Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Người Anh khinh bỉ quân phục 'hàng Tàu'

-Nguồn:---Người Anh khinh bỉ quân phục 'hàng Tàu' VietnamDefence - Quân phục mới cho lính viễn chinh Anh gây ra một làn sóng kêu ca về sự bất tiện và chất lượng tồi.
Lính Anh mặc quân phục mới
Theo báo chí Anh, mới đây Bộ Quốc phòng Anh đã cung cấp quân phục mới cho lính Anh ở Afghanistan.
Loại quân phục này không những không khiến lính Anh thán phục mà còn gây ra một làn sóng kêu ca về sự bất tiện và chất lượng tồi.

Theo tờ Daily Telegraph (Anh) ngày 28.12, lính Anh đã nói bộ quân phục mới là cực kỳ bất tiện, thiết kế xấu xí, còn vật liệu thì thô kệch. Bộ Quốc phòng Anh đã chi gần 40 triệu bảng để mua lô quân phục này với các đặc điểm ngụy trang phù hợp với các loại địa hình khác nhau. Theo các kế hoạch ban đầu, quân phục này trước hết được cấp cho các lính Anh ở tuyến đầu tại Afghanistan với quân số 10.000 người, nhưng không ai ngờ đến một làn sóng chê trách mạnh như thế sau khi cung cấp lô quân phục đầu tiên. Một số người thậm chí còn nói rằng, mặc bộ quân phục này trông giống hệt chú lính chì đồ chơi từ bộ đồ chơi Action Man của Mỹ.
Quân phục mới MTP
Chrissy Rodger, lính lữ đoàn số 38 ở Bắc Ireland, nhận xét độc địa về vấn đề này: “Bề ngoài, bộ quân phục này trông cứ như được lấy từ một gian hàng trong siêu thị đồ chơi Toys R Us”. Một hạ sĩ quan khác từ Trường Bộ binh ở xứ Wales không thể nhịn cười nổi khi nói bộ quân phục này “trông quá ngộ nghĩnh”. “Nếu chúng tôi nghĩ mình trông như những thằng ngốc thế này thì vở kịch của chúng tôi không hoàn toàn hay ho”, anh ta viết thêm.
Điều cần lưu ý riêng là việc rò rỉ thông tin xảy ra vào tháng 8.2008, khi báo chí Anh (Tờ Sunday Express ngày 1.8.2008) nói rằng, quân đội Anh dự tính cấp quân phục sản xuất tại Trung Quốc mới cho lính Anh đang chiến đấu ở Afghanistan. Theo thông tin này, ở quân phục mới sử dụng các vật liệu công nghệ cao, cũng như loại quân phục đã mất gần 20 năm và tốn hơn 2 triệu bảng để phát triển sẽ có khả năng bảo vệ tốt nhất binh lính Anh ở Afghanistan. Một số quan chức thấy khó hiểu tại sao quân phục phải sản xuất ở Trung Quốc, vấn đề còn đi đến mức người ta thể hiện sự bất bình và lo ngại công khai về chất lượng sản xuất quân phục mới do các nhà sản xuất Trung Quốc cung cấp.

Từ những năm 1960, Anh không ngừng tìm cách trang bị quân phục mới cho binh lính, nhưng cho đến chiến tranh Afghanistan, không ai ở Anh nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Bề mặt địa hình Afghanistan rất phức tạp, chiến trường có cả những khu vực hoàn toàn trần trụi không có những dấu hiệu nhỏ nhất của cỏ cây, cũng như những sườn núi và thung lũng xanh tươi, quân phục của lính Anh chỉ có 2 kiểu là kiểu châu Âu và kiểu sa mạc. Năm ngoái, một hãng Anh đã sản xuất loại quân phục 7 màu “đa địa hình”, hợp đồng sản xuất quân phục này đã được trao cho một hãng Anh, và hãng này lại chuyển hợp đồng sang Trung Quốc. Hãng này cũng ký thêm hợp đồng với các nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất tất chân cho binh lính trị giá 5 triệu bảng Anh.

Người Anh đã bị sốc vì tin này. Nghị sĩ Patrick Mercer tuyên bố: “Quân phục đã được đưa đến một nước mà Anh có quan hệ căng thẳng để sản xuất và điều này là rất đáng ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng, phong trào Taliban đang có một số lượng vũ khí sản xuất ở Trung Quốc. Có nguy cơ quân phục mới lọt vào tay kẻ thù của chúng ta”.

Cũng có những người tỏ ra không tin vào khả năng sản xuất của Trung Quốc khi nhắc đến chất lượng tồi của loại quân phục sa mạc ở Trung Quốc. Sunday Express dẫn nguồn một quan chức Anh cao cấp nói rằng, “chúng ta gửi các vật liệu mới sản xuất ở Bắc Ireland đi nửa vòng trái đất đến Trung Quốc, từ đó sau chu trình sản xuất, chúng quay trở lại Anh ở dạng quân phục và đây là một scandal thật sự”.
Đại diện chính phủ Anh nữ nam tước Crawley giải thích: “Một phần quân phục Anh sẽ được sản xuất ở Trung Quốc theo các yêu cầu (về chất lượng) của chúng ta và theo các tiêu chuẩn của chúng ta”.

Bộ phận báo chí Bộ Quốc phòng Anh cũng nói rằng, hợp đồng đã được chuyển cho công ty đưa ra giá hấp dẫn nhất và đó là quyền của họ khi bảo đảm tuân thủ hợp đồng bằng mọi cách hợp pháp, kể cả chuyển cho nhà thầu phụ nước ngoài. Một quan chức chính phủ Anh cũng khẳng định lợi ích kinh tế của chính sách mua sắm đang tiến hành, nhưng không được vì rẻ mà gây tổn hại cho an toàn của binh lính.
  • Nguồn: Hoàn cầu, Navoine, 2.1.2012.

-Nga cấm may quân phục bằng vải Tàu vietnamdefence 
VietnamDefence Các quan chức Nga đang cố gắng cấm sản xuất quân phục cho quân đội Nga bằng vải ngoại.
Bộ Công thương cùng với Bộ Phát triển kinh tế Nga dự định hạn chế việc sử dụng vải do nước ngoài sản xuất, trong đó có vải Trung Quốc, để may quân phục, một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Hiện gần 50% áo va-rơi và áo khoác ngắn được may bằng vải Tàu rẻ tiền, 20% trong số đó không đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn GOST của Nga.

Giới quân sự Nga thì nói không thể kiểm soát việc mua sắm của các nhà cung cấp của họ. Theo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng, khi thông báo mở thầu, họ có thể công bố cả các yêu cầu về chất lượng vải (thành phần, kiểu dệt, các đặc tính vật lý), nhưng không thể bảo các nhà cung cấp phải mua vải cụ thể là của ai đó vì luật liên bang số 30 không cho phép. Quân đội chẳng quan trọng quân phục được may bằng vải của nhà sản xuất nào mà chủ yếu là nó phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Để kiểm tra việc đó, mỗi lô quân phục đều qua khâu kiểm định và thử hỏng. Vị này cho rằng, chưa ghi nhận được các trường hợp nhập quân phục bằng vải kém chất lượng vào quân đội.


Giám đốc thương mại của công ty BMK-Textile Maksim Ilin cho biết, một khi đã thắng thầu, chẳng có gì cản trở nhà sản xuất sản xuất một lô quân phục bằng vải Nga, các lô còn lại bằng vải Tàu.  Một mét dài vải Nga giá 140 rúp, vải Tàu có 90. Một bộ quân phục hè may mất khoảng 4 m vải. Giả dụ đơn hàng là 50.000 bộ thì chỉ nhờ chênh lệch giá vải, nhà may đã tiết kiệm được đến 10 triệu rúp. Nhưng tiền nào của đấy, muốn rẻ thì phải trả giá bằng chất lượng. Vải Tàu gần như làm toàn bằng Polyester - là loại vật liệu làm từ chất thải plastic như chai, đĩa, túi nhựa. Và khác với các vải chất lượng, vải Tàu không chứa bông hay tơ nhân tạo. Còn các loại vải Nga thì bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn GOST. Các nhà sản xuất chuyên nghiệp gọi vải Tàu là “thủy tinh” vì mặc nó, cơ thể hoàn toàn không thở được. Quân nhân mặc quân phục này có nguy cơ bị các bệnh về da và dị ứng.

Tuy nhiên, không một công ty nào thắng thầu may quân phục cho Bộ Quốc phòng Nga đồng ý thảo luận về xuất xứ các loại vải họ may quân phục. Chỉ có tại một liên hợp, người ta nói với điều kiện không nêu tên là, trước đây họ có mua vải Trung Quốc, còn nay không dám vì không có bảo đảm chất lượng. Nếu bên nghiệm thu của quân đội phát hiện vải không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nêu trong hợp đồng thì tổ hợp sẽ bị đưa vào danh sách đen và loại khỏi cuộc đua giành đơn hàng nhà nước. Chừng nào Nga chưa áp đặt lệnh hạnh chế trực tiếp sử dụng vải nhập thì các nhà sản xuất tất yếu sẽ chọn cái gì rẻ hơn.
Giám đốc công ty Chaikovsky Textile Yevgeny Titov cho biết, các loại vải Nga trội hơn vải Tàu không chỉ về thành phần hóa học mà trước hết là chất lượng dệt và xử lý hóa học. Giá thành các loại vải cùng phẩm cấp chất lượng ở Nga và ở Trung Quốc là gần như nhau, chưa tính chi phí vận chuyển, hải quan. Vì thế nếu giá vải Tàu hạ hơn 2 lần, nghĩa là chất lượng sẽ bị giảm đi, không còn cách nào khác.
Theo dự thảo nghị định chính phủ do Bộ Công thương và Bộ Phát triển kinh tế Nga saonj thảo thì các loại vải len chải sử dụng để may quân trang sẽ phải có xuất xứ Nga. Dự thảo đang được bàn thảo trong chính phủ Nga.
Tuy nhiên, xuất xứ các loại sợi sẽ dùng để dệt vải ở Nga thì lại không được quy định, nghĩa là, sẽ không ai có thể cấm các nhà máy dệt sử dụng sợi Tàu để sản xuất vải Nga.
  • Nguồn: Izvestria, 21.12.11.


-

Tình báo quân sự Nga thay soái (updated)

Tướng I. Sergun thay thế tướng A. Shlyakhturov trên cương vị chỉ huy GRU. Theo cựu Cục trưởng Cục Phân tích KGB V. Rubanov, chỉ huy mới của GRU cần phải nói sự thật, vì chính việc bóp méo tin tức tình báo về tình hình thế giới phần nhiều đã góp phần làm sụp đổ Liên Xô năm 1991.-
-

Nga-Trung, đối thủ hay đối tác? (Updated)

Nga có lợi đến đâu trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc.
-

Canada bí mật chuyển uranium làm giàu cấp độ cao cho Mỹ (NLĐ).
Southeast Asia’s Biggest Stories of 2011 (WSJ 28-12-11) -- Tổng kết tình hình Đông Nam Á. Rất có íchLập luận mâu thuẫn về lịch sử “đường lưỡi bò” (ĐĐK 28-12-11)

Khi Trung Quốc thống trịWhen China Rules (Project Syndicate 28-12-11) -- Thì ... tận thế!
Nhật Bản - Ấn ĐộAsia’s Natural-Born Allies (Project Syndicate 28-12-11)  -- Interesting!
Bắc Kinh vẫn chưa tìm ra quyết sách cho Biển Đông (TQ).
Công nghiệp quốc phòng  —  (Mr. Do).
Thấy gì từ chuyến thăm của Tập Cận Bình đến VN vàThái lan   —  (Trần Kinh Nghị). Thấy cái này: - Học viện Khổng Tử ở Việt Nam: những gì cần cân nhắc? - (RFA).

- - Phỏng vấn chuyên gia quốc tế về các vấn đề Đông Nam Á Ernest Bower: Lãnh đạo VN và những thách thức trước mắt – Phỏng vấn 1 chuyên gia về ĐNA (P2)  — (VOA).

Nỗi đau của nhà đàm phán BTA (TVN).


--Ông André Menras Hồ Cương Quyết vừa gửi tới một video clip kính tặng các bà vợ góa ở Bình Châu và Lý Sơn nhan đề “Complainte des veuves Hoang Sa”




[youtube http://www.youtube.com/watch?v=7ofYkiGFLyc?version=3&rel=1&fs=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent]
---

Tổng số lượt xem trang