Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

Cam Ranh: Từ tin đồn đến sự thật

Cảng Cam Ranh (landtoday.net)-
-Phát huy sáng tạo trong bảo vệ lãnh thổ quốc gia (TT)-

-Việt Nam mở cảng tạo trở lực với Trung Quốc bvn
South China Morning Post 01/11/2010
Greg Torode (từ Hà Nội)


image Vịnh Cam Ranh – từng được xem là “chiến lợi phẩm chiến tranh lạnh” (của Liên Xô) – lại một lần nữa được quyết định mở cửa cho các lực lượng hải quân nước ngoài trong động thái mới nhất của Hà Nội nhằm tự bảo vệ chống lại sự gia tăng quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo động thái trên trong phiên bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hồi cuối tuần qua – một hội nghị bị chi phối bởi các vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
“Tại trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp Cam Ranh, Việt Nam sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, kể cả tàu ngầm, khi họ cần những dịch vụ của chúng tôi”, ông Dũng nói.
Ông cũng khẳng định sự trợ giúp của Nga trong việc xây lại cảng và sửa chữa các cơ sở vật chất để có thể cho thuê với giá thị trường. Nga đã cam kết xây dựng các tiện nghi cho việc sửa chữa như là một phần của khoản 2,2 tỷ USD hợp đồng cung cấp 6 chiếc tàu ngầm Kilo cho Việt Nam đã được công bố đầu năm nay.
Mặc dù bình luận rất ôn hòa của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về Biển Đông được đưa ra tại hội nghị, Bắc Kinh vẫn tiếp tục phải đối mặt với áp lực ngoại giao để buộc chấp nhận một giải pháp hòa bình khu vực đối với tranh chấp lâu đời này.
Và, một đòn khác có khả năng giáng vào Bắc Kinh, hội nghị thượng đỉnh lần này cũng đã chính thức đưa ra kế hoạch dài hơi đó là lời mời Washington và Moscow tham gia vào những cuộc họp Đông Á hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Một khi cơ sở sửa chữa được hoàn thành ở Vịnh Cam Ranh, các nhà phân tích quân sự cho rằng Mỹ và các cường quốc khu vực khác, vốn là những khắc tinh của Trung Quốc, sẽ là những khách thường xuyên.
Trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh được quân đội Hoa Kỳ xây dựng như là một căn cứ hải quân và không quân trọng yếu. Sau chiến thắng, Hà Nội đã trao cảng lại cho Moscow sử dụng vào cuối những năm 1970 khi mối “quan hệ anh em” với phương Bắc đang biến thành xung đột.
Đây là quân cảng lớn nằm gần các tuyến đường biển chiến lược trên Biển Đông và quần đảo Trường Sa đang tranh chấp nhất. Sau đó, Liên Xô đã biến thành nó thành nơi trú ẩn xa bờ lớn nhất cho tàu bè, bảo vệ các tàu ngầm nguyên tử và một cơ sở gián điệp điện tử tại Cam Ranh. Những người Nga cuối cùng đã rời nơi này vào năm 2002.
Từ lâu, Việt Nam đã khẳng định không bao giờ cho phép một căn cứ hay lực lượng nước ngoài nào đóng trên đất của mình hòng tấn công nước khác – đó là lời cam kết được nước này lặp đi lặp lại trong các cuộc gặp gỡ với Bắc Kinh. Nhưng gần đây, Việt Nam đã mở rộng hợp tác quân sự với một loạt các cường quốc, những động thái được xem như chống lại sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Và tương lai của Cam Ranh sẽ là trung tâm của các cuộc đàm phán tương tự.
Hiện nay chỉ có khách du lịch đáp máy bay xuống Cam Ranh do sức thu hút của các khu nghỉ mát ven biển đang mọc lên như nấm ở Nha Trang.
Việt Nam đang nhắm đến các hợp đồng sửa chữa và tiếp tế hải quân với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nga – những giao dịch có thể dễ thất bại, nhưng chúng ta vẫn thấy sự gia tăng đáng kể các chuyến thăm hữu nghị hải quân đến vùng nước này.
Hồi tháng Tư, báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đưa tin tàu hải quân trọng tải 40.000 tấn USNS Richard E Byrd đã được sửa chữa ở gần vịnh Vân Phong – động thái này được xem như một thử nghiệm bước đầu quan trọng cho các hợp tác nêu trên.
Các quan chức Trung Quốc chưa bình luận gì về phát biểu của ông Dũng, nhưng một bản tin trên Tân Hoa Xã ghi nhận ý kiến từ một quan chức cao cấp của Nga tại hội nghị thượng đỉnh rằng Moscow đã từ chối đàm phán với Hà Nội về việc thiết lập một căn cứ hải quân Nga tại Việt Nam. Các lực lượng hải quân khác, gồm Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng được cho là đang ngắm nghía Cam Ranh.
Một tùy viên hải quân châu Á có quan hệ gần gũi với liên minh an ninh Hoa Kỳ nói: "Đó là tài sản hải quân hấp dẫn nhất có thể có nếu sự hợp tác hải quân trong khu vực là nhằm gia tăng sức mạnh để đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc". Với một lối vào hẹp, cảng nước sâu và được bao bọc bởi các dãy núi, Cam Ranh từ lâu đã được coi là cảng trú ẩn tự nhiên cho tàu bè tốt nhất ở Đông Á. Ngay cả trước khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cách đây 15 năm, các sỹ quan hải quân cao cấp Hoa Kỳ vẫn luôn sẽ thèm thuồng khả năng được “trở về” Cam Ranh.
Khi được hỏi về các căn cứ cũ, một trong các phái bộ đầu tiên của Lầu Năm Góc đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, dí dỏm: “Chúng tôi luôn luôn đi tìm một cảng tốt".
Quốc Ngọc dịch
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
Không để cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự của nước ngoài
(VietNamNet) - Bộ trưởng Quốc phòng cho hay một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại cảng Cam Ranh đang được chuẩn bị xây dựng để phục vụ theo cơ chế thị trường cho các tàu nước ngoài.
Khẳng định chủ trương không để cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự của nước ngoài, song Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng cho hay, một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại cảng nước sâu nổi tiếng này đang được chuẩn bị xây dựng để cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trường cho các tàu nước ngoài nếu có nhu cầu.
Xây dựng trung tâm sửa chữa tàu hải quân tại Cam Ranh(LĐ) - “Việt Nam đang lập dự án xây dựng tại Cam Ranh một trung tâm dịch vụ sửa chữa, phục vụ hậu cần tàu hải quân cho tất cả các nước, kể cả tàu ngầm lẫn tàu mặt nước”- đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh với báo chí trong ...
"Không sợ lộ bí mật tại cảng Cam Ranh"VTC-Cam Ranh sẽ là cảng dịch vụ hấp dẫnNgười Lao Động-Cảng Cam Ranh sẽ mang lại nhiều lợi ích (QĐND 1-11-10) --
Cảng Cam Ranh - Trung Quốc: Vietnam shares port prize to contain China (SCMP 1-11-10) -- Greg Torode bình luận
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói về cảng Cam Ranh (SGTT 1-11-10) --"Tôi muốn lưu ý, căn cứ dành cho tàu nổi và tàu ngầm của Việt Nam là riêng, còn khu vực làm dịch vụ kỹ thuật hậu cần là riêng không liên quan gì đến nhau, nên không sợ lẫn lộn").
.-Trung Quốc nhận xét về Cam Ranh
Trang Global Times, báo tiếng Anh của Trung Quốc chuyên về quan hệ quốc tế quan tâm đến tuyên bố của Việt Nam không cho thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự.
Bài trên trang web này hôm 14/10 chạy tựa: "Hà Nội chọn không cho thuê căn cứ hải quân".

Tờ báo trích người phát ngôn từ đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh trả lời phỏng vấn hôm thứ Tư rằng họ "có ghi nhận trong các tin tức trước đây về kế hoạch của cả Nga và Mỹ bước vào căn cứ Vịnh Cam Ranh".
"Vì lợi ích phát triển hòa bình của Việt Nam và khu vực, chúng tôi quyết định không cho bất kỳ nước ngoài nào thuê khu cảng cho mục đích quân sự," một cán bộ ngoại giao từ sứ quán Việt Nam nói.
Cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa được tờ Global Times ghi nhận là căn cứ nước sâu tốt nhất trong vùng biển phía nam Trung Quốc, và thậm chí là toàn bộ vùng Đông Nam Á.
Báo cũng trích dẫn nhận định của trưởng khoa nghiên cứu Đông Nam Á của đại học Hạ Môn, giáo sư Trương Quốc Thổ rằng quyết định của Hà Nội về Cam Ranh "là điều tốt cho quan hệ Trung - Việt".
Nhiều bên quan tâm
Quyết định của Hà Nội về Cam Ranh là điều tốt cho quan hệ Trung - Việt
GS Trương Quốc Thổ
Hôm qua 13/10, bài trên báo The Hindu trích lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga bên lề hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ở Hà Nội về quan điểm không cho thuê căn cứ quân sự chiến lược ở Cam Ranh.
Bà trả lời các câu hỏi được phóng viên đưa ra sau một tuyên bố trước đó vài ngày của lãnh đạo hải quân Nga, đô đốc Viktor Kravchenko được các hãng thông tấn trích lời đánh giá "cần tái lập căn cứ ở Cam Ranh nếu Nga muốn làm cường quốc hải quân".
Câu nói của bà Phương Nga được trang mạng Chính Phủ đăng tải từ đầu tuần, và nhiều báo chí trong nước loan tải:
"Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Tờ Global Times trích lời một phóng viên của họ đến thăm Cam Ranh hè 2009 rằng ông ta "không nhìn thấy phi cơ quân sự hay tàu chiến nào ở căn cứ cả".
Sân bay Cam RanhCam Ranh nay là sân bay dân sự
Người này được trích lời nói rằng phía Việt Nam "tin tưởng ở khả năng hải quân của riêng họ và không trao Cam Ranh cho nước ngoài khác".
Được biết hồi 2005, Đô đốc Dennis Blair, khi đó là tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, xác nhận Washington nói chuyện với Hà Nội về ý định thuê quân cảng Cam Ranh.
Về quan hệ với Nga, hiện đại diện của hãng hàng không Vladivostok ở miền Viễn Đông Nga đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về việc mở hai tuyến bay thẳng nối sân bay Cam Ranh với Vladivostok và Khabarovsk.
Các hãng thông tấn trích nguồn Việt Nam nói sẽ có 2000 du khách từ Nga bay tới miền Trung Việt Nam trong tháng 12 này bằng đường bay đó.
Vốn là sân bay quân sự được cải tạo để khai thác phục vụ hành khách, sân bay Cam Ranh nay trở thành bãi đáp chính cho các tuyến đường nội địa đến Nha Trang - Khánh Hòa và đón một số chuyến bay đến từ các nước, như từ sân bay Incheon của Seoul, Hàn Quốc.

VN sẽ cho hải quân nước ngoài vào Cam Ranh -Thuyền trưởng tàu Nga tuyệt thực ở Vũng Tàu (BBC)-
- Nhật chiếu video đụng độ với tàu Trung Quốc (VTC/Sts, AFP).- Medvedev đến đảo tranh chấp với Nhật (VNE).  – Nhật triệu đại sứ Nga vì chuyến thăm quần đảo Kuril (VTC/Sts, AFP).  - Nhật phản đối Tổng thống Nga thị sát Kunashiri (TTXVN)
HOA KỲ - CAM BỐT: Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Cam Bốt đừng để lệ thuộc vào Trung Quốc. (RFI)-Hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khuyến cáo xứ Chùa Tháp đừng rơi vào vòng lệ thuộc của Trung Quốc. Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng ngày càng mạnh của Bắc Kinh tại quốc gia Đông Nam Á nghèo khó này,trong một cuộc tiếp xúc với giới trẻ tại thủ đô Phnompenh, ngoại trưởng Mỹ cho rằng « có nhiều vấn đề quan trọng cần phải nêu lên » với Trung Quốc.-QUỐC TẾ: Các nước phát triển đối phó với việc Trung Quốc giảm xuất khẩu đất hiếm (RFI)- Hôm qua 31/10, sau cuộc hội đàm song phương tại Hà Nội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Naoto Kan đã ra thông cáo cho biết là Việt Nam sẽ cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản. Cũng giống như nhiều nước phát triển khác, Nhật Bản đang phải đối phó với việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm.-Trung Quốc khẳng định không hạn chế xuất khẩu đất hiếm (Bee)-Chính phủ Nhật và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, đã tuyên bố họ sẽ cố gắng đa dạng nguồn cung đất hiếm khỏi Trung Quốc.

Cam Ranh: Từ tin đồn đến sự thật
VietnamDefence - Như vậy là đã rõ: Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh dưới hình thức nhẹ nhàng hơn (quy mô nhỏ, không trú đóng thường xuyên), giống như với cảng Tartus của Syria. Và Việt Nam sẵn sàng thỏa mãn nguyện vọng của họ.
Vấn đề Hải quân Nga trở lại Cam Ranh phải nói là vẫn âm ỉ từ trước và sau khi Hải quân Nga chính thức rút khỏi quân cảng này và rộ lên trên báo chí Nga trong tháng 10, trước chuyến thăm Hà Nội của TT Nga Dmitri Medvedev.

Trong các bài “Các đô đốc Nga muốn trở lại Cam Ranh” đăng trên tờ Quan điểm (Nga) ngày 6.10.2010, và “Moskva chuẩn bị tái hiện diện quân sự tại Đông Nam Á” đăng trên tờ Độc lập (Nga) ngày 7.10.2010. mà VietnamDefence đã giới thiệu, Hải quân Nga, một số tướng lĩnh, đô đốc tại ngũ và nghỉ hưu, chuyên gia quân sự Nga cũng đã nói đến khả năng Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.
Cảng Cam Ranh (landtoday.net)
Sau khi có những tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 11/10 cho biết: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hãng RIA Novosti ngày 29.10 dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Sergei Prikhodko nói với báo giới ngay trước chuyến thăm Việt Nam của TT Nga Dmitry Medvedev rằng, Kremlin không thấy cần phải tái lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng quan tâm đến hoạt động của một căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật cho hải quân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng V. Putin tại Nga tháng 12.2009 (vrbank..com.vn)
Ông nói: “Tôi không nghĩ rằng, chúng tôi phải tái lập (ở hình thức trước đây) căn cứ ở Cam Ranh” và cho biết trong số các văn kiện chuẩn bị cho chuyến thăm không có văn kiện liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật của Hải quân Nga tại cảng Tartus, Syria:

Căn cứ quân sự duy nhất của Nga hiện nay ở hải ngoại xa, điểm trú đóng duy nhất ở Địa Trung Hải của chiến hạm Nga.
Liên Xô ký với Syria hiệp định triển khai căn cứ của Hải quân Liên Xô tại Tartus năm 1971.
Căn cứ này dùng để bảo đảm hoạt động của hạm đội Xô-viết tại Địa Trung Hải, trước hết là sửa chữa tàu của Hải đội số 5 (Địa Trung Hải), cấp nhiên liệu và vật chất các loại...
Năm 1991, Hải đội Địa Trung Hải chấm dứt sự tồn tại, và từ đó thỉnh thoảng Hải quân Nga mới thực hiện các cuộc hành quân đơn lẻ ở Địa Trung Hải.
Hiện nay, căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật ở Tartus của Hải quân Nga gồm có các bến cảng nổi PM 61М, xưởng sửa chữa nổi (thay thế 6 tháng một lần), các kho tàng, doanh trại và các cơ sở khác. Đóng tại căn cứ này có 50 binh sĩ Nga.
Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã nhiều lần đề nghị hiện đại hóa và mở rộng căn cứ ở Tartus. (RIA Novosti)
Theo báo chí Nga, dường như Nga từng có kế hoạch mở rộng Tartus để di chuyển một bộ phận Hạm đội Biển Đen từ Crimea một khi Ukraine không gia hạn hợp đồng thuê căn cứ Sevastopol sau năm 2017, thậm chí sẽ triển khai tên lửa phòng không S-300 tại đây.
Song ông Prikhodko cũng khẳng định, Nga muốn có các căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật ở nhiều nước, điều hoán toàn logic, nhất là khi Nga tăng cường hợp tác với EU và NATO về vấn đề chống cướp biển.
“Chúng tôi muốn tận dụng những thành quả tốt đã có và kinh nghiệm từng có của hai  nước trong bảo đảm an ninh hàng hải và bảo đảm cho tàu thuyền”, - ông nói.
“Chủ đề này (hợp tác kỹ thuật quân sự) không phải là chủ đề trung tâm (trong hội đàm). Ở khu vực này, chúng tôi không có những kẻ thù như trước đây. Ở đây chỉ nói đến việc bảo đảm tốt cho tàu thuyền, trong đó có các tàu hải quân Nga làm nhiệm vụ trong khuôn khổ sự hợp tác của chúng tôi với các tổ chức quốc tế”, - ông Prikhodko nói.
Một nguồn tin cấp cao ở Moskva thì cho biết, Nga không định triển khai tại Cam Ranh vũ khí trang bị và binh sĩ như thời Liên Xô. Căn cứ này sẽ phần nhiều giống với căn cứ ở cảng Tartus, Syria, nơi mà các tàu Hải quân Nga vẫn ghé vào trong các cuộc hành quân trên Địa Trung Hải.
Nguồn tin này cũng nói, việc thành lập một căn cứ như thế ở Cam Ranh không nên gây lo ngại cho các nước láng giềng của Việt Nam như đôi khi vẫn diễn ra ở Cận Đông.
Đối với Đông Nam Á, vấn đề cướp biển cũng rất bức thiết, và nêu ý kiến rằng, sự hiện diện của các tàu Hải quân Nga sẽ đáp ứng các vấn đề bảo đảm an ninh, tức là lợi ích của các quốc gia trong khu vực này.
Như vậy là đã rõ: Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh dưới hình thức nhẹ nhàng hơn (quy mô nhỏ, không trú đóng thường xuyên), giống như với cảng Tartus của Syria.
Vậy phản ứng của Việt Nam là gì?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì họp báo quốc tế (Chinhphu.vn)
Tờ VnExpess tối 30.10 đưa tin, phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao liên quan chiều 30.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ xây dịch vụ cảng tổng hợp tại Cam Ranh và “Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu của hải quân tất cả các nước, kể cả tàu ngầm, theo cơ chế thị trường” như nhiều nước trên thế giới đã làm.
Thực tế, một số nước trong khu vực như Philippines, Singapore...  cũng có các thỏa thuận cung cấp dịch vụ hậu cần-kỹ thuật cho các tàu Hải quân Mỹ từ nhiều năm nay.
Vậy là, những tin đồn trên báo Nga là có căn cứ và đã biến thành sự thật sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Điều đó cũng cho thấy, sự trở lại Cam Ranh của Hải quân Nga là vấn đề được cả Việt Nam và Nga suy tính kỹ, trong một thời gian dài và là quyết định sáng suốt, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, đồng thời có tầm ảnh hưởng lâu dài đến hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng V. Putin tại Nga tháng 12.2009 (vrbank..com.vn)
Một lần nữa, sau lần thông báo hợp đồng lịch sử mua 6 tàu ngầm Kilo trong chuyến thăm Nga tháng 12.2010, Thủ tướng Việt Nam lại cung cấp thêm một đề tài nóng hổi nữa cho giới phân tích chính trị-quốc phòng khu vực và thế giới trong thời gian tới.
-Vun đắp quan hệ truyền thống, tăng cường hợp tác Việt-Nga Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chiều 32/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú trọng đã tiếp thân mật và hội kiến với Tổng Nga Dimitri Medvedev. Chiều 31/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp thân mật Tổng thống ...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đón, hội đàm với Tổng thống NgaDân Trí
Quốc hội đóng góp tích cực vào quan hệ Việt-NgaVietnam Plus
Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt NamĐài Á Châu Tự Do

Tổng số lượt xem trang