Mặc dù việc sử dụng tiền polymer không gây hậu quả xấu về kinh tế nhưng thống đốc Ngân hàng Nhà nước (khi đó là ông Lê Đức Thúy) khi thực hiện đề án đã không đưa ra thảo luận trong tập thể lãnh đạo và Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước là vi phạm quy chế làm việc.Nghi án hối lộ in tiền polymer: Phối hợp điều tra (26/11)
Thông báo của Thanh tra Chính phủ cũng nêu việc ông Lê Đức Minh (con trai ông Lê Đức Thúy) có hơn hai tháng làm việc cho Banktech (một công ty con của Công ty TNHH Phát triển công nghệ) và việc hai công ty này tham gia quá trình thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị cho việc in tiền tuy không trái với quy định của pháp luật nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch, làm ảnh hưởng đến uy tín của thống đốc.
TT - Ngày 25-11, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng cho biết đã phối hợp với cơ quan tư pháp Thụy Sĩ để làm rõ thông tin Công ty Securency (Úc) đưa hối lộ trong hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer của VN.
Công ty Securency International, một công ty con do Ngân hàng Trung ương Úc sở hữu, là công ty hiện cung cấp vật liệu polymer để in tiền ở Úc và gần 30 quốc gia khác trên thế giới, trong đó có VN. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng liên quan đến Công ty Securency, có trụ sở tại Thụy Sĩ, cơ quan chống tội phạm nước này đã vào cuộc điều tra vụ việc.
Ngoài ra, Văn phòng chống tội lừa đảo Anh, cảnh sát liên bang của Úc, Ủy ban chống tham nhũng Malaysia cũng tiến hành điều tra đối với các cá nhân liên quan. Cảnh sát các nước đã đồng loạt tiến hành nhiều vụ khám xét bắt giữ tại Malaysia, Thụy Sĩ, Anh, Úc liên quan tới các nhân viên của Securency bị tình nghi dính líu đến nghi án chi các khoản hoa hồng khổng lồ để có được hợp đồng in tiền ở các quốc gia khác ngoài Úc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại sứ Thụy Sĩ tại VN Jean Hubert Lebet xác nhận Thụy Sĩ và VN đã hợp tác thông tin trong vụ án này. Theo ông đại sứ, phía VN đã chủ động đề nghị Thụy Sĩ cung cấp thông tin. Sau khi xem xét trên cơ sở pháp lý, Thụy Sĩ đã đồng ý hợp tác và hai bên đã có các văn bản giấy tờ, hồ sơ trao đổi về vụ việc.
Đại sứ Jean Hubert Lebet cũng cho biết do hai nước chưa có hiệp định về tương trợ tư pháp nên khi mỗi quốc gia có yêu cầu về một vấn đề cụ thể thì đều thông qua con đường ngoại giao và các cơ quan trong nước sẽ xem xét để đáp ứng. Tuy nhiên, ông Jean Hubert Lebet cũng nói có một số trường hợp Thụy Sĩ yêu cầu VN giải trình về cá nhân cụ thể nhưng chưa nhận được câu trả lời hoặc có sự chậm trễ trong trả lời.
Liên quan đến vụ việc này, phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, ông Phạm Anh Tuấn xác nhận phía Thụy Sĩ đã khởi tố vụ án liên quan đến vụ việc tại Công ty Securency.
Ông Tuấn cho biết theo Luật tương trợ tư pháp, Viện KSND tối cao là đầu mối để phối hợp với các quốc gia có tội phạm hay hành vi phạm tội liên quan đến người VN. Về vụ Securency, Thủ tướng đã giao việc này cho Viện KSND tối cao tiến hành thực hiện. Được biết, Viện KSND tối cao đang nghiên cứu những tài liệu được các cơ quan tư pháp Thụy Sĩ chuyển đến, xác minh vụ việc này.
Năm 2007, Thanh tra Chính phủ kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước và kiến nghị cơ quan điều tra vào cuộc xem xét hai nội dung về việc giải quyết hợp đồng giấy in tiền và trách nhiệm quản lý quỹ quản lý dự trữ ngoại hối. Thông báo của Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước nêu rõ hồ sơ trình Bộ Chính trị về đề án bộ tiền mới, Ngân hàng Nhà nước đề xuất sử dụng cả tiền cotton và polymer nhưng khi trình Thủ tướng phê duyệt đề án chỉ đề xuất dùng giấy polymer.
Mặc dù việc sử dụng tiền polymer không gây hậu quả xấu về kinh tế nhưng thống đốc Ngân hàng Nhà nước (khi đó là ông Lê Đức Thúy) khi thực hiện đề án đã không đưa ra thảo luận trong tập thể lãnh đạo và Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước là vi phạm quy chế làm việc.
Thông báo của Thanh tra Chính phủ cũng nêu việc ông Lê Đức Minh (con trai ông Lê Đức Thúy) có hơn hai tháng làm việc cho Banktech (một công ty con của Công ty TNHH Phát triển công nghệ) và việc hai công ty này tham gia quá trình thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị cho việc in tiền tuy không trái với quy định của pháp luật nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch, làm ảnh hưởng đến uy tín của thống đốc.
Theo thông tin từ tờ The Age và một loạt báo chí Úc, Công ty Securency bị điều tra vì có các khoản chi hoa hồng để có được hợp đồng in tiền ở Uganda, Nam Phi, Ấn Độ, VN...
MINH QUANG
Ngân hàng Trung ương Úc bán Securency Báo The Age (Úc) ngày 25-11 đưa tin Ngân hàng Trung ương Úc đã quyết định bán công ty con Securency (Ngân hàng Trung ương có 1/2 quyền sở hữu và kiểm soát kể từ năm 1996). Việc bán Securency sẽ khiến Úc không có kiểm soát về các nguồn cung vật liệu sản xuất tiền mặt của quốc gia và 150 nhân công ở Victoria cũng đối mặt với tương lai bất định. H.N. |
>> Úc buộc thôi việc hai người trong vụ “lại quả” in tiền polymer
>> Bộ trưởng Bộ công an Lê Hồng Anh nói về vụ PCI: “Đến nay thì thấy có thể có cơ sở”
>> Úc điều tra vụ “lại quả” để giành hợp đồng in tiền polymer
>> Securency đình chỉ công tác hai quan chức
>> Cảnh sát Úc điều tra Securency đưa hối lộ
>> Bộ trưởng Bộ công an Lê Hồng Anh nói về vụ PCI: “Đến nay thì thấy có thể có cơ sở”
>> Úc điều tra vụ “lại quả” để giành hợp đồng in tiền polymer
>> Securency đình chỉ công tác hai quan chức
>> Cảnh sát Úc điều tra Securency đưa hối lộ
-Vụ Securency: WB cung cấp thông tin tài khoản nước ngoài của một số người Việt
(PL)- Trao đổi bên thềm đối thoại phòng chống tham nhũng (PCTN) trong lĩnh vực đất đai ngày 25-11-2010, Đại sứ Thụy Sĩ Jean-Hubert Lebet cho biết thông qua kênh ngoại giao, chính phủ Việt Nam đã đề nghị Thụy Sĩ hợp tác cung cấp thông tin về nghi án Công ty Securency của Úc hối lộ tiền bạc cho quan chức Việt Nam trong quá trình tham gia dự án chuyển đổi tiền giấy sang tiền polyme.
Ông Lebet nói: “Securency là vấn đề quan tâm của Việt Nam vì liên quan đến công ty ở Úc và đồng thời một công ty có văn phòng ở Thụy Sĩ”.
Cũng theo ông Lebet, vừa qua Thụy Sĩ đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về một số cá nhân cụ thể nhưng chưa nhận được trả lời. Vì vậy, hợp tác tư pháp về hình sự cần chặt chẽ hơn nữa. Hai nước đang thảo luận một hiệp định như vậy để làm rõ phạm vi tương trợ tư pháp giữa hai quốc gia.
Liên quan đến vụ Securency, một cán bộ cơ quan PCTN trung ương, cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao nắm thông tin và đề nghị VKSND Tối cao - đầu mối về tương trợ tư pháp - liên hệ với cơ quan tư pháp nước ngoài để nắm bắt vụ việc. Ngân hàng Thế giới và một số nhà tài trợ cũng đã chủ động làm việc với cơ quan PCTN của Việt Nam, cung cấp thông tin về một số tài khoản tại ngân hàng nước ngoài của người Việt Nam có nghi vấn dính líu tham nhũng, trong đó có những việc liên quan đến vụ Securency.
Securency chuyên kinh doanh vật tư, công nghệ sản xuất tiền polyme và là đối tác trong dự án tiền polyme của Việt Nam. Công ty này bị nghi vấn dính líu một số vụ hối lộ quan chức ở các nước châu Á, châu Phi để những nước này sử dụng sản phẩm của mình. Một cuộc điều tra toàn diện với sự hợp tác của cảnh sát liên bang Úc, Văn phòng Chống tội lừa đảo Anh, cơ quan chống tội phạm Thụy Sĩ, Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC) đang được tiến hành. Hồi tháng 9, MACC đã bắt ba người có liên quan, cùng lúc Thụy Sĩ bắt giữ một phụ nữ Việt Nam. Bước sang tháng 10, cảnh sát Anh, Tây Ban Nha, Úc đồng loạt tiến hành nhiều vụ truy bắt.
Securency International Ltd. là liên doanh giữa Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) và đối tác Innovia Films (Anh). Theo thông cáo báo chí của RBA, hai đồng sở hữu này đang định bán cổ phần của mình, rút khỏi Securency.
-Vụ tiền polymer:Bribes risk approved by federal officials (The Sydney Morning Herald 27-10-10) -- Té ra chính phủ Úc cho phép đút lót... ◄Vụ tham nhũng tiền Polymer tiếp tục nổ lớn
Lê Minh Gửi vào ngày Thứ Sáu, 08 Tháng 10, 2010.
Tính cho đến hôm nay là chẵn 500 ngày kể từ khi vụ Securency bị báo The Age của Úc phanh phui hồi tháng Năm năm ngoái. Đây là vụ làm ăn bê bối của một công ty trưc thuộc Ngân Hàng Trung Ương Úc (RBA), có liên quan đến nhiều vụ hối lộ các quan chức nước ngoài để có được những hợp đồng in tiền nhựa Polymer.
Vụ việc không chỉ liên quan đến các quan chức tại công ty Securency, mà còn liên hệ đến nhiều quan chức ngân hàng tại các quốc gia khách hàng, các đại lý trung gian tại nhiều quốc gia, trong đó có cả những công dân của Anh Quốc.
Để giúp thực hiện cuộc điều tra, từ năm ngoái cảnh sát liên bang Úc đã yêu cầu cảnh sát và Văn Phòng Điều tra các vụ Lừa đảo Nghiêm trọng (SFO) của Anh Quốc nhập cuộc, giúp điều tra tận ngọn.
Hôm qua 6/10/2010, hơn 100 cảnh sát Anh Quốc và chuyên viên điều tra của Văn Phòng này đã thực hiện nhiều vụ bố ráp tại các vùng Surrey, Hampshire và Thames Valley, cũng như văn phòng đại diện của Securency tại vùng Cumbria, bắt giữ 2 người có liên quan đến các vụ làm ăn bê bối tại hải ngoại của công ty Securency. Đối với văn phòng này, đây là vụ bố ráp lớn nhất kể từ sau vụ điều tra các cuộc làm ăn bê bối có liên quan đến đại công ty Alstom của Pháp.
Trong cùng lúc, tại Tây Ban Nha cảnh sát nước này đã tiến hành lục soát tại 2 địa điểm và trước đó tại Úc, cảnh sát cũng đã bố ráp, lục soát tại 6 địa điểm khác nhau.
Cho đến đầu tuần này, thêm một chi tiết khá thú vị đã được tiết lộ. Đó là việc Securency đã cho in thừa số tiền nhựa Polymer khi chưa có phép của khách hàng. Hai cựu nhân viên của Securency đã cho cảnh sát liên bang Úc biết rằng, họ đã được lệnh của “Xếp” phải in hàng loạt đồng tiền nhựa chưa thành phẩm, mặc dầu không hề nhận được Đơn đặt hàng. Những nhân viên này cũng giải thích rằng, việc in thừa tiền chưa thành phẩm rồi chất đống để đó là vì ban giám đốc muốn báo cáo lên cấp trên rằng công ty đã đạt chỉ tiêu làm ăn.
Những nhân viên này cũng cho biết là họ đã cảnh báo cấp trên về vấn đề an toàn cho số tiền chưa thành phẩm này, vì nó được chất đống trong kho bãi mà không được bảo quản, kiểm tra chặt chẽ có thể tạo điều kiện dễ dàng cho kẻ gian đột nhập đánh cắp, tung ra thị trường tiêu thụ bừa bãi. Tuy nhiên những lời cảnh báo này đã bị bỏ ngoài tai.
Phải chăng các quan lớn của Securency muốn làm giàu bất chính bằng cách cho in tiền bừa bãi rồi đưa kẻ gian tiêu thụ?
Tại hầu hết các quốc gia, chuyện in tiền giả là một trọng tội thì chắc chắn các quan chức Securency không hề nghĩ tới chuyện này.
Vậy thì tại sao họ lại lệnh cho các nhân viên in thừa số tiền gần thành phẩm đó rồi chất đống sẵn, mặc dầu không hề nhận một đơn đặt hàng nào.
Phải chăng ban giám đốc Securency chỉ nhận được đơn đặt hàng bằng miệng từ các quan chức của các quốc gia khách hàng?
Chỉ riêng vụ việc này, cảnh sát liên bang Úc đang chỉa mũi điều tra vào các quan chức ngân hàng tại quốc gia khách hàng là Nigeria, Việt Nam và Indonesia.
Vụ phát hiện in tiền thừa này khiến cho đọc giả người Việt Nam liên tưởng đến câu chuyện người dân trong nước phát hiện nhiều đồng bạc mới tinh, vừa được lưu hành đã bị phai màu, hoặc in thiếu hoa văn.
Phải chăng các quan chức ngân hàng Việt Nam là một trong số những người đã đặt hàng bằng miệng, cho in thừa những tờ giấy bạc kia để đem ra thị trường tiêu thụ?
Để thực hiện cuộc điều tra RBA-Securency trên diện rộng, cảnh sát liên bang Úc đã huy động một lực lượng 20 nhân viên, trải rộng cuộc điều tra trên nhiều quốc gia khác nhau.
Mặc dầu chịu nhiều áp lực từ báo chí, đảng Xanh nhưng cả chính phủ và liên đảng đối lập đã từ chối cho mở rộng cuộc điều tra hơn nữa, chỉ vì lo ngại rằng vụ việc rất “nhạy cảm”, vì có liên quan đến nhiều quan chức cao cấp của các quốc gia khách hàng đặt in tiền nhựa Polymer.
Hiện nay cuộc điều tra của cảnh sát liên bang Úc chỉ nhắm vào việc tìm hiểu xem hành động hối lộ của các quan chức Securency có vi phạm luật chống hối lộ tại hải ngoại không. Nếu có đủ chứng cứ để buộc tội các quan chức cao cấp của Securency, thì việc các quan chức này phải hầu tòa là chuyện sẽ phải xảy ra, và việc cung cấp các bằng chứng, vật chứng cũng như tên tuổi của các nhân vật liên quan tại tòa là điều đương nhiên.
Đó là các quan chức đã “dính chàm” vào số tiền 50 triệu đô được công ty Securency chi trả trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 90 đến đầu năm 2009.
Đến lúc đó chúng ta sẽ biết được quan chức Việt Nam nào đã “dính chàm” vào số tiền 50 triệu đô dùng để “bôi trơn” các hợp đồng, và có hay không chuyện các quan chức này cho in thêm tiền “ngoài luồng” để trục lợi, làm giàu bất chính.
Sydney, ngày 7/10/2010
Lê Minh
—————————-
Tham khảo:
Vụ tiền polymer: Global raids over RBA scandal (SMH 7-10-10)--.Police raid RBA’s banknote venture in global bribery probe (theaustralian)- Securency inquiry is long overdue(watoday)--Tiền polymer: Khi bức màn được vén lên (LD)--Thêm hai người bị bắt về vụ án của công ty Úc làm tiền giấy (RFA)-Cảnh sát Anh, Úc và Tây Ban Nha đã đột kích và bắt giữ hai người đàn ông liên quan đến vụ án của công ty làm tiền giấy của Úc vào hôm thứ Năm.
Điều tra toàn cầu vụ Securency — (BBC) Cập nhật: 10:09 GMT – thứ năm, 7 tháng 10, 2010
Vụ Securency có liên quan đến tham nhũng ở châu Á, gồm cả Việt Nam đang được mở rộng phạm vi thành cuộc điều tra toàn cầu với các vụ khám nhà mới nhất ở Úc, Anh và Tây Ban Nha.
Truyền thông Anh, Úc và Mỹ hôm nay cho hay đêm hôm 6/10 giờ Úc, sáu ngôi nhà ở Melbourne đã bị cảnh sát liên bang lục soát.
Trang ABC của Úc nói đây là “cuộc điều tra toàn cầu, cài số cao nhất”, hàm ý cả về tốc độ và phạm vi đều được tiếp tục mở rộng.
Tại Anh, Cơ quan chống lừa đảo (SFO) cũng khám xét tám ngôi nhà và một cơ sở kinh doanh, bắt hai người đàn ông.
Tại Tây Ban Nha cũng có hai vụ bắt bớ nhắm vào ba công dân Anh.
Theo ABC, luật Úc cấm công ty của họ đưa hối lộ kể cả khi hoạt động ở nước ngoài với tội danh lên tới 10 năm tù hoặc tiền phạt tới 60 nghìn đô la Úc cho mỗi hành vi vi phạm.
Hãng tin AFP trích lời một người tố cáo nói công ty Securency đã trao hàng triệu đô la tiền hối lộ cho quan chức châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.
Theo báo chí Úc, Securency International chuyên cung cấp công nghệ tiền polymer được nói là nhằm giúp chống lại khả năng làm giấy bạc giả.
Ban đầu, công ty này, vốn nằm dưới Ngân khố Quốc gia Úc, làm ăn với Papua New Guinea trước khi mở mạng lưới ra khắp vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Dịch vụ của họ, theo đánh giá của nhà báo chuyên về kinh doanh David Olsen trên báo Úc hôm nay 7/10, đã “tạo thương vụ số lượng cao ở Việt Nam, Romania và cả Mexico”.
Nhà máy in tiền polymer đầu tiên ở hải ngoại của Securency ở Mexico dự kiến có công suất cao, thêm vào hơn 12 tỷ tờ tiền polymer đã lưu hành trên thế giới.
‘Đầu mối Việt Nam’
Hồi năm 2009, tờ The Age của Úc đã đưa ra cáo buộc môi giới viên cho hãng Securency đã “trả hàng triệu đôla tiền hoa hồng cho công ty CFTD của Việt Nam, có công ty con Banktech thuộc quyền quản lý của con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vào lúc ngân hàng này quyết định chuyển sang loại tiền polymer năm 2002″.
Cảnh sát liên bang Úc sau đó đã vào cuộc điều tra.
CFTD là công ty đã tham gia việc thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị in tiền ở Việt Nam.
Điều tra của báo The Age đã hâm nóng lại cuộc tranh cãi quanh đồng tiền polymer ở Việt Nam ba năm trước đó.
Một số bài báo chuyển đi các thông điệp rằng tiền polymer chất lượng kém và giá thành cao và đề cập tới sự liên hệ trong khâu in tiền ở một công ty có sự tham gia của ông Lê Đức Minh, là con trai Thống đốc Lê Đức Thúy.
Vào tháng 10/2006, ông Lê Đức Thúy, khi đó còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã giải thích với công luận rằng từ khi phát hành bộ tiền mới, cùng với những kết quả trong đấu tranh với tội phạm buôn bán tiền giả, tình hình tiền giả trong lưu thông đã giảm xuống.
Nhưng thông cáo không nhắc gì đến các tin đồn rằng con trai của thống đốc, ông Lê Đức Minh, có công ty liên quan đến công nghệ in tiền.
Đến tháng Sáu 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cùng các Phó Thống đốc làm kiểm điểm sau khi có kết luận thanh tra nhiều nội dung tại cơ quan này.
Báo cáo của thanh tra nói đề án Bộ tiền in bằng chất liệu polymer là một công việc hệ trọng của ngân hàng nhưng không được thống đốc Lê Đức Thúy, Bí thư Ban cán sự đảng, đưa ra thảo luận trong tập thể lãnh đạo và chính trong ban cán sự Đảng.
Tuy thanh tra kết luận là việc sử dụng tiền mới bằng polymer “không gây ra hậu quả xấu về kinh tế và việc tham gia của con ông Thống đốc vào dự án in tiền không trái qui định của pháp luật” nhưng vụ việc chưa xóa được hết nghi ngờ về vai trò tính minh bạch của Thống đốc Lê Đức Thúy.
Hồi tháng 11 năm 2009, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, Trần Quốc Vượng, nói với báo giới rằng thông tin trên báo Úc về cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam chỉ có thể được coi là “tin tố giác” chứ không thể dùng làm bằng chứng.
- Tiếp về vụ hối lộ in tiền polymer liên quan VN: Securency faces counterfeiting claims: report (Business Spectator). -Vụ tiền polymer:– RBA counterfeiting claim (The Age 4-10-10)
Đề xuất rút ngắn thời gian giải mật tài liệu lưu trữ (VietNamNet) - Dự thảo Luật lưu trữ quy định tài liệu lưu trữ thuộc danh mục bí mật nhà nước được tự động giải mật sau 40 - 60 năm.
Tổng Thanh tra Chính phủ: Nhiều cán bộ có tài sản rất lớn !
TT - Sáng 14-6, bên hành lang Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản của ông Ðặng Hạnh Thu, người vừa bị cho thôi chức tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trả lời các nhà báo sáng 14-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG
* Công an nhân dân: Thưa ông, dư luận và báo chí phản ánh ông Ðặng Hạnh Thu có nhiều lô đất ở Ðồng Nai, nơi ông này từng làm cục trưởng Cục Hải quan (trước khi làm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Thu là phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan). Về việc này, Thanh tra Chính phủ đã xem xét bản kê khai tài sản của ông Thu, vậy bản kê khai đó có đầy đủ?
- Trong việc này, sở dĩ đặt vấn đề xem xét vì người ta có tố cáo anh Thu, nói rằng anh là cán bộ mà có nhiều đất nên Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan chức năng xem và đã có kết luận rồi.
Thứ nhất, về đất mua như vậy là đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Thứ hai là có kê khai tài sản, và nói chung trong việc này nếu xét trên nhiều góc độ cũng không có vấn đề gì gọi là sai trái nghiêm trọng. Thế nhưng có việc anh là cán bộ mà mua quá nhiều đất.
* Công An Nhân Dân: Câu hỏi đặt ra là: tiền đâu mà ông Thu mua được nhiều đất vậy?
- Việc đó lại là việc khác. Nếu cơ quan chức năng có yêu cầu giải trình thì anh Thu sẽ giải trình. Bây giờ tiền thì thiếu gì nguồn, chứ đâu phải mình hỏi lấy tiền đâu chung chung vậy. Hơn nữa vì gia đình vợ anh Thu làm doanh nghiệp, làm ăn kinh tế, có khả năng thì mua cũng là điều bình thường. Chỉ có chuyện trong thời điểm đó mà mua nhiều nền đất như thế thì người ta không đồng tình thôi. Chứ còn về tiền nong thì không có vấn đề gì khuất tất.
* Tuổi Trẻ: Thưa ông, có phải bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có quyết định điều ông Ðặng Hạnh Thu về cơ quan Bộ Tài chính chờ phân công công tác và chính thức thôi giữ chức vụ tổng cục trưởng Tổng cục Thuế?
- Tôi cũng có nghe thông tin này nhưng đó là theo yêu cầu bố trí công tác của các cơ quan chức năng đã bàn, còn theo tôi hiểu thì nó không phải do lỗi từ chuyện đất đai này.
* Tiền Phong: Chúng ta khuyến khích cán bộ kê khai tài sản, ông Ðặng Hạnh Thu đã có bản kê khai, phải chăng cũng chính vì vậy mà có dư luận?
- Không nên suy luận từ việc này sang việc kia. Ở đây anh Thu bị tố cáo, tố cáo cái gì thì xem việc đó.
Kê khai tài sản thì nhiều hay ít là do tài sản, khai phải trung thực chứ không lo khai nhiều thì sẽ có ý kiến này ý kiến khác. Bởi vì ngay trong trung ương hoặc ngay trong Quốc hội này cũng có nhiều người đã trình bày có tài sản rất lớn, rất nhiều, chẳng ai có đối xử gì, có ý kiến gì, đúng không?
Ở đây, trong trường hợp này (ông Thu), người ta nói là mua đất nhiều bởi "cậy quyền cậy chức" để mua đất trái pháp luật nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng khi xem thì không phải như thế.
* Tuổi Trẻ: Trong quá trình Thanh tra Chính phủ xem xét các bản kê khai tài sản, đã bao giờ thấy có bản kê khai nào nhiều tài sản như bản kê khai của ông Ðặng Hạnh Thu?
- Nói chung thì có nhiều nhưng tôi không được phép nói lúc này vì muốn công khai tài sản của cán bộ phải theo quy định chứ không thể hỏi và trả lời (như thế này) được. V.V.Thành ghihttp://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/384280/Tong-Thanh-tra-Chinh-phu-Nhieu-can-bo-co-tai-san-rat-lon.html
Đất công là... chùm khế ngọt (TT 14-6-10)
TT – Gần 10 triệu m2 đất công thuộc loại “đất vàng” được UBND tỉnh Tiền Giang cho 24 doanh nghiệp (DN) cổ phần hóa thuê dài hạn nhưng chỉ thu về chưa tới 3,1 tỉ đồng/năm. Được thuê đất giá rẻ, nhiều DN tranh thủ cho thuê lại với giá cao để kiếm lời.
Ðây là phân xưởng chế biến thuộc Công ty cổ phần Gò Ðàng phải thuê lại đất của Công ty Satra Tiền Giang. Chỉ riêng khu đất khoảng 1.700m2 này, Công ty Satra Tiền Giang thu được một khoản tiền đủ để trang trải cho hơn 44.000m2 đất thuê của Nhà nước – Ảnh: V.TRƯỜNG
Theo thanh tra Sở Tài nguyên – môi trường Tiền Giang, tình trạng các DN cổ phần hóa lấy đất công được Nhà nước cho thuê để cho thuê lại với hình thức “hợp tác kinh doanh” rất phổ biến. Chẳng hạn, mặt tiền khu đất bãi ôtô trên đường Lý Thường Kiệt (TP Mỹ Tho) được Công ty CP vận tải ôtô Tiền Giang cho nhiều đơn vị thuê mở cửa hàng bán xe máy, văn phòng…
Còn Công ty CP Dầu thực vật Tiền Giang cho thuê hầu hết kho bãi, mặt bằng tại khu đất số 9 Lê Thị Hồng Gấm (P.6, TP Mỹ Tho). Những trường hợp DN lấy đất nhà nước cho thuê lại như vậy đều trái luật.
“Lộc” từ nhà đất công
Công ty CP thương mại Satra Tiền Giang được cho thuê trên 44.000m2 đất ở nhiều nơi trong tỉnh. Theo hồ sơ của Cục Thuế Tiền Giang, năm 2010 Công ty Satra Tiền Giang trả tiền thuê diện tích đất với số tiền 152 triệu đồng. Nhưng theo tài liệu của PV Tuổi Trẻ có được, chỉ riêng khoản tiền cho Công ty CP Gò Đàng thuê lại miếng đất rộng hơn 1.700m2 ở ấp Tân Thuận (xã Bình Đức, huyện Châu Thành) là… dư trả tiền thuê tất cả những miếng đất Công ty Satra Tiền Giang đang thuê của tỉnh.
Đem đất công cho tư nhân thuê để bán cà phêCông ty CP In Tiền Giang được UBND tỉnh cho thuê căn nhà một trệt, hai lầu ở số 140 Trịnh Hoài Đức (P.3, TP Mỹ Tho) giá 1,32 triệu đồng/năm. Sau khi cổ phần hóa, lãnh đạo công ty cho Công ty sách Thành Nghĩa thuê với giá 2,5 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, mặt tiền miếng đất phía đường Đốc Binh Kiều (P.3, TP Mỹ Tho) rộng khoảng 200m2cũng được công ty cho tư nhân thuê bán cà phê với giá 24 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể Công ty CP In Tiền Giang còn được UBND tỉnh cho thuê miếng đất rộng hơn 4.800m2 tại đường Học Lạc – Đốc Binh Kiều (P.3, TP Mỹ Tho) với giá chỉ 91,57 triệu đồng/năm. |
Phiên đấu giá ngày 8-3-2006 chỉ có mỗi Công ty CP Gò Đàng ở Khu công nghiệp Mỹ Tho tham gia. Sau ba bước đấu giá, công ty này được thuê mặt bằng của Công ty Satra Tiền Giang với giá 1.060 USD/tháng.
Dù các tài liệu, hồ sơ thanh toán tiền hằng tháng đều ghi rõ đây là việc thuê mặt bằng, nhưng Công ty Satra Tiền Giang lại lập hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi rõ: “Bên A (Công ty Satra Tiền Giang) được hưởng lãi ròng khoán là 1.060 USD/tháng. Khoản lãi này không thay đổi trong bất cứ trường hợp nào trừ khi hai bên kết thúc hợp đồng trước thời hạn”.
Ông Nguyễn Văn Đạo, tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng, nói tháng 11-2007 ông đã có văn bản báo cáo với Tỉnh ủy – UBND tỉnh Tiền Giang việc Công ty Satra Tiền Giang lập hợp đồng hợp tác kinh doanh là không đúng, vì thực tế là đấu giá cho thuê lại từ năm 2007-2017 nhưng đến nay vẫn không thấy ai phản hồi.
Trong một lần bí thư tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh đến thăm công ty, ông Đạo cũng nhắc lại việc này và đề nghị được trực tiếp thuê đất với UBND tỉnh. Cả bí thư và chủ tịch tỉnh đều hứa sẽ thu hồi của Công ty Satra Tiền Giang để giao cho Công ty CP Gò Đàng, sau đó vụ việc vẫn rơi vào im lặng. Tính ra mỗi năm Công ty Satra Tiền Giang thu về hơn 200 triệu đồng từ việc cho thuê miếng đất ở ấp Tân Thuận.
Cuối năm 2009, Ban thường vụ tỉnh ủy đã yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc giao thêm 5ha đất cho Tổng công ty thương mại Sài Gòn – Satra tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè. Ủy ban kiểm tra và Ban thường vụ tỉnh ủy kết luận việc UBND tỉnh Tiền Giang giao thêm 5ha đất cho Tổng công ty thương mại Sài Gòn – Satra trong khi công ty này sử dụng không hiệu quả diện tích đất đã giao trước đó là sai. Công ty này chưa làm thủ tục thuê đất, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại đem cho thuê lại cũng vi phạm Luật đất đai.
Tháng 7-2009, UBND tỉnh Tiền Giang có văn bản gửi Tổng công ty thương mại Sài Gòn – Satra nói lại: “Không đồng ý giao 5ha đất bên cạnh Trung tâm thương mại trái cây quốc gia cho Satra”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Thanh – phó chủ tịch UBND huyện Cái Bè, đến tháng 6-2010 miếng đất vẫn chưa được thu hồi.
Khu du lịch biển Tân Thành của Công ty cổ phần Du lịch Tiền Giang có gần 22.000m2đất nhưng được UBND tỉnh Tiền Giang cho thuê với giá… 2,16 triệu đồng/năm. Từ năm 2006, UBND tỉnh Tiền Giang còn miễn tiền thuê trên 165.000m2 đất mặt biển cho khu du lịch này – Ảnh: V.TRƯỜNG
“Cho không” đất khu du lịch biển Tân Thành
Cuối năm 1999, Sở Địa chính Tiền Giang ký hợp đồng cho Công ty Du lịch Tiền Giang thuê 21.889m2 đất tại xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông) với giá 2,16 triệu đồng/năm. Sau đó, ngày 5-11-2001 sở tiếp tục ký hợp đồng cho công ty này thuê 165.531m2 đất bãi biển ngay bên cạnh thửa đất đã cho thuê với thời hạn 50 năm, giá thuê đất 315 đồng/m2/năm (tổng cộng khoảng 52 triệu đồng/năm).
Năm 2006, ông Trần Thanh Tiến – tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Tiền Giang – có văn bản gửi UBND tỉnh Tiền Giang xin miễn tiền thuê đất bãi biển. Lý do được công ty này đưa ra là “lượng khách đến đây chỉ tập trung vào các ngày lễ, tết, doanh thu không đáng kể”. Từ đề nghị này, tháng 4-2006 UBND tỉnh Tiền Giang có văn bản chấp thuận cho công ty được miễn tiền thuê đất mặt biển, đồng thời yêu cầu công ty sớm nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư, kinh doanh có hiệu quả trên diện tích đất đã thuê.
Dù chỉ phải nộp tiền thuê đất cho cả khu du lịch biển Tân Thành rộng gần 200.000m2 với giá tượng trưng 2,16 triệu đồng/năm, Công ty CP Du lịch Tiền Giang vẫn không đầu tư gì cho nơi này, chỉ tập trung mua đất, xây dựng các công trình phục vụ cuộc thi hoa hậu thế giới tại khu du lịch Thới Sơn (TP Mỹ Tho). Sau khi cuộc thi bị bể, các công trình xây dựng ở Thới Sơn bị đình chỉ do xây dựng không phép, cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ vấn đề cổ phần hóa… thì mới đây Công ty CP Du lịch Tiền Giang tuyên bố “đóng cửa khu du lịch biển Tân Thành”.
Theo UBND huyện Gò Công Đông, khu du lịch biển Tân Thành là khu đất “vàng” thật sự, rất nhiều nhà đầu tư thèm muốn. “Nếu Công ty CP Du lịch Tiền Giang không thiết tha đầu tư cho khu du lịch này thì đề nghị UBND tỉnh thu hồi để giao cho nhà đầu tư khác” – ông Lê Văn Nghĩa, chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, nói.
VÂN TRƯỜNG
Sẽ thu hồi đất của các doanh nghiệp cho thuê lại
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-6, ông Nguyễn Văn Phòng – phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang – cho biết sở dĩ tỉnh miễn tiền thuê đất bãi biển Tân Thành là do thời điểm đó khai thác chưa hiệu quả. Sau khi cổ phần hóa, đặc biệt là khi báo chí phản ánh giá cho thuê đất quá rẻ, UBND tỉnh đã đề nghị Ban thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương thu hồi hơn 165.000m2 đất bãi biển Tân Thành đã cho Công ty cổ phần Du lịch Tiền Giang thuê. Nếu công ty này đóng cửa khu du lịch này quá lâu và không có phương án đầu tư, khai thác hiệu quả thì tỉnh cũng sẽ thu hồi phần đất cặp theo bãi biển.
Ông Phòng cũng nói UBND tỉnh đã nắm khá nhiều thông tin về việc một số DN cổ phần hóa không sử dụng đất tỉnh cho thuê để sản xuất, kinh doanh mà cho thuê lại với giá cao. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, nắm lại. Nếu DN nào đem đất cho thuê lại thì tỉnh sẽ kiên quyết thu hồi.
Đối với việc UBND tỉnh có chủ trương giao thêm 5ha đất tại xã Hòa Khánh cho Tổng công ty thương mại Sài Gòn – Satra, ông Phòng nói vấn đề này ông không được phân công theo dõi. Người theo dõi vụ này hiện đã nghỉ hưu. Theo ông Phòng, UBND tỉnh cũng đã rút lại chủ trương cho thuê và hiện đang tiến hành thủ tục thu hồi đất.
-
Đỗ Minh Thương: Nhân vật mới trong nghi án Securency 15/6
Vụ Securency vừa có thêm sự xuất hiện của một nhân vật mới. Đó là ông Đỗ Minh Thương, làm việc cho Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương Việt Nam.
Photo courtesy of wikipedia Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội
Sau cha con ông Lê Đức Thuý - cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Lương Ngọc Anh - cựu Tổng Giám đốc Công ty CFTD liên quan trong vụ Securency (doanh nghiệp có 50% vốn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc) đưa hối lộ cho Việt Nam, để Việt Nam thay tiền giấy thành tiền polymer, nay có thêm sự dính líu của ông Đỗ Minh Thương.Trân Văn có cuộc trò chuyện với ông Lê Minh, một nhà báo tự do sống tại Úc, người đã và đang theo dõi rất sát diễn biến của vụ Securency, về những diễn biến mới nhất liên quan tới vụ tai tiếng này…
Xuất hiện nhân vật mới
Trân Văn: Thưa anh Lê Minh, chúng tôi được biết, Viện Công tố Úc vừa yêu cầu Cảnh sát Úc xem xét các bằng chứng để truy tố một số lãnh đạo một số công ty thuộc Ngân hàng Dự trữ Trung ương Úc (RBA) về tội đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu in tiền polymer cho một số quốc gia.Anh có thể cho biết thêm rằng, công luận Úc nhận định như thế nào về sự kiện đó không?
Lê Minh: Thưa anh, cho đến hôm nay thì báo chí Úc đã đưa năm, sáu đợt bài bình luận về vụ này. Những chi tiết mà báo chí Úc có chắc chắn chỉ là một phần nhỏ của cuộc điều tra do cảnh sát liên bang đang tiến hành.
Ông Thương là tuỳ viên của phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và cũng là thành viên trong phái đoàn Việt Nam tại tổ chức WTO đóng tại Geneva, Thuỵ Sĩ.Những diễn biến mới nhất là các quan chức của hai công ty là công ty Securency và công ty in tiền NPR (Note Printing Australia), thuộc RBA dính rất sâu vào vụ tham nhũng này.
Ô. Lê Minh
Đó là lý do tại sao mới đây, Viện Công tố Liên bang Úc yêu cầu Cảnh sát Liên bang Úc phải sớm tiến hành truy tố hàng ngũ lãnh đạo của hai công ty này.
Trân Văn: Vụ tai tiếng xảy ra ở Ngân hàng Dự trữ Trung ương Úc có liên quan đến Việt Nam, báo chí Úc đã từng tiết lộ một số thông tin về việc quan chức Việt Nam nhận hối lộ và được nhờ môi giới hối lộ ở Venezuela.
Ngoài sự dính líu của ông Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy - Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam vào thời điểm Việt Nam quyết định đổi tiền giấy thành tiền polymer, rồi ông Lương Ngọc Anh - Tổng Giám đốcCông ty CFTD, người được cho là cán bộ Bộ Công an Việt Nam, công luận Úc còn tiết lộ thêm thông tin nào khác về các cá nhân, cơ quan của Việt Nam có dính líu đến vụ đưa - nhận hối lộ này?
Lê Minh: Thưa anh, những thông tin mà công chúng được biết chính xác thì nhân vật chính làm trung gian trong vụ này là ông Lương Ngọc Anh - Tổng Giám đốc Công ty CFTD.
Ngoài ra còn hai nhân vật chính khác là cha con ông Lê Đức Thuý, Lê Đức Minh. Ông Lê Đức Thuý là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Còn có thêm một nhân vật nữa là ông Đỗ Minh Thương. Ông Đỗ Minh Thương này là giám đốc đại diện Công ty CFTD tại Úc Châu. Văn phòng đặt tại Melbourne, tiểu bang Victoria.
Ông Thương là tuỳ viên của phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và cũng là thành viên trong phái đoàn Việt Nam tại tổ chức WTO đóng tại Geneva, Thuỵ Sĩ.
Chuyển ngành để làm gì?
Trân Văn: Thông tin về việc ông Thương là tuỳ viên Thương mại của phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, rồi là thành viên của phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới là do công luận Úc công bố hay do anh tự tìm hiểu?
Lê Minh: Thưa anh, thông tin này đăng tải rõ ràng trên báo The Age của Úc.
Theo hồ sơ mở công ty ở Úc thì văn phòng Công ty CFTD tại Melbourne được thành lập vào tháng 7 năm 2005. Tức là khoảng một năm sau khi Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển đổi tiền giấy sang tiền polymer.
Những thông tin mới nhất cho thấy, ít nhất ông Thương có liên hệ tới Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương của Việt Nam.
Đó là những nhân vật về mặt nổi. Trong thời gian sắp tới, khi Úc đưa các quan chức của Úc ra toà thì chắc chắn, những thông tin chi tiết, kể cả danh tánh những người liên quan ở các cấp bậc khác nhau phía Việt Nam sẽ được tiết lộ ít nhất là trong toà.
Như vậy là sắp tới, chúng ta sẽ được biết những ai có dính chàm trong vụ này.
Trân Văn: Khi loan báo về sự dính líu của ông Đỗ Minh Thương, Giám đốc chi nhánh tại Úc của Công ty CFTD, báo chí Úc có tiết lộ thêm thông tin nào liên quan đến chi nhánh đó không?
Lê Minh: Giai đoạn này là giai đoạn điều tra, họ chỉ mới tiết lộ như vậy và theo hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan quản trị các công ty và thị trường chứng khoán của Úc thì Công ty CFTD tại Úc được thành lập vào tháng 7 năm 2005, văn phòng đặt tại Frankston - một vùng ven biển của thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria.
Tháng 10 năm ngoái, tờ An Ninh Thủ Đô có một bài ca ngợi ông Lương Ngọc Anh nhưng hai tháng sau, ông Nguyễn Minh Quang đã xuất hiện như TGĐ mới. Điều này cho thấy có chủ trương thay đổi nhân sự để tránh sự dòm ngó của báo chí.Văn phòng này là văn phòng đại diện và cũng chỉ làm công việc giao dịch, nói nôm na theo tiếng Việt là làm những phi vụ giới thiệu,…
Ô. Lê Minh
Những nhân vật này cũng chỉ là những nhân vật đại diện và chắc chắn đằng sau những nhân vật này còn nhiều nhân vật khác nữa.
Trở lại với ông Lương Ngọc Anh là Tổng Giám đốc Công ty CFTD. Bây giờ chúng ta phải nói là ông cựu Tổng Giám đốc. Tại vì tháng 10 năm ngoái, tờ An Ninh Thủ Đô có một bài ca ngợi ông Lương Ngọc Anh nhưng hai tháng sau, khoảng tháng 12 năm ngoái, ông Nguyễn Minh Quang đã xuất hiện như Tổng Giám đốc mới.
Điều này cho chúng ta thấy rằng là, ở đâu đó có chủ trương thay đổi nhân sự để tránh sự dòm ngó của báo chí.
Ngân hàng Trung ương Úc nắm một nửa cổ phần của Securency
Cảnh sát liên bang Úc châu đang điều tra các cáo buộc Securency hối lộ quan chức nước ngoài để giành hợp đồng, tuy không nói rõ là các quốc gia nào, nhưng có tin trong đó có Nigeria, Malaysia và Việt Nam.
Tình tiết mới được một nhân chứng giấu tên, là cựu nhân viên của Securency, cung cấp cho báo chí. Người này nói rằng ông ta đã giữ nhật ký ghi lại chi tiết các hành vi liên quan.
Hãng thông tấn AFP trích lời nhân chứng này nói trên chương trình Four Corners của đài truyền hình ABC, rằng năm 2007, một người môi giới mà Securency thuê đã nói với ông ta là sẽ hối lộ thống đốc ngân hàng trung ương của một quốc gia Á châu không rõ danh tính.
Cũng nhân chứng này cho hay năm 2008, một đồng nghiệp tại Securency tiết lộ cho ông ta rằng công ty này đã chi trả những khoản tiền lớn cho môi giới ở Nigeria nhằm lấy được hợp đồng in tiền polymer tại quốc gia châu Phi này.
Trong một trường hợp khác nữa, một người quản lý của Securency yêu cầu nhân chứng trên tìm "vệ sỹ nữ", được hiểu là gái làng chơi, cho phó thống đốc một ngân hàng trung ương nước ngoài khi vị này tới thăm Melbourne.
Securency International là công ty do Ngân hàng Trung ương Australia (Reserve Bank of Australia - RBA) sở hữu 50%.
Cả Securency và RBA chưa đưa ra bình luận gì về các tình tiết cáo buộc mới này.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của cảnh sát Úc nói với AFP rằng cảnh sát "coi việc hối lộ nước ngoài là vô cùng nghiêm trọng".
Liên quan Việt Nam
Năm ngoái, một tờ báo lớn của Úc là The Age, đặt ở Melbourne, đã đưa ra cáo buộc môi giới viên cho hãng Securency đã "trả hàng triệu đôla tiền hoa hồng cho công ty CFTD của Việt Nam, có công ty con Banktech thuộc quyền quản lý của con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vào lúc ngân hàng này quyết định chuyển sang loại tiền polymer năm 2002".Cảnh sát liên bang Úc sau đó đã vào cuộc điều tra.
CFTD là công ty đã tham gia việc thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị in tiền ở Việt Nam.
Thông tin liên quan đến tiền polymer một hồi gây xôn xao dư luận Việt Nam
Một số bài báo trong giai đoạn này chuyển đi các thông điệp rằng tiền polymer chất lượng kém và giá thành cao và đề cập tới sự liên hệ trong khâu in tiền ở một công ty có sự tham gia của ông Lê Đức Minh, là con trai Thống đốc Lê Đức Thúy.
Tháng Mười 2006, ông Lê Đức Thúy, khi đó còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã phải ra thông cáo dài giải thích với công luận.
Ông Lê Đức Thúy nói từ khi phát hành bộ tiền mới, cùng với những kết quả trong đấu tranh với tội phạm buôn bán tiền giả, tình hình tiền giả trong lưu thông đã giảm xuống.
Nhưng thông cáo không nhắc gì đến các tin đồn rằng con trai của thống đốc, ông Lê Đức Minh, có công ty liên quan đến công nghệ in tiền.
Đến tháng Sáu 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cùng các Phó Thống đốc làm kiểm điểm sau khi có kết luận thanh tra nhiều nội dung tại cơ quan này.
Báo cáo của thanh tra nói đề án Bộ tiền in bằng chất liệu polymer là một công việc hệ trọng của ngân hàng nhưng không được thống đốc Lê Đức Thúy, Bí thư Ban cán sự đảng, đưa ra thảo luận trong tập thể lãnh đạo và chính trong ban cán sự Đảng.
Tuy thanh tra kết luận là việc sử dụng tiền mới bằng giấy polymer không gây ra hậu quả xấu về kinh tế và việc tham gia của con ông Thống đốc vào dự án in tiền không trái qui định của pháp luật; nhưng vụ việc đã gây nghi ngờ về tính khách quan, minh bạch của Thống đốc Lê Đức Thúy.
-----------
Vụ tham nhũng RBA và những “đồng chí sắp bị lộ”! (Lê Minh)
“… Có phải sau khi báo chí Úc ầm ĩ khui vụ bê bối tại RBA đồng thời nêu đích danh Lương Ngọc Anh, đã khiến cho Bộ Công An phải tạm thời rút Ánh khỏi công ty CFTD, hay thuyên chuyển công tác để tránh sự dòm ngó của dư luận?
…”
Hôm qua 9/06, tờ The Age cho biết Viện Công Tố Liên Bang Úc đã yêu cầu Cảnh sát Liên bang xem xét các bằng chứng để truy tố tội danh hối lộ đối với hàng ngũ lãnh đạo các công ty con của Ngân Hàng Dự trữ Trung ương Úc (Reserve Bank of Australia - RBA).
Nếu có đủ bằng chứng để truy tố ra tòa, thì có lẽ đây là lần đầu tiên các quan chức Úc bị truy tố về tội danh hối lộ tại hải ngoại. Lãnh đạo hai công ty con của RBA là Securency và công ty in tiền nhựa Note Printing Australia (NPA), đều bị xem là có can dự vào các hành vi mua chuộc, hối lộ quan chức các quốc gia khách hàng để có được những hợp đồng in tiền béo bở. Theo Bộ Luật Hình Sự điều chỉnh năm 1999, nếu tội danh được thành lập, thì các quan chức này có thể sẽ phải lãnh nhận đến 10 năm tù.
Do vụ tham nhũng RBA có liên quan đến các quan chức ngân hàng, chính phủ một số quốc gia khách hàng, việc công khai danh tính các quan chức này cũng như chi tiết các vụ hối lộ tại tòa án là điều tất yếu.
Văn phòng CFTD hiện nay tại 639 Đê La Thành, Hà Nội |
Phối cảnh họa đồ thiết kế tòa nhà văn phòng mới của CFTD |
Các cuộc điều tra trước đây của cơ quan Thương Mại Úc Austrade cho thấy Lương Ngọc Anh không những là người của Bộ Công An mà còn là một nhân viên cao cấp của bộ này, và có mối liên hệ chặt chẽ với quan chức các bộ ngành, các tỉnh thành. Đó cũng chính là lý do giúp công ty CFTD của Bộ Công An dễ dàng ẵm gọn nhiều hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch vụ công nghệ cao phục vụ ngành ngân hàng, tài chính, tự động hoá trong ngành điện và công nghiệp, các thiết bị an ninh cho ngành công an toàn quốc,...
Ngoài ra báo chí Úc cũng nêu tên vị giám đốc chi nhánh công ty CFTD tại Úc là Đỗ Minh Thương, cũng là tùy viên thương mại của phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (New York) và tại Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO tại Thụy Sĩ. Chi nhánh công ty CFTD tại Úc có văn phòng tại số 19 Karina St Frankston, VIC 3199 (vùng biển Frankston thuộc Melbourne). Tọa lạc trên miếng đất 2,500m2 này là căn nhà rộng hơn 400m2. Văn phòng này thật ra là tư gia (nhà riêng) của Lương Ngọc Anh hoặc là của Đỗ Minh Thương. Chỉ cần có được mã số miếng đất (Land reference number) thì việc xác định tên chủ nhân căn nhà cũng không ngoài tầm tay của một nhà điều tra tài tử (Các website nhưhttps://www.rpdata.net.au có thể giúp người mua bất động sản xác định danh tính chủ nhân chỉ với phí tổn $18).
Căn nhà số 19 Karina Street, “văn phòng đại diện” của công ty CFTD (Hình chụp từ Google Maps) |
Có phải sau khi báo chí Úc ầm ĩ khui vụ bê bối tại RBA đồng thời nêu đích danh Lương Ngọc Anh, đã khiến cho Bộ Công An phải tạm thời rút Anh khỏi công ty CFTD, hay thuyên chuyển công tác để tránh sự dòm ngó của dư luận?
Lương Ngọc Anh là “đồng chí” bị lộ đầu tiên, kéo theo cha con Lê Đức Thúy - Lê Đức Minh, rồi Đỗ Minh Thương, người của Bộ Thương Mại. Và sắp tới đây khi các phiên tòa xử quan chức hai công ty Securency và NPA, thì việc cung cấp các chứng từ và danh tánh của các đối tác, cá nhân có liên quan là điều không thể tránh khỏi. Tới khi đó sẽ có thêm nhiều “đồng chí bị lộ”.
Tuy nhiên, ở Việt Nam “bị lộ” và “bị xộ” (khám) là hai chuyện khác nhau, vì cán bộ trên dưới đều bao che lẫn nhau. Mới đây, khi được phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) hỏi về vụ Nexus Technologies (Mỹ) và công ty CFTD (liên can trong vụ RBA ở Úc), Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền một lần nữa xác định rằng “Các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài mới chỉ là cá biệt”. Ông Tổng thanh tra Chính phủ còn cho rằng chuyện tham nhũng “không hề tồn tại trên hợp đồng”, cho nên không dễ dàng gì điều tra, truy cứu được.
Nói như thế là ông Truyền muốn khẳng định rằng vụ CFTD - RBA rồi cũng sẽ chìm xuồng như biết bao vụ tham nhũng hối lộ khác. Vậy thì các “đồng chí sắp bị lộ” có thể yên tâm mà hạ cánh an toàn nhé!
Lê Minh
10/06/2010
Vụ tham nhũng RBA và những “đồng chí sắp bị lộ”! (Lê Minh)
----------
Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn Lê Minh
Tối hôm nay 24/5 lúc 8.30g, đài truyền hình ABC1 đã cho trình chiếu loạt phóng sự “Dirty Money” (Đồng tiền dơ bẩn) trên chương trình phóng sự nổi tiếng “4 Corner”. Đây là thiên phóng sự kéo dài của phóng viên Nick MacKenzie, chú tâm điều tra những vụ tham nhũng có liên quan đến các hợp đồng in tiền nhựa Polymer, giữa công ty Securency với Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia.
Nói đến tiền nhựa Polymer thì phải nói đó là công đầu của RBA. Sau khi thử nghiệm và cho lưu hành thành công tờ giấy bạc nhựa $5 đô la vào năm 1988, RBA đã tiến hành thay đổi lần lượt tất cả các loại tiền giấy còn lại sang tiền nhựa Polymer, và hoàn tất công việc này vào năm 1996. Thừa thắng xông lên, RBA cho thành lập công ty con Securency International, một liên doanh giữa RBA (50%) và Innovia Films (50%) một công ty Anh Quốc, để tiếp thị kỹ thuật in loại tiền nhựa Polymer này.
Tuy là loại tiền nhựa Polymer chứng tỏ được ưu thế vượt trội hơn hẳn tiền giấy, mà một trong những ưu điểm là khả năng chống giả cao lên đến 98%, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao Securency có thể tiếp cận và thuyết phục quan chức ngân hàng các nước khách hàng chịu thay đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer. “Cái khó đẻ cái khôn”, thế là các quan chức Securency bèn nghĩ ra cách thuê mướn, lập ra một mạng lưới chân rết các “trung gian” để tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với các quan chức ngân hàng từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi.
Trong khi những loạt bài phóng sự trước đây chỉ nói đến “vòng ngoài”, thì trong chương trình phóng sự TV “Đồng tiền dơ bẩn”, Nick Mackenzie đã phỏng vấn một nhân vật từng là nhân viên của Securency, nay là nhân chứng cho cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang (xin gọi tắt là “nhân chứng của cuộc điều tra”). Ngoài ra, Nick Mackenzie cũng phỏng vấn trực tiếp một số nhà báo, ký giả, cựu đại sứ Úc tại VN, nhân viên ngoại giao, thống đốc ngân hàng của một số quốc gia.
Những tay trung gian “hạng gộc” nhất được nhắc đến trong phóng sự “Đồng tiền dơ bẩn” có liên quan đến hợp đồng in tiền nhựa Polymer cho Nigeria, Mã Lai và Việt Nam. Đây cũng là trọng tâm cuộc điều tra hiện nay của Cảnh sát Liên Bang Úc.
Nhân chứng của cuộc điều tra này còn cho biết, có lần vị quan chức cao cấp của Securency đã yêu cầu anh ta giúp sắp xếp “mấy em chân dài người Á Châu” cho một vị Phó Thống đốc Ngân hàng của một quốc gia Á Châu sắp đến thăm Melbourne. Anh này còn kể rõ nguyên văn một mẫu đối thoại khi anh được vị xếp của Securency yêu cầu giúp: “Lần tới khi vị khách này đến đây thì tôi cần anh giúp tìm cho ông ta một nữ bảo vệ (vừa nói vừa nháy mắt ra hiệu), loại bảo vệ đặc biệt ấy mà,… anh hiểu chứ. Phải là người Á Châu nhé”.
Tuy rằng nhân chứng này không giúp tìm “nữ bảo vệ” dùm xếp lớn của Securency, nhưng anh ta tin chắc rằng các đồng nghiệp của mình cũng đã được yêu cầu giúp tìm gái gọi (escorts) cho các vị khách và cũng đã làm tốt các công việc này.
Chưa hết, vị nhân chứng này còn ghi rõ trong quyển sổ tay nhật ký của mình rằng có một tay trung gian đã nói với anh ta rằng “Ông Thống đốc Ngân hàng sẽ vui hơn nữa nếu quý vị chịu chi (trả) thêm tiền huê hồng”.
Có phải tay trung gian này là Lương Ngọc Anh không? Và vị Thống đốc kia có phải là Lê Đức Thúy không? (Thúy là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 12/1999 – 7/2007). Phải hay không thì người ta đã biết rõ mươi mười rằng Securency đã chi trả tất cả là $12 triệu đô la Úc vào các tài khoản khác nhau của Lương Ngọc Anh tại Thụy Sỹ. Số tiền này cũng tương ứng với 10% tiền huê hồng từ hợp đồng đáng giá $125 triệu mà Securency có được từ Ngân hàng Nhà nước VN.
Bản kiểm toán do KPMG do thực hiện được công bố hồi tháng 11 năm ngoái cho biết tổng số tiền mà Securency đã chi trả để hối lộ quan chức ngân hàng các nước lên đến $50 triệu đô la Úc, chỉ trong vòng 6 năm từ 2003 đến 2009. Riêng các quan chức Việt Nam đã hưởng $12.5 triệu, tức là 1/4 trên tổng số $50 triệu đã được chi ra để hối lộ quan chức ngân hàng của gần 20 quốc gia. Một vụ “lại quả” đậm vô tiền khoáng hậu!
Bản báo cáo của KPMG đề ngày 30/03/2010 cũng chỉ ra nhiều điều khuất tất trong việc thuê mướn các trung gian, cũng như các mức huê hồng phi lý.
Giải thích cho vụ “lại quả” đậm cho phía Việt Nam, nhà báo Bill Hayton (BBC) cho rằng sở dĩ món tiền phải trả cho các quan chức Việt Nam cao hơn các nơi khác là “vì mối quan hệ (của Lương Ngọc Anh) thuộc loại… cao cấp mà có lẽ các mối làm ăn khác không thể bì được”. Nhận định này cũng phù hợp với các dư luận trước đây từng cho rằng Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An, và có mối quan hệ rộng rãi với nhiều cơ quan nhà nước, từ trung ương đến các tỉnh thành.
Cũng qua những mối quan hệ “đặc biệt” này mà Lương Ngọc Anh đã cử Lê Đức Minh, con trai của Thống đốc Lê Đức Thúy làm giám đốc công ty BankTech, một công ty con của CFTD (của Lương Ngọc Anh) để dễ bề … quản lý sổ sách. Vậy mà khi bị chất vấn trước quốc hội vào tháng 6/2006, Lê Đức Thuý vẫn chối bai bải rằng “Đã có một số cơ quan tìm hiểu nhưng không tìm ra căn cứ nào cho thấy con trai tôi tham gia môi giới cho hoạt động in ấn tiền”.
Theo ước đoán của nhân chứng, thì anh này cho rằng có những tay trung gian ăn chận đến 20-25% tiền huê hồng. Như vậy thì trong trường hợp của VN, Lương Ngọc Anh đã ẳm gọn ngon ơ khoảng 4 triệu đô la tiền “dịch vụ phí” cho các công việc nhẹ nhàng như đưa đón, sắp xếp khách sạn và họp hành, và dịch thuật.
Được hỏi ý kiến về vụ RBA, ông Anwar Ibrahim, vị cựu thủ tướng Mã Lai nói rằng “Securency không thể nào nhân danh chuyện huê hồng để chi trả những khoản tiền khổng lồ như vậy,… Thật không thể hình dung được tại sao một hệ thống tốt như Úc lại có thể để xảy ra chuyện như vậy”. Cả ông Anwar Ibrahim và Lamido Sanusi, vị thống đốc ngân hàng trung ương Nigeria đều thúc giục chính phủ Úc phải điều tra tới nơi tới chốn
Trong khi một số chính trị gia Úc như ông Bob Brown của Đảng Xanh lên tiếng xấu hổ dùm cho hình ảnh nước Úc qua vụ “đồng tiền dơ bẩn” của RBA và mạnh mẽ lên án các quan chức Securency đã phí phạm đồng tiền thuế của người dân Úc, thì một nhà đấu tranh chống tham nhũng nối tiếng ở Nigeria đã đau xót nói rằng “nói cho cùng, đó là đồng tiền đóng thuế của người dân nghèo chúng tôi, và người ta lấy tiền của chúng tôi để hối lộ cho chúng tôi”.
Dưới nhãn quan của bên nào thì đều là “tiền thuế của dân” cả, không một cá nhân nào có thể tự tiện chi tiêu trái luật. Tiền “lại quả” $12.5 triệu đô la trích từ hợp đồng $125 triệu đô la in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tiền đóng thuế của người dân Việt Nam được Lương Ngọc Anh và bè lũ mượn tay các quan chức Securency bòn rút dùm.
Với những bằng chứng rõ rệt mà cơ quan Cảnh sát Liên bang Úc đang có được thì có lẽ vụ RBA sẽ là vụ án tham nhũng lớn nhất của Úc ở hải ngoại. Theo đà điều tra thuận lợi này thì không lâu nữa các quan chức chủ chốt của Securency sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Không biết rồi mai đây ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có còn khăng khăng “Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo” nữa hay không nhỉ? Không biết các vị có biết xấu hổ tí nào không khi “chợt” nghĩ ra rằng mình đã mượn tay mấy ông tư bản nước ngoài để bòn rút tiền thuế của dân mình.
Sydney, ngày 24/05/2010
© Lê Minh
© Đàn Chim Việt
Nguồn tham khảo:
1/. ABC’s Four Corners: Dirty Money by Nick MacKenzie
2/. Reserve Bank in link to graft and hookers
3/. Sex, bribes in RBA banknote deals
4/. KPMG’s Summary Report 29/03/2010
5/. Các thông cáo báo chí của Securency
6/. “Con trai tôi không dính dáng gì đến việc in ấn tiền”
7/. Sex and bribes: RBA exposed
8/. “Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo”
------
Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn
Cáo buộc mới quanh vụ Securency
Theo BBC, tờ báo Úc The Age tiếp tục đăng tin (bản dịch trên viet-studies) về vụ cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam của Securency, công ty trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) chuyên sản xuất giấy polymer và in tiền cho Australia cùng 28 quốc gia khác trên thế giới.
Tờ báo cho biết mặc dù RBA được cơ quan ngoại thương của chính phủ Úc thông báo rằng đối tác của họ ở Việt Nam là nhân viên công an và theo luật pháp Úc, chi tiền cho quan chức nước ngoài để lấy lợi về kinh doanh là tội hình sự, Securency vẫn tiếp tục chuyển tiền cho ông Lương Ngọc Anh, người mà The Age cho rằng thuộc cơ quan an ninh Việt Nam.
The Age cũng cho biết, cảnh sát Úc vẫn chưa có kết luận cuối cùng và cuộc điều tra còn có thể còn tiếp tục trong nhiều tháng nữa, do đó phía Việt Nam có thể vẫn ung dung coi những thông tin trên chỉ có “tính chất tham khảo”.
Vụ PCI chưa yên, lại vụ RBA-
RBA là tên gọi của Ngân hàng Dự trữ Úc - Reserve Bank of Australia. RBA có một công ty phụ thuộc là Securency chuyên in tiền bằng giấy polymer, từng in tiền cho 28 nước, như Malaysia, Brazil, Nigeria, Việt Nam...
RBA là tên gọi của Ngân hàng Dự trữ Úc - Reserve Bank of Australia. RBA có một công ty phụ thuộc là Securency chuyên in tiền bằng giấy polymer, từng in tiền cho 28 nước, như Malaysia, Brazil, Nigeria, Việt Nam...