng hộ và nâng đở để họ giúp phần vào việc hỗ trợ hòa bình và an ninh thế giới. Tác phong lãnh đạo của các cấp lãnh đạo của chúng ta trực tiếp tác động tăng hay giảm đến ảnh hưởng của nước ta trên chính trường thế giới.
• Tóm lại, khi nhiều người quan tâm đến một vấn đề, như vụ Hương Trà này và một số vụ khác có liên hệ đến hệ thống công lực của ta, thay vì phản ứng bực bội là “chúng hắn người ngoài biết gì mà nói” thì ta nên thấy sự thật là thế giới là bạn của ta, đang muốn cho ta mạnh, đang muốn ta được mến chuộng, đang muốn đẩy ta lên vai trò lãnh đạo, và đang nhắc nhẹ ta để ‎ý đến tác phong lãnh đạo của ta.
Các bạn, sự thật của cuộc đời là chỉ những người bạn lo cho ta nhất mới bỏ thời gian chỉ cho ta điểm yếu của ta. Chúng ta có biết sự thật rất căn bản này không?
Chúc các bạn một ngày vui,
Trần Đình Hoành
Luật sư, Tiến sĩ luật
Washington DC http://dotchuoinon.com

Việt Nam 'cần cải cách chính trị' (BBC)

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói hôm thứ Bảy rằng Việt Nam cần có cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền để có thể phát huy hết tiềm năng.
Bà nói: "Hoa Kỳ lo ngại về vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng theo phương cách hòa bình, các cuộc tấn công các nhóm tôn giáo và hạn chế tự do internet."
"Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là một phần không thể thiếu để phát huy hết tiềm năng đó."
Bà nói với báo chí sau cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm
Bài học lớn cho blogger (Người LĐ) . - TỰ BÓ ĐẦU MÌNH (Trương Duy Nhất) Người Việt hay có thói quen tự bó đầu mình. Tự đóng khung, tự khoanh vùng, tự cấm đoán, tự biên tập, tự cột nhốt chính những suy nghĩ trong đầu. Họ tự cấm mình trước khi chính quyền cấm.
Vụ ‘Cô gái Đồ Long’: Có thiên vị trong xử lý? (VNN).
Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7) - Blogger vi phạm "nhằm" vào người nổi tiếng, chính khách... có bị nặng hơn khi "nhằm" vào người dân bình thường?
"Cộng đồng mạng cần hiểu rõ về việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ, cụ thể sử dụng blog cá nhân để bôi nhọ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là vi phạm pháp luật" - thông tin trên báo Tuổi Trẻ dẫn lời Trung tướng Ngọ.
Trả lời câu hỏi: cùng tính chất, mức độ như nhau, đối tượng bị xúc phạm, bôi nhọ là quan chức cao cấp có được các cơ quan bảo vệ pháp luật ưu tiên quan tâm, giải quyết một cách nghiêm túc hơn so với đối tượng là công dân bình thường hay không, Trung tướng Phạm Quý Ngọ khẳng định với Tuổi Trẻ:Tất cả mọi công dân đều bình đẳng, công bằng trước pháp luật. Mọi trường hợp vi phạm đều căn cứ vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi đó gây nên để xử lý. Người vi phạm và người bị xâm phạm đều được xem xét, xử lý bình đẳng, không ưu tiên hoặc xem nhẹ cho bên nào”.
Blogger thông tin sai sự thật rất nhiều!
VietNamNet đã đặt câu hỏi rằng, có ý kiến cho rằng, thông tư về quản lý blog ban hành năm 2008 chưa có những chế tài cụ thể về trách nhiệm của blogger khi đăng tải những thông tin bịa đặt, vu khống, sai sự thật về cá nhân, tổ chức... nên tình hình các blogger (công khai) hoặc (nặc danh) vi phạm điều khoản trên ngày càng nhiều.
Trả lời câu hỏi này, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho rằng, thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ban hành ngày 18/12/2008 là thông tư hướng dẫn về hoạt động cung cấp thông tin trên blog được quy định trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
Mô tả ảnh.
Ông Lưu Vũ Hải
Thực chất, thông tư này chỉ làm rõ thêm những quy định đối với thông tin trên blog đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã có.
Ông Hải cho biết: "Mục đích là hướng dẫn cho những người sử dụng blog biết những điều gì không được làm vì vi phạm pháp luật, vì vậy nó không đưa ra các chế tài xử lý mới, mà chỉ tham chiếu đến các chế tài đã có, như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin, Luật Dân sự… và các luật có liên quan".
Tuy nhiên, theo ông Hải, thực tế blogger vi phạm các quy định này vẫn còn nhiều, nhất là quy định về việc cấm thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Một mặt các phương tiện thông tin đại chúng cần tham gia tích cực hơn vào công tác hướng dẫn, phổ biến pháp luật, mặt khác cần xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về thông tin trên blog để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật.
Liên quan đến vấn đề quản lý blog, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, blog là nơi riêng tư, cá nhân nên họ có thể thể hiện những gì họ muốn nói, muốn nghĩ. Ở một số quốc gia khác, việc bình luận, phê phán, vẽ tranh biếm họa… các chính khách, ngôi sao truyền thông… là chuyện bình thường và không bị cấm đoán.
Họ chỉ soạn ra những bộ quy tắc đạo đức và đề nghị blogger tuân thủ, còn các vi phạm khác thì sẽ bị xử lý theo những bộ luật liên đới.
Trả lời câu hỏi, Việt Nam có nên xây dựng một bộ quy chuẩn đạo đức cho blogger để vừa có được một "văn hóa mạng" bền vững, vừa có một không gian tự do cho các blogger bày tỏ quan điểm của mình, ông Lưu Vũ Hải nói: Cần phân biệt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định rõ những điều cấm, những điều không được làm và có tính pháp quy, bắt buộc áp dụng.
Tuy nhiên, theo ông Hải, trong những điều không bị cấm, có những điều nên làm hoặc không nên làm liên quan đến văn hóa, đạo đức, thói quen… mà pháp luật không quy định cụ thể được.
Trong những trường hợp đó, một dạng quy tắc đạo đức không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng bao gồm những quy ước được đông đảo thừa nhận sẽ có vai trò tích cực giúp cộng đồng điều chỉnh mềm và hạn chế những hành vi không phù hợp với quan điểm, cách nghĩ của số đông.
"Trên thực tế, các kiểu quy tắc mang tính quy ước tích cực này ngày càng được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng trong việc điều chỉnh các hành vi theo hướng phù hợp với lợi ích số đông" - ông Hải cho biết thêm.
-Tăng cường phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (CAND 29-10-10) -thd- Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn sẽ tăng cường phối họp với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh? (Ở Mỹ hay nóí đến "dream team" (équipe de rêve), chưa thấy nóí đến "nightmare team" (équipe de cauchemar?)) -- Bắt blogger ‘không vì tư thù’ (BBC).
-Đại diện Bộ Công an nói về vụ bắt blogger Cogaidolong (Bee)-29/10/2010 15:06:45
Trung tướng Phạm Quý Ngọ - tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) - cho biết vẫn chưa ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Lê Nguyễn Hương Trà (blogger Cogaidolong).
Ông Ngọ khẳng định việc bắt giữ bà Lê Nguyễn Hương Trà là khách quan, đúng trình tự pháp luật, có chứng cứ cụ thể. Theo ông Ngọ, cơ quan điều tra bắt khẩn cấp Lê Nguyễn Hương Trà về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258 Bộ luật hình sự). Ông Ngọ khẳng định việc bắt giữ bà Lê Nguyễn Hương Trà là khách quan, đúng trình tự pháp luật, có chứng cứ cụ thể.
ư
Blogger Hương Trà (trái) trao đổi với luật sư trong phiên tòa xét xử vụ ca sĩ Phương Thanh khởi kiện blogger này tại TAND Q.Tân Bình tháng 3/2008. Ảnh: TTO
Thiếu tướng Cao Minh Nhạn, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (văn phòng phía Nam Bộ Công an), cũng nói hành vi vi phạm pháp luật của bà Hương Trà đã rõ. Tại cơ quan điều tra, bà Hương Trà đã thừa nhận viết bài sai sự thật, không có căn cứ để tung lên blog của mình.

Theo Tuổi Trẻ, việc xử lý bà Lê Nguyễn Hương Trà xuất phát từ ý kiến chính thức của lãnh đạo Bộ Công an chứ không phải từ cá nhân vị cán bộ lãnh đạo có liên quan đến bài viết trên blog cogaidolong (Cô gái đồ long).

Theo cơ quan điều tra, ngoài các bài viết sai sự thật về đời tư, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của vợ con và bản thân vị cán bộ cao cấp, bà Hương Trà còn có những bài viết xúc phạm đến cả tập thể, tổ chức của cán bộ này. Vì lẽ đó, đại diện phát ngôn của Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xác minh, xử lý theo quy định pháp luật. (Theo TTO)  Blogger ‘có tiếng’ bàn về tự do cá nhân, đạo đức: Quechoa, Trang Hạ... lên tiếng (VNN).Thứ Sáu, 29/10/2010 (GMT+7)
- Sự việc blogger "Cô gái Đồ Long" bị bắt giữ để điều tra về hành vi vu khống người khác bằng các bài viết được đăng tải trên blog cá nhân đã dấy lên một cuộc tranh luận trong giới blogger Việt về ranh giới tự do cá nhân và nguyên tắc đạo đức của cộng đồng.

Tôi quan tâm đến chuẩn mực đạo đức cộng đồng khi viết blog (Nhà văn Nguyễn Quang Lập - blogger Quê choa):
Tôi viết blog vì nhu cầu được chia sẻ với mọi người về những gì mình quan tâm. Khi viết blog tất nhiên tôi rất quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức cộng đồng, vì tôi viết không phải để mình tôi đọc.
Chỉ vì chuẩn mực đạo đức cộng đồng phù hợp với những gì tôi muốn và không muốn, tôi yêu và ghét, tôi sợ và không sợ, tôi trọng và khinh... nên tôi cảm thấy rất tự do khi viết.
Blogger chỉ cần không vi phạm pháp luật là đủ! (Blogger Trang Hạ):
Khoảng một năm trở lại đây, các nghiên cứu về truyền thông đã bắt đầu xây dựng khái niệm "lưu manh trên mạng" (internet hooligan) và sử dụng để chỉ những người coi blog như một vũ khí đả thương đối phương.
d
Sau khi blogger "Cô gái Đồ Long" bị bắt, đã có nhiều ý kiến tranh luận trong giới blogger Việt về ranh giới tự do cá nhân và nguyên tắc đạo đức của cộng đồng.
Tôi không hy vọng xuất hiện cái gọi là đạo đức blogger.
Tôi nghĩ chỉ cần cư dân mạng không vi phạm pháp luật là đủ, ví dụ không lợi dụng internet để tống tiền, lừa tình, ăn cắp thông tin cá nhân, môi giới mại dâm... (Trang Hạ)
Có những nguyên tắc cần phải tuân theo (Nhà báo Phan Lợi - báo Pháp Luật TP.HCM - Blogger Bút Lông):
Tôi nghĩ ở đây chúng ta cũng phải phân biệt giữa các loại blog. Có những người tạo ra blog mà chưa ai biết đến hoặc bản thân họ cũng giới hạn phạm vị thông tin của họ trong một nhóm bạn bè. Trong phạm vi như thế họ có thể có sự tự do lớn hơn trong việc nêu lên các ý nghĩ, quan điểm cá nhân của mình đối với xã hội.
Nhưng với những blogger để public- chế độ cho phép bất kì ai vào mạng đều truy cập được, hay những blogger có một lượng bạn bè đông đảo, những blogger sở hữu blog nổi tiếng, có “thương hiệu” thì họ phải tôn trọng những nguyên tắc nhất định của một xã hội văn minh.
Những nguyên tắc này cũng giống như chúng ta đi trong đời sống thôi. Những giá trị mà con người hiện tại đang phải tuân theo thì các blogger không có lý do gì lại không tuân theo cả. Những nguyên tắc mà chúng ta phải tuân thủ chính là luật pháp và đạo đức xã hội.
Trong luật pháp ngoài luật hình sự, dân sự thì có nhiều bộ luật… Còn đạo đức xã hội thì rõ ràng rồi, chúng ta là những con người trưởng thành rồi thì đều phải biết những nguyên tắc về lối sống, quan hệ, đối xử...
'Cô gái Đồ Long' làm nhiều blogger giật mình (VNN 28-10-10) --Thứ Năm, 28/10/2010 (GMT+7)
– Không biết từ khi nào, các “cư dân mạng” trên các diễn đàn (đặc biệt là diễn đàn dành cho giới trẻ) đã tự cho mình quyền bình phẩm, thậm chí có nhiều ý kiến bình phẩm còn mang tính xúc phạm nhân vật được nhắc đến. Sau khi “topic” (chủ đề) được đưa ra, các thành viên trên diễn đàn tha hồ “ném gạch ném đá”, bất chấp những hậu quả có thể gây ra cho người được nhắc đến trong topic đó.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị đi tù

Điều 121 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người thi hành công vụ, đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Bắt khẩn cấp trong trường hợp nào? (ĐV 28-10-10)Luật sư Phạm Quang Tuấn cho biết: lệnh bắt người khẩn cấp đã được quy định rõ tại điều 81 thuộc chương VI của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, có ba trường hợp được phép thực hiện lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng.
Thứ nhất là khi đã có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai là khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Thứ ba là khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
- Blogger Việt: Hãy thận trọng với sự thích nổi tiếng (Kami).-Rất nhiều blogger đang phạm luật!
Thứ Tư, 27/10/2010 (GMT+7) – LS Nguyễn Văn Tú cho biết, thời gian vừa qua, nhiều blog cá nhân được sử dụng để đăng tải những thông tin liên quan đến bí mật riêng tư, lối sống đạo đức của người khác. Có thể, nhiều người không có động cơ, mục đích gì khi làm việc này. Nhưng, nếu phân tích dưới góc độ pháp lý, đều là những việc vi phạm pháp luật.Luật sư Nguyễn Văn Tú (Văn phòng Luật sư Khánh Hưng)phân tích: “Cô gái Đồ Long” đã vi phạm pháp luật trên hai góc độ: Thứ nhất, những thông tin ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân, xâm hại tới đạo đức, lối sống của cá nhân con người được đăng tải lên các kênh thông tin công cộng mà cộng đồng, số đông người có thể truy cập, xem xét, bình luận… là việc làm vi phạm pháp luật dân sự.
Hơn nữa, những thông tin này chưa được sự đồng ý của người liên quan (hay nói cách khác là nạn nhân, người bị hại), chưa được kiểm chứng… là điều hoàn toàn không cho phép.
Thứ hai, đối với việc loan truyền thông tin bằng phương tiện thông tin có tính chất phát tán trên diện rộng như blog, các kênh thông tin xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng… mà số lượng người được nhận cùng một lúc là rất lớn, đã được Luật Báo chí quy định cụ thể.
Các thông tin này phải được kiểm chứng bởi một ban kiểm duyệt. Giống như đối với một cơ quan báo chí, thông tin trước khi được đăng tải phải được sự kiểm duyệt bởi Ban biên tập. Khi những thông tin này được đăng tải, cơ quan báo chí, cá nhân tác giả… hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về những thông tin này.
Hình thức blog, chủ nhân blog vừa là người “làm tin”, vừa là người kiểm duyệt nên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin đó.
“Blog “Cô gái Đồ Long” theo tôi được biết, là blog có lượng truy cập lớn. Hơn nữa, với tính chất thông tin của mạng Internet, phạm vi ảnh hưởng của nó không chỉ trong quốc gia mà còn là thế giới. Do đó, tính chất phát tán thông tin của hình thức blog này trên diện rất rộng” – ông Tú nói.
Cũng theo LS Tú, tùy theo mức độ ảnh hưởng của thông tin đối với người bị xâm hại về những bí mật riêng tư mà người phát tán thông tin đó bị quy trách nhiệm dân sự hay hình sự, hoặc có thể bị xử lý theo mức vi phạm hành chính.
Luật pháp Việt Nam cho phép quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng quy định rõ ràng về việc quyền tự do cá nhân, quyền bí mật riêng tư ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi (vật chất và tinh thần) của người khác phải được tôn trọng và bảo vệ.
LS Nguyễn Văn Tú còn cho biết thêm, thời gian vừa qua, nhiều blog cá nhân được sử dụng để đăng tải những thông tin liên quan đến bí mật riêng tư, lối sống đạo đức của người khác. Có thể, nhiều người không có động cơ, mục đích gì khi làm việc này. Nhưng, nếu phân tích dưới góc độ pháp lý, đều là những việc vi phạm pháp luật.
“Nhiều người đã vô tình không để ý việc mình làm, cũng như không lường trước những hậu quả này sẽ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân người khác như thế nào. Nhưng, đó là những việc làm vi phạm pháp luật rõ ràng” – ông Tú nói.

>>Bắt Hương Trà, chủ blog ’Cô gái Đồ Long’
>> Đằng sau vụ việc ’cô gái Đồ Long’

Bình thường thì lý của Đông A là đúng nhưng phải xét hoàn cảnh nó xảy ra … tại sao vào đúng lúc này???
-Ranh giới giữa dân sự và hình sự Đông A
Bộ Luật Hình sự năm 1999 có viết: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Tuy vậy, khái niệm “không đáng kể” của “tính chất nguy hiểm cho xã hội” lại không được xác định rõ ràng nên dẫn đến hình sự hóa các vụ việc mà bản chất của chúng không phải hay chưa đến mức độ vi phạm hình sự. Đặc điểm không rõ ràng này đã dẫn đến lạm dụng Luật Hình sự để giải quyết các quan hệ trong xã hội. Tại Hội thảo về hình sự hóa và phi hình sự hóa tranh chấp kinh tế,  ông Bùi Minh Thanh, đại diện Cục Cảnh sát kinh tế nói: “Thực tế, một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà sử dụng các biện pháp hình sự như một biện pháp cưỡng chế nhà nước để buộc bên đương sự phải trả nợ hoặc trả lại tài sản, tiền cho phía bên kia”. Với những người này, họ coi “khởi tố, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử” là những biện pháp “đòi nợ” nhanh nhất, để được “trích thưởng” theo tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản đòi được”. Hình sự hóa các quan hệ kinh tế là vấn đề nổi cộm cách đây mấy năm và theo chiều hướng cải cách tư pháp, các tranh chấp kinh tế không được xem xét là các vụ án hình sự.
Vụ bắt blogger Cô gái Đồ Long không khỏi không dẫn đến câu hỏi: vu khống trong bài viết của Cô gái Đồ Long là vấn đề dân sự hay vấn đề hình sự? Liệu có phải cơ quan điều tra đã hình sự hóa quan hệ dân sự? Cứ cho như blogger Cô gái Đồ Long đã vu khống gia đình vị quan chức cao cấp như báo chí đưa tin thì hành vi đấy có phải là hành vi vi phạm hình sự? Điều này lại phụ thuộc vào vấn đề: tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vu khống đó có đáng kể hay không. Đến đây chúng ta lại vấp phải chính câu hỏi: thế nào là đáng kể hay không đáng kể. Sự lập lờ của pháp luật sẽ dẫn tới lạm dụng pháp luật. Mặc dù trong nhiều trường hợp chúng ta có thể không xác định được tính chất của một hành vi nguy hiểm cho xã hội là đáng kể hay không đáng kể, nhưng có thể đối chiếu chúng với cách xử lý với các hành vi tương tự đã từng xảy ra. Tôi nhớ cách đây ít lâu, có vụ một diễn đàn trên mạng internet trong khi bình phẩm cuộc một thi hoa hậu đã sử dụng từ “hoa hậu nái sề”. Người bị xúc phạm đã gửi đơn khiếu kiện lên một số cơ quan chức năng, nhưng tôi không hề thấy một cơ quan chức năng nào cho đấy là một vi phạm hình sự. Ở vụ blogger Cô gái Đồ Long tình huống phức tạp hơn bởi vì chính cơ quan công quyền lại là cơ quan có liên quan. Tôi sẽ không bình luận, theo quan điểm của cá nhân tôi, vụ blogger Cô gái Đồ Long đã tới mức độ của một vụ án hình sự chưa bởi vì tôi không biết chính xác luận điểm và căn cứ của cơ quan điều tra. Tuy nhiên một vụ án xảy ra không thể không xét tới dư luận xã hội về nó. Nếu xử lý một vụ án mà để xảy ra những dư luận xã hội không hay này nọ và không đưa đến một phán quyết ở tòa án thì cách xử lý đấy có vấn đề.
Liệu đã tới lúc cần tổ chức một cuộc hội thảo về hình sự hóa và phi hình sự hóa các quan hệ dân sự hay chưa?
Lưu ý: Entry này không nhận comment. Bất kỳ comment nào cũng sẽ bị xóa.
-
Tin đồn..., xem chừng dạo nè lại lắm tin đồn ... từ tin đồn sập cầu dịp đại lễ, tới tin đồn về số người chết trong vụ pháo hoa , tới vụ này... Sao mà lại sợ tin đồn quá vậy . Thiên hạ ào ào đi xem, khổ vậy ... dân ta lại thích tin vào tin đồn mới ác chứ .... ttngbt không đưa cái bài đó lên, nhưng tìm cũng dễ thôi, nhất là liên quan tới ông Thứ trưởng CA và cả đơn tố cáo nữa.. Mà DPA đưa tin nữa nha, nói rõ ràng nè ..
Vụ Cô gái Đồ Long bị bắt: Xung quanh việc blogger “Cô gái Đồ Long” bị bắt khẩn cấp talawas blog
Theo VnExpress Thể thao & Văn hóa, vào ngày 23/10/2010, cơ quan cảnh sát  đã tiến hành bắt khẩn cấp Lê Nguyễn Hương Trà, chủ nhân của blog “Cô gái Đồ Long”, cho mục đích điều tra về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Bài báo cho biết cơ quan chức năng đã xác định toàn bộ nội dung sự việc mà Lê Nguyễn Hương Trà viết trong blog của mình là sai sự thật, gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín, danh dự của những người liên quan.
Theo BBC tiếng Việt, việc bắt khẩn cấp blogger này có thể liên quan tới bài viết “Các người đẹp lấy chồng” được đăng vào ngày 14/10/2010 trên blog Cô gái Đồ Long với nội dung có liên quan tới con trai của một quan chức công an cao cấp. Bài viết này sau đó đã được xóa, song độc giả có thể đọc bài viết này trên Diễn đàn forum.
Bình luận về sự thật đằng sau vụ bắt này có thể là gì, blogger Đông A đề cập tới hai khả năng, đó là Việt Nam đang ở trong thời kỳ nhạy cảm chính trị với việc Đại hội Đảng đang gần kề, cho nên việc bắt blogger Cô gái Đồ Long có thể có mục đích chính trị qua việc tạo dư luận cho bài viết được đề cập ở trên, hay đơn giản hơn là việc cơ quan chức năng đang làm đúng chức trách của mình, giữ một blogosphere lành mạnh và văn hóa, không có tin đồn, vu khống phương hại tới cá nhân khác.
Blogger ‘Cô gái đồ long’ bị bắt khẩn cấp (VnEx 26-10-10) -- Bắt Hương Trà, chủ blog 'Cô gái Đồ Long' (VNN 26-10-10) -- Cô gái Đồ Long bị bắt (BBC 26-10-10) Vietnam gossip blogger arrested for post on minister's son (DPA 26-10-10) -- Vì cái blog entry này? Bản lưu của viet-studies -- xin lỗi, thiếu hình! -- nhưng chú ý đặc biệt cái Phụ luc -- Quyết định bắt Cô gái Đồ Long thật là... sáng suốt! Không bắt cô thì chỉ một số ít đọc tin này (mà viet-studies cũng chẳng biết!), đọc rồi quên đi như hàng chục tin đồn hàng ngày về các "quý tử", các "phu nhân" khác. Bây giờ thì cả thế giới đều biết. Quyết định "sáng suốt" này là của... ai? Cho ai? (Nhờ "quyết định sáng suốt" này mà thiên hạ mới biết mấy năm trước có một bức thư của cán bộ Võ Quế tố cáo lãnh đạo cục A17, vậy xin đăng luôn cho đủ bộ hồ sơ!) ◄
Đụng đến con trai Tướng Công An, Blogger ‘Cô Gái Đồ Long’ bị bắt Nguoi-Viet Online
Một trong những blogger nổi tiếng nhất ở Việt Nam, ‘Cô Gái Đồ Long,’ tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, bị công an bắt vì viết bài nói về các chuyện tình, và nhiều điều khác, của con trai một Thượng Tướng, Thứ Trưởng thường trực Bộ Công An CSVN, Nguyễn Khánh Toàn.

Bài viết khiến Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắtRFA 26.10.2010
Cô Lê Nguyễn Hương Trà chủ nhân blog Cô Gái Đồ Long, đã bị công an bắt giữ hôm 23-10, vì đã đã đăng tải các bài viết có nội dung nhạy cảm trên trang Blog của cô. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu lại bài viết này.
CÁC NGƯỜI ĐẸP LẤY CHỒNG
NAME: Co gai Do Long
Thursday 14 Oct, 2010

Hôm qua khai trương khách sạn Minh Khang – 9 tầng nằm trên đường Võ Văn Tần (Q.3), cơ sở kinh doanh mới của diễn viên kịch Tuyết Thu. Buổi ra mắt ồn ào và nhộn nhịp với sự góp mặt chia vui của nhiều đồng nghiệp.
Ngó nghiêng ra thấy cô Bảo Châu xinh đẹp chạy đến trên chiếc Lexus sang trọng chồng mới mua tặng. Đây chính là hai người đẹp điển hình của làng giải trí giàu có và sung túc nhờ… lấy chồng! Nếu chồng Bảo Châu mở nhiều đại lý thu mua ve chai, thì chồng Tuyết Thu nghe ra… ngầu hơn…
Công an Sài Gòn có mấy anh dễ thương bị trùng tên nên thường gọi phân biệt cho dễ nhớ: Dũng A, Dũng B và Dũng-đĩ. Dũng A làm báo CA TP.HCM, Dũng B – tức chồng Tuyết Thu, không đẹp trai nhưng nhìn hiền lành và dễ thương, ai có nhu cầu muốn biết mặt đồng chí này thì trưa trưa tới 81 Trần Quốc Thảo Q.3 (khuôn viên Hội Âm nhạc Thành phố) là thấy anh đang… thụt bi-da kak kak kakaka…
Công an gì vừa rảnh lại vừa giàu, hồi lấy Tuyết Thu còn đang kinh doanh xăng dầu! Còn Dũng-đĩ định cư ở Sở VH-TT TP.HCM.
Hồi nghe biệt danh đồng chí này tui hết hồn tưởng do ăn chơi đểu giả chi đó nên bị dính chùm với tên, sau mới biết Dũng-đĩ là chiến sĩ ưu tú xuất thân từ Đội chống mại dâm và bài trừ tệ nạn xã hội ặc ặc… Kiếp sau làm công an mình nhất quyết không zô đội này!
Người đẹp lấy chồng lắm kẻ chép miệng chèm chẹp, người đẹp nổi tiếng ắt phải vạn người tiếc, nhất là kết hôn ở tuổi 23 còn chưa tốt nghiệp ĐH như Hương Giang.
Hương Giang hiện vẫn theo đuổi chuyên ngành Báo chí – Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM và thường rất hứng thú khi được hỏi về chuyện trường lớp.
Từng làm việc với người đẹp này, không chỉ riêng tui mà nhiều đồng nghiệp đều đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp, hẹn hò đúng giờ và rất lễ phép, nhỏ nhẹ của Hương Giang. Không khai thác hình ảnh theo xu hướng gợi cảm mà xây dựng mình với vẻ Á Đông nhẹ nhàng, tươi trẻ – vì thật sự vòng I tự nhiên của Hương Giang hơi hẻo, và có lẽ điều đó khiến những chuyên gia sắc đẹp phương Tây đánh giá …gợi cảm chăng !?
Hương Giang đã có một năm thành công từ khi lọt vào Top 16 Miss World 2009. Và chỉ mới sau vài tháng nhận được danh hiệu Miss Grand Slam Asia 2009, Hương Giang đã gật đầu đồng ý làm vợ một chàng trai nước ngoài.
Tin khá sốc với nhiều người: đám cưới sẽ tổ chức sát nút vào 23/10/2010.
Hương Giang khá kín tiếng vì không muốn chia sẻ thông tin về nhân vật chính của mình, nhưng bạn bè và người thân đều biết anh chàng diễm phúc đó là ai.
Khác với những model đồng nghiệp, Hương Giang thường bị bắt gặp tay trong tay với một người Trung Quốc – nhiều người đồn đại gia có mở sòng bạc ở Ma Cao; nhưng kỳ thật anh là một chuyên viên đang làm việc tại Hãng hàng không Thẩm Quyến – có văn phòng đại diện đặt tại TP.HCM.
Hương Giang luôn tự hào và hay nói về anh bạn mình như một người trẻ năng động, cầu tiến và có trình độ thường khiến cô có cảm an toàn, bình yên khi ở bên cạnh. Nhất là luôn quan tâm và chia sẻ, cũng như thông cảm với nghề người mẫu.
Người đàn ông của Hương Giang có nét hiền lành, giản dị và tri thức, bề ngoài hao hao nhân dáng Luật sư Lê Công Định, tuy kém đẹp trai hơn he he he…
Lên xe hoa ở tuổi 23 đối với một người đang có nhiều cơ hội thăng tiến như Hương Giang có phải là quá sớm? Câu hỏi chỉ có chính người đẹp mới trả lời được, nhưng tình yêu thường không cần bất cứ lý do nào… he he he… Đôi khi tình yêu vẫn thế yêu nhau chỉ vì yêu nhau…
Hương Giang hơi khác Mai Phương Thúy, cô làm từ thiện kín tiếng và hiện là một nhân tố tích cực trong chương trình “Ước mơ của Thúy” dành cho bệnh nhi Ung bướu – do báo Tuổi trẻ sáng lập.
“Một ngày của tôi dành hết cho múa. 9h30 sáng tôi tập cơ bản tại Đoàn Bông sen đến 12 giờ. Chiều 15h tự tập những tiết mục của mình. Tối 19h30 đến 22h tôi tập với các em trong đội Những ngôi sao nhỏ. Đêm trở về lại trò chuyện với bố mẹ về múa.
Thế là hết một ngày. Lâu lâu tôi đi diễn hoặc quay quảng cáo. Quay quảng cáo thì vẫn có những đoạn múa. Thế là múa chiếm hết thời gian rồi…
Đối với tôi tình yêu là điều đặc biệt thiêng liêng. Nó cũng có thể là chất xúc tác cho nghệ sĩ, làm cho người nghệ sĩ lãng mạn hơn. Nhưng đôi khi tình yêu làm phiền họ. Đối với diễn viên múa, nếu lập gia đình sớm thì coi như là bỏ nghề…”.
Đó là tâm sự của Linh Nga cách đây 2 năm, còn bây giờ người ta hay thấy Linh Nga xuất hiện ở những chốn ăn chơi và úp mở trên báo về chuyện sắp kết hôn với con trai một gia đình có vai vế ngoài Hà Nội, quen nhau gần một năm nay.
Mới đây Linh Nga tâm sự tha thiết thế này: “Anh ấy sống ở Hà Nội, thời gian gặp nhau rất ít, chỉ chiếm 2-3%, còn lại tôi dành cho nghệ thuật. Tôi thấy trong cuộc sống bây giờ, khó nhất là làm sao tìm được người đàn ông biết hướng tới cuộc sống gia đình. Tôi yêu nghệ thuật và buồn lắm nếu phải xa nó, nên người chồng cũng sẽ phải hiểu được và chấp nhận điều ấy. Có thể tôi mong muốn 10, nhưng người ta chỉ đáp ứng được 5-6 phần, thậm chí là 3-4 phần thôi. Nhưng hy vọng với thời gian, người ta sẽ thay đổi…”
Yêu mà còn mong muốn làm cách mạng để thay đổi lối sống và cả cuộc đời nửa kia của mình. Anh chàng Hà Nội ghê gớm nào đã khiến một tài năng và nhan sắc của Nghệ thuật Múa thuộc hàng đệ nhất Việt Nam liêu xiêu và muốn lấy làm chồng đây!?
Mặc dù không nổi lềnh bềnh trên báo như Cường Đô-la, nhưng tiếng tăm của anh – thì giới giang hồ từ chính phái đến tà giáo, đặc biệt là dân chơi và các nghệ sĩ trong showbiz đều tỏ tường và… kính nể hơn vạn phần cậu ấm phố Núi.
Đây chính là người chạy chiếc Camry 3.0 mang biển số 9999 mà trong vụ án Bùi Tiến Dũng PMU.18 các báo từng đê cập: Nguyễn Khánh Trọng, con trai Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn – Thứ trưởng thường trực Bộ Công An.
Danh sách người đẹp đi qua đời anh yêu của Linh Nga thì vô số, điểm danh sơ sơ có HHVN Nguyễn Thị Huyền, Minh Thư “gái nhảy”, ca sĩ Thy Dung – riêng người đẹp cao số này đã có con gái gần 3 tuổi với anh nhưng không được cưới… và v.v…
Liệu hy vọng làm thay đổi người Hà Nội lẫy lừng này của Linh Nga có được toại nguyện!? Để cho khách quan, post lại một đoạn viết về gia đình vai vế mà Linh Nga sắp làm dâu:
Nguyễn Khánh Trọng khá trẻ (sinh vào khoảng 78 – 80) có một người anh tự tử cách đây vài năm và đặc biệt, giang hồ thường đồn thổi về Phạm Gia Liên – phu nhân Thượng tướng, mà quyền lực hậu trường như một hoàng hậu không ngai.
Bà rất thích viết nhạc, làm thơ và từng sáng tác ra bài…. “Cục ca” – tức bài ca cho các Cục nghiệp vụ; ngoài ra còn viết sách ca tụng tướng phu quân như vị thánh và biên soạn vài vở kịch đã được dàn dựng và diễn trong kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Công an nhân dân.
Cái Bang và Ma giáo trên giang hồ thường ví bà như một Giang Thanh của Trung Quốc.
Gần đây nghe đâu Linh Nga trở thành khách ruột của một shop hoa tươi gần chợ Bến Thành, cô thường hay đặt hoa gửi ra Hà Nội cho mẹ chồng tương lai. Ngược lại, bà phu nhân Thượng tướng khá hài lòng về cô con dâu nổi tiếng, ngoan hiền và gia giáo nên đã hào hứng đi giới thiệu khắp nơi.
Còn với NSUT Đặng Hùng – Vương Linh có lẽ đây là mối lương duyên môn đăng hộ đối, dẹp bỏ dư luận lùm xùm về Hà Dũng – Linh Nga…
Nếu Linh Nga ra Hà Nội thì ngược lại có gái Bắc vào Nam lấy chồng: Sau gần 10 năm ca hát và nhiều năm ngược xuôi ra Bắc vào Nam, 2009 Lệ Quyên chính thức trụ lại ở Sài Gòn để phát triển sự nghiệp.
Đi ngang qua Không Tên rất hay nhìn thấy băng-rôn quảng cáo Lệ Quyên và những show diễn ở đây, tuy nhiên dân trong giới gần như ai cũng biết người đẹp đang cặp kè với ông chủ phòng trà này…
Không thể phủ nhận một điều, ngoài những khả năng của một giọng ca được mệnh danh “Nữ hoàng nhạc thị trường”, thì hai năm nay Lệ Quyên nổi lên hẳn.
Giang hồ cho rằng nhờ mối quan hệ đó mà Lệ Quyên có chỗ đứng ổn định hơn trong thị trường âm nhạc phía Nam, có nhiều show diễn hơn và xuất hiện trong nhiều chương trình lớn, uy tín hơn… và cuộc sống của một cô gái đơn thân cũng vì thế tốt hơn – đơn giản về mặt vật chất như ở trong căn hộ tiện nghi tại The Manor và gần đây là ngôi biệt thự ở quận 2. Hay, đi lại bằng ô tô sang trọng, xài túi Hermes… và phát hành liên tục nhiều album.
Lệ Quyên là người chịu khó chuyển dịch, chìu chuộng thị hiếu, luôn làm mới mình, ăn mặc hợp thời trang… lại là cô gái biết ưu điểm từ đó tạo ra những hấp lực xung quanh khiến mình luôn nồng nàn, thiện cảm… đó là chìa khóa thành công của bất kỳ một ca sĩ nhập cư nào khi muốn hội nhập vào đời sống showbiz ồn ào, cả thèm chóng chán kiểu thị trường Sài Gòn.
Gần 10 năm nay, có thể thấy gái Hà Nội này đi khá chậm, nhưng mọi thứ đều có những tính toán kỹ lưỡng và khôn ngoan. Ít ai biết về anh Bi của Lệ Quyên, vì Không Tên nhiều năm nay do nhạc sĩ Lê Quang ra mặt làm quản lý và điều hành – Bi thường gọi Lê Quang là Cậu hehhehe…
Một chú bé chừng 6-7 tuổi là con vợ trước Bi hay đi theo bố và tỏ ra khá thân thiện với Lệ Quyên. Tin ồn ào cả tháng nay là Lệ Quyên sẽ cưới vào tháng 12 này và tin giật gân hơn nữa là đang… ốm nghén.
30 tuổi, Lệ Quyên được đánh giá là một người đẹp khôn ngoan!
Blogger Cô Gái Đồ Long đã bị bắt giữ (RFA)-Thêm một người viết blog ở Việt Nam bị bắt giữ. Theo tin báo Thanh Niên Online, cô Lê Nguyễn Hương Trà chủ nhân blog Cô Gái Đồ Long ở Tân Bình TP.HCM, đã bị Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ hôm 23/10 theo thủ tục khẩn cấp. Tờ Thanh Niên Online đưa tin đã không cho biết là có hay không nội dung chính trị nhạy cảm trong các bài viết đưa lên mạng của Blogger Cô Gái Đồ Long. Nhưng tờ báo cho rằng, Hương Trà sử dụng những thông tin không chính thức, viết bài trên blog cá nhân đưa ra những ý kiến, nhận định chủ quan làm ảnh hưởng một số người liên quan.
- Việt Nam bắt giữ blogger Cô Gái Đồ Long vì tội “vu khống”(RFI). – Đằng sau vụ bắt blogger Hương Trà, chủ nhân “Cô gái Đồ Long” (TT&VH). - Nhìn lại vụ kiện tụng Cogaidolong và ca sĩ Phương Thanh (Bee)-Đây là một vụ án khá lạ trong lịch sử tố tụng, là phiên tòa đầu tiên tại Việt Nam xét xử việc chủ nhân blog bị kiện.
Vietnam gossip blogger arrested for post on minister's son DPA Hanoi - Vietnamese police arrested a popular society blogger for describing the son of a senior police official as a womanizing drug user, state media reported Tuesday.

Blogger Le Nguyen Huong Tra was arrested October 23 for posting 'inaccurate information,' police were quoted as saying by online newspaper Vnexpress.
On October 14, Tra wrote that Nguyen Trong Khanh, son of Deputy Minister of Public Security Nguyen Khanh Toan, was romantically with several female celebrities.

She also reproduced a letter from another official denouncing Toan for giving his son a job at the ministry. The letter alleged that Khanh had a drug addiction.
The blog entry was quickly erased, but was archived in other sites around the internet.
The Vnexpress article said a police investigation had concluded the information was inaccurate and damaged reputations.
If found guilty, Tra could face up to seven years in prison.
Vietnam has imprisoned numerous bloggers in recent years, mainly for political offenses.
On Friday, Human Rights Watch called for the release of two political bloggers.
Phan Thanh Hai, a member of an independent journalists' organization, was arrested on October 18.
Another member of the group, Nguyen Van Hai, was arrested in 2008 and sentenced to 30 months in prison on charges of tax evasion.
His sentence expired on October 20, but police said they are considering charging him with 'spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.'
Vietnam arrests 2 bloggers (Straits Times)- HANOI - POLICE in southern Vietnam have arrested two bloggers over the past week in an apparent crackdown before a crucial Communist Party Congress, rights group and state media reported.
Le Nguyen Huong Tra, who blogged under the pen name of Do Long Girl, was taken into police custody from a home in Ho Chi Minh City on Saturday night for allegedly slandering a senior government official, the online newspaper VnExpress reported Tuesday.
Tra was accused of slander by claiming the official had done favours for a Miss Vietnam pageant winner and certain artists because they were his son's lovers, VnExpress reported. The newspaper did not specify what sort of favours had allegedly been done.
The police investigation said Tra wrongly accused the official, whose family suffered negative consequences, the newspaper said.
Meanwhile, police in Ho Chi Minh City also arrested blogger Phan Thanh Hai, known as Anhbasg, over the weekend and continued to detain Nguyen Van Hai, a blogger known as Dieu Cay, even though he had served out his 30-month sentence on 'trumped-up' tax evasion charges, according to New York-based Human Rights Watch.
Dieu Cay was charged with tax evasion and sentenced to 30 months in jail after encouraging people to protest at the Olympic torch ceremonies in Ho Chi Minh City shortly before Beijing Olympics. He criticised China's policies in Tibet and Vietnam's handling of the disputed Spratly islands in the South China Sea. -- AP
Hư thực thực hư Đông A
Tờ Thể thao & Văn hóa chạy một cái tít "Đằng sau vụ bắt blogger Hương Trà, chủ nhân "Cô gái Đồ Long"". Cái tít như vậy khiến người đọc phải suy nghĩ tìm hiểu đằng sau vụ bắt đấy là gì? Bài báo trên tờ Thể thao & Văn hóa không cho biết cụ thể ngoài những thứ mà báo nào cũng cho biết. Tôi vốn là người thích đọc những gì mà báo chí không viết ra.

BBC tiếng Việt đưa thêm thông tin mà báo chí trong nước không viết tường minh. Theo BBC tiếng Việt, blogger Cô gái Đồ Long bị bắt có lẽ do bài viết "Các người đẹp lấy chồng". Bài viết này đã bị xóa trên blog của Cô gái Đồ Long, nhưng ai muốn đọc nó đều có thể dễ dàng tìm thấy bằng Google.

Vậy sự thật đằng sau vụ bắt này là gì?

Việt Nam đang ở trong thời kỳ nhạy cảm chính trị: Đại hội Đảng đang gần kề. Nếu tôi là vị quan chức mà báo chí nói tới đấy, tôi sẽ sử dụng phương châm: việc lớn coi là việc nhỏ, việc nhỏ coi là không có, chỉ đâu mà buộc ngang trời, tay đâu mà bịt miệng người thế gian, khuất mắt trông coi. Nếu tôi là đối thủ chính trị của vị quan chức đó thì tôi sẽ làm vụ này. Một khi báo chí đưa tin, thiên hạ sẽ ào ào tìm đọc bài viết của Cô gái Đồ Long, rồi từ đó tìm đọc chính gốc những thứ mà trong đó trích dẫn cũng như bán tín bán nghi các thông tin khác có liên quan tới gia đình vị quan chức đó. Thế là có dư luận. Chưa xong, phiên tòa sẽ diễn ra. Sẽ có tranh tụng thông tin trong đấy là vu khống hay không vu khống, thư nặc danh là nặc danh hay hữu danh. Thế là lắm chuyện. Ông bà từng bảo bới bèo ra bọ, ai lường được trước, nhất là đối thủ chính trị đang bới ra. Vậy Cô gái Đồ Long đang là ruồi trong vụ trâu bò húc nhau hay là một tác nhân trong khổ nhục kế, nếu như tôi đang là đối thủ chính trị của vị quan chức đấy? Vấn đề này lại phụ thuộc tôi đang là ai. Với những chữ nếu này tôi sẽ nhét được cả Paris vào trong một cái lọ. Không đáng tin! Không nên tin!

Cuối cùng, sự thật đằng sau có khi rất đơn giản: cơ quan chức năng đang làm đúng chức trách của mình, giữ một blogosphere lành mạnh và văn hóa, không có tin đồn, vu khống phương hại tới cá nhân khác. Nhưng ai tin vào sự thật này chứ? Tôi chăng? Bởi vì Cô gái Đồ Long không sáng tác thông tin vu khống mà chỉ là truyền bá thông tin vu khống, nếu thông tin đấy là vu khống và trừ phi Cô gái Đồ Long lại chính là tác giả của bức thư nặc danh mấy năm trước đây đấy. Hơn nữa, Việt Nam lại đang lắm chuyện với blogger. Bớt chuyện là bớt việc, thêm chuyện là thêm việc, vô sự tiểu thần tiên. Tóm lại, nhiều khi sự thật cũng chỉ đơn giản như vậy thôi. Tôi nên tin! Nên tin!

Blogger Cô gái Đồ Long bị bắt(BBC)
Nhà báo Hương Trà và ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng
Cô gái Đồ Long là một trong các trang blog 'ăn khách'
Bạn bè và thân hữu cho biết blogger nổi tiếng Cô gái Đồ Long, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, vừa bị công an bắt tại TP Hồ Chí Minh để điều tra về hành vi 'Vu khống'.
Được biết việc bắt Lê Nguyễn Hương Trà được thực hiện tại nhà riêng của blogger này tại quận Tân Bình vào dịp cuối tuần và do cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm xã hội tiến hành.
Một nguồn tin giấu tên cho BBC biết việc bắt khẩn cấp blogger này có thể liên quan tới một entry gần đây trên blog Cô gái Đồ Long liên quan tới con trai của một quan chức công an cao cấp.
Blog Cô gái Đồ Long trên mạng Multiply, với nội dung chuyên thông tin về giới giải trí (showbiz), là một trong các blog "ăn khách" nhất ở Việt Nam.
Trên trang chủ của blog này, thống kê cho hay con số người truy cập tính cho tới nay là trên 23 triệu lượt.
Đài BBC đã tìm cách liên hệ với Lê Nguyễn Hương Trà và gia đình nhưng không được.
Sinh năm 1975, nhà báo Hương Trà chuyên viết về các chủ đề văn hóa-xã hội, từng cộng tác với một số tờ báo lớn trong đó có báo Công an TP Hồ Chí Minh.
Với lượng người đọc lớn, trang blog Cô gái Đồ Long được cho là có ảnh hưởng ít nhiều tới dư luận quan tâm tới ngành giải trí.

Vu khống?

Tháng 10/2007 blogger Cô gái Đồ Long đã bị ca sỹ Phương Thanh khởi kiện vì "xúc phạm danh dự" khi viết một số entry không đúng sự thật về ca sỹ này.
Vụ kiện tụng kéo dài không phân thắng bại với việc ca sỹ nhạc nhẹ nổi tiếng Việt Nam cáo giác: "Blog của Hương Trà có số lượng người truy cập rất lớn và những bài viết của cô ấy làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín nghề nghiệp và danh dự của tôi, đó cũng sẽ là một tiền lệ không tốt sẽ ảnh hưởng đến nhiều người nếu không có biện pháp ngăn chặn".
Theo ca sỹ Phương Thanh, hai entry trong blog Cô gái Đồ Long nói về Phương Thanh và liveshow là 'hoàn toàn sai sự thật'.
Lần này, trong entry tựa đề 'Các người đẹp lấy chồng' đăng ngày 14/10 và bị xóa ngay sau đó, blogger Cô gái Đồ Long viết về quan hệ giữa một diễn viên múa nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh với con trai của một thứ trưởng Bộ Công an.
Không những nêu danh tính của cả vị thứ trưởng và quý tử, entry còn đăng tải nội dung một bức thư được nói là của một cán bộ A17, tức Cục Bảo vệ An ninh Kinh tế thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Bức thư được gửi đi từ trước Đại hội Đảng X năm 2006 tố cáo ông thứ trưởng công an đã đưa con trai vào làm việc trong ngành và bao che cho con gây nhiều sai phạm.
Entry 'Các người đẹp lấy chồng' trên blog Cô gái Đồ Long cũng tung ra một số chi tiết khác về gia đình ông thứ trưởng.
blog tại đây: blogcogaidolong.multiply.com/
Blogger "Cô gái đồ long" bị bắt (Bee)- 26/10/2010 11:27:45
Cục CSĐT tội phạm về xã hội tại TP.HCM (C14B) vừa bắt giam bà Lê Nguyễn Hương Trà - blogger “Cô gái đồ long” để điều tra về hành vi “vu khống”.Bà Trà đã căn cứ vào một bức thư nặc danh để viết bài trên blog về gia đình một cán bộ cấp cao của nhà nước.

Ngay sau khi được VKSND Tối cao phê chuẩn, cơ quan chức năng đã tiến hành bắt khẩn cấp bà Lê Nguyễn Hương Trà vào tối 23/10 tại nhà riêng của trên đường Bành Văn Trân (quận Tân Bình).

Theo một cán bộ điều tra, bà Trà đã căn cứ vào một bức thư nặc danh để viết bài trên blog về gia đình một cán bộ cấp cao của nhà nước. Trong bài viết này, Hương Trà còn đặt vấn đề về một số hoa hậu, nghệ sĩ đã được gia đình vị quan chức “bao bọc” vì là người yêu của “quý tử”.
z
Hương Trà trong lần ra tòa vì bị ca sĩ Phương Thanh kiện

Sau một thời gian điều tra, xác minh, cơ quan chức năng xác định toàn bộ nội dung sự việc mà bà Trà viết trong blog của mình là sai sự thật, gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín, danh dự của những người liên quan.

Cơ quan điều tra đang tiến hành làm rõ một số vấn đề liên quan và đã liên hệ với gia đình của bà Trà nhưng họ đã từ chối tiếp xúc.

Lê Nguyễn Hương Trà từng là cộng tác viên của một tờ báo tại TP.HCM và cũng là một blogger khá nổi tiếng. Năm 2008, Hương Trà là bị đơn của vụ kiện khá hy hữu mà phía nguyên đơn là ca sĩ Phương Thanh. Trong vụ kiện này, nữ ca sĩ cho rằng Hương Trà đã viết những entry không đúng sự thật trên blog nhằm xúc phạm đến uy tín, danh dự của mình.

(Theo VNE)

Tổng số lượt xem trang