Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

Góp ý Cương lĩnh: Đã đến lúc công khai tài sản cá nhân-Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tăng hạng, nhưng không "sạch" hơn

Việt Nam thăng hạng về chỉ số minh bạchViệt Nam được chấm 2,7 điểm trên 10 về chỉ số minh bạch. Ảnh chụp màn hình
Vụ Đại lễ:- Không có chuyện chi 94 ngàn tỷ đồng cho Đại lễ (TP 3-11-10) -- Ông Nguuyễn Thế Thảo: "Không thể nói con số đó là thấp hay cao được" Chủ tịch Hà Nội: Đang thống kê chi phí Đại lễ (VNN 2-11-10) -- Chủ tịch thống kê chưa xong mà Bộ trưởng đã nói 'Không có khuất tất trong chi tiêu cho đại lễ' (VnEx 1-11-10). Thế nà thế nào? - Chủ tịch Hà Nội: Đang thống kê chi phí Đại lễ (VNN)
chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, nói chi phí Đại lễ nghìn năm lên tới 4.000 – 5.000 tỷ đồng, chiếm 10% GDP như dư luận đồn đoán là không chính xác.- Nhớ là ông chủ tịch Hà Nội đâu phải họ Hứa: Chủ tịch Hà Nội “hứa” công khai chi tiêu Đại lễ (Bee) theo ông Thảo, chi phí trực tiếp cho các hoạt động Đại lễ không chỉ riêng Hà Nội mà còn có các bộ ngành trung ương, địa phương khác tham gia
“Phát biểu chi phí đại lễ chiếm 10% GDP là cảm tính” (Dân trí) - “Những phát biểu chi phí đại lễ 94.000 tỷ đồng, chiếm 10% GDP là cảm tính. Các hoạt động của đại lễ 1.000 năm gồm rất nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng ở Hà Nội mà còn nhiều bộ ngành, địa phương tham gia”. Chủ tịch UBND TP. ...Cần sớm công khai chi phí cho đại lễ
Đại biểu Quốc Hội Phạm Thị Loan cho biết: “Vấn đề chi phí cho đại lễ là câu hỏi mà nhiều cử tri quan tâm, bởi cho đến hiện nay chưa ai biết chính xác con số đó bao nhiêu. Chi phí cho đại lễ cần phải được công khai, thông báo cho nhân dân biết, cái nào lãng phí cần rút kinh nghiệm cho các lễ hội về sau”.
Cũng theo bà Loan, chúng ta không nhất thiết liệt kê một vài công trình được thực hiện cách đây 10 năm vào hạng mục phục vụ đại lễ. Bởi “điều này chứng tỏ bệnh thành tích. Đại lễ không nhất thiết đưa nhiều công trình vào để chào mừng. Điều quan trọng là chúng ta bảo tồn, bảo vệ và phát triển, chứ không phải là các dự án phát triển mới, các dự án bổ sung để chào mừng. Tôi không đồng tình với cách suy nghĩ như vậy và cũng không đồng tình theo kiểu chạy theo với thành tích như thế”.
Con số 94.000 tỷ chi cho Đại lễ không có cơ sởVNMedia
'Hà Nội đang tổng hợp chi phí dành cho đại lễ'VNExpress "Những phát biểu chi phí đại lễ 94.000 tỷ đồng, chiếm 10% GDP... là cảm tính. Chúng tôi vẫn đang tổng hợp, thanh quyết toán để báo cáo HĐND thành phố, Chính phủ", ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội trả lời báo chí sáng 2/11.
- Sau đại lễ, một số công trình có dấu hiệu xuống cấp như công viên Hòa Bình, ông lý giải thế nào?
- Các công trình đều thực hiện có quy trình, được các cấp nghiệm thu. Có thể nói công viên Hòa Bình là cố gắng rất lớn của thành phố trong thời gian qua, là công trình văn hóa mang ý nghĩa chính trị và lịch sử. Có thể trong quá trình thi công và quản lý có một số điểm thiếu sót, chưa hoàn thiện, tuy nhiên chưa có khẳng định nào là công viên bị xuống cấp.
Chủ tịch Hà Nội: "Nói chi cho Đại lễ 94 nghìn tỷ đồng là không có ...VnEconomy
“Chúng tôi hết sức tiết kiệm trong chi tiêu Đại lễ”(Dân trí) - “Hoàn toàn không có khuất tất đằng sau các số liệu, chúng tôi hết sức tiết kiệm”, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Hoàng Tuấn Anh nói về việc chi tiêu của Bộ trong dịp Đại lễ. Trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ...'Không có chuyện Đại lễ tốn đến 5.000 tỷ đồng'VietNamNet-"Chi tiêu cho Đại lễ không có gì khuất tất"VnEconomy
'Không có khuất tất trong chi tiêu cho đại lễ' VNExpress1-11-10)
"Chúng tôi đã kiến nghị cắt 10 hoạt động, tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng. Đâu đó nói rằng tốn 4.000-5.000 nghìn tỷ đồng cho đại lễ 1000 năm là không phải", Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định chiều 1/11.
>'Không có chuyện chi hàng chục nghìn tỷ đồng cho đại lễ' Dù chỉ nhận được hai ý kiến liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, tuy nhiên Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vẫn được mời trả lời trước Quốc hội trong buổi thảo luận kinh tế - xã hội.
"Chúng tôi coi việc tổ chức cho đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một sự đóng góp ý nghĩa. Đâu đó nói rằng tốn 4-5 nghìn tỷ đồng cho đại lễ là không phải. Tôi xin cam đoan không có chuyện thu lợi nhuận gì trong sự kiện này", ông Tuấn Anh khẳng định
"Bộ đã rất tiết kiệm, từ đầu năm đến giờ số chi so với dự toán mới đạt 57,5%, số thực chi mới 88 tỷ đồng", ông Tuấn Anh nói.
Để tăng tính thuyết phục, Bộ trưởng Tuấn Anh dẫn chứng để chuẩn bị cho lễ diễu binh diễu hành sáng 1/10 tại Ba Đình, các lực lượng đã luyện tập 2-3 tháng trời, bất kể mưa gió, nắng gắt. Trong khi Bộ Tài chính quy định kinh phí cho mỗi buổi luyện tập của mỗi người chỉ 25.000 đồng, hôm diễu hành tăng lên thành 35.000 đồng, không đủ tiền đi lại.
"Các hoạt động kỷ niệm, đặc biệt đại lễ nghìn năm xin khẳng định không có gì khuất tất. Chúng tôi hết sức tiết kiệm, đã kiến nghị cắt 10 hoạt động, tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng. Bộ sẵn sàng cung cấp chi tiết những khoản đã chi, còn chi tiêu của những cơ quan khác đã có Bộ Tài chính quy định", Bộ trưởng Văn hóa nhấn mạnh. Về phía các địa phương, người đứng đầu ngành văn hóa du lịch cho biết đã chỉ đạo phải lấy kinh phí địa phương và huy động xã hội hóa. Có một số địa phương, ngành tổ chức lễ kỷ niệm quy mô tốn kém đã bị nhắc nhở. Nhưng gần đây, từ khi có nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về việc tiết kiệm trong các hoạt động lễ lạt, việc tổ chức đã tốt hơn.
"Sau này lễ hội sẽ tổ chức quy mô vừa phải, nhưng không thể không tổ chức. Vì thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá, hình ảnh Việt Nam được thế giới chú ý hơn", ông Tuấn Anh nói. Ông cũng cảm ơn Hà Nội, nhờ đại lễ mà có thêm công viên Hòa Bình, bảo tàng, thư viện Hà Nội. Những công trình này đã góp phần giúp người nước ngoài hiểu thêm về Việt Nam.
Phần trả lời kéo dài 7 phút của Bộ trưởng Tuấn Anh được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đánh giá là chưa trúng và đề nghị: "Bộ trưởng cần nói rõ việc tổ chức có lãng phí không?". Tuy nhiên, phần trả lời sau đó của Bộ trưởng không có nhiều thông tin.
Trước đó vào buổi sáng, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, đại biểu Võ Minh Phương nêu vấn đề năm nay đất nước tổ chức nhiều ngày lễ lớn, nhiều sự kiện chào mừng và tiến tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. "Tình hình lãng phí trong tổ chức lễ hội được Quốc hội nêu ra từ kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục được nhiều. Nhiều nội dung chưa được cân nhắc, chọn lựa kỹ, trong đó đáng chú ý là chất lượng một số công trình chào mừng chưa bảo đảm, không ít sản phẩm ăn theo mang tính hình thức không cần thiết, gây tốn kém tiền của công sức của xã hội", ông nói.
Đại biểu Phương đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo, tổng kết các lễ hội trong năm 2010, nhất là đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để công bố cho nhân dân biết tổng chi phí từ ngân sách nhà nước phục vụ cho lễ hội, qua đó rút kinh nghiệm để tiết kiệm tốt hơn.
Hà Nội lãng phí điện sau đại lễ
‘Không có khuất tất trong chi tiêu cho đại lễ’ (VNE)- Ưu tiên cán bộ trẻ – cấp thiết (ĐĐK).-
Văn nghệ sĩ, vận động viên và phóng viên trẻ góp ý vào dự thảo văn ...Báo văn hóa Online
Doanh nhân trẻ góp ý kiến cho Dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng ...Đài Tiếng Nói TPHCM
Doanh nhân trẻ đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Ðại ...Nhân Dân
-Phát triển nghề luật sư: Còn quá nhiều rào cản(PL)-Cải cách tư pháp nói bản án phải dựa vào kết quả tranh tụng tại tòa nhưng chúng tôi bào chữa tòa có nghe đâu, nhiều khi còn quên ghi ý kiến luật sư vào bản án.-
- Bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội:  Tham nhũng phức tạp và tinh vi hơn (Người LĐ)
- “Hồ Chí Minh không phải là kẻ ham quyền cố vị” (Bee/Xưa&Nay).
“đây là phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 31/10/1946″.-Cán bộ lãnh đạo phải tự giác và nêu gương đạo đức Hồ Chí Minh (PLTP 31-10-10) -- Ông Lê Thanh Hải báo cáo.  Ông Trương Tấn Sang khen.
- Khó khăn trong điều tra các vụ án tham nhũng (ANTĐ).- Ông Đặng Tuấn Liệt xin rút không tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI“Với lý do có nhiều dư luận không tốt về ông và ông đã nhận thấy hành động của ông làm tổn thương đến lòng tin của tập thể” (ĐĐK). – Xung quanh việc ông Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ có 2 năm sinh: “Phù phép” giấy khai sinh mới.
- Cán bộ “Giàu nhanh” và “Dính dáng đến tham nhũng” (Tuanddk) “Cán bộ tham nhũng- cán bộ không tham nhũng trong thực tế thì có, dính dáng đến tham nhũng thì trần đời chưa thấy có. Dùng cách này để ám chỉ đến những đồng chí chưa bị lộ thì lại càng khó, bởi chỉ có tòa án “nhân danh nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mới có quyền tuyên bố người này có/không có phạm các tội thuộc nhóm tội phạm về chức vụ”.
- TS Nguyễn Quang A: Tách bạch viên chức – công chức (Lao động).- Chuyện từ những bức ảnh (Gốc sậy). “NGHĨA LÀ VÌ ĐÔNG QUÁ, nên cán bộ trẻ đủ khả năng, đủ năng lực chỉ chiếm 3% chứ không phải 15% như dự kiến”.

 Không rơi vào im lặng(VietNamNet) - Sau một tháng rưỡi góp ý và được lắng nghe, điều mà người dân trông đợi từ phía Đảng giờ đây là một sự hồi âm, tiếp thu rõ ràng. Nói như nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM Lê Hiếu Đằng khi ông nhớ lại không khí trước Đại hội Đảng X, người dân đã rất háo hức, nhiệt tình lên tiếng tham gia đóng góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội, đã thảo luận sôi nổi khi bàn về "thời cơ vàng" của đất nước, nhưng văn kiện dự thảo và văn kiện sau khi được thông qua ở Đại hội không thay đổi là bao.

Trí tuệ của Đảng phải bắt nguồn từ trí tuệ của nhân dân. Cần trân trọng các ý kiến đóng góp, chân thành tiếp thu các ý kiến đúng đắn. Khó nhất là việc tiếp thu những ý kiến có căn cứ lý luận và thực tiễn, nhưng khác với dự thảo, để bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi dự thảo. Muốn vậy, Đảng phải có tinh thần khiêm tốn, cầu thị trên cơ sở đổi mới tư duy, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
 -Dân chủ trong bầu cử(VietNamNet) - Không nhất thiết cơ cấu tất cả Bí thư các tỉnh, thành phố vào Trung ương để tránh việc giảm chất lượng cấp ủy, gây ra những sắp xếp không lành mạnh.
- Đối thoại phòng chống tham nhũng đất đai vào cuối tháng 11 (PLTP)-- Nguyễn Bính Châu, Luật sư, Đoàn Luật sư TP.HCM: Hà Nội trong trái tim tôi (BBC) -- Hà Nội chi 94.000 tỷ đồng cho Đại lễ? (VNN). - Chi phí “Đại lễ 1.000 năm” hết bao nhiêu tiền? (Thanh niên).   “Đến thời điểm này, tôi cũng không đủ khả năng để ước lượng được tổng  số tiền ấy” -tác giả: Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội —
ĐBQH góp ý dự thảo văn kiện: ‘Đảng không nên quyết tất cả’ (VNN). - "Đảng lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để Quốc hội, Chính phủ bàn, sau đó nghe cả mặt phải, trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi".-- Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng: Làm rõ mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước (Tuổi trẻ)- QUỐC HỘI NÊN BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG (Trần Nhương).

- Chi phí “Đại lễ 1.000 năm” hết bao nhiêu tiền? (Thanh niên).   “Đến thời điểm này, tôi cũng không đủ khả năng để ước lượng được tổng  số tiền ấy” - tác giả: Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội —
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH: “Nói tham nhũng giảm, tôi chưa đồng tình” (Thanh niên).    – Tham nhũng không giảm sẽ làm mất dần niềm tin -- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau bị khai trừ Đảng (Dân Việt)
Hà Nội: Đảm bảo thành viên BCH đủ tiêu chuẩn.- BCH Đảng bộ Hà Nội: Đảm bảo không có người 'giàu nhanh' (VNN 28-10-10) -- Nhưng đâu có thể cấm người ta chơi tennis?

Một ý kiến rất đúng với thực tế (Nguyễn Vĩnh).
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tạo chuyển biến thực sự về “văn hóa thực thi” (SGTT).- Chỗ đứng của chính phủ (Mai Xuân Dũng).-“Chống tham nhũng ở Việt Nam giống văn học hiện thực phê phán” (Dân trí)
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng.- Góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ĐBQH Nguyễn Đăng Trừng ví von:
“Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ....Số lượng đảng viên đông nhưng không mạnh. Đảng viên trẻ ít quá. Nhiều cán bộ quan liêu, rời xa quần chúng nhân dân. Cơ chế vận hành đã bộc lộ bất hợp lý cả về xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng kinh tế cũng rất khó khăn”.
Tham gia góp ý cho dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đại biểu Nguyễn Văn Bé (TPHCM) cho rằng:
Nội dung văn kiện Đại hội Đảng đã đánh giá cơ bản toàn diện các vấn đề của Đảng, nhưng chưa quan tâm nhiều đến xây dựng nền tảng con người.
Cũng theo đại biểu này, mục tiêu của dự thảo văn kiện chưa xác định được giải pháp tiết kiệm, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, tham ô lãng phí.
“Rất buồn là chúng ta thấy thiếu sót, khuyết điểm nhưng chưa mạnh dạn chỉ rõ cá nhân nào, tổ chức nào. Đó là vì nể nang” - đại biểu Bé cũng cho rằng - “Sao không nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục, sửa chữa. Phải có chuyện mua quyền bán chức, bởi có người bán mới có người mua. Dân có tin vào Đảng hay không là vì Đảng dám nhìn, dám thừa nhận sự thật trước dân”.
Đóng góp ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng (VOV)-Đại biểu Ngô Minh Hồng, đoàn TP HCM cho rằng, văn kiện đã viết nhiều và khá đầy đủ, song vấn đề năng lực thực hiện như thế nào thì chưa được đề cập sâu.-Người trẻ không muốn vào Đảng? (Bee 28-10-10)-Người trẻ có muốn vào Đảng hay không? Làm cách nào để người trẻ phát huy được khả năng khi đứng trong hàng ngũ Đảng?- Đại biểu Quốc hội góp ý văn kiện Đại hội: Đôi khi “ý dân lòng Đảng”VnEconomy Góp ý dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng tại phiên họp tổ sáng nay (28/10), nhiều vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự băn khoăn trước không ít vấn đề được cho là “chưa đủ thuyết phục”, hoặc “chưa đủ gần dân”.
Với tư cách là người ngoài Đảng, đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu:
“Tất cả những gì diễn ra trong đời sống hiện nay Đảng phải coi đó là thành tựu của mình hoặc là thất bại của mình. Tôi cảm thấy điều đó chưa thể hiện được ở văn kiện này, Chúng ta chỉ nói nhiều đến thành tựu, mà thành tựu có thực, nhưng chưa nói đến trách nhiệm của Đảng với sai sót”, đại biểu Quốc nói.
Lâu nay vẫn nói “lòng dân ý Đảng”, nhưng đôi khi cũng phải là "ý dân lòng Đảng" chứ, vì có rất nhiều sáng tạo của quần chúng, từ quần chúng mà ra, đại biểu Quốc góp ý.
Một số vị đại biểu cho rằng, tại dự thảo văn kiện, nhiều lý luận chưa rõ ràng. Ví dụ đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nội hàm là thế nào cũng chưa rõ, chỉ có vài tỷ lệ về lý thuyết mà thực ra đã lỗi thời.
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng bày tỏ băn khoăn về “nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cần đạt được chỉ tiêu gì, mục tiêu của nền công nghiệp hiện đại sẽ đạt được đến đâu?
Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Phạm Quốc Anh lo lắng, không biết làm thế nào để “cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong tình trạng thế này”.
Đề cập từ khía cạnh khác, cho rằng con số mà nông dân lãi (30%) nhờ trồng lúa Chính phủ nói không chính xác vì còn phải trừ rất nhiều chi phí vật tư nông nghiệp, đại biểu Lê Dũng nhấn mạnh: đời sống nông dân và người trồng lúa chưa được cải thiện nhiều, trong khi Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo có thứ hạng cao trên thế giới.
Và ông đề nghị, nên điều chỉnh chiến lược nông nghiệp, chỉ giữ diện tích trồng lúa đủ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển sang trồng cây gì lợi ích cao hơn trồng lúa, có chính sách ưu tiên đầu tư cho vùng trồng lúa.
Cũng theo đại biểu Dũng, văn kiện xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, qua mỗi lần Đại hội đều nói vấn đề này, nào là quốc nạn, giặc nội xâm… nhưng tại sao tham nhũng không giảm, mất ngày càng nhiều hơn: mất tiền của, mất cán bộ, mất niềm tin.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là yếu tố quyết định thành bạiSài gòn Giải Phóng
Các đại biểu thảo luận về văn kiện trình Đại hộiAn ninh thủ đô
Việt Nam được chấm 2,7 điểm trên 10 về chỉ số minh bạch. Ảnh chụp màn hình
Thước đo nào cho nghị quyết? (TVN) -Nếu lấy lòng dân vốn là chủ nhân đất nước làm thước đo, thì một chính sách được cho là đúng, trước hết nó phải cam kết làm được những gì khi cầm quyền, được đa số cử tri kỳ vọng tin tưởng.
Ông Phạm Quang Nghị tái đắc cử Bí Thư Hà Nội (Bee)-Trong phiên họp đầu tiên, BCH đảng bộ TP đã bầu ông Phạm Quang Nghị làm Bí Thư thành uỷ Hà Nội nhiệm kỳ 2010 - 2015.-Không bầu cho người “co vỏ ốc”! (PL) .Cụ thể, ngoài những ưu điểm mà Trung ương gợi ý còn thấy liệt kê những dấu hiệu để đại biểu “kiên quyết không giới thiệu” vào ban chấp hành là những người “thiếu chính kiến, né tránh, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ công bằng, có biểu hiện cá nhân, chạy chọt”............Vì thế, việc Hà Nội đưa thêm các tiêu chuẩn như trên nhằm loại trừ những kẻ “co vỏ ốc” tham gia ban chấp hành đảng bộ khóa mới được khá nhiều đại biểu hưởng ứng, quần chúng hoan nghênh. Bởi lẽ có năng lực chỉ đạo cụ thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm mới là những đức tính mà nhân dân chờ đợi, mà nói như Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị rằng những nhân sự như thế “số phiếu có ít một chút nhưng chúng ta không thể để sót”.
Không cho báo chí dự đối thoại với dân (PL)-Sáng 26-10, tại phòng tiếp công dân của UBND tỉnh Khánh Hòa (8 Hùng Vương, Nha Trang), hàng chục phóng viên báo chí rất bức xúc khi bị ông Bùi Văn Hùng (cán bộ phòng tiếp công dân) không cho vào hội trường để dự cuộc đối thoại giữa các cơ quan chức năng với người dân Nha Trang.
-THẾ GIỚI : Tình trạng tham nhũng không hề được cải thiện (RFI)- Trong bản báo cáo thường niên, công bố hôm qua, 26/102010, Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, Transparency International, nhận thấy tình trạng tham nhũng trên thế giới không hề được cải thiện. Cứ trên 4 quốc gia, là có 3 nước còn bị tham nhũng rất nghiêm trọng.-TRUNG QUỐC: Cư dân mạng tố cáo quan chức Trung Quốc tham nhũng (RFI)-Liên quan đế,n Trung Quốc, báo Le Figaro hôm nay có bài đề tựa : « Những người đấu tranh cho công lý trên mạng Internet ở Trung Quốc », phản ánh việc tiếng nói của cư dân mạng ngày càng có tác dụng trong phong trào đấu tranh chống tiêu cực ở đất nước này. Thành phần này gồm đủ tầng lớp, từ người nổi tiếng đến sinh viên, công nhân, doanh nhân.

"Bí thư tỉnh ủy", xem và ngẫm (TVN) -Việc làm của nhân vật Bí thư Hoàng Kim trong bộ phim "Bí thư tỉnh ủy" gây ra nhiều dư luận trái chiều, trong đó có những ý kiến không đồng tình vì cho rằng, đó là cách đi ngược lại với đường lối của Đảng và Nhà nước trên con đường tập thể hóa XHCN. Nhưng chỉ sau 3-4 vụ, chỉ thị của Ban bí thư tỉnh yêu cầu ngừng ngay chương trình này.Hai năm sau ngày về hưu, bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim đã mất trong một cơn bạo bệnh giữa bối cảnh đất nước còn nhiều biến chuyển. Ông phải làm kiểm điểm vì những cải tổ của mình...Và 22 năm sau đó, một lần nữa dư luận lại rộ lên khi Nghị quyết X của Bộ Chính trị đưa ra có nhiều điểm trùng khớp với tư duy của ông trước đó: Công nhận hộ xã viên là đơn vị kinh tế độc lập. Lần này, công lao của ông được nhìn nhận và đánh giá lại.

Cần lắm những tầm nhìn đi trước thời đại
Việc làm sống lại một hình tượng như Kim Ngọc, một lãnh đạo có tâm, có tầm, dám làm dám chịu vì quyền lợi của người dân, đương đầu với những thách thức thời cuộc, được khán giả mong đợi hơn bao giờ hết. Đặc biệt, bộ phim được phát đúng dịp nhiều vấn đề nóng của xã hội đang được đặt ra, mổ xẻ trong nghị trường như khai thác bô-xít, quản lý doanh nghiệp công như Vinashin... thì một tấm gương như Kim Ngọc càng khiến khán giả trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn. Xã hội này cần nhiều lắm những con người như Kim Ngọc.
Làm sao chống tham nhũng tại Việt Nam? (RFA)-Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa công bố bản xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng 2010. Đây là bản báo cáo được tổ chức này thực hiện định kỳ hàng năm. -Hà Nội không bầu cán bộ giàu nhanh (VietNamNet) - Đảng bộ Hà Nội không bầu những cán bộ tham nhũng, có nhiều nhà đất không rõ nguồn gốc, kê khai tài sản không minh bạch.- Một tổng giám đốc liên quan vụ hối lộ ở BIDV bị chém (PLTP)
Chỉ số cảm nhận tham nhũng toàn cầu 2010: VN đứng thứ 116/178 (PL)-Chiều 26-10, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) toàn cầu năm 2010. 178 quốc gia/vùng lãnh thổ được đưa vào danh sách đánh giá (giảm hai so với 2009).
Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tăng hạng, nhưng không "sạch" hơn
Thứ Ba, 26/10/2010 (GMT+7) - Ngày 26/10, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng 2010 (CPI). Việt Nam xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10. 
>> Xếp hạng tham nhũng thế giới 2008: Việt Nam lên 2 bậc
>> Cảm nhận tham nhũng 2007: Không mất điểm nhưng tụt hạng



Mô tả ảnh.
Một cuộc đối thoại giữa các cơ quan Việt Nam và các đối tác phát triển. Ảnh: VietNamNet

CPI là chỉ số đo lường cảm nhận mức độ tham nhũng của khu vực công, cụ thể là tham nhũng liên quan đến các quan chức nhà nước, công chức và các chính trị gia, năm nay được thống kê ở 178 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thang điểm được đánh giá từ 0 (tham nhũng nặng) đến 10 (sạch).
Nghĩa là, các khảo sát xem xét cả khía cạnh hành chính và chính trị của tham nhũng. Theo kết quả của TI, đánh giá của các chuyên gia trong nước rất trùng hợp với đánh giá của các chuyên gia nước ngoài.
So sánh với năm ngoái, điểm số cho Việt Nam không thay đổi (2,7). Về thứ hạng, Việt Nam được tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng (năm ngoái là 120/180), nhưng theo "khuyến cáo" của đại diện Tổ chức Hướng tới minh bạch (cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam) thì thứ hạng tăng lên không có nhiều ý nghĩa, bởi mỗi năm sẽ có những quốc gia được đưa vào và đưa ra khỏi bảng xếp hạng.
Để được đưa vào danh sách đánh giá, mỗi quốc gia phải được ít nhất 3 nguồn khảo sát cho điểm. Riêng điểm số của Việt Nam được thống kê từ 9 nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Bertelsmann (BF), Cơ quan dự báo kinh tế (EIU), Tổ chức thấu hiểu toàn cầu (GI), Cơ quan tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC). Điểm số thấp nhất của Việt Nam là 1,9 (do EIU chấm), còn mức điểm tốt nhất là 4 (do ADB chấm).
3 quốc gia "sạch" nhất năm nay cùng được 9,3 điểm là Đan Mạch, New Zealand và Singapore, tiếp theo là Phần Lan và Thụy Điển với 9,2 điểm. Đứng cuối danh sách các quốc gia bị cảm nhận về tham nhũng mạnh mẽ nhất là Iraq (1,5 điểm), Afghanistan và Myanmar (cùng 1,4 điểm) và cuối cùng là Somalia (1,1 điểm).
Trong top 20 quốc gia sạch nhất của năm 2010 chỉ có 3 quốc gia châu Á, ngoài Singapore đứng đầu bảng thì Hồng Kông (hạng 13) và Nhật Bản (hạng 17). Trung Quốc được xếp hạng 79/178, với số điểm 3,5.
Nếu so sánh trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ở vị trí trung bình. Trong đó, các quốc gia "sạch" hơn Việt Nam là Singapore (hạng 1), Brunei (hạng 38), Malaysia (hạng 56), Thái Lan (78) và Indonesia (110).
Điều đáng nói là có tới 3/4 quốc gia trong bảng xếp hạng có chỉ số dưới 5.
“Phải học, phải hỏi, phải hiểu dân chúng” (Bee)-“Đoàn kết toàn dân-quyết tâm vì chính nghĩa, quyết giữ độc lập bằng mọi giá”.
- Quốc hội nóng với những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm (Tổ quốc).
-Dân chưa thật tin vào quyết tâm, hiệu quả chống tham nhũng (PL)-“Tình hình tham nhũng nhìn chung vẫn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong khi đó công tác phát hiện và xử lý còn ít, chưa tương xứng với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN)”.
- Vì sao ”Quan tham”? (Tầm nhìn).-Diệt tham nhũng để tăng thêm uy tín của Đảng (PLTP 24-10-10) --
-Tổng Thanh tra Chính phủ: Việt Nam nhiều “tham nhũng vặt" (PL)-Ở Việt Nam, người ta thường nói là tham nhũng không nghiêm trọng như ở một số nước khác (tức là ruỗng từ trên xuống) mà chính là “tham nhũng vặt”…
- ‘Sao’ đại biểu và những chuyện không hề có trong nghị trình (VNN). “Tuần họp đầu tiên của Quốc hội trôi qua với việc đại biểu “xới xáo” nhiều vấn đề nóng bỏng như Vinashin, bùn đỏ Tây Nguyên. Các ĐBQH đã bước đầu đặt lên bàn nghị sự nhiều chuyện không hề có trong nghị trình.”
- Quốc hội góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XI (Thanh niên)-Quốc hội góp ý văn kiện trình Đại hội Đảng cand.com Tuần này,Quốc hội dành 2 phiên họp tại tổ sáng và chiều 28/10 để các đại biểu Quốc hội góp ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Bước vào tuần làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25 đến 29/10), ...
- Không phải cứ “gán mác” là thành xã hội chủ nghĩa! (TVN). Không phải cứ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu đương nhiên trở thành XHCN, không phải cứ doanh nghiệp Nhà nước là mang tính chất XHCN.
- - - Những làn gió kêu gọi cải tổ chính trị từ Bắc Kinh (TVN) Khi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tập trung tại Bắc Kinh hồi cuối tuần cho hội nghị thường niên, những làn gió đổi thay chính trị đã thổi mạnh phía ngoài cánh cửa khép chặt của căn phòng diễn ra kỳ họp kéo dài bốn ngày.- Thể chế hóa chức danh Tổng bí thư (VNN) (VietNamNet) - Trong chế độ một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo, thì nhân dân không thể đứng ngoài việc bầu cử người đứng đầu đảng - chức danh chính trị quan trọng nhất của thể chế.-Đừng sợ thừa "to", hãy sợ thiếu "tâm" (TVN) -"Người Việt hãy đừng ngại chuyện thích to, thừa to. Nếu trong cái to ấy có cái tâm thì không có gì phải ngại..."- ‘Bầu bán’ phải có số dư (VNN).
- Chia buồn Phu nhân TBT Nông Đức Mạnh qua đời (Thanh niên).-Phu nhân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từ trần tại quê nhà (Dân trí) - Bà Lý Thị Bang - Phu nhân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh - đã từ trần tại nhà riêng vào rạng sáng ngày 24/10. Lễ tang bà Lý Thị Bang được tổ chức vào ngày hôm nay 25/10. Tin từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, bà Lý Thị Bang (sinh năm 1942, ...Phu nhân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từ trầnTiền Phong Online-Phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từ trầnKinh tế Nông thôn-Phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từ trần (PL)-Chánh văn phòng Tỉnh ủy Bắc Kạn Nông Văn Lệnh cho biết: bà Lý Thị Bang - phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh - do tuổi cao, sức yếu, bệnh trọng, mặc dù đã được các y bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng không qua khỏi, bà đã trút hơi thở cuối-Phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từ trần (TT)-Phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từ trần (VNN)-Bà Lý Thị Bang, phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã từ trần ngày 24/10, hưởng thọ 69 tuổi.
- Hai mối quan hệ (TBKTSG). “Cụm từ “đổi mới hệ thống chính trị” có thể gây cảm giác húy kỵ ở một số người….”- Thanh tra “phanh tự động” tốt hơn “phanh chân” (Bee).- Chống tham nhũng: Cơ quan chuyên trách, báo chí thiếu tích cực? (VnEconomy).-Diệt tham nhũng để tăng thêm uy tín của Đảng (PL)-
pictureCàng dám nói về nó, dám đương đầu với nó, tiêu trừ nó thì càng làm cho uy tín của Đảng trong dân cũng như trong mắt quốc tế tăng lên.-Không có bữa ăn nào miễn phí (TVN) -Người Mỹ có câu, "trong một sòng bài "phé" (poker) bịp bợm luôn có một nạn nhân. Nếu bạn không biết ai là nạn nhân, thì người đó chính là bạn".
Luật phải quy định để tòa độc lập với cơ quan hành chính (TNO)-Trong ngày làm việc hôm qua 23.10, Quốc hội (QH) nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tố tụng hành chính, dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) và thảo luận về 2 dự thảo này tại hội trường.-Tăng cường tính độc lập cho cơ quan thanh traĐài Tiếng Nói Việt Nam-Khởi kiện vụ án hành chính ra tòa ngayNgười Lao Động
-Thanh tra không thể chỉ ‘vỗ vai giúp nhau’ (VNN). - Thảo luận tại QH chiều nay (23/10) về Luật thanh tra sửa đối, ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho biết các đại biểu đều mong cơ quan thanh tra có tính độc lập cao để phát huy được vai trò của mình. Ông Thuyết ví công tác thanh tra như cái phanh của ...Cựu “thủ lĩnh” thanh niên khét tiếng một thời vì màn ảo thuật trong thi cử, nay được “bầu” làm Bí thư Yên Bái.
- Điều tra viên “xử” án dân sự? (Thanh niên)
- “Góp ý Đại hội Đảng lần thứ XI, GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng” Đã đến lúc công khai tài sản cá nhân (Tiền phong)
- Nguyễn Lương Hải Khôi: Biết dựa vào giới nghiên cứu để chế ngự nhóm lợi ích (TVN).Phải cho lùi vào dĩ vãng cái thời mà nhà lãnh đạo "gần dân", "sâu sát với dân" chỉ đơn giản bằng cách thỉnh thoảng đến nhà những người nghèo tặng quà, thăm dân vùng lũ..., mà là dựa trên nghiên cứu của những think tanks lấy quyền lợi nhân dân làm mục tiêu, chế ngự các "nhóm lợi ích".
- Diệp Văn Sơn: Xóa cảnh “làm khó để ló ra tiền” Cơ chế không minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền, trách nhiệm tập thể cá nhân không rõ ràng, công chức lương không đủ sống ... là nguyên nhân chủ yếu dễ đưa đến nạn nhũng nhiễu, thường gọi là "làm khó để ló ra tiền". (TVN).
hihi, còn nhớ :
HĐXX tuyên phạt tử hình Lã Thị Kim Oanh

Lã Thị Kim Oanh sau khi nhận bản án tử hình
TT (Hà Nội) - Bản án dày khoảng 130 trang được ba thành viên hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân TP Hà Nội luân phiên công bố trong trọn một ngày hôm qua 2-12, khép lại 12 ngày xét xử vụ án Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm.
HĐXX xác định hành vi phạm tội của Lã Thị Kim Oanh có nhiều tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng: phạm tội liên tục nhiều lần, trong một thời gian dài, sau khi phạm tội đã có hành động xảo quyệt lập chứng từ khống để bao che hành vi phạm tội của mình...
... xung quanh bà nè có nhiều thông tin thú vị ..thế mà: lại nói:

Việt Nam chưa có án tử hình cho “quan tham” (PL)-Tại hội nghị tập huấn về Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 21-10, Sở Tư pháp TP.HCM cho biết lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai vẫn là lĩnh vực xảy ra tham nhũng nhiều nhất bên cạnh năm lĩnh vực khác
(xếp theo thứ tự) là thuế, hải quan; đầu tư xây dựng cơ bản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; tài nguyên, khoáng sản.
Từ năm 2009 đến cuối tháng 9-2010, TAND các cấp đã đưa ra xét xử 211 vụ án với 479 bị cáo. Năm 2010, tội tham ô vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong các vụ án tham nhũng bị khởi tố (chiếm 51,5% số vụ) và tội nhận hối lộ chiếm 11,1%. Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng được phát hiện là 193,5 tỉ đồng và 516 ha đất. Không như ở Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa có án tử hình dành cho các “quan tham”, cao nhất chỉ là án tù chung thân mà cụ thể là đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ trong vụ nhận hối lộ tại dự án Đại lộ Đông Tây.
Hội nghị cũng nêu rõ mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn chưa cao. Tiêu cực vẫn diễn ra, thậm chí có địa phương, có lĩnh vực còn nghiêm trọng hơn trước. Do đó, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 với năm nhóm giải pháp: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, thực hiện pháp luật, trong đó có vấn đề tiếp cận thông tin của người dân và công khai thông tin trên phương tiện truyền thông, báo chí; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng.
- Vi phạm dân chủ cơ sở dẫn tới khiếu kiện (ĐĐK).--- Người dân vẫn phải “bôi trơn” cơ quan công quyền (ĐĐK).
- Ủy ban nhân dân TP Hà Nội: Kỉ luật người báo cáo tiêu cực để bao che cho sai phạm? (Người cao tuổi).
Hà Nội: Nhân viên thoát nước “vòi” tiền doanh nghiệp (Dân trí) - Trong khi thi công, do để nước khoan trào ra vỉa hè, công ty xây dựng đã bị cán bộ xí nghiệp thoát nước đến lập biên bản. Để sự việc không bị báo cáo lên cấp trên, 2 nhân viện thoát nước yêu cầu đơn vị thi công phải “lót tay” 30 triệu đồng. ...
Nhân viên công ty thoát nước 'ăn' 30 triệuICT News-Cán bộ thoát nước bị bắt vì vòi tiền doanh nghiệpVNExpress-Nhân viên thoát nước vòi tiền doanh nghiệpTiền Phong Online
Bức bối chuyện “lót tay” cho bác sỹ, y tá (VNN)--Đau lòng trẻ sơ sinh chết tại bệnh viện (VNN) – Thai nhi khi siêu âm hoàn toàn bình thường, sau khi sinh được 4 ngày, cháu bé qua đời vì phát hiện dị tật trong phổi.
‘Vấn nạn’ mắt kính dởm hoành hành (ĐV 21-10-10)

Tổng số lượt xem trang