Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Hội nghị Mekong-Nhật Bản cam kết hợp tác phát triển toàn diện

Mekong can dong va trach nhiem nuoc lon--- CAM BỐT: Dư luận lo ngại tác hại của đập thủy điện trên sông Mekong (RFI)- Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tháng qua,  Ủy ban sông Mêkông đã đưa ra báo cáo về môi trường sôgn Mêkông, trong đó cảnh báo về những tác động nguy hại về việc các quốc gia vùng hạ lưu xây các đập thủy điện. Nhân hội nghĩ cấp cao các nước Tiểu vùng gồm Cam Bốt , Lào, Miến Điện đang nhóm họp tại Phnom Pênh và sẽ bàn đến vấn đề liên quan đến phát triển xung quanh khu vực hạ lưu sông MeKong, thông tính viên Phạm Phan tại Phnom Pênh cho biết thêm thông tin: Trung Quốc đang hưởng lợi nhiều từ sông Mekong (Bee)-Sự sử dụng nguồn nước mang tính xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.-Giới tài phiệt chi phối dòng nước Mekong? (TVN) -"Những thế lực tư nhân, thế lực tài phiệt đang định hình việc sử dụng tài nguyên nước ở sông Mekong. Các lợi ích sẽ không vào tay nhân dân Lào, nhân dân Việt Nam, nhân dân Thái Lan mà sẽ đi vào túi của họ", GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân nhận định.

 Mekong và cuộc chiến nguồn nước (TVN) phát triển là không dừng lại, nhưng phát triển bền vững là con đường tồn tại lâu dài. Với các con sông quốc tế nói chung và sông Mekong nói riêng, tài nguyên nước và là tài sản chung của các quốc gia cùng chia sẻ, lợi ích của tất cả các quốc gia cần được tôn trọng. Một khi hàng loạt các công trình thủy điện lớn được xây dựng trên dòng chính Mekong, thách thức đối với hợp tác Mekong sẽ gia tăng.



-Hội nghị Mekong-Nhật Bản cam kết hợp tác phát triển toàn diện (VOA)
-Các vị thủ tướng của Nhật Bản và 5 nước vùng sông Mekong - bao gồm Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam, đã đồng ý hợp tác để tiểu vùng Mekong đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững. Theo tin của Tân Hoa Xã, trong thông cáo chung công bố hôm thứ Sáu tại Hà Nội sau hội nghị thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản lần thứ nhì, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ tích cực hợp tác trong các nỗ lực giảm nghèo, thu hẹp chênh lệch kinh tế, tăng cường an ninh lương thực và cải thiện y tế công cộng để đạt mục tiêu phát triển cân bằng cho vùng Mekong.-Nhật Bản hỗ trợ quản lý nguồn nước Mekong
(VietNamNet) - Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng 5 nước tiểu vùng Mekong nhấn mạnh nhu cầu thúc đẩy hợp tác về quản lý nguồn nước Mekong mà lãnh đạo Việt Nam nêu ra.- Trung Quốc ngăn đập, miền Tây ‘đói’ lũ ? (VNN).
Mêkông cạn dòng và trách nhiệm nước lớn (TVN/BM). Bài nầy không tìm thấy trên TVN.
Tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa chịu tham gia Ủy ban sông Mêkông dù đã được mời nhiều lần. Sự quan tâm của thế giới, khu vực tạo áp lực nhất định để nước này thiện chí hơn trong sự hợp tác với các nước hạ nguồn Mêkông.
Trung Quốc tích nước cho thủy điện, ĐBSCL chịu thiệt?
Hiện Mêkông được xếp vào danh sách 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt trên thế giới. Mực nước sông Mêkông, con sông dài nhất Đông Nam Á - đã xuống thấp nhất trong vòng 50 năm, Vào thời điểm này, ĐBSCL đang vào mùa nước nổi, thế nhưng thực tế, miền Tây Nam Bộ của ta đói lũ... Nhiều người cho rằng tình trạng này có phần trách nhiệm lớn của các đập thủy điện Trung Quốc. Quan điểm của ông?
Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam: Dư luận chung thường gắn thủy điện với tai họa. Thủy năng bản thân là năng lượng sạch, có nước sử dụng đến 100% điện năng là thủy năng. Trên thế giới, không có nước nào có nguồn thủy năng mà lại bỏ không cả.
Tuy nhiên, phát triển thủy điện cũng có mặt trái của nó và ta phải tìm mọi cách để hạn chế. Cũng giống như dùng lửa vậy, không phải vì sợ cháy nhà mà chúng ta tuyệt đối không dùng.
Nếu vận hành tốt, các hồ thủy điện còn giúp điều tiết lũ, hạn chế hạn cho vùng hạ du. Tuy nhiên, giữa yêu cầu dùng điện và các yêu cầu khác có nhiều lúc xung đột.
Lũ không về, nước chỉ lấp xấp trên các cánh đồng đầy cỏ. Ảnh: Trung Thanh Việc hạn hán, lũ lụt xảy ra, tội không phải do thủy điện mà do người vận hành thủy điện đã quên cân nhắc các lợi ích khác trong quá trình vận hành nhà máy. Thay vì điều tiết cắt lũ, các khi lũ về, các hồ lại xả thêm nước tích trước đó, gây lũ lớn hơn ở vùng hạ du. Ngược lại, trong mùa khô, các đập muốn sản xuất điện phải tích nước, gây cạn nguồn, tạo hạn hán ở khu vực hạ du.
Trong trường hợp sông Mêkông, Trung Quốc không phải là nước duy nhất phát triển thủy điện trên dòng Mêkông. Các nước ven sông đều phát triển thủy điện trên lưu vực, cả trên dòng chính và dòng nhánh.
Sông Lan Thương (tên phần sông Mêkông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chạy từ nơi có độ cao 4000-5000 m so với mực nước biển về tới Vân Nam để sang vùng hạ du chỉ có độ cao 300-400 m, tiềm năng thủy năng rất lớn, Trung Quốc phải tận dụng. Trong kế hoạch, Trung Quốc sẽ phát triển 14 đập trên dòng chính, trong đó 4 đập đã hoàn thành và đang thi công 4 đập khác. Các đập còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế.
Với việc đói lũ ở ĐBSCL, các đập của Trung Quốc có ảnh hưởng nhưng không nhiều, vì khoảng cách khá xa. Phát triển đập ở khu vực 3 nước hạ du khác là Thái Lan, Lào, Campuchia sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ĐBSCL.
Đương nhiên, tình trạng hạn trên dòng Mêkông có tác động từ việc tích nước của các hồ chứa ở Trung Quốc, nhất là hai hồ chứa lớn mới xây xong, lại bắt đầu tích nước vào đúng mùa khô.
Tuy nhiên, nếu đổ lỗi hạn lớn ở ĐBSCL cho thủy điện Trung Quốc là chưa công bằng. Năm nay tình hình khô hạn hơn, do biến đổi khí hậu.
Lo chuyển nước ra khỏi Mêkông
Như ông nói, việc đói lũ ở miền Tây Nam Bộ không chịu tác động nhiều từ việc Trung Quốc xây dựng các đập lớn, nghĩa là Việt Nam không phải quan ngại về việc Trung Quốc phát triển các đập này, thưa ông?
Việc xây dựng các đập sẽ ảnh hưởng đến môi trường, dòng chảy và thủy sản. Ở nhiều nước, cùng với việc xây dựng hệ thống đập thủy điện, người ta đầu tư làm đường riêng cho cá đi. Việc này tốn kém nhưng bảo vệ sinh thái. Đáng tiếc, với các đập trên sông Mêkông, không ai tính tới điều này.
Hơn nữa, vấn đề sông Mêkông còn là nguy cơ chuyển nước từ sông Mêkông sang lưu vực khác. Hiện Thái Lan muốn làm, Trung Quốc cũng đang tính.
Trung Quốc đã thực hiện chuyển nước từ miền Trung, Nam Trung Quốc sang miền Bắc, phục vụ nhu cầu của Bắc Kinh, Thiên Tân. Đó là một dạng "vạn lý trường thành" mới, đưa nước vượt sông Hoàng Hà lên phía Bắc.
Năm nay, người mua xuồng đánh cá cũng chẳng thấy đâu. Ảnh: An Bang Nước ở sông Dương Tử, miền Trung Trung Quốc đang dồi dào, đủ đáp ứng yêu cầu hiện tại, nhưng sẽ đến lúc, nhu cầu tăng lên, nước sông Dương Tử không đủ đáp ứng. Trong khi đó, có đoạn ở Vân Nam, sông Dương Tử và sông Lan Thương (tên đoạn sông Mêkông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chỉ cách nhau 60-70 km. Với kĩ thuật hiện nay, việc tạo đường hầm thông hai sông không quá khó với Trung Quốc.
Với Thái Lan, nước này có hai yêu cầu sử dụng nước: để tưới cho vùng Đông Bắc Thái Lan và chuyển nước sang sông Chao Phraya đáp ứng nhu cầu nước ở Băng Cốc và hạn chế lún sụt bằng các tiếp nước cho nước ngầm ở đây. Việc lấy nước đương nhiên phải diễn ra vào mùa khô, sẽ là mối nguy lớn với khu vực hạ nguồn Mêkông, nhất là ĐBSCL của Việt Nam.
Mặc dù từ xưa các nước đã cam kết không có chuyện chuyển nước ra khỏi dòng Mêkông nhưng đó cũng là vấn đề đáng lo về lâu dài.
Chỉ là khuyến nghị
Trở lại với vấn đề các đập thủy điện, qua nhiều năm hoạt động, Ủy ban sông Mêkông MRC đã nghiên cứu và đánh giá tác động thực của các đập, hồ chứa nước đối với khu vực hạ du như Việt Nam hay chưa?
Tư liệu của MRC khá đầy đủ ở nhiều lĩnh vực. Nếu cần đánh giá dự án đập thủy điện nào đó, MRC có đủ tư liệu để phân tích và cho ý kiến. Tuy nhiên, ý kiến của MRC chỉ mang tính khuyến nghị, không có ràng buộc pháp lý quốc tế, còn quyết tâm thực hiện hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào nước chủ nhà của con đập.
Vậy cơ chế hợp tác thực tế như thế nào, giữa các nước ở thượng nguồn và hạ nguồn Mêkông cũng như giữa các nước ở hạ nguồn Mêkông với nhau?
Từ năm 1995, các quốc gia thành viên đã kí kết Hiệp định Chiềng Rai về sông Mêkông. Theo Hiệp định, nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Các vấn đề liên quan hợp tác Mêkông luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được áp dụng.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và cho tới nay là duy nhất về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mêkông để bảo vệ quyền lợi của nước hạ nguồn.
Trong khuôn khổ MRC, yêu cầu tham vấn được đưa ra từ lâu, thế nhưng mới đây, lần đầu tiên Chính phủ một nước (Lào) đã gửi đề xuất lên MRC để tham khảo ý kiến về việc xây dựng đập trên dòng chính Mêkông, đập Xayaburi.
Đập Xayaburi là một trong những đập trong chuỗi 12 đập dự kiến xây dựng trên hạ nguồn sông Mêkông. Vừa qua, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên cho rằng nên tạm hoãn, ít nhất trong 10 năm tới để có những đánh giá chính xác về tác động của chúng lên dòng sông. Theo tổ chức này, chỉ cần một trong số 11 con đập này được xây dựng cũng đủ để phá vỡ sự liên tục của hệ thống sinh thái hạ lưu sông, và gây nên nhiều tác hại chồng chất...
Đúng vậy. Dù lên án Trung Quốc phát triển các đập thủy điện trên dòng Mêkông nhưng chính các nước vùng hạ du như Thái Lan và Lào cũng rất muốn khai thác thủy điện trong dòng chính.
Đặc biệt, Thái Lan rất quan tâm phát triển thủy điện ở Lào, để tránh việc ngập đất Thái Lan do các hồ đập và được hưởng điện từ Lào bán sang. Thái Lan có cổ phần lớn ở hầu hết các dự án thủy điện của Lào.
Điều các nước còn cân nhắc là nếu họ khai thác sẽ không có lí do gì để phản đối Trung Quốc. Trong khi đó, đây là những nước sẽ chịu thiệt lớn nhất và đầu tiên từ việc Trung Quốc xây dựng các đập lớn trên sông Mêkông.
Với Việt Nam, chúng ta không được hưởng lợi gì từ việc phát triển thủy điện trong dòng chính Mêkông, bởi điều kiện tự nhiên không phù hợp. Nếu dừng các dự án xây đập thủy điện trên sông Mêkông, đó cũng là điều tốt.
Trong số 12 đập này, Việt Nam cũng có kế hoạch tham gia một dự án thủy điện ở Lào, một mặt để mua điện, phục vụ nhu cầu trong nước, mặt khác để có tiếng nói trong quá trình vận hành nhà máy. Bởi nếu dự án thực hiện, Việt Nam không tham gia thì nước khác cũng vào làm. Lúc đó chỉ Việt Nam chịu thiệt thôi.
Mêkông không chỉ là câu chuyện nước
Ngày 23/09 vừa qua, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về kế hoạch xây dựng 12 con đập thủy điện trên hạ nguồn Mêkông sau khi Lào bày tỏ ý định thúc đẩy dự án đập Xayaburi. Trong những ngày tới, Hội nghị Cấp cao Mêkông - Nhật Bản và gặp gỡ cấp Bộ trưởng giữa Mỹ và các nước tiểu vùng sông Mêkông sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Ông lý giải như thế nào về mối quan tâm này?
Mêkông là sông quốc tế. Tình hình diễn biến liên quan đến sông Mêkông từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của giới chuyên gia nghiên cứu và dư luận thế giới quan tâm, kể cả những nước ở ngoài lưu vực sông.
ĐBSCL là vựa lúa lớn, quan trọng ở ĐNA và cũng là nơi sản xuất lương thực của thế giới. Thái Lan cũng là nguồn cung lương thực lớn. Trong khi đó, thế giới đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực. Vấn đề sông Mêkông càng được quan tâm.
MRC chỉ có 4 nước thành viên Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, nhưng từ lâu, hoạt động của MRC không giới hạn trong khuôn khổ sự tham gia của 4 nước hạ nguồn mà nhiều quốc gia khác tham gia tài trợ hay cử chuyên gia cộng tác.
Với Nhật Bản, từ hơn 10 năm trước, Nhật Bản đã quan tâm và hợp tác về vấn đề sông Mêkông. Thời điểm ấy, tôi là Thứ trưởng phụ trách công tác Mêkông của Việt Nam. Nhật Bản đã định kì mời các Thứ trưởng phụ trách vấn đề sông Mêkông sang trao đổi về tình hình, diễn biến cũng như các biện pháp phối hợp để phát triển bền vững sông Mêkông.
Vì thế, việc hình thành Cơ chế Hội nghị thượng đỉnh Mêkông - Nhật Bản hay trao đổi Mêkông - Mỹ là lẽ bình thường, có thể hiểu được.
Liệu người ta có thể kì vọng gì từ sự tham gia của các nước lớn này trong hợp tác khu vực sông Mêkông?
Vấn đề sông Mêkông rất cần cơ chế cấp cao để thảo luận. Cấp cao nhất trong đối thoại MRC mới à Bộ trưởng các Bộ liên quan đến nguồn nước, do đó, có bàn cũng chỉ bàn được chuyện nước. Trong khi đó, vấn đề sông Mêkông không đơn giản chỉ là câu chuyện nước. Cần đặt nó trong sự hợp tác tổng thể, chiến lược, khi đó, việc hợp tác ở sông Mêkông sẽ thuận hơn.
Việc tham gia của các nước lớn sẽ thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa các nước MRC với nhau và với Trung Quốc cũng như các nước ngoài khu vực.
Trung Quốc vốn luôn coi Mêkông là sông quốc gia, không có khái niệm sông quốc tế. Là nước ở thượng nguồn của các sông lớn, Trung Quốc ít có nhu cầu hợp tác với nước khác liên quan đến các sông.
Với sông Mêkông, mặc dù được mời nhiều lần ngay từ khi cơ chế MRC vừa hình thành, thế nhưng cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn không chịu tham gia MRC. Có lẽ vì họ không muốn bị ràng buộc từ các yêu cầu của phía hạ du, cho mình toàn quyền xử lý vấn đề sông Mêkông.
Sự quan tâm của thế giới, khu vực đối với sông Mêkông tạo áp lực nhất định để Trung Quốc thiện chí hơn trong sự hợp tác với các nước hạ nguồn Mêkông.
Năm ngoái, lần đầu tiên sau 15 năm thành lập, MRC tổ chức Hội nghị cấp cao với sự tham dự của Thủ tướng các quốc gia thành viên và đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc, Myanmar (với tư cách là quan sát viên).
Sự tham gia của các nước lớn còn giúp tăng gắn bó giữa các nước sông Mêkông. Bởi thực tế nhiều khi bốn nước thành viên MRC có lúc không đạt được đồng thuận, cần có sự tham gia của bên ngoài.
Khi tôi còn làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, tôi từng chứng kiến có những hôm các bên tranh luận suốt đêm, bởi theo kế hoạch hôm sau các nước sẽ kí kết nhưng đến tối muộn, vẫn chưa thảo luận xong, mà không kí được, sẽ đổ vỡ hoàn toàn. Trong những trường hợp như vậy, các chuyên gia, đại diện Chính phủ các nước tài trợ giữ vai trò tích cực, làm trung gian điều hòa quyền lợi của tất cả các bên (Theo quy định, tổng thư kí MRC không phải từ một trong 4 nước thành viên).

Sông Mêkông:- China Hydropower Dams in Mekong River Give Shocks to 60 Million (Bloomberg) - The Battle Over the Mekong (Diplomat 22-10-10)
- Cần hoãn xây đập trên dòng chính Mê Kông ít nhất một thập kỷ tới (Thiên nhiên).-- Ủy ban Sông Mêkông cảnh báo về tác hại của đập thủy điện (RFI)-Đề xuất hoãn xây đập trên sông Mekong tối thiểu 10 năm (CafeF)-Ước tính trên 1 triệu người sẽ bị tác động nếu kế hoạch xây đập thủy điện được tiến hành.-MÊKÔNG - MÔI TRƯỜNG: Ủy ban Sông Mêkông cảnh báo về tác hại của đập thủy điện (RFI)-Các quốc gia ở hạ nguồn sông Mêkông nên đình hoãn các dự án xây dựng đập thủy trong vòng 10 năm. Lời kêu gọi trên đây đã được Ủy hội Sông Mêkông MRC đưa ra ngày 15/10/2010 vừa qua nhân dịp công bố bản Đánh giá Môi trường Chiến lược của Thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mêkông.
Lào nộp hồ sơ xin xây đập trên sông Mekong (VOA)-Chính phủ Lào đã nộp hồ sơ xin xây một con đập trên sông Mekong. Đây là lần đầu tiên một nước ven sông Mekong nộp đơn để xin phép được xây một cơ sở thủy điện.
Các tổ chức bảo vệ môi trường lâu nay vẫn chống đối việc xây đập trên sông Mekong vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại cho các hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Nếu hồ sơ được chấp thuận bởi Ủy ban Sông Mekong, là tổ chức quản lý và điều hợp việc sử dụng các tài nguyên sông Mekong, con đập của Lào sẽ được xây trong tỉnh Sayaboury ở miền bắc.
Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã lập ra Ủy ban Sông Mekong vào năm 1995.
Hôm qua, ủy ban này đã công bố kết quả một cuộc nghiên cứu trong đó có đề nghị là không quyết định về bất kỳ dự án thủy điện nào trên sông Mekong trong vòng 10 năm để chờ nghiên cứu thêm về tác động của việc xây đập.
- ‘Nên hoãn xây đập trên sông Mekong trong 10 năm’ (VNE).
Kêu gọi hủy xây đập thủy điện trên sông Mekong tại Lào (Bee)-Liên minh cứu sông Mekong cho rằng đập Xayaboury sẽ làm thay đổi môi trường thủy sinh và hệ sinh thái của sông Mekong ...- Cảnh báo tác động của việc xây dựng đập hạ lưu sông Mêkông (Đất Việt).-- Phản đối xây đập Xayabouri trên dòng Mê Kông (Thiên nhiên).
- Khám phá mới trên dòng Mekong(RFA)-Lần đầu tiên các ngân hàng họp về việc xây đập trên sông Mekong (VOA)
Mới đây, các ngân hàng hàng đầu của Mỹ, Châu Âu và Châu Á họp bàn về lưu vực sông Mekong tại một hội thảo ở Bangkok, Thái Lan do Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng với các cơ quan phát triển khác đồng tổ chức.
Cuộc họp tập trung bàn về các rủi ro về tài chính, xã hội và môi trường, trách nhiệm đối với phát triển thủy điện trên hạ lưu sông Mekong cũng như cách thức để tìm hiểu và giảm bớt những rủi ro này.
Ông Marc Goichot, Cố vấn Cao cấp về Phát triển Hạ tầng Bền vững của WWF Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng phát biểu, xin trích: “Việc lựa chọn các địa điểm xây đập diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ trước và thật đáng tiếc, từ đó đến nay, chưa có một quy trình đánh giá lại những lựa chọn này dựa trên những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại được thực hiện”.
Theo WWF, hiện có 11 đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên hạ lưu sông Mekong đoạn chảy qua Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Nếu chỉ một trong số những con đập này được xây dựng, nó sẽ phá vỡ sự kết nối hệ sinh thái của sông Mekong và dẫn đến môt loạt các tác động tiêu cực.
Ông Michael Simon, Giám đốc Chương trình Môi trường và Con người của tổ chức Oxfam Australia đánh giá rằng ‘mỗi một con đập được xây dựng trên hạ lưu sông Mekong sẽ ngăn chặn đàn cá di cư tới khu vực sinh sản, do đó làm suy giảm nguồn cá tại đây’.
Theo ước tính sơ bộ, sản lượng đánh bắt cá hàng năm tại lưu vực sông Mê Công - có giá trị tương đương 7 tỉ đô la Mỹ - sẽ bị giảm xuống còn 70% bởi các con đập được xây dựng trên dòng chảy chính của hạ lưu sông Mekong. Ngoài ra, các loài cá biểu trưng như cá Tra dầu và cá heo Mekong sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
WWF cho biết ủng hỗ việc hoãn phê duyệt xây dựng đập trên dòng chảy chính của sông Mekong trong vòng 10 năm cho đến khi những tác động của việc xây dựng và vận hành chúng được nghiên cứu thấu đáo.
Kiểm soát việc sử dụng nguồn nước của Trung Quốc
Quên Biển Đông đi. Thay vào đó, nếu Mỹ thực sự quan tâm đến việc củng cố quyền lực ở châu Á, nước này nên tập trung vào sông Mê Kông.
Trong những tuần vừa qua, Mỹ đã có những động thái cứng rắn ở Biển Đông – và Bắc Kinh đang theo dõi sát sao những động thái này. Ngoại trưởng Hillary Clinton không giấu giếm việc thay đổi giọng điệu từ hòa giải đến việc tuyên bố vào cuối tháng 7 rằng trợ giúp giải quyết những tranh chấp của Trung Quốc với các nước Châu Á về chủ quyền biển đảo nằm trong “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Sau đó, vào ngày 22/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố Mỹ sẽ nối lại quan hệ quân sự với lực lượng đặc nhiệm của Indonesia 12 tháng sau khi cắt đứt quan hệ với quốc gia này, với mục đích cuối cùng là nối lại quan hệ quân sự một cách toàn diện với Indonesia. Ông cũng xác nhận những mối quan hệ khác với các đối thủ của Trung Quốc trên biển, bao gồm một loạt các các cuộc diễn tập quân sự với Campuchia, các cuộc diễn tập của hải quân Mỹ-Việt, và những đàm phán nghiêm túc về chia sẻ năng lượng hạt nhân với Hà Nội.
Rõ ràng là Mỹ đã thật sự “quay trở lại Châu Á”, như bà Clinton đã hứa trong tháng 1. Tuy nhiên có một động thái ngầm khác của Mỹ nhiều khả năng sẽ chọc giận Trung Quốc hơn: sự can thiệp của Mỹ ở khu vực sông Mê Kông. Trong thời gian gần đây bà Clinton đã tổ chức các cuộc gặp mặt với các Bộ trưởng Ngoại giao của Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam và cam kết đóng góp 187 triệu đô la Mỹ nhằm ủng hộ Chương trình hợp tác vùng hạ lưu Sông Mê Kông (Lower Mekong Initiative) – được thành lập để cải thiện tình hình giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, và môi trường trong khu vực. Nó không có sự mạnh mẽ của các cuộc diễn tập quân sự – tuy nhiên, một số quan chức ở Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho tôi biết rằng họ tin là sự tiếp cận mới và mềm mỏng hơn ở sông Mê Kông có tiềm năng đạt được những điều mà tất cả các hợp tác về hải quân trên thế giới không làm được.
Sông Mê Kông dài 2.700 dặm bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng và chảy qua tỉnh Vân Nam Trung Quốc và Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Trung Quốc đã cho xây dựng 3 đập thủy điện trên sông Mê Kông (được gọi là sông Lan Thương ở Trung Quốc) và sẽ hoàn thành con đập thứ tư vào năm 2012. Trong thời điểm hiện tại, mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông đang ở mức thấp kỷ lục, đe dọa cuộc sống của gần 70 triệu cư dân ở những quốc gia phía Nam Trung Quốc – nơi mà nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống của phần lớn người dân. Những quốc gia này cáo buộc Trung Quốc xây đập để phục vụ lợi ích cho người dân Trung Quốc trong khi những nước ở hạ nguồn không có đủ lương thực phục vụ cuộc sống.
Không có một bằng chứng xác đáng nào về trách nhiệm của các đập thủy điện ở Trung Quốc đối với mực nước thấp kỷ lục ở hạ nguồn, nhưng việc Bắc Kinh từ chối cho phép tổ chức một cuộc kiểm tra quy mô rộng ở sông Lan Thương – cũng như thái độ trịch thượng của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ hơn – đã khiến các quốc gia này nghĩ rằng họ không được đối xử công bằng. Họ quan ngại rằng trong tương lai việc tiếp cận nguồn nước của họ sẽ vấp phải sự kiểm soát của Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể có thái độ trịch thượng và ép buộc đối với những nước nhỏ khi cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, như các nhà quan sát những diễn biến ở sông Mê Kông đã xác nhận. Tuy nhiên cách tiếp cận của Trung Quốc ở hầu khắp châu Á thì lại rất mềm mỏng. Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất của các khoản vay rẻ và không điều kiện cho các chính phủ Châu Á khác, đặc biệt là Philippines và Thái Lan – những quốc gia thi thoảng rời xa khỏi ‘vòng tay’ của Mỹ. Các nhà ngoại giao Trung Quốc chiếm số lượng rất đông và có tiếng chuyên cần ở tất cả các quốc gia châu Á, truyền bá những “giá trị Á Đông” trong khu vực nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng của Mỹ. Các quan chức chính trị và các chiến lược gia ở Bắc Kinh thì không ngừng nói về một cách tiếp cận “từ dưới lên” để trở thành một siêu cường trong khu vực, và sử dụng những luận điểm về kinh tế và văn hóa để thuyết phục những nhà lãnh đạo ở châu Á rằng chỉ có sự lãnh đạo của Trung Quốc mới giúp các nước trong khu vực đạt được sự thịnh vượng một cách chắc chắn và êm ái trong tương lai, chứ không phải là một đối tác với Mỹ
Vì điều này, việc Mỹ sẵn sàng tham gia vào tranh chấp trên sông Mê Kông sẽ tạo ra một cú phản đòn ngoạn mục đối với chiến lược của Trung Quốc trên con sông này – nơi mà hàng triệu người dân nhờ vào sông Mê Kông nuôi dưỡng. Các nhà lãnh đạo ở Châu Á (ngoại trừ Bắc Hàn và Myanmar) thường thích làm đối tác với Mỹ hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước cũng đang tự hỏi sẽ được lợi gì nếu làm đối tác với Mỹ. Trong khi có hơn 40 hiệp định tự do mậu dịch song phương và đa phương được ký giữa các quốc gia Châu Á, bao gồm cả hiệp định Trung Quốc-ASEAN có hiệu lực từ năm nay, Mỹ mới chỉ chấp thuận một hiệp định duy nhất với Singapore. Điều này giải thích tại sao khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát Bắc Kinh trong vụ sông Mê Kông sẽ nhắc nhở hàng triệu người dân châu Á về tầm quan trọng của Mỹ trong khu vực, rằng sự khôn ngoan trong quan hệ ngoại giao và sự hiện diện của quân đội Mỹ đã góp phần vào việc giữ vững hòa bình ở châu Á và sự an toàn và tự do giao thương ở các tuyến giao thông biển quan trọng trong nhiều thập kỷ.
Cựu phó Ngoại trưởng Mỹ Richard Armitage thường nhận xét rằng “kiểm soát được Trung Quốc là kiểm soát được Châu Á”. Củng cố quan hệ đồng minh với các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, và Úc vẫn sẽ là điều quan trọng nhất trong chiến lược của Mỹ. Thiết lập những đối tác về an ninh với các nước như Ấn Độ, Việt Nam, và Indonesia cũng là tối quan trọng. Tuy vậy sự phát triển về kinh tế và sự thịnh vượng trong tương lai ở khu vực vẫn là ưu tiên chính. Đối với hàng triệu người dân châu Á phụ thuộc vào sông Mê Kông để tồn tại và sinh nhai, không gì có ý nghĩa hơn là một chính sách đúng đắn về việc sử dụng nguồn nước trên con sông này.
Còn quá sớm để kết luận rằng chính quyền Obama sẽ theo đuổi đến cùng vụ tranh chấp trên sông Mê Kông. Tuy nhiên việc Mỹ tham gia vào các vấn đề có liên quan đến “kế sinh nhai” là một động thái khôn ngoan giúp Washington có thêm hàng triệu người ủng hộ trong khu vực – và cũng giúp quốc gia này kiểm soát một đối thủ rất hiếu chiến.
DTKT dịch
Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/08/23/chinas_water_grab
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
Trung Quốc - Cướp nước: China's Water Grab (FP 24-8-10) -- "Forget the South China Sea. If America really cares about strengthening its presence in Asia, it'll focus on the Mekong River instead"
Sự chiếm đoạt nguồn nước của phía Trung Quốc anhbasam
The Foreign Policy Sự chiếm đoạt nguồn nước của phía Trung Quốc Hãy coi nhẹ vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Thay vào đó, nếu Mỹ thực sự quan tâm đến việc tăng cường sự hiện diện của mình tại châu Á, thì hãy tập trung vào sông Mekong. Bài của JOHN LEENgày 24-8-2010Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ đã thực hiện một số bước quyết đoán trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và Bắc Kinh đang theo dõi với tâm trạng lo lắng. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có một động thái đi tới dứt khoát  từ giọng điệu thường là hòa dịu của chính quyền khi bà tuyên bố vào cuối tháng Bảy rằng việc làm trung gian giúp giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quôc với một số nước khác ở châu Á về các quần đảo và những quyền lợi hàng hải tại vùng biển này là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Sau đó, vào ngày 22 Tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ khôi phục các mối quan hệ với các lực lượng đặc biệt của Indonesia đặc sau 12 năm gián đoạn, với mục tiêu cuối cùng là khôi phục toàn bộ các quan hệ quân sự đôi bên. Ông cũng khẳng định sự hợp tác khác với các đối thủ hàng hải của Trung Quốc, bao gồm một loạt các bài tập huấn luyện quân sự đa phương tại Campuchia, tập trận chung hải quân Hoa Kỳ-Việt Nam, và các cuộc thảo luận quan trọng với Hà Nội về phân bổ nhiên liệu hạt nhân.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đang thật sự “trở lại ở châu Á,” như bà Clinton đã hứa hẹn hồi tháng Giêng. Nhưng thêm nữa, có một cuộc tấn công trong khu vực tinh vi hơn, nó lao nhanh theo sự định vị ở Washington, thậm chí có công suất lớn hơn gây bối rối cho Bắc Kinh: đó là việc can dự của Mỹ vào khu vực sông Mekong. Mới đây bà Clinton đã họp mặt với các ngoại trưởng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam và cam kết hỗ trợ cho Sáng kiến Hạ Mekong 187 triệu USD, trong đó có mục tiêu được tuyên bố là để cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, và môi trường trong khu vực. Cuộc tấn công này không có hỏa lực tương tự như các bài tập huấn luyện quân sự – nhưng kín đáo, mà một số quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói với tôi họ tin rằng điều này là  cách tiếp cận mềm mới mẻ tại khu vực Mekong có tiềm năng để đạt được những gì mà tất cả các quan hệ đối tác hải quân trên thế giới có thể không có được.
Dòng Mekong dài 2.700 dặm Mekong bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng và chảy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Trung Quốc đã cho xây dựng ba đập thủy điện trên suốt dọc sông Mekong (ở Trung Quốc gọi là Lan Thương) và sẽ hoàn thành một con đập thứ tư trong năm 2012. Hiện tại, mực nước của sông Mekong thấp hơn những mức thấp kỷ lục xưa nay, đe dọa đời sống của khoảng 70 triệu người tại các quốc gia phía nam của Trung Quốc, nơi mà nông nghiệp nuôi sống phần lớn dân cư. Các nước này quy trách nhiệm cho Bắc Kinh đã đắp đập ngăn nước để làm lợi cho công dân Trung Quốc trong khi người dân ở hạ lưu đang đói.
Không có bằng chứng để kết luận rằng các con đập và những chính sách sử dụng nguồn nước của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tình trạng mực nước ở  hạ lưu xuống thấp, song hành động của Bắc Kinh từ chối cho phép kiểm tra trên diện rộng các hoạt động của mình tại Lan Thương – cũng như thái độ khinh khỉnh của nước này đối với các nước nhỏ hơn đang khiếu nại – một lần nữa đã không thể cam kết với các nước nhỏ hơn rằng họ đang được đối xử công bằng. Các nước này lo sợ cho một tương lai cơ hội tiếp cận các nước của họ sẽ bị Bộ Thủy lợi Trung Quốc kiểm soát.
Bắc Kinh có thể có thái đội khinh khỉnh và đang bắt nạt các nước nhỏ hơn khi nói đến lợi ích riêng của mình, theo cách mà các nhà quan sát chính trị về Sông Mekong ắt hẳn sẽ thừa nhận. Song phương pháp tiếp cận của Trung Quốc trên phần lớn châu Á về cơ bản là một cách tiếp cận từ trái tim-đến-khối óc. Họ là nhà cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và không kèm theo ràng buộc cho các chính phủ châu Á khác, đặc biệt là cho những quốc gia như Philippines và Thái Lan, là những nước đôi khi tuột khỏi vòng tay của Washington. Các nhà ngoại giao của nước này đông đảo và chăm chỉ nhất trong tất cả các nước châu Á, gieo rắc một hình mẫu “giá trị châu Á” bản địa được thiết kế đặc biệt để loại trừ ảnh hưởng của Mỹ. Các quan chức và các chiến lược gia chính trị ở Bắc Kinh ngày càng nói nhiều về một cách tiếp cận từ dưới lên cho uy quyền tối cao trong khu vực, bằng cách sử dụng các luận cứ kinh tế và văn hóa để thuyết phục giới tinh hoa lãnh đạo châu Á rằng cương vị lãnh đạo của Trung Quốc là con đường đi tới chắc chắn và tốt lành cho sự thịnh vượng của khu vực trong tương lai – chứ không phải là sự cộng tác với Mỹ.
Bởi vì điều này, mà hành động tự nguyện của Washington để có được sự tham gia vào nhữngtranh cãi về sông Mekong có thể tạo ra một đối trọng gần như hoàn hảo trước chiến lược của Trung Quốc giữa hàng chục triệu người dân có cuộc sống phụ thuộc vào con sông. Giới tinh hoa chính trị tại các quốc gia Châu Á (các trường hợp ngoại lệ bao gồm Bắc Triều Tiên và Miến Điện) đang được dẫn dắt để ngả theo sức mạnh của Mỹ hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, những ngày này người dân đang ngày càng tự hỏi trong những thứ này, điều gì giành cho họ. Trong khi đã có hơn 40 hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết giữa các quốc gia châu Á, bao gồm một hiệp ước Trung Quốc-ASEAN đã được kích hoạt trong năm nay, còn Mỹ đã ký kết và phê chuẩn chỉ có một hiệp định, với Singapore. Đây là lý do tại sao khả năng Mỹ sẽ ngăn chặn việc Bắc Kinh kiểm soát sông Mekong có thể nhắc nhở hàng triệu người dân châu Á bình thường rằng địa vị đứng đầu của Hoa Kỳ trong khu vực vẫn còn quan trọng, rằng mục tiêu ngoại giao và sự có mặt về quân sự của người Mỹ đã duy trì hòa bình ở châu Á và gìn giữ cho tuyến đường biển quan trọng được an toàn và thoáng rộn cho giao thương trong nhiều thập kỷ.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage thường khuyên rằng “có được Trung Quốc ngay là có được châu Á ngay.” Tăng cường liên minh với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc vẫn là một phần quan trọng nhất của chiến lược này. Thiết lập quan hệ đối tác an ninh mới với các nước như Ấn Độ, Việt Nam, và Indonesia cũng là quan trọng. Nhưng phát triển  kinh tế và thịnh vượng trong tương lai là ưu tiên hàng đầu của khu vực. Đối với hàng chục triệu người châu Á tại những nước này mà sự sống còn và kế sinh nhai của họ phụ thuộc vào dòng Mekong, thì không gì hơn là một chính sách nhắm thẳng vào các quyền lợi sử dụng nguồn nước.
Vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu của chính quyền Barack Obama sẽ toàn tâm toàn ý theo đuổi những mối quan tâm mới của mình cho dòng sông Mekong hay không. Song sức nặng của Mỹ  ném xuống cho những vấn đề thuộc về “bánh mì và bơ” của khu vực  là một  phương cách thông minh cho Washington để thu phục hàng triệu người bạn mới trong khu vực – và giữ cho một đối thủ cạnh tranh đang rất hăm hở phải ở trong chuồng.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

Nguồn: The Foreign PolicyĐập thủy điện Mêkông và nỗi lo tác động kép Tuan Viet Nam
Chưa hết âu lo về biến đổi khí hậu, ĐBSCL lại thấp thỏm về hệ quả của 12 dự án thủy điện đang được khởi động trên dòng chính sông Mêkông, nơi cung cấp hơn 60% tổng lượng nước cho vùng đất màu mỡ này. Như vậy khu vực này sẽ cùng lúc gánh chịu hai tác động mà hậu quả chưa thể lường hết được.
–  – Trung Quốc: Báo động mực nước ở đập Tam Hiệp (TTXVN)--
Malaysian firm to build dam on Mekong tributary DPA--- Vietnam and Finland Sign a Memorandum on Mekong (ScandAsia)
Lại bàn về sử dụng nguồn nước vùng sông Mekong
Sử dụng nguồn nước sông Mekong như thế nào là một vấn đề được quan tâm nhất tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 16.
Phê chuẩn tuyến đường sắt xuyên 6 quốc gia Mêkông CafeF
Hiện nay, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là có chung một hệ thống đường sắt, trong khi Lào không có hệ thống nào.
Vườn quốc gia khuyến khích xả rác!
TT - Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo tỉnh lộ 723 (tuyến đường nối Nha Trang và Đà Lạt). Đây chính là không gian mở rộng của Đà Lạt khi thành phố này được nâng cấp thành thành phố trực thuộc trung ương.
Xe hybrid nhập khẩu về Việt Nam vẫn bị truy thu thuế
(VietNamNet) - Bộ Tài chính nhắc lại, các xe hybird nhập khẩu hoàn toàn không đủ điều kiện ưu đãi thuế.
Nhật Bản muốn đổi công nghệ lấy quota khí thải VOV
Nhật Bản vừa đưa ra kế hoạch xuất khẩu công nghệ và thiết bị carbon  thấp sang  9 nước, đa số thuộc châu Á, để đổi lấy quyền thải khí.
Dân Đà Lạt thấp thỏm chờ thông đổ vào nhà
Mỗi khi bước vào mùa mưa bão, hàng trăm gia đình của thành phố Đà Lạt lại sống trong nỗi thấp thỏm vì sợ thông đổ vào nhà.
Trung Quốc cam kết hợp tác hòa bình tiểu vùng Mekong
(VietNamNet) - Đại diện Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng tiểu vùng Mekong mở rộng khẳng định sẽ hợp tác hòa bình, hữu nghị và thúc đẩy một khu vực hài hòa hơn.
TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG: Cam Bốt muốn sông Mêkông trở thành trọng tâm phát triển toàn vùng
Tại Hội Nghị Tiểu vùng Sông Mêkông đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng thương mại Cam Bốt đã đề xuất ý kiến trên vào hôm nay, sau khi cho rằng các chương trình phát triển khu vực cho đến nay đã lơ là hẳn ‘’trái tim’’ của vùng là dòng sông Mêkông.
Mô hình đánh giá ô nhiễm công nghiệp đến nguồn nước
Đây là công cụ đánh giá rủi ro ô nhiễm công nghiệp từ các KCN, KCX đến nguồn nước tại TP. HCM.
Bình Dương lại phát hiện cty xả nước thải ra môi trường
Cảnh sát môi trường đã phát hiện 1 đường cống ngầm lộ diện dưới lòng đất có nguồn nước thải đang bốc mùi hôi thối.
Mekong rail link approved Straits Times
HANOI- A 'BOLD' plan for a railway system connecting more than 300 million people who live around one of the world's great rivers, the Mekong, was approved on Friday, officials said.
Ministers from Cambodia, China, Laos, Myanmar, Thailand and Vietnam adopted the plan which they called 'a significant first step toward the development of an integrated... railway system'.
The six nations' national railway systems do not link up except for a line that connects China and Vietnam, and Laos has no rail network at all.
The plan cites four possible ways of connecting the railways but it says the most viable route would stretch from Bangkok to Phnom Penh, then Ho Chi Minh City and Hanoi, and finally up to Nanning and Kunming, largely using existing lines or those already under construction.
'We think it's realistic to do one of the routes by 2020,' said Lawrence Greenwood, a vice-president with the Asian Development Bank (ADB).
Đức giúp Việt Nam đối phó biến đổi khí hậu
Đức và ngân hàng KFW sẽ cung cấp 2 triệu 500 ngàn đô la giúp Việt Nam đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Dự án mang tên ‘biến đổi khí hậu’ sẽ được thực hiện trong 4 năm tại tỉnh Thừa thiên Huế.
Phải sử dụng hợp lý nguồn nước sông Mekong
TT - “Phía VN và Campuchia đều đề nghị Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thành lập nhóm nghiên cứu việc sử dụng nguồn nước hợp lý. Chúng ta cùng sử dụng một con sông nên cần có biện pháp sử dụng hiệu quả, công bằng” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết như vậy tại cuộc họp báo chiều 20-8 sau khi Hội nghị bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 16 kết thúc.
Simon Roughneen – Hoa Kỳ nhúng tay vào chính trị sông Mê Kông
Trần Ngọc Cư dịch
Bangkok – Việc Trung Quốc xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông đang gây phẫn nộ cho các quốc gia ở hạ nguồn và mở rộng không gian chiến lược cho Hoa Kỳ tìm cách đối trọng lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Cuộc tranh cãi đang gia tăng về vấn đề sông Mê Kông diễn ra vào thời điểm Hoa Kỳ vừa tung ra một loạt sáng kiến mới mẻ trong vùng, gồm việc lãnh đạo một cuộc diễn tập huấn luyện quân sự đa phương tại Campuchia trong thời gian gần đây, các cuộc diễn tập huấn luyện hải quân hỗn hợp Việt-Mỹ, các cuộc thảo luận với Hà Nội về việc chia sẻ năng lượng nguyên tử (nuclear fuel), và việc Washington tuyên bố sẽ tái hợp tác với Kopassus, một đơn vị lực lượng đặc biệt của Indonesia.
Diễn đàn vùng do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng Bảy diễn ra trong không khí cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ muốn làm trung gian dàn xếp các cuộc tranh chấp biển đảo tại Biển Đông. Nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cho rằng càng ngày Bắc Kinh càng coi vùng lãnh hải đang tranh chấp này như một cái hồ riêng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, đã thẳng thừng đáp lại lời tuyên bố của bà Clinton, khi ông cho rằng lời tuyên bố này chẳng khác gì “một cuộc tấn công nhắm vào Trung Quốc”, và liền sau đó ông nhắc nhở các nước Đông Nam Á rằng Trung Quốc là một nước lớn, với ngụ ý là, trên cương vị quốc gia, các nước này chỉ là những tiểu quốc. Để đáp lại sự miệt thị này, Campuchia và Việt Nam đang theo gương các quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Philippines trong nỗ lực tạo ra những quan hệ mới mẻ với Hoa Kỳ nhằm đối trọng lại sự trỗi dậy quá nhanh của Trung Quốc.
Hiện tượng đi nước đôi chiến lược (strategic hedge) này ngày càng xuất hiện rõ nét trong vấn đề sông Mê Kông. Với 4 trong 8 đập thủy điện lên kế hoạch đã được thực hiện trên sông Lancang – tên gọi Trung Quốc dành cho phần sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ mình – và thêm 9 đập nữa hoặc đã được thực hiện hoặc đang chờ xây cất ở vùng trung lưu hoặc hạ lưu của con sông vĩ đại này trong lãnh thổ Lào và Campuchia, không ai có thể tiên liệu được toàn bộ những đập thủy điện này sẽ ảnh hưởng lên vùng này như thế nào. Một phần của vấn đề nằm ngay trong đường lối thiếu phối hợp giữa các quốc gia liên hệ, không những chỉ vì mỗi nước đã tiến hành quyết sách dựa trên cơ sở “ích lợi quốc gia là trước hết”, mà còn vì sự xung khắc và thiếu tin cậy đang gia tăng giữa các nước trong lưu vực sông Mê Kông.
Theo Richard Cronin, người đứng đầu chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Stimson tại Washington DC, “việc ra quyết sách có tính cách rời rạc, không ăn khớp vì thiếu phối hợp giữa các quốc gia trên sông” có nghĩa là tất cả các bên đều tự ý tiến hành dự án của mình mà không cần biết chắc những đập thủy điện riêng lẻ này sẽ “tác động lên toàn bộ sông Mê Kông và toàn vùng” như thế nào. Ông Cronin đã phát biểu như thế tại một cuộc hội thảo do Chương trình Nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại học Chulalongkorn, Bangkok, tổ chức.
Trung Quốc kiểm soát được thượng nguồn sông Mê Kông, nơi gần như chứa đựng mọi tiềm năng thủy điện của con sông này. Giáo sư Ukrit Pathamanand thuộc Đại học Chulalongkorn phát biểu rằng những vấn đề an ninh “phi truyền thống” có thể phát sinh từ việc xây cất thêm nhiều đập thủy điện, khiến cho dân chúng ở hạ nguồn bất mãn vì mất thu nhập nghề cá và nghề nông do những thay đổi lưu lượng nước của sông Mê Kông, mà hậu quả có thể đưa đến bạo loạn xã hội. Tuy vậy, giáo sư Ukrit nói thêm rằng các quốc gia cần phải cân nhắc những ích lợi do có thêm nguồn thủy điện so với những thiệt hại về môi trường và việc mưu sinh của người dân do các đập thủy điện này gây ra.
Thủy triều chính trị trên sông Mê Kông
Cuộc tranh cãi về các đập thủy điện trên sông Mê Kông càng ngày càng trở nên đan quyện vào chính trị toàn vùng và toàn cầu. Một tổ chức liên-chính phủ gồm bốn quốc gia mệnh danh là Ủy ban Sông Mê-Kông có chủ trương quản lý tốt các chương trình phát triển dọc theo thủy đạo vĩ đại này. Nhóm quốc gia, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, được thành lập năm 1995, đã tổ chức phiên họp thượng đỉnh đầu tiên tại thành phố biển Hua Hin, Thái Lan, tháng Tư năm 2010. Điều đáng lưu ý là, Trung Quốc và Miến Điện chỉ giữ vai trò quan sát viên tại Ủy ban Sông Mê Kông, mặc dù đây là hai trong sáu quốc gia mà sông Mê Kông quanh co chảy qua trước khi đổ vào Biển Đông.
Ông Pornlert Lattanan, chủ tịch General Electric (Thái Lan), nói rằng khó có khả năng Campuchia và Lào chịu nêu vấn đề sông Mê Kông với chính quyền Bắc Kinh, vì Trung Quốc có quan hệ mật thiết với hai quốc gia này. Mọi người đều nhận thấy điều này tại cuộc họp thượng đỉnh Ủy ban Sông Mê Kông, khi thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen, cho rằng mực nước trong lưu vực sông Mê Kông xuống thấp là do khí hậu thay đổi, chứ không phải do Trung Quốc giữ nước lại sau các đập thủy điện của mình.
Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva, thì khôn khéo hơn khi nói rằng cuộc họp thượng đỉnh này đã gửi một thông điệp là “tất cả các quốc gia trong Khu vực sông Mê Kông, cả ở thượng nguồn lẫn ở hạ nguồn, đều có phần hùn trong con sông này (stakeholders), chúng ta đều có bổn phận chung là gìn giữ tính bền vững lâu dài của nó”. Vào tháng Sáu, giới chức Thái còn đi xa hơn một bước, khi ông Prasarn Maruekpithak, một đại diện Thái tại một cuộc họp Ủy Ban sông Mê Kông ở Hà Nội, quả quyết rằng “bốn đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tàn phá hệ sinh thái của con sông này. Bây giờ quốc gia khổng lồ này lại lên kế hoạch định xây thêm 12 đập thủy điện nữa ở vùng hạ nguồn của nó.”
Việt Nam cũng lấy làm quan ngại về các đập thủy điện nói trên, kể cả những đập được lên kế hoạch ở vùng thượng nguồn của Lào và Campuchia. Ông Lê Đức Trung, tổng giám đốc Ủy ban sông Mê Kông quốc gia của Việt Nam, được tường thuật là đã tuyên bố vào ngày 29 tháng Sáu: “Việt Nam rất quan ngại về kết quả nghiên cứu liên quan đến các dự án [đập thủy điện được đề xuất], đặc biệt những hậu quả nghiêm trọng do các đập thủy điện của họ có thể gây ra cho nông nghiệp và ngư nghiệp”.
Mối đe doạ, mà nhiều người nhận thấy đối với an ninh và cuộc sống trong vùng này, đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia bên ngoài Đông Nam Á. Nhật Bản đã tổ chức một buổi họp với các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông ngay tại Hà Nội, bên lề Diễn đàn vùng của ASEAN gần đây, để bàn thảo một sáng kiến chung, với tên gọi “Mê Kông Xanh”, cho thập niên tới, với mục đích đối phó các thử thách như thiên tai và nạn phá rừng. Cơ quan Hợp tác Phát triển Nước ngoài của Nhật Bản được liệt kê là một tổ chức bảo trợ cuộc hội thảo tại Bangkok về đề tài này, một nỗ lực nhấn mạnh những quan tâm của Nhật Bản đối với một khu vực mà quốc gia này có nhiều quan hệ mậu dịch và đầu tư rất đáng kể.
Một cách trực diện hơn, Hoa Kỳ đang nhúng tay vào vấn đề sông Mê Kông như một phần mưu toan chống lại ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc. Gần đây, ngoại trưởng Clinton đã họp tại Hà Nội với các ngoại trưởng của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn Mê Kông (the Lower Mekong Initiative, LMI), một chương trình được khai sinh vào tháng Bảy 2009 như một phương tiện nhằm tăng cường hợp tác với bốn nước nói trên trong các lãnh vực môi trường, y tế, giáo dục, và phát triển hạ tầng. [Mời đọc “Hoa Kỳ dự chi 187 triệu đô la cho chương trình LMI”, ND.]
Theo ông Cronin, chẳng bao lâu nữa sông Mê Kông sẽ bị Trung Quốc khống chế, trong khi các quốc gia ở hạ nguồn phải tùy thuộc vào lượng nước vừa đủ được tháo ra từ các đập thủy điện ở Vân Nam và Quảng Tây để con sông có nước chảy vào mùa khô. Trung Quốc hoàn toàn chối bỏ việc các đập thủy điện Trung Quốc đã làm cho mực nước sông Mê Kông xuống thấp vào đầu năm nay, bằng việc sứ quán Trung Quốc tại Bangkok ra một tuyên bố vào ngày 11 tháng Ba nói rằng các cáo buộc liên quan đến các đập thủy điện Trung Quốc là “thiếu cơ sở và sai lầm”.
Cách đánh giá trên của Trung Quốc một phần nào phù hợp với quan niệm của ông Jeremy Bird, tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mê Kông (MRC), khi ông này cho rằng mực nước sông Mê Kông xuống thấp có lẽ vì nạn hạn hán tại Đông Nam Á vào đầu năm nay. Nhưng ông Bird không loại trừ khả năng các đập thủy điện của Trung Quốc có thể là nguyên nhân.
Ông Cronin nhìn nhận rằng những đề nghị gần đây của Hoa Kỳ có liên quan trực tiếp với tình hình địa chính trị trong vùng (geopolitics). Nhưng ông cũng nói rằng, vào lúc đầu thật là khó khăn để đưa vấn đề sông Mê Kông vào tầm nhắm của giới làm chính sách tại Washington, bởi vì chính phủ Hoa Kỳ cùng một lúc phải đương đầu quá nhiều vấn đề tại Châu Á và nhiều nơi khác. Có một rủi ro ở đây là, việc đưa các vấn đề môi trường, chính trị, và kinh tế-xã hội phức tạp đang bàn cãi vào cuộc tranh đua Hoa Kỳ-Trung Quốc có thể làm lu mờ những bước thực tiễn và những biện pháp xây dựng niềm tin, là điều rất cần thiết để tìm một đáp án hữu hiệu cho tương lai của sông Mê Kông.
Tuy thế, ông Cronin vẫn tin rằng việc Hoa Kỳ công khai đặt quan tâm vào vấn đề này có lẽ ít ra cũng đã khiến Trung Quốc “chịu lắng nghe những lo lắng của các nước chia sẻ nguồn nước sông Mê Kông”. Đó là một lối giải thích cho việc Bắc Kinh vào tháng Sáu vừa qua đã quyết định đưa một số viên chức Đông Nam Á đi quan sát trong một cuộc thăm viếng hiếm hoi tại một số đập thủy điện ở vùng Hoa Nam.
Tuy nhiên, với nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng do việc phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và có lẽ với một cảm thức đang trỗi dậy tại Bắc Kinh, rằng Hoa Kỳ và Đông Nam Á đang bắt đầu cộng tác với nhau để chặn đứng Trung Quốc bành trướng lợi ích của mình, các nước ở hạ nguồn sông Mê Kông chỉ còn mong sao có được một tầm nhìn cao hơn để nắm bắt được các ý đồ của Trung Quốc.
Simon Roughneen là ký giả chuyên viết về Đông Nam Á.
Nguồn: “US dips into Mekong politics”, Asia Times online, 14.8.2010.
Bản tiếng Việt © Trần Ngọc Cư
Bản tiếng Việt © talawas
- Chinese dam projects raise alarm in Asia (Asahi)--
Đồng loạt xảy ra động đất ở nhiều nơi trên thế giới
1 trận động đất mạnh 6,6 độ richter xảy ra tại quần đảo Mariana, cách đảo Guam 390 km về phía Tây - Tây Nam.
Kế hoạch di tản và việc phòng tránh thiên tai
Việt nam cũng vừa tổ chức Hội nghị trên mạng bàn về kế hoạch di dời người dân khi gặp thiên tai và việc phòng tránh thiên tai với sự tham dự của các Ban, Ngành, tổ chức có liên quan trong cả nước
Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc xây dựng thủy điện trên sông Mekong
VIT - Tờ Asia Times cho biết, Trung tâm Stimson tại Washington, một cơ quan tham vấn của Mỹ về các vấn đề an ninh toàn cầu, vừa lên tiếng báo động là với những kế hoạch xây đập thủy điện trên thượng nguồn, sông Mekong có nguy cơ trở thành “sông Trung Quốc”, nếu 6 nước trong vùng không ngồi lại bàn cách giải quyết vấn đề.
HOA KỲ: Mỹ can dự ngày càng nhiều vào vấn đề sông Mekong
Theo tin của nhật báo Thái Lan The Nation, Trung tâm Stimson tại Washington, một cơ quan tham vấn của Mỹ về các vấn đề an ninh toàn cầu, vừa lên tiếng báo động là với những kế hoạch xây đập thủy điện trên thượng nguồn, sông Mekong có nguy cơ trở thành “sông Trung Quốc”, nếu 6 nước trong vùng không ngồi lại bàn cách giải quyết vấn đề.
Cho tới giờ, Bắc Kinh đã có bốn đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong ở khu vực tỉnh Vân Nam và dự trù sẽ xây bốn đập nữa, mặc dù chưa rõ là chúng sẽ có tác động như thế nào đến các nước hạ nguồn Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam. Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, ông Richard Cronin còn cảnh báo là các đập thủy điện xây ở hạ nguồn Mekong cũng sẽ có tác hại đến an ninh lương thực.
Ông Richard Cronin đã tuyên bố như trên trong một cuộc hội thảo tại trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Tại cuộc hội thảo, một giáo sư trường đại học này, ông Ukrit Pathmanand cũng cảnh báo là việc xây thêm các đập thủy điện trên sông Mekong có thể dẫn đến bất ổn xã hội do việc người dân ở lưu vực mất nguồn thu nhập từ đánh cá hoặc giảm diện tích đất canh tác.
Vì là quốc gia nằm ở cuối sông Mekong, Việt Nam đặc biệt quan ngại về những đập thủy điện không chỉ của Trung Quốc, mà còn của Cam Bốt và Lào. Nhưng theo tờ báo điện tử Asia Times Online, mối đe doạ đến an ninh và đời sống do vấn đề các đập thủy điện Mekong cũng thu hút sự quan tâm của các nước ngoài Đông Nam Á. Tờ báo nhắc lại là bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội vào tháng trước, Nhật Bản đã mở một cuộc họp với các nước sông Mekong để thảo luận về sáng kiến “Mekong xanh” cho thập kỷ tới.
Trung Quốc không quan tâm đến các nước hạ lưu Mekong
Nhưng đáng nói hơn cả, theo Asia Times Online, là sự can dự ngày càng nhiều của Hoa Kỳ vào vấn đề sông Mekong, như lả một phần trong nỗ lực nhằm kềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Cũng bên lề Hội nghị ASEAN trong tháng bảy, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã gặp các ngoại trưởng Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam trong khuôn khổ nhóm Sáng kiến hạ lưu Mekong, được thành lập tại Thái Lan năm 2009 theo sáng kiến của Mỹ. Trong cuộc họp này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã hứa sẽ giúp bốn nước nói trên đối phó với những tác động biến đổi khí hậu.
Nhưng trong bài báo của Asia Times Online, ông Richard Cronin cảnh báo rằng đưa những vấn đề hết sức phức tạp của sông Mekong vào cuộc tranh giành thế lực Mỹ-Trung có thể gây cản trở cho việc đề ra những biện pháp cần thiết để giải quyết một cách hiệu quả tương lai của con sông này. Tuy vậy, ông cho rằng sư quan tâm ngày càng lớn của Hoa Kỳ vào vấn đề sông Mekong ít ra sẽ buộc Trung Quốc phải lắng nghe nhiều hơn các nước khác trên lưu vực.
Có thể đó là lý do giải thích vì sao vào tháng sáu vừa qua, Bắc Kinh đã quyết định đưa các quan chức Đông Nam Á đi tham quan một số đập thủy điện ở miền Nam nước này, sau khi có nhiều lời chỉ trích là các đập của Trung Quốc trên thượng nguồn khiến cho hạn hán ở khu vực sông Mekong thêm trầm trọng.
Nhưng theo Asia Times Online, do đang cần ngày càng nhiều năng lượng cho phát triển kinh tế và do đang cảm thấy Mỹ và Đông Nam Á đang bắt tay ngăn chận quyền lợi của mình, Trung Quốc chắc là sẽ vẫn không quan tâm đến số phận của các nước hạ lưu Mekong.
- Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc xây dựng thủy điện trên sông Mekong (Vit)
Mỹ - ASEAN: US dips into Mekong politics (Asia Times 14-8-10)
Mekong River in danger of becoming a "Chinese River," study warns DPA
Bangkok - Plans to build hydropower dams on the upper Mekong will turn South-East Asia's longest waterway into a 'Chinese river,' the regional head of the US-based Stimson Centre warned Wednesday.
China has already built four hydropower dams on the upper Mekong River in Yunnan province and plans another four, despite the unknown impact on downstream nations Cambodia, Laos, Myanmar, Thailand and Vietnam.
'Unless all six countries get together and work through this issue, the likelihood is this river will become a Chinese river,' said Richard Cronin, who heads the South-East programme of the Stimson Centre, a US-based think tank that focuses on global security issues.
The centre recently published a paper titled Mekong Tipping Point that highlights the human security and political instability threats posed by the four planned hydropower stations in China and 11 on the lower Mekong.
Past efforts to build hydropower dams were hampered by the Vietnam War in the 1960s and 70s, and thereafter by multilateral bickering.
China, however, has built a cascade of dams on the upper reaches of the river, primarily for electricity generation.
'Ideally, China should stop with the four dams it has built, operate them with transparency, and the dams should not be built on the lower Mekong,' Cronin said.
He warned that if China's cascade of dams was built, they could halt up to 70 per cent of the silt that is normally carried by the river to the lower Mekong countries, depriving them of nutrients.
Dams built on the Lower Mekong would have an even greater impact on food security.
The Mekong, which flows from the Tibetan plateau to southern Vietnam, rivals the Amazon in terms of the quantity of fish and aquaculture, and feeds and employs up to 60 million people in the region.
Dams in southern Laos and Cambodia would have an immediate impact on the migratory patterns of fisheries, the study warned.
China's upstream dams became a political issue earlier this year, when the entire region suffered a severe drought. Several non-governmental organizations blamed China for exacerbating the drought by controlling the river's flow.
China refuted the accusations, providing data on its dams' intake and outflow during the period, but it has yet to devise a transparent system by which South-East Asia is kept appraised of its upriver activities.
Các quốc gia Mekong họp tìm giải pháp hợp tác trong một thập kỷ tới VOA
Bộ trưởng sáu nước thuộc Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) sẽ gặp nhau tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 20 tháng 8 để tham gia Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 16 nhằm thảo luận về những định hướng chung trong khung chiến lược dài hạn GMS trong vòng mười năm tới (2012-2022).
Với chủ đề “GMS trong thập kỷ tới: Những lĩnh vực hợp tác mới”, đại diện các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam cùng với các quan chức của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hy vọng sẽ thống nhất một kế hoạch hành động về cải thiện giao thông và thuận lợi hóa thương mại ở khu vực GMS. Kế hoạch này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Từ năm 1992, sáu nước GMS đã tham gia vào một chương trình toàn diện về hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác.
Ông Kunio Senga, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, bày tỏ hy vọng rằng các nước GMS, thông qua các bộ trưởng của nước mình, sẽ thiết lập các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng vật chất, tổ chức tốt những giao dịch xuyên biên giới và chi phí vận chuyển, cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo việc bảo vệ môi trường và xã hội của tiểu vùng.
- Ngoại trưởng Clinton họp với ngoại trưởng 4 nước vùng hạ lưu sông Mekong (VOA) Trung, Mỹ tranh giành ảnh hưởng Mekong
Sông Mekong nổi lên như một cơ sở để kiểm tra các chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Dường như Bắc Kinh mong muốn tiếp cận các nước láng giềng phía nam cùng chung một dòng sông theo xu thế hữu nghị hơn là "cậy nước lớn".
>> Toàn cảnh: Khi dòng Mekong khát
>> Mekong-Trung Quốc: 'Đắp đập ngăn sông' và câu chuyện lòng tin

Một động thái chưa từng có trong tiền lệ là quyết định gỡ bỏ bí mật về hai trong số bốn con đập mà Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn. Bắc Kinh đang đi theo một chính sách ngoại giao cởi mở hơn kể từ giữa tháng 3.
Vào ngày 7/6, các quan chức cấp cao từ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam lần đầu tiên đã được mời tới thăm đập Tiểu Loan mới xây dựng và đập cũ Cảnh Hồng trong một phần lịch trình của chuyến đi tìm hiểu thực tế.
Sông Mekong ở Thái Lan (Ảnh Static)
Sông Mekong ở Thái Lan. Ảnh: Static
Đây là chuyến thăm đột phá đi sâu vào các hẻm núi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - vốn trước đây và tới tận tháng này, vẫn là vùng lãnh thổ bí mật với các quan chức đến từ những quốc gia lưu vực sông Mekong.
Lời đề nghị trên diễn ra sau những động thái của Bắc Kinh hồi đầu tháng 4 tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nước sông Mekong gồm bốn nước lưu vực sông và thêm Myanmar. Hội nghị này được tổ chức tại Huahin, kỷ niệm 15 năm Hiệp định Mekong 1995 - bước đi dẫn tới con đường thành lập Ủy hội Mekong (MRC), một tổ chức liên chính phủ của bốn nước hạ nguồn Mekong đảm nhận sứ mệnh quản lý và phát triểu vùng lưu vực.
"Tại hội nghị, chính phủ Trung Quốc có dấu hiệu cho thấy sẽ cởi mở hơn với các nước ở hạ nguồn Mekong", phát ngôn viên MRC Damian Kean tại Vientiane cho biết.
Một số chuyên gia đã nhìn thấy bước ngoặt đáng kể của Trung Quốc trong tháng 3, khi nước này bắt đầu công bố những chính sách bí mật về các thiết kế trên sông Mekong - con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, dài 4.660km, đi qua Vân Nam và Myanmar rồi đổ vào lưu vực trước lúc ra Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh mẽ về việc hoàn thành bốn đập thủy điện và lên kế hoạch xây nhiều đập khác trên dòng Mekong, khiến mực nước sông tại một số điểm của lưu vực xuống mức kỷ lục trong 50 năm qua hồi đầu năm nay. Ước tính có 60 triệu người dân đang sinh sống ở trong lưu vực, rất nhiều trong số này sinh kế phụ thuộc vào đánh bắt cá trên sông Mekong.
Bắc Kinh đã có đề xuất cởi mở thông qua Thái Lan - một quốc gia Đông Nam Á với rất nhiều nhà hoạt động, tổ chức bảo vệ môi trường, chỉ trích mạnh mẽ việc xây đập thủy điện. Những nhóm như Liên minh Cứu Mekong - một mạng lưới tại Bangkok - trước đó tuyên bố rằng: "Sự thay đổi mức tải trầm tích và thủy học hàng ngày của sông Mekong kể từ đầu 1990 có liên quan tới hoạt động đập thủy điện của Trung Quốc".
Việc ông Trần Đức Hải, tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok, đã tổ chức cuộc họp báo trong tháng 3 được coi là hành động phá vỡ sự yên lặng của Bắc Kinh về đập thủy điện - vốn tồn tại kể từ khi Mạn Loan - đập thủy điện đầu tiên Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn Mekong vào năm 1992.
Ông Trần nói với báo giới, các đập thủy điện Trung Quốc không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn kỷ lục trong mùa khô năm nay. "Dòng chảy trung bình hàng năm của sông Lan Thương chỉ chiếm 13,5% dòng chảy của Mekong tại cửa sông đổ ra Biển Đông". (Trung Quốc gọi Mekong là sông Lan Thương).
Ngày 1/4, một cuộc thảo luận hiếm hoi về Mekong đã diễn ra tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan, Diêu Văn, cho biết Tiểu Loan - con đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc đã bắt đầu trữ nước kể từ tháng 7/2009, nhưng hoạt động này đã dừng lại khi mùa khô bắt đầu.
Trong chuyến thăm Bangkok hồi tháng 3, ông Hồ Chính Dược - trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, được cho là đã có những tuyên bố làm an lòng các nước láng giềng chung dòng Mekong. "Trung Quốc sẽ không làm gì gây tổn hại tới lợi ích chung với các quốc gia trong khu vực Mekong", ông nói với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva.
"Trung Quốc đã hiểu rằng, cách tiếp cận của họ trong quá khứ về việc tránh ràng buộc với các nước hạ nguồn Mekong không còn tác dụng", Carl Middleton, điều phối viên chương trình Mekong tại Tổ chức Các sông quốc tế - một nhóm vận động bảo vệ môi trường của Mỹ - nói.
Thông tin về các đập thủy điện mà Trung Quốc giờ đây sẵn sàng chia sẻ với các nước hạ nguồn Mekong và MRC nên cung cấp cho các cộng đồng ở hạ nguồn, ông nhấn mạnh. "Trung Quốc cần công nhận rằng, Mekong là dòng sông chia sẻ nếu muốn đạt được hòa bình và thịnh vượng trong khu vực".
Theo các nhà phân tích, đạt được hòa bình trong khu vực là một trong những lợi ích của Bắc Kinh vì lý do địa chính trị trong sự "thức tỉnh" của Mỹ thông qua việc giúp quản lý và phát triển sông Mekong.
Vào giữa tháng 5, MRC và Ủy hội sông Mississippi đã ký thỏa thuận đầu tiên về hợp tác quản lý sông, xác nhận một kế hoạch đã được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra vào tháng 7/2009, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng đầu tiên Mỹ - hạ nguồn Mekong tại khu nghỉ dưỡng Phuket ở Thái Lan.
Trong chuyến thăm này, bà Clinton cũng đã ký Hiệp ước hữu nghị - một hiệp ước an ninh khu vực mà Bắc Kinh đã ký năm 2003. "Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với các nước hạ nguồn Mekong là phản ứng trực tiếp với việc Mỹ ký Hiệp ước hữu nghị năm ngoái", Kavi Chongkittavorn, nhà báo phụ trách khu vực của tờ The Nation, Thái Lan nói. "Bắc Kinh đã mất lợi thế họ có và không thể để có một hình ảnh tiêu cực trong khu vực".
  • Thái An (Theo Atimes)
“Cất một tiếng nói cứu con sông Mẹ” (LĐ 3-7-10) -- P/v GS - TSKH Nguyễn Ngọc Trân - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (MDDRC): 27/06/2010
GS - TSKH Nguyễn Ngọc Trân. Ảnh: Trần Văn Hào.
(LĐCT) - Sinh ra trên một cù lao nằm giữa sông Tiền, gần 30 năm trong sự nghiệp khoa học của mình nghiên cứu các vấn đề của sông Mê Kông, vùng ĐBSCL, vậy mà, tới giờ, Giáo sư Trân vẫn thấy, ông chưa hiểu hết con sông Mẹ...
Trò chuyện với tôi vào ngày 21.6, ông Trân khuyên:”Trước hết, cô nên về bán đảo Cà Mau đôi bữa”. Dường như vẫn chưa yên tâm, sau buổi báo cáo chuyên đề “Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của biến đổi khí hậu” tổ chức tại Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TPHCM sáng 19.6, GS Trân chuyển cho tôi xem trước hai tài liệu gần đây do ông viết.
Thưa ông, “Người ta có thể học hỏi được rất nhiều điều từ một dòng sông” (lời nhà văn Đức Herman Hesse). Ông học được điều gì từ dòng Mê Kông trong 30 năm qua?
- Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn nhắc lại rằng, nước là yếu tố sống còn cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Cần thiết đến mức khi loài người thám hiểm các hành tinh khác, một trong những điều các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên là dấu vết của sự hiện diện của nước ở đó.
Vì vậy, một vùng lãnh thổ có được một dòng sông chảy qua là một điều may mắn cho vùng đất, cho người dân sinh sống nơi đó. Nhận thức này cần được nhấn mạnh để biết quý trọng dòng sông, giữ gìn và tôn tạo để nó có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Quê tôi ở Mỹ Hiệp, một trong ba xã của cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nằm giữa dòng sông Tiền. Nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, từ 1980 - 1992, tôi là Phó Chủ nhiệm UB Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Từ 1983 - 1990, được Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cử làm Chủ nhiệm chương trình khoa học cấp Nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL”(CT 60 - 02, 60 - B), tôi càng gần gũi với con sông quê hương.
Gắn bó với sự phát triển của ĐBSCL suốt 30 năm qua, chứng kiến thực tế khai thác dòng sông để phát triển của vùng đất này, tôi luôn nghĩ về nhiệm vụ phải bảo vệ sông Mê Kông, thấy nó cần được xem như một cơ thể sống, có cuộc sống của nó, với nhịp điệu và trao đổi, có quá khứ, hiện tại, tương lai mà chúng ta cần biết, càng rõ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, và tuỳ thuộc vào cách con người khai thác nó ra sao mà nó sẽ đáp ứng lại.
Có ý kiến cho rằng, cách gọi ĐBSCL như hiện nay là chưa chuẩn. Đúng ra, phải gọi là Đồng bằng hạ lưu Mê Kông. Gọi tên chính xác, để khi phát sinh vấn đề tìm được cách chính xác giải quyết? Quan điểm của ông với tư cách là một nhà khoa học hiện đang nghiên cứu các vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), Giám đốc MDDRC?
- Gọi ĐBSCL cũng có cái lý của nó, cho người dân dễ hiểu. Xưa nay, nói ĐBSCL, người ta hiểu ngay nói đến vùng đất nào. Từ góc độ khoa học, thì đó là châu thổ sông Mê Kông phần đất Việt Nam. Tôi đã gọi vùng đất này như vậy trong báo cáo của tôi tại Hội nghị thường niên lần thứ 78 của UB Quốc tế về các đập lớn vừa qua tại Hà Nội, 23 - 26.5.2010.
Nói đến tình trạng của sông Mê Kông hiện nay, là nghĩ ngay tới những con đập lớn đã, đang được xây trên dòng chính của sông Lan Thương - Mê Kông, phía thượng nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc? Tôi có tìm đọc bài báo của James Burke trên tờ Epoch Times - 22.3.2010, trong đó nói đến phim “Tan chảy ở Tây Tạng” của nhà làm phim tài liệu Canada - Michael Buckley về những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, ảnh hưởng của việc xây đập trên dòng Mê Kông. M.Buckley nói: “Cách tốt nhất để giết chết một con sông là xây trên đó những cái đập”…

- Có ba hoạt động chính khai thác sông Mê Kông ảnh hưởng đến dòng chảy của nó.
Trước tiên là việc khai thác nước cho sinh hoạt của người dân và sản xuất, đặc biệt cho tưới tiêu. Diện tích tưới tiêu ở Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, năm 1998 lần lượt là 4,836, 2,767, 1,663, 0,270 và 0,167 triệu hécta. Sắp tới đây, với xu hướng khí hậu nóng lên cộng với tăng trưởng dân số, khả năng đáp ứng yêu cầu về nước sẽ ngày càng khó khăn.
Thứ hai, đó là việc xây các đập thuỷ điện trên dòng chính. Số đập trên dòng chính chính thức được Trung Quốc công bố là 8. Theo Michael Buckley, số đập mà họ dự kiến xây trên hai sông Nu (Salween) và Lan Thương (Mêkong) trên lãnh thổ này lên đến 31. Việc xây dựng các đập sẽ làm thay đổi dòng chảy, chất lượng nước và tài nguyên thuỷ sinh. Đó là điều mà báo cáo của tôi đã làm chỉ ra qua kết quả mô phỏng bằng mô hình toán tại hội nghị nói trên.
Thứ ba là việc chuyển nước từ lưu vực sông Mê Kông sang các lưu vực khác. Thái Lan có hai dự án chuyển nước: dự án Kok - Ing - Yom - Nan chuyển nước ra khỏi lưu vực, và dự án Kong - Chi - Mun chuyển nước trong lưu vực. Gây lo ngại lớn là dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển, dự kiến đưa 44,8 tỉ m3/năm nước từ sông Trường Giang sang sông Hoàng Hà, sau đó đến Bắc Kinh, Thiên Tân. Trong 17 tỉ m3/năm từ tuyến phía Tây, có nước sông Mêkông. Việc chuyển nước sẽ gây nhiều hậu quả về môi trường và về kinh tế xã hội to lớn ở hạ lưu.
Như vậy, ứng xử với dòng Mê Kông, cả sáu quốc gia nhất thiết phải tính đến những vấn đề lớn hơn, chung cho cả lưu vực ra sao?

- Đầu tháng 4.2010, trước khi diễn ra hội nghị của Uỷ hội sông Mê Kông ở Huahin (Thái Lan), Trung Quốc mời một đoàn gồm một số nước trong Uỷ ban sang tham quan đập Cảnh Hồng. Động thái này, lần đầu tiên, có vẻ để đối phó lại với dư luận quốc tế về hậu quả của việc xây dựng các đập trên sông Lan Thương hơn là một sự hợp tác thực chất.
Theo tôi, điều cần thiết là số liệu về thuỷ văn trên toàn lưu vực sông Mê Kông và chế độ vận hành các đập cần được chia sẻ giữa các quốc gia trong lưu vực để cùng nhau quản lý tốt các rủi ro có thể xảy ra trong lưu vực.
Gần đây, phía Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp dữ liệu tại hai đập Cảnh Hồng và Mạn Loan vào 9h mỗi sáng thứ hai và kết thúc “vào cuối mùa khô”. Dữ liệu bao gồm các thông tin về mức nước, dòng chảy, lượng mưa mỗi ngày, nghĩa là chỉ một phần nhỏ các số liệu cần thiết. Nhưng dù sao đây cũng là một bước tiến trước yêu cầu chính đáng của các nước ở hạ lưu Mê Kông.
Quan điểm của ông về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia có chung dòng Mê Kông?
- Tại hội nghị quốc tế nói trên đây, tôi đã trình bày quan điểm đồng thời cũng là kiến nghị của mình: Đây là một con sông quốc tế. Nước là tài nguyên có liên quan đến các quốc gia trong lưu vực. Do vậy các dự án chuyển nước cũng như các dự án xây dựng đập phải được xem xét một cách thận trọng nhất.
Trong cả hai trường hợp, nhất thiết phải có báo cáo tác động môi trường đối với toàn bộ lưu vực. Lợi ích của một quốc gia trong lưu vực không thể tách rời lợi ích của các quốc gia khác cùng chia sẻ lưu vực. Hợp tác để cùng phát triển bền vững là cách ứng xử đúng đắn nhất.
Ông có thể giải thích rõ hơn về từ “kép” ông dùng khi nói đến thách thức của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL?
- Nói Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu sự thách thức kép là vì thách thức từ phía nguồn, thượng lưu sông Mê Kông, và thách thức từ phía biển không tác động riêng lẻ mà quyện vào nhau thông qua sự giao thoa không một giây ngưng nghỉ giữa quá trình sông và quá trình biển, hay nói cách khác thông qua sự tương tác giữa ba yếu tố sông, sóng và triều, ngay trên đồng bằng.
20/08/2009, Bộ Tài nguyên Môi trường công bố “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”. Chính phủ dự trù chi 222 tỉ đồng cho nhiệm vụ nâng cao nhận thức trong xã hội về các tác động của BĐKH, và 921 tỉ đồng để các ngành các địa phương xây dựng, triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Ba ngày (16 - 18.6), tôi về xóm Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển - Cà Mau, chuyện với người dân, thấy họ rất thản nhiên, hồn nhiên. Họ cười, cũng có thấy mỗi năm nước dâng cao hơn. Nhưng ông Trời dâng nước, rồi lại rút xuống. Vậy, nói chuyện “trong nhà” với nhau, thì vấn đề nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân (cụ thể ĐBSCL) về BĐKH, ở ta, hình như đang làm sai, mang tính hình thức. Phải chăng, vấn đề mấu chốt là giáo dục tính cộng đồng - việc này chưa được quan tâm từ giáo dục trong nhà trường, gia đình?
- Các tác động của biến đổi khí hậu lên mỗi vùng sinh thái - kinh tế, ngoài những điểm chung, do các đặc thù địa lý của mỗi vùng, có những đặc điểm riêng không giống với các tác động lên các vùng sinh thái - kinh tế khác.
Để công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu thấm sâu, nâng cao hiểu biết và tính chủ động của người dân và cán bộ trên địa bàn, theo tôi nghĩ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chủ nhiệm CTMTQG cần tổ chức họp theo vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Duyên hải bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long) giới thiệu cụ thể các tác động của biến đổi khí hậu lên vùng, các thách thức mà người dân trong vùng cần vượt qua và chương trình hành động dự kiến bước đầu để được bổ sung. Làm tốt việc này là một bước quan trọng đặt việc triển khai CTMTQG lên đúng đường ray.
GS Nguyễn Ngọc Trân là đại biểu Quốc hội ba khoá IX, X, XI. Trong 10 năm, ông là PCN UB đối ngoại Quốc hội. Nghe các đại biểu chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội, đặc biệt khoá XI, “dân gian” có câu “Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”.
Cử tri nhận xét, các vấn đề GS Nguyễn Ngọc Trân chất vấn thường thẳng thắn, gai góc, sát với mối quan tâm của cử tri. Họ thấy, ở ông song hành hai con người: Một nhà khoa học có trách nhiệm, tâm huyết với các vấn đề của đất nước, và một đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp. Nghe tôi “học” lại điều này, GS mỉm cười:“Con người khoa học không ngừng học hỏi và dám bảo vệ cái mình cho là đúng.
Phản biện là một tố chất khác của người làm khoa học. Chính nhờ phản biện và tự phản biện mà khoa học tiến lên. Tôi luôn học hỏi, học ở sách vở, học từ thực tế, học từ đồng nghiệp, từ các hội nghị, và không bao giờ tự cho rằng mình đã hiểu biết tất cả. Trước khi phát biểu hoặc chất vấn ở Quốc hội, tôi luôn tự phản biện: lập luận như vậy đã chặt chẽ chưa, cơ sở để lập luận đã đủ chưa?
Ngay cả phát biểu hay không phát biểu về một vấn đề nào đó, nhất là những vấn đề nhạy cảm, tôi cũng tự vấn về động cơ của mình, vì chuyện chung hay vì chuyện riêng? Còn chất vấn gai góc ư ? Thú thật tôi chất vấn không phải để làm khó người được chất vấn mà để lập pháp và hành pháp cùng tìm ra cách làm tốt nhất cho dân, cho nước.
Vậy, ông có quan tâm việc ý kiến của mình nói riêng, những đóng góp của các nhà khoa học, đại biểu nói chung, được lắng nghe không, nghe tới mức nào?
- Tôi nghĩ, việc Quốc hội không thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc tại kỳ họp thứ 7 vừa qua là một ví dụ cụ thể cho thấy tiếng nói của các nhà khoa học là cần thiết và đã được lắng nghe. Ví dụ này còn cho thấy cái gì đúng, sớm hay muộn cũng sẽ có tiếng nói cuối cùng.
Nói cái đúng giống như gieo hạt, khi có điều kiện thuận lợi, hạt sẽ nảy mầm. Theo tôi đây cũng là một thái độ khoa học.
Xin ông nói đôi lời về Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Làm khoa học là cố gắng đẩy lùi ranh giới của sự dốt nát. Càng nghiên cứu ĐBSCL, tôi càng thấy còn rất nhiều điều mình chưa hiểu hết về nó! Chính vì vậy, cuối năm 1990, khi CT 60 - B chấm dứt, chúng tôi trao đổi với nhau, nên làm tiếp chương trình như thế nào. Quan điểm của tôi lúc đó và bây giờ vẫn vậy: nghiên cứu ĐBSCL là vô cùng.
Cần phải tiếp tục, nhưng không thể mãi mãi dưới hình thức chương trình cấp nhà nước. Nên khai thác kết quả có được để phục vụ các tỉnh ĐBSCL và qua đó tiếp tục nghiên cứu theo phương châm: “Lấy khoa học nuôi khoa học”. Ý tưởng này đựơc lãnh đạo Uỷ Ban Khoa học Nhà nước chia sẻ và được Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ủng hộ.
Tháng 4.1991, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL được thành lập, có tư cách pháp nhân và tự hạch toán ngay từ khi ra đời. Không là một cơ sở hoạt động từ ngân sách nhà nước, Trung tâm tiếp tục cách làm của Chương trình 60 - B, là nơi tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học cùng cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề không bao giờ dứt của vùng lãnh thổ này, nhất là trong bối cảnh thách thức kép của biến đổi khí hậu và mức nước biển dâng.
Lâm Tuyền thực hiện
--------------
Việt Nam không còn được coi là đất nước có nguồn nước phong phú mà là nước “nghèo” về tài nguyên nước, khi 70% nguồn nước phụ thuộc vào bên ngoài, ở thượng nguồn.
Việt Nam đã thành nước nghèo về tài nguyên nước
- Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, thậm chí là an ninh lương thực. Hiện nay, cả nước đang có 5 tỉnh, thành phố đang bị nước biển xâm thực và gây tác động không nhỏ.
Tại Hội nghị cấp cao về Chương trình mục tiêu quốc gia Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, tổ chức hôm 27/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải lo lắng, Việt Nam không còn được coi là đất nước có nguồn nước phong phú mà là nước “nghèo” về tài nguyên nước, khi 70% nguồn nước phụ thuộc vào bên ngoài, ở thượng nguồn.
a
Người dân xã Ia HD’reh (huyện Kông Pa, tỉnh Gia Lai) đào hố ven suối để lấy nước về dùng. Ảnh Bee
Trong khi đó, việc quản lý nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam là rất kém, ai cũng có thể khai thác, mạnh ai nấy làm, muốn thải gì ra môi trường nước thì thải, muốn lấy ở đâu thì lấy. Thậm chí khoan xả nước bẩn xuống các tầng nước ngầm.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho biết, mục tiêu của Chương trình là trong 10 năm tới, tiết kiệm từ 8%-10% tổng mức sử dụng nước so với dự báo hiện nay về nhu cầu sử dụng của các ngành. Chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm, hạn hán, thiếu nước trong mùa khô trên 13 lưu vực sông ưu tiên.
Được biết, chương trình được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2020 với hai giai đoạn: Giai đoạn I từ 2010 – 2015, khởi động và triển khai; giai đoạn II từ 2015 – 2020, củng cố và phát triển, với tổng kinh phí lên tới 6.000 tỷ đồng.
Trong đó, vốn nước ngoài chiếm 60%, ngân sách TW khoảng 30%, ngân sách địa phương khoảng 5% và vốn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức KT-XH và các nguồn vốn khác khoảng 5%.
8 mục tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia về tài nguyên nước
Một là, hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước;Hai là, tăng cường điều hoà sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước;
Ba là, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước và các loại thuỷ sản đặc hữu;
Thứ tư, kiểm kê, đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên nước quốc gia;
Năm là, thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước và các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước quốc gia;
Sáu là, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia;
Bảy là, tăng cường thể chế, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ở các cấp;
Và thứ tám, đẩy mạnh giáo dục, tuy truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhanạ thức về sử dụng tiết kiệm, hiểu quả tài nguyên nước.
http://bee.net.vn/channel/2981/201004/Viet-Nam-da-thanh-nuoc-ngheo-ve-tai-nguyen-nuoc-1751579/
----------
6.000 tỉ đồng quản lý tài nguyên nước
TT- Sáng 27-4, Bộ Tài nguyên - môi trường đã tổ chức “chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến năm 2020” tại Hà Nội.
Phú Yên: Cá mú chết trắng đầm do ăn phải thuốc mê?
Chi cục thú y tỉnh Phú Yên khẳng định, kết quả kiểm tra, xét  nghiệm các mẫu cá chết không có virus và không có ký sinh trùng.
Đổ bộ cứu rừng Tràm Chim
TTO - Sáng nay 28-4, các lực lượng quân đội, công an, kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp lại tiếp tục triển khai đội hình, chia thành nhiều tốp đổ bộ vô vườn quốc gia Tràm Chim cứu rừng.
img
Người kiệt sức, lửa chưa dứt
TT - Trong ngày 26-4, tại khu A1 vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) lửa vẫn hoành hành và lan sang khu A2 . Thống kê ban đầu tại khu A1 đã có trên 200ha rừng bị thiệt hại.
Cháy lớn ở Vườn quốc gia là "khó tránh khỏi"
TTO - Theo tiến sĩ Trần Triết, giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước, trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM thì rừng bị cháy tự nhiên là bình thường, nhưng trận cháy dữ dội ở Khu A1 và A2 Vườn quốc gia Tràm Chim từ hôm 25-4 một phần do chủ quan và được cảnh báo từ trước.
---
Sếu đầu đỏ là một trong những loại chim gặp nguy cơ tuyệt chủng lớn  nhất thế giới Hình: Wikipedia CommonsSếu đầu đỏ là một trong những loại chim gặp nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất thế giới
Những vụ cháy rừng tại một công việc quốc gia ở Việt Nam đang đe dọa tới nơi sinh cư của một loài sếu gặp nguy cơ tuyệt chủng
Những vụ cháy rừng tại một công viên quốc gia ở Việt Nam đang đe dọa tới nơi sinh cư của một loài sếu gặp nguy cơ tuyệt chủng.
Bản tin hôm thứ tư của hãng thông tấn Đức trích lời các giới chức Việt Nam nói rằng những vụ cháy rừng đã thiêu rụi 200 héc ta của vườn Quốc gia Tràm Chim trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Giới hữu trách nói rằng đây là vụ cháy mới nhất trong năm có nhiều vụ cháy rừng nhất vì ít mưa và trời nóng.
Báo chí Việt Nam hôm thứ tư cho biết hơn 500 nhân viên chữa lửa, binh lính và cảnh sát đã ra sức dập tắt các đám cháy bằng cách bơm nước từ các kênh rạch gần đó, nhưng vẫn chưa khống chế được vụ cháy rừng.
Phái viên của DPA trích lời ông Nguyễn Huy Lợi, Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh hà Tĩnh nói rằng những vụ cháy rừng năm nay tệ hại hơn năm ngoái. Ông cho biết những đám cháy ở cao nguyên Sapa ở miền bắc và vườn quốc gia Bù Gia Mập ở miền nam đã phá hủy hàng ngàn héc ta rừng.
Những vụ cháy rừng ở Sapa đã thiêu rụi 1,700 héc ta rừng trước khi được dập tắt hồi trung tuần tháng 2.
Ông Nguyễn Huy Lợi cho rằng nạn biến đổi khí hậu lá nguyên do làm cho Việt Nam lâm vào tình trạng khô hạn bất thường.
Vụ cháy rừng đang diễn ra ở vườn quốc gia Tràm Chim đang đe dọa tới bãi ăn của sếu đầu đỏ – một trong những loại chim gặp nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất thế giới. Theo ước tính, hiện nay trên toàn thế giới chỉ có khoảng 1,500 sếu đầu đỏ sinh sống ngoài trời, phần lớn là ở Trung Quốc.
Một tổ chức bảo vệ sinh thái Việt Nam cho biết đàn sếu đầu đỏ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có chừng 200 con.
Nguồn: DPA, Cong An Nhan Dan Online
----------------
Hanoi - Forest fires in a national park are threatening the habitat of the endangered red-crowned crane, Vietnamese officials said Wednesday.
The fires have destroyed 200 hectares of Tram Chim National Park in the Mekong Delta, the latest in a record-setting year of forest fires caused by low rain and hot weather.
The official Vietnam News reported Wednesday that over 500 firefighters, soldiers and police were fighting the blazes using water pumps drawing from nearby canals, but had failed to control them.
'Forest fires are much worse this year than last year,' said Nguyen Huy Loi, head of the Forest Management Department in the central province of Ha Tinh.
Loi said fires in the northern mountain district of Sapa and in southern Bu Gia Map National Park had already consumed thousands of hectares of forest. The fires near Sapa alone destroyed 1,700 hectares of forest before being extinguished in mid-February.
In the first two months of 2010, the Forest Protection Department said forest fires were running at over 10 times the rate for 2008 and 2009, when just 140 hectares were destroyed.
Loi blamed 'climate change,' resulting in lower rainfall and humidity.
The red-crowned crane is among the most endangered birds in the world, with some 1,500 believed to remain in the wild, mainly in China. The population in the Mekong Delta is believed to be about 200, according to a report by the local biosphere preserve.

Tổng số lượt xem trang