TT - Ngày 26-11, Viện KSND tối cao đã tống đạt cáo trạng (lần thứ ba) vụ án tham nhũng xảy ra tại dự án cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) do Ban quản lý các dự án 18 (PMU18), Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ đầu tư. Trước đó, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án này ra xét xử, sau đó trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.
Theo cáo trạng, Viện KSND tối cao truy tố chín bị can. Trong đó, các bị can gồm Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU18), Nghiêm Phú Sơn, Nguyễn Vũ Nam (hai nguyên phó trưởng phòng PID6 của PMU18), Nguyễn Công Dũng, Lê Minh Giang (phó trưởng phòng PID5), Nguyễn Hữu Minh (nguyên giám đốc gói thầu BC1, dự án cầu Bãi Cháy), Nguyễn Việt Dũng (nguyên giám đốc gói thầu BC3), Nguyễn Hữu Long (nguyên giám đốc gói thầu BC3), Trần Đức Hùng (nguyên chánh văn phòng gói thầu BC2) bị truy tố về tội “tham ô tài sản”.
Riêng bị can Đỗ Kim Quý (nguyên phó tổng giám đốc PMU18) bị truy tố về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Bản cáo trạng lần này nêu rõ dự án cầu Bãi Cháy được phân chia làm ba gói thầu. Tại các gói thầu, các bị can thuộc nhóm tội tham ô tài sản đã chiếm đoạt trên 3,4 tỉ đồng bằng cách lập danh sách khống nhân viên tư vấn. Trong đó các bị can đã chiếm dụng gần 1,6 tỉ đồng, số còn lại chi trái nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước.
Nguyễn Hưng Quốc - Tham nhũng: Nguyên nhân và giải pháp
Nguồn: VOA 07.06.2010
Tất cả những đặc điểm về văn hoá tham nhũng nêu trên đều có thể tìm thấy ở Việt Nam. Bởi vậy, việc khắc phục tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam, ngoài việc tăng lương cho công nhân viên chức như người ta thường nói, còn phải chú ý đến hai khía cạnh quan trọng khác: thay đổi về văn hoá và chính trị. Đụng đến chính trị, việc chống tham nhũng, do đó, đầy những gai góc. Đụng đến văn hoá, đó là một quá trình lâu dài. Nhưng không quyết tâm chống tham nhũng, ước vọng xây dựng một quốc gia giàu mạnh và bình đẳng lại càng khó khăn và xa vời hơn nữa.
Tham nhũng là lợi dụng công quyền cho lợi ích riêng tư (Corruption is the abuse of public power for private gains).
Có thể nói ở đâu có công quyền ở đó đều có nguy cơ cướp bóc và tham nhũng. Công quyền tuyệt đối thì đẻ ra cướp bóc. Công quyền tương đối thì dẫn đến tham nhũng. Ngày xưa, vua chúa không cần tham nhũng: Họ chỉ đơn giản cướp tài sản của cả nước làm của riêng. Chỉ có quan lại mới tham nhũng. Động cơ chính của cả cướp bóc lẫn tham nhũng đều là lòng tham. Nhưng vấn đề không phải là diệt trừ lòng tham. Đó chỉ là lý tưởng của các tôn giáo. Về phương diện chính trị, lý tưởng ấy chỉ là ảo tưởng. Bởi vậy, nhân loại luôn tìm cách chống lại cả cướp bóc lẫn tham nhũng bằng luật pháp.
Ở trên, tôi mới viết: ngày xưa, chỉ có quan lại mới tham nhũng. Như vậy, tham nhũng gắn với ít nhất ba yếu tố: một, có quyền; hai, quyền ấy ít nhiều bị hạn chế; và ba, vì sự hạn chế ấy, việc cướp bóc phải được nguỵ trang dưới hình thức vơ vét lén lút, thường được gọi là tham nhũng. Điểm khác biệt giữa các quan tham ngày xưa và các quan tham bây giờ chỉ nằm ở chỗ: yếu tố hạn chế quyền lực của các quan tham ngày xưa là vua chúa; của các quan tham ngày nay là pháp luật.
Nói như vậy để thấy, để ngăn chận tham nhũng, pháp luật không, không đủ. Thậm chí có khi luật pháp còn tạo cơ hội cho bọn tham nhũng dễ hoành hành. Chứ không phải sao? Luật pháp có hai chức năng chính: hạn chế quyền lực và quy định trách nhiệm. Trong rất nhiều trường hợp, ở các quốc gia toàn trị, luật pháp không đủ để hạn chế quyền lực; nó chỉ còn chức năng thứ hai: duy trì trách nhiệm của những kẻ không có hoặc có rất ít quyền lực. Trong tất cả các trách nhiệm ấy, trách nhiệm đứng đầu là vâng phục. Trong các chế độ toàn trị, vâng phục cũng có nghĩa là để mặc cho bọn có quyền tha hồ tự tung tự tác.
Điều đó giải thích tại sao mặc dù hiện nay hầu như quốc gia nào cũng có pháp luật, nhưng ở vô số quốc gia, nạn tham nhũng vẫn cứ là quốc nạn. Việt Nam vốn luôn luôn tự hào là có nhiều luật. Trong cuộc hội thảo quốc tế về phòng chống tham nhũng do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam liên kết với Đại sứ quán Thuỵ Điển được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 5 vừa qua, Đại sứ Thuỵ Sĩ mỉa mai: Việt Nam có nhiều luật chống tham nhũng hơn cả Thuỵ Sĩ!
Luật chỉ là những tờ giấy. Những tờ giấy ấy chỉ có hiệu lực nhờ một yếu tố khác: một cơ chế đủ mạnh để thực hiện và kiểm tra các luật ấy. Trong lãnh vực phòng chống tham nhũng, cái cơ chế ấy cần có hai điều kiện căn bản: tính minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability). Hai tính chất này đi liền với nhau: tính khả kiểm chỉ trở thành hiện thực nếu có sự minh bạch; ngược lại, không có sự minh bạch nào thực sự là minh bạch nếu nó không có tính khả kiểm. Có thể nói tính minh bạch là điều kiện của tính khả kiểm, trong khi tính khả kiểm là thước đo của sự minh bạch.
Robert Klitgaard, Ronald MacLean-Abaroa và H. Lindsey Parris cho tham nhũng là một tội phạm do tính toán chứ không phải do đam mê. Người ta chỉ phạm tội tham nhũng khi nguy cơ bị phát hiện thấp; nếu bị phát hiện, hình phạt cũng nhẹ, trong khi đó món lợi mà người ta thu được lại lớn. Ba người nêu lên một công thức về tệ nạn tham nhũng được giới nghiên cứu đồng tình và thường trích dẫn:
TN = ĐQ + QĐ – KK
(TN: Tham nhũng, Corruption; ĐQ: Độc quyền, Monopoly Power; QĐ: Quyền quyết định, Discretion by officials; KK: Tính khả kiểm, accountability).
Có thể đọc công thức này như sau: Tham nhũng bằng Độc quyền (của nhà nước) cộng quyền quyết định (của cán bộ) và trừ cho tính khả kiểm.
Theo công thức ấy, tham nhũng có khuynh hướng nở rộ khi cán bộ viên chức được độc quyền trên vật dụng cũng như dịch vụ, và họ có quyền quyết định không giới hạn ai sẽ là người được hưởng vật dụng hay dịch vụ ấy mà không bị bất cứ sự kiểm soát nghiêm ngặt hay minh bạch nào cả. (1)
Y. Wang, W. Chi và W. Sun, khi làm một cuộc điều tra trên 130 vụ án tham nhũng bị phát hiện và được tường thuật trên báo chí của các cán bộ cao cấp tại Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2006, đã ghi nhận một đặc điểm: cán bộ càng cao cấp, số tiền tham nhũng càng lớn (2). Xiaogang Deng, Lening Zhang và Andrea Leverentz phát hiện đặc điểm chính của các vụ tham nhũng tại Trung Quốc từ mấy chục năm trở lại đây đều liên quan đến đất đai. Lý do thứ nhất là vì dễ: trước đây toàn bộ đất đai đều nằm trong tay nhà nước; thứ hai là lợi nhuận lớn: giá đất càng ngày càng tăng, hơn nữa, tăng cực nhanh (3).
Những hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam chắc cũng tương tự. Tiếc, đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thật nghiêm túc và toàn điện về vấn đề này.
Ngoài hai yếu tố luật pháp và cơ chế trình bày ở trên, còn một yếu tố khác làm nảy sinh và nảy nở nạn tham nhũng: văn hoá. Theo R. Theobald, trong cuốn Corruption, Development, and Underdevelopment (Durham: Duke University Press, 1990), ở các xã hội có truyền thống đại gia đình và lòng trung thành gắn liền với bộ tộc, nạn tham nhũng bao giờ cũng nhiều hơn những nơi khác. Trong bài “Why do People Engage in Corruption? The Case of Estonia” đăng trên tạp chí Social Forces số 88 xuất bản vào tháng 3 năm 2010, Margit Tavits phân tích một số yếu tố khác liên quan đến văn hoá: sự thiếu tin cậy đối với người khác cũng như đối với hệ thống và thái độ của dân chúng đối với vấn đề tham nhũng. Về điểm thứ nhất, có quan hệ hai chiều: vì thiếu tin cậy, người ta sẵn sàng bỏ tiền ra đút lót cán bộ; và vì đã đút lót, người ta lại càng mất niềm tin. Về điểm thứ hai, nói chung, người ta rất dễ tham gia vào các việc tham nhũng nếu người ta không nghĩ đó là một việc sai trái về phương diện đạo đức mà chỉ nhìn qua lăng kinh kinh tế: việc trao đổi ấy có thể chấp nhận được hay không.
Tất cả những đặc điểm về văn hoá tham nhũng nêu trên đều có thể tìm thấy ở Việt Nam. Bởi vậy, việc khắc phục tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam, ngoài việc tăng lương cho công nhân viên chức như người ta thường nói, còn phải chú ý đến hai khía cạnh quan trọng khác: thay đổi về văn hoá và chính trị.
Về phương diện chính trị, điều quan trọng nhất là phải dân chủ hoá. Nói một cách tóm tắt, dựa trên các số liệu thu thập ở phạm vi toàn thế giới, hầu hết các học giả đều đồng ý một điểm: tham nhũng có tỉ lệ nghịch với dân chủ. Ở các quốc gia có nền dân chủ cao, luật pháp nghiêm minh và quyền công dân được tôn trọng, nạn tham nhũng bao giờ cũng thấp hơn hẳn các quốc gia độc tài. Trong các quyền công dân ấy, quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận. Theo Ce Shen và John B. Williamson, “trong cuộc đấu tranh chống lai tham nhũng, tự do báo chí đóng vai trò độc tôn vì chính các cơ quan truyền thông đại chúng là điều kiện tất yếu trong việc kiến tạo và duy trì một không khí xã hội có khả năng làm nản lòng (những người tham nhũng) và kiểm soát mức độ tham nhũng.” (4)
Đụng đến chính trị, việc chống tham nhũng, do đó, đầy những gai góc. Đụng đến văn hoá, đó là một quá trình lâu dài. Nhưng không quyết tâm chống tham nhũng, ước vọng xây dựng một quốc gia giàu mạnh và bình đẳng lại càng khó khăn và xa vời hơn nữa.
Không chừng chỉ là một ảo tưởng.
Chú thích:
Tham nhũng là lợi dụng công quyền cho lợi ích riêng tư (Corruption is the abuse of public power for private gains).
Có thể nói ở đâu có công quyền ở đó đều có nguy cơ cướp bóc và tham nhũng. Công quyền tuyệt đối thì đẻ ra cướp bóc. Công quyền tương đối thì dẫn đến tham nhũng. Ngày xưa, vua chúa không cần tham nhũng: Họ chỉ đơn giản cướp tài sản của cả nước làm của riêng. Chỉ có quan lại mới tham nhũng. Động cơ chính của cả cướp bóc lẫn tham nhũng đều là lòng tham. Nhưng vấn đề không phải là diệt trừ lòng tham. Đó chỉ là lý tưởng của các tôn giáo. Về phương diện chính trị, lý tưởng ấy chỉ là ảo tưởng. Bởi vậy, nhân loại luôn tìm cách chống lại cả cướp bóc lẫn tham nhũng bằng luật pháp.
Ở trên, tôi mới viết: ngày xưa, chỉ có quan lại mới tham nhũng. Như vậy, tham nhũng gắn với ít nhất ba yếu tố: một, có quyền; hai, quyền ấy ít nhiều bị hạn chế; và ba, vì sự hạn chế ấy, việc cướp bóc phải được nguỵ trang dưới hình thức vơ vét lén lút, thường được gọi là tham nhũng. Điểm khác biệt giữa các quan tham ngày xưa và các quan tham bây giờ chỉ nằm ở chỗ: yếu tố hạn chế quyền lực của các quan tham ngày xưa là vua chúa; của các quan tham ngày nay là pháp luật.
Nói như vậy để thấy, để ngăn chận tham nhũng, pháp luật không, không đủ. Thậm chí có khi luật pháp còn tạo cơ hội cho bọn tham nhũng dễ hoành hành. Chứ không phải sao? Luật pháp có hai chức năng chính: hạn chế quyền lực và quy định trách nhiệm. Trong rất nhiều trường hợp, ở các quốc gia toàn trị, luật pháp không đủ để hạn chế quyền lực; nó chỉ còn chức năng thứ hai: duy trì trách nhiệm của những kẻ không có hoặc có rất ít quyền lực. Trong tất cả các trách nhiệm ấy, trách nhiệm đứng đầu là vâng phục. Trong các chế độ toàn trị, vâng phục cũng có nghĩa là để mặc cho bọn có quyền tha hồ tự tung tự tác.
Điều đó giải thích tại sao mặc dù hiện nay hầu như quốc gia nào cũng có pháp luật, nhưng ở vô số quốc gia, nạn tham nhũng vẫn cứ là quốc nạn. Việt Nam vốn luôn luôn tự hào là có nhiều luật. Trong cuộc hội thảo quốc tế về phòng chống tham nhũng do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam liên kết với Đại sứ quán Thuỵ Điển được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 5 vừa qua, Đại sứ Thuỵ Sĩ mỉa mai: Việt Nam có nhiều luật chống tham nhũng hơn cả Thuỵ Sĩ!
Luật chỉ là những tờ giấy. Những tờ giấy ấy chỉ có hiệu lực nhờ một yếu tố khác: một cơ chế đủ mạnh để thực hiện và kiểm tra các luật ấy. Trong lãnh vực phòng chống tham nhũng, cái cơ chế ấy cần có hai điều kiện căn bản: tính minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability). Hai tính chất này đi liền với nhau: tính khả kiểm chỉ trở thành hiện thực nếu có sự minh bạch; ngược lại, không có sự minh bạch nào thực sự là minh bạch nếu nó không có tính khả kiểm. Có thể nói tính minh bạch là điều kiện của tính khả kiểm, trong khi tính khả kiểm là thước đo của sự minh bạch.
Robert Klitgaard, Ronald MacLean-Abaroa và H. Lindsey Parris cho tham nhũng là một tội phạm do tính toán chứ không phải do đam mê. Người ta chỉ phạm tội tham nhũng khi nguy cơ bị phát hiện thấp; nếu bị phát hiện, hình phạt cũng nhẹ, trong khi đó món lợi mà người ta thu được lại lớn. Ba người nêu lên một công thức về tệ nạn tham nhũng được giới nghiên cứu đồng tình và thường trích dẫn:
TN = ĐQ + QĐ – KK
(TN: Tham nhũng, Corruption; ĐQ: Độc quyền, Monopoly Power; QĐ: Quyền quyết định, Discretion by officials; KK: Tính khả kiểm, accountability).
Có thể đọc công thức này như sau: Tham nhũng bằng Độc quyền (của nhà nước) cộng quyền quyết định (của cán bộ) và trừ cho tính khả kiểm.
Theo công thức ấy, tham nhũng có khuynh hướng nở rộ khi cán bộ viên chức được độc quyền trên vật dụng cũng như dịch vụ, và họ có quyền quyết định không giới hạn ai sẽ là người được hưởng vật dụng hay dịch vụ ấy mà không bị bất cứ sự kiểm soát nghiêm ngặt hay minh bạch nào cả. (1)
Y. Wang, W. Chi và W. Sun, khi làm một cuộc điều tra trên 130 vụ án tham nhũng bị phát hiện và được tường thuật trên báo chí của các cán bộ cao cấp tại Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2006, đã ghi nhận một đặc điểm: cán bộ càng cao cấp, số tiền tham nhũng càng lớn (2). Xiaogang Deng, Lening Zhang và Andrea Leverentz phát hiện đặc điểm chính của các vụ tham nhũng tại Trung Quốc từ mấy chục năm trở lại đây đều liên quan đến đất đai. Lý do thứ nhất là vì dễ: trước đây toàn bộ đất đai đều nằm trong tay nhà nước; thứ hai là lợi nhuận lớn: giá đất càng ngày càng tăng, hơn nữa, tăng cực nhanh (3).
Những hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam chắc cũng tương tự. Tiếc, đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thật nghiêm túc và toàn điện về vấn đề này.
Ngoài hai yếu tố luật pháp và cơ chế trình bày ở trên, còn một yếu tố khác làm nảy sinh và nảy nở nạn tham nhũng: văn hoá. Theo R. Theobald, trong cuốn Corruption, Development, and Underdevelopment (Durham: Duke University Press, 1990), ở các xã hội có truyền thống đại gia đình và lòng trung thành gắn liền với bộ tộc, nạn tham nhũng bao giờ cũng nhiều hơn những nơi khác. Trong bài “Why do People Engage in Corruption? The Case of Estonia” đăng trên tạp chí Social Forces số 88 xuất bản vào tháng 3 năm 2010, Margit Tavits phân tích một số yếu tố khác liên quan đến văn hoá: sự thiếu tin cậy đối với người khác cũng như đối với hệ thống và thái độ của dân chúng đối với vấn đề tham nhũng. Về điểm thứ nhất, có quan hệ hai chiều: vì thiếu tin cậy, người ta sẵn sàng bỏ tiền ra đút lót cán bộ; và vì đã đút lót, người ta lại càng mất niềm tin. Về điểm thứ hai, nói chung, người ta rất dễ tham gia vào các việc tham nhũng nếu người ta không nghĩ đó là một việc sai trái về phương diện đạo đức mà chỉ nhìn qua lăng kinh kinh tế: việc trao đổi ấy có thể chấp nhận được hay không.
Tất cả những đặc điểm về văn hoá tham nhũng nêu trên đều có thể tìm thấy ở Việt Nam. Bởi vậy, việc khắc phục tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam, ngoài việc tăng lương cho công nhân viên chức như người ta thường nói, còn phải chú ý đến hai khía cạnh quan trọng khác: thay đổi về văn hoá và chính trị.
Về phương diện chính trị, điều quan trọng nhất là phải dân chủ hoá. Nói một cách tóm tắt, dựa trên các số liệu thu thập ở phạm vi toàn thế giới, hầu hết các học giả đều đồng ý một điểm: tham nhũng có tỉ lệ nghịch với dân chủ. Ở các quốc gia có nền dân chủ cao, luật pháp nghiêm minh và quyền công dân được tôn trọng, nạn tham nhũng bao giờ cũng thấp hơn hẳn các quốc gia độc tài. Trong các quyền công dân ấy, quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận. Theo Ce Shen và John B. Williamson, “trong cuộc đấu tranh chống lai tham nhũng, tự do báo chí đóng vai trò độc tôn vì chính các cơ quan truyền thông đại chúng là điều kiện tất yếu trong việc kiến tạo và duy trì một không khí xã hội có khả năng làm nản lòng (những người tham nhũng) và kiểm soát mức độ tham nhũng.” (4)
Đụng đến chính trị, việc chống tham nhũng, do đó, đầy những gai góc. Đụng đến văn hoá, đó là một quá trình lâu dài. Nhưng không quyết tâm chống tham nhũng, ước vọng xây dựng một quốc gia giàu mạnh và bình đẳng lại càng khó khăn và xa vời hơn nữa.
Không chừng chỉ là một ảo tưởng.
Chú thích:
- Robert Klitgaard, Ronald MacLean-Abaroa và H. Lindsey Parris (1996) A Practical Approach to Dealing with Municipal Malfeasance. Urban Management Programme Working Paper Series No. 7, Nairobi, tr. 10 & 11.
- Dẫn theo Xiaogang Deng, Lening Zhang và Andrea Leverentz (2010), “Official Corruption During China’s Economic Transition: Historical Patterns, Characteristics and Government Reactions”, Journal of Contemporary Criminal Justice số 26, tr. 81.
- Bài dẫn trên, tr. 79.
- Ce Shen & John B. Williamson (2005), “Corruption, Democracy, Economic Freedom, and State Strength: A Cross-national Analysis”, International Journal of Comparative Sociology số 46, tr. 330.
- Tâm lí tham nhũng ( Nguyễn Văn Tuấn )
Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Sách Cải cách và sự phát triểnTham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hoá, tuy với những mức độ khác nhau. Nhưng tham nhũng là gì? Trên thực tế, câu hỏi phức tạp hơn chúng ta tưởng. Mặc dù không mới, nhưng cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đã thay đổi nhiều về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khổ mà cả với các nền kinh tế, thậm chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm lũng đoạn xã hội, xói mòn lòng tin của dân chúng vào các giá trị của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hoá, tham nhũng đã trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.
Tham nhũng, nói một cách vắn tắt, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác. Như vậy, theo chúng tôi, đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những hình thức tham nhũng này trong phần dưới, nhưng xin khẳng định ngay rằng chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc liệt hơn.
Tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Cũng như các loại bệnh tật khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất của đời sống con người. Chính vì vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xoá sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người. Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này.
Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần
Bộ mặt dễ nhận biết của tham nhũng là tham nhũng vật chất. Tuy nhiên, ngày nay tham nhũng vật chất không còn hạn chế trong lớp người có quyền lực mà còn lan rộng ra trong mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc... Người thầy đáng kính ngày nay có thể tham nhũng bằng cách thức chẳng khác bao nhiêu cách thức của một tên lâu la đòi tiền mãi lộ mỗi khi có học sinh qua "cửa". Một thầy thuốc "như mẹ hiền" thì dùng cách bắt chẹt con bệnh. Tại rất nhiều quốc gia đang phát triển, một bộ phận đáng kể dân chúng, trong đó có nhiều nhân vật đáng kính, chi dùng số tiền gấp hàng chục lần tiền lương, nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Nói các khác, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của họ. Tham nhũng vật chất trở nên trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp hơn nhiều khi nó mang tính chuyên nghiệp và trở thành lối sống của một tầng lớp dân cư có địa vị quan trọng trong xã hội.
Tuy nhiên, tham nhũng vật chất cũng chỉ là bề nổi, là dạng thông thường của tham nhũng.
Chúng ta sẽ phạm phải sai lầm là đơn giản hóa vấn đề, hay nói khác đi, không nhìn thấy phần chìm của tảng băng tham nhũng, nếu không chỉ ra hình thức tham nhũng giấu mặt khác đang lộng hành trong xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển thì hiện tượng tham nhũng ngày càng tinh vi với nhiều biến thái và sắc thái mới. Khi đói, người coi kho có thể tham nhũng bằng cách ăn cắp bánh mỳ, tức tham nhũng để tồn tại. Khi không đói nữa anh ta có thể tham nhũng để có tiền mua sắm những hàng hóa cao cấp, xa hoa, tức tham nhũng để có các tiện nghi sống. Cao hơn nữa, một số người chuyển sang tham nhũng lẽ phải. Đó chính là tham nhũng tinh thần, bộ mặt thứ hai của tham nhũng, mà như trên đã nói, mức độ trầm trọng và mối nguy hại gây ra cho xã hội còn khủng khiếp hơn nhiều. Điều nguy hiểm là ở chỗ tham nhũng tinh thần dường như không bị lên án, không bị trừng trị và nhiều khi chính thủ phạm cũng không ngờ rằng mình phạm tội. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng tham nhũng tinh thần là biểu hiện cao nhất, tinh vi nhất và cũng nguy hiểm nhất của tham nhũng. Nếu như chống tham nhũng vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.
Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba hình thức phổ biến sau:
Tham nhũng quyền lực: Có thể kể ra ba mức độ khác nhau của tham nhũng quyền lực. Thứ nhất, lạm dụng và vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp mà xã hội trao cho; thứ hai, chế ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp và; thứ ba, lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn.
Điển hình cho hình thức tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất nhưng lại chiếm giữ những cương vị nhiều khi rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Câu nói trong dân gian "tham quyền cố vị" chính là muốn nói đến loại tham nhũng này. Trong bức tranh chung về tham nhũng người ta sẽ thấy tham nhũng quyền lực là yếu tố mở đầu để tham nhũng phát triển lên quy mô lớn hơn. Nhiều nhà cải cách xã hội nỗ lực chống tham nhũng nhưng do không nhìn rõ và không ngăn chặn được hiện tượng tham nhũng quyền lực nên thường bị thất bại.
Độc quyền tư duy: Tương tự như sự độc quyền và đặc quyền trong tham nhũng vật chất, độc quyền tư duy là sự tước đoạt quyền tư duy của dân chúng, coi họ là những người thấp kém không có địa vị đáng kể trong xã hội. Chế độ kinh tế bao cấp, trong đó người dân sống trong sự bao cấp vật chất và tinh thần, nhất cử nhất động đều phải thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của cấp trên là một ví dụ như thế. Hậu quả là toàn xã hội rơi vào tình trạng trì trệ. Ngày nay, khi đã chuyển sang kinh tế thị trường, tình trạng độc quyền tư duy vẫn còn để lại những di chứng trầm trọng cho xã hội mà hầu hết chúng ta chưa ý thức được hết mức độ tai hại. Rất nhiều người, kể cả những trí thức hàng đầu, vẫn tiếp tục sống yên ổn trong sự bao cấp tinh thần, cho rằng tư duy về những vấn đề "quốc gia đại sự" là độc quyền của cấp trên, còn nhân dân thì cứ thực hiện theo mệnh lệnh.
Về bản chất, độc quyền tư duy tước mất khả năng và quyền tư duy sáng tạo của quần chúng và tư duy trở thành độc quyền của một nhóm người. Khi đó, khoa học sẽ mất đi giá trị chân chính, cuộc sống sẽ đơn điệu và nguy hiểm, nhân dân không còn là người chủ của xã hội, những người không chỉ có khả năng mà còn có quyền tư duy và đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng và kiến tạo cuộc sống mới. Độc quyền tư duy là sự níu kéo quá khứ, cản trở sự phát triển của lịch sử.
Độc chiếm lẽ phải: Đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ bị nghèo nàn bởi sự độc quyền tư duy mà còn bị vẩn đục và méo mó bởi nạn độc chiếm lẽ phải. Độc chiếm lẽ phải là biến những lý thuyết mà mình phát hiện, biến những tín điều mà mình nghĩ ra thành "chân lý" của toàn nhân loại. Nhiều người trong giới được gọi là trí thức, là những "nhà lý luận" hay "nhà khoa học", thường tự coi mình là biểu hiện của lẽ phải. Họ mặc nhiên coi những điều họ nghĩ, họ nói, họ làm là đúng và áp đặt "lẽ phải" của họ cho toàn xã hội. Đó là biểu hiện cao nhất và cũng là nguy hiểm nhất của tham nhũng tinh thần. Độc chiếm lẽ phải làm nghèo nàn đời sống tinh thần của nhân loại. Nó xoá bỏ những xu hướng tự nhiên cần thiết cho một môi trường tinh thần lành mạnh và tiến bộ. Nó chính là hiện tượng đúng nhất để lấy làm ví dụ cho tính từ "phản động".
Để chống lại thói độc quyền lẽ phải trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhân dân. Mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhà chính trị, những nhà khoa học, cần phải có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với vận mệnh của nhân loại. Chúng ta không nên và không được phép đưa ra các dự báo viển vông, không nên khuyến dụ con người đi theo các cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm. Lịch sử cho thấy nhân loại đã phải trải qua những kinh nghiệm đau xót khi bằng thói tham nhũng lẽ phải người ta biến mình thành chúa, thành thánh, thực chất là thành kẻ độc quyền và độc tài về mặt chân lý, khi hàng triệu con người bị biến thành vật thí nghiệm cho những ý tưởng cá nhân.
Hai bộ mặt của tham nhũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ và che chở lẫn nhau. Tham nhũng tinh thần là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất, còn tham nhũng vật chất làm ô nhiễm đời sống tinh thần của toàn xã hội, tạo điều kiện cho tham nhũng tinh thần phát triển.
Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội của tham nhũng hiện đại
Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại lịch sử, chịu tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Đặc biệt, ở những quốc gia phi dân chủ, nơi thể chế chính trị lạc hậu và kìm hãm sự phát triển, căn bệnh tham nhũng càng trầm trọng và hầu như không thể kiểm soát. Để chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học những nhân tố đó. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những phân tích sơ bộ:
Về mặt chính trị, tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát. Một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tự kiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô xã hội, dưới mọi hình thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển. Hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hoá. Tất cả các yếu tố này giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách giản dị, tại những quốc gia trong đó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xã hội.
Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. Để tham nhũng phải có quyền hoặc quyền lực. Ngoài ra, tham nhũng phụ thuộc vào các cơ chế xã hội có nhiệm vụ ức chế hành vi tham nhũng. Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, những người thoát khỏi sự ức chế của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, địa vị, uy tín xã hội để thực hiện hành vi tham nhũng. Cùng với tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đời sống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.
Về mặt kinh tế, tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch. Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi tham nhũng sinh sôi nảy nở. Điều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước đang phát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trường kinh tế minh bạch hơn. Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn thuế diễn ra tràn lan, lý do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt hơn tại các quốc gia khác. Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh làm méo mó các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là tình trạng thích hợp, là cơ hội vàng để các tham quan dễ bề trục lợi.
Về mặt nhà nước, tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lý và bị độc quyền lũng đoạn. Chúng ta đã thấy tham nhũng phát triển cả về hình thức và quy mô cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là có một sự tương quan tỷ lệ nào đó giữa tham nhũng và phát triển. Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều vào tính chất của thể chế nhà nước. Chẳng hạn tại các quốc gia nghèo khổ châu Phi, nơi tập trung nhiều thể chế lạc hậu và phi dân chủ, quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia một cách tùy tiện hoặc không được bảo vệ và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực này dễ bị tham nhũng, mở đường cho nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội. Các thể chế này không đủ năng lực để tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thể quản lý xã hội hữu hiệu hơn. Tình trạng bất hợp lý của thể chế có thể thấy rõ ở những quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Thể chế bất hợp lý đã buộc nhiều người phải tham nhũng để sống, để tồn tại.
Về mặt pháp luật, tham nhũng là kết quả của tình trạng không hợp pháp hóa các quyền và lợi ích cá nhân. Tình trạng nhiều quyền lợi chính đáng của cá nhân không được hợp pháp hóa hoặc bị hạn chế có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia chậm phát triển. Ta có thể lấy ví dụ như tình trạng "ngăn sông cấm chợ" tại Việt Nam trước đây hay sự hạn chế các hoạt động xã hội của nữ giới tại Afghanistan mới đây, khi chỉ vì những suy nghĩ thiển cận, người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá nhân. Điều này trên thực tế đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng để thỏa mãn các khát vọng thật ra là chính đáng của họ. Điều nguy hiểm là ở chỗ sự thiếu thể chế hóa sẽ tạo ra trạng thái nhập nhằng về nhận thức. Việc thay thế các chế tài kiểm soát bằng những thỏa thuận ngầm trên quy mô xã hội hoặc đạo đức xã hội khiến các nhóm lợi ích luôn chèn ép, chen lấn lẫn nhau trong cùng một cá nhân. Nếu chúng ta tạo cho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền cá nhân chính đáng để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sống, sức sáng tạo của họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người bình thường sẽ sống và ứng xử theo những chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trong xã hội.
Về mặt văn hóa xã hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chính trị - xã hội. Hệ thống xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức giả này đã đẩy nhiều người phải sống với bộ mặt giả tạo. Chẳng hạn, việc trả công chủ yếu không theo hình thức tiền lương mà dưới hình thức các tiêu chuẩn hưởng thụ là cơ sở kinh tế của một lối sống đạo đức giả. Một ví dụ khác có thể thấy ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, khi người ta thủ tiêu chế độ đặc quyền đặc lợi, nhưng không có biện pháp cân bằng các lợi ích bị đột ngột xoá đi ấy. Kết quả là một số người tìm đến những biện pháp phi pháp để giành lại những gì đã mất. Với cách nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng đôi khi các vị tham quan vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một hệ thống xã hội xa lạ với bản chất con người.
Tham nhũng còn được hỗ trợ bởi các yếu tố tiêu cực trong nền văn hoá, chẳng hạn tính gia trưởng vốn là một đặc điểm rất rõ nét tại nhiều nước châu á. Trong lịch sử đương đại châu á có quá nhiều ví dụ về các nhà chính trị gia trưởng, độc tài, những người trong thời kỳ cầm quyền lâu dài đã trở thành những "bố già" của đất nước. Văn hóa gia trưởng gắn liền với việc độc quyền sở hữu lẽ phải chúng tôi vừa đề cập ở trên. Kết quả là quyền lực dễ bị đánh cắp, tạo cơ sở cho cả tham nhũng vật chất và tinh thần.
Về mặt nhân văn, tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân. Các giá trị cá nhân không được tôn trọng sẽ dẫn đến sự xâm hại các giá trị công cộng. Điều này có vẻ ngược đời nhưng thực ra rất hợp với logic. Trên thực tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn dẫn đến một tình trạng cực đoan trong đời sống tinh thần của xã hội. Tâm lý xem nhẹ nếu không muốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta tìm mọi cách tối thiểu hóa không gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ý thức trách nhiệm về hành vi của mình, dễ dàng bằng lòng với thực tại, dễ dàng tham nhũng, tiếp tay hoặc chí ít cũng là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng.
Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân và giá trị tập thể còn dẫn đến cả hiện tượng tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa là có sự cấu kết, đồng tình để tiến hành hành vi tham nhũng trên quy mô lớn hơn. Đó là gì nếu không phải là mầm mống của tội phạm có tổ chức? Nếu cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không còn là người của tập thể, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này giải thích tại sao tham nhũng tại những nước có sự nhìn nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và khó đẩy lùi hơn nhiều nước khác.
Những phân tích ở trên về nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội cho thấy rằng để chống tham nhũng chúng ta phải sử dụng các biện pháp toàn diện, dựa trên những giải pháp có tính khoa học, tuyệt đối không được xem việc chống tham nhũng chỉ như một biện pháp mang tính hình sự nhằm trừng trị con người.
Như trên đã nói, tham nhũng vật chất cũng như tinh thần ngày nay đã phát triển với quy mô rất lớn, với những dạng thức vô cùng tinh vi, phức tạp và gây nên những tác động khủng khiếp tới đời sống xã hội. Nó khiến cho rất đông dân chúng rơi vào trạng thái thụ động hoặc cam chịu. Vì thế, cuộc chiến chống tham nhũng cần bắt đầu bằng việc hâm nóng lại quyết tâm chống tham nhũng của người dân. Điều này không phải đơn giản. Sự sùng bái cá nhân ở một số quốc gia, sự nô dịch tư tưởng ở một số quốc gia khác cũng như cảnh bần cùng về vật chất tại những quốc gia kém phát triển nhất đã dập tắt những hy vọng cuối cùng về một xã hội trong sạch. Chính vì vậy, chúng ta phải chống tham nhũng chủ yếu trên phương diện chính trị, với những biện pháp chính trị và được tiến hành với tư cách của những nhà chính trị, trong đó việc đầu tiên là phải trong sạch hoá, phải gương mẫu hóa bộ máy nhà nước. Muốn vậy, lãnh đạo không thể được coi là địa vị có các quyền để tham nhũng, mà phải là sự thể hiện và biểu dương những giá trị cao quý của con người. Khi nào các thành viên của bộ máy nhà nước trở thành những mẫu mực của đời sống cao quý của tinh thần, thể hiện tài năng và đạo đức, như là tấm gương để dân chúng noi theo thì lúc ấy bắt đầu một trạng thái nhà nước kiểu mẫu. Việt Nam từng có một nhà nước tốt đẹp như vậy. Đó là giai đoạn cách mạng và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, khi mỗi bộ trưởng là một danh nhân, một nhân sĩ, một huyền thoại, một mẫu mực về con người. Chỉ có nhà nước kiểu mẫu như vậy mới đủ sức kiểm soát được chính mình và khống chế được tham nhũng. Đó là nhà nước dân chủ, đúng nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong đó người dân có quyền lựa chọn thể chế chính trị và cả các quan chức điều hành bộ máy nhà nước. Trong một xã hội dân chủ con người có quyền lựa chọn những chân lý mà mình nhận thức được chứ không bị bắt buộc phải tuân theo những "chân lý" mà người khác áp đặt. Giá trị của xã hội dân chủ chính là ở chỗ con người có quyền lựa chọn, xác định chân lý phù hợp với nhận thức của mình.
Việc chữa bệnh muốn hiệu quả thì không chỉ tập trung vào việc loại bỏ những tác nhân ngoại lai gây bệnh mà còn phải chú ý đúng mức đến việc đảm bảo một môi trường tốt để duy trì và nâng cao thể trạng con người, tức là tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng vậy, việc chống tham nhũng đòi hỏi phải làm trong sạch môi trường tinh thần, nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người. Xã hội có thể và cần phải tự xây dựng một nền văn hóa có khả năng đề kháng đối với những mầm mống tham nhũng. Để giải quyết bài toán tham nhũng, mỗi quốc gia phải xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, theo nghĩa là nó không dung nạp các yếu tố thuận lợi cho tham nhũng. Một môi trường văn hóa lành mạnh giúp con người biết tự đấu tranh để không bị rơi vào vòng xoáy của tham nhũng. Trong một cộng đồng nhỏ, một công ty chẳng hạn, nhà lãnh đạo không chỉ cần có tài mà còn cần phải trong sạch mới có thể điều hành công ty tốt. Cũng vậy, trên quy mô toàn xã hội, để điều hành đất nước tốt mỗi quốc gia phải làm trong sạch hóa bộ máy nhà nước ở các cấp.
- Thông tin liên quan đến vụ công ty Securency: Dùng cả gái mại dâm để hối lộ ( Ngọc Trâm – RFA ) “Khi quan chức này đến, tôi đã được người ta bảo tôi tìm cho ông ta một vệ sĩ… Một loại vệ sĩ đặc biệt, một phụ nữ châu Á. Ông ta đề nghị tôi tìm một gái mại dâm cho một trong những quan chức ngân hàng trung ương trong chuyến viếng thăm của ông ta tới Melbourne.” Cựu nhân viên Securency
Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Sách Cải cách và sự phát triểnTham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hoá, tuy với những mức độ khác nhau. Nhưng tham nhũng là gì? Trên thực tế, câu hỏi phức tạp hơn chúng ta tưởng. Mặc dù không mới, nhưng cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đã thay đổi nhiều về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khổ mà cả với các nền kinh tế, thậm chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm lũng đoạn xã hội, xói mòn lòng tin của dân chúng vào các giá trị của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hoá, tham nhũng đã trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.
Tham nhũng, nói một cách vắn tắt, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác. Như vậy, theo chúng tôi, đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những hình thức tham nhũng này trong phần dưới, nhưng xin khẳng định ngay rằng chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc liệt hơn.
Tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Cũng như các loại bệnh tật khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất của đời sống con người. Chính vì vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xoá sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người. Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này.
Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần
Bộ mặt dễ nhận biết của tham nhũng là tham nhũng vật chất. Tuy nhiên, ngày nay tham nhũng vật chất không còn hạn chế trong lớp người có quyền lực mà còn lan rộng ra trong mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc... Người thầy đáng kính ngày nay có thể tham nhũng bằng cách thức chẳng khác bao nhiêu cách thức của một tên lâu la đòi tiền mãi lộ mỗi khi có học sinh qua "cửa". Một thầy thuốc "như mẹ hiền" thì dùng cách bắt chẹt con bệnh. Tại rất nhiều quốc gia đang phát triển, một bộ phận đáng kể dân chúng, trong đó có nhiều nhân vật đáng kính, chi dùng số tiền gấp hàng chục lần tiền lương, nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Nói các khác, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của họ. Tham nhũng vật chất trở nên trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp hơn nhiều khi nó mang tính chuyên nghiệp và trở thành lối sống của một tầng lớp dân cư có địa vị quan trọng trong xã hội.
Tuy nhiên, tham nhũng vật chất cũng chỉ là bề nổi, là dạng thông thường của tham nhũng.
Chúng ta sẽ phạm phải sai lầm là đơn giản hóa vấn đề, hay nói khác đi, không nhìn thấy phần chìm của tảng băng tham nhũng, nếu không chỉ ra hình thức tham nhũng giấu mặt khác đang lộng hành trong xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển thì hiện tượng tham nhũng ngày càng tinh vi với nhiều biến thái và sắc thái mới. Khi đói, người coi kho có thể tham nhũng bằng cách ăn cắp bánh mỳ, tức tham nhũng để tồn tại. Khi không đói nữa anh ta có thể tham nhũng để có tiền mua sắm những hàng hóa cao cấp, xa hoa, tức tham nhũng để có các tiện nghi sống. Cao hơn nữa, một số người chuyển sang tham nhũng lẽ phải. Đó chính là tham nhũng tinh thần, bộ mặt thứ hai của tham nhũng, mà như trên đã nói, mức độ trầm trọng và mối nguy hại gây ra cho xã hội còn khủng khiếp hơn nhiều. Điều nguy hiểm là ở chỗ tham nhũng tinh thần dường như không bị lên án, không bị trừng trị và nhiều khi chính thủ phạm cũng không ngờ rằng mình phạm tội. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng tham nhũng tinh thần là biểu hiện cao nhất, tinh vi nhất và cũng nguy hiểm nhất của tham nhũng. Nếu như chống tham nhũng vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.
Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba hình thức phổ biến sau:
Tham nhũng quyền lực: Có thể kể ra ba mức độ khác nhau của tham nhũng quyền lực. Thứ nhất, lạm dụng và vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp mà xã hội trao cho; thứ hai, chế ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp và; thứ ba, lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn.
Điển hình cho hình thức tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất nhưng lại chiếm giữ những cương vị nhiều khi rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Câu nói trong dân gian "tham quyền cố vị" chính là muốn nói đến loại tham nhũng này. Trong bức tranh chung về tham nhũng người ta sẽ thấy tham nhũng quyền lực là yếu tố mở đầu để tham nhũng phát triển lên quy mô lớn hơn. Nhiều nhà cải cách xã hội nỗ lực chống tham nhũng nhưng do không nhìn rõ và không ngăn chặn được hiện tượng tham nhũng quyền lực nên thường bị thất bại.
Độc quyền tư duy: Tương tự như sự độc quyền và đặc quyền trong tham nhũng vật chất, độc quyền tư duy là sự tước đoạt quyền tư duy của dân chúng, coi họ là những người thấp kém không có địa vị đáng kể trong xã hội. Chế độ kinh tế bao cấp, trong đó người dân sống trong sự bao cấp vật chất và tinh thần, nhất cử nhất động đều phải thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của cấp trên là một ví dụ như thế. Hậu quả là toàn xã hội rơi vào tình trạng trì trệ. Ngày nay, khi đã chuyển sang kinh tế thị trường, tình trạng độc quyền tư duy vẫn còn để lại những di chứng trầm trọng cho xã hội mà hầu hết chúng ta chưa ý thức được hết mức độ tai hại. Rất nhiều người, kể cả những trí thức hàng đầu, vẫn tiếp tục sống yên ổn trong sự bao cấp tinh thần, cho rằng tư duy về những vấn đề "quốc gia đại sự" là độc quyền của cấp trên, còn nhân dân thì cứ thực hiện theo mệnh lệnh.
Về bản chất, độc quyền tư duy tước mất khả năng và quyền tư duy sáng tạo của quần chúng và tư duy trở thành độc quyền của một nhóm người. Khi đó, khoa học sẽ mất đi giá trị chân chính, cuộc sống sẽ đơn điệu và nguy hiểm, nhân dân không còn là người chủ của xã hội, những người không chỉ có khả năng mà còn có quyền tư duy và đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng và kiến tạo cuộc sống mới. Độc quyền tư duy là sự níu kéo quá khứ, cản trở sự phát triển của lịch sử.
Độc chiếm lẽ phải: Đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ bị nghèo nàn bởi sự độc quyền tư duy mà còn bị vẩn đục và méo mó bởi nạn độc chiếm lẽ phải. Độc chiếm lẽ phải là biến những lý thuyết mà mình phát hiện, biến những tín điều mà mình nghĩ ra thành "chân lý" của toàn nhân loại. Nhiều người trong giới được gọi là trí thức, là những "nhà lý luận" hay "nhà khoa học", thường tự coi mình là biểu hiện của lẽ phải. Họ mặc nhiên coi những điều họ nghĩ, họ nói, họ làm là đúng và áp đặt "lẽ phải" của họ cho toàn xã hội. Đó là biểu hiện cao nhất và cũng là nguy hiểm nhất của tham nhũng tinh thần. Độc chiếm lẽ phải làm nghèo nàn đời sống tinh thần của nhân loại. Nó xoá bỏ những xu hướng tự nhiên cần thiết cho một môi trường tinh thần lành mạnh và tiến bộ. Nó chính là hiện tượng đúng nhất để lấy làm ví dụ cho tính từ "phản động".
Để chống lại thói độc quyền lẽ phải trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhân dân. Mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhà chính trị, những nhà khoa học, cần phải có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với vận mệnh của nhân loại. Chúng ta không nên và không được phép đưa ra các dự báo viển vông, không nên khuyến dụ con người đi theo các cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm. Lịch sử cho thấy nhân loại đã phải trải qua những kinh nghiệm đau xót khi bằng thói tham nhũng lẽ phải người ta biến mình thành chúa, thành thánh, thực chất là thành kẻ độc quyền và độc tài về mặt chân lý, khi hàng triệu con người bị biến thành vật thí nghiệm cho những ý tưởng cá nhân.
Hai bộ mặt của tham nhũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ và che chở lẫn nhau. Tham nhũng tinh thần là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất, còn tham nhũng vật chất làm ô nhiễm đời sống tinh thần của toàn xã hội, tạo điều kiện cho tham nhũng tinh thần phát triển.
Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội của tham nhũng hiện đại
Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại lịch sử, chịu tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Đặc biệt, ở những quốc gia phi dân chủ, nơi thể chế chính trị lạc hậu và kìm hãm sự phát triển, căn bệnh tham nhũng càng trầm trọng và hầu như không thể kiểm soát. Để chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học những nhân tố đó. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những phân tích sơ bộ:
Về mặt chính trị, tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát. Một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tự kiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô xã hội, dưới mọi hình thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển. Hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hoá. Tất cả các yếu tố này giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách giản dị, tại những quốc gia trong đó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xã hội.
Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. Để tham nhũng phải có quyền hoặc quyền lực. Ngoài ra, tham nhũng phụ thuộc vào các cơ chế xã hội có nhiệm vụ ức chế hành vi tham nhũng. Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, những người thoát khỏi sự ức chế của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, địa vị, uy tín xã hội để thực hiện hành vi tham nhũng. Cùng với tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đời sống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.
Về mặt kinh tế, tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch. Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi tham nhũng sinh sôi nảy nở. Điều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước đang phát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trường kinh tế minh bạch hơn. Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn thuế diễn ra tràn lan, lý do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt hơn tại các quốc gia khác. Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh làm méo mó các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là tình trạng thích hợp, là cơ hội vàng để các tham quan dễ bề trục lợi.
Về mặt nhà nước, tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lý và bị độc quyền lũng đoạn. Chúng ta đã thấy tham nhũng phát triển cả về hình thức và quy mô cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là có một sự tương quan tỷ lệ nào đó giữa tham nhũng và phát triển. Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều vào tính chất của thể chế nhà nước. Chẳng hạn tại các quốc gia nghèo khổ châu Phi, nơi tập trung nhiều thể chế lạc hậu và phi dân chủ, quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia một cách tùy tiện hoặc không được bảo vệ và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực này dễ bị tham nhũng, mở đường cho nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội. Các thể chế này không đủ năng lực để tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thể quản lý xã hội hữu hiệu hơn. Tình trạng bất hợp lý của thể chế có thể thấy rõ ở những quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Thể chế bất hợp lý đã buộc nhiều người phải tham nhũng để sống, để tồn tại.
Về mặt pháp luật, tham nhũng là kết quả của tình trạng không hợp pháp hóa các quyền và lợi ích cá nhân. Tình trạng nhiều quyền lợi chính đáng của cá nhân không được hợp pháp hóa hoặc bị hạn chế có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia chậm phát triển. Ta có thể lấy ví dụ như tình trạng "ngăn sông cấm chợ" tại Việt Nam trước đây hay sự hạn chế các hoạt động xã hội của nữ giới tại Afghanistan mới đây, khi chỉ vì những suy nghĩ thiển cận, người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá nhân. Điều này trên thực tế đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng để thỏa mãn các khát vọng thật ra là chính đáng của họ. Điều nguy hiểm là ở chỗ sự thiếu thể chế hóa sẽ tạo ra trạng thái nhập nhằng về nhận thức. Việc thay thế các chế tài kiểm soát bằng những thỏa thuận ngầm trên quy mô xã hội hoặc đạo đức xã hội khiến các nhóm lợi ích luôn chèn ép, chen lấn lẫn nhau trong cùng một cá nhân. Nếu chúng ta tạo cho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền cá nhân chính đáng để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sống, sức sáng tạo của họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người bình thường sẽ sống và ứng xử theo những chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trong xã hội.
Về mặt văn hóa xã hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chính trị - xã hội. Hệ thống xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức giả này đã đẩy nhiều người phải sống với bộ mặt giả tạo. Chẳng hạn, việc trả công chủ yếu không theo hình thức tiền lương mà dưới hình thức các tiêu chuẩn hưởng thụ là cơ sở kinh tế của một lối sống đạo đức giả. Một ví dụ khác có thể thấy ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, khi người ta thủ tiêu chế độ đặc quyền đặc lợi, nhưng không có biện pháp cân bằng các lợi ích bị đột ngột xoá đi ấy. Kết quả là một số người tìm đến những biện pháp phi pháp để giành lại những gì đã mất. Với cách nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng đôi khi các vị tham quan vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một hệ thống xã hội xa lạ với bản chất con người.
Tham nhũng còn được hỗ trợ bởi các yếu tố tiêu cực trong nền văn hoá, chẳng hạn tính gia trưởng vốn là một đặc điểm rất rõ nét tại nhiều nước châu á. Trong lịch sử đương đại châu á có quá nhiều ví dụ về các nhà chính trị gia trưởng, độc tài, những người trong thời kỳ cầm quyền lâu dài đã trở thành những "bố già" của đất nước. Văn hóa gia trưởng gắn liền với việc độc quyền sở hữu lẽ phải chúng tôi vừa đề cập ở trên. Kết quả là quyền lực dễ bị đánh cắp, tạo cơ sở cho cả tham nhũng vật chất và tinh thần.
Về mặt nhân văn, tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân. Các giá trị cá nhân không được tôn trọng sẽ dẫn đến sự xâm hại các giá trị công cộng. Điều này có vẻ ngược đời nhưng thực ra rất hợp với logic. Trên thực tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn dẫn đến một tình trạng cực đoan trong đời sống tinh thần của xã hội. Tâm lý xem nhẹ nếu không muốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta tìm mọi cách tối thiểu hóa không gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ý thức trách nhiệm về hành vi của mình, dễ dàng bằng lòng với thực tại, dễ dàng tham nhũng, tiếp tay hoặc chí ít cũng là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng.
Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân và giá trị tập thể còn dẫn đến cả hiện tượng tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa là có sự cấu kết, đồng tình để tiến hành hành vi tham nhũng trên quy mô lớn hơn. Đó là gì nếu không phải là mầm mống của tội phạm có tổ chức? Nếu cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không còn là người của tập thể, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này giải thích tại sao tham nhũng tại những nước có sự nhìn nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và khó đẩy lùi hơn nhiều nước khác.
Những phân tích ở trên về nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội cho thấy rằng để chống tham nhũng chúng ta phải sử dụng các biện pháp toàn diện, dựa trên những giải pháp có tính khoa học, tuyệt đối không được xem việc chống tham nhũng chỉ như một biện pháp mang tính hình sự nhằm trừng trị con người.
Như trên đã nói, tham nhũng vật chất cũng như tinh thần ngày nay đã phát triển với quy mô rất lớn, với những dạng thức vô cùng tinh vi, phức tạp và gây nên những tác động khủng khiếp tới đời sống xã hội. Nó khiến cho rất đông dân chúng rơi vào trạng thái thụ động hoặc cam chịu. Vì thế, cuộc chiến chống tham nhũng cần bắt đầu bằng việc hâm nóng lại quyết tâm chống tham nhũng của người dân. Điều này không phải đơn giản. Sự sùng bái cá nhân ở một số quốc gia, sự nô dịch tư tưởng ở một số quốc gia khác cũng như cảnh bần cùng về vật chất tại những quốc gia kém phát triển nhất đã dập tắt những hy vọng cuối cùng về một xã hội trong sạch. Chính vì vậy, chúng ta phải chống tham nhũng chủ yếu trên phương diện chính trị, với những biện pháp chính trị và được tiến hành với tư cách của những nhà chính trị, trong đó việc đầu tiên là phải trong sạch hoá, phải gương mẫu hóa bộ máy nhà nước. Muốn vậy, lãnh đạo không thể được coi là địa vị có các quyền để tham nhũng, mà phải là sự thể hiện và biểu dương những giá trị cao quý của con người. Khi nào các thành viên của bộ máy nhà nước trở thành những mẫu mực của đời sống cao quý của tinh thần, thể hiện tài năng và đạo đức, như là tấm gương để dân chúng noi theo thì lúc ấy bắt đầu một trạng thái nhà nước kiểu mẫu. Việt Nam từng có một nhà nước tốt đẹp như vậy. Đó là giai đoạn cách mạng và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, khi mỗi bộ trưởng là một danh nhân, một nhân sĩ, một huyền thoại, một mẫu mực về con người. Chỉ có nhà nước kiểu mẫu như vậy mới đủ sức kiểm soát được chính mình và khống chế được tham nhũng. Đó là nhà nước dân chủ, đúng nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong đó người dân có quyền lựa chọn thể chế chính trị và cả các quan chức điều hành bộ máy nhà nước. Trong một xã hội dân chủ con người có quyền lựa chọn những chân lý mà mình nhận thức được chứ không bị bắt buộc phải tuân theo những "chân lý" mà người khác áp đặt. Giá trị của xã hội dân chủ chính là ở chỗ con người có quyền lựa chọn, xác định chân lý phù hợp với nhận thức của mình.
Việc chữa bệnh muốn hiệu quả thì không chỉ tập trung vào việc loại bỏ những tác nhân ngoại lai gây bệnh mà còn phải chú ý đúng mức đến việc đảm bảo một môi trường tốt để duy trì và nâng cao thể trạng con người, tức là tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng vậy, việc chống tham nhũng đòi hỏi phải làm trong sạch môi trường tinh thần, nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người. Xã hội có thể và cần phải tự xây dựng một nền văn hóa có khả năng đề kháng đối với những mầm mống tham nhũng. Để giải quyết bài toán tham nhũng, mỗi quốc gia phải xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, theo nghĩa là nó không dung nạp các yếu tố thuận lợi cho tham nhũng. Một môi trường văn hóa lành mạnh giúp con người biết tự đấu tranh để không bị rơi vào vòng xoáy của tham nhũng. Trong một cộng đồng nhỏ, một công ty chẳng hạn, nhà lãnh đạo không chỉ cần có tài mà còn cần phải trong sạch mới có thể điều hành công ty tốt. Cũng vậy, trên quy mô toàn xã hội, để điều hành đất nước tốt mỗi quốc gia phải làm trong sạch hóa bộ máy nhà nước ở các cấp.
- Thông tin liên quan đến vụ công ty Securency: Dùng cả gái mại dâm để hối lộ ( Ngọc Trâm – RFA ) “Khi quan chức này đến, tôi đã được người ta bảo tôi tìm cho ông ta một vệ sĩ… Một loại vệ sĩ đặc biệt, một phụ nữ châu Á. Ông ta đề nghị tôi tìm một gái mại dâm cho một trong những quan chức ngân hàng trung ương trong chuyến viếng thăm của ông ta tới Melbourne.” Cựu nhân viên Securency
Vụ Securency: Banknote deals shame RBA and Australia (The Age 26-5-10)
- Úc: Australia mở rộng điều tra vụ hối lộ in tiền ( SGGP )
- VIỆT NAM – AUSTRALIA- HỐI LỘ: Báo chí Úc tiết lộ thêm thông tin về vụ hối lộ quan chức Việt Nam ( RFI )
Vụ tiền polymer - Securency: Bribery charges eyed (The Age (Australia) 9-6-10) - Úc sắp truy tố!
VIỆT NAM - AUSTRALIA- HỐI LỘ: Báo chí Úc tiết lộ thêm thông tin về vụ hối lộ quan chức Việt Nam
Vụ tiền polymer - Securency: Bribery charges eyed (The Age (Australia) 9-6-10) - Úc sắp truy tố!
VIỆT NAM - AUSTRALIA- HỐI LỘ: Báo chí Úc tiết lộ thêm thông tin về vụ hối lộ quan chức Việt Nam
Đầu tháng 6, báo The Age tiếp tục đăng bài điều tra về vụ công ty Securency của Úc hối lộ các quan chức Việt Nam để có được hợp đồng in tiền Việt bằng chất liệu polymer. Một số phát hiện mới được công bố trong bài này.
Theo báo The Age, một nhân viên phụ trách thương mại của chính phủ Úc đã tham gia vào việc dàn xếp để thuyết phục chính quyền Venezuela chuyển sang in tiền polymer. Điều đáng chú ý là sự can thiệp của các quan chức Việt Nam trong việc thuyết phục chính quyền Caracas, bởi vì công ty Securency cho rằng Việt Nam và Venezuela, hai bên dễ nói chuyện với nhau...
Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang cho biết thông tin chi tiết.
Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang cho biết thông tin chi tiết.
- Ông Hoàng Kiều bị kiện ( Bee )
Vụ "chảy máu" công sản ở Tiền Giang: Tài sản kếch xù của tổng giám đốc Tigi Tour (NLĐ 27-5-10)Vụ Tigi Tour bán cổ phần cho gia đình ông Hoàng Kiều: TGĐ Tigi Tour có nhiều tài sản bất thường (PLTP 28-5-10)
- Tiền giang:Ông Hoàng Kiều làm gì trên cù lao Thới Sơn? (LĐ 26-5-10)
- Bộ Công an đang làm rõ vụ ông Hoàng Kiều mua Công ty Du lịch Tiền Giang ( Tiền phong ) đọc thêm 2 bài trên blog Hiệu Minh Hoàng Kiều – Nhà đầu tư tâm huyết và Đôi lời với “Du lịch Tiền Giang”
Lỗ kim lọt Du lịch Tiền Giang (TVN 31-5-10)
- Bộ Công an đang làm rõ vụ ông Hoàng Kiều mua Công ty Du lịch Tiền Giang ( Tiền phong ) đọc thêm 2 bài trên blog Hiệu Minh Hoàng Kiều – Nhà đầu tư tâm huyết và Đôi lời với “Du lịch Tiền Giang”
Lỗ kim lọt Du lịch Tiền Giang (TVN 31-5-10)
Truy tố nguyên Phó Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk
(Dân trí) - Hôm qua 26/5, Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Vũ Thị Lê Quỳnh - nguyên Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk kiêm PGĐ Công ty Công nghiệp Rừng Tây Nguyên về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. ...
Vụ tham nhũng tại Cty Công nghiệp rừng Tây Nguyên: Đề nghị truy tố ...Lao động
Truy tố 8 bị can vụ ăn chặn gỗ Chính phủ dành cho dânBáo Đất Việt
Truy tố nguyên Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk LắkThanh Niên
Sài gòn Giải Phóng
(Dân trí) - Hôm qua 26/5, Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Vũ Thị Lê Quỳnh - nguyên Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk kiêm PGĐ Công ty Công nghiệp Rừng Tây Nguyên về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. ...
Vụ tham nhũng tại Cty Công nghiệp rừng Tây Nguyên: Đề nghị truy tố ...Lao động
Truy tố 8 bị can vụ ăn chặn gỗ Chính phủ dành cho dânBáo Đất Việt
Truy tố nguyên Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk LắkThanh Niên
Sài gòn Giải Phóng
- HCM: ‘Đừng nói đường TP.HCM- Trung Lương đắt nhất hành tinh!’ ( VNN )
- HCM: Hơn 3 trăm triệu đồng/m3 tại khu “Tứ giác vàng Eden” quận nhất ( RFA )
Cưỡng chế thu hồi đất đối với 26 hộ dân tại khu tứ giác Eden và chung cư 1 bis 1 kép Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 (SGGP 1-6-10)
- Vụ tiêu cực trong dự án PMU 18: Đề nghị truy tố 8 bị can về tội tham ô tài sản ( SGGP ),
- HCM: Hơn 3 trăm triệu đồng/m3 tại khu “Tứ giác vàng Eden” quận nhất ( RFA )
Cưỡng chế thu hồi đất đối với 26 hộ dân tại khu tứ giác Eden và chung cư 1 bis 1 kép Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 (SGGP 1-6-10)
- Vụ tiêu cực trong dự án PMU 18: Đề nghị truy tố 8 bị can về tội tham ô tài sản ( SGGP ),
có Bùi Tiến Dũng, Phạm Tiến Dũng ( đã chết ), Nguyễn Việt Dũng….,
Nguyên Phó Tổng giám đốc PMU 18 được thay đổi tội danh (LĐ 27-5-10) -- "bị can Nguyễn Việt Dũng - nguyên GĐ điều hành gói thầu BC3 - được đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự"
- “Tôi không hài lòng khi vụ PCI chuyển động quá chậm” ( Dân trí )
- Khảo sát độc lập về tham nhũng đất đai ( Pháp luật HCM )
- ‘Truy’ Bộ trưởng vụ Hà Nội chi tiền tỉ ‘bịt’ ngã tư ( Vnn )
- Quốc hội chất vấn Bộ Tài chính về lương của lãnh đạo SCIC ( VnEconomy )
- Tổng GĐ “lấy 17,7 tỉ chơi chứng khoán” làm giám đốc Cty mới ( Lao động )
Dũng "tổng" đề nghị trả lại tài sản bị kê biên
Bùi Tiến Dũng không thừa nhận kết quả giám định thiệt hại
TTO - 8g sáng nay, 30-7, HĐXX tiếp tục phiên thẩm vấn các bị cáo trong vụ PMU18 giai đoạn 2. Theo yêu cầu của các luật sư, HĐXX đã triệu tập một số nhân chứng liên quan để thẩm vấn nhằm chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo.Trong buổi sáng các bị cáo vẫn quanh co không nhận tội, né tránh trách nhiệm với những câu trả lời “không biết”, không nắm được và không có trách nhiệm liên quan.
Các bên thuê xe đều vắng mặt
Trong buổi thẩm vấn ngày hôm nay, các đơn vị được Bùi Tiến Dũng điều động, cho mượn xe ôtô do PMU 18 quản lý trái quy định dù được tòa triệu tập nhưng vẫn vắng mặt.
Về phía đại diện của Bộ GTVT chỉ có ông Nguyễn Viết Khoa, đại diện Ban quản lý dự án 2 (nguyên là PMU18, Bộ GTVT) có mặt để nghe và trả lời chất vấn nhưng không có giấy ủy quyền trách nhiệm phát biểu và chịu trách nhiệm trước tòa. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu nếu chiều nay Bộ GTVT vẫn không có giấy ủy quyền thì sẽ coi như vắng mặt. Tuy nhiên, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo không chấp nhận sự có mặt này và cho rằng việc Bộ GTVT không có đại diện là coi thường luật pháp và nếu tòa cứ chờ đợi thì phiên tòa sẽ thiếu khách quan và khó diễn ra liên tục.
HĐXX hỏi ông Nguyễn Viết Khoa về việc nhà nước có cấp tiền mua xe cho PMU18 không, ông Khoa cho biết Nhà nước không cấp tiền mua xe mà là tiền của dự án. Theo quan điểm của ông Khoa thì việc cho mượn xe chỉ gây thiệt hại về quyền lợi sử dụng chứ không thiệt hại về kinh tế. Việc cho mượn xe cũng không ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của dự án. Hiện tại bên ban quản lý dự án cũng chưa có văn bản nào yêu cầu các bị cáo chịu trách nhiệm. Do đó, ông Khoa băn khoăn không biết giám định viên căn cứ vào đâu để thống kê thiệt hại.
Trước băn khoăn này của ông Khoa, luật sư yêu cầu được hỏi giám định viên nhưng giám định viên cũng vắng mặt tại tòa.
Về phía mình, bị cáo Bùi Tiến Dũng khai không thừa nhận kết quả của giám định viên đưa ra vì không thể chấp nhận phương pháp, cách thức tính thiệt hại trong việc cho thuê xe của giám định viên.
Né tránh trách nhiệm
Sau hai ngày vắng mặt, nhân chứng Nguyễn Thị Thanh Hải, chủ căn nhà được xác định do bị cáo Lê Thị Thanh Hòa làm hợp đồng thuê khống đã có mặt theo triệu tập của tòa. Trả lời HĐXX, bà Hải cho biết bị cáo Hòa có đến làm hợp đồng thuê nhà nhưng không thấy có người đến ở nên sau đó bà Hải có liên lạc với bị cáo Hòa. Tuy nhiên, Hòa trả lời các chuyên gia tư vấn sẽ không đến ở nữa.
Bà Hải cho biết có phàn nàn về việc chi phí nhiều tiền để sửa sang lại nhà thì chị Lê Thị Thanh Hòa có đến đưa 20 triệu và yêu cầu bà ký nhận 196 triệu tiền thanh toán hợp đồng thuê nhà nhưng bà không ký.
Về khoản tiền 176 triệu còn lại, bị cáo Hòa nhận trách nhiệm đã nhận tiền nhưng cho rằng đó không phải hành vi phạm tội vì bị cáo chỉ nhận tiền theo hợp đồng đã được thực hiện. Bị cáo Hòa cho rằng việc các chuyên gia tư vấn có đến ở hay không thì mình không có quyền quản lý và kiểm tra. “Bản thân tôi nghĩ có thể giao nhà không cần biên bản mà chỉ cần trao đổi miệng là được”, bị cáo Hòa nói.
Trong suốt phiên thẩm vấn, các bị cáo đều quanh co chối tội, phủ nhận trách nhiệm liên quan đến vụ việc. Rất nhiều lần, chủ tọa phiên tòa Lê Thị Hợp phải yêu cầu các bị cáo trả lời thẳng vào câu hỏi của tòa và nhận trách nhiệm những việc sai trái mà mình làm.
Khi được hỏi với cương vị TGĐ PMU 18, trách nhiệm của bị cáo Bùi Tiến Dũng trong việc lập các hợp đồng thuê nhà khống làm thất thoát tiền của nhà nước, Dũng “tổng” cho rằng việc thuê nhà cho các chuyên gia tư vấn là điều kiện ưu đãi có trong hợp đồng. Còn trên thực tế các chuyên gia Nhật Bản có đến ở hay không là việc của họ. Bị cáo Bùi Tiến Dũng giải thích, dù họ có ở khách sạn rồi thì mình vẫn phải thuê nhà theo điều kiện ưu đãi.
Sau khi nghe những câu trả lời phủ nhận trách nhiệm, chủ tọa phiên tòa tiếp tục nhắc lại và yêu cầu các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn. bà Hợp nói: “Hành vi của các bị cáo đã làm thất thoát nhiều tiền của nhà nước, mà cụ thể hơn là tiền vay từ nguồn vốn ODA. Việc làm này để lại cho con cháu chúng ta một khoản nợ lớn mà có thể mấy chục năm nữa vẫn chưa trả hết.”
Kết thúc buổi sáng nay, bị cáo Bùi Tiến Dũng đề nghị các cơ quan chức năng chấm dứt việc kê biên đối với 3 căn nhà và 1 mảnh đất của gia đình. Theo Dũng “tổng” và vợ có mặt tại tòa là bà Lê Thị Hải Vân thì những căn nhà này đều do con bị cáo Dũng đứng tên và nguồn tiền để mua là do ông bà hai bên nội ngoại góp lại cho cháu.
Bị cáo Bùi Tiến Dũng khẳng định cho mượn xe không gây hậu quả
Vụ PMU 18: Phó trưởng phòng PID 6 kêu oan VTC
(VTC News) - Nguyễn Thanh Sơn cho rằng Ban điều hành dự án thuê nhà của bố bị cáo và bố bị cáo đứng ra ký hợp đồng, bị cáo không liên quan nên VKS truy tố oan. Ngày (29/7), phiên tòa xét xử vụ án Bùi Tiến Dũng cùng 4 cựu cán bộ liên quan đến chuỗi tiêu ...
Nhiều thuộc cấp của Dũng "tổng" kêu oanXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Trừ ông Nguyễn Viết Khoa - kế toán trưởng của PMU 2 còn tất cả các nhân chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều vắng mặt.
Bùi Tiến Dũng phủ nhận chỉ đạo cho thuê xeXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Thuộc cấp Dũng “tổng” chối tộiNgười Lao Động
cand.com -Hà Nội Mới -Người Việt
tất cả 7 bài viết »
Xét xử vụ PMU18: Bùi Tiến Dũng phản cung
Vắng nhiều nhân chứng tại phiên xử PMU18 VOV
Xe công cho mượn xử lý ra sao?
- “Tôi không hài lòng khi vụ PCI chuyển động quá chậm” ( Dân trí )
- Khảo sát độc lập về tham nhũng đất đai ( Pháp luật HCM )
- ‘Truy’ Bộ trưởng vụ Hà Nội chi tiền tỉ ‘bịt’ ngã tư ( Vnn )
- Quốc hội chất vấn Bộ Tài chính về lương của lãnh đạo SCIC ( VnEconomy )
- Tổng GĐ “lấy 17,7 tỉ chơi chứng khoán” làm giám đốc Cty mới ( Lao động )
16 năm tù cho bị cáo Bùi Tiến Dũng VOV
Nguyên Phó Tổng giám đốc PMU 18 được thay đổi tội danh (LĐ 27-5-10) -- "bị can Nguyễn Việt Dũng - nguyên GĐ điều hành gói thầu BC3 - được đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự"
Vụ PMU 18: Tranh tụng về “cấu thành tội phạm” Tiền Phong Online
>> Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
TP - Ngày xét xử thứ tư, phía luật sư và phía công tố tranh tụng căng thẳng xung quanh việc hành vi của các bị cáo có cấu thành tội phạm không. Tuy vậy, đại diện Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm như cáo buộc trước đó.
Trước quan điểm được trình bày khá hùng hồn từ phía các luật sư, nhiều người tham dự phiên tòa cho rằng, phía công tố có thể thay đổi nội dung truy tố. Tuy nhiên, hai vị kiểm sát viên vẫn bảo lưu quan điểm truy tố bị cáo Bùi Tiến Dũng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 2,7 tỷ đồng. Các thuộc cấp của Dũng tổng vẫn bị đề nghị xem xét tội danh Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Hầu hết các luật sư đều đề nghị phía cơ quan truy tố cần đưa ra các chứng cứ cụ thể khi buộc tội các bị cáo. Các luật sư cho rằng, thực tế, tài sản thiệt hại không phải là tài sản của Nhà nước, mà là tài sản của nhà thầu.
Bên cạnh đó, trong vụ án, bên bị hại cũng không được làm rõ, không có đơn vị nào đứng ra nhận thiệt hại. “Các hợp đồng thuê nhà ở cho tư vấn giám sát là vấn đề dân sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Dân sự, không thể bị hình sự hoá” - luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư Hà Nội - bào chữa cho bị cáo Bùi Tiến Dũng) nhấn mạnh.
Tranh cãi về yếu tố cấu thành tội phạm, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thanh Hòa phân tích, bị cáo Hòa không phải là người có chức vụ quyền hạn, chỉ là chuyên viên trong PMU 18, không có đủ thẩm quyền quyết định hay giải ngân trong cơ quan. Do vậy, nếu áp tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn…” là chưa thỏa đáng. Theo luật sư này, tội danh này chỉ xảy ra đối với những trường hợp chủ thể đặc biệt - là người có chức vụ quyền hạn.
Tranh luận lại, hai kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa lập luận, dù không trực tiếp thực hiện hợp đồng nhưng các bị cáo đã dựa vào vị trí của mình để ép buộc đối tác thuê nhà của người thân, trục lợi tài sản của Nhà nước. Như vậy, có đủ cơ sở để kết tội như cáo trạng đã cáo buộc.
Kết thúc tranh tụng, bị cáo Lê Thị Thanh Hòa và Nguyễn Thanh Sơn một lần nữa không thừa nhận những nội dung truy tố của Viện Kiểm sát. Hai bị cáo Vũ Mạnh Tiên và Bùi Thu Hạnh thừa nhận hành vi phạm tội và xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến hôm nay (3-8), tòa tuyên án.
Vụ PMU 18: Công tố và luật sư tranh luận căng thẳngVTC
Vụ PMU 18: Bùi Tiến Dũng không nhận tộiĐài Á Châu Tự Do
Hôm nay sẽ tuyên án vụ PMU 18 giai đoạn 2Hà Nội Mới
Đài Tiếng Nói TPHCM -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Người Lao Động
tất cả 12 bài viết »
Xét xử vụ PMU 18: Thiệt hại dừng ở 2,7 tỷ đồng?
Bùi Tiến Dũng không thừa nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát VOV
Bị cáo Bùi Tiến Dũng bị đề nghị mức án từ 4 đến 6 năm tù
Bùi Tiến Dũng bị tuyên án với các tội danh: Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Sau 3 ngày xét xử giai đoạn 2 vụ PMU 18, chiều 3/8, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 và đồng phạm với các tội danh: Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị cáo Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Thu Hạnh, Vũ Mạnh Tiên, Lê Thị Thanh Hoà phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Thay mặt Hội đồng xét xử, Chủ toạ phiên toà, Thẩm phán Lê Thị Hợp tuyên án: “Áp dụng khoản 3 điều 165, điểm P, S khoản 1,2, điều 46, điều 47, điều 51 khoản 1 Bộ Luật Hình sự xử phạt Bùi Tiến Dũng 3 năm tù, bị cáo còn phải chấp hành hình phạt 13 năm tù về các tội đánh bạc và đưa hối lộ tại bản án số 1017 hình sự phúc thẩm ngày 14/11/2007 của Toà án Nhân dân tối cao, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của 2 bản án là 16 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 20/1/2006”.
Như vậy, với bản án đã tuyên, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Bùi Tiến Dũng phải chấp hành là 16 năm tù. Bị cáo Vũ Mạnh Tiên 9 năm tù. Các bị cáo Lê Thị Thanh Hoà và Nguyễn Thanh Sơn lần lượt nhận mức án 3 năm tù và 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng bị cáo Bùi Thu Hạnh nhận mức án 14 tháng 5 ngày tù, bị cáo được trừ thời gian tạm giam nên đã chấp hành xong hình phạt tù. Qua các hình phạt đã tuyên, bản án đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, được đông đảo nhân dân và những người theo dõi phiên toà đồng tình
4 năm trước, Bùi Tiến Dũng nguyên là Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án 18 (PMU 18) thuộc Bộ Giao thông Vận tải bị bắt quả tang đánh bạc. Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã phát hiện nhiều hành vi sai phạm của Bùi Tiến Dũng và thuộc cấp như: Đưa hối lộ, cá độ bóng đá và lối sống buông thả. Với những tội danh, phiên toà thứ nhất đã tuyên bố gồm tội đánh bạc và đưa hối lộ, Bùi Tiến Dũng bị tuyên án phạt 13 năm tù. Thuộc cấp của bị cáo Bùi Tiến Dũng cũng lần lượt nhận các mức án phạt khác nhau./.
16 năm tù cho bị cáo Bùi Tiến DũngLao động
Bùi Tiến Dũng lĩnh thêm 3 năm tùNgười Lao Động
Bùi Tiến Dũng 'bóc lịch' 16 năm tùVietNamNet
VTC -VNExpress -Thanh Niên
tất cả 22 bài viết »
Bùi Tiến Dũng lĩnh thêm 3 năm tù
Thay mặt Hội đồng xét xử, Chủ toạ phiên toà, Thẩm phán Lê Thị Hợp tuyên án: “Áp dụng khoản 3 điều 165, điểm P, S khoản 1,2, điều 46, điều 47, điều 51 khoản 1 Bộ Luật Hình sự xử phạt Bùi Tiến Dũng 3 năm tù, bị cáo còn phải chấp hành hình phạt 13 năm tù về các tội đánh bạc và đưa hối lộ tại bản án số 1017 hình sự phúc thẩm ngày 14/11/2007 của Toà án Nhân dân tối cao, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của 2 bản án là 16 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 20/1/2006”.
Như vậy, với bản án đã tuyên, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Bùi Tiến Dũng phải chấp hành là 16 năm tù. Bị cáo Vũ Mạnh Tiên 9 năm tù. Các bị cáo Lê Thị Thanh Hoà và Nguyễn Thanh Sơn lần lượt nhận mức án 3 năm tù và 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng bị cáo Bùi Thu Hạnh nhận mức án 14 tháng 5 ngày tù, bị cáo được trừ thời gian tạm giam nên đã chấp hành xong hình phạt tù. Qua các hình phạt đã tuyên, bản án đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, được đông đảo nhân dân và những người theo dõi phiên toà đồng tình
4 năm trước, Bùi Tiến Dũng nguyên là Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án 18 (PMU 18) thuộc Bộ Giao thông Vận tải bị bắt quả tang đánh bạc. Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã phát hiện nhiều hành vi sai phạm của Bùi Tiến Dũng và thuộc cấp như: Đưa hối lộ, cá độ bóng đá và lối sống buông thả. Với những tội danh, phiên toà thứ nhất đã tuyên bố gồm tội đánh bạc và đưa hối lộ, Bùi Tiến Dũng bị tuyên án phạt 13 năm tù. Thuộc cấp của bị cáo Bùi Tiến Dũng cũng lần lượt nhận các mức án phạt khác nhau./.
16 năm tù cho bị cáo Bùi Tiến DũngLao động
Bùi Tiến Dũng lĩnh thêm 3 năm tùNgười Lao Động
Bùi Tiến Dũng 'bóc lịch' 16 năm tùVietNamNet
VTC -VNExpress -Thanh Niên
tất cả 22 bài viết »
Bùi Tiến Dũng lĩnh thêm 3 năm tù
Tính cả bản án cũ, hình phạt chung Bùi Tiến Dũng phải thi hành là 16 năm tù.
Vụ PMU 18: Tranh tụng về “cấu thành tội phạm” Tiền Phong Online
>> Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
TP - Ngày xét xử thứ tư, phía luật sư và phía công tố tranh tụng căng thẳng xung quanh việc hành vi của các bị cáo có cấu thành tội phạm không. Tuy vậy, đại diện Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm như cáo buộc trước đó.
Các bị cáo trong ngày xét xử thứ tư . Ảnh: Bắc Hà |
Hầu hết các luật sư đều đề nghị phía cơ quan truy tố cần đưa ra các chứng cứ cụ thể khi buộc tội các bị cáo. Các luật sư cho rằng, thực tế, tài sản thiệt hại không phải là tài sản của Nhà nước, mà là tài sản của nhà thầu.
Bên cạnh đó, trong vụ án, bên bị hại cũng không được làm rõ, không có đơn vị nào đứng ra nhận thiệt hại. “Các hợp đồng thuê nhà ở cho tư vấn giám sát là vấn đề dân sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Dân sự, không thể bị hình sự hoá” - luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư Hà Nội - bào chữa cho bị cáo Bùi Tiến Dũng) nhấn mạnh.
Tranh cãi về yếu tố cấu thành tội phạm, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thanh Hòa phân tích, bị cáo Hòa không phải là người có chức vụ quyền hạn, chỉ là chuyên viên trong PMU 18, không có đủ thẩm quyền quyết định hay giải ngân trong cơ quan. Do vậy, nếu áp tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn…” là chưa thỏa đáng. Theo luật sư này, tội danh này chỉ xảy ra đối với những trường hợp chủ thể đặc biệt - là người có chức vụ quyền hạn.
Tranh luận lại, hai kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa lập luận, dù không trực tiếp thực hiện hợp đồng nhưng các bị cáo đã dựa vào vị trí của mình để ép buộc đối tác thuê nhà của người thân, trục lợi tài sản của Nhà nước. Như vậy, có đủ cơ sở để kết tội như cáo trạng đã cáo buộc.
Kết thúc tranh tụng, bị cáo Lê Thị Thanh Hòa và Nguyễn Thanh Sơn một lần nữa không thừa nhận những nội dung truy tố của Viện Kiểm sát. Hai bị cáo Vũ Mạnh Tiên và Bùi Thu Hạnh thừa nhận hành vi phạm tội và xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến hôm nay (3-8), tòa tuyên án.
Vụ PMU 18: Công tố và luật sư tranh luận căng thẳngVTC
Vụ PMU 18: Bùi Tiến Dũng không nhận tộiĐài Á Châu Tự Do
Hôm nay sẽ tuyên án vụ PMU 18 giai đoạn 2Hà Nội Mới
Đài Tiếng Nói TPHCM -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Người Lao Động
tất cả 12 bài viết »
Xét xử vụ PMU 18: Thiệt hại dừng ở 2,7 tỷ đồng?
Phần tranh luận phiên xử vụ PMU18 hôm nay 2/8 lật lại nhiều vấn đề liên quan đến việc Dũng “tổng” vung xe cho mượn. Việc 30 chiếc xe cho mượn ra đến tòa chỉ còn 7 xe bị “quy tội” gây nghi vấn về việc xác định trách nhiệm, thiệt hại. Bùi Tiến Dũng có 4 luật sư tham gia bào chữa: luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Hoàng Văn Dũng, luật sư Hà Đăng và luật sư Nguyễn Văn Nam. Luật sư Thủy yêu cầu đánh giá lại mức độ sai phạm của bị cáo Bùi Tiến Dũng trong việc cho các cơ quan công an mượn xe.
Theo ông Thủy, hiện chưa có ai lên tiếng yêu cầu phải bồi thường, chưa thấy sự thiệt hại ở cơ quan nào cụ thể. Các đại diện mượn xe cũng cho biết, nhờ có xe mà công việc thuận lợi hơn. Hơn nữa, trong quá trình điều tra làm rõ, việc mượn xe không có biểu hiện “đút lót”, “đi đêm”… mà các cơ quan đều có văn bản yêu cầu xin mượn xe.
Tuy nhiên, con số 30 chiếc xe cho mượn “chênh” quá nhiều so với số 7 xe bị áp trách nhiệm “cố ý làm trái” với sếp tổng. Theo đó, rất nhiều địa chỉ được giao mượn xe vô thời hạn như Sở GTVT Quảng Ninh (do ông Nguyễn Văn Đọc là Giám đốc thời kỳ đó, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký nhận), Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn 2 (đích thân Phó Giám đốc Nguyễn Viết Đạt làm việc với Dũng “tổng” để mượn xe), Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (do ông Trần Xuân Sanh làm Tổng Giám đốc đứng ra giao dịch)…
Những chiếc xe “thoát án” này nhanh chân hơn một bước khi kịp thời mang trả lại khi vụ án vỡ lở. Số tiền ngân sách thất thoát theo đó không chỉ dừng ở con số 2,7 tỷ đồng với 7 chiếc xe như cáo trạng truy tố.
Tham gia tranh tụng, đại diện VKS vẫn khẳng định Dũng “tổng” cho mượn, sử dụng sai định mức, tiêu chuẩn 9 xe ô tô mua từ tiền dự án. Cơ quan công tố phân tích, vốn ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước, phải được quản lý theo pháp luật.
“Nếu tài sản này của Nhà nước, của dân thì cần phải bảo vệ, cần phải thu hồi và trả lại Nhà nước. Chúng ta vay từ ODA ra thì chúng ta phải trả, con em chúng ta phải trả sau này”, vị đại diện này lập luận.
Thể hiện quan điểm của mình, Dũng “tổng” một lần nữa “đòi”… xét công. Bị cáo cho rằng VKS không xem xét tới các chứng cứ có lợi cho bị cáo, không cho bị cáo cơ hội thanh minh hành vi của mình trước tòa.
Nhóm bị cáo “lợi dụng chức vụ quyền hạn” làm khống hợp đồng thuê nhà, xe để tư túi lại đặt vấn đề sự việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, đã bị hình sự hóa.
Luật sư bào chữa cho Lê Thị Thanh Hòa, cho rằng bị cáo Hòa không phải là người có chức vụ quyền hạn, chỉ là chuyên viên trong PMU 18, không có quyền quyết định hay giải ngân nên không thể áp tội danh này với bị cáo.
Trong khi đó, luật sư bào chữa cho Nguyễn Thanh Sơn cũng lý lẽ, bị cáo không có chữ ký nào trong hợp đồng thuê nhà, cũng không có chữ ký thanh toán nào trong các hợp đồng. Còn việc soạn thảo hợp đồng hay nhận hộ tiền về thì không có quy định nào nói đó là có tội. Cơ quan điều tra không có chứng cứ nào về sự ăn chia.
Dự kiến, ngày mai 3/8, tòa sẽ tuyên án. Nguồn tin: Dantri
Theo ông Thủy, hiện chưa có ai lên tiếng yêu cầu phải bồi thường, chưa thấy sự thiệt hại ở cơ quan nào cụ thể. Các đại diện mượn xe cũng cho biết, nhờ có xe mà công việc thuận lợi hơn. Hơn nữa, trong quá trình điều tra làm rõ, việc mượn xe không có biểu hiện “đút lót”, “đi đêm”… mà các cơ quan đều có văn bản yêu cầu xin mượn xe.
Tuy nhiên, con số 30 chiếc xe cho mượn “chênh” quá nhiều so với số 7 xe bị áp trách nhiệm “cố ý làm trái” với sếp tổng. Theo đó, rất nhiều địa chỉ được giao mượn xe vô thời hạn như Sở GTVT Quảng Ninh (do ông Nguyễn Văn Đọc là Giám đốc thời kỳ đó, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký nhận), Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn 2 (đích thân Phó Giám đốc Nguyễn Viết Đạt làm việc với Dũng “tổng” để mượn xe), Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (do ông Trần Xuân Sanh làm Tổng Giám đốc đứng ra giao dịch)…
Những chiếc xe “thoát án” này nhanh chân hơn một bước khi kịp thời mang trả lại khi vụ án vỡ lở. Số tiền ngân sách thất thoát theo đó không chỉ dừng ở con số 2,7 tỷ đồng với 7 chiếc xe như cáo trạng truy tố.
Tham gia tranh tụng, đại diện VKS vẫn khẳng định Dũng “tổng” cho mượn, sử dụng sai định mức, tiêu chuẩn 9 xe ô tô mua từ tiền dự án. Cơ quan công tố phân tích, vốn ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước, phải được quản lý theo pháp luật.
“Nếu tài sản này của Nhà nước, của dân thì cần phải bảo vệ, cần phải thu hồi và trả lại Nhà nước. Chúng ta vay từ ODA ra thì chúng ta phải trả, con em chúng ta phải trả sau này”, vị đại diện này lập luận.
Thể hiện quan điểm của mình, Dũng “tổng” một lần nữa “đòi”… xét công. Bị cáo cho rằng VKS không xem xét tới các chứng cứ có lợi cho bị cáo, không cho bị cáo cơ hội thanh minh hành vi của mình trước tòa.
Nhóm bị cáo “lợi dụng chức vụ quyền hạn” làm khống hợp đồng thuê nhà, xe để tư túi lại đặt vấn đề sự việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, đã bị hình sự hóa.
Luật sư bào chữa cho Lê Thị Thanh Hòa, cho rằng bị cáo Hòa không phải là người có chức vụ quyền hạn, chỉ là chuyên viên trong PMU 18, không có quyền quyết định hay giải ngân nên không thể áp tội danh này với bị cáo.
Trong khi đó, luật sư bào chữa cho Nguyễn Thanh Sơn cũng lý lẽ, bị cáo không có chữ ký nào trong hợp đồng thuê nhà, cũng không có chữ ký thanh toán nào trong các hợp đồng. Còn việc soạn thảo hợp đồng hay nhận hộ tiền về thì không có quy định nào nói đó là có tội. Cơ quan điều tra không có chứng cứ nào về sự ăn chia.
Dự kiến, ngày mai 3/8, tòa sẽ tuyên án. Nguồn tin: Dantri
Ngày 2/8 - ngày thứ 4 trong phiên tòa xét xử giai đoạn 2 vụ án tại PMU 18, đại diện Viện KSND thành phố Hà Nội và luật sư tiếp tục tranh tụng về sai phạm của các bị cáo trong quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18
TTO - Chiều nay, 30-7, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ PMU18 giai đoạn 2. Theo đó bị cáo Bùi Tiến Dũng bị truy tố tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bị đề nghị mức án từ 4 đến 6 năm tù.
Ông Dũng đề nghị những tài sản bị kê biên không liên quan gì đến bị cáo đề nghị HĐXX trả lại cho gia đình bị cáo.
TTO - 8g sáng nay, 30-7, HĐXX tiếp tục phiên thẩm vấn các bị cáo trong vụ PMU18 giai đoạn 2. Theo yêu cầu của các luật sư, HĐXX đã triệu tập một số nhân chứng liên quan để thẩm vấn nhằm chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo.Trong buổi sáng các bị cáo vẫn quanh co không nhận tội, né tránh trách nhiệm với những câu trả lời “không biết”, không nắm được và không có trách nhiệm liên quan.
Các bên thuê xe đều vắng mặt
Trong buổi thẩm vấn ngày hôm nay, các đơn vị được Bùi Tiến Dũng điều động, cho mượn xe ôtô do PMU 18 quản lý trái quy định dù được tòa triệu tập nhưng vẫn vắng mặt.
Về phía đại diện của Bộ GTVT chỉ có ông Nguyễn Viết Khoa, đại diện Ban quản lý dự án 2 (nguyên là PMU18, Bộ GTVT) có mặt để nghe và trả lời chất vấn nhưng không có giấy ủy quyền trách nhiệm phát biểu và chịu trách nhiệm trước tòa. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu nếu chiều nay Bộ GTVT vẫn không có giấy ủy quyền thì sẽ coi như vắng mặt. Tuy nhiên, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo không chấp nhận sự có mặt này và cho rằng việc Bộ GTVT không có đại diện là coi thường luật pháp và nếu tòa cứ chờ đợi thì phiên tòa sẽ thiếu khách quan và khó diễn ra liên tục.
HĐXX hỏi ông Nguyễn Viết Khoa về việc nhà nước có cấp tiền mua xe cho PMU18 không, ông Khoa cho biết Nhà nước không cấp tiền mua xe mà là tiền của dự án. Theo quan điểm của ông Khoa thì việc cho mượn xe chỉ gây thiệt hại về quyền lợi sử dụng chứ không thiệt hại về kinh tế. Việc cho mượn xe cũng không ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của dự án. Hiện tại bên ban quản lý dự án cũng chưa có văn bản nào yêu cầu các bị cáo chịu trách nhiệm. Do đó, ông Khoa băn khoăn không biết giám định viên căn cứ vào đâu để thống kê thiệt hại.
Trước băn khoăn này của ông Khoa, luật sư yêu cầu được hỏi giám định viên nhưng giám định viên cũng vắng mặt tại tòa.
Về phía mình, bị cáo Bùi Tiến Dũng khai không thừa nhận kết quả của giám định viên đưa ra vì không thể chấp nhận phương pháp, cách thức tính thiệt hại trong việc cho thuê xe của giám định viên.
Né tránh trách nhiệm
Sau hai ngày vắng mặt, nhân chứng Nguyễn Thị Thanh Hải, chủ căn nhà được xác định do bị cáo Lê Thị Thanh Hòa làm hợp đồng thuê khống đã có mặt theo triệu tập của tòa. Trả lời HĐXX, bà Hải cho biết bị cáo Hòa có đến làm hợp đồng thuê nhà nhưng không thấy có người đến ở nên sau đó bà Hải có liên lạc với bị cáo Hòa. Tuy nhiên, Hòa trả lời các chuyên gia tư vấn sẽ không đến ở nữa.
Bà Hải cho biết có phàn nàn về việc chi phí nhiều tiền để sửa sang lại nhà thì chị Lê Thị Thanh Hòa có đến đưa 20 triệu và yêu cầu bà ký nhận 196 triệu tiền thanh toán hợp đồng thuê nhà nhưng bà không ký.
Về khoản tiền 176 triệu còn lại, bị cáo Hòa nhận trách nhiệm đã nhận tiền nhưng cho rằng đó không phải hành vi phạm tội vì bị cáo chỉ nhận tiền theo hợp đồng đã được thực hiện. Bị cáo Hòa cho rằng việc các chuyên gia tư vấn có đến ở hay không thì mình không có quyền quản lý và kiểm tra. “Bản thân tôi nghĩ có thể giao nhà không cần biên bản mà chỉ cần trao đổi miệng là được”, bị cáo Hòa nói.
Trong suốt phiên thẩm vấn, các bị cáo đều quanh co chối tội, phủ nhận trách nhiệm liên quan đến vụ việc. Rất nhiều lần, chủ tọa phiên tòa Lê Thị Hợp phải yêu cầu các bị cáo trả lời thẳng vào câu hỏi của tòa và nhận trách nhiệm những việc sai trái mà mình làm.
Khi được hỏi với cương vị TGĐ PMU 18, trách nhiệm của bị cáo Bùi Tiến Dũng trong việc lập các hợp đồng thuê nhà khống làm thất thoát tiền của nhà nước, Dũng “tổng” cho rằng việc thuê nhà cho các chuyên gia tư vấn là điều kiện ưu đãi có trong hợp đồng. Còn trên thực tế các chuyên gia Nhật Bản có đến ở hay không là việc của họ. Bị cáo Bùi Tiến Dũng giải thích, dù họ có ở khách sạn rồi thì mình vẫn phải thuê nhà theo điều kiện ưu đãi.
Sau khi nghe những câu trả lời phủ nhận trách nhiệm, chủ tọa phiên tòa tiếp tục nhắc lại và yêu cầu các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn. bà Hợp nói: “Hành vi của các bị cáo đã làm thất thoát nhiều tiền của nhà nước, mà cụ thể hơn là tiền vay từ nguồn vốn ODA. Việc làm này để lại cho con cháu chúng ta một khoản nợ lớn mà có thể mấy chục năm nữa vẫn chưa trả hết.”
Kết thúc buổi sáng nay, bị cáo Bùi Tiến Dũng đề nghị các cơ quan chức năng chấm dứt việc kê biên đối với 3 căn nhà và 1 mảnh đất của gia đình. Theo Dũng “tổng” và vợ có mặt tại tòa là bà Lê Thị Hải Vân thì những căn nhà này đều do con bị cáo Dũng đứng tên và nguồn tiền để mua là do ông bà hai bên nội ngoại góp lại cho cháu.
Bị cáo Bùi Tiến Dũng khẳng định cho mượn xe không gây hậu quả
Vụ PMU 18: Phó trưởng phòng PID 6 kêu oan VTC
(VTC News) - Nguyễn Thanh Sơn cho rằng Ban điều hành dự án thuê nhà của bố bị cáo và bố bị cáo đứng ra ký hợp đồng, bị cáo không liên quan nên VKS truy tố oan. Ngày (29/7), phiên tòa xét xử vụ án Bùi Tiến Dũng cùng 4 cựu cán bộ liên quan đến chuỗi tiêu ...
Nhiều thuộc cấp của Dũng "tổng" kêu oanXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Trừ ông Nguyễn Viết Khoa - kế toán trưởng của PMU 2 còn tất cả các nhân chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều vắng mặt.
Bùi Tiến Dũng phủ nhận chỉ đạo cho thuê xeXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Thuộc cấp Dũng “tổng” chối tộiNgười Lao Động
cand.com -Hà Nội Mới -Người Việt
tất cả 7 bài viết »
Xét xử vụ PMU18: Bùi Tiến Dũng phản cung
Hôm qua 28.7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử vụ tiêu cực xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18 (PMU18). Bị cáo Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU18 đã bất ngờ phủ nhận các cáo buộc của cơ quan công tố cũng như một số lời khai trước đó tại cơ quan điều tra. Theo cáo trạng, bị cáo Bùi Tiến Dũng trong thời gian đương chức (1998-2005) đã cho mượn sử dụng sai mục đích 7 ô tô, bản thân bị cáo sử dụng không đúng tiêu chuẩn 2 ô tô. Việc cho mượn xe của Dũng “tổng” được kết luận theo giám định là đã gây thiệt hại gần 2,7 tỉ đồng.Bị cáo cho rằng, cáo trạng truy tố không đúng, gây oan sai cho bị cáo. Đối với việc cho mượn xe ô tô, bị cáo cho là đúng chứ không sai. Bởi việc mua xe là sử dụng cho các dự án, khi dự án thực hiện xong thì xe cũng để không. Do đó, một số cơ quan thiếu phương tiện hoạt động và khi thấy PMU18 thừa nhiều xe thì mượn. Do vậy “các xe ô tô cho mượn để phục vụ công việc quản lý nhà nước, chứ không riêng tư gì, như vậy là có lợi chung”.
Đối với hai chiếc xe ô tô bị cáo buộc sử dụng quá tiêu chuẩn, Dũng “tổng” cho rằng PMU18 là đơn vị loại đặc biệt nên không thể áp dụng về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô giống các tổng công ty nhà nước khác.
Dũng “tổng” chỉ thừa nhận mình “có sai” khi các công tố viên dẫn các quy định về quản lý tài sản các dự án, quản lý tài sản nhà nước... Tuy nhiên bị cáo cũng nại rằng, hành vi của bị cáo chỉ nên “phê bình” chứ xử hình sự là quá nặng.
Giải thích về sự thay đổi lời khai, Dũng “tổng” cũng cho rằng những lời khai của mình tại cơ quan điều tra vào thời điểm năm 2006 không được khách quan, vì lúc đó không thấy thoải mái về tinh thần lẫn vật chất. Bị cáo xin khất chưa trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc “có bị ép cung, nhục hình không”. Và hứa sẽ trả lời trong phần thẩm vấn ngày hôm nay.
Phiên tòa còn kéo dài đến hết ngày 30.7.
Đối với hai chiếc xe ô tô bị cáo buộc sử dụng quá tiêu chuẩn, Dũng “tổng” cho rằng PMU18 là đơn vị loại đặc biệt nên không thể áp dụng về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô giống các tổng công ty nhà nước khác.
Dũng “tổng” chỉ thừa nhận mình “có sai” khi các công tố viên dẫn các quy định về quản lý tài sản các dự án, quản lý tài sản nhà nước... Tuy nhiên bị cáo cũng nại rằng, hành vi của bị cáo chỉ nên “phê bình” chứ xử hình sự là quá nặng.
Giải thích về sự thay đổi lời khai, Dũng “tổng” cũng cho rằng những lời khai của mình tại cơ quan điều tra vào thời điểm năm 2006 không được khách quan, vì lúc đó không thấy thoải mái về tinh thần lẫn vật chất. Bị cáo xin khất chưa trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc “có bị ép cung, nhục hình không”. Và hứa sẽ trả lời trong phần thẩm vấn ngày hôm nay.
Phiên tòa còn kéo dài đến hết ngày 30.7.
Sáng 28/7, hầu hết nhân chứng, người có quyền lợi liên quan vụ cựu Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng và thuộc cấp bị cáo buộc cho mượn ôtô trái quy định, tư túi trong dự án quốc lộ 18 đã không có mặt tại tòa.
Trước thềm buổi họp báo công bố kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) năm 2008 (diễn ra hôm nay, 29-7) dư luận đã nóng bởi phiên tòa xét xử cựu tổng giám đốc Ban Quản lý dự án (PMU) 18 Bùi Tiến Dũng.
Thay đổi tội danh 4 đối tượng trong vụ PMU 18 Đài Tiếng Nói Việt Nam Ngoại trừ Bùi Tiến Dũng giữ nguyên tội danh, 4 đối tượng còn lại của vụ án, cơ quan công tố chuyển tội danh từ “tham ô tài sản”sang tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Từ 28-30/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên ...
4/5 bị can tiếp tục được thay đổi tội danhAn ninh thủ đô
Nhiều bị cáo vụ PMU 18 được thay đổi tội danhTiền Phong Online
Vụ PMU 18: Thay đổi tội danh 4 bị can
Có 4 bị can bị thay đổi tội danh từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
VKSND tối cao vừa có quyết định chuyển tội danh 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18, Bộ GT-VT (PMU18) từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
4 bị can kể trên là: Vũ Mạnh Tiên (nguyên Phó Chánh văn phòng PMU18), Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn (đều nguyên Phó phòng PID6 -PMU18) và Bùi Thu Hạnh (nguyên cán bộ Phòng tài chính - kế toán PMU18).
Riêng ông "tổng" Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng giám đốc PMU 18) không thay đổi tội danh. Bị can Bùi Tiến Dũng bị truy tố vì tội "Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong thời gian làm Tổng giám đốc PMU18 từ năm 1998- 2005, Dũng "tổng" đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 xe ô tô và sử dụng không đúng quy định tiêu chuẩn, định mức 2 xe ô tô khác, gây thiệt hại tổng cộng 2,68 tỉ đồng.
Trước đó, phiên xét xử 5 bị can nêu trên đã không diễn ra theo dự kiến vào ngày 29/3 tại TAND TP Hà Nội.
TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, do còn một số vấn đề, tình tiết liên quan đến vụ án chưa được làm rõ, chưa đảm bảo đầy đủ chứng cứ để xét xử.
TIN LIÊN QUAN<
Nguyên Tổng giám đốc PMU 18 lại sắp hầu tòaBất ngờ hoãn xét xử nguyên Tổng giám đốc PMU 18Hôm nay, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 hầu tòa--------
Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo Đại hội X.
Sắp xét xử "ông trùm" tổ chức cá độ cho các đại gia PMU18 Việt Báo
Có 4 bị can bị thay đổi tội danh từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
VKSND tối cao vừa có quyết định chuyển tội danh 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18, Bộ GT-VT (PMU18) từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
4 bị can kể trên là: Vũ Mạnh Tiên (nguyên Phó Chánh văn phòng PMU18), Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn (đều nguyên Phó phòng PID6 -PMU18) và Bùi Thu Hạnh (nguyên cán bộ Phòng tài chính - kế toán PMU18).
Riêng ông "tổng" Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng giám đốc PMU 18) không thay đổi tội danh. Bị can Bùi Tiến Dũng bị truy tố vì tội "Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong thời gian làm Tổng giám đốc PMU18 từ năm 1998- 2005, Dũng "tổng" đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 xe ô tô và sử dụng không đúng quy định tiêu chuẩn, định mức 2 xe ô tô khác, gây thiệt hại tổng cộng 2,68 tỉ đồng.
Trước đó, phiên xét xử 5 bị can nêu trên đã không diễn ra theo dự kiến vào ngày 29/3 tại TAND TP Hà Nội.
TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, do còn một số vấn đề, tình tiết liên quan đến vụ án chưa được làm rõ, chưa đảm bảo đầy đủ chứng cứ để xét xử.
Theo T.N (VNN)
--------------
Đổi tội danh 4 bị can vụ PMU 18 Bee4 bị can này được chuyển từ tội “Tham ô tài sản” sang tội “Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng”.
VKSND Tối cao vừa có quyết định chuyển đổi tội danh 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18, Bộ GTVT (PMU18).TIN LIÊN QUAN<
Nguyên Tổng giám đốc PMU 18 lại sắp hầu tòaBất ngờ hoãn xét xử nguyên Tổng giám đốc PMU 18Hôm nay, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 hầu tòa
Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo Đại hội X.
Sắp xét xử "ông trùm" tổ chức cá độ cho các đại gia PMU18 Việt Báo
Nguyễn Trung Hiếu (SN 1972), lái xe cho chuyên gia nhưng bỏ việc và tổ chức đường dây đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá quốc tế qua internet. Hiếu (trú tại 100 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) quen Bùi Quang Hưng (là bị cáo trong vụ án đánh bạc của Bùi Tiến Dũng) từ năm 2004 nên cho Hưng biết việc Hiếu tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá tại nhà riêng và đề nghị Hưng nhận độ, tiền đặt cược của các con bạc, sau đó...